13. Biết cách hóa giải tâm tính bại hoại
Tôi lớn lên trong một gia đình theo đạo Công giáo và từ nhỏ tôi theo truyền thống gia đình mà tin Chúa. Khi lớn lên, tôi bắt đầu nhận ra một số tín hữu chỉ đi nhà thờ vào ngày Chúa nhật, thời gian còn lại thì hút thuốc, nhậu nhẹt như người ngoại đạo. Tôi cảm thấy như họ không tuân theo yêu cầu của Chúa, thấy họ đang phạm tội. Bản thân tôi cũng thường sống trong tội lỗi. Tôi nói dối, nổi nóng, và đố kỵ. Kể cả có xưng tội với linh mục, tôi cũng không thoát được vòng xoáy phạm tội, xưng tội rồi lại phạm tội. Tôi cảm thấy hoang mang rối bời. Thế là tôi quyết định bỏ nhà thờ đó và theo một hội thánh khác để tìm kiếm con đường thoát khỏi tội lỗi.
Sau đó, ở nơi làm việc, tôi gặp anh Raul, một Cơ Đốc nhân tin Chúa đã lâu năm. Anh bảo anh đã đến nhiều nhà thờ khác nhau, nhưng rồi lại thôi không đi nữa vì bài giảng của mục sư không thông sáng và họ lúc nào cũng kêu gọi quyên góp. Họ chỉ muốn tiền bạc, còn khi các anh chị em muốn họ giúp đỡ lúc có vấn đề, họ chỉ bảo: “Hãy hỏi người giảng đạo trước, sau đó nếu vẫn không được thì báo tôi”. Nghe thế tôi rất hoang mang. Sao ở một hội thánh mà lại có chuyện như thế chứ? Sau đó tôi đến năm hay sáu nhà thờ Cơ đốc giáo khác và thấy chuyện hệt như những gì anh Raul mô tả. Tôi nhớ trong một buổi lễ một số tín hữu lại chơi cờ và dùng tiệc. Tôi thấy các hội thánh đó không có công tác của Đức Thánh Linh, nhà thờ của họ giống nơi giải trí cho người theo đạo hơn. Tôi không còn muốn đi nhà thờ nữa. Nhưng tôi nhớ lại là Kinh Thánh có viết: “Chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy” (Hê-bơ-rơ 10:25). Vậy nên tôi thấy hoang mang lắm. Tôi nên đi nhóm họp ở nơi nào đây? Có hơn một 1.000 giáo phái Cơ Đốc, thế nên tìm được một nơi thật sự có sự soi dẫn của Đức Chúa Trời và công tác của Đức Thánh Linh quả là khó khăn vô cùng. Anh Raul cũng không biết phải đi đâu. Thế là chúng tôi quyết định rời giáo đoàn đó và dùng thời gian rảnh để tìm hiểu Kinh Thánh. Chúng tôi cùng nhau đọc rất nhiều Kinh Thánh và chia sẻ hiểu biết, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau.
Tôi trải qua vài năm như thế, và dù cho đã cầu nguyện, đọc Kinh Thánh mỗi ngày, nhưng điều thực sự khiến tôi khổ não là khi xảy ra chuyện gì tôi không thích hoặc khi quyền lợi của tôi bị xung đột, tôi vẫn không thể kiểm soát cơn giận của mình. Nhiều lúc khi làm việc với anh Raul, anh ấy nhờ tôi làm gì đó mà tôi không hoàn toàn hiểu ý, anh ấy sẽ nói gay gắt với tôi, và tôi sẽ rất bực tức. Tôi nghĩ rõ ràng là anh ấy nói không rõ mà còn la mắng tôi, coi tôi như thằng ngốc, tôi không đáng bị vậy. Thế là tôi quát ngược lại anh ấy. Chúng tôi thực sự rất kích động, không thể kiềm được cơn giận, cuối cùng chỉ biết đùng đùng bỏ đi. Tôi không muốn lắng nghe anh ấy, cũng chẳng muốn giải thích với anh ấy. Nhưng sau khi bình tĩnh lại, chúng tôi sẽ nói về chuyện đó, thừa nhận sai lầm và xin lỗi nhau. Tôi biết mình đã không thoát khỏi tội lỗi, cứ tiếp tục phạm tội và phản nghịch chống Đức Chúa Trời, nên tôi cầu nguyện và xưng tội với Đức Chúa Trời, muốn kiềm chế bản thân mình. Nhưng dù có cố thế nào, tôi vẫn làm rối tung lên, ngày thì phạm tội, đêm thì xưng tội. Tôi chìm vào đau khổ và tội lỗi trong vòng xoáy bất tận này, cảm thấy rất thất vọng về bản thân. Tôi tự hỏi mình tại sao không thể ngưng phạm tội. Anh Raul và tôi đã nói về chuyện này rất nhiều lần và chúng tôi biết mình không thể kiềm chế bản thân, sự tự cho mình đúng, ngạo mạn và tự cao tự đại của chúng tôi lộ rõ ra, và chúng tôi chưa thoát được vòng kiềm tỏa của tội lỗi.
Một lần nọ, khi đang cùng nhau tìm hiểu Kinh Thánh, chúng tôi đọc được những lời Đức Chúa Trời này: “Các ngươi phải nên thánh, vì ta là thánh” (Lê-vi 11:45). “Nếu không nên thánh thì chẳng ai được thấy Ðức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 12:14). Những câu này khiến chúng tôi dừng lại ngẫm nghĩ. Chúa bảo chúng ta phải thánh khiết, nhưng chúng ta sống trong tội lỗi. Làm sao để đạt được sự thánh khiết? Chúng ta không có con đường. Tôi cũng đã hỏi một mục sư về điều này, và ông ấy nói: “Chừng nào còn sống trong xác thịt, chúng ta sẽ không bao giờ được thánh khiết. Nhưng Đức Chúa Jêsus đã cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi. Tội lỗi của chúng ta đã được tha thứ, và Chúa không còn coi chúng ta là mang tội lỗi nữa. Khi ngự trên mây mà xuống, Ngài sẽ đưa chúng ta vào thiên quốc”. Nghe thế tôi thấy được an ủi, nhưng vẫn còn hoang mang lắm. Chúa thánh khiết, còn chúng ta luôn sống trong tội lỗi. Vậy liệu Ngài có thực sự đưa chúng ta vào vương quốc của Ngài khi tái lâm không?
Vào một ngày tháng 7 năm 2019, anh Raul và tôi đang cùng tìm hiểu Kinh Thánh như thường lệ. Chúng tôi lên mạng tra từ “Kinh Thánh”, và thấy một bộ phim của Hội thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng có tên “Bắt chuyến tàu cuối”. Xem xong bộ phim, tôi đã rất ngạc nhiên. Bộ phim rất hay và những lẽ thật được thông công rất khai sáng, nhất là đoạn một người chị em nói rằng Đức Chúa Jêsus đã làm công tác cứu chuộc. Ngài chỉ tha thứ cho tội lỗi của con người chứ không giải quyết bản tính tội lỗi của chúng ta, nên chúng ta vẫn phạm tội và chống đối Đức Chúa Trời. Nhìn những người tin vào Chúa, từ mục sư trưởng lão cho tới các tín hữu bình thường, ai trong số họ có thể tự xưng là không có tội lỗi? Không một ai cả. Mọi người đều bị ràng buộc, kiểm soát bởi tội lỗi, không có ngoại lệ. Chúng ta đầy ngạo mạn, mưu chước và tham lam, không thể kìm được việc phạm tội ngay cả khi không muốn. Một số người có vẻ khiêm nhường và hiền lành, nhưng lòng họ đầy bại hoại. Chúng ta không phải là những người làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, và chúng ta không đủ tư cách để vào thiên quốc. Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời cần tiếp tục công tác của Ngài để cứu rỗi nhân loại vào thời kỳ sau sốt theo kế hoạch của Ngài, thực hiện một giai đoạn công tác phán xét trên cơ sở tha thứ tội lỗi để làm tinh sạch và hoàn toàn cứu rỗi chúng ta hòng để chúng ta có thể thoát khỏi tội lỗi và trở nên tinh sạch, rồi bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời và có sự sống đời đời. Mọi điều họ nói trong phim đó đều đúng. Tôi thấy rất hào hứng vì chưa bao giờ nghe được những điều như thế cả. Sao họ có thể chia sẻ sự khai sáng mới mẻ đến thế chứ? Họ lấy từ đâu chứ? Tôi thấy họ đọc một cuốn sách có tên “Lời xuất hiện trong xác thịt”. Nội dung trong sách đầy quyền năng và thẩm quyền, những điều tôi chưa từng được nghe qua. Tôi thực sự muốn tìm hiểu thêm về quyển sách này. Sau khi coi phim xong, chúng tôi liên hệ với Hội thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng và bắt đầu tham gia nhóm họp trực tuyến, đọc và thông công Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng.
Một hôm, tôi đọc được những lời Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Trước khi con người được cứu chuộc, nhiều nọc độc của Sa-tan đã bị gieo vào bên trong họ, và sau hàng nghìn năm bị Sa-tan làm cho bại hoại, họ có trong mình một bản tính thâm căn chống lại Đức Chúa Trời. Do đó, khi con người đã được cứu chuộc, điều đó không hơn gì một trường hợp cứu chuộc mà con người được mua với giá cao, nhưng bản tính độc địa bên trong họ vẫn chưa được loại bỏ. Con người quá nhơ nhuốc phải trải qua một sự thay đổi trước khi trở nên xứng đáng để hầu việc Đức Chúa Trời. Thông qua công tác phán xét và hành phạt này, con người sẽ hoàn toàn biết được thực chất ô uế và bại hoại trong chính bản thân mình, họ sẽ có thể thay đổi hoàn toàn và trở nên tinh sạch. Chỉ bằng cách này, con người mới có thể trở nên xứng đáng để trở lại trước ngôi của Đức Chúa Trời. Mọi công tác được thực hiện ngày hôm nay là để con người có thể được làm cho tinh sạch và được thay đổi; thông qua sự phán xét và hành phạt bằng lời, cũng như thông qua sự tinh luyện, con người có thể gột sạch sự bại hoại của mình và được làm cho tinh sạch. Thay vì xem giai đoạn công tác này là công tác cứu rỗi, sẽ thích hợp hơn khi nói đó là công tác làm tinh sạch. Trên thực tế, giai đoạn này là giai đoạn chinh phục cũng như là giai đoạn thứ hai trong công tác cứu rỗi” (Lẽ mầu nhiệm của sự nhập thể (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Đấng Christ của thời kỳ sau rốt dùng nhiều lẽ thật khác nhau để dạy dỗ con người, để phơi bày bản chất của con người, và để mổ xẻ những lời nói và hành động của con người. Những lời này bao gồm nhiều phương diện của lẽ thật, chẳng hạn như bổn phận của con người, con người nên thuận phục Đức Chúa Trời như thế nào, con người nên trung thành với Đức Chúa Trời ra sao, con người phải sống trọn nhân tính bình thường như thế nào, sự khôn ngoan và tâm tính của Đức Chúa Trời, v.v. Tất cả những lời này đều nhắm vào bản chất của con người và tâm tính bại hoại của họ. Cụ thể, những lời vạch trần cách con người hắt hủi Đức Chúa Trời, được phán ra liên quan đến việc con người là hóa thân của Sa-tan và là một thế lực thù địch chống lại Đức Chúa Trời như thế nào. Trong quá trình thực hiện công tác phán xét của mình, Đức Chúa Trời không chỉ đơn giản làm rõ bản tính của con người bằng một vài lời; Ngài phơi bày và tỉa sửa qua thời gian dài. Tất cả những phương pháp phơi bày và tỉa sửa khác nhau này không thể được thay thế bằng những lời thông thường, mà phải bằng lẽ thật con người tuyệt đối không bao giờ có. Chỉ có những phương pháp như thế này mới có thể được gọi là sự phán xét; chỉ thông qua kiểu phán xét này thì con người mới có thể bị khuất phục và hoàn toàn bị thuyết phục về Đức Chúa Trời, và hơn nữa mới có được nhận thức thực sự về Đức Chúa Trời. Điều mà công tác phán xét mang lại là sự hiểu biết của con người về diện mạo thật của Đức Chúa Trời và sự thật về sự phản nghịch của chính mình. Công tác phán xét cho phép con người đạt được nhiều hiểu biết về tâm ý của Đức Chúa Trời, về mục đích công tác của Đức Chúa Trời, và về những lẽ mầu nhiệm mà họ không thể hiểu được. Nó cũng cho phép con người nhận ra và biết được thực chất bại hoại và nguồn gốc sự bại hoại của mình, cũng như khám phá ra sự xấu xa của con người. Những tác dụng này đều do công tác phán xét mang lại, vì thực chất của công tác này thực ra là công tác mở ra lẽ thật, đường đi và sự sống của Đức Chúa Trời cho tất cả những ai có đức tin vào Ngài. Công tác này là công tác phán xét được thực hiện bởi Đức Chúa Trời” (Đấng Christ thực hiện công tác phán xét bằng lẽ thật, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng Đức Chúa Jêsus đã làm công tác cứu chuộc, chỉ cứu chuộc chúng ta để chúng ta không còn tội lỗi, còn bản tính tội lỗi của nhân loại thì vẫn chưa được xóa bỏ. Đó là lý do tại sao chúng ta cứ nói dối và phạm tội, bộc lộ sự bại hoại. Ngẫm nghĩ chuyện này, tôi thấy nó thật chí lý. Mỗi khi nóng giận thì sau đó tôi lại thấy hối hận. Hễ khi nào có điều gì tôi không thích xảy đến, là tôi không kiềm được mà lại nổi nóng. Tôi nhận ra nếu không giải quyết được bản tính tội lỗi, tôi sẽ không bao giờ thoát khỏi tội lỗi, và rồi sẽ chống đối Đức Chúa Trời trong suy nghĩ, lời nói và việc làm. Từ lời Đức Chúa Trời Toàn Năng, tôi cũng thấy rằng vào thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời đã bày tỏ lẽ thật để phơi bày và làm tinh sạch nhân loại. Lòng đầy hiếu kỳ muốn tìm hiểu về công tác phán xét của Đức Chúa Trời, tôi đã đọc rất nhiều lời Đức Chúa Trời Toàn Năng và thấy Ngài mặc khải mọi thứ về bản tính tội lỗi của con người. Ngài cho chúng ta thấy hết cách Sa-tan làm bại hoại con người, cách chúng ta có thể thoát khỏi tội lỗi và được làm tinh sạch, ai có thể vào thiên quốc và ai sẽ bị trừng phạt, kết cục của những loại người khác nhau. Lời Đức Chúa Trời phán xét và vạch trần con người có chứa đựng tình yêu thương và sự cứu rỗi của Ngài. Dù nghe có gay gắt thế nào, tất cả đều là để chúng ta có thể hiểu được lẽ thật, để chúng ta có thể thấy rõ sự thật rằng Sa-tan đã làm ta bại hoại ra sao, thực sự khinh ghét bản thân mình, rồi ăn năn và thay đổi. Khi biết được mọi chuyện này, tôi vui mừng quá đỗi và mong được đọc thêm nhiều lời Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi cũng vui thích tham gia nhóm họp và thông công lời Đức Chúa Trời với các anh chị em, mong là tôi có thể trải nghiệm sự phán xét và hành phạt của lời Đức Chúa Trời để có thể hóa giải tâm tính bại hoại của mình.
Sau đó, tôi được bầu làm lãnh đạo hội thánh. Có lần, một người chị em tìm tới tôi để nhờ giúp đỡ vấn đề chị gặp phải trong bổn phận, và tôi cho chị vài lời khuyên dựa theo nguyên tắc những gì chị ấy phải làm. Sau khi chị ấy và một chị nữa nghe tôi nói xong thì đồng ý sẽ làm theo những gì tôi bảo. Vừa lúc đó, một lãnh đạo gọi chúng tôi và hai người chị em đó nhờ tôi chia sẻ ý kiến về công tác với chị lãnh đạo luôn. Sau khi tôi giải thích xong, lãnh đạo không nói gì, chỉ đưa cho chúng tôi một tài liệu để xem, rồi dặn dò chúng tôi cách thực hiện. Tôi thấy hơi khó chịu. Tôi cảm thấy như chị ấy thật sự không hiểu ý của tôi. Tôi đã nói với hai chị kia phải làm gì, đã tốn rất nhiều thời gian suy nghĩ cách thực hiện bổn phận này. Chẳng lẽ lao nhọc của tôi chỉ là vô ích sao? Tôi tức tối nói với lãnh đạo: “Chị có hiểu tôi nói gì không? Chúng tôi đã đồng ý việc này và đã nhất trí rồi mà”. Chị lãnh đạo mới đáp: “Giải pháp mà anh đề xuất ổn đấy, nhưng nó không hiệu quả lắm”. Rồi chị nói với chúng tôi về một cách nhanh hơn, đơn giản hơn để thực hiện bổn phận đó. Tôi thấy đó đúng là cách làm hay, nhưng tôi không hài lòng lắm. Tôi tự nhủ hai người chị em kia sẽ nghĩ gì về tôi khi cách tôi mà tôi dốc nhiều thời gian suy nghĩ lại không được sử dụng. Liệu họ có nghĩ tôi vô dụng, thậm chí không thể sắp xếp được việc nhỏ? Thế thì xấu hổ quá. Càng nghĩ tôi càng thấy khó chịu. Sau đó, lãnh đạo bảo tôi thực hiện bổn phận đó cùng hai chị kia. Tôi rất không muốn thế và không nói chuyện tử tế với chị ấy. Sau đó, tôi hoàn thành bổn phận nhưng trong quá trình thực hiện, tôi đã thể hiện sự bại hoại, chuyện đó khiến tôi thấy bất an và rất có lỗi. Về sau, tôi nghĩ lại rằng chị lãnh đạo đó đã gánh vác trách nhiệm, đưa ra những gợi ý hay để cải thiện hiệu suất công tác. Như thế là tốt cho công tác của hội thánh. Thế mà tôi không chấp nhận, thậm chí còn thấy bực tức. Tôi tự vấn tại sao khi nghe những ý kiến phù hợp, tôi không thể tiếp thu mà lại thấy bực bội. Tôi cần phải tìm ra căn nguyên của việc này để có thể thoát khỏi tình trạng này càng sớm càng tốt.
Tối hôm đó, Tôi bắt đầu tìm kiếm trên trang web của hội thánh những đoạn nói về sự tức giận, và tìm thấy đoạn này: “Khi một con người có địa vị, họ thường khó kiểm soát tâm trạng của mình, và vì vậy họ sẽ muốn mượn cớ để trút bỏ sự bất mãn và giải toả cảm xúc; họ sẽ thường xuyên nổi giận vô cớ, để thể hiện khả năng của mình và cho người khác biết địa vị và thân phận của mình là khác với những người bình thường. Tất nhiên, những người bại hoại không có bất kỳ địa vị nào cũng sẽ thường xuyên mất kiểm soát. Họ thường tức giận vì lợi ích cá nhân mình bị tổn hại. Để bảo vệ địa vị và tôn nghiêm của chính mình, họ sẽ thường xuyên giải tỏa cảm xúc và thể hiện bản tính kiêu ngạo của họ. Con người sẽ nổi giận và trút bỏ cảm xúc để bao biện cho tội lỗi, và những hành động này là cách mà con người thể hiện sự bất mãn của mình. Những hành động này đầy những sự bất khiết; chúng đầy những toan tính và mưu mô; chúng đầy sự tà ác và bại hoại của con người; và hơn hết, chúng đầy những tham vọng và ham muốn cuồng loạn của con người” (Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Qua lời Đức Chúa Trời tôi hiểu được có một lý do cho việc con người dễ nổi nóng. Khi lợi ích, danh tiếng cá nhân bị ảnh hưởng, chúng ta thường trút sự bất mãn, bộc lộ sự nóng nảy, và mất lý trí con người bình thường. Cái chúng ta tỏ lộ chính là tâm tính Sa-tan, những điều tiêu cực. Với sự soi sáng của lời Đức Chúa Trời, tôi kiểm điểm lại mình, thì thấy khi ý kiến của tôi bị bác bỏ, tôi liền trở nên rất chống đối. Tôi biết rõ rằng cách của chị lãnh đạo hay hơn của mình, cách đó nhanh và đơn giản, nhưng tôi vẫn thấy tức giận và lo lắng rằng người khác sẽ nghĩ tôi vô dụng, thế là tôi nói sỗ sàng với chị lãnh đạo. Khi đó tôi mới thấy mình rất ngạo mạn, quá chú tâm vào danh tiếng và địa vị của bản thân. Tôi luôn cảm thấy mình có tầm nhìn tốt và không muốn lắng nghe người khác. Tôi đã không quan tâm xem điều gì là có lợi cho công tác của hội thánh. Tôi thấy mình ngạo mạn đến mất cả lý trí, thậm chí khó lòng tiếp thu lời góp ý hợp lý. Khi nhận ra điều này, tôi rất ân hận. Tôi cầu nguyện ăn năn với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi biết mình tốt hơn và thoát được sự ngạo mạn.
Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời nữa: “Có nhiều loại tâm tính bại hoại có trong tâm tính Sa-tan, nhưng rõ ràng nhất và nổi bật nhất là tâm tính kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo là gốc rễ của tâm tính bại hoại ở con người. Con người càng kiêu ngạo thì họ càng không có lý trí, và họ càng không có lý trí thì càng có khả năng chống đối Đức Chúa Trời. Vấn đề này nghiêm trọng đến mức nào? Không chỉ những người có tâm tính kiêu ngạo coi người khác bên dưới họ, mà tệ nhất là họ thậm chí còn ra vẻ kẻ cả với Đức Chúa Trời, và không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Mặc dù người ta có thể có vẻ tin Đức Chúa Trời và theo Ngài, nhưng họ không hề đối đãi với Ngài như là Đức Chúa Trời. Họ luôn cảm thấy rằng họ sở hữu lẽ thật và nghĩ mình vĩ đại. Đây là thực chất và gốc rễ của tâm tính kiêu ngạo, và nó đến từ Sa-tan. Do đó, vấn đề kiêu ngạo phải được giải quyết. Cảm thấy mình tốt hơn những người khác – là chuyện nhỏ. Vấn đề quan trọng là tâm tính kiêu ngạo của một người ngăn họ vâng phục Đức Chúa Trời, sự tể trị của Ngài và sự sắp đặt của Ngài; người như vậy luôn muốn cạnh tranh với Đức Chúa Trời để nắm quyền và kiểm soát những người khác. Loại người này không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời dù chỉ một chút, nói chi đến việc yêu kính Đức Chúa Trời hay vâng phục Ngài. Những người kiêu ngạo và tự phụ, đặc biệt là những ai kiêu ngạo đến mức mất hết cả lý trí, không thể vâng phục Đức Chúa Trời trong niềm tin của họ vào Ngài, và thậm chí còn đề cao và làm chứng cho chính mình. Những người như vậy chống đối Đức Chúa Trời nhiều nhất và tuyệt đối không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Nếu mọi người muốn đạt đến có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, thì trước tiên họ phải giải quyết tâm tính kiêu ngạo của mình. Ngươi càng giải quyết triệt để tâm tính kiêu ngạo của ngươi, thì ngươi sẽ càng kính sợ Đức Chúa Trời hơn, và chỉ khi đó ngươi mới có thể vâng phục Ngài và có được lẽ thật và biết Ngài. Chỉ những người đạt được lẽ thật mới là con người đích thực” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Ngẫm nghĩ đoạn này, tôi nhận ra lý do mình không thể đối phải phép với đề xuất của người khác là vì tôi có tâm tính ngạo mạn. Tôi muốn người ta lắng nghe mình, chứ không sẵn lòng lắng nghe hay tiếp thu lời khuyên của người khác. Lúc làm việc với anh Raul, tôi cũng như thế. Vì quá ngạo mạn, tôi sẵn lòng nghe theo chỉ dẫn của anh, càng không thể chịu nổi khi anh nói chuyện với tôi một cách gay gắt. Khi tiếp xúc với vợ và người khác trong cuộc sống thường nhật, tôi luôn nghĩ mình có ý hay nhất, mình đúng, nên họ phải nghe theo tôi và làm theo tôi nói. Sau khi có đức tin và làm bổn phận với các anh chị em, tôi vẫn sống ngạo mạn và không muốn tiếp thu đề xuất của người khác. Ngay cả khi biết cách của mình không hay, tôi vẫn muốn làm theo cách của mình, muốn người khác nghe mình. Tôi đã quá sức kiêu ngạo, chẳng có chút lý trí nào. Vì bản tính kiêu ngạo, nên tôi không thể nhìn mọi việc một cách lý trí. Tôi cảm thấy mình luôn đúng, nhưng thường thì người khác thực sự có ý kiến hay hơn và có cái nhìn toàn diện hơn tôi. Ví dụ như, vì tôi luôn thấy mình là người đúng, nên tôi thường bắt vợ phải làm theo ý của tôi, nhưng hóa ra kết quả lại không tốt. Lần này cũng vậy. Cách của chị lãnh đạo thì đơn giản, tiết kiệm được thời gian và có thể thu được kết quả tốt hơn, còn cách mà tôi thông công với hai chị kia thì phức tạp và mất nhiều thời gian. Thực tế đã cho thấy tôi không có lý do gì để kiêu ngạo như vậy. Tôi nên thực tế, khiêm tốn, biết chỗ của mình. Nếu cứ sống trong sự ngạo mạn như vậy, cuối cùng tôi sẽ như thiên sứ trưởng, không quan tâm đến Đức Chúa Trời, chống đối Ngài, xúc phạm tâm tính Ngài để rồi bị Ngài trừng phạt, rủa sả. Khi nhận ra vậy, tôi vội cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con không muốn sống theo tâm tính kiêu ngạo nữa. Con muốn sống thể hiện ra nhân tính bình thường, lắng nghe các anh chị em đề xuất khi làm bổn phận, làm việc hòa hợp với họ và làm bổn phận để đáp ứng ý muốn của Ngài”.
Sau đó tôi đọc được một vài đoạn lời Đức Chúa Trời khác: “Bản tính kiêu ngạo khiến ngươi cứng đầu. Nếu ngươi có bản tính kiêu ngạo, ngươi sẽ có thể tùy tiện làm càng, phớt lờ điều người khác nói. Vậy thì làm sao ngươi giải quyết sự tùy tiện làm càng của mình? Ví dụ, giả sử như có điều gì đó xảy ra với ngươi và ngươi có những ý tưởng, dự tính của riêng mình; trước khi xác định phải làm gì, ngươi phải tìm kiếm lẽ thật và chí ít phải thông công với mọi người về những gì ngươi nghĩ và tin về điều này, nhờ mọi người cho ngươi biết cách nghĩ của ngươi có đúng và phù hợp với lẽ thật hay không, nhờ mọi người kiểm định cho ngươi. Đây là phương pháp tốt nhất để giải quyết sự tùy tiện làm càng. Trước tiên, ngươi có thể bày tỏ quan điểm của mình và tìm kiếm lẽ thật; đây là bước đầu tiên của việc thực hành giải quyết sự tùy tiện làm càng. Bước thứ hai diễn ra khi những người khác đưa ra những quan điểm bất đồng – ngươi có thể thực hành điều gì để không tùy tiện làm càng? Ngươi trước hết phải có một thái độ khiêm nhường, buông bỏ những gì mình tin là đúng, và để mọi người thông công. Ngay cả khi ngươi tin mình là đúng, thì ngươi cũng không nên cứ khăng khăng với nó. Như vậy là tiến bộ; nó cho thấy một thái độ tìm kiếm lẽ thật, phủ nhận bản thân mình, và thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời. Một khi ngươi có thái độ này, song song với việc không bám lấy quan niệm của mình, ngươi cũng nên cầu nguyện, tìm kiếm lẽ thật từ Đức Chúa Trời, và sau đó tìm kiếm cơ sở trong lời Đức Chúa Trời – xác định cách hành động trên cơ sở lời Đức Chúa Trời. Đây là sự thực hành thích hợp nhất và chính xác nhất” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Vấn đề mà nhân loại bại hoại khó sửa chữa được nhất chính là vấn đề phạm phải những lỗi lầm cũ. Để ngăn chặn điều này, trước tiên người ta phải nhận thức được rằng họ vẫn chưa đạt được lẽ thật, rằng chưa có sự thay đổi trong tâm tính sống của họ, và rằng mặc dù họ tin Đức Chúa Trời, họ vẫn sống dưới quyền lực của Sa-tan, và chưa được cứu rỗi; họ có khả năng phản bội Đức Chúa Trời và chệch khỏi Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào. Nếu trong lòng họ có được ý thức về biến động này – nếu, như người ta thường nói, họ được chuẩn bị cho nguy cơ trong thời bình – thì họ sẽ có thể tự kiểm soát được phần nào, và khi điều gì đó thật sự xảy ra với họ, họ sẽ cầu nguyện với Đức Chúa Trời và trông cậy vào Ngài, và sẽ có thể tránh mắc phải những lỗi lầm cũ. Ngươi phải thấy rõ rằng tâm tính của ngươi chưa thay đổi, rằng bản tính phản bội Đức Chúa Trời vẫn còn bám rễ sâu trong ngươi và chưa được loại bỏ, rằng ngươi vẫn có nguy cơ phản bội Đức Chúa Trời, và phải đối mặt với khả năng chịu sự hư mất và bị diệt vong bất cứ lúc nào. Điều này là thật, do đó các ngươi phải cẩn thận. Có ba điểm quan trọng nhất cần ghi nhớ: Thứ nhất, ngươi vẫn chưa biết Đức Chúa Trời; thứ hai, chưa có bất kỳ sự thay đổi nào trong tâm tính của ngươi; và thứ ba, ngươi vẫn chưa sống thể hiện ra hình tượng giống con người thật. Ba điều này phù hợp với các thực tế, chúng có thật, và ngươi phải rõ ràng về chúng. Ngươi phải tự nhận thức được. Nếu ngươi có ý chí muốn khắc phục vấn đề này, thì ngươi nên chọn phương châm cho riêng mình: Ví dụ như ‘Tôi là đống phân trên đất’, hay ‘Tôi là ác quỷ’ hoặc ‘Tôi thường ngựa quen đường cũ’ hoặc ‘Tôi luôn gặp nguy hiểm’. Bất kỳ câu nào trong số này cũng đều phù hợp để làm phương châm cá nhân của ngươi, và sẽ hữu ích nếu ngươi luôn nhắc nhở bản thân về điều đó. Hãy liên tục lặp lại điều đó cho chính mình, phản tỉnh về điều đó, và ngươi rất có thể sẽ ít phạm lỗi hơn hoặc thôi phạm lỗi. Dù vậy, điều quan trọng nhất là dành nhiều thời gian hơn để đọc lời Đức Chúa Trời và hiểu lẽ thật, biết bản tính của chính mình và vứt bỏ tâm tính bại hoại của mình. Chỉ khi đó ngươi mới được an toàn” (Chỉ có mưu cầu lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Ngài giúp tôi hiểu ra được để hóa giải sự kiêu ngạo, tôi phải học cách hợp tác với người khác, tìm kiếm và thông công. Tôi phải chia sẻ suy nghĩ với các anh chị em khi bàn bạc công việc, và khiêm nhường tìm kiếm ý kiến của người khác. Ngay cả khi ý của họ khác với điều tôi đề xuất, tôi phải gạt điều tôi cho là đúng sang một bên. Tôi phải cầu nguyện và mưu cầu dựa trên những gì mọi người nói và để Đức Chúa Trời soi dẫn, khai sáng tôi để tôi thấy được điều gì là đúng, điều gì là phù hợp, và chỉ cho tôi những thiếu sót và khuyết điểm của bản thân. Kể cả khi tôi nghĩ lời mình nói là đúng, tôi cũng không được bám chặt vào ý tưởng của mình, mà phải tìm kiếm lẽ thật và tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời. Khi tôi thấy ai có ý kiến hay hơn, đúng hơn mình, tôi phải học cách gạt bản thân sang một bên, tiếp thu điều họ nói. Như thế mới là phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời và ngăn tôi phạm sai lầm. Thêm vào đó, tôi đã viết một phương châm cho mình về bản tính ngạo mạn của bản thân: “Ta chẳng là gì ngoài rác rưởi và ta không được kiêu ngạo. Thiếu tự chủ là ta đặt mình vào hiểm nguy”. Hai câu này giúp tôi nhớ đến sự nhục nhã của những lúc tôi kiêu ngạo, nhắc tôi nhớ tới sự nguy hiểm và hậu quả khi sống trong sự kiêu ngạo. Sau đó, tôi bắt đầu chú tâm thực hành lời Đức Chúa Trời và lắng nghe ý kiến của mọi người. Khi ai có ý kiến hay đề xuất khác tôi, dù là ở nhà hay khi làm bổn phận với các anh chị em trong hội thánh, tôi đặt cái tôi của mình sang một bên. Tôi bắt đầu thấy người khác thực sự có ý kiến toàn diện hơn tôi, và tôi đã học được cách thật lòng tiếp thu ý kiến của họ và áp dụng các đề xuất hay. Sau khi thực hành như vậy, tôi nhận ra mình bớt nổi cáu với các anh chị em và có thể lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác. Tôi cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn trước đây rất nhiều. Tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời!
Sau đó, tôi lại đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời nữa: “Con người không thể thay đổi tâm tính của chính mình; họ phải trải qua sự phán xét và hình phạt, khổ nạn và tinh luyện của lời Đức Chúa Trời, hoặc bị sửa dạy và tỉa sửa bởi lời Ngài. Chỉ sau đó họ mới có thể đạt được sự thuận phục và trung thành với Đức Chúa Trời, và không còn hời hợt với Ngài nữa. Chính là dưới sự tinh luyện của lời Đức Chúa Trời mà tâm tính của mọi người mới thay đổi. Chỉ khi trải qua sự vạch trần, phán xét, sửa dạy và tỉa sửa bởi lời Ngài mà họ mới không còn dám hành động một cách khinh suất nữa, mà thay vào đó trở nên vững vàng và điềm tĩnh. Điểm quan trọng nhất là họ có thể thuận phục những lời hiện tại của Đức Chúa Trời và công tác của Ngài, ngay cả khi nó không phù hợp với những quan niệm của con người, họ vẫn có thể gạt những quan niệm này sang một bên và sẵn sàng thuận phục” (Những người đã có tâm tính thay đổi là những người đã bước vào hiện thực của lời Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng cho tôi thấy chúng ta không thể dựa vào sức mạnh, sự kiên trì của mình để kiểm soát hay thay đổi tâm tính bản thân. Tất cả những nỗ lực tự kiểm soát đó chỉ có thể thay đổi một số hành vi, nhưng các thay đổi đó không kéo dài lâu. Nếu muốn thật sự thay đổi tâm tính, chúng ta phải tiếp nhận sự phán xét, hình phạt, sự tỉa sửa, sửa phạt, sửa dạy, thử luyện và tinh luyện của lời Đức Chúa Trời. Đó là cách duy nhất để thực sự biết được bản tính Sa-tan của mình và thấy rõ những hậu quả nguy hiểm của việc sống theo tâm tính Sa-tan. Khi đó chúng ta có thể thực sự căm ghét, phản bội bản thân mình, và đạt được sự ăn năn, thay đổi thực sự.
Và tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời Toàn Năng đã cho tôi cơ hội cảm nghiệm sự phán xét và hình phạt của Ngài trong thời kỳ sau rốt để tôi có thể học được lẽ thật, biết được bản thân và hóa giải sự bại hoại của mình. Tôi thấy mình vô cùng may mắn. Tôi không còn thấy bối rối, hoang mang nữa vì những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng đã tỏ lộ căn nguyên tội lỗi của và những biểu hiện của nhiều tâm tính bại hoại của chúng ta. Ngài cũng đã cho chúng ta con đường để loại bỏ tội lỗi và đạt được sự thay đổi tâm tính sống. Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng phong phú và dồi dào, ban cho chúng ta mọi điều chúng ta cần, cho chúng ta câu trả lời cho tất cả những khó khăn và thắc mắc của chúng ta. Miễn là chúng ta đọc và tiếp nhận lời Đức Chúa Trời bằng cả tấm lòng, thì chúng ta có thể tìm được một con đường để hóa giải tâm tính bại hoại. Tạ ơn Đức Chúa Trời Toàn Năng!