Cách mưu cầu lẽ thật (21)

Chủ đề thông công trong khoảng thời gian này khá rộng, các ngươi có thể nhớ được bao nhiêu? Có thể lĩnh hội được bao nhiêu? (Thưa, sau khi Đức Chúa Trời thông công xong, có phần chúng con có thể nhớ được một ít. Phần khác thì chúng con có một chút ấn tượng vì hiện tại cũng đang trải qua những hoàn cảnh tương tự. Phần khác nữa thì chúng con không thể nhớ được nhiều vì chưa từng trải nghiệm những tình huống như thế.) Khi gặp những hoàn cảnh, ngươi có chút ấn tượng nào về những điều đã được thông công không? (Thưa, có một chút ấn tượng. Khi gặp những hoàn cảnh tương tự, con có thể nhớ ra phương diện lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã thông công, nhớ ra một hai câu lời của Ngài có liên quan, rồi con tìm những lời này của Đức Chúa Trời để ăn uống, và cảm thấy mình đã có một con đường.) Ngươi đã nắm được các nguyên tắc chưa? (Thưa, về chuyện này, con vẫn còn nhiều thiếu sót, vẫn chưa nắm được những nguyên tắc; mà chỉ có thể liên hệ bản thân với lời Đức Chúa Trời, và có một chút hiểu biết.) Hiểu lẽ thật và có năng lực đón nhận lẽ thật chủ yếu nói đến điều gì, các ngươi có biết không? Nhắc đến việc một người không có năng lực đón nhận lẽ thật, chẳng phải thường hay nói rằng “Người này không hiểu lẽ thật”, hoặc “Người ta không nắm bắt được nguyên tắc lẽ thật của phương diện này” hay sao? Có phải các ngươi cũng hay nói như thế không? (Thưa, có.) Khi nói người ta hiểu lẽ thật và có năng lực đón nhận lẽ thật, thì muốn nói đến điều gì? Có phải nói đến việc hiểu giáo lý của phương diện lẽ thật không? (Thưa, không phải. Theo con hiểu là khi đã nghe Đức Chúa Trời thông công xong, nếu người này có năng lực đón nhận lẽ thật, thì họ có thể liên hệ với bản thân và biết mình, đồng thời tìm được nguyên tắc để thực hành lẽ thật.) Hiểu lẽ thật và có năng lực đón nhận lẽ thật chủ yếu nói đến việc người ta có thể hiểu được những nguyên tắc lẽ thật. Tức là, khi thông công về một lẽ thật nào đó, bất kể chi tiết cụ thể và nội dung là gì, đưa ra bao nhiêu ví dụ, nói đến bao nhiêu sự tình hay giảng về bao nhiêu tình trạng – thì trong những điều này đều chứa một nguyên tắc lẽ thật. Nếu hiểu được và nắm được nguyên tắc lẽ thật của phương diện này thì ngươi chính là có năng lực đón nhận lẽ thật. Vậy có năng lực đón nhận lẽ thật là nói đến điều gì? Chính là nói đến việc có thể hiểu được những nguyên tắc lẽ thật và khi gặp chuyện có thể căn cứ theo nguyên tắc lẽ thật mà nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động. Như vậy được gọi là có năng lực đón nhận lẽ thật. Có một số người, bất luận thông công lẽ thật với họ như thế nào, đưa ra bao nhiêu ví dụ, nói đến bao nhiêu tình trạng hay giảng giải cụ thể thế nào, thì họ vẫn không biết lẽ thật được nói đến ở đây là gì, và họ không thể căn cứ theo nguyên tắc lẽ thật mà nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động. Tức là họ không thể liên hệ với bản thân hay vận dụng nó. Dù họ có thể nói về câu chữ giáo lý hàng tiếng đồng hồ một cách rõ ràng mạch lạc, nhưng tiếc là họ không biết vận dụng lời Đức Chúa Trời, họ không thể vận dụng những nguyên tắc lẽ thật để giải quyết hay xử lý những vấn đề. Đây chính là không hiểu nguyên tắc lẽ thật, không có năng lực đón nhận lẽ thật, dù họ có nói được bao nhiêu giáo lý đi nữa cũng vô dụng. Những nguyên tắc lẽ thật chính là tiêu chí thực hành cụ thể cho mọi sự và mọi chuyện liên quan đến lẽ thật. Vì chúng là những tiêu chí thực hành cụ thể nên chắc chắn chúng chính là ý muốn của Đức Chúa Trời, chính là những tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở ngươi trong những chuyện cụ thể và là con đường thực hành cụ thể mà ngươi nên có. Như vậy chính là nguyên tắc lẽ thật. Chúng không chỉ là ý muốn của Đức Chúa Trời mà còn là tiêu chuẩn Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người. Nói ngươi đã nắm được những nguyên tắc lẽ thật rồi thì tức là ngươi có năng lực đón nhận lẽ thật. Nếu ngươi có năng lực đón nhận lẽ thật, thì khi gặp chuyện, ngươi sẽ căn cứ theo những nguyên tắc lẽ thật đó mà thực hành, sẽ có thể hành động phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, và sẽ có thể đạt đến yêu cầu của Đức Chúa Trời. Ngược lại, nếu ngươi không hiểu những nguyên tắc lẽ thật – tức là ngươi không có năng lực đón nhận lẽ thật – thì bất kể ngươi làm gì cũng đều không thể căn cứ theo những nguyên tắc lẽ thật hay lời Đức Chúa Trời. Những việc làm của ngươi không có căn cứ và tiêu chí, tức là ngươi không có tiêu chuẩn nhất định, vì vậy ngươi cũng chẳng đạt đến yêu cầu của Đức Chúa Trời. Để đánh giá xem người ta có khả năng thực hiện công tác thực tế hay không, hãy nhìn xem họ có năng lực đón nhận lẽ thật hay không. Nếu có thì họ có thể giải quyết những vấn đề thực tế. Nếu không có thì cho dù họ có giảng được bao nhiêu giáo lý đi chăng nữa cũng vô dụng. Người chỉ thích giảng câu chữ giáo lý mà không giải quyết được những vấn đề thực tế thì thật là một người Pha-ri-si đúng chuẩn. Cho dù ngươi nhớ được bao nhiêu đoạn lời Đức Chúa Trời cũng vô dụng. Những người Pha-ri-si có thể thuộc làu kinh sách một cách trôi chảy, họ còn tới các giao lộ để cầu nguyện; họ làm tất cả những việc đó chỉ để cho người ta nhìn thấy và khoe khoang bản thân, chứ không phải để giải quyết những vấn đề thực tế. Những người như thế chỉ chú trọng thu thập mọi loại tri thức, giáo lý, câu chữ và khẩu hiệu thuộc linh vốn được mọi người tán thành và tiếp nhận, cao sâu và bí ẩn, rồi đi rao truyền chúng khắp nơi. Thậm chí bề ngoài họ còn phô trương hành vi tốt, lấy đó mê hoặc mọi người để người ta đề cao và sùng bái họ. Nhưng khi gặp những vấn đề thực tế thì ngoài việc tuân giữ những quy tắc và trích dẫn một vài câu chữ giáo lý thì họ không thể giải quyết vấn đề thực tế nào hết. Đối với tình trạng hay thực chất bên trong của con người, và cách để đối đãi hay giải quyết khi gặp những chuyện này, thì chuyện gì họ cũng không nhìn thấu, lẽ thật nào cũng không hiểu. Họ chỉ có thể nói suông về câu chữ giáo lý. Người Pha-ri-si đúng chuẩn là như thế đấy. Lý do những người Pha-ri-si chỉ có thể giảng về câu chữ giáo lý mà không thể giải quyết bất kỳ vấn đề thực tế nào là vì họ không hiểu lẽ thật, từ đầu đến cuối họ không nhìn thấu được thực chất của vấn đề. Vậy nên khi đến lúc cần giải quyết vấn đề, họ nói những lời sai lầm, phát biểu những quan điểm lố bịch. Họ không thể nhìn thấu bất kỳ người nào hay thực chất của bất kỳ chuyện gì. Bởi vậy họ không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề gì. Họ không có chút năng lực đón nhận nào. Bất kể họ đã nghe bao nhiêu bài giảng hay biết giảng bao nhiêu giáo lý, họ vẫn không biết nguyên tắc lẽ thật là gì, không biết ý muốn của Đức Chúa Trời là gì. Họ bần cùng và đáng thương như vậy đấy, thế mà họ vẫn tự cho rằng mình hiểu lẽ thật và tự hào rằng mình là những người thuộc linh. Chẳng phải như thế thật đáng thương sao? (Thưa, phải.) Thật đáng thương và đáng ghê tởm. Họ biết giảng nhiều câu chữ giáo lý như thế, thậm chí còn biết tuân thủ nhiều quy tắc nhất định, nhưng lại không biết giải quyết bất kỳ vấn đề cụ thể nào khi gặp phải. Họ chỉ biết học nói mấy lời ra dáng con người, “Ấy chà, có chuyện xảy ra ở đây. Xem này, chuyện đó phát sinh qua quá trình phức tạp, ly kỳ và bất thường đến thế cơ đấy. Ấy chà, người đó thật không có lương tâm và lý trí, nhân tính bất hảo và không có chút tự biết mình nào. Cứ hễ có chuyện xảy ra là họ lại làm xằng làm bậy”. Ngươi hỏi họ, “Vậy một người có những biểu hiện như thế thì, anh sẽ đối đãi hay xử lý như thế nào? Anh căn cứ theo những nguyên tắc nào để xử lý họ? Thực chất biểu hiện của họ là gì? Loại người này có phải kẻ địch lại Đấng Christ hoặc là đi theo con đường của kẻ địch lại Đấng Christ không? Họ có phải lãnh đạo giả, hay chỉ đơn giản là nhân tính của họ bất hảo, hay là vì nền tảng đức tin vào Đức Chúa Trời của họ nông cạn?” Nhưng họ lại nói, “Việc này khó mà nhìn thấu được”. Họ không biết cách giải quyết, và khi gặp những chuyện khác nhau, họ chỉ biết nhìn vào những hiện tượng và trạng thái bên ngoài. Khi đi cụ thể vào những biểu hiện, sự bộc lộ, lời nói và hành vi của một cá nhân nhất định, họ chỉ có thể mô tả hay liệt kê chúng, hoặc có thể xác định một cách đơn giản và sơ lược nhất, nhưng lại không nhìn thấu được thực chất của vấn đề. Họ không biết cách để đối đãi hay xử lý những người như thế; không biết cách để thông công lẽ thật sao cho những người đó phản tỉnh, biết mình và liên hệ bản thân với lời của Đức Chúa Trời, không biết cách để giúp những người đó trong lối vào sự sống, hay cách bổ nhiệm những người này một cách phù hợp trong chuyện quản lý và nhân sự. Họ chỉ có thể nói về những biểu hiện và tình huống của loại người này hay loại người kia. Khi ngươi hỏi họ, “Anh đã xử lý hết những người này chưa?”, thì họ trả lời, “Chưa, tôi vẫn đang quan sát họ”. Kết quả là vậy đấy. Như thế chẳng phải là họ không có năng lực giải quyết vấn đề sao? (Thưa, phải.) Không có năng lực giải quyết vấn đề thì chẳng phải họ không có năng lực đón nhận lẽ thật sao? (Thưa, phải.) Không có năng lực đón nhận lẽ thật thì chẳng phải những người này không hiểu được những nguyên tắc lẽ thật sao? Họ không hiểu những nguyên tắc lẽ thật không phải vì họ chưa nghe đủ bài giảng mà; mà là vì họ không có năng lực đón nhận lẽ thật – họ không có tố chất đó. Vậy thì tại sao họ có thể thường xuyên nói năng và giảng thuyết một cách hùng hồn như vậy? Vì họ đã nghe nhiều và trải nghiệm nhiều, và họ đã ghi nhớ tất cả những thứ mang tính giáo lý này, tự nhiên họ có thể giảng về câu chữ giáo lý. Nhất là những người đã làm lãnh đạo và chấp sự một vài năm: Họ mài giũa bản thân qua việc thực hành đều đặn, họ có thể giảng và nói về những câu chữ giáo lý khác nhau, nói đặc biệt trôi chảy, thành từng mục, từng đoạn rõ ràng. Nhưng như vậy không có nghĩa họ có vóc giạc hay thực tế, càng không có nghĩa là họ hiểu nguyên tắc lẽ thật. Các ngươi phải phân định cho tốt và không được để loại người như thế mê hoặc. Khi thấy người có thể nói liên tục một hoặc hai ngày trong những buổi hội họp mà không bị trùng lặp, lòng ngươi đã phục họ sát đất; đây chẳng phải là không biết phân định sao? Chẳng phải là không hiểu lẽ thật sao? (Thưa, phải.) Đây chính là không hiểu lẽ thật. Nếu hiểu lẽ thật thì ngươi sẽ biết phân định được trong những nội dung họ phát biểu có câu nào là nguyên tắc thực hành cụ thể có thể giải quyết những tình trạng và vấn đề nhất định không. Giả dụ ngươi lắng nghe kỹ và phát hiện ra không có câu nào nói đến những tình trạng hay vấn đề thực tế của mọi người, phát hiện ra những gì họ nói chỉ là một đống khẩu hiệu, một đống câu chữ, một đống giáo lý không có nguyên tắc, phương án giải quyết cụ thể và con đường thực hành cụ thể, và dù họ nói tận hai hoặc ba ngày, nhưng chỉ toàn giáo lý suông. Và lúc ngươi nghe thì có vẻ có ích và có thu hoạch nhưng sau khi suy ngẫm ngươi lại thấy rằng, “Làm sao mình giải quyết vấn đề này đây? Hình như vừa rồi họ không nói đến chuyện này”, rồi khi ngươi hỏi họ một lần nữa, họ chỉ lại tuôn ra một đống giáo lý, khiến ngươi nghe xong rồi vẫn không biết nên làm thế nào. Đây chẳng phải là bị mắc lừa hay sao? (Thưa, phải.) Dù không biết nên làm thế nào, nhưng ngươi vẫn bội phục và ngưỡng vọng họ: Đó chính là bị mắc lừa. Có phải các ngươi thường bị người ta lừa theo cách này không? (Thưa, phải.) Vậy thì với tư cách là lãnh đạo và chấp sự, có phải các ngươi vẫn thường lừa người khác như thế này không? (Thưa, phải.) Giờ các ngươi đã hiểu thêm một chút về việc có năng lực đón nhận lẽ thật là gì và những nguyên tắc lẽ thật là gì chưa? (Thưa, đã hiểu thêm một chút.) Những nguyên tắc lẽ thật là gì? (Thưa, những nguyên tắc lẽ thật là những tiêu chí cụ thể để thực hành khi gặp những vấn đề cụ thể; chúng chứa đựng ý muốn của Đức Chúa Trời cũng như những tiêu chuẩn và con đường nhất định nên được đưa vào thực hành. Nếu người ta nắm được những nguyên tắc lẽ thật thì họ có năng lực đón nhận lẽ thật.) Có năng lực đón nhận lẽ thật sẽ cho phép người ta nắm được những nguyên tắc lẽ thật. Đây là mối quan hệ giữa hai việc này. Chứ không phải ngươi hiểu những nguyên tắc lẽ thật là ngươi có năng lực đón nhận lẽ thật. Trái lại, khi ngươi có năng lực đón nhận lẽ thật thì ngươi có thể hiểu được những nguyên tắc lẽ thật. Có phải là như vậy không? (Thưa, phải.) Vậy đa số các ngươi có năng lực đón nhận lẽ thật không? Các ngươi có hiểu những nguyên tắc lẽ thật được chứa đựng trong toàn bộ nội dung mỗi lần Ta thông công không? Nếu ngươi có thể hiểu được chúng thì ngươi có năng lực đón nhận lẽ thật, và ngươi chính là người thông linh. Nếu nghe xong ngươi chỉ nhớ vài chuyện nhất định, những biểu hiện hoặc cách hành động cụ thể nhất định liên quan đến những người hoặc những hạng người nhất định được đem ra thảo luận trong khi thông công, nhưng ngươi lại không hiểu những nguyên tắc lẽ thật được thông công ở đây là gì, và khi gặp chuyện ngươi lại không biết cách liên hệ chúng với những sự thật cụ thể đã được thông công, hoặc cách để hành động căn cứ theo những nguyên tắc lẽ thật, thì ngươi chính là người bất thông linh. Bất thông linh có nghĩa là không có năng lực đón nhận lẽ thật. Bất kể đã nghe bao nhiêu bài giảng đi nữa thì ngươi vẫn không hiểu những nguyên tắc lẽ thật và khi gặp chuyện thì lúng túng; ngươi chỉ có thể thấy những tình huống bề ngoài, những biểu hiện bề ngoài và đủ thứ bề ngoài đại loại như thế, nhưng không thể thấy được thực chất của vấn đề, không tìm được con đường thực hành hay cách để giải quyết vấn đề. Như thế chính là không hiểu những nguyên tắc lẽ thật và không có năng lực đón nhận lẽ thật. Những người như thế này là bất thông linh. Các ngươi hãy dành thời gian suy ngẫm và đào sâu những vấn đề này, rồi các ngươi sẽ có kết luận. Nếu các ngươi không chịu suy ngẫm những vấn đề này, cứ mơ mơ màng màng, thì các ngươi không có hiểu biết chân thực.

Hãy tiếp tục thông công về nội dung mà chúng ta đã thông công liên tục trong suốt thời gian vừa qua. Ở buổi hội họp trước, chúng ta đã thông công phần bốn của việc buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người – nội dung cụ thể của phần “sự nghiệp”. Đối với nội dung cụ thể nằm trong phần “sự nghiệp”, cách hiểu đúng mà người ta nên có về sự nghiệp, hoặc những con đường thực hành cụ thể và những tiêu chí thực hành mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người về phương diện sự nghiệp, chúng ta đã liệt kê bốn điểm. Bốn điểm này là gì? (Thưa, một là đừng làm từ thiện; hai là có ăn có mặc là thấy đủ; ba là tránh xa những thế lực xã hội khác nhau; bốn là tránh xa chính trị.) Chúng ta đã thảo luận hai trong bốn điểm này. Điểm đầu tiên là đừng làm từ thiện, và điểm thứ hai là có ăn có mặc là thấy đủ. Cách diễn tả cụ thể của mỗi điểm trong bốn điểm này có phải chính là những nguyên tắc thực hành cụ thể cho việc buông bỏ sự nghiệp không? (Thưa, phải.) Bốn nguyên tắc thực hành cụ thể này chính là có liên quan đến những tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở nhân loại về phương diện buông bỏ sự nghiệp. Đương nhiên, những tiêu chuẩn Đức Chúa Trời yêu cầu ở nhân loại có liên quan đến những nguyên tắc lẽ thật của việc buông bỏ sự nghiệp, và chúng cũng liên quan đến những con đường thực hành cụ thể khi người ta gặp những chuyện này; tức là, bằng cách làm những gì mà ngươi nên làm trong phạm vi này, ngươi sẽ đạt yêu cầu của Đức Chúa Trời, nhưng nếu ngươi vượt ra khỏi phạm vi này thì ngươi sẽ làm trái nguyên tắc, trái lẽ thật và trái với yêu cầu của Đức Chúa Trời. Về chủ đề sự nghiệp này, chúng ta đã thông công về hai nguyên tắc thực hành: Thứ nhất là đừng làm từ thiện, và thứ hai là có ăn có mặc là thấy đủ. Liên quan đến điểm đầu tiên, đừng làm từ thiện, chúng ta đã đưa ra những ví dụ cụ thể nhất định và thảo luận một số tình huống đặc thù. Chủ đề này liên quan chủ yếu đến những vấn đề nào? Nó liên quan đến việc nên làm gì khi chọn một nghề nghiệp hay về phương diện sự nghiệp. Cơ bản nhất, điểm đầu tiên là không làm những chuyện liên quan đến từ thiện; chỉ làm những việc liên quan đến cuộc sống hay sinh kế của chính mình là đủ rồi. Nếu ngươi được tuyển dụng vào một tổ chức từ thiện và làm việc chỉ vì ngươi đã ứng tuyển thì không tương đương với việc ngươi đang làm từ thiện – đây là một tình huống đặc biệt. Ngươi có thể được tuyển vào đây và nhận lương, nhưng ngươi chỉ là một người làm công, một nhân viên được nhận lương không hơn không kém. Còn với những gì một tổ chức từ thiện thực hiện, dù là quỹ, phúc lợi xã hội, nhận nuôi trẻ mồ côi hay động vật, cứu trợ người ở nơi bị thiên tai tàn phá hay những nơi nghèo khó, nhận người tị nạn, và vân vân, những công tác chính này đều chẳng liên quan gì đến ngươi. Ngươi không phải là người chịu trách nhiệm chính, và ngươi không cần cống hiến thời gian và sinh lực cho sự nghiệp từ thiện này. Đây là một chuyện hoàn toàn khác. Không phải người đang làm từ thiện, mà là ngươi được tuyển dụng bởi một tổ chức từ thiện. Chúng có khác nhau về tính chất không? (Thưa, có.) Chúng khác nhau về tính chất và tình huống đặc biệt này không vi phạm nguyên tắc. Ngoài ra, dù từ thiện ở quy mô lớn hay nhỏ, bất kể công tác từ thiện ở phương diện nào, thì đều chẳng liên quan gì đến ngươi. Nó không phải việc mà Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi phải làm. Ngươi không làm thì cũng không vi phạm lẽ thật, và cho dù ngươi có làm, Đức Chúa Trời cũng sẽ không ghi nhớ. Nếu ngươi đã muốn mưu cầu lẽ thật và sự cứu rỗi thì không nên đầu tư sinh lực và thời gian vào những chuyện không liên quan đến sự cứu rỗi, mưu cầu lẽ thật hay quy phục Đức Chúa Trời, vì làm từ thiện không hề có giá trị hay ý nghĩa gì cả. Tại sao làm vậy không có giá trị hay ý nghĩa? Bất kể ngươi cứu trợ hay giúp đỡ ai thì cũng không thay đổi được gì cả. Nó không thể thay đổi vận mệnh của bất kỳ ai, cũng không giải quyết được những vấn đề về vận mệnh của họ, và việc ngươi giúp đỡ người ta nhất thời cũng không phải thực sự cứu rỗi họ. Bởi vì cuối cùng, những nỗ lực như vậy đều là vô ích và không có bất kỳ giá trị hay ý nghĩa gì. Ví dụ, có người nhận nuôi sói: Họ bắt đầu nuôi một hoặc hai con và cuối cùng nuôi đến hàng trăm hay hàng ngàn con. Họ coi đây là sự nghiệp, đầu tư mọi khoản tiết kiệm vào đó, kéo theo toàn bộ gia đình và dành hết toàn bộ sinh lực của phần đời còn lại cho việc này. Toàn bộ sinh lực và cả cuộc đời của họ chỉ xoay quanh một việc này, và kết quả cuối cùng, mặc dù thành công cứu vớt và bảo vệ bầy sói, nhưng ngươi đã lãng phí thời gian và cả quãng đời cho chuyện này. Ngươi không còn thời gian và sinh lực dư thừa để mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận. Vì vậy, so với việc thực hiện bổn phận và được cứu rỗi, thì bất kỳ việc gì, ngay cả là việc được nhiều người công nhận và xã hội tán dương, cũng không quan trọng bằng việc con người mưu cầu sự cứu rỗi, mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận. Nó không ý nghĩa hay giá trị bằng việc mưu cầu những điều này. Còn một chuyện quan trọng nữa: Nếu ngươi được Đức Chúa Trời tuyển chọn, và ngươi là một trong dân sự được Ngài chọn, thì Đức Chúa Trời tuyệt đối không bao giờ giao cho ngươi thực hiện một sự nghiệp từ thiện có thể được thế giới và xã hội công nhận. Đức Chúa Trời tuyệt đối sẽ không giao cho ngươi những chuyện như thế. Nếu ngươi là một trong dân sự được Đức Chúa Trời chọn thì hy vọng lớn nhất của Đức Chúa Trời ở ngươi là gì? Là ngươi thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, có thể mưu cầu lẽ thật và trở về trước Đức Chúa Trời, có thể nhận được sự cứu rỗi và sống sót. Đây mới là sự đáp ứng lớn lao nhất và tốt đẹp nhất đối với ý muốn của Đức Chúa Trời, chứ không phải là làm những việc mà con người trên thế giới hay xã hội cho là quan trọng, ý nghĩa hay vinh dự. Nếu ngươi là người được Đức Chúa Trời chọn, những gì Ngài giao cho ngươi chính là bổn phận ngươi nên thực hiện, chỉ đặc biệt liên quan đến những công tác của Đức Chúa Trời và công tác của hội thánh. Bất kỳ việc gì không liên quan đến công tác của hội thánh và sự quản lý của Đức Chúa Trời thì ngươi không cần bận tâm. Dù ngươi làm gì đi nữa, kể cả ngươi cho đó là việc tốt và sẵn lòng làm nó, nhưng nó không có giá trị, không xứng đáng để ghi nhớ, thì Đức Chúa Trời sẽ không ghi nhớ nó. Cho dù nó có trở thành di sản lưu danh thiên cổ, vẻ vang nhiều đời, hay là được người đương thời tán tụng, thì đều không quan trọng. Bất kể bao nhiêu người công nhận cũng không có nghĩa rằng việc ngươi làm được Đức Chúa Trời khen ngợi hay ghi nhớ, cũng không có nghĩa rằng việc ngươi làm có ý nghĩa và có giá trị. Dư luận và những đánh giá của thế giới và xã hội này không đại diện cho sự đánh giá của Đức Chúa Trời về ngươi. Vì vậy về phương diện sự nghiệp, con người không nên lãng phí thời gian sống có hạn và sinh lực quý báu của mình vào những việc không có ý nghĩa. Thay vào đó, ngươi phải tập trung sinh lực và thời gian vào bổn phận mà Đức Chúa Trời giao phó, và vào những chuyện mưu cầu lẽ thật và sự cứu rỗi. Đây mới là những việc thực sự có giá trị và ý nghĩa. Sống như vậy thì một đời này của ngươi mới có giá trị và ý nghĩa. Có người nhận nuôi hàng ngàn con chó, và mỗi ngày chỉ làm việc và sống vì những con chó mà họ nhận nuôi. Họ hầu như không còn thời gian ăn ngủ, ngay cả thời gian giặt áo quần hay nói chuyện với mọi người cũng không có. Những việc họ làm đều vượt ra ngoài phạm vi năng lực của họ. Cuộc sống của họ mệt mỏi và đáng thương. Như vậy chẳng phải rất ngu xuẩn sao? (Thưa, phải.) Ngươi không phải đấng cứu thế, thì cũng đừng cố gắng trở thành đấng cứu thế. Bất kỳ ý tưởng muốn cứu thế giới, cải biến thế giới, hay là dùng sức mạnh của cá nhân mình để cải biến hiện trạng, cải biến thế giới này thì đều là ngu xuẩn. Đương nhiên, khi hành động như thế càng ngu xuẩn hơn, và cuối cùng hậu quả sẽ chỉ là khiến ngươi sứt đầu mẻ trán, mệt mỏi tinh thần, kiệt quệ sức lực, khổ không kể xiết, dở khóc dở cười. Con người chẳng có bao nhiêu sinh lực, và cũng cũng không có khả năng và năng lực lớn chừng nào để cải biến bất kỳ điều gì. Chút sinh lực và thời gian ngươi có nên được cống hiến và dành để thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo. Đương nhiên quan trọng hơn, nó nên được cống hiến và dành để mưu cầu lẽ thật để đạt được sự cứu rỗi và quy phục Đức Chúa Trời. Ngoài những việc này, những nỗ lực khác đều vô nghĩa. Sự nghiệp là một phần bắt buộc phải thực hiện trong cuộc sống vật chất của con người. Nó không được coi là ý nghĩa; mà chỉ đơn thuần là cần thiết cho cuộc sống và sự sinh tồn của xác thịt. Để sống và sinh tồn, ngươi phải có một nghề nghiệp; nghề nghiệp này chỉ đơn thuần là một công việc để ngươi duy trì cuộc sống cho bản thân. Dù nghề nghiệp này nằm ở tầng lớp thấp hay cao của xã hội, thì nó cũng chỉ là cách để duy trì sinh kế; không đáng để bàn tới chuyện cao hay thấp, cũng không đáng để bàn tới chuyện có ý nghĩa hay không. Hơn nữa, bất luận nó có ý nghĩa thế nào, yêu cầu của Đức Chúa Trời cho nhân loại là: Nếu ngươi muốn mưu cầu lẽ thật và đi con đường của sự cứu rỗi, thì tiêu chuẩn cho việc chọn nghề nghiệp để duy trì sinh kế chính là có ăn có mặc là thấy đủ, không cần dùng hết sinh lực và thời gian để bôn ba, bận rộn với chuyện ăn, mặc, đi, ở – chỉ cần có ăn có mặc là được rồi. Khi ngươi ăn no mặc ấm; khi ngươi đạt được những điều kiện cơ bản để sinh tồn thì nên thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, cống hiến sinh lực và thời gian quý báu của ngươi vào bổn phận, vào những gì Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi, và dâng hiến tấm lòng của ngươi. Điểm quan trọng nhất là trong khi thực hiện bổn phận, ngươi cũng phải dốc sức vào lẽ thật, phải đạt đến mưu cầu lẽ thật và đi vào con đường mưu cầu lẽ thật, đừng sống qua ngày đoạn tháng. Đây chính là nguyên tắc. Đức Chúa Trời không yêu cầu ngươi phải dốc hết sức lực chỉ để sinh tồn và sinh sống. Ngài không cần ngươi sống một cuộc đời vẻ vang và qua đó tôn vinh Ngài, Ngài cũng không yêu cầu ngươi làm những việc như đạt được thành tựu nào đó trên thế giới này, lập được kỳ tích nào đó, hoặc làm việc gì đó cống hiến cho nhân loại, hay cứu trợ được bao nhiêu người, hay giải quyết những vấn đề việc làm cho bao nhiêu người. Ngươi không cần phải có một sự nghiệp vĩ đại, trở nên nổi tiếng toàn cầu, rồi dùng những điều này để vinh danh Đức Chúa Trời, tuyên bố với thế giới rằng, “Tôi là một Cơ Đốc nhân, tôi tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng”. Đức Chúa Trời chỉ hy vọng ngươi có thể làm một người bình thường, một phàm nhân trên thế giới. Ngươi không cần phải sáng lập bất cứ kỳ tích nào; không cần phải xuất chúng trong những ngành nghề hay lĩnh vực khác nhau, không cần trở thành danh nhân, vĩ nhân, thành người được mọi người tôn sùng và tôn kính, cũng không cần phải có những phát kiến hay thành tựu gì trong các lĩnh vực khác nhau, càng không cần ngươi phải tạo ra cống hiến ở nhiều ngành nghề khác nhau để tôn vinh Đức Chúa Trời. Yêu cầu của Đức Chúa Trời cho ngươi chỉ là sống tốt cuộc sống của ngươi, có ăn có mặc, không bị bỏ đói, mặc ấm vào mùa đông và mặc thoải mái vào mùa hè. Chỉ cần ngươi sống một cách bình thường và có năng lực sinh tồn, như thế là đủ – đó là yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với ngươi. Bất kể ngươi có ân tứ, sở trường hay tài năng đặc biệt gì đi nữa, thì Đức Chúa Trời cũng không hy vọng ngươi lợi dụng chúng để đạt được những thành tựu trong thế gian. Thay vào đó, Ngài muốn ngươi vận dụng bất kỳ ân tứ hay tố chất nào mà ngươi có để thực hiện bổn phận và sự ủy thác mà Ngài giao phó cho ngươi và áp dụng vào việc mưu cầu lẽ thật để cuối cùng có thể đạt được sự cứu rỗi. Đây là điều quan trọng nhất, ngoài ra Đức Chúa Trời không yêu cầu thêm bất kỳ điều gì nữa. Nếu ngươi sống tốt thì Đức Chúa Trời cũng sẽ không nói ngươi là người tôn vinh Ngài. Nếu cuộc sống của ngươi bình thường và ngươi thuộc tầng lớp thấp của xã hội, thì chuyện này cũng không làm nhục được Đức Chúa Trời. Nếu gia đình ngươi tương đối nghèo khó, nhưng ngươi đạt tiêu chuẩn có ăn có mặc là thấy đủ của Đức Chúa Trời thì điều này cũng không làm nhục được Đức Chúa Trời. Khi ngươi sống và sinh tồn, mục tiêu mưu cầu của ngươi chính là có ăn có mặc là thấy đủ, là có những thứ ăn mặc thiết yếu cơ bản và sống một cách bình thường, có thể duy trì ngày ăn ba bữa, và lo được những chi tiêu hàng ngày – như thế là đủ rồi. Khi ngươi thấy đủ, Đức Chúa Trời cũng thỏa lòng – đây là điều Đức Chúa Trời yêu cầu ở mọi người. Ngài không yêu cầu ngươi phải trở thành người giàu, danh nhân hay cao nhân, Ngài cũng không để ngươi làm một kẻ ăn mày. Ăn mày không làm được việc gì hết; cả ngày chỉ xin ăn, dáng vẻ thê thảm, ăn đồ thừa của người khác, mặc áo quần rách rưới, áo quần đầy miếng chắp vá hoặc thậm chí lấy vải bao bố để che thân – chất lượng cuộc sống của họ cực kỳ thấp. Đức Chúa Trời không yêu cầu ngươi sống như một kẻ ăn mày. Trong những chuyện liên quan đến cuộc sống vật chất, Đức Chúa Trời không yêu cầu ngươi tôn vinh Ngài, Ngài cũng không xác định những chuyện gì là làm nhục Ngài. Đức Chúa Trời không đánh giá người ta căn cứ theo việc họ nghèo khổ hay sang giàu. Thay vào đó, Ngài đánh giá ngươi căn cứ theo cách ngươi thực hành và xem ngươi có đáp ứng những yêu cầu đối với việc mưu cầu lẽ thật và những nguyên tắc mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở ngươi hay không. Chỉ vậy mà thôi. Vậy có phải ngươi đã hiểu và nắm được hai nguyên tắc thực hành liên quan đến sự nghiệp này rồi không? Nguyên tắc đầu tiên là đừng làm từ thiện, và nguyên tắc thứ hai chính là có ăn có mặc là thấy đủ. Cả hai nguyên tắc đều rất dễ hiểu.

Trong hội thánh, có một số cá nhân vẫn kiên quyết tin rằng làm từ thiện là một việc tốt. Họ nghĩ, “Ở đâu gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp một tay. Với cá nhân con, con đã quyên góp áo quần và tiền bạc, con còn tới những vùng bị thiên tai tàn phá để làm tình nguyện”. Các ngươi nhận xét chuyện này như thế nào? Có nên ngăn cản hay can thiệp không? (Thưa, không nên can thiệp.) Còn có người nói rằng, “Khi con thấy ai đó ăn xin, nhất là trẻ em đói khổ, con cảm thấy thương chúng rất nhiều”. Họ liền đưa những người như thế về nhà, nấu đồ ăn ngon cho người ta, rồi tiễn người ta về với một ít quần áo và đồ tốt, thậm chí thỉnh thoảng còn đi thăm nom. Họ sẵn lòng làm những việc lành này và hành xử theo cách này, cho rằng cách hành xử này là trượng nghĩa, và khi làm như vậy, họ sẽ được Đức Chúa Trời ghi nhớ, trở thành người đáng mến nhất thế giới này. Đối với những người như thế này, hội thánh có ngăn cản và can thiệp vào chuyện của họ không? (Thưa, không can thiệp.) Chúng ta chỉ chia sẻ những bài giảng nên chia sẻ với họ, giải thích ý muốn của Đức Chúa Trời và những nguyên tắc lẽ thật với họ. Nếu đã biết và đã hiểu mọi chuyện mà họ vẫn cố chấp làm theo cách của mình, hành động theo ý muốn của riêng mình, thì chúng ta không can thiệp. Mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm cho lời nói và việc làm của mình, và mọi người phải tự chịu trách nhiệm cho kết cục cuối cùng của mình và cách Đức Chúa Trời định đoạt họ. Đó đều do con người tự mình gánh vác. Những người khác không cần chịu trách nhiệm đó, họ không cần gánh vác thay. Nếu gặp những người như thế này, giáo lý nào cũng hiểu nhưng vẫn cố chấp làm từ thiện, thì chúng ta sẽ không sửa đổi tư tưởng và quan điểm của họ, đồng thời cũng sẽ không can thiệp, và đương nhiên chúng ta không lên án họ. Lại có những người đã tin vào Đức Chúa Trời rồi mà vẫn mưu cầu thế gian, sự giàu sang, chức quan hay sự nghiệp. Chúng ta có can thiệp chuyện của họ không? (Thưa, chúng ta không can thiệp.) Thông công với họ về những lẽ thật liên quan để họ hiểu, và sau khi ngươi thông công xong, họ có thể tự mình lựa chọn. Chọn nên đi hướng nào là tùy ở họ. Những gì họ chọn, những gì họ muốn làm và cách họ làm, chúng ta không can thiệp. Trách nhiệm của chúng ta là thông công với họ về ý muốn của Đức Chúa Trời và những nguyên tắc lẽ thật. Nếu họ hiểu và lĩnh hội được, ngươi có thể hỏi họ, “Vậy thì bước tiếp theo của anh là gì? Khi nào anh bắt đầu rao truyền phúc âm?” Rồi họ nói, “Cứ chờ đi đã, tôi có một chuyến hàng cần phải nhập, một thương vụ và một dự án cần lo liệu, làm xong tôi có thể kiếm được rất nhiều tiền. Chuyện rao truyền phúc âm thì để sau hẵng nói”. Vậy ngươi hỏi họ, “Tôi phải đợi bao lâu?” Họ trả lời: “Có thể hai hoặc ba năm”. Vậy thì tạm biệt. Ngươi không cần qua lại với loại người đó nữa. Đây là cách giải quyết, có dễ không? (Thưa, dễ.) Cái này gọi là đã biết con đường thật mà còn cố ý phạm tội. Những người như thế sẽ không có của lễ chuộc tội. Đức Chúa Trời không ngăn cản hay can thiệp những người như thế này; thậm chí dù ngay trước mắt Ngài cũng không đánh giá họ. Ngài để họ tự do lựa chọn. Các ngươi cũng cần phải học nguyên tắc này. Bất kể họ hiểu đến mức nào, nói tóm lại, trách nhiệm của chúng ta là truyền tải rõ ràng ý muốn của Đức Chúa Trời đến họ. Sau đó họ lựa chọn thế nào, bước tiếp theo của họ là gì thì đó là chuyện của họ và tự do của họ. Không ai nên can thiệp và không cần phải giải thích lợi hay hại để ép buộc họ. Cách làm này có phù hợp không? (Thưa, phù hợp.) Nếu phù hợp thì nên thực hiện nó như vậy. Đừng làm trái nguyên tắc và đừng ép họ làm trái ý muốn của họ. Đây là hai nguyên tắc đầu tiên của việc buông bỏ sự nghiệp; hai nguyên tắc này tương đối dễ hiểu và không khó lĩnh hội.

Về chủ đề buông bỏ sự nghiệp, nguyên tắc thứ ba mà Đức Chúa Trời yêu cầu con người thực hành là gì? Đó là tránh xa các thế lực xã hội khác nhau. Nguyên tắc này khó hiểu hơn một chút, đúng không? (Thưa, đúng.) Mặc dù nó khó hiểu hơn một chút nhưng đây cũng là một trong những nguyên tắc. Nó là nguyên tắc mà con người nên tuân thủ nghiêm ngặt để sinh tồn trong xã hội này. Nó cũng là một thái độ, thủ đoạn và phương thức sinh tồn mà con người phải có để sinh tồn trong xã hội này, và đương nhiên có thể nói một cách chính xác rằng đây là một loại trí khôn để sinh tồn trong xã hội. Nhìn bề ngoài, việc tránh xa các thế lực xã hội khác nhau có vẻ như là một vấn đề xa lạ với mỗi cá nhân, nhưng thật ra, các thế lực xã hội khác nhau được nhắc đến ở đây ẩn nấp bên cạnh mỗi người. Chúng là những thế lực vô hình, những thứ vô hình ẩn nấp bên cạnh mỗi người. Khi ngươi chọn một nghề nghiệp, bất kể nghề nghiệp đó thuộc tầng lớp xã hội nào, thì nó luôn nằm dưới thế lực khổng lồ của nghề nghiệp liên quan. Dù nghề nghiệp mà ngươi làm cao sang hay thấp kém, thì vẫn có những nhóm người liên quan bên trong nghề nghiệp đó. Nếu nhóm người này có độ tuổi, lý lịch và căn cơ xã hội nhất định trong xã hội, thì chắc chắn họ chính là một thế lực vô hình. Ví dụ, nghề giáo viên có thể không được coi là một nghề cao sang nhưng nó cũng không hề thấp kém. Nó cao sang hơn những nghề như làm nông hay những nghề thủ công nghiệp khác một chút, nhưng lại thấp hơn những nghề thực sự cao sang trong xã hội một chút. Trong nghề này, ngoài công việc đơn giản mà ngươi đang làm, còn có rất nhiều người đang chen chúc trong đó. Vậy nên trong nghề này, người ta phân biệt vai vế già trẻ và lý lịch thâm niên. Tầng lớp trên của nghề này, tức là tầng lớp kiểm soát những thứ như nhân sự, chiều hướng, chính sách, quy củ, và quy định, chính là thế lực tương ứng trong nghề này. Ví dụ, đối với nghề giáo viên, ai là lãnh đạo, là sếp lớn dẫn dắt và kiểm soát nghề này, ai kiểm soát sinh kế và tiền lương của ngươi? Ở một số quốc gia, có thể có công đoàn giáo viên; chẳng hạn như ở Trung Quốc có Cục Giáo dục và Bộ Giáo dục. Những cơ quan này chính là phạm vi thế lực tương ứng của nghề giáo viên trong xã hội. Tương tự, đối với nông dân, ai là lãnh đạo trực tiếp của họ? Có thể là một nhóm trưởng, một trưởng thôn, hay chủ tịch xã, và hiện tại thậm chí còn phát minh ra một cái ủy ban quản lý nông nghiệp. Đây chẳng phải là phạm vi thế lực tương ứng của nghề này sao? (Thưa, phải.) Có thể nói, trong đời sống, những phạm vi thế lực khác nhau này ảnh hưởng và kiểm soát tư tưởng, lời nói và việc làm của ngươi, thậm chí đức tin và con đường ngươi đi. Chúng không chỉ kiểm soát sinh kế của ngươi mà còn kiểm soát mọi thứ ngươi có. Nhất là ở đất nước của con rồng lớn sắc đỏ, những người ngoại đạo luôn phải tổ chức những hội thảo tư tưởng, báo cáo về những tư tưởng, và kiểm tra xem tư tưởng có vấn đề gì không, có bao gồm những yếu tố phản đảng, phản quốc và phản nhân loại không. Bất kể làm nghề nào, dù là nghề tương đối truyền thống hay tương đối hiện đại, thì luôn tồn tại những thế lực khác nhau tương ứng trong phạm vi nghề nghiệp xung quanh ngươi. Có thế lực là cấp trên trực tiếp của ngươi, tức là những người trực tiếp phụ trách trả lương và chi phí sinh hoạt cho ngươi. Có thế lực thì vô hình. Ví dụ, giả sử ngươi là một nhân viên cấp thấp không được ai chú ý nơi làm việc, thì trong phạm vi nghề nghiệp của ngươi sẽ có những thế lực khác nhau hiện diện. Một số người thì thân cận với quản lý và hay lảng vảng quanh họ, đây là một loại thế lực. Còn có một nhóm thế lực thân cận với giám đốc và chuyên xử lý những chuyện của giám đốc. Một nhóm khác có thể thân cận với trưởng phòng tiếp thị. Tất cả những thế lực khác nhau này đều tồn tại. Vậy mục đích của những thế lực này là gì? Những thế lực này hình thành như thế nào? Chính là mỗi cá nhân của nó lấy thứ mình cần cũng như chọn phe phái và bợ đỡ những người có quyền lực để đạt được mục đích của mình và sinh tồn, dẫn đến sự thành lập các thế lực khác nhau. Có thế lực chủ trương làm thế này, có thế lực chủ trương làm thế kia. Có thế lực làm việc khá tuân thủ pháp luật và phù hợp với các quy tắc nơi làm việc, có thế lực thì hành động hèn hạ hơn, bất chấp cả pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Sống trong một hoàn cảnh hỗn tạp những thế lực khác nhau, thì ngươi phải chọn lựa thế nào? Ngươi phải sinh tồn thế nào? Ngươi có nên thân cận với tổ chức đảng, một quản lý hay giám đốc nào đó không? Ngươi có nên thân cận với chủ nhiệm hay trưởng bộ phận, hoặc làm thân với một cục trưởng hay quản đốc không? (Thưa, không nên thân cận với ai cả.) Tuy nhiên, để sinh tồn, người ta thường hay từ bỏ tôn nghiêm, cũng như nguyên tắc làm người, thậm chí là từ bỏ ranh giới làm người cuối cùng của mình. Trong phạm vi phức tạp của những thế lực này, người ta sẽ vô thức chọn phe, chọn nương theo con sóng, chọn ủng hộ những thế lực khác nhau. Họ tìm một thế lực có thể thu nạp và bảo vệ họ, hoặc họ tìm một thế lực mà họ thấy dễ tiếp nhận hơn, một thế lực mà họ có thể kiểm soát, để rồi thân cận thậm chí hòa nhập vào nó. Đây chẳng phải là bản năng của con người sao? (Thưa, phải.) Đây chẳng phải là một loại kỹ năng hay phương thức sinh tồn của con người sao? (Thưa, phải.) Dù nó là bản năng hay kỹ năng để con người thích ứng với xã hội này và với những nhóm khác nhau, thì đây có phải là một nguyên tắc thực hành mà người ta phải biết để làm người không? (Thưa, không.) Có người nói, “Dù bây giờ anh nói không phải, nhưng khi thực sự rơi vào tình huống đó trong đời sống thực tế, thì anh sẽ chọn phe và nương náu ở bất cứ thế lực nào có lợi cho mình và giúp mình sinh tồn. Trong thâm tâm, anh còn cảm thấy rằng người ta phải dựa vào những thế lực này để sống, rằng họ không thể sống độc lập, vì sống độc lập thì dễ bị ức hiếp. Không phải lúc nào cũng có thể sống độc lập và thanh cao; phải học cách cúi đầu và thân cận với những thế lực khác nhau, phải quan sát lời nói và sắc mặt người ta, a dua nịnh nọt, đưa đẩy diễn kịch, nương theo xu thế, còn phải biết hùa theo người ta, biết gió chiều nào che chiều ấy, nhạy bén đánh hơi, biết lãnh đạo thích gì và không thích gì, tính khí và tính cách của họ, bối cảnh gia đình họ, những điều họ thích nghe, họ bao nhiêu tuổi, sinh nhật ngày nào, những nhãn hiệu complê, giày dép, và túi da họ yêu thích, nhà hàng, hãng xe, hãng máy tính và điện thoại ưa thích của họ, loại phần mềm nào họ thích cài đặt trên máy tính, loại hình giải trí nào họ thích chơi trong thời gian rảnh, họ thích giao thiệp với ai, và họ muốn trò chuyện về chủ đề nào, nhưng thứ này đều phải rành rọt và nắm rõ”. Vì sinh tồn, ngươi sẽ vô thức và tự nhiên thân cận với họ, dung nhập với họ, nhượng bộ cầu toàn đi làm những việc ngươi vốn không sẵn lòng làm, nói những điều ngươi không sẵn lòng nói để làm hài lòng lãnh đạo và đồng nghiệp của ngươi, để đạt đến mức mình có thể ứng phó trôi chảy và kiểm soát mọi thứ ở nơi làm việc, như vậy là cuộc sống và sự sinh tồn của bản thân đã được bảo đảm rồi. Làm như vậy, bất kể là vi phạm đạo đức hay vi phạm ranh giới làm người cuối cùng, hay là từ bỏ tôn nghiêm, ngươi đều không màng. Nhưng chính việc không màng này là khởi đầu cho sự sa đọa của ngươi, và nó cũng là dấu hiệu rằng ngươi vô phương cứu chữa. Vì vậy, xét bề ngoài, thì không thể trách cứ những người bất đắc dĩ phải thân cận những thế lực xã hội khác nhau vì cuộc sống và sự sinh tồn của họ. Tuy nhiên, những hành vi và lựa chọn của họ, những con đường họ chọn đi làm nhân tính và nhân cách của họ biến chất. Đồng thời, khi thân cận hay hòa nhập vào những thế lực khác nhau, thì người ta liên tục học cách dùng những âm mưu và thủ đoạn khác nhau để chiều theo và làm hài lòng những thế lực này, để cải thiện cuộc sống của họ và giúp những điều kiện sinh tồn của họ tốt hơn. Họ càng làm vậy, thì càng cần tiêu tốn một lượng lớn thời gian và sinh lực để duy trì tình trạng hiện tại và những mối quan hệ này. Vì vậy với thời gian và ngày tháng hữu hạn, mỗi lời ngươi nói, mỗi việc ngươi làm và mỗi ngày ngươi sống không chỉ vô nghĩa; mà chúng còn thối rữa rồi. Chúng đã thối rữa nghĩa là sao? Có nghĩa là càng ngày càng khiến ngươi trở nên sa đọa, càng ngày càng khiến ngươi người không ra người, quỷ không ra quỷ. Trong bối cảnh ấy, ngươi không có tấm lòng an tĩnh để đến trước Đức Chúa Trời và đương nhiên, ngươi cũng không có nhiều thời gian để thực hiện bổn phận. Ngươi không thể dốc hết thể xác và tinh thần vào việc thực hiện bổn phận, đồng thời cũng không thể dốc hết thể xác và tinh thần vào việc mưu cầu lẽ thật. Thế là, viễn cảnh được cứu rỗi của ngươi rất ảm đạm, không thấy hy vọng. Vì ngươi đã dốc mình vào những thế lực xã hội khác nhau, chọn thân cận chúng, chọn hòa nhập với chúng và thu nạp chúng, hậu quả của sự lựa chọn này là hằng ngày ngươi phải dành toàn bộ thể xác và tinh thần để duy trì tình trạng hiện tại. Dù ngươi cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, như thể mỗi ngày của ngươi đều ở trong cối xay thịt, nhưng vì sự lựa chọn của mình, ngươi phải tiếp tục như vậy ngày qua ngày. Trong hoàn cảnh phức tạp của những thế lực khác nhau đó, khi ngươi hòa nhập với chúng, mỗi lời họ nói, hướng gió ám chỉ cũng như những chuyện sắp phát sinh trong đó, những biểu hiện của mỗi cá nhân và những suy nghĩ trong nội tâm họ, đặc biệt là những gì mà cấp trên trực tiếp của ngươi, cấp bậc cao nhất của những thế lực này, đang nghĩ – tất cả những điều này đều cần ngươi phải đánh giá và thu thập thông tin về chúng một cách kịp thời. Ngươi không được quyền lơ đễnh hay sao lãng. Họ nghĩ gì, sau lưng có hành động gì, có những kế hoạch hay tính toán gì, thậm chí họ lên kế hoạch và tính toán những gì cho mỗi cá nhân, có chủ ý và thái độ thế nào đối với mỗi cá nhân – nếu ngươi muốn biết rõ những điều này như lòng bàn tay, thì trong thâm tâm ngươi phải có sự hiểu biết sâu sắc về cục diện đó. Nếu muốn hiểu họ một cách sâu sắc, ngươi phải dành toàn bộ sinh lực để nghiên cứu và nắm bắt những điều này. Ngươi phải ăn uống với họ, trò chuyện với họ, gọi điện thoại cho họ, giao thiệp với họ nhiều hơn ở chỗ làm và thậm chí thân cận với họ trong những kỳ nghỉ và theo dõi nhất cử nhất động của họ. Kết quả là, bất kể ngày tháng sống của ngươi như thế nào, đầy niềm vui hay nỗi đau, thì cho dù ngươi có lòng muốn thực hiện bổn phận và mưu cầu lẽ thật, liệu ngươi có thể tranh thủ được thời gian để tĩnh tâm làm tròn bổn phận bằng cả thể xác lẫn tinh thần không? (Thưa, không.) Trong trạng thái này, việc ngươi tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận sẽ không hơn gì một loại sở thích của ngươi trong thời gian rảnh. Bất kể yêu cầu và mong muốn của ngươi đối với đức tin vào Đức Chúa Trời trong lòng ngươi như thế nào, với tình hình hiện tại của ngươi, tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận có lẽ chỉ là mục cuối cùng trong danh sách mong muốn của ngươi. Đối với việc mưu cầu lẽ thật và tiếp nhận sự cứu rỗi, ngươi có thể không dám nghĩ về chúng, thậm chí không thể nghĩ về chúng – có đúng thế không? (Thưa, đúng.) Vì vậy, với bất cứ ai trong các ngươi, bất kể ở trong hoàn cảnh công tác nào, nếu ngươi muốn thân cận hay hòa nhập với những thế lực khác nhau, hoặc nếu ngươi đã thân cận và hòa nhập với chúng, thì bất kể lý do hay cớ sự nào, thì hậu quả cuối cùng chỉ có thể là hy vọng được cứu rỗi của ngươi tan vào thinh không. Tổn thất trực tiếp nhất chính là ngươi sẽ không có thời gian đọc lời Đức Chúa Trời hay thực hiện bổn phận. Đương nhiên ngươi không thể giữ tấm lòng an tĩnh trước Đức Chúa Trời hay cầu nguyện chân thành với Đức Chúa Trời – kể cả mức tối thiểu này ngươi cũng không đạt được. Vì hoàn cảnh của ngươi, những con người và sự việc ngươi gặp, quá phức tạp, một khi ngươi đã hòa nhập vào những thế lực khác nhau, thì sẽ giống như ngươi đang bước vào vũng lầy – khi đã bước vào rồi thì không dễ để rút ra. Không dễ rút ra nghĩa là gì? Nghĩa là một khi ngươi bước vào phạm vi của những thế lực khác nhau, ngươi sẽ không thể thoát khỏi những chuyện rối rắm và thị phi xảy ra trong phạm vi những thế lực này. Ngươi sẽ không ngừng bị vướng vào những con người và sự việc khác nhau, dù cho cố gắng đến mấy cũng không thể tránh khỏi, vì ngươi đã trở thành một trong số họ. Vậy nên mỗi sự việc xảy ra trong phạm vi của những thế lực này đều liên quan đến ngươi, dính dáng đến ngươi, ngoại trừ một tình huống nhất định; tức là, ngươi giữ sự bàng quan đối với chuyện được mất và chuyện thị phi, quan sát mọi thứ từ góc nhìn của một người ngoài cuộc. Trong trường hợp đó, có thể ngươi sẽ tránh được những chuyện thị phi hay bất cứ rủi ro nào có thể xảy ra. Tuy nhiên, chỉ cần ngươi hòa nhập với những thế lực này, chỉ cần ngươi thân cận chúng, chỉ cần ngươi toàn tâm toàn ý tham gia vào mỗi sự việc diễn ra trong chúng, chắc chắn ngươi sẽ bị mắc kẹt. Ngươi sẽ không còn là một người quan sát nữa mà chỉ có thể là một người tham gia. Và khi là người tham gia, thì ngươi chính là một đối tượng bị hại trong phạm vi của những thế lực này.

Có người nói, “Bất kể ngươi tồn tại trong lĩnh vực nghề nghiệp hay nhóm người nào, bị người khác bắt nạt không phải là chuyện gì to tát – điều quan trọng là có tiếp tục sinh tồn được hay không. Nếu không thân cận các tổ chức hay những thế lực khác nhau, không có ai chống lưng cho anh trong xã hội hay trong các nhóm người khác nhau, thì anh sẽ không thể sống nổi”. Có phải mọi thứ thực sự như thế không? (Thưa, không phải như thế.) Trong các nhóm xã hội khác nhau, mục đích đằng sau việc người ta thân cận các thế lực khác nhau chính là để “tìm bóng râm dưới đại thụ”, để tìm một loại thế lực có thể chống lưng cho họ. Đây là nhu cầu cơ bản của con người. Ngoài ra, người ta còn muốn lợi dụng những thế lực này để thăng tiến, để đạt được mục đích mưu cầu lợi ích hay quyền thế của họ. Nếu trong phạm vi nghề nghiệp này, ngươi chỉ đơn giản làm vì sinh kế, chỉ muốn có ăn có mặc là được, thì ngươi không cần phải thân cận bất cứ thế lực nào. Nếu ngươi thân cận họ, có nghĩa là ngươi không chỉ làm vì sinh kế và có ăn có mặc là thấy đủ – mà chắc chắn ngươi có những ý định khác, không vì danh thì cũng vì lợi. Có ai nói, “Ngoài kiếm sống ra, thì con còn muốn chứng tỏ bản thân nữa” không? Có cần thiết vậy không? (Thưa, không cần thiết.) Một khi ngươi đã kiếm đủ tiền, có thể đảm bảo ba bữa một ngày, có quần áo để mặc, thế là đủ rồi – còn cố chứng tỏ bản thân làm gì? Ngươi đấu tranh vì ai? Vì quốc gia, tổ tiên, cha mẹ hay vì bản thân? Các ngươi nói xem, đấu tranh để chứng tỏ bản thân quan trọng hơn hay có ăn có mặc là thấy đủ quan trọng hơn? (Thưa, có ăn có mặc là thấy đủ quan trọng hơn.) Đấu tranh để chứng tỏ bản thân là một tâm tính đầy sự nóng nảy; ngươi làm việc gì cũng vì sự chứng tỏ bản thân này. Nó là một khái niệm trừu tượng và rỗng tuếch. Việc thực dụng nhất chính là kiếm tiền để ngươi có thể duy trì cuộc sống. Ngươi nên nghĩ về nó như thế này: “Bất kể tình huống nào, bất kể ai về phe với ai, ai thân cận với cấp lãnh đạo hay quan chức nào, cũng chẳng quan trọng. Ai được thăng chức hay giáng chức, ai được tăng lương, ai dùng bất kỳ thủ đoạn nào để trở thành cán bộ cấp cao, đều chẳng quan trọng gì. Mình chỉ làm việc để kiếm ăn. Mọi người tranh đấu vì cái gì cũng chẳng liên quan gì đến tôi. Dù thế nào thì tôi cũng làm việc tám tiếng một ngày, được trả những gì tôi xứng đáng được nhận, nuôi được bản thân và gia đình, thế là tôi thấy đủ rồi. Chỉ cần vậy thôi; tôi chỉ yêu cầu có thế thôi”. Làm những gì công việc yêu cầu và làm thật tốt, nhận lương thưởng bằng một lương tâm trong sạch – thế là được rồi. Thái độ này đối với sự sinh tồn và nghề nghiệp có đúng đắn không? (Thưa, đúng đắn.) Đúng như thế nào? (Thưa, vì họ sống với một thái độ phù hợp với yêu cầu của Đức Chúa Trời. Đầu tiên, có nghĩa là không làm việc một cách hời hợt và có thể làm tốt công việc thuộc chức trách của mình. Thứ hai, nghĩa là không tìm nơi nương náu hay nịnh bợ bất cứ thế lực nào cả; duy trì những nhu cầu của một cuộc sống bình thường là đủ. Làm như thế là phù hợp với lời Đức Chúa Trời.) Đương nhiên làm như thế là phù hợp với lời Đức Chúa Trời. Có phải Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi làm như thế để bảo vệ ngươi không? (Thưa, phải.) Để bảo vệ ngươi khỏi cái gì? (Thưa, để khỏi bị Sa-tan làm hại. Nếu không, một khi bị vướng vào những chuyện thị phi như thế, cuộc sống trở nên rất đau khổ, và hơn nữa sẽ không còn nhiều thời gian để tin vào Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận nữa.) Đây là một phương diện. Phương diện chính còn lại là gì? Khi ngươi dính dáng đến những thế lực khác nhau, kết quả cuối cùng chính là ngươi tự chuốc lấy diệt vong. Thực sự không xứng đáng chút nào! Thứ nhất, ngươi sẽ không thể bảo vệ bản thân. Thứ hai, ngươi sẽ không bảo vệ và ủng hộ chính nghĩa được. Thứ ba, ngươi còn muốn câu kết với những thế lực khác nhau thì tội càng thêm tội. Vì vậy, thân cận những thế lực này không có ích lợi gì cả. Kể cả ngươi được tăng lương hay thăng chức bằng cách thân cận các thế lực khác nhau, nhưng ngươi sẽ phải cùng bọn họ nói dối bao nhiêu lần nữa? Ngươi phải lén lút làm bao nhiêu việc xấu nữa? Ngươi sẽ phải kín đáo trừng trị bao nhiêu người nữa? Trong xã hội này, tại sao mọi nhóm người và ngành nghề khác nhau cần phải có những thế lực này? Là vì xã hội này thiếu công bằng và công chính. Mọi người chỉ có thể dựa dẫm vào những thế lực khác nhau mà hành động để bảo vệ bản thân, dựa dẫm vào những thế lực khác nhau mà nói năng và hành động để đảm bảo vị trí của mình. Có sự công bằng ở đây không? (Thưa, không.) Không có sự công bằng trong chuyện này; mọi thứ đều dựa theo những thế lực này. Ai có thế lực lớn hơn thì có quyền quyết định, ai không có thế lực hay thế lực nhỏ thì không có tiếng nói. Ngay cả chế tài pháp luật cũng vậy: Nếu ngươi có thế lực lớn, luật mà ngươi quy định có thể được ban hành và thi hành. Nếu thế lực của ngươi nhỏ, thì ngươi đề ra luật hay quy định nào cũng không được thông qua, không được đưa vào bộ luật quốc gia. Trong nhóm người nào cũng vậy: Nếu có thế lực lớn, ngươi có thể đấu tranh vì lợi ích của mình và tối đa hóa lợi ích cho mình; nếu ngươi không có thế lực lớn thì lợi ích của ngươi có thể bị tước đoạt hoặc bị cướp lấy. Mục đích của việc thành lập những thế lực khác nhau là dùng chính những thế lực đã hình thành đó để khống chế cục diện, thậm chí đạp lên dư luận, luật pháp và đạo đức con người. Chúng có thể vượt qua luật pháp, đạo đức, và nhân tính – chúng có thể vượt qua tất cả. Thế lực càng lớn thì quyền thế càng lớn, càng có thêm cơ hội để làm gì tùy ý, tự định đoạt mọi chuyện. Như vậy có công bằng không? (Thưa, không.) Không công bằng. Quyền lực và thế lực chính là đại diện cho thân phận của họ và cho thấy phần lợi ích mà họ có thể đạt được. Nếu ngươi ở trong một nhóm xã hội và chỉ muốn duy trì sinh kế đến mức có ăn có mặc, và không mưu cầu địa vị hay danh tiếng trong xã hội, không mưu cầu thỏa mãn dục vọng của mình, thì việc ngươi phải thân cận những thế lực khác nhau có vẻ rất thừa thãi. Nếu ngươi muốn dành toàn bộ thời gian để thực hiện bổn phận, muốn đi con đường mưu cầu lẽ thật và cuối cùng đạt được sự cứu rỗi, nhưng đồng thời ngươi còn muốn thân cận những thế lực khác nhau, thì hai chuyện này mâu thuẫn với nhau. Chúng không thể bổ sung cho nhau vì chúng hoàn toàn trái ngược, như Nam Bắc hai đầu, như nước lửa bất dung. Thân cận những thế lực khác nhau sẽ không có tác dụng hỗ trợ việc ngươi tin Đức Chúa Trời hay mưu cầu lẽ thật, sẽ không giúp ngươi nhận ra rõ ràng hơn bộ mặt xấu xí của Sa-tan, cũng không cho ngươi thêm tiếng nói hay để ngươi tin Đức Chúa Trời mà không bị thế giới ruồng rẫy hay bị chính phủ bách hại. Có người sống ở một ngôi làng nhỏ nhưng trong lòng có những mưu đồ lớn. Họ nghĩ, “Mình sinh ra ở vùng quê. Mình là một nông dân. Dù bị đối xử tệ, mình vẫn sống được nhờ trồng ngũ cốc và rau củ, nuôi gà, gia súc và cừu. Nếu mình tin vào Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật thì những điều kiện này khá tốt; mình có những điều kiện cơ bản cần thiết để sinh tồn. Nhưng tại sao mình luôn cảm thấy thiếu gì đó trong sinh hoạt và sinh tồn trong xã hội và nhân loại này?” Thiếu cái gì? Họ thiếu chỗ chống lưng. Ngươi xem những người đi tìm mua nhà cũng như thế: Họ luôn thích ngôi nhà có ngọn núi lớn ở phía sau, cảm thấy đó chính là chỗ chống lưng, ở nhà như thế sẽ thấy an tâm. Nếu ngôi nhà có vực sâu phía sau, họ sẽ không cảm thấy an toàn khi sống ở đó, lòng luôn cảm thấy sẽ rơi thẳng xuống vực bất cứ lúc nào. Tương tự, sống trong một ngôi làng, nếu không thiết lập mối quan hệ với những người có danh tiếng và địa vị, không ghé thăm thường xuyên để lấy lòng họ, thì sẽ luôn cảm thấy phần nào bị cô lập khi sống trong làng đó, sẽ có nguy cơ bị ức hiếp và không thể làm việc để kiếm sống. Đó là lý do họ luôn muốn thân cận trưởng thôn. Đây có phải ý tưởng hay không? (Thưa, không.) Nhất là khi đã tin Đức Chúa Trời rồi, gặp phải sự bách hại của chính phủ ở một số quốc gia thì lại có người nói, “Nếu chúng con rao giảng phúc âm với trưởng thôn và ông ta không tin, nhưng mẹ, bà, vợ và con gái ông ta tin, như vậy có phải là thân cận với trưởng thôn không? Nếu một anh chị em trong hội thánh chúng con có mặt mũi trong thôn hoặc là một người thân của trưởng thôn, chẳng phải hội thánh sẽ có một chỗ đứng chắc chắn ở đó sao? Chẳng phải sẽ có địa vị sao? Như vậy thì các anh chị em tin Đức Chúa Trời của con chẳng phải sẽ được ăn và trồng trọt trong thôn mà không gặp vấn đề gì sao? Không những vậy, mà khi con rồng lớn sắc đỏ hay Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương đến điều tra, sẽ có người chống lưng cho chúng con. Như thế thì tốt quá!” Ngươi luôn muốn thân cận một tổ chức hoặc một nhóm thế lực để đảm bảo rằng ngươi không rơi vào bất cứ hoàn cảnh nguy hiểm nào, để đảm bảo ngươi có thể tin Đức Chúa Trời một cách an toàn và không bị bách hại – thật tuyệt làm sao! Đồng thời, sống lẫn vào với những người tai to mặt lớn thì chẳng phải mình cũng là người có thế lực rồi sao? Ngươi nghĩ thế thì tốt quá, nhưng trưởng thôn có cho ngươi thân cận ông ta không? Trưởng thôn có phải là đối tượng để ngươi lợi dụng không? Liệu trưởng thôn có cho ngươi lợi dụng ông ta không? Ngươi, là một thường dân, muốn thân cận một tổ chức hay trưởng thôn, và ngươi nghĩ đơn giản rằng chỉ rao giảng phúc âm thôi là sẽ thành công à? Ngươi không cần biếu xén quà cáp hay hoàn thành một số việc quan trọng để thân cận trưởng thôn hay sao? Các ngươi có kinh nghiệm gì? Thân cận trưởng thôn có dễ không? Ngay cả thân cận con chó cưng của ông ta còn khó! Và tặng quà trực tiếp cho trưởng thôn sẽ không hiệu quả; ngươi cần phải thân cận vợ ông ta, mẹ, cô, và bà của ông ta, bắt đầu từ những mục tiêu tương đối dễ dàng hơn. Tại sao lại thân cận bà của trưởng thôn? Trưởng thôn có mối quan hệ gần gũi hơn với bà, vậy nên ngươi bắt đầu với bà ấy, và thông qua bà ông ta, sẽ có người già cả trong gia đình có thể nói tốt cho ngươi, ngươi sẽ dần dần thân cận gần hơn với trưởng thôn. Đây gọi là “đi đường vòng”, có phải không? Nếu ngươi đưa quà trực tiếp cho trưởng thôn, ông ta sẽ hỏi, “Anh là ai?” Và ngươi trả lời, “Tôi là người này người kia đến từ nhà họ Lý ở phía đông thôn này”. “Nhà họ Lý nào nhỉ? Sao tôi không biết họ?” Nếu ông ta không nhận ra ngươi thì có dễ thân cận không? (Thưa, không dễ.) Và nếu ngươi tặng quà cho ông ta thì loại quà nào thu hút ông ta? Vàng miếng, vàng thỏi – ngươi có không? Hải sâm – liệu ông ta có muốn ăn không? Ông ta sẽ xem hải sâm của ngươi là nhập khẩu hay nội địa; ông ta cũng có một đống thứ như vậy. Ngươi thắt lưng buộc bụng và sống tằn tiện để mua nó, bản thân không dám ăn – hay động vào nó. Ngươi tặng nó cho ông ta và ông ta còn không thèm nhìn lấy một cái. Ngươi tặng ông ta dây thắt lưng da, và ông ta nói, “Đây là hàng nội địa, đúng không?” Ngươi nói, “Là da bò thật đấy”. Rồi ông ta nói, “Thời này ai còn mặc thắt lưng da bò nữa? Chẳng ai thèm. Người ta đeo thắt lưng da chính hiệu có nhãn mác châu Âu hay những cái có đính kim cương kìa. Anh có mấy loại đó không?” Ngươi nói, “Chúng trông như thế nào? Tôi chưa từng thấy”. Ông ta nói, “Nếu chưa thấy bao giờ thì khỏi cần đến đây. Anh đem thắt lưng da cho ăn mày đấy à?” Người như thế liệu ngươi có thể trèo cao được không? Ngươi nghĩ mình có một kế hoạch thông minh, rằng tất cả sẽ có hiệu quả, nhưng ông ta căn bản không xem quà cáp của ngươi ra gì. Ông ta coi thường quà của ngươi nhưng ngươi lại cứ một mực nịnh bợ ông ta. Vậy có phù hợp không? Kể cả ông ta có coi trọng quà của ngươi đi nữa thì nịnh bợ ông ta có phù hợp không? (Thưa, không phù hợp.) Chỉ để có cái ăn, chỉ để có chỗ dựa vững chắc trong thôn, ngươi sẵn lòng làm những việc hèn hạ như thế. Các ngươi không thấy hổ thẹn à? (Thưa, có.) Theo đuổi bà của trưởng thôn, theo đuổi vợ và chị dâu ông ta, sử dụng đủ mọi biện pháp bừa bãi cẩu thả, vừa tặng quà vừa cố gắng thân cận. Người khác bảo ngươi, “Tặng những quà này cũng vô ích; ông ta nhắm trúng anh mới được”. Như vậy ngươi có cố gắng thân cận nữa không? Quà nào ngươi tặng cũng không phù hợp. Trưởng thôn sẽ không thèm nhìn, nghĩ rằng chúng không xứng với ông ta. Tệ nhất là ngươi phải hy sinh cả bản thân mình. Ngươi vẫn cố gắng thân cận ông ta chứ? (Thưa, không.) Ngươi vẫn tìm kiếm kiểu chống lưng này sao? Trưởng thôn là kiểu người thế nào? Ông ta có phải người để cho ngươi tùy tiện thân cận không? (Thưa, không.) Kể cả khi ngươi thiết lập được mối quan hệ với ông ta và thân cận được ông ta, vậy thì sao? Ông ta có quản lý được vận mệnh của ngươi hay giúp ngươi đạt được sự cứu rỗi không? Hay đến lúc đối mặt với sự bách hại và tình huống thực tế, khi Đức Chúa Trời cho phép và sắp đặt những tình huống này, ngươi có tránh đối mặt với chúng được không? Trưởng thôn có quyền quyết định trong chuyện này không? (Thưa, không.) Trong hoàn cảnh tổng thể mà Đức Chúa Trời sắp đặt, không có thế lực nào có quyền quyết định, chứ đừng nói trưởng thôn – không thế lực nào đáng được nhắc đến trong chuyện này. Vì vậy, sống trong thế giới này, dù ngươi ở trong một thôn, huyện, thành phố hay quốc gia nào, thậm chí đến tận ngành nghề mà ngươi làm việc ở bất cứ quốc gia nào, toàn bộ những thế lực khác nhau đang tồn tại đều không thể chủ tể vận mệnh của ngươi và cũng không thể cải biến vận mệnh của ngươi. Bất kỳ thế lực nào cũng không phải là chủ nhân vận mệnh của ngươi, càng không phải người chủ tể vận mệnh của ngươi, hay định đoạt vận mệnh của ngươi. Ngược lại, một khi ngươi hòa nhập vào những thế lực khác nhau tồn tại trong xã hội, thì đó là lúc tai họa ập xuống đầu ngươi và sự bất hạnh của ngươi bắt đầu. Ngươi càng thân cận chúng, thì càng gặp nguy hiểm; ngươi càng hòa nhập với chúng, thì càng khó thoát khỏi chúng. Không những các thế lực khác nhau này không mang lại lợi ích gì cho ngươi, mà khi ngươi hòa nhập với chúng, chúng sẽ liên tục tàn phá và chà đạp ngươi, khiến thể xác và tinh thần của ngươi biến dạng, khiến ngươi đánh mất sự yên bình, khiến ngươi không còn tin vào sự tồn tại của công bằng và công chính trên thế giới này. Chúng sẽ phá hoại mong muốn tốt đẹp nhất là mưu cầu lẽ thật và sự cứu rỗi của ngươi. Vậy nên, để sinh tồn trong xã hội này, bất kể ngươi thuộc tầng lớp xã hội, hoàn cảnh, nhóm người, hay ngành nghề nào, việc tìm kiếm một thế lực để dựa dẫm, coi nó là ô dù bảo vệ cho mình, là một tư tưởng và quan điểm sai lầm và cực đoan. Nếu chỉ đang cố gắng sinh tồn, ngươi nên tránh xa những thế lực này. Ngay cả khi những thế lực này đang bảo vệ quyền lợi làm người chính đáng của ngươi, đó không phải là lý do hay cái cớ cho ngươi dính dáng đến chúng. Những thế lực khác nhau này, bất kể trạng thái sinh tồn trong xã hội, bất kể mục tiêu tiên tiến của chúng, hay phương hướng hành động của chúng, nói tóm lại, là với tư cách người tin Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật, ngươi không nên trở thành một trong số chúng, cũng không nên trở thành một người ủng hộ giữa những thế lực khác nhau này. Thay vào đó, ngươi nên giữ khoảng cách với chúng, tách biệt khỏi chúng, tránh những chuyện thị phi dây dưa với chúng, tránh những quy tắc trò chơi mà chúng đặt ra, tránh cả những chuyện có hại và những lời có hại mà chúng yêu cầu người ta nói và làm trong phạm vi nghề nghiệp và trong phạm vi của những thế lực này. Ngươi không nên trở thành một trong số chúng, càng không nên trở thành một trong những đồng bọn của chúng. Đây là yêu cầu của Đức Chúa Trời dành cho ngươi trong các ngành nghề khác nhau mà những thế lực khác nhau đó tồn tại: đó là tránh xa và tách biệt khỏi chúng, đừng trở thành con tốt thí cho chúng, đừng trở thành đối tượng để chúng lợi dụng, và đừng trở thành tay sai hay người phát ngôn cho chúng.

Đương nhiên, trong xã hội này, ngoài các cấp trên trực tiếp trong các ngành nghề khác nhau, ngoài các tổ chức công dân, còn có các nhóm xã hội bất chính nhất định mà người ta nên tránh – đừng dính dáng gì đến những người này hoặc giao thiệp với họ theo bất cứ cách nào. Ví dụ như những người chuyên cho vay nặng lãi. Có những người thiếu vốn làm ăn, và họ không thể đảm bảo cho một khoản vay bình thường, nhưng có một cách để tạo dòng vốn, đó chính là vay nặng lãi. Vay nặng lãi không chỉ kéo theo lãi cao mà còn chứa rủi ro lớn. Có người, để kiếm nhiều tiền và tránh công việc làm ăn bị phá sản, cuối cùng phải đi đến bước này: vay nặng lãi. Những người chuyên cho vay nặng lãi có phải là những người thượng tôn pháp luật trong xã hội không? (Thưa, không.) Họ là một tổ chức xã hội bất chính, và lúc nào cũng phải tránh xa họ. Bất kể tình huống sinh tồn hay hiện trạng của ngươi rơi vào tình trạng ra sao, đừng bao giờ đi con đường này, mà phải tránh xa và tránh né nó. Dù cuộc sống hay sinh kế của ngươi có vấn đề gì, đừng bao giờ nghĩ đến họ hay nghĩ đến chuyện chọn con đường này. Chẳng phải nhóm người này tương tự tổ chức đảng hay sao? Giữa cái gọi là xã hội thượng tôn pháp luật và xã hội đen đâu có khác nhau nhiều. Đừng nghĩ họ có thể cho ngươi lối thoát về sinh kế hoặc cách thay đổi tình thế; đây chỉ là ảo tưởng. Một khi ngươi chọn bước đi này, đi vào con đường này, thì ngươi sẽ chẳng còn ngày lành nữa. Đương nhiên, có một loại tổ chức xã hội nữa chúng ta không muốn gọi tên mà ngươi không bao giờ được thân cận, nhất là khi ngươi gặp phải những vấn đề đặc biệt và hóc búa nhất định, khi ngươi đối mặt với những hoàn cảnh đặc biệt, hoặc rơi vào những tình cảnh đặc biệt nguy hiểm. Đừng nghĩ đến việc dùng những thủ đoạn phi thường để bảo vệ bản thân, và thoát khỏi hiểm cảnh, thoát khỏi khốn cảnh. Trong những tình huống như thế, thà cứ bị mắc kẹt trong đó còn hơn là giao thiệp với những loại người đó hoặc dính líu đến họ theo bất cứ cách nào. Tại sao lại làm vậy? Có phải đây gọi là phẩm giá không? Có phải đây là phẩm giá mà các Cơ Đốc nhân nên có không? (Thưa, đây không phải là phẩm giá mà các Cơ Đốc nhân nên có.) Vậy thì nó là gì? (Thưa, chỉ là thân cận với họ là không đúng.) Tại sao không đúng? (Thưa, thân cận họ thì sau này sẽ chẳng còn ngày lành nữa và về sau phải đối mặt với mối nguy to lớn hơn.) Có phải chỉ đơn thuần là để thoát khỏi nguy hiểm sau này? Vậy thì tại sao ngươi không thoát khỏi nguy hiểm trước mắt đi đã? Tại sao ngươi không được thân cận những thế lực này? Trong Kinh Thánh, khi bị cám dỗ, Đức Chúa Jêsus đã trả lời Sa-tan thế nào? (Đức Chúa Jêsus phán: “Hỡi quỉ Sa-tan, ngươi hãy lui ra! Vì có lời chép rằng: Ngươi phải thờ phượng Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi” (Ma-thi-ơ 4:10).) Đấng mà con người nên thờ phượng là Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng duy nhất con người nên phụng sự. Đồng thời, con người chỉ nên sống vì Đức Chúa Trời mà thôi. Nếu Đức Chúa Trời cho phép tính mạng của ngươi bị lấy đi, ngươi nên làm gì? (Thưa, quy phục.) Ngươi nên quy phục Đức Chúa Trời và tôn vinh Ngài. Danh Đức Chúa Trời nên được xưng tụng, và con người nên quy phục Đức Chúa Trời, đừng tham sống sợ chết. Tuy nhiên, nếu Đức Chúa Trời có ý định để ngươi sống, thì ai có thể lấy đi tính mạng của ngươi chứ? Không ai có thể lấy đi tính mạng của ngươi. Vậy nên, cho dù ngươi gặp phải hoàn cảnh hay nguy hiểm thế nào đi nữa, thậm chí khi đối mặt với cái chết, nếu có một loại thế lực có thể cứu ngươi khỏi cái chết, thì đây không phải là một thế lực chính đáng mà là thế lực thuộc về Sa-tan. Ngươi nên nói gì? “Sa-tan cút đi! Ta thà chết chứ không có quan hệ gì với ngươi!” Đây chẳng phải là vấn đề nguyên tắc sao? (Thưa, phải.) “Ta không thể sống vì các thế lực của ngươi, cũng không thể chết vì Đức Chúa Trời đã từ bỏ ta. Mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Ta không thể dựa dẫm vào bất cứ thế lực nào và nhượng bộ để được sống tiếp”. Đây là nguyên tắc mà con người nên tuân thủ. Nếu ngươi rơi vào khốn cảnh, và có người nói rằng có một thế lực trong xã hội có thể cứu ngươi; nếu thế lực này cứu ngươi thành công, mà nó lại đem đến tiếng xấu cho ngươi, cho các Cơ Đốc nhân, cho hội thánh và cho nhà Đức Chúa Trời; nếu nó bôi nhọ nhà Đức Chúa Trời, ngươi sẽ làm thế thế nào? Ngươi sẽ chấp nhận hay từ chối? (Thưa, từ chối.) Ngươi nên từ chối. Theo nguyên tắc, chúng ta không dựa vào bất cứ thế lực nào để sống. Vậy nên, dù gặp hoàn cảnh hay tình huống nguy nan nào, thì điều cơ bản nhất, ngoài việc quy phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, là chúng ta tuyệt đối không nên nghĩ đến chuyện dùng những thủ đoạn phi thường khác nhau để thoát khỏi tình cảnh nguy hiểm. Một khi con người đã thực hiện trách nhiệm của mình và nỗ lực hết sức mình, thì phần còn lại nên phó thác cho sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Nếu có người nói rằng có một tổ chức xã hội phi pháp có thể cứu ngươi, thì ngươi có đồng ý không? (Thưa, con không đồng ý.) Tại sao ngươi không đồng ý? Ngươi không muốn sống sao? Ngươi không muốn mau chóng thoát khỏi khốn cảnh sao? Thậm chí khi cố gắng thoát khỏi khốn cảnh và sống sót, ngươi cũng phải có nguyên tắc làm người, phải biết mình nên làm gì và không nên làm gì. Trong lòng ngươi phải rõ ràng và không được đánh mất nguyên tắc của mình.

Về chuyện tránh xa các thế lực xã hội khác nhau, ngoài các thế lực khác nhau mà người ta gặp trong cuộc sống, còn có những thế lực khác nhau thường xuyên xuất hiện trong xã hội: Người ta cũng nên tránh xa những thế lực này. Dù là trong cuộc sống hay ở trong công việc, đều không cần có bất cứ quan hệ hay giao lưu gì với họ. Hãy tự xử lý cuộc sống và công tác của mình, đồng thời đừng để bị uy hiếp bởi bề ngoài cường thịnh của những thế lực này. Trong lòng hãy cự tuyệt và giữ khoảng cách với họ, đồng thời còn phải có sự khôn ngoan mà xử lý mối quan hệ với họ và giữ cự ly với họ. Đây là việc ngươi nên làm. Trong lòng ngươi nên thấy rõ rằng ngươi chỉ làm công việc này vì bữa ăn tiếp theo, vì sinh kế của mình. Mục đích của ngươi rất đơn giản, để có cơm ăn áo mặc, chứ không phải để tranh giành kết quả gì với họ. Kể cả nếu họ nói gì với ngươi, hay là nói những lời khó nghe; kể cả ngươi có ở một quốc gia mà các tôn giáo tín ngưỡng bị bách hại, nơi Cơ Đốc giáo chịu sự bách hại, và có người chế nhạo tín ngưỡng của ngươi, đưa ra những bình phẩm mỉa mai, thậm chí loan tin đồn nhảm, thì ngươi cũng chỉ có thể nhẫn nại. Hãy bảo vệ bản thân, an tĩnh trước Đức Chúa Trời, thường xuyên cầu nguyện với Ngài, thường xuyên đến trước Ngài, và đừng để sự khổng lồ hay hung ác bên ngoài của những thế lực này uy hiếp ngươi. Ngoài việc phân định họ trong thâm tâm, ngươi còn phải tránh xa khỏi họ, thường xuyên coi chừng lời nói, cẩn trọng bước đi, chung sống hòa bình với họ và dùng sự khôn ngoan mà đối đãi với họ. Đây có phải là những nguyên tắc thực hành mà ngươi nên làm theo không? (Thưa, phải.) Đương nhiên, dù lòng ngươi muốn tránh xa họ, cự tuyệt họ hay thậm chí trong lòng khinh ghét họ, nhưng ngươi nên khôn ngoan trong cách cư xử bề ngoài, đừng để họ cảm nhận hay thấy được. Trong lòng ngươi phải rõ ngươi làm công việc này để duy trì sinh kế, và sống giữa họ chỉ là chuyện bất đắc dĩ. Một mặt, hãy cố gắng tránh xa họ. Khi họ cùng nhau tham gia bất cứ hành vi bất chính nào, ngươi nên tránh xa và tránh né họ, đừng trở thành đồng phạm với họ. Đồng thời, còn phải bảo vệ bản thân cho tốt, đừng để bản thân ngươi rơi vào cảnh quẫn bách là bị bủa vây hoặc bị người khác hãm hại. Có dễ đạt được điều này không? Những người còn trẻ tuổi và ngây thơ, khi mới lần đầu bước vào hoàn cảnh xã hội phức tạp này, có thể sẽ cảm thấy không dễ mà làm được. Hoặc có thể một số người có tố chất hay năng lực thích ứng kém, và không giỏi xử lý những mối quan hệ giao tế, thì lại càng khó làm được chuyện này. Nhưng bất luận thế nào, có một điều rõ ràng là: Ngươi chỉ cần dùng năng lực bản thân để hoàn thành công việc trong chức phận được giao là đủ. Đừng đắc tội ai hết; đừng quá khắt khe với những người không có đức tin, ranh giới đạo đức, lương tâm và lý trí. Đừng vì một lời nói hay một sự việc mà giảng đạo lý cao xa cho họ hay nói về những chuyện như đức tin vào Đức Chúa Trời, cách làm người, hay lương tâm và nhân tính. Không cần thiết đâu; hãy giữ những lời khuyên tốt đẹp cho những ai hiểu được, đừng dùng những lời dành cho con người để nói với loại không bằng cầm thú, càng không nên nói về những điều liên quan đến lẽ thật với họ. Làm như vậy là ngu xuẩn. Nếu họ là một thế lực hùng mạnh, thì trong cách đối đãi với họ, bên cạnh việc ngươi giữ khoảng cách và cự tuyệt trong lòng, thì bề ngoài nên duy trì thái độ thân thiện và hòa nhã với họ. Cố gắng để đạt được kết quả là duy trì sinh kế để có ăn có mặc, thế là đủ. Trong một hoàn cảnh sống phức tạp như thế, nơi mà các thế lực khác nhau đan xen, Đức Chúa Trời không cần ngươi phải tham gia vào bất cứ việc gì để chứng tỏ ngươi là người đi theo Đức Chúa Trời, người mưu cầu lẽ thật hay là người tốt và trung thực. Thay vào đó, Ngài muốn ngươi đơn sơ như bồ câu, khôn ngoan như rắn, mỗi giây mỗi phút phải đến trước Đức Chúa Trời, an tĩnh trước Ngài và cầu nguyện, để Đức Chúa Trời bảo vệ ngươi, và để hoàn thành mục đích bảo vệ bản thân. Kết quả cụ thể mà ngươi sẽ đạt được là gì? Chính là sẽ không bị kẻ ác hãm hại, tránh bị vướng vào những thế lực phức tạp khác nhau, và không trở thành bao cát, thành con tốt thí, thành con dê gánh tội, hay trò cười của họ. Khi phát hiện ngươi tin vào Đức Chúa Trời, họ sẽ cười nhạo ngươi, nói rằng: “Xem kìa, bọn nó theo tôn giáo cơ đấy,” hay “Nhìn cái đứa theo tôn giáo kia kìa, Đức Chúa Trời của bọn nó như thế này thế nọ; bọn nó lại đang cầu nguyện Đức Chúa Trời của bọn nó đấy, bọn nó nói tiền bọn nó làm ra đều là được Đức Chúa Trời ban cho đấy”. Vì vậy, đừng dây dưa vào những cuộc bàn luận liên quan đến chuyện tin Đức Chúa Trời với họ. Đừng cho họ nắm thóp ngươi. Ngươi không cần phải tiên tốn bất cứ sinh lực gì vào việc xã giao với họ, duy trì tốt mối quan hệ với họ, làm cho họ phải nói tốt cho ngươi, khen ngươi là người tốt thế nào, hay khiến họ công nhận ngươi. Ngươi không cần những điều này. Chỉ cần lo liệu việc chung cho đàng hoàng; ngươi là một nhân viên bình thường; một thành viên bình thường trong nghề này. Đức Chúa Trời không yêu cầu ngươi truyền bá lời Ngài cho họ, hay thông công về lẽ thật của Ngài cho họ, mà Ngài yêu cầu ngươi tránh xa họ, bảo vệ bản thân cho tốt, không để bị sa vào vũng lầy của họ hay bất kỳ cám dỗ nào, càng không để bị lôi kéo vào những chuyện thị phi khác nhau, không để mình bị mắc kẹt trong đủ thứ hỗn loạn cũng như những âm mưu và khốn cảnh, hay những tình huống phức tạp mà họ tạo ra. Lúc nào ngươi cũng nên ý thức được mục đích của ngươi khi làm nghề này: Không phải là để thăng tiến hay đạt tới đỉnh cao, không phải để trở nên giàu có hay thể hiện giá trị của ngươi với xã hội, không phải để làm mọi cách nhằm gây ấn tượng với lãnh đạo hay cấp trên. Mục đích của ngươi là để kiếm miếng ăn hàng ngày, có sinh kế, có thể sinh tồn trong thế giới và xã hội này, sau đó có thời gian và điều kiện để thực hiện bổn phận, mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi. Vì vậy, dù làm việc ở đâu, ngươi cũng không cần phải cố gắng để có cơ hội được thăng tiến, được học cao, được du học, được cấp trên đánh giá cao, hoặc được lãnh đạo cấp cao xem trọng. Những chuyện này, ngươi đều không cần. Nếu ngươi đang cố gắng sinh tồn, đáp ứng sinh kế, thì có thể bỏ những điều đó ra khỏi cuộc sống của ngươi. Ngươi chỉ cần đạt đến bảo vệ bản thân cho tốt trong phạm vi nghề nghiệp của mình – thế là đủ. Đức Chúa Trời không yêu cầu ngươi phải làm gì nhiều. Nguyên tắc ngươi phải tuân thủ đó là tránh xa các thế lực khác nhau, tránh tự để mình rơi vào cái cối xay thịt hoặc tự hủy hoại mình trong một hoàn cảnh tương đối đơn giản mà ngươi có thể duy trì sinh kế, làm như thế là ngu xuẩn. Rõ ràng ngươi có thể duy trì sinh kế qua những phương thức làm việc đơn giản nhất, nhưng ngươi lại thường sẵn lòng bàn luận thị phi, nhúng mũi và tham gia vào những chuyện không liên quan đến nghề nghiệp và sinh kế của mình, kết quả là khiến bản thân rơi vào những chuyện phức tạp khác nhau của con người, vào những chuyện xích mích, tranh chấp phức tạp của các thế lực xã hội khác nhau. Vậy nên ngươi chẳng thể oán trách Đức Chúa Trời vì đã an bài những hoàn cảnh của ngươi; ngươi đây là gieo gió gặt bão, tự làm tự chịu. Ngươi thường nói công việc khiến ngươi quá bận rộn và mệt mỏi, không có thời gian để nhóm họp và thực hiện bổn phận. Bất kể lý do nào, nếu rơi vào tình cảnh như thế, thì ngươi sẽ sớm bị nhà Đức Chúa Trời đào thải, hy vọng được cứu rỗi của ngươi sẽ tan biến. Đó là con đường mà chính ngươi đi, con đường chính ngươi chọn, cuối cùng kết quả ngươi thu được là vậy đấy. Nếu trong hoàn cảnh của mình, mà ngươi thực hành theo nguyên tắc Đức Chúa Trời đã thông công, bảo vệ tốt bản thân, có thể đến trước Đức Chúa Trời với tấm lòng an tĩnh, thì cho dù ở trong tình huống phải cân bằng giữa công việc và việc thực hiện bổn phận, ngươi vẫn sẽ có cơ hội được cứu rỗi. Nhưng điều kiện tiên quyết cho việc này là ngươi phải tránh xa các thế lực khác nhau trong xã hội, tấm lòng phải an tĩnh, đồng thời trong phạm vi năng lực và điều kiện hữu hạn của mình, ngươi có thể thực hiện bổn phận và đi theo con đường mưu cầu lẽ thật. Như thế, dù hoàn cảnh gia đình ngươi có khó khăn thế nào, hay điều kiện cá nhân của ngươi hữu hạn ra sao, dưới sự bảo vệ, phước lành và dẫn dắt của Đức Chúa Trời, cuối cùng ngươi sẽ tiến từng bước trên con đường mưu cầu lẽ thật, như vậy hy vọng được cứu rỗi của ngươi sẽ ngày càng lớn hơn. Có lẽ nhờ sự mưu cầu cá nhân, nỗ lực, và trả giá của cá nhân ngươi mà cuối cùng ngươi sẽ đạt được sự cứu rỗi. Nhưng có lẽ sẽ có người cứ thế từ bỏ giữa chừng trong quá trình này, họ thấy cuộc sống này quá đơn điệu, thấy mình bị thế giới cô lập, thấy mình sống quá cô đơn và cô quạnh, không tham gia vào chuyện thị phi thì chẳng có gì để làm, luôn không thể tìm ra được giá trị của mình hoặc không thấy giá trị và tương lai của mình đâu cả. Vậy nên họ buông bỏ những nguyên tắc mà Đức Chúa Trời yêu cầu họ, chọn không sống một mình và trầm lặng nữa, mà hòa nhập với các thế lực khác nhau trong xã hội, cùng chúng so đo từng tí, tranh đấu và vướng mắc với chúng, cãi vã và vướng vào những chuyện thị phi với chúng. Họ cảm thấy sống như vậy đặc biệt trọn vẹn, có giá trị và mỹ mãn – họ không còn cô đơn nữa. Những người như thế đã chọn thứ gì? Họ đã chọn con đường bỏ bê bổn phận và không mưu cầu lẽ thật. Đây là dấu chấm hết: đi đến nước này thì không còn bất cứ hy vọng được cứu rỗi nào nữa. Chẳng phải như thế sao? Có khá nhiều người, thậm chí sau khi nghe xong những lời này thì cảm thấy chúng rất hay và không quá khó để làm theo, nhưng khi thực hành chúng một thời gian, họ lại nghĩ: “Sống thế này chẳng phải quá mệt mỏi ư? Mọi người thường coi mình là lạc loài, mình không có bạn, không có người đồng hành; quá cô đơn, quá cô độc và cuộc sống hàng ngày thật buồn tẻ, cảm thấy không vui, không hạnh phúc gì cả”, rồi họ lại quay lại với cuộc sống trước kia. Những người như thế sẽ bị đào thải, hy vọng được cứu rỗi của họ sẽ biến mất. Họ không thể chịu được sự cô đơn, cũng không chịu được nỗi khổ của việc bị nhạo báng và cô lập vì sống theo yêu cầu của Đức Chúa Trời giữa nhóm người này. Thay vào đó, họ thích sống giữa phân tranh của các thế lực khác nhau, họ hòa nhập vào các thế lực khác nhau, mắc kẹt giữa chúng, tranh cãi và đấu đá với chúng. Có thể nói những người như thế không thuộc về nhóm những người được Đức Chúa Trời chọn. Khi nghe những bài giảng này, dù họ cảm thấy hay, nhưng họ vẫn chọn hòa nhập vào các thế lực xã hội khác nhau hơn là tránh xa chúng. Khỏi cần phải nói, những người như thế chắc chắn không phải là đối tượng được cứu rỗi. Tuy nhiên, nếu ngươi chọn con đường tránh xa các thế lực khác nhau trong xã hội, và thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo trong điều kiện duy trì sinh kế, thì ít nhất dựa trên cơ sở của lựa chọn này, ngươi có hy vọng được cứu rỗi. Ngươi có được những điều kiện tiên quyết cơ bản; bởi vậy, vẫn tồn tại hy vọng được cứu rỗi.

Trước đây, có người trong hội thánh bằng cách nào đó quen được một người da trắng có bố là một nghị sĩ. Thực ra, nghị sĩ cũng chẳng phải một chức vụ gì ghê gớm lắm, nhưng người này cảm thấy rất vinh dự khi có giao thiệp với con trai của nghị sĩ ở hải ngoại. Anh ta tưởng mình là người có địa vị rồi. Sau đó, anh ta dẫn con trai của nghị sĩ này đi khắp nơi, gặp ai cũng giới thiệu: “Đây là con trai của nghị sĩ đấy”. Ta hỏi: “Con trai của nghị sĩ à? Bố anh ta là nghị sĩ cấp bậc nào? Anh ta làm được gì cho ngươi?” Anh ta trả lời: “Bố anh ta là một nghị sĩ đấy!” Ta nói: “Bố anh ta là nghị sĩ thì liên quan gì đến ngươi? Ngươi đâu phải nghị sĩ, thế thì khoe khoang để làm gì?” Người đó quá tự mãn. Chỉ vì anh ta có chút quan hệ với con trai của nghị sĩ, mà đi đâu anh ta cũng cư xử tự cao tự đại, gặp người quen trên đường cũng làm ngơ. Mọi người hỏi: “Sao anh không chào chúng tôi?” Anh ta đáp: “Tôi đang đi với con trai của nghị sĩ đấy!” Ngươi có tin được anh ta phù phiếm đến thế nào không? Đây có phải là một kẻ chẳng tin không? (Thưa, phải.) Kết cục cuối cùng cho những người như thế trong nhà Đức Chúa Trời là gì? (Thưa, họ sẽ bị đào thải.) Người này phải bị thanh trừ khỏi hội thánh, vì anh ta là một kẻ chẳng tin đồng thời là một kẻ cơ hội. Hễ thấy ai có vẻ có địa vị và thế lực, là anh ta bám lấy người đó, và nếu anh ta thấy nhà Đức Chúa Trời có thế lực thì anh ta sẽ nương mình vào nhà Đức Chúa Trời. Kết quả là sau khi ở lại trong nhà Đức Chúa Trời một thời gian, anh ta nhận ra không có cách nào kiếm tiền được ở đây nên đành tìm một công việc giao đồ ăn. Nhưng công việc đó không làm cho anh ta cảm thấy đủ thể diện, thế là anh ta cầu cạnh con trai của nghị sĩ, cảm giác giờ mình có địa vị rồi và không đi giao đồ ăn nữa. Nói xem, như vậy có ngu xuẩn không? Trong hội thánh có một số người như thế này không? (Thưa, có.) Có người cảm thấy tự hào chỉ vì họ quen biết người có địa vị hay thế lực. Họ nghĩ mình có giá và vẻ vang, khác biệt với số còn lại. Có người giữ một chức nho nhỏ và có chút thế lực, thì cũng cho rằng mình khác với những người trong hội thánh và nên có quyền quyết định. Đây chẳng phải là những kẻ chẳng tin sao? (Thưa, phải.) Lại có những người căn bản không có thực lực, nhưng lúc nào cũng khoe khoang: “Tôi quen tổng thống!” hay: “Tôi quen bạn của anh họ của thư ký của tổng thống!” Ngươi thấy đấy, họ quanh co bắc cầu đến mấy lần mà vẫn có mặt mũi nói những lời như thế. Tại sao họ lại mặt dày đến vậy? Quanh co bắc cầu đến vài lần thế, người khác cũng chẳng biết rốt cuộc ngươi đang nói về ai, và những người khác cũng không có hứng thú muốn nghe, vì họ không quan tâm đến những điều này. Chỉ những cá nhân này mới xem những chuyện như thế là quan trọng nhất, đáng chú ý nhất, và vẻ vang nhất. Có người thường nói họ quen bộ trưởng, cục trưởng hay cán bộ cấp cao. Thậm chí có người còn nói: “Tôi quen người ở cả hai bên, xã hội thượng tôn pháp luật và xã hội đen; tôi đi cả hai con đường đó dễ như đi trên mặt đất bằng”. Người khác thì nói: “Tôi quen em vợ của chủ tịch huyện”. Còn có những người quả quyết: “Tôi quen với bạn ở hội thánh của mẹ thị trưởng”. Họ dùng những cái đó như vốn liếng để khoe khoang. Quen biết mấy người đó thì có ích gì? Họ có giúp ngươi làm việc gì không? Kể cả ngươi có là thị trưởng, cục trưởng, chủ tịch tỉnh, hay bố hoặc mẹ của chủ tịch tỉnh, thì thân phận của ngươi có ích gì trong hội thánh không? (Thưa, không.) Các thị trưởng, chủ tịch và những người tương tự có phải một phần của nhân loại không? Họ có thể vĩ đại hơn Đức Chúa Trời được không? Việc những kẻ chẳng tin này coi trọng những thế lực đó chẳng phải thật ghê tởm sao? (Thưa, quá ghê tởm.) Có người còn tuyên bố quen biết cục trưởng cục cảnh sát, người khác thì nói: “Tôi từng là công an và là một đồn trưởng địa phương,” còn có người nói: “Tôi từng là chủ nhiệm văn phòng khu phố, từng đeo băng tay đỏ”. Khi nghe họ nói về những cái gọi là thế lực này, các ngươi cảm thấy thế nào? Có một số kẻ chẳng tin, những người không mưu cầu lẽ thật mà chỉ là tín hữu trên danh nghĩa, hồ đồ ngu ngốc đến độ không biết lời những người đó nói là thật hay giả, cứ thế coi đó là sự thật và coi trọng những người đó. Còn với những người mưu cầu lẽ thật, khi nghe những điều này thì trong lòng họ nghĩ gì? Họ đánh giá thế nào về ngươi? Nhìn qua là họ có thể nói rằng ngươi chính là kẻ chẳng tin, chỉ toàn bàn luận về những thế lực khác nhau trên thế gian và những chuyện thế tục, đến nhà Đức Chúa Trời mà còn khoe khoang những chuyện đó. Đừng nói đến chuyện ngươi quen họ hàng xa lắc xa lơ của quan chức hay người nổi tiếng; kể cả ngươi là quan chức hay người nổi tiếng đi nữa, thì trong nhà Đức Chúa Trời, ngươi cũng chẳng là gì cả, chức vụ và địa vị của ngươi chẳng là gì cả, vậy ngươi khoe khoang cái gì? Ngươi có lẽ thật không? Ngươi có nguyên tắc khi thực hiện bổn phận không? Chẳng là gì sất mà còn trơ trẽn khoe khoang! Như vậy có vô liêm sỉ không? Có đáng ghê tởm không? (Thưa, có.) Đáng ghê tởm đến thế nào? Họ khoe khoang có giao thiệp với cả hai bên xã hội thượng tôn pháp luật và xã hội đen – chuyện này mà cũng đem ra khoe khoang, ngươi nói xem mấy người khoe khoang cái này có ngu ngốc không? Họ có đần độn không? (Thưa, có.) Họ không sợ bản thân gặp rắc rối. Giao thiệp với cả hai giới hắc bạch, người như vậy chẳng phải là côn đồ sao? Côn đồ và lừa đảo đều không có giá trị trong nhà Đức Chúa Trời; họ nằm trong số những kẻ chẳng tin và nên bị khai trừ! Nhưng họ vẫn dùng nó như vốn liếng để khoe khoang của mình. Chẳng phải rất ngu ngốc sao? Chuyện đó có gì mà tự hào chứ? Đã thế họ còn khoác lác! Có người còn đeo lắc vàng lớn trên cổ tay, rồi khi say thì khoe cho người ta xem, nói rằng: “Tổ tiên của tôi là dân trộm mộ, kỹ năng của họ trong việc này đã truyền lại trong gia đình tôi qua nhiều thế hệ. Xem sợi lắc tay này, năm đó, tháng đó, đêm đó, tôi mò được trong một ngôi mộ lớn và lấy nó về. Thế nào? Có lợi hại không nào?” Có người nghe xong thì trình báo họ, và họ bị bắt mà không biết rằng mình đã phạm tội gì. Người ta hỏi họ: “Sợi lắc vàng trên tay anh có phải của thời đại này không? Nó là cổ vật!” Họ đã hồ đồ bán đứng chính mình. Đừng mù quáng khoe khoang về những chuyện không xảy ra; không cẩn thận thì sẽ khiến cảnh sát để ý và gặp rắc rối. Khoe khoang linh tinh sẽ rất dễ gặp rắc rối, tự chuốc họa vào thân, và cuối cùng là tự diệt vong – âu cũng là đáng đời ngươi. Ngươi thậm chí không biết nói gì, ngươi không hiểu đầu đuôi ra sao – chẳng phải ngu ngốc sao? (Thưa, phải.) Nếu ngươi khoe khoang về việc có thể ăn 20 cái bánh bao một lần thì không sao cả, chẳng phạm vào nguyên tắc nào. Cùng lắm người ta sẽ nghĩ ngươi là đồ ngốc và không đếm xỉa đến ngươi, nhưng nó không phạm pháp. Nguyên tắc tránh xa các thế lực xã hội khác nhau chủ yếu nói về việc cần phải khôn ngoan khi sống ở bất kỳ ngóc ngách nào của xã hội và trong bất cứ nhóm nào. Như lời Đức Chúa Trời đã phán trong Thời đại Ân điển: “Vậy, hãy khôn khéo như rắn, đơn sơ như chim bồ câu” (Ma-thi-ơ 10:16). Hãy bảo vệ tốt bản thân; chỉ cần có thể duy trì sinh kế là đủ. Đừng cố gắng hay ảo tưởng về việc lợi dụng các thế lực xã hội để đứng vững trong xã hội, trở thành một phần của họ, được họ công nhận và thu nạp. Đây là những cách nghĩ ngu muội và suy nghĩ suy đồi. Quan điểm của con người cần phải được sửa đổi. Bất kể hoàn cảnh xã hội hay cộng đồng mà họ sinh sống, nếu họ đi theo con đường của Đức Chúa Trời, nó sẽ dẫn đến việc bị xã hội hay nhân loại ruồng bỏ. Nhưng chỉ cần Đức Chúa Trời cho ngươi hơi thở, ngươi sẽ không bị tiệt đường sống. Ngươi phải có niềm tin như vậy. Cuộc sống của con người không dựa vào các thế lực khác nhau để đảm bảo sự an toàn, sinh kế, tương lai, và mọi thứ họ sở hữu. Mà họ phải dựa vào từng lời từ Đức Chúa Trời, vào sự tiền định, dẫn dắt và bảo vệ của Ngài-đây là niềm tin mà ngươi phải có. Vì vậy, để sinh tồn trong xã hội này, cách thức sinh tồn cơ bản của ngươi nên là chọn một nghề để duy trì sinh kế, thay vì dựa vào bất cứ kiểu thế lực xã hội nào. Dựa vào một nghề để duy trì sinh kế: Theo nguyên tắc này thì con người, dưới sự dẫn dắt và tiền định của Đức Chúa Trời, hưởng thụ mọi thứ mà Đức Chúa Trời ban cho, bao gồm cả những của cải vật chất và tiền bạc – chứ không dựa vào của bố thí hay chia chác từ các thế lực xã hội khác nhau để thỏa mãn mục đích cho sinh kế cá nhân của ngươi. Những thứ vật chất và tiền bạc mà ngươi dựa vào mỗi ngày để sinh tồn, cũng giống như hơi thở ngươi hít vào thở ra, đều đến từ Đức Chúa Trời, được Ngài ban cho, và không ai có quyền tước đoạt những gì Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi. Những thứ vật chất, bất cứ vật ngoài thân nào, cũng đều giống như hơi thở, không phải của bố thí mà ai đó ban cho ngươi, và đương nhiên, không ai có thể tước đoạt chúng. Nếu Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi thì không ai có thể tước đoạt. Chúng ta có thể thấy sự thật này trong những trải nghiệm của Gióp, và ngươi nên có niềm tin này. Có niềm tin thực sự này rồi, ngươi mới có được cơ sở nền tảng và động lực để tuân thủ nguyên tắc tránh xa các thế lực xã hội khác nhau. Rồi dựa trên nền tảng này, thân xác và tấm lòng ngươi có thể an tĩnh trước Đức Chúa Trời, ngươi có thể đến trước Ngài mà hiến dâng thân xác, tâm hồn và linh hồn cho Ngài, thực hiện bổn phận của mình, đạt đến mưu cầu lẽ thật, và thu hoạch thành quả mỹ mãn của sự cứu rỗi. Ngươi nên có nhận thức này và hiểu những lẽ thật này. Vì vậy, tuy câu “tránh xa các thế lực xã hội khác nhau” nghe có vẻ dễ dàng, nhưng khi gặp chuyện ngươi phải cân nhắc những quyết định của mình dựa vào những nguyên tắc khác nhau và những tình huống thực tế. Nói tóm lại, mục đích cuối cùng không đơn giản chỉ là tránh xa và thoát khỏi chúng, mà là dùng phương thức và con đường thực hành tránh xa các thế lực xã hội khác nhau để đạt được sự an tĩnh trước Đức Chúa Trời, dâng hiến thân xác, tâm hồn và linh hồn lên Ngài, đến trước Đức Chúa Trời và dấn thân vào con đường mưu cầu lẽ thật, cuối cùng có hy vọng được cứu rỗi và thực hiện mong muốn của mình. Bởi vậy, để đạt được sự cứu rỗi cuối cùng này, ngươi phải tuân thủ nguyên tắc tránh xa các thế lực xã hội khác nhau. Đây là con đường phải đi, một con đường rất trọng yếu trong số những đường để đạt được sự cứu rỗi. Có phải thế không? (Thưa, phải.) Nguyên tắc tránh xa các thế lực xã hội khác nhau đã được thông công khá rõ ràng. Còn điều gì về nguyên tắc này mà các ngươi chưa rõ không? Khi gặp những tình huống đặc biệt nhất định, các ngươi có biết nên đối xử thế nào với chúng không? Nếu gia nhập một thế lực nhất định chỉ là hình thức hoặc nhu cầu của một nghề nghiệp nhất định, thì việc này có trái với nguyên tắc tránh xa các thế lực xã hội khác nhau không? Nếu chỉ là nhu cầu hoặc hình thức trong nghề nghiệp của ngươi, thì có thể chấp nhận được. Các thế lực mà chúng ta nói tới không hề liên quan tới việc này, tới các tổ chức hay các đoàn thể mang tính hình thức; ở đây chúng ta bàn về các thế lực. “Các thế lực” là nói về cái gì? Là nói về quyền thế, sức mạnh đoàn thể, và sức mạnh để vận hành, hoặc thậm chí hoành hành trong xã hội này, có phải thế không? (Thưa, phải.) Nếu ngươi đã hiểu nguyên tắc thực hành này rồi thì hãy tiếp tục thông công về nguyên tắc tiếp theo.

Nguyên tắc thứ tư là tránh xa chính trị. Chính trị là chủ đề nhạy cảm. Ba mươi năm trước mà thảo luận về lãnh đạo này, chính sách nọ hay sự kiện chính trị đương thời nào đó, thậm chí là chỉ nói trong nội bộ hội thánh, cũng sẽ bị nhiều người chỉ trích. Nhiều người hễ nghe thấy đề cập đến chính trị là viện cớ ra về, không dám thảo luận những chủ đề như vậy, hơn nữa còn họ nói với ngươi rằng: “Nói chuyện chính trị ra là chống lại đảng, chống lại quốc gia, là phản cách mạng và sẽ bị bắt. Nếu không vì tình nghĩa anh chị em, tôi đã trình báo anh rồi”. Hồi đó, người ta đặc biệt nhạy cảm đối với chính trị. Hiện giờ vẫn như thế sao? Nếu trong hội thánh mà thảo luận hay vạch trần chuyện chính trị, vạch trần con rồng lớn sắc đỏ và Sa-tan, hoặc nêu lên những chuyện có vẻ mang tính chính trị, hầu hết mọi người vẫn giữ thái độ như trước sao? Không có thay đổi gì sao? (Thưa, có.) Trong những buổi nhóm họp trước, khi nói về những chuyện như ma quỷ chống đối Đức Chúa Trời, bách hại Cơ Đốc nhân, vân vân…, có những người ho húng hắng, như thể có gì đó kẹt trong họng vậy, rồi họ ra ngoài để ho cho xong. Sau một lúc, họ dỏng tai lắng nghe một chút và nghĩ: “Ồ, đã hết nói chuyện phản cách mạng rồi”, thế là họ quay trở vào. Nhưng khi quay vào, thấy ngươi vẫn đang bàn luận chuyện đó, thế là họ lại ho, lại đi ra ngoài. Nói xem, tại sao họ cứ ho suốt vậy? Bàn luận về cách phân định Sa-tan, vạch trần thực chất và bộ mặt xấu xa của nó, mà là bàn chuyện chính trị sao? (Thưa, không phải.) Có những người ngu xuẩn, những người tự nhận là có tính thuộc linh mà lại bất thông linh, họ phản đối dữ dội những chủ đề này. Họ không thể phân biệt đâu là lẽ thật và đâu là tham gia chính trị thật sự, họ cũng không hiểu cái mà Đảng Cộng sản gọi là “phản cách mạng”. Họ vô tri, bị Đảng Cộng sản tẩy não rồi, và họ sợ có khi mình cũng bị liệt vào hạng phản cách mạng, không dám thảo luận hay nhắc đến chủ đề vạch trần con rồng lớn sắc đỏ. Vạch trần con rồng lớn sắc đỏ là tham gia chính trị sao? Chống lại con rồng lớn sắc đỏ là phản cách mạng sao? (Thưa, không phải.) Bây giờ thì các ngươi dám nói là không phải, nhưng nếu ở Trung Quốc đại lục, các ngươi có dám nói vậy không? Những người theo Đức Chúa Trời là tội phạm chính trị chống lại đảng và quốc gia sao? (Thưa, không phải.) Tại sao các ngươi nói là không phải? Tội phạm chính trị là gì? Ngươi có tham gia vào chính trị không? (Thưa, không.) Nếu ngươi không tham gia vào chính trị, vậy làm sao ngươi trở thành tội phạm chính trị được. (Thưa, đây là cái mác mà con rồng lớn sắc đỏ gán cho.) Nếu ngươi tham gia trộm cắp, thì ngươi là kẻ trộm. Nếu ngươi tham gia giết người, thì ngươi là sát nhân. Nếu ngươi tham gia cướp bóc, thì ngươi là kẻ cướp. Những tội danh này được cấu thành dựa trên căn cứ vào đâu? Là khi ngươi tham gia vào những hành vi phạm tội đó thì cấu thành tội danh, và ngươi trở thành thủ phạm của hành vi phạm tội đó. Nhưng nếu ngươi không tham gia, thì tội ác và tội danh này chẳng liên quan gì đến ngươi. Nếu ngươi không đi theo Sa-tan, không đi theo đảng, nếu ngươi phản đối Đảng Cộng sản, phản đối con rồng lớn sắc đỏ, hận con rồng lớn sắc đỏ, nếu ngươi đi theo Đức Chúa Trời, vậy là tham gia chính trị sao? (Thưa, không phải.) Vậy nếu họ kết tội ngươi là phản cách mạng, là tội phạm chính trị, thì tội danh này có xác đáng không? (Thưa, không.) Nó không xác đáng, là chuyện hoang đường. Cũng như một nông dân không có nghề nghiệp, chỉ trồng trọt đôi chút, thu hoạch rồi đem ra chợ bán. Rồi một người đội cờ đỏ nhìn thấy và hỏi: “Này, anh có giấy phép lao động không? Có chứng nhận vệ sinh không?” Người nông dân bảo: “Tôi kiếm đâu ra giấy phép lao động? Tôi đâu có nghề nghiệp, tôi không đi làm mà, tại sao tôi phải có giấy phép lao động?” Người nông dân không có chức vụ hay nghề nghiệp, đi bán sản vật mà lại bị đòi xuất trình giấy phép lao động, làm như vậy có vô lý không? Khi ngươi tin và đi theo Đức Chúa Trời, thì con rồng lớn sắc đỏ buộc tội ngươi tham gia chính trị. Vậy ngươi có góp phần lập ra điều khoản nào trong hiến pháp quốc gia không? Ngươi có tham gia thành lập phong trào chính trị nào không? Ngươi là quan chức chính phủ ở cấp nào? Ngươi có tham gia đấu đá nội bộ ở bất kỳ cấp nào trong chính quyền không? Ngươi có tham gia kỳ quốc hội hay kỳ đại hội toàn quốc nào không? (Thưa, không.) Ngươi còn không có quyền tiếp cận thông tin, nói gì đến chuyện tham gia chính trị, thế mà cuối cùng ngươi bị kết án là tội phạm chính trị, đây chẳng phải là tội danh bịa đặt sao? Nói xem, đất nước này có vô lý không? (Thưa, có.) Có người vẫn ngu ngốc, nghĩ rằng: “Ôi không, bị kết án là tội phạm chính trị, là phản cách mạng là vết nhơ lớn cho người tin Đức Chúa Trời!” Nghĩ như thế không ngu ngốc sao? Thậm chí có người vì tin Đức Chúa Trời mà bị kết án là phản cách mạng hoặc tội phạm chính trị, chịu án tù 15, 20 năm, khi mãn hạn và được trả về thì họ thấy đây là chuyện ô nhục. Họ không còn mặt mũi gặp gỡ ai, không dám gặp bạn học, bạn bè và gia đình. Nhất là khi bị người ta chỉ trỏ và xầm xì sau lưng, họ cảm thấy mình đã làm việc gì đó đáng hổ thẹn. Nghĩ như thế không ngu xuẩn sao? (Thưa, có.) Thời đại này loại bỏ ngươi, con rồng lớn sắc đỏ bách hại ngươi, thì chúng đều là chính nghĩa sao? Nếu toàn bộ nhân loại đứng lên bách hại ngươi, như thế nghĩa là lẽ thật không còn là lẽ thật nữa sao? Có bị bao nhiêu người chống đối đi nữa, lẽ thật vẫn luôn là lẽ thật. Thực chất của lẽ thật là bất biến, cũng như thực chất tà ác của Sa-tan là bất biến. Cho dù không một ai biết hay tiếp nhận lẽ thật, thì lẽ thật vẫn là lẽ thật, đây là sự thật vĩnh viễn không thay đổi. Nếu toàn thể nhân loại đều nổi dậy chống Đức Chúa Trời, không chịu tiếp nhận lời Ngài, thì điều đó cho thấy nhân loại này cũng là tà ác. Thế lực tà ác của Sa-tan không thể trở thành chính nghĩa chỉ vì có nhiều người hay có những thế lực lớn chống lưng cho nó. Nói dối vạn lần thành lẽ thật, đây là ngụy lý của Sa-tan, là lô-gic của Sa-tan, chứ không phải là lẽ thật. Nếu người tin Đức Chúa Trời bị cả thế giới loại bỏ, bị con rồng lớn sắc đỏ bách hại và bôi nhọ, thì có tủi nhục không? (Thưa, không.) Không tủi nhục. Khi ngươi bị bách hại vì sự công chính, thì điều đó chứng tỏ thế giới này thật sự tà ác, và điều này chứng nhận lời Đức Chúa Trời: “Cả thế giới nằm dưới tay kẻ ác”. Khi ngươi bị bách hại vì sự công chính, cho dù con đường ngươi đi có chính đáng thế nào, hành động ngươi làm có chính nghĩa đến đâu, cũng không có ai khen ngươi đâu. Thay vào đó, bất kỳ mánh khóe đê hèn nào của con người trong thế gian, chỉ cần họ che đậy chúng và tuyên truyền cho chúng, thì khi đưa ra công chúng, chúng đều trở thành thứ tích cực. Những kẻ đó mới là kẻ ác, việc chúng làm chỉ toàn là những mánh khóe bẩn thỉu.

Hãy tiếp tục thông công về chuyện tránh xa chính trị. Chính trị là gì? Ngươi cần biết chính trị là gì thì mới có thể biết cách để tránh xa nó. Chính trị là gì? Căn bản nhất, chính trị liên quan đến việc thích làm quan, đi theo con đường quan chức. Đây là một lĩnh vực trong chính trị. Chính trị nghĩa là làm quan và đi theo con đường quan chức. Từ quan chức cấp cao cho đến cấp thấp, từ chủ nhiệm nhỏ, trưởng khoa nhỏ trong cơ quan chính quyền, cho đến các thư ký chi bộ và thư ký đảng ủy, đến các sở trưởng, cục trưởng, bộ trưởng và lãnh đạo ở mọi cấp độ, tất cả họ đều nằm trong phạm trù chính trị. Chính trị là nói đến những gì? Nói thẳng thắn nhất, thì nó là một thế lực và quyền thế, là biểu tượng cho một dạng quyền thế trong xã hội. Đây là một mặt của chính trị. Trong chính trị còn bao hàm gì nữa? (Thưa Đức Chúa Trời, không phải chính trị là đấu tranh để giành lấy, thiết lập hoặc củng cố quyền lực chính trị của quốc gia sao?) Đấu đá giữa người với người và tranh giành quyền lực, cả hai đều thuộc về chính trị. Còn gì nữa? Những âm mưu, chiến lược, và thủ đoạn dùng trong tranh đấu, cũng như những cuộc bầu cử, phong trào và tạo thanh thế liên quan đến chính trị và quyền thế, tất cả đều nằm trong chính trị. Đây là cách hiểu thẳng thắn nhất về chính trị mà chúng ta có được. Thân cận với tổ chức và với đảng, nỗ lực thăng tiến, với người thường thì chính trị là vậy, phải không? Họ gọi đây là: “Nhân vật nhỏ mà tầm nhìn lớn”. Ngươi thấy đấy, dù địa vị của họ thấp, nhưng họ có tầm nhìn lớn. Nên họ thân cận với tổ chức và đảng, nỗ lực thăng tiến. Họ bắt đầu bằng cách gia nhập đoàn, rồi gia nhập đảng. Dần dần, họ thân cận với đảng, nghe lời đảng, nghe theo sự chỉ huy của đảng, nghe theo phương châm, chính sách và đường hướng của đảng, nghiêm túc tuân thủ đường hướng mà đảng đề ra, thực thi và thể hiện trọn vẹn phẩm chất đảng của một đảng viên, nói năng và hành động vì đảng, bảo vệ lợi ích, sự thống trị, địa vị và hình tượng của đảng trong lòng người dân. Họ bảo vệ mọi thứ của đảng. Chẳng phải mọi chuyện này đều là chính trị sao? (Thưa, phải.) Ngươi bảo vệ tổ chức, mà tổ chức đó chính là đảng. Bất kể là đảng phái hay tổ chức nào do đảng lập ra, ngay khi ngươi tham gia vào đó thì chính là ngươi đang tham gia chính trị rồi. Trong các ngươi, có ai tham gia không? (Thưa, không có.) Vậy thì ngươi có thể yên tâm, ngươi không phải là tội phạm chính trị, cũng không đủ tư cách để nhận mình là tội phạm chính trị. Tối thiểu, tội phạm chính trị thì phải ra nước ngoài và lập một đoàn thể hay tổ chức nhân quyền, thực hiện các hoạt động bảo vệ nhân quyền, phản đối các chính sách, sự thống trị và nhiều hành động khác nhau của chính quyền đương nhiệm. Ngoài ra, họ cần phải lập các quy định, chế độ, chương trình và hiến pháp với nhiều điều khoản khác nhau mà các thành viên của tổ chức phải tuân thủ. Nó phải có tổ chức và kỷ luật, có lãnh đạo trên cao và thành viên bên dưới, tạo thành một cơ cấu có tổ chức hoàn chỉnh và có tính hệ thống từ trên xuống dưới. Như thế mới được gọi là một đoàn thể chính trị, và chỉ có những hoạt động thực hiện trong đoàn thể chính trị này mới được xem là tham gia chính trị. Trong các ngươi, có ai tham gia vào chuyện như thế chưa? Nếu chưa, vậy các ngươi có nghĩ chuyện tham gia, hay toan tính gia nhập một đảng phái, hoặc ít nhất giữ một chức vụ như nghị viên hay cố vấn không? Có ai như thế không? Nếu ngươi có toan tính như thế, thì nghĩa là ngươi đã tham gia chính trị rồi, cho dù ngươi chưa tham gia, nhưng ngươi đã có ý đồ tham gia. Nhưng nếu ngươi không có suy nghĩ như thế thì rất tốt. Công dân tham gia bầu cử thì có tính là tham gia chính trị không? Nếu chế độ của một quốc gia dựa trên tự do và dân chủ, công dân có quyền bầu cử, thì đi bỏ phiếu cho ứng viên này kia, có tính là tham gia chính trị không? (Thưa, không tính.) Không tính, đây là chính sách và chế độ của quốc gia đó, nơi người ta có quyền bầu cử. Làm thế không tính là tham gia chính trị. Khi chọn người này, người kia, ngươi chỉ đang căn cứ trên ý nguyện cá nhân, chứ không phải đang tham gia vào cuộc đấu tranh quyền lực chính trị của họ. Ngươi chẳng liên quan đến hoạt động chính trị nào cả, mà chỉ đơn giản là đi bỏ một lá phiếu cho ai đó với tư cách công dân trong đất nước mình thôi. Hành động này đơn giản là thực hành quyền công dân của ngươi, chứ không phải là một dạng hoạt động hay hành vi chính trị.

Về chuyện chính trị là gì, nội dung này đã được thông công tương đối rồi, nên cách để tránh xa chính trị cũng khá là rõ ràng. Làm sao để tránh xa chính trị? Trước hết, hãy nói về cách để tránh xa chính trị, sau đó sẽ thảo luận tại sao phải làm thế. Chúng ta vừa thảo luận về chính trị là gì. Vậy chính trị là gì? Trước hết, tham gia tranh giành quyền lực, như thế chính là tham gia chính trị. Chúng ta đều là người thường, nên đừng nói về những người như tổng thống, chủ tịch đảng phái hay những người nắm chức vụ trong những đoàn thể chính trị cấp cao của quốc gia, vân vân… . Thay vào đó, hãy nói về ai đó mà người thường có thể tiếp xúc, như bí thư chi bộ đảng trong một cơ quan chính quyền chẳng hạn. Bí thư chi bộ đảng có phải là một nhân vật chính trị không? Ai nắm giữ chức vụ đảng trong cơ quan chính quyền thì là nhân vật chính trị cao nhất. Vậy làm sao để tránh xa chính trị? Tránh xa nghĩa là gì? (Thưa, không tiếp xúc với những nhân vật chính trị đó.) Không tiếp xúc? Nhưng ngươi đâu thể tránh mặt hẳn với họ ở nơi làm việc. Ngươi mà tránh mặt, có khi họ sẽ đến kiếm chuyện với ngươi, bảo ngươi rằng: “Tại sao anh không nói chuyện với tôi? Tại sao anh tránh né tôi? Anh không ưa một bí thư chi bộ là tôi hả? Anh mà có ý kiến gì về tôi thì chẳng phải tư tưởng của anh có vấn đề sao? Ta nói chuyện đi”. Họ sẽ muốn “uống trà” với ngươi. Uống trà kiểu đó có vui không? Ngươi có dám đi uống không? Giả dụ, bí thư chi bộ đảng tìm đến ngươi và hỏi: “Chào Tiểu Trương, anh làm ở đây bao lâu rồi?” Ngươi trả lời: “Cũng lâu rồi, tầm năm năm”. Bí thư mới bảo: “Trông anh không tệ đâu. Vào đảng chưa?” Lúc đó, ngươi trả lời thế nào? Trả lời thế nào cho chuẩn để ngươi tránh xa được chính trị? (Thưa, cứ nói: “Hiện giờ, tôi chưa đạt tiêu chuẩn để làm đảng viên”.) Khôn ngoan đấy. Nói vậy có thật lòng không. (Thưa, không.) Thật ra đó chỉ là cách để nhẹ nhàng gạt đi thôi. Ngươi nghĩ: “Con cáo già, con quỷ già nhà ông, tôi vào đảng chưa thì liên quan gì đến ông? Ông muốn tôi vào đảng, nhưng mà đảng là cái gì chứ?” Ngươi nghĩ như thế, nhưng không thể nói như thế với con quỷ già đó. Thay vào đó, ngươi cần phải tỏ vẻ lịch sự. Ngươi bảo: “Ôi trời, đảng viên lão làng như ông làm sao hiểu được cái khổ của lớp trẻ. Chúng tôi kinh nghiệm thì có hạn, công tác chưa có thành quả gì, nên không đủ tư vào vào đảng. Đảng là chuyện thiêng liêng, đâu thể tùy tiện vào được. Tôi cũng đã suy nghĩ về chuyện vào đảng…” Cứ nói vài câu ngắn gọn để trả lời kẻ đó là xong. Trong lòng ngươi có muốn vào đảng không? (Thưa, không.) Dù họ có những điều kiện ưu ái cho ngươi, vào đảng rồi thì ngươi sẽ được thăng tiến, lên chức to, nhưng ngươi đâu có quan tâm, phải không nào? Những điều kiện căn bản để làm quan và đi theo con đường quan chức chính là trước hết ngươi phải gia nhập tổ chức, vào đảng, hoặc thân cận với đảng. Ngươi phải thân cận với đảng rồi mới có thể thăng tiến hoặc lên chức to. Để tránh xa chính trị, bước đầu tiên là tránh xa các đảng phái. Có người hỏi: “Nói vậy có nghĩa là chỉ tránh xa Đảng Cộng sản thôi phải không?” Không, mà nghĩa là tránh xa mọi loại đảng phái. Đảng đại diện cho điều gì? Nó đại diện cho một thế lực chính trị. Một nhóm lấy tuyên ngôn chính trị, cương lĩnh chính trị, và mục tiêu chính trị của đảng phái làm tôn chỉ, đó gọi là đảng phái. Bất kể tôn chỉ và cương lĩnh của đảng phái là gì, thì mục tiêu duy nhất của họ là tạo thành một thế lực, dùng thế lực và thực lực của mình để giành lấy thêm thế lực và quyền lực trên chính trường và phạm vi chính trị. Đây chính là mục đích tồn tại của một đảng phái. Mục đích tồn tại của bất kỳ đảng phái nào đều không phải vì lợi ích của nhân dân, mà là vì thế lực và quyền lực. Nói trắng ra, chính là để nắm giữ quyền lực và có một thế lực cho riêng mình. Chẳng phải như thế sao? (Thưa, phải.) Do đó, bước đầu tiên để tránh xa chính trị là không chính thức gia nhập bất kỳ đảng phái nào. Có lẽ có người hỏi: “Lỡ như con từng là thành viên của đảng phái nào đó thì sao?” Chuyện này có hơi khó. Ngươi sẵn lòng ra khỏi đảng đó, như thế là tốt nhất, đoạn tuyệt với họ về hình thức. Nếu ngươi không sẵn lòng ra khỏi đảng đó, hoặc ra khỏi thì phiền hà, vậy ngươi nên tự cân nhắc xem mình nên làm gì. Tóm lại, dù là về hình thức hay tâm lý, ngươi cũng nên tránh xa vấn đề lớn hàng đầu liên quan đến chính trị, chính là tránh xa các đảng phái. Khi đã tránh xa các đảng phái rồi, ngươi sẽ thành một cá nhân độc lập. Ngươi sẽ không bị bất kỳ thế lực chính trị nào lôi kéo, cũng không làm việc cho bất kỳ thế lực chính trị nào. Không tham gia đảng phái nào chính là con đường cụ thể căn bản nhất cần phải thực hành để tránh xa chính trị. Ngoài ra, về bất kỳ thế lực chính trị nào, chẳng hạn như bí thư chi bộ đảng, cục trưởng hay cán bộ nhân sự của một cơ quan chính quyền, thì nguyên tắc đối đãi với họ chính là đừng thân cận. Chẳng hạn như, nếu bí thư chi bộ đảng bảo ngươi: “Tiểu Trương à, có thời gian nói chuyện không? Hết giờ làm, đi ăn với tôi. Mai là cuối tuần rồi, đi chơi bóng rổ với tôi”, thì ngươi có thể nói: “Ôi, tiếc quá, con tôi đang bị ốm. Hôm qua nó còn lên cơn sốt. Công việc bận bịu quá, tôi chưa kịp đưa nó đi khám. Mai cuối tuần tôi phải đưa nó đi khám rồi”. Dịp khác, bí thư chi bộ lại bảo: “Tiểu Trương à, lâu rồi ta chưa hàn huyên. Chuyện trò tâm sự chút đi, được không nào?” Mục đích của ông ta là gì? Ông ta muốn bồi dưỡng cho ngươi để kế nhiệm mình. Nếu chưa nhìn ra được, thì ngươi cần suy ngẫm xem ý đồ thật sự của ông ta là gì. Nếu nhìn ra được rồi, thì ngươi cần nhanh chóng tránh né, bảo rằng: “Ôi, hôm qua mẹ tôi bảo bà thấy không khỏe, muốn tôi chở đi khám. Có tình cờ không cơ chứ rồi, tiếc thật đấy”. Ngươi cứ ba lần bảy lượt tránh né bí thư chi bộ, khi nhận ra chuyện này, ông ta nghĩ: “Mỗi lần mình rủ làm gì, anh ta đều có việc, mỗi lần mình cố kết thân, anh ta đều có chuyện, anh ta chẳng biết điều gì cả, mình tìm người khác vậy!” Ông ta muốn tìm ai thì tìm, nhưng dù có thế nào, ngươi cũng không được thân cận ông ta. Thường thì ngươi nhiệt tình với ông ta, nhưng khi ông ta muốn bồi dưỡng ngươi, đề bạt ngươi, thì ngươi tìm cớ để trốn tránh, không nhiệt tình, khiến ông ta không nhìn ra được ngươi đang nghĩ gì. Thật ra, trong lòng ngươi biết rõ mồn một: “Ông là ma quỷ, tôi không thân cận với ông đâu! Trong lòng tôi có Đức Chúa Trời, và Ngài bảo tôi tránh xa chính trị. Ông là người làm chính trị, tôi sẽ tránh xa ông. Ông muốn đề bạt cho tôi lên chức to và lợi dụng tài cán của tôi để phục vụ ông, nhưng tôi không cho ông cơ hội đâu! Dù tôi có phải đi quét dọn, đổ rác ở cơ quan chính quyền này, tôi cũng không làm quan chức đâu! Tôi chỉ kiếm đủ tiền để sinh sống, tôi không phục vụ các người đâu!” Nhưng trong thực tế, ngươi phải nói thế này: “Lãnh đạo các ông trong lòng lo cho thiên hạ, bận rộn việc công, phục vụ nhân dân, lo cho dân chúng! Thường dân chúng tôi ý thức thì kém, chỉ biết lo cho no cái bụng, ông với tôi khác tầm nhau quá, chúng tôi không làm được việc lãnh đạo như các ông làm đâu”. Ngươi luôn giả ngốc trước mặt ông ta, để ông ta không thể xác định được ngươi đang nghĩ gì. Kể cả có tài năng, ngươi cũng đừng thể hiện. Chỉ vào những thời khắc then chốt, ngươi mới thể hiện một chút, và ông ta thấy được ngươi thật sự có tài. Bình thường thì cứ phạm vài lỗi lầm nhỏ, khiến ông ta nghĩ ngươi không có tài đến vậy, nhưng vẫn không thể thiếu ngươi trong công việc. Đây gọi là khôn ngoan. Ngươi chơi đùa với quỷ Sa-tan, lợi dụng nó để dâng sự phục vụ, kiếm tiền của nó, nhưng không thân cận nó, trong lòng thì khinh ghét nó, không phải vậy sao? Không thân cận nghĩa là như vậy đấy. Ngươi có làm được không? (Thưa, có.) Buổi trưa, lãnh đạo lái chiếc xe hơi nhỏ của mình đi tìm một nhà hàng có tiếng để ăn. Ông ta gọi ngươi mà hỏi: “Tiểu Trương à, đi ăn đi, hôm nay anh muốn ăn gì?” Ngươi trả lời: “Mấy ngày rồi, tôi chưa ăn mì tương xào, lâu rồi chưa ăn bánh bao, tôi muốn ăn món đó. Tôi về nhà ăn trưa đây, ông muốn ăn không?” Ngươi trả lời như thế, thì khi nghe thấy, ông ta bảo: “Ăn cái gì cơ? Đó là đồ cho heo ăn, người đâu ăn thứ đó!” Ông ta không muốn ăn bất kỳ món nào ngươi nói, tự nhủ: “Cái anh này đúng như người ta đồn, ngốc nghếch bẩm sinh, hết thuốc chữa. Thời nay, ai lại ăn bánh bao và mì tương xào chứ? Quan chức ăn uống ngon hơn thế chứ!” Mấy quan chức này đi ăn nhà hàng bằng tiền công quỹ, hưởng thụ hào quang, vinh hiển của quan chức, chỉ ăn những món sang trọng, mỗi món hết hơn ngàn nhân dân tệ. Họ ăn óc khỉ, da nhím, đám yêu ma quỷ quái này cái gì cũng ăn, chẳng có gì là họ không ăn, không uống được. Trong lòng ngươi nghĩ thế nào? “Tôi sẽ không dự phần vào tội lỗi của các người, tôi sẽ tránh xa các người, bè lũ ma quỷ khốn nạn các người ăn thịt và uống máu người ta! Tôi thà về nhà ăn mì tương xào và bánh bao, còn hơn là hưởng thụ lối sống xa hoa của ông. Dù có phải ăn uống sơ sài, tôi cũng không thân cận ông, không thành bè lũ phạm tội với ông, không dự phần vào tội lỗi của ông. Ăn thịt và uống máu người là việc làm của ma quỷ, con người đời nào làm vậy. Hậu quả cuối cùng sẽ là gì chứ? Chắc chắn ông sẽ phải xuống địa ngục và bị trừng phạt! Tôi đã nhượng bộ và hạ mình để kiếm sống dưới quyền của ông, nhưng mục tiêu của tôi là duy trì sinh kế, có thể đi theo Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận. Tôi đâu cố thăng quan tiến chức hay làm chính trị, tôi khinh ghét ông tận đáy lòng!” Vậy là dù lãnh đạo có vỗ về ngươi tham gia yến tiệc, ngươi cũng không đi. Dịp cuối tuần, họ mời ngươi đi hát karaoke, có gái đẹp vây quanh, có rượu ngon để uống, họ còn mời ngươi đi phòng trà để thư giãn và giải trí, đi xem biểu diễn chuyển giới, ngươi có đi hay không? Nếu muốn thân cận với tổ chức, thân cận với đảng, thì ngươi sẽ phải đến những chỗ đó. Nhưng hiện tại, ngươi bảo: “Mình thực hành lời Đức Chúa Trời, tránh xa chính trị, mình sẽ không tham gia mấy chuyện đó, không dự phần vào tội lỗi của họ”. Hôm sau, khi tụ tập với nhau, họ sẽ bàn tán về cô này xinh đẹp, cô kia nổi bật, cô nọ hát giỏi thế nào, rượu năm nào của Pháp thì thơm ngon, chỗ giải trí nào nên đi, suối nước nóng nào nên đến… Họ nói về mấy chuyện đó, ngươi có thấy ngưỡng mộ không? Có thấy đố kỵ với họ không? Ngươi phải đeo tai nghe, bịt tai lại, đừng nghe những con quỷ này nói chuyện vớ vẩn, tránh xa họ, giữ lòng ngươi an tĩnh, đừng dự phần vào tội lỗi của đám tội nhân này, tránh xa cuộc sống ô uế của họ, đừng trở thành đồng bọn với họ. Mục đích của ngươi là tránh xa chính trị. Những người tìm kiếm sự thăng tiến, muốn thân cận với tổ chức, mong được thăng quan tiến chức đó bọn họ sống như thế, thật ra là với mục đích tham gia chính trị, bước thẳng vào chính trị, với mục tiêu là đạt được vị trí trong giới chính trị, rồi sống cuộc sống người không ra người, quỷ không ra quỷ. Nhưng ngươi thì trái ngược hẳn với họ. Ngươi phải tránh xa cuộc sống ô uế như vậy. Khi tránh xa dạng cuộc sống này, mục đích là để không ham muốn cũng không quan tâm đến bất kỳ tiền đồ chính trị nào. Tương lai của ngươi là mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi. Do đó, lòng ngươi phải rõ ràng rằng mọi việc ngươi đang làm đều có ý nghĩa và giá trị, là làm để mưu cầu lẽ thật, để đạt được sự cứu rỗi. Đây không phải là hy sinh vô nghĩa, cũng không phải là làm việc trái khoáy, thậm chí ngươi không hề đơn độc. Vậy nên, khi tránh xa những cuộc sống tội lỗi này, mục đích tối hậu của ngươi thực ra chính là để tách biệt ngươi khỏi những kẻ này, tránh xa cái mà họ gọi là chính trị. Đây là nguyên tắc thứ hai trong việc tránh xa chính trị, chớ có thân cận.

Không thân cận các chính trị gia là tiêu chuẩn tối thiểu phải làm, ngoài ra còn có một điều nữa, là không tham gia. Ví dụ như, nếu có cơ hội được thăng chức làm khoa trưởng, chủ nhiệm hoặc cục trưởng, thì ai cũng háo hức thể hiện bản thân, cải thiện thành tích, tặng quà lãnh đạo, đi nhờ vả cửa sau, tìm đường thăng tiến, và thử đủ mọi cách để lãnh đạo và cấp trên thấy tài cán, năng lực và giá trị của mình, thậm chí là cả giá trị lợi dụng của mình. Họ thà nịnh hót, thà bợ đỡ lãnh đạo và cấp trên, thà làm bất kỳ việc gì họ sai bảo, thậm chí cả những việc bản thân không muốn làm. Có người còn biếu tiền, có người còn dâng cả thân xác của mình để tham gia tranh đấu chính trị. Khi tranh đấu như thế, có người kết thân với lãnh đạo, có người biếu tặng nhiều tiền bạc và quà cáp cho lãnh đạo, có người thì dâng hiến thân xác của mình cho lãnh đạo, với mục tiêu tối hậu là được những lãnh đạo này đề bạt hoặc kèm cặp và bước vào con đường chính trị. Là người tin Đức Chúa Trời, nếu biết những việc này liên quan đến tham gia chính trị, thì ngươi phải tránh xa. Trước hết, đừng tặng quà, đừng kết thân vì tiền đồ chính trị hoặc một chức vụ quan trường của mình. Cũng đừng chủ động thể hiện sở trường của mình cho lãnh đạo thấy, càng không được dùng bất kỳ phương thức cực đoan nào để tranh giành sự chú ý của họ. Người khác cứ tranh, còn ngươi thì không. Mỗi lần lãnh đạo tiến cử ngươi, cứ nói: “Lần này tôi không tham gia đâu, tôi không đủ tư cách”. Ngươi chỉ cần nói mình không đủ tư cách và chủ động nhường, có nhiều người sẽ bước ra cạnh tranh mà. Khi lãnh đạo nói: “Tiểu Trương à, lần này đến lượt anh rồi”, ngươi cứ bảo: “Tôi vẫn chưa đủ tư cách, xin lãnh đạo bỏ qua tôi đi. Tôi không đủ năng lực. Để cho Tiểu Lý đi, nếu Tiểu Lý không được, thì để Tiểu Vương vậy. Cứ để họ làm đi”. Lãnh đạo mới bảo: “Anh bị ngốc hả? Họ mà làm, thì anh sẽ không được phúc lợi gì hết, không được phân nhà, không tăng lương, không có thưởng”. Ngươi bảo: “Nếu không được gì thì không được gì thôi. Tôi có đủ để ăn, đủ để tiêu, nên lãnh đạo không cần phải lo. Nếu lãnh đạo vẫn thấy không an tâm, thì cuối năm thưởng thêm cho tôi một ít là được”. Đừng tham gia chuyện tranh đấu của họ. Ai muốn tranh giành, cứ để họ tranh giành. Ngươi không cần dùng bất kỳ thủ đoạn nào, cũng không cống hiến bất kỳ sinh lực hay trả giá gì cả. Ngươi không cần tiêu tốn đồng nào, không cần phải nói gì, không cần gắng sức hay làm vượt chỉ tiêu chuyện gì để được thăng chức. Kể cả khi ngươi có điều kiện, có quan hệ và có nhóm người quen biết thích hợp, ngươi cũng không tham gia. Như thế chính là thực sự buông bỏ, thực sự tránh xa. Những người của thế gian luôn nhìn ngươi với ánh mắt thương hại mà bảo: “Anh đúng là ngốc, đầu óc đơn giản quá!” Nhưng ngươi bảo: “Các anh nói gì về tôi cũng được, tôi vẫn không tham gia”. Người ta hỏi: “Tại sao anh không tham gia?” Ngươi trả lời: “Tôi kiếm đủ tiền để chi dùng rồi. Tôi không đủ tư cách. Các anh đều giỏi hơn tôi, nên các anh cứ làm đi”. Ngươi có thể kiềm chế không tham gia chứ? (Thưa, có thể.) Dĩ nhiên, nếu ngươi có cơ hội thăng chức làm phó khoa trưởng hay phó chủ nhiệm, ngươi có thể từ chối, nhưng nếu ngươi được đề bạt làm cục trưởng hay tỉnh trưởng, ngươi có thể tiếp tục từ chối không? Có lẽ sẽ không dễ đâu. Chức vụ càng cao thì càng hấp dẫn, quyền lực càng cao thì càng cám dỗ, bởi vì quyền lực càng cao, thì đãi ngộ càng tốt, lời nói của ngươi càng có trọng lượng, và hưởng thụ vật chất của ngươi cũng tăng lên. Ngươi thấy đấy, thị trưởng, tỉnh trưởng và tổng thống đều có dinh thự riêng. Mọi chi phí của họ, dù là trong nhà hay ở ngoài, đều do nhà nước chi trả. Do đó, càng tiếp xúc với tầng lớp cao thì cám dỗ càng mạnh, và càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với họ, thì càng khó buông bỏ những cơ hội này. Để tránh rơi vào cám dỗ, ngươi cứ làm việc ở cấp thấp, đừng bén mảng vào những nhóm tầng lớp cao, bước chân nào vào cũng không được. Như thế gọi là tránh xa. Mọi lời ngươi nói, mọi việc ngươi làm, tất cả đều không liên quan đến chính trị, đều là để tránh xa chính trị. Trong mỗi đợt tranh đấu nhất định, dù ai thành công giành được ghế quan chức cấp cao, dù ai nắm được quyền lực lớn, thì ngươi cũng không ghen tị, không đau lòng và không hối hận, bởi vì lại một lần nữa, trong một lần cám dỗ hay trong một hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt, ngươi đã thực hành nguyên tắc tránh xa chính trị mà Đức Chúa Trời yêu cầu. Ngươi đã đáp ứng thỏa đáng yêu cầu của Đức Chúa Trời, và giành chiến thắng trước Sa-tan, trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi là người giành chiến thắng và Đức Chúa Trời khen ngợi ngươi. Có người nói: “Nếu Đức Chúa Trời khen ngợi tôi, Ngài có cho tôi tăng lương một chút không?” Không, Đức Chúa Trời khen ngợi và công nhận ngươi là người giành chiến thắng, nghĩa là ngươi đã bước thêm một bước đến với sự cứu rỗi, và Đức Chúa Trời ngày càng lấy làm vui với ngươi, đây là vinh hạnh to lớn. Có dễ để kiềm chế không tham gia những chuyện chính trị không? Ai thích tranh giành, cứ để họ tranh giành. Ai thích lên tiếng cho những chuyện như thế, cứ để họ lên tiếng. Ai thích bận rộn với những chuyện đó, cứ để họ bận rộn. Trong bất kỳ trường hợp nào, ngươi cũng đừng quan tâm, đừng bận lòng với những chuyện đó, bởi vì ngươi đâu tìm cách được thăng tiến và cũng không có mục tiêu trong sự nghiệp quan chức. Đây là nguyên tắc thứ ba trong việc tránh xa chính trị, không tham gia.

Nguyên tắc thứ tư của tránh xa chính trị là không chọn phe. “Chọn phe” là tiếng lóng của người làm chính trị, và chọn phe là một hiện tượng phổ biến trong giới chính trị. Khi tham gia chính trị thì ngươi phải làm rõ lập trường của mình, đứng về phía phe A hay phe B. Ngay khi tham gia chính trị là ngươi phải chọn phe. Nếu không tham gia chính trị, thì ngươi không cần phải chọn phe, hoặc ngươi có thể nói mình không chọn phe. Nếu ngươi giữ thế trung lập và không quan tâm đến chuyện tranh đấu của họ hay tại sao họ tranh đấu, thì đấy có thể nói là ngươi không chọn phe. Dù ngươi ủng hộ phe A hay phe B, ngươi không cần đưa ra kết quả hay câu trả lời gì cả. Ngươi cứ nói: “Tôi không chọn cả hai phe, tôi ngồi yên thôi. Tôi có quan hệ tốt với cả A và B, nhưng tôi không thân cận với cả hai. Tôi không tham gia chuyện tranh đấu của họ”. Thế là những người này thắc mắc không biết ngươi theo phe A hay phe B. Họ luôn cố lôi kéo ngươi về với họ, nhưng cả hai đều không thể. Kết quả cuối cùng là họ hiểu rằng ngươi không chọn về phe nào cả. Cuối cùng, cấp trên trực tiếp của ngươi bảo: “Cái đồ lươn lẹo, sao vào thời điểm quan trọng, anh lại không ủng hộ tôi?” Ngươi trả lời: “Sếp à, tôi đâu dám trèo cao như vậy, tôi chẳng có tư cách đó, cũng không có bao nhiêu năng lực làm việc, tôi sợ làm sếp thất vọng thôi. Sếp à, tha cho tôi đi, tôi chỉ là một người tầm thường, cong lưng khuỵu gối để kiếm bạc lẻ, tôi chỉ là một người bình thường, đâu dám chọn phe. Làm ơn nương tay và tha cho tôi đi, chắc chắn lần sau tôi sẽ ủng hộ sếp”. Trong thực tế, ngươi nói cho qua chuyện với ông ta. Ngươi không đắc tội với ông ta và ông ta nghe rồi cũng chẳng làm gì ngươi được. Họ muốn tranh thì cứ để họ tranh, họ muốn đấu thì cứ để họ đấu, chẳng liên quan gì đến ngươi, ngươi là kẻ ngoài cuộc. Tại sao ta nói ngươi là kẻ ngoài cuộc? Ngươi không mưu cầu sự nghiệp quan chức, vươn tới đỉnh cao, rạng danh tiên tổ, cũng không mưu cầu chen chân chính trị, không mưu cầu tiền đồ chính trị, mục đích của ngươi chỉ là tránh xa sự nghiệp quan chức và các nhân vật chính trị. Vậy nên, ngươi cố ý và có mục đích khi không theo phe nào, không chọn Phe A, cũng không chọn Phe B, và chuyện ai theo phe nào cũng không liên quan gì đến ngươi. Hễ có ai cố thuyết phục ngươi, thì ngươi cứ cười cho qua và giả mơ hồ, nói rằng: “Tôi chẳng biết là ai đúng, cả hai đều là bạn tốt của tôi, ai thắng tôi cũng vui cả”. Họ bảo: “Anh đúng là lươn lẹo!” Ngươi nói: “Tôi đâu có lươn lẹo, tôi ngốc thôi, các anh mới là bậc cao nhân!” Ngươi giả vờ mơ mơ hồ hồ với họ. Không chọn phe có ổn không? Đừng ngây thơ, đừng đi theo những người đang cố lợi dụng ngươi. Chính trị ở tầm cỡ nào cũng là một vũng nước bùn, ngươi không thể nào nhìn thấy đáy. Nó không như dòng suối trong mà ngươi có thể thấy được đáy, nó là nước đục, là bùn lầy. Nếu một lãnh đạo đối xử tốt với ngươi, ngươi thân cận ông ta và về phe ông ta, nhưng chính ngươi cũng không biết làm thế sẽ đem lại phúc hay họa. Ngươi không thể xác định được tương lai của ông ta sẽ thế nào, sẽ vào tù ra tội hay là vươn tới đỉnh cao. Những người đó đều là cá sấu trong đầm lầy, có con lớn con nhỏ. Là một người tầm thường, ngươi căn bản không thể xác định mỗi lời họ nói là thật hay giả, họ đối tốt với ai, xử tệ với ai, mục đích trong hành động họ làm hàng ngày là gì – những điều này căn bản là ngươi không biết được. Do đó, nếu muốn bảo vệ bản thân, thì nguyên tắc cao nhất và đơn giản nhất chính là đừng chọn phe. Nếu họ đối tốt với ngươi, thì cứ nhiệt tình với họ, họ đối xử không tốt với ngươi, thì vẫn cứ nhiệt tình, chỉ là đừng chọn về phe họ. Khi có chuyện, cứ cười cho qua và giả vờ mình mơ mơ hồ hồ, khi họ hỏi gì, cứ nói là ngươi không biết, không rõ hoặc chưa từng gặp qua. Ngươi biết trả lời kiểu đó không? (Thưa, đã biết.) Áp dụng những nguyên tắc này trong hội thánh thì có thích hợp không? (Thưa, không thích hợp.) Những chiêu trò này chỉ thích hợp để dùng ở những nơi ma quỷ họp lại thành bầy, chứ không phù hợp để dùng giữa các anh chị em. Khôn ngoan là như vậy. Ở những nơi ma quỷ họp lại thành bầy, ngươi phải khôn ngoan như con rắn, không được ngốc nghếch, mà phải khôn ngoan. Dù ai lôi kéo, ngươi cũng không về phe họ. Dù ai xung đột với ngươi, ác cảm với ngươi, thì cũng không đối kháng hay đối đầu họ. Hãy khiến họ tin rằng ngươi không chống họ. Đây chính là khôn ngoan. Đừng đấu với bất kỳ thế lực chính trị nào, đừng thân cận với bất kỳ thế lực chính trị nào, và đừng cấu kết hay tỏ thiện chí với bất kỳ thế lực chính trị nào. Đây chính là khôn ngoan, chính là không chọn phe. Không phải như thế sao? (Thưa, phải.) Các ngươi đã học được cách làm thế chưa? (Thưa, học được rồi.) Vào thời điểm then chốt, ngươi phải giả câm giả điếc, giả điên giả dại, để họ thấy ngươi là kẻ ngốc chẳng biết gì. Họ bảo ngươi làm gì, thì ngươi cứ làm nấy, họ khuyên ngươi chuyện gì, thì ngươi cứ nghe mà không cần vặn hỏi, để họ thấy ngươi đặc biệt dễ bảo. Dễ bảo đến mức độ nào? Như con chó pug, luôn luôn lắng nghe, không bao giờ nói năng lung tung, không bao giờ hỏi han tin tức về cấp trên, hay tin tức về người này người kia, đặc biệt dễ bảo. Nhưng ngươi đừng bao giờ phơi bày suy nghĩ thật sự của ngươi cho họ biết, khi ngươi để lộ suy nghĩ và ý đồ thật sự của mình là họ sẽ trừng trị ngươi và dạy cho ngươi một bài học. Nếu không về phe họ, thì không được để họ biết vậy – kể cả nếu ngươi cự tuyệt họ, cũng không được để họ biết. Tại sao ngươi phải làm vậy? Bởi vì trong mắt họ, nếu ngươi không phải là bạn họ thì là đối thủ của họ. Một khi họ đã xem ngươi là đối thủ, thì ngươi sẽ là đối tượng bị họ trừng trị. Họ sẽ đối xử với ngươi như cái gai trong mắt, cái dằm trên lưng, sẽ phải trừng trị ngươi. Vậy nên, ngươi phải dùng sự khôn ngoan và giả vờ ngốc nghếch. Đừng thể hiện năng lực của mình, nếu ngươi phơi bày suy nghĩ, quan điểm, lập trường hay thái độ đối với bất kỳ chuyện gì, thì đó chính là ngu ngốc rồi. Các ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu.) Trước mặt Sa-tan và ma quỷ, nhất là khi lại gần một đoàn thể trong giới chính trị, ngươi phải cực kỳ cẩn trọng, bảo vệ tốt bản thân, đừng nghĩ mình thông minh, đừng hành động ma lanh, đừng giương oai diễu võ, đừng cố chứng tỏ giá trị bản thân – ngươi phải kín đáo. Nếu muốn bảo đảm sinh tồn cho bản thân trong hoàn cảnh phức tạp như vậy, đồng thời muốn tin Đức Chúa Trời, thực hiện bổn phận, mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi, thì việc đầu tiên ngươi phải làm là bảo vệ tốt bản thân. Một trong những cách bảo vệ bản thân là đừng chọc giận các thế lực chính trị, đừng trở thành đối tượng công kích hay triệt hạ của họ, làm như thế thì ngươi có thể an toàn hơn một chút. Nếu ngươi lúc nào cũng không chịu nghe họ, không chịu vâng lời họ, không chịu thân cận họ, thì họ sẽ không ưa ngươi và muốn trừng trị ngươi. Mặt khác, nếu họ thấy ngươi có tài cán và năng lực làm việc, thấy ngươi có giá trị sử dụng cho họ, và nếu ngươi gánh vác cho họ, không để lộ những bí mật của họ hay làm tổn hại danh tiếng sau này của họ, thì họ sẽ muốn bồi dưỡng ngươi. Họ bồi dưỡng ngươi có phải là chuyện tốt không? (Thưa, không.) Nếu họ để mắt đến ngươi và muốn bồi dưỡng ngươi, thì ngươi nói xem, đây chẳng giống như bị tà linh ám sao? (Thưa, giống.) Nếu họ để mắt đến ngươi thì không hay rồi. Vậy nên, trước khi họ để mắt đến ngươi, ngươi không được để họ nhìn trúng ngươi, ngươi phải giả vờ ngốc nghếch, như thể ngươi không thể làm xuất sắc chuyện gì. Trong hầu hết mọi chuyện, ngươi cứ làm vừa đủ đạt chuẩn. Dù có lẽ họ không hài lòng lắm, nhưng cũng sẽ không thể bới lỗi ngươi hay tìm lý do để sa thải ngươi. Như thế là đủ, và như thế là đạt được hiệu quả mong muốn. Nếu ngươi làm việc quá tốt, chuyện gì cũng êm đẹp và đều khiến họ đặc biệt hài lòng về ngươi, đánh giá cao ngươi, thế thì không hay rồi. Một mặt, họ sẽ xem ngươi là mối đe dọa với con đường chính trị của họ, mặt khác, có khi họ muốn bồi dưỡng ngươi, dù là thế nào cũng đều không tốt cho ngươi. Vậy nên, để tạo chỗ đứng trong xã hội này, ngoài việc tránh né và tránh xa các thế lực khác nhau, còn có một việc quan trọng hơn nữa, là xử lý cho tốt những mối quan hệ và những chuyện liên quan đến các thế lực khác nhau hoặc đến cấp trên trực tiếp của ngươi. Ví dụ như, nếu ngươi quá phô trương, quá muốn chứng tỏ bản thân, hoặc nếu ngươi làm những việc không khôn ngoan, thì có lẽ ngươi sẽ khiến mình rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, không thể gạt bỏ thứ gì hoặc phải làm việc mà ngươi không muốn. Thế này thì phải làm sao đây? Do đó, đây là chuyện rất khó giải quyết. Ngươi cần phải thường xuyên cầu nguyện với Đức Chúa Trời, an tĩnh trước Ngài, để Ngài dẫn dắt ngươi, ban cho ngươi khôn ngoan, ban cho ngươi lời lẽ để nói, dẫn dắt ngươi nên làm gì, và giúp ngươi biết cách để giải quyết tình thế, để ngươi có thể bảo vệ bản thân cho tốt và được Đức Chúa Trời bảo vệ khi ở giữa những nhóm người phức tạp này. Chỉ khi ngươi đạt được sự bảo vệ của Đức Chúa Trời và bảo vệ tốt bản thân, thì ngươi mới có thể có những điều kiện cơ bản để an tĩnh trước Đức Chúa Trời, ăn uống lời Ngài, suy ngẫm lời Ngài và mưu cầu lẽ thật. Những chuyện này, ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, con hiểu rồi.) Đây là nguyên tắc không chọn phe.

Trong chuyện tránh xa chính trị, còn có một nguyên tắc nữa, là đừng bày tỏ thái độ. Dù là liên quan đến quan điểm chính trị, thái độ, chiều hướng, hay những ý định và ý đồ của lãnh đạo, sắc mặt, tâm tư của họ, chuyện họ đúng hay sai, ngươi cũng đừng bày tỏ thái độ. Khi cấp trên hỏi ngươi: “Anh có đồng ý với lời tôi vừa nói không? Thái độ anh thế nào?” Ngươi cứ nói: “Lãnh đạo vừa nói gì vậy? Tai tôi nghe không rõ, chẳng nghe được ông nói gì”. Cấp trên nghe vậy thì nổi giận, không nói chuyện với ngươi nữa. Trong lòng ngươi nghĩ: “Tốt thôi, mình cũng đâu muốn nói gì!” Ngươi nên giả câm giả điếc, đừng có lúc nào cũng bày tỏ thái độ hay thể hiện mình thông minh thế nào, nói những câu như: “Sếp à, tôi có ý kiến này, tôi có ý tưởng kia”. Nếu ngươi luôn giơ tay phát biểu và thể hiện thái độ thì đấy chính là ngu ngốc. Khi có ý kiến về cấp trên thì đừng nói ra, khi có ý kiến về đồng nghiệp này kia, hoặc khi thấy cấp trên làm việc gì sai trái, ngươi không được nói gì. Giờ, giả sử lãnh đạo hỏi ngươi về những chuyện đó, ngươi sẽ nói sao? “Lãnh đạo làm quá tốt việc đó, lãnh đạo ở một tầm cao hơn hẳn đám tiểu tốt chúng tôi. Lãnh đạo đúng là biết nghĩ cho người khác!” Ngươi nên khen ngợi họ, nói chuyện với họ bằng giọng tâng bốc, để họ bắt đầu cảm thấy lâng lâng, khi thấy đã đạt được mục đích của mình thì dừng tâng bốc họ, vì việc đó khiến cả ngươi cũng buồn nôn. Bất kể cấp trên của ngươi nói về chính sách, ý kiến, những công việc cần thi hành, hay họ tỏ thái độ nào về bất kỳ chuyện gì, ngươi cứ giả ngốc và nói mấy câu vu vơ. Cấp trên nghe ngươi nói thì bảo: “Cái cậu này lúc nào cũng mơ mơ hồ hồ, giờ mơ hồ về chuyện này thì cũng không có gì lạ”. Tốt rồi, ngươi đã thành công trong việc giả ngu để qua chuyện. Bất kể cấp trên nói gì, ngươi tuyệt đối đừng bao giờ tỏ thái độ. Nếu ngươi đi ăn với cấp trên, và họ muốn ngươi bày tỏ thái độ với chuyện gì đó, ngươi cứ nói: “Ôi, xem tôi ăn nhiều cơm quá kìa, tôi bị tăng đường huyết rồi, đầu óc choáng váng, nên chẳng nghe rõ lãnh đạo vừa nói gì cả. Lãnh đạo à, lần sau ta nói chuyện đó tiếp nhé?” Cứ mơ mơ hồ hồ với họ. Nếu cấp trên cử ai đó tìm hiểu xem ngươi nghĩ gì về họ, về đảng ủy, hay chính sách quốc gia, thì ngươi có nên bày tỏ suy nghĩ gì không? (Thưa, không.) Thái độ công khai của ngươi phải là không có suy nghĩ gì hết, nhưng còn thái độ thật sự của ngươi thì sao? Kể cả ngươi có quan điểm đi nữa, cũng đừng nói ra cho họ biết: Đây gọi là “lừa gạt quỷ”. Có câu ẩn dụ “Đốt tiền giấy trước mộ – lừa gạt quỷ”, phải vậy không? Khi đối diện với những chuyện đúng sai lớn, dù ngươi có thái độ và quan điểm, cũng đừng bày tỏ. Tại sao lại thế? Những chuyện này đâu có liên quan đến việc tin Đức Chúa Trời, đâu có liên quan đến lẽ thật, chúng đều là chuyện của thế giới của ma quỷ, chẳng liên quan gì đến người tin vào Đức Chúa Trời chúng ta cả. Chúng ta có thái độ gì cũng chẳng quan trọng, cái quan trọng là những chuyện này chẳng liên quan gì đến chúng ta, dù chúng ta có thái độ đấy, nhưng đó là hiểu biết và sự phân định về thực chất của chúng, thái độ và nguyên tắc thực hành của chúng ta chính là tránh xa chúng, cự tuyệt chúng, và cự tuyệt những ảnh hưởng cùng sự kiểm soát của chúng. Về thái độ của những người khác, thì chúng vốn chẳng liên quan gì đến chúng ta, đây là chuyện của thế giới của ma quỷ, chẳng liên quan gì đến người tin vào Đức Chúa Trời. Những chuyện này không liên quan đến việc mưu cầu lẽ thật, cũng không liên quan đến sự cứu rỗi, càng không liên quan đến bất kỳ thái độ nào của Đức Chúa Trời dành cho ngươi, vậy nên, ngươi không cần phải có thái độ gì cả, cũng không cần thể hiện rõ thái độ gì cả. Ngươi có thể đơn giản cười cho qua chuyện, nói rằng: “Sếp à, trình độ suy nghĩ của tôi nông cạn, đầu óc tôi mụ mị, tôi đã học tập chính trị lâu rồi, mà tư tưởng của tôi chưa hề nảy ra cách mạng chính trị gì cả, nên người thường như tôi vẫn không thể hiểu nổi các chính sách bên trên đưa xuống, cũng không hiểu được ý tứ của sếp. Sếp bỏ qua cho tôi nhé”. Trả lời như thế là đủ. Đây có phải là lừa gạt quỷ không? (Thưa, phải.) Hoặc ngươi cũng có thể nói: “Sếp có đôi mắt tinh tường, mọi người cũng có đôi mắt sáng, chỉ có tôi là hai mắt cứ mờ đục, chuyện gì cũng nhìn không thấu, chuyện gì cũng không hiểu được! Tôi không phải đảng viên, nên chẳng có phẩm chất đảng. Tôi chẳng hiểu được mấy chuyện này. Sếp nói đi, sếp hơn chúng tôi mà. Sếp nói gì, chúng tôi đều nghe theo và thực thi hết. Với tôi, thế là đủ.” Như thế chẳng đơn giản sao? Như thế có đạt được nguyên tắc không bày tỏ thái độ không? (Thưa, có.) Làm thế là một cách qua loa cho xong chuyện và không bày tỏ thái độ của ngươi, hòng bảo vệ tốt bản thân. Cấp trên của ngươi có biết ý ngươi khi nói vậy là gì không? Họ đâu biết được. Họ nghĩ ngươi chỉ là đồ ngốc, cho rằng: “Cái cậu này chẳng tìm cách thăng tiến. Có điều kiện tốt như vậy, người khác thì đã thăng lên chức cao hơn từ lâu rồi, thậm chí là chức thị trưởng ấy chứ. Cậu này có thể làm chủ tịch tỉnh, thế mà chẳng muốn thăng tiến, cứ làm trò ngốc nghếch, lại không thân cận với tổ chức – đúng là kẻ ngốc điển hình!” Trong lòng ngươi thì nghĩ thế nào? “Trong mắt ông, tôi là kẻ ngốc. Nhưng trong mắt Đức Chúa Trời, tôi là bồ câu ngây thơ. Tôi giá trị hơn ông. Lão quỷ già nhà ông, ông giữ một chức nhỏ, tham gia chính trị một chút, mà đã nghĩ mình cao hơn người khác rồi. Trong mắt tôi, ông còn chẳng bằng một con châu chấu!” Ngươi có được nói ra vậy không? (Thưa, không được.) Ngươi không được nói như vậy. Phải cẩn thận tai mách vạch rừng, ngươi có thể nói thế với con chó nhà ngươi rồi thôi. Trong thế giới này, có rất ít người để ngươi có thể tin tưởng hoặc tâm sự, vì vậy khi gặp những chuyện đại sự về nguyên tắc, dù là trong giới chính trị hoặc trong bất kỳ nhóm xã hội nào, ngươi phải học cách đừng bày tỏ thái độ, nhất là khi liên quan đến chính trị, quyền thế hay chọn phe. Ngươi nhất định không được bày tỏ thái độ. Ngươi mà bày tỏ thái độ thì không khác gì tự châm lửa thiêu mình. Châm lửa thiêu mình là sao? Nếu ngươi muốn biết, thì cứ bày tỏ thái độ là thấy ngay. Chẳng phải thế sao? (Thưa, phải.) Có thể đạt được chuyện không bày tỏ thái độ không? Còn tùy trong lòng ngươi mưu cầu điều gì. Nếu ngươi thật sự mưu cầu sự nghiệp quan chức, nếu ngươi muốn trở thành quan chức, thì ngươi không chỉ cần bày tỏ thái độ, mà còn phải bày tỏ thái độ của ngươi cho thật rõ, phải bày tỏ trước mặt cấp trên ngươi, còn phải leo lên cao – như thế, ngươi chính là thứ chẳng tốt đẹp gì. Ngươi không tránh xa chính trị, mà ngươi đang tham gia chính trị. Nếu ngươi tham gia chính trị, thì hãy cút đi, đừng ở lại trong nhà Đức Chúa Trời. Ngươi là kẻ chẳng tin, ngươi thuộc về thế gian, thuộc về ma quỷ, chứ chẳng thuộc về nhà Đức Chúa Trời – ngươi không nằm trong số dân sự được Đức Chúa Trời chọn. Dù ngươi đang ở trong nhà Đức Chúa Trời, nhưng đó là ngươi lẻn vào, muốn kiếm miếng ăn, muốn nhận phước lành, người như ngươi không được chào đón ở đây. Nhưng mặt khác, nếu ngươi có điều kiện tự thân quá tốt, và đang ở vị thế có nhiều cơ hội để làm quan chức và đi con đường quan nghiệp, nhưng ngươi vẫn có thể không thân cận, không tham gia, không chọn phe và không bày tỏ thái độ, thì ngươi đã đạt được việc tránh xa chính trị rồi. Những nguyên tắc này, ngươi có nhớ được không? Có dễ làm được không? (Thưa, dễ làm được.) Ngươi thấy đấy, trong giới chính trị, hễ ai luôn muốn bày tỏ thái độ, muốn xuất đầu lộ diện, muốn bày tỏ quan điểm và thái độ của mình, có mong muốn thể hiện bản thân đặc biệt mãnh liệt, thì tất cả họ đều có cùng một mục đích: Họ muốn có chức tước. Nói nhẹ nhàng thì là họ muốn tham gia chính trị, nhưng thật ra, họ chỉ muốn có chức tước, có quyền thế, và ăn uống hưởng lạc nhờ địa vị của mình. Họ muốn dùng địa vị để đạt được nhiều mục tiêu cá nhân và gia tăng danh tiếng của mình. Chẳng phải như thế sao? (Thưa, phải.) Có người tố chất bản thân chẳng ra sao, có nhiều thiếu sót, thế mà họ vẫn muốn làm quan chức và tham gia chính trị. Kết quả là, họ dựa vào nỗ lực của mình và leo lên bằng mọi giá, họ bợ đỡ cấp trên, làm tay sai cho các quan chức chính phủ. Cuối cùng, họ cũng đạt được mục tiêu tham gia chính trị và hiện thực hóa giấc mơ là có sự nghiệp quan chức.

Về chuyện tránh xa chính trị, chúng ta đã thông công về năm nguyên tắc. Nguyên tắc đầu tiên là không gia nhập bất cứ đảng phái nào. Các ngươi thấy đấy, những người nắm quyền của bất kỳ quốc gia nào cũng đều nằm trong một đảng phái chính trị, những lãnh đạo ở các quốc gia độc tài càng miễn bàn, họ cũng nằm trong một đảng chính trị. Do đó, bước đầu tiên để tránh xa chính trị là không gia nhập bất kỳ đảng phái nào. Chẳng phải Ta vừa nói thế sao? (Thưa, phải.) Vậy nguyên tắc thứ hai là gì? (Thưa, là không thân cận với họ) Không thân cận với họ, cũng không thân cận với giới chính trị. Nguyên tắc thứ ba là gì? (Thưa, không tham gia.) Đúng vậy, không tham gia bất kỳ hoạt động, phong trào hay nghiên cứu và thảo luận tư tưởng nào của họ, nghĩa là không tham gia với họ. Nguyên tắc thứ tư là gì? (Thưa, không chọn phe.) Không chọn phe, cứ để họ tranh cãi ai đúng ai sai, nói tóm lại, ngươi đừng chọn phe. Nguyên tắc thứ năm là gì? (Thưa, không bày tỏ thái độ.) Không bày tỏ thái độ. Có người nói: “Nếu không bày tỏ thái độ, chẳng phải anh là ăn hại sao?” Thì ngươi bảo: “Tôi không có ý kiến gì, tôi chỉ là người bình thường, chẳng có học vấn, trình độ suy nghĩ không cao chút nào, tôi có được thái độ gì chứ? Tôi chỉ là công dân bình thường, cứ để tôi yên đi”. Ngươi đừng bao giờ có thái độ. Khi bị yêu cầu phải bày tỏ thái độ, ngươi cứ giả vờ ngáy, giả vờ ngủ, rồi khi người ta thấy ngươi chẳng hứng thú với chuyện thăng tiến, thì họ sẽ không bảo ngươi bày tỏ thái độ nữa, thế là vừa đúng, không phải sao? Tổng cộng có bao nhiêu nguyên tắc? (Thưa, năm nguyên tắc.) Nếu tuân theo năm nguyên tắc này, ngươi có thể đạt đến tránh xa chính trị và không bị các thế lực chính trị cuốn theo, ảnh hưởng hay ràng buộc. Dù là đối diện với giới chính trị cấp cao hay cấp thấp, nếu cứ thực hành năm nguyên tắc này, ngươi sẽ đạt được việc tránh xa chính trị. Đây là chủ đề để vận dụng vào nghề nghiệp của một người. Dĩ nhiên, cho dù ngươi không có nghề nghiệp gì, những nguyên tắc thực hành này vẫn vậy, không thay đổi. Kể cả khi thất nghiệp, ngươi vẫn nên thực hành những nguyên tắc này để tránh xa chính trị, những nguyên tắc này là bất biến. Vậy tại sao ngươi phải tránh xa chính trị? Chính trị là gì? Nó là tranh đấu, là trò chơi quyền lực. Chính trị vừa là âm mưu, vừa là chiến lược. Chính trị còn là gì nữa? Chính trị còn là những phong trào hay hoạt động do nhiều thế lực khác nhau khơi lên. Thấy đấy, các ngươi còn không thể giải thích chính trị là gì, thế mà con rồng lớn sắc đỏ lại cáo buộc người trong hội thánh tham gia chính trị. Như thế chẳng vô lý sao? Chẳng phải họ muốn gán tội cho thì kiểu gì cũng có cách sao? (Thưa, phải.) Đây rõ ràng là vu oan giá họa. Có những kẻ ngu ngốc, mơ hồ, sau khi nghe những lời vô lý của con rồng lớn sắc đỏ, thì cúi đầu để nó ràng buộc và không dám phân định nó hay Sa-tan. Hễ nhắc đến chủ đề phân định con rồng lớn sắc đỏ hay Sa-tan, là họ trốn vào góc và không dám mở miệng, họ chỉ hắng giọng rồi giả vờ mơ hồ. Ngươi giả vờ để làm gì? Ngươi đâu cần giả vờ: Ngươi còn không hiểu chính trị là gì, vậy làm sao ngươi có thể tham gia chính trị được? Kẻ ngốc như ngươi mà có thể tham gia chính trị sao? Do đó, thực ra, với hầu hết người bình thường, tránh xa chính trị là chuyện có thể đạt được. Chúng ta vừa nhấn mạnh một điểm trong nguyên tắc, chẳng qua là để con người không được làm những chuyện hồ đồ, tránh vô thức tham gia vào chính trị, bị cuốn vào chính trị mà không biết, và cuối cùng trở thành kẻ gánh tội thay hay vật hy sinh mà bản thân còn không biết là sự tình ra sao. Vậy nên, chúng ta thông công về những nguyên tắc này, một mặt là để ngươi biết rằng trí tuệ của ngươi căn bản không đủ để hiểu thực chất thực sự của chính trị. Mặt khác, nếu thực hành theo những nguyên tắc này, thí ngươi sẽ có thể bảo vệ bản thân tốt hơn và tránh bị lợi dụng trong bất kỳ tình huống nào, hay bị lợi dụng trong những tình huống mà ngươi không biết, không ý thức được, bị bán rẻ mà còn nói tốt cho ngươi ta. Chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc này, cơ bản là ngươi có thể bảo vệ bản thân tương đối an toàn khi ở trong bất kỳ nhóm người nào. Do đó, những nguyên tắc này không chỉ là lá bùa hộ thân cho ngươi mà còn là những nguyên tắc Đức Chúa Trời răn đe những người liên quan đến lĩnh vực chính trị mà ngươi nên tuân thủ. Khi tuân thủ những nguyên tắc này, ngươi có thể hưởng những lợi ích do lẽ thật đem lại, và đương nhiên cũng có thể nói rằng ngươi được Đức Chúa Trời bảo vệ. Nếu ngươi cảm thấy sự bảo vệ của Đức Chúa Trời là mơ hồ và sáo rỗng, nếu ngươi không thể nhìn thấy hay cảm nhận được nó, thì ngươi hãy chọn năm nguyên tắc này để thực hành. Như thế, ngươi có thể thực sự trải nghiệm sự bảo vệ của Đức Chúa Trời, vốn là một dạng bảo vệ chân thực hơn nữa. Đây không phải chỉ là dùng lời Đức Chúa Trời để bảo vệ bản thân, mà còn là bảo vệ bản thân bằng cách thực hành lời Đức Chúa Trời và tuân thủ các nguyên tắc lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho ngươi. Trong bất kỳ trường hợp nào, mục đích cuối cùng đã đạt được, và dựa trên cơ sở nguyên tắc tránh xa chính trị, ngươi có thể giữ mình an toàn khỏi những nhóm người tà ác, không rơi vào những cám dỗ và nguy cơ khác nhau, từ đó an tĩnh thân xác và tâm hồn trước Đức Chúa Trời trong trạng thái an tĩnh, bình an và an toàn, trên cơ sở này ngươi mới có thể đạt đến mưu cầu lẽ thật. Tuy nhiên, nếu ngươi ngu ngốc và không biết cách tuân thủ những nguyên tắc mà Đức Chúa Trời chỉ dạy, thỉnh thoảng lại cố lộ mặt, thể hiện bản thân bừa bãi, thường xuyên hành động không khôn ngoan và hay bị vướng mắc vào những chuyện thị phi, tranh chấp nảy sinh từ chính trị và các nhóm người, nếu ngươi thường xuyên rơi vào những cạm bẫy và cám dỗ khác nhau, nếu cuộc sống thường nhật của ngươi bị những thứ này cuốn theo và quấy nhiễu, nếu ngươi dành hết thời gian để xử lý và giải quyết những đấu tranh thị phi và nhiễu loạn này, thì có thể nói lòng ngươi sẽ không bao giờ đến trước Đức Chúa Trời và ngươi sẽ không bao giờ có thể thật sự an tĩnh trước Ngài. Nếu ngươi không thể đạt được chút ít này, thì chẳng hy vọng gì chuyện ngươi nghiền ngẫm lời Đức Chúa Trời, đào sâu và hiểu được lẽ thật, thực hành lẽ thật và bước đi trên con đường mưu cầu lẽ thật để được cứu rỗi. Nếu ngươi bị những thứ này bám lấy, thì cũng tương đương với việc bị ma quỷ bám lấy. Nếu ngươi không có nguyên tắc trong việc xử lý những chuyện này, thì kết cục cuối cùng của ngươi sẽ là bị chúng nuốt chửng. Cuộc sống thường nhật của ngươi, lòng ngươi và sự sống của ngươi sẽ bị vướng mắc vào những chuyện thị phi và tranh đấu. Ngươi sẽ chỉ nghĩ được về cách loại bỏ những thứ này, cách để đấu tranh và tranh luận với những người này, cách để chứng minh mình trong sạch và đòi công lý cho bản thân. Kết quả là càng chìm sâu vào những chuyện này, ngươi càng muốn nhanh chóng chứng tỏ mình trong sạch, đòi công lý và một lời giải thích, thì lòng ngươi sẽ ngày càng hỗn loạn và phức tạp. Hoàn cảnh bên ngoài của ngươi càng phức tạp bao nhiêu thì nội tâm của ngươi càng phức tạp bấy nhiêu, hoàn cảnh bên ngoài của ngươi càng hỗn loạn bao nhiêu, thì nội tâm của ngươi càng hỗn loạn bấy nhiêu. Như thế, ngươi sẽ hoàn toàn tiêu tùng, sẽ bị Sa-tan khống chế và bắt giữ. Nếu ngươi vẫn muốn mưu cầu lẽ thật và được cứu rỗi, thì đó là chuyện bất khả thi! Ngươi sẽ hoàn toàn vô dụng, vô phương cứu vãn! Khi đó, ngươi sẽ nói: “Tôi hối hận về mọi chuyện. Giới chính trị của Sa-tan chính là một đầm lầy! Nếu sớm biết vậy, tôi đã nghe theo lời Đức Chúa Trời rồi!”. Ta đã nói cho ngươi từ lâu rồi mà ngươi chẳng tin Ta. Ngươi cứ nhất quyết đòi họ phải có lời giải thích, đòi họ phải chính miệng nói lời công chính, đòi họ đích thân nói lời công nhận và khen ngợi ngươi. Ngươi không chịu tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chí mà Đức Chúa Trời dạy bảo, nên ngươi đáng bị lôi theo chúng cho đến khi chết. Cuối cùng, Sa-tan sẽ diệt vong, và ngươi sẽ diệt vong cùng nó, trở thành vật bồi táng với nó. Ngươi đáng bị vậy! Ai khiến ngươi đi theo Sa-tan? Ai khiến ngươi đòi Sa-tan phải có lời giải thích? Ai khiến ngươi ngu xuẩn như vậy? Đức Chúa Trời đã cho ngươi sự khôn ngoan, thế mà ngươi chẳng vận dụng. Đức Chúa Trời đã cho ngươi các nguyên tắc, thế mà ngươi chẳng tuân thủ. Ngươi cứ nhất quyết làm theo cách của mình, nhất quyết tranh đấu với những kẻ đó bằng đầu óc, tài cán và ân tứ của bản thân? Ngươi có thể đánh bại ma quỷ sao? Hơn nữa, Đức Chúa Trời đâu có giao phó cho ngươi việc đấu với ma quỷ. Đức Chúa Trời giao cho ngươi việc đi theo con đường của Ngài, chứ đâu phải đấu với ma quỷ. Ngươi đấu với ma quỷ thì chẳng có giá trị gì cả. Đức Chúa Trời không ghi nhớ chuyện đó. Dù có đánh bại nó, ngươi cũng không đạt được sự cứu rỗi. Giờ ngươi đã hiểu chưa? Do đó, trong ngành chính trị và giới chính trị, con người phải nhớ những nguyên tắc mà họ phải tuân theo. Có lẽ những người trong các ngươi đang làm bổn phận toàn thời gian sẽ thấy những lời này không thực tế và tương đối xa vời. Nhưng chí ít, chúng cho ngươi biết chính trị là gì, nên có cách tiếp cận thế nào đối với chính trị, nên nhìn nhận thế nào đối với những người sống trong giới chính trị hoặc mưu cầu tiền đồ chính trị, và nếu họ là người tin Đức Chúa Trời thì nên giúp họ giải quyết vấn đề của họ thế nào. Đây là những điều căn bản nhất mà các ngươi nên biết. Khi đã hiểu hết và tiếp nhận những nguyên tắc này, ngươi sẽ có thể giúp đỡ họ, và khi gặp những người như thế, ngươi sẽ có thể vận dụng những nguyên tắc tương ứng mà xử lý và giải quyết những vấn đề của họ. Được rồi, về chủ đề tránh xa chính trị, chúng ta sẽ thông công đến đây. Tạm biệt!

Ngày 18 tháng 6 năm 2023

Trước: Cách mưu cầu lẽ thật (20)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger