Chương 12

Khi tất cả mọi người chú ý, khi vạn vật được đổi mới và hồi sinh, khi mỗi người đều thuận phục Đức Chúa Trời mà không hề e ngại và sẵn lòng gánh vác trách nhiệm nặng nề của trọng trách của Đức Chúa Trời – đó là khi tia chớp phương Đông lóe sáng, soi sáng hết thảy từ Đông sang Tây, làm cả địa cầu kinh hãi bởi sự xuất hiện của sự sáng này; và vào thời điểm này, Đức Chúa Trời một lần nữa bắt đầu một sự sống mới. Điều này nghĩa là lúc này, Đức Chúa Trời bắt đầu công việc mới trên đất, tuyên bố với mọi người trên toàn vũ trụ rằng “Khi tia chớp phương Đông lóe sáng – cũng chính là lúc Ta bắt đầu cất tiếng phán dạy – vào lúc mà ánh chớp lóe lên, cả vũ trụ được chiếu rọi, các vì sao bắt đầu biến đổi”. Vậy thì khi nào tia chớp lóe lên ở phương Đông? Khi trời tối sầm lại và mặt đất trở nên mờ đi là khi Đức Chúa Trời ẩn giấu khuôn mặt của Ngài với thế gian, và đó chính là lúc vạn vật dưới trời sắp bị bủa vây trong cơn bão mãnh liệt. Nhưng cũng chính thời điểm này, hết thảy mọi người đều rơi vào hoảng loạn, sợ hãi tiếng sấm, khiếp sợ sự chói lóa của sét, thậm chí còn kinh hoàng hơn về sự tấn công của cơn đại hồng thủy, đến nỗi hầu hết họ đều nhắm nghiền mắt và chờ đợi Đức Chúa Trời đến giải phóng cơn thịnh nộ của Ngài và hạ gục họ. Và khi những trạng thái khác nhau xảy đến, tia chớp phương Đông sẽ ngay lập tức lóe sáng. Điều này nghĩa là ở phương Đông của thế giới, từ khi chứng ngôn cho Đức Chúa Trời bắt đầu, cho đến khi Ngài bắt đầu làm việc, đến tận khi thần tính bắt đầu nắm giữ quyền tối thượng trên khắp đất – đây chính là luồng sáng rực rỡ của tia chớp phương Đông, thứ đã chiếu rất sáng trên toàn vũ trụ. Khi các quốc gia dưới đất trở thành vương quốc của Đấng Christ cũng là khi toàn bộ vũ trụ được soi sáng. Giờ đây là lúc mà tia chớp phương Đông lóe lên. Đức Chúa Trời nhập thể bắt đầu làm việc, và hơn nữa, trực tiếp phán dạy trong thần tính. Có thể nói rằng khi Đức Chúa Trời bắt đầu phán trên đất chính là khi mà tia chớp phương Đông lóe lên. Chính xác hơn nữa, khi nước sống chảy xuống từ ngôi – khi lời phán từ ngôi bắt đầu – chính là khi những lời phán của bảy Thần chính thức bắt đầu. Lúc này, tia chớp phương Đông bắt đầu lóe lên và vì thời lượng của nó mà độ soi sáng cũng khác nhau, và cũng có giới hạn trong mức hào quang của nó. Tuy nhiên, với sự vận động trong công tác của Đức Chúa Trời, với những thay đổi trong kế hoạch của Ngài – với những sự biến đổi trong công việc của các con trai và dân của Đức Chúa Trời – tia chớp ngày càng tăng cường thực hiện chức năng vốn có của nó, sao cho trên khắp toàn vũ trụ đều được soi sáng, và không còn cặn bã tồn đọng. Đây chính là kết tinh của kế hoạch quản lý 6.000 năm của Đức Chúa Trời, và là thành quả để Đức Chúa Trời tận hưởng. “Các vì sao” ở đây không nói đến những ngôi sao trên bầu trời, mà nói đến tất cả các con trai và dân của Đức Chúa Trời đang làm việc cho Ngài. Vì họ mang chứng ngôn cho Đức Chúa Trời trong