Chương 3

Ngày nay không còn là Thời đại Ân điển, cũng không còn là thời đại của lòng thương xót, mà là Thời đại Vương quốc mà dân sự của Đức Chúa Trời được tỏ lộ, thời đại mà Đức Chúa Trời làm việc trực tiếp thông qua thần tính. Do đó, trong chương này của lời Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời dẫn dắt tất cả những ai chấp nhận lời Ngài vào lĩnh vực thuộc linh. Trong đoạn mở đầu, Ngài thực hiện trước những sự chuẩn bị này, và nếu một người sở hữu kiến thức về lời Đức Chúa Trời, người đó sẽ lần theo dấu vết mà tìm, và sẽ trực tiếp nắm bắt được những gì Đức Chúa Trời mong muốn đạt được nơi dân sự của Ngài. Trước đây, mọi người được thử bằng cách áp dụng danh hiệu “những kẻ phục vụ”, và hôm nay, sau khi họ đã chịu sự thử luyện, sự đào luyện của họ chính thức bắt đầu. Thêm nữa, mọi người phải có một kiến thức tốt hơn về công tác của Đức Chúa Trời dựa trên nền tảng những lời của quá khứ, và phải xem lời và thân vị, Thần và thân vị, như một chỉnh thể không thể tách rời – như một miệng, một lòng, một hành động, và một nguồn. Đây là yêu cầu cao nhất mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho con người kể từ khi sáng thế. Từ đây, có thể thấy rằng Đức Chúa Trời mong muốn dành một phần công sức của Ngài cho dân sự của Ngài, rằng Ngài muốn làm một số dấu kỳ phép lạ nơi họ, và quan trọng hơn, Ngài muốn làm cho tất cả mọi người vâng phục toàn bộ công tác và những lời của Đức Chúa Trời. Một mặt, chính Đức Chúa Trời bảo vệ lời chứng của Ngài, và mặt khác, Ngài đã đặt ra những yêu cầu cho dân sự của Ngài, và đã trực tiếp ban ra các sắc lệnh quản trị của Đức Chúa Trời cho quần chúng: Do đó, bởi các ngươi được xưng là dân sự của Ta, nên không giống như trước đây, các ngươi nên nghe và tuân theo lời nói phát ra từ Thần của Ta, theo sát công việc của Ta, không được tách rời Thần của Ta và xác thịt của Ta, vì chúng ta vốn là một, vốn không thể tách rời. Ở đây, để ngăn con người thờ ơ với Đức Chúa Trời nhập thể, một lần nữa có sự nhấn mạnh ở những lời “vì chúng ta vốn là một, vốn không thể tách rời”; bởi vì sự thờ ơ như thế là nhược điểm của con người, nên điều này một lần nữa được liệt ra trong những sắc lệnh quản trị của Đức Chúa Trời. Tiếp theo, Đức Chúa Trời thông báo cho con người về những hậu quả của việc xúc phạm các sắc lệnh quản trị của Đức Chúa Trời mà không che giấu điều gì, bằng cách phán: “Họ sẽ chịu thua thiệt, sẽ chỉ có thể tự chuốc trái đắng do mình gây ra”. Bởi con người yếu đuối, nên sau khi nghe những lời này, họ không thể không trở nên cảnh giác hơn với Đức Chúa Trời trong lòng mình, bởi “trái đắng” đủ để khiến con người suy ngẫm một lúc. Người ta có nhiều cách diễn dịch về “trái đắng” mà Đức Chúa Trời nói đến này: bị phán xét bởi lời hay bị trục xuất khỏi vương quốc, hay bị cô lập một khoảng thời gian, hay xác thịt bị Sa-tan làm cho bại hoại và bị tà linh ám, hay bị Thần của Đức Chúa Trời từ bỏ, hay xác thịt bị kết liễu và đày xuống âm phủ. Những cách diễn dịch này là điều mà suy nghĩ của con người có thể đạt đến, và do đó trong trí tưởng tượng của mình, con người không thể đi xa hơn thế. Nhưng suy nghĩ của Đức Chúa Trời không giống của con người; nói thế nghĩa là, “trái đắng” không ám chỉ bất kỳ điều nào kể trên, mà chỉ mức độ hiểu biết về Đức Chúa Trời của con người sau khi nhận lãnh sự xử lý của Đức Chúa Trời. Nói rõ hơn, khi ai đó tùy tiện chia tách Thần của Đức Chúa Trời và lời Ngài, hay chia tách lời và thân vị, hay Thần và xác thịt mà chính Ngài mặc lấy, thì người này không chỉ không có khả năng biết Đức Chúa Trời trong những lời của Ngài, mà ngoài ra, nếu họ nảy sinh chút ngờ vực về Đức Chúa Trời, họ sẽ trở nên mù quáng trên mọi bước đường. Không phải như mọi người tưởng tượng rằng họ bị cắt giảm trực tiếp, mà đúng hơn là họ đang dần rơi vào hình phạt của Đức Chúa Trời – nói thế nghĩa là, họ rơi vào những đại họa, và không ai có thể tương thích với họ, như thể họ đã bị tà linh ám, và như thể họ là một con ruồi không đầu, đâm vào mọi thứ khi đến bất cứ nơi đâu. Dù vậy, họ vẫn không thể rời đi. Trong lòng họ, mọi thứ gian khó khôn tả, như thể có nỗi đau khổ không tả xiết trong lòng họ – nhưng họ không thể mở miệng, và họ trải qua cả ngày trong sự mê mụ, không thể cảm nhận Đức Chúa Trời. Chính trong những hoàn cảnh này mà các sắc lệnh quản trị của Đức Chúa Trời đe dọa họ, để họ không dám rời khỏi hội thánh cho dù không có sự vui hưởng gì – đây là điều được gọi là “tấn công cả trong lẫn ngoài”, và cực kỳ khó chịu đựng đối với con người. Điều đã được nói đến ở đây khác với những quan niệm của con người – và đó là vì, trong những hoàn cảnh ấy, họ vẫn biết tìm kiếm Đức Chúa Trời, và điều này xảy ra khi Đức Chúa Trời quay lưng với họ, và điều quan trọng hơn là, giống như một người ngoại đạo, họ hoàn toàn không có khả năng cảm nhận Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không trực tiếp cứu rỗi những người như thế; khi trái đắng của họ cạn, đó là khi ngày sau rốt của họ đã đến. Nhưng lúc này, họ vẫn tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời, ao ước được vui hưởng thêm chỉ một chút nữa – nhưng lần này khác với quá khứ, trừ những trường hợp đặc biệt.

Tiếp theo, Đức Chúa Trời cũng giải thích những phương diện tích cực cho tất cả, và nhờ đó, họ một lần nữa có được sự sống – bởi trong quá khứ, Đức Chúa Trời đã nói rằng những kẻ phục vụ không có sự sống, nhưng hôm nay Đức Chúa Trời đột nhiên nói về “cuộc sống bên trong”. Chỉ có nói về sự sống thì mọi người mới biết rằng vẫn có thể có sự sống của Đức Chúa Trời bên trong họ. Theo cách này, tình yêu Đức Chúa Trời của họ tăng lên nhiều lần, và họ hiểu biết nhiều hơn về tình yêu và lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Do đó, sau khi nhìn thấy những lời này, tất cả mọi người đều ăn năn về những lỗi lầm trước kia của họ, và âm thầm rơi những giọt nước mắt hối lỗi. Hầu hết cũng thầm quyết tâm phải làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Đôi khi, lời Đức Chúa Trời xuyên thấu tận đáy lòng người, khiến con người khó chấp nhận chúng, và khó mà được bình yên. Đôi khi, lời Đức Chúa Trời chân thành, tha thiết, và sưởi ấm lòng người, đến nỗi sau khi đọc xong, mọi người như chiên con gặp lại mẹ sau nhiều năm lưu lạc. Nước mắt họ giàn giụa, họ tràn trề xúc cảm, và họ rất muốn lao vào vòng tay Đức Chúa Trời, khóc than nức nở, giải tỏa nỗi đau khôn tả đã chứa trong lòng họ nhiều năm, để tỏ lòng trung thành của mình với Đức Chúa Trời. Nhờ vài tháng thử luyện, họ đã trở nên hơi quá nhạy cảm, như thể họ vừa phải chịu một cơn chấn động thần kinh, như một người tàn phế đã phải nằm liệt giường nhiều năm. Để khiến họ kiên vững với niềm tin của mình vào lời Đức Chúa Trời, nhiều lần Đức Chúa Trời nhấn mạnh những lời sau: “Để công việc tiếp theo của Ta có thể thông suốt không trở ngại, mà Ta dùng sự tinh luyện của lời nói để kiểm tra những người trong nhà của Ta”. Ở đây, Đức Chúa Trời phán: “để kiểm tra những người trong nhà của Ta”; đọc kỹ chúng ta thấy rằng khi mọi người đang hành động như những kẻ phục vụ, họ vẫn là dân sự trong nhà Đức Chúa Trời. Hơn nữa, những lời này nhấn mạnh sự chân thật của Đức Chúa Trời đối với danh hiệu “dân sự của Đức Chúa Trời”, mang đến mọi người một sự giải tỏa phần nào trong lòng họ. Thế thì tại sao Đức Chúa Trời đã hết lần này đến lần khác chỉ ra nhiều biểu hiện nơi con người sau khi họ đọc lời Đức Chúa Trời, hoặc khi danh hiệu “dân sự của Đức Chúa Trời” chưa được tỏ lộ? Có phải chỉ để cho thấy Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời nhìn sâu vào lòng người không? Đây chỉ là một phần lý do – và ở đây, nó chỉ là thứ yếu. Đức Chúa Trời làm như vậy để khiến cho tất cả mọi người bị thuyết phục hoàn toàn, để mỗi người có thể, từ lời Đức Chúa Trời, biết được những thiếu sót của bản thân và biết được những khiếm khuyết trước kia của chính mình trong cuộc sống, và quan trọng hơn, để đặt nền móng cho bước công tác tiếp theo. Con người chỉ có thể cố gắng biết Đức Chúa Trời và theo đuổi việc noi gương Đức Chúa Trời dựa trên nền tảng hiểu biết chính mình. Bởi những lời này, mọi người chuyển từ tiêu cực và bị động sang tích cực và chủ động, và điều này cho phép phần công tác thứ hai của Đức Chúa Trời được bén rễ. Có thể nói rằng, với bước công tác này làm nền tảng, phần công tác thứ hai của Đức Chúa Trời trở thành chuyện đơn giản, chỉ cần một chút công sức. Do đó, khi mọi người trút bỏ nỗi buồn trong lòng, và trở nên tích cực, chủ động, thì Đức Chúa Trời nhân cơ hội này đưa ra những yêu cầu khác cho dân sự của Ngài: “Lời của Ta được phát ra và bày tỏ trong mọi lúc và ở mọi nơi, thế nên các ngươi cũng nên nhận thức về mình trước Ta mỗi giờ mỗi phút. Bởi vì hôm nay không giống như trước kia, các ngươi không còn muốn là có thể làm được, mà phải dưới sự hướng dẫn của lời của Ta, có thể khuất phục bản thân, lấy lời của Ta làm cơ sở, không được hành động tùy tiện”. Ở đây, Đức Chúa Trời chủ yếu nhấn mạnh “Lời của Ta”; trong quá khứ cũng vậy, Ngài đã đề cập đến “Lời của Ta” nhiều lần, và vì thế, mỗi người không thể không chú ý một chút đến điều này. Bởi đó, phần cốt lõi trong bước công tác tiếp theo của Đức Chúa Trời được chỉ ra: Tất cả mọi người đều phải hướng sự chú ý đến lời Đức Chúa Trời, và không được có bất kỳ tình yêu nào khác. Tất cả đều phải nâng niu những lời được phán từ miệng Đức Chúa Trời, và không được coi nhẹ chúng; nhờ thế mà những tình cảnh trước đây trong hội thánh sẽ chấm dứt, khi một người đọc lời Đức Chúa Trời và nhiều người nói amen và vâng phục. Lúc đó, mọi người đã không biết những lời của Đức Chúa Trời, mà xem chúng là vũ khí tự vệ. Để đảo ngược điều này, Đức Chúa Trời đưa ra những yêu cầu mới, cao hơn trên đất dành cho con người. Để ngăn con người khỏi trở nên tiêu cực và thụ động sau khi thấy những tiêu chuẩn cao và yêu cầu nghiêm ngặt của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời khích lệ con người nhiều lần bằng cách phán: “Bởi đã xảy ra tình cảnh ngày hôm nay, các ngươi cũng không cần quá đau lòng, hối tiếc cho tất cả những gì đã làm trong quá khứ, lòng độ lượng của Ta mênh mông như trời bể, lẽ nào con người có thể làm đến mức nào, có thể nhận thức về Ta đến đâu, Ta lại còn không nắm rõ như trong lòng bàn tay ư?”. Những lời tha thiết và chân thành này đột nhiên mở mang tâm trí mọi người, và lập tức đưa họ từ tuyệt vọng với tình yêu dành cho Đức Chúa Trời trở nên tích cực và chủ động, bởi Đức Chúa Trời phán bằng cách nắm bắt sự yếu đuối trong lòng con người. Tự lúc nào không hay, mọi người luôn cảm thấy hổ thẹn trước Đức Chúa Trời bởi những hành động trong quá khứ của họ, và họ bày tỏ sự ăn năn hết lần này đến lần khác. Do đó, Đức Chúa Trời mặc khải những lời này đặc biệt tự nhiên và bình thường, để mọi người không cảm thấy lời Đức Chúa Trời cứng nhắc và tẻ nhạt, mà vừa nghiêm khắc vừa mềm mỏng, và sống động như thật.

Từ khi sáng thế đến nay, Đức Chúa Trời đã âm thầm sắp đặt mọi thứ cho con người từ cõi tâm linh, và chưa bao giờ mô tả sự thật của cõi tâm linh cho con người. Ấy thế mà hôm nay, Đức Chúa Trời đột nhiên nói về tình hình chung của cuộc chiến đang diễn ra ác liệt trong đó, điều tự nhiên khiến con người vò đầu bứt tai, cảm nhận sâu hơn rằng Đức Chúa Trời thật sâu nhiệm và không thể dò lường, và khiến họ càng khó định vị nguồn gốc của lời Đức Chúa Trời hơn. Có thể nói rằng tình trạng dàn trận của cõi tâm linh đưa tất cả mọi người đi vào tâm linh. Đây là phần quan trọng đầu tiên trong công tác tương lai, và là manh mối cho phép con người bước vào lĩnh vực thuộc linh. Từ đây, có thể thấy rằng bước công tác tiếp theo của Đức Chúa Trời chủ yếu nhắm tới tâm linh, mục tiêu chính là cho tất cả mọi người hiểu biết nhiều hơn về những việc làm kỳ diệu của Thần Đức Chúa Trời trong xác thịt, từ đó cho tất cả những ai trung thành với Đức Chúa Trời hiểu biết nhiều hơn về sự ngu ngốc và bản tính của Sa-tan. Mặc dù họ không được sinh ra trong cõi thuộc linh, nhưng họ cảm thấy như thể đã trông thấy Sa-tan, và một khi họ có cảm giác này, Đức Chúa Trời lập tức đổi sang cách nói khác – và một khi con người đã đạt được cách nghĩ này, Đức Chúa Trời hỏi: “Vì sao Ta phải gấp rút huấn luyện các ngươi? Vì sao Ta phải cho các ngươi biết tình hình thực sự của cõi tâm linh? Vì sao Ta luôn phải nhắc nhở và khuyến khích các ngươi?” vân vân – cả một loạt câu hỏi gợi lên nhiều thắc mắc trong tâm trí mọi người: Tại sao Đức Chúa Trời phán với giọng điệu này? Tại sao Ngài phán về những vấn đề của lĩnh vực thuộc linh, và không phán về những đòi hỏi của Ngài đối với con người trong thời gian xây dựng hội thánh? Tại sao Đức Chúa Trời không đánh vào những quan niệm của con người bằng cách tỏ lộ những mầu nhiệm? Chỉ cần suy nghĩ kỹ hơn một chút, con người đạt được một chút kiến thức về những bước công tác của Đức Chúa Trời, và do đó, khi họ đối mặt với những thử thách trong tương lai, trong họ sinh ra một cảm giác ghê tởm Sa-tan thật sự. Và kể cả khi họ gặp những sự thử luyện trong tương lai, họ vẫn có thể biết Đức Chúa Trời và khinh ghét Sa-tan sâu sắc hơn, và bởi đó rủa sả Sa-tan.

Cuối cùng, ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ được tỏ lộ hoàn toàn với con người: “để mỗi lời của Ta có thể bắt rễ, nở hoa và kết trái trong tâm của các ngươi, quan trọng hơn là có thể đơm nhiều trái. Bởi thứ Ta cần không phải là những đóa hoa sặc sỡ và tươi tốt, mà là trái đầy trĩu trịt, đồng thời không phải là thứ biến chất”. Trong số những yêu cầu lặp lại của Đức Chúa Trời đối với dân sự của Ngài, đây là yêu cầu toàn diện nhất trong tất cả, là điểm chính yếu, và được thẳng thắn đưa ra. Ta đã chuyển từ làm việc trong nhân tính bình thường sang làm việc trong thần tính hoàn toàn; do đó, trong quá khứ, trong những lời dễ hiểu của Ta, Ta không cần thêm bất kỳ giải thích bổ sung nào, và hầu hết mọi người đều có thể hiểu ý nghĩa của lời Ta. Vậy nên, lúc đó chỉ cần mọi người biết lời Ta và có khả năng nói về tính hiện thực. Tuy nhiên, bước này thì rất khác. Thần tính của Ta đã hoàn toàn tiếp quản, và không còn chỗ cho nhân tính đóng vai trò. Do đó, nếu những người trong số dân sự của Ta muốn hiểu ý nghĩa thật của lời Ta, thì họ gặp khó khăn vô cùng. Chỉ thông qua những lời phán của Ta, họ mới có thể đạt được sự khai sáng và soi sáng, và nếu không thông qua kênh này, thì bất kỳ ý nghĩ nào về việc nắm bắt mục tiêu của lời Ta đều là những mơ mộng hão huyền vu vơ. Khi tất cả mọi người hiểu biết nhiều hơn về Ta sau khi chấp nhận những lời phán của Ta là khi dân sự của Ta sống thể hiện ra Ta, đó là khi công tác trong xác thịt của Ta được hoàn tất, và là khi thần tính của Ta được sống trọn hoàn toàn trong xác thịt. Vào lúc này, tất cả mọi người sẽ biết Ta trong xác thịt, và sẽ thật sự có thể nói rằng Đức Chúa Trời xuất hiện trong xác thịt, và đây sẽ là thành quả. Điều này càng cho thấy Đức Chúa Trời đã phát chán việc xây dựng hội thánh – nghĩa là: “những bông hoa trong nhà kính mặc dù nhiều vô số kể và thu hút mọi du khách, nhưng khi hoa tàn, lại càng tan tác vô cùng giống như quỷ kế của Sa-tan, chẳng ai đoái hoài đến”. Mặc dù Đức Chúa Trời cũng đã đích thân công tác trong thời gian xây dựng hội thánh, nhưng bởi Ngài là Đức Chúa Trời luôn mới và không bao giờ cũ, nên Ngài không có hoài niệm về những vấn đề của quá khứ. Để ngăn con người nghĩ về quá khứ, Ngài đã dùng những lời “lại càng tan tác vô cùng giống như quỷ kế của Sa-tan”, điều cho thấy Đức Chúa Trời không tuân theo học thuyết. Một số người có thể diễn dịch sai ý muốn của Đức Chúa Trời, và hỏi: Vì đó là công tác được thực hiện bởi chính Đức Chúa Trời, vậy tại sao Ngài phán “nhưng khi hoa tàn, chẳng ai đoái hoài đến”? Những lời này cho con người một sự mặc khải. Điều quan trọng nhất là chúng cho phép tất cả mọi người có một xuất phát điểm mới và đúng đắn; chỉ khi đó họ mới có thể đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, dân sự của Đức Chúa Trời sẽ có thể dâng lời ngợi khen thật đến Đức Chúa Trời, không gượng ép, và đến từ tấm lòng họ. Đây là những gì thuộc trọng tâm của kế hoạch quản lý 6.000 năm của Đức Chúa Trời. Nghĩa là, đây là sự kết tinh của kế hoạch quản lý 6.000 năm này: để cho tất cả mọi người biết ý nghĩa sự nhập thể của Đức Chúa Trời – để họ thực sự biết Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, nghĩa là, những việc làm của Đức Chúa Trời trong xác thịt – hầu cho họ phủ nhận Đức Chúa Trời mơ hồ, và biết Đức Chúa Trời của hôm nay và cũng là của hôm qua, và hơn thế nữa, của ngày mai, là Đấng đã thật sự và thực tế hiện hữu từ trước vô cùng cho đến đời đời. Chỉ khi ấy Đức Chúa Trời mới bước vào sự nghỉ ngơi!

Trước: Chương 1

Tiếp theo: Chương 4

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger