Mục 11. Họ không tiếp nhận sự tỉa sửa, làm sai chuyện gì cũng không có thái độ hối cải, thay vào đó lại lan truyền quan niệm và công khai xét đoán Đức Chúa Trời
Hôm nay chúng ta sẽ thông công về mục thứ mười một trong các loại biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ: Họ không tiếp nhận sự tỉa sửa, làm sai chuyện gì cũng không có thái độ hối cải, thay vào đó lại lan truyền quan niệm và công khai xét đoán Đức Chúa Trời. Nội dung cụ thể của mục này liên quan đến cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ đối với việc bị tỉa sửa, có nghĩa là khi kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa thì họ sẽ có thái độ như thế nào, và với thái độ như vậy thì họ sẽ làm ra chuyện gì và có biểu hiện ra sao. Có phải trước đây chúng ta đã thông công nội dung về khía cạnh liên quan đến cách kẻ địch lại Đấng Christ tiếp cận việc bị tỉa sửa rồi không? (Thưa, đúng vậy. Khi thông công về cách kẻ địch lại Đấng Christ tiếp cận với tiền đồ và số phận, chúng ta đã thông công về khía cạnh này.) Kẻ địch lại Đấng Christ tiếp cận với việc bị tỉa sửa với thái độ như thế nào? Lần trước có phải chúng ta đã từng thông công về mấy câu danh ngôn khi kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa rồi không? (Thưa, đúng vậy.) Khi bị tỉa sửa, họ có hai câu danh ngôn, một câu là “Đức chúa trời công chính. Tôi tin đức chúa trời, đâu có tin con người!”, câu còn lại là “Tỉa sửa tôi hả, anh còn non lắm! Nếu không tin đức chúa trời, thì tôi chẳng thèm đếm xỉa đến ai!”. Còn nữa, ai tỉa sửa họ thì họ sẽ hận người đó, và thêm một khía cạnh nữa, ngay khi bị tỉa sửa thì họ sẽ nghi ngờ rằng có phải mình sắp bị đào thải rồi không. Cuối cùng, chúng ta còn thông công về việc khi gặp phải tỉa sửa, họ không những không tiếp nhận mà ngược lại còn đi lan truyền quan niệm ở khắp nơi. Có phải là mấy khía cạnh này không? (Thưa, phải.)
I. Lý do kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa
Khi nãy Ta đã nhắc lại một chút về cách kẻ địch lại Đấng Christ tiếp cận việc bị tỉa sửa khi gặp phải sự tỉa sửa liên quan đến lợi ích của họ. Hôm nay chúng ta sẽ thông công và mổ xẻ từ một góc độ khác, xem xem khi kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa thì họ sẽ bộc lộ những tâm tính cụ thể nào, thái độ của họ là gì, cụ thể thì họ có những quan điểm nào, và từ quan điểm đó, chúng ta sẽ mổ xẻ tâm tính của họ. Đã liên quan đến chủ đề về sự tỉa sửa, vậy thì trước tiên chúng ta sẽ thông công một chút về lý do kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa. Sự tỉa sửa không phải khi không mà có. Vậy thì kẻ địch lại Đấng Christ ở trong bối cảnh như thế nào và tình huống như thế nào mà bị tỉa sửa? Chẳng lẽ chỉ vì họ là kẻ địch lại Đấng Christ thôi sao? Có người nói rằng: “Chỉ cần là người có địa vị, chỉ cần là nhân vật xuất đầu lộ diện thì đều sẽ bị tỉa sửa”. Lời này có đúng không? (Thưa, không đúng.) Vậy kẻ địch lại Đấng Christ đã làm những chuyện gì mà bị tỉa sửa? Nếu chỉ là vấn đề bình thường thì họ có bị tỉa sửa một cách nghiêm khắc không? Chúng ta có nên thông công một chút về chuyện này không? (Thưa, có.) Tại sao kẻ địch lại Đấng Christ lại bị tỉa sửa? Nói về mặt lý thuyết, tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ kiêu ngạo, không thuận phục lẽ thật, không yêu thích lời Đức Chúa Trời, không yêu thích những điều tích cực, chán ghét lẽ thật, thù hận lẽ thật, là kẻ thù của Đức Chúa Trời, vậy thì đối với họ, chúng ta phải áp dụng việc tỉa sửa, thậm chí là vạch trần một cách tàn nhẫn. Lời này có đúng không? Bởi vì những thứ mà họ biểu hiện và bộc lộ ra có thể xác định tính chất của họ là kẻ địch lại Đấng Christ, đáng bị tỉa sửa, thậm chí là bị vạch trần một cách tàn nhẫn, họ có bị tỉa sửa như thế nào thì cũng không đáng được thương hại, họ nên bị vứt bỏ, ai tỉa sửa họ cũng là việc nên làm. Có phải là như vậy không? (Thưa, không phải.) Các ngươi có chắc chắn không? Tại sao kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa? Những lý do mà Ta vừa nói, có lẽ có người sẽ cảm thấy lời đó không đúng nhưng không thể chắc chắn được, đó là bởi vì các ngươi chỉ hiểu đạo lý mà không nhìn thấu được thực chất. Việc các ngươi không nhận biết được chứng tỏ các ngươi không nhìn thấu được chuyện tại sao kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa. Đa số mọi người chỉ hiểu đạo lý, trong lòng họ cũng biết rằng mình nên tỉa sửa và vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ một cách tàn nhẫn, nhưng khi gặp phải việc làm của kẻ địch lại Đấng Christ thì họ không biết phân định. Đây chính là không nhìn thấu được thực chất của vấn đề, không nhìn thấu được thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ. Người không có thực tế lẽ thật đều chỉ hiểu đạo lý và áp dụng bừa các quy định, và khi thật sự có kẻ địch lại Đấng Christ làm gì đó thì không nhìn thấu được.
Tại sao kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa? Nguyên nhân rất đơn giản, đó là vì đủ loại biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ, vì đủ loại cách làm và hành vi được bộc lộ ra từ thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ. Đủ loại cách làm, hành vi và biểu hiện này là những gì? Đầu tiên, kẻ địch lại Đấng Christ xây dựng vương quốc độc lập. Vì có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ, kẻ địch lại Đấng Christ tranh giành dân được chọn, địa bàn và lòng người với Đức Chúa Trời, những việc này đều được gọi là xây dựng vương quốc độc lập. Nói tới xây dựng vương quốc độc lập, làm như vậy có phải là họ đang làm bổn phận không? (Thưa, không phải.) Họ đang vận hành việc kinh doanh riêng của mình, đang quản lý phạm vi thế lực và quyền lực của mình, muốn độc chiếm lãnh thổ, thành lập một lãnh thổ riêng của mình, mê hoặc dân được Đức Chúa Trời chọn, khiến con người vứt bỏ Đức Chúa Trời để đi theo họ. Đây không phải là đang thực hiện bổn phận mà là đang đối địch với Đức Chúa Trời. Kẻ địch lại Đấng Christ có biểu hiện như vậy và làm những chuyện như vậy, thì có đáng bị tỉa sửa không? (Thưa, đáng.) Đây có phải một trong những lý do để tỉa sửa họ không? Đây có phải là một biểu hiện cụ thể của họ không? (Thưa, phải.) Vậy tại sao khi nãy các ngươi không thể nói ra? Có phải trong miệng và trong đầu óc các ngươi đều có những lời này không? (Thưa, phải.) Vậy biểu hiện này có xung đột với những lý do về nghĩa đen mà Ta nói đến khi nãy không? Khác biệt ở chỗ nào? (Thưa, những điều ban đầu Ngài nói tương đối chung chung, còn điều mà Đức Chúa Trời nói khi nãy là chi tiết, là biểu hiện thực tế của kẻ địch lại Đấng Christ.) Ban đầu nói một cách chung chung, đó chính là những đạo lý, căn bản không phải là nguyên nhân cụ thể của việc kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa. Đây mới chính là một trong những nguyên nhân thật sự. Điều đầu tiên là xây dựng vương quốc độc lập, điều thứ hai là thao tác lén lút. Thực chất của điều này giống với việc xây dựng vương quốc độc lập, nhưng cách làm cụ thể thì khác nhau. Vậy thế nào gọi là thao tác lén lút. Từ này là tích cực hay tiêu cực? Là nghĩa tốt hay nghĩa xấu? (Thưa, nghĩa xấu.) Thông thường thì thao tác lén lút là chỉ những chuyện nào? Có những biểu hiện nào? (Thưa, vì muốn củng cố địa vị của mình nên họ đã ngấm ngầm làm một số chuyện. Chẳng hạn, khi hội thánh bầu cử, họ đã ngấm ngầm lôi kéo phiếu bầu.) Đây là một trong số những chuyện đó. Tóm lại, loại biểu hiện này chính là ngấm ngầm làm một số sự việc, không bàn bạc với người khác, không có sự minh bạch, thao túng cục diện sau lưng mọi người, nhất là không cho Bề trên biết và không cho lãnh đạo cấp trên biết. Bản thân họ âm thầm làm một số chuyện, rõ ràng biết rằng việc đó vi phạm nguyên tắc và không phù hợp với lẽ thật, là hãm hại nhà Đức Chúa Trời, là thứ mà Đức Chúa Trời ghê tởm, nhưng họ vẫn cố chấp mà làm như vậy, dùng quỷ kế của Sa-tan và thủ đoạn của con người để thao túng cục diện, âm thầm làm một số chuyện. Vậy mục đích họ âm thầm làm những việc đó là gì? Một mặt là để nắm quyền, mặt khác là để đạt được lợi ích mà mình muốn. Vì những thứ này, mà họ hành động trái nguyên tắc lẽ thật, trái quy định của hội thánh, tráitâm ý của Đức Chúa Trời và hơn nữa là tráilương tâm. Hành động không minh bạch, không cho tất cả mọi người biết, hoặc là chỉ cho một nhóm nhỏ những đồng đảng trong phạm vi thế lực của họ biết, để đạt đến mục đích thao túng cục diện, che mắt lãnh đạo cấp trên, che mắt dân được Đức Chúa Trời chọn. Thao tác lén lút chính là quyết định và thao tác một số sự việc trong tình huống mà đa số mọi người không biết gì cả, sau khi những sự việc này xảy ra thì đa số mọi người không biết căn nguyên và người phát động của những sự việc này, hay ở đây rốt cuộc đang xảy ra chuyện gì. Tại sao đa số mọi người lại không biết? Đây chính là chỗ tà ác và hung ác của kẻ địch lại Đấng Christ. Họ cố ý che mắt anh chị em, che mắt lãnh đạo cấp trên, che mắt Bề trên mà hành động. Bất luận ngươi vặn hỏi thế nào, bất luận là hỏi ai thì họ đều không biết nguyên do, nhất là có một số sự việc đã xảy ra rất lâu rồi, đa số mọi người còn chưa biết chuyện gì đang xảy ra. Đây gọi là thao tác lén lút. Thao tác lén lút là một kiểu cách thức mà kẻ địch lại Đấng Christ thường dùng đến khi hành động, bản thân họ nghĩ như thế nào thì sẽ toan tính và lên kế hoạch trong lòng, không bàn bạc với bất kỳ ai. Nếu như không có ai mà họ có thể tin tưởng được thì họ sẽ chỉ tự mình toan tính trong lòng, còn nếu có đồng đảng, họ sẽ âm thầm toan tính và lên kế hoạch cùng đồng đảng. Điều này có nghĩa là mỗi một người trong phạm vi thế lực của họ đều có thể trở thành đối tượng mà họ thao túng, đều có thể trở thành đối tượng mà họ tính toán. Đặc điểm chủ yếu của cách làm này là gì? Không có tính minh bạch, đa số mọi người đều không có quyền được biết, bị đùa bỡn một cách mơ hồ, bị họ thao túng, và cứ mơ hồ như vậy mà bị kẻ địch lại Đấng Christ mê hoặc. Vậy tại sao kẻ địch lại Đấng Christ có thể thao tác lén lút, không công khai, không minh bạch, không cho mọi người có quyền được biết? Nguyên nhân là khi làm chuyện này, trong lòng họ biết một cách rất rõ ràng rằng nó không phù hợp với nguyên tắc, không phù hợp với quy định của nhà Đức Chúa Trời, đó là làm xằng làm bậy, họ biết rõ nếu làm như vậy mà để đa số mọi người biết, thì có một số người sẽ đứng lên phản đối họ, nếu để lãnh đạo cấp trên biết thì sẽ tỉa sửa họ, còn cách chức họ, và địa vị của họ sẽ không được bảo toàn nữa. Vì thế, khi làm loại chuyện này họ sẽ áp dụng cách thức thao tác lén lút, không để người khác biết. Vậy hậu quả mà việc thao tác lén lút này đạt đến có ích lợi cho công tác của hội thánh và cho dân được Đức Chúa Trời chọn không? Nó có giúp cho tất cả mọi người được gây dựng không? Chắc chắn là không, đa số mọi người đều bị mê hoặc, bị che mắt, và sẽ không thu được lợi ích từ đó. Cách thức thao tác lén lút này của kẻ địch lại Đấng Christ có phù hợp với nguyên tắc lẽ thật không? Đó có phải là hành động theo yêu cầu của Đức Chúa Trời không? (Thưa, không phải.) Vậy khi phát hiện những biểu hiện thao tác lén lút này của kẻ địch lại Đấng Christ, thì có nên tỉa sửa họ không? Có nên vạch trần, vứt bỏ họ không? (Thưa, nên.) Thao tác lén lút là một loại biểu hiện cụ thể của kẻ địch lại Đấng Christ.
Khi kẻ địch lại Đấng Christ làm việc, còn có những biểu hiện nào thường gặp nào nữa? (Thưa, vì địa vị, kẻ địch lại Đấng Christ có thể chèn ép và trừng trị người khác.) Việc những kẻ địch lại Đấng Christ trừng trị người khác là chuyện phổ biến nhất, và đó là một biểu hiện cụ thể của kẻ địch lại Đấng Christ. Để duy trì địa vị, kẻ địch lại Đấng Christ luôn đòi hỏi người khác phải thuận phục và nghe lời mình. Nếu thấy ai không nghe lời họ hoặc có ác cảm với họ và chống đối họ, thì họ sẽ sử dụng những thủ đoạn của con người để đàn áp và hành hạ người đó, để chế ngự người đó. Kẻ địch lại Đấng Christ thường đàn áp những người bất đồng chính kiến với họ. Họ thường đàn áp những người mưu cầu lẽ thật và trung thành thực hiện bổn phận. Họ thường đàn áp những người tương đối đàng hoàng và ngay thẳng, những người không tâng bốc hay a dua nịnh bợ họ. Họ đàn áp những người không hợp hoặc không phục họ. Kẻ địch lại Đấng Christ không đối đãi người khác theo nguyên tắc của lẽ thật. Họ không thể đối đãi công bằng với mọi người. Khi không thích ai đó, khi thấy ai đó trong lòng không phục họ, thì họ tìm cơ hội và cái cớ, thậm chí cả lý do giả, để công kích và trừng trị người đó, thậm chí đến mức lấy danh nghĩa nhà Đức Chúa Trời để đàn áp người đó. Họ không khoan nhượng cho đến khi người ta hoàn toàn chịu phục và không dám nói “không” với họ; họ không khoan nhượng cho đến khi người ta thừa nhận địa vị và thẩm quyền của họ, tươi cười chào đón họ, thể hiện sự ủng hộ và nghe lời họ, không dám có bất kỳ ý kiến gì về họ. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trong bất kỳ tập thể nào, kẻ địch lại Đấng Christ mà đối đãi người khác thì không hề có chữ “công bằng”, kẻ địch lại Đấng Christ mà đối đãi với những anh chị em thật lòng tin Đức Chúa Trời thì không hề có chữ “yêu thương”. Họ coi hễ ai là mối đe dọa đến địa vị của họ như cái gai trong mắt, và họ sẽ tìm cơ hội, tìm lý do để trừng trị người đó. Ai không phục thì cứ trị, trị cho đến khi người đó khuất phục mới thôi. Việc họ làm như vậy là hoàn toàn không hợp nguyên tắc lẽ thật và đối địch với lẽ thật. Vậy thì có nên tỉa sửa họ không? Không nên tỉa sửa, mà còn phải phơi bày, phân định và xác định tính chất của họ thì mới thích đáng. Kẻ địch lại Đấng Christ đối đãi với tất cả mọi người theo ý thích riêng, ý định và ý đồ riêng của mình. Dưới quyền họ, hễ ai có tinh thần chính nghĩa, hễ ai có thể nói lời công bằng, hễ ai dám chống lại sự bất công, hễ ai tuân giữ các nguyên tắc lẽ thật, hễ ai có chân tài thực học, hễ ai có thể làm chứng cho Đức Chúa Trời, thì đều bị kẻ địch lại Đấng Christ đố kỵ, đàn áp, bài xích, thậm chí chà đạp không thể ngoi dậy nổi. Kẻ địch lại Đấng Christ thù hận như vậy với người tốt, người mưu cầu lẽ thật. Có thể nói rằng, hễ ai bị kẻ địch lại Đấng Christ đố kỵ và đàn áp thì hầu hết là người tích cực và người tốt, hầu hết là người mà Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi, người mà Đức Chúa Trời có thể sử dụng và được Ngài làm cho hoàn thiện. Khi sử dụng các thủ đoạn đàn áp và bài xích như vậy với những người Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi, sử dụng và hoàn thiện, chẳng phải kẻ địch lại Đấng Christ là kẻ đối địch với Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải họ là kẻ chống đối Đức Chúa Trời sao? Họ có thể đố kỵ, đả kích, bài xích người mưu cầu lẽ thật như vậy, trực tiếp quấy nhiễu công tác của hội thánh, quấy nhiễu lối vào sự sống của dân được Đức Chúa Trời chọn. Kẻ địch lại Đấng Christ như vậy không những đối địch với Đức Chúa Trời nhập thể, mà còn đối địch với những người đi theo Đức Chúa Trời, đối địch với những người mưu cầu lẽ thật. Đây chính là kẻ địch lại Đấng Christ chính cống. Đối với loại biểu hiện này của kẻ địch lại Đấng Christ, dân được Đức Chúa Trời chọn có nên phân định không? Có nên vạch trần, vứt bỏ kẻ địch lại Đấng Christ không? Dạng tâm tính như của kẻ địch lại Đấng Christ này có thể được giải quyết thông qua việc thông công lẽ thật không? Tâm tính này của họ chính là thù hận lẽ thật, thù hận tâm tính của Đức Chúa Trời, họ tuyệt đối sẽ không tiếp nhận lẽ thật và thuận phục lẽ thật. Vì vậy đối với kẻ địch lại Đấng Christ chính cống này, chỉ có thể dùng cách vạch trần, phân định, sau đó vứt bỏ. Làm như vậy là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc lẽ thật, hoàn toàn phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Kẻ địch lại Đấng Christ trừng trị dân được Đức Chúa Trời chọn như vậy thì rõ ràng chính là đối địch với Đức Chúa Trời, chính là đang tranh giành dân được Đức Chúa Trời chọn với Đức Chúa Trời. Những người mà họ không mê hoặc và không khống chế được chính là người mà họ căm ghét, họ không thu phục được thì cũng không để Đức Chúa Trời thu phục được. Như vậy có phải là họ ở trong hội thánh mà đóng vai trò của Sa-tan, chính là Sa-tan tranh giành dân được Đức Chúa Trời chọn, hãm hại và hủy hoại dân được Đức Chúa Trời chọn không? Họ muốn khiến dân được Đức Chúa Trời chọn và mưu cầu lẽ thật bị khống chế trong tay mình, không để họ được Đức Chúa Trời thu phục. Họ mê hoặc tất cả những người đi theo Đức Chúa Trời, để mọi người đi theo họ, hủy hoại mọi cơ hội được cứu rỗi của mọi người, như thế thì họ mới đạt được mục đích. Kẻ địch lại Đấng Christ hại con người đến chỗ chết này có phải là oan gia đối đầu với Đức Chúa Trời không? Chắc là các ngươi biết phân định chứ.
Kẻ địch lại Đấng Christ còn biểu hiện nào nữa? (Thưa, làm trái sự sắp xếp công tác và chỉ làm theo cách của riêng mình.) Việc này có điểm chung với việc xây dựng vương quốc độc lập và thao tác lén lút, nhưng cũng là một biểu hiện cụ thể. Kẻ địch lại Đấng Christ làm theo cách của riêng mình như thế nào? (Thưa, Bề trên truyền sự sắp xếp công tác xuống bên dưới để dân được Đức Chúa Trời chọn phân định lãnh đạo giả, kẻ địch lại Đấng Christ, nhưng có một số kẻ địch lại Đấng Christ không triển khai sự sắp xếp công tác này, mà ngược lại họ dùng danh nghĩa phải phân định được bản thân thì mới có thể phân định người khác để từ đó bắt mọi người đều nhận biết bản thân, cản trở anh chị em trong việc phân định lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ.) Như thế là đối kháng với sự sắp xếp công tác của Bề trên, và cũng là làm theo cách của riêng mình. Còn gì nữa? (Thưa, kẻ địch lại Đấng Christ có cách nghĩ của riêng họ đối với sự sắp xếp công tác của Bề trên. Bề ngoài thì họ cũng có thể triển khai, thông công cho anh chị em, nhưng họ không bao giờ theo dõi tiến độ, không hỏi han, sau đó thì sống chết mặc bây.) Việc kẻ địch lại Đấng Christ làm theo cách của riêng mình chủ yếu chính là bất luận Bề trên bố trí công tác gì hay yêu cầu bên dưới triển khai những công tác nào, thì kẻ địch lại Đấng Christ đều để ở một bên mà không quan tâm đến, không truyền đạt, không triển khai, sau đó thì làm việc mà mình muốn làm, mình sẵn lòng làm, và có lợi cho bản thân mình. Chẳng hạn, trong việc phát sách lời Đức Chúa Trời, theo nguyên tắc phát sách của hội thánh thì chỉ cần là người sống đời sống hội thánh bình thường thì sẽ được nhận sách. Kẻ địch lại Đấng Christ thấy vậy thì bảo: “Ai cũng được nhận sách sao? Như vậy không phải là mình sẽ chịu thiệt sao? Không thể phát sách cho tất cả mọi người được, mình phải chấp hành và triển khai công việc này dựa theo cách nhìn cụ thể của từng người đối với mình. Cho dù là người có thể sống đời sống hội thánh bình thường cũng không được, mình phải xem xem bình thường người nào hiến tặng nhiều thì sẽ phát cho người đó, người không hiến tặng hoặc nhà nghèo thì nhất quyết sẽ không phát, khi nào họ cầu xin mình, mang tiền tới thì mình sẽ căn cứ theo biểu hiện của họ mà phát sách cho họ”. Như thế có phải là làm việc theo nguyên tắc không? Như thế là đang làm gì vậy? Đây chính là làm theo cách của riêng mình. Làm theo cách của riêng mình chính là tự đặt ra chính sách địa phương nằm ngoài sự sắp xếp công tác, triển khai theo chính sách đó tại hội thánh địa phương, và không hề triển khai chút nào đối với sự sắp xếp công tác và nguyên tắc mà nhà Đức Chúa Trời yêu cầu. Ngược lại, họ làm theo ý đồ và mục đích của bản thân. Nhìn bề ngoài thì họ cũng đã phát sách, cũng đã làm sự việc này, nhưng căn cứ cho việc làm của họ là gì? Họ không căn cứ theo sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời, không căn cứ theo quy định của hội thánh, mà làm theo chính sách địa phương của cá nhân họ và biện pháp của cá nhân họ. Đây gọi là làm theo cách của riêng mình. Họ không hề có chút thuận phục nào đối với sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời, không thể triển khai và chấp hành một cách nghiêm ngặt, mà ngược lại bản thân họ lại âm thầm đặt ra rất nhiều quy tắc và quy định tại hội thánh địa phương để thực hành và triển khai, như vậy không những là đang xây dựng vương quốc độc lập, mà hơn nữa còn là làm theo cách của riêng mình. Nói cách khác, họ triển khai sự sắp xếp công tác tại hội thánh địa phương theo cách của riêng họ, khác với sự sắp xếp công tác mà Bề trên truyền xuống và khác với sự sắp xếp công tác được triển khai tại những hội thánh ở khắp nơi. Nhìn bề ngoài thì họ đã làm theo trình tự, cũng đã nhận lấy sự sắp xếp công tác, đã đọc qua, nhưng cụ thể triển khai như thế nào thì họ có cách của riêng mình, căn bản là coi thường sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời, công khai làm trái sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời, đây gọi là làm theo cách của riêng mình. Tại sao kẻ địch lại Đấng Christ có thể làm theo cách của riêng mình? (Thưa, họ muốn nắm quyền trong hội thánh, muốn mình là người có tiếng nói quyết định trong mọi chuyện.) Đúng vậy, họ muốn nắm quyền, họ tìm kiếm mọi cơ hội và nắm bắt mọi cơ hội, nắm lấy quyền lực và khống chế người khác, khiến người khác nghe theo và thuận phục họ, khiến người khác sợ họ. Họ muốn dùng nhiều cách làm khác nhau của mình để khống chế người khác, để mỗi một người đều biết rằng chỗ này chỉ có họ nắm quyền chứ không có bất kỳ ai khác. Nếu người ta không chấp nhận họ, muốn vượt mặt họ, đó là chuyện bất khả thi, không ai có thể vượt mặt họ. Chủ yếu là họ muốn khống chế dân được Đức Chúa Trời chọn, muốn nắm quyền lực. Kẻ địch lại Đấng Christ làm như vậy rõ ràng là không làm việc theo nguyên tắc lẽ thật, không làm việc dựa theo yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời, đó không phải là chuyện mà một lãnh đạo, một người làm bổn phận bình thường nên làm. Kẻ địch lại Đấng Christ có biểu hiện như vậy thì có đáng bị tỉa sửa không? Có đáng bị vạch trần và vứt bỏ không? (Thưa, đáng.)
Kẻ địch lại Đấng Christ còn biểu hiện nào nữa? (Thưa, kẻ địch lại Đấng Christ ăn trộm của lễ, tiêu tiền của nhà Đức Chúa Trời cho sự hưởng thụ của bản thân, hưởng thụ đặc quyền.) Hưởng thụ đặc quyền, đây là một biểu hiện cụ thể. Một khi kẻ địch lại Đấng Christ có được địa vị thì họ sẽ trở nên ghê gớm, trong mắt họ, ai cũng là đối tượng để họ giẫm đạp dưới chân, làm chuyện gì họ cũng muốn giành hết nước cờ đầu, chiếm hết mọi món hời. Trong bất cứ chuyện gì họ cũng muốn giành thế thượng phong, nói chuyện cũng muốn giành thế thượng phong. Ngồi ở vị trí nào họ cũng muốn được đặc biệt, muốn hưởng thụ tất cả đãi ngộ ở nhà Đức Chúa Trời cao hơn người khác, muốn hết thảy mọi người nhìn nhận và đánh giá mình cũng phải cao hơn người khác. Khi chưa có địa vị thì họ muốn tranh đoạt địa vị, còn một khi đã có địa vị thì họ trở nên vênh vênh váo váo. Ai nói chuyện với họ cũng phải ngước nhìn lên, đi đường cũng không ai có thể đi ngang hàng với họ mà phải đi sau họ một hai bước. Ai nói chuyện với họ mà lớn tiếng thì không được, khẩu khí nghiêm trọng thì không được, dùng từ không đúng thì không được, ánh mắt người khác nhìn họ mà không đúng thì cũng không được, họ đều sẽ bới móc, đều sẽ nói này nói nọ. Không ai có thể đụng vào họ hay nói gì về họ, người khác phải kính nể họ, tâng bốc họ, nịnh nọt họ. Một khi kẻ địch lại Đấng Christ có địa vị rồi thì đi đến đâu họ cũng tùy ý làm càn, thể hiện bản thân để người khác xem trọng. Họ không những tham hưởng địa vị, chú trọng sự xem trọng của người khác, mà còn đặc biệt chú trọng sự hưởng thụ về khía cạnh vật chất, chỗ nào tiếp đãi tốt thì họ sẽ sẵn lòng đi tới chỗ đó. Bất luận là ai tiếp đãi họ thì trong khía cạnh ăn uống, họ đều có yêu cầu đặc biệt. Nếu ăn không ngon thì họ sẽ tìm cơ hội để tỉa sửa ngươi, hưởng thụ mà kém thì cũng không được. Họ muốn việc ăn, mặc, ở và đi lại đều phải đặc biệt, không được bình thường, không được giống với anh chị em bình thường. Người khác dậy từ năm, sáu giờ, họ thì bảy, tám giờ mới thức dậy. Món gì ngon hay đồ gì tốt đều phải để lại cho họ, thậm chí của lễ của người khác hiến tặng cũng phải qua tay họ lọc một lần trước. Họ sẽ chọn lấy những thứ tốt, đáng giá và những thứ họ thấy thích, và những thứ còn lại mới đưa cho hội thánh. Kẻ địch lại Đấng Christ còn làm một chuyện đáng ghê tởm nhất nữa, đó là chuyện gì? Một khi có được địa vị thì khẩu vị của họ cũng phát triển hơn, mở mang kiến thức hơn, cũng biết hưởng thụ hơn, thế là họ nảy sinh dục vọng tiêu tiền và chi tiêu, vì thế kẻ địch lại Đấng Christ luôn muốn độc chiếm tiền dành cho công tác của hội thánh, luôn muốn tùy ý phân bổ và mặc sức quản lý. Kẻ địch lại Đấng Christ đặc biệt tận hưởng loại quyền lực này, cũng đặc biệt tận hưởng loại đãi ngộ này. Một khi nắm được quyền thì họ luôn muốn ký giấy tờ, ký tên trên chi phiếu, trên giấy đồng ý. Họ muốn hưởng thụ cảm giác múa bút như mưa, vung tiền như đất. Khi kẻ địch lại Đấng Christ chưa có địa vị, mọi người không nhìn thấy những biểu hiện này của họ, không nhìn ra rằng họ là loại người như vậy, rằng họ có tâm tính như vậy, không nhìn ra được họ có thể làm những chuyện này. Nhưng một khi họ có được địa vị thì những chuyện này đều được tỏ lộ ra cả. Buổi sáng vừa được đắc cử thì buổi chiều họ liền trở nên vênh vênh váo váo, mặt hất lên trời, hai mắt như mọc trên đỉnh đầu không xem ai ra gì, họ đã thay đổi rất nhanh chóng. Thật ra không phải thay đổi mà là họ đã tỏ lộ ra. Họ bày ra bộ dạng lên mặt nạt người, như thế là muốn làm gì? Họ muốn kiếm ăn từ tôn giáo, muốn tham hưởng lợi ích của địa vị. Nếu có ai bày ra một bàn ăn toàn những món ngon thì họ sẽ bắt đầu ăn lấy ăn để, đồng thời còn yêu cầu được ăn những thực phẩm bảo vệ sức khỏe để bảo dưỡng xác thịt thối tha đó của mình. Chuyện kẻ địch lại Đấng Christ hưởng thụ đặc quyền này thường xảy ra, chỉ là mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chỉ cần là người đam mê hưởng thụ xác thịt thì sau khi làm lãnh đạo đều sẽ muốn hưởng thụ đặc quyền. Loại người như kẻ địch lại Đấng Christ chính là có tâm tính như vậy, một khi họ có được địa vị thì ngay lập tức sẽ đổi khác. Địa vị mang đến cho họ đủ loại hưởng thụ và đãi ngộ đặc biệt, họ sẽ trông chừng và nắm giữ một cách kỹ lưỡng và chắc chắn, một chút cũng không từ bỏ, một chút cũng không lơi lỏng, một chút cũng để tuột khỏi người mình. Có thứ nào trong những biểu hiện và cách làm này của kẻ địch lại Đấng Christ là làm theo nguyên tắc lẽ thật không? Không có một thứ nào cả. Thứ nào cũng khiến cho người ta nhìn thấy mà buồn nôn, ghê tởm, không những không phù hợp với nguyên tắc lẽ thật mà trong đó còn không có một chút lương tâm, lý trí và liêm sỉ nào cả. Khi kẻ địch lại Đấng Christ có được địa vị, ngoài việc làm xằng làm bậy, ngoài việc quản lý quyền lực và địa vị của bản thân ra, họ không những không làm bất cứ việc nào có lợi cho công tác của hội thánh và lối vào sự sống của anh chị em, mà ngược lại còn muốn hưởng thụ lợi ích của địa vị, còn muốn hưởng thụ xác thịt, hưởng thụ sự xem trọng và cung phụng của người khác đối với mình. Có những kẻ địch lại Đấng Christ còn có thể kiếm người hầu hạ họ, uống trà cũng phải có người khác rót cho, áo quần mình mặc cũng phải có người giặt cho, thậm chí tắm rửa cũng có người chuyên chà lưng cho, ngồi ăn cũng có người chuyên phục vụ. Nghiêm trọng hơn nữa, một số người thậm chí có thực đơn cho mỗi ba bữa ăn trong ngày, còn dùng thêm thực phẩm bổ sung sức khỏe, còn muốn người ta nấu đủ loại canh khác nhau cho họ. Những kẻ địch lại Đấng Christ có biết xấu hổ không? Họ đâu biết xấu hổ! Các ngươi nói xem, với loại người này mà chỉ tỉa sửa thì có phải có hơi nương tay không? Việc tỉa sửa có khiến họ cảm thấy xấu hổ không? (Thưa, không thể.) Vậy làm sao để giải quyết chuyện này? Khá đơn giản thôi, tỉa sửa họ rồi thì vạch trần họ, cho họ biết họ là thứ gì. Dù họ có phục hay không phục, hãy cách chức họ, mọi người cùng nhau vứt bỏ họ. Các ngươi phát hiện ra kẻ địch lại Đấng Christ rồi thì có thể vứt bỏ họ không? Các ngươi có dám đứng ra tố cáo, vạch trần họ không? (Thưa, có.) Các ngươi có thực sự dám hay chỉ giả vờ? Khi có người khác chống lưng, ngươi sẽ dám đứng ra vạch trần họ, nhưng nếu không có sự hỗ trợ, ngươi còn dám vạch trần họ không? Chỗ ngươi đang ở cũng an toàn, không có con rồng lớn sắc đỏ cai trị ở đó, vì vậy ngươi nghĩ: “Tôi có gì phải sợ chứ? Họ chỉ là kẻ địch lại Đấng Christ thôi mà. Có Đức Chúa Trời làm chỗ dựa cho tôi, tôi dám vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ, tôi không sợ”. Tuy nhiên, ở đất nước của con rồng lớn sắc đỏ thì hoàn cảnh lại khác. Nếu ngươi vạch trần một kẻ địch lại Đấng Christ và họ mất địa vị, thì họ sẽ dám trừng trị ngươi, dám bán đứng ngươi, dám giao ngươi vào tay lực lượng cầm quyền. Ngươi còn dám vạch trần họ không? (Thưa, chưa chắc đã dám.) Chưa chắc, sẽ khác đi liền, trong hoàn cảnh đó, ngươi sẽ không dám làm vậy. Như vậy, không dám là đúng hay sai? Như vậy không đúng, không có lời chứng, không phải là những lời mà một người đắc thắng hay một người theo Đức Chúa Trời nên nói. Ngay cả khi ngươi không nói lời nào, lòng ngươi vẫn kêu lên hết lần này đến lần khác: “Anh là kẻ địch lại Đấng Christ, anh là ma quỷ và Sa-tan, tôi sẽ vạch trần anh. Tôi sẽ dùng sự khôn ngoan để vứt bỏ anh, thanh lọc anh khỏi hội thánh. Anh không xứng ở trong nhà Đức Chúa Trời, anh là ma quỷ, là Sa-tan! Mặc dù tôi không vạch trần anh một cách công khai, nhưng tôi vứt bỏ anh từ sâu thẳm nội tâm mình. Tôi sẽ tìm thêm nhiều anh chị em hiểu lẽ thật và chúng tôi sẽ cùng nhau loại bỏ anh. Chúng tôi sẽ không tiếp nhận sự lãnh đạo của anh hoặc sự thao túng của anh”. Làm như vậy có đúng hay không? (Thưa, có.) Mặc dù hoàn cảnh có thể ác liệt và ngươi công khai vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ thì sẽ khiến ngươi gặp nguy hiểm, nhưng sự ủy thác của Đức Chúa Trời, nguyên tắc lẽ thật, và bổn phận của con người là những điều không thể từ bỏ hay bỏ bê. Đối với những kẻ địch lại Đấng Christ hưởng thụ đặc quyền, vô liêm sỉ hưởng thụ những lợi ích của địa vị, chúng ta nên vứt bỏ họ, không cho phép họ trở thành kẻ ăn bám trong nhà Đức Chúa Trời, không cho phép họ làm hại hoặc mê hoặc thêm anh chị em nào nữa. Chúng ta nên trục xuất họ. Các nguồn lực của nhà Đức Chúa Trời không phải để nuôi dưỡng những kẻ ăn bám này. Họ không xứng được ăn trong nhà Đức Chúa Trời, không xứng được hưởng bất cứ thứ gì trong nhà Đức Chúa Trời. Tại sao? Bởi vì họ là ma quỷ, là đối tượng nên bị vứt bỏ. Đây là một biểu hiện khác của kẻ địch lại Đấng Christ – hưởng thụ đặc quyền, hưởng thụ đặc quyền một cách vô liêm sỉ. Họ không có cống hiến gì, vừa làm lãnh đạo là liền nắm lấy quyền lực, tham hưởng lợi ích của địa vị, bắt các anh chị em phải nấu nướng và mua thức ăn ngon cho họ, bòn rút thành quả lao động và tước đoạt tài sản của anh chị em. Họ cho rằng làm thế là việc đương nhiên, rằng đây cơ hội vô giá, bỏ qua thì sẽ không có lẹ. Đây chẳng phải là suy nghĩ của ma quỷ sao? Đây đúng là suy nghĩ không biết xấu hổ. Loại người này nên bị các anh chị em tỉa sửa, vạch trần, và loại bỏ.
Kẻ địch lại Đấng Christ còn có biểu hiện gì nữa? Dối trên lừa dưới, đây có phải là một biểu hiện cụ thể không? (Thưa, phải.) Loại người như kẻ địch lại Đấng Christ bẩm sinh tà ác, không có một tấm lòng trung thực, không có một tấm lòng yêu thích lẽ thật và yêu thích những điều tích cực, thường xuyên sống trong góc tối, khi làm việc thì không có thái độ trung thực, khi nói chuyện cũng không nói lời thật thà, họ luôn có một tấm lòng tà ác và giả dối đối với người khác và đối với Đức Chúa Trời. Họ muốn lừa gạt người khác và đồng thời cũng muốn lừa gạt Đức Chúa Trời, không tiếp nhận sự giám sát của người khác, càng không tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời. Khi ở giữa mọi người, họ không muốn bất kỳ ai nắm bắt được trong sâu thẳm nội tâm họ đang nghĩ gì, đang dự tính làm gì, họ là người như thế nào, họ có thái độ gì đối với lẽ thật, v.v., họ không muốn bất kỳ ai biết về những thứ này, và họ cũng muốn lừa gạt và che đậy trước Đức Chúa Trời. Vì vậy, loại người như kẻ địch lại Đấng Christ lúc không có địa vị thì khi ở giữa mọi người sẽ không có cơ hội kiểm soát cục diện, không ai nắm bắt được thứ ẩn giấu đằng sau lời nói và hành động của họ. Có người nói rằng: “Họ nghĩ gì mỗi ngày vậy? Họ có ý định nào trong khi làm bổn phận không? Họ có bộc lộ sự bại hoại không? Họ có đố kỵ và hận người khác không? Họ có bất kỳ thành kiến nào đối với người khác không? Họ có quan điểm nào đối với lời mà mỗi người nói ra? Khi gặp phải một chuyện nào đó thì họ sẽ nghĩ như thế nào?”. Họ không bao giờ cho người khác biết sự thật, cho dù nói một số câu về cách nhìn nhận của họ đối với một sự việc thì họ cũng lập lờ, ba phải, vòng tới vòng lui khiến cho người khác nghe không hiểu, và dĩ nhiên là không biết được họ muốn nói gì, không biết họ muốn biểu đạt gì, khiến người khác không hiểu nổi là chuyện gì. Sau khi loại người này có địa vị thì hành động của họ giữa con người sẽ càng kín đáo hơn. Họ muốn bảo vệ dã tâm và danh vọng của mình, bảo vệ thể diện và danh tiếng của mình, bảo vệ địa vị và tôn nghiêm của mình, v.v.. Vì vậy, họ không muốn nói thật về cách hành động hay động cơ cho hành động của mình. Cho dù bản thân họ có làm sai, bộc lộ ra tâm tính bại hoại, cho dù động cơ và ý định của hành động là sai lầm, họ cũng không muốn mở lòng cho người khác biết, thường xuyên biểu hiện ra một hình tượng rất vô tội và hoàn hảo để lừa gạt anh chị em. Đối với Bề trên và Đức Chúa Trời, họ cũng chỉ nói những lời dễ nghe, thường xuyên dùng thủ đoạn lừa gạt, dùng những lời nói dối để bảo vệ mối quan hệ với Bề trên. Khi báo cáo công tác với Bề trên, khi nói chuyện với Bề trên, họ chỉ nói những lời dễ nghe, khiến người khác nghe không ra có chút sơ hở nào trong đó. Ở bên dưới họ làm gì, hội thánh xảy ra chuyện gì, trong công tác có vấn đề hay sơ sót nào, bản thân có chuyện nào không hiểu, nhìn không thấu, họ không bao giờ nói về những chuyện này, không hỏi han và cũng không tìm kiếm, cho người khác một hình tượng và một vẻ bề ngoài có thể đảm nhận công tác và có thể đảm trách đầy đủ công tác. Trong hội thánh có vấn đề gì thì họ đều không phản ánh lên trên, bất luận trong hội thánh xảy ra hỗn loạn lớn thế nào, trong công tác có sơ sót lớn thế nào, cụ thể thì họ đã làm những chuyện gì ở bên dưới, họ đều che đậy hết. Họ cố gắng không để cho Bề trên biết được chút tin tức hay phong thanh nào. Thậm chí, để che đậy tất cả mọi chân tướng này, họ đã điều chuyển những người có liên quan hay hiểu biết về sự việc đi đến những nơi xa. Cách làm này là sao? Hành vi này là sao? Đây có phải là biểu hiện của người mưu cầu lẽ thật không? Rất rõ ràng là không phải, đây là hành vi của ma quỷ. Chỉ cần là những chuyện có thể ảnh hưởng đến địa vị và danh tiếng của mình thì họ sẽ hết sức che đậy, lấp liếm, không muốn để người khác biết, cũng không muốn Đức Chúa Trời biết. Đây gọi là dối trên lừa dưới. Kẻ địch lại Đấng Christ thường xuyên nói với người bên dưới như thế này: “Bề trên khen ngợi tôi biết bao, trọng dụng tôi biết bao. Bề trên đã giao cho tôi những công tác nào, ủy thác trọng trách cho tôi ra sao, cũng đặc biệt ưu ái tôi, hướng dẫn công tác cho tôi. Bề trên cũng đặc biệt chịu trách nhiệm với sự sống của tôi, vì chuyện gì đó mà tỉa sửa tôi, tôi đã tiếp nhận và nhận biết như thế nào. Anh xem đức chúa trời yêu tôi biết mấy, ngài đích thân tỉa sửa tôi, đích thân hướng dẫn công tác cho tôi”. Còn đối về Bề trên, họ sẽ biểu hiện ra một trạng thái vô cùng có trách nhiệm đối với công tác, yêu quý anh chị em biết bao, hết lòng hết sức biết bao. Nhưng còn về việc anh chị em đưa ra những ý kiến hay cách nhìn bất đồng, cả những sơ sót và sai lệch trong công tác của họ, thì họ không nhắc đến chữ nào cả. Họ hết sức duy trì quan hệ tốt với bên dưới, cũng hết sức che đậy các loại chân tướng đối với Bề trên, sợ rằng khi Bề trên biết được sự thật về họ thì sẽ cách chức họ. Đây có phải là dối trên lừa dưới không? Một khi kẻ địch lại Đấng Christ nắm quyền, họ sẽ làm hết khả năng để che đậy mọi chân tướng về mình, không để cho người khác nhìn thấu được tình hình thật sự, trạng thái thật sự, nhân tính thật sự và năng lực làm việc thật sự của mình. Họ dùng đủ mọi thủ đoạn và cách thức để che giấu, mục đích chính là để cho mình có thể trụ vững, mãi mãi hưởng thụ được lợi ích của địa vị, mãi mãi hưởng thụ được quyền lực. Dối trên lừa dưới là một cách làm của riêng kẻ địch lại Đấng Christ, cách làm này có phù hợp với nguyên tắc lẽ thật không? Đây có phải là biểu hiện mà một người phụng sự Đức Chúa Trời nên có không? Đây có phải là biểu hiện mà một người mưu cầu lẽ thật nên có không? (Thưa, không phải.) Vậy thì khi kẻ địch lại Đấng Christ có biểu hiện và tâm tính này, họ có đáng bị tỉa sửa không? (Thưa, có.)
Tại sao kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa, khi nãy Ta đã nói về sáu điều: Thứ nhất, xây dựng vương quốc độc lập; Thứ hai, thao tác lén lút; Thứ ba, trừng trị người khác; Thứ tư, làm theo cách riêng của mình; Thứ năm, hưởng thụ đặc quyền; Thứ sáu: dối trên lừa dưới. Còn điều nào nữa không? (Thưa, lan truyền tà thuyết và luận điệu sai trái để mê hoặc anh chị em.) (Thưa, không bao giờ tôn cao Đức Chúa Trời, làm chứng cho Đức Chúa Trời, mà trước sau chỉ làm chứng cho bản thân, giảng câu chữ và đạo lý để mê hoặc mọi người.) (Thưa, xét đoán, công kích và thù hận người mà Đức Thánh Linh sử dụng.) Trong ba điều này thì điều nào tương đối gần với thực chất của sáu điều trước một chút? (Thưa, trước sau chỉ làm chứng cho bản thân, không bao giờ làm chứng cho Đức Chúa Trời.) Tính chất của điều này tương đối nghiêm trọng một chút, tiếp đó là việc công kích, xét đoán người mà Đức Thánh Linh sử dụng, sau đó nữa chính là việc lan truyền luận điệu sai trái để mê hoặc mọi người. Chắc là vẫn còn những biểu hiện cụ thể của kẻ địch lại Đấng Christ nữa, nhưng những điều này về cơ bản đã đủ để đại diện. Hôm nay chúng ta sẽ không rườm rà về từng điều một nữa. Trọng điểm của mối thông công ngày hôm nay không phải là những điều này, mà chủ yếu là thông công việc kẻ địch lại Đấng Christ không tiếp nhận sự tỉa sửa, làm sai chuyện gì cũng không có thái độ hối cải, thay vào đó lại lan truyền quan niệm và công khai xét đoán Đức Chúa Trời, chính là thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ sau khi bị tỉa sửa, căn nguyên đằng sau thái độ của họ đối với việc bị tỉa sửa, và thực chất tâm tính của họ rốt cuộc là gì. Đây mới nên là trọng điểm mà chúng ta nên thông công. Những điều mà lúc trước Ta đã thông công cũng là những chủ đề nhỏ có liên quan đến chủ đề này. Bởi vì lúc trước Ta đã thông công đủ cụ thể, nên hôm nay sẽ chỉ thông công một cách sơ lược và đại khái thôi, Ta sẽ làm một tổng kết về các loại biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ đã được thông công trước đây. Kẻ địch lại Đấng Christ có những biểu hiện này, có những tâm tính này, có những thực chất này, làm ra những chuyện này, vậy thì họ nên bị tỉa sửa, nên bị vứt bỏ. Nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ chính cống, loại người có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ này, họ có thừa nhận những chuyện mà bản thân đã làm và những biểu hiện của bản thân là biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ không? (Thưa, họ không thừa nhận.) Các ngươi có bao giờ thấy l ma quỷ và Sa-tan thừa nhận rằng mình chống đối Đức Chúa Trời chưa? Chúng chưa khi nào thừa nhận mình chống đối Đức Chúa Trời, bất luận là chúng làm sai chuyện gì thì cũng không thừa nhận rằng mình đã làm sai. Vậy chúng ta sẽ bắt đầu thông công về chủ đề ngày hôm nay từ khía cạnh thực chất này của kẻ địch lại Đấng Christ.
II. Biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ khi không tiếp nhận sự tỉa sửa
A. Không chịu thừa nhận mình đã làm sai
Bất luận kẻ địch lại Đấng Christ đã phạm phải lỗi lầm lớn như thế nào, bất luận họ đã làm bao nhiêu việc ác, thì sau khi bị tỉa sửa, phản ứng đầu tiên của họ chính là hoàn toàn không chịu thừa nhận mình đã làm sai, mà hết sức ngụy biện và phân bua cho bản thân. Đây chính là việc họ làm sai chuyện gì cũng không có thái độ hối cải đã được nói đến trong biểu hiện thứ mười một của kẻ địch lại Đấng Christ. Kẻ địch lại Đấng Christ không có thái độ hối cải, vậy trong lòng họ nghĩ như thế nào? Tại sao họ lại không có thái độ hối cải? (Thưa, vì họ cảm thấy bản thân không làm sai chuyện gì.) Đúng vậy, kẻ địch lại Đấng Christ căn bản là không thừa nhận mình làm sai chuyện gì. Vậy họ có thể thừa nhận mình là kẻ địch lại Đấng Christ không? Việc này càng không dễ. Nếu như ngươi có thể liệt kê những sự thật và vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ, thì kẻ địch lại Đấng Christ có thể tiếp nhận không? Không còn nghi ngờ gì nữa, họ càng không thể tiếp nhận chuyện này. Thông qua mấy khía cạnh biểu hiện này, chúng ta có thể thấy được thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ là chống đối và phản bội Đức Chúa Trời, tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ là chán ghét lẽ thật, thù hận lẽ thật, hoàn toàn không yêu thích lẽ thật. Do đó, khi những kẻ địch lại Đấng Christ bị vạch trần, bị tỉa sửa, việc đầu tiên họ làm là tìm kiếm đủ mọi lý do để bào chữa, tìm đủ mọi cớ hòng cố thoát tội, từ đó hoàn thành mục đích trốn tránh trách nhiệm của mình, và đạt được mục đích là có thể được tha thứ. Kẻ địch lại Đấng Christ sợ nhất là dân được Đức Chúa Trời chọn sẽ nhìn thấu phẩm chất nhân tính của họ, những nhược điểm và khiếm khuyết của họ, điểm chí mạng của họ, tố chất và năng lực công tác thực sự của họ – vì vậy mà họ cố gắng hết sức để bao bọc bản thân và che đậy những khuyết điểm, vấn đề, và tâm tính bại hoại của họ. Khi việc ác của họ bị lộ, việc đầu tiên họ làm không phải là thừa nhận hay tiếp nhận sự thật này, không phải là cố gắng hết sức để bù đắp và vãn hồi những sai lầm của họ, thay vào đó, họ nghĩ đủ mọi cách để che đậy, bịt mắt và mê hoặc những người biết chuyện, không cho dân được Đức Chúa Trời chọn nhìn thấy chân tướng sự tình, không cho dân được Đức Chúa Trời chọn biết việc họ làm đã gây tổn hại đến thế nào đối với nhà Đức Chúa Trời, đã gây gián đoạn nhiễu loạn công tác của hội thánh đến thế nào. Tất nhiên, điều họ sợ nhất chính là bị Bề trên phát hiện ra, bởi vì khi Bề trên biết được, họ sẽ bị xử lý theo nguyên tắc, và họ sẽ kể như xong, họ chắc chắn sẽ bị cách chức và đào thải. Và vì vậy, khi những kẻ địch lại Đấng Christ hành ác và bị vạch trần, việc đầu tiên mà họ làm không phải là phản tỉnh xem họ đã sai ở đâu, làm trái nguyên tắc ở chỗ nào, tại sao họ làm như vậy, họ bị chi phối bởi tâm tính nào, ý định của họ là gì, tình trạng của họ vào thời điểm đó là gì, liệu đó là do sự tùy ý hay do có ý định uế tạp. Họ không mổ xẻ, càng không phản tỉnh về những điều này, mà lại họ vắt óc tìm đủ loại thủ đoạn để che đậy chân tướng sự thật. Đồng thời, họ cố gắng hết sức để phân bua, biện bạch trước mặt dân được Đức Chúa Trời chọn, hòng bịt mắt mọi người, biến chuyện lớn thành nhỏ, chuyện nhỏ xí xóa, nhắm mắt qua ải, tiếp tục ở lại trong nhà Đức Chúa Trời mà bừa bãi làm càn, tác oai tá quái, mê hoặc và khống chế mọi người hệt như trước, khiến mọi người phải ngưỡng vọng và nghe lời họ, hầu từ đó mà thỏa mãn dã tâm và dục vọng của họ. Từ đầu đến cuối, những gì kẻ địch lại Đấng Christ làm rốt cuộc là gì? Tất cả những gì kẻ địch lại Đấng Christ làm đều là vắt óc ra để lên tiếng, hành động và bận rộn vì địa vị và danh tiếng của mình, chứ không phải là đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện và thừa nhận lỗi lầm hay vi phạm của bản thân, để nhận biết ý định và tâm tính bại hoại của bản thân, cũng không phải là thừa nhận những lỗi lầm mà mình phạm phải đã gây ra mối nguy hại đối với công tác của hội thánh và anh chị em. Ngược lại, họ sàng lọc trong sâu thẳm nội tâm một cách điên cuồng hết lần này đến lần khác: “Rốt cuộc mình đã để lộ sơ hở ở phân đoạn nào? Mình đã không cẩn thận ở phân đoạn nào, để người khác nắm được thóp của mình? Mình đã không dồn sức đủ, không suy xét một cách đầy đủ trong phân đoạn nào, khiến chuyện này xảy ra sơ suất, khiến nó trở thành chỗ để người khác chỉ trích và nắm thóp của mình?”. Họ suy nghĩ, kiểm lại hết lần này đến lần khác trong lòng mình, đến mức ăn không ngon ngủ không yên. Nhưng kẻ địch lại Đấng Christ chưa bao giờ phản tỉnh và nhận biết bản thân, càng không cầu nguyện với Đức Chúa Trời và thừa nhận sai lầm của mình, cũng không dựa vào lời Đức Chúa Trời mà tìm kiếm đáp án, không tìm kiếm lẽ thật mà mình nên thực hành và nguyên tắc lẽ thật mà mình nên tuân theo, càng không tìm đến những anh chị em hiểu lẽ thật rồi mở lòng thông công, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề. Khi gặp chuyện, họ không tìm kiếm, không thuận phục, mà tìm trăm phương ngàn kế để che giấu vấn đề của mình đi, cho rằng càng ít người biết càng tốt, có thể bảo vệ cho danh tiếng và địa vị của bản thân mới là thượng sách. Trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ đen tối như vậy, đầy rẫy sự phản nghịch và tà ác, không hề có ý thuận phục Đức Chúa Trời. Họ luôn tìm kiếm lối thoát để danh tiếng và địa vị của bản thân không phải chịu tổn hại. Bất luận ai thông công lẽ thật, nâng đỡ và giúp đỡ họ, thì họ cũng không tiếp nhận, họ nghĩ thầm: “Cái gì tôi cũng hiểu, không cần các anh giúp đỡ! Cho dù tôi có vấn đề thì vẫn mạnh hơn các anh. Các anh hiểu được mấy thứ ít ỏi đó mà cũng muốn giúp đỡ tôi sao? Thật không biết tự lượng sức mình!”. Kẻ địch lại Đấng Christ kiêu ngạo và tự cho mình là đúng như vậy đấy, làm bao nhiêu chuyện xấu cũng không thừa nhận rằng mình có sai lầm, có vấn đề. Lòng họ quá cương ngạnh, không nghe lọt tai bất cứ lời nói nào. Thứ duy nhất mà lòng họ không buông bỏ được chính là sau khi họ làm chuyện này thì nó sẽ có ảnh hưởng thế nào đến địa vị và danh tiếng của họ. Đây mới chính là chuyện mà họ lo lắng nhất trong lòng, và cũng là chuyện mà họ bận lòng nhất.
Dù kẻ địch lại Đấng Christ có làm bao nhiêu điều sai trái, dù việc sai trái của họ mang tính chất gì, dù là tham ô, phung phí, hay lạm dụng của lễ của Đức Chúa Trời, hoặc nếu họ gây gián đoạn và nhiễu loạn công tác của hội thánh, làm rối tung công tác của hội thánh và kích động cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, thì họ cũng luôn điềm nhiên, bình tĩnh và biểu hiện cực kỳ phớt lờ. Dù kẻ địch lại Đấng Christ có làm việc ác gì hay gây ra hậu quả gì, họ cũng không bao giờ ngay lập tức đến trước Đức Chúa Trời để thú nhận tội lỗi và hối cải, và họ cũng không bao giờ đến trước mặt các anh chị em với thái độ mở lòng bộc bạch để thừa nhận những việc làm sai trái của họ, không bao giờ nhận biết những vi phạm và sự bại hoại của họ, cũng như hối hận về những việc ác của họ. Thay vào đó, họ vắt óc tìm đủ mọi lý do để trốn tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác hòng vãn hồi thể diện và địa vị của chính mình. Điều họ quan tâm không phải là công tác của hội thánh, mà là liệu danh tiếng và địa vị của họ có bị tổn hại hay ảnh hưởng hay không. Họ không hề suy xét hay nghĩ cách vãn hồi cho những tổn thất đã gây ra cho nhà Đức Chúa Trời vì những vi phạm của họ, cũng không cố bù đắp cho những gì họ mắc nợ Đức Chúa Trời. Có nghĩa là, kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ thừa nhận họ có thể làm điều gì sai, không thừa nhận họ có sai lầm. Trong lòng của những kẻ địch lại Đấng Christ, việc chủ động thừa nhận sai lầm và tường trình trung thực sự thật là sự ngu xuẩn và kém cỏi. Nếu việc ác của họ bị phát hiện và vạch trần, những kẻ địch lại Đấng Christ sẽ chỉ thừa nhận đó là sai lầm bất cẩn nhất thời chứ không bao giờ thừa nhận là thất trách, thiếu trách nhiệm, họa lại còn gán trách nhiệm cho người khác để xóa vết nhơ khỏi lý lịch của họ. Vào những lúc như thế này, những kẻ địch lại Đấng Christ không quan tâm đến việc làm thế nào để vãn hồi tổn thất đã gây cho nhà Đức Chúa Trời, làm thế nào để mở lòng nhận sai và giải trình với dân được Đức Chúa Trời chọn. Thay vào đó, họ nghĩ đủ mọi cách để biến chuyện lớn thành nhỏ, chuyện nhỏ coi như xí xóa. Họ đưa ra những lý do khách quan để khiến người khác hiểu và thông cảm cho họ. Họ cố gắng hết sức để khôi phục danh tiếng của mình trong mắt người khác, giảm thiểu hết mức ảnh hưởng tiêu cực của sự vi phạm đối với bản thân và đảm bảo rằng Bề trên không bao giờ có ấn tượng xấu về họ, hầu cho họ không bao giờ bị truy cứu trách nhiệm, bị cách chức, điều tra. Để khôi phục danh tiếng và địa vị của mình, để lợi ích của bản thân không bị tổn hại, những kẻ địch lại Đấng Christ có khổ đến mấy cũng sẵn lòng làm, có khó khăn gì cũng nghĩ đủ mọi cách mà giải quyết. Ngay từ khi vi phạm hay sai lầm này bắt đầu xảy ra, những kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ dự tính chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những việc sai trái mà họ làm, không bao giờ dự tính thừa nhận, thông công, phơi bày hay mổ xẻ động cơ, ý định và những tâm tính bại hoại đằng sau những việc sai trái mà họ làm, càng không bao giờ dự tính bù đắp cho thiệt hại mà họ gây ra cho công tác của hội thánh và những tổn hại mà họ gây ra cho lối vào sự sống của dân sự được Đức Chúa Trời chọn. Vì vậy, cho dù có nhìn nhận vấn đề từ góc độ nào, loại người như kẻ địch lại Đấng Christ có chết cũng không nhận sai, có chết cũng không hối cải. Những kẻ địch lại Đấng Christ chính là thứ mặt dày vô lại và vô liêm sỉ, họ chính là những Sa-tan sống chính cống. Bất luận họ đã phạm phải sai lầm to lớn đến cỡ nào trong hội thánh thì đều có thể ngẩng đầu ưỡn ngực, bình chân như vại, tự cảm thấy mình không tệ, hoàn toàn không có chút ý hối cải nào, chưa bao giờ rơi một giọt nước mắt nào vì chuyện mình đã làm sai, cũng chưa bao giờ đau buồn hay ân hận vì chuyện mình đã làm sai. Ngược lại, họ lại vì mình nhất thời không cẩn thận để lộ tẩy, khiến đa số mọi người thấy được bộ mặt thật của họ rồi vứt bỏ họ mà cảm thấy đau khổ và đau buồn. Sau khi làm sai chuyện gì đó, sau khi chuyện mà họ làm gây ra tổn hại cho dân được Đức Chúa Trời chọn, gây ra tổn thất cho công tác của hội thánh, thì mỗi một câu mà họ nói hay mỗi một chuyện mà họ làm đều không phải là để bù đắp lỗi lầm, khắc phục tổn thất, thay vào đó, họ mang theo ý định của mình mà nghĩ đủ mọi cách để biện hộ cho bản thân, rồi biểu diễn và đóng kịch. Mục đích của họ là để cho càng nhiều người thấy được rằng họ không cố ý, chỉ là nhất thời sơ suất, để mọi người có thể tha thứ cho họ, nói đỡ cho họ, giành được sự tín nhiệm và thiện cảm của dân được Đức Chúa Trời chọn, để họ thuận lợi đạt đến mục đích thua keo này bày keo khác.
Có người sau khi bị tỉa sửa cũng không phản tỉnh tại sao mình lại bị tỉa sửa, rốt cuộc là mình sai ở chỗ nào trong chuyện bị vạch trần, tiếp theo nên bù đắp như thế nào, thay vào đó, họ lại khai thác chuyện bị tỉa sửa này, đi thông công giữa mọi người rằng mình đã tiếp nhận sự tỉa sửa như thế nào, đã học được bài học nào và thuận phục như thế nào khi bị tỉa sửa, đã đạt được sự tán tưởng của Bề trên như thế nào sau khi có sự tiếp xúc ở khoảng cách gần hơn với Bề trên. Đồng thời, họ cũng mượn hình tượng giả có được bằng việc thông công họ tiếp nhận sự tỉa sửa như thế nào, để lan truyền những điều bất mãn và quan niệm của mình đối với Bề trên, khiến người khác sau khi nghe cũng cảm thấy rằng Bề trên không có nguyên tắc khi tỉa sửa con người, tỉa sửa bừa bãi, không thông cảm cho dân tình, cho lòng người và sự yếu đuối của con người, thế mà họ vẫn có thể thuận phục một cách tuyệt đối, vẫn có thể cố hết sức mà làm tốt công trong phận sự của mình, không tiêu cực, không yếu đuối, không đối kháng, cũng không quẳng gánh giữa đường. Tác dụng mà những lời nói của kẻ địch lại Đấng Christ mang lại không những không thể khiến con người thuận phục lẽ thật, sẵn lòng tiếp nhận sự tỉa sửa, mà ngược lại còn khiến con người nảy sinh quan niệm, cách nghĩ và sự đề phòng đối với Đức Chúa Trời. Đồng thời, chúng còn khiến con người nảy sinh sự hâm mộ, bội phục và ngưỡng mộ đối với họ. Sau khi nảy sinh hai loại kết quả này, việc lớn nhất mà con người không để ý đến chính là những sai lầm mà kẻ địch lại Đấng Christ phạm phải cùng những việc sai trái mà họ đã làm, cũng như những tổn thất gây ra cho nhà Đức Chúa Trời và cho công tác của hội thánh vì họ không thể đảm đương công tác và đã làm xằng làm bậy. Đây là một kiểu thủ đoạn khi hành động của kẻ địch lại Đấng Christ – quật ngược lại và mê hoặc mọi người. Bởi vì bản thân lơ là chức trách, vì bản thân ngu muội và vô tri, vì bản thân xây dựng vương quốc độc lập, mà đã mang đến biết bao phiền phức cho nhà Đức Chúa Trời, mang đến bao nhiêu tổn thất cho sự sống của anh chị em, những chuyện này họ không bao giờ nhắc đến, không bao giờ thừa nhận và cũng không mổ xẻ. Họ không nhắc đến chân tướng của những chuyện này, không nhắc đến lý do mình bị cách chức và lý do mình bị tỉa sửa, chỉ nhắc đến cách mà Bề trên tỉa sửa mình, tỉa sửa một cách tàn nhẫn như thế nào, nói lời nặng nề ra sao, họ đã rơi bao nhiêu nước mắt, chịu bao nhiêu oan ức, rồi lại chịu bao nhiêu đau khổ, mà sau đó vẫn không rời bỏ, không nao núng mà tiếp tục thực hiện bổn phận. Từ đầu đến cuối, kẻ địch lại Đấng Christ có chút thái độ thừa nhận sai phạm nào không? Không có. Những người ngu muội và vô tri, không biết chân tướng và không hiểu lẽ thật mà nghe thấy thì sẽ nghĩ rằng: “Bề trên cũng đâu có nguyên tắc trong việc tỉa sửa con người! Cho dù có làm công tác tốt đến đâu, trả giá như thế nào thì cũng phải chịu tỉa sửa. Sau khi tỉa sửa xong thì con người còn không được yếu đuối, mà còn phải thuận phục nữa kia”. Thông qua việc thông công và mê hoặc của kẻ địch lại Đấng Christ, cùng những công sức mà họ đã bỏ vào hành động của mình, hậu quả đạt được trên mọi người chính là khiến mọi người hiểu lầm và đề phòng Đức Chúa Trời, khiến mọi người càng thấy có ác cảm và chống đối khi bị tỉa sửa, chứ không phải là khiến mọi người có thể hiểu thêm về tấm lòng của Đức Chúa Trời, có thể thuận phục và tiếp nhận một cách cam tâm tình nguyện, sau đó có thể nhận biết tâm tính bại hoại của mình, nhận biết sự ngu muội và vô tri của con người, nhận biết bộ mặt thật của bản thân. Trong mối thông công của mình, kẻ địch lại Đấng Christ có nhắc đến những việc sai trái mà họ đã làm không? Họ có chút xíu thái độ nào thừa nhận rằng mình đã làm sai không? Hoàn toàn không có, từ đầu đến cuối họ đều không thừa nhận rằng mình đã làm sai. Các ngươi có từng nghe qua chuyện sau khi bị cách chức, có kẻ địch lại Đấng Christ nào thừa nhận rằng những sai phạm của mình đã gây ra tổn thất cho nhà Đức Chúa Trời không? (Thưa, không có.) Là kẻ địch lại Đấng Christ thì họ sẽ không thừa nhận. Trước đây chúng ta có nói đến mấy kẻ địch lại Đấng Christ, giống như “chị đại”, còn cả mấy kẻ địch lại Đấng Christ nổi tiếng, họ gây ra tổn thất đến mấy vạn cho của lễ của Đức Chúa Trời, mà đến cuối cùng vẫn không thừa nhận rằng mình đã làm sai, không hề nhắc đến sai lầm ở chỗ nào, mà chỉ một mực oán trách rằng người khác không phối hợp với họ ra sao. Họ để người khác chịu tất cả mọi trách nhiệm, sai phạm và oan ức, còn tất cả những chuyện tốt, chuyện đúng và quyết sách đúng thì đều là do họ làm ra. Trong toàn bộ sự việc này, tuy rằng họ là người có trách nhiệm chính, nhưng tất cả những việc sai lầm đều do người khác làm. Vậy thì họ làm gì? Gây ra tổn thất cho nhà Đức Chúa Trời, mà trách nhiệm đều để cho người khác gánh, còn một khi có chút thành tích nào đó thì họ lập tức trồi lên, nói rằng chuyện này là do họ làm, chỉ mong sao cho người trong toàn hội thánh đều biết, cả người không tin cũng phải biết. Còn nếu làm sai chút chuyện gì đó, họ sẽ nhanh chóng tìm người gánh tội, phủi sạch trách nhiệm, chuyện lớn thành nhỏ, chuyện nhỏ xí xóa. Họ tranh thủ triệt tiêu chuyện này từ trong trứng nước, không có ai biết thì tốt nhất, nhanh chóng khiến tất cả mọi người đều quên đi, khiến mọi người đều không biết sự tình, nhanh chóng khôi phục sự xem trọng của mọi người dành cho họ, khiến cho địa vị và quyền lực ban đầu của họ nhanh chóng được phục hồi như cũ. Khi kẻ địch lại Đấng Christ phạm sai, cho dù cách người khác tỉa sửa họ có phù hợp với thực tế như thế nào, có điểm trúng chỗ yếu ra sao thì họ đều có thể chống đối, phản đối, hoàn toàn không tiếp nhận. Ngay cả khi có nhân chứng vật chứng, họ cũng thà chết chứ không nhận sai, từ sâu thẳm nội tâm của mình, họ cũng không thể thừa nhận, không thể tiếp nhận. Họ nói rằng: “Cho dù tôi đã sai trong chuyện này, nhưng những người khác cũng có tham dự, tại sao không tỉa sửa người khác mà cứ phải khăng khăng tỉa sửa một mình tôi? Tại sao xảy ra chuyện thì chỉ truy cứu trách nhiệm của tôi mà không truy cứu trách nhiệm của người khác?”. Cho dù việc tỉa sửa có phù hợp lẽ thật và phù hợp sự tình đến đâu, họ đều cảm thấy bản thân oan uổng, bản thân chịu ấm ức, bản thân chịu rất nhiều đau khổ và đã trả giá rất nhiều, không nên chịu đãi ngộ như vậy. Họ chỉ làm sai có một chút chuyện thì không nên bị nắm thóp mãi không buông, họ không phải tiếp nhận sự tỉa sửa như vậy. Khi anh chị em bình thường tỉa sửa họ, họ có thể ngay lập tức phản kháng, chống đối, nổi cơn tam bành và bộc lộ sự nóng nảy, thậm chí là dám động tay động chân. Khi Bề trên tỉa sửa họ, họ miễn cưỡng không lên tiếng, nhưng trong lòng thì đặc biệt ấm ức, không vui, không sẵn lòng, còn thường xuyên nói những lý lẽ méo mó, rằng: “Các anh đã biết chuyện này thì xem như tôi xui. Thật ra có rất nhiều người trong số các cấp lãnh đạo và anh chị em bên dưới làm những chuyện xấu này, chỉ là các anh không biết mà thôi, tôi chỉ là trùng hợp bị bắt quả tang, là do tôi kém may mắn”. Bất luận Bề trên tỉa sửa thế nào, bất luận anh chị em tỉa sửa thế nào thì họ cũng không thể tiếp nhận và thừa nhận chân tướng sự thật một cách đúng sự thật, không thể gánh vác trách nhiệm, cứ như là gánh vác trách nhiệm và thừa nhận sự thật sẽ đoạt mạng họ. Họ không thừa nhận mình làm sai, không thừa nhận mình có trách nhiệm trong chuyện này, càng không thừa nhận đằng sau chuyện này đã gây ra tổn thất to lớn thế nào cho nhà Đức Chúa Trời. Đây có phải là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ không? (Thưa, phải.) Đây chính là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ.
Sau khi bị tỉa sửa vì làm sai bất kỳ chuyện gì, kẻ địch lại Đấng Christ cũng không tiếp nhận và thuận phục từ sâu thẳm nội tâm của mình, để từ đó hiểu lẽ thật, hiểu nguyên tắc lẽ thật mà bản thân nên tuân thủ, thừa nhận bản thân cũng có thể làm sai chuyện gì đó. Đặc trưng chủ yếu của họ chính là không phục, không tiếp nhận và không thừa nhận. Kẻ địch lại Đấng Christ có những biểu hiện này, chủ yếu là vì họ cho rằng bản thân là con người hoàn hảo, sẽ không làm sai chuyện gì, bất kỳ ai nói rằng họ làm sai thì mới chính là người sai, có quan điểm không đúng, hoặc góc độ và lập trường của hai bên khác nhau. Người nào tỉa sửa họ thì người đó không nhìn thấy sở trường của họ, gây khó dễ cho họ, nắm thóp họ, và cố ý nhắm vào họ. Có phải kẻ địch lại Đấng Christ có tâm tính này không? (Thưa, phải.) Kẻ địch lại Đấng Christ không tiếp nhận sự tỉa sửa trong chuyện này, không có chút hối cải nào, nguyên nhân chủ yếu chính là vì họ chưa bao giờ cho rằng mình sẽ làm sai chuyện gì, họ cho rằng bản thân mình hoàn hảo, ai cũng có thể làm sai còn họ thì không. Ngụ ý ở đây là, họ chắc chắn cho rằng bản thân là nghĩa nhân, là thánh nhân. Nếu thật sự thừa nhận rằng mình là người bại hoại thì phải thừa nhận rằng mình có sự bại hoại, có thể làm sai. Là con người thì ai cũng có sai lầm. Có một số người có bề ngoài thật thà, nhưng trong nhân tính của họ có một thứ mà trong quan niệm của con người cho là điểm mạnh – ganh đua và đặc biệt hiếu thắng. Loại người này đặc biệt có khả năng tự ràng buộc bản thân, có yêu cầu đặc biệt cao đối với bản thân, ràng buộc bản thân một cách nghiêm khắc, làm chuyện gì cũng yêu cầu hoàn hảo, cũng yêu cầu tốt nhất, không được có tì vết hay bất kỳ sơ suất nào. Đồng thời, trong tiềm thức của mình, họ cho rằng bản thân sẽ không làm sai chuyện gì, vì bản thân họ làm gì cũng đặc biệt cẩn thận, đặc biệt biết suy xét, suy xét thì đặc biệt chu toàn. Mỗi một việc họ làm đều không có bất kỳ sai sót nào, đều được làm sau khi đã suy xét đặc biệt chu toàn và hoàn hảo, vì vậy họ cho rằng bản thân không thể làm sai chuyện gì. Một khi bị tỉa sửa, điều khiến họ khó tiếp nhận nhất chính là chuyện họ đã làm sai việc gì đó. Vì vậy, loại người này không bao giờ biết phản tỉnh bản thân và cũng không bản tỉnh bản thân, họ xem sự ganh đua và hiếu thắng như điều tích cực, như nguyên tắc lẽ thật để tuân thủ. Khi hành động và thực hiện bổn phận theo nguyên tắc này, họ cho rằng sẽ không bao giờ có thể xảy ra sai lầm, mà cho dù có xảy ra sai lầm thì cũng là do góc độ nhìn nhận sự việc và quan điểm của con người khác nhau, chứ chuyện này không thể chứng tỏ rằng việc họ làm là sai. Vì vậy, bất luận là ai tỉa sửa họ, bất luận nội dung tỉa sửa hoặc chuyện bị vạch trần có phù hợp với sự thật không, thì họ đều không thể tiếp nhận. Một khi phát hiện ra thật sự có một chuyện mình đã làm sai, họ có thể thừa nhận không? (Thưa, không thể.) Họ không thể thừa nhận, ngay lập tức họ sẽ không thể lên tiếng, ai nhắc tới chuyện đó chứ họ thì không, họ sẽ không bao giờ nhắc tới. Khi kẻ địch lại Đấng Christ gặp phải chuyện có người vạch trần một số sai lầm và thiếu sót của họ trong công tác, khi họ thấy rằng mình không trốn tránh được nữa thì sẽ giả vờ vặn hỏi hết một hơi rằng rốt cuộc là ai đã làm, không ngờ khi điều tra tới lui thì cuối cùng lại là chính bản thân họ. Có người nói: “Chuyện này không phải người khác mà chính là anh làm, chỉ là anh quên mà thôi”. Kẻ địch lại Đấng Christ sẽ làm như thế nào? Người bình thường nên làm như thế nào? Khi người bình thường và có liêm sỉ gặp phải chuyện này, mặt họ sẽ đỏ lên, cảm thấy ngại ngùng, ngượng nghịu, và họ lập tức thừa nhận rằng: “Tôi quên đấy, chuyện này là do tôi làm, là lỗi của tôi. Chúng ta mau nghĩ xem phải cứu vãn và sửa chữa như thế nào. Đừng để sai lầm cứ thế mà tiếp tục”. Người có liêm sỉ, có lương tâm và lý trí thì sẽ kịp thời thừa nhận sai lầm, đồng thời giải quyết và cứu vãn sai lầm. Còn kẻ địch lại Đấng Christ thì mặt dày vô sỉ, một khi bị người khác phát hiện ra rằng mình đã phạm phải lỗi lầm này, bị người khác vạch trần, bị người khác biết được thì họ ngay lập tức sẽ chuyển đề tài, nghĩ đủ mọi cách để không thừa nhận sai lầm này, không tiếp nhận rằng sai lầm này là do họ gây ra. Đây chính là nói dối không chớp mắt, biện hộ cho bản thân. Người xung quanh đều cảm thấy đỏ mặt, cảm thấy ngại ngùng, còn kẻ địch lại Đấng Christ lại chẳng cảm thấy gì, biến chuyện lớn thành nhỏ, chuyện nhỏ xí xóa, và sẽ không bao giờ nhắc đến chuyện này nữa. Khi chuyện này bị lộ ra, họ sẽ có thể công khai phủ nhận trước mặt bao nhiêu người, công khai nói dối và phủi sạch trách nhiệm, mặt không đỏ lên mà nhịp tim cũng bình thường. Loại người như kẻ địch lại Đấng Christ có liêm sỉ không? (Thưa, không có.)
Khi vừa bị cách chức, có một số kẻ địch lại Đấng Christ bụng đầy ấm ức, họ cảm thấy mất mát, không còn địa vị nữa, không có ai xem trọng, hầu hạ, không thể hưởng thụ lợi ích của địa vị. Họ cảm thấy những cái giá mình đã trả và những đau khổ mình đã chịu trước đây đều không đáng, trong lòng toàn là nỗi oan ức, chứ không hề cảm thấy chút áy náy nào về biểu hiện của mình khi chịu tỉa sửa hoặc về chuyện sai mà mình đã làm. Họ cảm thấy bị bất công, nội tâm tràn đầy ấm ức, oán trách, tràn đầy sự hiểu lầm đối với Đức Chúa Trời. Họ không những không thừa nhận lỗi sai mà mình phạm phải, không những không dự định bù đắp lỗi lầm của mình, tiếp nhận sự tỉa sửa, tiếp nhận việc cách chức lần này, mà ngược lại còn cảm thấy rằng: “Đức chúa trời đâu có công chính. Cho dù con người chịu khổ nhiều thế nào, có oan ức lớn thế nào thì cũng không có chỗ nào để kể, trong lòng thật đau đớn! Đức chúa trời cũng không đáng tin cậy, không thể nương cậy ngài được. Sau này cho dù là làm bổn phận ở nhà đức chúa trời thì cũng phải cẩn thận và cẩn thận thêm nữa, không thể tin tưởng ai hết”, họ tràn đầy sự phòng bị và hiểu lầm đối với Đức Chúa Trời. Đây là tâm tính gì? Bất luận đã làm bao nhiêu chuyện sai trái, bất luận đã gây ra tổn thất lớn thế nào và tạo ra mối nguy hại lớn thế nào cho công tác của hội thánh, thì họ đều có thể không chú ý đến, đều có thể không gánh chịu bất kỳ trách nhiệm nào, không thừa nhận sai lầm của mình. Ngược lại, chút ấm ức mà họ phải chịu, những cái giá nhỏ nhặt không đáng một xu mà họ đã trả, thì họ phải thổng phòng chúng đến vô hạn, cho rằng nhà Đức Chúa Trời có lỗi với họ, rằng Đức Chúa Trời đã đổ oan cho họ. Những tổn thất do việc họ làm sai gây ra cho nhà Đức Chúa Trời không đáng một xu trong lòng họ, họ cho rằng: “Không cần tính đến những chuyện này, không cần so đo, như vậy mà gọi là tổn thất à? Ai làm lãnh đạo mà không hoang phí một chút của lễ, đâu phải chỉ có một mình tôi như vậy? Ai làm lãnh đạo mà không gây ra một chút tổn thất cho nhà đức chúa trời chứ? Thế nào gọi là của lễ của đức chúa trời? Tiền đó là của mọi người, cho người khác tiêu chứ không cho tôi tiêu à? Cho người khác hoang phí chứ không cho tôi hoang phí à? Nếu xét về tổn thất gây ra cho nhà đức chúa trời thì người khác còn gây nhiều tổn thất hơn tôi, sao chỉ khăng khăng nghiêm khắc tỉa sửa và cách chức tôi chứ? Nếu xét về chuyện hành động không phù hợp với nguyên tắc, làm xằng làm bậy, thì có người còn nghiêm trọng hơn tôi nhiều, tại sao khi người khác bị tỉa sửa thì lại không bị cách chức? Nếu xét về việc trả giá, vậy thì đa số mọi người đều không trả giá lớn bằng tôi. Nếu xét về lòng thành, có ai có lòng thành như tôi chứ? Nếu xét về chuyện giảng đạo, có ai giảng nhiều như tôi chứ? Nếu xét về chuyện hiểu lẽ thật, ai hiểu được nhiều như tôi chứ? Nếu xét về chuyện tiếp nhận sự tỉa sửa của Bề trên, ai tiếp nhận nhiều như tôi chứ? Nếu xét về chuyện vứt bỏ, ai vứt bỏ nhiều như tôi chứ? Nếu xét về chuyện giúp đỡ anh chị em, giải quyết vấn đề cho anh chị em, thì ai làm nhiều như tôi chứ? Nếu xét về chuyện bôn ba và công tác cho hội thánh, cũng không ai có thể bì kịp tôi. Nếu xét về chuyện anh chị em bỏ phiếu ủng hộ ai, tán thành ai thì ai có số phiếu nhiều như tôi chứ?”. Các ngươi thấy đó, họ so bì những thứ này. Khi chịu tỉa sửa thì kẻ địch lại Đấng Christ toàn lấy chuyện ra để so đo. Nếu ngươi có thể thừa nhận chuyện mình đã làm sai và nguyên tắc lẽ thật mình đã làm trái, có thể tiếp nhận và thuận phục sự tỉa sửa, sau đó có thể làm việc theo nguyên tắc, cố gắng hết sức để bù đắp cho những tổn thất gây ra cho hội thánh, như vậy thì nhà Đức Chúa Trời còn có thể truy cứu vấn đề của ngươi không? Còn có thể định tội ngươi không? Còn có thể đánh ngươi ngã xuống địa ngục không? Có cần ngươi phải cố gắng hết sức mà phân bua và biện bạch không? Có cần ngươi phải nói xa nói gần mà kêu oan không? Chẳng lẽ ngươi thật sự không có tâm tính bại hoại, không làm sai chuyện gì sao? Nghe bao nhiêu bài giảng đạo như vậy, chẳng lẽ ngươi không biết rốt cuộc mình là thứ gì sao? Chịu tỉa sửa thì cảm thấy oan ức, nếu ngươi không hành ác thì ai sẵn lòng tỉa sửa ngươi, ai muốn tỉa sửa ngươi chứ? Ngoài ra, nếu ngươi không phải là lãnh đạo và gánh vác trách nhiệm, thì ai sẵn lòng tỉa sửa ngươi chứ? Đức Chúa Trời cho con người quyền tự do lựa chọn, cho phép ngươi sống đời sống hội thánh, còn về con đường mà ngươi đi và thứ mà ngươi mưu cầu, đó là chuyện của ngươi, không ai can thiệp vào. Nhưng bây giờ ngươi làm lãnh đạo, làm người phụ trách ở nhà Đức Chúa Trời, ngươi làm một chuyện sai và gây ra tổn thất cho nhà Đức Chúa Trời, đó không phải là chuyện nhỏ. Ngươi nói sai một lời nào đó và gây ra ảnh hưởng đến dân được Đức Chúa Trời chọn, đó cũng không phải là chuyện nhỏ. Vì trách nhiệm mà ngươi gánh vác không giống với người bình thường, vì thế mà Bề trên tỉa sửa ngươi là chuyện rất bình thường. Nếu như ngươi không có địa vị này, không gánh vác trách nhiệm này, thì Bề trên có tỉa sửa ngươi không? Bề trên đã tỉa sửa bao nhiêu tín đồ bình thường? Vì trách nhiệm mà ngươi gánh vác rất lớn, vì thế mà một khi phạm phải sai lầm thì mức độ ảnh hưởng sẽ rất lớn, chắc chắn ngươi phải chịu tỉa sửa, đây là chuyện rất bình thường. Nếu đến cả việc bị tỉa sửa mà ngươi cũng không tiếp nhận nổi, vậy thì ngươi còn có tư cách làm lãnh đạo không? Ngươi không có tư cách làm lãnh đạo, không có tư cách được anh chị em bầu chọn, ngươi không xứng! Khi làm sai chuyện gì đó, đến cả dũng khí chịu trách nhiệm mà ngươi cũng không có, đến cả dũng khí thừa nhận cũng không có, đến cả lý trí như vậy mà ngươi cũng không có thì ngươi còn làm lãnh đạo gì chứ? Ngươi không có tư cách, không xứng!
Chính vì có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ nên kẻ địch lại Đấng Christ không thể thừa nhận chuyện mình làm sai, vì thế mà khi chịu tỉa sửa, họ sẽ không sẵn lòng gánh vác trách nhiệm, không sẵn lòng tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật. Có mấy thứ không sẵn lòng này, cộng thêm việc không thừa nhận, thì người như kẻ địch lại Đấng Christ có thể thực hành lẽ thật không? Họ có thể triển khai sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời không? Chắc chắn là không. Vì vậy, khi làm lãnh đạo, ngoài vận hành việc kinh doanh của mình ra, kẻ địch lại Đấng Christ không thể làm chút chuyện gì có lợi cho công tác của nhà Đức Chúa Trời, cũng không bao giờ làm việc theo nguyên tắc lẽ thật, không triển khai công tác theo sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời. Bất luận kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa vì đã làm sai một chuyện nhỏ hay vì đã làm sai một chuyện lớn và gây ra tổn thất to lớn cho công tác của hội thánh, thì họ đều không thể thừa nhận đó là sai lầm của mình, đều không thể thừa nhận mình có sai phạm và mắc nợ Đức Chúa Trời trong chuyện này. Ngược lại, bất kể lúc nào, họ thà chết cũng không thể thừa nhận rằng tổn thất mà chuyện này gây ra có liên quan đến mình, không thừa nhận rằng họ là người chịu trách nhiệm chính, không thừa nhận rằng cách làm của mình là sai, con đường mà mình lựa chọn là sai, cũng không thừa nhận sai lầm rằng bản thân biết rõ lẽ thật nhưng vẫn cố ý hành ác, càng không thừa nhận rằng bản thân có trách nhiệm không thể chối bỏ trong chuyện này. Họ không thừa nhận rằng trong khi hành động, bản thân đã có ý định không tốt, không thể phối hợp cùng người khác, tự ý làm càn, tham hưởng lợi ích của địa vị, lơ là chức trách, gây ra tổn thất cho nhà Đức Chúa Trời. Mà ngược lại, sau khi phạm phải sai lầm, họ đi khắp nơi phân bua rằng bản thân đã chịu bao nhiêu khổ, đã ngồi tù mà không làm Giu-đa, từng trả bao nhiêu cái giá khi làm công tác ở nhà Đức Chúa Trời, có bao nhiêu công lao to lớn, họ đi rêu rao và khoe khoang khắp nơi. Ngoài khoe khoang công lao và sự trả giá của mình ra, họ còn lan truyền rằng sự tỉa sửa của nhà Đức Chúa Trời đối với họ và cách thức mà nhà Đức Chúa Trời đối đãi với họ là sai lầm, là không công bằng. Ngoài việc không có thái độ hối cải ra, họ còn muốn đi khắp nơi xét đoán Đức Chúa Trời và xét đoán về cách xử lý của nhà Đức Chúa Trời đối với họ. Nếu càng có nhiều người có thể tin cách nói của họ, càng nhiều người có thể đứng dậy đòi công bằng cho họ, càng nhiều người thừa nhận và tiếp nhận những cái giá mà họ đã trả vì nhà Đức Chúa Trời, càng nhiều người có thể tin rằng cách thức mà nhà Đức Chúa Trời đối đãi với họ là không công bằng và gây oan ức cho họ, thì họ đã đạt được mục đích. Họ không hề nương tay khi làm những việc này, càng không kiềm chế, không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, càng không có ý hối cải. Họ làm sai mà không những không thể thừa nhận, ngược lại còn phủi sạch trách nhiệm, đồng thời cái mà họ càng lo lắng hơn chính là đích đến sau này của mình. Khi loại người như kẻ địch lại Đấng Christ nhìn thấy đích đến của mình bị đe dọa, hoặc nghe thấy nhà Đức Chúa Trời nói rằng sẽ không bồi dưỡng loại người như họ nữa, thì từ sâu thẳm nội tâm, họ sẽ càng căm hận người tỉa sửa và vạch trần mình, càng căm hận người khiến họ mất mặt. Từ đầu đến cuối, kẻ địch lại Đấng Christ không hề hối cải chút nào, nếu họ thật sự phát hiện rằng địa vị và đích đến sau này của mình sẽ không được bảo toàn, dục vọng và dã tâm của mình sẽ không bao giờ đạt được, thì họ sẽ trở mặt, âm thầm lan truyền quan niệm và sự tiêu cực, có thể xét đoán anh chị em đã tỉa sửa họ hoặc là lãnh đạo cấp trên, cũng có thể xét đoán và công kích người được Đức Thánh Linh sử dụng, nói rằng người được Đức Thánh Linh sử dụng tỉa sửa họ một cách vô lý, không nể tình họ. Nói thẳng ra họ là loại người bất chấp lý lẽ. Loại người như vậy cho dù nghe bao nhiêu bài giảng thì cũng không thể hiểu được lẽ thật, nghe bao nhiêu bài giảng cũng không có chút lòng kính sợ Đức Chúa Trời, tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm mà đến cả lương tâm và lý trí cần có thì họ cũng không có, thật sự là đáng thương và cũng đáng ghét! Kể từ lúc kẻ địch lại Đấng Christ làm xằng làm bậy và chịu tỉa sửa nghiêm khắc, thì kẻ địch lại Đấng Christ từ đầu đến cuối không thừa nhận sai lầm của mình, còn ôm một bụng oan ức mà oán trách và xét đoán rằng nhà Đức Chúa Trời đối xử với họ không công bằng, cuối cùng đến mức công khai lan truyền quan niệm, trở mặt làm ầm ĩ với nhà Đức Chúa Trời, đến cuối cùng thì bị khai trừ. Biểu hiện ở mỗi một giai đoạn của kẻ địch lại Đấng Christ có chút nhân tính bình thường nào không? Có chút lương tâm và lý trí nào không? Có chút biểu hiện yêu thích lẽ thật và yêu thích điều tích cực nào không? Có chút lòng kính sợ Đức Chúa Trời nào không? Đều không có. Kẻ địch lại Đấng Christ đáng ghét đến cực điểm, không có liêm sỉ, bất chấp lý lẽ, khi không hưởng thụ được lợi ích của địa vị thì họ liền bất chấp tất cả. Cho dù không đảm đương được công tác như thế nào, không có năng lực làm việc ra sao, thì họ vẫn muốn hưởng thụ lợi ích của địa vị, hưởng thụ sự xem trọng của mọi người. Họ xem địa vị và danh tiếng còn quan trọng hơn sự sống. Làm ra chuyện sai lớn như vậy nhưng nội tâm họ không có chút áy náy nào, đây còn là con người sao? Đây chính là một con sói đội lốt cừu. Bên ngoài họ đội một lớp da người và trông có vẻ giống con người, nhưng bên trong lại không phải con người. Thật là khiến người ta hận, khiến người ta buồn nôn và ghê tởm!
B. Không chịu thừa nhận mình có tâm tính bại hoại
Khi kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa, họ không những không hối cải mà còn có thể lan truyền quan niệm và công khai xét đoán. Nguyên nhân chủ yếu thứ nhất là vì họ không chịu thừa nhận mình đã làm sai. Nguyên nhân thứ hai là gì? Chính là kẻ địch lại Đấng Christ không chịu thừa nhận mình có tâm tính bại hoại. Việc này có phải là có mức độ nghiêm trọng hơn và cụ thể hơn so với không chịu thừa nhận mình đã làm sai không? Đối với bất kỳ người nào tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời, tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, thì nhận thức tối thiểu mà họ nên có chính là trước tiên phải chịu thừa nhận rằng con người là nhân loại bại hoại, con người đã bị Sa-tan làm cho bại hoại, khiến họ không có lý trí, không có nhân tính, không có lẽ thật và không nhận biết Đức Chúa Trời, rằng họ là chủng loài chống đối Đức Chúa Trời. Chỉ có duy nhất loại người như kẻ địch lại Đấng Christ là từ đầu đến cuối không chịu thừa nhận rằng sự bại hoại của mình quá sâu sắc, không chịu thừa nhận rằng nhân loại bại hoại là thuộc về Sa-tan, càng không chịu thừa nhận rằng bản thân chính là ma quỷ và Sa-tan. Nhất là trong khi đa số mọi người đều có thể phản tỉnh và nhận biết bản thân, đều có thể tiếp nhận sự tỉa sửa, thì đến cả việc bản thân có tâm tính bại hoại, họ cũng không chịu thừa nhận. Vấn đề này đã nghiêm trọng rồi. Tại sao lại nói là nghiêm trọng rồi? Vì không thể thừa nhận lẽ thật, vì không tin rằng lời Đức Chúa Trời chính là lẽ thật, cho nên trong sâu thẳm nội tâm mình, kẻ địch lại Đấng Christ không hề tiếp nhận tất cả nội dung được phán trong lời Đức Chúa Trời. Có một số người nói rằng: “Sao lại nói rằng họ không tiếp nhận? Người ta chịu thừa nhận rằng bản thân là ma quỷ và Sa-tan, là kẻ địch của Đức Chúa Trời mà”. Cái đó mà coi là thừa nhận sao? Người ngoại đạo còn có thể nói rằng mình không phải là người tốt nữa kia, vậy có được coi là thừa nhận bản thân có tâm tính bại hoại không? Như vậy không tính. Để thực sự thừa nhận rằng bản thân có tâm tính bại hoại thì trước hết phải biết mình là loại người gì, ngoài ra có thể đối chiếu bản thân mình ở nhiều mức độ khác nhau đối với một số khía cạnh tâm tính bại hoại mà Đức Chúa Trời đã phán, sau đó có thể tiến thêm một bước nữa và thừa nhận các khía cạnh tâm tính bại hoại mà bản thân đã bộc lộ ra trong nhiều tình trạng khác nhau. Đây có phải là một số biểu hiện cụ thể không? (Thưa, phải.) Kẻ địch lại Đấng Christ thì không có những điều này, vì họ không chịu thừa nhận lời Đức Chúa Trời. Họ xem thường lời Đức Chúa Trời, vậy nên đối với những lời mà Đức Chúa Trời vạch trần tâm tính bại hoại của con người, họ chỉ nghe cho qua chuyện, chưa bao giờ phản tỉnh, mổ xẻ và đối chiếu với bản thân từ trong sâu thẳm nội tâm. Nói cách khác, họ không dựa theo những lời này của Đức Chúa Trời mà mổ xẻ và đối chiếu các loại biểu hiện, ý định, cách nghĩ và quan điểm khác nhau của bản thân, họ hoàn toàn không làm chuyện này. Không làm chuyện này có nghĩa là gì? Có nghĩa là những lời mà Đức Chúa Trời phán đối với họ chỉ là một dạng câu nói, chỉ là một dạng quan điểm khác, chỉ là một dạng câu nói khác về tâm tính và tính cách của con người, về cách làm và thực chất của con người, chứ không phải dùng để định nghĩa chuẩn tắc cho tâm tính con người. Đây chính là câu nói chuẩn xác về việc kẻ địch lại Đấng Christ không xem lời Đức Chúa Trời như lẽ thật. Đối với đủ loại tâm tính bại hoại của con người mà Đức Chúa Trời vạch trần, kẻ địch lại Đấng Christ chỉ hiểu đại khái trong đầu mình, chứ chưa bao giờ tiếp nhận từ sâu thẳm nội tâm. Họ không tiếp nhận, vậy thì khi gặp chuyện, họ có thể dùng lời Đức Chúa Trời để ràng buộc tâm tính của mình, thay đổi cách làm của mình hay giải quyết quan điểm không đúng của mình không? Chắc chắn là không thể. Kẻ địch lại Đấng Christ không tiếp nhận lẽ thật, điều này có nghĩa là họ không chịu thừa nhận mình có tâm tính bại hoại. Chẳng hạn như sự kiêu ngạo, trong lời Đức Chúa Trời vạch rõ về tâm tính kiêu ngạo có nói đến một số biểu hiện và sự bộc lộ của con người. Người mưu cầu lẽ thật và thừa nhận rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật thì sẽ có thể dùng lời Đức Chúa Trời để đánh giá hành vi của bản thân và đánh giá tâm tính của bản thân. Sau khi đánh giá tới đánh giá lui, họ đã thừa nhận rằng: “Tôi có tâm tính kiêu ngạo, tâm tính được bộc lộ ra khi tôi làm việc này chính là sự kiêu ngạo. Tôi nghĩ như vậy là kiêu ngạo, tôi làm như vậy là kiêu ngạo, thái độ của tôi như vậy là kiêu ngạo, cách tôi đối đãi với người khác như vậy là kiêu ngạo, cách tôi làm việc và tiếp cận với bổn phận như vậy là kiêu ngạo”, như vậy có phải là thừa nhận rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật không? (Thưa, phải.) Dùng lời Đức Chúa Trời làm tiêu chuẩn để đối chiếu với hành vi của mình, và khi đối chiếu được rồi, từ lúc nào không hay họ sẽ thừa nhận rằng mình có tâm tính bại hoại. Những lời Đức Chúa Trời phán đều là tình hình thực tế, chắc chắn không phải là giả. Chúng ta tạm thời chưa nói đến chuyện sau khi con người thừa nhận rằng mình có tâm tính bại hoại rồi thì rốt cuộc có thể dùng lời Đức Chúa Trời để giải quyết tâm tính bại hoại của mình không, mà sẽ nói về khía cạnh con người có thừa nhận mình có tâm tính bại hoại không trước đã. Nói về việc thừa nhận, đa số những người có lý tính, có lương tâm và có tư duy bình thường đều sẽ đạt được sự khai sáng và soi sáng từ lời Đức Chúa Trời, sau đó tiếp nhận lời Đức Chúa Trời, thưa “A-men” với lời Đức Chúa Trời từ lúc nào không hay, rồi thừa nhận rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật. Từ đó, họ sẽ thừa nhận rằng bản thân là loài người bại hoại, thừa nhận mình có tâm tính bại hoại để rồi phủ phục trước Đức Chúa Trời. Khi thừa nhận rằng mình có tâm tính bại hoại, con người sẽ có được một thái độ chuẩn xác và thích hợp đối với Đức Chúa Trời, lẽ thật và nhất là đối với sự tỉa sửa. Nói cách khác, đồng thời với việc con người thừa nhận rằng mình có tâm tính bại hoại, khi bị tỉa sửa, con người sẽ có thể thuận phục sự tỉa sửa từ trong nội tâm mình một cách bất giác và theo tiềm thức, sẵn lòng tiếp nhận sự tỉa sửa. Hơn thế nữa, còn có một số người khao khát có người có thể tỉa sửa mình, ràng buộc và sửa dạy mình, họ nảy sinh thiện cảm, có thái độ chính diện và tích cực đối với sự tỉa sửa một cách rất tự nhiên. Đây là con người bình thường. Người không bình thường duy nhất chính là kẻ địch lại Đấng Christ. Vì loại người này không tiếp nhận lời Đức Chúa Trời, thường hay dè bỉu chống đối, xét đoán và lên án lời Đức Chúa Trời, trong lòng, vì vậy đối với tâm tính bại hoại của con người mà Đức Chúa Trời vạch trần và xác định tính chất, họ cũng có thái độ giống như vậy. Đó là thái độ gì? Chẳng hạn, Đức Chúa Trời phán rằng con người có tâm tính bại hoại, biểu hiện cụ thể như sau… Sau khi nghe được những biểu hiện cụ thể này rồi, kẻ địch lại Đấng Christ không những không tiếp nhận, ngược lại còn tệ hại hơn mà xem thường những biểu hiện cụ thể mà Đức Chúa Trời phán này. Tại sao họ lại có thể như vậy? Họ có lô-gíc của Sa-tan, đó chính là thái độ của Sa-tan đối với lẽ thật và những điều tích cực. Họ nói rằng: “Ngài nói đó là kiêu ngạo, người có năng lực thì ai mà không phách lối chứ? Người có tài năng lãnh đạo thì ai nói chuyện mà không có chút khí thế chứ? Người có địa vị thì ai mà không có chút phong thái chứ? Đây đâu phải là vấn đề gì, đây là chuyện rất bình thường ở thế giới ngoại đạo, mà ở chỗ mấy người lại lại làm om sòm đến thế. Còn nữa, hành động mà không bàn bạc với người khác thì đâu có được coi là kiêu ngạo? Đó mà coi là độc đoán chuyên quyền sao? Người có năng lực thì phải có thể một mình quyết định, người có thể chuyên quyền thì phải được coi là có bản lĩnh. Có chuyện gì đáng để bàn bạc với những người dân nhỏ bé như mấy người chứ? Mấy người thì hiểu cái gì? Vì thế, tôi không kiêu ngạo, đây gọi là có bản lĩnh, có năng lực, có tài năng lãnh đạo. Đây là tài cán trời sinh, tư chất quá cao, làm gì cũng được. Tôi có thể một mình một cõi trong bất cứ trường hợp nào và trong bất kỳ nhóm người nào. Tôi là nhân tài! Nhân tài thì không nên bị chà đạp, không nên bị vạch trần. Họ nên được tiến cử, đề cử và trọng dụng trong bất cứ nhóm người nào thì mới đúng! Đã là nhân tài có tài cán và có tài năng lãnh đạo, vậy thì nên có phong thái của người lãnh đạo, có phong thái của lãnh tụ. Nếu những thứ này đều bị chôn giấu đi thì chẳng phải là giả vờ sao?”. Họ dùng những lý luận méo mó và tà thuyết này để xét đoán và lên án việc Đức Chúa Trời vạch trần tâm tính bại hoại. Vậy nên, bất luận ngươi nói thế nào thì họ cũng không thể thừa nhận đủ loại biểu hiện của tâm tính bại hoại của con người mà Đức Chúa Trời phán và định nghĩa. Họ cho rằng: “Điều mà đức chúa trời phán chẳng qua cũng chỉ là một cách nói, tương đối tích cực, tương đối chính thống và tương đối truyền thống, nhưng nó không thể được định nghĩa là lẽ thật. Những lời này chỉ thích hợp với một nhóm người mà thôi. Chẳng hạn, có một số người tương đối thật thà, không có tài cán gì, cũng không có năng lực gì lớn, trí thông minh cũng không cao, ngoài ra cũng không có tài năng lãnh đạo, nếu không có người phối hợp thích hợp thì khi hành động, họ phải bàn bạc với người khác. Nếu không bàn bạc với người khác thì một mình họ không thể đảm đương nổi công tác. Lời đức chúa trời phù hợp với những người này”. Những câu nói này đều là luận điệu sai trái và tà thuyết của Sa-tan.
Kẻ địch lại Đấng Christ chưa bao giờ tin rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, vì vậy bất cứ khi nào nghe lời Đức Chúa Trời, họ cũng chỉ làm cho có lệ. Họ giống như người Pha-ri-si, dùng lời Đức Chúa Trời để tô điểm cho bộ mặt của mình, chứ không phải là tiếp nhận từ sâu thẳm nội tâm, coi lời Đức Chúa Trời như sự sống, như mục tiêu cho sự thực hành của mình. Vì vậy khi kẻ địch lại Đấng Christ làm sai chuyện gì đó, và khi ngươi tỉa sửa, vạch trần việc họ làm sai thì họ sẽ không thể thừa nhận. Nếu ngươi tiếp tục tỉa sửa về tâm tính và thực chất mà họ bộc lộ ra từ sự việc này, thì họ càng không thể tiếp nhận. Cũng giống như việc không thừa nhận mình đã làm sai, khi bộc lộ ra tâm tính bại hoại, kẻ địch lại Đấng Christ luôn có lý do, có cớ, có lời giải thích để phủ nhận rằng mình có tâm tính bại hoại. Chẳng hạn, họ đã bộc lộ ra tâm tính kiêu ngạo trong chuyện này, thế là họ bảo rằng đó là nhất thời sốt ruột, không dùng từ thích hợp khi nói chuyện, hơi lớn tiếng một chút. Trong chuyện kia, người khác nói rằng họ giả dối và không mở lòng, thế là họ bảo rằng đa số mọi người đều có tố chất kém, cho dù họ có nói thì người khác cũng không lý giải được mà còn hiểu lầm, vì thế mà họ mới không mở lòng. Bất luận là bộc lộ ra tâm tính bại hoại nào, họ cũng đều có thể tìm ra cái cớ, tìm ra lý do để giải thích. Tóm lại, bất luận là bộc lộ ra tâm tính bại hoại nào, và bất luận là tâm tính này rõ ràng, nghiêm trọng đến đâu, họ cũng đều không thừa nhận đó là tâm tính bại hoại. Kẻ địch lại Đấng Christ thường xuyên nói dối, trước mặt người ta thì nói một đằng, sau lưng người ta lại nói một nẻo, khi nào họ nói thật và khi nào nói dối thì không ai có thể đoán được, và không ai biết được. Nhưng họ chưa bao giờ thừa nhận rằng mình là người giả dối và không phải là người trung thực, mà ngược lại còn thường xuyên phân bua và biện bạch rằng bản thân vô cùng thật thà, vô cùng thành khẩn với người khác, và khi người khác gặp phải khó khăn, lòng họ sẽ lương thiện biết bao mà muốn giúp đỡ người khác. Kẻ địch lại Đấng Christ không những không thừa nhận rằng mình có tâm tính bại hoại, mà còn thường xuyên tô son trát phấn cho bản thân, rêu rao rằng bản thân là người tốt và người lương thiện. Họ không những không thừa nhận rằng mình có tâm tính bại hoại, mà đồng thời còn rêu rao rằng mình biết cách làm việc trên con người biết bao, rằng mình biết cách lôi kéo và mua chuộc lòng người biết bao. Họ có biết bao thủ đoạn và năng lực khi hành động và nói chuyện giữa con người, không ai tốt hơn họ, không ai mạnh hơn họ, và không ai có thể đảm đương công tác mà họ làm tốt hơn họ cả. Kẻ địch lại Đấng Christ có thể trả giá một chút, biết giảng một chút đạo lý và lý luận cao vời, có thể nhất thời làm chút chuyện để mê hoặc con người, khiến đa số mọi người xem trọng mình. Họ cho rằng như thế thì có thể che đậy tâm tính bại hoại của mình và có thể khiến người khác không chú ý đến tâm tính bại hoại của mình. Vì vậy, với những biểu hiện này của kẻ địch lại Đấng Christ, với những sự nhận biết và thái độ này của họ đối với tâm tính bại hoại, thì khi gặp phải tỉa sửa, phản ứng đầu tiên của họ chính là phản kháng, chống đối, cực lực biện hộ cho bản thân. Ngoài việc không thừa nhận rằng mình gây ra tổn thất cho công tác của hội thánh, họ còn không thừa nhận tâm tính bại hoại mà mình đã bộc lộ ra trong chuyện này, và những sai lầm mà mình phạm phải dưới sự thúc giục của tâm tính bại hoại đó. Với biểu hiện và thực chất như thế của kẻ địch lại Đấng Christ, họ có thể đạt đến sự biến đổi tâm tính không? (Thưa, không thể.)
Ta đã tiếp xúc qua một số kẻ địch lại Đấng Christ, vì xảy ra sai sót trong công tác, vì lười biếng không triển khai công tác, không làm công tác cụ thể mà còn hay ra lệnh, làm xằng làm bậy, làm theo cách riêng của mình, khi bị tỉa sửa, bề ngoài thì họ ngoan ngoãn tuân theo, sau lưng thì lại không hối cải chút nào. Xét từ thái độ không hối cải đó, họ hoàn toàn không tiếp nhận sự tỉa sửa một chút nào cả. Xét từ chuyện họ không tiếp nhận sự tỉa sửa, họ chưa bao giờ kiểm điểm xem bản thân đã bộc lộ tâm tính bại hoại nào. Ngược lại, sau khi bị tỉa sửa, họ vẫn tiếp tục làm chuyện mà mình muốn làm, vẫn làm theo cách riêng của mình, vẫn thao tác lén lút, vẫn dối trên lừa dưới, vẫn xây dựng vương quốc độc lập, vẫn có thể hưởng thụ đặc quyền, họ không có chút xíu biến đổi nào cả. Tại sao họ lại không có chút xíu biến đổi nào? Chính là vì kẻ địch lại Đấng Christ căn bản không thừa nhận rằng mình có tâm tính bại hoại, không tiếp nhận lẽ thật, vì vậy nhân cơ hội mình còn nắm quyền lực lớn ở trong tay, nhân lúc quyền lực lớn vẫn còn, họ sẽ tranh thủ thời gian làm những chuyện mà bản thân muốn làm, cực lực làm chuyện xấu, quấy nhiễu công tác của nhà Đức Chúa Trời, phá hoại trật tự bình thường của nhà Đức Chúa Trời, hưởng thụ những đãi ngộ về mặt vật chất của nhà Đức Chúa Trời, đồng thời lại không làm một chút việc tốt nào cả. Ngoài việc làm một chút ít công tác bề ngoài thì họ âm thầm làm những gì? Triệu tập mọi người nhóm họp, giảng câu chữ và đạo lý, thậm chí còn lo những việc không đâu, hơn nữa còn ra lệnh lung tung cho người khác. Bề trên giao cho họ bất kỳ công tác cụ thể nào, họ đều không triển khai, cũng không đến hiện trường để chỉ huy, giám sát và hướng dẫn cụ thể, mà chỉ ở bên trên và ra lệnh. Thỉnh thoảng cực chẳng đã thì họ cũng đến hiện trường và làm một chút việc, chỉ đạo mọi người một chút, nhưng đó cũng chỉ là nhiệt huyết nhất thời, rồi họ sẽ nhanh chóng lặn mất tăm. Khi họ đề bạt và bổ nhiệm một người nào đó thì không ai có thể nói là không tốt, không ai được phản đối, còn họ thì cũng không bao giờ kiểm tra, giám sát công tác của người này. Cho dù người họ đề bạt và bổ nhiệm có làm chuyện xấu to lớn đến đâu thì họ cũng không cho phép người khác vạch trần, không ai có thể cách chức hay phản ánh về người đó, người nào phản ánh thì họ sẽ kết thù với người đó. Bất luận người mà họ dùng gây ra tổn thất lớn thế nào cho công tác của hội thánh và gây ra sự quấy nhiễu lớn thế nào, họ cũng ra sức bảo vệ. Khi không bảo vệ được thì họ sẽ nhanh chóng cắt đứt quan hệ với người đó, nhanh chóng phủi sạch mọi trách nhiệm. Cho dù là hành động ở trước mặt hay ở sau lưng người khác thì những kẻ địch lại Đấng Christ này đều không có chút xíu lòng kính sợ Đức Chúa Trời nào, họ chính là kẻ chẳng tin, chính là ma quỷ, Sa-tan sống. Vậy mà họ còn mặt dày vô sỉ mà đứng ở địa vị của mình và hưởng thụ lợi ích của địa vị, ăn chùa uống chùa như loài sâu mọt ở nhà Đức Chúa Trời. Thậm chí khi bị tỉa sửa và nhìn thấy địa vị mà mình mong muốn không thể được đảm bảo, có người còn cảm thấy buồn lòng, thất vọng và suy sụp. Sao họ lại suy sụp? Sao họ lại buồn lòng? Vì địa vị không được đảm bảo, không có cơ hội đãi ngộ được hưởng thụ đặc quyền, không còn ai xem trọng nữa, không còn những ngày tháng chơi đùa với quyền mưu nữa, chuyện gì cũng phải tự xắn tay mà làm, và họ cũng không còn cơ hội đứng một chỗ mà mở miệng ra lệnh nữa. Họ không cảm thấy tự trách và đau buồn vì những ác quả mà tâm tính bại hoại của mình gây ra, thay vào đó, họ lại cảm thấy đau buồn, rơi lệ và hụt hẫng bởi vì mình không thể hưởng thụ lợi ích của địa vị nữa. Thậm chí khi bị cách chức, có người còn mặt dày vô sỉ mà liên tục yêu cầu được cho thêm một cơ hội. Các ngươi nói xem, có thể cho loại người này thêm một cơ hội không? Nếu được cho thêm một cơ hội thì họ sẽ làm gì? Họ vẫn muốn kiếm ăn từ tôn giáo, vẫn muốn ăn chực và vẫn muốn làm xằng làm bậy. Nếu được cho thêm một cơ hội, họ có thể nhận biết tâm tính bại hoại của bản thân không? Họ có thể nhận biết bản thân không? (Thưa, không thể.) Nếu được cho thêm một cơ hội, họ có thể có chút liêm sỉ không? Phẩm chất nhân tính của họ có thể thay đổi không? Nếu được cho thêm một cơ hội, họ có thể làm việc theo nguyên tắc lẽ thật và không xây dựng vương quốc độc lập không? (Thưa, không thể.) Họ không thể làm được việc nào cả, vậy chẳng phải là tiêu tùng rồi sao? Nếu bị tỉa sửa, khi vấn đề nghiêm trọng đến mức Bề trên không thể không cách chức mình, thì các ngươi nghĩ như thế nào? (Thưa, chúng con đúng là phải bị cách chức. Vì bản tính của con người quá tà ác, làm ra rất nhiều chuyện trái nguyên tắc và chống đối Đức Chúa Trời, làm rất nhiều việc ác, gây ra rất nhiều tổn thất cho công tác của hội thánh. Thế nên việc cách chức là nên làm.) Người có lý trí thì trước tiên sẽ phản tỉnh bản thân: Khoảng thời gian này rốt cuộc mình đã làm gì? Tại sao mình lại bị tỉa sửa? Những chuyện và lời nói khi tỉa sửa mình rốt cuộc có đúng hay không? Mình nên tiếp nhận thế nào? Khi bị tỉa sửa thì mình nên tiếp cận thế nào? Sau đó ngươi phải kiểm điểm xem bản thân rốt cuộc đã làm chuyện gì, những chuyện mà mình làm ra có bị lẫn tạp ý của con người không, có lương tâm và lý trí không, có phù hợp với nguyên tắc lẽ thật không, có bao nhiêu chuyện là được làm theo yêu cầu của Đức Chúa Trời, và có bao nhiêu chuyện là được làm theo ý muốn của bản thân. Người có lý trí thì nên kiểm điểm về những chuyện này, chứ không phải là vướng mắc vào những chuyện như xem bản thân rốt cuộc có còn địa vị không, nhà Đức Chúa Trời có công bằng với mình không, không có địa vị thì người khác sẽ nhìn nhận mình như thế nào, tiền đồ và đích đến sau này sẽ như thế nào, ngươi đừng vướng mắc vào những chuyện này.
Có một số kẻ địch lại Đấng Christ mặt dày vô sỉ đến mức độ nào? Sau khi họ bị cách chức, các anh chị em không cung kính, không hòa nhã và tốt bụng với họ nữa, mà lạnh nhạt và không quan tâm đến họ, thế là họ chịu không nổi. Tại sao đối với những chuyện này thì họ lại cảm nhận một cách chi tiết đến vậy, mà lại không nhạy cảm như thế đối với tâm tính bại hoại? Có phải đây là bản tính của họ không? Nhân loại này có biết thể diện là gì không? Họ có liêm sỉ không? (Thưa, không có.) Hai thứ quý báu nhất trong nhân tính, một là có liêm sỉ, hai là chính trực, mà chúng ta không thể nhìn thấy hai thứ này chút nào ở kẻ địch lại Đấng Christ. Kẻ địch lại Đấng Christ mặt dày vô sỉ, bộc lộ ra biết bao nhiêu tâm tính bại hoại và làm bao nhiêu chuyện ác mà không có bất kỳ cảm giác gì, không có bất kỳ sự áy náy nào, đã vậy còn muốn ở lì trong nhà Đức Chúa Trời để ăn chùa uống chùa. Khi bị tỉa sửa và vạch trần, khi bị cách chức và không còn địa vị nữa, họ vẫn muốn các anh chị em phải cung kính mình một cách kính cẩn và lễ độ. Như vậy có phải là bất chấp lý lẽ không? Các ngươi có cảm thấy ghê tởm khi nghe thấy loại biểu hiện này của kẻ địch lại Đấng Christ không? (Thưa, ghê tởm.) Thông thường khi bị tỉa sửa, và nhất là khi bị cách chức và không có địa vị nữa, con người đều sẽ cảm thấy hụt hẫng, họ cảm thấy không còn mặt mũi gì nữa, có chút nhục nhã ở giữa mọi người, và cảm thấy ngại ngùng, không còn mặt mũi để gặp người khác. Nhưng nếu người ta biết liêm sỉ thì sẽ không nói những lý lẽ méo mó. Không nói những lý lẽ méo mó có nghĩa là gì? Có nghĩa là họ có thể tiếp cận với mọi việc một cách đúng đắn, không suy nghĩ và ăn nói theo hướng méo mó, có thể thừa nhận bản thân đã làm sai một cách thực sự cầu thị, tiếp cận với chuyện này một cách công bằng và lý tính. Công bằng và lý tính có nghĩa là gì? Có nghĩa là, nếu ngươi bị tỉa sửa trong chuyện này thì việc ngươi làm có vấn đề, tạm thời chưa nói đến ngươi có tâm tính bại hoại nào, mà chỉ cần biết là ngươi làm sai trong chuyện này thì chắc chắn là ngươi có trách nhiệm, mà đã có trách nhiệm thì phải gánh trách nhiệm, thừa nhận rằng việc đó là ngươi làm. Sau khi thừa nhận, việc tiếp theo là ngươi nên kiểm điểm: “Trong chuyện này mình đã bộc lộ tâm tính bại hoại nào? Nếuhành động của mình không phải do sự sai khiến của tâm tính bại hoại, vậy thì nó có lẫn tạp ý của con người không? Có phải việc này do sự ngu muội gây ra không? Có phải chuyện này có liên quan đến sự mưu cầu của mình và con đường mà mình đi không?”. Nếu ngươi có thể kiểm điểm bản thân như vậy, thì đây gọi là có lý tính, biết liêm sỉ, nhìn nhận sự việc một cách công bằng và khách quan, thực sự cầu thị. Kẻ địch lại Đấng Christ thì vừa vặn thiếu mất những thứ này. Khi bị tỉa sửa, trước tiên họ sẽ nghĩ rằng: “Tôi đường đường là một lãnh đạo, vậy mà ngài tỉa sửa tôi một cách không nể tình ở trước mặt mọi người, còn vạch trần bộ mặt thật của tôi, vậy thì còn gì là uy tín của một người lãnh đạo như tôi nữa? Chẳng phải đã bị sự tỉa sửa của ngài làm mất sạch rồi sao? Sau này còn có ai nghe lời tôi nói nữa? Không còn ai nghe lời thì chẳng phải người lãnh đạo như tôi không còn địa vị nữa rồi sao? Như vậy chẳng phải tôi không còn thực quyền nữa rồi sao? Vậy tôi còn có thể hưởng thụ lợi ích của địa vị nữa không? Vậy chẳng phải là tôi không được hưởng thụ những thứ vật chất mà anh chị em hiến tặng nữa rồi sao?”. Cách nghĩ này có đúng không? Có phù hợp với lẽ thật không? Có phải là cách nghĩ chính đáng không? (Thưa, không phải.) Đây gọi là không có lý trí, nói lý lẽ méo mó. Thế nào là uy tín? Thế nào là lãnh đạo? Chẳng lẽ ngươi không bại hoại sao? Thế nào gọi là vạch trần bộ mặt thật của ngươi? Bộ mặt thật của ngươi là gì? Chính là tâm tính bại hoại của ngươi. Tâm tính bại hoại của ngươi giống với những người khác, đó chính là bộ mặt thật của ngươi. Ngươi chẳng có gì khác biệt với người khác, ngươi chẳng có gì cao hơn người khác cả, chỉ là thấy ngươi có chút tố chất và có thể làm chút công tác nên nhà Đức Chúa Trời mới đề bạt và bồi dưỡng cho ngươi, cho ngươi một số trách nhiệm đặc biệt, cho ngươi thêm nhiều trọng trách. Nhưng việc này không hề đồng nghĩa với chuyện ngươi có địa vị thì không có tâm tính bại hoại. Thế mà kẻ địch lại Đấng Christ lại bám vào điểm này, nói rằng: “Tôi có địa vị rồi thì ngài không nên tỉa sửa tôi nữa, nhất là không nên tỉa sửa tôi trước mặt đa số mọi người, để đa số mọi người biết được bộ mặt thật của tôi”. Đây có phải là lý lẽ méo mó không? Cách làm này có áp dụng được không? Trong xã hội, nếu ngươi muốn vun đắp cho một người nào đó thì phải tâng bốc họ lên thành một người hoàn thiện, vun đắp cho họ một hình tượng hoàn hảo, không chút tì vết. Như vậy có phải là gạt người không? Nhà Đức Chúa Trời có làm như vậy không? (Thưa, không.) Sa-tan làm như vậy, kẻ địch lại Đấng Christ cũng yêu cầu như vậy. Sa-tan không có lý trí, và trong chuyện này kẻ địch lại Đấng Christ cũng không có lý trí như vậy, không những không có lý trí mà họ còn nói một số lý lẽ méo mó, đề ra một số yêu cầu quá đáng. Để bảo toàn địa vị của mình, họ muốn Bề trên phải chú ý đến cách thức, trường hợp và ngữ khí khi tỉa sửa mình. Có cần phải như vậy không? Ngươi chính là loài người bại hoại, những chuyện dùng để tỉa sửa ngươi đều là thực sự cầu thị, có cần chú ý đến cách thức không? Vun đắp cho ngươi thì không phải là hãm hại anh chị em sao? Vun đắp cho một kẻ ác như ngươi, bảo vệ tốt cho địa vị của ngươi, để ngươi làm xằng làm bậy ở bên dưới và xây dựng vương quốc độc lập sao? Như vậy thì có công bằng với anh chị em không? Như vậy thì có trách nhiệm với anh chị em không? Đây không phải là cách làm có trách nhiệm với anh chị em. Vì thế, kẻ địch lại Đấng Christ làm, nghĩ và yêu cầu như vậy, điều này thuần túy là thuộc về nói lý lẽ méo mó, vô cớ gây sự, hoàn toàn không có chút liêm sỉ nào. Khi làm sai và bị tỉa sửa, họ không thừa nhận rằng mình có tâm tính bại hoại, cũng không kiểm điểm xem bản thân có những khía cạnh tâm tính bại hoại nào để dẫn đến việc mình làm ra những chuyện như vậy. Sau khi nói một loạt những lý lẽ méo mó ra, họ không những không kiểm điểm mà còn muốn suy ngẫm về đối sách: “Là ai đã tố cáo chuyện này? Là ai đã để lộ thông tin lên bề trên? Là ai đã phản ánh với lãnh đạo về chuyện này của mình? Mình phải điều tra ra người này, mình phải cho hắn biết tay. Khi nhóm họp mình phải quở trách hắn, để hắn biết sự lợi hại của mình!”. Khi bị tỉa sửa, kẻ địch lại Đấng Christ vẫn cực lực biện hộ, tìm lối thoát: “Trong hành động lần này, mình đã không cẩn thận để lộ tẩy. Lần sau gặp chuyện tương tự như vậy, mình sẽ cố gắng không để lộ tẩy, cố gắng thay đổi phương thức, che mắt bề trên và cũng che mắt anh chị em bên dưới, để không ai biết cả. Nếu mình làm đúng thì sẽ nhanh chóng đứng ra đòi công lao, còn nếu làm sai thì sẽ nhanh chóng đẩy trách nhiệm lên đầu người khác”. Như vậy có phải là không biết xấu hổ không? Thật là không biết xấu hổ đến cực điểm! Khi bị tỉa sửa, người bình thường đều âm thầm thừa nhận từ trong sâu thẳm nội tâm mình rằng: “Con người mình không tốt, có tâm tính bại hoại. Không cần nói gì nữa, mình phải phản tỉnh bản thân”. Họ âm thầm hạ quyết tâm, sau này khi gặp phải chuyện tương tự, họ sẽ làm theo yêu cầu của Đức Chúa Trời. Bất luận có làm được hay không, tóm lại là khi bị tỉa sửa, họ có thể tiếp nhận một cách lý tính từ sâu thẳm nội tâm mình, lý tính nói với họ rằng bản thân làm sai thì chính là làm sai, bản thân có tâm tính bại hoại thì phải thừa nhận. Nội tâm của họ thuận phục chứ không chống đối, cho dù có chút ấm ức nhưng thái độ chủ yếu vẫn là tích cực. Họ có thể phản tỉnh bản thân, có thể ân hận, còn có thể hạ quyết tâm sau này không phạm phải cùng một sai lầm trong những chuyện tương tự. Còn kẻ địch lại Đấng Christ thì không những không ân hận, nội tâm họ còn chống đối, không những không thể buông bỏ cái ác trong tay mà còn tìm kiếm những con đường khác để tiếp tục làm xằng làm bậy, tiếp tục việc hành ác của mình. Khi bị tỉa sửa, họ sẽ không kiểm điểm tâm tính bại hoại của mình, kiểm điểm nguồn gốc của việc mình làm sai, kiểm điểm ý định của mình, cùng các loại tình trạng và quan điểm nảy sinh khi mình bộc lộ tâm tính bại hoại. Họ chưa bao giờ kiểm điểm, không nghĩ lại, cũng không tiếp nhận kiến nghị, lời khuyên và sự vạch trần của người khác, đã vậy lại còn thậm tệ hơn mà tìm kiếm những con đường, phương thức và thủ đoạn khác nhau để dối trên lừa dưới, để bảo toàn địa vị của mình, thậm tệ hơn nữa mà quấy nhiễu trong nhà Đức Chúa Trời, mượn địa vị để hành ác, thật là hết thuốc chữa!
Khi đảm nhận một khía cạnh công tác nào đó, kẻ địch lại Đấng Christ sẽ qua loa chiếu lệ, mắt nhắm mắt mở đối với kẻ ác và đối với người quấy nhiễu công tác của nhà Đức Chúa Trời, thậm chí còn có thể bao che, dung túng và bảo vệ cho những người này. Sau khi bị cách chức và phải làm những bổn phận khác thì họ có thể biến đổi không? (Thưa, không thể.) Tại sao lại không thể? (Thưa, do vấn đề về thực chất bản tính.) Họ đã làm ra một chuyện sai to lớn như thế mà cũng không biết hối cải, nội tâm còn chứa chấp quan niệm và thấy oan ức, như vậy thì khi làm bổn phận nào đó, họ có thể có chút lòng thành nào không? Khi làm bổn phận mà chưa có quan niệm và thấy oan ức, họ đã có thể làm xằng làm bậy, vậy thì có quan niệm và thấy oan ức mà làm bổn phận, họ có thể có lòng thành không? (Thưa, không thể.) Nếu không có lòng thành thì họ có phải sẽ qua loa chiếu lệ không? Họ có thể làm xằng làm bậy không? (Thưa, có thể.) Có lẽ có một số người sẽ thấy chưa thuyết phục, vậy thì ngươi cứ quan sát thật kỹ xem, đến một ngày nào đó ngươi sẽ bị thuyết phục. Kẻ địch lại Đấng Christ vĩnh viễn không thay đổi, đặt ở đâu thì họ cũng không phải là thứ tốt lành gì. Sau khi người mưu cầu lẽ thật bộc lộ tâm tính bại hoại và bị tỉa sửa, họ sẽ có biến đổi, tình trạng của họ sẽ ngày càng tốt lên, thái độ ngày càng tích cực, quan điểm cũng ngày càng tích cực, mục tiêu và phương hướng mưu cầu ngày càng đúng đắn, họ sẽ ngày càng có lòng kính sợ Đức Chúa Trời hơn, và nhân tính của họ càng lúc càng có vẻ có thể được người khác tôn trọng hơn. Còn kẻ địch lại Đấng Christ thì sao, càng bị tỉa sửa thì sự oán trách trong lòng họ càng lớn, càng bị tỉa sửa thì họ càng đề phòng, nỗi oan ức trong lòng họ càng lớn, quan niệm và sự căm ghét trong lòng của họ càng lớn, và sự oán trách đối với Đức Chúa Trời của họ càng lớn. Khi không bị tỉa sửa thì xác thịt của họ còn có thể trả giá chút ít, nhưng nếu bị tỉa sửa nhiều rồi thì họ sẽ không còn chút lòng thành nào nữa, thật là hết thuốc chữa! Các ngươi quan sát thử xem, chỉ cần là loại người này thì sẽ luôn giảng đạo và nâng đỡ người khác, chứ bản thân họ lại hoàn toàn không thực hành hay bước vào chút nào, đây là một đặc trưng của họ. Còn một đặc trưng nữa, bất luận là làm công tác gì, khi có được địa vị thì họ sẽ có thể ra mặt một chút và có được chút nhiệt tâm, nhưng khi làm việc thì họ vẫn qua loa chiếu lệ, làm xằng làm bậy. Khi không còn địa vị nữa thì họ sẽ trở mặt mà bất chấp tất cả, thậm chí còn cả gan làm loạn, vô pháp vô thiên, hoàn toàn không có chút lòng kính sợ Đức Chúa Trời nào. Người như vậy chính là kẻ địch lại Đấng Christ điển hình giữa mọi người. Khi mổ xẻ tình trạng của người khác thì họ mổ xẻ một cách rõ ràng đâu ra đấy, nghe rất dễ hiểu, cứ như là họ cũng nhận biết như vậy về bản thân mình. Nhưng đợi đến lúc họ làm sai và bộc lộ ra tâm tính bại hoại, ngươi trở ngược lại vạch trần và mổ xẻ họ, thì hãy xem xem thái độ của họ là gì. Họ hoàn toàn không tình nguyện, nghĩ đủ mọi cách để bác bỏ và biện hộ, không thừa nhận, không ai được động vào họ. Nếu ai động vào chỗ đau của họ hay vạch trần vấn đề của họ thì sẽ gặp phiền phức, họ sẽ đối xử với ngươi như kẻ thù.
Khi có được địa vị, để bảo vệ địa vị của mình, kẻ địch lại Đấng Christ cũng có thể chịu chút đau khổ và trả giá chút ít, còn có thể trưng ra bộ mặt lương thiện thương xót cho người trong thiên hạ và cứu rỗi muôn dân, bộ mặt của kẻ ngụy quân tử. Một khi không còn địa vị, họ sẽ không còn một chút lòng thương người nào, thế nhưng vẫn muốn đam mê và hưởng thụ sự ủng hộ, xem trọng và sự chú ý đặc biệt của mọi người dành cho họ như ngày xưa. Nói thẳng ra là mặt dày vô sỉ đến cực điểm! Ở trong bất cứ nhóm người nào, kẻ địch lại Đấng Christ cũng không thể giúp đỡ hay gây dựng gì cho bất kỳ ai, vậy mà họ vẫn muốn hưởng thụ sự ủng hộ, xem trọng của mọi người. Cho dù ai có thừa nhận rằng mình có tâm tính bại hoại thì họ cũng không mở miệng ra mà nói rằng mình có tâm tính bại hoại, hoặc là từng bộc lộ ra khía cạnh tâm tính bại hoại nào. Họ chưa bao giờ mổ xẻ bản thân, kể cả khi bị ép đến mức bất đắc dĩ thì họ cũng chỉ nói rằng: “Tôi là ma quỷ, tôi là Sa-tan”, chỉ như vậy thôi, chỉ nói những lời lấy lệ. Ngươi hỏi họ: “Anh là ma quỷ và Sa-tan, cụ thể là có những biểu hiện hay sự bộc lộ nào? Ý định và động cơ khi hành động của anh là gì?”, thì họ sẽ không nói gì cả. Họ có phải là Sa-tan không? Từ khi cầm quyền đến nay, con rồng lớn sắc đỏ đã làm ra vô số chuyện ác. Trong quá trình cầm quyền, nó không ngừng thừa nhận sai lầm, không ngừng sửa sai, đồng thời cũng không ngừng hãm hại nhân dân của nó một cách ngày càng thậm tệ hơn. Khi thấy nó có thể thừa nhận sai lầm, ngươi cảm thấy rằng nó có thể hối lỗi sửa sai, rằng nó có thái độ nhận tội rồi, sau này chắc là sẽ không làm sai chuyện gì nữa, nhưng từ những sự việc xảy ra sau đó và từ sự phát triển của sự việc, chúng ta có thể thấy rằng việc nó thừa nhận sai lầm chẳng qua chỉ là bước đệm để bảo vệ thể diện và địa vị của nó, để có thể tiếp tục nắm quyền lực và làm ra nhiều chuyện hãm hại con người hơn mà thôi. Kẻ địch lại Đấng Christ cũng như vậy, họ có thực chất bản tính giống với ma quỷ, Sa-tan và giống với con rồng lớn sắc đỏ. Họ biết giả vờ, dối trá đã thành thói, không biết liêm sỉ, chán ghét lẽ thật, chán ghét những điều tích cực, hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật, hơn nữa còn nói toàn lời hay mà làm toàn chuyện xấu. Kẻ địch lại Đấng Christ cũng thường xuyên nói những lời đúng đắn với anh chị em, thường xuyên làm những chuyện nhìn bề ngoài có vẻ đúng đắn, nhưng nếu yêu cầu họ thực hành theo lời Đức Chúa Trời và theo nguyên tắc lẽ thật, triển khai theo sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời một cách nghiêm ngặt, thì họ sẽ chẳng làm một cái gì cả, và sẽ lặn mất tăm. Nếu không giám sát và đôn đốc họ, thì họ sẽ làm xằng làm bậy, sẽ xây dựng vương quốc độc lập. Để đạt đến mục đích nắm quyền, họ có thể chịu bất kỳ sự đau khổ nào và có thể trả bất kỳ giá nào. Xét từ điểm này, kẻ địch lại Đấng Christ còn có một thực chất bản tính nữa, đó chính là ích kỷ và đê tiện. Ngoài chuyện trả giá cho những việc làm vì bản thân mình ra, nếu phải làm chút chuyện hay nói chút lời nào cho anh chị em hoặc nhà Đức Chúa Trời một cách vô điều kiện, họ có lòng tốt đó không? Họ có biết gánh vác như vậy không? (Thưa, không.) Vì vậy đối với những chuyện mà Bề trên yêu cầu họ triển khai, đến lúc kiểm tra công tác thì họ không triển khai bất cứ chuyện nào cả. Tại sao họ lại không triển khai? Việc triển khai những công tác này cần họ phải chịu cực chịu khổ, cần họ trả giá, mà cũng có khả năng là họ sẽ không kiếm được lợi lộc nào hơn nữa, nên họ sẽ không làm. Kẻ địch lại Đấng Christ có thể trả giá để đa số mọi người được hưởng lợi, để đa số mọi người đạt được lợi ích không? Họ không thể. Nếu đa số mọi người đều có thể xem trọng họ, ghi nhớ về họ, đều có thể sùng bái và tán dương họ, đời đời nhớ về những điều tốt của họ, thì họ sẽ có biểu hiện gì? Họ sẽ ngay lập tức nhảy cẫng lên rồi làm việc, vui sướng hơn ai hết. Như thế có phải là không biết xấu hổ không? Sa-tan và ma quỷ thật không biết xấu hổ làm sao! Làm ra vô số điều ác mà còn muốn người khác đội ơn nó, còn muốn người khác bám sát theo đuôi và tâng bốc nó, nó tàn hại người ta như vậy mà còn muốn người ta khen ngợi những cái tốt của nó. Kẻ địch lại Đấng Christ cũng như vậy. Bất luận kẻ địch lại Đấng Christ đã nghe bao nhiêu bài giảng đạo, bất luận hiểu được bao nhiêu đạo lý, nếu ngươi bảo họ thực hiện công tác hay làm bổn phận mà không qua loa chiếu lệ thì họ sẽ không làm được, bảo họ không xây dựng vương quốc độc lập thì họ sẽ không làm được, bảo họ không làm xằng làm bậy thì họ sẽ không làm được, bảo họ không hưởng thụ lợi ích của địa vị, không tham hưởng sự an nhàn, không hưởng thụ đặc quyền của địa vị thì họ không làm được, bảo họ không trừng trị người khác thì họ không làm được, bảo họ không nói dối thì họ không làm được, bảo họ không phung phí của lễ và phải bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời thì họ không làm được, bảo họ không làm chứng cho bản thân thì họ sẽ không bao giờ làm được, bảo họ trả giá một cách vô điều kiện và làm một chút công tác mà không ai biết đến vì dân được Đức Chúa Trời chọn thì họ cũng sẽ không làm được. Vậy thì họ có thể làm được gì? Họ có thể làm xằng làm bậy, xây dựng vương quốc độc lập, làm chứng cho bản thân, phung phí của lễ, kiếm ăn từ tôn giáo, trừng trị người khác, hô khẩu hiệu, giảng đạo lý, lan truyền tà thuyết và luận điệu sai trái để mê hoặc người khác, v.v.. Họ có thể làm được những chuyện này mà không tốn mảy may sức lực. Xung quanh ngươi có những người như vậy không? Một khi nắm được quyền, có được một chút quyền lực rồi thì họ sẽ muốn nắm lấy quyền quản lý tài chính của nhà Đức Chúa Trời, bất cứ thứ gì cũng phải mua loại tốt, loại đắt tiền, mua hàng hiệu. Họ không bàn bạc với ai, ai nói thì họ cũng không nghe, có được chút quyền lực thì họ sẽ hưởng thụ cho tới. Khi có được chút quyền lực, họ sẽ muốn kéo bè kéo phái rồi làm theo cách riêng của mình, không nghe theo Bề trên, ai nói thì họ cũng không nghe. Khi có được chút quyền lực thì họ sẽ cảm thấy mình đã trở thành đức chúa trời, muốn làm chứng cho bản thân để mọi người ủng hộ, muốn kéo bè kéo phái. Khi có được chút quyền lực thì họ sẽ muốn khống chế anh chị em thật chặt trong lòng bàn tay, nếu công tác của nhà Đức Chúa Trời cần điều một người nào đó trong tay họ thì sẽ không dễ dàng gì, bắt buộc phải thông qua họ, thương lượng với họ, thái độ không tốt thì không được. Họ muốn người trong cả thiên hạ biết về quyền lực, quyền thế của họ. Ai không tôn trọng họ, không cung kính với họ thì đều không được. Đây là một sự thật rõ như ban ngày. Kẻ địch lại Đấng Christ mãi mãi không thừa nhận rằng mình có tâm tính bại hoại. Các ngươi quan sát thử xem, người không thừa nhận mình có tâm tính bại hoại thì có thể hối cải khi làm sai chuyện gì đó và bộc lộ tâm tính bại hoại không, cuối cùng họ sẽ phát triển theo chiều hướng nào, sẽ đi vào con đường nào, những người này sẽ có biểu hiện gì khi làm bổn phận, có biểu hiện gì khi chung sống với người khác, có biểu hiện gì đối với địa vị, cách thức và phương pháp làm việc của họ là những gì, các ngươi có biết phân định không? Nếu có thể tổng kết ra được thì các ngươi sẽ có chút phân định.
C. Không chịu thừa nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và chuẩn tắc để đánh giá mọi sự
Việc kẻ địch lại Đấng Christ không tiếp nhận sự tỉa sửa, làm sai chuyện gì cũng không có thái độ hối cải còn có nguyên nhân thứ ba nữa, đó chính là kẻ địch lại Đấng Christ không chịu thừa nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và chuẩn tắc để đánh giá mọi sự. Chúng ta đã nói tương đối cụ thể về hai điều trước, còn điều này có chút khác biệt về mặt ngữ nghĩa đối với hai điều trước đó, nhưng về thực chất thì đều có liên quan đến điều kẻ địch lại Đấng Christ không chịu thừa nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, vì thế chúng ta sẽ thông công một cách đơn giản về điều này thôi. Khi kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa, ngươi thông công về lẽ thật, giảng về nguyên tắc lẽ thật và nguyên tắc làm việc cho họ, họ nghe rồi thì có thể tiếp nhận không? (Thưa, không thể.) Bất kỳ lúc nào, chỉ cần kẻ địch lại Đấng Christ nghe thấy lẽ thật thì họ cũng đều có một kiểu thái độ – lên án, chống đối. Nguyên tắc lẽ thật là gì? Đó chính là tiêu chuẩn để đánh giá xem nên làm một chuyện gì đó như thế nào. Nếu hoàn toàn phù hợp với lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, vậy thì việc mà con người làm sẽ có nguyên tắc, như vậy là làm việc theo nguyên tắc. Nếu điều mà ngươi thông công phù hợp với nguyên tắc lẽ thật thì kẻ địch lại Đấng Christ tuyệt đối sẽ không tiếp nhận, ngươi nói càng tích cực, càng thực tế, càng công bằng, càng đúng đắn, càng có sao nói vậy đến đâu thì kẻ địch lại Đấng Christ sẽ càng không thể tiếp nhận đến đấy, họ sẽ nói những lý lẽ méo mó với ngươi, sẽ không tiếp nhận lẽ thật và không tiếp nhận sự thật. Ngươi nói cho họ nghe phải làm chuyện này như thế nào thì mới là làm hết trách nhiệm, thì họ sẽ nói với ngươi rằng họ đã chịu khổ và trả giá như thế nào. Ngươi nói với họ như thế nào thì mới là làm theo nguyên tắc lẽ thật, thì họ sẽ nói với ngươi rằng họ đã bôn ba bao nhiêu dặm đường, chịu bao nhiêu đau khổ, tốn bao nhiêu nước bọt. Ngươi nói với họ như thế nào là làm người trung thực, như thế nào mới là hành động và làm bổn phận với lòng trung thực và một tấm lòng thành, thì họ sẽ không hứng thú, cũng không quan tâm, khi hành động thì họ sẽ toàn dựa vào thủ đoạn, âm mưu và quỷ kế. Tóm lại, khi hành động, kẻ địch lại Đấng Christ luôn có một bộ nguyên tắc riêng biệt, bất luận người khác hay Đức Chúa Trời có thấy rằng bộ nguyên tắc này sai lầm, thấp hèn hay hoang đường và lố bịch đến mấy, thì kẻ địch lại Đấng Christ vẫn một mực giữ vững những cách làm và nguyên tắc này của mình một cách không mệt mỏi. Họ không chịu tiếp nhận lời Đức Chúa Trời làm nguyên tắc lẽ thật, cũng không buông bỏ nguyên tắc của mình, vì vậy cho dù ngươi tỉa sửa, vạch trần hay cách chức họ, thì chuẩn tắc, quan điểm và góc độ mà họ dùng để đánh giá mọi sự cũng sẽ không bao giờ thay đổi. Trong những chuẩn tắc này có những thứ khoa học từ con người, có những thứ tri thức, có những thứ truyền thống văn hóa, có những thứ trào lưu tà ác của thế gian. Cho dù những thứ này có sai lầm đến đâu, kẻ địch lại Đấng Christ cũng không thể buông bỏ. Trào lưu tà ác nào thịnh hành trong xã hội thì họ sẽ tiếp nhận cái đó, cách nói và quan điểm nào thịnh hành trong xã hội thì họ sẽ tiếp nhận cách nói và quan điểm đó, còn lời Đức Chúa Trời và lẽ thật đối với họ sẽ không bao giờ là chuẩn tắc để đánh giá vạn sự vạn vật và đánh giá mọi sự. Đồng thời với việc đi theo Đức Chúa Trời và việc ăn chùa uống chùa ở nhà Đức Chúa Trời, họ cũng đang phủ nhận và lên án lẽ thật. Đồng thời với việc phủ nhận và lên án lẽ thật, họ cũng tôn thờ và ngưỡng vọng các loại tà thuyết và luận điệu sai trái của thế gian này. Điều duy nhất mà họ không thể tiếp nhận chính là lời Đức Chúa Trời, chính là lẽ thật. Xét từ thực chất này của kẻ địch lại Đấng Christ, tuy rằng khi tin Đức Chúa Trời, họ cũng tham dự nhóm họp, cũng đọc lời Đức Chúa Trời, cũng làm bổn phận, nhưng có một điều chắc chắn rằng tâm tính của họ không bao giờ thay đổi, những quan điểm thuộc về thế gian và thuộc về trào lưu tà ác của họ sẽ không bao giờ thay đổi. Nếu ngươi bảo họ nói về lối vào sự sống, nói về sự biến đổi tâm tính, thì những lời họ nói ra sao lại kỳ quái, ghê tởm và khó chịu đến thế? Nghe thì biết ngay đó là lời của kẻ tay ngang, nói thẳng ra chính là một người hồ đồ không có hiểu biết thuộc linh mà còn giả vờ có hiểu biết thuộc linh, giả vờ rằng bản thân có sự sống. Thật đáng ghê tởm vô cùng! Một người chưa bao giờ thừa nhận rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và chưa bao giờ tiếp nhận lời Đức Chúa Trời làm sự sống thì có thể có sự sống sao? Đây chẳng phải là chuyện cười à? Các ngươi hãy nhìn những người xung quanh, ai mở miệng ra là nói những lời như: “Danh nhân nào đó đã nói, trong quyển sách nào đó đã nói, trong bộ phim truyền hình nào đó đã nói, trong một kiệt tác nào đó đã nói”, “Truyền thống văn hóa ở chỗ chúng tôi là gì, cách nói của chỗ chúng tôi là gì, quy tắc ở nhà chúng tôi là gì”, v.v.. Các ngươi hãy xem xem ai luôn nói những lời như vậy. Các ngươi hãy xem xem ai nghe lời Đức Chúa Trời xong mà luôn dửng dưng, khi phải miễn cưỡng thông công về nhận thức đối với lời Đức Chúa Trời thì nói ra toàn những lời hồ đồ, không có hiểu biết thuộc linh và lố bịch, ai không có sự lĩnh hội và nhận thức về lời Đức Chúa Trời mà vẫn cố tình chắp vá, còn giả vờ là người thuộc linh, thật đáng ghê tởm! Tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm, nghe giảng đạo và nhóm họp bao nhiêu năm rồi mà ngươi còn không biết mình có tâm tính bại hoại, không phát hiện ra mình có quan điểm sai lầm, không phát hiện ra quan điểm sai lầm của mình đi ngược lại và tương phản với lời Đức Chúa Trời, nguyên nhân là gì? Đây chính là nguyên nhân thứ ba của việc kẻ địch lại Đấng Christ không tiếp nhận sự tỉa sửa, làm sai chuyện gì cũng không có thái độ hối cải: Họ không chịu thừa nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và chuẩn tắc để đánh giá mọi sự. Đây là căn nguyên của vấn đề.
Tại sao kẻ địch lại Đấng Christ không tiếp nhận sự tỉa sửa? Tại sao họ gặp chuyện không biết hối cải, mà còn lan truyền các loại quan niệm, còn có thể xét đoán Đức Chúa Trời? Nguyên nhân rất rõ ràng: Thứ nhất, kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ chịu thừa nhận mình đã làm sai; điều thứ hai, kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ chịu thừa nhận mình có tâm tính bại hoại; điều thứ ba, kẻ địch lại Đấng Christ không chịu thừa nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và chuẩn tắc để đánh giá mọi sự. Chỉ cần là người không tiếp nhận sự tỉa sửa, bộc lộ ra tâm tính bại hoại một cách rất rõ ràng khi làm sai chuyện gì đó, chỉ cần là người thường xuyên hãm hại dân được Đức Chúa Trời chọn, không biết là đã làm chậm trễ lối vào sự sống của biết bao dân được Đức Chúa Trời chọn, chỉ cần là người gây ra tổn thất cho nhà Đức Chúa Trời, nếu họ không có ý ân hận và không có thái độ hối cải khi bị tỉa sửa, thì có một điều chắc chắn chính là người này có ba biểu hiện này của kẻ địch lại Đấng Christ. Đúng không? (Thưa, đúng.) Đối với việc tại sao kẻ địch lại Đấng Christ không tiếp nhận sự tỉa sửa, tổng cộng có ba nguyên nhân, các ngươi lặp lại một lần xem nào. (Thưa, điều thứ nhất, kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ chịu thừa nhận mình đã làm sai; điều thứ hai, kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ chịu thừa nhận mình có tâm tính bại hoại; điều thứ ba, kẻ địch lại Đấng Christ không chịu thừa nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và chuẩn tắc để đánh giá mọi sự.) Tổng cộng có ba điều. Chúng ta đã thông công tương đối cụ thể về hai điều đầu tiên, điều cuối cùng có một chút khác biệt về mặt ngữ nghĩa so với hai điều trước đó, nhưng về mặt thực chất thì đều có liên quan đến điều kẻ địch lại Đấng Christ không chịu thừa nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, chúng ta sẽ không thông công cụ thể nữa. Được rồi, vậy hôm nay chúng ta sẽ thông công đến đây thôi. Tạm biệt! (Tạm biệt Đức Chúa Trời!)
Ngày 19 tháng 9 năm 2020