vương quốc của Đức Chúa Trời, và đại diện cho Ngài trong Vương quốc của Ngài, và vì họ là các loài thọ tạo, nên được gọi là “các vì sao”. “Biến đổi” ở đây đề cập đến sự chuyển hóa về nhân dạng và địa vị: Con người được đổi từ con người trên đất thành người của vương quốc, và hơn nữa, Đức Chúa Trời ở cùng họ, và vinh quang của Đức Chúa Trời ở trong họ. Kết quả là họ thay Đức Chúa Trời nắm giữ quyền tối thượng, và mọi nọc độc và tạp chất trong họ được công tác của Đức Chúa Trời làm cho tinh sạch, cuối cùng khiến họ trở nên phù hợp để Đức Chúa Trời sử dụng và hợp tâm ý của Đức Chúa Trời – đây là một khía cạnh trong ý nghĩa của những lời này. Khi luồng ánh sáng đến từ Đức Chúa Trời soi sáng mọi vùng đất, vạn vật trên trời và dưới đất sẽ thay đổi theo các mức độ khác nhau, và các vì sao trên trời cũng sẽ biến đổi, mặt trời và mặt trăng sẽ được đổi mới, và tiếp đó mọi người trên mặt đất cũng sẽ đổi mới – và không chút ngạc nhiên, đó là công tác của Đức Chúa Trời giữa trời và đất.

Khi Đức Chúa Trời cứu rỗi con người – điều này không đề cập đến những người không được lựa chọn một cách tự nhiên – đó là khi Đức Chúa Trời làm cho con người tinh sạch và phán xét họ, tất cả đều khóc lóc cay đắng, hoặc đổ sụp xuống giường, hoặc bị đánh gục và đẩy xuống địa ngục của sự chết vì những lời Đức Chúa Trời. Chỉ nhờ đến những lời phán của Đức Chúa Trời mà mọi người mới bắt đầu biết được bản thân mình. Nếu mọi sự không như vậy thì đôi mắt họ sẽ như mắt ếch – ngước nhìn lên, không ai bị thuyết phục, không một ai trong số họ biết về bản thân mình, không hề biết trọng lượng của mình là bao nhiêu. Con người thực sự bị Sa-tan làm bại hoại nặng nề. Chính vì sự toàn năng của Đức Chúa Trời mà bộ mặt xấu xí của con người mới được miêu tả chi tiết sống động như vậy, khiến con người sau khi đọc nó đã phải so sánh nó với chính khuôn mặt thật của mình. Hết thảy mọi người đều biết rằng dường như Đức Chúa Trời biết rõ trong đầu họ có bao nhiêu tế bào não, chưa kể đến kiến thức của Ngài về bộ mặt xấu xí hay những suy nghĩ thâm sâu của họ. Trong những lời “Toàn bộ loài người như được thanh lọc và gột rửa sạch sẽ. Được đắm mình trong cột sáng chói lọi đến từ phương Đông này, hết thảy nhân loại đều lộ nguyên hình, lóa mắt và kinh hoàng” có thể thấy rằng một ngày nào đó, khi công tác của Đức Chúa Trời kết thúc, toàn thể nhân loại sẽ bị Đức Chúa Trời phán xét. Sẽ không một ai có thể trốn thoát được; Đức Chúa Trời sẽ xử lý từng người một trong toàn thể nhân loại, không bỏ sót một ai trong bọn họ, và chỉ có như vậy mới thỏa lòng Ngài. Bởi thế, Đức Chúa Trời phán rằng: “Họ cũng giống như loài vật, trốn chạy khỏi quầng sáng của Ta và náu mình trong hang đá; thế nhưng, không một kẻ nào trong số họ có thể giấu mình dưới ánh sáng của Ta”. Con người là loài động vật tầm thường và thấp kém. Sống trong tay Sa-tan, họ như thể đã náu mình trong những khu rừng cổ nằm sâu trong những dãy núi – thế nhưng, vì không gì có thể thoát khỏi sự thiêu đốt trong ngọn lửa của Đức Chúa Trời, nên ngay cả khi dưới “sự bảo vệ” của các thế lực của Sa-tan, thì làm sao Đức Chúa Trời có thể bỏ quên họ được? Khi con người chấp nhận sự xuất hiện của lời Đức Chúa Trời, ngòi bút của Đức Chúa Trời đã miêu tả những hình dạng kỳ dị và trạng thái kệch cỡm khác nhau của hết thảy mọi người; Đức Chúa Trời phán dạy hợp theo nhu cầu và tâm lý của con người. Do vậy mà đối với con người, Đức Chúa Trời dường như rất thông thạo tâm lý học. Cứ như thể Đức Chúa Trời là một nhà tâm lý học, nhưng cũng như thể Đức Chúa Trời là một chuyên gia về nội khoa – chẳng lạ gì mà Ngài hiểu rõ về con người như vậy, những kẻ vốn “phức tạp”. Con người càng nghĩ như vậy, ý thức của họ về sự quý giá của Đức Chúa Trời càng lớn hơn, và họ càng cảm thấy rằng Đức Chúa Trời sâu sắc và không thể hiểu thấu. Như thể giữa con người và Đức Chúa Trời luôn có một ranh giới thiên văn không thể vượt qua, nhưng cũng như thể cả hai đang nhìn nhau từ hai bờ sông Chu[a], không thể làm gì hơn là nhìn sang người kia. Điều này có nghĩa là con người trên đất chỉ nhìn vào Đức Chúa Trời bằng mắt mình; họ chưa bao giờ có cơ hội nghiên cứu kỹ về Ngài và tất cả những gì họ có đối với Ngài là một cảm giác gắn bó. Trong lòng họ luôn có một ý thức rằng Đức Chúa Trời thật đáng mến, nhưng vì Đức Chúa Trời quá “vô tâm và vô cảm”, nên họ chưa bao giờ có cơ hội nói về nỗi thống khổ trong lòng mình trước Ngài. Họ giống như một người vợ trẻ xinh đẹp trước người chồng, chưa bao giờ có cơ hội bộc lộ tình cảm thực sự của cô ấy do tính liêm khiết của người chồng. Con người là những kẻ khốn khổ tự coi rẻ bản thân, và vì vậy, vì sự mong manh của họ, vì sự thiếu tự trọng của họ, mà sự thù ghét của Ta đối với con người bất giác tăng lên, và thêm phần dữ dội hơn, và cơn giận dữ trong lòng Ta bộc phát. Trong tâm trí Ta, như thể Ta đã bị một sang chấn. Từ lâu Ta đã mất hy vọng nơi con người, nhưng vì “ngày của Ta lại một lần nữa cận kề loài người, lại một lần nữa đánh thức loài người, cho loài người một điểm khởi đầu mới”, một lần nữa Ta lại vực dậy dũng khí để chinh phục hết thảy nhân loại, để bắt giữ và đánh bại con rồng lớn sắc đỏ. Ý định ban đầu của Đức Chúa Trời vốn là như sau: không làm gì khác hơn là chế ngự dòng giống của con rồng lớn sắc đỏ ở Trung Quốc; chỉ như vậy mới có thể xem là sự bại trận của con rồng lớn sắc đỏ, việc đánh bại con rồng lớn sắc đỏ. Chỉ có như vậy mới đủ để chứng minh rằng Đức Chúa Trời trị vì như Vua trên khắp đất, đủ để chứng minh sự hoàn tất của sự nghiệp vĩ đại của Đức Chúa Trời, rằng Đức Chúa Trời có một khởi đầu mới trên đất và đạt được vinh hiển trên đất. Vì khung cảnh tươi đẹp sau cùng, Đức Chúa Trời không thể ngăn mình thể hiện sự hào hùng trong lòng Ngài: “Trái tim Ta đập nhịp và núi hòa theo nhịp đập của tim Ta mà nhảy nhót vui mừng, nước cũng hân hoan múa ca, còn sóng thì xô rặng đá. Tấm lòng Ta khó có thể biểu đạt”. Từ đây có thể thấy rằng những gì Đức Chúa Trời lên kế hoạch Ngài đều đã hoàn thành; Ngài đã định trước những điều này, và đó chính xác là những gì Đức Chúa Trời khiến mọi người trải nghiệm và nhìn thấy. Viễn cảnh của vương quốc thật tươi đẹp; Vua của vương quốc là người đắc thắng, từ đầu đến chân không hề có một dấu vết xác thịt nào, toàn bộ đều là những yếu tố thần thánh. Toàn thân Ngài bừng sáng với hào quang thiêng liêng, hoàn toàn không bị vấy bẩn bởi những tư tưởng của con người; toàn thân Ngài, từ trên xuống dưới, và tỏa ra không khí của thiên đàng, và nó tỏa ra một mùi thơm quyến rũ. Giống như người yêu dấu trong Sách Nhã Ca, Ngài thậm chí còn đẹp hơn tất cả mọi thánh đồ, cao hơn mọi thánh đồ cổ xưa; Ngài là gương mẫu giữa hết thảy mọi người, loài người không thể so sánh với Ngài; con người không xứng để được nhìn thẳng lên Ngài. Sắc diện vinh hiển của Đức Chúa Trời, diện mạo của Đức Chúa Trời, hình tượng của Đức Chúa Trời, không ai đạt đến được; không ai có thể sánh bằng, và không ai có thể dễ dàng ngợi ca những điều này chỉ bằng miệng.

Lời Đức Chúa Trời là vô tận – như là nước tuôn ra từ dòng suối, không bao giờ khô cạn, và do đó không ai có thể hiểu thấu những lẽ mầu nhiệm trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, đối với Đức Chúa Trời, những lẽ mầu nhiệm như vậy là vô hạn. Dùng những phương thức và ngôn ngữ khác nhau, Đức Chúa Trời đã phán nhiều lần về việc Ngài đổi mới và hoàn toàn chuyển hóa toàn vũ trụ, mỗi lần lại thêm sâu sắc hơn lần trước: “Ta muốn mọi thứ vẩn đục cháy thành tro bụi dưới mắt Ta. Ta muốn mọi đứa con trai phản nghịch biến mất khỏi tầm mắt Ta, không bao giờ còn lẩn khuất trên đời thêm nữa”. Tại sao Đức Chúa Trời liên tục nói những điều như vậy? Ngài không sợ mọi người sẽ trở nên mệt mỏi với chúng sao? Con người chỉ đơn thuần mò mẫm giữa những lời Đức Chúa Trời, mong muốn được biết đến Đức Chúa Trời theo cách này, nhưng không bao giờ nhớ đến việc tự xem xét bản thân. Do đó, Đức Chúa Trời sử dụng phương pháp này để nhắc nhở họ, khiến cho hết thảy bọn họ tự biết bản thân, để từ chính bản thân mình, họ có thể hiểu được sự phản nghịch của con người, và do đó xóa bỏ được sự phản nghịch của mình trước Đức Chúa Trời. Đọc thấy được rằng Đức Chúa Trời mong muốn “chọn lọc”, tâm trạng của mọi người ngay lập tức trở nên lo âu và cơ bắp của họ dường như cũng ngừng cử động. Họ ngay lập tức quay lại trước Đức Chúa Trời để chỉ trích bản thân, và vì thế bắt đầu biết đến Đức Chúa Trời. Sau sự kiện này – sau khi họ đã đưa ra được quyết định, Đức Chúa Trời dùng cơ hội này để cho họ thấy bản chất của con rồng lớn sắc đỏ; do đó, mọi người trực tiếp tiếp xúc với cõi thuộc linh, và vì sự quyết tâm của họ đã đóng một vai trò, nên tâm trí của họ cũng bắt đầu đóng vai trò làm tăng thêm tình cảm giữa con người và Đức Chúa Trời – điều có lợi hơn cho công tác của Đức Chúa Trời trong xác thịt. Theo cách này, mọi người bất giác có tâm trạng hoài niệm thời gian đã qua: Trong quá khứ, suốt nhiều năm con người đã tin vào một Đức Chúa Trời mơ hồ; trong nhiều năm, họ đã chẳng bao giờ được tự do trong lòng, đã không thể có những niềm vui lớn lao nào, và mặc dù họ tin vào Đức Chúa Trời, nhưng cuộc sống họ không tồn tại một trật tự nào. Dường như chẳng khác gì lúc chưa bắt đầu có đức tin, cuộc sống của họ vẫn có vẻ trống rỗng và vô vọng, và niềm tin của họ lúc đó giống như một mớ rối rắm, không hơn gì sự không tin. Vì họ đã nhìn thấy được chính Đức Chúa Trời thực tế ngày hôm nay, nên dường như trời đất đã được đổi mới; cuộc sống của họ đã trở nên rạng rỡ, họ không còn vô vọng nữa, và vì sự xuất hiện của Đức Chúa Trời thực tế, nên họ cảm thấy kiên định trong lòng và bình an trong tinh thần. Họ không còn đuổi gió bắt bóng trong mọi việc họ làm; không còn theo đuổi những điều vô nghĩa, và không còn chới với nữa. Cuộc sống hôm nay thậm chí còn tươi đẹp hơn, và mọi người đã đột nhiên bước vào vương quốc và trở thành dân của Đức Chúa Trời, và sau đó… Trong lòng họ, càng nghĩ về điều này, sự ngọt ngào càng lớn hơn; họ càng nghĩ về điều này, họ càng hạnh phúc hơn và họ càng được cảm hứng để yêu mến Đức Chúa Trời hơn. Do đó, tình bằng hữu giữa Đức Chúa Trời và con người được tăng cường mà họ không hề hay biết. Mọi người yêu mến Đức Chúa Trời hơn, và biết Đức Chúa Trời nhiều hơn, và công tác của Đức Chúa Trời trong con người ngày càng trở nên dễ dàng, và không còn phải bắt buộc và thúc ép con người nữa mà tuân theo lẽ tự nhiên, và con người thực hiện phận sự độc nhất của riêng mình – chỉ theo cách này, con người mới dần dần có thể biết Đức Chúa Trời. Duy nhất cách này là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời – nó không tốn dù chỉ là một chút nỗ lực nhỏ nhất, và nó được đưa vào sử dụng phù hợp với bản chất của con người. Do đó, tại thời điểm này, Đức Chúa Trời phán: “Khi Ta đến với nhân gian trong sự nhập thể, loài người đều theo sự dẫn dắt của Ta trong vô thức cho đến ngày này, biết đến Ta trong vô thức. Thế nhưng, đường về sau đi như thế nào, không ai có chút ý niệm gì, không ai biết, con đường sẽ dẫn đến đâu càng chẳng có ai hay. Chỉ dưới sự trông chừng của Đấng Toàn Năng, loài người mới có thể đi đến cuối con đường; chỉ có thể dưới sự dẫn dắt của tia chớp phương Đông, loài người mới có thể bước qua ngưỡng cửa dẫn đến Vương quốc của Ta”. Chẳng phải đây chính xác là bản tóm tắt những gì Ta miêu tả ở trên về lòng người sao? Trong đây là bí mật của lời Đức Chúa Trời. Những gì con người nghĩ trong lòng chính là những gì Đức Chúa Trời phán ra từ miệng của Ngài, và những gì Ngài phán từ miệng Ngài chính xác là những gì con người khao khát. Đây chính là điểm mà Đức Chúa Trời tinh thông nhất trong việc vạch trần lòng người; nếu không, làm thế nào tất cả mọi người có thể đều được thuyết phục một cách thành thật chứ? Chẳng phải đây kết quả mà Đức Chúa Trời mong muốn đạt được thông qua việc chinh phục con rồng lớn sắc đỏ hay sao?

Trên thực tế, có rất nhiều lời mà ý định của Đức Chúa Trời không phải là để chỉ ý nghĩa bề ngoài của chúng. Trong nhiều lời của Ngài, Đức Chúa Trời chỉ đơn giản là cố tình thay đổi quan niệm của con người và làm chệch hướng sự chú ý của họ. Đức Chúa Trời không chú trọng những lời này, và do đó nhiều lời không đáng để giải thích. Khi con người bị những lời Đức Chúa Trời chinh phục đến mức độ của ngày nay, thì sức mạnh của con người đạt đến một điểm nhất định, nên Đức Chúa Trời sau đó thốt ra nhiều lời cảnh báo hơn – hiến pháp Ngài ban ra cho dân của Đức Chúa Trời: “Cho dù con người cư ngụ trên trái đất nhiều như sao trên trời, Ta vẫn nắm rõ hết thảy họ như trong lòng bàn tay. Và mặc dù con người ‘yêu’ Ta cũng nhiều vô số như cát đại dương, nhưng chỉ số ít người được Ta lựa chọn, là những người theo đuổi sự sáng tỏ rạng, khác với những kẻ ‘yêu’ Ta”. Thật vậy, có nhiều người nói rằng họ yêu Đức Chúa Trời, nhưng có rất ít người yêu mến Ngài trong lòng mình. Dường như điều này có thể nhận thấy được rõ ràng ngay cả khi nhắm mắt. Đây là thực tế của toàn bộ giới những người tin Đức Chúa Trời. Trong điều này, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời giờ đã chuyển sang công tác “xử lý mọi người”, cho thấy điều mà Đức Chúa Trời muốn, và điều làm Đức Chúa Trời thỏa mãn, không phải là hội thánh ngày nay, mà là vương quốc sau khi được xử lý. Lúc này, Ngài đưa ra thêm một cảnh báo cho tất cả các “hàng hóa nguy hiểm”: Trừ khi Đức Chúa Trời không hành động, thì ngay khi Đức Chúa Trời bắt đầu hành động, những người này sẽ bị xóa sổ khỏi vương quốc. Đức Chúa Trời không bao giờ làm mọi việc một cách đại khái. Ngài luôn hành động theo nguyên tắc của “một là một và hai là hai”, và nếu có những người mà Ngài không muốn xem xét đến thì Ngài sẽ làm mọi điều có thể để xóa sổ bọn họ, để ngăn họ gây rắc rối trong tương lai. Điều này được gọi là “vứt rác và dọn dẹp triệt để”. Ngay lúc Đức Chúa Trời công bố các sắc lệnh quản trị cho con người là khi Ngài trình bày những việc làm kỳ diệu của mình và tất cả những gì ở trong Ngài, và do đó, sau đó Ngài phán: “Trong núi có biết bao mãnh thú, nhưng trước mặt Ta, hết thảy chúng đều thuần phục như lũ cừu; dưới đáy biển có những sự kỳ bí không thể dò lường, nhưng chúng hiển hiện trước Ta rõ ràng như vạn vật trên mặt đất. Trên các tầng trời, có những cõi con người không bao giờ có thể tới, thế nhưng Ta đi lại tự do ở chính những cõi không thể tới này”. Ý Đức Chúa Trời là thế này: Dù lòng người giả dối hơn vạn vật, và dường như bí ẩn vô tận như địa ngục của quan niệm con người, nhưng Đức Chúa Trời biết tình trạng thực tế của con người như lòng bàn tay Ngài. Trong vạn vật, con người là một loài động vật hung dữ và tàn bạo hơn mãnh thú, nhưng Đức Chúa Trời đã chinh phục con người đến mức không ai dám dấy lên và chống lại. Trong thực tế, như Đức Chúa Trời dự định, những gì mọi người nghĩ trong lòng họ phức tạp hơn tất cả mọi thứ trong vạn vật; không thể hiểu thấu được nhưng Đức Chúa Trời không hề quan tâm đến lòng người. Ngài chỉ coi nó như một con sâu nhỏ trước mắt. Bằng một lời từ miệng Ngài, Ngài chinh phục nó; bất cứ lúc nào Ngài muốn, Ngài đánh gục nó; bằng một cử động nhỏ nhất của tay Ngài, Ngài hình phạt nó; và Ngài kết án nó theo ý mình.

Ngày hôm nay, hết thảy mọi người tồn tại trong bóng tối, nhưng vì sự đến của Đức Chúa Trời, cuối cùng họ cũng biết được bản chất của sự sáng qua việc đã nhìn thấy Ngài. Trên khắp thế gian, như thể một cái nồi đen vĩ đại đã bị lật úp trên đất, và không ai có thể hít thở được; tất cả bọn họ đều muốn đảo ngược tình thế, nhưng chưa ai từng nhấc cái nồi lên. Chỉ nhờ sự nhập thể của Đức Chúa Trời mà mắt con người đột nhiên được mở ra, và họ đã nhìn thấy Đức Chúa Trời thực tế. Vì thế, Đức Chúa Trời hỏi họ bằng giọng điệu chất vấn: “Con người chưa từng nhận ra Ta trong sự sáng, mà chỉ thấy Ta trong thế giới tăm tối. Giờ đây các ngươi không phải cũng đang trong hoàn cảnh chính xác như thế sao? Ta, chính vào lúc con rồng lớn sắc đỏ hoành hành dữ dội nhất, chính thức mặc lấy xác thịt để thực hiện công tác của mình”. Đức Chúa Trời không che giấu hoàn cảnh thực sự của cõi thuộc linh, cũng như Ngài cũng không che giấu trạng thái thực sự của lòng người, và do đó, Ngài liên tục nhắc nhở mọi người: “Ta làm điều này không chỉ để dân của Ta biết đến Đức Chúa Trời nhập thể, mà còn để thanh tẩy dân của Ta. Bởi vì sự nghiêm khắc trong các sắc lệnh quản trị của Ta, nên phần lớn mọi người vẫn có nguy cơ bị Ta đào thải. Nếu các ngươi không dốc sức tỉa sửa chính mình và chế ngự được thể xác của bản thân, nếu không làm vậy, thì các ngươi sẽ chắc chắn trở thành đối tượng bị Ta ghét bỏ, bị đày vào địa ngục, cũng giống như Phao-lô chịu hình phạt trực tiếp từ tay Ta mà không có đường thoát”. Khi Đức Chúa Trời nói như thế nhiều hơn nữa, chỉ khi đó con người mới giữ chừng chân mình nhiều hơn và trở nên sợ hãi các sắc lệnh quản trị của Đức Chúa Trời hơn; chỉ sau đó, thẩm quyền của Đức Chúa Trời mới có thể được dùng đến và oai nghi của Ngài được tỏ rõ. Ở đây, Phao-lô một lần nữa được nhắc đến, để mọi người có thể hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời: Họ không được làm những kẻ bị Đức Chúa Trời hình phạt, mà phải là những người biết quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời. Chỉ điều này mới có thể khiến mọi người, giữa nỗi sợ hãi của mình, nhìn lại sự bất lực của quyết tâm trong quá khứ của họ trước Đức Chúa Trời để làm thỏa lòng Ngài trọn vẹn, điều khiến họ càng hối hận và hiểu biết nhiều hơn về Đức Chúa Trời thực tế. Do vậy, chỉ khi đó họ mới có thể không có nghi ngờ gì về những lời Đức Chúa Trời.

“Loài người không chỉ không biết Ta trong xác thịt, mà càng không hiểu chính con người của mình trong lớp vỏ bọc bằng xương bằng thịt. Biết bao nhiêu năm rồi, con người luôn lừa dối Ta, luôn đối xử với Ta như vị khách bên ngoài. Biết bao nhiêu lần…” Cái sự “biết bao nhiêu lần” này cho thấy những hiện thực về sự chống đối của con người đối với Đức Chúa Trời, cho mọi người thấy những ví dụ thật về hình phạt; đây là bằng chứng của tội lỗi, và không ai có thể bác bỏ nó thêm nữa. Hết thảy mọi người đều dùng Đức Chúa Trời như thể món đồ thường ngày, như thể Ngài là một vật dụng thiết yếu trong gia đình mà họ có thể tùy ý sử dụng. Không ai trân trọng Đức Chúa Trời; không ai cố gắng để biết được vẻ đẹp của Đức Chúa Trời hay là sắc diện vinh quang của Ngài, và càng không thể có ai có ý định thuận phục Đức Chúa Trời. Cũng không có ai từng xem Đức Chúa Trời như một điều yêu dấu trong lòng; tất cả bọn họ đều lôi Ngài ra khi họ cần Ngài, và rồi ném Ngài sang một bên và phớt lờ Ngài khi họ không cần. Như thể, với con người, Đức Chúa Trời là một con rối mà con người có thể thao túng tùy ý, và đưa ra bất cứ yêu cầu gì như họ muốn hay họ khao khát. Nhưng Đức Chúa Trời đã phán rằng: “Nếu như trong quá trình nhập thể, Ta không cảm thông cho sự yếu mềm của con người, thì tất cả nhân loại đã chỉ vì việc Ta nhập thể này mà sợ kinh hồn bạt vía, và do vậy, rơi xuống cõi âm ti”, chỉ cho ta thấy tầm quan trọng trong sự nhập thể của Đức Chúa Trời lớn lao như thế nào: Ngài đã đến để chinh phục loài người trong xác thịt, thay vì hủy diệt toàn thể nhân loại khỏi cõi thuộc linh. Vậy nên khi mà Lời trở nên xác thịt, không một ai biết cả. Nếu Đức Chúa Trời không hề quan tâm đến sự mỏng manh của loài người, nếu trời đất bị đảo lộn khi Ngài trở nên xác thịt thì hết thảy mọi người sẽ bị hủy diệt. Bởi vì trong bản tính của con người là ham mới nới cũ, và họ thường quên đi những lúc khó khăn khi mọi thứ đang tốt đẹp, và không ai trong số họ biết họ được phước như thế nào, nên Đức Chúa Trời liên tục nhắc nhở họ rằng họ phải trân trọng việc khó khăn biết bao mới đạt được ngày hôm nay; vì ngày mai, họ cần phải trân trọng ngày hôm nay hơn nữa, và không được giống như động vật, trèo lên cao mà quên chủ, và không được phép không biết đến những ơn phước quanh mình. Do đó, mọi người trở nên cư xử đúng mực hơn, không còn khoe khoang hay ngạo mạn và họ bắt đầu biết rằng không phải bản tính con người là tốt đẹp, mà chính là lòng thương xót và tình yêu của Đức Chúa Trời đã đến với con người; tất cả bọn họ đều e sợ hình phạt, và vậy nên không dám làm gì hơn.

Chú thích:

a. “Sông Chu” ám chỉ một cách ẩn dụ đến biên giới giữa các thế lực đối nghịch.

Trước: Phụ lục: Chương 2

Tiếp theo: Chương 13

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger