Lời giới thiệu

Phần lời này của Đức Chúa Trời có tổng cộng bốn phân đoạn, đều được Đấng Christ bày tỏ trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 1992 đến ngày 23 tháng 3 năm 2010. Đa số dựa trên những ghi chép về bài giảng và sự thông công của Đấng Christ khi Ngài đến thăm các hội thánh. Những ghi chép này chưa bị chỉnh sửa dưới bất cứ hình thức nào hay sau này cũng chưa được Đấng Christ thay đổi. Những phân đoạn còn lại đã được chính Đấng Christ viết ra (khi Đấng Christ viết, Ngài sẽ ngồi viết một mạch cho đến khi hoàn tất, mà không ngừng để suy nghĩ hoặc không cần chỉnh sửa bất cứ chi tiết nào, và lời của Ngài hoàn toàn là sự bày tỏ của Đức Thánh Linh – điều này không có gì phải nghi ngờ). Thay vì phân loại hai loại lời phán này, chúng tôi đã sắp xếp chúng cùng nhau theo đúng thứ tự nguyên bản mà chúng được bày tỏ; việc này giúp chúng ta thấy được, từ toàn bộ những lời phán của Ngài, các bước công tác của Đức Chúa Trời, và hiểu cách thức làm việc của Ngài trong mỗi giai đoạn, giúp con người hiểu về các bước công tác của Đức Chúa Trời cũng như sự khôn ngoan của Ngài.

Tám chương đầu tiên của “Những lời của Đấng Christ khi Ngài bước vào hội thánh I” – được gọi chung là “Con đường” – là một phần nhỏ trong những lời được bày tỏ bởi Đấng Christ khi Ngài đứng ngang hàng với con người. Mặc dù những lời này có vẻ tẻ nhạt nhưng chúng chứa đầy tình yêu và sự quan tâm của Đức Chúa Trời dành cho loài người. Trước đó, Đức Chúa Trời đã nói từ góc độ của từng trời thứ ba, tạo ra khoảng cách lớn giữa Ngài và loài người, và khiến loài người không dám đến gần Đức Chúa Trời, càng không dám xin Ngài ban cho sự sống. Do vậy, trong “Con đường”, Đức Chúa Trời đã nói chuyện ngang hàng với con người và chỉ ra phương hướng của lối đi, nhờ đó khôi phục mối quan hệ của con người với Đức Chúa Trời về trạng thái ban đầu; con người không còn nghi ngờ liệu Đức Chúa Trời có còn sử dụng một phương pháp phán dạy hay không, và không còn bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi về thử luyện của cái chết. Đức Chúa Trời đến trái đất từ từng trời thứ ba, và con người đến trước ngôi của Đức Chúa Trời từ hồ lửa và diêm sinh, họ thoát khỏi cái bóng của danh xưng “những kẻ phục vụ”, và như con bê mới sinh, họ chính thức chịu phép báp têm của lời Đức Chúa Trời. Chỉ khi đó Đức Chúa Trời mới có thể chuyện trò thân mật với họ và làm nhiều việc hơn để cung cấp sự sống cho họ. Mục đích của việc Đức Chúa Trời hạ mình thành một con người bình thường là để Ngài gần gũi hơn với con người, rút ngắn khoảng cách giữa họ và Ngài, để Ngài có được sự công nhận và tin tưởng của con người, và khơi dậy niềm tin của mọi người trong việc theo đuổi sự sống và theo Đức Chúa Trời. Tám chương của “Con đường” có thể được tóm lược như là chìa khóa để Đức Chúa Trời mở cánh cửa trái tim của con người, và tất cả hợp thành viên thuốc bọc đường mà Đức Chúa Trời ban cho con người. Chỉ thông qua việc làm này của Đức Chúa Trời mà con người mới có thể để ý kỹ đến những lời phán dạy và quở trách lặp đi lặp lại của Đức Chúa Trời. Có thể nói rằng chỉ sau khi thực hiện điều này, Đức Chúa Trời mới chính thức bắt đầu công tác cung cấp sự sống và bày tỏ lẽ thật trong giai đoạn hiện tại này của công tác, khi Ngài tiếp tục phán: “Quan điểm các tín đồ cần có” và “Về các bước trong công tác của Đức Chúa Trời”… Chẳng phải một phương pháp như vậy cho thấy sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời và những ý định tha thiết của Ngài sao? Đây mới chỉ là khởi đầu việc cung cấp sự sống của Đấng Christ, vì vậy lẽ thật không sâu bằng những phần sau. Nguyên tắc ẩn sau việc này là rất đơn giản: Đức Chúa Trời làm việc theo nhu cầu của loài người. Ngài không hành động hay phán dạy một cách mù quáng; chỉ có Đức Chúa Trời mới thấu hiểu nhu cầu của loài người, và không một ai khác có được tình yêu và sự hiểu biết đối với con người lớn hơn thế.

Trong những lời phán từ số 1 đến 10 ở “Công tác và sự bước vào”, lời Đức Chúa Trời đã bước sang một giai đoạn mới. Vì vậy, những lời phán này được đặt ở phần đầu. Tiếp đến là “Những lời của Đấng Christ khi Ngài bước vào hội thánh II”. Ở giai đoạn này, Đức Chúa Trời đưa ra những yêu cầu chi tiết hơn cho những người theo Ngài, những yêu cầu bao gồm cả kiến thức về lối sống của con người, điều cần thiết ở tố chất của họ, và nhiều yêu cầu khác. Vì những người này đã quyết tâm theo Đức Chúa Trời, và không còn có bất kỳ sự hoài nghi nào về thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời cũng đã chính thức bắt đầu đối xử với họ như những thành viên của chính gia đình Ngài, thông công về sự thật bên trong công tác của Đức Chúa Trời từ thời điểm tạo dựng cho đến ngày nay, tỏ lộ sự thật đằng sau Kinh Thánh và phán dạy họ về ý nghĩa thực sự của việc nhập thể của Đức Chúa Trời. Những lời phán của Đức Chúa Trời trong phân đoạn này giúp mọi người hiểu hơn về thực chất của Đức Chúa Trời và thực chất công tác của Ngài, và để họ nhận thức rõ rằng những gì họ nhận được từ sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đã vượt quá những gì các tiên tri và sứ đồ nhận được trong suốt các thời đại trước. Từ mỗi lời của Đức Chúa Trời, ngươi có thể thấy được từng chút chi li sự khôn ngoan của Ngài cũng như tình yêu và sự quan tâm đến từng chi tiết mà Ngài dành cho con người. Ngoài việc bày tỏ những lời đó, Đức Chúa Trời đã công khai tỏ lộ dần dần những quan niệm và sai lầm trước đó của con người và những điều mà con người trước đây chưa từng nghĩ tới, và thậm chí tỏ lộ cả con đường mà con người sẽ đi trong tương lai. Đây có lẽ chính xác là “tình yêu” nhỏ hẹp mà con người có thể cảm nhận được! Rốt cuộc, Đức Chúa Trời đã ban cho con người tất cả những gì họ cần và những gì họ yêu cầu, mà không giữ lại bất cứ thứ gì hay đòi hỏi phải đền đáp điều gì.

Một số chương đặc biệt trong phân đoạn này là về Kinh Thánh. Kinh Thánh đã là một phần của lịch sử loài người trong hàng ngàn năm. Hơn nữa, con người coi Kinh Thánh như là Đức Chúa Trời, thậm chí đến mức trong thời kỳ sau rốt, nó đã thay thế vị trí của Đức Chúa Trời, đây là điều mà Đức Chúa Trời căm ghét. Do đó, khi thời gian cho phép, Đức Chúa Trời đã cảm thấy có bổn phận phải làm rõ câu chuyện bên trong và nguồn gốc của Kinh Thánh; nếu Ngài không làm thế, Kinh Thánh sẽ tiếp tục giữ vị trí của Đức Chúa Trời trong lòng con người, và con người sử dụng những lời trong Kinh Thánh để định tội và đo lường những việc làm của Đức Chúa Trời. Bằng việc giải thích thực chất, cấu trúc và những sai sót của Kinh Thánh, Đức Chúa Trời chưa khi nào phủ nhận sự tồn tại của Kinh Thánh và cũng không lên án Kinh Thánh; mà đúng hơn là Ngài đưa ra mô tả đúng đắn và phù hợp để khôi phục hình ảnh nguyên bản của Kinh Thánh, giải quyết những nhận thức sai lầm của con người về Kinh Thánh, và cho họ có cái nhìn chính xác về Kinh Thánh, để họ không tôn thờ Kinh Thánh nữa, và không còn bị lạc lối nữa; điều đó có nghĩa là để họ không còn hiểu lầm đức tin mù quáng vào Kinh Thánh là đức tin vào Đức Chúa Trời và thờ phụng Đức Chúa Trời, thậm chí sợ phải đối mặt với nền tảng thực sự và những sai sót của Kinh Thánh. Một khi con người có được sự hiểu biết thuần khiết về Kinh Thánh, họ có thể vứt nó sang một bên không do dự và mạnh dạn chấp nhận những lời mới của Đức Chúa Trời. Đây là mục đích của Đức Chúa Trời trong những chương này. Lẽ thật mà Đức Chúa Trời muốn nói với con người ở đây là không có lý thuyết hay sự thật nào có thể thay thế được công tác và lời của Đức Chúa Trời ngày nay, và rằng không gì có thể thay thế vị trí của Đức Chúa Trời. Nếu con người không thể thoát khỏi cái bẫy của Kinh Thánh thì họ sẽ không bao giờ có thể đến trước Đức Chúa Trời. Nếu muốn đến trước Đức Chúa Trời, trước tiên họ phải loại bỏ bất cứ thứ gì trong lòng mình mà có thể thay thế Ngài; lúc đó họ sẽ làm hài lòng Đức Chúa Trời. Mặc dù Đức Chúa Trời chỉ giải thích Kinh Thánh ở đây, nhưng đừng quên rằng có nhiều điều sai lầm khác mà con người thực sự tôn thờ ngoài Kinh Thánh; điều duy nhất họ không tôn thờ là những gì thực sự đến từ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chỉ sử dụng Kinh Thánh làm ví dụ để nhắc nhở con người đừng đi sai đường, và đừng lại trở nên cực đoan và rơi vào tình trạng mất phương hướng trong khi họ tin vào Đức Chúa Trời và chấp nhận lời của Ngài.

Lời Đức Chúa Trời dành cho con người đi từ nông đến sâu. Những chủ đề của lời phán của Ngài tiến triển không ngừng từ hành vi và hành động bên ngoài của con người đến tâm tính bại hoại của họ, từ đó Đức Chúa Trời chĩa mũi nhọn lời nói của Ngài vào thâm tâm của con người: bản chất của họ. Ở giai đoạn mà “Những lời của Đấng Christ khi Ngài bước vào hội thánh III” được bày tỏ, lời phán của Đức Chúa Trời nhấn mạnh thực chất và thân phận con người, và một con người thực sự có nghĩa là gì – những lẽ thật sâu sắc nhất và những câu hỏi mang tính thực chất liên quan đến lối vào sự sống của con người. Tất nhiên, nghĩ lại những lẽ thật mà Đức Chúa Trời cung cấp cho con người trong “Những lời của Đấng Christ khi Ngài bước vào hội thánh I”, nếu so sánh thì nội dung của “Những lời của Đấng Christ khi Ngài bước vào hội thánh III” cực kỳ sâu sắc. Lời trong phân đoạn này liên quan đến con đường tương lai của con người và cách thức họ có thể được làm cho hoàn thiện; chúng cũng liên quan tới đích đến tương lai của loài người và việc Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi như thế nào. (Có thể nói rằng cho đến nay đây là những lời Đức Chúa Trời bày tỏ cho con người liên quan đến bản chất, sứ mệnh và đích đến của họ, những lời dễ hiểu nhất). Đức Chúa Trời hy vọng rằng những người đọc những lời này là những người đã thoát ra khỏi quan niệm và trí tưởng tượng của con người, những người có khả năng có được một sự hiểu biết thuần khiết về từng lời của Đức Chúa Trời trong sâu thẳm trái tim họ. Hơn nữa, Ngài hy vọng rằng tất cả những ai đọc những lời này có thể coi lời của Ngài là lẽ thật, là con đường và sự sống, và rằng họ không coi nhẹ Đức Chúa Trời hay nịnh bợ Ngài. Nếu con người đọc những lời này với thái độ dò xét Đức Chúa Trời thì những lời phán này sẽ như là một cuốn sách đóng kín với họ. Chỉ những ai theo đuổi lẽ thật, những ai quyết tâm theo Đức Chúa Trời, và những ai không chút hoài nghi về Ngài mới đủ tư cách để chấp nhận những lời này.

“Những lời của Đấng Christ khi Ngài bước vào hội thánh IV” là một loại lời phán thần thánh khác tiếp sau “Những lời của Đức Chúa Trời với toàn vũ trụ”. Phân đoạn này chứa đựng những lời cổ vũ, phán dạy và mặc khải đối với những người trong Cơ Đốc giáo, chẳng hạn như “Khi ngươi thấy được thân thể thuộc linh của Jêsus, Đức Chúa Trời đã làm mới lại trời đất”, “Những ai không tương hợp với Đấng Christ thì hẳn là những kẻ chống đối của Đức Chúa Trời”. Phân đoạn này cũng bao gồm những yêu cầu cụ thể nhất của Đức Chúa Trời đối với loài người, chẳng hạn như: “Hãy chuẩn bị đầy đủ những việc lành cho đích đến của mình”, “Ba điều răn”, “Sự vi phạm sẽ dẫn con người xuống địa ngục”. Nhiều khía cạnh cũng được đề cập đến, chẳng hạn như những mặc khải và phán xét đối với tất cả các loại người và những lời về việc làm thế nào để biết Đức Chúa Trời. Có thể nói rằng phân đoạn này đóng vai trò cốt lõi trong sự phán xét loài người của Đức Chúa Trời. Phần khó quên nhất trong phân đoạn lời phán này của Đức Chúa Trời là khi Đức Chúa Trời sắp kết thúc công tác của Ngài, Ngài đã vạch trần điều nằm trong xương tủy của con người: sự phản bội. Mục đích của Ngài là để cho con người biết sự thật như vậy vào tận phút chót, và để ghi lòng tạc dạ rằng: cho dù ngươi có theo Đức Chúa Trời bao lâu đi nữa thì bản tính của ngươi vẫn là phản bội Đức Chúa Trời. Nói cách khác, bản tính của con người là phản bội Đức Chúa Trời, bởi vì con người không có khả năng đạt được sự trưởng thành tuyệt đối trong đời sống của họ, mà chỉ có sự thay đổi tương đối về tâm tính. Mặc dù hai chương này, “Sự phản bội (1)” và “Sự phản bội (2)”, giáng cho con người một đòn, nhưng chúng thực sự là những cảnh báo trung thực và rộng lượng nhất của Đức Chúa Trời đối với con người. Chí ít khi con người tự mãn và tự phụ, sau khi đọc hai chương này, những việc ác của họ sẽ được kiềm chế và họ sẽ lắng xuống. Qua hai chương này, Đức Chúa Trời nhắc nhở mọi người rằng dù ngươi có trưởng thành đến đâu trong đời sống, dù trải nghiệm của ngươi có sâu sắc đến đâu, dù sự tự tin của ngươi có lớn đến đâu, dù ngươi sinh ra ở đâu và sẽ đi đến đâu thì bản tính phản bội Đức Chúa Trời của ngươi có khả năng sẽ tự tỏ lộ mọi lúc, mọi nơi. Điều Đức Chúa Trời muốn nói với mỗi người là: Bản chất bẩm sinh của mỗi người là phản bội Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên, mục đích của Đức Chúa Trời trong việc bày tỏ hai chương này không phải là tìm lý do để đào thải hay kết án con người, mà là để khiến mọi người nhận thức rõ hơn về bản tính của con người, để họ có thể sống cẩn thận trước Đức Chúa Trời mọi lúc để nhận được sự chỉ dẫn của Ngài, vì vậy họ sẽ không mất đi sự hiện diện của Đức Chúa Trời và ngăn họ đi vào con đường không có lối về. Hai chương này là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho tất cả những ai theo Đức Chúa Trời. Hy vọng con người có thể hiểu được ý định tha thiết của Đức Chúa Trời; rốt cuộc, những lời này đều là sự thật không thể bàn cãi – vậy con người cần gì phải tranh cãi về thời điểm và cách thức chúng được Đức Chúa Trời bày tỏ? Nếu Đức Chúa Trời giữ những điều này cho chính Ngài, và chờ cho đến khi mọi người tin rằng phù hợp để Ngài bày tỏ chúng thì lúc đó có phải là đã quá muộn không? Khi nào mới đến thời điểm thích hợp nhất đó?

Trong bốn phân đoạn này, Đức Chúa Trời sử dụng nhiều cách thức và góc độ khác nhau. Ví dụ, đôi khi Ngài sử dụng lời châm biếm, có lúc Ngài sử dụng cách cung cấp và phán dạy trực tiếp; đôi khi Ngài sử dụng các ví dụ, và thỉnh thoảng Ngài sử dụng những lời quở trách nặng nề. Tóm lại, có nhiều cách khác nhau, mục đích là để phù hợp với những trạng thái và ý thích khác nhau của con người. Góc độ Ngài phán dạy thay đổi cùng với cách thức và nội dung của lời phán. Ví dụ, thỉnh thoảng Ngài nói “Ta”; nghĩa là Ngài nói chuyện với con người từ góc độ của Chính Đức Chúa Trời. Đôi khi, Ngài nói từ góc độ người thứ ba, chẳng hạn như nói “Đức Chúa Trời” là thế này hoặc là thế kia, và có lúc Ngài nói từ góc độ của con người. Cho dù Ngài nói từ góc độ nào thì thực chất của Ngài cũng không thay đổi, bởi vì bất kể Ngài nói như thế nào, mọi thứ Ngài bày tỏ đều là thực chất của Chính Đức Chúa Trời – đó là lẽ thật và đó là những gì nhân loại cần.

Trước: Chương 46

Tiếp theo: Con đường… (1)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger