Mục 10. Họ xem thường lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời (Phần 4)

II. Xem thường xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể

Trong buổi nhóm họp lần trước, chúng ta đã thông công về điều thứ hai trong mười loại biểu hiện khác nhau của kẻ địch lại Đấng Christ – xem thường xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể. Chúng ta đã thông công đến mục nào rồi? (Thưa, đến mục kẻ địch lại Đấng Christ tiếp cận Đấng Christ tùy thuộc vào tâm trạng.) Chúng ta đã thông công đến mục “họ tiếp cận Đấng Christ tùy thuộc vào tâm trạng”. Trước tiên chúng ta hãy xem lại những phương diện đã được thông công. Có bao nhiêu tình huống được mổ xẻ trong việc “tuỳ thuộc vào tâm trạng”? (Thưa, có năm loại tình huống: khi con người bị tỉa sửa, khi họ đối mặt với việc Đấng Christ bị lùng bắt, khi họ có quan niệm đối với Đức Chúa Trời nhập thể, khi họ được đề bạt hay bị cách chức, và khi họ gặp phải những hoàn cảnh khác nhau.) Xấp xỉ là những tình huống này. Khi các ngươi nghe nội dung của những phương diện này, ngươi chỉ nghe những chuyện bên trong đó hay sẽ đối chiếu chúng lên chính mình, từ đó đạt được và hiểu được lẽ thật? Các ngươi lắng nghe với quan điểm như thế nào? (Thưa, khi Đức Chúa Trời vạch trần và mổ xẻ những tình trạng và biểu hiện này, con có thể đối chiếu chúng lên bản thân mình. Có lúc, hành vi của con có thể không hoàn toàn giống với những biểu hiện này của kẻ địch lại Đấng Christ, nhưng tâm tính và thực chất bản tính được bộc lộ ra thì đều giống nhau.) Những tình trạng, biểu hiện và thực chất được vạch trần ở mỗi người đều có mức độ khác nhau. Khi mọi người vừa mới tin Đức Chúa Trời thì rất khó phát hiện rằng bản thân có những biểu hiện của tâm tính bại hoại này, nhưng khi trải nghiệm tin Đức Chúa Trời của họ dần dần sâu sắc hơn, họ bỗng nhận biết được một số tâm tính và cách làm mà không hề hay biết. Cho nên, bất kể vài biểu hiện cụ thể mà chúng ta thảo luận này có liên quan đến ngươi hay không, và bất kể trước đây ngươi đã từng làm loại chuyện như vậy hay không, tóm lại, chúng không có nghĩa là những chuyện này không liên quan đến ngươi, là sau này ngươi sẽ không làm như vậy, hay là ngươi không có những tâm tính và cách làm như vậy. Chúng ta đã thông công và vạch trần đủ loại biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ trong hơn một năm nay. Dành hơn một năm để thông công về một chủ đề mà vẫn chưa hoàn thành, các ngươi nói xem, nội dung thông công của chúng ta đã cụ thể và triệt để chưa? (Thưa, triệt để.) Nó quá cụ thể và triệt để! Mặc dù thông công đến mức độ này, nhưng có rất nhiều người vẫn còn những biểu hiện như lúc đầu, không có một chút biến đổi nào. Nghĩa là, những lời đã phán cũng như những tình trạng, tâm tính và thực chất được vạch trần không hỗ trợ họ được chút nào. Trong thời kỳ này, vẫn có một số người tiếp tục làm ẩu làm càng, chuyên quyền độc đoán, tùy ý làm bậy. Lúc đầu như thế nào thì bây giờ vẫn như thế ấy, thậm chí sau khi có được địa vị thì càng táo tợn hơn, càng lộ rõ một cách triệt để hơn, còn có một số người liên tục bị cách chức và thanh trừ – chuyện gì đang xảy ra vậy? (Thưa, đó là bởi vì những người này chưa bao giờ tiếp nhận lẽ thật; họ đã nghe giảng đạo nhiều như vậy nhưng không để chúng trong lòng.) Một mặt, những người này chưa bao giờ tiếp nhận lẽ thật; họ chán ghét lẽ thật và không yêu thích những điều tích cực. Mặt khác, họ vốn có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ, không thể tiếp nhận lẽ thật hay những điều tích cực. Cho nên, mặc dù Ta đã thông công và vạch trần đủ loại thực chất và biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ một cách cụ thể như vậy, nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ và những kẻ ác này vẫn không hề kiêng nể và không chút sợ hãi, muốn làm gì thì làm nấy. Như vậy chẳng phải là thực chất của họ quyết định sao? Bản tính của những người này thực sự khó sửa đổi, có nghe giảng đạo như thế nào thì họ cũng không bị ảnh hưởng và cũng không hối cải. Nhìn từ cuộc sống hàng ngày cũng như thái độ và phương thức thực hiện bổn phận của họ, họ không tiếp nhận lẽ thật chút nào và tâm tính của họ không có chút biến đổi nào; những lời này đối với họ mà nói chính là đàn gảy tai trâu, không có tác dụng chút nào. Những lời này không có tác dụng đối với kẻ địch lại Đấng Christ, vậy đối với các ngươi thì chúng có phát huy tác dụng thúc giục nhất định nào không? Có được tác dụng ràng buộc hành vi hay đề cao các tiêu chuẩn về lương tâm và đạo đức không? (Thưa, có phát huy một phần nào đó.) Nếu những lời này không phát huy tác dụng lên ai đó thì họ còn là con người không? Nếu vậy thì họ không phải con người, mà chính là ma quỷ. Đương nhiên, sau khi nghe những lời này, đa số mọi người đã có sự phân định nhất định đối với các loại thực chất tâm tính khác nhau của kẻ địch lại Đấng Christ, căm ghét tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ từ sâu thẳm nội tâm mình, và đồng thời cũng có được một số hiểu biết và nhận ​​thức nhất định về thực chất tâm tính bại hoại của chính mình. Đây là một biểu hiệu tốt và là một chuyện tốt. Vậy có người nào càng lắng nghe lại càng trở nên tiêu cực không? Khi nghe những lời này, họ cảm thấy: “Xong rồi, mỗi khi những biểu hiện, tình trạng và tâm tính này của kẻ địch lại đấng christ bị vạch trần, chúng hoàn toàn khớp với mình, không có lần nào là không liên quan đến mình. Khi nào thì mình mới có thể hoàn toàn tách rời khỏi tâm tính của kẻ địch lại đấng christ? Khi nào thì mình mới có thể có biểu hiện của dân đức chúa trời, của các con trai yêu dấu của đức chúa trời?”. Càng nghe, họ càng trở nên tiêu cực, càng cảm thấy mình không có con đường nào. Biểu hiện này có bình thường không? (Thưa, không bình thường.) Các ngươi có cảm thấy tiêu cực không? (Thưa, không có.) Mỗi ​​lần nghe Ta vạch trần những biểu hiện và những chuyện này của kẻ địch lại Đấng Christ, các ngươi có đau lòng hay khó chịu không? Có thấy xấu hổ không? (Thưa, chúng con đau lòng và cảm thấy xấu hổ.) Bất kể ngươi cảm thấy như thế nào, tóm lại là không cảm thấy tiệu cực thì là chuyện tốt; các ngươi đã đứng vững. Nhưng không tiêu cực thôi là chưa đủ; như vậy không đạt được mục đích, đó không phải là mục tiêu cuối cùng. Cần đạt đến nhận biết bản thân thông qua những lời này. Đây không phải là nhận biết một phương diện cách làm mà là nhận biết tâm tính và thực chất của bản thân, từ đó có thể tìm kiếm con đường thực hành trong cuộc sống và trong quá trình thực hiện bổn phận, biết những cách làm nào là của kẻ địch lại Đấng Christ, cách làm nào bộc lộ tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ và cách làm nào phù hợp với nguyên tắc. Nếu có thể đạt được những phương diện này, thì ngươi đã không nghe những lời này một cách vô ích; chúng đã phát huy tác dụng trên người của ngươi. Sau đây, chúng ta sẽ tiếp tục thông công về biểu hiện thứ tư trong cách kẻ địch lại Đấng Christ tiếp cận Đức Chúa Trời nhập thể – chỉ nghe những gì Đấng Christ phán, nhưng không phục, cũng không thuận theo.

D. Chỉ nghe những gì Đấng Christ phán, nhưng không phục, cũng không thuận theo

Kẻ địch lại Đấng Christ chỉ lắng nghe những lời Đấng Christ phán, chứ không vâng phục hay thuận phục; vậy họ lắng nghe như thế nào? Về cơ bản, câu nói này đã tóm lược thái độ lắng nghe của họ: Không nghe lời, không thực sự thuận phục, không tiếp nhận trong lòng, chỉ dùng lỗ tai để nghe chứ không dụng tâm nghe để lĩnh hội. Nhìn theo nghĩa đen, phương diện biểu hiện và tâm tính này của kẻ địch lại Đấng Christ không có gì khác ngoài những nội dung cơ bản này. Nhìn từ góc độ thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, loại người như kẻ địch lại Đấng Christ này không tuân phục hay coi trọng bất cứ điều gì đến từ Đức Chúa Trời, bất cứ sự vật gì mà Đức Chúa Trời hoặc con người cho là chuyện tốt và tích cực, cũng như bất cứ sự vật gì phù hợp với quy luật tự nhiên; thay vào đó, họ có cách nhìn và quan điểm riêng. Cách nhìn của họ có phù hợp với những quy luật và quy tắc của những điều tích cực không? Không. Cách nhìn của họ không có gì khác ngoài hai phương diện: Một mặt là quy tắc của Sa-tan, mặt khác là phù hợp với lợi ích và thực chất bản tính của Sa-tan. Cho nên, đối với xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể, cách nhìn và thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ về cơ bản cũng không có gì khác ngoài hai điều: Một là lô-gích và quy tắc của Sa-tan, hai là thực chất tâm tính của Sa-tan. Đấng Christ là người phát ngôn của Đức Chúa Trời, là sự bày tỏ và hóa thân của Đức Chúa Trời khi Ngài thực hiện một giai đoạn công tác trên mặt đất. Đối với vai trò như vậy, kẻ địch lại Đấng Christ ngoài việc thấy hiếu kỳ, thích nghiên cứu và tiếp cận Ngài giống như tiếp cận một người có địa vị, bên ngoài thì xu nịnh và tâng bốc Ngài, trong nội tâm thì họ lại không thật lòng tin hay đi theo Ngài, càng không thực sự yêu kính và thuận phục Ngài. Về Đấng Christ, một vai trò căn bản là tầm thường trong mắt của nhân loại bại hoại này, bề ngoài của Ngài thông thường và bình thường; Lời phán, việc làm cũng như đủ mọi phương diện trong nhân tính của Ngài cũng thông thường và bình thường. Thậm chí, hình thức, phương thức và phương pháp công tác của Ngài đều cực kỳ thông thường, bình thường và thực tế trong mắt mọi người. Chúng không siêu nhiên, không rỗng tuếch, không xa vời và không thoát ly đời sống hiện thực. Tóm lại, nhìn bề ngoài, Đấng Christ không siêu phàm, lời phán và việc làm của Ngài không sâu sắc hay trừu tượng. Quan sát bằng mắt thường của con người thì không thấy có gì bí ẩn, cũng không có thứ gì khó lý giải; nghĩa là Ngài quá thực tế và bình thường. Trước khi thảo luận về thực chất và tính chất của mọi công tác mà Đức Chúa Trời nhập thể thực hiện, chúng ta hãy xem xét tất cả những gì con người nhìn thấy bên ngoài về vai trò này của Đức Chúa Trời nhập thể: lời nói, việc làm, thói quen hàng ngày, tính cách, sở thích, trình độ văn hóa, những sự việc mà Ngài quan tâm và thảo luận, phương thức mà Ngài tiếp cận và tương tác với mọi người, cũng như một vài sự việc mà Ngài biểu đạt hiểu biết, v.v. Đối với con người, đây là những chuyện không siêu nhiên, không siêu phàm hay rỗng tuếch, mà vô cùng thực tế. Hết thảy mọi chuyện này đều là thử thách đối với mỗi một người đi theo Đấng Christ; nhưng đối với những người thật lòng tin Đức Chúa Trời, những người có lương tâm và lý trí, một khi hiểu được một số lẽ thật, họ đều sẽ đem những biểu hiện bình thường và thực tế ở bên ngoài này của Đấng Christ quy về phạm trù của Đức Chúa Trời nhập thể để nhận biết, lĩnh hội và thuận phục. Chỉ có kẻ địch lại Đấng Christ mới không làm như vậy; họ không thể làm được như vậy. Trong sâu thẳm nội tâm của họ, một nhân vật hết sức bình thường như Đấng Christ đối với họ dường như thiếu một chút gì đó. Vậy rốt cuộc thì còn thiếu điều gì? Trong sâu thẳm nội tâm, kẻ địch lại Đấng Christ thường cảm thấy rằng một người bình thường như vậy không giống Đức Chúa Trời chút nào. Họ cũng thường hay đòi hỏi một người bình thường như vậy phải phán lời, làm việc và biểu hiện sao cho giống Đức Chúa Trời thực sự, cho giống Đấng Christ trong suy nghĩ của họ. Cho nên, nhìn từ sâu thẳm nội tâm của kẻ địch lại Đấng Christ, họ không cam tâm tiếp nhận một người bình thường như vậy làm Chúa của họ, làm Đức Chúa Trời của họ. Phương diện nào của Đấng Christ càng bình thường, càng thực tế và càng thông thường thì những kẻ địch lại Đấng Christ này sẽ càng xem thường, miệt thị và thậm chí là căm thù phương diện đó. Cho nên, đối với bất kỳ một phương diện biểu hiện nào của Đấng Christ, bao gồm cả lời phán của Ngài, thì trong sâu thẳm nội tâm của kẻ địch lại Đấng Christ cũng đều không thể tiếp nhận, và thậm chí còn chống đối.

Lời phán của Đấng Christ bao gồm những gì? Có lúc là sắp xếp hạng mục công tác, có lúc là chỉ ra một số khuyết điểm của ai đó, có lúc là vạch trần thực chất bại hoại của một loại người nào đó, có lúc là phân tích thực chất và ngọn nguồn của một sự việc nào đó để mổ xẻ xem vấn đề nằm ở đâu, có lúc là phán xét sự đúng sai của một sự việc, có lúc là quy định kết cục của một loại người nào đó, có lúc là đề bạt một số người, có lúc là cách chức một số người, có lúc là tỉa sửa một số người, có lúc là an ủi và khuyến khích một số người. Đương nhiên, trong thời kỳ công tác, Đấng Christ ngoài việc phán lời về những lẽ thật liên quan đến tâm tính sự sống của con người, thì Ngài cũng hay đề cập đến đủ loại sự vật, cũng như một số chủ đề liên quan đến tri ​​thức của nhân loại và các loại nghiệp vụ khác nhau. Đấng Christ là một người bình thường và thực tế; Ngài không sống trong chân không. Hễ là liên quan đến những chuyện về sự sống còn và cuộc sống của nhân loại thì Ngài đều có tư tưởng, quan điểm và cũng có nguyên tắc khi tiếp cận những chuyện này. Nếu những nguyên tắc này liên quan đến những chủ đề về sự sống còn của con người, đến lối vào sự sống của con người, đến việc nhân loại thờ phượng Đức Chúa Trời, thì liệu có thể nói rằng chúng đều là lẽ thật không? (Thưa, có thể.) Những lời liên quan đến tri ​​thức, triết lý của con người và một số phương diện nghiệp vụ mà Đấng Christ phán không thể trực tiếp được gọi là lẽ thật, nhưng trong đó có sự khác biệt về quan điểm, thái độ và nguyên tắc so với nhận thức của nhân loại về những chủ đề này. Chẳng hạn như, nhân loại có thái độ sùng bái đối với một hạng mục tri ​​thức nào đó và sống nhờ vào đó, còn Đấng Christ sẽ có thể mổ xẻ, phân định tất cả các loại tri ​​thức và tiếp cận chúng một cách đúng đắn. Chẳng hạn như: các ngươi thông thạo một nghiệp vụ nào đó và đã nắm vững phương diện tri thức này, nhưng khi vận dụng phương diện tri thức này thì các ngươi có thể làm được những gì? Các ngươi vận dụng tri ​​thức này như thế nào trong quá trình thực hiện bổn phận? Có bất kỳ nguyên tắc lẽ thật nào trong đó không? Nếu ngươi không hiểu lẽ ​​thật thì sẽ không có nguyên tắc nào cả, vậy thì ngươi chỉ dựa vào tri ​​thức mà thực hiện bổn phận. Mặc dù Ta có thể không thông thạo hạng mục nghiệp vụ hay tri thức này, chỉ nắm được sơ lược và biết một chút nguyên lý, nhưng Ta biết dùng phương thức và nguyên tắc gì để vận dụng tri ​​thức này, sao cho chúng có thể đem sức lực phục vụ cho công tác của Đức Chúa Trời. Đây chính là sự khác biệt. Còn kẻ địch lại Đấng Christ, bởi vì không tiếp nhận lẽ thật, cho nên họ sẽ không bao giờ nhìn ra điểm này và sẽ không bao giờ biết thực chất của Đấng Christ rốt cuộc là gì. Đấng Christ có thực chất của Đức Chúa Trời – lời này rốt cuộc được ứng nghiệm và thể hiện ở đâu, con người nên tiếp cận những lời này như thế nào, và con người nhận được những ích lợi gì từ đó? Kẻ địch lại Đấng Christ sẽ không bao giờ nhìn thấy phương diện này. Tại sao vậy? Có một nguyên nhân quan trọng nhất chính là: Cho dù kẻ địch lại Đấng Christ có nhìn vào xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể như thế nào đi nữa, thì họ cũng chỉ nhìn thấy một con người. Họ đánh giá bằng cách nhìn của con người, dùng tri ​​thức, kinh nghiệm, trí óc, âm mưu và quỷ kế của con người để nhìn, nhưng dù nhìn thế nào thì họ cũng không thấy người này có chỗ nào đặc biệt và không thể thấy rằng người này có thực chất của Đức Chúa Trời. Các ngươi nói xem, họ dùng mắt thường để nhìn thì có nhìn ra được không? (Thưa, không thấy được.) Nếu dùng kính hiển vi hoặc tia X thì có nhìn ra được không? Vậy thì càng không thấy được. Có người nói: “Dùng mắt thường của con người không thấy được, dùng kính hiển vi cũng không thấy được thì những người trong cõi thuộc linh có thể nhìn ra hay không?”. (Thưa, không thể.) Những người trong cõi thuộc linh có thể nhìn được cõi thuộc linh và nhìn được các linh hồn, vậy tại sao họ không thấy được Đức Chúa Trời nhập thể? Các ngươi nói xem, ở trong cõi thuộc linh thì Sa-tan có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời không? (Thưa, có.) Giống như Đức Chúa Trời, Sa-tan tồn tại trong cõi thuộc linh, nhưng nó có thừa nhận Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời không? (Thưa, không thừa nhận.) Nó có đi theo Đức Chúa Trời không? Có tin Ngài không? (Thưa, không tin.) Sa-tan có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời mỗi ngày, nhưng nó không tin cũng không đi theo Ngài. Vậy thì người trong cõi thuộc linh, mặc dù nhìn thấy Thần của Đức Chúa Trời nhưng họ có thể thừa nhận rằng đây là Đức Chúa Trời không? (Thưa, không thừa nhận.) Nếu giải thích như vậy thì căn nguyên của vấn đề có phải được giải quyết rồi hay không? (Thưa, phải.) Căn nguyên ở đây là gì? (Thưa, họ không thừa nhận Đức Chúa Trời, cũng không kính sợ Ngài.) Từ tận đáy lòng, kẻ địch lại Đấng Christ không thừa nhận Đức Chúa Trời. Tổ tiên của họ, cội nguồn của họ đã không thừa nhận Đức Chúa Trời. Ngay cả khi Đức Chúa Trời ở ngay trước mắt họ, họ cũng không thừa nhận hay thờ phượng Ngài. Vậy thì làm sao họ có thể thờ phượng Đức Chúa Trời nhập thể, một người tầm thường và nhỏ bé như vậy? Họ càng không thể làm được. Cho nên, bất kể kẻ địch lại Đấng Christ dùng cái gì để nhìn thì đều vô ích. Từ khi Đức Chúa Trời bắt đầu công tác cho đến nay, Đức Chúa Trời đã phán rất nhiều lời và thực hiện nhiều công tác. Đây chẳng phải là dấu kỳ và phép lạ vĩ đại nhất trong thế giới loài người sao? Nếu kẻ địch lại Đấng Christ có thể thừa nhận điều này thì họ đã tin Ngài từ lâu rồi, không cần chờ đến bây giờ. Có người cho rằng: “Kẻ địch lại Đấng Christ thấy rằng việc mà Đức Chúa Trời làm thật quá ít, nên họ vẫn luôn không phục; nếu Đức Chúa Trời làm chút dấu kỳ và phép lạ, cho họ thấy cõi thuộc linh rốt cuộc là như thế nào, nếu họ thấy được Thần thực sự của Đức Chúa Trời và thấy rằng mọi lời của Ngài đều được ứng nghiệm, thì họ sẽ thừa nhận và đi theo Đức Chúa Trời”? Có phải như vậy không? Kẻ địch lại Đấng Christ đã đọ sức với Đức Chúa Trời trong nhiều năm qua ở cõi thuộc linh mà vẫn không phục, liệu họ có khuất phục chỉ sau vài năm không? Không thể; thực chất bản tính của họ sẽ không thể thay đổi. Đức Chúa Trời nhập thể đã làm rất nhiều công tác và phán rất nhiều lời, nhưng không điều nào có thể chinh phục được họ, họ cũng không thể thừa nhận thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời. Họ bẩm sinh là như vậy. Bẩm sinh có nghĩa là gì? Có nghĩa là loại người như kẻ địch lại Đấng Christ sẽ mãi mãi chiến đấu chống lại Đức Chúa Trời, chống lại lẽ thật và những điều tích cực, họ sẽ đối đầu đến cùng, thề chết cũng không thôi. Chẳng phải họ là đối tượng nên bị diệt vong sao? “Thề chết cũng không thôi” có nghĩa là gì? Nghĩa là họ thà chết chứ không thừa nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, thà chết chứ không thuận phục Đức Chúa Trời. Như vậy chính là đáng chết.

Khi nói đến Đấng Christ, người bình thường này, kẻ địch lại Đấng Christ không chỉ nghiên cứu Ngài từ bên ngoài mà còn từ nội tâm. Cho nên, khi Đấng Christ phán lời và làm việc, kẻ địch lại Đấng Christ nảy sinh đủ loại biểu hiện khác nhau. Chúng ta hãy vạch trần thực chất bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ thông qua đủ loại biểu hiện của họ đối với Đấng Christ khi Ngài phán lời và làm việc. Chẳng hạn như khi Đấng Christ thông công về công tác và các nguyên tắc lẽ thật với mọi người, Ngài đề cập đến một số cách thực hành cụ thể. Những chuyện này liên quan đến cách mà mọi người nên thực hiện và tiến hành công tác một cách cụ thể trong quá trình thực hiện bổn phận. Nói chung, không có hạng mục công tác nào mà chỉ cần nói một câu lý luận, hô hào khẩu hiệu, cổ động cho mọi người, khiến họ tuyên thệ rồi như vậy là xong việc cả; bất kỳ hạng mục công tác nào liên quan đến bổn phận thì đều không đơn giản và đều đòi hỏi một số chi tiết. Chẳng hạn như: Làm thế nào để tuyển chọn đúng người; đối với các loại tình trạng khác nhau của mọi người thì nên xử lý và tiếp cận như thế nào; trong quá trình thực hiện bổn phận, khi mọi người nảy sinh đủ loại vấn đề thì nên xử lý như thế nào cho đúng theo nguyên tắc; nên làm thế nào để đạt được sự hợp tác hài hòa giữa người với người mà không chuyên quyền độc đoán hay tùy ý làm bậy; v.v. nhiều chủ đề khác nhau như vậy. Khi Đấng Christ thông công đến một số công tác cụ thể và yêu cầu mọi người thực hiện, phụ trách các hạng mục cụ thể, thì mọi người có thể sẽ gặp một số khó khăn. Hô hào khẩu hiệu hay giảng đạo lý thì đơn giản, nhưng để tiến hành cụ thể thì lại không đơn giản như vậy. Ít nhất, mọi người cần phải nỗ lực, trả giá và dành thời gian để thực sự làm những việc này. Một mặt là tìm kiếm được người thích hợp, mặt khác là học tập nghiệp vụ, tra cứu những thường thức và lý luận liên quan đến các hạng mục nghiệp vụ, cũng như các phương thức và phương pháp thao tác cụ thể. Ngoài ra, họ có thể gặp phải một số vấn đề khó khăn. Thông thường, người bình thường vừa nghe đến có khó khăn thì trong lòng sẽ có chút lúng túng, nảy sinh một chút áp lực, nhưng những người có lòng trung thành và thuận phục Đức Chúa Trời, khi gặp khó khăn và bị áp lực thì họ sẽ thầm cầu nguyện trong lòng, cầu xin Đức Chúa Trời dẫn dắt, ban thêm đức tin, khai sáng, hỗ trợ họ, họ cũng cầu xin Ngài bảo vệ để mình không làm chuyện gì sai, có thể trọn lòng trung thành và dốc toàn lực để đạt đến không thẹn với lương tâm. Còn loại người như kẻ địch lại Đấng Christ thì không như vậy. Khi họ nghe rằng Đấng Christ an bài cụ thể trong công tác và yêu cầu họ thực hiện, hơn nữa là khi công tác này có một chút khó khăn, thì trong nội tâm họ nảy sinh sự chống đối, họ sẽ không nguyện ý thực hiện. Biểu hiện của sự không nguyện ý này là gì? Họ nói: “Tại sao việc tốt không bao giờ xảy đến với tôi? Tại sao luôn đưa cho tôi những vấn đề nan giải và đặt ra yêu cầu với tôi? Xem tôi là người rảnh rỗi, là nô lệ để sai bảo hay sao? Tôi cũng không dễ bị thao túng như vậy! Ngài nói chuyện này dễ dàng như vậy thì sao không thử tự làm mà xem!”. Đây là thuận phục hay sao? Đây có phải là thái độ tiếp nhận không? Họ đang làm gì vậy? (Thưa, chống đối và đối đầu.) Sự chống đối và đối đầu này nảy sinh như thế nào? Nếu được bảo “đi mua vài cân thịt và nấu một bữa thịt kho tàu cho mọi người ăn”, thì liệu họ có đối đầu không? (Thưa, không đối đầu.) Nhưng nếu được bảo: “Hôm nay, ngươi hãy đi đến vùng đất đó, và trong khi cày ruộng, ngươi cần phải loại bỏ hết mấy cục đá ra ngoài rồi hẵng ăn cơm”, thì họ sẽ trở nên không vui. Một khi được bảo phải chịu khổ, gặp khó khăn hoặc bị áp lực về xác thịt, oán khí của họ sẽ nổi lên, họ sẽ không nguyện ý thực hiện mà bắt đầu chống đối và oán trách: “Tại sao việc tốt lại không xảy đến với tôi? Lúc phải làm những việc nhẹ, dễ dàng thì tại sao lại không nhìn đến tôi? Việc khó, mệt nhọc, bẩn thỉu thì lại bảo tôi làm, có phải vì thấy tôi hiền lành, dễ bắt nạt không?”. Trong lòng họ bắt đầu chống đối. Tại sao họ lại chống đối? Việc như thế nào được gọi là bẩn thỉu và mệt nhọc? Như thế nào gọi là khó khăn? Chẳng phải tất cả đều là bổn phận sao? Bảo ai làm thì người đó phải làm, còn chọn lựa gì nữa? Như vậy là cố ý gây khó dễ cho ngươi hay sao? (Thưa, không phải.) Nhưng họ cho rằng như vậy là cố ý gây khó dễ cho họ, làm họ khó xử, nên họ không tiếp nhận và không nguyện ý tiếp nhận bổn phận này từ Đức Chúa Trời. Đây là tình huống gì vậy? Có phải là khi gặp khó khăn, đòi hỏi phải chịu khổ về xác thịt chứ không được an nhàn thì họ bắt đầu chống đối không? Đây có phải là sự thuận phục vô điều kiện và không một lời oán trách không? Gặp chút khó khăn thì họ sẽ không nguyện ý. Bất kỳ việc gì mà họ không nguyện ý làm, bất kỳ việc gì mà họ cho là khó khăn, là không tốt, là thấp hèn hay bị người khác xem thường, thì họ đều cực lực chống đối, phản đối và từ chối, không có một chút thuận phục nào. Khi đối mặt với những lời mà Đấng Christ phán, dặn dò, hoặc những nguyên tắc mà Ngài thông công, một khi những điều này gây khó khăn cho họ hoặc buộc họ phải chịu đau khổ hoặc phải trả giá, thì biểu hiện đầu tiên của họ chính là chống đối, từ chối và thấy ác cảm trong lòng. Còn đối với chuyện mà chính họ nguyện ý làm, chuyện mà bản thân có lợi thì họ sẽ không có thái độ này. Kẻ địch lại Đấng Christ muốn được hưởng an nhàn, muốn nở mày nở mặt, nhưng ngay khi đối mặt với việc chịu khổ xác thịt, phải trả giá, thậm chí là đắc tội với người khác, thì họ có còn vô cùng vui vẻ, cam tâm nguyện ý tiếp nhận không? Họ có thể đạt đến thuận phục tuyệt đối không? Một chút cũng không; thái độ của họ hoàn toàn là không tuân phục. Khi loại người như kẻ địch lại Đấng Christ phải đối mặt với chuyện mà họ không nguyện ý làm, không phù hợp với sở thích, thị hiếu hoặc lợi ích của bản thân, thì thái độ của họ đối với lời của Đấng Christ chính là từ chối và chống đối một cách tuyệt đối chứ không có chút thuận phục nào cả.

Khi nghe Đấng Christ phán lời, có vài người nảy sinh ý nghĩ trong lòng: “Tại sao Đấng Christ lại phán lời này? Tại sao Ngài có thể tiếp cận vấn đề bằng cách nhìn này? Tại sao lại dùng loại câu nói và định nghĩa này? Như thế này mà cũng là lẽ thật sao? Như thế này mà cũng là lời của Đức Chúa Trời sao? Tôi thấy chưa chắc đâu. Lời Đức Chúa Trời phán trong Kinh Thánh được ghi lại thì không giống như vậy, đó là những câu nói có lý tính chứ không có những chuyện chi tiết vụn vặt như thế này. Tại sao Đấng Christ lại phán như vậy? Ngài luôn phán những chuyện chi tiết và mổ xẻ chi tiết; Đức Chúa Trời thực sự có thể phán lời như vậy không?”. Mặc dù họ không có quan niệm mỗi khi đọc lời Đức Chúa Trời, và họ cũng cảm thấy: “Đây là lời Đức Chúa Trời; Mình phải dựa vào lời này để có được sinh mệnh, để được cứu rỗi và được phước lành”. Nhưng khi họ tiếp xúc thực tế với Đấng Christ, Ngài có một số cách nhìn, bình luận, thái độ đối với một số việc và phương thức xử lý một vài người khiến cho họ nảy sinh ý nghĩ, ý nghĩ này có thể nói chính là một loại quan niệm của con người. Khi trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ nảy sinh quan niệm, liệu họ còn có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời ở trong lòng, xin Ngài tỉa sửa những quan niệm của bản thân không? Tuyệt đối không. Họ dùng quan niệm của bản thân để liên tục đánh giá lời phán của Đấng Christ mà không hề có chút lòng thuận phục nào. Cho nên, khi họ nảy sinh quan niệm về Đấng Christ, trong lòng họ chống đối và dần dần trở nên đối địch với Ngài. Khi sự đối địch nảy sinh, kẻ địch lại Đấng Christ còn dự định thuận phục không? Còn dự định tiếp nhận không? Họ bắt đầu chống đối ở trong lòng: “Hừm, bây giờ tôi đã nắm được thóp của ngài, chẳng phải ngài là đức chúa trời sao? Chẳng phải tất cả những lời ngài phán đều là lẽ thật sao? Hóa ra ngài làm việc gì cũng dựa theo suy luận lô-gích, phán đoán chuyện gì cũng dựa theo những gì mà ngài nhìn thấy bằng mắt, việc làm của ngài không phù hợp với thực chất của đức chúa trời!”. Trong lòng họ nảy sinh sự bất tuân. Khi sự bất tuân nảy sinh, nó sẽ bộc lộ ra bên ngoài, “Những gì ngài nói có vẻ đúng, nhưng tôi cần phải tra cứu lời đức chúa trời một tý, để xem lời đức chúa trời phán những gì. Tôi cần phải cầu nguyện với đức chúa trời để xem đức chúa trời dẫn dắt tôi như thế nào. Tôi cần phải chờ đợi và tìm kiếm một chút, để xem đức chúa trời hướng dẫn và khai sáng cho tôi như thế nào. Đối với những gì ngài đã phán, chúng không còn nằm trong phạm vi suy xét của tôi và không thể là căn cứ cho hành động của tôi nữa”. Đây là biểu hiện gì? (Thưa, phủ nhận Đấng Christ.) Họ phủ nhận Đấng Christ, nhưng tại sao họ vẫn đọc “Lời xuất hiện trong xác thịt”? (Thưa Đức Chúa Trời, con cảm thấy rằng họ chỉ thừa nhận Đức Chúa Trời xa vời trên trời và hoàn toàn phủ nhận Đấng Christ trên mặt đất.) Kẻ địch lại Đấng Christ luôn sống trong những câu chữ và đạo lý rỗng tuếch, sùng bái Đức Chúa Trời siêu phàm và vô hình. Cho nên, họ cực lực tôn sùng và kính trọng những văn tự được viết ra theo những lời phán của Đấng Christ, nhưng Đấng Christ, con người hết sức bình thường này, lại không có bất kỳ địa vị gì trong lòng họ. Chuyện này có mâu thuẫn không? Khi có quan niệm về Đấng Christ, họ nói: “Tôi cần cầu nguyện và tìm kiếm, xem lời đức chúa trời nói gì”. Chỉ thừa nhận lời Đức Chúa Trời mà không thừa nhận Đấng Christ, đây là loại người gì? (Thưa, họ là kẻ địch lại Đấng Christ.) Cho dù quan niệm của họ về lời của Đấng Christ có lớn hay sâu sắc đến đâu, một khi những lời đó được in ra thì họ không còn quan niệm nữa. Một khi các từ ngữ trở thành văn tự thì họ xem lời Đức Chúa Trời như là Đức Chúa Trời mà thờ phượng. Đây chẳng phải là căn bệnh tương tự của những người Pha-ri-si và những người trong giới tôn giáo sao? Nghe mà không hiểu được lẽ thật thì sẽ dễ dàng nảy sinh những biểu hiện và quan niệm này. Sau khi kẻ địch lại Đấng Christ nảy sinh quan niệm, trong lòng họ sẽ không thể thuận phục; không có sự thuận phục mà chỉ có sự chống đối.

Trong tình huống nào thì người bình thường dễ nảy sinh quan niệm? Hoặc là loại người nào thì dễ nảy sinh quan niệm? Một loại là những người không hiểu lời Đức Chúa Trời, một loại khác là những người không có hiểu biết thuộc linh và không tiếp nhận lẽ thật; họ dễ nảy sinh quan niệm. Một khi nảy sinh quan niệm, trong lòng họ liền bắt đầu chống đối. Chẳng hạn như, lúc đầu, Ta bảo mọi người làm việc theo một cách nào đó dựa theo bối cảnh, hoàn cảnh và nhu cầu của con người ngay lúc đó. Sau này, khi thời gian trôi qua và tình huống có phần thay đổi, phương thức và phương pháp xử lý chuyện này cũng liền thay đổi. Sự thay đổi này không thành vấn đề, nhưng kẻ địch lại Đấng Christ liền nắm lấy điểm yếu này rồi nảy sinh quan niệm, “Trước đây ngài đã phán như thế, phán rằng đó là lẽ thật và bảo mọi người thực hành như thế. Chúng tôi khó khăn lắm mới hiểu, mới có thể thực hành và tuân theo được, chúng tôi đã nghĩ rằng mình có hy vọng được phước lành, bây giờ ngài lại bảo chúng tôi làm như vầy, như vậy là có ý gì? Chẳng phải là giày vò người khác sao? Chẳng phải là không đối đãi với chúng tôi như một con người sao? Rốt cuộc thì làm như thế nào mới thích hợp?”. Một khi phương thức, phương pháp hoặc là câu nói có thay đổi thì có thể chọc giận một số người, nhóm này là những người không hiểu lẽ thật một chút nào và không thể lĩnh hội được lẽ thật. Họ dùng những quan niệm cũ, lý luận cũ, một số tiêu chuẩn đạo đức và lương tâm của con người, thậm chí là một số tư duy lô-gích và tri thức của con người để đánh giá tất cả mọi việc mà Đức Chúa Trời làm. Khi hết thảy những việc này trái ngược hoặc xảy ra sai sót so với những lời Đấng Christ phán, họ không biết xử lý như thế nào. Khi không biết xử lý như thế nào, người bình thường trước tiên sẽ có thể bình tĩnh lại và tiếp nhận, sau đó mới từ từ tìm hiểu. Còn kẻ địch lại Đấng Christ thì không như vậy. Họ chống đối trước tiên, sau đó thì cầu nguyện trước Đức Chúa Trời xa vời, như thể họ thực hành lẽ thật và yêu kính Đức Chúa Trời lắm vậy. Mục đích họ cầu nguyện là gì? Đó là có thể tìm đầy đủ chứng cứ để phủ nhận lời Đấng Christ, lên án và phê phán những lời mà Ngài phán, để đạt được sự yên tâm. Họ giải quyết quan niệm như vậy đấy. Quan niệm có thể được giải quyết như vậy không? (Thưa, không thể.) Tại sao không thể? (Thưa, bởi vì họ không tiếp nhận lẽ thật, không phải tìm kiếm lẽ thật từ lời Đức Chúa Trời mà là muốn phủ nhận Đức Chúa Trời.) Đúng vậy, họ không dùng thái độ hay phương thức tiếp nhận lẽ thật để giải quyết quan niệm của mình. Họ không buông bỏ quan niệm của mình, mà giữ chúng trong lòng. Cho nên, phương thức như vậy không bao giờ giải quyết được quan niệm, họ không bao giờ buông bỏ được quan niệm, mà còn tích lũy chúng theo thời gian; lâu ngày dài tháng, số năm họ tin Đức Chúa Trời ngày càng nhiều thì những tưởng tượng và quan niệm của họ cũng ngày càng tăng. Như vậy, thái độ của họ đối với Đấng Christ, đối với con người bình thường này không tránh khỏi càng ngày càng có quan niệm nặng nề hơn. Đồng thời, sự ngăn cách trong lòng họ đối với Đấng Christ và oán khí đối với Ngài cũng ngày càng nặng nề hơn. Họ mang theo những sự ngăn cách và quan niệm này khi thực hiện bổn phận, nhóm họp và ăn uống lời Đức Chúa Trời, cuối cùng thì họ có thể đạt được gì? Ngoài việc dục vọng muốn bản thân được phước lành ngày càng tăng ra thì họ chẳng đạt được gì cả.

Các ngươi có quan niệm gì đối với Đấng Christ không? Con người có yêu cầu thế nào đối với Đức Chúa Trời thì sẽ có quan niệm thế ấy đối với Đấng Christ. Những yêu cầu của con người đến từ đâu? Chúng nảy sinh từ trong dã tâm, dục vọng, quan niệm, tưởng tượng của con người. Vậy mọi người nảy sinh những quan niệm gì? Họ cho rằng Đấng Christ nên nói như thế này và thế kia, rằng Ngài nên nói như vậy và làm như vậy. Ví dụ, có một người cảm thấy tiêu cực và yếu đuối, họ cho rằng: “Đức Chúa Trời không phải là tình yêu sao? Đức Chúa Trời giống như người mẹ, người cha từ ái của con người; Đức Chúa Trời phải ban cho con người sự an ủi. Hãy quên Đức Chúa Trời trên trời đi; với không tới được Ngài đâu. Giờ đây Đức Chúa Trời đã đến mặt đất, con người đã có điều kiện thuận lợi này rồi. Vì tôi cảm thấy tiêu cực nên cần phải đến trước Đức Chúa Trời và nói ra với Ngài”. Khi nói, họ vừa rơi nước mắt vừa nói về những khó khăn, yếu đuối của bản thân và cũng thoải mái nói về tâm tính bại hoại của mình. Rốt cuộc thì trong lòng mọi người muốn gì? Họ muốn được an ủi, muốn những lời êm tai, muốn Đức Chúa Trời phán những lời không làm cho họ khó chịu, những lời làm cho họ vui vẻ, được an ủi và khiến họ không còn tiêu cực nữa. Có phải như vậy hay không? Nhất là có một loại người có tưởng tượng như thế này: “Sự yếu đuối và tiêu cực đối với con người thì là yếu đuối, là tiêu cực, nhưng đối với Đức Chúa Trời, phán một lời thôi thì con người liền mặt mày hớn hở, mọi phiền não và u sầu trong lòng đều tan biến, mọi sự tiêu cực và yếu đuối liền tan thành mây khói, gặp phải chuyện gì cũng đều có thể kiên cường, không yếu đuối nữa, không rơi vào tiêu cực nữa, và có thể đứng vững làm chứng. Vậy thì hãy để Đấng Christ phán lời đi!”. Các ngươi nói xem, gặp phải chuyện như vậy thì Ta nên phán gì? Một mặt là lý giải xem vì sao người này lại tiêu cực và họ đang làm bổn phận gì; mặt khác, Ta thông công một chút về những nguyên tắc mà mọi người nên tuân thủ trong quá trình thực hiện bổn phận. Chẳng phải là đã nói đến nơi đến chốn rồi sao? Đối với một số người ngu muội, ngoan cố và không tiếp nhận lẽ thật thì cần phải phán lời mang một chút sự sửa dạy để thúc đẩy họ một chút, đạt đến có thể khích lệ họ. Mặt khác nữa, thực chất bản tính của loại người này cũng cần được vạch trần ở một mức độ nhất định, để họ biết luôn tiêu cực là thế nào và tại sao họ luôn tiêu cực. Nếu Ta nói những người luôn tiêu cực là người không tiếp nhận lẽ thật, không yêu thích lẽ thật, họ nghe xong lời này thì có thể được an ủi hay không? (Thưa, không thể.) Nếu Ta nói rằng: “Luôn tiêu cực là bình thường. Luôn tiêu cực chính là biểu hiện của một đứa trẻ; một đứa trẻ đảm đương việc của người lớn, gánh vác nặng nề thì sẽ luôn tiêu cực. Ngươi có vóc giạc nhỏ bé, tuổi cũng còn trẻ và chưa trải nghiệm qua chuyện gì cả, chuyện này phải từ từ mà học. Ngoài ra, cha mẹ cũng có trách nhiệm; cha mẹ không dạy dỗ tốt nên cũng không trách được ngươi”. Họ nói: “Vậy tâm tính bại hoại này của con là gì?” “Đây không phải là tâm tính bại hoại gì; chỉ là tuổi ngươi còn quá trẻ, hoàn cảnh gia đình lại tốt, được nuông chiều từ bé, vài năm nữa lớn lên thì sẽ ổn thôi”. Nghe được lời như vậy thì họ có thấy được an ủi không? Nếu thêm một cái ôm thật chặt và truyền chút năng lượng tích cực nào đó, chẳng phải họ sẽ cảm thấy ấm áp trong lòng sao? Làm như vậy thì họ sẽ cảm nhận được tình yêu và sự ấm áp của Đức Chúa Trời. Nhưng Đấng Christ thường không làm như vậy. Thực ra Ngài có thể làm như vậy đối với những đứa trẻ mười tuổi chưa thành niên, an ủi chúng một chút, nhưng đối với mỗi một người trưởng thành, Ngài sẽ không làm như vậy; đó gọi là lừa bịp một kẻ ngốc. Ngài sẽ tùy việc mà xét, chỉ rõ cho ngươi con đường, giải thích rõ ràng rốt cuộc là chuyện gì đang xảy ra và để bản thân ngươi tự do lựa chọn. Ngươi là người như thế nào thì sẽ đi con đường thế ấy. Từ thực chất của hết thảy mọi việc mà Đấng Christ làm, Ngài không lừa dối hay bỡn cợt ngươi, nhưng chính con người không thể tiếp nhận. Họ không đối mặt với sự thật, nhưng thực chất của Đấng Christ chính là như vậy và Ngài chỉ có thể làm như vậy. Nếu con người không thể tiếp nhận điều này, chẳng phải giữa con người và Đức Chúa Trời sẽ nảy sinh mâu thuẫn sao? Nếu ngươi không thể đạt được mục đích và cũng không tiếp nhận lẽ thật, chẳng phải sự ngăn cách này liền nảy sinh sao? (Thưa, phải.) Chuyện này chất chứa trong lòng mọi người. Họ vốn cho rằng Đức Chúa Trời thật từ ái, dịu dàng giống như người mẹ, người bà. Nhưng bây giờ, vừa thấy chuyện không phải như vậy, cũng không cảm nhận được chút ấm áp nào, thì trong lòng họ liền chán nản. “Chỉ một lời phán của Đấng Christ liền có thể kéo tôi ra khỏi sự tiêu cực”, liệu yêu cầu mà họ hằng tưởng tượng này có thể được thực hiện hay không? “Chỉ cần Đấng Christ đến để giúp tôi giải quyết vấn đề, đảm bảo tôi sẽ thấy ấm áp trong lòng ngay lập tức và sẽ không bao giờ tiêu cực nữa; công việc bỗng chốc trở nên sáng tỏ và bỗng chốc còn có một con đường khả thi”. Sự tưởng tượng này có thực tế không? Mục đích này có thể đạt được không? (Thưa, không thể.) Cho nên, trong chuyện này, nếu mọi người luôn dựa vào quan niệm và tưởng tượng thì sẽ không làm được gì cả; phải tìm kiếm được lẽ thật thì mới có thể giải quyết vấn đề.

Có vài người làm một số chuyện sau lưng, sau khi nhìn thấy Ta, họ liền nói với Ta: “Con đã phạm tội tà dâm năm con mười tuổi”. Ta nói: “Đừng bao giờ nói với Ta về chuyện này. Ngươi hãy thành tâm cầu nguyện một cách âm thầm, thật sự hối cải, thì vấn đề này sẽ được giải quyết, Đức Chúa Trời không ghi nhớ chuyện này. Ngươi không cần nói trực tiếp với Ta, Ta không tra xét những chuyện này”. Khi Ta ngăn cản không để họ nói, trong lòng họ vẫn còn ý nghĩ: “Ngài có đúng là Đức Chúa Trời không? Lòng con chân thành đến vậy, một trái tim đang rực lửa bị Ngài hắt một gáo nước lạnh vào làm cho nguội lạnh. Con chỉ muốn thổ lộ tâm sự với Ngài, tại sao Ngài không lắng nghe? Ngài nghe một chút thôi cũng được, con vẫn còn nhiều chi tiết để kể”. Ta nói: “Mục đích cuối cùng mà ngươi nhận tội là để hối cải chứ không phải để kể thật nhiều chi tiết. Nếu ngươi thực sự hối cải trong sâu thẳm nội tâm thì hình thức như thế nào không thành vấn đề, ngươi chạy theo hình thức này thì cũng vô ích. Ngươi đem chi tiết và ngọn nguồn của sự việc nói rõ ràng cho Ta cũng không có nghĩa là ngươi đã hối cải. Nếu ngươi đã thực sự hối cải, dù không nói gì thì ngươi vẫn đã hối cải. Nếu ngươi không hối cải, thì dù có nói gì cũng vô ích”. Có vài người không hiểu, cho rằng họ nói gì thì Ta cũng muốn nghe, chẳng hạn như hành vi tà dâm, ăn cắp, hoặc là lên án và hãm hại người khác của họ trước khi tin Đức Chúa Trời. Họ cho rằng Ta nguyện ý nghe những chuyện trong sinh hoạt cá nhân này của họ, rằng Ta muốn biết và thấy rõ tất cả mọi ý nghĩ trong sâu thẳm nội tâm họ, cũng như mọi chuyện mà họ đã làm, bất kể chuyện tốt hay xấu. Đây chẳng phải là quan niệm của con người sao? Họ nghĩ sai rồi. Ta chỉ muốn biết về tâm tính bại hoại của con người, thực chất của họ và con đường họ đi, vậy là đủ rồi; biết những chuyện này là đủ để giải quyết việc lớn là cứu rỗi con người. Không cần phải biết về kiếp này hay kiếp sau của mỗi người; không cần biết những chuyện này. Mọi người cho rằng: “Ngài cũng bình thường và thực tế. Có một số chuyện Ngài chưa biết, nên có lẽ Ngài cũng muốn hiểu và biết tận gốc rễ bối cảnh gia đình của mỗi người, hoàn cảnh từ nhỏ đến lớn mà họ đã trưởng thành và những trải nghiệm riêng biệt của họ trong quá trình trưởng thành, lúc sau thực hiện công tác thì Ngài có thể nắm thóp con người để phán xét và vạch trần họ”. Có chuyện như vậy không? (Thưa, không.) Có vài người mang theo những quan niệm và tưởng tượng này, khi gặp Ta thì luôn muốn nói với Ta về những chuyện họ đã làm trước kia, họ nói: “Chao ôi, Ngài không biết đấy thôi, gia đình con trước kia đã như thế này thế kia…” Ta nói: “Đừng nói về những chuyện trong gia đình của ngươi, hãy nói một chút về trải nghiệm tin Đức Chúa Trời đi”. Còn có người lại nói, “Chao ôi, Ngài vẫn còn chưa biết, trước đây con đã có rất nhiều người yêu”. “Ngài không biết trước kia con đã từng hãm hại ai đâu”. Nói những chuyện này có ích không? (Thưa, vô ích.) Họ cho rằng Đức Chúa Trời nhập thể rất nguyện ý biết những chuyện này, nguyện ý hiểu rõ các loại trò hề nhân gian cũng như mọi nội dung chi tiết về đời sống sa đọa của nhân loại. Khi gặp loại người này, Ta nói với họ: “Nếu ngươi muốn nhận tội và hối cải, hãy cầu nguyện riêng trước Đức Chúa Trời, đừng nói với Ta. Ta chỉ phụ trách dạy ngươi cách làm tốt bổn phận và thờ phượng Đức Chúa Trời trong đời sống hiện thực, để ngươi đạt được sự cứu rỗi. Miễn là có liên quan đến những chuyện này thì chúng ta có thể tán gẫu một chút khi gặp nhau, nếu không liên quan đến những chuyện này thì tốt nhất là đừng nói”. Khi nghe vậy, có vài người bắt đầu có ý nghĩ: “Đức Chúa Trời thực sự không có tình yêu thương và không bao dung”. Họ cho rằng người như thế nào thì có lòng yêu thương vậy? Tổ trưởng tổ dân phố, những người này chuyên xử lý chuyện vụn vặt trong cuộc sống của người khác. Ta có phải xử lý những chuyện này không? Ta mặc kệ những chuyện đó! Ngươi sống như thế nào, ăn mặc như thế nào, kiếm tiền như thế nào, điều kiện kinh tế thế nào, sống chung với hàng xóm ra sao, Ta không can thiệp vào những chuyện đó của ngươi. Đây là thái độ của mọi người đối với Đấng Christ khi họ có quan niệm về một vài chuyện, nhất là khi họ nảy sinh quan niệm đối với lời phán của Đấng Christ hoặc khi những lời của Đấng Christ hoàn toàn không phù hợp với quan niệm của họ, kẻ địch lại Đấng Christ không buông bỏ quan niệm, cũng không tiếp nhận lẽ thật, họ không mổ xẻ quan niệm của mình hay tìm kiếm lẽ thật; thay vào đó, họ ngoan cố bám vào quan niệm của mình và âm thầm lên án những lời phán của Đấng Christ trong lòng mình.

Trong thời kỳ cuối cùng này, Đức Chúa Trời đang thực hiện công tác phán xét trong thời kỳ sau rốt. Trong quá trình phúc âm của vương quốc Đức Chúa Trời được mở rộng, khá nhiều công tác liên quan đến các hạng mục nghiệp vụ đã xuất hiện trong nhà của Đức Chúa Trời, chẳng hạn như các hạng mục công tác về âm nhạc, viết văn, điện ảnh, v.v. Trong thời gian thực hiện những công tác này, Đấng Christ cũng đã tham gia vào một số công tác liên quan đến các hạng mục nghiệp vụ này, đương nhiên về cơ bản thì Ngài làm công tác hướng dẫn và xác định phương hướng cho các hạng mục công tác; Ngài làm việc trong phạm vi này. Đấng Christ không tránh khỏi việc không quen thuộc với một số kiến ​​thức hoặc thường thức liên quan đến các hạng mục nghiệp vụ này, và có thể có một vài việc Ngài không hiểu. Đây chẳng phải là rất bình thường sao? Đối với người bình thường, họ cho rằng chuyện này rất bình thường và không có gì to tát, bởi vì tất cả mọi người đều đang trong quá trình học tập và dưới sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, các hạng mục công tác chỉ có thể càng làm càng tốt, thành phẩm càng ngày càng nhiều và sản phẩm chất lượng cũng càng ngày càng nhiều. Nhưng đối với kẻ địch lại Đấng Christ mà nói thì đây không phải là một chuyện nhỏ. Họ nói: “Ngài căn bản là không quen thuộc với một hạng mục nghiệp vụ nào đó, thậm chí là không hiểu gì, ngài dựa vào đâu mà tham gia vào? Dựa vào đâu để chỉ huy và hướng dẫn chúng tôi? Dựa vào đâu mà ngài có quyền định đoạt? Dựa vào đâu mà chúng tôi đều phải nghe lời ngài? Chẳng lẽ cứ nghe lời ngài là đúng sao? Nghe lời ngài thì sẽ không đi sai đường và không phạm sai lầm trong công tác hay sao? Tôi thấy chưa chắc đâu”. Khi Đấng Christ hướng dẫn công tác, Có vài người mang theo thái độ hoài nghi, “Trước tiên, hãy nghe xem liệu những gì Ngài phán có hợp lý, có thạo nghề hay có cao siêu hơn so với chúng ta hay không. Nếu cao siêu hơn thì chúng ta tiếp nhận và làm theo Ngài; nếu không thì chúng ta lựa chọn và tìm cách khác”. Nhưng trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ từ đầu đến cuối chính là loại trạng thái bất tuân: “Chúng ta là những người chuyên nghiệp, làm hạng mục công tác này đã bao nhiêu năm, nhắm mắt cũng có thể hoàn thành tốt công tác và nhiệm vụ này. Nghe lời ngài chẳng phải chỉ để cho có thôi sao? Dựa vào đâu mà nghe lời ngài? Chẳng phải những gì ngài phán cũng là tiếng phổ thông thôi sao? Nếu nghe lời ngài thì chẳng phải chúng ta trông như quá kém cỏi hay sao? Nhưng bây giờ tất cả mọi người đang lắng nghe, tôi cũng không thể đứng lên phản đối, nếu phản đối thì tôi sẽ bị luận tội là kẻ địch lại đấng christ. Vậy thì tôi sẽ ngụy trang trong chốc lát, giả vờ lắng nghe, diễn một chút hình thức và sau đó nên làm thế nào thì làm thế ấy, không chút chậm trễ”. Cho nên, bất kể Đấng Christ thông công các nguyên tắc lẽ thật như thế nào, giải thích mọi việc rõ ràng đến đâu, trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ luôn có những quy tắc đã định của riêng mình, họ luôn cảm thấy mình hiểu nghiệp vụ, rằng mình là chuyên gia trong hạng mục nghiệp vụ này, nên họ nghe không hiểu những nguyên tắc lẽ thật mà Đấng Christ thông công là gì. Mỗi khi Đấng Christ hướng dẫn về công tác liên quan đến nghiệp vụ, đó chính là thời điểm mà kẻ địch lại Đấng Christ thi thố bản lĩnh và tài cán của họ với Đấng Christ. Thậm chí có khi Đấng Christ phán vài lời liên quan đến phương diện nghiệp vụ, trong mắt kẻ địch lại Đấng Christ coi đó là lúc mà Đấng Christ lộ ra cái dốt, họ ngấm ngầm chế giễu và xem thường Ngài, trong lòng không khỏi càng thêm chống đối và chán ghét sự hướng dẫn công tác của Ngài. Trong lòng họ từ đầu đến cuối đều bất tuân, họ nói: “Ngài bảo chúng tôi làm thế nọ thế kia, nhưng ngài thì biết gì chứ? Trình tự làm việc của những nghiệp vụ này có mấy hạng mục, ngài có biết không? Ngài có biết chi tiết khi thao tác cụ thể không? Khi hướng dẫn chúng tôi làm phim, ngài có biết cách diễn xuất chân thực hay cách ghi âm không?”. Mỗi khi đối mặt với những chuyện này, trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ không phải là nghiêm túc lắng nghe các nguyên tắc lẽ thật liên quan đến mỗi một hạng mục nghiệp vụ, mà là âm thầm phân cao thấp với Đấng Christ ở trong lòng, thậm chí đứng ở góc độ người ngoài cuộc để xem trò vui, chế giễu Đấng Christ và trong lòng tràn đầy sự bất tuân. Khi họ tiến hành công tác, họ chỉ làm bề ngoài cho có, trước tiên xem lại những ghi chú về những gì Đức Chúa Trời thông công, xem Ngài đã phán gì, sau đó họ trực tiếp bắt đầu công việc, vốn dĩ làm như thế nào thì làm như thế ấy. Có vài người nói: “Đức Chúa Trời không phán như vậy, tại sao anh lại làm như vậy chứ?”. Họ liền nói: “Đức chúa trời không phán như vậy, nhưng ngài có biết tình huống thực tế không? Không phải chúng ta là những người thao tác thực tế trong những chuyện này sao? Đức chúa trời thì biết gì? Đức chúa trời chỉ ban cho cái nguyên tắc, còn chúng ta phải xử lý dựa theo tình huống thực tế. Kể cả Đức Chúa Trời có đến đây thì vẫn phải xử lý như vậy. Chúng ta lắng nghe khi lời đức chúa trời liên quan đến lẽ thật, không liên quan đến lẽ thật mà liên quan đến nghiệp vụ thì do chúng ta định đoạt”. Họ nghe qua các nguyên tắc lẽ thật mà Đức Chúa Trời thông công và cũng ghi chép lại, mọi người cũng xem lướt qua các ghi chú lại một lần cho có, nhưng ai là người định đoạt việc làm như thế nào? Đối với họ, lẽ thật không nắm quyền, càng khỏi đề cập đến việc Đấng Christ nắm quyền, vậy thì ai nắm quyền? Là kẻ địch lại Đấng Christ nắm quyền; họ là người định đoạt. Đối với họ, lẽ thật chỉ là không khí, chỉ là những đạo lý và khẩu hiệu, tùy tiện nói một chút là xong việc rồi, con người cần làm gì thì làm đó, muốn làm như thế nào thì làm như thế ấy. Lúc xưa, họ đã đồng ý rất dễ dàng và thái độ cũng vô cùng thành khẩn, nhưng vừa bước vào đời sống hiện thực thì hết thảy đều biến đổi; mọi chuyện sẽ không giống như vậy.

Bởi vì kẻ địch lại Đấng Christ luôn có quan niệm, luôn chống đối và bất tuân trong lòng đối với Đức Chúa Trời nhập thể, nên trong lòng họ căn bản là không thừa nhận Đức Chúa Trời nhập thể; họ chỉ tin Đức Chúa Trời trên trời. Họ giống như Phao-lô, đối với Jêsus nhập thể, ông không phải tâm phục khẩu phục mà là đầy rẫy quan niệm. Cho nên, ông viết nhiều thư như vậy nhưng chưa hề làm chứng cho Jêsus, chưa bao giờ làm chứng rằng những lời của Jêsus là lẽ thật, và chưa bao giờ nói rốt cuộc là ông có yêu kính Jêsus hay không. Mọi người có thể nhìn ra được những chuyện này; Phao-lô là một kẻ địch lại Đấng Christ chính hiệu. Bây giờ các ngươi đều có thể nhận biết được rằng Phao-lô chính là một đại diện điển hình cho kẻ địch lại Đấng Christ. Phàm là loại người thuộc về kẻ địch lại Đấng Christ, cho dù các ngươi thừa nhận rằng lời Đức Chúa Trời bày tỏ là lẽ thật, thì liệu các ngươi có thể tiếp nhận lẽ thật không? Có thể thuận phục Đấng Christ không? Có thể làm chứng cho Đấng Christ không? Đây lại là một chuyện khác. Họ có thể thuận phục mọi việc mà Đấng Christ làm không? Nếu Đấng Christ sắp xếp hoặc bố trí công tác, hướng dẫn mọi người cách thực hiện, thì liệu kẻ địch lại Đấng Christ có thể thuận phục không? Chuyện này tỏ lộ mọi người một cách rõ ràng nhất. Kẻ địch lại Đấng Christ không thể thuận phục; họ phớt lờ và không xem lời của Đấng Christ ra gì. Cho nên, bất kể Đấng Christ đưa ra hướng dẫn cụ thể hay bố trí nhiệm vụ cho bất kỳ hạng mục công tác nào, loại người như kẻ địch lại Đấng Christ đều không thể tiến hành. Kẻ địch lại Đấng Christ chính là không cam lòng thuận phục Đấng Christ. Bất kể Ngài sắp xếp công tác như thế nào, họ cũng không nguyện ý tiến hành, luôn cho rằng ý nghĩ của mình cao minh và rằng làm theo ý nghĩ của mình là thích hợp nhất. Nếu ngươi nói với họ rằng: “Khi gặp chuyện, các anh nên phối hợp và bàn bạc với ba hoặc bốn người khác, thông công nhiều hơn về các nguyên tắc lẽ thật, làm việc theo nguyên tắc chứ đừng vi phạm nguyên tắc”, liệu họ có nghe theo hay không? Căn bản là họ không nghe, từ lâu họ đã vứt những lời này ra sau đầu và muốn tự mình định đoạt. Ngươi nói với họ: “Nếu có vấn đề không thể giải quyết thì có thể tìm kiếm từ Bề trên”, nhưng khi mọi người thực sự có vấn đề muốn tìm kiếm từ Bề trên thì kẻ địch lại Đấng Christ lại nói: “Hỏi cái gì chứ, vấn đề nhỏ này mà còn làm phiền bề trên? Chúng ta tự giải quyết được, không cần hỏi! Tôi là người định đoạt, xảy ra chuyện thì tôi chịu trách nhiệm!”. Lời này nghe thật hay nhưng khi thực sự xảy ra chuyện thì ngươi có thể gánh vác nổi không? Nếu công tác của hội thánh bị hao tổn, hậu quả này liệu ngươi có gánh nổi không? Chẳng hạn như, nếu bởi vì lãnh đạo và người làm công sắp xếp nhóm họp không cẩn thận, các anh chị em bị bắt giữ khi nhóm họp, khiến một vài người trở nên tiêu cực, yếu đuối và vấp ngã, trách nhiệm này thì ai có thể chịu đây? Kẻ địch lại Đấng Christ có chịu trách nhiệm về lời nói của mình không? Họ rất vô trách nhiệm! Đây là thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ đối với công tác. Các ngươi nói xem, liệu kẻ địch lại Đấng Christ có thể thực sự tiếp nhận và thuận phục những lời Đấng Christ phán không? (Thưa, không thể.) Trong lòng những kẻ địch lại Đấng Christ, thái độ của họ đối với việc thực hành lẽ thật và vâng phục Đấng Christ là gì? Một từ: chống đối. Họ cứ chống đối. Và tâm tính hàm chứa bên trong sự chống đối này là gì? Điều gì gây ra nó? Sự bất tuân là điều gây ra nó. Về phương diện tâm tính, đây là sự chán ghét lẽ thật, đó là có sự bất tuân trong lòng họ, đó là họ không muốn vâng phục. Và như vậy, trong lòng họ, những kẻ địch lại Đấng Christ nghĩ gì khi nhà Đức Chúa Trời yêu cầu rằng các lãnh đạo và người làm công học cách làm việc hòa hợp với nhau, thay vì một người làm chủ mọi sự, rằng họ học cách thảo luận mọi việc? “Thật quá rắc rối khi thảo luận mọi thứ với mọi người! Tôi có thể đưa ra quyết định về những điều này. Làm việc với người khác, bàn bạc với họ, làm việc theo nguyên tắc – thật ngu ngốc và đáng xấu hổ!”. Những kẻ địch lại Đấng Christ nghĩ rằng họ hiểu lẽ thật, rằng họ thông suốt mọi thứ, rằng họ có những sự hiểu biết và cách làm việc của riêng mình, và vì vậy họ không có khả năng làm việc với những người khác, họ không thảo luận bất cứ điều gì với mọi người, họ làm mọi thứ theo cách riêng của họ, và không nghe bất kỳ ai khác! Mặc dù ngoài miệng những kẻ địch lại Đấng Christ nói rằng họ sẵn lòng vâng phục và sẵn lòng làm việc với người khác, cho dù câu trả lời của họ bề ngoài có vẻ hay như thế nào, lời nói của họ nghe có vẻ hay ho ra sao, họ cũng không thể thay đổi trạng thái phản nghịch của mình, không thể thay đổi những tâm tính Sa-tan của mình. Tuy nhiên, bên trong, họ phản nghịch dữ dội – đến mức độ nào? Nếu được giải thích bằng ngôn ngữ của kiến thức thì đây là một hiện tượng xảy ra khi hai thứ có tính chất khác nhau được kết hợp lại với nhau: sự bác bỏ, là điều mà chúng ta có thể hiểu là “sự chống đối”. Đây chính là tâm tính của những kẻ địch lại Đấng Christ: chống đối Bề trên. Họ thích chống đối Bề trên và họ không vâng phục ai.

Khi đối mặt với lời của Đấng Christ, kẻ địch lại Đấng Christ chỉ có một thái độ chính là bất tuân, và chỉ có một cách làm chính là kháng cự. Chẳng hạn như khi Ta nói: “Sân trong của chúng ra rất rộng và không có bóng râm. Vào mùa đông, ánh mặt trời rọi khắp nơi, mọi người có thể phơi nắng nhưng vào mùa hè trời bắt đầu có chút nóng. Hãy mua một vài cái cây, mua loại nào phát triển nhanh được, về sau cho được nhiều bóng râm, còn phải sạch sẽ và tương đối đẹp”. Có bao nhiêu nguyên tắc? (Thưa, ba nguyên tắc.) Một là cây phát triển nhanh, hai là cây sạch sẽ và tương đối đẹp, ba là về sau cho nhiều bóng mát, nghĩa là cây phải có cành và lá rậm rạp. Chỉ phải tiến hành theo ba nguyên tắc này, về việc mua bao nhiêu, trồng ở đâu, trồng loại cây gì, Ta cũng đều nói cho họ. Chuyện này có dễ tiến hành không? (Thưa, dễ tiến hành.) Việc này có được tính là việc khó khăn không? (Thưa, không tính.) Không tính là một việc khó khăn. Tại sao không tính là việc khó khăn? Có chỗ bán cây, nhà Đức Chúa Trời cung cấp tiền, các điều kiện cơ bản để mua cây đều có đủ. Việc còn lại chỉ là sai người tiến hành, chuyện này không có gì khó khăn. Nhưng đối với kẻ địch lại Đấng Christ thì có khó khăn: “Cái gì? Mua cây ư? Tiêu tiền chỉ để hóng mát và làm đẹp cảnh vật xung quanh, đây chẳng phải là tham hưởng sự an nhàn xác thịt sao? Số tiền đó là của lễ của đức chúa trời, sao có thể tùy tiện tiêu xài bừa bãi như vậy? Nóng một chút thì có làm sao? Mặt trời do đức chúa trời tạo ra; phơi nắng thì có chết không? Đó gọi là đón nắng và tận hưởng mưa. Nếu không muốn phơi nắng thì hãy ở lì trong nhà. Còn muốn tiêu tiền để hưởng phước như vậy, nằm mơ đi nhé!”. Họ ngẫm nghĩ một chút: “Tôi không có quyền định đoạt được chuyện này, nếu tôi tự mình trực tiếp chống đối thì không tốt, sẽ bị định tội và những người khác vẫn có thể không nguyện ý. Vậy nên, tôi sẽ thông báo cho tổ quyết sách một chút. Ngoài ra, tốt nhất là khiến cho các anh chị em cũng bày tỏ một chút ý kiến. Nếu tổ quyết sách thông qua thì sẽ mua cây; nếu không thì sẽ không mua, cho dù các anh chị em có đồng ý thì cũng không được”. Họ tập hợp mọi người lại cùng nhau nói về chuyện này, sau đó để mọi người bàn bạc và bày tỏ ý kiến. Mọi người nói rằng: “Mua cây là việc tốt; tất cả mọi người đều được lợi”. Kẻ địch lại Đấng Christ nghe thấy và nói: “Việc tốt gì chứ? Tất cả mọi người đều được lợi là được rồi sao? Tất cả mọi người được lợi từ tiền của ai? Đó là tiêu tiền của đức chúa trời, vậy chẳng phải là hoang phí của lễ sao? Chuyện này có phù hợp với nguyên tắc không?”. Mọi người ngẫm nghĩ một chút: “Hoang phí của lễ để tất cả mọi người được hưởng lợi ích, chuyện này có chút không thích hợp”. Bàn bạc tới lui thì quyết định cuối cùng là không mua. Tiền phải được tiết kiệm; ai căn dặn cũng không được, đều không được làm. Thông qua thảo luận, mọi người đưa ra kết luận. Kết luận là gì? “Đối với sự căn dặn lần này của đấng christ, quyết định cuối cùng của chúng ta là: kháng cự, không tiêu của lễ, không lãng phí một phân tiền của nhà đức chúa trời. Cách làm cụ thể: không mua cây, không phủ xanh sân trong”. Quyết định là làm như vậy. Mấy ngày sau, Ta thấy cây vẫn chưa được mua, liền hỏi họ: “Sao ngươi lại chưa mua cây?” “À, chúng con sẽ làm sớm thôi”. Đến mùa, cây của nhà người khác đã đâm lá, sao họ vẫn chưa mua cây chứ? Sau khi nghe ngóng cụ thể thì Ta mới hiểu rằng sau khi bàn bạc thì người ta không đồng ý mua cây, lời nói của Ta là vô ích. Thông qua bàn bạc, thảo luận và phân tích, cuối cùng thì tất cả mọi người cùng nhau quyết định bác bỏ căn dặn của Ta, ý là “Chúng tôi là người định đoạt ở đây, ngài hãy đứng sang một bên. Đây là nhà của chúng tôi, không liên quan gì đến ngài”. Đây là cách làm như thế nào? Đây chẳng phải là kháng cự sao? Kháng cự tới mức độ nào? Người ta có căn cứ khi nói không lãng phí một phân tiền của nhà Đức Chúa Trời, không tiêu của lễ của Đức Chúa Trời. Các ngươi nói xem căn cứ này như thế nào? Lời này có đúng không? (Thưa, không đúng.) Thông thường, người tùy tiện tiêu xài và hoang phí của lễ đều là những kẻ địch lại Đấng Christ này. Họ muốn định đoạt nên đưa ra một bộ lý luận như vậy để mê hoặc những người ngu muội, vô tri và không có sự phân định. Kết quả là thực sự có một vài người bị lừa và hành động theo lời của họ, trong khi những lời của Đấng Christ lại bị kẻ địch lại Đấng Christ gây nhiễu loạn, phá hoại, dẫn đến trì trệ và không thể tiến hành. Nguyên nhân của vấn đề này nằm ở đâu? Mấu chốt nằm ở chỗ dân được Đức Chúa Trời chọn không phân định được thói đạo đức giả của kẻ địch lại Đấng Christ, luôn bị mặt ngoài của sự việc mê hoặc và không nhìn thấu được thực chất. Kẻ địch lại Đấng Christ ngang ngược cản trở giữa những người này, khiến một vài người không có sự phân định trong số dân được Đức Chúa Trời chọn vẫn thường bị họ mê hoặc và khống chế.

Nếu không có sự quấy nhiễu của kẻ địch lại Đấng Christ thì mỗi một sự sắp xếp công tác cụ thể và mỗi một sự căn dặn của Đấng Christ trong hội thánh đều có thể nhanh chóng được thực hiện. Còn nếu ở giữa chừng có kẻ địch lại Đấng Christ can thiệp vào thì công việc sẽ bị chậm trễ và không thể được thực hiện. Có lúc những kẻ địch lại Đấng Christ sẽ thẳng thừng tìm lý do và bác bỏ những sự sắp xếp mà Đấng Christ làm hay chuyện mà Ngài dặn dò người đi làm. Khi bác bỏ chúng, họ còn áp dụng hình thức để mọi người cùng thương lượng quyết sách, rồi nói rằng: “Đây là chuyện được các anh chị em thông qua bằng cách giơ tay, là kết quả của quyết sách chung của mọi người, không phải chỉ một mình tôi quyết định”. Ngụ ý của lời này là gì? Rằng nghị quyết của các anh chị em thì phù hợp với lẽ thật, khi gặp chuyện mà có được quyết sách chung của các anh chị em thì đồng nghĩa với việc lẽ thật đang nắm quyền. Còn nếu kẻ địch lại Đấng Christ đang cầm quyền mà đối kháng với lời mà Đấng Christ phán, như vậy thì lẽ thật có đang nắm quyền không? Như vậy rõ ràng là kẻ địch lại Đấng Christ đang nắm quyền. Kẻ địch lại Đấng Christ đang khống chế cục diện mà còn nói là lẽ thật đang nắm quyền, như vậy không phải là vô lý, là gạt người sao? Kẻ địch lại Đấng Christ thật đúng là biết ngụy trang mà! Khi Đấng Christ làm một vài chuyện và yêu cầu họ đi thực hiện, nếu để mọi người biết được đó là do Đức Chúa Trời làm, là Đức Chúa Trời nghĩ cho mọi người thì mọi người sẽ cảm tạ ơn Ngài, như vậy thì kẻ địch lại Đấng Christ sẽ không vui và không thoải mái trong lòng, và họ sẽ nghĩ mọi cách để quấy nhiễu và phá hoại. Còn nếu chuyện này là do họ đề ra, cuối cùng có thể khiến cho mọi người nhớ ơn họ, mang ơn họ, vậy thì khi thực hiện công việc, họ sẽ tích cực hơn ai hết và sẵn lòng chịu mọi đau khổ. Loại người như kẻ địch lại Đấng Christ có đáng ghê tởm không? (Thưa, có.) Đây là tâm tính gì? (Thưa, tâm tính tà ác.) Kẻ địch lại Đấng Christ có thể ngụy trang, giả làm người tốt để mê hoặc và làm lung lạc con người, họ còn có thể giả vờ là bản thân đang thực hành lẽ thật. Đây chính là sự tà ác. Ngươi đã thực hành lẽ thật gì? Ngươi bác bỏ cả lời Đấng Christ phán và chuyện Ngài căn dặn ngươi, không thể thuận phục rồi đi thực hiện chúng, vậy thì ngươi thực hành lẽ thật ở chỗ nào? Ngươi là người tin Đức Chúa Trời sao? Ngươi có đối đãi với Đức Chúa Trời như Đức Chúa Trời không? Đức Chúa Trời mà ngươi tin không phải đồng liêu của ngươi, không phải là đồng nghiệp hay bạn của ngươi, Ngài là Đấng Christ, là Đức Chúa Trời! Chẳng lẽ ngươi không nhận biết được sao? Ngươi lúc nào cũng phân tích, nghiên cứu lời Đấng Christ, còn phân định đúng sai, còn đánh giá lợi hại, như vậy có phải là đứng ở sai địa vị của mình rồi không? Kẻ địch lại Đấng Christ rất sành về việc nghiên cứu và phân tích lời của người khác, kết quả là họ cứ phân tích tới phân tích lui, phân tích đến cả lời Đấng Christ. Dùng cách như vậy để nghiên cứu và đối đãi với Đấng Christ thì có phải là người đi theo Đức Chúa Trời không? Có phải là kẻ chẳng tin không? Họ luôn nghiên cứu Đấng Christ, nhưng họ có thể nhận biết được thực chất thần thánh của Đấng Christ không? Đối với Đấng Christ, họ càng nghiên cứu thì càng nghi ngờ, cuối cùng còn xác định tính chất của Đấng Christ là người bình thường, ở đây còn có đức tin thật sự hay sự thuận phục nào không? Không còn chút gì cả. Trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ, họ cảm thấy Đấng Christ đích thị là một con người bình thường, và họ xem việc đối đãi với Đấng Christ như con người là chuyện đương nhiên. Vì vậy, họ có thể không để tâm đến lời Đấng Christ phán và những chuyện mà Ngài căn dặn, có thể thờ ơ với chúng, chỉ mang đến những buổi nhóm họp để mọi người thảo luận và nghiên cứu. Cuối cùng, rốt cuộc phải làm như thế nào, người đưa ra quyết sách là họ chứ không phải là Đức Chúa Trời. Họ xem Đấng Christ là gì? Họ xem Ngài là một lãnh đạo bình thường, căn bản không đối đãi với Đấng Christ như Đức Chúa Trời. Việc này có giống với tính chất trong đức tin nơi Đức Chúa Trời của Phao-lô không? Phao-lô chưa bao giờ đối đãi với Đức Chúa Jêsus như là Đức Chúa Trời, chưa bao giờ ăn uống lời Đức Chúa Jêsus, cũng không tìm kiếm việc thuận phục Ngài. Ông cho rằng mình sống là Đấng Christ, âm mưu thay thế Đức Chúa Jêsus, kết quả là phải chịu sự trừng phạt của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi đã tiếp nhận được việc Đấng Christ là Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, thì ngươi nên thuận phục Đấng Christ. Bất luận Đấng Christ phán gì thì ngươi cũng phải nên tiếp nhận và thuận phục, chứ không phải là nghiên cứu và thảo luận xem lời Đức Chúa Trời có đúng hay không, có phù hợp với lẽ thật hay không? Lời Đức Chúa Trời không phải là để ngươi phân tích và nghiên cứu, mà là để ngươi thuận phục, thực hiện. Còn về cụ thể phải làm như thế nào, phải xác định những bước thực hành như thế nào, những điều này thuộc về phạm vi mà các ngươi phải thông công và thảo luận. Bởi vì, trong lòng những kẻ địch lại Đấng Christ luôn nghi ngờ thực chất thiêng liêng của Đấng Christ, và luôn có tâm tính bất tuân, khi Đấng Christ giao phó cho họ làm việc, họ luôn dò xét và bàn luận, và yêu cầu mọi người xác định xem họ đúng hay sai. Đây là một vấn đề trầm trọng, phải không? (Phải.) Họ không tiếp cận những điều này từ góc độ vâng phục lẽ thật; thay vào đó, họ tiếp cận chúng trong sự chống đối Đức Chúa Trời. Đây là tâm tính của những kẻ địch lại Đấng Christ. Khi nghe mệnh lệnh và những sự sắp xếp công việc của Đấng Christ, họ không tiếp nhận và vâng phục, mà bắt đầu thảo luận. Và họ thảo luận gì? Có phải là thảo luận về cách thực hành sự thuận phục không? Họ thảo luận xem liệu những lời và mệnh lệnh của Đấng Christ là đúng hay sai, và xem xét liệu chúng có nên được thực hiện hay không. Thái độ của họ có phải là thái độ thực sự muốn thực hiện những điều này không? Không – họ muốn khuyến khích nhiều người giống họ, không làm những điều này. Và việc không làm những điều này có phải là thực hành lẽ thật của sự vâng phục không? Rõ ràng là không. Vậy họ đang làm gì? (Phản nghịch.) Không chỉ bản thân họ phản nghịch chống lại Đức Chúa Trời mà họ còn đang tìm kiếm sự phản nghịch tập thể. Đây là bản chất hành động của họ, phải không? Sự phản nghịch tập thể: làm cho mọi người giống y như họ, làm cho mọi người nghĩ y như họ, nói y như họ, quyết định y như họ, chống đối tập thể quyết định và những mệnh lệnh của Đấng Christ. Đây là mô thức hoạt động của những kẻ địch lại Đấng Christ. Niềm tin của những kẻ địch lại Đấng Christ là: “Nếu mọi người đều làm thì đó không phải là tội”, vì vậy họ thúc giục những người khác phản nghịch chống lại Đức Chúa Trời, nghĩ rằng trong trường hợp này, nhà Đức Chúa Trời sẽ không thể làm gì được họ. Chẳng phải điều này ngu ngốc sao? Khả năng chống lại Đức Chúa Trời của chính những kẻ địch lại Đấng Christ cực kỳ hạn chế, bọn họ đều đơn độc. Vì vậy, họ cố gắng chiêu mộ mọi người để cả tập thể chống đối Đức Chúa Trời, suy nghĩ trong lòng rằng “mình sẽ chiêu dụ một nhóm người, khiến họ suy nghĩ và hành động giống như mình. Bọn mình sẽ cùng nhau bác bỏ những lời của Đấng Christ, và cản trở lời Đức Chúa Trời, và ngăn cản những lời đó thành hiện thực. Và khi ai đó đến kiểm tra công việc của mình, mình sẽ nói rằng mọi người đã quyết định làm điều đó như thế này – và sau đó để xem Ngài xử lý việc đó như thế nào. Tôi sẽ không làm điều đó cho Ngài, tôi sẽ không thực hiện việc này – và để xem Ngài làm được gì tôi!”. Họ cho rằng mình có quyền rồi thì nhà Đức Chúa Trời không thể xử lý họ, Đấng Christ cũng không thể xử lý họ. Các ngươi nói xem, người như vậy có dễ xử lý không? Làm thế nào để xử lý loại người này? Cách đơn giản nhất chính là cách chức và xét xử, khi ma quỷ đã hiện hình thì họ sẽ bị đào thải, chúng ta chỉ cần vung chân đá họ ra ngoài là coi như xong. Nhà Đức Chúa Trời cho phép ngươi làm lãnh đạo, thế mà ngươi lại không thuận phục, còn dám đối kháng với Đức Chúa Trời, ngươi có phải là ma quỷ không? Nhà Đức Chúa Trời để ngươi làm lãnh đạo là muốn ngươi làm công tác thực tế, muốn ngươi thuận phục sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời, là muốn ngươi làm tốt bổn phận của mình. Ngươi nên tiếp nhận và thuận phục lời Đức Chúa Trời, cho dù Ngài phán điều gì thì ngươi cũng nên tiếp nhận và thực hiện, chứ không ai bảo ngươi đối kháng với Đức Chúa Trời. Ngươi đã xem việc đối kháng với Đức Chúa Trời như bổn phận của mình, vậy thì xin lỗi, Ta sẽ cách chức ngươi và như vậy là xong. Đây là cách đơn giản nhất. Nhà Đức Chúa Trời có quyền dùng ngươi và cũng có quyền cách chức ngươi. Một vài người nói rằng: “Tôi vẫn đang làm tốt vai trò lãnh đạo, tại sao lại cách chức tôi? Như vậy không phải là xay cối xong thì giết chết lừa sao?”. Có phải ngươi đang làm tốt mà bị cách chức không? Khi con lừa kéo cối xay thì vừa đá vừa cắn lung tung chứ đâu có tập trung vào việc chính, có huấn luyện nó thế nào cũng không được, vậy thì xay cối xong phải giết chết lừa thôi. Còn về khi nào thì giết, chuyện này phải xem biểu hiện của con lừa. Ngươi nói xem, nếu đó là một con lừa tốt, người ta có muốn giết nó không? Khi xay cối, lừa là trợ thủ mấu chốt và quan trọng nhất, vậy thì vào lúc cần con lừa nhất, có người nào lại ngốc nghếch đến mức giết nó rồi không xay cối nữa, thà không ăn lương thực cũng phải giết lừa không? Có người nào làm như vậy không? (Thưa, không.) Chỉ có một tình huống mà người ta làm như vậy, đó là khi con lừa không nghe theo sự huấn luyện, còn đá và cắn lung tung, xay cối không xong thì đành dỡ cối xay giết chết lừa thôi, có phải vậy không? (Thưa, phải.) Người có sự phân định sẽ có thể nhìn rõ chuyện này. Vậy đối với loại người không chịu phục tùng, không thực hiện bất kỳ công tác nào như kẻ địch lại Đấng Christ, chúng ta phải xử lý như thế nào? Một biện pháp đơn giản nhất chính là trước tiên phải cách chức họ. Có một số người nói rằng: “Cách chức là xong chuyện rồi sao?”. Ngươi sốt ruột cái gì chứ? Cứ xem biểu hiện của họ, sau khi bị cách chức và không còn quyền lực nữa, nếu họ có thể đem sức lực phục vụ trong nhà Đức Chúa Trời thì không cần phải khai trừ họ. Còn nếu họ không đem sức lực phục vụ, mà ngược lại còn trở nên tệ hại hơn, đi khắp nơi lan truyền quan niệm, hành ác và quấy nhiễu, vậy thì chúng ta sẽ phải khai trừ người đó dựa theo nguyên tắc. Những điều được biểu hiện ra ở những kẻ địch lại Đấng Christ này chẳng phải là đáng ghét sao? (Chúng cực kỳ đáng ghét.) Và điều gì khiến chúng đáng ghét? Những kẻ địch lại Đấng Christ này muốn nắm quyền trong nhà Đức Chúa Trời, những lời của Đấng Christ không được thực hiện ở nơi có mặt họ, họ sẽ không thực hiện chúng. Tất nhiên, một loại tình huống khác cũng có thể xảy ra khi người ta không thể vâng phục lời của Đấng Christ: một số người có tố chất kém, họ không thể hiểu lời Đức Chúa Trời khi họ nghe chúng, và không biết cách thực hiện chúng; ngay cả khi ngươi dạy họ cách thực hiện, họ vẫn không thể. Đây là một vấn đề khác. Chủ đề mà chúng ta đang thông công ngay bây giờ là thực chất của những kẻ địch lại Đấng Christ, là điều không liên quan đến việc người ta có khả năng làm việc hay không, hay tố chất của họ là như thế nào; nó liên quan đến tâm tính và thực chất của những kẻ địch lại Đấng Christ. Họ hoàn toàn chống đối Đấng Christ, những sự sắp xếp công việc của nhà Đức Chúa Trời, và các nguyên tắc của lẽ thật. Họ không có sự quy phục, chỉ có sự chống đối. Một kẻ địch lại Đấng Christ là như vậy.

Các ngươi thử phân định chuyện này xem nó là loại nào trong số những biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ mà Ta kể khi nãy nhé. Có một người lãnh đạo, anh ta làm việc mỗi ngày từ sáng sớm đến tối muộn, trông có vẻ là rất có ý thức trách nhiệm. Nhưng lúc nào cũng không thấy bóng dáng anh ta đâu, xem ra công tác của anh ta rất bận rộn, chắc là không rảnh rỗi được đâu, chắc là anh ta cũng có thể trả giá trong khi làm bổn phận. Sau đó, có một số việc cần làm trong nhà và trong vườn nơi họ ở, Ta bèn cho người đến hướng dẫn họ làm. Vậy thì khi Ta không có ở đó, đáng ra người lãnh đạo phải đứng ra giúp đỡ việc hướng dẫn, phụ trách những công tác này, nên là người dẫn đầu trong công việc. Như vậy có phải là hợp tình hợp lý không? Những việc vặt và công việc nhà này có cần Ta lúc nào cũng phải giám sát không? (Thưa, không cần.) Nhiều lúc, những chuyện như làm việc và ra sức không liên quan lắm đến lẽ thật, con người chỉ cần có thể nghiêm túc hoàn thành công việc, đừng làm những chuyện phá hoại, có thể nghe lời, được bảo làm cái gì thì làm cái đó. Rất đơn giản và dễ dàng làm được chuyện này. Sau này, công việc ở chỗ đó về cơ bản là đã hoàn thành, nhưng vẫn cần người tiếp tục quản lý những chuyện tiếp sau, thế là Ta đã giao nó cho người lãnh đạo kia. Ta bảo anh ta quản lý cho tốt vấn đề vệ sinh môi trường ở đây, bảo dưỡng tốt những thứ cần được bảo dưỡng. Chủ yếu là hai chuyện này: giữ vệ sinh sạch sẽ cho cả bên trong lẫn bên ngoài khu vực sân bãi và các phòng ốc cố định; ngoài ra, chăm sóc mấy cái cây cho tốt, chẳng hạn như tưới nước cho mấy cây mới trồng, đừng để chúng chết, cắt tỉa chúng theo mùa và theo tình hình sinh trưởng, cây nào cần bón phân thì bón phân cho chúng. Chỉ có hai việc này thôi, các ngươi thấy có nhiều không? Có mệt lắm không? (Thưa, không.) Hai việc này không nhiều, chỉ cần ăn cơm xong đi dạo một vòng là có thể làm xong. Ngoài ra, môi trường nơi ngươi ở thì chẳng phải ngươi cũng phải chăm sóc rồi sao? Con người sống là phải như vậy, không thể thiếu những chuyện trong cuộc sống của nhân tính bình thường. Ngươi phải quản lý môi trường nơi mình ở, nếu không quản lý thì chẳng khác nào con vật, vậy ngươi có còn được gọi là con người không? Con vật không biết quản lý môi trường, không biết chỗ nào thích hợp để đi vệ sinh, chúng ăn ở đâu, ngủ ở đâu cũng không có chỗ cố định. Con người cao cấp hơn con vật ở chỗ này. Con người biết quản lý môi trường, biết xem coi môi trường có sạch sẽ không, có yêu cầu đối với môi trường của mình. Vậy thì yêu cầu Ta đưa ra như vậy với người ta là không quá đáng, đúng không? (Thưa, đúng vậy.) Sau khi giao việc xong thì Ta đi nơi khác, lãnh đạo phải thực hiện công việc cụ thể. Một hôm nọ, Ta đến xem môi trường ở chỗ đó được trông coi như thế nào rồi, nhìn dọc đường ấy à, thật đau xót, đáng tức, đáng giận làm sao! Các ngươi nghĩ thử xem đã xảy ra chuyện gì? Sao lại khiến người khác nảy sinh những cảm xúc như vậy? (Thưa, anh ta không thực hiện theo những căn dặn và sắp xếp của Đức Chúa Trời.) Đúng vậy, chỉ có thể nói vậy thôi, anh ta không thực hiện. Thời tiết trong khoảng thời gian mà Ta không ở đó cũng không tính là quá nóng, nhưng mấy cây non mới trồng đã có không ít lá vàng, thậm chí còn rụng lá. Đáng giận là có hai cây ra hoa nổi tiếng, lá của chúng đã biến từ màu xanh lục sang tím đỏ, gần như chuyển vàng. Các ngươi nghe có thấy tức không? Đáng giận hơn nữa là trên thềm xi-măng vốn sạch sẽ ở lối vào, rải rác khắp nơi toàn là rổ rá, bao ni-lông, rác, mảnh gỗ, đinh và dụng cụ từ công trình, thật là bẩn thỉu và bừa bãi! Các ngươi nói xem, có ai nhìn cảnh tượng như vậy mà không thấy tức không? Chỉ có một loại người, những kẻ như súc vật, người như vậy thì không có yêu cầu, không có cảm giác với môi trường. Anh ta sẽ không biết cho dù môi trường thơm hay thối, có sạch sẽ, thoải mái hay không. Còn đã là người có nhân tính bình thường, có yêu cầu với môi trường và có tư duy thì khi nhìn thấy tình hình như vậy thì đều sẽ tức giận. Có cả đám người sống ở đó, vậy mà chút chuyện nhỏ này họ cũng làm không xong, đây là loại người gì? Chuyện Ta căn dặn xong thì người ta tiếp cận và làm như vậy đấy. Quản lý môi trường ở đây cho tốt, chăm sóc mấy thứ cây như vậy thì có mệt không? Không cản trở gì chuyện của ngươi chứ? Không ảnh hưởng đến việc ngươi nhóm họp, cầu nguyện, đọc lời Đức Chúa Trời chứ? Tại sao ngươi lại không làm được? Khi Ta đi theo giám sát và coi sóc thì những người này còn làm chút việc, Ta vừa đi thì chẳng ai lo gì nữa. Như vậy là sao? Các ngươi đã xem nơi đây như nhà của mình chưa? (Thưa, chưa.) Vậy mà ngươi còn nói vương quốc của Đấng Christ là ngôi nhà ấm áp của mình, ngươi thật sự nghĩ như vậy sao? Ngươi thật sự làm như vậy sao? Không hề. Đến cả môi trường nơi mình ở mà ngươi còn không quản lý. Cho dù Ta đã dặn dò thì cũng không có ai quản lý, không ai quan tâm. Bảo họ làm việc thì họ chỉ làm một chút, làm xong thì để luôn công cụ tại chỗ đó, còn nói: “Ai thích quản thì cứ quản, đây không phải chuyện của tôi. Tôi có cái ăn, có chỗ ở là được”. Nhân tính gì đây? Đạo đức gì đây? Người như vậy còn có nhân tính bình thường không? Tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm mà không có chút biến đổi nào, thật là không thể tin được! Ta dốc bao nhiêu sức lực ra để làm những chuyện này cho các ngươi, sắp xếp ổn thỏa đến như vậy, mà Ta đâu có ở đây, đâu phải Ta được hưởng thụ những thứ đó – đó là vì các ngươi. Ta không cần các ngươi phải cảm kích, chỉ cần các ngươi quản lý môi trường sống của bản thân mình là được. Nhưng tại sao các ngươi lại không làm được vậy? Sau này Ta nghĩ thông rồi, chuyện này cũng có nguyên nhân cả. Khi đến với nhà Đức Chúa Trời, cho dù là vứt bỏ gia đình và sự nghiệp hay là từ bỏ việc học hành và tiền đồ của mình thì con người cũng đến để làm bổn phận, không phải đến để làm tôi tớ cho Ta. Tại sao? Họ đâu có nhận được đồng bạc nào, dựa vào đâu mà họ phải nghe theo Ta? Dựa vào đâu mà họ phải quản lý môi trường cho Ta? Dựa vào đâu mà họ phải ra sức như vậy cho Ta? Người ta sẽ có suy nghĩ như vậy. Người ta chỉ cần làm tốt công việc thuộc chức phận của mình và làm tốt bổn phận là được, làm thêm một chút chuyện trong nghiệp vụ của mình là xong, còn lại thì Ta có dặn dò gì, nếu việc đó có liên quan đến bổn phận và nghiệp vụ thì họ sẽ nghe xem sao, những chuyện còn lại thì Ta phải tự tìm người đi làm. Ngụ ý ở đây là: “Chúng con là dân của vương quốc, sao lại có thể làm những việc vừa dơ vừa mệt như vậy? Chúng con là nhân loại cao cấp, vậy mà ngài cứ bảo chúng con phải làm những việc thấp kém, hèn mạt đó, làm tổn hại đến hình tượng của chúng con biết bao! Chúng con là người có thân phận, sao ngài cứ đến làm khó dễ chúng con vậy?”. Sau khi hiểu được chuyện này thì Ta đã thật sự có chút lý giải về việc đa số mọi người chán ghét, chống đối, không sẵn lòng làm việc, hay là khi làm việc thì so bì với người khác, dùng thủ đoạn để ngồi mát hưởng bát vàng. Đó là vì đa số mọi người không mưu cầu lẽ thật. Không mưu cầu lẽ thật là cách nói thông thường, còn trên thực tế, tính cách của rất nhiều người chính là ham ăn biếng làm, cộng thêm việc họ luôn bị tư tưởng sống qua ngày chi phối, nên họ cho rằng để mưu cầu lẽ thật thì mọi người phải ngồi lại cùng nhau để nói chuyện và thảo luận, giống như đất nước của con rồng lớn sắc đỏ cứ rảnh rỗi là đi họp, đọc báo, uống trà. Họ cho rằng như vậy mới là tin Đức Chúa Trời, mới là làm bổn phận. Một khi nói đến làm việc và lao động như nông dân, thì họ cho rằng ngày tháng như vậy không có liên quan gì đến các Cơ Đốc nhân, rằng cuộc sống của Cơ Đốc nhân là cuộc sống đã thoát ra khỏi “những điều thú vị thấp kém”. Ngụ ý là họ đã thoát khỏi cuộc sống của người bình thường, những chuyện như dọn dẹp vệ sinh, giết côn trùng, trồng trọt, cắt tỉa cây cối, trồng hoa, v.v. không còn liên quan đến họ nữa. Họ đã thoát khỏi cuộc sống thấp hèn như vậy từ lâu rồi. Có phải đa số mọi người đều ở trong trạng thái này không? (Thưa, phải.) Có dễ sửa chữa trạng thái này không? Có một số người, Ta bảo họ học cách vận hành loại máy móc này, họ không học cho đàng hoàng, mà cố ý vận hành lung tung hay là thao tác lung tung, chẳng được mấy ngày là cái máy đó đã hư. Máy vừa mua về mà đã bị họ làm hư, phải tốn không ít tiền để sửa chữa. Họ thầm nghĩ: “Không phải ngài bảo tôi học sao? Tôi làm hư cái máy rồi, không còn máy móc nữa thì chẳng phải là tôi có lý do để rảnh rang rồi sao, chẳng phải là không cần phải làm việc nữa rồi sao? Cứ bắt tôi phải học thì kết quả là như vậy đó, ngài có muốn nhìn thấy kết quả như vậy không?”. Có những cái máy mà tiền sửa nó gần bằng với tiền mua máy mới. Vậy mà có những người làm sai như vậy, trong lòng lại không khó chịu, cũng không thấy áy náy. So sánh việc này với câu mà khi nãy Ta nói, “không được tiêu một đồng tiền của nhà Đức Chúa Trời, đây là của lễ của Đức Chúa Trời”, thì đâu là thật, biểu hiện nào là thật? Họ làm hư máy móc, tiền sửa vài lần cũng bằng cả tiền mua máy mới, họ tiêu pha như vậy, biểu hiện này là thật. Còn câu nói không được tiêu pha của lễ trước kia là giả, là câu nói dùng để gạt người và mê hoặc con người. Nếu quy kết câu chuyện Ta vừa mới kể với tâm tính và thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ, vậy thì nó có liên quan đến phương diện nào của bài giảng hôm nay? Có thể được xếp vào phương diện nào đây? Họ nói: “Con đến để làm bổn phận, chứ không phải đến để làm tôi tớ cho ngài”, lời này có đúng không? Ngươi đến là để làm bổn phận, nhưng ai quy định cho ngươi làm bổn phận là làm gì và không làm gì? Làm những chuyện này không phải là thuộc bổn phận của ngươi sao? Cũng giống như việc ngươi sống qua ngày, chuyện đi ra ngoài kiếm tiền để nuôi gia đình là chuyện trong bổn phận của ngươi. Ngươi muốn ăn rau và tự đi trồng, đó là chuyện của bản thân ngươi, nhưng như vậy thì những chuyện khác ở nhà không phải chuyện của ngươi nữa sao? Ngươi đến là để làm bổn phận, lời này không sai, nhưng đến không phải là để làm tôi tớ, lời này có vấn đề. Thế nào gọi là tôi tớ? Ai xem ngươi là tôi tớ? Không ai xem ngươi là tôi tớ cả, hơn nữa không phải chỉ làm chút việc và ra chút sức thì sẽ trở thành tôi tớ. Ta không xem ngươi là tôi tớ, nhà Đức Chúa Trời cũng không sai bảo ngươi như tôi tớ. Những việc mà ngươi làm trong phận sự của mình đều nằm trong phạm vi của bổn phận. Ở phạm vi nhỏ, đây là những chuyện vì cuộc sống thường nhật của con người, bảo đảm cuộc sống bình thường và hoạt động sinh lý bình thường của xác thịt ngươi, bảo đảm cho ngươi được sống tốt. Còn nói ở phạm vi lớn hơn, công việc nào cũng liên quan đến việc mở rộng công tác của Đức Chúa Trời. Vậy thì tại sao có việc thì ngươi chịu làm, có việc thì ngươi lại không chịu làm? Tại sao lại kén chọn? Tại sao ngươi lại xem việc ra chút sức lực, dọn dẹp vệ sinh và quản lý môi trường là công việc của tôi tớ, là làm công? Việc này là có nguyên nhân. Đối với những lời mà Đấng Christ căn dặn và những yêu cầu của Ngài, nếu con người muốn làm thì họ sẽ xem đó là bổn phận, còn nếu không muốn làm và muốn chống đối thì sẽ xem đó là việc của tôi tớ. Đây có phải là bóp méo sự thật không? Có sự sai lệch trong cách lý giải của con người. Sai lệch trong cách lý giải này là đến từ đâu? Đó là vì con người có sở thích. Sở thích này nghiêng về điều gì? Nó căn cứ vào việc xác thịt của con người có chịu khổ hay không. Khi xác thịt không còn được tham hưởng sự an nhàn, bị cực nhọc, bị mệt, con người sẽ chống đối. Những việc mình sẵn lòng làm, những việc quang vinh và mang đến thể diện thì con người sẽ miễn cưỡng tiếp nhận, xem là bổn phận. Tình huống này có thể được xếp vào việc đối kháng với Đấng Christ không? Đối với những việc mình không sẵn lòng làm, con người sẽ kiên quyết đối kháng, kiên quyết từ chối. Ngươi có nói hay thế nào thì cũng vô ích, họ vẫn cứ từ chối và đối kháng. Có dễ giải quyết những tình trạng và vấn đề này của con người hay không? Phải xem mức độ yêu thích lẽ thật của con người như thế nào đã, nếu con người không yêu thích chút lẽ thật nào, nếu họ chán ghét lẽ thật, vậy thì họ sẽ không bao giờ thay đổi. Còn nếu ngươi có ý chí chịu khổ, có thể chống lại xác thịt, có sự thuận phục thật sự, có thái độ thuận phục, thì như vậy sẽ dễ xoay chuyển. Có phải vậy không? (Thưa, phải.) Con người sống cả đời này có ai mà không phải làm chút việc. Có một số người nói rằng: “Mấy vị hoàng đế ngày xưa đâu có làm việc gì”. Là vậy thật sao? Đa phần những vị hoàng đế cũng không phải là cả ngày hưởng thụ ở trong cung, có những vị hoàng đế từ rất nhỏ đã bắt đầu đọc thi thư rồi, còn đọc từ sáng sớm đến đêm muộn. Sau khi trở thành hoàng đế tự mình chấp chính thì họ còn phải cải trang vi hành, khi quốc gia gặp nạn còn phải ra chiến trường. Tuy không nhiều, nhưng có những vị hoàng đế như vậy. Có một số người nói rằng, tuy có những vị hoàng đế không làm chút việc gì cả, nhưng số lượng rất ít. Nếu con người không làm chút việc đàng hoàng nào cả mà còn muốn hưởng thụ những thứ tốt đẹp, thì đó là nằm mơ.

Có rất nhiều người luôn xem việc ra sức làm việc là chuyện thấp hèn, quan niệm kiểu này có đúng không? Còn có một số người xem việc ra sức làm việc là đem sức lực phục vụ, cho rằng lãnh đạo và người làm công mà làm công tác của hội thánh thì mới là làm bổn phận, lý giải như vậy có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Ngươi phải lĩnh hội chuyện này như sau: Tất cả những gì Đức Chúa Trời yêu cầu con người làm, và tất cả các loại công việc khác nhau trong nhà Đức Chúa Trời – tất cả những điều này đều cần con người làm, tất cả đều được coi là bổn phận của con người. Dù người ta có làm công việc gì đi chăng nữa thì đây cũng là bổn phận mà họ nên thực hiện. Bổn phận bao hàm một phạm vi rất rộng, và liên quan đến nhiều lĩnh vực – nhưng dù ngươi thực hiện bổn phận gì thì nói một cách đơn giản, đó là nghĩa vụ của ngươi, đó là điều ngươi nên làm. Chỉ cần ngươi nỗ lực làm tròn việc ấy, Đức Chúa Trời sẽ khen ngợi ngươi, và sẽ ghi nhận ngươi là người thật sự tin Đức Chúa Trời. Bất kể ngươi là ai, nếu ngươi luôn cố gắng trốn tránh hoặc tránh né bổn phận của mình, thì đó là một vấn đề: Nói một cách nhẹ nhàng, ngươi quá lười biếng, quá giả dối, ngươi chây ì, ngươi yêu thích sự nhàn hạ và ghê tởm lao động; nói một cách nghiêm túc hơn, ngươi không sẵn lòng thực hiện bổn phận của mình, ngươi không có sự cam kết, không có sự vâng phục. Nếu ngươi thậm chí không thể nỗ lực cho nhiệm vụ nhỏ này thì ngươi có thể làm gì? Ngươi có khả năng làm đúng những gì? Nếu một người thật sự tận tâm và có ý thức trách nhiệm đối với bổn phận của mình, thì miễn sao Đức Chúa Trời yêu cầu, và miễn sao nhà Đức Chúa Trời cần, thì họ sẽ làm bất cứ điều gì được yêu cầu mà không kén chọn. Chẳng phải một trong những nguyên tắc thực hiện bổn phận của một người là sẽ đảm nhận và hoàn thành bất cứ điều gì mà người đó có thể làm và phải làm sao? (Phải.) Một số người làm công việc lao động chân tay không đồng ý và nói: “Các người dành cả ngày thực hiện bổn phận trong phòng, được che nắng che gió. Việc này không hề có khó khăn gì cả, nhẹ nhàng hơn nhiều so với việc của chúng tôi. Hãy đặt mình vào vị trí của chúng tôi, hãy xem liệu anh có chịu nổi sau vài giờ làm việc bên ngoài trong mưa gió hay không”. Trên thực tế, mọi bổn phận đều liên quan đến sự gian khó nào đó. Lao động thể chất liên quan đến gian khó về thể chất, và lao động trí óc liên quan đến gian khó về trí óc; mỗi loại đều có những khó khăn của nó. Chuyện gì cũng vậy, nói dễ hơn làm. Khi người ta thật sự hành động, một mặt, ngươi phải nhìn vào tính cách của họ, và ở mặt khác, ngươi phải nhìn vào việc liệu họ có yêu lẽ thật không. Trước tiên, chúng ta nói về tính cách của con người. Nếu một người có tính cách tốt, họ nhìn thấy mặt tích cực của mọi thứ, họ đón nhận các sự việc, có thể chấp nhận và thấu hiểu những điều này từ góc độ tích cực và trên cơ sở của lẽ thật; nghĩa là, tấm lòng, tính cách và tinh thần của họ là công chính – đây là từ góc độ tính cách. Tiếp theo, chúng ta hãy nói về một khía cạnh khác – việc một người có yêu lẽ thật hay không. Yêu lẽ thật ám chỉ việc có thể tiếp nhận lẽ thật, nghĩa là, nếu, bất kể ngươi có thấu hiểu lời Đức Chúa Trời hay không, và có hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời hay không, bất kể quan điểm, ý kiến và quan niệm của ngươi về công việc, bổn phận ngươi phải thực hiện, có phù hợp với lẽ thật hay không, ngươi vẫn có thể chấp nhận nó từ Đức Chúa Trời, vâng phục và chân thành, thì như vậy là đủ, điều này cho ngươi đủ tư cách để thực hiện bổn phận của mình, đó là yêu cầu tối thiểu. Nếu ngươi vâng phục và chân thành, thì khi thực hiện một nhiệm vụ, ngươi không cẩu thả và chiếu lệ, không tìm cách để chây ì, mà dồn hết tâm sức mình vào đó. Việc có trạng thái sai trái bên trong sẽ tạo ra sự tiêu cực, khiến mọi người mất động lực, và vì vậy họ trở nên bất cẩn, cẩu thả. Họ biết rất rõ trong lòng rằng trạng thái của họ là không đúng, và ấy thế mà vẫn không cố gắng sửa chữa điều này bằng cách tìm kiếm lẽ thật. Những người như thế không có tình yêu đối với lẽ thật, và chỉ hơi sẵn lòng thực hiện bổn phận của mình; họ không muốn thực hiện bất kỳ nỗ lực nào hoặc chịu đựng gian khổ, và luôn luôn tìm cách để chây ì. Thật ra, Đức Chúa Trời đã nhìn thấy hết tất cả những điều này – vậy tại sao Ngài không để ý đến những người này? Đức Chúa Trời chỉ chờ những người được Ngài chọn thức tỉnh và xác định họ thực sự là người như thế nào, chờ họ phơi bày và loại bỏ những người đó. Tuy nhiên, những người như vậy vẫn thầm nghĩ: “Hãy nhìn xem tôi mới thông minh làm sao. Chúng ta ăn cùng một loại thức ăn, nhưng sau khi làm việc thì các người hoàn toàn kiệt sức. Tôi không hề mệt. Tôi là người thông minh; bất cứ ai làm công việc thực sự đều là kẻ ngốc”. Họ có đúng khi nhìn những người trung thực theo cách này không? Không. Trên thực tế, những người làm công việc thực sự khi thực hiện bổn phận của mình đang thực hành lẽ thật và làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, và vì vậy họ là những người thông minh nhất. Điều gì làm cho họ thông minh? Họ nói: “Tôi không làm bất cứ điều gì Đức Chúa Trời không bảo tôi làm, và tôi làm tất cả những gì Ngài bảo tôi. Tôi làm bất cứ điều gì Ngài yêu cầu, và tôi đặt tâm huyết của mình vào đó, tôi dành mọi thứ có thể cho nó, tôi không hề chơi chiêu trò gì cả. Tôi không làm điều này cho bất kỳ người nào, tôi đang làm điều này cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời rất yêu thương tôi, tôi nên làm điều này để thỏa lòng Đức Chúa Trời”. Đây là tâm thái đúng đắn, và kết quả là khi đến thời điểm hội thánh được làm tinh sạch, những người láu cá khi thực hiện bổn phận của mình sẽ đều bị bỏ ra, trong khi những người trung thực và chấp nhận sự khảo sát của Đức Chúa Trời thì sẽ được giữ lại. Trạng thái của những người trung thực này càng ngày càng tốt hơn, và họ được Đức Chúa Trời bảo vệ trong tất cả những gì xảy đến với họ. Và điều gì giúp họ có được sự bảo vệ này? Bởi vì trong lòng mình, họ trung thực. Họ không sợ gian nan hay kiệt sức khi thực hiện bổn phận của mình, và không kén chọn bất cứ điều gì họ được giao phó; họ không hỏi tại sao, họ chỉ làm theo những gì họ được bảo, họ vâng phục mà không cần xem xét hay phân tích, hay cân nhắc bất cứ điều gì khác; họ không có động cơ ngầm nào, mà lại có khả năng vâng phục trong mọi việc. Trạng thái nội tâm của họ luôn rất bình thường; khi đối mặt với nguy hiểm, Đức Chúa Trời bảo vệ họ; khi bệnh tật hoặc dịch bệnh xảy đến với họ, Đức Chúa Trời cũng bảo vệ họ – họ được ban phước dồi dào. Có người không nhìn thấu được chuyện này, nhìn thấu người trung thực chịu khổ và chịu mệt khi làm bổn phận mà còn cam tâm tình nguyện, họ liền cảm thấy người trung thực này ngu ngốc. Các ngươi nói xem, như vậy là ngu ngốc sao? Đây là lòng thành, là đức tin chân thật. Nếu con người không có đức tin chân thật thì họ sẽ mãi mãi không nhìn thấu được rất nhiều chuyện, không giải thích chúng được. Chỉ có những người hiểu lẽ thật, thường xuyên sống trước Đức Chúa Trời và thường xuyên tương tác với Ngài, có sự thuận phục và lòng kính sợ thật sự đối với Ngài, trong lòng họ sẽ hiểu rõ nhất chuyện này là như thế nào. Tại sao họ biết còn người khác lại không biết? Đó là những gì họ thể nghiệm ra được từ việc thực hành lẽ thật và làm người trung thực. Không ai có thể cho ngươi sự thể nghiệm này, cũng không ai có thể trộm nó hay cướp nó đi. Như vậy có phải là có phúc không? Người bình thường sẽ không đạt được chuyện có phúc như vậy, tại sao họ lại không đạt được? Bởi vì con người quá giả dối, quá tà ác, không đạt được sự trung thực, không thể làm người trung thực, cũng không có lòng thành, vậy nên những thứ mà họ đạt được là có hạn. Càng không cần phải nói đến loại người như những kẻ địch lại Đấng Christ, chỉ cần dựa vào thái độ của họ đối với các loại sự việc, thực chất bản tính của họ và thái độ họ đối đãi với Đấng Christ, loại người như kẻ địch lại Đấng Christ sẽ không bao giờ đạt được phúc lành như vậy. Tại sao? Vì lòng họ quá xấu xa, quá xảo trá! Họ sẽ phân biệt đối xử với mọi người tùy theo địa vị của người ta, gió chiều nào xoay chiều ấy, luôn có tư tưởng linh hoạt, chưa thấy thỏ thì chưa thả diều hâu, không có lòng chân thành với Đức Chúa Trời, không có sự thuận phục, chỉ có giao dịch. Thái độ và thực chất này của họ mang lại hậu quả gì? Trong bất kỳ việc gì họ cũng không nhìn thấu và cũng không hiểu được thực chất của các loại người và các loại sự việc, cũng như lẽ thật có liên quan đến các loại sự việc đó. Lời Đức Chúa Trời được bày ra ở đó, họ có trình độ, biết đọc, biết phân tích, có đầu óc để nghiên cứu, sao lại không hiểu nhỉ? Bất luận là họ sống đến bao nhiêu tuổi, cho dù sống đến tám chục tuổi cũng xem không hiểu được. Tại sao lại xem không hiểu được? Một nguyên nhân quan trọng nhất chính là đôi mắt của họ đã bị che đi mất rồi. Có một số người nói rằng: “Tôi đâu có thấy mắt họ bị che đi đâu?”. Đó là vì lòng họ đã bị che mất rồi. Bị che mất là sao? Đó chính là tâm linh không thông suốt, và họ mãi mãi bị che mất. Trước đây có câu nói rằng tim bị mỡ che mất, vậy thì ai đã che mất tâm trí của kẻ địch lại Đấng Christ? Trên thực thế, đó là vì Đức Chúa Trời không khai sáng cho họ, không có ý định hoàn thiện họ và cũng không có ý định cứu rỗi họ. Chỉ là vào những lúc thích hợp, mấu chốt và quan trọng, Ngài cho họ một số sự cản trở, để lợi ích của nhà Đức Chúa Trời không đến nỗi bị tổn hại. Còn trong đa phần thời gian còn lại, Đức Chúa Trời chưa bao giờ khai sáng cho họ về lời Đức Chúa Trời, về lẽ thật, về chuyện thuận phục Ngài, về chuyện nhận biết bản thân và nhận biết Ngài. Có một số người nói rằng: “Không đúng, sao có thể nói là không khai sáng? Có một số người bị xác định là kẻ địch lại Đấng Christ thông minh lắm kia, sau khi nghe giảng đạo xong, anh giảng được ba giờ thì họ giảng được sáu giờ. Đây không phải là được khai sáng sao?”. Bất luận họ có thể giảng được bao nhiêu giờ, cho dù họ có giảng được ba mươi giờ thì đó cũng chỉ là những câu chữ và đạo lý mà thôi. Những người Pha-ri-si hay những văn sĩ, họ có thể giảng được không? Ai cũng là cao thủ giảng đạo, ai cũng có tài ăn nói, nhưng biết nói thì có ích gì? Khi Đức Chúa Trời đến, họ vẫn chống đối, lên án Ngài như thường. Chuyện này sẽ mang đến cho họ điều gì? Đó là sự diệt vong, sự trầm luân, họ đã gặp họa lớn. Bề ngoài thì thấy mọi người đều đang làm bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, mỗi người đều một ngày ba bữa ăn, ban ngày thì làm bổn phận, ban đêm thì nghỉ ngơi. Nhưng sau vài năm thì những loại người khác nhau sẽ trở nên khác nhau, kết cục của các loại người cũng sẽ được tỏ lộ, và khi đó sẽ có khác biệt. Có một số người ngoài miệng thì hô hào tin Đức Chúa Trời nhưng lại không đi con đường đúng đắn mà đâm đầu về hướng địa ngục. Có một số người yêu thích lẽ thật, luôn hướng tới lẽ thật, thế là dần dần bước vào thực tế lẽ thật. Có một số người thì luôn muốn sống hưởng thụ, càng lúc càng giở thủ đoạn trong khi làm bổn phận, kết quả là bị đào thải. Có một số người thì tiếp nhận lẽ thật, lòng họ càng ngày càng trung thực, tâm tính sự sống cũng có sự biến đổi, Đức Chúa Trời và cả những người khác đều yêu thích họ. Có một số người luôn chú trọng giảng câu chữ và đạo lý, giảng mãi cho tới lúc Đức Chúa Trời ghét bỏ họ, thế là họ coi như bỏ đi. Có một số người không có hiểu biết thuộc linh, nghe giảng đạo thì càng nghe càng thấy mơ hồ, càng nghe càng không có hứng thú với lẽ thật, càng lúc càng không có sự thuận phục, thế là muốn tùy ý làm càng, luôn muốn thỏa mãn dục vọng của bản thân, đạt được danh lợi và địa vị, thế thì họ gặp nguy hiểm rồi. Có một số người đi theo Đức Chúa Trời vài năm, thông qua việc ăn uống lời Ngài, sau khi trải nghiệm qua rất nhiều việc thì đã hiểu ra được rất nhiều lẽ thật, càng lúc càng có đức tin nơi Đức Chúa Trời, đạt được sự khen ngợi của Ngài. Cùng là tin Đức Chúa Trời, cùng sống đời sống hội thánh, cùng làm bổn phận, tại sao qua tám hay mười năm thì kết quả của họ lại khác nhau, người nào thì được xếp vào loại nấy? Điều này nói lên chuyện gì? Thực chất bản tính của con người có khác biệt nhau không? (Thưa, có.)

Còn một chuyện nữa, các ngươi hãy nghe và xem chuyện này nên quy kết vào phạm vi nào thuộc biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ nhé. Có một hội thánh, nơi có một số kẻ ác rõ ràng đang tác quái. Họ không làm được công tác cụ thể nào mà cứ luôn muốn nắm quyền, làm việc gì cũng gây nhiễu loạn và phá hoại, không làm việc theo nguyên tắc. Họ không muốn trả giá trong bất kỳ việc gì, còn luôn muốn người khác nghe theo mình. Tóm lại, chừng nào họ còn ở trong hội thánh này thì sẽ còn không ít người chịu sự quấy nhiễu của họ, công tác của nhà Đức Chúa Trời và trật tự của hội thánh sẽ bị ảnh hưởng và phá hoại. Tuy người như vậy không làm việc ác gì lớn một cách rõ ràng, cũng không làm những chuyện tổn hại đến anh chị em, nhưng xét từ nhân tính, thực chất và từ quan điểm của họ khi tiếp cận với các sự việc khác nhau, cùng thái độ của họ khi đối đãi với anh chị em, thái độ đối với công tác của nhà Đức Chúa Trời và bổn phận, thì họ thuần túy là một người trong hàng ngũ những kẻ ác. Đối với người như vậy, trong trường hợp anh chị em vẫn chưa phát hiện ra, nếu gặp phải họ thì Ta nên xử lý như thế nào? Có phải nên đợi đến khi họ phạm sai lầm nghiêm trọng, gây ra họa lớn, đợi đến khi họ “gáy một tiếng ai nấy đều kinh ngạc” thì mới thanh trừ và đuổi họ đi không? Có cần phải như vậy không? (Thưa, không cần.) Vậy thì Ta nên làm như thế nào? Ít nhất là phải cách chức họ, tiếp đó là cách ly hoặc thanh trừ họ, không để họ làm bổn phận nữa, để tránh ảnh hưởng đến những người khác. Trọng địa công tác của nhà Đức Chúa Trời không cho phép sự tồn tại của kẻ ác như vậy, nguyên tắc này có đúng hay không? Nếu họ chưa bị tỏ lộ thì đành chịu, còn một khi đã bị tỏ lộ rồi, đã bị nhìn rõ và bị xác định là kẻ ác, khi đó thanh lý và đuổi họ đi thì có đúng không? (Thưa, đúng.) Có một số người nói rằng: “Như vậy thì không được, ngài nhìn thấu nhưng người khác chưa nhìn thấu được, ngài mà thanh lý họ thì sẽ ảnh hưởng đến người khác. Nếu ngài nhìn thấu rồi thanh lý và đuổi người ta đi, vậy chẳng khác nào một mình ngài quyết định? Như vậy thì lẽ thật có còn nắm quyền không? Phải để anh chị em nhóm họp, thông công, mổ xẻ, làm công tác, tổng kết tài liệu, mọi người đều thông qua việc này thì mới được. Ngài phải làm theo trình tự, nếu không làm theo trình tự thì chẳng phải là ngài đang đi ngược lại với sự sắp xếp công tác của hội thánh sao? Ngài làm vậy chẳng phải là không đúng rồi sao? Đầu tiên, bản thân ngài nên tuân theo sự sắp xếp công tác của hội thánh, ngài không nên phá hoại nó. Ngoài ra, chúng ta làm bất cứ việc gì, chẳng phải cũng là vì nghĩ cho anh chị em sao? Nếu đã như vậy, ngài phải để cho tất cả anh chị em biết được tường tận, còn phải để họ sáng tỏ về lẽ thật phương diện này, không thể để lòng anh chị em cảm thấy mơ hồ. Phải để anh chị em có được sự phân định chứ”. Nếu Ta không làm theo trình tự đó, nếu Ta muốn thanh trừ một người thì các ngươi sẽ nhìn nhận như thế nào về chuyện đó? Các ngươi sẽ đặt câu hỏi đúng không? Việc các ngươi khựng lại chứng tỏ trong các ngươi cũng có quan điểm này. Chuyện mà Ta kể đã từng xảy ra. Trong một địa điểm công tác quan trọng, có một tên ma quỷ nhân tính không tốt, thường dùng thủ đoạn để lười biếng trong khi làm bổn phận, sợ khổ sợ mệt, còn gây gián đoạn và nhiễu loạn cho công tác của hội thánh trong mọi việc. Khi bị tỉa sửa thì hắn ngang ngược, không hề tiếp nhận lẽ thật, còn luôn muốn làm người có quyền và muốn bản thân có tiếng nói quyết định, còn muốn chỉ huy người khác, làm việc gì cũng không xét đến lợi ích của hội thánh, không làm việc theo nguyên tắc mà cứ làm theo sở thích của mình. Trong thời gian hắn phụ trách công tác, mấy việc mà Ta bảo hắn làm thì hắn đều không làm, xem chúng như gió thoảng bên tai. Ngoài việc không làm ra thì hắn còn gây nhiễu loạn nữa. Hội thánh là trọng địa công tác của việc làm bổn phận, nếu ngươi đến không phải để làm bổn phận mà là để sống trong nhung lụa, đến dưỡng già thì ngươi nhìn nhầm rồi. Nhà Đức Chúa Trời không phải là cơ sở phúc lợi, không phải là trạm ứng cứu. Loại người đê hèn đi đến đâu thì cũng chẳng phải là thứ gì tốt lành, cũng không có lòng trung thành khi làm bất cứ bổn phận nào. Hắn luôn qua loa và chiếu lệ, chỉ muốn sống cho qua ngày. Theo Ta thì phải nhanh chóng thanh trừ hắn. Việc này có dễ thực hành không? (Thưa, có.) Nhưng đối với một loại người, một sự việc đơn giản như thế lại không dễ được thực hiện. Sau khi Ta nói xong lời này thì đến ba tháng sau, họ mới tiến hành đuổi kẻ ác này đi. Nguyên nhân là gì? Sau khi Ta tuyên bố yêu cầu thanh trừ người này, lãnh đạo của hội thánh bắt đầu “thực hiện” công tác, anh ta thực hiện như thế nào? Anh ta triệu tập một buổi nhóm họp, để mọi người bỏ phiếu quyết định. Thông qua nhiều lần thảo luận, đến cuối cùng khi đa số mọi người đã đồng ý thanh trừ, nhưng có một người vẫn chưa bỏ biếu thông qua thì việc này bị gác lại tại đó. Người lãnh đạo này nói rằng phải làm công tác đối với người chưa thông qua này, thương lượng với họ một chút, trưng cầu sự đồng ý của họ. Trong thời gian đó Ta có hỏi qua hai lần, rằng đã đuổi người đó đi chưa, người lãnh đạo này nói chưa, vẫn đang nhóm họp và tổng hợp tài liệu cùng với mọi người. Sau lưng Ta, anh ta còn nói rằng: “Chỉ cần có một người không đồng ý thì sẽ không thể thanh trừ”. Ý của lời này chính là không muốn thanh trừ người này, thế là bèn tìm một lý do hoang đường đến vậy. Thật ra thì anh ta đang gạt người, đó là do anh ta sợ đắc tội với người này, không dám thanh trừ. Cuối cùng, Bề trên đã ra tối hậu thư cho anh ta, rằng: “Bắt buộc phải đuổi người này đi, nếu người đó không đi thì anh phải đi. Một trong hai người phải đi, anh chọn đi!”. Anh ta vừa nghe thì liền bảo: “Tôi không đi được, vị trí cầm quyền này tôi còn chưa làm đủ mà!”. Thế là anh ta mới chịu đuổi tên ma quỷ kia đi. Các ngươi nói xem, tại sao người lãnh đạo này lại bao che cho tên ma quỷ đó? Có phải đây là cách làm của kẻ địch lại Đấng Christ không? Đây chính là biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ.

Có một số người mạnh miệng bảo rằng mình tin Đức Chúa Trời, nhưng đến khi gặp chuyện thì họ trưng cầu từng ý kiến của anh chị em chứ không trưng cầu ý kiến của Đấng Christ, không hỏi xem Đấng Christ sẽ phán và quy định như thế nào, tại sao Ngài lại làm như vậy, và con người nên thuận phục ra sao. Họ có thể trưng cầu được từng ý kiến của anh chị em, có thể tôn trọng từng ý kiến hay cách nghĩ của anh chị em, chỉ có lời Đấng Christ phán là một câu họ cũng không tiếp nhận, không có chút ý muốn thuận phục nào cả. Đây là tính chất gì? Đây có phải là kẻ địch lại Đấng Christ không? (Thưa, phải.) Tình huống này là sao? Tại sao họ lại không thực hiện chuyện đó? Tại sao việc thực hiện chuyện đó đối với họ lại khó khăn như vậy? Có nguyên nhân ở đây, là vì họ cho rằng: “Đấng christ có lẽ thật, có thực chất của đức chúa trời, đây đều là những lời ra kiểu bề trên, toàn là đạo lý, khẩu hiệu. Khi gặp phải chuyện thực tế thì căn bản là ngài chẳng thể nhìn thấu ai cả. Những lời đó chỉ là để cho chúng con nghe vậy thôi, được in trong sách vở, chứ không hề liên quan đến năng lực thực tế của ngài. Vậy nên, nếu ngài xác định tính chất của một người là kẻ ác và là kẻ địch lại đấng christ thì như vậy cũng chưa chắc là chuẩn xác. Sao con không nhìn ra? Sao con lại không hiểu được chuyện này?”. Có phải là họ nghĩ như vậy không? Họ cho rằng: “Ngài chỉ mới gặp người này hai lần, thấy anh ta nói một vài lời và làm một vài việc thì đã phán rằng anh ta là kẻ ác. Anh chị em đâu có cho là như vậy, sao ngài lại cho là như vậy nhỉ? Sao ngài lại dùng lời mình dễ dàng như vậy? Con đâu có thấy người này hành ác gì, cũng không biết người này đã làm việc xấu nào. Vậy thì đối với lời ngài phán, con không thể ‘a-men’ được. Ngài làm vậy thì con sẽ có quan niệm, có suy nghĩ của mình. Nhưng cho dù có quan niệm thì con cũng không thể nói thẳng ra, con phải đưa cho ngài một biện pháp vòng vo một chút. Con sẽ bảo anh chị em quyết định việc này thông qua bỏ phiếu. Nếu anh chị em không đồng ý thì không còn cách nào khác, con làm sao có thể tỉa sửa anh chị em chứ? Ngoài ra, ngài chỉ mới tiếp xúc với người này vài lần thì đã xác định tính chất của họ là kẻ ác, sao ngài không cho người ta chút cơ hội? Ngài xem, anh chị em khoan dung và có lòng thương người biết bao, con cũng không thể làm kẻ ác, con cũng có lòng thương người, con phải cho người ta cơ hội. Đâu có như ngài, chưa chi đã quy định người ta. Thanh trừ một người, việc này đâu có đơn giản. Nếu con người yếu đuối thì phải làm sao? Khi gặp chuyện thì đấng christ phải bảo vệ anh chị em mới phải. Ngài nên bao dung cho bất cứ sự ngu muội, phản nghịch và vô tri nào của anh chị em, không được quyết đoán như vậy, không được thiếu tình thương như vậy. Chẳng phải đức chúa trời có lòng thương xót vô vàn sao? Lòng thương xót này đâu rồi? Thấy ai không vừa mắt thì xác định họ là kẻ ác, thấy ai không vừa mắt là đuổi đi. Như vậy thật chẳng phù hợp với quy định chút nào cả!”. Đây có phải là quan niệm không? (Thưa, phải.) Họ không hiểu được một việc nào đó hay sự quyết đoán nào đó của Đấng Christ, và khi không hiểu thì họ sẽ gặp khó khăn khi thực hiện, thế là cứ dùng dằng, viện cớ đủ điều và dùng mọi cách thức để đối kháng với ngươi. Họ sẽ không thực hiện, không thuận phục. Ý của họ là: “Nếu con không thực hiện cho ngài, việc này của ngài sẽ không hoàn thành được đâu!”. Để Ta nói ngươi nghe, nếu ngươi không thực hiện thì Ta sẽ tìm một người có thể thực hiện để làm lãnh đạo, còn ngươi đến từ đâu thì cứ quay về đó đi! Chuyện này có nên xử lý như vậy không? (Thưa, nên như vậy.) Thế là Ta đã đuổi họ đi, thẳng thừng, nhanh gọn, không cần thương lượng với bất kỳ ai.

Có một số người làm sao cũng không hiểu được lẽ thật, luôn nghi ngờ lời Đức Chúa Trời, nói rằng: “Lẽ thật nắm quyền không phải đồng nghĩa với đấng christ nắm quyền sao? Nhưng lời đấng christ phán cũng chưa chắc là đúng toàn bộ, vì ngài có khía cạnh của nhân tính mà”. Họ không chấp nhận được chuyện Đấng Christ nắm quyền, nếu là Đức Chúa Trời nắm quyền thì họ sẽ không có quan niệm nữa. Đây là vấn đề gì đây? Người như vậy không có chút nghi ngờ nào đối với Đức Chúa Trời trên trời, nhưng lại luôn ngờ vực Đức Chúa Trời nhập thể. Đấng Christ đã bày tỏ nhiều lẽ thật như vậy mà họ vẫn không nhận biết được Ngài là Đức Chúa Trời nhập thể, vậy thì họ có thể thừa nhận được rằng Đấng Christ là lẽ thật, con đường và sự sống không? Khó nói lắm. Cho dù người như vậy có đi theo Đấng Christ, những liệu họ có thể làm chứng cho Ngài không? Họ có phải là người tương hợp với Đấng Christ không? Đây đều là những câu hỏi. Vậy thì liệu người như vậy có thể đi theo đến cuối cùng không, chuyện này cũng không chắc chắn. Có một số người hoàn toàn thừa nhận trong lòng rằng lẽ thật nắm quyền trong nhà Đức Chúa Trời, nhưng họ lại lý giải việc lẽ thật nắm quyền như thế nào? Họ cho rằng bất kể làm việc gì, chỉ cần là chuyện của nhà Đức Chúa Trời thì phải được mọi người cùng thương lượng và quyết định, chỉ cần mọi người cùng nhất trí thì cho dù đó là kết quả gì, cứ như thế mà thực hiện. Như vậy chính là lẽ thật đang nắm quyền. Quan điểm này có đúng không? Đây là sai lầm nghiêm trọng, là câu nói vô lý và hoang đường nhất. Lẽ thật đến từ đâu? Lẽ thật được Đấng Christ bày tỏ ra, chỉ có Đấng Christ mới là lẽ thật, còn nhân loại bại hoại không có chút lẽ thật nào cả, vậy làm sao mọi người có thể bàn bạc ra được lẽ thật chứ? Nếu mọi người có thể bàn bạc ra được lẽ thật, điều đó chứng đó rằng nhân loại bại hoại vẫn có lẽ thật, đây không phải là chuyện hoang đường nhất sao? Vậy nên, lẽ thật nắm quyền chính là Đấng Christ nắm quyền, là lời Đức Chúa Trời nắm quyền, chứ không phải là mọi người nắm quyền và mọi người có tiếng nói quyết định. Mọi người cùng nhau thông công về lẽ thật và lời Đức Chúa Trời, việc này là đúng và đây chính là đời sống hội thánh, nhưng thực hành như vậy thì có thể đạt đến kết quả gì? Đó là để mọi người hiểu được lẽ thật và nhận biết được lời Đức Chúa Trời, để mọi người đều có thể thuận phục lời Đức Chúa Trời và công tác theo lời Ngài. Bởi vì mọi người không hiểu được lẽ thật nên mới đến để cùng nhau thông công về lẽ thật, còn nếu mọi người đã hiểu được lẽ thật, họ có thể trực tiếp thuận phục Đấng Christ và lời Đức Chúa Trời rồi, đây mới là thuận phục thật sự. Nếu một ngày nào đó, dân được Đức Chúa Trời chọn đều hiểu được lẽ thật, đều có thể trực tiếp thuận phục, nâng cao và làm chứng cho Đấng Christ, vậy thì chứng tỏ dân được Đức Chúa Trời chọn đã được làm cho trọn vẹn. Việc này càng có thể làm chứng cho việc lẽ thật nắm quyền và Đấng Christ nắm quyền trong nhà Đức Chúa Trời. Sự thật và chứng ngôn này mới có thể chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đã làm vua ngự trị trên đất, rằng vương quốc của Đấng Christ đã xuất hiện rồi. Nhưng có một số kẻ địch lại Đấng Christ và lãnh đạo giả thì lĩnh hội như thế nào về việc lẽ thật nắm quyền? Họ đã đem việc lẽ thật nắm quyền thực hiện hiểu thành việc các anh chị em nắm quyền. Bất luận là làm việc gì, nếu là việc họ có thể nhìn thấu thì họ sẽ làm theo ý của mình, còn nếu là việc họ không nhìn thấu được, họ sẽ tìm vài người để thông công cùng họ, để mọi người đưa ra tiếng nói quyết định. Chuyện này có thể chứng tỏ rằng họ đang thực hành lẽ thật không? Quyết định của mọi người có phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời không? Thực hành như vậy có thể đạt đến việc lẽ thật nắm quyền không? Có thể làm chứng cho việc Đấng Christ nắm quyền trong nhà Đức Chúa Trời không? Để anh chị em bày tỏ ý kiến, bàn luận quan điểm riêng của mỗi người, cuối cùng đạt đến nhất trí và trở thành quyết sách – họ xem việc này là lẽ thật đang nắm quyền. Ngụ ý của họ là, anh chị em chính là người phát ngôn của lẽ thật, chính là từ đồng nghĩa của lẽ thật. Lĩnh hội như vậy có đúng không? Rõ ràng là không đúng. Những có một vài kẻ địch lại Đấng Christ và lãnh đạo giả lại làm như vậy và cũng thực hiện theo như vậy. Họ tưởng rằng làm như vậy là thực hiện quyền dân chủ, là quyết định dân chủ, bất luận nó có phù hợp với lẽ thật không thì cũng nên làm theo như vậy. Thực chất của hành động này là gì? Chẳng lẽ chuyện được quyết định một cách dân chủ thì phù hợp với lẽ thật sao? Có thể đại diện cho Đức Chúa Trời sao? Nếu dân chủ là lẽ thật thì không cần Đức Chúa Trời đến để bày tỏ lẽ thật nữa, cứ trực tiếp để dân chủ nắm quyền chẳng phải là hết chuyện rồi sao? Nhân loại bại hoại có thực hành dân chủ như thế nào cũng không thực hành ra được lẽ thật. Lẽ thật bắt nguồn từ Đức Chúa Trời, do Đấng Christ bày tỏ mà ra. Bất luận cách làm của con người có phù hợp với ý muốn và sở thích của con người không, thì việc này cũng không thể đại diện cho lẽ thật. Đây là sự thật. Về thực chất, cách làm của lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ chính là lấy danh nghĩa lẽ thật nắm quyền để khiến cho Đấng Christ mất thực quyền, dùng dân chủ thay thế cho Đấng Christ, dùng cách thức thông công và những cách thức mà trong đó dân chủ nắm quyền để thay thế cho việc Đấng Christ nắm quyền. Có dễ để phân định tính chất và hậu quả này không? Người sáng mắt sẽ có thể nhìn ra được rằng lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ không phải là người thuận phục Đấng Christ, mà ngược lại, họ là người phủ nhận và chống đối Đấng Christ. Bất luận Đấng Christ đến hội thánh để thông công về điều gì, dù con người có nghe xong và nghe hiểu đi nữa thì họ cũng xem như gió thoảng bên tai, không sẵn lòng thực hiện. Con người chỉ coi trọng việc lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ nói như thế nào, cuối cùng cũng chỉ có lời của lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ nói mới được tính đến. Liệu có thể thực hành như Đấng Christ nói không, việc này phải dựa theo quyết định của lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ. Đa số mọi người đều có thể đi theo lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ. Kẻ địch lại Đấng Christ theo dõi công tác của hội thánh rất sát sao, họ chỉ cho phép họ là người quyết định, không để Đức Chúa Trời có tiếng nói quyết định, không để Đức Chúa Trời nắm quyền. Họ cho rằng: “Đấng christ đến là để thị sát công việc, ngài cứ phán và sắp xếp công việc cho xong. Còn về chuyện làm trong thực tế thế nào thì đó là chuyện của chúng con, ngài đừng nhúng tay vào công việc của chúng con nữa”. Có phải kẻ địch lại Đấng Christ làm như vậy không? Ngoài miệng thì kẻ địch lại Đấng Christ luôn nói rằng “các anh chị em đều đã thông công qua rồi”, “anh chị em đã nhất trí rồi”, loại người nói ra những lời này thì có hiểu lẽ thật không? Anh chị em là ai? Chẳng phải cũng chỉ là một đám người bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc sao? Họ hiểu được bao nhiêu lẽ thật, có bao nhiêu thực tế lẽ thật? Họ có thể thay thế Đấng Christ không? Họ có phải là hóa thân của lẽ thật không? Họ có thể làm người phát ngôn của lẽ thật không? Họ có liên quan đến lẽ thật không? (Thưa, không có liên quan.) Nếu đã không có liên quan, vậy tại sao luôn xem anh chị em là chí cao vô thượng? Tại sao không nâng cao và làm chứng cho Đức Chúa Trời? Tại sao không hành động dựa theo những lời phán của lẽ thật? Người nói ra những lời như vậy không phải đều là những kẻ vô lý sao? Đọc lời Đức Chúa Trời, nghe giảng đạo nhiều năm như vậy mà không hiểu được chút lẽ thật nào, đâu là anh chị em chân chính cũng nhìn không thấu được, đây có phải là người mù không? Hiện tại, con người đều đã được phân loại rồi, rất nhiều người đều đã hiện nguyên hình, đều thuộc về chủng loại của Sa-tan, thuộc giống súc sinh. Các ngươi vẫn chưa nhìn rõ chuyện này sao? Các ngươi đúng thật là không có chút lẽ thật nào cả! Có một số người không chịu nghe Ta mổ xẻ lời nói của kẻ địch lại Đấng Christ, họ nói rằng: “Trời ạ, ngài đừng có nói mấy chuyện về kẻ địch lại Đấng Christ nữa, thật là mất mặt lắm. Sao lúc nào ngài cũng mổ xẻ về kẻ địch lại Đấng Christ thế?”. Không mổ xẻ mà được sao? Phải mổ xẻ như vậy, để con người học cách phân định, nếu không một khi kẻ địch lại Đấng Christ xuất hiện, họ sẽ còn có thể giải phóng biết bao tà thuyết và luận điệu sai trái, còn có thể mê hoặc không ít người, còn có thể khống chế hội thánh và thành lập vương quốc độc lập nữa kia. Các ngươi có hiểu rõ hậu quả của chuyện này nghiêm trọng đến mức nào không? Khi nãy Ta đã thông công thế nào là lẽ thật nắm quyền. Thông qua việc thông công, con người đều đã có thể thấy được cách làm hoang đường và quan điểm lố bịch của kẻ địch lại Đấng Christ. Kẻ địch lại Đấng Christ luôn muốn để bản thân nắm quyền, không muốn Đấng Christ nắm quyền, vì thế họ đã biến việc lẽ thật nắm quyền thành hình thức dân chủ, đề xướng chủ ý rằng có việc gì thì mọi người cũng thương lượng mới là lẽ thật đang nắm quyền. Trong chuyện này có quỷ kế của Sa-tan không? Mọi người có bàn bạc được ra lẽ thật không? Lẽ thật là do Đức Chúa Trời bày tỏ ra, là bắt nguồn từ Đức Chúa Trời. Tại sao các ngươi không thể trực tiếp thực hành lời Đức Chúa Trời, trực tiếp thuận phục Đức Chúa Trời và sự sắp xếp của Ngài? Tại sao lại phải quyết định về những gì Đấng Christ căn dặn thông qua việc bàn bạc của mọi người? Đây có phải là âm mưu của Sa-tan không? Kẻ địch lại Đấng Christ thường đưa ra một loạt lý luận để mê hoặc con người, bất kể họ thực hiện công tác nào thì cũng để mình là người quyết định, hoàn toàn đi ngược lại nguyên tắc lẽ thật. Xét từ những biểu hiện này của kẻ địch lại Đấng Christ, tâm tính của họ rốt cuộc là gì? Họ có phải là người yêu thích những điều tích cực và yêu thích lẽ thật không? Họ có thật sự thuận phục Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Họ chán ghét lẽ thật và thù hận thực chất của lẽ thật. Ngoài ra, họ còn cuồng vọng đến mức mất đi lý tính, không có cả lương tâm và lý trí tối thiểu của con người. Họ không còn xứng được gọi là con người nữa. Chỉ có thể nói họ thuộc chủng loại của Sa-tan, chính là ma quỷ. Ai không hề tiếp nhận chút lẽ thật nào thì đều là ma quỷ, đây là chuyện không còn nghi ngờ gì nữa.

Còn một số người thì có thái độ đúng mực đối với lời mà Đấng Christ phán, không biểu thị sự tiếp nhận hoàn toàn, nhưng cũng không phản đối. Khi Đấng Christ phán lời, thông công lẽ thật hoặc khi Ngài phân định một người nào đó hay bố trí một nhiệm vụ công tác, nhìn bề ngoài thì họ đang nghe và ghi chép, biểu hiện trông rất nghiêm túc và phối hợp. Họ nhớ rất rõ ràng mọi chuyện, còn ghi chú tỉ mỉ, bề ngoài trông họ có vẻ rất có hứng thú với lẽ thật, có sự coi trọng cao độ đối với những lời Đấng Christ đã phán, ra vẻ như họ vô cùng yêu thích lẽ thật và đức tin nơi Đấng Christ là vô cùng vững chắc. Chỉ xét từ hiện tượng bề ngoài này thì có thể thấy được thái độ của người này đối với lẽ thật, tâm tính và thực chất của họ là gì được không? Chưa nhìn ra được. Bề ngoài thì đang ghi chép, tai thì đang nghe, nhưng trong lòng họ thì rốt cuộc đang nghĩ gì? Họ nhìn nội dung ghi chép thì sẽ nghĩ, “Cái gì đây? Không có câu nào có ích cả, không có câu nào trông có vẻ cao lớn và phù hợp với lẽ thật cả, cũng không có câu nào khiến mình cảm thấy phù hợp với lô-gíc cả, xé hết đi thôi!”. Đây có phải một loại thái độ không? Ta đã gặp không ít người, nghe giảng đạo thì gật gù, đủ loại biểu cảm trên mặt, đồng thời còn ghi âm, nhưng sau đó thì họ căn bản không xem chúng là gì, không nhớ cả những việc mình nên thực hiện, cũng không để tâm và không đi thực hiện chúng, những việc họ cần thực hành thì càng khỏi nhắc đến. Những thứ cần thực hiện thì liên quan đến công tác của nhà Đức Chúa Trời và đến bổn phận của họ, còn những thứ cần bước vào thì liên quan đến sự bước vào cá nhân. Nếu họ đã không thực hiện những gì mình nên thực hiện, thì họ sẽ càng không xem sự bước vào của cá nhân mình ra gì. Họ nói: “Bảo là mỗi một lời mà đấng christ phán và bày tỏ đều là lẽ thật, mỗi một lời đều là thứ mà con người nên bước vào, đều là lẽ thật, con đường và sự sống. Nhưng tôi đâu có nhìn ra lẽ thật hay con đường từ những thứ mà mình ghi lại được, cũng không cảm thấy đó là sự sống. Vậy làm thế nào mới ứng nghiệm và thực hiện được lời bảo rằng đấng christ có thực chất của đức chúa trời đây? Làm sao mới có thể đối chiếu được với điều đó? Thật khó để đối chiếu”. Có một số người nói: “Thái độ của con người sau khi nghe là như thế, vậy tại sao khi đó họ vẫn có thể ghi chép lại được nhỉ? Nhìn thái độ trông có vẻ đoan chính, khá nghiêm túc và có ý thức trách nhiệm. Tại sao lại như vậy nhỉ?”. Chỉ có một nguyên nhân. Nếu một người không yêu thích lẽ thật và chán ghét lẽ thật đến cực độ mà vẫn có thể biểu hiện rằng mình vô cùng nghiêm túc và để tâm khi Đấng Christ phán lời, vậy thì ý định của họ chỉ có một, họ đang qua quýt, làm cho có lệ chứ không hề thật sự tiếp nhận. Vì mỗi lần họ đọc đến lời Đức Chúa Trời và tiếp xúc, nói chuyện với Đấng Christ, thứ mà họ cảm nhận được không phải là sự cao lớn, khó dò và sự kỳ diệu của Đức Chúa Trời, mà là sự thực tế, bình thường và nhỏ bé. Vì vậy từ lập trường và quan điểm của mình, họ không có cách nào liên hệ lời người này phán với lẽ thật, con đường và sự sống được. Nhìn thế nào, họ cũng chỉ thấy rằng đây là một con người, và không thể xem người này là Đức Chúa Trời, là Đấng Christ được. Vì vậy, nếu ngươi bảo họ phải tuân theo và thực hành theo những lời bình thường đến mức không thể nào bình thường hơn được nữa này, xem chúng là kim chỉ nam của cuộc đời, là mục tiêu của sự tồn tại, v.v., thì đó là chuyện không thể. Họ sẽ cảm thấy khó chịu trong lòng. Họ nói rằng: “Sao tôi không thể nhìn ra lẽ thật trong những lời bình thường này nhỉ? Sao các anh lại nhìn ra được nhỉ? Không phải đây chỉ là những lời nói bình thường thôi sao? Đều là ngôn ngữ, chữ viết, văn phạm của con người, thậm chí còn dùng một số từ ngữ và từ vựng của con người, còn mổ xẻ một số ngạn ngữ và văn hóa của con người. Những lời này làm sao có thể có lẽ thật được? Sao tôi không nhìn ra? Nếu các anh nói có lẽ thật, vậy thì tôi cũng học vẹt và theo cùng mọi người vậy, mọi người ghi chép thì tôi cũng ghi chép, nhưng các anh xem chúng là lẽ thật, còn tôi thì chắc chắn là không. ‘Lẽ thật’ là một từ thần thánh biết bao, lẽ thật phải là một thứ gì đó cao lớn biết mấy! Cái gì liên quan đến lẽ thật thì sẽ liên quan đến đức chúa trời, mà đã liên quan đến đức chúa trời thì không thể phổ thông, nhỏ bé và bình thường như vậy. Vậy nên, cho dù tôi có nghiên cứu và phân tích thế nào cũng không thấy được ngài có dấu vết của đức chúa trời. Nếu đã không có dấu vết gì của đức chúa trời, liệu ngài có thể cứu rỗi chúng ta không? Không thể nào. Nếu những lời này của ngài không thể cứu rỗi chúng ta, chúng ta không thể được lợi ích từ lời ngài, vậy thì chúng ta đi theo ngài làm cái gì? Dựa vào cái gì mà chúng ta phải thực hiện lời ngài? Dựa vào cái gì mà chúng ta phải sống dựa theo lời ngài?”. Bộ mặt thật của kẻ địch lại Đấng Christ đã được tỏ lộ rồi, đúng không? Thái độ của họ đối với xác thịt của Đức Chúa Trời nhập thể từ đầu đến cuối chính là nghiên cứu. Đối với lời Đức Chúa Trời, họ không có thái độ tiếp nhận và thuận phục, càng không thực hành, thể nghiệm, trải nghiệm những lời này. Ngược lại, họ dùng thái độ chống đối, đối kháng và cự tuyệt việc tiếp nhận để tiếp cận lời Ngài, miễn cưỡng ghi chép một chút khi Đấng Christ nói chuyện cùng con người, nhưng trong lòng họ thì không hề tiếp nhận dù chỉ một chút. Sau khi tiếp xúc với Đấng Christ, một số người nói rằng: “Nói chuyện và thông công trực tiếp với Đức Chúa Trời thật là vui sướng”. Kẻ địch lại Đấng Christ bèn nói: “Vậy thì để tôi cũng thử xem, nói chuyện trực tiếp với đấng christ, để xem biểu cảm, cử động và lời lẽ của ngài khi nói chuyện với con người rốt cuộc là dùng cách thức gì. Để xem từ đó con người có thể đạt được gì, phát hiện được gì. Có phải nó sẽ có lợi cho việc tạo nền tảng cho con người và xác nhận đức tin nơi đức chúa trời của họ không?”. Họ đối đãi với Đấng Christ và tiếp cận lời Ngài phán với thái độ như vậy, họ có thể thực hành một cách thật sự không? Có thể thực hiện không? Không thể. Từ đầu đến cuối, họ chỉ đến để hùa theo cho vui, căn bản không phải là đến để tìm kiếm lẽ thật. Các ngươi nói xem, thái độ của những người này đối với Đấng Christ và thái độ của họ khi nói chuyện với Ngài có phải là hơi giống thái độ của những bà cô hay tán dóc nơi đầu đường cuối ngõ không? Đó là kiểu thái độ không nghiêm túc khi nói chuyện với bất kỳ ai, mạnh người nào nói chuyện của người nấy. Họ cũng đối đãi với Đấng Christ như vậy, “Ngài cứ bày tỏ quan điểm của ngài, còn con thì giữ quan điểm của con, hai chúng ta nước sông không phạm nước giếng. Ngài cũng đừng nghĩ tới chuyện thuyết phục con, con không thể nào tiếp nhận lời ngài đâu”. Có phải là kiểu thái độ như vậy không? Đây là thái độ gì? (Thưa, thái độ khinh thường, ngạo mạn.) Những người này rất kỳ lạ, nếu đã không thừa nhận Đấng Christ là Đức Chúa Trời nhập thể, vậy tại sao ngươi lại tin và đi theo Ngài? Ngươi cứ không tin và rời khỏi Ngài, không phải là xong chuyện rồi sao? Ai bắt ép ngươi tin à? Không có ai ép ngươi tin Đức Chúa Trời, đều là do ngươi tự mình lựa chọn.

Có những người khi nghe Ta thông công về một chuyện nào đó, thì họ nhanh chóng nảy sinh ý kiến bất đồng: “Trong chuyện này, ngài cho là thế này, còn con cho là thế kia. Trong bất cứ chuyện gì, ngài cũng có suy nghĩ của ngài, con có suy nghĩ của con. Mạnh người nào có suy nghĩ của người nấy”. Đây là thứ gì vậy? Khi Đức Chúa Trời chu cấp lẽ thật cho con người, đó chỉ là một loại luận điệu sao thôi sao? Lời Đức Chúa Trời phán chỉ là một loại luận điệu mang tính học thuật thôi sao? (Thưa, không phải.) Vậy thì đó là gì? (Thưa, là lẽ thật.) Nói cụ thể hơn một chút nữa xem. (Thưa, đó là nguyên tắc và phương hướng cho hành động của con người, là nhu cầu của sự sống con người.) Tại sao lại nói Đức Chúa Trời chu cấp lẽ thật cho con người? Ta có nói Ngài chu cấp tri thức cho con người không? (Thưa, không có.) Tại sao lại nói con người ăn uống lời Đức Chúa Trời? Lời Đức Chúa Trời cũng giống như lương thực của con người, nó có thể chống đỡ cho xác thịt, khiến ngươi sống, hơn nữa, nó có thể cho ngươi sống tốt, sống ra hình dạng con người nữa kìa. Đó chính là mạng sống của con người! Lời Đức Chúa Trời không phải là một loại tri thức, không phải một loại luận điệu, không phải là một câu nói. Tri thức, luận điệu và cả những thứ như văn hóa truyền thống của con người chỉ có thể làm cho con người bại hoại, con người có hay không có những thứ này đều được. Nhưng nếu con người muốn sống, muốn trở thành một loài thọ tạo đúng chuẩn và đạt tiêu chuẩn, thì họ không thể không có lẽ thật. Vậy rốt cuộc lẽ thật là gì? (Thưa, đó là tiêu chí hành xử, hành động và thờ phượng Đức Chúa Trời.) Đúng rồi, như vậy thì cụ thể hơn. Vậy những kẻ địch lại Đấng Christ có cho là như vậy không? Họ không tiếp nhận sự thật này, họ phản đối, chống đối và lên án sự thật này, vậy nên họ sẽ không đạt được lẽ thật. Trong tư tưởng và quan điểm của mình, họ cho rằng: “Ngài là một người bình thường, ngài phán một câu nào đó thì có thể khiến người khác thực hành theo, vậy thì dựa vào đâu mà lời con nói không thể khiến cho người khác thực hành theo chứ? Dựa vào đâu mà những điều ngài phán luôn đúng, còn những điều con nói thì lại sai? Dựa vào đâu mà lời ngài phán thì chính là lẽ thật, còn lời con nói thì là tri thức, đạo lý chứ?”. Không dựa vào gì cả, đó chỉ đơn giản là sự thật, được quyết định bởi thực chất. Đấng Christ chính là xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể, thực chất của Ngài chính là Đức Chúa Trời, đây là chuyện mà không ai có thể phủ nhận. Cho dù kẻ địch lại Đấng Christ có không thừa nhận và không tiếp nhận thì họ cũng không thể phủ nhận sự thật này. Lúc nhân loại rời khỏi Đấng Christ và từ bỏ Ngài thì cũng là lúc nhân loại diệt vong. Nếu nhân loại rời khỏi Đấng Christ và lời Ngài thì không một ai có thể được cứu rỗi. Đây có phải là sự thật không? (Thưa, phải.) Còn lời mà kẻ địch lại Đấng Christ nói, chút lý luận đó của họ có thể mang tính xây dựng gì cho con người không? Nếu con người không tiếp nhận chúng thì họ có tổn thất gì không? Không có tổn thất gì cả. Lời của kẻ địch lại Đấng Christ nói không hề có ảnh hưởng tích cực gì đến bất kỳ ai, mà ngược lại thì lại có không ít ảnh hưởng tiêu cực. Còn nếu Đấng Christ không phán một lời nào, nếu Ngài chỉ đến và sống một cách bình thường bao nhiêu năm đó rồi rời đi, thì nhân loại này có thể đạt được gì? Ngoài việc có thể vác thập tự giá thì nhân loại có thể đạt được gì? Họ vẫn sống trong tội lỗi mà nhận tội và hối cải, vẫn chìm đắm trong tội lỗi không thể nào thoát ra, càng lúc càng sa đọa. Cuối cùng, đến ngày công tác của Đức Chúa Trời kết thúc, nhân loại sẽ bị hủy diệt không chừa một ai, kết cục của họ chính là như vậy. Nhưng Đấng Christ đã đến, đã bày tỏ những lời mà Đức Chúa Trời muốn phán với nhân loại. Ngài đã chu cấp cho nhân loại tất cả lẽ thật mà họ cần, tỏ lộ với nhân loại rằng Đức Chúa Trời có gì và là gì. Vậy thì cơ hội xoay chuyển của nhân loại này chẳng phải là đến rồi sao? Ngụ ý của lời này có phải là mang đến cơ hội xoay chuyển cho nhân loại thông qua lời của Đấng Christ không? (Thưa, phải.) Vậy thì cơ hội xoay chuyển này là gì? Chủ yếu chính là, cục diện mà trong đó nhân loại phải đối mặt với việc bị định tội, bị hủy diệt đã được chuyển biến thành cục diện mà nhân loại có cơ hội, có hy vọng được cứu rỗi. Đây có phải là cơ hội xoay chuyển không? Hy vọng của nhân loại đã đến, nhân loại đã nhìn thấy ánh sáng của bình minh, có thể có hy vọng được cứu rỗi và sống sót. Họ đã có thể tránh khỏi sự hủy diệt và sự trừng phạt trong khi Đức Chúa Trời hủy diệt và trừng phạt nhân loại này. Vậy thì đối với nhân loại có thể sống sót này mà nói, Đấng Christ và lời Đấng Christ phán là chuyện tốt hay là chuyện xấu? (Thưa, là chuyện tốt.) Đối với một Đấng Christ như vậy, đối với một con người bình thường như vậy mà kẻ địch lại Đấng Christ có thể có cái nhìn thù hằn, căm ghét đến mức đó, điều này được quyết định bởi thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ.

Còn có một biểu hiện nữa của việc kẻ địch lại Đấng Christ đối xử với Đức Chúa Trời trở nên xác thịt. Họ nói rằng: “Vừa thấy được rằng đấng christ là người bình thường thì tôi đã nảy sinh quan niệm. ‘Lời xuất hiện trong xác thịt’ là do đức chúa trời bày tỏ, là lẽ thật, tôi thừa nhận việc này. Tôi có một quyển ‘Lời xuất hiện trong xác thịt’ là đủ rồi, không cần tiếp xúc với đấng christ nữa. Nếu có quan niệm, có tiêu cực và yếu đuối, tôi sẽ đọc lời đức chúa trời thì sẽ có thể giải quyết. Tiếp xúc với đức chúa trời nhập thể thì sẽ dễ nảy sinh quan niệm, khiến tôi trông có vẻ là bị bại hoại quá sâu sắc. Ngộ nhỡ bị đức chúa trời định tội thì tôi sẽ không có cơ hội được cứu rỗi nữa. Vậy nên tôi cứ tự mình đọc lời đức chúa trời thì tốt hơn. Vẫn là đức chúa trời trên trời mới có thể cứu rỗi con người”. Kẻ địch lại Đấng Christ thấy như bị đâm vào tim nhất và thấy đau đớn nhất đối với việc thông công và phán lời hiện thời của Đức Chúa Trời, nhất là những lời vạch rõ tâm tính và thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ, họ không muốn đọc nhất là những lời này. Cho nên, trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ chỉ mong sao Đức Chúa Trời sớm rời khỏi đất, để họ thuận lợi xưng vương xưng bá ở đây. Kẻ địch lại Đấng Christ xem xác thịt của Đức Chúa Trời nhập thể – cũng chính là con người bình thường này – là dư thừa, trong lòng họ luôn ngẫm nghĩ: “Trước đây khi chưa nghe đấng christ giảng đạo thì mình còn cảm thấy rằng cái gì mình cũng hiểu, cũng tốt. Nhưng sau khi nghe ngài giảng đạo thì không còn như vậy nữa, mình cảm thấy bản thân không còn gì nữa, cảm thấy bản thân nhỏ bé và đáng thương quá”. Thế nên, họ nhận định rằng lời Đấng Christ phán không phải là đang vạch trần họ mà là đang vạch trần người khác. Họ còn cho rằng không cần thiết phải nghe Đấng Christ giảng đạo, chỉ cần đọc “Lời xuất hiện trong xác thịt” là đủ rồi. Trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ, chủ yếu nhất là họ muốn phủ nhận sự thật của việc Đức Chúa Trời nhập thể, muốn phủ nhận sự thật là Đấng Christ đang bày tỏ lẽ thật, như vậy thì họ tin Đức Chúa Trời và sẽ có hy vọng được cứu rỗi, sẽ có thể làm vua cai trị trong hội thánh. Như vậy thì họ sẽ có thể thỏa mãn ước nguyện ban đầu của mình trong đức tin nơi Đức Chúa Trời. Bản tính trời sinh của kẻ địch lại Đấng Christ chính là chống đối Đức Chúa Trời, họ và Đức Chúa Trời nhập thể như nước với lửa không thể dung hòa, mãi mãi không thể tương hợp với nhau. Họ cho rằng chỉ cần một ngày Đấng Christ còn tồn tại thì họ sẽ rất khó nở mày nở mặt, họ sẽ có nguy cơ bị định tội và bị đào thải, có nguy cơ bị hủy diệt và bị trừng phạt. Chỉ cần Đấng Christ không phán lời, không công tác nữa, chỉ cần dân được Đức Chúa Trời chọn không ngưỡng vọng Đấng Christ nữa thì cơ hội của họ sẽ đến. Họ sẽ có cơ hội thể hiện bản lĩnh của mình, sẽ có thể hô lên một tiếng và những người hưởng ứng sẽ tụ tập lại, sẽ có thể làm vua cai trị. Thực chất bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ chính là chán ghét lẽ thật, thù hận Đấng Christ. Họ so bì với Đấng Christ xem ai tài năng hơn, có nhiều tài cán hơn, lời của ai có uy lực hơn, bản lĩnh của ai lớn hơn. Khi cùng làm một sự việc như nhau, họ sẽ có ý đồ để mọi người nhìn thấy rằng, cùng là con người như nhau, Đấng Christ còn không có tài cán và học vấn bằng một con người bình thường. Kẻ địch lại Đấng Christ luôn so bì với Đấng Christ trong mọi phương diện, phân cao thấp với Đấng Christ. Trong mọi phương diện, họ đều muốn phủ nhận sự thật rằng Đấng Christ là Đức Chúa Trời, là hóa thân của Thần của Đức Chúa Trời và là hóa thân của lẽ thật. Trong mọi phương diện, họ cũng nghĩ đủ mọi cách để không cho Đấng Christ nắm quyền giữa dân được Đức Chúa Trời chọn, không để lời Đấng Christ được lan truyền và thực hiện giữa dân được Đức Chúa Trời chọn, càng không để những việc mà Đấng Christ đã làm và những yêu cầu, kỳ vọng của Ngài đối với con người được thực hiện giữa dân được Đức Chúa Trời chọn. Gần như là nơi nào có Đấng Christ thì nơi đó họ sẽ bị lạnh nhạt. Trong hội thánh, họ sẽ là nhóm người bị định tội, bị từ bỏ, bị để vào trong góc tối. Xét từ vô vàn những biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ, thực chất và tâm tính của họ và của Đấng Christ là không thể cùng tồn tại, không đội trời chung! Kẻ địch lại Đấng Christ được sinh ra là để đối địch với Đức Chúa Trời, chuyên môn đến để chống đối Đấng Christ. Họ muốn đánh bại và đánh gục Đấng Christ, muốn để toàn bộ công tác mà Đấng Christ đã làm trở nên uổng phí và mất toi, cuối cùng không thể đạt được bao nhiêu người. Bất luận Ngài công tác ở đâu cũng không đạt được kết quả, như vậy thì họ sẽ vui mừng. Nếu con người ai cũng ngưỡng mộ và tìm kiếm, yêu thích và tiếp nhận lẽ thật mà Đấng Christ bày tỏ, ai cũng cam nguyện dâng mình cho Đấng Christ, vứt bỏ tất cả, rao truyền phúc âm của Đấng Christ, thì trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ sẽ sa sút, sẽ cảm thấy mịt mù tăm tối, thấy rằng mình không còn ngày có thể nở mày nở mặt nữa, cứ như là đã bị đánh rơi xuống địa ngục. Xét từ những biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ, có phải thực chất đối kháng và có cái nhìn thù hằn với Đức Chúa Trời của họ là do người của sau này thêm vào hay không? Chắc chắn là không phải, đó là bẩm tính của họ. Vì vậy, loại người như kẻ địch lại Đấng Christ bẩm sinh đã là ma quỷ đầu thai, ma quỷ hạ giới. Họ không bao giờ có thể tiếp nhận lẽ thật, không bao giờ có thể tiếp nhận và nâng cao Đấng Christ hay làm chứng cho Ngài. Tuy rằng bề ngoài không thấy họ nói ra những lời xét đoán công khai và định tội Đấng Christ, họ vẫn có thể ngoan ngoãn mà ra sức và trả giá, nhưng một khi có cơ hội, một khi cơ hội chín muồi, cục diện kẻ địch lại Đấng Christ và Đức Chúa Trời không đội trời chung sẽ lại xuất hiện. Sự thật của việc kẻ địch lại Đấng Christ đối kháng với Đức Chúa Trời và thành lập vương quốc độc lập sẽ có thể được công khai hóa. Những việc này đều từng xảy ra ở những nơi có kẻ địch lại Đấng Christ. Nhất là trong những năm mà Đức Chúa Trời thực hiện công tác phán xét ở thời kỳ sau rốt, chúng đã xảy ra quá nhiều. Rất nhiều người đã trải nghiệm qua và thấy được chúng.

Ngày 27 tháng 6 năm 2020

Trước: Mục 10. Họ xem thường lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời (Phần 3)

Tiếp theo: Bài bàn thêm 2: Nô-ê và Áp-ra-ham đã lắng nghe lời Đức Chúa Trời và thuận phục Ngài như thế nào (Phần 1)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger