Cách mưu cầu lẽ thật (4)

Tin Đức Chúa Trời nhiều năm như vậy, các ngươi có cảm thấy những con người và sự việc xung quanh, cũng như hoàn cảnh của thế giới bên ngoài đang liên tục xảy ra sự thay đổi, đặc biệt là mấy năm gần đây, các ngươi có phát hiện sự thay đổi lớn không? (Thưa, có phát hiện.) Các ngươi phát hiện được sự thật này. Vậy các ngươi đạt được kết luận gì? (Thưa, công tác của Đức Chúa Trời sắp kết thúc rồi.) Đúng vậy, đúng là công tác của Đức Chúa Trời sắp kết thúc rồi, con người, sự việc, sự vật và hoàn cảnh xung quanh đều đang liên tục xảy ra sự thay đổi. Ví dụ, vốn dĩ trong nhóm này có mười người, sau đó chỉ còn lại tám người, vậy hai người còn lại thì sao? Một người bị đuổi đi, người còn lại bị cách chức. Các loại người khác nhau trong giáo hội đều đang liên tục xảy ra sự thay đổi, liên tục bị tỏ lộ. Những người lúc ban đầu trông có vẻ rất nhiệt tình, sau một thời gian thì đột nhiên yếu đuối, tiêu cực đến nỗi không vực dậy được nữa. Nhiệt tình, tinh thần nhiệt huyết ban đầu, thứ gọi là lòng trung thành ban đầu đều không còn nữa, ý chí chịu khổ cũng không còn nữa, một chút hứng thú đối với Đức Chúa Trời cũng không còn, đột nhiên giống như trở thành một người hoàn toàn khác, cũng không rõ đã xảy ra chuyện gì. Hoàn cảnh xung quanh cũng đang liên tục xảy ra sự thay đổi, vậy hoàn cảnh đó đã xảy ra những sự thay đổi gì? Ở một vài nơi, hoàn cảnh tồi tệ và sự bách hại nghiêm trọng, không nhóm họp được, cũng không thể liên lạc với các anh chị em được. Cũng có một vài nơi, hoàn cảnh tốt hơn một chút, an toàn hơn một chút. Lại có một vài nơi khác, hoàn cảnh để thực hiện bổn phận và điều kiện sinh hoạtcó phần tốt hơn một chút, yên tĩnh và ổn định hơn một chút so với trước đây, con người xung quanh so với trước đây cũng tốt hơn nhiều; đều là người thật lòng dâng mình cho Đức Chúa Trời, số người có thể chịu khổ và trả giá cũng nhiều hơn một chút, các hạng mục công tác cũng tiến triển tương đối thuận lợi hơn một chút, hiệu suất công tác cũng cao hơn một chút, thành quả cũng như hiệu quả nhìn thấy được cũng có vẻ lạc quan hơn và khiến người ta hài lòng hơn. Ngoài ra, các phương án hay hình thức, các phương thức hay phương pháp thực hiện các hạng mục công tác cũng không ngừng được cải tiến. Tóm lại nghĩa là khi con người thấy những con người, sự vật, sự việc tiêu cực và phản diện không ngừng xuất hiện, thì dĩ nhiên, những con người, sự vật, sự việc tốt, chính diện và tích cực cũng không ngừng xuất hiện. Con người được sinh ra trong hoàn cảnh xã hội như vậy, trong quá trình những sự việc, sự vật chính diện và phản diện không ngừng luân phiên và thay đổi, thật ra đến cuối cùng, người được lợi là những người thiết tha muốn Đức Chúa Trời, mưu cầu lẽ thật, khát khao lẽ thật, là những người hướng về ánh sáng và chính nghĩa. Còn những người không mưu cầu lẽ thật, cam tâm sa đọa, chán ghét lẽ thật, thì trong những mối quan hệ với những con người, sự việc, sự vật khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau, sẽ bị tỏ lộ, bị đào thải và vứt bỏ. Với sự tỏ lộ của các loại hoàn cảnh, con người, sự việc, và sự xuất hiện không ngừng của các loại hoàn cảnh mới, con người mới, sự việc mới, ý của Đức Chúa Trời là gì? Tin Đức Chúa Trời nhiều năm như vậy, các ngươi có lĩnh hội được gì hay không? Ít nhất, các ngươi có cảm giác được rằng những chuyện này đều do Đức Chúa Trời sắp đặt, trước nay đều do Đức Chúa Trời dẫn dắt hay không? (Thưa, có.) Mục đích và ý nghĩa trong việc Đức Chúa Trời làm tất cả những điều này, chính là để những người theo Ngài có thể rút ra bài học, nâng cao kiến thức và sự từng trải, từ đó dần dần bước vào thực tế lẽ thật. Bản thân các ngươi đã đạt đến hiệu quả này chưa? Bất kể công tác bận rộn đến đâu, hoàn cảnh tốt hay tệ thế nào, thì tôn chỉ trong đức tin vào Đức Chúa Trời của con người là mưu cầu lẽ thật không thể thay đổi. Không thể vì bận rộn công tác, bận rộn sự vụ hay vì né tránh hoàn cảnh tồi tệ mà quên việc mưu cầu lẽ thật, quên rằng tất cả những hoàn cảnh này đều là do Đức Chúa Trời sắp đặt, quên rằng ý của Ngài là làm cho con người từ trong các hoàn cảnh khác nhau mà rút ra bài học, đạt đến biết cách phân định đủ loại con người, sự việc, sự vật, có thể hiểu được lẽ thật, nâng cao kiến thức, đạt đến nhận biết Đức Chúa Trời. Liệu bản thân các ngươi đã đạt được những hiệu quả này chưa, chuyện này các ngươi đều nên nghiêm túc tổng kết đi.

Trong những năm gần đây, công tác của hội thánh vô cùng bận rộn, vì thế nhân sự trong các nhóm được điều động, điều chỉnh, cũng như tỏ lộ, đào thải và thanh lọc tương đối thường xuyên. Trong quá trình thực hiện những công tác này, sự điều động nhân sự là lớn nhất và phạm vi cũng rộng nhất, nhưng cho dù điều động thế nào, biến động thế nào, thì với những người thật lòng tin Đức Chúa Trời, thật lòng muốn Đức Chúa Trời, ý chí mưu cầu lẽ thật của họ không thay đổi, nguyện vọng mưu cầu được cứu rỗi của họ không thay đổi, đức tin của họ vào Đức Chúa Trời cũng không hề giảm, họ luôn phát triển theo chiều hướng tốt hơn và vẫn kiên trì thực hiện bổn phận cho đến ngày hôm nay. Có những người còn tốt hơn một chút, trải qua việc điều chỉnh liên tục, họ tìm được vị trí phù hợp, học biết cách tìm kiếm các nguyên tắc và thực hiện bổn phận. Còn về phần những người không mưu cầu lẽ thật, không yêu thích những điều tích cực, chán ghét lẽ thật, biểu hiện của họ lại không tốt cho lắm. Có một số người hiện nay vẫn miễn cưỡng ra sức thực hiện bổn phận, nhưng thực ra tình hình bên trong họ đã rối tinh rối mù, họ đã chán nản và tiêu cực đến một mức độ nhất định rồi, nhưng họ vẫn không rời khỏi. Bề ngoài, họ vẫn đang tin Đức Chúa Trời, vẫn đang thực hiện bổn phận, nhưng thực ra lòng họ đã thay đổi, họ đã xa cách và từ bỏ Đức Chúa Trời rồi. Có người đã tìm bạn đời, về nhà chung sống cùng nhau, nói rằng: “Tôi không thể phí hoài tuổi trẻ, tuổi trẻ chỉ có một lần trong đời, tuyệt đối không thể sống uổng phí! Trong lòng tôi cũng tin rằng có Đức Chúa Trời, nhưng tôi không thể ngốc như các anh chị, vì mưu cầu lẽ thật mà mất đi tuổi trẻ, nếu cần kết hôn tôi sẽ kết hôn, cần sống cuộc đời mình tôi sẽ sống. Đời người rất ngắn ngủi, tuổi trẻ chỉ có vài năm như thế, chớp mắt là hết, tôi không thể phí hoài tuổi trẻ của mình ở đây được. Nhân lúc khoảng thời gian tuổi trẻ còn chưa qua đi, tôi vẫn có thể ung dung tự tại và sống vui vẻ thêm vài năm nữa”. Có người tiếp tục mưu cầu ước mơ trở nên giàu có. Có người tiếp tục mưu cầu con đường làm quan và thực hiện giấc mộng đẹp làm quan, thành quan lớn. Có người mưu cầu con đàn cháu đống, nên họ lấy vợ sinh con. Có người tin Đức Chúa Trời và bị truy bắt, bị bách hại trong nhiều năm, đến khi thân thể yếu ớt và bệnh tật, họ vứt bỏ việc thực hiện bổn phận và về nhà dưỡng già. Tình huống của mỗi người mỗi khác. Có người tự động rời đi và bị xóa tên khỏi danh sách, có người là người không tin và bị thanh trừ, có người làm nhiều việc ác và bị khai trừ. Điều gì ẩn giấu trong xương tủy của những người này? Thực chất của họ là gì? Các ngươi có nhìn thấu được không? Có phải mỗi lần câu chuyện của những người này truyền tới tai ngươi, các ngươi đều kích động sâu sắc hay không? “Sao anh ấy có thể có kết quả như vậy? Sao anh ấy lại rơi vào kết cục như vậy? Trước đây anh ấy không như vậy, trước đây anh ấy rất tốt, con người sao có thể thay đổi nhanh như vậy?”. Những chuyện này, ngươi nghĩ mãi cũng không thông, cũng không hiểu. Ngươi suy nghĩ một quãng thời gian, nghiền ngẫm rằng “Người này không yêu thích những điều tích cực và là người không tin”. Sau một quãng thời gian, những việc mà loại người đó làm, biểu hiện, hành vi của họ, cũng như một số lời nói, ngôn luận mà họ nói, sự mưu cầu của họ mờ dần trong tâm trí của ngươi, mờ dần giữa mọi người, sau đó ngươi sẽ quên những điều này và dần dần không còn cảm giác gì về chúng nữa. Khi những con người, sự vật hay sự việc đó xuất hiện lần nữa, ngươi lại cảm thấy rằng: “Ôi, thật không thể tin được, sao anh ấy có thể như vậy? Trước đây anh ấy không như vậy. Tôi thật nghĩ không thông”. Vẫn là cảm giác đó, vẫn là nhận thức đó. Các ngươi nói xem, những người này bị tỏ lộ, bị đào thải có phải rất đáng tiếc không? (Thưa, không đáng tiếc.) Các ngươi không lưu luyến những người này sao? (Thưa, không lưu luyến.) Không bất bình cho những người này sao? (Thưa, không.) Vậy thì lòng các ngươi quá tàn nhẫn, sao lại không có lòng đồng cảm với người ta? Người ta rời xa hội thánh, sao các ngươi không bất bình cho người ta, đồng cảm một chút, thương xót một chút? Sao không thương xót họ? Đây không phải là không có lòng đồng cảm sao? Đây không phải là lòng dạ tàn nhẫn sao? (Thưa, không phải.) Ngươi nói xem nhà Đức Chúa Trời xử lý họ như vậy có thích hợp không? (Thưa, thích hợp.) Thích hợp thế nào? Nói xem. (Thưa, những người này đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm như vậy, đã nghe nhiều lẽ thật như vậy, thế mà vào thời điểm đó lại có thể những biểu hiện này, có thể phản bội Đức Chúa Trời, rời xa Đức Chúa Trời. Người như thế chính là người không tin, không đáng để thương hại, không đáng để lưu luyến.) Lúc bắt đầu tin Đức Chúa Trời thì lòng họ đầy nhiệt tình, bỏ lại gia đình, vứt bỏ công việc, còn có thể thường xuyên dâng cúng, có thể đảm đương một số công tác nguy hiểm cho nhà Đức Chúa Trời. Nhìn kiểu gì cũng là thật lòng dâng mình cho Đức Chúa Trời, sao hiện tại lại biến thành như thế này? Có phải ban đầu Đức Chúa Trời không thích họ, chỉ lợi dụng họ thôi không? (Thưa, không phải.) Đức Chúa Trời đối đãi với ai cũng công bằng, bình đẳng, với ai cũng cho cơ hội như nhau. Họ cũng sống đời sống hội thánh, ăn uống lời Đức Chúa Trời, sống dưới sự cung ứng, chăm tưới, nuôi dưỡng của Đức Chúa Trời, tại sao họ lại thay đổi nhiều đến vậy? Biểu hiện của họ lúc mới bắt đầu tin Đức Chúa Trời tới cuối cùng thật giống như của hai người khác nhau, là Đức Chúa Trời khiến họ thất vọng sao? Là nhà Đức Chúa Trời, việc Đức Chúa Trời làm khiến lòng họ thất vọng đau xót sao? Là Đức Chúa Trời, lời Ngài phán, công tác Ngài làm gây tổn thương đến tôn nghiêm của họ sao? (Thưa, không phải.) Vậy thì là chuyện gì? Ai có thể nói rõ ràng được chuyện này? (Thưa, con cảm thấy những người này tin Đức Chúa Trời là do ý định được phúc lành chi phối, họ muốn được phúc lành nên mới tin Đức Chúa Trời, khi thấy không có hy vọng được phúc lành thì họ rời xa Đức Chúa Trời.) Chuyện được phúc lành không phải ở ngay trước mắt họ sao? Việc thực hiện bổn phận vẫn chưa đến thời khắc cuối cùng, sao họ lại gấp gáp như vậy? Sao đến cả chuyện này không nhìn thấu vậy? (Thưa Đức Chúa Trời, con cảm thấy những người này khi mới tin Đức Chúa Trời, họ dựa vào sự nhiệt tình và lòng tốt của mình cũng có thể làm một vài việc, nhưng hiện tại, nhà Đức Chúa Trời càng ngày càng nghiêm túc với các hạnh mục công tác, yêu cầu con người làm việc tuân theo nguyên tắc lẽ thật, những người này không tiếp nhận lẽ thật, làm bổn phận thì lúc nào cũng làm xằng làm bậy, thường xuyên bị tỉa sửa, thế là họ ngày càng cảm thấy không thể làm bừa được nữa, cuối cùng họ rời nhà Đức Chúa Trời. Con cảm thấy đây cũng là một nguyên nhân.) Không thể làm bừa được nữa, lời này có xác thựckhông? (Thưa, có.) Không thể làm bừa được nữa, đây là nói đến những người bừa bãi. Có những người khi tới tin Đức Chúa Trời thì không bừa bãi, khá là nghiêm túc, đối đãi chuyện này cũng khá nghiêm túc, sao họ lại không thể tiếp tục kiên trì? (Thưa, vì bản tính những người này là không yêu thích lẽ thật, họ tới tin Đức Chúa Trời là để được phúc lành. Họ thấy nhà Đức Chúa Trời luôn giảng lẽ thật, mà họ thì chán ghét lẽ thật, chống đối lẽ thật, ngày càng không sẵn lòng nhóm họp, không sẵn lòng nghe giảng đạo, cho nên bị tỏ lộ như vậy.) Một tình huống là vậy, người như thế này khá nhiều. Lại có một số người luôn qua loa chiếu lệ khi làm bổn phận, cho dù làm bổn phận gì cũng làm không tốt, làm không được, không phải là họ không có năng lực, không phải là tố chất của họ không đủ, mà là vì họ không nghe lời, không căn cứ theo yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời mà làm, lúc nào cũng làm theo tính khí của mình, cuối cùng làm xằng làm bậy, gây ra sự quấy nhiễu và gián đoạn, được tỉa sửa thế nào cũng không hối cải, thế là bị đuổi đi. Những người bị đuổi đi này, tâm tính của họ đặc biệt tồi tệ, nhân tính thì kiêu ngạo, đi đến đâu cũng muốn là người có tiếng nói quyết định, chẳng xem ai ra gì, hoành hành ngang ngược, cuối cùng bị thanh lọc ra ngoài. Có người sau khi bị cách chức, đào thải, thì cảm thấy đến đâu cũng không thể suôn sẻ, không còn ai xem trọng mình, để ý đến mình, không thể được người khác coi trọng, bản thân cũng không thể có tiếng nói quyết định, không đạt được những gì mình muốn, hy vọng đạt được địa vị cũng không còn, chuyện được phúc lành lại càng khó nói, thế là họ cảm thấy việc lăn lộn trong hội thánh không có hy vọng, chẳng thích thú chút nào, vậy là họ chọn rời khỏi. Dạng người như vậy cũng không ít.

Lại có một nhóm người, nguyên nhân khiến họ rời đi cũng giống với đa số người bị đào thải. Nhóm người này, cho dù đã tin Đức Chúa Trời bao lâu, thì khi ở trong nhà Đức Chúa Trời, những gì họ trải nghiệm và nhìn thấy chỉ là nhà lúc Đức Chúa Trời nhóm họp, khi nào cũng đọc lời Đức Chúa Trời, khi nào cũng thông công về lẽ thật, khi nào cũng nói về việc biết mình, thực hành lẽ thật, nói về việc tiếp nhận sự phán xét và hình phạt, tiếp nhận sự tỉa sửa, nói về việc căn cứ nguyên tắc thực hành mà làm bổn phận, nói về việc thay đổi tâm tính và thoát khỏi tâm tính bại hoại. Nội dung về công tác của Đức Chúa Trời, bất kể là được thông công trong đời sống hội thánh, hay là do Bề trên thông công và giảng đạo, thì đều là lẽ thật, đều là lời Đức Chúa Trời, đều là điều tích cực, thế mà những người này chẳng hề tiếp nhận lẽ thật chút nào. Họ tin Đức Chúa Trời vốn là để được phúc lành, là để đầu cơ. Từ thực chất bản tính của họ mà nói, thì họ không những không yêu thích những điều tích cực, không yêu thích lẽ thật, mà điều nghiêm trọng nhất chính là họ cực kỳ ác cảm, thù địch những điều tích cực và lẽ thật. Vì vậy, nhà Đức Chúa Trời càng thông công lẽ thật, càng nói về việc thực hành lẽ thật, mưu cầu lẽ thật và làm việc theo nguyên tắc, thì trong lòng họ càng cảm thấy bất an, ác cảm, không sẵn lòng nghe. Các ngươi nói xem, họ thích nghe những gì? Các ngươi có biết không? (Thưa, họ thích nghe chủ đề đích đến, được phúc lành, thích nghe về chuyện công tác mở rộng phúc âm đạt đến mức độ chưa từng có.) Đó là nội dung mà họ muốn nghe. Họ còn thích hô hào khẩu hiệu, nói đạo lý, nói về thần học, lý luận, lẽ mầu nhiệm, thỉnh thoảng họ lại nói về việc lúc nào thì công tác của Đức Chúa Trời kết thúc, lúc nào thì những tai họa lớn đến, đích đến của nhân loại sẽ thế nào, khi tai họa lớn xảy đến thì thế lực tà ác sẽ dần dần bị hủy diệt, Đức Chúa Trời sẽ lại làm một vài dấu kỳ và phép lạ, thế lực và quy mô của nhà Đức Chúa Trời sẽ liên tục vươn rộng, liên tục lớn mạnh và họ cũng sẽ diễu võ giương oai theo. Ngoài ra, điều quan trọng nhất đối với họ chính là khi ở trong nhà Đức Chúa Trời, họ liên tục được đề bạt, được sử dụng, như thế họ có thể ở bừa trong nhà Đức Chúa Trời một thời gian. Trong thời gian họ ở bừa trong nhà Đức Chúa Trời, việc Đức Chúa Trời làm và công tác của nhà Đức Chúa Trời đều chẳng hề như họ mong muốn, mọi thứ họ nghe thấy, nhìn thấy đều là những chuyện liên quan đến lẽ thật, vì vậy từ nội tâm họ mà nói, thì họ cực kỳ chán ghét, không có hứng thú gì với đời sống hội thánh, họ ngồi không yên, chẳng nán lại nổi, cảm thấy bị giày vò vô cùng. Có những người viện cớ, tìm nguyên nhân, tìm lý do thoái thác và tìm biện pháp để rời khỏi hội thánh. Họ nói: “Tôi sẽ làm một chút việc ác, giải phóng một chút sự tiêu cực, làm một chút việc xấu, thế là hội thánh sẽ thanh trừ tôi, khai trừ tôi, rồi tôi có thể danh chính ngôn thuận rời khỏi đây”. Lại có những người nhân cơ hội ra ngoài đăng ký nhận dạng, sau khi giao lại sách lời Đức Chúa Trời, thu thập hành lý xong xuôi liền rời khỏi, thậm chí chẳng chào một tiếng. Những người này chẳng khác nào lưu manh côn đồ, dâm phụ kỹ nữ, họ hành động khác với người bình thường. Những gì Phụ nữ đoan chính và người bình thường nghĩ trong lòng và những gì họ nói trong đám đông đều là những chuyện đứng đắn về cách sống cuộc sống của mình. Làm sao để sống cho tốt, để cho già trẻ trong nhà đều được ăn ngon, mặc đẹp, có chỗ ở tốt, làm sao để nuôi dưỡng con cái trưởng thành nên người, khiến con cái đi theo con đường đúng đắn, đây là những chuyện mà lòng họ nghĩ đến. Còn loại lưu manh côn đồ, dâm phụ kỹ nữ thì chẳng hề nghĩ những chuyện này, nếu ngươi nói những chuyện đứng đắn đó với họ, thì trong lòng họ sẽ thấy ngươi phiền phức, họ sẽ căm ghét ngươi, cách xa ngươi. Vậy họ nghĩ về những chuyện gì? Có phải là luôn nghĩ đến chuyện ăn uống vui chơi không? (Thưa, phải.) Luôn nghĩ đến chuyện ăn uống vui chơi, luôn nghĩ đến chuyện dâm dục, họ đem những chuyện đó mà nói với những người bình thường thì người bình thường chẳng thèm nói với họ. Họ và những người bình thường là hai loại người khác nhau, không có tiếng nói chung, không nói chuyện với nhau được. Những chủ đề mà người bình thường nói thì không có trong lòng họ, họ không chứa nổi, không sẵn lòng nghe, họ cảm thấy sống như thế thì quá bạc đãi bản thân, sống như thế chẳng phóng khoáng, chẳng tự do, ngày nào cũng trang điểm đẹp đẽ để quyến rũ người khác giới, sống như thế vui sướng biết bao, phóng khoáng biết bao, cuộc đời như thế hoàn mỹ biết bao! Những người rời khỏi hội thánh này vốn ngưỡng mộ cuộc sống của người ngoại đạo, ngưỡng mộ thú vui tội lỗi, họ cảm thấy mỗi ngày sinh hoạt như thế, sống như thế mới là vui sướng, hạnh phúc, như thế mới là không bạc đãi bản thân. Những người không tin này không khác gì loại lưu manh côn đồ, dâm phụ kỹ nữ, đều không có nhân tính bình thường, không phải là con người bình thường. Ngươi bảo họ làm chút việc tích cực thì họ tuyệt đối không làm, bởi vì trong xương tủy của họ, trong thực chất bản tính của họ không yêu thích những điều tích cực, chán ghét lẽ thật. Ngươi thấy họ làm những việc gì nào? Trong hội thánh, ở giữa các anh chị em, trong quá trình làm bổn phận, những người này làm gì? Khi làm bổn phận thì qua loa chiếu lệ, nói những điều cao vời, luôn hô hào khẩu hiệu, không thực sự làm gì cả, đây là trạng thái bình thường của họ. Làm bổn phận thì chưa bao giờ cống hiến hết sức, từ đầu đến cuối đều qua loa chiếu lệ, làm cho xong chuyện, làm cho người ta nhìn, đồng thời còn tranh danh đoạt lợi giữa mọi người. Những kẻ ác này còn có thể trừng trị người ta, đàn áp người ta. Chỗ nào có kẻ ác thì người ở đó không được sống yên ổn, ổn định. Kẻ ác ở đâu thì hỗn loạn ở đó. Kẻ ác nắm quyền thì không những công tác không có năng suất, mà còn bị ngưng trệ. Kẻ ác kiểm soát hội thánh thì người tốt bị ức hiếp, hội thánh trở nên hỗn loạn đến mức không thể chịu nổi, dân được Đức Chúa Trời chọn trở nên lãnh đạm trong đức tin, tiêu cực và yếu đuối. Bất kể kẻ ác ở đâu thì đều đóng vai trò gây nhiễu loạn và phá hoại. Biểu hiện rõ ràng nhất của kẻ ác là không vui lòng làm bổn phận, kể cả có làm bổn phận cũng qua loa chiếu lệ, không bao giờ xem trọng bổn phận, lại còn quấy nhiễu người khác làm bổn phận. Còn một điểm này nữa, kẻ ác không hề đọc lời Đức Chúa Trời, không hề cầu nguyện, không hề thông công lẽ thật với người khác, sách lời Đức Chúa Trời trong tay họ cũng chẳng hề được mở ra. Có người lại còn ngụy biện cho kẻ ác, nói rằng: “Mặc dù không đọc lời Đức Chúa Trời, nhưng họ có nghe giảng đạo mà”. Họ nghe giảng đạo mà có hiểu không? Căn bản là họ không nghiêm túc lắng nghe. Họ chẳng bao giờ xem các video và phim của nhà Đức Chúa Trời, chẳng nghe thánh ca, chẳng nghe lời chứng trải nghiệm, cũng không nghe bản thu âm các bài giảng đạo. Lúc nhóm họp thì buồn ngủ, thậm chí có người trong thời gian nhóm họp còn nghịch điện thoại, xem chương trình giải trí, còn có người xem phim người lớn. Mọi việc họ làm cả ngày chẳng có gì liên quan đến việc tin Đức Chúa Trời hay mưu cầu lẽ thật. Khi nhà Đức Chúa Trời thông công lẽ thật ngày càng chi tiết, thì sự ác cảm trong lòng họ đối với lẽ thật và những điều tích cực ngày càng được thể hiện rõ ràng, họ đứng ngồi không yên, và trong phạm vi có thể nhẫn nại của mình, họ liên tục không thấy được, cũng không chờ được đích đến, kết cục tốt đẹp và đại họa đại nạn mà họ mong mỏi. Họ không chờ được, trong lòng họ có dậy sóng không? (Thưa, có.) Dậy sóng như thế nào? Có phải trong lòng họ luôn có tính toán không? Họ chẳng bao giờ nói rằng mình sẵn sàng tiếp nhận hình phạt và sự phán xét của Đức Chúa Trời, tiếp nhận sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời, thuận phục sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời, cống hiến hết sức trong bổn phận mọi nơi mọi lúc. Tâm thái của họ là gì? Là mọi nơi mọi lúc, họ đều sẵn sàng thu thập hành lý mà đi, từ lâu họ đã sẵn sàng để ra đi, từ biệt anh chị em, vạch rõ giới hạn, cắt đứt quan hệ với anh chị em. Thời điểm họ ra đi là khi kỳ hạn mà họ nhẫn nại được đã hết, không phải như thế sao? (Thưa, phải.)

Có những người sau khi bị cách chức, đào thải, bất kể là vì nguyên nhân gì, họ vẫn có thể kiên trì làm bổn phận với hết khả năng của mình. Có những người không tìm kiếm lẽ thật chút nào, nên họ quyết định không làm bổn phận nữa, trong thời gian làm bổn phận thì họ đã thể hiện ra sự ác cảm, thiếu kiên nhẫn đối với việc làm bổn phận, luôn muốn thoát khỏi đời sống hội thánh, không muốn làm bổn phận. Những người này chẳng cảm thấy hứng thú với lẽ thật, chẳng thích sống đời sống hội thánh, cũng không vui lòng làm bổn phận, chỉ mong mỏi ngày của Đức Chúa Trời đến để được phúc lành. Hiện tại họ không thể sống bừa được, nhìn thấy tai họa ngày càng lớn, họ cảm thấy nếu còn không mưu cầu chút hưởng thụ xác thịt nữa thì sẽ hết cơ hội, thế là họ rời khỏi hội thánh mà không ngoảnh đầu lại, không chút lưu luyến. Từ thời diểm đó, họ biến mất vào trong biển người rộng lớn, bặt vô âm tín. Đây là cách những người không tin bị tỏ lộ và đào thải. Nhà Đức Chúa Trời càng thông công lẽ thật, càng yêu cầu người ta thực hành lẽ thật, bước vào thực tế, thì họ càng thêm ác cảm, không nghe lọt tai được gì, không những không tiếp nhận mà còn chống đối. Trong lòng họ sáng rõ như gương, họ biết loại người như họ không thể nào đứng vững trong nhà Đức Chúa Trời, biết bản thân không thật lòng dâng mình cho Đức Chúa Trời trong đức tin vào Ngài, khi làm bổn phận thì không làm hết sức, lúc nào cũng qua loa chiếu lệ, trong lòng thì cực kỳ ác cảm, căm ghét lẽ thật, họ cũng biết sớm muộn gì mình cũng bị đào thải, biết kết cục của họ chắc chắn sẽ là như vậy. Có phải họ đã tính toán từ sớm rằng: “Dù thế nào đi nữa, loại người như mình chắc chắn không đạt được phúc lành, chi bằng bây giờ kịp thời rời khỏi đây, về thế giới hưởng thụ vài năm, sống sung sướng vài năm, đừng bạc đãi bản thân nữa”, họ có tính toán như thế phải không? (Thưa, phải.) Con người có ý định như thế, có tính toán như thế thì có thể làm tốt bổn phận không? Không thể. Vì vậy, người như thế, cho dù đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm, thì cũng không có chút lưu luyến gì đối với Đức Chúa Trời, nhà Đức Chúa Trời, hội thánh, các anh chị em và đời sống hội thánh. Hôm nay họ nói sẽ rời đi, hôm sau đã ăn mặc như người ngoại đạo, ăn diện lộng lẫy, tô son trét phấn, ăn mặc trang điểm, lời nói cử chỉ lập tức giống hệt người ngoại đạo, hoàn toàn biến thành loại người ăn mặc kỳ dị, ngươi nhìn chẳng thuận mắt nổi, thế mà họ thì chẳng có cảm giác gì. Sao họ thay đổi nhanh như thế? (Thưa, bởi vì họ đã tính toán xong lâu rồi, bản tính của họ là như vậy.) Nói đúng rồi, họ đã tính toán xong lâu rồi, không phải họ nghĩ ra kế hoạch này mấy ngày nay, mà là họ đã quy định làm như thế lâu rồi. Từ lâu, họ đã có kế hoạch và tính toán xem họ muốn ăn uống vui chơi thế nào, làm người thế nào, sống thế nào. Họ không thích đời sống hội thánh, không thíchlàm bổn phận, không thích thông công lẽ thật, càng không thích ngày ngày nghe giảng đạo, ngày ngày nhóm họp. Họ chán ghét tận cùng đời sống hội thánh như thế, nếu không phải để được phúc lành, để có đích đến tốt đẹp, thoát khỏi tai họa lớn, thì họ đã không thể kiên trì nổi một ngày, bộ mặt thật của họ chính là như vậy. Vì thế, nếu gặp lại loại người này, các ngươi xử lý thế nào? Dùng lời dễ nghe mà khuyên nhủ họ, hỗ trợ và giúp đỡ thêm cho họ hay lưu luyến họ, dùng lòng yêu thương mà cảm hóa họ sao? Nên đối đãi với họ như thế nào? (Thưa, bảo họ đi ngay, tới thế giới ngoại đạo.) Đúng rồi, để họ về lại thế giới, không cần quan tâm làm gì. Ngươi cứ nói với họ: “Anh nghĩ xong rồi thì đến lúc đó đừng hối hận”. Họ nói: “Tôi nghĩ xong rồi, bất kể sau này gặp phải khó khăn gì tôi cũng không quay đầu, không hối hận”. Thì ngươi bảo: “Vậy thì anh đi đi, không ai cản anh. Mọi người đều vui vẻ tiễn anh đi, hy vọng anh có thể thực hiện được lý tưởng, thực hiện được nguyện vọng anh ước mơ, cũng hy vọng đến ngày anh thấy người khác được cứu rỗi thì anh không ghen tị, không hối hận. Từ biệt anh”. Như vậy có phải rất thích hợp hay không? (Thưa, phải.) Vì vậy, đối với những người này, một mặt phải thấy rõ thực chất bản tính của họ, mặt khác phải có cách đối đãi thích hợp với họ. Nếu như họ là người không tin, là người ngoại đạo, nhưng họ tự nguyện dâng sự phục vụ, cũng có thể nghe lời, thuận phục, thì dù họ không mưu cầu lẽ thật, cũng không cần làm phiền họ, không cần thanh trừ họ, cho phép họ tiếp tục phục vụ, và nếu có thể giúp đỡ được họ thì cứ giúp đỡ. Nếu như họ thậm chí không có lòng dâng sự phục vụ, bắt đầu qua loa chiếu lệ hoặc làm việc ác, thì chúng ta cũng hết tình hết nghĩa với họ rồi. Họ muốn rời đi thì để họ đi, không cần lưu luyến họ, đến lúc họ nên rời đi rồi. Dạng người này không đáng được thương xót, bởi vì họ là người không tin. Điều đáng tiếc nhất là có những người ngu xuẩn cùng cực, luôn có tình cảm riêng đối với những người bị đuổi đi này, luôn lưu luyến họ, lên tiếng vì họ, bất bình thay họ, thậm chí rơi nước mắt vì họ, cầu nguyện cho họ, van xin cho họ. Các ngươi nói xem, cách làm này thế nào? (Thưa, quá ngu xuẩn.) Ngu xuẩn như thế nào? (Thưa, những người này là người không tin, họ không tiếp nhận lẽ thật, căn bản không xứng để được cầu nguyện cho, không xứng để được lưu luyến. Chỉ có những ai được Đức Chúa Trời ban cho cơ hội, những ai có hy vọng cứu vãn, thì mới xứng để người ta rơi lệ cho, cầu nguyện cho. Còn nếu cầu nguyện cho người không tin và ma quỷ thì đúng là quá ngu muội và vô tri rồi.) Một mặt, họ không thật lòng tin có Đức Chúa Trời, họ là người không tin, mặt khác, thực chất bản tính của những người này người ngoại đạo. Ngụ ý ở đây là gì? Tức là họ không phải là con người, thực chất bản tính của họ là ma quỷ, là Sa-tan, là đối lập với Đức Chúa Trời. Đó là nhìn từ thực chất bản tính của họ. Còn có một phương diện nữa, Đức Chúa Trời tuyển chọn con người, chứ không tuyển chọn ma quỷ. Vậy các ngươi nói xem, những ma quỷ này có phải là dân được Đức Chúa Trời chọn hay không, có phải là được Đức Chúa Trời tuyển chọn hay không? (Thưa, không phải.) Họ không phải là dân được Đức Chúa Trời chọn, mà ngươi cứ luôn có vướng mắc tình cảm với họ, luôn lưu luyến họ, như vậy ngươi có ngu xuẩn hay không? Ngươi có đối lập với Đức Chúa Trời hay không? Ngươi không có tình cảm sâu nặng như thế với các anh chị em đích thực, mà lại có tình cảm sâu nặng như thế với ma quỷ, vậy thì ngươi là thứ gì đây? Ít nhất, ngươi là kẻ đần độn, ngươi nhìn nhận con người mà không căn cứ vào lời Đức Chúa Trời, ngươi làm người mà không có lập trường đúng đắn, xử lý sự việc mà không có nguyên tắc, đấy chính là kẻ đần độn. Nếu như ngươi có tình cảm với họ, cảm thấy: “Ôi trời, nhưng họ là người tốt mà, mối quan hệ giữa chúng mình rất tốt nữa! Họ với mình hợp nhau lắm, họ đã giúp đỡ cho mình nhiều! Lúc mình yếu đuối, họ đã an ủi mình rất nhiều, mình làm sai thì họ khoan dung, nhẫn nại với mình. Họ có lòng yêu thương rất lớn!”. Đó là đối với người thôi, vậy ngươi là thứ gì? Ngươi không phải là con người bại hoại bình thường sao? Vậy họ đối xử với lẽ thật thế nào, đối xử với Đức Chúa Trời, với bổn phận mà nhà Đức Chúa Trời giao cho thế nào? Sao ngươi không nhìn từ mấy phương diện này? Lúc nào cũng nhìn nhận mọi sự từ lợi ích cá nhân, nhìn nhận mọi sự dựa vào ánh mắt và tình cảm của xác thịt thì có chính xác không? (Thưa, không chính xác.) Rõ ràng là không chính xác! Không chính xác thì ngươi nên buông bỏ đi, nên thay đổi góc độ và lập trường mà nhìn nhận những người này, nên tìm lời Đức Chúa Trời để làm căn cứ mà đối đãi và xử lý họ. Đó mới là lập trường và thái độ mà dân được Đức Chúa Trời chọn nên có. Đừng có hồ đồ! Ngươi có thể thương xót người ta thì ngươi cảm thấy bản thân mình lương thiện sao? Ngươi ngu xuẩn cùng cực, một chút nguyên tắc cũng không có. Ngươi không căn cứ lời Đức Chúa Trời mà đối đãi người ta, thay vào đó ngươi đứng về phe Sa-tan, đồng cảm với Sa-tan, đồng cảm với ma quỷ, đó không phải là đồng cảm với dân được Đức Chúa Trời chọn, không phải là đồng cảm với người mà Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi, không phải là đồng cảm với những anh chị em đích thực.

Những người không tin này, không bao giờ cam lòng làm bổn phận, hễ làm bổn phận thì luôn làm theo ý mình. Có thông công lẽ thật với họ bao nhiêu đi nữa, họ cũng không tiếp nhận. Dù có hiểu chút lẽ thật, họ cũng không thực hành. Họ còn có một biểu hiện chính nữa, đó là gì? Là khi làm bổn phận thì luôn qua loa chiếu lệ, liên tục qua loa chiếu lệ, có chết cũng không chịu hối cải. Họ rất để tâm, rất nghiêm túc, rất cẩn thận, không dám có chút sơ suất nào đối với chuyện của bản thân. Về chuyện ăn mặc trang điểm của mình, địa vị, thanh danh, thể diện của mình, sự hưởng thụ xác thịt của mình, bệnh tật, tương lai, tiền đồ, chuyện dưỡng già, thậm chí chuyện lo ma chay sau khi chết họ cũng nghĩ xong rồi, nghĩ chu toàn mọi mặt rồi. Thế mà đối với chuyện làm bổn phận, thì lại không để tâm chút nào, càng đừng nói gì đến mưu cầu lẽ thật. Có người mỗi lần nhóm họp nghe giảng đạo là mệt rã rời, gà gật, thậm chí nghe thấy tiếng của Ta là thấy ác cảm, trong lòng náo động, nằm hay ngồi đều không yên ổn, vừa vươn vai vừa ngáp, vò đầu bứt tai, trông như thể con vật. Có những người nói: “Thời gian nhóm họp giảng đạo dài quá, có một số người ngồi không yên được”. Thật ra, có lúc vừa mới nhóm họp thì họ đã ngồi không yên, vừa mới nghe thì đã thấy ác cảm, cho nên họ không nghe giảng đạo, cũng không đọc lời Đức Chúa Trời. Vừa nghe thấy ai thông công lẽ thật là họ đã thấy ác cảm, nhìn thấy người ta tập trung tinh thần mà nghe thì họ thấy chán ghét. Thực chất bản tính của những người này là gì? Họ khoác lớp da người, bề ngoài là một con người, nhưng nếu lột lớp da người ra, thì họ là quỷ chứ không phải người. Đức Chúa muốn cứu thật nhiều người, sẵn lòng cho những ai có nhân tính được cứu, chứ không phải là cho ma quỷ được cứu, Đức Chúa Trời không cứu rỗi ma quỷ! Ngươi phải nhớ mãi lời này, không được quên! Hễ kẻ nào là dạng mang lớp da người mà lại có thực chất bản tính là ma quỷ, thì ngươi không được giao thiệp với họ. Nếu ngươi vẫn vương vấn họ không dứt, vẫn xum xoe, nịnh nọt họ, thì ngươi sẽ trở thành trò cười cho Sa-tan rồi, Đức Chúa Trời sẽ khinh ghét ngươi, nói rằng: “Ngươi là đồ đần độn mù quáng, chẳng nhìn thấu được người nào!”. Đức Chúa Trời không cứu rỗi ma quỷ, hiểu chưa? (Thưa, hiểu rồi.) Đức Chúa Trời không cứu rỗi ma quỷ, không tuyển chọn ma quỷ. Ma quỷ vĩnh viễn không biết yêu thích lẽ thật, cũng không biết mưu cầu lẽ thật, càng không biết thuận phục Đức Chúa Trời, vĩnh viễn cũng không biết thuận phục Đức Chúa Trời. Họ tin Đức Chúa Trời không phải vì họ yêu thích sự công chính, công bằng của Đức Chúa Trời, cũng không phải để mưu cầu được cứu rỗi. Đối với lòng kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác của Gióp, họ tỏ vẻ ác cảm, khinh thường, trong lòng tỏ vẻ đặc biệt ác cảm và chống đối những chuyện mưu cầu lẽ thật này. Nếu không tin, các ngươi cứ nhìn những người đã bị đuổi đi, bị tỏ lộ ở quanh mình mà xem, nhìn xem trong xương cốt của họ là gì, họ bàn luận chuyện gì sau lưng người ta, họ quan tâm điều gì, họ có thái độ gì đối với cuộc sống và sự sinh tồn của mình, đối với những con người sự vật, sự việc quanh mình. Hãy nhìn xem họ nói những lời nào, phát biểu quan điểm nào. Từ tất cả những biểu hiện và sự bộc lộ của họ, ngươi có thể thấy rõ rốt cuộc họ là thứ gì, thấy rõ tại sao họ có thể rời khỏi, tại sao nhà Đức Chúa Trời muốn thanh trừ họ. Đây không phải là bài học đáng để rút ra sao? (Thưa, phải.) Rút ra được bài học gì nào? Nhìn thấu được gì nào? (Thưa, học được cách phân định, nhìn thấu trong xương cốt của những người này không yêu thích lẽ thật, họ đến nhà Đức Chúa Trời chỉ để sống cho qua ngày, sớm muộn gì cũng phải bị thanh trừ đi.) Nhìn nhận như thế tức là đã rút ra được bài học rồi.

Ma quỷ và Sa-tan trong cõi thuộc linh, chán ghét lẽ thật như thế nào, căm thù lẽ thật như thế nào, ngươi có thấy được không? Ma quỷ và Sa-tan chống đối Đức Chúa Trời, báng bổ Đức Chúa Trời như thế nào, ngươi có thấy được không? Ma quỷ và Sa-tan dùng những ngôn luận, câu nói, cách làm nào để công kích Đức Chúa Trời, ngươi có thấy được không? Đức Chúa Trời bảo ma quỷ và Sa-tan làm gì, còn nó làm việc đó như thế nào và thái độ của nó ra sao, ngươi có thể thấy được không? (Thưa, không thể thấy được.) Ngươi không thể thấy được. Vì vậy, trong lòng ngươi, bất cứ điều gì Đức Chúa Trời phán đều chỉ là một loại tưởng tượng, một thứ hình ảnh, không có thật. Bởi vì ngươi chưa tận mắt nhìn thấy, nên ngươi chỉ có thể dùng trí tưởng tượng của mình để tưởng tượng ra một hình ảnh hoặc một sự thật nào đó. Nhưng khi ngươi tiếp xúc với những con quỷ sống và Sa-tan đội lốt người này, thì ngươi đã tiếp xúc thực tế với những lời nói và việc làm của ma quỷ và Sa-tan, còn có những sự thật và chứng cứ của việc chúng xét đoán Đức Chúa Trời, công kích Đức Chúa Trời, chống đối Đức Chúa Trời, và báng bổ Đức Chúa Trời, ngươi sẽ thấy vô cùng rõ ràng tâm tính chán ghét và căm hận lẽ thật của chúng. Sa-tan, ma quỷ trong cõi thuộc linh công kích Đức Chúa Trời như thế nào, thì những ma quỷ, Sa-tan đội lốt người này cũng công kích Đức Chúa Trời như thế, hoàn toàn giống nhau, chúng chỉ thay đổi hình thức để công kích Đức Chúa Trời, nhưng thực chất của chúng thì không thay đổi. Chúng khoác lên mình bộ da người, trở thành con người, đến để xét đoán Đức Chúa Trời, công kích Đức Chúa Trời, chống đối Đức Chúa Trời và báng bổ Đức Chúa Trời. Giống như những ma quỷ và Sa-tan trong xác thịt và những kẻ ngoại đạo này xét đoán Đức Chúa Trời, công kích Đức Chúa Trời, chống đối Đức Chúa Trời, phá hủy công tác của Đức Chúa Trời và quấy nhiễu công tác của hội thánh như thế nào, thì ma quỷ và Sa-tan trong cõi thuộc linh cũng làm như vậy. Vì vậy, khi ngươi nhìn thấy ma quỷ, Sa-tan ở thế giới con người chống đối Đức Chúa Trời như thế nào, thì cũng giống như nhìn thấy ma quỷ Sa-tan ở cõi thuộc linh chống đối Đức Chúa Trời như thế, không khác chút nào. Chúng có cùng một nguồn gốc, có cùng thực chất bản tính, nên chúng làm cùng một việc, bất kể thay đổi thành hình thức nào, chúng đều làm cùng một việc như nhau. Vì vậy, những ma quỷ và Sa-tan đội lốt người này chống đối Đức Chúa Trời, công kích Đức Chúa Trời, tỏ ra ác cảm cực độ và chống đối lẽ thật, đó là do bản tính của chúng, và chúng không kìm được. Sao lại nói rằng chúng không kìm được? Ngươi thấy chúng bên ngoài là một con người, sống cùng với những người khác, cũng ăn ba bữa một ngày, cũng học kiến thức văn hóa của con người, cũng có kỹ năng sinh tồn và phương thức sinh tồn giống như con người, nhưng linh hồn bên trong của chúng thì khác và thực chất của chúng cũng khác. Vì vậy, thực chất, căn nguyên và nguồn gốc đằng sau những quan điểm chúng có và việc chúng có thể làm ra là gì, thì chúng chính là như thế. Nếu chúng công kích Đức Chúa Trời và báng bổ Đức Chúa Trời, thì chúng là ma quỷ chứ không phải là con người. Dù chúng có khoác lên lớp da người, có nói những lời dễ nghe đến đâu, đúng đến đâu, thì thực chất bản tính của chúng vẫn là ma quỷ. Ma quỷ biết nói những lời dễ nghe để mê hoặc con người, nhưng chúng hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật, càng không thực hành lẽ thật, tuyệt đối là như vậy. Các ngươi hãy nhìn những kẻ ác, kẻ địch lại Đấng Christ, kẻ chống đối Đức Chúa Trời và phản bội Đức Chúa Trời này xem, chúng có phải là loại người này hay không? Chúng đều biết nói những lời dễ nghe nhưng không thực sự làm gì cả, chúng có thể có chút tôn trọng và nói lời dễ nghe với những người có địa vị và quyền thế, đặc biệt là lãnh đạo trực tiếp của chúng, nhưng khi đến trước mặt Đức Chúa Trời, chúng thậm chí còn không có sự tôn trọng tối thiểu đối với Đức Chúa Trời nhập thể. Nếu bảo chúng làm chút việc cho Đức Chúa Trời, chúng tuyệt đối không cam lòng, dù có làm thì cũng chỉ qua loa chiếu lệ. Tại sao chúng có thể đối xử với Đức Chúa Trời như vậy? Là lẽ thật có lỗi với chúng sao? Là Đức Chúa Trời có lỗi với chúng sao? Đức Chúa Trời có từng giao thiệp gì với chúng không? Đều không có, thậm chí còn chưa từng gặp mặt. Vậy thì tại sao loại người này lại có thể có thái độ như vậy đối với Đức Chúa Trời và lẽ thật? Chỉ có một lý do, đó là thực chất bản tính của chúng vốn dĩ là đối địch với Đức Chúa Trời, nên chúng sẽ không kìm lại được mà chế nhạo Đức Chúa Trời, báng bổ Đức Chúa Trời, trong lòng coi thường Đức Chúa Trời, xét đoán Đức Chúa Trời, công kích Đức Chúa Trời, thậm chí không kiêng dè chút nào, chuyện này do thực chất bản tính của chúng quyết định. Chúng làm điều này một cách dễ dàng, mở miệng là được, không cần suy nghĩ tìm tòi thêm, không cần để tâm, tự nhiên mà bộc lộ ra thôi. Chúng đối với mọi người, đối với những người có địa vị và những người bình thường đều có thể tôn trọng, nhưng đối với Đức Chúa Trời, đối với lẽ thật chúng lại cực kỳ coi thường. Chúng là thứ gì? (Thưa, là ma quỷ.) Đúng vậy, chúng chính là ma quỷ, không phải con người, chúng bao nhiêu tuổi cũng vậy thôi. Có một số người nói: “Có thể chúng còn nhỏ, không hiểu chuyện”. Ngươi thấy chúng còn nhỏ, không hiểu chuyện, nhưng khi bước ra ngoài thế giới và xã hội, gặp những người lớn tuổi hơn thì chúng biết cách xưng hô, chỉ khi gặp Đức Chúa Trời, chúng lại không biết xưng hô, chỉ nói "Này", "Ai đó", "Ngươi", chẳng có danh xưng gì cả. Trong xã hội, chúng biết kính già yêu trẻ, văn minh, lịch sự, nhưng khi đến trước mặt Đức Chúa Trời, chúng lại không biết nhưng chuyện này, không biết lớn nhỏ, đây là thứ gì? (Thưa, là quỷ.) Đây chính là ma quỷ, đây chính là ma quỷ điển hình! Trong xã hội bất cứ người có mặt mũi, có địa vị nào, bất cứ người nào mà chúng bội phục và thậm chí có thể kiếm chác lợi ích từ họ, thì chúng đều có thể tôn trọng và khách sáo, chỉ khi đến trước mặt Đức Chúa Trời, thì thậm chí một chút tôn trọng và khách sáo chúng cũng không có, mà chỉ có trực tiếp chống đối, coi thường không chút giấu diếm và đối đãi bằng thái độ khinh mạn. Chúng là thứ gì? Chúng chính là ma quỷ, là ma quỷ điển hình! Những kẻ không tin này, những kẻ đã lẻn vào nhà Đức Chúa Trời và bị thanh trừ, gạch tên khỏi danh sách này, 100% đều là người như vậy. Chúng đối xử với Đức Chúa Trời bằng sự chống đối và khinh mạn như vậy, thì đối với những bổn phận mà Đức Chúa Trời yêu cầu con người thực hiện, chúng càng không thèm đếm xỉa. Bất kể chúng có địa vị xã hội thế nào, trình độ học vấn ra sao, tuổi tác đã bao nhiêu hay giới tính gì, thì thực chất bản tính của chúng đều giống nhau. Trong thế giới, nếu gặp được một quan chức bảo chúng làm việc gì, thì chúng chỉ hận không thể nằm sấp xuống quỳ lạy người ta, chúng cam tâm tình nguyện làm nô tài cho người ta, không biết lấy lòng sao mới tốt. Nếu gặp được một danh nhân nào đó, hay là được tổng thống bắt tay, được tổng thống ôm, thì chúng cảm thấy quá vinh dự, có thể cả đời không rửa tay hay thay quần áo. Chúng cảm giác những danh nhân và vĩ nhân này cao hơn Đức Chúa Trời, nên trong lòng chúng có thể coi thường Đức Chúa Trời, cho dù Đức Chúa Trời đã phán lời gì hay đã làm công tác gì thì cũng không đáng nhắc đến với chúng. Chúng không những cảm thấy điều đó không đáng nhắc đến, mà còn luôn muốn chỉnh sửa, thay đổi và thêm thắt một chút ý của chúng vào lời Đức Chúa Trời để hoàn toàn phù hợp với thị hiếu của chúng, đây đều là thực chất bản tính của những người có vấn đề. Đối với loại người thuộc về ma quỷ hoặc có thực chất bản tính là ma quỷ, các ngươi nói xem, chúng ở trong nhà của Đức Chúa Trời thì có thích hợp không? (Thưa, không thích hợp.) Không thích hợp. Chúng và dân được Đức Chúa Trời chọn là hai loại khác nhau. Dân được Đức Chúa Trời chọn thuộc về Đức Chúa Trời, còn chúng thì thuộc về ma quỷ và Sa-tan.

Loại người nào tụ họp lại với nhau mới có thể được gọi là hội thánh? Nhà Đức Chúa Trời cần loại người nào, nhà Đức Chúa Trời thuộc về loại người nào? Các ngươi nói xem. (Thưa, là những người thật lòng tin Đức Chúa Trời, mưu cầu lẽ thật.) Nói như vậy thì có chút hà khắc. Theo Ta thấy, giới hạn tối thiểu, chí ít phải là người cam tâm tình nguyện phục vụ. Nói họ không yêu thích lẽ thật, còn chưa bàn tới việc họ chán ghét lẽ thật, nhưng nhà Đức Chúa Trời yêu cầu làm gì thì họ làm nấy, không có ý kiến khác, có thể nghe lời, thuận phục. Nếu nói về điều kiện để mưu cầu lẽ thật, có thể có một số người cảm thấy tố chất mình kém cỏi, cũng không yêu thích hay hứng thú lắm, cảm thấy thỉnh thoảng nghe giảng đạo một chút cũng được. Có những lúc nghe giảng đạo mà họ ngủ gục, lúc tỉnh dậy thì nghĩ: “Mình vừa nghe gì vậy nhỉ? Quên cả rồi, đi làm việc thôi, chúng ta làm việc cho tốt là được”. Họ không cứng đầu, không gây rối, bất kể được sắp xếp việc gì, họ cũng đều làm cho tốt, có tinh thần chân thành, như một con bò già, chỉ cần chủ nhân bảo làm việc, dù là kéo cối xay, kéo cày, cày ruộng, kéo xe, thì đều có tinh thần chân thành, không gây rối, lúc nào cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ. Họ nghĩ gì? Nghĩ rằng: “Mình được bảo mình là kẻ phục vụ, thì mình sẽ phục vụ. Người như mình cũng chẳng đáng giá, chỉ là một kẻ tiện nhân, nhờ mình phục vụ mà Đức Chúa Trời nâng cao mình, có gì oan ức đâu”. Ngươi xem, thái độ của họ là vậy. Người như vậy nên được giữ lại trong nhà Đức Chúa Trời. Dù họ có một vài khuyết điểm, thiếu sót, thói xấu hoặc tố chất kém, ngu muội, thì Ta đều có thể nhẫn nại, bao dung, không xem đó là vấn đề và cho họ cơ hội. Cho họ cơ hội gì? Cho họ cơ hội phục vụ hay cơ hội được rỗi? Đương nhiên là cho cả hai. Là một loài thọ tạo, họ cam lòng phục vụ Đức Chúa Trời, sẵn lòng phục vụ trong nhà Đức Chúa Trời, đó là quyền lợi của họ. Ngoài ra, họ có dạng tấm lòng này thì họ nên có cơ hội được cứu rỗi. Lại có người nói: “Nhưng họ không mưu cầu được cứu rỗi!”. Họ không mưu cầu là việc của họ, nhưng tối thiểu, người như loại người này có thể được trời cho cơ hội được cứu rỗi, có cơ hội được cứu rỗi. Có cơ hội nghĩa là gì? Nghĩa là tố chất họ kém, có chút ngu muội, khi làm bổn phận thì không đảm đương được những công tác quá lớn, quá quan trọng, chỉ làm được bổn phận bình thường. Trong nhà Đức Chúa Trời, họ không đóng vai trò quan trọng nào, trong thời gian Đức Chúa Trời mở rộng công tác, họ không đảm đương công tác quan trọng nào, không có cống hiến quan trọng nào, nhưng vì họ có tấm lòng tự nguyện phục vụ cho Đức Chúa Trời, nên họ tự mình đạt được cơ hội được cứu rỗi, đây chính là tự mình đạt được. Đức Chúa Trời đối với ai cũng ban cho nhiều cơ hội. Đức Chúa Trời đối đãi với con người có công bằng không? (Thưa, công bằng.) Vì cho dù họ có yếu đuối thế nào, tố chất kém thế nào, ngu muội thế nào, thì họ cũng là thành viên trong nhân loại bại hoại bình thường, chỉ là sự mưu cầu cá nhân của họ không tích cực đến thế, nhưng trên tư cách một con người thì họ vẫn đúng. Cuối cùng, bất kể họ có thể đạt được lẽ thật hay không, có thể đạt đến được cứu rỗi hay không, thì tóm lại trong mắt Đức Chúa Trời, Ngài vẫn ân đãi họ, để họ được ơn trời cho, bởi vì loại người này so với với những người không tin và ma quỷ đối địch với Đức Chúa Trời, là hai loại hoàn toàn khác nhau, có thực chất khác nhau. Một loại là ma quỷ và kẻ thù của Đức Chúa Trời, còn một loại chỉ mưu cầu phục vụ và hài lòng với việc phục vụ, trong lòng họ không có sự chống đối với Đức Chúa Trời, không bao giờ chủ động công kích, xét đoán, báng bổ Đức Chúa Trời, họ có thái độ tích cực và chính diện đối với Đức Chúa Trời, tự nguyện phục vụ Đức Chúa Trời, bất kể có thể được cứu rỗi hay không. Lại có những người tốt hơn một chút, trong giai đoạn phục vụ có thể cố hết sức có thể mà thực hành một vài lẽ thật, chủ động và tích cực tìm kiếm một vài nguyên tắc lẽ thật, cố gắng không vi phạm nguyên tắc. Với người có lòng như thế, có thái độ như thế, có thể nói là Đức Chúa Trời ân đãi họ, không đối xử thiên vị với họ, không vứt bỏ họ, mà liên tục cho họ cơ hội. Đến lúc công tác của Đức Chúa Trời kết thúc, nếu họ đạt đến thuận phục Đức Chúa Trời, có thể thoát khỏi quyền thế của Sa-tan, thì sẽ được Đức Chúa Trời đưa vào vương quốc, đó là đích đến mà họ nên có. Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi những người này, sẽ không vứt bỏ họ. Về chuyện Đức Chúa Trời làm thế nào, thực hiện như thế nào, đến một ngày ngươi sẽ biết. Thái độ của Đức Chúa Trời đối với ma quỷ và Sa-tan là gì? (Thưa, là chán ghét.) Là thái độ chán ghét. Khỏi cần phải nói, Ngài chán ghét chúng. Đối với ma quỷ và Sa-tan, thì trong thời gian, địa điểm, hoàn cảnh và sự tình thích hợp, Đức Chúa Trời lợi dụng chúng phục vụ, phục vụ xong rồi thì một phát đá đi, không có chút tình cảm nào. Thực chất bản tính không mưu cầu lẽ thật, chán ghét lẽ thật của chúng liên tục bị tỏ lộ trong các hoàn cảnh khác nhau, Đức Chúa Trời không ân đãi chúng, bởi vì ngài cực kỳ khinh ghét, ác cảm với chúng. Đối với những người ngu muội, tố chất kém, thậm chí có một số người là loại người hồ đồ, nếu họ cam lòng phục vụ Đức Chúa Trời, họ có tâm thái và ý chí “sẵn lòng phục vụ Đức Chúa Trời, không bao giờ hối hận”, nên trong cuộc sống thường nhật, Đức Chúa Trời thường tha thứ cho sự ngu muội của họ, khoan dung cho sự yếu đuối của họ, đồng thời bảo vệ họ, chiếu cố họ. Bảo vệ họ, chiếu cố họ nghĩa là gì? Nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ khai sáng cho họ về ý nghĩa trên mặt chữ của một vài lẽ thật mà họ có thể với tới được, cho họ hiểu được một vài lẽ thật mà họ với tới được, Đức Chúa Trời ở bên họ, cho họ sự bình an, vui sướng, khi họ gặp cám dỗ thì Đức Chúa Trời sẽ bố trí hoàn cảnh thích hợp cho họ, bảo vệ họ khỏi cám dỗ. Những cám dỗ này chủ yếu gồm những gì? Cám dỗ thì có rất nhiều, là hôn nhân, tình ái nam nữ, tiền bạc, địa vị, danh lợi, danh dự, còn có công việc tốt, đãi ngộ tốt,…, đều là cám dỗ. Việc Đức Chúa Trời còn bảo vệ con người điều gì nữa? Điều trị cho ngươi khỏi phải đau khổ, cho ngươi khỏi bị một số kẻ ác hãm hại, công kích, v.v.. Còn có những khi ngươi gặp phải một vài khó khăn, gặp phải thứ bề ngoài trông có vẻ là tai họa, thì Đức Chúa Trời sẽ bố trí một vài con người, sự việc, sự vật để bảo vệ ngươi thoát khỏi những tai họa đó, khó khăn đó, cho ngươi được thuận lợi phục vụ Đức Chúa Trời đến cùng trong nhà Ngài như ý nguyện, đây chẳng phải là chuyện tốt hay sao? (Thưa, phải.) Việc gì ngươi cũng có thể được thuận lợi, việc gì cũng được như ý nguyện, chuyện này từ đâu mà có? (Thưa, từ sự bảo vệ của Đức Chúa Trời.) Đúng vậy, từ sự bảo vệ, chiếu cố và ân đãi của Đức Chúa Trời. Ngươi xem, những người thuộc về ma quỷ thì đều không kìm được mà làm việc của quỷ, làm gì cũng có sai sót, đây đều là tâm địa bất chính. Họ thường xuyên rơi vào cám dỗ là chuyện bình thường, đích thị là chuyện mà họ cần, chúng giống như đột nhiên một khối đá lớn từ trời rơi xuống trúng ngay đầu họ, đè nát họ, giết chết họ. Những người tự nguyện phục vụ Đức Chúa Trời cũng sẽ gặp phải những chuyện này, nhưng có sự bảo vệ kỳ diệu của Ngài, thì những tai họa này sẽ không đến với họ, sẽ lướt qua họ, lòng họ thầm nghĩ: “Nhờ Đức Chúa Trời bảo vệ, mình chưa đáng chết!”. Đức Chúa Trời giữ lại mạng ngươi vì ngươi còn hữu dụng, mạng của ngươi là do Đức Chúa Trời ban, nếu ngươi đã tự nguyện phục vụ Đức Chúa Trời, cống hiến cho Đức Chúa Trời, thì sao Ngài không bảo vệ ngươi cho được? Chắc chắn Ngài sẽ bảo vệ ngươi. Đức Chúa Trời có muốn nhiều thứ từ con người không? (Thưa, không nhiều.) Những người tự nguyện phục vụ Đức Chúa Trời này, thật ra họ chẳng có tài cán gì lớn, không có tố chất tốt, lĩnh hội lẽ thật chỉ có hạn, thậm chí hiểu được một chút câu chữ và đạo lý, học được cách nói năng, nhưng căn bản không với tới nguyên tắc lẽ thật, không với tới việc mưu cầu lẽ thật và được cứu rỗi, chuyện thuận phục Đức Chúa Trời đối với họ chỉ dừng lại ở việc trong nhà Đức Chúa Trời được bảo gì thì làm nấy, chứ chẳng thể đến mức thuận phục lẽ thật, chỉ vậy thôi, vì họ chỉ là con người bại hoại bình thường, vì họ tự nguyện phục vụ Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời không vứt bỏ họ. Do đó, những người bị thanh lọc đuổi đi chắc chắn không phải thứ tốt đẹp gì. Nếu như ngươi là người tốt, thật sự được Đức Chúa Trời tuyển chọn, nếu ngươi thật sự có thái độ thuận phục Đức Chúa Trời, có tấm lòng và thái độ tự nguyện phục vụ Đức Chúa Trời và không bao giờ hối hận, thì Đức Chúa Trời tuyệt đối không vứt bỏ ngươi, mà còn ân đãi ngươi, đó chính là vận may của ngươi, người như thế là người mà Đức Chúa Trời muốn. Đức Chúa Trời muốn loại người này, họ không mưu cầu lẽ thật, vì tố chất kém mà họ không hiểu được lẽ thật, nhưng họ tự nguyện phục vụ Đức Chúa Trời. Một loại người khác mà Đức Chúa Trời muốn, chính là những người sẵn lòng mưu cầu lẽ thật, yêu thích lẽ thật, yêu thích sự công bằng, công chính, yêu thích những điều tích cực, sẵn lòng thuận phục lẽ thật, một khi biết rồi, nghe hiểu rồi, một khi hiểu rồi, lĩnh hội rồi, thì có thể nghe lời, có thể thuận phục, có thể căn cứ theo lẽ thật mà thực hành, lại còn có ý chí mưu cầu lẽ thật và đạt đến được cứu rỗi, không có chút hoài nghi nào với Đức Chúa Trời, loại người này đương nhiên là được Đức Chúa Trời yêu thích và mong muốn cứu rỗi. Tuy nhiên, ngươi có thể đạt đến tiêu chuẩn đó không? Không đạt đến tiêu chuẩn đó thì nên làm gì? Tối thiểu là, thái độ của ngươi đối với Đức Chúa Trời và lẽ thật không được giống như thái độ của ma quỷ và Sa-tan, tối thiểu là phải gần với tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời chấp thuận, tự nguyện phục vụ Đức Chúa Trời, như thế mới được. Nếu ngươi cứ không ngừng đối đầu với Đức Chúa Trời, đi ngược lại với Đức Chúa Trời, trong lòng luôn công kích, báng bổ Đức Chúa Trời, thì ngươi gặp rắc rối rồi, gặp nguy hiểm rồi. Thái độ của ngươi đối với Đức Chúa Trời như thế nào, trong lòng ngươi nên hiểu rõ, ngươi nên căn cứ theo lời Ta nói về những loại người này mà phân chia xem mình là loại nào.

Mưu cầu lẽ thật là chuyện rất quan trọng, nhưng như vậy không có nghĩa là người không mưu cầu lẽ thật thì không đi được hết con đường, chưa chắc đã là như vậy. Con người đều là loài thọ tạo, chỉ cần không phải là ma quỷ hay Sa-tan, thì sẽ không chủ động công kích Đức Chúa Trời, sẽ không chủ động công kích và báng bổ Đức Chúa Trời trong tình huống ý thức tỉnh táo. Do đó, đối với nhân loại bại hoại bình thường, Đức Chúa Trời đều đối xử công bằng, hợp lý, đều cho họ cơ hội được cứu rỗi. Khi con người trải nghiệm quá trình được cứu rỗi, Đức Chúa Trời đều sẽ ân đãi, bảo vệ và chiếu cố con người. Còn đối với những người cùng một loại với ma quỷ và Sa-tan, thì thái độ của Đức Chúa Trời như thế nào? Họ đã coi Đức Chúa Trời thành kẻ địch, không ngừng xét đoán, công kích, báng bổ Đức Chúa Trời, phá hủy công tác của Đức Chúa Trời, từ đầu đến cuối đều không biết hối cải. Nếu chung sống với người khác thì họ có thể thấy hợp với ai đó, chỉ khi đến trước mặt Đức Chúa Trời thì một chút họ cũng không hợp, một giây một phút cũng không hợp, trong bất kỳ chuyện gì cũng không thể làm chung hay sống chung, không thể đạt được sự đồng thuận, đây chính là ma quỷ và Sa-tan tiêu chuẩn. Đối với loại người này, Đức Chúa Trời tuyệt đối không khoan nhượng, tuyệt đối không giữ lại để dùng, phát hiện một người thì thanh trừ một người, phát hiện hai người thì thanh trừ hai người, tỏ lộ bao nhiêu thì thanh lọc bấy nhiêu, ngày họ bị tỏ lộ chính là ngày tận thế của họ. Ngươi xem, hễ là người tốt khi được đề bạt, trọng dụng, thì sẽ được hoàn thiện, được phúc lành, đạt được thu hoạch lớn nhất, còn hễ kẻ ác và ma quỷ, ngay lúc được đề bạt, sử dụng, thì tự nhiên bị tỏ lộ, đào thải, thì ngày tàn của họ đã điểm. Các ngươi cứ nhìn những người quanh mình, mới đây hay từ lâu rồi, bị tỏ lộ, đào thải, và thanh trừ, thậm chí cuối cùng bị gạch tên khỏi danh sách, mà xem. Khi họ đạt đến đỉnh cao “sự nghiệp” trong nhà Đức Chúa Trời cũng là lúc họ bị đào thải, là ngày tàn của họ đã điểm, đời tin Đức Chúa Trời của họ đã bị đặt một dấu chấm to đùng. Những người không tin trong hội thánh cứ đến rồi đi, họ không tìm được vị trí thích hợp cho mình, làm bổn phận nào cũng không xong, ngay khi vừa làm việc ác thì bị tỏ lộ ra ngoài, ngày tàn của họ đã điểm. Ma quỷ thì thích làm chút việc lớn để tạo danh tiếng cho mình, thời điểm huy hoàng nhất của ma quỷ cũng chính là ngày tàn của nó. Tại sao lại nói như vậy? Các ngươi có biết không? Sự thực chính là như vậy, thời điểm huy hoàng nhất của họ chính là lúc mà họ đắc ý nhất, và lúc mà họ đắc ý nhất không phải là lúc họ dễ quên mất bản thân nhất sao? (Thưa, phải.) Lúc không đắc chí, không huy hoàng, những ma quỷ này sống có chừng có mực. Nhưng sống có chừng có mực không có nghĩa là họ có thể thực hành lẽ thật, mà là họ làm việc một cách cẩn thận dè dặt, luôn có lòng đề phòng, chứ chẳng có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, ngay khi tìm thấy cơ hội hoặc có được địa vị, quyền lực, có thể hô phong hoán vũ, thì họ sẽ đắc ý mà quên mất bản thân, họ sẽ cảm thấy: “Thời của mình đến rồi, thời điểm phát huy chức năng, sở trường, phát huy năng lượng của mình đến rồi!”. Thế là họ muốn làm việc gì đó. Động cơ, nguồn gốc khiến họ làm việc là gì? Từ đâu mà có? Là từ ma quỷ, từ Sa-tan, từ dã tâm và dục vọng của họ. Trong những tình huống đó, việc họ làm có thể hợp với nguyên tắc lẽ thật không? Khi làm việc, họ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời không? Họ có thể căn cứ theo yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời mà làm không? Cái gì cũng không. Cái gì cũng không, thì hậu quả sẽ là gì? (Thưa, gây nhiễu loạn và gián đoạn.) Đúng vậy, hậu quả chính là gây nhiễu loạn và gián đoạn nghiêm trọng, thậm chí gây nhiễu loạn và tổn thất nghiêm trọng cho nhà Đức Chúa Trời và công tác của hội thánh. Vậy thì căn cứ theo nguyên tắc xử lý con người của nhà Đức Chúa Trời, người gây hậu quả như thế cho công tác của hội thánh thì phải bị xử lý thế nào? Nhẹ thì cách chức, nặng thì thanh trừ. Khi đề bạt, trọng dụng hoặc sắp xếp một công tác nào đó cho người ta, nhà Đức Chúa Trời đều thông công rõ ràng nguyên tắc làm công tác, dặn dò không ít nguyên tắc, chi tiết, cho đến khi họ đã biết và hiểu rồi, cũng như đã ghi nhớ được rồi thì mới tính là bàn giao xong. Thế mà đến khi nên làm công tác, làm bổn phận, móng vuốt ma quỷ của họ lộ ra và bắt đầu vào việc, ma quỷ bắt đầu hiện nguyên hình, họ làm mà không hề căn cứ theo nguyên tắc nhà Đức Chúa Trời yêu cầu, hoàn toàn căn cứ theo ý riêng mình, nghĩ sao làm vậy, muốn sao làm vậy, ai quản cũng không được, ai nói cũng không nghe. Họ nghĩ: “Nhà Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời, lẽ thật, tất cả đứng qua một bên, ở đây tôi mới là người quyết định!”. Đấy chính là cách làm việc của ma quỷ, là thái độ của ma quỷ đối với bổn phận và lẽ thật. Nếu ngươi có thái độ như thế đối với lẽ thật thì ngươi sẽ bị tỏ lộ. Ngươi xem công tác của nhà Đức Chúa Trời và bổn phận là trò trẻ con, không làm theo nguyên tắc nhà Đức Chúa Trời đã dặn dò ngươi, vậy thì không khách khí nữa. Nhà Đức Chúa Trời có nguyên tắc xử lý con người, nên cách chức thì cách chức, nên thanh trừ thì thanh trừ, không có gì để nói, có phải thế không? Có phải nhà Đức Chúa Trời làm như thế không? Có phải ma quỷ hiện nguyên hình như thế không? Động cơ, nguồn gốc và phương thức làm việc của họ có phải như thế không? (Thưa, phải.) Nhà Đức Chúa Trời xử lý như thế, có oan cho họ không? (Thưa, không oan.) Cách xử lý họ như thế có thích hợp không? (Thưa, thích hợp.) Quá thích hợp! Ngươi xem, người bình thường tiếp nhận bổn phận, được đề bạt, được trọng dụng, họ căn cứ vào năng lực của mình, tố chất của mình, ít nhiều cũng có thể căn cứ những gì bản thân đã hiểu hoặc nguyên tắc công tác mà nhà Đức Chúa Trời dặn dò để thực hiện. Mặc dù họ cũng thường bộc lộ tâm tính bại hoại, nhưng nó không ảnh hưởng đến việc làm bổn phận bình thường. Dù gặp khó khăn gì, hay là tình hình không ổn, bị quấy nhiễu thế nào, cuối cùng họ vẫn có được một vài hiệu quả tích cực và tốt khi làm bổn phận, ai nhìn cũng thấy chấp nhận được. Còn những người không tin, bất kể họ làm bổn phận đã bao lâu, thì trước sau vẫn không có hiệu quả tốt và tích cực, lúc nào cũng làm việc xấu, phá hoại, không những gây ảnh hưởng đến công tác của hội thánh, mà còn gây tổn hại đến lợi ích của hội thánh, khiến công tác tối tăm rối loạn, lộn xộn bát nháo. Nếu như có một tên ma quỷ quấy nhiễu và phá hoại, thì sẽ có nhiều người phải làm lại công tác ở phía sau, lãng phí nhiều nhân lực, tài lực của nhà Đức Chúa Trời, khiến nhiều dân được Đức Chúa Trời chọn cảm thấy phẫn nộ. Ngay khi ma quỷ bị thanh lọc đuổi đi, thì công tác của hội thánh lập tức rực rỡ hẳn lên, hiệu quả công tác cũng khác biệt hẳn. Ma quỷ gây nhiễu loạn và gián đoạn đã bị cấm chỉ, tâm thái của mọi người được tự do và giải phóng, hiệu suất công tác được nâng cao, mọi người đều làm bổn phận bình thường. Vì vậy, ngươi xem, những người thuộc về ma quỷ và Sa-tan, bề ngoài họ cũng là con người, bất kể tuổi tác lớn chừng nào, trình độ văn hóa cao đến đâu, chỉ cần là kẻ ác thì họ có thể làm việc ác, có thể đóng vai trò làm bại hoại và quấy nhiễu con người của ma quỷ và Sa-tan. Ví dụ như, ngươi nấu một nồi canh gà, mọi người đều mong được ăn, đột nhiên một con ruồi đậu vào nồi súp, ngươi nói xem, món canh gà này còn ăn được không? Không có cách nào ăn được, chỉ có thể đổ đi, hai ba tiếng đồng hồ bỏ ra chỉ là công cốc, rồi còn phải rửa nồi mấy lần, thậm chí rửa xong vẫn cứ thấy nó không sạch sẽ lắm, cứ thấy ghê ghê. Thứ gì quấy nhiễu ngươi? (Thưa, là con ruồi.) Con ruồi tuy nhỏ, nhưng thực chất ô uế của nó quá ghê tởm. Những người thuộc về ma quỷ này cũng giống như con ruồi, họ lẻn vào hội thánh, quấy nhiễu nghiêm trọng trật tự bình thường của đời sống hội thánh, còn quấy nhiễu sự tiến triển bình thường của công tác của hội thánh. Vì vậy, đối với loại người thuộc về ma quỷ này, các ngươi đã thấy rõ chưa? Bảo họ phục vụ một chút, làm bổn phận cho tốt, thì khó hơn cả bắt con bò leo cây, khó như không trâu bắt chó đi cày. Ngươi bảo ma quỷ, Sa-tan thực hành lẽ thật, đây là việc khó khăn nhất, ngươi bảo người không tin làm bổn phận một cách trung thành, đây cũng là việc khó khăn nhất, sự thật là vậy. Nếu như các ngươi gặp phải những người thuộc về Sa-tan, là người không tin, mà ngươi nhờ họ tạm thời làm chút việc thì có thể được, nhưng nếu ngươi sắp xếp cho họ làm một bổn phận nào đó, làm một công tác nào đó, thì ngươi thật mù quáng, ngươi bị lừa rồi. Nhất là khi ngươi bảo họ làm công tác quan trọng thì càng ngu xuẩn hơn nữa. Nếu vì thật sự không tìm được ai thích hợp thì có thể tìm đến họ, bảo họ làm một việc thì được, nhưng phải để mắt đến họ, không được bỏ mặc không quản, loại người này tuyệt đối không đáng tin cậy, vì họ đâu phải là con người, họ là ma quỷ, tuyệt đối không đáng tin cậy. Bây giờ các ngươi hãy liếc nhìn một lượt, xem những người phụ trách các nhóm, nhóm trưởng, và những người làm các bổn phận mấu chốt, làm các khâu công tác quan trọng, có phải là cùng loại này không. Nếu có thể cách chức thì mau chóng cách chức, nếu không cách chức được, không có người thích hợp để thay thế, thì phải chú ý cẩn thận, giám sát, theo sát họ, tuyệt đối không được cho ma quỷ cơ hội gây nhiễu loạn. Ma quỷ vĩnh viễn là ma quỷ, ma quỷ thì không có nhân tính, không có lương tâm và lý trí, điểm này ngươi phải ghi nhớ mãi mãi! Người không tin thì đều là ma quỷ và Sa-tan, tuyệt đối không được tin tưởng! Chủ đề này, chúng ta thông công đến đây thôi.

Trước đây, khi thông công về cách mưu cầu lẽ thật, chúng ta đã nói đến hai điều, một điều trong đó là gì? (Thưa, là buông bỏ.) Một điều là buông bỏ, còn điều kia? (Thưa, là cống hiến.) Là cống hiến. Điều thứ nhất, “buông bỏ”, chúng ta đã nói về nó ba lần. Lần trước đã thông công về những gì? (Thưa, lần trước, Đức Chúa Trời mổ xẻ nguyên nhân nảy sinh những cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, âu lo, lo lắng từ trong những khó khăn của con người, thái độ của con người khi đối đãi với công tác của Đức Chúa Trời và lẽ thật.) Nguyên nhân nảy sinh những cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, âu lo, lo lắng thì có nhiều, nhưng nói chung là do nguyên nhân khách quan con người không hiểu lẽ thật tạo thành, một mặt là như vậy. Mặt khác, còn do nguyên nhân chủ yếu là con người không mưu cầu lẽ thật tạo thành. Khi con người không hiểu lẽ thật, không mưu cầu lẽ thật, không có lòng thực sự tin Đức Chúa Trời, thì họ không có sự thuận phục thực sự, vì vậy trong con người tự nhiên nảy sinh đủ loại cảm xúc tiêu cực khác nhau. Trong cuộc sống thường nhật, vì những khó khăn thực tế trong cuộc sống, vì đủ loại vấn đề trong tư tưởng của con người, khiến cho con người ở trong hoàn cảnh khách quan mà nảy sinh đủ loại cảm xúc tiêu cực khác nhau. Nhất là những cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, âu lo và lo lắng mà lần trước chúng ta đã nói đến, chúng đều nảy sinh do con người đối diện với đủ loại khó khăn, vấn đề liên quan đến cuộc sống xác thịt của mình. Vì khi gặp phải các vấn đề này, con người không tìm kiếm lẽ thật, cũng không tin tưởng lời Đức Chúa Trời phán, càng không tìm kiếm trong lời Đức Chúa Trời những lẽ thật con người nên hiểu và nên thực hành, để từ đó buông bỏ những cách nhìn, tư tưởng và quan điểm sai lầm, những phương thức xử lý và đối đãi sai lầm. Vì thế, ngày dồn tháng chứa, dần dà đủ thứ khó khăn khác nhau trong cuộc sống thường nhật hình thành đủ thứ tư tưởng khác nhau quấy nhiễu và kìm kẹp con người trong sâu thẳm nội tâm họ. Những tư tưởng này chẳng biết từ lúc nào khiến con người nảy sinh những cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, âu lo và lo lắng về cuộc sống xác thịt và đủ mọi vấn đề của họ. Kỳ thực, trong tiền đề con người chưa đến trước mặt Đức Chúa Trời hoặc chưa hiểu lẽ thật, thì những vấn đề này đều sẽ khiến họ nảy sinh những cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, âu lo và lo lắng với những mức độ khác nhau, đây là chuyện không thể tránh khỏi. Con người sống trong xác thịt thì bất kể gặp phải chuyện gì, cũng đều có thể gây ra sự quấy nhiễu và ảnh hưởng nhất định đối với cuộc sống và tư tưởng của họ. Khi những sự quấy nhiễu và ảnh hưởng này khiến con người không thể chịu đựng và gánh vác nổi, hoặc là bản năng của con người, năng lực tự thân hay địa vị xã hội của con người không đủ để chống đỡ hoặc giải quyết, hóa giải những khó khăn đó, thì sự sầu khổ, âu lo và lo lắng của con người sẽ sinh ra trong sâu thẳm nội tâm con người một cách rất tự nhiên, tích tụ lại, biến thành một loại trạng thái bình thường của con người. Lo âu vì tiền đồ, lo âu vì việc ăn uống cưới hỏi, lo âu vì sự sinh tồn sau này, vì bệnh tật sau này của bản thân, vì tuổi già, còn cả lo âu vì địa vị, danh dự trong xã hội, đủ mọi thứ lo âu, đây là một trạng thái chung của con người với nền tảng là do con người không hiểu lẽ thật, không tin Đức Chúa Trời. Tuy vậy, sau khi con người tin Đức Chúa Trời và lúc họ hiểu được một vài lẽ thật rồi, thì ý chí mưu cầu lẽ thật của con người không ngừng được tăng cường, những khó khăn thực tế và vấn đề thực tế mà loại người này gặp phải sẽ dần dần giảm bớt, những cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, âu lo và lo lắng của con người nảy sinh với những chuyện này cũng dần yếu đi, nhẹ đi, đây là chuyện rất tự nhiên. Vì người tin Đức Chúa Trời thì đọc nhiều lời của Ngài, sau khi hiểu được một vài lẽ thật rồi, thì sẽ căn cứ theo lời Ngài mà đánh giá và đối đãi với thực chất, căn nguyên, nguồn gốc đằng sau những vấn đề mình gặp phải trong suốt cuộc đời. Xét cho cùng, con người cuối cùng sẽ hiểu ra rằng số phận của con người và tất cả những điều họ trải nghiệm trong đời này đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, từ đó con người sẽ hiểu một cách tổng thể rằng tất cả đều do Đức Chúa Trời tể trị, không phải do con người. Vì vậy, biện pháp đơn giản nhất của con người chính là nên thuận phục, thuận phục sự an bài của trời, thuận phục sự tể trị của trời, không nên chống lại số phận, gặp chuyện gì cũng nên tích cực, chủ động tìm kiếm ý của Đức Chúa Trời, từ đó tìm ra biện pháp thích hợp nhất để giải quyết vấn đề, đó là điều tối cơ bản mà con người nên hiểu. Cũng có nghĩa là, sau khi con người tin Đức Chúa Trời, bởi vì họ hiểu được một vài lẽ thật, có sự thuận phục cơ bản với Đức Chúa Trời, nên những sầu khổ, âu lo và lo lắng của họ cũng dần dần giảm nhẹ. Nghĩa là loại cảm xúc này không còn quấy nhiễu con người nghiêm trọng như vậy nữa, không còn khiến con người cảm thấy bế tắc, nghi hoặc, cảm thấy tiền đồ ảm đạm khó lường, để rồi thường xuyên sầu khổ, âu lo và lo lắng. Ngược lại, vì con người đã tin Đức Chúa Trời và hiểu được một vài lẽ thật, nên sau khi họ đã có được sự phân biệt, nhận thức đối với các loại sự tình khác nhau trong cuộc sống, hoặc là đã có phương thức xử lý thích hợp hơn, những cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, âu lo và lo lắng cũng sẽ dần dần giảm bớt theo. Tuy nhiên, nếu ngươi tin Đức Chúa Trời đã nhiều năm, đã nghe nhiều bài giảng, mà những loại cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, âu lo và lo lắng này của ngươi vẫn y hệt như cũ, không tiêu trừ, cũng không giảm nhẹ, thì có nghĩa là, thái độ nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động của ngươi, cùng với tư tưởng, quan điểm của ngươi, phương thức xử lý sự tình của ngươi trước khi tin Đức Chúa Trời đều không thay đổi. Nó cũng có nghĩa là sau khi tin Đức Chúa Trời, ngươi không nhờ đọc lời Ngài hay nghe giảng đạo mà tiếp nhận lẽ thật, đạt được lẽ thật, dùng lẽ thật giải quyết những vấn đề này, từ đó giải quyết những cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, âu lo và lo lắng của mình. Nếu như ngươi không hề tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những cảm xúc tiêu cực này, thì vấn đề chẳng phải đã được giải thích rõ rồi sao? (Thưa, phải.) Giải thích rõ vấn đề gì? Ngươi tin Đức Chúa Trời nhiều năm mà vẫn cảm thấy tiền đồ mờ mịt, ảm đạm u tối như trước, thường xuyên cảm giác được tâm hồn trống rỗng, bơ vơ như cũ, thường xuyên cảm giác được sự bế tắc, không có đường để đi, không biết phương hướng cuộc đời ở đâu như cũ, cảm giác bản thân đang lần mò trong màn sương, không có đường đi, không có phương hướng tiến tới như cũ, hiện tượng này giải thích rõ vấn đề gì? Ít nhất, nó cho thấy ngươi chưa đạt được lẽ thật, phải vậy không? Ngươi chưa đạt được lẽ thật, vậy những năm qua ngươi làm cái gì? Có mưu cầu lẽ thật không? (Thưa, không.) Trong lúc vứt bỏ, dâng mình và làm bổn phận mà ngươi không mưu cầu lẽ thật, không dùng lẽ thật để giải quyết vấn đề thực tế, thì suốt thời gian đó, ngươi làm gì? (Thưa, giết thời gian, sống qua ngày.) Có nhiều người làm bổn phận thì luôn qua loa chiếu lệ, những người này thực ra đang phục vụ, kẻ phục vụ hài lòng khi có thể làm được bổn phận, trả giá một chút, chịu khổ một chút, chứ chẳng hề mưu cầu lẽ thật, cho nên họ tin Đức Chúa Trời nhiều năm rồi mà chẳng có chút thay đổi nào. Nhóm những người này thật ra là kẻ phục vụ, theo cách nói trước đây, thì có thể gọi là tham gia hoạt động tôn giáo. Ngươi nhìn hoạt động tôn giáo trong giới tôn giáo mà xem, chính là đến Chúa nhật thì làm lễ và nhóm họp, bình thường cầu nguyện buổi sáng, tạ ơn trước khi ăn, chuyện gì cũng cảm tạ, cầu nguyện cho mọi người cũng là ban phúc lành cho mọi người, thấy người ta liền nói: “Đức Chúa Trời chúc phúc cho anh, Đức Chúa Trời bảo vệ anh”, thấy ai trông ổn thì rao truyền phúc âm cho họ, đọc một đoạn Kinh Thánh cho họ. Những người khá hơn một chút thì đến nhà thờ quét dọn, khi người truyền đạo đến thì nhiệt tình tiếp đãi, gặp người cao tuổi có khó khăn trong cuộc sống thì giúp đỡ, lấy việc giúp người làm niềm vui. Những cái đó có phải là hoạt động tôn giáo không? Đến lễ Phục sinh thì ăn trứng Phục sinh, đến lễ Giáng sinh thì ăn mừng và hát thánh ca Giáng sinh, hoạt động của họ là vậy. Hiện tại, các ngươi chỉ làm các hoạt động của người trong tôn giáo một cách thường xuyên hơn thôi. Rất nhiều người rời gia đình để làm bổn phận toàn thời gian, sáng sớm thì tĩnh nguyện, ban ngày thì làm một ít công tác của hội thánh, nhóm họp, đọc lời Đức Chúa Trời đúng giờ quy định, trước khi ngủ thì có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài bảo vệ, cho ngươi một đêm ngủ ngon, không mơ thấy ác mộng, rồi ngày hôm sau lại làm như vậy. Sinh hoạt thường nhật mỗi ngày đặc biệt có quy luật, nhưng lại đặc biệt vô vị, khô khan, suốt thời gian dài chẳng có bất cứ thu hoạch, nhận thức gì, chẳng hề có phản tỉnh, nhận thức cơ bản về những cảm xúc tiêu cực này, cũng chưa từng khai quật chúng, trước giờ chưa từng giải quyết chúng. Lúc rảnh rỗi, lúc việc làm bổn phận không được như ý, hoặc lúc nghe tin cha mẹ lâm bệnh, nghe tin trong gia đình xảy ra chuyện gì không may, thì chẳng còn tâm tư mà làm bổn phận, yếu đuối suốt mấy ngày. Trong thời gian yếu đuối này, những cảm xúc tiêu cực đã tích tụ lâu ngày bộc phát ra ngoài, ban ngày nghĩ về chúng, tối đến cũng nghĩ về chúng, hệt như cái bóng bám theo ngươi vậy. Thậm chí có một số người lúc yếu đuối và tiêu cực, thì đột nhiên bộc phát những tư tưởng quan điểm trước khi tin Đức Chúa Trời ra ngoài, và họ nghĩ rằng: “Giá mà mình học đại học thì tốt biết mấy, học một chuyên ngành, tìm được một công việc tốt, có khi bây giờ mình đã kết hôn rồi. Xem bạn học của mình đi, lúc ở trường, họ chẳng là gì cả, thế mà sau này đỗ vào đại học, sau khi đi làm thì được thăng chức, hiện tại đã có gia đình hạnh phúc mỹ mãn, xe cũng có, nhà cũng có, cuộc sống thật quá tốt đẹp”. Khi họ nghĩ những chuyện này, mắc kẹt trong những tình trạng tiêu cực này, thì các cảm xúc tiêu cực khác nhau đều đồng loạt bộc phát ra ngoài. Nào là nhớ quê, nhớ mẹ, hoài niệm quá khứ, chuyện tốt, chuyện xấu, chuyện đau lòng, chuyện vui vẻ, chuyện khó quên, tất cả đều ùa vào tâm trí họ, càng nghĩ họ càng thấy đau thương, rơi nước mắt. Những hiện tượng này cho thấy điều gì? Cho thấy cách sống và phương thức sinh tồn trước đây của ngươi vẫn có thể thỉnh thoảng ngoi lên quấy nhiễu cuộc sống và trạng thái sống hiện tại của ngươi, thậm chí đóng vai trò chủ đạo trong phương thức sinh tồn, thái độ sinh tồn và quan điểm nhìn nhận sự việc, sự vật của ngươi. Nó không ngừng quấy nhiễu và đóng vai trò chủ đạo trong cuộc sống của ngươi. Ngươi không cố ý, nhưng cứ tự nhiên chìm trong những cảm xúc tiêu cực thế này. Hiện tại, ngươi nghĩ mình không còn những cảm xúc thế này nữa, nhưng chỉ là vì chưa có thời điểm và hoàn cảnh thích hợp mà thôi, ngay khi thời điểm và hoàn cảnh thích hợp rồi, thì ngươi vẫn có thể chìm trong những cảm xúc tương tự mọi nơi mọi lúc. Khi chìm trong những cảm xúc tương tự thì ngươi đang gặp nguy hiểm rồi, nghĩa là ngươi có nguy cơ quay lại phương thức sinh tồn ban đầu của mình, chìm sâu trong tư tưởng và quan điểm chủ đạo ban đầu của mình trong mọi nơi mọi lúc, như thế thì rất nguy hiểm. Nguy cơ này có thể tước đoạt cơ hội và hy vọng được cứu rỗi của ngươi mọi nơi mọi lúc, cũng có thể khiến ngươi chệch khỏi con đường tin Đức Chúa Trời mọi nơi mọi lúc. Vì vậy, bất kể hiện tại ý chí, nguyện vọng làm bổn phận của ngươi thế nào, cảm thấy lẽ thật mình hiểu sâu đến đâu, cao đến đâu, thấy vóc giạc của mình lớn đến đâu, thì chỉ cần tư tưởng, phương thức sinh tồn, nguyện vọng sinh tồn bị những cảm xúc này nắm thế chủ đạo, vẫn không thay đổi, thì ngươi vẫn ở trong nguy hiểm mọi nơi mọi lúc, có thể bị loại tư tưởng, quan điểm này thôn tính, lấn át và bắt đi mọi nơi mọi lúc, vậy thì ngươi đang gặp nguy hiểm rồi đấy. Vì vậy, không được xem thường những cảm xúc tiêu cực này. Trong mọi nơi mọi lúc, nó có thể tước đoạt cơ hội được cứu rỗi của ngươi, làm tiêu tan cơ hội được cứu rỗi của ngươi, đây không phải là chuyện nhỏ đâu.

Nguyên nhân gây ra mọi loại cảm xúc tiêu cực của con người là do đủ loại tư tưởng, quan điểm, cách sống sai lầm của con người và triết lý sinh tồn sai lầm của Sa-tan. Lại cộng thêm một số chuyện xảy ra trong cuộc sống hiện thực, nhất là khi không nhìn thấu thực chất của những chuyện này, ngươi rất dễ bị hiện tượng bên ngoài của những chuyện này hù dọa, vây hãm, rất dễ rơi vào nghi hoặc, từ đó quay lại phương thức sinh tồn trong quá khứ, vô thức tự bảo vệ mình, từ bỏ Đức Chúa Trời, từ bỏ lẽ thật, dùng cách của mình, dùng những cách mà bản thân cho là truyền thống nhất, đáng tin cậy nhất để tìm đường ra, tìm biện pháp để sinh tồn và hy vọng được tiếp tục sống. Tuy rằng bề ngoài thứ những cảm xúc tiêu cực này thể hiện ra chỉ là một loại cảm xúc, nếu dùng từ ngữ để hình dung loại cảm xúc này thì theo nghĩa đen nó có vẻ rất hời hợt, mức độ không quá nghiêm trọng, nhưng có vài người lại giữ chặt những cảm xúc tiêu cực này không chịu buông, giống như giữ chặt cọng rơm cứu mạng, và họ bị những thứ này trói buộc, ràng buộc thật chặt. Thực ra, đằng sau việc con người bị trói buộc bởi những cảm xúc tiêu cực này, sự thật là do con người dựa vào đủ loại phương thức để sinh tồn, do đủ loại tư tưởng, quan điểm chi phối con người, và do đủ loại thái độ của con người đối với cuộc sống, đối với sự sinh tồn. Cho nên, dù là chán nản, sầu khổ, âu lo, lo lắng, tự ti, thù hận, phẫn nộ, v.v., thì những cảm xúc này đều rất tiêu cực, nhưng con người vẫn cảm thấy những thứ này rất đáng tin cậy, chỉ khi rơi vào trong những cảm xúc này họ mới cảm thấy vững vàng, mới cảm thấy tìm được chính mình và có được cảm giác tồn tại. Trên thực tế, khi con người rơi vào những cảm xúc này, họ xa rời và đi ngược lại với lẽ thật, với phương thức suy nghĩ đúng đắn, với quan điểm và tư tưởng đúng đắn, với cả thái độ và quan điểm đúng đắn khi đối đãi mọi sự mà Đức Chúa Trời đã nói cho con người. Ngươi xem, cho dù là loại cảm xúc tiêu cực nào, ngươi càng lún sâu thì càng bị nó trói chặt, trong khi bị trói càng chặt, ngươi lại càng thấy cần phải tự bảo vệ mình, trong khi càng thấy cần phải tự bảo vệ mình, ngươi càng hy vọng mình mạnh mẽ hơn, có năng lực hơn, có bản lĩnh hơn để giành được cơ hội sinh tồn, giành được đủ loại phương thức sinh tồn, để vượt qua thế giới này, để chiến thắng đủ loại khó khăn của thế giới này, khắc phục đủ loại khó khăn, đủ loại trắc trở trong cuộc sống. Ngươi càng rơi vào loại cảm xúc này, thì ngươi lại càng muốn kiểm soát hoặc san bằng mọi khó khăn gặp phải trong cuộc sống, phải không? (Thưa, phải.) Vậy những tư tưởng này của con người nảy sinh như thế nào? Ví dụ như chuyện hôn nhân, ngươi vì hôn nhân mà sầu khổ, âu lo, lo lắng, vậy vấn đề phía sau rốt cuộc là gì? Ngươi lo lắng chuyện gì? Nguyên do đến từ đâu? Đến từ việc ngươi không biết chuyện này đã có sự tể trị và an bài của số phận, có sự tể trị và an bài của trời cao. Dưới tiền đề không biết những chuyện này, ngươi luôn muốn tự mình làm chủ, tự mình tính toán, lên kế hoạch, mưu đồ, trong đầu nghĩ hết lần này tới lần khác, những thứ như: “Mình tìm đối tượng như thế nào? Cao bao nhiêu, ngoại hình, tính cách ra sao, trình độ văn hóa, gia đình thế nào?” v.v.. Có phải ngươi càng lên kế hoạch chu toàn, thì càng thấy lo lắng không? Có phải ngươi càng đòi hỏi cao, càng đòi hỏi nhiều, thì càng thấy lo lắng, càng khó tìm không? (Thưa, phải.) Ngươi nhìn ai cũng không biết có hợp hay không, khó khăn của ngươi lại càng lớn, mà khó khăn càng lớn, có phải sầu khổ, âu lo của ngươi lại càng tăng thêm không? Sầu khổ, âu lo của ngươi càng tăng thêm, thì loại cảm xúc này lại càng quấn lấy ngươi. Vậy giải quyết chuyện này như thế nào đây? Nếu như nói ngươi hiểu thực chất của hôn nhân, hiểu được con đường, phương hướng đúng đắn là gì, vậy thì nên đối xử với chuyện này như thế nào mới đúng đắn? Ngươi nói: “Chuyện lớn cả đời này, không quan tâm con người chọn như thế nào, vì số phận đã sớm được định sẵn. Trong cuộc đời này, bạn đời của mình là ai, là người như thế nào, Đức Chúa Trời đã sớm tiền định, an bài rồi, mình không thể nôn nóng, cũng không thể dựa vào tưởng tượng, lại càng không thể dựa vào sở thích. Dựa vào tưởng tượng, sở thích, nôn nóng, đều là biểu hiện của sự ngu muội, đều không phù hợp với thực tế. Không được mơ tưởng hão huyền, vì bất kỳ tưởng tượng nào cũng không phù hợp với thực tế, thực tế nhất chính là thuận theo tự nhiên chờ đợi người mà Đức Chúa Trời an bài cho mình”. Có lý luận và nhận thức thực tế này làm nền tảng, thì ngươi nên thực hành chuyện này như thế nào? Nên có đức tin, nên chờ đợi thời điểm của Đức Chúa Trời, chờ đợi sự an bài của Ngài. Nếu trong cuộc đời này Đức Chúa Trời sắp xếp cho ngươi một đối tượng thích hợp, thì người đó sẽ xuất hiện vào thời điểm, địa điểm và hoàn cảnh thích hợp, đến thời đến điểm, ngươi chỉ cần làm người phối hợp với chuyện này trong thời gian, địa điểm và hoàn cảnh như vậy là được rồi. Việc duy nhất ngươi có thể làm là chờ đợi, chờ đợi thời gian này, địa điểm này, hoàn cảnh này, sự xuất hiện của người này, sự diễn ra của mọi chuyện, mà không chủ động cũng không bị động, tức là chờ đợi tất cả những chuyện này phát sinh, xảy đến. Chờ đợi nghĩa là gì? Chính là thái độ thuận phục, không chủ động cũng không bị động, thái độ này là tìm kiếm, là thuận phục, không cưỡng cầu. Sau khi ngươi có thái độ như vậy, sự sầu khổ, âu lo, lo lắng của ngươi đối với chuyện này có còn không? (Thưa, không còn nữa.) Sự tính toán, tưởng tượng, nguyện vọng, sở thích cá nhân, tất cả những suy nghĩ ngu muội không phù hợp với sự thật của ngươi đều không còn nữa, lúc này lòng của ngươi sẽ thản nhiên, ngươi sẽ không có bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào đối với chuyện hôn nhân này nữa. Đối với ngươi, nó sẽ là sự nhẹ nhõm, giải phóng, là tự do, thuận theo tự nhiên. Sau khi ngươi có thái độ đúng đắn, thì mỗi một việc ngươi làm, mỗi một thứ ngươi bộc lộ ra đều là lý tính, đều là thích hợp. Cảm xúc mà con người biểu hiện ra trong nhân tính bình thường đương nhiên sẽ không phải là sầu khổ, âu lo và lo lắng, mà là bình thản, yên ổn, không chán nản, cũng không cấp tiến – đó là chờ đợi. Phương thức và thái độ thực hành duy nhất trong lòng ngươi đối với chuyện này chính là chờ đợi, là thuận phục: “Con nguyện thuận phục theo tất cả những gì Đức Chúa Trời đã sắp xếp cho con, không có yêu cầu và tính toán cá nhân”. Vậy có phải ngươi đã buông bỏ được cảm xúc tiêu cực này hay không? Có phải ngươi sẽ không nảy sinh cảm xúc như vậy nữa hay không? Cho dù có, thì có phải ngươi cũng sẽ buông bỏ từng chút một không? Vậy quá trình buông bỏ loại cảm xúc tiêu cực này là gì? Có phải là biểu hiện của việc mưu cầu lẽ thật không? Đây chính là đang mưu cầu lẽ thật, cũng là đang thực hành lẽ thật. Kết quả đạt được cuối cùng của quá trình mưu cầu lẽ thật chính là thực hành lẽ thật, tức là tiến hành thông qua việc thực hành lẽ thật. Đợi đến khi ngươi đạt đến mức độ thực hành lẽ thật rồi, thì sự sầu khổ, âu lo và lo lắng của ngươi sẽ không còn bám theo ngươi như một cái bóng nữa, nó hoàn toàn bị loại bỏ khỏi sâu thẳm nội tâm ngươi. Vậy quá trình loại bỏ đó có phải là quá trình buông bỏ hay không? (Thưa, phải.) Thực hành lẽ thật đơn giản như vậy thôi. Có dễ dàng không? Thực hành lẽ thật vừa là một sự chuyển biến tư tưởng và quan điểm, vừa là một sự chuyển biến thái độ của con người đối với sự việc, sự vật. Muốn buông bỏ một cảm xúc tiêu cực đơn giản, thì điều mà con người cần thực hành và đạt tới chính là những quá trình này. Trước tiên là chuyển biến về mặt tư tưởng và quan điểm, sau đó tiến hành chuyển biến về thái độ thực hành, rồi lại tiến hành chuyển biến về phương thức, nguyên tắc và con đường thực hành, đây không phải là buông bỏ rồi sao? Đơn giản vậy thôi. Kết quả đạt được cuối cùng của “buông bỏ” lên ngươi chính là không còn bị loại cảm xúc tiêu cực này làm phiền, quấy nhiễu, kiểm soát, đồng thời cũng sẽ không vì sự nảy sinh của loại cảm xúc tiêu cực này mà bị các loại tư tưởng và quan điểm tiêu cực quấy nhiễu. Như vậy ngươi sẽ sống thoải mái, tự do, giải phóng. Đương nhiên, thoải mái, tự do, giải phóng chỉ là cảm giác của con người, lợi ích thực tế mà con người thực sự đạt được chính là hiểu lẽ thật. Cơ sở sinh tồn của con người là lẽ thật, là lời Đức Chúa Trời, nếu con người dựa vào tưởng tượng của mình mà sống dưới các loại cảm xúc tiêu cực để tự bảo vệ mình, dựa vào chính mình, dựa vào bản lĩnh, thủ đoạn, phương thức của chính mình để bảo toàn bản thân, đi con đường của bản thân, thì con người sẽ tách khỏi lẽ thật, tách khỏi Đức Chúa Trời, tự nhiên sẽ sống dưới quyền thế của Sa-tan. Cho nên, khi ngươi đối mặt với những khó khăn hay hoàn cảnh giống nhau này, trong lòng ngươi hẳn nên hiểu, hơn nữa tự nhiên sẽ nghĩ đến: “Đối với tất cả những chuyện này, mình không cần lo âu, lo âu cũng vô ích, người thông minh, người khôn ngoan sẽ nương tựa vào Đức Chúa Trời, sẽ đem tất cả phó thác cho Đức Chúa Trời, thuận phục sự tể trị của Ngài, chờ đợi mọi điều Ngài an bài, chờ đợi thời gian, địa điểm, con người, sự tình mà Ngài đã an bài. Việc con người nên làm và có thể làm chỉ là phối hợp và thuận phục, đây là lựa chọn sáng suốt nhất”. Đương nhiên, nếu ngươi không làm như vậy và không thực hành như vậy, thì cuối cùng tất cả những gì Đức Chúa Trời đã an bài cũng phải xảy ra. Không có bất kỳ con người nào, bất kỳ chuyện nào hay hoàn cảnh nào thay đổi theo ý chí của con người. Những sầu khổ, âu lo và lo lắng của con người chỉ là những hy sinh vô nghĩa, chỉ là những ý nghĩ ngu xuẩn và biểu hiện ngu muội. Cho dù sự sầu khổ, âu lo và lo lắng của ngươi sâu sắc, nghiêm trọng đến đâu, cho dù ngươi suy nghĩ chu toàn đến đâu, cuối cùng đều vô dụng, đều phải bỏ đi. Sự thật và kết quả cuối cùng đều không thay đổi theo ý chí của con người, con người cuối cùng đều phải sống dưới sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời, không ai có thể thay đổi, cũng không ai có thể thoát khỏi tất cả những điều này, phải vậy không? (Thưa, phải.)

Giờ hãy nói tiếp về chuyện ốm đau. Xác thịt già nua này của con người, cho dù là mắc bệnh gì, cho dù có khỏi hay không, đau khổ đến mức độ nào, đều không phải do con người, mà đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Khi mắc bệnh, ngươi thuận phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, ngươi sẵn lòng nhận lấy, tiếp nhận sự thật này, thì ngươi vẫn sẽ mắc phải căn bệnh này, ngươi không tiếp nhận sự thật này thì cũng không thể loại bỏ được căn bệnh đó, đây là sự thật. Cho nên, tích cực đối mặt với bệnh tật hay tiêu cực đối mặt với bệnh tật thì cũng là một ngày, nghĩa là cho dù thái độ của ngươi như thế nào, ngươi đều không thể thay đổi được sự thật là ngươi đang mang bệnh. Vậy, người thông minh sẽ lựa chọn như thế nào? Người ngu xuẩn sẽ lựa chọn như thế nào? Người ngu xuẩn sẽ lựa chọn sống trong cảm xúc sầu khổ, âu lo và lo lắng, thậm chí đắm chìm vào trong đó không muốn ra, ai khuyên cũng không nghe, họ chỉ suy nghĩ: “Ôi thôi, sao mình lại mắc bệnh này? Là do mệt mỏi? Do sầu lo? Hay là kiềm nén mà ra?”. Mỗi ngày họ đều suy nghĩ tại sao mình lại mắc bệnh, bắt đầu từ khi nào: “Sao mình lại không phát hiện ra chứ? Sao mình lại ngốc như vậy, sao lại thực hiện bổn phận thành thật như vậy chứ? Người ta hàng năm đều khám sức khỏe, ít nhất phải đo huyết áp, chụp X-quang, sao mình lại không biết đi khám chứ? Người ta sống kỹ càng chu đáo như vậy, còn mình lại sống cẩu thả như thế? Bản thân mắc bệnh cũng không biết. Ôi, bệnh này phải chữa trị! Mà chữa trị như thế nào đây?”. Sau đó họ lên mạng tra xem bệnh này mắc phải như nào, nguyên nhân là gì, Đông y, Tây y chữa trị như thế nào, dân gian có phương thuốc cổ truyền gì, họ đều tra hết. Sau khi tra xong, họ ở nhà uống thuốc Bắc, lại uống thêm cả thuốc Tây, luôn băn khoăn, lo lắng, cáu giận vì chuyện ốm đau này, qua thời gian, họ không làm bổn phận nữa, chuyện tin Đức Chúa Trời cũng ném lên chín tầng mây, không còn tin nữa, chỉ muốn chữa bệnh, bổn phận hiện tại của họ chính là chữa bệnh. Họ sống trong bệnh tật, mỗi ngày đều sầu khổ vì chuyện bệnh tật này, gặp người khác thì nói: “Ôi thôi, sao tôi lại mắc bệnh này nhỉ, sau này các anh chị em phải rút ra bài học từ tôi, khi có ốm đau thì phải đi khám, phải chữa trị. Chăm sóc sức khỏe là quan trọng nhất, phải có kiến thức, không được sống quá cẩu thả”, gặp ai họ cũng nói, cũng kể lể. Ốm bệnh một trận thì phải có chút kinh nghiệm, có chút bài học. Đã ốm bệnh một trận rồi thì ăn cơm cũng cẩn thận, đi đường cũng cẩn thận, còn học được cách chăm sóc bản thân, cuối cùng có được kết luận rằng: “Sức khỏe của mình thì vẫn phải dựa vào chính bản thân mình chăm lo. Mấy năm nay, tôi không chú trọng chăm sóc sức khỏe, mới cẩn thận một chút thì đã mắc bệnh, may mắn là phát hiện sớm, nếu phát hiện muộn, thì tôi đã chết rồi. Nếu tuổi còn trẻ mà đã chết vì bệnh thì thật thiệt thòi, cuộc đời này tôi còn chưa hưởng thụ, rất nhiều đồ ngon tôi vẫn chưa ăn, rất nhiều nơi thú vị tôi vẫn chưa đi!”. Ốm bệnh một trận là họ có được kết luận như vậy. Họ bị bệnh mà không chết, vẫn cho rằng mình thông minh, phát hiện kịp thời, họ sẽ không nói đây đều là sự tể trị và tiền định của Đức Chúa Trời. Người không đáng chết thì bệnh nặng đến đâu cũng không chết được, nếu đáng chết thì không có bệnh cũng sẽ chết, chuyện này họ chẳng nhìn thấu được. Họ còn tưởng rằng ốm bệnh một trận khiến họ trở nên thông minh, thực ra cái “thông minh” của họ là quá đà và họ quá ngu xuẩn. Người mưu cầu lẽ thật thì khi lâm bệnh có rơi vào cảm xúc sầu khổ, âu lo và lo lắng như vậy không? (Thưa, không.) Họ sẽ đối đãi với ốm đau như thế nào? (Thưa, trước tiên họ có thể thuận phục, sau đó trong quá trình này đi tìm kiếm để hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời, tự phản tỉnh xem trong mình còn có những tâm tính bại hoại nào.) Mấy câu này có thể giải quyết vấn đề hay không? Chỉ phản tỉnh thì có chữa được bệnh hay không? (Thưa, cũng sẽ phối hợp chữa bệnh.) Đúng vậy, nếu như là bệnh nên chữa trị, bệnh nặng, mà không chữa trị thì có thể bị trở nặng hơn, nên chữa trị thì vẫn phải chữa trị, đây là biện pháp của người thông minh. Người ngu xuẩn lúc không có bệnh thì luôn lo lắng: “Ôi, mình có thể mắc bệnh không? Mắc bệnh rồi thì có trở nặng không? Mình có mắc loại bệnh đó không? Nếu mắc loại bệnh đó mình có chết sớm không? Khi chết có phải rất đau đớn không? Đời này mình có thể sống hạnh phúc không? Nếu mình mắc bệnh đó, vậy mình có cần phải sắp xếp hậu sự càng sớm càng tốt, tận hưởng cuộc đời càng sớm càng tốt không?”. Người ngu xuẩn thường sầu khổ, âu lo và lo lắng vì những chuyện như vậy, họ từ trước tới nay không tìm kiếm lẽ thật, không tìm kiếm lẽ thật mà con người nên hiểu trong những chuyện đó. Còn người thông minh thì khi người khác mắc bệnh, hoặc khi bản thân vẫn chưa mắc bệnh, họ sẽ có một số nhận thức và một số nhìn nhận về chuyện này. Vậy nên có những nhận thức và những nhìn nhận nào? Trước hết, ốm đau có thể lướt qua con người vì họ có loại cảm xúc sầu khổ, âu lo, lo lắng hay không? (Thưa, không thể.) Một người nào đó vào thời gian nào thì có bệnh gì, vào độ tuổi nào thì tình trạng sức khỏe ra sao, có mắc bệnh gì nặng, bệnh gì nghiêm trọng không, các ngươi nói xem chuyện này có được định sẵn hay không? Có, Ta nói cho các ngươi biết, chắc chắn là có. Trước hết, chúng ta sẽ không nói đến việc Đức Chúa Trời tiền định cho ngươi như thế nào, mà tướng mạo, ngũ quan, hình thể con người và ngày sinh của con người đều rõ ràng ra đó rồi, những người ngoại đạo xem bói, biết chiêm tinh, còn có người biết xem chòm sao, biết xem chỉ tay, từ chỉ tay, tướng mạo và ngày sinh, họ có thể nhìn ra, nói người này lúc nào sẽ gặp tai họa, người kia lúc nào thì gặp khó khăn, những chuyện này đã sớm được định sẵn. Cho nên, một người mắc bệnh, nhìn bề ngoài là do mệt mỏi, bực bội, hoặc là cuộc sống không tốt, thiếu dinh dưỡng gây ra, nhìn bề ngoài là như vậy. Tình huống này áp dụng với tất cả mọi người, vậy tại sao ở cùng một độ tuổi, có người mắc bệnh này, những người khác thì không? Đây có phải là do định sẵn hay không? (Thưa, phải.) Nói một cách phổ thông thì đây là chuyện được định sẵn, vậy nói theo cách phù hợp với lẽ thật thì sao? Thì tất cả những chuyện này đều nằm dưới sự an bài, tể trị của Đức Chúa Trời. Cho nên, bất kể ngươi ăn, uống, ở thế nào, hoàn cảnh sinh tồn ra sao, thì thực ra nó đều không liên quan đến chuyện ngươi mắc bệnh lúc nào, mắc bệnh gì. Người không tin Đức Chúa Trời luôn tìm nguyên nhân từ khách quan, luôn nhấn mạnh nguyên nhân mắc bệnh, họ nói: “Anh phải tập thể dục thêm đi, ăn thêm rau củ, bớt ăn thịt”. Chuyện có thật là như vậy không? Có những người chẳng bao giờ ăn thịt, vẫn bị cao huyết áp hay tiểu đường như thường, thậm chí có người ăn chay trường mà cholesterol vẫn cao, những chuyện này y học đều không có sự giải thích chính xác, hợp lý. Ta nói cho ngươi biết, các loại thực phẩm mà Đức Chúa Trời đã tạo ra cho con người đều là thứ mà con người nên ăn, nhưng đừng quá mức, mà phải điều độ. Học cách chăm sóc sức khỏe là cần thiết, nhưng luôn muốn học cách phòng bệnh thì lại là sai lầm. Như chúng ta vừa mới nói, chuyện con người ở độ tuổi nào có tình trạng sức khỏe thế nào, có bệnh nặng hay không, thì đều nằm trong sự an bài của Đức Chúa Trời. Người ngoại đạo không tin Đức Chúa Trời, họ xem chỉ tay, xem ngày sinh, xem tướng mạo đều có thể tra ra được và đều tin tưởng điều này, còn ngươi tin Đức Chúa Trời, thường nghe giảng đạo, nghe thông công lẽ thật, mà ngay cả điểm này cũng không tin, thì ngươi quả thật là người không tin. Nếu ngươi thực sự tin tưởng mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, thì bệnh nặng, bệnh nhẹ, tình trạng sức khỏe như thế nào, thì ngươi đều nên tin tưởng nó nằm dưới sự an bài và tể trị của Đức Chúa Trời, loại bệnh nặng nào xuất hiện, tình trạng sức khỏe ở độ tuổi nào như thế nào, những chuyện này đều không phải là ngẫu nhiên, mà là một phương diện nhận thức tích cực và chính xác. Nó có phù hợp với lẽ thật không? (Thưa, phù hợp.) Nó phù hợp với lẽ thật, chính là lẽ thật, con người nên tiếp nhận chuyện này, nên chuyển biến thái độ và quan điểm đối với chuyện này. Vậy sau khi chuyển biến rồi thì giải quyết được gì? Có phải giải quyết được sự sầu khổ, âu lo và lo lắng của ngươi không? Ít nhất về mặt lý luận đã giải quyết được loại cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, âu lo và lo lắng này của ngươi đối với ốm đau. Bởi vì nó chuyển biến quan điểm và tư tưởng của ngươi, cho nên nó giải quyết được những loại cảm xúc tiêu cực này của ngươi. Một mặt là như vậy, việc con người có thể mắc bệnh hay không, mắc bệnh nặng gì, ở mỗi một độ tuổi tình trạng sức khỏe như thế nào, đều không thay đổi theo ý chí của con người, đều có sự tiền định của Đức Chúa Trời. Có những người nói: “Vậy tôi không muốn bị bệnh, tôi muốn cầu xin Đức Chúa Trời loại bỏ bệnh tật cho tôi, muốn cầu xin Ngài để tôi tránh khỏi khó khăn này, tai hoạ này có được hay không?”. Các ngươi nói xem, có được hay không? (Thưa, không được.) Các ngươi nói rất chắc chắn, nhưng không ai có thể nhìn thấu những chuyện này. Có thể có người trung thành thực hiện bổn phận, có ý chí mưu cầu lẽ thật, rất quan trọng đối với một số công tác trong nhà Đức Chúa Trời, và bệnh nặng của họ ảnh hưởng đến bổn phận, ảnh hưởng đến công tác, đến sinh lực và thể lực của thân thể, thì Đức Chúa Trời có thể loại bỏ bệnh đó đi, bởi vì Đức Chúa Trời sẽ chịu trách nhiệm cho công tác của Ngài. Nhưng có người như vậy hay không? Là ai? Các ngươi vẫn không biết, phải không? Có thể có người như vậy. Nếu quả thật có người như vậy, thì bệnh tật này hoặc kiếp nạn này có thể được loại bỏ, chẳng phải Đức Chúa Trời nói một câu là xong hay sao? Chẳng phải là chuyện một ý niệm của Đức Chúa Trời là thôi sao? Ý niệm của Đức Chúa Trời sẽ là: “Người này ở độ tuổi này, vào tháng này, sẽ gặp một trận tai họa bệnh tật như vậy, nhưng hiện tại công tác bận rộn, không để cho người này mắc bệnh được, người này không cần trải qua bệnh tật này. Cho qua đi”. Chuyện này không hẳn là không thể, chẳng phải chỉ là một câu nói của Đức Chúa Trời thôi sao? Nhưng người nào có được phúc lành như vậy đây? Người nào thật sự có ý chí và lòng trung thành này, thật sự có thể đóng vai trò như vậy trong công tác của Đức Chúa Trời, thì người đó có thể có được phúc lành này. Đây không phải đề tài chúng ta cần nói, nên giờ không nói về chuyện này nữa. Chỉ nói về chuyện ốm đau, đây là điều mà đa số mọi người đều phải trải nghiệm trong đời, cho nên sức khỏe vào thời gian nào, ở độ tuổi nào có đau ốm như thế nào, có tình trạng như thế nào, những chuyện này đều có sự an bài của Đức Chúa Trời, bản thân con người không có cách nào quyết định, cũng giống như chuyện con người không thể quyết định thời điểm mà mình sinh ra. Cho nên, ngươi sầu khổ, âu lo, lo lắng vì những chuyện mình không quyết định được, thì có phải là ngu xuẩn hay không? (Thưa, phải.) Việc con người có thể giải quyết được thì bắt tay vào giải quyết, việc nào không làm được thì chờ đợi Đức Chúa Trời, con người nên âm thầm thuận phục, cầu xin Đức Chúa Trời che chở, đây là tâm thái họ nên có. Nếu thật sự có ốm đau, thật sự cận kề cái chết, thì con người cũng nên thuận phục, đừng nói những lời oán giận, đừng phản nghịch Đức Chúa Trời, đừng nói ra những lời báng bổ Ngài, công kích Ngài, mà phải giữ vững cương vị của loài thọ tạo, trải nghiệm, lĩnh hội tất cả những gì đến từ Đức Chúa Trời, mà không lựa chọn. Đây phải là một trải nghiệm đặc biệt làm phong phú cuộc đời ngươi, chưa chắc đây không phải là một chuyện tốt, phải không? Cho nên, đối với chuyện ốm đau này, đầu tiên nên giải quyết tư tưởng và quan điểm sai lầm của người ta liên quan đến nguồn gốc bệnh tật, thì người ta sẽ không có loại lo lắng này nữa. Ngoài ra, đối với những điều chưa biết hoặc những điều đã biết, con người đều không có quyền kiểm soát, cũng không có năng lực để kiểm soát, bởi vì mọi sự đều nằm dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời. Thái độ và nguyên tắc thực hành mà con người nên có chính là chờ đợi và thuận phục. Từ nhận thức cho đến thực hành, đều nên căn cứ theo nguyên tắc lẽ thật mà làm, đây chính là mưu cầu lẽ thật.

Có những người thường lo lắng cho bệnh của mình, họ nói: “Nếu như bệnh của tôi nặng thêm, tôi có chịu đựng được hay không? Bệnh chuyển biến xấu đi thì tôi có mất mạng không? Bệnh này có cần phải phẫu thuật không? Nếu phẫu thuật thì tôi có chết trên bàn mổ không? Tôi đã thuận phục rồi, liệu Đức Chúa Trời có thể lấy đi mạng sống của tôi bằng căn bệnh này không?”. Ngươi nghĩ những chuyện này thì có ích gì không? Nếu như không nghĩ không được thì ngươi nên cầu nguyện Đức Chúa Trời, dựa vào con người thì chuyện gì cũng không xong, chắc chắn ngươi sẽ không chịu nổi. Không có ai sẵn lòng chịu đựng bệnh tật, cũng không có ai lúc mắc bệnh mà vẫn có thể vui mừng hớn hở, vui vẻ hạnh phúc, vẫn có thể ăn mừng, không có ai như vậy cả, bởi vì đó không phải nhân tính bình thường. Người bình thường khi mắc bệnh thì đều sẽ đau khổ, buồn bã, đều có giới hạn chịu đựng nhất định, nhưng có một loại người lúc ốm đau thì luôn muốn dựa vào sức lực của mình để loại bỏ ốm đau, thoát khỏi ốm đau, kết quả cuối cùng sẽ là gì? Trên cơ sở ốm đau, có phải họ sẽ càng thêm đau khổ, càng thêm buồn bã hay không? Cho nên, càng ở trong ốm đau, thì càng nên tìm kiếm lẽ thật, tìm kiếm cách thực hành như thế nào mới có thể hợp tâm ý Đức Chúa Trời. Càng trong lúc ốm đau, con người càng nên đến trước mặt Đức Chúa Trời mà nhận thức sự bại hoại của mình, nhận thức yêu cầu vô lý của mình đối với Đức Chúa Trời. Càng trong lúc ốm đau thì càng là lúc thử thách sự thuận phục chân thực của ngươi, cho nên trong lúc chịu đựng bệnh tật mà ngươi vẫn có thể thuận phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, vẫn có thể chống lại sự oán giận và yêu cầu vô lý của mình, thì chứng tỏ ngươi là người thật lòng mưu cầu lẽ thật, thật lòng thuận phục Đức Chúa Trời, ngươi có lời chứng, lòng trung thành cũng như sự thuận phục của ngươi đối với Đức Chúa Trời là chân thật và chịu được thử thách, chứ không phải là khẩu hiệu hay đạo lý. Đây là điều mà con người nên thực hành trong lúc ốm đau. Lúc ngươi ốm đau, một mặt nó tỏ lộ đủ loại yêu cầu vô lý của ngươi, tỏ lộ đủ loại quan niệm và tưởng tượng không phù hợp với thực tế đối với Đức Chúa Trời, mặt khác nó cũng thử thách đức tin và sự thuận phục của ngươi đối với Ngài. Nếu những phương diện này đều đã được thử thách, vậy thì đức tin, lòng trung thành và sự thuận phục của ngươi đối với Đức Chúa Trời đã có lời chứng chân thực, đã có minh chứng thực tế rồi, đó là những gì Ngài muốn, và đó cũng là những gì mà một loài thọ tạo nên có, nên sống thể hiện ra. Những thứ này có phải đều là tích cực hay không? (Thưa, phải.) Đó đều là những gì con người nên mưu cầu. Mặt khác, nếu Đức Chúa Trời có thể khiến cho ngươi mắc bệnh, thì có phải Ngài cũng có thể khiến trận ốm đau của ngươi được loại bỏ bất kỳ lúc nào hay không? (Thưa, phải.) Đức Chúa Trời có thể khiến trận ốm đau của ngươi được loại bỏ bất kỳ lúc nào, vậy có phải Ngài cũng có thể khiến trận ốm đau đó tiếp tục ở trên người ngươi, không rời khỏi ngươi hay không? (Thưa, phải.) Nếu Đức Chúa Trời liên tục khiến những căn bệnh tương tự không rời khỏi ngươi, ngươi vẫn có thể thực hiện bổn phận chứ? Vẫn có thể giữ vững đức tin của ngươi vào Đức Chúa Trời chứ? Đây có phải là thử thách đối với ngươi không? (Thưa, phải.) Nếu ngươi bị bệnh vài tháng rồi khỏi, vậy thì đức tin, lòng trung thành và sự thuận phục của ngươi đối với Đức Chúa Trời vẫn chưa được thử thách xem rốt cuộc là thế nào, và ngươi không có lời chứng. Vài tháng thì còn dễ dàng chịu đựng được, nhưng nếu căn bệnh này kéo dài hai, ba năm thì đức tin của ngươi, nguyện vọng thuận phục và trung thành với Đức Chúa Trời của ngươi không thay đổi, lại ngày càng thực tế hơn, thì có phải sự sống của ngươi đã trưởng thành hay không? Đây có phải là thu hoạch hay không? (Thưa, phải.) Cho nên, người thực sự mưu cầu lẽ thật, thì trong lúc ốm đau, sẽ trải nghiệm, thể nghiệm đủ loại lợi ích mà ốm đau mang lại cho họ, chứ không nôn nóng thoát khỏi ốm đau, cũng không lo lắng liệu ốm đau kéo dài sẽ có hậu quả gì, sẽ mang đến phiền toái gì, có thể trở nặng hay không, có chết không, họ không lo lắng những điều này. Đồng thời họ còn có thể bước vào một cách tích cực, có đức tin, lòng trung thành và sự thuận phục chân thực đối với Đức Chúa Trời. Một mặt, họ có lời chứng, mặt khác, nó mang đến sự thu hoạch cực lớn cho lối vào sự sống, sự thay đổi tâm tính của bản thân họ, còn xây dựng nền móng vững chắc cho việc được cứu rỗi của họ, thật tốt biết bao! Hơn nữa, chuyện ốm đau có thể lớn, có thể nhỏ, nhưng bất kể lớn nhỏ thì đều tinh luyện con người. Trải qua một trận bệnh mà không mất đi đức tin vào Đức Chúa Trời, có sự thuận phục và không oán giận, thì biểu hiện của con người về cơ bản coi như chấp nhận được, trải qua căn bệnh này rồi, họ có được chút thu hoạch và thấy rất hài lòng, đây là tình huống khi gặp phải ốm đau bình thường, thời gian bệnh cũng không dài, con người vẫn có thể chịu đựng được, về cơ bản cũng nằm trong phạm vi khả năng chịu đựng của con người. Có những trận ốm đau, tuy rằng chữa trị một thời gian ngắn có chuyển biến tốt, nhưng sau đó lại tái phát, nặng hơn, cứ lặp đi lặp lại, cuối cùng nghiêm trọng đến mức độ không chữa trị được nữa, các loại phương pháp y học hiện đại đều bó tay. Vậy bệnh này nghiêm trọng tới mức nào? Đến mức người ta có thể đối mặt với cái chết bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu. Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là thời gian sống của con người có hạn, không phải là lúc không mắc bệnh và cái chết còn ở rất xa, không cảm nhận được, mà là đã có sự nhận biết với ngày mà mình chết, mình đang đối mặt với cái chết. Đối mặt với cái chết là thời khắc gian nan nhất, then chốt nhất trong cuộc đời con người, và nó đã tới. Lúc đó, ngươi phải làm sao đây? Những người mang trong mình sự sầu khổ, âu lo và lo lắng, suốt ngày âu lo, sầu khổ, lo lắng vì cái chết của mình, cuối cùng cũng đón lấy thời khắc gian nan nhất của mình, sự âu lo, đau khổ và lo lắng của họ cuối cùng cũng biến thành sự thật, họ càng sợ chết thì cái chết càng tới gần, càng không muốn phải đối mặt với cái chết sớm như vậy thì cái chết lại trái ý họ, bất ngờ đánh úp họ, vậy họ phải làm sao? Họ chạy trốn, cự tuyệt, phản kháng, oán trách, hay là thương lượng với Đức Chúa Trời? Có biện pháp nào dùng được không? Đều không dùng được, sầu khổ cũng vô dụng, âu lo cũng vô dụng. Đến lúc chết, điều buồn nhất là gì? Đó là trước đây họ thích ăn thịt kho tàu, thế mà mấy năm nay chẳng ăn được mấy miếng, đã chịu khổ quá nhiều, vậy mà giờ cái chết ập đến, nghĩ tới thịt kho tàu thì lại muốn ăn, nhưng sức khoẻ không ổn, không ăn nổi vì quá dầu mỡ. Trước đây họ thích cái đẹp, thích trang điểm, bây giờ sắp chết rồi, có cả tủ quần áo đẹp cũng chỉ có thể nhìn, chứ không mặc lên người được. Cái chết thật quá khó chịu! Chết là chuyện đau khổ nhất, nghĩ tới cái chết thì trong lòng tựa như dao cắt, nghĩ tới cái chết thì xương cốt toàn thân bỗng rã rời, hễ nghĩ tới cái chết thì lại xót xa, muốn khóc, muốn rơi lệ. Người ta khóc lóc, rơi lệ, đau lòng vì chính họ sắp đối mặt với cái chết. Họ nghĩ: “Sao mình không muốn chết? Sao mình sợ cái chết đến như vậy? Trước kia lúc chưa mắc bệnh nặng thì cảm thấy chết cũng không đáng sợ lắm, ai mà không phải đối mặt với cái chết, ai mà không phải chết cơ chứ? Chết thì chết thôi! Bây giờ nhìn lại thì thấy những lời đó không phải những lời dễ nói như thế, thực sự đến lúc chết mới thấy chuyện này không phải dễ dàng giải quyết như thế, vậy sao lại buồn như thế?”. Các ngươi có buồn khi nghĩ đến cái chết không? Mỗi khi nghĩ đến cái chết thì lại buồn bã và đau khổ, chuyện gây âu lo và lo lắng nhất cuối cùng đã tới, cho nên, ngươi càng nghĩ như vậy thì trong lòng càng sợ hãi, càng cảm thấy bất lực, càng cảm thấy đau khổ. Trong lòng ngươi không dễ chịu, ngươi không muốn chết. Vậy ai có thể giải quyết chuyện không chết này đây? Không ai giải quyết được cả, bản thân ngươi chắc chắn không giải quyết được. Vậy ngươi không muốn chết thì có thể làm gì đây? Vẫn cứ phải chết thôi, chuyện này không ai thoát khỏi được. Cái “chết” này sẽ vây khốn con người, trong lòng con người không muốn chết, nhưng suy nghĩ tràn ngập trong lòng và trong đầu họ đều là cái chết, đó có phải là không chết thì cũng phải chết hay không? Vậy họ có thể chết thật không? Ai dám khẳng định khi nào thì mình chết, năm nào thì mình chết không? Ai biết được chứ? Có những người nói rằng: “Tôi tính rồi, tôi biết mình chết năm nào, tháng nào, ngày nào, và lúc chết sẽ ra sao”. Ngươi dám khẳng định không? (Thưa, không dám.) Ngươi không khẳng định được. Ngươi không biết khi nào mình chết, đây là chuyện thứ yếu. Quan trọng là ngươi có thái độ gì khi trận ốm đau này thực sự có thể làm cho ngươi chết ngay lập tức? Đây là vấn đề ngươi nên nghiền ngẫm và suy nghĩ. Ngươi đối mặt với nó bằng thái độ thuận phục hay đối đãi với nó bằng thái độ phản kháng, cự tuyệt, không cam tâm? Ngươi nên có thái độ như thế nào? (Thưa, thuận phục.) Thái độ thuận phục này không phải nói miệng là có thể đạt được hay thực hành ra được. Làm thế nào mới có thể đạt đến sự thuận phục? Ngươi có nhận thức như thế nào mới có thể để đạt đến thuận phục một cách cam tâm tình nguyện? Chuyện này không đơn giản phải không? (Thưa, phải.) Vậy hãy nói tiếng lòng của các ngươi xem. (Thưa, khi bị bệnh nặng, con sẽ suy nghĩ rằng, nếu mình thật sự chết thì cũng có sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời. Con người bại hoại sâu sắc như vậy, nếu chết cũng là do sự công chính của Đức Chúa Trời, không được nói mình phải sống, con người không có tư cách để yêu cầu Đức Chúa Trời. Mặt khác, con cảm thấy đã tin Đức Chúa Trời rồi, thì bất kể thế nào, con cũng đã thấy được con đường nhân sinh đúng đắn, hiểu không ít lẽ thật, cho dù con chết ngay lập tức cũng đáng.) Nghĩ như vậy có đúng không? Đây có được xem là lý luận chống đỡ nhất định không? (Thưa, có.) Còn ai nói nữa không? (Thưa, Đức Chúa Trời, nếu một ngày nào đó, con thật sự mắc bệnh, có thể phải chết, thì có trốn tránh cũng không được. Đó cũng là sự tiền định, tể trị của Đức Chúa Trời, con có băn khoăn, lo lắng cũng vô ích. Chút thời gian còn lại thì nên nghĩ xem làm thế nào để làm tốt bổn phận của mình, như vậy, cho dù thực sự chết đi cũng không có gì hối tiếc. Vào thời điểm cuối cùng có thể thuận phục Đức Chúa Trời, thuận phục sự an bài của Ngài, thì tốt hơn nhiều so với việc sống trong sợ hãi, lo sợ.) Cách đón nhận này như thế nào? Có phải tốt hơn một chút không? (Thưa, phải.) Đúng rồi, ngươi phải nhìn nhận về “cái chết” như vậy. Con người trong đời này đều phải đối mặt với cái chết, nghĩa là khi con người đi đến cuối đường thì đều phải đối mặt với cái chết, nhưng cái chết có nhiều tính chất, một trong số đó là vào thời gian Đức Chúa Trời tiền định sẵn, ngươi đã hoàn thành sứ mạng của mình, thì Đức Chúa Trời sẽ đặt dấu chấm hết cho sự sống xác thịt của ngươi, sự sống xác thịt của ngươi sẽ kết thúc, nhưng điều này không có nghĩa là sự sống này của ngươi sẽ kết thúc. Xác thịt của một con người không còn thì sự sống cũng không còn, có phải như vậy hay không? (Thưa, không phải.) Sự sống này về sau tồn tại dưới hình thức nào phụ thuộc vào việc khi còn sống ngươi đối đãi với công tác Đức Chúa Trời làm và lời Đức Chúa Trời nói như thế nào, điều này rất quan trọng. Việc sau này ngươi tồn tại dưới hình thức nào, có tồn tại hay không đều được quyết định bởi thái độ của ngươi đối với Đức Chúa Trời, đối với lẽ thật khi ngươi còn sống. Nếu lúc còn sống, lúc đối mặt với cái chết, đối mặt với các loại ốm đau, mà thái độ của ngươi đối với lẽ thật là phản nghịch, phản kháng, chán ghét, thì khi sự sống xác thịt của ngươi kết thúc, ngươi sẽ tồn tại theo phương thức như thế nào? Đó chắc chắn là một phương thức khác, sự sống này của ngươi chắc chắn không thể tiếp diễn. Ngược lại, lúc ngươi còn sống, lúc xác thịt còn có tri giác, mà thái độ của ngươi đối với lẽ thật và đối với Đức Chúa Trời là thuận phục, trung thành và có đức tin chân thực, thì sự sống xác thịt của ngươi dù đã kết thúc, nhưng sự sống của ngươi sẽ sinh tồn dưới một hình thức khác, trong một thế giới khác. Đó là một định nghĩa về cái chết. Ngoài ra còn có một điều nữa, chuyện chết đi hẳn là giống với những chuyện khác về tính chất, đều không do con người lựa chọn, lại càng không thay đổi vì ý chí của con người. Cái chết và bất kỳ chuyện lớn nào khác trong cuộc đời đều giống nhau cả, đều nằm dưới sự tiền định và tể trị của Đấng Tạo Hóa. Nếu có người đòi chết, chưa chắc họ đã chết, nếu có người đòi sống, chưa chắc họ sẽ sống, mọi sự đều nằm dưới sự tể trị và tiền định của Đức Chúa Trời, mọi sự đều được thay đổi và được quyết định bởi quyền hành và tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, bởi sự an bài và tể trị của Ngài. Cho nên, ngươi bị bệnh nặng, một căn bệnh nặng có thể dẫn đến cái chết, nhưng chưa chắc sẽ chết, vậy cái chết này do ai quyết định? (Thưa, do Đức Chúa Trời.) Là do Đức Chúa Trời quyết định. Nếu đã do Đức Chúa Trời quyết định, con người không quyết định được chuyện này, thì họ còn sầu cái gì, lo lắng cái gì? Chuyện này cũng giống như việc cha mẹ ngươi là ai, ngươi sinh ra vào thời gian nào, sinh ra ở đâu vậy, không phải do ngươi lựa chọn. Lựa chọn sáng suốt nhất trong những chuyện này chính là thuận theo tự nhiên, thuận phục, không được lựa chọn, cũng không được vì thế mà dốc ra bất kỳ tâm tư, sinh lực nào, không được vì nó mà sầu khổ, mà âu lo, lo lắng. Nếu đã không thể lựa chọn, sao con người còn phải tiêu phí nhiều sinh lực, tâm tư vì nó như vậy, đây là ngu muội, không sáng suốt. Khi đối mặt với chuyện trọng đại như cái chết, việc nên làm không phải là sầu khổ, không phải lo lắng, sợ hãi, mà là gì? Là chờ đợi, đúng không? (Thưa, đúng.) Đúng phải không? Chờ đợi có phải là chờ chết hay không? Đối mặt với cái chết thì chờ chết? Vậy đúng không? (Thưa, không đúng, mà nên đối mặt một cách tích cực, và thuận phục.) Đúng rồi, chứ không phải là chờ chết. Nghĩa là ngươi đừng bị chuyện chết đi này hù dọa, cũng đừng dùng hết sinh lực để ngẫm nghĩ về chuyện này, đừng suốt ngày nghĩ: “Mình có thể chết không? Khi nào thì mình chết? Sau khi chết rồi thì mình phải làm sao?”. Đừng nghĩ đến những chuyện này nữa. Có những người nói: “Sao lại không suy nghĩ cho được? Chết đến nơi rồi tại sao không suy nghĩ một chút chứ?”. Bởi vì ngươi có thể chết hay không vẫn là một ẩn số, Đức Chúa Trời có để cho ngươi chết hay không cũng là một ẩn số, đều là chuyện không biết được. Nói cụ thể hơn, thì chuyện chết lúc nào, chết ở đâu, chết vào giờ nào, khi chết thân thể của ngươi cảm thấy thế nào, thì đều không biết được. Chuyện mình không biết được mà ngươi còn nhọc lòng suy nghĩ, nghiền ngẫm như vậy, còn âu lo, lo lắng vì nó, thì ngươi có ngu xuẩn hay không? Nếu đã là ngu xuẩn, thì con người không nên hao tổn tâm huyết về nó.

Bất kể đối đãi với chuyện gì, đều nên có thái độ tích cực và chính diện, đối đãi với cái chết thì càng phải có thái độ tích cực và chính diện. Thái độ tích cực và chính diện này không có nghĩa là hùa theo và chờ đợi cái chết, cũng không phải là tích cực và chủ động mưu cầu cái chết. Nếu không phải là mưu cầu cái chết, không phải là hùa theo, cũng không phải là chờ đợi cái chết, vậy thì là gì? (Thưa, là thuận phục.) Thuận phục là một dạng thái độ đối với chuyện chết, buông bỏ chuyện này và không nghĩ đến nó nữa là biện pháp tốt nhất. Có những người nói: “Tại sao không nghĩ đến nó chứ? Không nghĩ cho thấu nó thì con có thể thắng được nó sao? Không nghĩ cho thấu nó thì con có thể buông bỏ được sao?”. Có thể chứ. Tại sao lại có thể? Ngươi nói xem, lúc cha mẹ sinh ngươi ra, là do ngươi nghĩ mà ra à? Ngoại hình, tuổi tác, ngành nghề làm việc của ngươi, việc ngươi đang ngồi đây hôm nay, tâm trạng hiện thời của ngươi, đều là do ngươi nghĩ mà có à? Đâu phải do nghĩ mà có, mà là do sự chuyển dời của ngày tháng, do con người sống một cách bình thường ngày này qua ngày khác, ngày qua ngày đi tới bây giờ, đó là chuyện rất tự nhiên. Cái chết cũng thế, trong quá trình vô thức, ngươi sống đến tuổi trưởng thành, đến tuổi trung niên, đến tuổi già, đến những năm cuối đời và rồi cái chết đến, đừng nghĩ đến nó làm gì. Chuyện ngươi không nghĩ đến sẽ không được ngăn ngừa vì ngươi không nghĩ đến, cũng không xảy ra sớm vì ngươi nghĩ đến, nó đâu thay đổi theo ý chí của con người, phải vậy không? Ngươi đừng nghĩ đến nó, vậy “đừng nghĩ đến nó” nghĩa là gì? Nghĩa là nếu như chuyện này thật sự sắp xảy ra trong tương lai gần, mà ngươi ngày ngày nghĩ đến nó thì đối với ngươi mà nói nó sẽ là một loại áp lực vô hình. Áp lực này khiến ngươi trở nên đầy sợ hãi đối với cuộc sống và cuộc đời, ngươi sẽ không có thái độ tích cực và chính diện, thay vào đó sẽ ngày càng chán nản. Bởi vì khi người ta đối diện với cái chết, thì họ chẳng còn thái độ hứng thú và tích cực gì đối với tất cả mọi chuyện nữa, chỉ còn sự chán nản mà thôi. Họ phải chết, mọi sự đều kết thúc, mưu cầu điều gì hay làm việc gì cũng không còn ý nghĩa, họ không còn cái để phấn đấu, không còn động lực, mọi việc họ làm đều là để chuẩn bị cho cái chết và phát triển theo hướng của cái chết, vậy thì mọi việc họ làm còn có ý nghĩa gì nữa? Do đó, mọi việc họ làm đều mang thành phần và tính chất tiêu cực và của cái chết. Vậy có thể đạt đến không nghĩ đến chuyện này không? Có dễ đạt đến không? Nếu như chuyện này căn bản chỉ là do trí óc ngươi suy luận, tưởng tượng ra, thì đó là sợ bóng sợ gió một trận, là tự mình dọa mình, căn bản không phải là chuyện sẽ xảy ra trong tương lai gần, vậy thì ngươi nghĩ đến nó làm gì? Chỉ càng thêm thừa thãi thôi. Cái nên đến thì sẽ luôn đến, cái không nên đến thì ngươi nghĩ thế nào nó cũng sẽ không đến, ngươi sợ cũng vô ích, lo lắng cũng vô ích, chuyện chết này không phải ngươi cứ lo lắng là có thể được ngăn ngừa, cũng không phải ngươi cứ sợ là có thể được loại bỏ. Cho nên, một mặt, ngươi nên buông bỏ chuyện này từ trong lòng trước, đừng quá coi trọng chuyện này, mà nên phó thác nó cho Đức Chúa Trời, như thể cái chết này không có quan hệ gì với ngươi. Đó là chuyện mà Đức Chúa Trời an bài, thì cứ để Ngài an bài, như vậy chẳng phải đơn giản sao? Mặt khác, khi đối đãi với cái chết, ngươi nên có thái độ tích cực và chính diện. Ngươi nói xem, trong số hàng tỷ người trên toàn thế giới này, có ai có phúc phận được nghe nhiều lời Đức Chúa Trời như vậy, hiểu nhiều lẽ thật về cuộc đời như vậy, hiểu nhiều lẽ mầu nhiệm như vậy không? Ai có thể đích thân tiếp nhận sự dẫn dắt và chu cấp của Đức Chúa Trời, tiếp nhận sự chăm sóc và bảo vệ của Ngài? Có ai có phúc phận này? Không có mấy người. Cho nên, những người như các ngươi hôm nay có thể sống trong nhà Đức Chúa Trời, tiếp nhận sự cứu rỗi và sự chu cấp của Đức Chúa Trời, nghĩa là hiện tại dù các ngươi có chết cũng đáng giá, các ngươi được hưởng quá nhiều phúc phận rồi, có phải không? (Thưa, phải.) Xét từ điểm này, con người không nên bị chuyện chết hù dọa và kìm kẹp. Mặc dù không hưởng thụ được vinh hoa phú quý gì của thế gian, nhưng ngươi lại được Đấng Tạo Hoá rủ lòng thương xót, được nghe nhiều lời Đức Chúa Trời như vậy, đây có phải là hạnh phúc hay không? (Thưa, phải.) Cuộc đời này của ngươi dù sống được bao nhiêu năm cũng đáng giá, không có gì hối tiếc, bởi vì ngươi đã từng liên tục thực hiện bổn phận của mình trong công tác của Đức Chúa Trời, đã hiểu lẽ thật, hiểu lẽ mầu nhiệm của cuộc đời, hiểu con đường và mục tiêu nên mưu cầu trong đời, ngươi đã đạt được quá nhiều rồi! Ngươi đã sống thật đáng giá! Cho dù không thể nói quá rõ ràng, nhưng ngươi có thể thực hành ra một vài lẽ thật, cũng có được một chút thực tế, điều này chứng tỏ ngươi đã đạt được sự chu cấp sự sống từ công tác của Đức Chúa Trời, hiểu một vài lẽ thật. Ngươi đã đạt được quá nhiều, quá phong phú, phúc phận này thật lớn biết bao! Từ khi có loài người đến nay, suốt mọi thời đại, chưa từng được hưởng phúc phận này, chỉ có các ngươi được hưởng, vậy bây giờ nếu chết, có phải cũng cam tâm rồi hay không? Có phần cam tâm này thì thái độ đối với cái chết sẽ có sự thuận phục chân thực, phải không? (Thưa, phải.) Một mặt con người có nhận thức chân thực, cộng thêm sự phối hợp tích cực và chủ động, sự thuận phục chân thực, và cả thái độ đúng đắn đối với cái chết, như vậy thì sự sầu khổ, âu lo và lo lắng của con người đối với cái chết có phải sẽ giảm bớt đi nhiều hay không? (Thưa, phải.) Giảm bớt đi nhiều. Có những người nói: “Bây giờ vừa mới nghe những mối thông công này thì có vẻ còn chưa giảm bớt được nhiều, có thể phải qua một thời gian nữa. Nhất là người lớn tuổi và những người hiện tại đang mang bệnh thật trong người, họ suy nghĩ rất nhiều về chuyện chết này”. Người nào gặp khó khăn người đó mới biết, khi một số người mang bệnh thời gian dài, cuối cùng họ sẽ đúc kết được rằng: “Tôi tin Đức Chúa Trời bao năm nay, tôi thấy những người mắc bệnh giống như tôi đã chết từ lâu rồi, nếu họ đầu thai, nói không chừng bây giờ đã trưởng thành, đã 20, 30 tuổi rồi. Tôi sống lâu như vậy đều là nhờ Đức Chúa Trời ân đãi, cho không. Nếu không tin Đức Chúa Trời thì tôi cũng đã chết từ lâu rồi, lúc đi bệnh viện kiểm tra bác sĩ đều giật nảy mình. Anh nói xem, tôi đây được lợi lớn biết mấy, được hưởng phúc phận lớn biết mấy! Nếu tôi chết cách đây 20 năm, thì những lẽ thật này, những đạo lý này, tôi đều không được nghe, đều không hiểu. Tôi mà chết như vậy thì chẳng đạt được gì, sống bao nhiêu tuổi cũng đều là hư không, đều là sống uổng phí một đời. Bây giờ tôi sống được lâu như vậy, lại đạt được nhiều như vậy, mấy năm qua, tôi cũng không nghĩ tới chuyện chết nữa, không còn sợ nữa”. Nếu người ta luôn sợ chết thì sẽ luôn nghĩ đến mọi mặt vấn đề của cái chết. Nếu như người ta không sợ chết nữa, không sợ hãi cái chết nữa, thì chứng tỏ người ta chịu khổ đủ nhiều rồi, không còn sợ hãi cái chết nữa. Có những người nói rằng: “Không còn sợ hãi cái chết nữa, vậy có phải là muốn chết hay không?”. Cũng không phải, muốn chết là một loại thái độ tiêu cực, là một loại thái độ trốn tránh. Còn chuyện không nghĩ đến cái chết Ta vừa nói, nó là một loại thái độ khách quan, tích cực, nghĩa là xem nhẹ cái chết, không coi trọng nó nữa, không còn nghĩ cái chết là một chuyện buồn bã và âu sầu, cũng không còn lo lắng, không còn bận lòng, không bị trói buộc bởi chuyện chết này nữa, và đã sớm thoát ra khỏi đó rồi, người như vậy thì có chút thể nghiệm, có chút trải nghiệm rồi. Nếu ai đó luôn bị trói buộc và kìm kẹp bởi ốm đau và cái chết, luôn bị mắc kẹt trong cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, âu lo và lo lắng, không thể thực hiện bổn phận một cách bình thường, cũng không thể sống một cách bình thường, vậy thì họ nên nghe nhiều lời chứng trải nghiệm về phương diện này, xem những người có thể xem nhẹ cái chết đã trải nghiệm chuyện này như thế nào, xem trong quá trình trải nghiệm này, họ đã nhận thức cái chết như thế nào, thì có thể đạt được chút thứ gì đó quý giá.

Chuyện chết không dễ giải quyết, nó là khó khăn lớn nhất của con người. Nếu có người bảo ngươi: “Tâm tính bại hoại của anh sâu sắc như vậy, nhân tính của anh cũng không tốt, nếu anh không mưu cầu lẽ thật cho tốt, sau này anh có thể làm rất nhiều việc ác, sẽ phải xuống địa ngục và chịu sự trừng phạt!”. Ngươi nghe xong thì khó chịu một hồi, sau đó suy nghĩ rằng ngủ một giấc dậy thì sẽ vơi đi nhiều, không còn khó chịu như vậy nữa. Thế nhưng, nếu như ngươi mắc bệnh, mà bệnh này có thể dẫn đến cái chết, không còn sống được lâu nữa, vậy thì không phải ngủ một giấc là có thể giải quyết, cũng không phải dễ buông bỏ như vậy, chuyện này cần một khoảng thời gian rèn luyện. Người thực sự mưu cầu lẽ thật thì có thể thoát ra khỏi vấn đề đó, có thể tìm kiếm lẽ thật trong mọi chuyện, dùng lẽ thật để giải quyết mọi chuyện, không có vấn đề gì không giải quyết được. Còn nếu dùng biện pháp của con người, thì cuối cùng chỉ có thể không ngừng vì thế mà sầu khổ, âu lo, lo lắng, khi sự tình không thể giải quyết được thì lại áp dụng phương pháp cực đoan để giải quyết. Lại có những người áp dụng biện pháp tiêu cực và chán nản để đối đãi với chuyện này, họ nghĩ: “Chết thì chết thôi, ai sợ chứ? Sau khi chết thì đầu thai rồi sống một lần nữa thôi mà!”. Tự ngươi có thể quyết định chuyện này sao? Đó là ngươi tìm thuốc tiêu sầu cho mình mà thôi, vậy cũng không giải quyết được vấn đề. Bởi vì vạn vật, mọi sự, bất kể là thứ con người có thể thấy được hay không thể thấy được, bất kể là thứ thuộc về vật chất hay phi vật chất, hết thảy đều nằm trong tay Đấng Tạo Hóa quản lý, tể trị. Không một ai có thể quản lý số phận của mình, bất kể là đối với ốm đau hay cái chết, thái độ duy nhất con người nên có chính là nhận thức, tiếp nhận và thuận phục, chứ không phải là dựa vào tưởng tượng và quan niệm, cũng không phải là tự mình tìm đường ra, càng không phải là cự tuyệt, phản kháng. Nếu ngươi một mực dùng phương pháp của mình để giải quyết chuyện ốm đau cái chết này thì ngươi càng sống càng đau khổ, càng sống càng chán nản, càng không có đường để đi, cuối cùng vẫn chỉ còn một con đường chết, vậy thì kết cục của ngươi sẽ thật sự giống như cái chết của ngươi, là chết hoàn toàn. Nếu ngươi có thể tích cực tìm kiếm lẽ thật, dù là nhận thức những ốm đau mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho ngươi hay đối mặt với chuyện chết, ngươi có thể chủ động tìm kiếm lẽ thật, tìm kiếm sự sắp đặt, tể trị và an bài của Đấng Tạo Hóa đối với loại chuyện trọng đại này, đồng thời đạt được sự thuận phục thực sự, thì như thế sẽ hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi dùng sức mạnh của con người và biện pháp của con người để đối phó với tất cả những chuyện này, cố gắng giải quyết chúng, thoát khỏi chúng, như thế thì kết quả cuối cùng cho dù là ngươi không chết và có thể tạm thời thoát khỏi cửa tử, nhưng bởi vì ngươi không có sự nhận thức, tiếp nhận và thuận phục chân thực đối với Đức Chúa Trời và lẽ thật, từ đó dẫn đến việc ngươi không đưa ra được lời chứng trong chuyện này, vậy thì lần sau gặp lại loại chuyện này, nó vẫn là một thử thách to lớn đối với ngươi. Ngươi vẫn có khả năng phản bội Đức Chúa Trời, vẫn có khả năng vấp ngã, điều này chắc chắn là một chuyện nguy hiểm đối với ngươi. Cho nên, nếu như ngươi bây giờ thật sự đối mặt với ốm đau hoặc cái chết, vậy Ta nói cho ngươi biết, chi bằng nhân lúc này gặp phải hoàn cảnh thực tế như vậy, ngươi hãy tìm kiếm lẽ thật mà giải quyết cho xong chuyện này từ căn nguyên, chứ đừng đợi đến khi cái chết thật sự đến thì ngươi lại trở tay không kịp, lại cảm thấy mờ mịt, băn khoăn, không có chỗ nào để cậy dựa, rồi từ đó mà làm ra những chuyện khiến ngươi hối tiếc cả đời. Ngươi làm ra chuyện gây hối tiếc, hối hận, thì có thể dẫn đến kết cục diệt vong. Cho nên, bất kể là chuyện gì, ngươi đều nên bắt đầu bước vào từ nhận thức nên có và lẽ thật nên hiểu của chuyện đó. Nếu ngươi luôn sầu khổ, âu lo và lo lắng đối với loại chuyện như ốm đau, và sống trong loại cảm xúc tiêu cực này, thì ngươi nên bắt đầu tìm kiếm lẽ thật từ bây giờ để giải quyết chúng càng sớm càng tốt.

Những cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, âu lo và lo lắng có tính chất giống với các loại cảm xúc tiêu cực khác. Đủ loại cảm xúc tiêu cực này nảy sinh là do con người không hiểu lẽ thật, sống dưới sự trói buộc của đủ loại tâm tính bại hoại của Sa-tan, hoặc sống dưới sự bao vây tấn công và ảnh hưởng bởi những tư tưởng của Sa-tan. Những cảm xúc tiêu cực này dẫn đến việc con người không ngừng sống dưới các loại quan điểm và tư tưởng sai lầm, cũng không ngừng khiến con người bị các loại quan điểm và tư tưởng sai lầm kiểm soát, từ đó ảnh hưởng và cản trở việc con người mưu cầu lẽ thật. Đương nhiên, những cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, âu lo, lo lắng, một mặt quấy nhiễu cuộc sống của con người, một mặt cũng nắm thế chủ đạo trong cuộc sống của con người, một mặt ảnh hưởng đến việc con người mưu cầu lẽ thật, một mặt cũng ngăn cản con người mưu cầu lẽ thật. Cho nên, những cảm xúc tiêu cực này, mặc dù xét theo nghĩa đơn giản cũng là một loại cảm xúc, nhưng ảnh hưởng của nó thì không thể coi thường, ảnh hưởng nó gây ra đối với con người, hậu quả mang lại đối với sự mưu cầu của con người và con đường họ đi đều rất nguy hiểm. Cho nên dù nói như thế nào, khi các loại cảm xúc tiêu cực thường xuyên xuất hiện quấy nhiễu, thì con người nên kịp thời phát hiện và mổ xẻ lý do vì sao mình thường xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như vậy, vì sao mình thường bị loại cảm xúc tiêu cực này quấy nhiễu. Hoặc là trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, những cảm xúc tiêu cực này cứ quấy nhiễu con người, gây ra sự quấy nhiễu rất lớn cho việc mưu cầu lẽ thật của họ, những thứ này đều là thứ mà con người nên nhận thức. Sau khi nhận thức được những thứ này, việc tiếp theo con người nên làm là nghĩ cách tìm kiếm lẽ thật, hiểu lẽ thật trong chuyện này, cố gắng để không bị những quan điểm và tư tưởng sai lầm đó tiếp tục quấy nhiễu và ảnh hưởng và thay thế chúng bằng những nguyên tắc lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã dạy cho con người. Sau khi hiểu các nguyên tắc lẽ thật, việc tiếp theo là nên thực hành theo nguyên tắc lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã dạy bảo cho con người. Trong lúc con người thực hành, các loại cảm xúc tiêu cực của họ sẽ dần dần xuất hiện để quấy nhiễu, cũng dần dần bị họ giải quyết và chống lại từng cái một, rồi chẳng biết tự bao giờ, con người sẽ thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực này. Vậy cách giải quyết của các loại cảm xúc tiêu cực này phụ thuộc vào điều gì? Phụ thuộc vào sự mổ xẻ, nhận thức của con người đối với nó, cũng phụ thuộc vào sự tiếp nhận của con người đối với lẽ thật, lại càng phụ thuộc vào sự mưu cầu và thực hành của con người đối với lẽ thật, có phải như vậy hay không? (Thưa, phải.) Trong quá trình từng bước mưu cầu và thực hành lẽ thật, các loại cảm xúc tiêu cực của con người cũng từng bước được giải quyết và buông bỏ. Xét đến hiện tại, giữa các loại cảm xúc tiêu cực và tâm tính bại hoại, các ngươi cho rằng cái nào dễ buông bỏ hơn một chút, cái nào dễ giải quyết hơn một chút? (Thưa, cảm xúc tiêu cực dễ giải quyết hơn một chút.) Cảm xúc tiêu cực dễ giải quyết hơn một chút ư? Mỗi người một khác. Không có cái nào khó, cũng không có cái nào dễ, mỗi người một khác. Tóm lại, từ khi bắt đầu thông công về việc buông bỏ cảm xúc tiêu cực, chúng ta đã thêm một vài nội dung cho việc mưu cầu thay đổi tâm tính của con người, đó chính là buông bỏ các loại cảm xúc tiêu cực. Buông bỏ cảm xúc tiêu cực chủ yếu là giải quyết một số tư tưởng và quan điểm sai lầm, còn giải quyết tâm tính bại hoại thì phải nhìn thấu thực chất của tâm tính bại hoại, các ngươi nói xem, giải quyết cảm xúc tiêu cực và giải quyết tâm tính bại hoại, cái nào dễ hơn một chút? Thực ra giải quyết vấn đề nào cũng đều không phải chuyện dễ dàng. Nếu ngươi thật sự có ý chí, có thể tìm kiếm lẽ thật, thì bất kể giải quyết vấn đề của phương diện nào cũng không phải là vấn đề; nhưng nếu ngươi không phải là người mưu cầu lẽ thật, cũng sẽ không cảm thấy hai vấn đề này nghiêm trọng đến mức nào, vậy thì muốn giải quyết vấn đề nào cũng không phải dễ. Những thứ tiêu cực, xấu xa, phản diện này đều cần đến tiếp nhận lẽ thật, thực hành và thuận phục lẽ thật để giải quyết, cần thay thế chúng bằng những thứ tích cực. Quá trình luôn là như vậy, đều cần con người chống lại những thứ phản diện, và tiếp nhận những thứ chính diện, tích cực, phù hợp với lẽ thật. Một là về mặt tư tưởng và quan điểm, một là về mặt tâm tính con người, một là giải quyết tư tưởng và quan điểm của con người, một là giải quyết tâm tính bại hoại của con người, đương nhiên, hai thứ này đôi khi xuất hiện cùng lúc và liên quan đến nhau. Bất kể thế nào đi nữa, buông bỏ cảm xúc tiêu cực cũng là một phương diện của nội dung mà người mưu cầu lễ thật nên thực hành. Được rồi, hôm nay chúng ta thông công đến đây thôi.

Ngày 29 tháng 10 năm 2022

Trước: Cách mưu cầu lẽ thật (3)

Tiếp theo: Cách mưu cầu lẽ thật (5)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger