85. Chịu mọi khổ đau như vậy để làm gì?

Bởi Angela, Ý

Sau khi trở thành một tín hữu, tôi thấy nhiều lãnh đạo và người làm công thực sự có thể chịu nhiều gian khổ. Họ vẫn sẽ cứ làm việc, thực hiện bổn phận chẳng ngại gió mưa, và các anh chị em đều chấp thuận họ và ngưỡng mộ họ. Tôi thật sự đã ghen tị với họ và hy vọng mình có thể trở nên như họ: một người có thể chịu khổ và trả giá, cũng như có được sự ngưỡng mộ của người khác. Vì vậy, tôi đã rất nhiệt tình mưu cầu và sau đó tôi đã được bầu làm lãnh đạo hội thánh. Ngày nào tôi cũng rất bận rộn làm bổn phận, và người khác đã khen ngợi tôi vì có thể chịu được gian khổ, và họ nói tôi là người mưu cầu lẽ thật. Mỗi lần nghe họ nói điều như vậy là tôi đều rất vui sướng, cảm thấy sự chịu đựng ấy là xứng đáng. Sau đó, phạm vi trách nhiệm của tôi ngày càng lớn và khối lượng công việc cứ tăng lên. Tôi thấy một số chị em làm cộng sự với tôi có thể thực sự chịu khổ và trả giá. Họ luôn đi ngủ rất khuya và ban ngày thì họ đôi khi đi họp nhóm với cái bụng đói, không có thời gian ăn. Tôi nghe các anh chị em nói rằng họ đã gánh vác trọng trách trong bổn phận và có thể chịu được gian khổ. Tôi cảm thấy nếu các anh chị em thích những người như thế, thì chắc chắn Đức Chúa Trời cũng vậy. Thế là, tôi bắt đầu thực hiện bổn phận đến khuya. Nhưng sau một thời gian, cơ thể tôi thực sự không chịu nổi nữa và cứ quá nửa đêm là tôi bắt đầu buồn ngủ. Nhưng mỗi khi thấy các chị em khác ở đó đang làm việc, tôi lại cảm thấy đi ngủ thì xấu hổ quá, sợ họ nói tôi tập trung vào xác thịt và không gánh vác trọng trách trong bổn phận. Vì vậy tôi cố gắng làm tiếp, nhưng không thể chịu nổi cơn buồn ngủ và không làm được gì nhiều. Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn không đi ngủ. Tôi đã thầm đốc thúc bản thân, nghĩ rằng mình không thể tập trung vào xác thịt và không thể bị người khác coi thường được. Đôi lúc, vì đã thức khuya nên khi phải dậy sớm để đi nhóm họp, tôi đã rất buồn ngủ khi đi xe đạp điện đến đó, rồi khi đang nhóm họp cũng buồn ngủ. Tôi muốn ngủ trưa, nhưng lại sợ người khác nói mình đang khao khát sự thoải mái thể chất. Ngày nào tôi cũng buộc mình cầm cự, và thúc bách mình vượt qua. Một ngày nọ, khi đang đi xe đạp điện đến chỗ nhóm họp, vì tôi quá buồn ngủ, nên suốt quãng đường cứ thấy choáng váng và rốt cuộc lao xuống mương, nên mới sợ quá mà tỉnh táo lại ngay. Trong khi dắt xe đạp điện đi dọc đường, tôi cứ nghĩ về việc làm thế nào mà cách làm này lại không đúng. Khi tự suy xét, tôi nhận ra từ khi được bầu làm lãnh đạo, rõ ràng là ngày nào tôi cũng chỉ mải nghĩ đến sự chịu đựng và nỗ lực, luôn sợ người ta sẽ nói tôi tập trung vào xác thịt và thèm muốn sự an nhàn. Điều đó có nghĩa là cuộc sống của tôi chẳng có lề thói gì cả, và tôi thậm chí cũng không ngủ nghỉ theo cách bình thường.

Một ngày nọ, tôi đã đọc được một số lời Đức Chúa Trời vạch trần những người Pha-ri-si, và tôi đã áp dụng những lời này cho bản thân mình. Lời Đức Chúa Trời phán: “Các ngươi có biết người Pha-ri-si thực sự là gì không? Có bất kỳ người Pha-ri-si nào xung quanh các ngươi không? Tại sao những người này bị gọi là ‘người Pha-ri-si’? ‘Người Pha-ri-si’ được mô tả như thế nào? Họ là những người giả hình, hoàn toàn giả tạo, và ra vẻ trong mọi việc họ làm. Họ diễn trò gì? Họ giả vờ là tốt, tử tế, và tích cực. Họ có thật sự như vậy không? Tuyệt đối không. Vì rằng họ là những kẻ giả hình, mọi thứ được biểu hiện và tỏ lộ nơi họ đều là giả; tất cả đều là giả vờ – đó không phải là bộ mặt thật của họ. Bộ mặt thật của họ ẩn ở đâu? Nó ẩn sâu trong lòng họ, những người khác không bao giờ thấy được. Mọi thứ bề ngoài chỉ là đóng kịch, tất cả đều là giả tạo, nhưng họ chỉ có thể lừa con người; họ không thể lừa Đức Chúa Trời. Nếu con người không theo đuổi lẽ thật, nếu họ không thực hành và trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, thì họ không thể thật sự hiểu lẽ thật, và vì vậy cho dù lời nói của họ nghe có vẻ hay ho đến đâu, thì những lời này cũng không phải là thực tế lẽ thật, mà là câu chữ và đạo lý. Một số người chỉ chăm chú vào việc giảng câu chữ và đạo lý, ai giảng đạo nghe cao siêu thì họ sẽ bắt chước người đó, kết quả là chỉ trong vài năm, khả năng giảng câu chữ và đạo lý của họ trở nên càng tiến bộ hơn, và họ được nhiều người ngưỡng mộ, tôn sùng, sau đó họ bắt đầu ngụy trang bản thân, và rất để ý đến điều họ nói và làm, thể hiện bản thân họ cực kỳ sùng đạo và thuộc linh. Họ dùng những cái gọi là lý thuyết thuộc linh này để ngụy trang bản thân. Đây là tất cả những gì họ nói ở bất cứ nơi đâu họ đến, những lời như đúng mà là sai phù hợp với quan niệm của con người, nhưng lại không có bất kỳ thực tế lẽ thật nào. Và thông qua việc thuyết giảng những điều này – những điều phù hợp với quan niệm và thị hiếu của mọi người – họ đã mê hoặc nhiều người. Đối với người khác, những người như thế có vẻ rất mộ đạo và khiêm nhường, nhưng thật ra đó là giả tạo; họ có vẻ bao dung, nhẫn nhịn và yêu thương, nhưng thật ra đó là giả dối; họ nói họ yêu Đức Chúa Trời, nhưng đó thực ra là diễn kịch. Những người khác nghĩ những người như vậy là thánh khiết, nhưng thực ra là giả mạo. Có thể tìm được một người thật sự thánh khiết ở đâu? Sự thánh khiết của con người toàn là giả. Tất cả chỉ là diễn kịch, là giả vờ. Ở bề ngoài, họ có vẻ trung thành với Đức Chúa Trời, nhưng họ thật sự đang diễn cho người khác xem. Khi không ai nhìn, họ không có chút trung thành nào, và mọi việc họ làm đều qua loa chiếu lệ. Nhìn bề ngoài, họ dâng mình cho Đức Chúa Trời và đã từ bỏ gia đình và sự nghiệp. Nhưng họ bí mật làm gì? Họ tạo sự nghiệp cá nhân và việc làm ăn riêng trong hội thánh, trục lợi từ hội thánh và ăn cắp các của lễ một cách bí mật dưới vỏ bọc là làm việc cho Đức Chúa Trời… Những người này là Pha-ri-si giả hình thời hiện đại(Sáu dấu chỉ của sự phát triển trong sự sống, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Những gì lời Đức Chúa Trời mặc khải khiến tôi thực sự thấm thía và rất đau. Tôi đã hành động y hệt những người Pha-ri-si. Họ thích dùng hành vi bề ngoài của mình để đóng kịch, cố tình cầu nguyện trên các góc đường và thường rao giảng lời Đức Chúa Trời để người ta nghĩ họ thực sự thành kính và yêu mến Đức Chúa Trời. Nhưng khi ở một mình, họ không hề thực hành lời Đức Chúa Trời. Tất cả những gì họ làm chỉ là để phô trương, để được người khác chấp thuận và ngưỡng mộ. Tôi cũng y như vậy. Tôi đặc biệt tập trung vào hành vi tốt bề ngoài để các anh chị em nghĩ tốt về tôi. Thấy người khác có thể chịu khổ và trả giá trong bổn phận của họ, được người khác chấp thuận và ngưỡng mộ, tôi đã cố trở thành kiểu người như vậy. Khi được chọn làm lãnh đạo, thấy các chị em cộng sự với mình làm việc đến khuya, tôi đã ép mình thức khuya để không tụt lại phía sau họ. Tôi cứ dật dờ đó dù có buồn ngủ như thế nào. Tôi thậm chí còn không dám ngủ trưa như bình thường để cố tỏ ra mình là người có thể chịu được gian khổ. Tôi làm gì cũng ngụy trang, cố đạt được sự ngưỡng mộ của các anh chị em bằng cách ra vẻ làm việc tốt. Chịu khổ và dâng mình kiểu đó là hoàn toàn giả tạo và dối trá. Tôi đã đi con đường của những người Pha-ri-si – và làm sao Đức Chúa Trời lại không ghê tởm điều này cho được? Sau đó, bất cứ khi nào tôi muốn ngụy trang bản thân, tôi chủ ý từ bỏ mình, không phô trương trước mặt người khác, và tôi cũng điều chỉnh công việc cũng như giờ nghỉ của mình, sẽ đi ngủ khi làm xong việc ngày hôm đó. Tôi cảm thấy thoải mái hơn nhiều khi thực hành theo cách này.

Một năm sau, tôi ra nước ngoài. Tôi thấy một số anh chị em làm việc cùng tôi thực sự có thể chịu được gian khổ trong bổn phận và đêm nào họ cũng làm việc đến khuya. Đôi lúc tôi muốn đi ngủ sớm khi đã hoàn thành công việc của mình, nhưng lại sợ họ sẽ nghĩ tôi chỉ để ý đến xác thịt. Ngoài ra, tôi là lãnh đạo, nên nếu tôi mà đi ngủ sớm hơn các anh chị em khác thì mọi người sẽ nghĩ gì về tôi đây? Liệu họ có nói tôi không chịu khổ được và không gánh vác trọng trách đối với bổn phận không? Nghĩ thế, tôi không khỏi lại bắt đầu giả vờ và thức khuya cùng họ. Nhưng tôi bắt đầu buồn ngủ và ngủ gật sau 1 giờ sáng. Họ khuyến khích tôi nên đi ngủ sớm hơn, nhưng tôi cứ cố gượng và nói: “Không sao, tôi làm được mà. Lát nữa tôi sẽ đi ngủ”. Nhưng rồi tôi không thể chịu nổi và rốt cuộc lại gà gật. Đôi khi thực sự không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ, tôi đã gục đầu lên bàn và ngủ một chút, nhưng lòng lại cảm thấy không yên. Tôi lo người khác sẽ nói này nói nọ về tôi, nên lại vội lao vào làm việc. Để trông như mình là người mang trọng trách, đôi lúc tôi đã cố tình gửi tin nhắn cho cả nhóm khi đã rất khuya để những người khác biết tôi đã thức khuya như thế nào, rằng ban đêm tôi cũng thực hiện bổn phận. Vì vấn đề sức khỏe, tôi muốn mua một ít thực phẩm chức năng, nhưng tôi lo mọi người sẽ nói này nói kia về mình. Liệu họ có nghĩ tôi quý trọng xác thịt không? Vì vậy tôi không mua nữa. Có lần, trong một buổi nhóm họp, tôi phát hiện một người chị em đang ở trong trạng thái không tốt, và cần được thông công, hỗ trợ. Nhưng vì chị ấy sống ở nước khác, trái múi giờ, và lúc đó đã là nửa đêm ở chỗ tôi, nên lúc đầu tôi nghĩ ngày mai mình sẽ thông công với chị ấy. Nhưng rồi tôi lại nghĩ việc thông công với chị ấy ban đêm có thể khiến tôi trông như đang mang trọng trách đối với lối vào sự sống của các anh chị em. Vì vậy tôi đã liên hệ chị ấy và mãi cho đến khoảng 2 giờ sáng tôi mới thông công xong. Chị ấy bảo tôi: “Bên chị trễ lắm rồi đó, chị nên đi ngủ đi. Chị cứ luôn thức khuya làm việc như vậy thì không tốt cho sức khỏe đâu”. Nghe chị ấy nói vậy, tôi cảm thấy rất mãn nguyện. Mặc dù thể chất tôi thấy hơi mệt mỏi, nhưng việc đó đã không vô ích vì khiến chị ấy nghĩ tôi mang trọng trách và có ý thức trách nhiệm. Sau đó, tôi bắt đầu có đủ loại vấn đề nhỏ về sức khỏe, và một bác sĩ đã bảo tôi việc đó có liên quan đến tình trạng thiếu ngủ lâu ngày. Tôi đã phớt lờ chuyện đó và cứ tiếp tục làm việc như thế. Vào khoảng thời gian này, một lãnh đạo cấp trên đã luôn nhắc tôi rằng không nên thức khuya quá, rằng tôi có đi ngủ sớm hay dậy sớm thì công việc cũng không bị đình trệ. Tôi thầm nghĩ, nếu tôi đi ngủ sớm, người khác sẽ nghĩ tôi là lãnh đạo mà lại không chịu được nhiều gian khổ như người khác, vậy thì họ có còn nể trọng tôi không? Tôi đã không bận tâm đến lời của lãnh đạo. Một người chị em thấy tôi không khỏe nên nói: “Chắc chị phải suy nghĩ nhiều lắm. Có quá nhiều vấn đề cần giải quyết và áp lực đó đang làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chị. Là lãnh đạo, các chị có nhiều mối lo quá”. Tôi cảm thấy rất hài lòng khi chị ấy nói như vậy. Tôi cảm nhận được cái giá mình đã trả, nỗi khổ đau mà mình đã chịu là xứng đáng để có được sự tán thưởng của người khác. Mãi đến khi tôi đọc được một đoạn lời nọ của Đức Chúa Trời, tôi mới có chút hiểu biết về con đường sai trái mà mình đang đi. Lời Đức Chúa Trời phán: “Loại người địch lại Đấng Christ thì chán ghét lẽ thật, họ hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật – điều này khiến người ta dễ dàng nhìn ra một sự thật: những kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ làm việc theo nguyên tắc lẽ thật, không bao giờ thực hành lẽ thật – đây là biểu hiện rõ ràng nhất của một kẻ địch lại Đấng Christ. Ngoài danh tiếng và địa vị, cùng chuyện được ban phúc lành và phần thưởng, một điều nữa mà họ mưu cầu là hưởng thụ những lạc thú của xác thịt và những lợi ích của địa vị; cho nên họ gây ra nhiễu loạn và gián đoạn là chuyện rất tự nhiên. Những sự thật này cho thấy rằng những gì họ mưu cầu, hành vi và biểu hiện của họ không được Đức Chúa Trời yêu quý. Và đây tuyệt đối không phải là cách làm và hành vi của những người mưu cầu lẽ thật. Ví dụ, một số kẻ địch lại Đấng Christ giống như Phao-lô khi làm bổn phận thì có ý chí chịu khổn, lúc làm công tác thì có thể quên ăn quên ngủ, họ có thể khác thể xác, có thể vượt qua bất kỳ bệnh tật và sự bất tiện nào. Và mục đích của họ khi làm tất cả những điều này là gì? Đó là để cho mọi người thấy rằng đối với sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời thì họ có thể đạt đến cảnh giới quên mình, không còn cái tôi gì nữa, chỉ có bổn phận mà thôi. Họ trưng bày tất cả những điều này trước mặt người khác, khi ở cạnh người khác thì họ trưng bày hết cỡ, không nghỉ ngơi khi cần, thậm chí cố tình kéo dài thời gian làm việc, thức khuya dậy sớm. Những kẻ địch lại Đấng Christ bận rộn như thế từ sáng đến tối mà hiệu suất công tác và hiệu quả bổn phận của họ như thế nào? Những điều này nằm ngoài phạm vi suy xét của họ. Họ chỉ cố gắng làm tất cả những điều này trước mặt người khác, hầu cho những người khác có thể thấy họ chịu khổ, và thấy cách họ dành trọn cho Đức Chúa Trời đến mức quên mình. Còn chuyện liệu bổn phận họ thực hiện và công tác họ đang làm có được thực hiện theo các nguyên tắc lẽ thật hay không, thì họ hoàn toàn không suy xét đến. Họ chỉ suy xét xem liệu hành vi tốt bên ngoài của họ có được mọi người nhìn thấy hay không, mọi người có nhận ra điều đó không, liệu họ có để lại ấn tượng cho mọi người hay không và liệu ấn tượng này có khơi gợi sự khâm phục và tán thành ở mọi người hay không, liệu những người này có tán thưởng sau lưng họ và khen ngợi họ bằng câu nói: ‘Người này thực sự có thể chịu đựng gian khổ, tinh thần chịu đựng và nghị lực siêu phàm của họ vượt xa bất kỳ ai trong chúng ta. Đây là người mưu cầu lẽ thật, có khả năng chịu khổ và gánh vác, họ là trụ cột trong hội thánh’. Nghe vậy, những kẻ địch lại Đấng Christ sẽ thấy hài lòng. Họ nghĩ thầm: ‘Mình thật thông minh khi giả vờ như vậy, mình thật khôn ngoan khi làm thế này! Mình biết mọi người sẽ chỉ nhìn bề ngoài, và họ thích những hành vi tốt này. Mình biết rằng nếu hành động như vậy thì sẽ được mọi người tán thành, sẽ khiến họ tán thưởng mình, sẽ khiến họ khâm phục mình tận đáy lòng, khiến họ có cái nhìn thiện cảm về mình, và sẽ không ai có thể coi thường mình nữa. Nếu đến một ngày khi Bề trên phát hiện ra mình đã không làm công tác thực tế và cách chức mình, chắc chắn sẽ có rất nhiều người đứng ra bất bình thay mình, khóc lóc vì mình, thúc giục mình ở lại và lên tiếng cho mình’. Họ thầm vui mừng về hành vi giả tạo của mình – và chẳng phải sự vui mừng này cũng phơi bày thực chất bản tính của một kẻ địch lại Đấng Christ sao? Và đây là thực chất gì? (Thưa, là tà ác.) Đúng vậy – đây là thực chất tà ác(Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 10)). Lời Đức Chúa Trời vạch trần bản tính của một kẻ địch lại Đấng Christ là cực kỳ tà ác. Họ sẽ dùng bất kỳ chiến thuật nào để tỏ vẻ hòng đạt được mục tiêu của họ là kiểm soát người khác và được ngưỡng mộ. Ví dụ, họ cố tình kéo dài số giờ làm việc, thức khuya dậy sớm để có vẻ như họ hết lòng với Đức Chúa Trời. Họ quần quật với bổn phận từ sáng đến tối, bỏ ăn bỏ ngủ, và ngó lơ những nhu cầu thể chất, để người khác ngưỡng mộ và yêu quý họ. Cuối cùng, họ rốt cuộc đưa mọi người đến trước mình. Đức Chúa Trời căm ghét và lên án loại hành vi này. Tôi cảm thấy thật kinh khủng và khó chịu khi đem mình ra so sánh với lời Đức Chúa Trời. Tôi đã hành động y hệt một kẻ địch lại Đấng Christ. Để khiến người khác thấy tôi có thể chịu gian khổ, không quan tâm đến xác thịt và mang trọng trách trong công việc, và khiến họ ngưỡng mộ tôi vì là một lãnh đạo giỏi, tôi đã khổ công tỏ vẻ trong khi làm việc, ngủ nghỉ, cũng như ăn uống. Lúc nên nghỉ ngơi thì tôi lại không nghỉ và cố tình thức khuya ngay cả khi không nhất thiết phải vậy đối với bổn phận của mình. Tôi cứ làm vậy kể cả khi có một số vấn đề về sức khỏe. Tôi quá sợ người khác sẽ nói tôi quan tâm đến xác thịt quá nhiều và có ấn tượng xấu về tôi đến nỗi không mua thuốc bổ mình cần. Tôi đã khẳng định vị thế của mình một cách ranh ma bằng việc hành động tử tế, chịu khổ và trả giá, khiến người khác nghĩ tôi mưu cầu lẽ thật, rằng tôi siêng năng và tận tụy với bổn phận, và rằng tôi là một lãnh đạo giỏi, khiến họ tôn trọng tôi. Những nỗ lực và những gì tôi bỏ ra đều hoàn toàn bị vấy bẩn bởi sự giả tạo, dối trá. Tất cả là để bản thân tôi trông giỏi giang và lừa gạt người khác bằng một hình tượng giả. Tôi đã đi con đường của một kẻ địch lại Đấng Christ. Tôi không muốn tiếp tục làm việc như thế nữa, nên đã cầu nguyện, sẵn lòng ăn năn với Đức Chúa Trời và thay đổi trạng thái sai trái của mình.

Sau đó tôi đã suy ngẫm tại sao mình lại quá tập trung vào việc ra vẻ chịu đựng gian khổ. Tôi nhận ra rằng mình đã luôn có một quan điểm sai lầm. Tôi luôn tưởng việc có thể chịu khổ và trả giá, làm việc tốt bề ngoài, là đang thực hành lẽ thật và làm Đức Chúa Trời hài lòng, rằng Đức Chúa Trời sẽ chấp thuận điều này. Nhưng qua sự vạch trần của lời Đức Chúa Trời, tôi thấy được kiểu quan điểm đó là không hợp lý. Lời Đức Chúa Trời phán: “Những việc làm tốt lành bề ngoài của con người đại diện cho điều gì? Chúng đại diện cho xác thịt, và thậm chí những thực hành bề ngoài tốt nhất cũng không đại diện cho đời sống; chúng chỉ thể hiện tính khí cá nhân của chính ngươi. Những thực hành bên ngoài của nhân loại không thể thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời. … Nếu các hành động của ngươi luôn chỉ tồn tại trong vẻ bề ngoài, thì điều này nghĩa là ngươi cực kỳ vô dụng. Hạng người nào là những kẻ chỉ thực hiện những việc tốt bề ngoài và không có thực tế? Những kẻ như vậy chỉ là những người Pha-ri-si giả hình và những nhân vật tôn giáo! Nếu các ngươi không loại bỏ những thực hành bề ngoài và không thể thay đổi, thì những yếu tố đạo đức giả trong các ngươi sẽ còn tăng trưởng hơn nữa. Những yếu tố đạo đức giả của ngươi càng lớn, thì càng có nhiều sự chống đối Đức Chúa Trời. Cuối cùng thì những người như vậy chắc chắn sẽ bị đào thải!(Trong đức tin phải tập trung vào tính hiện thực – Tham gia nghi thức tôn giáo không phải là đức tin, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Hiện tại, có những người làm việc từ sáng sớm đến tối muộn, quên ăn quên ngủ trong lúc thực hiện bổn phận, họ có thể chế ngự xác thịt, chống lại những khó khăn về thể xác, thậm chí làm việc cả lúc đang bệnh. Dù họ có những điểm tích cực này, dù họ là những người tốt, người đúng đắn, nhưng trong lòng họ vẫn có những điều mà họ không thể buông bỏ: là danh lợi, địa vị và hư vinh. Nếu họ không bao giờ buông bỏ được những thứ này thì họ có phải là người mưu cầu lẽ thật hay không? Câu trả lời đã quá rõ ràng rồi. Trong việc tin Đức Chúa Trời, phần khó nhất là đạt được sự thay đổi tâm tính. Có lẽ ngươi có thể sống độc thân cả đời, không bao giờ ăn ngon mặc đẹp, thậm chí có người còn nói rằng: ‘Chịu khổ cả đời, tôi không sợ, cô độc cả đời, cũng không thành vấn đề, chịu đựng rồi cũng qua, tôi có Đức Chúa Trời ở bên thì những thứ đó đâu có là gì’. Khắc phục và giải quyết dạng đau khổ và khó khăn về thể xác này thì dễ. Điều gì mới không dễ khắc phục? Là những tâm tính bại hoại của con người. Những tâm tính bại hoại của con người không phải là thứ nếu kiềm chế bản thân thì có thể giải quyết được. Người ta có thể chịu đau khổ thể xác để làm tốt bổn phận, để thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời, để sau này được bước vào vương quốc, nhưng có thể chịu khổ và trả giá thì đồng nghĩa với tâm tính của người ta đã thay đổi sao? Không. Để đánh giá liệu tâm tính của người ta đã thay đổi hay chưa, đừng nhìn vào bề ngoài họ có thể chịu được bao nhiêu cái khổ hay là có bao nhiêu hành vi tốt. Cách duy nhất để đánh giá chính xác liệu tâm tính của người ta đã thay đổi hay chưa là nhìn vào xuất phát điểm, động cơ và ý định đằng sau hành động của họ, những nguyên tắc đối nhân xử thế của họ, và thái độ của họ đối với lẽ thật(Hành vi tốt không có nghĩa là tâm tính của người ta đã thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi thấy rằng việc có thể chịu khổ và trả giá không có nghĩa là sẽ có được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Trong Thời đại Ân điển, Phao-lô trông có vẻ có thể chịu được gian khổ. Ông rao truyền Phúc Âm và không phản bội Chúa khi bị bỏ tù. Hành vi của ông có vẻ rất đáng ngưỡng mộ. Nhưng tất cả những gì ông chịu đựng và bỏ ra đều là để đổi chác với Đức Chúa Trời. Ông muốn đổi sự khổ sở của mình để lấy mão miện và phước lành của vương quốc của Đức Chúa Trời. Những việc tốt của ông không có nghĩa là ông đã đạt được sự thay đổi tâm tính. Thay vào đó, bởi những việc tốt bề ngoài này, ông lại luôn phô trương và làm chứng cho bản thân, và đã trở nên ngày càng kiêu ngạo. Ông thậm chí còn chứng thực rằng mình là Đấng Christ sống, và cuối cùng đã bị Đức Chúa Trời lên án và trừng phạt. Nghiệm lại bản thân, tôi chỉ nghĩ đến việc ra vẻ hành xử tốt để người khác nể trọng mình, nhưng lại không tập trung thực hành lẽ thật hay giải quyết các tâm tính bại hoại của mình. Kết quả là, tôi đã ngày càng giả hình và không hề thay đổi tâm tính sống. Nếu cứ tiếp tục mưu cầu như thế, chắc chắn tôi sẽ không đạt được chút lẽ thật nào. Cuối cùng tôi chỉ có thể bị đào thải như Phao-lô! Suy ngẫm về chuyện này, tôi muốn lập tức thay đổi quan điểm sai trái của mình về việc mưu cầu.

Sau đó, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời đã ban cho con người cơ thể, và trong những giới hạn nhất định, các khả năng của nó sẽ vẫn khỏe mạnh; tuy nhiên, khi vượt ra ngoài những giới hạn này hoặc vi phạm một số luật lệ nhất định thì sẽ có chuyện xảy ra – người ta sẽ đổ bệnh. Đừng làm trái luật lệ mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho con người. Nếu ngươi làm vậy, điều này có nghĩa là ngươi không tôn kính Đức Chúa Trời, rằng ngươi thật ngu ngốc và thiếu hiểu biết. Nếu ngươi làm trái những luật này – nếu ngươi ‘đi chệch hướng’ – Đức Chúa Trời sẽ không bảo vệ ngươi, Đức Chúa Trời sẽ không chịu trách nhiệm gì đối với ngươi; Đức Chúa Trời khinh miệt hành vi như vậy. … Khi thực hiện bổn phận của mình, tốt nhất là ngươi nên tìm sự cân bằng thông thường giữa làm việc và nghỉ ngơi. Khi bổn phận của ngươi trở nên bận rộn, xác thịt của ngươi nên chịu một chút khổ sở, ngươi nên gác lại những nhu cầu thể chất của mình, nhưng điều này không được kéo dài quá lâu; nếu cứ như vậy, ngươi sẽ dễ trở nên kiệt sức và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc ngươi thực hiện bổn phận. Những lúc như thế này ngươi phải nghỉ ngơi. Mục đích của việc nghỉ ngơi là gì? Đó là để chăm sóc cơ thể của ngươi sao cho ngươi có thể thực hiện bổn phận của mình tốt hơn. Nhưng nếu ngươi không mệt mỏi về thể chất mà luôn tìm cơ hội để lười biếng bất kể bổn phận của ngươi có bận rộn hay không, thì ngươi không có sự tận tâm. Ngoài việc tận tâm và thực hiện đúng đắn bổn phận được Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi, ngươi cũng không được làm cơ thể mình mệt mỏi. Ngươi phải nắm được nguyên tắc này. Khi bổn phận của ngươi không bận rộn, hãy nghỉ ngơi theo lịch trình. Khi ngươi thức dậy vào buổi sáng, hãy thực hành tĩnh nguyện thuộc linh, cầu nguyện, đọc lời Đức Chúa Trời và thông công lẽ thật của lời Đức Chúa Trời với nhau hoặc học thánh ca, như bình thường; khi bận rộn, hãy tập trung vào việc thực hiện bổn phận của ngươi, thực hành và trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, kết hợp lời Đức Chúa Trời vào cuộc sống thực của ngươi; điều này sẽ giúp ngươi dễ dàng thực hiện bổn phận của mình theo các nguyên tắc của lẽ thật. Chỉ như vậy, ngươi mới thực sự cảm nghiệm được công tác của Đức Chúa Trời. Đây là những loại điều chỉnh mà ngươi nên thực hiện(Thông công của Đức Chúa Trời). Đọc lời Đức Chúa Trời, tôi được soi sáng rất nhiều. Đức Chúa Trời cho chúng ta sống trong những luật lệ mà Ngài đã định sẵn, để sống và nghỉ ngơi hợp lý, và thực hiện bổn phận trên nền tảng này. Khi công việc đòi hỏi phải chịu khổ đôi chút và đòi hỏi chúng ta phải trả giá, chúng ta cần phản bội xác thịt, cố hết sức để hoàn thành. Khi công việc không đòi hỏi phải thức khuya, chúng ta nên làm việc và ngủ nghỉ hợp lý, duy trì tình trạng sức khỏe bình thường. Theo cách này, chúng ta có thể hiệu quả trong bổn phận. Tôi nhớ đến đoạn này trong Kinh Thánh: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Ðức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết(Ma-thi-ơ 22:37-38). Đức Chúa Trời hy vọng chúng ta có thể quan tâm đến ý muốn của Ngài trong bổn phận, thực sự mang trọng trách, và toàn tâm toàn ý thực hiện bổn phận. Điều này sẽ giúp đạt được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Xem xét con đường mà Đức Chúa Trời đã chỉ ra cho chúng ta, tôi nhận ra mình thật ngu ngốc. Lời Đức Chúa Trời quá rõ ràng, nhưng tôi lại chưa từng đưa chúng vào thực hành. Tôi đã luôn hành động dựa trên các quan niệm và sự tưởng tượng của mình, trải qua rất nhiều sự chịu đựng vô nghĩa. Tôi nhận ra mình không thể cứ tập trung vào việc hành xử tốt bề ngoài, mà nên tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời, làm mọi việc trước Đức Chúa Trời mà không bận tâm người ta nghĩ gì, và siêng năng thực hiện bổn phận. Đây là điều tôi phải làm.

Sau đó, trong những buổi nhóm họp, tôi đã mổ xẻ việc mình đã lạc lối ra sao và quan điểm sai lầm của mình để các anh chị em có thể có được sự phân định. Tôi đã tập trung thực hành lời Đức Chúa Trời một cách bình thường, để tâm vào cách mình gánh vác trọng tránh trong công việc và cách mình thực hiện bổn phận phù hợp với các nguyên tắc, và không còn luôn tập trung vào sự chịu khổ bề ngoài để có được sự ngưỡng mộ của người khác nữa. Dần dà, tôi không còn lo người khác sẽ nhìn mình thế nào, và không còn nghĩ đến việc phô diễn trước mặt người khác nữa. Tôi đã cảm thấy cực kỳ nhẹ nhõm. Qua trải nghiệm này tôi biết được rằng chỉ có lời Đức Chúa Trời mới là phương hướng và tiêu chuẩn để hành xử và hành động, và rằng việc thực hành theo lời Đức Chúa Trời là một sự nhẹ nhõm và tự do. Không cần lúc nào cũng phải giả vờ. Sống theo cách này thì không quá đau đớn hay mệt mỏi. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Trước: 84. Tuân thủ nguyên tắc để làm tròn bổn phận

Tiếp theo: 86. Chúng ta phải mưu cầu điều gì trong đời?

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger