Về các sắc lệnh quản trị của Đức Chúa Trời trong Thời đại Vương quốc

Trước hết, hãy nói về các sắc lệnh quản trị và định nghĩa của các sắc lệnh quản trị. Đây là điều mà các ngươi phải hiểu. Khi nghe “sắc lệnh quản trị”, người ta tự hỏi “Các sắc lệnh quản trị nghĩa là gì? Là pháp luật? Là quy định? Là cơ chế? Là gia pháp? Hay là điều răn? Chúng là gì vậy nhỉ?”. Người ta thiếu sự hiểu biết này. Chẳng ai hiểu chính xác các sắc lệnh quản trị là gì, vận hành thế nào. Dù vậy, người ta thường nói, “Đức Chúa Trời có các sắc lệnh quản trị của Ngài. Nếu ai bất tuân, Ngài sẽ dùng các sắc lệnh này mà kiểm soát và trừng phạt”. Họ hay hùng hồn nói “các sắc lệnh quản trị” mà không hiểu được ý nghĩa thực chất của nó. Vậy chính xác thì các sắc lệnh quản trị là gì? Sắc lệnh quản trị là một loạt lời do Đức Chúa Trời đặt ra nhắm đến bản tính và tâm tính bại hoại của con người, để kiểm soát con người. Sắc lệnh quản trị không phải là luật lệ hay luật pháp, chúng lại càng không thể so sánh với hiến pháp của thế giới loài người. Chúng là một tập hợp các phạm vi do Đức Chúa Trời định ra nhằm mục đích kiểm soát hành vi của con người. Sắc lệnh quản trị bao gồm cách kính sợ Đức Chúa Trời, cách thờ phượng Đức Chúa Trời, cách vâng phục Đức Chúa Trời, cách hành xử với tư cách là một loài thọ tạo, cách hành xử với tư cách là một con người, cách làm chứng cho Đức Chúa Trời và cách để không làm hổ danh Đức Chúa Trời. Nội dung các sắc lệnh quản trị liên quan đến rất nhiều điều. Một số người nói: “Thần của Đức Chúa Trời có thể làm mọi việc. Ngài có thể trừng phạt mọi người, và báo ứng từng người. Ngoài ra Ngài còn phán lẽ thật để dạy bảo tất cả mọi người. Tại sao lại phải có sắc lệnh quản trị?”. Lẽ thật liên quan đến lối vào sự sống của con người và nhận thức về tâm tính bại hoại của họ. Sắc lệnh quản trị là các quy định rõ ràng. Dù ngươi ở trạng thái nào, ngươi là loại người như thế nào, nếu ngươi tin vào Đức Chúa Trời, ngươi phải thực hiện tất cả những gì mà sắc lệnh quản trị quy định trong nhà Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không thể, tên của ngươi sẽ bị gạch đi, và trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi sẽ trở thành một người bị khinh ghét và loại bỏ. Thật ra, các sắc lệnh quản trị là những hành động tối thiểu phải có của những ai tin Đức Chúa Trời, cũng như dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng Đức Giê-hô-va bằng cách dâng của lễ và tuân giữ ngày Sa-bát. Trong Trong Thời đại Luật pháp, Đức Giê-hô-va thực hiện công tác nhất định, phán nhiều lời và đặt ra nhiều luật lệ. Những luật này đương nhiên bao gồm nhiều điều mà con người phải làm, chẳng hạn như cách họ phải thờ phượng Đức Giê-hô-va, cách của lễ lên Đức Giê-hô-va, đóng thuế thập phân, dâng lễ vật, vân vân. Vào thời đó, những điều này được gọi là luật, rồi đến Thời đại Ân điển, các quy định tương tự được gọi là những điều răn, và tất cả mọi người phải tuân thủ. Còn hiện tại, trong Thời đại Vương quốc, giai đoạn công tác vào thời kỳ sau rốt, các điều răn của một thời đại mới đã được ban hành và chúng được gọi là các sắc lệnh quản trị. Trong Thời đại Vương quốc, những điều răn này là một phần trong các sắc lệnh quản trị. Tuy nhiên, các điều răn của Thời đại Ân điển không thể là sắc lệnh quản trị cho thời nay, bởi vì điều Đức Chúa Trời yêu cầu nơi con người mỗi thời đại mỗi khác.

Mỗi thời đại đều có các điều răn, và mỗi thời đại đều có các yêu cầu và tiêu chí của Đức Chúa Trời dành cho con người, các tiêu chí thay đổi theo sự thay đổi của thời đại và thay đổi trong các yêu cầu công tác của Đức Chúa Trời. Dùng một số luật của Thời đại Luật pháp trong thời nay thì không thích hợp, nhưng dĩ nhiên, một số trong đó vẫn thích hợp. Trong các điều răn mà Jêsus phán vào Thời đại Ân điển, hầu hết thích hợp cho thời nay và một số thì không. Có người nói rằng: “Hãy tôn kính cha mẹ, đừng phạm tội, đừng gian dâm, đừng tôn thờ thần tượng, những điều này sao mà không thích hợp được?”. Ta chỉ nói về một vài điều trong đó thôi. Với những điều như “Tôn kính cha mẹ”, thì còn tùy vào hoàn cảnh, nên ngươi chớ có hiểu lầm. Có những người phi lý bảo rằng: “Đức Chúa Trời phán rằng những luật lệ và điều răn có từ trước đều bị hủy bỏ, rất ít điều còn được áp dụng”. Ngươi không được truyền đạt nhận thức đó. Truyền đạt thông điệp đó chính là sai lầm và gây nhiễu loạn. Đây là một sự diễn giải sai lời Đức Chúa Trời. Những ai diễn giải sai lời Đức Chúa Trời thì xúc phạm đến tâm tính Ngài, và những ai xúc phạm đến tâm tính Ngài thì là ma quỷ. Bất kể là vào thời nào, ngươi vẫn phải giữ những yêu cầu tối thiểu về thể thống của thánh đồ. Tối thiểu là phải có chừng đó mới có được chút hình tượng con người. Những luật lệ và điều răn được tạo nên dựa theo thời đại và bối cảnh họ đang sống, dựa theo công tác thời đó và nhu cầu của con người thời đó. Thời nay, Đức Chúa Trời đã phán thêm lời và cho con người thêm quy định để kiểm soát họ. Như thế nghĩa là Ngài cho họ một tiêu chuẩn, chẳng hạn như cách để tin Đức Chúa Trời, họ phải làm gì và không được làm gì trong đức tin vào Đức Chúa Trời, vân vân. Trong Thời đại Ân điển, Jêsus phán rằng: “Ta đến không phải để phá luật pháp, mà để làm cho trọn”. Nhưng sau đó, Ngài bãi bỏ nhiều luật. Những luật này không thích đáng cho thời đại đó, không phù hợp với công tác của thời đó và không thích hợp với hoàn cảnh của thời đó, nên Ngài bãi bỏ chúng. Ngày nay, dĩ nhiên là càng có nhiều luật cần bị bãi bỏ. Tương tự như vậy, ở thời đại mới, trong các điều răn của Tân Ước, một số cần bị bãi bỏ, và một số cần được tiếp tục tuân giữ, bởi vì hoàn cảnh công tác thời nay đã khác và nhu cầu của con người cũng khác. Mỗi giai đoạn công tác đều cao hơn giai đoạn trước đó. Có những người vô lý bảo rằng: “Đức Chúa Jêsus phán rằng Ngài đến để hoàn thiện luật pháp, vậy tại sao Ngài lại bãi bỏ và loại ra quá nhiều luật như vậy? Tại sao Ngài làm những việc vi phạm luật?”. Ngài bãi bỏ thật ra chính là Ngài hoàn thiện. Bởi vì công tác Ngài làm đã đạt được kết quả này rồi, nên không cần giữ những luật đó nữa. Cũng như sau khi Jêsus đã làm của lễ chuộc tội, không còn cần dâng lễ chuộc tội theo luật đó nữa, bởi vì công tác của Đức Chúa Trời đâu tuân theo quy điều. Có những luật và điều răn nhất định có thể bị bãi bỏ, và có thể áp dụng công tác mới thay thế cho chúng. Nếu các ngươi loan truyền thông điệp rằng, “Mọi điều răn trước đây đều bị bãi bỏ. Chúng không còn hữu dụng nữa”, thì thật là vô lý. Ngày nay, Đức Chúa Trời đã ban hành các sắc lệnh quản trị phù hợp với tình trạng và nhu cầu của con người. Một số người hỏi: “Tại sao lại ban hành các sắc lệnh quản trị ở từng thời địa? Điều đó đã được thực hiện một lần rồi, và mọi người đều biết về chúng và thực hiện những gì được yêu cầu. Như vậy là đủ rồi. Tại sao lại tiếp tục ban hành các sắc lệnh mới?” Nói ta Nghe, với việc con người bại hoại như bây giờ, liệu có thể nào không ban hành các sắc lệnh quản trị được không? Con người ai ai cũng có tâm tính bại hoại. Bị những bản tính bại hoại chi phối, liệu con người có thể vâng phục Đức Chúa Trời không? Ngươi đâu thể tuyên bố rằng một khi có được đức tin vào Đức Chúa Trời thì con người có thể thực hiện và tuân thủ các điều răn, trở nên thánh khiết và công chính rồi. Đâu có như thế. Con người có tâm tính bại hoại, luôn sống trong những tâm tính bại hoại, nên luôn cần các sắc lệnh quản trị tương ứng để kiểm soát hành vi của họ. Nếu người ta thật sự vi phạm các sắc lệnh quản trị này, họ có thể bị sửa dạy, bị áp đặt giới hạn, hoặc bị đào thải và khai trừ. Có đủ mọi hậu quả cho họ. Trong Thời đại Luật pháp và Thời đại Ân điển, có luật pháp và các điều răn. Còn bây giờ, trong Thời đại Vương quốc, ngoài các điều răn, phải có các sắc lệnh quản trị. Vậy những sắc lệnh quản trị chính của Thời đại Vương quốc là gì? Có mười sắc lệnh quản trị phải được ban hành.

1. Con người không nên phóng đại, hay đề cao chính mình. Họ nên thờ phượng và tôn vinh Đức Chúa Trời.

“Con người không nên phóng đại, hay đề cao chính mình. Họ nên thờ phượng và tôn vinh Đức Chúa Trời”. Bốn điều này thật ra nói về cùng một vấn đề: trong lời nói, người ta phải đứng vào vị trí của một con người, và không được khoe khoang về bản thân. Chớ khoe khoang ngươi lãnh đạo một hội thánh nào đó giỏi như thế nào, chớ khoe khoang rằng nó thuộc về ngươi và chớ khoe khoang rằng Đức Chúa Trời dùng ngươi và đặc biệt ân đãi ngươi. Chớ nói những lời như: “Đức Chúa Trời đã ăn cùng chúng tôi và chuyện trò với chúng tôi”. Những lời này của ngươi không phù hợp với sự thực. Đức Chúa Trời đối xử như nhau với toàn thể dân sự được Ngài chọn. Đức Chúa Trời có thái độ như nhau với tất cả mọi người, miễn là người đó không bị phơi bày và đào thải. Nếu Đức Chúa Trời thông công lẽ thật với ngươi, thế đâu chứng tỏ rằng ngươi tốt hơn những người khác, bởi vì ngươi chỉ tình cờ gặp được dịp đó mà thôi. Vậy nói như thế nào mới là có lý trí? Nếu ngươi không thể thông công về lẽ thật, và nếu ngươi không thể cung dưỡng sự sống cho các anh chị em, thì ngươi phải rèn luyện phản tỉnh và biết mình, phân tích bản thân, có thể nói ra những gì trong lòng, mở lòng và phơi bày con người mình trước tất cả mọi người. Đưa những điều này vào thực hành sẽ đem lại kết quả. Mở lòng không có nghĩa là biện minh cho bản thân. Mà nghĩa là trình bày những động cơ và ý niệm sai trái trong ngươi để phân tích, hầu cho tất cả mọi người đều biết, để cho những người khác cũng được ích lợi từ đó. Làm như vậy là ngươi không tôn cao bản thân. Nếu ngươi đối xử với bản thân cho đúng và đứng vào đúng vị trí của mình, hay nói cách khác là nếu ngươi có thể gạt bỏ và phân tích động cơ của chính mình, phơi bày những sự ô uế trong ngươi và như thế là phơi bày con người của ngươi, thì điều này cho thấy ngươi đang ở đúng vị trí của mình. Ta nhận thấy rằng nhiều lãnh đạo chỉ có khả năng giáo huấn mọi người, có thể giảng đạo cho mọi người từ trên cao, và không thể giao tiếp ngang hàng với mọi người. Họ không thể tương tác với mọi người một cách bình thường. Khi một số người nói chuyện, họ luôn giống như đang diễn thuyết hoặc báo cáo. Lời lẽ của họ chỉ nhắm vào tình trạng của người khác mà không bao giờ cởi mở về bản thân mình. Họ không bao giờ mổ xẻ những tâm tính bại hoại của mình mà chỉ mổ xẻ vấn đề của người khác, dùng chúng làm ví dụ để cho mọi người đều biết chuyện. Tại sao họ làm điều này? Tại sao họ có thể giảng những bài giảng như vậy, nói những điều như vậy? Đây là bằng chứng cho thấy họ không có hiểu biết gì về bản thân, rằng họ quá thiếu lý trí, quá kiêu ngạo và tự nên công chính. Họ nghĩ rằng khả năng nhận ra tâm tính bại hoại của những người khác chứng tỏ rằng họ ở trên những người khác, giỏi hơn người khác về khả năng phân định người và việc, và họ ít bại hoại hơn những người khác. Họ có thể mổ xẻ và giáo huấn những người khác, nhưng lại không bóc trần bản thân mình, không vạch trần hoặc mổ xẻ những tâm tính bại hoại của bản thân, không thể hiện bộ mặt thật của mình, không nói gì về động cơ của riêng mình, chỉ giáo huấn những người khác vì có hành vi sai trái – đây là tự phóng đại và tự tôn cao. Ngươi làm lãnh đạo mà lại phiền toái đến vô lý thì làm sao mà được chứ? Tại sao sau khi được chỉ định làm lãnh đạo một hội thánh, ngươi lại tùy tiện giáo huấn người khác, hành xử độc đoán và muốn gì làm nấy? Tại sao ngươi không bao giờ cân nhắc hậu quả của những lời ngươi nói, chẳng bao giờ nghĩ đến thân phận của chính mình? Tại sao ngươi lại hành động như thế này? Điều này là bởi dù ngươi là lãnh đạo nhưng ngươi không biết thân phận hay vị trí của mình. Bố trí cho ngươi làm lãnh đạo chỉ đơn thuần là cất nhắc ngươi và cho ngươi một cơ hội để thực hành. Chứ không phải bởi ngươi có nhiều thực tế hơn người khác hay là bởi ngươi tốt hơn người khác. Thật ra, ngươi cũng như mọi người khác mà thôi. Trong các ngươi, không ai có thực tế, và ở vài khía cạnh nào đó, ngươi có khi còn bại hoại hơn những người khác. Vậy tại sao ngươi lại vô lý gây rắc rối, tùy tiện giáo huấn, mắng mỏ và kìm kẹp người khác? Tại sao ngươi lại ép người khác nghe lời ngươi, kể cả khi ngươi sai lầm? Chuyện này chứng tỏ điều gì? Chứng tỏ ngươi đang ở sai vị trí. Ngươi không công tác từ vị trí của một con người, mà ngươi công tác từ vị trí của Đức Chúa Trời, vị trí ở trên những người khác. Nếu những lời ngươi nói là đúng đắn và phù hợp với lẽ thật thì người khác có thể nghe theo ngươi. Trong trường hợp này thì thỏa đáng. Nhưng khi ngươi sai lầm, tại sao ngươi lại ép người khác nghe theo ngươi? Ngươi có thẩm quyền sao? Ngươi là tối cao sao? Ngươi là lẽ thật sao? Một số người khi đến một nơi nào đó để rao truyền phúc âm và thấy người ở đó cũng như điều kiện sinh sống của họ không phù hợp với ý thích của mình thì họ liền ghét bỏ nơi đó và muốn rời đi nơi khác. Có người khác bảo họ: “Ở đây cần người rao truyền phúc âm. Anh mà rời đi thì sẽ gây trì hoãn công tác”. Nhưng họ không chịu nghe, nhất quyết rời đi, bảo rằng: “Vậy tại sao anh không ở lại đi? Tôi phải đi! Các anh phải nghe lời tôi và học cách vâng phục đi”. Họ thà gây trì hoãn công tác của hội thánh để làm theo ý mình và chọn nơi mà mình thích. Họ muốn gì làm nấy và đòi hỏi người khác phải làm theo mọi lời họ nói. Như thế chẳng phải họ đang phóng đại bản thân sao? Như thế chẳng phải họ đang tôn cao bản thân sao? Như thế chẳng phải họ kiêu ngạo tự đại sao? Trong bổn phận, họ làm theo ý thích của mình hết sức có thể mà chẳng thực hành chút lẽ thật nào. Khi dẫn dắt mọi người, họ không yêu cầu mọi người thực hành lẽ thật, mà yêu cầu mọi người lắng nghe những gì họ nói, và làm theo cách của họ. Chẳng phải như vậy là yêu cầu người ta đối đãi với họ như Đức Chúa Trời, và vâng phục họ như Đức Chúa Trời sao? Họ có sở hữu lẽ thật không? Họ không có lẽ thật, và đầy tâm tính Sa-tan, họ là ma quỷ – vậy tại sao họ vẫn yêu cầu mọi người vâng phục họ? Chẳng phải người như thế này tự phóng đại bản thân sao? Chẳng phải họ đề cao bản thân sao? Những cá nhân như thế này có thể đưa con người đến trước Đức Chúa Trời không? Họ có thể khiến mọi người thờ phượng Đức Chúa Trời không? Họ là người mà họ muốn mọi người vâng phục. Khi họ làm việc như vậy, họ có đang thực sự dẫn dắt mọi người bước vào thực tế lẽ thật không? Họ có thực sự đang làm công việc được Đức Chúa Trời giao phó không? Không, họ đang cố gắng thiết lập vương quốc của riêng mình. Họ muốn là Đức Chúa Trời, muốn mọi người đối xử với họ như Đức Chúa Trời, và vâng lời họ như Đức Chúa Trời. Chẳng phải họ là một kẻ địch lại Đấng Christ sao? Cách làm việc của những kẻ địch lại Đấng Christ luôn là như thế, bất kể họ có gây trì hoãn công việc của hội thánh đến mức nào, bất kể có gây phá hoại hay cản trở lối vào sự sống của những người được Đức Chúa Trời chọn ra áo, thì người ta cũng phải vâng phục họ và lắng nghe họ. Chẳng phải đây là bản chất của ma quỷ sao? Chẳng phải đây là tâm tính của Sa-tan sao? Những người như thế này là những con quỷ sống đội lốt người. Họ có thể có khuôn mặt người, nhưng mọi thứ bên trong họ đều là ma quỷ. Mọi điều họ nói và làm đều là ma quỷ. Không có gì họ làm là phù hợp với lẽ thật, không điều gì trong số đó là điều những người có ý thức làm cả, chắc chắn đây là những hành động của ma quỷ, của Sa-tan, của những kẻ địch lại Đấng Christ. Ngươi phải phân định được rõ ràng điều này. Vậy nên, khi các ngươi hành động, nói năng và tương tác với người khác – trong mọi việc các ngươi làm trong đời – các ngươi phải giữ sắc lệnh này trong lòng: “Con người không nên phóng đại, hay đề cao chính mình. Họ nên thờ phượng và tôn vinh Đức Chúa Trời”. Theo cách này, các giới hạn được đặt ra cho con người và họ sẽ không làm quá đến mức xúc phạm tâm tính Đức Chúa Trời. Sắc lệnh quản trị này là sắc lệnh trọng yếu, và tất cả các ngươi phải nghĩ cho kỹ về ý nghĩa của sắc lệnh quản trị này, đến lý do vì sao Đức Chúa Trời yêu cầu con người điều này và Ngài muốn thành tựu điều gì với nó. Hãy cân nhắc nó thật cẩn thận. Đừng để nó vào tai này rồi ra tai kia. Làm được như thế sẽ thật sự ích lợi cho các ngươi.

2. Làm mọi việc có lợi cho công tác của Đức Chúa Trời và không làm điều gì bất lợi cho công tác của Đức Chúa Trời. Bảo vệ danh Đức Chúa Trời, chứng ngôn của Đức Chúa Trời, và công trình của Đức Chúa Trời.

Ngươi nên gìn giữ và nhận trách nhiệm về bất cứ điều gì liên quan đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, hoặc liên quan đến công việc của nhà Đức Chúa Trời và danh Đức Chúa Trời. Mỗi người trong số các ngươi đều có trách nhiệm và nghĩa vụ này, và đó là những gì các ngươi phải làm.

3. Tiền bạc, vật chất, và mọi tài sản trong nhà Đức Chúa Trời là những của lễ nên được dâng kính bởi con người. Những của lễ này không thể được thụ hưởng bởi ai khác ngoài thầy tế lễ và Đức Chúa Trời, vì những của lễ của con người là để Đức Chúa Trời thụ hưởng. Đức Chúa Trời chỉ chia sẻ những của lễ này với thầy tế lễ; không ai khác đủ tư cách hay được phép hưởng thụ bất cứ phần nào trong đó. Tất cả của lễ của con người (bao gồm tiền bạc và vật chất có thể hưởng thụ được) được dâng lên cho Đức Chúa Trời, chứ không phải cho con người, và vì thế những thứ này không nên được hưởng thụ bởi con người; nếu con người hưởng thụ chúng, thì khi đó họ đang đánh cắp các của lễ. Bất kỳ ai làm điều này đều là Giu-đa, vì ngoài việc là một kẻ phản bội, Giu-đa còn tự lấy những thứ trong túi tiền cho bản thân.

Ta cần giải thích những lời này. Nếu ta không giải thích, thì có những kẻ vô liêm sỉ trơ tráo đến nỗi sẽ trộm của lễ. Hiện tại, các lãnh đạo và người làm công ở mọi cấp độ trong hội thánh đều đang được thử thách tạm thời. Những ai phù hợp sẽ tiếp tục được sử dụng, nhưng những ai không phù hợp sẽ bị cách chức hoặc đào thải. Những vị trí này không cố định. Đừng nghĩ rằng làm lãnh đạo hay người làm công nghĩa là vị trí của ngươi đã cố định rồi và ngươi sẽ không bao giờ bị cách chức hay đào thải. Đừng ngả theo ảo tưởng đó. Đây là một dục vọng ngông cuồng. Thầy tế lễ không phải là lãnh đạo thông thường. Thầy tế lễ có quyền lợi và có tư cách phụng sự Đức Chúa Trời trực tiếp. Đương nhiên, quyền lợi và tư cách này do Đức Chúa Trời ban cho. Điều này cũng hệt như chuyện của các thầy tế lễ trong Thời đại Luật pháp. Họ có thể vào đền thờ, nhưng mọi người khác thì không, họ có thể ăn của lễ hiến tế, nhưng mọi người khác thì không. Hiện nay, trong Thời đại Vương quốc, dạng người nào là thầy tế lễ? Người mà thời xưa gọi là thầy tế lễ thì bây giờ gọi là người được Đức Thánh Linh sử dụng. Vậy, điều này là đang mô tả các ngươi sao? Các ngươi hoàn toàn không phải là thầy tế lễ! Thầy tế lễ là người được Đức Thánh Linh sử dụng, và trừ người này ra thì không một ai được hưởng của lễ. Không một ai xứng đáng. Nếu ngươi nói rằng mình xứng đáng thì ngươi đang tự nói theo ý mình mà thôi. Ngươi sẽ không được phép hưởng dùng của lễ. Chúng không phải dành cho ngươi.

Ta sẽ phán thêm về tình trạng của các ngươi. Với những người như các ngươi, là lãnh đạo và người làm công làm công tác cụ thể ở các hội thánh, thì hội thánh có thể chi trả chi phí đi lại cho các ngươi, nhưng hội thánh không chịu trách nhiệm về các nhu cầu thường nhật của các ngươi. Ngươi tin Đức Chúa Trời, và tự nguyện dâng mình cho Ngài. Nếu ngươi nói: “Tôi không tự nguyện làm việc này, do nhà Đức Chúa Trời phân công mà thôi”, vậy thì ngươi cứ việc rời đi. Có người nói: “Đức Chúa Trời kêu gọi tôi, Ngài muốn dùng tôi, nên tôi đến. Tôi đâu tự nguyện đến”. Nếu thế, giờ ta không cần ngươi nữa, ngươi cứ việc rời đi. Ta không bao giờ ép buộc ai. Kể cả nếu ngươi tự nguyện ở đây, thì việc ngươi có được giữ lại không còn tùy vào phẩm chất của ngươi. Nếu ngươi không đủ tư cách, ngươi sẽ không được sử dụng. Có thể tìm người khác để thay vào vị trí của ngươi. Đây là nguyên tắc sử dụng người của nhà Đức Chúa Trời. Tuyệt đối không có ngoại lệ đặc cách nào. Tiền của nhà Đức Chúa Trời được sử dụng cho công tác của nhà Đức Chúa Trời, chứ không phải để hỗ trợ đời sống của từng cá nhân, cũng không phải nhằm mục đích hưởng thụ cá nhân của ai.

4. Con người có tâm tính bại hoại và hơn nữa còn bị cảm xúc chi phối. Vì thế, tuyệt đối nghiêm cấm hai thành viên khác giới làm việc cùng nhau mà không có ai đi kèm khi phụng sự Đức Chúa Trời. Bất kỳ ai bị phát hiện làm như vậy sẽ bị khai trừ, không có ngoại lệ.

Một số anh em khăng khăng chỉ muốn thông công với các chị em, và thậm chí làm như vậy một mình. Họ cởi mở khi thông công với các chị em, nhưng từ chối làm như vậy với bất kỳ ai khác. Những người này không tốt! Một số chị em không thông công với các chị em khác, và không bao giờ cởi mở với họ, chỉ tìm kiếm các anh em để thông công. Những người này thuộc loại gì vậy? Không có lấy một chị em nào có thể hỗ trợ ngươi sao? Không có lấy một chị em nào sẽ thông công với ngươi sao? Họ tất thảy đều khinh ghét ngươi sao? Không ai phù hợp với ngươi sao? Ngươi chỉ có thể hòa hợp với các anh em sao? Ta nghĩ ngươi có những động cơ khác! Có những người luôn tán tỉnh người khác giới. Việc này thật nguy hiểm. Ngươi phải kiểm soát bản thân, phải có thấu suốt và có lý trí. Con người có tâm tính bại hoại, nên đừng buông thả bản thân. Ngươi phải biết kiểm soát, như thế, hành vi của ngươi sẽ cải thiện. Không có sự kiểm soát, không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, người ta sẽ buông tuồng phóng đãng. Một khi họ vi phạm các sắc lệnh quản trị thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, nên họ phải luôn ghi nhớ sắc lệnh quản trị này.

5. Không được phán xét Đức Chúa Trời hay thảo luận bừa bãi những vấn đề liên quan đến Đức Chúa Trời. Làm những việc con người phải làm, và nói những gì con người phải nói, và không được vượt quá những giới hạn hay vi phạm các ranh giới. Coi chừng miệng lưỡi của bản thân và cẩn thận nơi ngươi bước để tránh làm bất cứ việc gì xúc phạm đến tâm tính của Đức Chúa Trời.

6. Làm những điều con người cần phải làm, và thực hiện các nghĩa vụ của mình, làm tròn những trách nhiệm của mình, và giữ vững bổn phận của mình. Khi tin vào Đức Chúa Trời, ngươi nên đóng góp cho công tác của Đức Chúa Trời; nếu không làm vậy thì ngươi không xứng để ăn uống lời Đức Chúa Trời, và không xứng để ở trong nhà Đức Chúa Trời.

Sắc lệnh Sáu liên quan đến các bổn phận của con người. Bất kể lối vào sự sống trước đây của ngươi là gì hoặc mưu cầu cá nhân của ngươi đã phát triển đến đâu, và bất kể tố chất hay nhân tính của ngươi thế nào, miễn là công tác của hội thánh yêu cầu ngươi làm điều gì đó, thì bất kể khó khăn lớn đến đâu, ngươi cũng nên làm. Nếu không làm được thế, ngươi không đủ tư cách ở lại trong nhà Đức Chúa Trời. Nhà Đức Chúa Trời không nuôi ăn vô cớ và không chứa chấp kẻ vô tích sự! Nếu ai đó không mưu cầu lẽ thật, thì ít ra họ phải có thể làm kẻ phục vụ. Nếu họ không muốn phục vụ chút nào, hoặc nếu họ chỉ có chút nỗ lực để kiếm miếng ăn, thì họ phải bị thanh trừ, phải bị tịch thu sách lời Đức Chúa Trời và bị xử lý như một người không tin. Tối thiểu, người ta phải chân thành tin Đức Chúa Trời, có lòng kính sợ Đức Chúa Trời và có những biểu hiện thờ phượng Đức Chúa Trời thì mới đủ tư cách được ở lại trong nhà Đức Chúa Trời. Nhà Đức Chúa Trời không đòi hỏi nhiều nơi người ta. Miễn là họ có lương tâm và lý trí, có thể hiểu và tiếp nhận lẽ thật, có trách nhiệm trong bổn phận, vậy là đủ. Tối thiểu, hành vi và biểu hiện của ngươi phải thỏa đáng. Ngươi phải có chút lòng kính sợ Đức Chúa Trời và phải thể hiện phần nào sự vâng phục với Ngài. Nếu chừng đó mà ngươi còn không làm được, thì ngươi nên về nhà càng sớm càng tốt, đừng vẩn vơ trong nhà Đức Chúa Trời nữa. Nếu ngươi không chịu làm dù chỉ chút bổn phận nhỏ nhất mà chỉ muốn kiếm ăn miễn phí trong nhà Đức Chúa Trời, vậy mà là người chân thành tin Đức Chúa Trời sao? Trong nhìn nhận của Ta, người như thế là kẻ chẳng tin, chẳng khác nào một người ngoại đạo. Nhìn họ thật kinh tởm! Nếu ngươi mong muốn tin Đức Chúa Trời, thì phải tin cho đàng hoàng, không thì đừng tin làm gì. Tin Đức Chúa Trời là việc tự nguyện. Không ai ép buộc ngươi cả. Nếu vấn đề nhỏ thế này mà ngươi còn không hiểu, thì còn nói gì đến chuyện tin Đức Chúa Trời? Nhà Đức Chúa Trời không muốn thứ phế vật. Hội thánh không phải là trạm thu gom phế vật. Những ai không tiếp nhận lẽ thật dù chỉ một chút thì phải bị đào thải và thanh trừ! Lẽ thật ngự trị trong nhà Đức Chúa Trời. Nếu có ai cố làm việc vô lý hoặc gây nhiễu loạn và phá hoại, thì họ phải bị thanh trừ và bị đào thải hoàn toàn.

7. Trong công việc và những vấn đề của hội thánh, bên cạnh việc vâng phục Đức Chúa Trời, phải tuân theo những hướng dẫn của người được Đức Thánh Linh sử dụng trong mọi việc. Sự vi phạm dù nhỏ nhất cũng không được chấp nhận. Phải tuyệt đối tuân phục, và không được phân tích đúng sai; việc đúng hay sai không liên quan gì đến ngươi. Ngươi chỉ cần quan tâm đến việc hoàn toàn vâng phục.

Ngươi phải lắng nghe và vâng phục người được Đức Thánh Linh sử dụng, bất kể người ấy nói hay làm gì. Hãy làm những gì được bảo, theo cách được bảo. Đừng nói: “Đức Chúa Trời có biết không vậy? Tôi phải hỏi Đức Chúa Trời mới được”. Không cần hỏi làm gì, chỉ cần làm những gì mà người được Đức Thánh Linh sử dụng bảo ngươi làm. Ngươi đã hiểu chưa? Không cần nói thêm gì về chuyện này nữa. Các ngươi phải hiểu rõ chuyện này rồi.

8. Những người tin vào Đức Chúa Trời nên vâng phục Đức Chúa Trời và thờ phượng Ngài. Không được tôn cao hay ngưỡng vọng bất kỳ ai; không được xếp Đức Chúa Trời thứ nhất, những người mà ngươi ngưỡng vọng thứ hai, và bản thân ngươi thứ ba. Không người nào được giữ vị trí trong lòng ngươi, và ngươi không được xem con người – đặc biệt những ai mà ngươi tôn sùng – ngang hàng với Đức Chúa Trời hay tương đương với Ngài. Điều này là không thể dung thứ với Đức Chúa Trời.

Có những người rất giỏi trong việc gió chiều nào ngả theo chiều ấy và nịnh nọt người khác. Họ thấy ai được Ta khen ngợi, ân đãi hay thường dành thời gian thông công cùng, thì họ sẽ nịnh nọt người ấy. Trong đầu họ hình thành quan niệm này: dưới Đức Chúa Trời là anh này, dưới anh này là chị này. Đừng nuôi dưỡng những suy nghĩ phân cấp kiểu: Đức Chúa Trời là cao nhất, thứ hai là người này, thứ ba là người kia, thứ tư… Kiểu phân cấp đó là để làm gì? Chẳng phải chỉ như trong triều đình, nơi hoàng đế là cao nhất, tể tướng thứ hai, một quan chức khác thứ ba sao? Trong nhà Đức Chúa Trời không có kiểu phân cấp đó, chỉ có Đức Chúa Trời và dân sự Ngài chọn, và dân sự được Đức Chúa Trời chọn phải vâng phục và thờ phượng Đức Chúa Trời! Thật vậy, tất cả các ngươi đều như nhau. Bất kể các ngươi tiếp nhận Đức Chúa Trời trước hay sau, bất kể giới tính, tuổi tác, tố chất, tất cả các ngươi đều bình đẳng trước Đức Chúa Trời. Đừng sùng bái con người, đừng quá đề cao bản thân. Đừng tạo ra cấp bậc hay phân thứ hạng. Nếu ngươi làm thế, chứng tỏ lòng ngươi đã bị ô uế bởi nhiều quan niệm và tưởng tượng của con người, và như vậy ngươi rất dễ vi phạm các sắc lệnh.

9. Giữ suy nghĩ của mình về công việc của hội thánh. Đặt sang một bên những tiền đồ của xác thịt bản thân, quyết đoán về các vấn đề gia đình, hết lòng dâng mình cho công tác của Đức Chúa Trời, và đưa công tác của Đức Chúa Trời lên hàng đầu và đời sống của chính ngươi hàng thứ hai. Đây là khuôn phép của một thánh hữu.

10. Những người thân không có đức tin (con cái, vợ chồng, anh chị em hay cha mẹ ngươi, v.v.) không nên bị ép buộc vào hội thánh. Nhà của Đức Chúa Trời không thiếu thành viên, và không cần phải tăng số lượng bằng những người không có ích gì. Tất cả những ai không hân hoan tin thì không được dẫn dắt vào hội thánh. Sắc lệnh này dành cho tất cả mọi người. Các ngươi nên kiểm tra, giám sát và nhắc nhở lẫn nhau về vấn đề này; không ai được vi phạm. Kể cả khi những người thân không có đức tin miễn cưỡng bước vào hội thánh, họ không được phát sách hay ban cho một danh mới; những người như vậy không thuộc về nhà Đức Chúa Trời, và sự gia nhập của họ vào hội thánh phải được chặn lại bằng bất cứ giá nào. Nếu rắc rối xảy ra với hội thánh vì sự tấn công của ma quỷ, thì bản thân ngươi sẽ bị trục xuất hoặc bị áp đặt những giới hạn. Nói tóm lại, mọi người đều có trách nhiệm trong vấn đề này, nhưng ngươi không được khinh suất hay dùng nó để trả thù riêng.

Đây là mười sắc lệnh quản trị của Đức Chúa Trời mà dân sự được Ngài chọn phải tuân thủ trong Thời đại Vương quốc. Hãy ghi nhớ toàn bộ chúng.

Cuối năm 1995

Trước: Cách con người bước vào thời đại mới

Tiếp theo: Khía cạnh thứ hai trong ý nghĩa của sự nhập thể

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger