Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất V

Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời (II)

Hỡi các anh chị em, hôm nay chúng ta hãy hát một bài Thánh ca. Hãy tìm một bài các ngươi yêu thích và thường xuyên hát. (Chúng con sẽ hát bài Thánh ca số 760 về lời Đức Chúa Trời: “Tình yêu thuần khiết không tì vết”.)

1 “Tình yêu” chỉ một tình cảm thuần khiết không một vết nhơ, ở đó ngươi sử dụng con tim để thương yêu, cảm nhận và quan tâm. Trong tình yêu không có điều kiện nào, không có rào cản nào, và không có khoảng cách nào. Trong tình yêu không có sự hoài nghi, không có sự giả dối, và không có sự xảo quyệt. Trong tình yêu không có đổi chác và không có điều gì ô uế. Nếu ngươi yêu thương, thì ngươi sẽ không giả dối, không ca thán, không phản bội, không dấy loạn, không đòi hỏi hay mưu cầu để được cái gì hay được bao nhiêu.

2 “Tình yêu” chỉ một tình cảm thuần khiết không một vết nhơ, ở đó ngươi sử dụng con tim để thương yêu, cảm nhận và quan tâm. Trong tình yêu không có điều kiện nào, không có rào cản nào, và không có khoảng cách nào. Trong tình yêu không có sự hoài nghi, không có sự giả dối, và không có sự xảo quyệt. Trong tình yêu không có đổi chác và không có điều gì ô uế. Nếu ngươi yêu thương thì ngươi sẽ vui vẻ dâng hiến, sẽ vui vẻ chịu đựng gian khổ, ngươi sẽ trở nên tương hợp với Ta, ngươi sẽ từ bỏ tất cả những gì ngươi có vì Ta, từ bỏ gia đình ngươi, tương lai ngươi, tuổi trẻ của ngươi, và cuộc hôn nhân của ngươi. Nếu không, thì tình yêu của ngươi không hề là tình yêu, mà là sự giả dối và phản bội!

– Theo Chiên Con và hát những bài ca mới

Bài Thánh ca này là một chọn lựa hay. Các ngươi đều thích hát bài này chứ? Các ngươi cảm thấy thế nào sau khi hát bài này? Các ngươi có thể cảm nhận được loại tình yêu này trong chính các ngươi không? (Chưa.) Những ca từ nào trong bài này cảm động ngươi sâu sắc nhất? (Trong tình yêu không có điều kiện, không có rào cản, và không có khoảng cách. Trong tình yêu không có hoài nghi, không có giả dối, và không có xảo quyệt. Trong tình yêu không có đổi chác và không có gì ô uế. Nhưng trong chính mình, con vẫn thấy nhiều điều không thuần khiết, và nhiều phần trong con cố thương lượng với Đức Chúa Trời. Con thực sự chưa đạt được loại tình yêu thuần khiết và không tì vết.) Nếu ngươi chưa đạt được tình yêu thuần khiết và không tì vết, thì mức độ tình yêu của ngươi đến đâu? (Con chỉ đang ở trong giai đoạn mà con sẵn sàng tìm kiếm, mà con đang khao khát.) Dựa trên vóc giạc của chính mình và nói từ kinh nghiệm của chính mình, thì ngươi đã đạt được cấp độ nào? Ngươi có lừa dối, ngươi có phàn nàn không? Ngươi có những đòi hỏi trong lòng mình không? Có điều gì ngươi muốn và ao ước có được từ Đức Chúa Trời không? (Có, con có những điều ô uế này bên trong.) Trong tình cảnh nào chúng xuất hiện? (Khi tình huống mà Đức Chúa Trời đã xếp đặt cho con không phù hợp với các quan niệm của con, hoặc khi những mong muốn của con không được đáp ứng, trong những lúc như thế, con sẽ tỏ lộ loại tâm tính bại hoại này.) Các anh chị em là những người đến từ Đài Loan, các ngươi cũng thường hát bài Thánh ca này phải không? Các ngươi có thể nói một chút xem mình hiểu thế nào về “tình yêu thuần khiết không tì vết” không? Tại sao Đức Chúa Trời định nghĩa tình yêu theo cách này? (Con rất thích bài Thánh ca này bởi vì từ đó con có thể thấy rằng tình yêu này là một tình yêu trọn vẹn. Tuy nhiên, con vẫn còn một chặng đường dài để đi mới đạt được tiêu chuẩn đó, và con vẫn còn rất xa mới đạt được tình yêu thực sự. Có một vài điều mà ở đó con đã có thể đạt được sự tiến bộ và hợp tác qua sức mạnh lời Đức Chúa Trời ban cho con và qua lời cầu nguyện. Tuy nhiên, khi đối diện với những thử luyện hoặc sự phơi bày nhất định, con lại cảm thấy mình không có tương lai hay vận mệnh gì, và mình không có một đích đến. Trong những lúc như thế, con cảm thấy rất yếu đuối, và chuyện này thường khiến con lo lắng.) Khi nói “tương lai và vận mệnh” thì rốt cuộc ngươi đang đề cập đến điều gì? Có điều gì cụ thể mà ngươi đang đề cập đến không? Nó có phải là một hình ảnh hoặc điều gì đó ngươi đã tưởng tượng ra, hay tương lai và vận mệnh của ngươi là một thứ mà ngươi có thể thực sự nhìn thấy? Nó có phải là một thực thể không? Ta muốn mỗi một người các ngươi nghĩ về điều đó: Mối quan tâm các ngươi có về tương lai và số phận của mình liên quan đến điều gì? (Đó là việc có thể được cứu rỗi để con có thể tồn tại.) Các anh chị em khác, các ngươi cũng nói một chút về hiểu biết của mình về “tình yêu thuần khiết không tì vết” đi. (Khi một người có nó, thì không có sự bất khiết đến từ chính bản ngã cá nhân của họ, và họ không bị kiểm soát bởi tương lai và vận mệnh của mình. Bất kể Đức Chúa Trời đối xử với họ thế nào, thì họ vẫn có thể hoàn toàn tuân theo công tác của Đức Chúa Trời cùng những sự sắp đặt của Ngài, và đi theo Ngài cho đến tận cùng. Chỉ có loại tình yêu này dành cho Đức Chúa Trời mới là tình yêu thuần khiết và không tì vết. Khi con so sánh bản thân mình với nó thì con mới phát hiện ra rằng mặc dù con dường như đã dâng mình hoặc gạt bỏ một số thứ nhất định trong vài năm qua tin vào Đức Chúa Trời, nhưng con đã thực sự không thể dâng lòng mình cho Ngài. Khi Đức Chúa Trời phơi bày con, con cảm thấy mình không thể được cứu, và con sống trong một trạng thái tiêu cực. Con thấy bản thân đang thực hiện bổn phận của mình, nhưng đồng thời con cũng đang cố gắng thỏa thuận với Đức Chúa Trời, con không thể yêu mến Đức Chúa Trời với tất cả tấm lòng mình, và đích đến, tương lai cùng số phận của con luôn luôn ở trong tâm trí con.) Dường như các ngươi đã cảm thụ được một chút về bài Thánh ca này, và đã có đôi chút liên hệ giữa bài này và trải nghiệm thực tế của các ngươi. Tuy nhiên, các ngươi có những mức độ chấp nhận khác nhau đối với từng cụm từ trong bài Thánh ca “Tình yêu thuần khiết không tì vết”. Một số người nghĩ nó là về sự sẵn lòng, một số người đang cố gắng gạt bỏ tương lai của họ, một số người đang cố gắng buông bỏ gia đình mình, và một số người không tìm cầu nhận bất cứ điều gì. Thậm chí có những người khác đang đòi hỏi bản thân không được lừa dối, không than phiền, và không dấy nghịch chống lại Đức Chúa Trời. Tại sao Đức Chúa Trời lại muốn đề nghị loại tình yêu này và yêu cầu mọi người nên yêu mến Ngài theo cách này? Đây có phải là một loại tình yêu mà mọi người có thể đạt được không? Có nghĩa là, mọi người có thể yêu theo cách này không? Con người có thể thấy rằng họ không thể, bởi vì họ không sở hữu loại tình yêu này chút nào. Khi con người không sở hữu nó, và khi về căn bản họ không biết về tình yêu, thì Đức Chúa Trời phán những lời này, và những lời này xa lạ đối với họ. Vì con người sống trong thế giới này và trong một tâm tính bại hoại, nếu con người có loại tình yêu này hoặc nếu một người có thể có được loại tình yêu này, tình yêu mà không có yêu cầu hay đòi hỏi gì, một tình yêu mà có nó họ sẵn sàng dâng hiến chính mình, chịu đựng đau khổ và từ bỏ mọi thứ họ có, vậy thì người khác sẽ nghĩ gì về người sở hữu loại tình yêu này? Liệu một người như thế có phải là người hoàn thiện không? (Có.) Một người hoàn thiện như thế có tồn tại trong thế giới này không? Loại người này hoàn toàn không tồn tại trong thế giới này. Tuyệt đối là như thế. Do đó, một số người, qua những kinh nghiệm của bản thân, dốc hết sức để tự đánh giá mình dựa trên những lời này. Họ đối phó với chính mình, kiềm chế chính mình, và họ thậm chí còn liên tục từ bỏ chính mình: Họ chịu đựng đau khổ và khiến bản thân từ bỏ các quan niệm của mình. Họ từ bỏ sự dấy nghịch và những ham muốn cùng nhu cầu của bản thân. Nhưng cuối cùng họ vẫn không thể đạt tiêu chuẩn. Tại sao điều đó xảy ra? Đức Chúa Trời phán những điều này để ban ra một tiêu chuẩn cho mọi người làm theo, vì vậy mọi người sẽ biết được tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở họ. Nhưng Đức Chúa Trời có bao giờ phán rằng con người phải đạt được điều này ngay lập tức chưa? Đức Chúa Trời có bao giờ phán trong bao lâu con người phải đạt được điều này chưa? (Chưa.) Đức Chúa Trời có bao giờ phán rằng con người phải yêu mến Ngài theo cách này chưa? Đoạn này có nói điều đó không? Không, không có. Đức Chúa Trời chỉ phán với con người về tình yêu mà Ngài đang đề cập đến. Về việc con người có thể yêu Đức Chúa Trời theo cách này và đối xử với Đức Chúa Trời theo cách này, thì những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người là gì? Không cần thiết phải đạt được chúng ngay lập tức, bởi vì điều đó sẽ nằm ngoài khả năng của con người. Các ngươi có bao giờ nghĩ về việc con người cần phải đáp ứng những loại điều kiện nào để yêu theo cách này chưa? Nếu con người thường xuyên đọc những lời này thì họ sẽ dần dần có được tình yêu này không? (Không.) Vậy thì, điều kiện là gì? Trước tiên, làm thế nào con người có thể không còn nghi ngờ Đức Chúa Trời? (Chỉ những người trung thực mới có thể đạt được điều này.) Còn về việc không còn lừa dối thì sao? (Họ cũng phải là những người trung thực.) Còn với một người không còn thương lượng với Đức Chúa Trời thì sao? Đó cũng là một phần trong việc phải là một người trung thực. Còn đối với việc không còn xảo quyệt thì sao? Nói rằng không có sự lựa chọn trong tình yêu có nghĩa là gì? Có phải tất cả những điều này đều trở lại với việc làm một người trung thực không? Có rất nhiều chi tiết ở đây. Việc Đức Chúa Trời có thể phán và định nghĩa loại tình yêu này theo cách này chứng tỏ điều gì? Chúng ta có thể nói rằng Đức Chúa Trời sở hữu loại tình yêu này không? (Có.) Các ngươi thấy điều này ở đâu? (Trong tình yêu Đức Chúa Trời dành cho con người.) Tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho con người có điều kiện không? Có những rào cản hoặc khoảng cách nào giữa Đức Chúa Trời và con người không? Đức Chúa Trời có nghi ngờ con người không? (Không.) Đức Chúa Trời quan sát con người và hiểu con người; Ngài thực sự hiểu con người. Đức Chúa Trời có lừa dối con người không? (Không.) Vì Đức Chúa Trời nói quá hoàn hảo về tình yêu này, thì tấm lòng của Ngài hoặc thực chất của Ngài cũng có thể hoàn hảo như thế không? (Có.) Chắc chắn là có; khi sự trải nghiệm của người ta đạt đến một điểm nhất định, họ có thể cảm nhận điều này. Có bao giờ con người định nghĩa tình yêu theo cách này chưa? Trong những hoàn cảnh nào con người đã định nghĩa tình yêu? Con người nói về tình yêu như thế nào? Phải chăng con người không nói về mặt cho đi và dâng hiến trong tình yêu? (Đúng.) Định nghĩa này về tình yêu quá đơn giản; nó thiếu thực chất.

Định nghĩa của Đức Chúa Trời về tình yêu và cách Ngài phán về tình yêu có liên quan đến một khía cạnh trong thực chất của Ngài, nhưng đó là khía cạnh nào? Lần trước chúng ta đã thông công về một chủ đề rất quan trọng, một chủ đề mà trước đây con người thường thảo luận. Chủ đề này bao gồm một từ thường được nhắc đến trong quá trình tin nơi Đức Chúa Trời, tuy vậy nó là một từ mà mọi người cảm thấy vừa quen vừa lạ. Tại sao Ta phán điều này? Đó là một từ xuất phát từ ngôn ngữ của con người; tuy nhiên, giữa con người, định nghĩa của nó vừa rõ ràng vừa mơ hồ. Từ này là từ gì? (Sự thánh khiết.) Sự thánh khiết: đó là chủ đề lần trước chúng ta đã thông công. Chúng ta đã thông công về một phần của chủ đề này. Qua sự thông công lần trước của chúng ta, mọi người có đạt được sự hiểu biết mới mẻ nào về thực chất sự thánh khiết của Đức Chúa Trời không? Khía cạnh nào trong sự hiểu biết này các ngươi xem là hoàn toàn mới mẻ? Nghĩa là, điều gì trong sự hiểu biết này hoặc trong những lời đó đã khiến các ngươi cảm thấy rằng hiểu biết của các ngươi về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời khác biệt hoặc bị đổi khác so với sự thánh khiết của Đức Chúa Trời khi Ta phán về nó trong lúc thông công? Các ngươi có bất kỳ ấn tượng nào về điều này không? (Đức Chúa Trời phán những điều Ngài cảm nhận trong lòng Ngài; lời Ngài không bị nhiễm ô. Đây là biểu hiện của một khía cạnh trong sự thánh khiết.) (Cũng có sự thánh khiết khi Đức Chúa Trời nổi thạnh nộ với con người; cơn thạnh nộ của Ngài không chỗ trách.) (Về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, con hiểu rằng có cả sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời lẫn lòng thương xót của Ngài trong tâm tính công chính của Ngài. Điều này đã để lại một ấn tượng rất mạnh mẽ trong con. Trong buổi thông công lần trước của chúng ta, tâm tính công chính của Đức Chúa Trời là độc nhất vô nhị cũng đã được đề cập đến – con đã không hiểu được điều này trong quá khứ. Chỉ sau khi nghe Đức Chúa Trời thông công, con mới hiểu ra rằng sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời khác với sự giận dữ của con người. Sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời là một điều tích cực và có nguyên tắc; nó được giáng xuống vì thực chất vốn có của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nhìn thấy điều gì đó tiêu cực, và vì vậy Ngài giáng cơn thạnh nộ của Ngài. Đây là điều mà không một loài thọ tạo nào sở hữu.) Chủ đề của chúng ta ngày hôm nay là sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Tất cả mọi người đều đã nghe và học được điều gì đó về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, nhiều người thường đồng thời nói về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và tâm tính công chính của Đức Chúa Trời; họ nói rằng tâm tính công chính của Đức Chúa Trời là thánh khiết. Từ “thánh khiết” chắc chắn không xa lạ với bất kỳ ai – nó là một từ thường được sử dụng. Tuy nhiên liên quan đến ý nghĩa bên trong của từ đó, thì con người có thể nhìn thấy những biểu hiện nào của sự thánh khiết trong Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời đã mặc khải điều gì để con người có thể nhận ra? Ta e rằng đây là điều mà không ai biết đến. Tâm tính của Đức Chúa Trời công chính, thế nhưng nếu ngươi lấy tâm tính công chính của Đức Chúa Trời và nói rằng nó thánh khiết, thì điều đó có vẻ hơi mơ hồ, hơi lẫn lộn; tại sao lại thế? Ngươi nói tâm tính của Đức Chúa Trời công chính, hoặc ngươi nói tâm tính công chính của Ngài thánh khiết, vậy thì trong lòng mình, các ngươi mô tả sự thánh khiết của Đức Chúa Trời như thế nào, các ngươi hiểu nó như thế nào? Điều đó có nghĩa là, điều gì trong những gì Đức Chúa Trời đã mặc khải hoặc những gì Ngài có và là thì con người nhận biết là thánh khiết? Trước đây ngươi đã suy nghĩ về điều này chưa? Điều Ta đã nhìn thấy là con người hay buột miệng những từ thường được sử dụng hoặc có những cụm từ đã được nói đi nói lại, vậy mà họ thậm chí không biết mình đang nói gì. Đó chỉ là cách nói của mọi người, và họ nói theo thói quen, vì vậy nó trở thành một thuật ngữ cố định đối với họ. Tuy nhiên, nếu họ muốn tìm hiểu và thật sự nghiên cứu chi tiết, thì họ sẽ phát hiện ra mình không biết ý nghĩa thực sự là gì hoặc nó đề cập đến điều gì. Giống như từ “thánh khiết”, không ai biết chính xác khía cạnh nào trong thực chất của Đức Chúa Trời đang được đề cập có liên quan đến sự thánh khiết của Ngài mà họ nói đến, và không ai biết làm thế nào để làm cho từ “thánh khiết” tương hợp với Đức Chúa Trời. Con người đang bối rối trong lòng, và sự nhận biết của họ về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời thì mơ hồ và không rõ ràng. Về việc Đức Chúa Trời thánh khiết như thế nào, thì không ai hoàn toàn biết rõ. Hôm nay chúng ta sẽ thông công về chủ đề này để làm cho từ “thánh khiết” tương hợp với Đức Chúa Trời hầu cho con người có thể thấy được nội dung thực sự của thực chất trong sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Điều này sẽ ngăn một số người sử dụng từ này một cách bất cẩn và theo thói quen cũng như phát ngôn bừa bãi khi họ không biết ý nghĩa của chúng hoặc chúng có đúng và chính xác hay không. Con người luôn luôn nói những điều như thế này: ngươi nói, họ nói, và như thế nó đã trở thành quen miệng. Điều này vô tình làm giảm giá trị một từ như thế.

Nhìn bề ngoài, từ “thánh khiết” dường như rất dễ hiểu, phải vậy không? Ít nhất con người cũng tin từ “thánh khiết” có nghĩa là trong sạch, không bị nhơ bẩn, thiêng liêng và thuần khiết. Cũng có những người còn liên tưởng “thánh khiết” với “tình yêu” trong bài Thánh ca “Tình yêu thuần khiết không tì vết” mà chúng ta vừa hát xong. Điều này đúng; điều này là một phần trong đó. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời là một phần trong thực chất của Ngài, nhưng nó không phải là toàn bộ. Tuy nhiên, trong quan niệm của con người, họ nhìn thấy từ đó và có xu hướng liên tưởng nó với những điều mà chính họ xem là thuần khiết và trong sạch, hoặc với những điều mà bản thân họ nghĩ là không bị nhơ bẩn hoặc không tì vết. Ví dụ, một vài người nói rằng hoa sen sạch sẽ, và rằng nó nở hoa nhưng không bị lấm bùn lầy. Thế là con người bắt đầu dùng từ “thánh khiết” cho hoa sen. Một vài người xem những câu chuyện tình hư cấu là thánh khiết, hoặc họ có thể xem vài nhân vật giả tưởng, đáng kính sợ là thánh khiết. Hơn nữa, một vài người xem những con người trong Kinh Thánh, hoặc những người khác được ghi lại trong các sách tâm linh – như là các thánh đồ, sứ đồ, hoặc những người khác đã từng đi theo Đức Chúa Trời trong khi Ngài làm công tác – như họ đã có các kinh nghiệm tâm linh thánh khiết. Tất cả những điều này do con người đã tưởng tượng ra; chúng là những quan niệm mà con người nắm giữ. Tại sao con người lại nắm giữ những quan niệm như thế này? Lý do rất đơn giản: Chính vì con người sống giữa tâm tính bại hoại và sống trong một thế giới xấu xa và nhơ nhớp. Mọi thứ họ nhìn thấy, mọi thứ họ chạm vào, mọi thứ họ trải qua là sự xấu xa và bại hoại của Sa-tan cũng như là các âm mưu, đấu đá, và chiến tranh xảy ra giữa con người dưới sự ảnh hưởng của Sa-tan. Do đó, ngay cả khi Đức Chúa Trời thực hiện công tác của Ngài trong con người, và ngay cả khi Ngài phán với họ và mặc khải tâm tính và thực chất của Ngài, thì họ cũng không thể nhìn thấy hoặc biết được sự thánh khiết và thực chất của Đức Chúa Trời. Con người thường nói rằng Đức Chúa Trời thánh khiết, nhưng họ thiếu sự hiểu biết thực sự; họ chỉ nói ra những lời rỗng tuếch. Bởi vì con người sống giữa sự nhơ nhớp và bại hoại và ở dưới quyền của Sa-tan, cũng như họ không thấy sự sáng, không biết gì về những vấn đề tích cực, và hơn nữa, không biết về lẽ thật, nên không ai thực sự biết “thánh khiết” nghĩa là gì. Vậy thì có bất kỳ điều thánh khiết hoặc con người thánh khiết nào giữa nhân loại bại hoại này không? Chúng ta có thể khẳng định rằng: Không, không có, bởi vì chỉ có thực chất của Đức Chúa Trời là thánh khiết.

Lần trước, chúng ta đã thông công về một khía cạnh về thực chất của Đức Chúa Trời thánh khiết như thế nào. Điều này mang lại một chút cảm hứng cho con người để có được sự hiểu biết về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, nhưng chưa đủ. Nó không đủ để giúp con người có thể biết đầy đủ về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, mà cũng không đủ để có thể giúp con người hiểu được rằng sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là có một không hai. Hơn nữa, nó không đủ để có thể cho con người hiểu được ý nghĩa thực sự của sự thánh khiết, điều được thể hiện đầy đủ trong Đức Chúa Trời. Do đó, điều cần thiết là chúng ta tiếp tục thông công về chủ đề này. Lần trước, chúng ta đã thông công về ba chủ đề, vậy thì bây giờ chúng ta nên thảo luận về chủ đề thứ tư. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc đọc Kinh Thánh.

Sự cám dỗ của Sa-tan

Ma-thi-ơ 4:1-4 Bấy giờ, Ðức Thánh Linh đưa Ðức Chúa Jêsus đến nơi đồng vắng, đặng chịu ma quỉ cám dỗ. Ngài đã kiêng ăn bốn mươi ngày bốn mươi đêm rồi, sau thì đói. Quỉ cám dỗ đến gần Ngài, mà nói rằng: Nếu ngươi phải là Con Ðức Chúa Trời, thì hãy khiến đá nầy trở nên bánh đi. Ðức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Ðức Chúa Trời.

Đây là những lời ma quỉ lần đầu tiên đã dùng để cố gắng cám dỗ Đức Chúa Jêsus. Nội dung của những điều ma quỉ đã nói là gì? (“Nếu ngươi phải là Con Ðức Chúa Trời, thì hãy khiến đá nầy trở nên bánh đi”.) Những lời mà ma quỉ nói khá đơn giản, nhưng có vấn đề gì với bản chất của những lời này không? Ma quỉ đã nói rằng: “Nếu ngươi phải là Con Ðức Chúa Trời”, nhưng trong lòng nó, nó biết hay là không biết rằng Jêsus là Con Đức Chúa Trời? Nó biết hay là không biết rằng Ngài là Đấng Christ? (Nó biết.) Vậy thì tại sao nó nói: “Nếu ngươi phải là”? (Nó đang cố gắng cám dỗ Đức Chúa Trời.) Nhưng mục đích của nó khi làm vậy là gì? Nó nói: “Nếu ngươi phải là Con Ðức Chúa Trời”. Trong lòng, nó đã biết rằng Jêsus Christ là Con Đức Chúa Trời, nó rất rõ về điều này trong lòng, nhưng mặc dù biết điều này, nó có quy phục Ngài và thờ phượng Ngài không? (Không.) Nó muốn làm gì? Nó muốn sử dụng cách thức này và những lời này để chọc giận Đức Chúa Jêsus, và rồi đánh lừa Ngài hành động theo những ý đồ của nó. Chẳng phải đây là ý nghĩa đằng sau những lời của quỷ dữ sao? Trong lòng của Sa-tan, nó biết rõ rằng đây là Đức Chúa Jêsus Christ, tuy nhiên nó vẫn nói những lời này. Đây chẳng phải là bản tính của Sa-tan sao? Bản tính của Sa-tan là gì? (Là quỷ quyệt, xấu xa, và không có sự tôn kính đối với Đức Chúa Trời.) Hậu quả sinh ra từ việc không tôn kính Đức Chúa Trời là gì? Điều tiêu cực nó đang làm ở đây là gì? Chẳng phải là nó đang muốn tấn công Đức Chúa Trời sao? Nó muốn dùng cách thức này để tấn công Đức Chúa Trời, và vì thế nó nói: “Nếu ngươi phải là Con Ðức Chúa Trời, thì hãy khiến đá nầy trở nên bánh đi”; chẳng phải đây là ý định xấu xa của Sa-tan sao? Thực ra nó đang cố gắng làm gì? Mục đích của nó rất rõ ràng: Nó đang cố gắng dùng cách thức này để phủ nhận vị trí và danh tính của Đức Chúa Jêsus Christ. Điều Sa-tan muốn nói qua những lời đó là: “Nếu Ngươi phải là Con Đức Chúa Trời, thì hãy biến đá này trở nên bánh. Nếu Ngươi không thể làm điều này, thì Ngươi không phải là Con Đức Chúa Trời, vậy thì Ngươi không nên thực hiện công tác của Ngươi nữa”. Không phải vậy sao? Nó muốn sử dụng cách thức này để tấn công Đức Chúa Trời, nó muốn triệt hạ và hủy hoại công tác của Đức Chúa Trời; đây là ác tâm của Sa-tan. Ác tâm của nó là sự thể hiện tự nhiên bản tính của nó. Mặc dù nó biết Đức Chúa Jêsus Christ là Con Đức Chúa Trời, chính là sự nhập thể của chính Đức Chúa Trời, nhưng nó không thể không làm cái kiểu này, bám sát sau lưng Đức Chúa Trời, kiên trì tấn công Ngài và bằng mọi giá làm gián đoạn và phá hoại công tác của Đức Chúa Trời.

Bây giờ, chúng ta hãy phân tích cụm từ mà Sa-tan đã nói: “Thì hãy khiến đá nầy trở nên bánh đi”. Biến đá thành bánh – điều này có ý nghĩa gì không? Nếu có thức ăn, thì tại sao lại không ăn? Tại sao cần phải biến đá thành thức ăn? Có thể nói rằng không có ý nghĩa gì ở đây không? Mặc dù khi đó Ngài đang kiêng ăn, nhưng chắc chắn Đức Chúa Jêsus có thức ăn để ăn không? (Ngài có.) Vì vậy, ở đây chúng ta có thể nhìn thấy sự phi lý trong lời nói của Sa-tan. Dẫu cho tất cả sự phản bội và hiểm độc của Sa-tan, thì chúng ta vẫn nhìn thấy sự phi lý và ngớ ngẩn của nó. Sa-tan làm một số điều mà qua đó ngươi có thể nhìn thấy bản tính hiểm độc của nó; ngươi có thể nhìn thấy nó làm những điều phá hoại công tác của Đức Chúa Trời, và khi nhìn thấy điều này, thì ngươi cảm thấy thật đáng ghét và bực tức. Nhưng mặt khác, chẳng lẽ ngươi không thấy một bản chất trẻ con, lố bịch đằng sau những lời nói và hành động của nó sao? Đây là một sự tỏ lộ về bản tính của Sa-tan; vì nó có loại bản tính này, nên nó sẽ làm loại việc thế này. Đối với con người ngày hôm nay, những lời nói này của Sa-tan thật phi lý và nực cười. Nhưng Sa-tan thực sự có khả năng thốt ra những lời như thế. Chúng ta có thể nói rằng nó ngu dốt và ngớ ngẩn không? Sự xấu xa của Sa-tan ở khắp mọi nơi và nó liên tục được phơi bày. Và Đức Chúa Jêsus đã trả lời như thế nào? (“Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Ðức Chúa Trời”.) Những lời này có quyền năng không? (Có.) Tại sao chúng ta nói chúng có quyền năng? Chính vì những lời này là lẽ thật. Nào, có phải con người sống chỉ nhờ bánh thôi không? Đức Chúa Jêsus đã kiêng ăn bốn mươi ngày đêm. Ngài có chết đói không? Ngài đã không chết đói, vì thế Sa-tan đã đến gần Ngài, xúi giục Ngài biến đá thành thức ăn bằng cách nói những điều này: “Nếu Ngươi biến đá thành thức ăn, chẳng phải Ngươi sẽ có cái để ăn sao? Chẳng phải khi đó Ngươi sẽ không cần phải kiêng ăn, không phải bị đói sao?”. Nhưng Đức Chúa Jêsus đã phán: “Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi”, điều này có nghĩa là, mặc dù con người sống trong một thân thể xác thịt, nhưng không phải thức ăn làm cho thân thể xác thịt của họ sống và thở, mà nhờ mỗi một lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời. Một mặt, những lời này là lẽ thật; chúng cho mọi người đức tin, khiến họ cảm thấy rằng họ có thể tin tưởng vào Đức Chúa Trời và rằng Ngài là lẽ thật. Mặt khác, có khía cạnh thực tế nào trong những lời này không? Chẳng phải Đức Chúa Jêsus vẫn còn đứng, vẫn còn sống sau khi kiêng ăn bốn mươi ngày đêm sao? Đây chẳng phải là một ví dụ thực tế sao? Ngài đã không ăn gì trong bốn mươi ngày đêm, vậy mà Ngài vẫn còn sống. Đây là chứng cớ mạnh mẽ xác nhận lẽ thật của lời Ngài. Những lời này thật đơn giản, nhưng đối với Đức Chúa Jêsus, có phải Ngài phán ra chúng chỉ khi Sa-tan cám dỗ Ngài, hay chúng vốn dĩ đã là một phần của Ngài? Nói cách khác, Đức Chúa Trời là lẽ thật, Đức Chúa Trời là sự sống, nhưng có phải lẽ thật và sự sống của Đức Chúa Trời là một sự bổ sung về sau không? Có phải chúng được sinh ra từ những kinh nghiệm sau này? Không – chúng vốn có trong Đức Chúa Trời. Điều đó có nghĩa là, lẽ thật và sự sống là thực chất của Đức Chúa Trời. Cho dù chuyện gì xảy ra với Ngài, thì tất cả những gì Ngài mặc khải đều là lẽ thật. Lẽ thật này, những lời này – dù nội dung lời phán dạy của Ngài dài hay ngắn – đều có thể khiến con người được sống và ban cho con người sự sống; chúng có thể giúp con người đạt được lẽ thật và sự sáng tỏ về con đường sự sống của con người, và giúp họ có đức tin nơi Đức Chúa Trời. Nói cách khác, nguồn gốc của việc Đức Chúa Trời sử dụng những lời này là tích cực. Vậy thì chúng ta có thể nói rằng điều tích cực này là thánh khiết không? (Có.) Những lời của Sa-tan đến từ bản tính của Sa-tan. Sa-tan liên tục tỏ lộ bản tính xấu xa và hiểm độc của nó ở khắp mọi nơi. Nào, Sa-tan có tỏ lộ một cách tự nhiên không? Có ai hướng dẫn nó làm điều này không? Có ai giúp đỡ nó không? Có ai ép buộc nó không? Không. Tất cả những biểu lộ này, nó làm theo ý riêng của nó. Đây là bản tính xấu xa của Sa-tan. Bất kỳ điều gì Đức Chúa Trời làm và bất kể Ngài làm như thế nào, Sa-tan đều đi theo gót chân Ngài. Thực chất và bản chất thực sự của những điều mà Sa-tan nói và làm là thực chất của Sa-tan – một thực chất xấu xa và hiểm độc. Bây giờ, khi chúng ta đọc tiếp, Sa-tan còn nói điều gì nữa? Chúng ta hãy đọc.

Ma-thi-ơ 4:5-7 Ma quỉ bèn đem Ngài vào nơi thành thánh, đặt Ngài trên nóc đền thờ, và nói rằng: Nếu ngươi phải là Con Ðức Chúa Trời, thì hãy gieo mình xuống đi; vì có lời chép rằng: Chúa sẽ truyền các thiên sứ gìn giữ ngươi, Thì các Ðấng ấy sẽ nâng ngươi trong tay, Kẻo chơn ngươi vấp nhằm đá chăng. Ðức Chúa Jêsus phán: Cũng có lời chép rằng: Ngươi đừng thử Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi.

Trước tiên chúng ta hãy xem những lời Sa-tan đã nói ở đây. Sa-tan nói: “Nếu ngươi phải là Con Ðức Chúa Trời, thì hãy gieo mình xuống đi”, và sau đó nó trích dẫn từ Kinh Thánh: “Chúa sẽ truyền các thiên sứ gìn giữ ngươi, Thì các Ðấng ấy sẽ nâng ngươi trong tay, Kẻo chơn ngươi vấp nhằm đá chăng”. Ngươi cảm thấy thế nào khi nghe những lời của Sa-tan? Chẳng phải chúng rất trẻ con sao? Chúng trẻ con, phi lý và kinh tởm. Tại sao Ta phán điều này? Sa-tan thường làm những điều dại dột, và nó tin rằng mình rất thông minh. Nó thường trích dẫn từ Kinh Thánh – ngay cả chính những lời do Đức Chúa Trời phán ra – cố gắng dùng những lời này chống lại Đức Chúa Trời để tấn công Ngài và cám dỗ Ngài toan đạt được mục tiêu của nó trong việc phá hoại kế hoạch công tác của Đức Chúa Trời. Ngươi có thể nhìn thấy điều gì trong những lời này do Sa-tan nói ra không? (Sa-tan nuôi dưỡng những ý định xấu xa.) Trong mọi điều Sa-tan làm, nó luôn luôn cố gắng cám dỗ loài người. Sa-tan không nói thẳng, nhưng theo cách vòng vo, sử dụng sự cám dỗ, lôi cuốn, và dụ dỗ. Sa-tan tiếp cận cám dỗ Đức Chúa Trời như thể Ngài là một con người bình thường, tin rằng Đức Chúa Trời cũng không biết gì, dại dột, và không thể phân biệt rõ nguyên hình của mọi vật, giống như con người không thể làm. Sa-tan nghĩ rằng Đức Chúa Trời và con người giống nhau đều không thể nhìn thấu thực chất của nó và ý định lừa lọc, nham hiểm của nó. Chẳng phải đây là sự dại dột của Sa-tan sao? Hơn nữa, Sa-tan công khai trích dẫn từ Kinh Thánh, tin rằng làm như thế là thêm sự đáng tin, và rằng ngươi sẽ không thể tìm ra bất kỳ sai sót nào trong lời của nó hoặc để tránh bị lừa. Đây chẳng phải là sự lố bịch và trẻ con của Sa-tan sao? Điều này cũng giống như khi con người truyền bá Phúc Âm và làm chứng về Đức Chúa Trời: Chẳng phải đôi khi những kẻ không tin sẽ nói điều gì đó tương tự như Sa-tan đã nói sao? Các ngươi đã nghe con người nói điều gì đó tương tự chưa? Ngươi cảm thấy thế nào khi nghe những điều như thế? Ngươi có cảm thấy gớm ghiếc không? (Có.) Khi ngươi cảm thấy gớm ghiếc, ngươi cũng cảm thấy ác cảm và căm ghét phải không? Khi ngươi có những cảm giác này thì ngươi có thể nhận ra rằng Sa-tan và tâm tính bại hoại mà Sa-tan đưa vào con người là xấu xa không? Ngươi có bao giờ nhận ra được điều này trong lòng: “Khi Sa-tan nói, nó làm vậy như một sự tấn công và cám dỗ; lời của Sa-tan vô lý, nực cười, trẻ con, và gớm ghiếc; tuy nhiên, Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ nói hoặc làm theo cách ấy, và thực sự Ngài chưa bao giờ làm như vậy”? Tất nhiên, trong tình huống này, con người chỉ có thể cảm nhận được nó một cách mờ nhạt, và vẫn không thể nắm bắt được sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Với vóc giạc hiện tại của mình, các ngươi chỉ đơn thuần cảm thấy rằng: “Mọi điều Đức Chúa Trời nói là lẽ thật, có lợi cho chúng con, và chúng con phải chấp nhận nó”. Bất kể các ngươi có thể chấp nhận điều này hay không, các ngươi nói không có ngoại lệ rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và Đức Chúa Trời là lẽ thật, nhưng ngươi không biết rằng chính lẽ thật là thánh khiết và Đức Chúa Trời là thánh khiết.

Vậy thì, sự đáp trả của Jêsus cho những lời này của Sa-tan là gì? Jêsus phán với nó: “Cũng có lời chép rằng: Ngươi đừng thử Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi”. Trong những lời mà Jêsus phán có lẽ thật không? Chắc chắn là có lẽ thật trong đó. Bề ngoài, những lời này là một điều răn để con người làm theo, một câu từ đơn giản, nhưng dù vậy, cả con người lẫn Sa-tan đều thường vi phạm những lời này. Vì thế, Đức Chúa Jêsus đã phán với Sa-tan: “Ngươi đừng thử Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi”, bởi vì đây là điều Sa-tan thường làm, cố gắng cật lực khi làm điều đó. Có thể nói rằng Sa-tan đã làm điều này một cách trơ trẽn và không biết xấu hổ. Trong bản tính và thực chất của Sa-tan, nó không sợ Đức Chúa Trời và không tôn kính Đức Chúa Trời ở trong lòng. Ngay cả khi Sa-tan đứng cạnh Đức Chúa Trời và có thể nhìn thấy Ngài, nó cũng không thể không thử Đức Chúa Trời. Do đó, Đức Chúa Jêsus đã phán với Sa-tan: “Ngươi đừng thử Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi”. Đây là những lời Đức Chúa Trời thường phán với Sa-tan. Vậy thì, có thích hợp để áp dụng câu từ này trong thời đại ngày nay không? (Có, vì chúng con cũng thường thử Đức Chúa Trời.) Tại sao con người thường thử Đức Chúa Trời? Có phải là vì con người đầy tâm tính Sa-tan bại hoại không? (Phải.) Vậy những lời trên của Sa-tan là những điều con người thường nói phải không? Và trong những tình huống nào con người nói những lời này? Người ta có thể nói rằng con người đã và đang nói những điều như thế bất kể thời gian và địa điểm. Điều này chứng tỏ rằng tâm tính của con người không khác gì tâm tính bại hoại của Sa-tan. Đức Chúa Jêsus đã phán một vài lời đơn giản, những lời đại diện cho lẽ thật, những lời mà con người cần. Tuy nhiên, trong tình cảnh này, có phải Đức Chúa Jêsus đang phán theo cách như vậy để tranh luận với Sa-tan không? Có điều gì mang tính chất đối đầu trong những điều Ngài phán với Sa-tan không? (Không.) Đức Chúa Jêsus cảm thấy thế nào về sự cám dỗ của Sa-tan trong lòng Ngài? Có phải Ngài cảm thấy gớm ghiếc và kinh tởm không? Đức Chúa Jêsus cảm thấy kinh tởm và gớm ghiếc, tuy vậy Ngài đã không tranh cãi với Sa-tan, và Ngài lại càng không nói về bất kỳ nguyên tắc lớn lao nào cả. Tại sao vậy? (Bởi vì Sa-tan luôn luôn là như vậy; nó không bao giờ có thể thay đổi.) Có thể nói rằng Sa-tan không bị tác động bởi lý trí không? (Có.) Sa-tan có thể nhận ra rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật không? Sa-tan sẽ không bao giờ nhận ra rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật và sẽ không bao giờ thừa nhận rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật; đây là bản tính của nó. Tuy nhiên vẫn còn một khía cạnh khác trong bản tính của Sa-tan rất là kinh tởm. Đó là gì? Trong sự nỗ lực của mình để thử Đức Chúa Jêsus, Sa-tan đã nghĩ rằng dù không thành công, nhưng nó vẫn sẽ cố làm như thế. Mặc dù nó sẽ bị hành phạt, nó cũng chọn thử làm bằng mọi giá. Mặc dù nó sẽ không có lợi gì khi làm như thế, nhưng nó sẽ cố gắng, dai dẳng ráng sức và chống lại Đức Chúa Trời cho đến tận cùng. Đây là loại bản chất gì vậy? Chẳng phải là xấu xa sao? Nếu một người trở nên tức điên lên và nổi cơn thịnh nộ khi Đức Chúa Trời được nhắc đến, họ đã thấy Đức Chúa Trời chưa? Họ có biết Đức Chúa Trời là ai không? Họ không biết Đức Chúa Trời là ai, không tin vào Ngài, và Đức Chúa Trời chưa phán với họ. Đức Chúa Trời chưa bao giờ làm phiền họ, vậy tại sao họ lại tức giận? Chúng ta có thể nói rằng người này xấu xa không? Các xu hướng đang thịnh hành, ăn, uống, tìm kiếm thú vui, và theo đuổi người nổi tiếng – không gì trong số này sẽ làm phiền một con người như thế. Tuy nhiên, ngay khi đề cập đến từ “Đức Chúa Trời”, hay đến lẽ thật của lời Đức Chúa Trời, là họ liền nổi cơn thịnh nộ. Chẳng phải điều này được xem là có một bản tính xấu xa sao? Điều này đủ để chứng minh rằng đây là bản tính xấu xa của con người. Bây giờ, các ngươi tự nói xem, có những lúc khi lẽ thật được đề cập đến, hoặc khi những thử luyện của Đức Chúa Trời trong loài người hoặc lời phán xét của Đức Chúa Trời đối với con người được đề cập đến, ngươi cảm thấy có ác cảm; ngươi cảm thấy kinh tởm, và ngươi không muốn nghe những điều như thế không? Lòng ngươi có thể nghĩ: “Chẳng lẽ tất cả mọi người đều nói rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật sao? Một vài lời trong những lời này không phải lẽ thật! Chúng rõ ràng chỉ là những lời khuyên răn của Đức Chúa Trời đối với con người!”. Một vài người thậm chí còn có thể cảm thấy một ác cảm mạnh mẽ trong lòng họ, và nghĩ: “Điều này được nói đến mỗi ngày; những thử luyện của Ngài, sự phán xét của Ngài; khi nào nó sẽ kết thúc đây? Khi nào chúng ta sẽ nhận được đích đến tốt đẹp đây?”. Không biết được sự tức giận vô lý này đến từ đâu. Đây là loại bản tính gì? (Bản tính xấu xa.) Nó bị chi phối và dẫn dắt bởi bản tính xấu xa của Sa-tan. Từ góc độ của Đức Chúa Trời, liên quan đến bản tính xấu xa của Sa-tan và tâm tính bại hoại của con người, Ngài không bao giờ tranh cãi hoặc giữ mối hận thù với con người, và Ngài không bao giờ làm ầm lên khi con người hành động ngu ngốc. Ngươi sẽ không bao giờ thấy Đức Chúa Trời giữ quan điểm về mọi việc tương tự quan điểm của con người, và hơn nữa ngươi sẽ không thấy Ngài sử dụng quan điểm, kiến thức, khoa học, triết học hoặc sự tưởng tượng của loài người để xử lý các vấn đề. Thay vào đó, mọi thứ Đức Chúa Trời làm và mọi điều Ngài mặc khải đều liên quan đến lẽ thật. Tức là, mỗi lời Ngài phán và mỗi hành động Ngài thực hiện đều gắn với lẽ thật. Lẽ thật này không phải là một sản phẩm của sự tưởng tượng vô căn cứ nào đó; lẽ thật này và những lời này được Đức Chúa Trời bày tỏ bởi thực chất của Ngài và sự sống của Ngài. Bởi vì những lời này và thực chất của mọi việc Đức Chúa Trời làm đều là lẽ thật, nên chúng ta có thể nói rằng thực chất của Đức Chúa Trời là thánh khiết. Nói cách khác, mọi điều Đức Chúa Trời phán và làm đều mang lại sức sống và sự sáng cho con người, cho con người có thể nhìn thấy những điều tích cực và hiện thực của những điều tích cực đó, cũng như chỉ đường cho nhân loại để họ có thể đi đúng hướng. Những điều này đều được quyết định bởi thực chất của Đức Chúa Trời và bởi thực chất trong sự thánh khiết của Ngài. Giờ thì các ngươi đã nhìn thấy điều này, đúng vậy không? Bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục đọc một phân đoạn Kinh Thánh khác.

Ma-thi-ơ 4:8-11 Ma quỉ lại đem Ngài lên trên núi rất cao, chỉ cho Ngài các nước thế gian, cùng sự vinh hiển các nước ấy; mà nói rằng: Ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự nầy. Ðức Chúa Jêsus bèn phán cùng nó rằng: Hỡi quỉ Sa-tan, ngươi hãy lui ra! Vì có lời chép rằng: Ngươi phải thờ phượng Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi. Ma quỉ bèn bỏ đi; liền có thiên sứ đến gần mà hầu việc Ngài.

Quỉ Sa-tan, sau khi đã thất bại trong hai thủ đoạn trước đây của nó, vẫn thử một trò khác: Nó chỉ cho Đức Chúa Jêsus tất cả các nước trên thế gian cùng sự vinh hiển của các nước ấy và yêu cầu Ngài thờ lạy nó. Ngươi có thể thấy được điều gì về những nét đặc trưng thực sự của ma quỉ từ tình cảnh này? Có phải quỉ Sa-tan hoàn toàn không biết xấu hổ không? (Phải.) Nó không biết xấu hổ thế nào? Vạn vật đều được Đức Chúa Trời tạo dựng nên, vậy mà Sa-tan lại quay ngược lại và chỉ cho Đức Chúa Trời thấy vạn vật, nói rằng: “Hãy nhìn của cải và sự vinh hiển của tất cả các nước này. Nếu Ngươi thờ lạy ta thì ta sẽ cho Ngươi hết thảy mọi sự này”. Đây chẳng phải là hoàn toàn đổi ngược vai trò sao? Chẳng phải Sa-tan không biết xấu hổ sao? Đức Chúa Trời đã tạo ra mọi vật, nhưng Ngài có tạo ra mọi vật vì sự hưởng thụ của riêng Ngài không? Đức Chúa Trời đã ban mọi thứ cho loài người, vậy mà Sa-tan lại muốn thâu tóm tất cả và sau khi đã thâu tóm tất cả, nó nói với Đức Chúa Trời: “Hãy thờ lạy ta! Hãy thờ lạy ta rồi ta sẽ cho Ngươi tất cả những thứ này”. Đây là bộ mặt xấu xa của Sa-tan; nó hoàn toàn không biết xấu hổ! Sa-tan thậm chí còn không biết ý nghĩa của từ “xấu hổ” là gì. Đây chỉ là một ví dụ khác về sự xấu xa của nó. Nó thậm chí cũng không biết xấu hổ là gì. Sa-tan biết rõ ràng rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng muôn vật và rằng Ngài quản lý và thống trị muôn vật. Muôn vật không thuộc về con người, càng không thuộc về Sa-tan, mà thuộc về Đức Chúa Trời, vậy mà quỉ Sa-tan đã trơ trẽn nói rằng nó sẽ cho Đức Chúa Trời mọi sự. Chẳng phải đây là một ví dụ khác về việc Sa-tan một lần nữa lại hành động một cách ngu ngốc và không biết xấu hổ sao? Điều này khiến Đức Chúa Trời càng ghét Sa-tan hơn, phải không? Tuy nhiên dù Sa-tan có cố gắng làm gì, thì Đức Chúa Jêsus có bị lừa không? Đức Chúa Jêsus đã phán điều gì? (“Ngươi phải thờ phượng Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi”.) Những lời này có ý nghĩa thực tế không? (Có.) Loại ý nghĩa thực tế nào? Chúng ta thấy sự xấu xa và không biết xấu hổ của Sa-tan trong phát ngôn của nó. Vậy thì nếu con người thờ lạy Sa-tan, thì kết quả sẽ ra sao? Họ sẽ có được của cải và sự vinh hiển của tất cả các nước không? (Không.) Họ sẽ có được gì? Liệu loài người có trở nên không biết xấu hổ và nực cười như Sa-tan không? (Có.) Rồi thì họ sẽ không khác gì Sa-tan. Do đó, Đức Chúa Jêsus đã phán những lời này, điều quan trọng cho mỗi một con người: “Ngươi phải thờ phượng Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi”. Điều này có nghĩa là ngoại trừ Chúa, ngoại trừ chính Đức Chúa Trời, nếu ngươi hầu việc một ai khác, nếu ngươi thờ lạy quỉ Sa-tan, thì ngươi sẽ đắm mình trong sự nhơ nhớp như Sa-tan. Sau đó ngươi sẽ dự phần với sự không biết xấu hổ của Sa-tan và sự xấu xa của nó, và giống y như Sa-tan, ngươi sẽ thử Đức Chúa Trời và tấn công Đức Chúa Trời. Vậy thì kết cục dành cho ngươi sẽ là gì? Ngươi sẽ bị Đức Chúa Trời ghê tởm, bị Đức Chúa Trời đánh gục, và bị Đức Chúa Trời hủy diệt. Sau khi Sa-tan đã thử Đức Chúa Jêsus vài lần mà không thành công, nó có thử lại không? Sa-tan không thử lại và sau đó nó đã bỏ đi. Điều này chứng tỏ điều gì? Nó chứng tỏ rằng bản tính xấu xa của Sa-tan, sự hiểm độc của nó, và sự ngu ngốc và phi lý của nó thậm chí còn không xứng đáng đề cập đến trước Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus đã đánh bại Sa-tan chỉ với ba câu, sau đó nó chạy cong đuôi, giấu mặt vì quá xấu hổ, và không bao giờ thử Đức Chúa Jêsus nữa. Vì Đức Chúa Jêsus đã đánh bại sự cám dỗ này của Sa-tan, nên bây giờ Ngài có thể dễ dàng tiếp tục công tác Ngài phải làm và các nhiệm vụ đặt ra trước Ngài. Mọi điều Đức Chúa Jêsus làm và phán trong tình cảnh này có mang vài ý nghĩa thực tế cho mỗi một con người nếu nó được áp dụng cho ngày nay không? (Có.) Loại ý nghĩa thực tế nào? Việc đánh bại Sa-tan có phải là điều dễ làm không? Con người phải có một sự hiểu biết rõ ràng về bản tính xấu xa của Sa-tan không? (Có.) Khi ngươi trải qua sự cám dỗ của Sa-tan trong đời sống của chính mình, nếu ngươi có thể nhìn thấu bản tính xấu xa của Sa-tan, chẳng lẽ ngươi không thể đánh bại nó sao? Nếu ngươi biết về sự ngu ngốc và phi lý của Sa-tan, liệu ngươi còn đứng về phía Sa-tan và tấn công Đức Chúa Trời không? Nếu ngươi hiểu được sự hiểm độc và không biết xấu hổ của Sa-tan được tỏ lộ qua ngươi như thế nào – nếu ngươi nhận ra và hiểu những điều này một cách rõ ràng – liệu ngươi có còn tấn công và thử Đức Chúa Trời theo cách này không? (Không, chúng con sẽ không làm thế.) Ngươi sẽ làm gì? (Chúng con sẽ dấy nghịch chống lại Sa-tan và gạt bỏ nó.) Đó có phải là một việc dễ làm không? Nó không dễ dàng. Để làm điều này con người phải thường xuyên cầu nguyện, họ phải thường đặt mình trước Đức Chúa Trời và tự xem xét mình. Và họ phải để sự sửa dạy của Đức Chúa Trời và sự phán xét cùng hình phạt của Ngài giáng trên họ. Chỉ bằng cách này thì con người mới dần dần giải thoát chính mình khỏi sự lừa dối và kiểm soát của Sa-tan.

Bây giờ, bằng cách xem xét tất cả những lời này của Sa-tan, chúng ta sẽ tóm tắt những điều tạo nên thực chất của Sa-tan. Trước tiên, nói chung thực chất của Sa-tan có thể nói là xấu xa, trái ngược với sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Tại sao Ta nói rằng thực chất của Sa-tan là xấu xa? Để trả lời câu hỏi này, con người phải xem xét hậu quả của những gì Sa-tan làm với con người. Sa-tan làm bại hoại và kiểm soát con người, và con người hành động theo bản tính bại hoại của Sa-tan, sống trong một thế giới của những con người đã bị Sa-tan làm cho bại hoại. Loài người vô tình bị Sa-tan chiếm hữu và đồng hóa; do đó con người có tâm tính bại hoại của Sa-tan, đó chính là bản tính của Sa-tan. Từ mọi điều Sa-tan đã nói và làm, ngươi có nhìn thấy sự kiêu ngạo của nó không? Ngươi có thấy sự lừa dối và hiểm độc của nó không? Sự kiêu ngạo của Sa-tan chủ yếu được bộc lộ như thế nào? Có phải Sa-tan luôn luôn nuôi khao khát chiếm vị trí của Đức Chúa Trời không? Sa-tan luôn luôn muốn triệt phá công tác của Đức Chúa Trời và vị trí của Đức Chúa Trời và chiếm cho riêng mình để con người sẽ đi theo, ủng hộ và thờ lạy Sa-tan; đây là bản chất kiêu ngạo của Sa-tan. Khi Sa-tan làm bại hoại con người, nó có trực tiếp nói với họ điều họ nên làm không? Khi Sa-tan thử Đức Chúa Trời, nó có lộ ra và nói rằng: “Ta đang thử Ngươi, Ta sẽ tấn công Ngươi” không? Tuyệt đối không. Vậy thì Sa-tan sử dụng cách thức gì? Nó dụ dỗ, cám dỗ, tấn công, gài bẫy và thậm chí còn trích dẫn Kinh Thánh. Sa-tan nói và hành động theo nhiều cách khác nhau để đạt được những mục tiêu nham hiểm và hoàn thành những ý định của mình. Sau khi Sa-tan đã làm điều này, điều gì có thể thấy được qua những gì được biểu hiện ở con người? Chẳng phải con người cũng trở nên kiêu ngạo sao? Con người đã chịu đựng sự bại hoại của Sa-tan trong hàng ngàn năm, và vì thế con người đã trở nên kiêu ngạo, gian dối, hiểm độc và mất hết lý trí. Tất cả những điều này đều do bản tính của Sa-tan mang lại. Vì bản tính của Sa-tan xấu xa, nên nó đã mang lại cho con người bản tính xấu xa này và mang đến cho con người tâm tính bại hoại, xấu xa. Do đó, con người sống dưới tâm tính Sa-tan bại hoại và, giống như Sa-tan, con người chống đối Đức Chúa Trời, tấn công Đức Chúa Trời, và thử Ngài đến nỗi con người không thể thờ lạy Đức Chúa Trời và không có tấm lòng tôn kính Ngài.

Năm cách Sa-tan làm bại hoại con người

Về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, mặc dù đó có thể là một chủ đề quen thuộc, nhưng nó là một chủ đề mà, khi nói về nó, có thể trở nên hơi trừu tượng đối với một số người cũng như hơi sâu sắc và vượt tầm của họ. Nhưng không cần phải lo lắng. Ta sẽ giúp các ngươi hiểu được sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là gì. Để hiểu được một người nào đó thuộc loại người nào, thì hãy nhìn vào điều họ làm và kết quả việc làm của họ, rồi sau đó ngươi sẽ có thể nhìn thấy thực chất của con người đó. Có thể nói theo cách này không? (Có.) Vậy thì, trước tiên chúng ta hãy thông công về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời theo góc độ này. Có thể nói rằng thực chất của Sa-tan là xấu xa, và vì thế những hành động của Sa-tan đối với con người đã là để không ngừng làm cho họ bại hoại. Sa-tan xấu xa, vậy những người bị nó làm cho bại hoại chắc chắn là xấu xa. Liệu có ai đó nói rằng: “Sa-tan xấu xa, nhưng có thể người nào đó bị nó làm cho bại hoại lại thánh khiết”? Đó sẽ là một trò đùa, phải không? Liệu điều như thế có thể xảy ra không? (Không.) Sa-tan thì xấu xa, và ẩn chứa bên trong sự xấu xa của nó là cả hai mặt cốt yếu lẫn thực tế. Đây không phải là lời nói suông. Chúng ta không cố để bôi nhọ Sa-tan; chúng ta chỉ đơn thuần đang thông công về sự thật và thực tế. Thông công về hiện thực của chủ đề này có thể làm tổn thương một số người hoặc một phân nhóm người nào đó, nhưng không có ác ý; có lẽ ngày hôm nay các ngươi sẽ nghe điều này và cảm thấy hơi khó chịu, nhưng sớm có một ngày, khi các ngươi có thể nhận ra nó, thì các ngươi sẽ khinh thường chính mình, và các ngươi sẽ cảm thấy rằng điều Ta nói ngày hôm nay rất hữu ích đối với các ngươi và rất có giá trị. Thực chất của Sa-tan là xấu xa, vậy thì chúng ta có thể nói rằng kết quả của các hành động của Sa-tan chắc chắn là xấu xa, hoặc ít nhất, gắn liền với sự xấu xa của nó không? (Có.) Vậy làm thế nào Sa-tan luôn luôn đi làm cho con người trở nên bại hoại? Trong sự xấu xa mà Sa-tan làm trong thế giới và giữa nhân loại, đối với con người thì những khía cạnh cụ thể nào của nó có thể nhìn thấy và nhận thức được? Trước đây các ngươi có bao giờ nghĩ về điều này chưa? Các ngươi có thể không suy nghĩ nhiều về nó, vậy thì để Ta nêu lên vài điểm chính. Mọi người đều biết về thuyết tiến hóa mà Sa-tan đề ra, đúng không? Đây là một lĩnh vực tri thức do con người nghiên cứu, phải không? (Phải.) Vì vậy, Sa-tan trước tiên sử dụng kiến thức để làm con người trở nên bại hoại và sử dụng các cách thức quỉ quái của chính mình để truyền đạt kiến thức cho họ. Sau đó nó sử dụng khoa học để làm cho con người bại hoại, khơi dậy sự quan tâm của họ về kiến thức, khoa học, những vấn đề bí ẩn hoặc trong những vấn đề con người mong muốn khám phá. Những điều tiếp theo Sa-tan sử dụng để làm con người trở nên bại hoại là văn hóa truyền thống cùng mê tín dị đoan, và theo sau đó là các xu hướng xã hội. Đây là tất cả những điều mà con người gặp phải trong đời sống hàng ngày của họ và tất cả đều tồn tại gần gũi với con người; tất cả đều được gắn kết với những thứ họ thấy, những điều họ nghe, những thứ họ chạm vào và những điều họ trải nghiệm. Người ta có thể nói rằng mỗi một người đều sống một đời sống được bao quanh bởi những điều này, không thể trốn thoát hoặc giải thoát bản thân khỏi chúng ngay cả khi họ muốn. Trước những điều này, nhân loại bất lực, và tất cả những gì con người có thể làm là bị chúng ảnh hưởng, bị tiêm nhiễm, kiểm soát và ràng buộc; con người bất lực, không thể giải thoát bản thân khỏi chúng.

a. Cách thức Sa-tan sử dụng kiến thức để làm cho con người bại hoại

Trước tiên, chúng ta sẽ nói về kiến thức. Kiến thức có phải là điều gì đó mà mọi người xem là một điều tích cực không? Ít nhất, con người nghĩ rằng nghĩa rộng của từ “kiến thức” thì tích cực hơn là tiêu cực. Vậy thì tại sao chúng ta đang đề cập ở đây rằng Sa-tan sử dụng kiến thức để làm cho con người bại hoại? Chẳng phải thuyết tiến hóa là một khía cạnh của kiến thức sao? Chẳng phải các định luật khoa học của Niu-tơn là một phần của kiến thức sao? Lực hấp dẫn của trái đất cũng là một phần của kiến thức, phải không? (Phải.) Vậy thì tại sao kiến thức lại được liệt kê trong số những thứ mà Sa-tan sử dụng để làm cho con người bại hoại? Quan điểm của các ngươi về điều này là gì? Trong kiến thức có đến một chút lẽ thật nào không? (Không.) Vậy thì thực chất của kiến thức là gì? Tất cả kiến thức mà con người có được học trên cơ sở nào? Có phải dựa trên thuyết tiến hóa không? Chẳng phải kiến thức mà con người đã có được qua sự khám phá và tổng kết dựa trên chủ nghĩa vô thần sao? Có phần nào trong kiến thức này liên quan đến Đức Chúa Trời không? Nó có liên quan đến sự thờ phượng Đức Chúa Trời không? Nó có liên quan đến lẽ thật không? (Không.) Vậy thì Sa-tan sử dụng kiến thức để làm cho con người bại hoại theo cách nào? Ta vừa phán rằng không có gì trong kiến thức này liên quan đến việc thờ phượng Đức Chúa Trời hoặc đến lẽ thật. Một vài người suy nghĩ về điều đó như thế này: “Kiến thức có thể không liên quan gì đến lẽ thật, nhưng dù gì, nó cũng không làm cho con người bại hoại”. Quan điểm của các ngươi về điều này là gì? Có phải kiến thức đã dạy ngươi rằng hạnh phúc của một người phải được tạo ra bằng chính đôi tay của họ không? Có phải kiến thức đã dạy ngươi rằng số phận con người nằm trong chính đôi tay của họ không? (Phải.) Đây là kiểu ăn nói gì vậy? (Ăn nói gian tà.) Hoàn toàn đúng! Đây là ăn nói gian tà! Kiến thức là một đề tài phức tạp để thảo luận. Ngươi có thể nói đơn giản rằng một lĩnh vực kiến thức cũng chỉ là kiến thức. Đó là một lĩnh vực kiến thức được học trên cơ sở không thờ phượng Đức Chúa Trời và không hiểu rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên muôn vật. Khi con người nghiên cứu loại kiến thức này, họ không nhìn thấy Đức Chúa Trời có quyền tối thượng trên muôn vật; họ không thấy Đức Chúa Trời đang chịu trách nhiệm hoặc quản lý muôn vật. Thay vào đó, tất cả những gì họ làm là không ngừng nghiên cứu và khám phá lĩnh vực kiến thức đó, và tìm kiếm câu trả lời dựa trên kiến thức. Tuy nhiên, chẳng phải sự thực là nếu con người không tin vào Đức Chúa Trời và thay vào đó chỉ theo đuổi sự nghiên cứu, thì họ sẽ không bao giờ tìm được câu trả lời đúng sao? Tất cả những gì kiến thức có thể cho ngươi là một phương kế sinh nhai, một công việc, thu nhập để ngươi không bị đói; nhưng nó sẽ không bao giờ khiến ngươi thờ phượng Đức Chúa Trời, và sẽ không bao giờ giữ ngươi lánh xa khỏi điều ác. Càng học về kiến thức, người ta sẽ càng mong muốn phản nghịch Đức Chúa Trời, đưa Đức Chúa Trời vào nghiên cứu, thử thách Đức Chúa Trời, và chống đối Đức Chúa Trời. Thế bây giờ chúng ta thấy điều gì mà kiến thức đang dạy cho con người? Đó là tất cả triết lý của Sa-tan. Các triết lý và quy tắc sinh tồn được Sa-tan truyền bá giữa những con người bại hoại có liên quan gì đến lẽ thật không? Chúng không liên quan gì đến lẽ thật và, trên thực tế, còn trái ngược với lẽ thật. Con người thường nói: “Cuộc sống là sự chuyển động” và “Con người là sắt, gạo là thép, con người cảm thấy đói nếu họ bỏ một bữa ăn”; những lời này là gì? Chúng là những lời ngụy biện và khi nghe chúng gây ra một cảm giác ghê tởm. Trong cái được gọi là kiến thức của con người, Sa-tan đã nhuốm đầy triết lý sống và tư duy của nó. Và khi Sa-tan làm điều này, nó để cho con người chấp nhận suy nghĩ, triết lý, và quan điểm của nó để con người có thể phủ nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời, phủ nhận sự thống trị của Đức Chúa Trời trên mọi vật và trên số phận con người. Vì thế khi con người học tập có tiến bộ và họ có được nhiều kiến thức hơn, thì họ cảm thấy sự tồn tại của Đức Chúa Trời trở nên mơ hồ, và thậm chí có thể không còn cảm thấy Đức Chúa Trời tồn tại. Bởi vì Sa-tan đã làm tiêm nhiễm vào con người những tư tưởng, quan điểm và quan niệm nhất định, một khi Sa-tan đã làm nọc độc này tiêm nhiễm vào bên trong con người, thì chẳng phải con người bị Sa-tan lừa gạt và làm bại hoại sao? Vậy, các ngươi sẽ nói con người ngày nay sống theo điều gì? Chẳng phải họ sống theo kiến thức và các tư tưởng bị tiêm nhiễm bởi Sa-tan sao? Và những điều ẩn bên trong kiến thức và những tư tưởng này – chẳng phải chúng là những triết lý và nọc độc của Sa-tan sao? Con người sống theo những triết lý và nọc độc của Sa-tan. Và điều gì nằm trong cốt lõi của việc Sa-tan làm bại hoại con người? Sa-tan muốn khiến con người phủ nhận, chống đối và chống lại Đức Chúa Trời giống như hắn làm; đây là mục tiêu của Sa-tan trong việc làm bại hoại con người, và cũng là phương tiện mà qua đó Sa-tan làm bại hoại con người.

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc nói đến khía cạnh nông cạn nhất của kiến thức. Văn phạm và từ ngữ trong các ngôn ngữ có thể làm cho con người bại hoại không? Lời nói có thể làm cho con người bại hoại không? Lời nói không làm cho con người bại hoại; chúng là một công cụ mà con người dùng để nói và chúng cũng là công cụ con người dùng để trao đổi với Đức Chúa Trời, chưa kể đến trong hiện tại, ngôn ngữ và lời nói là cách mà Đức Chúa Trời trao đổi với con người. Chúng là những công cụ, và chúng là một sự cần thiết. Một cộng một là hai, và hai nhân hai là bốn; đây không phải là kiến thức sao? Nhưng điều này có thể làm cho ngươi bại hoại không? Đây là kiến thức chung – nó là một mẫu cố định – và vì thế nó không thể làm cho con người bại hoại. Vậy thì loại kiến thức nào làm cho con người bại hoại? Kiến thức làm bại hoại là kiến thức được trộn lẫn với những quan điểm và tư tưởng của Sa-tan. Sa-tan tìm cách khắc sâu vào nhân loại những quan điểm và tư tưởng này thông qua phương tiện kiến thức. Ví dụ, trong một bài viết, không có gì sai trong chính các chữ được viết ra. Vấn đề nằm ở các quan điểm và ý định của tác giả khi họ viết bài viết cũng như là nội dung suy nghĩ của họ. Đây là những điều thuộc linh và chúng có thể làm cho con người bại hoại. Ví dụ, nếu ngươi đang xem một chương trình truyền hình, thì thứ gì trong đó có thể thay đổi quan điểm của con người? Liệu đó có phải là những gì mà người biểu diễn nói, bản thân những lời nói, có thể làm cho con người bại hoại không? (Không.) Những thứ gì sẽ làm cho con người bại hoại? Nó sẽ là những tư tưởng và nội dung cốt lõi của chương trình, điều có thể thể hiện những quan điểm của đạo diễn. Thông tin được chuyển tải trong những quan điểm này có thể gây ảnh hưởng đến tâm trí con người. Không đúng vậy sao? Bây giờ các ngươi đã biết được điều Ta đang đề cập đến trong cuộc thảo luận của Ta về việc Sa-tan sử dụng kiến thức để làm cho con người bại hoại. Ngươi sẽ không hiểu sai, phải vậy không? Vậy thì lần sau khi ngươi đọc một cuốn tiểu thuyết hoặc một bài viết, thì ngươi có thể đánh giá xem có hay không những tư tưởng được thể hiện trong chữ viết làm cho con người bại hoại hoặc có đóng góp cho nhân loại được không? (Có, ở mức độ nhỏ.) Đây là điều phải được học hỏi và trải nghiệm từ từ, và là điều không dễ dàng hiểu được ngay lập tức. Ví dụ, khi nghiên cứu hoặc tìm hiểu một lĩnh vực kiến thức, thì một vài khía cạnh tích cực trong kiến thức đó có thể giúp ngươi hiểu một vài kiến thức tổng quát về lĩnh vực đó, đồng thời cũng giúp ngươi biết được điều mà con người nên tránh. Lấy một ví dụ về “điện” – đây là một lĩnh vực kiến thức, đúng không? Chẳng phải ngươi sẽ là ngu dốt nếu ngươi không biết rằng điện có thể giật và làm tổn thương con người sao? Nhưng một khi ngươi hiểu được lĩnh vực kiến thức này, thì ngươi sẽ không bất cẩn khi chạm vào những vật có điện, và ngươi sẽ biết cách sử dụng điện. Cả hai điều này đều tích cực. Bây giờ ngươi đã hiểu rõ về những gì chúng ta đang thảo luận trong việc kiến thức làm cho con người bại hoại theo cách nào chưa? Có rất nhiều loại kiến thức được nghiên cứu trên thế gian, và ngươi phải dành thời gian ra để phân biệt chúng cho chính mình.

b. Cách thức Sa-tan sử dụng khoa học để làm cho con người bại hoại

Khoa học là gì? Chẳng phải khoa học được đề cao trong tâm trí của mỗi một con người và được coi là sâu sắc sao? Khi khoa học được đề cập đến, chẳng phải con người cảm thấy rằng: “Đây là điều ngoài tầm với của con người bình thường; đây là đề tài mà chỉ có các nhà nghiên cứu khoa học hoặc chuyên gia mới có thể chạm đến; nó chẳng liên quan gì đến những người dân thường như chúng tôi” sao? Nó có liên quan gì đến những con người bình thường không? (Có.) Sa-tan sử dụng khoa học để làm cho con người bại hoại bằng cách nào? Trong cuộc thảo luận của chúng ta ở đây, chúng ta sẽ chỉ nói về những điều mà con người thường gặp phải trong cuộc sống của chính họ, và bỏ qua những vấn đề khác. Có một từ được gọi là “gien”. Các ngươi đã nghe về nó chưa? Tất cả các ngươi đều quen thuộc với thuật ngữ này. Chẳng phải gien đã được khám phá ra thông qua khoa học sao? Chính xác là gien có ý nghĩa gì với con người? Chẳng phải chúng khiến con người cảm thấy rằng thân thể con người là một điều bí ẩn sao? Khi con người được giới thiệu về đề tài này, chẳng phải sẽ có vài người – đặc biệt là những người tò mò – sẽ muốn biết nhiều hơn và muốn nhiều chi tiết hơn sao? Những người tò mò này sẽ tập trung năng lượng của họ vào chủ đề này và khi họ không có gì khác để làm, họ sẽ tìm kiếm thông tin trong sách vở và trên internet để biết thêm chi tiết về nó. Khoa học là gì? Nói một cách đơn giản, khoa học là những tư tưởng và lý thuyết về những điều mà con người muốn tìm hiểu, những điều chưa được biết đến, và chưa được Đức Chúa Trời phán cho họ biết; khoa học là những suy nghĩ và lý thuyết về những điều bí ẩn mà con người muốn khám phá. Phạm vi của khoa học là gì? Ngươi có thể nói rằng nó khá rộng; con người nghiên cứu và tìm hiểu mọi thứ họ quan tâm. Khoa học liên quan đến việc nghiên cứu các chi tiết và quy luật trong những điều này và sau đó đưa ra những lý thuyết có vẻ hợp lý khiến mọi người suy nghĩ: “Những khoa học gia này thật là xuất sắc! Họ biết quá nhiều và đủ để hiểu được những điều này!”. Họ quá ngưỡng mộ các nhà khoa học, phải không? Những người nghiên cứu khoa học, họ có những kiểu quan điểm gì? Chẳng phải họ muốn nghiên cứu vũ trụ, nghiên cứu những điều bí ẩn trong lĩnh vực họ quan tâm sao? Kết quả sau cùng của việc này là gì? Trong một số ngành khoa học, con người rút ra những kết luận của chính họ bằng việc phỏng đoán, và trong những ngành khác, họ dựa trên kinh nghiệm của con người để rút ra kết luận. Trong những lĩnh vực khoa học khác nữa, con người đi đến kết luận của họ dựa trên những quan sát về lịch sử và bối cảnh. Chẳng phải vậy sao? Vậy thì khoa học làm gì cho con người? Những gì khoa học làm chỉ đơn thuần là để con người nhìn thấy các vật thể trong thế giới vật chất, và để thỏa mãn sự tò mò của con người, nhưng nó không thể giúp con người nhìn thấy các quy luật mà qua đó Đức Chúa Trời thống trị muôn vật. Con người dường như tìm thấy những câu trả lời trong khoa học, nhưng những câu trả lời đó khó hiểu và chỉ mang lại sự thỏa mãn tạm thời, một sự thỏa mãn chỉ để giam hãm lòng người trong thế giới vật chất. Con người cảm thấy rằng họ đã nhận được những câu trả lời từ khoa học, vì thế bất kể vấn đề nào nảy sinh, họ đều sử dụng các quan điểm khoa học của mình làm cơ sở để chứng minh và chấp nhận vấn đề đó. Lòng người thành ra bị khoa học dụ dỗ và bị nó chiếm hữu đến mức con người không còn tâm trí để biết đến Đức Chúa Trời, thờ phượng Đức Chúa Trời và tin rằng muôn vật đến từ Đức Chúa Trời cũng như con người nên trông cậy vào Ngài để có câu trả lời. Chẳng phải thế sao? Con người càng tin vào khoa học, họ càng trở nên ngu ngốc, tin rằng mọi thứ đều có một giải pháp khoa học, rằng sự nghiên cứu có thể giải quyết bất cứ điều gì. Họ không tìm kiếm Đức Chúa Trời và họ không tin Ngài tồn tại. Có nhiều người tin Đức Chúa Trời lâu năm, những người mà khi gặp bất cứ vấn đề gì, họ sẽ dùng máy tính để tra cứu mọi thứ để tìm kiếm câu trả lời; họ chỉ tin vào kiến thức khoa học. Họ không tin rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, họ không tin rằng lời Đức Chúa Trời có thể giải quyết mọi vấn đề của nhân loại, họ không nhìn vô số vấn đề của nhân loại từ góc độ của lẽ thật. Bất kể họ gặp phải vấn đề gì, họ cũng không bao giờ cầu nguyện với Đức Chúa Trời hay tìm giải pháp bằng cách tìm kiếm lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời. Trong nhiều việc, họ muốn tin rằng kiến thức có thể giải quyết được vấn đề; đối với họ, khoa học là câu trả lời sau chót. Đức Chúa Trời hoàn toàn vắng bóng trong lòng những người như vậy. Họ là những kẻ chẳng tin, và quan điểm của họ về đức tin nơi Đức Chúa Trời cũng không khác quan điểm của nhiều học giả và nhà khoa học nổi tiếng, những người luôn cố gắng dò xét Đức Chúa Trời bằng các phương pháp khoa học. Ví dụ, có nhiều chuyên gia tôn giáo đã đi đến ngọn núi nơi con tàu đã dừng lại và từ đó họ đã chứng minh sự tồn tại của trận đại hồng thủy. Nhưng trong vẻ bề ngoài của con tàu, họ không nhìn thấy sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Họ chỉ tin vào những câu chuyện và lịch sử; đây là kết quả nghiên cứu khoa học của họ và sự tìm hiểu về thế giới vật chất. Nếu ngươi nghiên cứu những thứ thuộc về vật chất, cho dù đó là vi sinh, thiên văn học, hoặc địa lý, thì ngươi sẽ không bao giờ tìm thấy kết quả xác định rằng Đức Chúa Trời tồn tại hoặc rằng Ngài có quyền tối thượng trên mọi vật. Vậy thì khoa học làm gì cho con người? Chẳng phải nó làm con người xa cách Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải nó khiến con người đưa Đức Chúa Trời vào nghiên cứu sao? Chẳng phải nó khiến con người nghi ngờ hơn nữa về sự tồn tại và quyền tể trị của Đức Chúa Trời, và do đó phủ nhận, phản bội Đức Chúa Trời sao? Đây là hậu quả. Vậy khi Sa-tan dùng khoa học để làm bại hoại con người thì Sa-tan đang cố đạt được mục đích gì? Hắn muốn sử dụng những kết luận khoa học để lừa gạt con người và khiến họ bị tê liệt, và sử dụng những giải đáp mơ hồ để nắm giữ lòng con người hầu cho họ sẽ không tìm kiếm hoặc tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời sao. Vì vậy đây là lý do tại sao Ta phán rằng khoa học là một trong những cách mà Sa-tan làm cho con người bại hoại.

c. Cách thức Sa-tan sử dụng văn hóa truyền thống để làm cho con người bại hoại

Có hay không có nhiều thứ được coi là một phần của văn hóa truyền thống? (Có.) “Văn hóa truyền thống” này nghĩa là gì? Một vài người nói nó được truyền lại từ tổ tiên – đây là một khía cạnh. Từ thuở sơ khai, cách sống, phong tục, các câu nói, và phép tắc đã được truyền lại trong phạm vi các gia đình, sắc tộc và thậm chí toàn thể loài người, và chúng đã trở nên thấm nhuần trong tư tưởng con người. Con người coi chúng là một phần không thể thiếu trong đời sống của họ và xem chúng như là những quy tắc, quan sát chúng như thể chúng là chính sự sống. Thật vậy, họ không bao giờ muốn thay đổi hoặc từ bỏ những điều này, bởi vì chúng được tổ tiên của họ truyền lại. Có những khía cạnh khác của văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào tận xương tủy của con người, giống như những điều đã được truyền lại từ Khổng Tử và Mạnh Tử, cũng như những điều đã được Đạo giáo và Nho giáo Trung Quốc dạy cho con người. Chẳng phải vậy sao? Những điều gì được bao gồm trong văn hóa truyền thống? Nó có bao gồm những ngày lễ con người tổ chức ăn mừng không? Ví dụ: Lễ hội Mùa xuân, Lễ hội đèn lồng, Tết Thanh minh, Lễ hội thuyền Rồng, cũng như là Lễ cúng cô hồn và Trung thu. Một vài gia đình thậm chí còn tổ chức các ngày mừng thọ cho những người cao tuổi, hoặc khi trẻ em đầy tháng hoặc được một trăm ngày tuổi, v.v. Đây là tất cả những ngày lễ truyền thống. Chẳng phải có văn hóa truyền thống làm cơ sở cho những ngày lễ này sao? Cốt lõi của văn hóa truyền thống là gì? Nó có liên quan gì đến việc thờ phượng Đức Chúa Trời không? Nó có liên quan gì đến việc bảo mọi người thực hành lẽ thật không? Có ngày lễ nào để con người dâng của tế lễ cho Đức Chúa Trời, đi đến đền thờ của Đức Chúa Trời và nhận sự dạy dỗ của Ngài không? Có những ngày lễ nào như thế không? (Không.) Con người làm gì vào tất cả những ngày lễ này? Trong thời buổi hiện đại, chúng được xem là những cơ hội để họ ăn uống và vui chơi. Nguồn gốc đằng sau văn hóa truyền thống là gì? Văn hóa truyền thống đến từ ai? Nó đến từ Sa-tan. Đứng đằng sau những ngày lễ truyền thống này, Sa-tan làm thấm nhuần một số điều nào đó trong con người. Những điều này là gì? Bảo đảm rằng con người nhớ đến tổ tiên của họ – đó là một trong những điều đó phải không? Ví dụ, trong ngày Tết Thanh minh, con người dọn dẹp các ngôi mộ và cúng tế cho tổ tiên của họ, để không quên tổ tiên của mình. Đồng thời, Sa-tan cũng bảo đảm rằng con người nhớ lại lòng yêu nước, một ví dụ về điều này là Lễ hội thuyền Rồng. Còn Tết Trung thu thì sao? (Việc đoàn tụ gia đình.) Bối cảnh của việc đoàn tụ gia đình là gì? Lý do của nó là gì? Chính là để trao đổi và kết nối tình cảm. Tất nhiên, cho dù là tổ chức Đêm giao thừa hoặc Lễ hội đèn lồng, thì có nhiều cách để diễn tả các lý do đằng sau những hoạt động kỷ niệm này. Mặc dù con người diễn tả những lý do đó, nhưng mỗi lý do đều là cách Sa-tan làm thấm nhuần triết lý và tư duy của nó trong con người, để họ sẽ đi lạc khỏi Đức Chúa Trời, không biết có Đức Chúa Trời, và dâng của tế lễ hoặc là cho tổ tiên của họ hoặc là cho Sa-tan, hoặc ăn uống và vui chơi vì sự ham muốn của xác thịt. Khi mỗi ngày lễ này được tổ chức, thì những tư tưởng và quan điểm của Sa-tan được gieo sâu vào tâm trí của con người mà họ không hay biết. Khi con người được bốn mươi, năm mươi tuổi hoặc thậm chí già hơn, thì những tư tưởng và quan điểm này của Sa-tan đã ăn sâu vào lòng họ. Hơn nữa, con người làm hết sức mình để truyền tải những ý tưởng này, dù nó đúng hay sai, cho thế hệ kế tiếp mà không hề suy xét và không chút e dè. Không đúng vậy sao? (Đúng.) Văn hóa truyền thống và những ngày lễ này làm cho con người bại hoại theo cách nào? Ngươi biết không? (Con người trở nên bị kiềm chế và ràng buộc bởi những quy tắc của những truyền thống này đến mức họ không có thời gian hoặc sức lực để tìm kiếm Đức Chúa Trời.) Đây là một khía cạnh. Ví dụ, mọi người đều tổ chức trong Tết Nguyên Đán – nếu ngươi không tổ chức, thì chẳng phải ngươi sẽ buồn sao? Ngươi có giữ bất kỳ sự kiêng kỵ nào trong lòng không? Ngươi có thể cảm thấy: “Con đã không tổ chức mừng năm mới, và bởi ngày Tết nguyên Đán đã là một ngày tồi tệ, chẳng phải toàn bộ những ngày còn lại trong năm cũng tồi tệ sao”? Chẳng phải ngươi sẽ cảm thấy lo lắng và hơi sợ hãi sao? Thậm chí có vài người đã không cúng tế cho tổ tiên họ trong nhiều năm và đột nhiên có một giấc mơ trong đó một người quá cố xin họ tiền. Họ sẽ cảm thấy gì? “Thật đáng buồn khi người quá cố này cần tiền để tiêu xài! Tôi sẽ đốt một ít giấy tiền vàng bạc cho họ. Nếu tôi không làm thì điều đó sẽ không ổn. Nó có thể gây rắc rối cho những người còn sống chúng ta – ai có thể biết được khi nào bất hạnh sẽ ập đến?”. Họ sẽ luôn luôn có chút lo lắng và sợ hãi này trong lòng mình. Ai mang lại cho họ sự lo lắng này? Sa-tan là nguồn gốc của sự lo lắng này. Đây chẳng phải là một trong những cách mà Sa-tan làm cho con người bại hoại sao? Nó sử dụng các phương tiện và lý do khác nhau để kiểm soát ngươi, để đe dọa ngươi, và để trói buộc ngươi, đến mức mà ngươi rơi vào tình trạng mê muội rồi chịu thua và quy phục nó; đây là cách Sa-tan làm cho con người bại hoại. Thông thường khi con người yếu đuối hoặc khi họ không nhận thức được đầy đủ tình cảnh, thì họ có thể vô tình làm điều gì đó một cách ngớ ngẩn, nghĩa là, họ vô tình bị Sa-tan nắm bắt và có thể hành động một cách không có ý thức, có thể làm mọi việc mà không biết mình đang làm gì. Đây là cách Sa-tan làm cho con người bại hoại. Bây giờ thậm chí có khá nhiều người không muốn bỏ nền văn hóa truyền thống đã ăn sâu bắt rễ, họ không thể từ bỏ nó. Đặc biệt khi họ yếu đuối và thụ động, là họ lại mong muốn tổ chức những ngày lễ kiểu này và mong muốn gặp Sa-tan và làm thỏa mãn Sa-tan lần nữa, để mang lại sự thoải mái cho lòng họ. Bối cảnh của văn hóa truyền thống là gì? Có phải bàn tay dơ bẩn của Sa-tan đang giật dây phía sau không? Có phải bản tính xấu xa của Sa-tan đang thao túng và kiểm soát không? Có phải Sa-tan thống trị tất cả những thứ này không? (Phải.) Khi con người sống trong một nền văn hóa truyền thống và tổ chức những ngày lễ truyền thống kiểu này, thì chúng ta có thể nói rằng đây là một môi trường trong đó họ đang bị Sa-tan đánh lừa và làm cho bại hoại, và hơn nữa rằng họ vui vẻ để bị lừa và làm cho bại hoại bởi Sa-tan không? (Có.) Đây là điều tất cả các ngươi đều thừa nhận, điều mà các ngươi đều biết.

d. Cách thức Sa-tan sử dụng sự mê tín để làm cho con người bại hoại

Ngươi quen thuộc với từ “mê tín”, đúng không? Có vài mối liên hệ giữa sự mê tín với văn hóa truyền thống, tuy nhiên chúng ta sẽ không nói về những điều đó ngày hôm nay. Đúng hơn, Ta sẽ thảo luận về các hình thức mê tín thường gặp nhất: sự tiên đoán, bói toán, đốt nhang và thờ Phật. Một vài người làm nghề bói toán, những người khác thờ Phật và đốt nhang, trong khi những người khác đi xem bói hoặc nhờ ai đó xem tướng số của họ rồi đoán vận mệnh của họ theo cách này. Bao nhiêu người trong số các ngươi đã đi xem bói hoặc xem tướng? Đây là điều mà hầu hết mọi người quan tâm, đúng không? (Đúng.) Tại sao? Con người có được thứ lợi ích gì từ việc bói toán và tiên đoán? Họ có được thứ thỏa mãn gì từ việc đó? (Sự tò mò.) Chỉ có sự tò mò thôi sao? Không hẳn là thế, như Ta nhìn thấy. Mục đích của sự tiên đoán và bói toán là gì? Tại sao nó được thực hiện? Chẳng phải là để nhìn thấy tương lai sao? Một vài người đi xem tướng số để được dự đoán về tương lai, những người khác làm điều đó để xem mình sẽ gặp may mắn hay không. Một vài người làm điều đó để xem hôn nhân của họ sẽ ra sao, và những người khác còn làm điều đó để xem năm tới sẽ mang lại điều gì may mắn. Một vài người đi xem tướng số để biết triển vọng của họ và của con cái họ sẽ ra sao, còn một vài người kinh doanh làm điều đó để biết họ sẽ kiếm được bao nhiêu tiền, nhờ thầy tướng số chỉ dẫn về những việc họ nên làm. Vậy thì, điều này được làm chỉ để thỏa mãn tính tò mò thôi ư? Khi con người đi xem tướng số hoặc làm những thứ này, đó là vì lợi ích cá nhân trong tương lai của bản thân họ; họ tin rằng tất cả những điều này có liên quan mật thiết đến số phận của chính họ. Có bất kỳ điều gì trong đây hữu ích không? (Không.) Tại sao nó không hữu ích? Chẳng phải đó là một điều tốt khi có được một số kiến thức thông qua những điều này sao? Những tập tục này có thể giúp ngươi biết khi nào rắc rối có thể ập đến, và nếu ngươi biết về những rắc rối này trước khi chúng xảy ra, thì lẽ nào ngươi không tránh được chúng? Nếu tương lai của ngươi được báo trước, nó có thể chỉ cho ngươi cách tìm được hướng đi đúng ra khỏi mê cung, để ngươi có thể có được may mắn trong năm tới và đạt được sự giàu có qua công việc làm ăn của ngươi. Vậy thì, nó có hữu ích hay không? Liệu nó có hữu ích hay không không liên quan đến chúng ta, và chúng ta và việc thông công của chúng ta không xoay quanh chủ đề này. Sa-tan sử dụng sự mê tín để làm cho con người bại hoại theo cách nào? Mọi người đều muốn biết vận mệnh của mình, vì vậy Sa-tan đã lợi dụng sự tò mò của mọi người để lôi kéo họ. Mọi người tham gia vào việc tiên đoán, bói toán và xem tướng nhằm biết được điều gì sẽ xảy ra với họ trong tương lai và loại con đường nào nằm ở phía trước. Nhưng cuối cùng, vận mệnh và những triển vọng mà mọi người vô cùng quan tâm nằm trong tay ai? (Trong tay của Đức Chúa Trời.) Tất cả những điều này đều nằm trong tay của Đức Chúa Trời. Khi sử dụng những cách thức này, Sa-tan muốn con người biết được điều gì? Sa-tan muốn sử dụng việc xem tướng số và xem bói để nói cho con người biết rằng nó biết vận mệnh tương lai của họ, và rằng nó không những biết những điều này mà còn kiểm soát họ. Sa-tan muốn lợi dụng cơ hội này và sử dụng những biện pháp này để kiểm soát con người, đến nỗi con người đặt niềm tin mù quáng vào nó và tuân theo từng lời nói của nó. Ví dụ, nếu ngươi đi xem tướng số, nếu thầy bói nhắm mắt lại và nói cho ngươi mọi thứ đã xảy ra với ngươi trong vài thập kỷ qua một cách hoàn toàn rõ ràng, thì ngươi sẽ cảm thấy thế nào bên trong? Ngay lập tức ngươi sẽ cảm thấy: “Ông ta nói thật chính xác! Trước đây tôi chưa bao giờ kể cho ai nghe về quá khứ của mình, làm sao ông ta có thể biết về nó? Tôi thật sự ngưỡng mộ ông thầy bói này!”. Đối với Sa-tan, chẳng phải quá dễ để biết về quá khứ của ngươi sao? Đức Chúa Trời đã dẫn dắt ngươi đến nơi ngươi đang ở ngày hôm nay, và trong suốt thời gian đó, Sa-tan đã và đang làm cho con người bại hoại và theo sau ngươi. Câu chuyện trong những thập kỷ của cuộc đời ngươi không là gì đối với Sa-tan và không khó để Sa-tan biết về những điều này. Khi ngươi thấy rằng tất cả điều Sa-tan nói là chính xác, chẳng phải ngươi đang trao lòng mình cho nó sao? Chẳng phải ngươi đang lệ thuộc vào nó để nó kiểm soát tương lai và vận mệnh của ngươi sao? Ngay lập tức, lòng ngươi sẽ cảm thấy có chút tôn trọng hoặc kính trọng đối với nó, và đối với một vài người, thì vào thời điểm này linh hồn của họ có thể đã bị nó cướp mất. Và ngay lập tức ngươi sẽ hỏi thầy bói: “Con nên làm gì tiếp theo? Con nên tránh điều gì trong năm tới? Con không được làm những điều gì?”. Và sau đó, hắn sẽ nói: “Con không được đi đến chỗ kia, con không được làm điều này, không mặc quần áo có những màu sắc nào đó, con nên ít đến một số nơi nào đó, làm một số việc nào đó nhiều hơn…”. Chẳng phải ngươi sẽ ghi nhớ mọi điều hắn ta nói ngay lập tức sao? Ngươi sẽ thuộc lòng những lời của hắn còn nhanh hơn là lời Đức Chúa Trời. Tại sao ngươi lại thuộc lòng chúng nhanh như vậy? Bởi vì ngươi muốn dựa vào Sa-tan để được may mắn. Đây chẳng phải là lúc nó chiếm lấy lòng ngươi sao? Khi những lời tiên đoán của nó trở thành sự thật, chẳng phải ngươi sẽ muốn quay lại với nó ngay để tìm ra vận may năm tới sẽ mang đến là gì sao? (Phải.) Ngươi sẽ làm bất cứ điều gì Sa-tan bảo ngươi làm và ngươi sẽ tránh những điều nó bảo ngươi tránh. Theo cách này, chẳng phải ngươi đang tuân theo tất cả những gì nó nói sao? Rất nhanh chóng, ngươi sẽ rơi vào vòng tay của nó, bị nó lừa gạt, và chịu sự kiểm soát của nó. Điều này xảy ra bởi vì ngươi tin những gì nó nói là sự thật và bởi vì ngươi tin rằng nó biết về những kiếp trước của ngươi, đời sống hiện tại của ngươi, và điều tương lai sẽ mang lại. Đây là cách thức Sa-tan sử dụng để kiểm soát con người. Nhưng sự thật, ai là người thực sự kiểm soát? Chính Đức Chúa Trời đang kiểm soát, không phải Sa-tan. Sa-tan chỉ đang sử dụng các mánh khóe của nó trong trường hợp này để lừa những người thiếu hiểu biết, lừa những người chỉ nhìn thấy thế giới vật chất, để họ tin và dựa vào nó. Sau đó, họ rơi vào tay Sa-tan và vâng phục từng lời của nó. Nhưng Sa-tan có bao giờ nới lỏng sự kìm kẹp của nó khi con người muốn tin và đi theo Đức Chúa Trời không? Sa-tan không. Trong tình cảnh này, có phải con người thực sự rơi vào tay Sa-tan không? (Phải.) Chúng ta có thể nói rằng hành vi của Sa-tan trong việc này là không biết xấu hổ không? (Có.) Tại sao chúng ta nói điều đó? Bởi vì đây là những thủ đoạn gian lận và lừa dối. Sa-tan không biết xấu hổ và đánh lừa con người khiến họ nghĩ rằng nó kiểm soát mọi thứ về họ và rằng nó kiểm soát chính số phận của họ. Điều này khiến cho những người thiếu hiểu biết vâng phục nó hoàn toàn. Họ bị lừa gạt chỉ bằng một vài lời. Trong tình trạng mê muội của mình, con người cúi đầu trước nó. Vậy thì, Sa-tan sử dụng thứ cách thức nào, nó nói gì để khiến ngươi tin vào nó? Ví dụ, ngươi có thể chưa nói cho Sa-tan biết trong gia đình ngươi có bao nhiêu người, vậy mà nó vẫn có thể nói cho ngươi biết có bao nhiêu người, cùng tuổi của cha mẹ và con cái ngươi. Mặc dù ngươi có thể có những sự ngờ vực và nghi ngờ về Sa-tan trước đó, nhưng sau khi nghe nó nói những điều này, chẳng phải ngươi sẽ cảm thấy nó đáng tin hơn một chút sao? Sau đó Sa-tan có thể nói công việc gần đây khó khăn như thế nào đối với ngươi, rằng ngươi không có được sự công nhận xứng đáng từ cấp trên của mình và họ luôn luôn làm việc chống lại ngươi, v.v. Sau khi nghe điều đó, ngươi sẽ suy nghĩ: “Điều đó hoàn toàn đúng! Mọi thứ trong công việc đang không được suôn sẻ lắm”. Vì thế ngươi sẽ tin tưởng Sa-tan thêm một chút. Sau đó nó sẽ nói điều gì đó khác để lừa gạt ngươi, khiến ngươi càng tin tưởng nó hơn. Dần dần, ngươi sẽ thấy mình không thể chống lại hoặc tiếp tục nghi ngờ về nó nữa. Sa-tan chỉ đơn thuần sử dụng vài trò bịp bợm tầm thường, thậm chí là những mánh khóe nhỏ vặt vãnh, và bằng cách này làm cho ngươi bối rối. Khi ngươi trở nên bối rối, thì ngươi sẽ không thể định rõ phương hướng của mình, ngươi sẽ lúng túng không biết làm gì và ngươi sẽ bắt đầu làm theo những gì Sa-tan nói. Đây là cách thức “tuyệt vời” Sa-tan sử dụng để làm cho con người bại hoại, nó khiến ngươi vô tình rơi vào bẫy của nó và bị nó dụ dỗ. Sa-tan nói cho ngươi biết một vài điều mà con người tưởng là tốt, và sau đó nó cho ngươi biết nên làm những gì và nên tránh những gì. Đây là cách ngươi vô thức bị lừa. Một khi ngươi đã mắc bẫy, mọi thứ sẽ trở nên khó khăn đối với ngươi; ngươi sẽ liên tục suy nghĩ về những gì Sa-tan đã nói và những gì nó bảo ngươi làm, và ngươi sẽ bị nó chiếm hữu lúc nào không hay. Tại sao lại thế này? Chính vì loài người thiếu lẽ thật và vì thế không thể đứng vững và chống lại sự dụ dỗ và cám dỗ của Sa-tan. Đối mặt với sự xấu xa của Sa-tan và sự lừa dối, sự phản bội, và hiểm độc của nó, nhân loại còn quá ngu dốt, non nớt và yếu đuối, phải không? Chẳng phải đây là một trong những cách Sa-tan làm cho con người bại hoại sao? (Phải.) Con người bị dối gạt và bị lừa một cách vô thức, từng chút từng chút một, bằng các cách thức khác nhau của Sa-tan, bởi vì họ thiếu khả năng phân biệt giữa điều tích cực và tiêu cực. Họ thiếu vóc giạc này, và khả năng chiến thắng Sa-tan.

e. Cách thức Sa-tan sử dụng xu hướng xã hội để làm cho con người bại hoại

Xu hướng xã hội đã ra đời khi nào? Có phải chúng chỉ ra đời trong thời đại ngày nay không? Người ta có thể nói rằng các xu hướng xã hội đã xuất hiện khi Sa-tan bắt đầu làm cho con người bại hoại. Xu hướng xã hội bao gồm những gì? (Các phong cách quần áo và trang điểm.) Đây là những thứ mà con người thường tiếp xúc. Phong cách quần áo, thời trang, và xu hướng – những thứ này hợp thành một khía cạnh nhỏ. Có gì khác nữa không? Những cụm từ phổ biến mà con người thường buột miệng có được tính không? Phong cách sống mà con người mong muốn có được tính không? Những ngôi sao ca nhạc, những người nổi tiếng, tạp chí, và tiểu thuyết mà con người thích có được tính không? (Có.) Trong tâm trí của các ngươi, khía cạnh nào trong các xu hướng xã hội có thể làm cho con người bại hoại? Xu hướng nào trong số các xu hướng này là hấp dẫn nhất đối với các ngươi? Một vài người nói: “Tất cả chúng con đều đã có tuổi, chúng con đang ở độ tuổi năm mươi, sáu mươi, bảy mươi hoặc tám mươi, và chúng con không thể phù hợp với những xu hướng này nữa và chúng con không thực sự chú ý đến chúng”. Điều này đúng không? Những người khác nói: “Chúng con không theo dõi những người nổi tiếng, đó là điều mà những người trẻ ở độ tuổi đôi mươi mới làm; chúng con cũng không mặc quần áo thời trang, đó là điều mà những người có ý thức về hình ảnh mới làm”. Vậy thì điều gì trong những điều này có thể làm cho các ngươi bại hoại? (Những câu nói phổ biến.) Những câu nói này có thể làm cho con người bại hoại không? Ta sẽ đưa ra một ví dụ, và các ngươi có thể thấy nó có làm cho con người bại hoại hay không: “Đồng tiền làm thế giới quay vòng”; đây là một xu hướng phải không? So với xu hướng thời trang và ẩm thực mà các ngươi đã đề cập đến, chẳng phải điều này tệ hơn nhiều sao? “Đồng tiền làm thế giới quay vòng” là một triết lý của Sa-tan. Nó thịnh hành trong toàn nhân loại, trong mọi xã hội loài người; ngươi có thể nói đó là một xu hướng. Điều này là bởi vì nó đã bị tiêm nhiễm trong lòng của mỗi một con người, những người đã không chấp nhận câu nói này lúc đầu, nhưng rồi ngầm chấp nhận nó khi họ tiếp xúc với cuộc sống thực, và bắt đầu cảm thấy những lời này thực ra là sự thật. Đây chẳng phải là quá trình Sa-tan làm cho con người bại hoại sao? Có lẽ con người không hiểu câu nói này ở cùng một mức độ như nhau, nhưng mọi người đều có mức độ diễn giải và thừa nhận khác nhau về câu nói này dựa trên những gì đã xảy ra xung quanh họ và các kinh nghiệm cá nhân của họ. Chẳng đúng vậy sao? Bất kể ai đó có bao nhiêu kinh nghiệm với câu nói này, nó có thể có ảnh hưởng tiêu cực gì đến lòng họ? Một điều gì đó được tỏ lộ qua tâm tính con người của mọi người trên thế giới này, bao gồm mỗi một người trong các ngươi. Đó là gì? Nó là sự tôn thờ tiền bạc. Có khó để loại điều này ra khỏi lòng của ai đó không? Điều đó rất là khó! Dường như việc làm cho con người bại hoại của Sa-tan đã thực sự sâu sắc! Sa-tan sử dụng đồng tiền để cám dỗ con người, và làm họ bại hoại tôn thờ đồng tiền cũng như tôn sùng những thứ vật chất. Và sự tôn sùng đồng tiền được biểu hiện nơi người ta như thế nào? Các ngươi có cảm thấy rằng mình không thể tồn tại trong thế giới này mà không có đồng nào, rằng thậm chí một ngày không có tiền sẽ là một điều không thể? Địa vị con người dựa trên số tiền mà họ có, cũng như sự tôn trọng họ có được. Người nghèo thì cúi gập người trong sự hổ thẹn, trong khi người giàu tận hưởng địa vị cao sang của mình. Họ đứng thẳng và kiêu hãnh, nói lớn tiếng và sống kiêu ngạo. Câu nói và xu hướng này mang lại cho con người điều gì? Chẳng phải sự thật là nhiều người hy sinh mọi thứ để theo đuổi tiền bạc sao? Chẳng phải nhiều người đã đánh mất phẩm giá và sự liêm chính khi theo đuổi nhiều tiền bạc hơn sao? Chẳng phải nhiều người vì đồng tiền mà đánh mất cơ hội để thực hiện bổn phận của mình và đi theo Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải sự đánh mất cơ hội đạt được lẽ thật và được cứu rỗi là sự mất mát lớn nhất trong tất cả đối với con người sao? Chẳng phải Sa-tan nham hiểm khi sử dụng cách thức này và câu nói này để làm cho con người bại hoại đến mức như thế sao? Đây chẳng phải là một trò lừa hiểm độc sao? Khi ngươi đi từ việc phản đối câu nói phổ biến này đến việc cuối cùng chấp nhận nó là lẽ thật, thì lòng ngươi hoàn toàn rơi vào tay Sa-tan, và do đó ngươi vô tình sống theo câu nói đó. Câu nói này ảnh hưởng đến ngươi ở mức độ nào? Ngươi có thể biết con đường thật, và ngươi có thể biết lẽ thật, nhưng ngươi bất lực để theo đuổi nó. Ngươi có thể biết rõ rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, nhưng ngươi không sẵn sàng trả giá hay chịu khổ để đạt được lẽ thật. Thay vào đó, ngươi thà hy sinh tương lai và số phận của chính mình để chống đối Đức Chúa Trời cho đến tận cùng. Bất kể Đức Chúa Trời có phán gì, bất kể Đức Chúa Trời có làm gì, bất kể ngươi có hiểu được tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho ngươi sâu sắc và vĩ đại thế nào hay không, thì ngươi cũng sẽ cứng đầu khăng khăng làm theo cách riêng của mình và trả giá cho câu nói này. Nói vậy nghĩa là, câu nói này đã đánh lừa và kiểm soát những suy nghĩ của ngươi, nó đã khống chế hành vi của ngươi và ngươi thà để nó thống trị số phận của mình hơn là gạt bỏ việc theo đuổi sự giàu có. Việc mọi người có thể hành động như vậy, việc họ có thể bị điều khiển và thao túng bởi những lời của Sa-tan – chẳng phải điều này có nghĩa là họ đã bị Sa-tan lừa bịp và làm bại hoại sao? Chẳng phải triết lý và tư duy của Sa-tan, và tâm tính của Sa-tan, đã bám rễ trong lòng ngươi sao? Khi ngươi mù quáng theo đuổi sự giàu có và từ bỏ việc theo đuổi lẽ thật, chẳng phải Sa-tan đã đạt được mục đích của hắn là lừa ngươi sao? Chính xác là như thế. Vậy ngươi có thể cảm nhận được khi ngươi bị Sa-tan lừa bịp và làm bại hoại không? Ngươi không thể. Nếu ngươi không thể thấy Sa-tan đứng ngay trước mặt mình, hoặc cảm thấy rằng Sa-tan đang hành động trong bóng tối, thì liệu ngươi có thể nhìn thấy sự đồi bại của Sa-tan không? Ngươi có thể biết Sa-tan làm bại hoại nhân loại như thế nào không? Sa-tan làm cho con người bại hoại mọi lúc và mọi nơi. Sa-tan khiến con người không thể chống lại sự bại hoại này và khiến con người bất lực trước nó. Sa-tan khiến ngươi chấp nhận những tư tưởng, quan điểm của nó và những điều xấu xa đến từ nó trong những tình huống mà ngươi không hề hay biết và khi ngươi không nhận ra được điều gì đang xảy đến với ngươi. Con người chấp nhận những điều này và không có ngoại lệ đối với chúng. Họ nâng niu và gìn giữ những điều này như là một báu vật, họ để những điều này thao túng và đùa giỡn với họ; đây là cách mà người ta sống dưới quyền lực của Sa-tan, và vâng phục Sa-tan một cách vô thức, và sự bại hoại mà Sa-tan gây cho con người ngày càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

Sa-tan sử dụng một vài cách thức này để làm cho con người bại hoại. Con người có kiến thức và một sự hiểu biết về một vài nguyên tắc khoa học, con người sống dưới ảnh hưởng của nền văn hóa truyền thống, và mỗi người là một người thừa kế và người truyền tải nền văn hóa truyền thống. Con người buộc phải tiếp tục nền văn hóa truyền thống được Sa-tan trao cho, và con người cũng thích nghi với những xu hướng xã hội mà Sa-tan mang lại cho nhân loại. Con người không thể tách rời khỏi Sa-tan, thích nghi với tất cả những gì Sa-tan làm trong mọi thời điểm, chấp nhận sự xấu xa, lừa lọc, hiểm độc và kiêu ngạo của nó. Một khi con người bắt đầu sở hữu những tâm tính này của Sa-tan, thì họ đã sống hạnh phúc hay là đau khổ giữa nhân loại bại hoại này? (Đau khổ.) Tại sao ngươi nói vậy? (Bởi vì con người bị trói buộc và bị kiểm soát bởi những thứ bại hoại này, họ sống trong tội lỗi và bị nhấn chìm trong một cuộc đấu tranh gian khổ.) Một vài người đeo kính, có vẻ rất trí thức; họ có thể ăn nói rất đàng hoàng, hùng hồn và có lý lẽ, và vì họ đã từng trải nhiều, nên họ có thể rất có kinh nghiệm và lõi đời. Họ có thể nói chi tiết về những vấn đề lớn nhỏ; họ cũng có thể đánh giá tính xác thực và nguyên do của mọi việc. Một số người có thể nhìn vào hành vi và ngoại hình của những người này, cũng như tính cách, nhân tính, cách cư xử của họ, v.v., và thấy họ không có sai trật gì. Những người như thế đặc biệt có khả năng thích ứng với các xu hướng xã hội hiện hành. Mặc dù những người này có thể già hơn, nhưng họ không bao giờ tụt hậu so với các xu hướng của thời đại và không bao giờ quá già để học hỏi. Nhìn bề ngoài, không ai có thể tìm ra điều gì sai trật ở một người như thế, vậy mà sâu tận bản chất bên trong của mình, họ đã tuyệt đối và hoàn toàn bị Sa-tan làm cho bại hoại. Mặc dù không thể tìm ra một lỗi bên ngoài đối với những người như thế, mặc dù bên ngoài họ lịch thiệp, tinh tế, có kiến thức cùng đạo đức nhất định, và họ có sự liêm chính, và mặc dù về mặt kiến thức thì họ không thua kém gì những người trẻ tuổi, nhưng đối với bản tính và thực chất của họ, những con người như thế là một kiểu mẫu đầy đủ và sống động của Sa-tan; họ là bản sao của Sa-tan. Đây là “quả” của việc Sa-tan làm cho con người bại hoại. Điều Ta vừa nói có thể làm tổn thương các ngươi, nhưng tất cả là sự thật. Kiến thức mà con người nghiên cứu, khoa học mà họ hiểu được, và phương tiện họ chọn để phù hợp với những xu hướng xã hội, không có ngoại lệ, là những công cụ để Sa-tan làm cho con người bại hoại. Điều này hoàn toàn đúng. Do đó, con người sống trong một tâm tính hoàn toàn bị Sa-tan làm cho bại hoại, và con người không có cách nào biết sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là gì hoặc thực chất của Đức Chúa Trời là gì. Đây là vì nhìn bề ngoài, người ta không thể tìm thấy điều sai trật với những cách thức Sa-tan làm cho con người bại hoại; người ta không thể nhận ra hành vi của một ai đó có gì sai không. Mọi người đi làm bình thường và sống cuộc sống bình thường; họ đọc sách báo bình thường, họ học tập và nói chuyện bình thường. Một số người học một vài điều đạo đức và giỏi nói chuyện, có hiểu biết và thân thiện, hay giúp đỡ và rộng lượng, cũng như không gây chuyện cãi vã vặt vãnh hay lợi dụng mọi người. Tuy nhiên, tâm tính Sa-tan bại hoại của họ đã bám rễ sâu trong họ và thực chất này không thể thay đổi bằng cách dựa vào nỗ lực bên ngoài. Vì thực chất này, con người không thể biết được sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, và mặc dù thực chất trong sự thánh khiết của Đức Chúa Trời được tỏ lộ với con người, nhưng con người không coi trọng điều đó. Đây là vì Sa-tan, qua các phương tiện khác nhau, đã hoàn toàn sở hữu cảm xúc, tư tưởng, quan điểm và suy nghĩ của con người. Sự sở hữu và bại hoại này không phải tạm thời hoặc thỉnh thoảng, mà hiện diện ở mọi nơi và mọi lúc. Do đó, rất nhiều người đã tin vào Đức Chúa Trời được ba hoặc bốn năm, hay thậm chí năm hoặc sáu năm, vẫn xem những tư tưởng, quan điểm, lôgic và triết lý xấu xa mà Sa-tan đã tiêm nhiễm vào họ như những báu vật, và không thể từ bỏ chúng. Bởi vì con người đã chấp nhận những thứ xấu xa, kiêu ngạo và hiểm ác xuất phát từ bản tính của Sa-tan, thì chắc chắn trong mối quan hệ giữa con người với con người thường có mâu thuẫn, tranh cãi và sự không tương hợp, điều xảy ra xuất phát từ bản chất kiêu ngạo của Sa-tan. Nếu Sa-tan đã cho loài người những điều tích cực – ví dụ, nếu Nho giáo và Đạo giáo trong văn hóa truyền thống mà con người đã chấp nhận là những điều tốt – thì những kiểu người giống nhau có thể hòa hợp với nhau sau khi chấp nhận những điều đó. Vậy thì tại sao lại có sự chia rẽ lớn như vậy giữa những con người đã cùng chấp nhận những điều giống nhau? Tại sao vậy? Chính là vì những điều này đến từ Sa-tan và Sa-tan tạo ra sự chia rẽ giữa con người. Những điều từ Sa-tan, bất kể chúng có dáng vẻ bề ngoài trang nghiêm, hay vĩ đại thế nào, thì cũng đều mang đến cho con người và đem lại cho đời sống con người chỉ là sự kiêu ngạo, và không gì khác hơn sự lừa dối trong bản tính xấu xa của Sa-tan. Chẳng phải vậy sao? Một người có khả năng tự ngụy tạo, người sở hữu kiến thức phong phú hoặc người được dạy dỗ tốt vẫn sẽ khó khăn lắm mới che giấu được tâm tính Sa-tan bại hoại của mình. Điều đó có nghĩa là, cho dù người này có cải trang theo bao nhiêu cách, dù ngươi có nghĩ họ là thánh nhân, hay ngươi nghĩ họ là người hoàn hảo, hay ngươi nghĩ họ là một thiên sứ, cho dù ngươi có nghĩ họ thanh sạch đến mức nào, thì đời sống thực phía sau của họ như thế nào? Thực chất nào ngươi sẽ nhìn thấy trong sự tỏ lộ tâm tính của họ. Không nghi ngờ gì, ngươi sẽ nhìn thấy bản tính xấu xa của Sa-tan. Nói thế có thể chấp nhận được không? (Có.) Ví dụ, giả sử các ngươi biết một người thân thiết với mình, người ngươi nghĩ là người tốt, có thể là người mà ngươi thần tượng. Với vóc giạc hiện tại của mình, ngươi nghĩ gì về họ? Trước tiên, ngươi đánh giá xem loại người này có nhân tính hay không, họ có trung thực hay không, họ có yêu mọi người thực sự không, lời nói và hành động của họ có làm lợi và giúp đỡ những người khác không? (Họ không có.) Cái gọi là sự tử tế, tình yêu thương hoặc lòng tốt mà những người này tỏ lộ ra là gì? Tất cả đều giả tạo, tất cả đều là vẻ bề ngoài. Đằng sau vẻ bề ngoài này có một mục đích xấu xa thầm kín: khiến cho người đó được quý mến và thần tượng. Các ngươi có thấy điều này rõ ràng không? (Có.)

Những cách thức mà Sa-tan sử dụng để làm cho con người bại hoại mang đến cho loài người điều gì? Chúng có mang lại điều gì tích cực không? Trước tiên, con người có thể phân biệt được giữa điều thiện và điều ác không? Ngươi có nói rằng trong thế giới này, dù đó là người nổi tiếng hay người vĩ đại nào đó, hoặc cuốn tạp chí hay ấn phẩm nào đó, những tiêu chuẩn mà họ dùng để đánh giá điều gì đó tốt hoặc xấu, và đúng hay sai, là chính xác không? Những đánh giá của họ về các sự kiện hoặc con người có công bằng không? Chúng có chứa đựng lẽ thật không? Thế giới này, nhân loại này, có đánh giá những điều tích cực và tiêu cực dựa trên tiêu chuẩn của lẽ thật không? (Không.) Tại sao con người không có khả năng đó? Con người đã nghiên cứu rất nhiều kiến thức và biết nhiều về khoa học, vì thế họ sở hữu những khả năng tuyệt vời, đúng không? Vậy thì tại sao họ không thể phân biệt giữa những điều tích cực và tiêu cực? Tại sao vậy? (Bởi vì con người không có lẽ thật; khoa học và kiến thức không phải lẽ thật.) Mọi thứ Sa-tan mang đến cho con người đều xấu xa, bại hoại và thiếu mất lẽ thật, sự sống và đường đi. Với sự xấu xa và bại hoại mà Sa-tan mang đến cho con người, thì ngươi có thể nói rằng Sa-tan có tình yêu thương không? Ngươi có thể nói rằng con người có tình yêu thương không? Một vài người có thể nói: “Ngài nhầm rồi; có nhiều người trên khắp thế giới giúp đỡ người nghèo hoặc người vô gia cư. Những người đó chẳng phải là người tốt sao? Cũng có những tổ chức từ thiện làm những việc tốt; chẳng phải những việc họ làm là việc tốt sao?”. Ngươi sẽ nói gì về điều đó? Sa-tan sử dụng nhiều cách thức và lý thuyết khác nhau để làm cho con người bại hoại; có phải việc làm cho con người bại hoại này là một khái niệm mơ hồ không? Không, nó không mơ hồ. Sa-tan cũng làm một vài việc thực tế, và nó cũng thúc đẩy một quan điểm hoặc một lý thuyết trong thế giới và trong xã hội này. Trong mỗi triều đại và trong mỗi thời đại, nó thúc đẩy một lý thuyết và làm cho các tư tưởng thấm nhuần trong tâm trí của con người. Những tư tưởng và lý thuyết này dần dần bám rễ trong lòng của con người, và sau đó họ bắt đầu sống theo chúng. Một khi họ bắt đầu sống theo những điều này, chẳng phải họ vô tình trở thành Sa-tan sao? Chẳng phải sau đó họ trở nên hợp nhất với Sa-tan sao? Khi con người đã trở nên hợp nhất với Sa-tan, thì cuối cùng thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời là gì? Chẳng phải là giống thái độ của Sa-tan đối với Đức Chúa Trời sao? Không ai dám thừa nhận điều này, đúng không? Thật kinh khủng! Tại sao Ta phán rằng bản tính của Sa-tan là xấu xa? Ta không nói điều này một cách vô căn cứ; đúng hơn, bản tính của Sa-tan đã được xác định và phân tích dựa trên những gì nó đã làm và những điều nó đã tỏ lộ. Nếu Ta chỉ phán rằng Sa-tan xấu xa, thì các ngươi sẽ nghĩ gì? Các ngươi sẽ nghĩ: “Hiển nhiên Sa-tan xấu xa”. Vậy thì Ta hỏi ngươi: “Khía cạnh nào của Sa-tan là xấu xa?”. Nếu ngươi nói: “Sự chống đối của Sa-tan đối với Đức Chúa Trời là xấu xa”, thì ngươi vẫn chưa nói rõ ràng. Bây giờ Ta đã phán về các chi tiết theo cách này, thì các ngươi có hiểu nội dung chi tiết về thực chất trong sự xấu xa của Sa-tan không? (Có.) Nếu các ngươi có thể thấy rõ được bản tính xấu xa của Sa-tan, thì các ngươi sẽ thấy được tình trạng của chính mình. Có bất kỳ mối liên hệ nào giữa hai thứ này không? Điều này hữu ích cho các ngươi hay không? (Có.) Khi Ta thông công về thực chất trong sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, thì Ta có cần phải thông công về thực chất xấu xa của Sa-tan không? Các ngươi có ý kiến gì về điều này? (Có, điều đó cần thiết.) Tại sao? (Sự xấu xa của Sa-tan làm nổi bật lên sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.) Có đúng vậy không? Điều này đúng một phần, trong ý nghĩa là không có sự xấu xa của Sa-tan, thì con người sẽ không biết rằng Đức Chúa Trời là thánh khiết; thật đúng khi nói điều này. Tuy nhiên, nếu ngươi nói rằng sự thánh khiết của Đức Chúa Trời chỉ tồn tại vì sự tương phản của nó với sự xấu xa của Sa-tan, thì điều này có đúng không? Cách nghĩ biện chứng này không đúng. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là thực chất vốn có của Đức Chúa Trời; ngay cả khi Đức Chúa Trời mặc khải nó qua hành động của Ngài, thì điều này vẫn là một sự bày tỏ tự nhiên về thực chất của Đức Chúa Trời và nó vẫn là thực chất vốn có của Đức Chúa Trời; nó vẫn luôn luôn tồn tại và nằm trong thực chất và nội tại của chính Đức Chúa Trời, mặc dù con người không thể nhìn thấy. Đây là vì con người sống giữa tâm tính bại hoại của Sa-tan và dưới ảnh hưởng của Sa-tan, và họ không biết về sự thánh khiết, càng không biết nội dung chi tiết trong sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Vậy thì, có cần thiết để chúng ta thông công về thực chất xấu xa của Sa-tan trước tiên không? (Có, điều đó cần thiết.) Một số người có thể bảy tỏ một vài nghi ngờ: “Ngài đang thông công về chính Đức Chúa Trời, vậy thì tại sao Ngài lại luôn luôn nói về việc Sa-tan làm cho con người bại hoại thế nào và bản tính của Sa-tan xấu xa làm sao?”. Bây giờ các ngươi đã không còn nghi ngờ, đúng không? Khi con người đã nhận thức được sự xấu xa của Sa-tan và khi họ có một định nghĩa chính xác về nó, khi con người có thể thấy rõ nội dung chi tiết và biểu hiện của sự xấu xa, nguồn gốc và thực chất của sự xấu xa, chỉ khi đó, qua việc thảo luận về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời thì con người mới có thể thấy rõ hoặc nhận ra sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là gì, sự thánh khiết là gì. Nếu Ta không thảo luận về sự xấu xa của Sa-tan, thì một vài người sẽ lầm tưởng rằng một vài điều mà con người thực hiện trong xã hội và giữa mọi người – hoặc những điều nào đó tồn tại trong thế giới này – có thể có chút liên quan đến sự thánh khiết. Đây chẳng phải là một quan điểm sai lầm sao? (Phải.)

Giờ đây Ta đã thông công về thực chất của Sa-tan theo cách này, các ngươi đã có được sự hiểu biết nào về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời qua những sự trải nghiệm của các ngươi trong vài năm qua, từ việc đọc lời Đức Chúa Trời của ngươi và từ việc kinh nghiệm công tác của Ngài? Xin mời nói về điều đó. Ngươi không cần phải sử dụng những lời lẽ cho êm tai, mà chỉ nói từ những kinh nghiệm của chính ngươi. Có phải sự thánh khiết của Đức Chúa Trời chỉ bao gồm tình yêu thương của Ngài không? Có phải chỉ có tình yêu thương của Đức Chúa Trời mới được chúng ta mô tả là thánh khiết không? Điều đó sẽ quá phiến diện, phải không? Ngoài tình yêu thương của Đức Chúa Trời, còn có những khía cạnh nào khác trong thực chất của Đức Chúa Trời không? Các ngươi có nhìn thấy chúng không? (Có. Đức Chúa Trời khinh ghét các lễ hội và ngày lễ, phong tục và mê tín; đây cũng là sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.) Đức Chúa Trời là thánh khiết, do đó Ngài khinh ghét mọi thứ, ý ngươi là vậy phải không? Về căn bản, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là gì? Có phải sự thánh khiết của Đức Chúa Trời không có nội dung thực chất gì, chỉ có sự ghét bỏ không? Trong tâm trí mình, các ngươi đang suy nghĩ: “Bởi vì Đức Chúa Trời ghét những điều xấu xa này, vậy thì con người có thể nói rằng Đức Chúa Trời thánh khiết không”? Điều này chẳng phải là sự suy đoán ở đây sao? Điều này chẳng phải là một hình thức ngoại suy và phán xét sao? Sai lầm lớn nhất mà tuyệt đối phải tránh khi nói đến sự hiểu biết của chúng ta về thực chất của Đức Chúa Trời là gì? (Đó là khi chúng ta bỏ thực tế lại phía sau và thay vào đó nói về các giáo lý.) Đây là một sai lầm rất lớn. Còn gì khác nữa không? (Sự suy đoán và tưởng tượng.) Đây cũng là những sai lầm rất nghiêm trọng. Tại sao sự suy đoán và tưởng tượng lại không hữu ích? Những điều mà ngươi suy đoán và tưởng tượng ra có phải là những điều ngươi có thể thực sự nhìn thấy không? Chúng có phải là thực chất thật của Đức Chúa Trời không? (Không.) Điều khác phải tránh nữa? Đó có phải là sai lầm không khi chỉ liệt kê một loạt các lời đẹp đẽ để mô tả thực chất của Đức Chúa Trời? (Phải.) Đây chẳng phải là phô trương và vô nghĩa sao? Sự phán xét và sự suy đoán là vô nghĩa, cũng như hành động lựa chọn những từ ngữ đẹp đẽ. Sự ngợi khen trống rỗng cũng là vô nghĩa, phải không? Đức Chúa Trời có thích nghe con người nói về thứ vô nghĩa thế này không? (Không, Ngài không thích.) Ngài cảm thấy khó chịu khi nghe nó! Khi Đức Chúa Trời dẫn dắt và cứu một nhóm người, sau khi nhóm người này đã nghe những lời của Ngài, tuy thế mà họ không bao giờ hiểu được điều Ngài phán. Ai đó có thể hỏi: “Đức Chúa Trời có tốt không?”, và họ sẽ trả lời, “Có!” “Tốt như thế nào?” “Rất là tốt!” “Đức Chúa Trời có yêu con người không?” “Có!” “Yêu nhiều bao nhiêu? Bạn có thể mô tả không?” “Nhiều lắm! Tình yêu thương của Đức Chúa Trời sâu hơn đại dương, cao hơn bầu trời!” Chẳng phải những lời này là vô nghĩa sao? Và chẳng phải sự vô nghĩa này giống như điều các ngươi vừa nói: “Đức Chúa Trời ghét tâm tính bại hoại của Sa-tan, và do đó Đức Chúa Trời là thánh khiết”? (Phải.) Điều các ngươi vừa nói chẳng vô nghĩa sao? Và đa số những điều vô nghĩa được nói ra đến từ đâu? Những điều vô nghĩa được nói ra chủ yếu đến từ sự vô trách nhiệm và không tôn kính của con người đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể nói như vậy không? Ngươi không có bất kỳ sự hiểu biết nào mà vẫn nói chuyện vô nghĩa. Đó chẳng phải là vô trách nhiệm sao? Đó chẳng phải là không kính trọng Đức Chúa Trời sao? Ngươi đã học được một số kiến thức, hiểu được một số lý lẽ và lôgic, ngươi đã sử dụng những điều này, và hơn nữa, làm như thế như là một cách để hiểu được Đức Chúa Trời. Ngươi có nghĩ rằng Đức Chúa Trời cảm thấy buồn khi Ngài nghe ngươi nói theo cách đó không? Làm sao các ngươi có thể cố gắng biết đến Đức Chúa Trời bằng việc sử dụng những cách thức này? Khi ngươi nói như thế, chẳng phải nghe ngượng lắm sao? Do đó, khi nói đến việc hiểu biết về Đức Chúa Trời, con người phải thật cẩn trọng; chỉ nói trong phạm vi những gì ngươi biết về Đức Chúa Trời. Hãy nói một cách trung thực và thực tế, và đừng tô vẽ cho lời nói của mình bằng những lời khen nhạt nhẽo, cũng đừng dùng lời tâng bốc; Đức Chúa Trời không cần nó; những thứ này đến từ Sa-tan. Tâm tính của Sa-tan là kiêu ngạo; Sa-tan thích được tâng bốc và nghe những lời đẹp đẽ. Sa-tan sẽ hài lòng và sung sướng nếu con người liệt kê tất cả những lời ngọt ngào họ đã học và sử dụng chúng cho Sa-tan. Nhưng Đức Chúa Trời không cần điều này; Đức Chúa Trời không cần sự nịnh nọt hoặc tâng bốc và Ngài không yêu cầu con người nói những lời vô nghĩa và ngợi khen Ngài một cách mù quáng. Đức Chúa Trời ghê tởm và thậm chí sẽ không nghe những lời ngợi khen và tâng bốc mà không phù hợp với thực tế. Vì vậy, khi một vài người ngợi khen Đức Chúa Trời một cách không thành tâm và mù quáng thề thốt, cầu nguyện với Ngài, thì Đức Chúa Trời không hề lắng nghe chút nào. Ngươi phải chịu trách nhiệm về những gì ngươi nói. Nếu ngươi không biết điều gì, cứ nói là không biết; nếu ngươi biết được điều gì, hãy bày tỏ nó theo cách thực tế. Thế về việc sự thánh khiết của Đức Chúa Trời chính xác và thực sự bao hàm những gì, các ngươi có được hiểu biết đúng đắn về nó chưa? (Khi con thể hiện sự dấy nghịch, khi con phạm tội, con đã nhận được sự phán xét và trừng phạt của Đức Chúa Trời, và trong đó, con đã nhìn thấy sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Và khi con gặp phải những tình cảnh không như con mong đợi, con cầu nguyện về những điều này và tìm kiếm ý Đức Chúa Trời, và khi Đức Chúa Trời khai sáng và hướng dẫn con bởi lời Ngài, thì con đã nhìn thấy sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.) Điều này là từ kinh nghiệm của chính ngươi. (Từ những điều Đức Chúa Trời phán, con đã nhìn thấy việc con người đã trở nên thế nào khi bị làm cho bại hoại và bị hại bởi Sa-tan. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã ban mọi thứ để cứu chúng con và từ điều này con nhìn thấy sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.) Đây là một cách nói thực tế; nó là sự hiểu biết thực sự. Có cách hiểu nào khác về điều này không? (Con nhìn thấy sự xấu xa của Sa-tan từ những lời nó nói để dụ dỗ Ê-va phạm tội và sự cám dỗ của nó với Đức Chúa Jêsus. Từ những lời Đức Chúa Trời đã phán với A-đam và Ê-va về thứ họ có thể và không thể ăn, con thấy rằng Đức Chúa Trời phán thẳng thắn, rõ ràng, và đáng tin cậy; từ điều này con nhìn thấy sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.) Sau khi nghe những lời nhận xét trên, những lời của người nào thôi thúc các ngươi nói “a-men” nhất. Sự thông công của người nào sát với chủ đề thông công của chúng ta ngày hôm nay nhất? Lời chia sẻ của ai thực tế nhất? Sự thông công của người chị em cuối cùng như thế nào? (Tốt.) Các ngươi nói “a-men” với những gì chị ấy đã nói. Điều gì chị ấy nói đã đúng với mục tiêu? (Trong những lời chị ấy vừa nói, con nghe rằng lời Đức Chúa Trời thẳng thắn và rõ ràng, và nó hoàn toàn không giống những lời nói lòng vòng của Sa-tan. Con đã nhìn thấy sự thánh khiết của Đức Chúa Trời trong điều này.) Đây là một phần của điều đó. Đúng vậy không? (Đúng.) Rất tốt. Ta thấy rằng các ngươi đã đạt được điều gì đó trong hai buổi thông công vừa qua, nhưng các ngươi phải tiếp tục làm việc chăm chỉ. Lý do các ngươi phải làm việc chăm chỉ là vì việc hiểu được thực chất của Đức Chúa Trời là một bài học rất sâu sắc; nó không phải là điều mà một người hiểu được qua một đêm hoặc điều mà một người có thể bày tỏ rõ ràng chỉ với một vài từ.

Mỗi khía cạnh trong tâm tính Sa-tan bại hoại, sự hiểu biết, triết lý của con người, những tư tưởng và quan điểm của con người, và những khía cạnh cá nhân nào đó của từng người cản trở họ rất nhiều trong việc biết đến thực chất của Đức Chúa Trời; vì thế khi ngươi nghe những chủ đề này, một số chủ đề trong số đó có thể nằm ngoài tầm với của các ngươi; một số ngươi không thể hiểu được, trong khi một số về cơ bản ngươi không thể khớp với hiện thực. Dẫu sao, Ta đã nghe về sự hiểu biết của các ngươi về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và Ta biết rằng trong lòng mình, các ngươi đang bắt đầu thừa nhận những điều Ta đã phán và thông công về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Ta biết rằng trong lòng các ngươi thì sự khao khát để hiểu được thực chất trong sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đang bắt đầu nảy nở. Nhưng điều khiến Ta còn vui hơn chính là một vài người trong các ngươi đã có thể sử dụng những từ đơn giản để diễn tả sự hiểu biết của ngươi về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Mặc dù đây là một điều đơn giản để nói và Ta đã phán điều này trước đây, nhưng trong lòng của đa số các ngươi, các ngươi vẫn chưa chấp nhận những lời này, và thực sự chúng không để lại ấn tượng nào trong tâm trí của các ngươi. Tuy nhiên, một vài người trong số các ngươi đã ghi nhớ những lời này. Điều này rất tốt và là một sự khởi đầu đầy hứa hẹn. Ta hy vọng rằng các ngươi sẽ tiếp tục suy ngẫm và thông công ngày càng nhiều hơn nữa về các chủ đề mà các ngươi nghĩ là sâu sắc – hoặc các chủ đề ngoài tầm với của các ngươi. Đối với những vấn đề ngoài tầm với của các ngươi thì sẽ có người nào đó hướng dẫn thêm cho các ngươi. Nếu các ngươi tham gia thêm các buổi thông công về các lĩnh vực nằm trong tầm với của các ngươi hiện nay, thì Đức Thánh Linh sẽ làm công tác của Ngài và các ngươi sẽ hiểu được nhiều hơn. Việc hiểu được thực chất của Đức Chúa Trời và biết về thực chất của Đức Chúa Trời là điều quan trọng nhất đối với lối vào sự sống của con người. Ta hy vọng rằng các ngươi không sao nhãng điều này hoặc xem nó như một trò chơi, bởi vì biết đến Đức Chúa Trời là nền tảng trong đức tin của con người và chìa khóa cho con người theo đuổi lẽ thật và có được sự cứu rỗi. Nếu con người tin vào Đức Chúa Trời nhưng không biết đến Ngài, nếu họ chỉ sống trong lời nói và giáo lý, thì họ sẽ không bao giờ có thể có được sự cứu rỗi, ngay cả khi họ hành động và sống theo ý nghĩa nông cạn của lẽ thật. Điều đó có nghĩa là, nếu ngươi tin vào Đức Chúa Trời nhưng không biết đến Ngài, thì đức tin của ngươi chỉ là con số không và không có hiện thực. Các ngươi hiểu, đúng không? (Vâng, chúng con hiểu.) Sự thông công của chúng ta ngày hôm nay sẽ kết thúc ở đây.

Ngày 04 tháng 1 năm 2014

Trước: Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất IV

Tiếp theo: Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất VI

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger