Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất IX

Đức Chúa Trời là nguồn sống cho muôn vật (III)

Trong khoảng thời gian này, chúng ta đã nói về nhiều điều liên quan đến việc biết đến Đức Chúa Trời và gần đây chúng ta đã bàn về một đề tài liên quan đến điều này và nó có tầm quan trọng rất lớn. Đề tài đó là gì? (Đức Chúa Trời là nguồn sống cho muôn vật.) Dường như những điểm và chủ đề mà Ta phán dạy đã gây ấn tượng mạnh cho mọi người. Lần trước chúng ta đã bàn về một vài khía cạnh về môi trường sinh tồn mà Đức Chúa Trời đã tạo nên cho loài người, cũng như là nhiều loại thực phẩm cần thiết cho con người để sống, những thứ Đức Chúa Trời đã sắp sẵn cho loài người. Thực ra, những gì Đức Chúa Trời làm không giới hạn trong việc sắp sẵn một môi trường sinh tồn cho con người, cũng không giới hạn trong việc sắp sẵn thực phẩm hàng ngày của họ. Đúng hơn, nó bao gồm rất nhiều công việc mầu nhiệm và cần thiết liên quan đến nhiều mặt và khía cạnh khác nhau vì sự sinh tồn của con người và vì sự sống của loài người. Đây là tất cả các việc làm của Đức Chúa Trời. Những việc làm của Đức Chúa Trời không giới hạn chỉ trong việc Ngài sắp sẵn một môi trường sinh tồn cho con người và thực phẩm hàng ngày của họ – mà chúng có một phạm vi rộng hơn thế nhiều. Ngoài hai loại công việc này, Ngài cũng sắp sẵn nhiều môi trường và điều kiện sinh tồn cần thiết cho con người để sống. Đây là một đề tài mà chúng ta sẽ thảo luận hôm nay. Nó cũng liên quan đến những việc làm của Đức Chúa Trời; nếu không, việc bàn đến điều đó ở đây cũng không có nghĩa gì. Nếu con người muốn biết về Đức Chúa Trời nhưng họ chỉ hiểu nghĩa đen của từ “Đức Chúa Trời”, hoặc về nhiều khía cạnh khác về việc Đức Chúa Trời có gì và là gì, thì đó không phải là sự hiểu biết đúng. Vậy thì con đường dẫn đến sự hiểu biết về Đức Chúa Trời là gì? Đó là việc biết đến Ngài qua các việc làm của Ngài, và việc biết đến Ngài trong mọi khía cạnh về Ngài. Vì vậy, chúng ta phải thông công nhiều hơn về chủ đề các việc làm của Đức Chúa Trời vào thời điểm Ngài dựng nên muôn vật.

Kể từ khi Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật, chúng luôn hoạt động và tiếp tục tiến triển một cách có trật tự và phù hợp với các quy luật mà Ngài đã quy định. Dưới sự quan sát của Ngài, dưới sự tể trị của Ngài, muôn vật đã và đang phát triển một cách có trật tự, đồng thời với sự sinh tồn của loài người. Không gì có thể thay đổi hoặc phá hủy các quy luật này. Chính bởi sự tể trị của Đức Chúa Trời mà mọi sinh vật có thể sinh sôi nảy nở, và chính bởi sự tể trị và quản lý của Ngài mà mọi sinh vật có thể tồn tại. Cho nên, dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời thì mọi sinh vật đều ra đời, phát triển, biến mất, và tái sinh một cách có trật tự. Khi mùa xuân đến, những cơn mưa phùn sẽ mang lại cảm giác của một mùa tươi mát và làm ẩm ướt mặt đất. Đất trở nên tơi xốp và cỏ đâm chồi lên khỏi mặt đất và bắt đầu nhú mầm, trong khi cây cối dần trở nên xanh. Tất cả những sinh vật này mang lại sức sống tươi mới cho trái đất. Điều này giống như khi mọi sinh vật ra đời và phát triển. Tất cả các loài động vật đều ra khỏi hang của chúng để cảm nhận sự ấm áp của mùa xuân và bắt đầu một năm mới. Mọi sinh vật đắm mình trong hơi ấm suốt mùa hè và thưởng thức sự ấm áp do mùa này mang lại. Chúng phát triển nhanh chóng. Cây cỏ và tất cả các loại thực vật đều phát triển nhanh chóng, cho đến lúc chúng cuối cùng nở hoa và kết trái. Mọi sinh vật đều bận rộn trong suốt mùa hè, bao gồm cả con người. Vào mùa thu, những cơn mưa mang lại sự mát mẻ của mùa, và mọi loài sinh vật bắt đầu cảm nhận mùa thu hoạch đang đến. Các loài đều kết trái, và con người bắt đầu thu hoạch các loại hoa trái khác nhau để có thực phẩm chuẩn bị cho mùa đông. Vào mùa đông, mọi sinh vật dần bắt đầu yên vị trong sự tĩnh lặng và nghỉ ngơi khi thời tiết bắt đầu lạnh, và con người cũng nghỉ ngơi trong mùa này. Từ mùa này sang mùa khác, chuyển đổi từ mùa xuân sang hạ sang thu sang đông – tất cả những sự thay đổi này đều xảy ra theo những quy luật do Đức Chúa Trời thiết lập. Ngài dẫn dắt vạn vật và loài người theo những quy luật này và bày ra cho loài người một lối sống dư dật và muôn màu muôn vẻ, sắp sẵn một môi trường sinh tồn có nhiệt độ và các mùa khác nhau. Do đó, trong kiểu môi trường sinh tồn có trật tự này, con người có thể tồn tại và sinh sản thêm lên một cách có trật tự. Con người không thể thay đổi những quy luật này và không con người hoặc sinh vật nào có thể phá vỡ chúng. Mặc dù vô số những sự thay đổi đã xảy ra – nhiều vùng biển đã trở thành cánh đồng, trong khi những cánh đồng lại trở thành biển, những quy luật này tiếp tục tồn tại. Chúng tồn tại bởi vì Đức Chúa Trời tồn tại, và vì sự tể trị và quản lý của Ngài. Với kiểu môi trường quy mô lớn có trật tự này, đời sống của con người cứ tiếp diễn theo các quy luật và quy tắc này. Theo những quy luật này thì con người hết thế hệ này đến thế hệ khác đã được nuôi dưỡng, và hết thế hệ này đến thế hệ khác con người đã tồn tại. Con người đã tận hưởng môi trường sinh tồn có trật tự này cũng như là tất cả mọi thứ được Đức Chúa Trời tạo nên từ hết thế hệ này đến thế hệ khác. Mặc dù con người cảm thấy rằng những kiểu quy luật này vốn dĩ đã có và coi chúng là chuyện đương nhiên với vẻ khinh suất, và mặc dù họ không thể cảm nhận rằng Đức Chúa Trời đang dàn xếp các quy luật này, rằng Đức Chúa Trời đang tể trị trên những quy luật này, dù gì đi nữa, thì Đức Chúa Trời cũng luôn luôn tham gia vào công tác bất biến này. Mục đích của Ngài trong công tác bất biến này là sự sống còn của loài người, và để loài người có thể tiếp tục sống.

Đức Chúa Trời lập ranh giới cho muôn vật để nuôi dưỡng toàn thể loài người

Hôm nay Ta sẽ bàn về đề tài những loại quy luật này mà Đức Chúa Trời đã mang đến cho muôn vật nuôi dưỡng toàn thể loài người như thế nào. Đây là một đề tài khá rộng, vì vậy chúng ta có thể chia ra làm nhiều phần và thảo luận từng phần một để chúng có thể được phác họa rõ ràng cho các ngươi. Bằng cách này các ngươi sẽ dễ dàng nắm bắt hơn và các ngươi dần dần có thể hiểu được nó.

Phần một: Đức Chúa Trời đặt ranh giới cho từng loại địa hình

Vậy, chúng ta hãy bắt đầu với phần đầu tiên. Khi Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật, Ngài đã vẽ ranh giới cho núi non, đồng bằng, sa mạc, đồi, sông và hồ. Trên mặt đất có núi, đồng bằng, sa mạc và đồi, cũng như là các vùng nước khác nhau. Những thứ này tạo thành các loại địa hình khác nhau, không phải sao? Giữa chúng, Đức Chúa Trời đã vạch ra những ranh giới. Khi chúng ta nói đến việc vạch ranh giới, điều đó có nghĩa là những ngọn núi có ranh giới của chúng, những đồng bằng có ranh giới của riêng chúng, các sa mạc có một phạm vi nhất định, và những ngọn đồi có một diện tích cố định. Các vùng nước như là sông và hồ cũng có một số lượng cố định. Nghĩa là, khi Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật thì Ngài đã phân chia mọi vật rất rõ ràng. Đức Chúa Trời đã xác định bán kính của từng ngọn núi đã ấn định nên là bao nhiêu ki-lô-mét và phạm vi của nó như thế nào. Ngài cũng đã xác định bán kính của từng đồng bằng đã ấn định nên là bao nhiêu ki-lô-mét và phạm vi của nó như thế nào. Khi dựng nên muôn vật Ngài cũng đã xác định các giới hạn của những sa mạc cũng như phạm vi của những ngọn đồi và tỉ lệ của chúng, và chúng được tiếp giáp với những gì – tất cả những điều này đều do Ngài định đoạt. Ngài đã xác định phạm vi của những con sông và các hồ trong quá trình tạo ra chúng – tất cả chúng đều có ranh giới. Vậy khi chúng ta bàn về “các ranh giới” thì điều đó có nghĩa là gì? Chúng ta chỉ bàn về việc Đức Chúa Trời tể trị muôn vật như thế nào qua việc thiết lập các quy luật cho vạn vật. Nghĩa là, phạm vi và ranh giới của núi non sẽ không mở rộng ra hoặc thu hẹp lại bởi vòng quay của trái đất hoặc theo thời gian. Chúng được cố định, không thay đổi, và chính Đức Chúa Trời chi phối sự bất biến của chúng. Còn về các vùng đồng bằng, thì phạm vi của chúng là gì, chúng tiếp giáp với những gì – điều này đã được Đức Chúa Trời thiết lập. Chúng có ranh giới của mình, và như thế sẽ không có một ụ đất nào có thể mọc lên một cách ngẫu nhiên từ mặt đất của vùng đồng bằng. Đồng bằng không thể đột nhiên biến thành một ngọn núi – điều này sẽ không thể xảy ra. Đây là ý nghĩa của các quy luật và ranh giới mà chúng ta vừa nói đến. Còn về sa mạc, chúng ta sẽ không đề cập đến những chức năng cụ thể của sa mạc hoặc bất kỳ loại địa hình hoặc vị trí địa lý nào ở đây, mà chỉ nói về ranh giới của chúng. Dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời, các giới hạn của sa mạc cũng sẽ không mở rộng. Đó là vì Đức Chúa Trời đã ban cho nó quy luật của nó, các giới hạn của nó. Diện tích của nó lớn bao nhiêu và chức năng của nó là gì, nó được tiếp giáp với những gì, và vị trí của nó ở đâu – điều này đã được Đức Chúa Trời thiết lập. Nó sẽ không vượt quá các giới hạn hoặc thay đổi vị trí của mình, và diện tích của nó sẽ không mở rộng một cách tùy tiện. Mặc dù tất cả những dòng nước như sông và hồ đều chảy có trật tự và liên tục, chúng không bao giờ di chuyển ra ngoài phạm vi của chúng hoặc vượt khỏi ranh giới của chúng. Tất cả chúng đều chảy theo một hướng, hướng mà chúng được ấn định để chảy, theo một cách có trật tự. Như vậy theo các quy luật trong sự tể trị của Đức Chúa Trời, thì không có dòng sông hoặc hồ nào sẽ cạn một cách tùy tiện hoặc tùy ý thay đổi hướng hoặc lưu lượng của nó bởi vòng quay của trái đất hoặc theo thời gian. Tất cả những điều này đều nằm trong sự kiểm soát của Đức Chúa Trời. Điều đó có nghĩa là, muôn vật do Đức Chúa Trời dựng nên giữa nhân loại này đều được ấn định về vị trí, diện tích, và các giới hạn. Nghĩa là, khi Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật, các ranh giới của chúng đã được thiết lập, và chúng không được biến đổi, đổi mới, hoặc thay đổi một cách tùy tiện. “Một cách tùy tiện” nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là chúng sẽ không ngẫu nhiên dịch chuyển, mở rộng, hoặc thay đổi hình dạng ban đầu do bởi thời tiết, nhiệt độ, hoặc tốc độ quay của trái đất. Ví dụ, một ngọn núi có một chiều cao nhất định, chân của nó nằm trong một khu vực nhất định, nó có một độ cao nhất định, và nó có một lượng cây cối nhất định. Tất cả điều này đều được Đức Chúa Trời lên kế hoạch và tính toán và nó sẽ không được thay đổi một cách tùy tiện. Còn về các vùng đồng bằng, đa số con người sống ở vùng đồng bằng, và sự thay đổi khí hậu sẽ không ảnh hưởng đến khu vực của chúng hoặc giá trị trong sự hiện hữu của chúng. Ngay cả những thứ có trong các địa hình và môi trường địa lý khác nhau đã được Đức Chúa Trời dựng nên này sẽ không được thay đổi một cách tùy tiện. Ví dụ, thành phần của sa mạc, các loại mỏ khoáng sản dưới lòng đất, lượng cát chứa đựng trong một sa mạc và màu sắc của nó, độ dày của sa mạc – những thứ này sẽ không tùy tiện thay đổi. Tại sao chúng sẽ không tùy tiện thay đổi? Đó là vì sự tể trị của Đức Chúa Trời và sự quản lý của Ngài. Trong tất cả những địa hình và môi trường địa lý khác nhau do Đức Chúa Trời dựng nên này, Ngài đang quản lý mọi thứ theo kế hoạch và có trật tự. Vì thế tất cả các môi trường địa lý này vẫn tồn tại và vẫn đang thực hiện chức năng của chúng trong hàng ngàn và thậm chí hàng vạn năm sau khi chúng được Đức Chúa Trời dựng nên. Mặc dù có những thời kỳ nhất định khi các núi lửa phun trào, và những thời kỳ các trận động đất xảy ra, và có những sự xê dịch đáng kể của các vùng đất, Đức Chúa Trời tuyệt đối sẽ không cho phép bất kỳ loại địa hình nào mất đi chức năng ban đầu của nó. Chỉ bởi sự quản lý này của Đức Chúa Trời, sự tể trị và kiểm soát những quy luật này của Ngài, mà tất cả những điều này – tất cả những điều mà được loài người nhìn thấy và tận hưởng – đều có thể tồn tại trên đất một cách có trật tự. Vậy thì tại sao Đức Chúa Trời quản lý mọi địa hình khác nhau tồn tại trên đất theo cách này? Mục đích của Ngài là để các sinh vật tồn tại trong những môi trường địa lý khác nhau đều sẽ có một môi trường ổn định, và để chúng có thể tiếp tục sống và sinh sôi nảy nở trong môi trường ổn định đó. Tất cả những thứ này – những thứ di động và những thứ bất động, những thứ thở bằng mũi và những thứ không – làm nên một môi trường độc đáo cho sự sinh tồn của loài người. Chỉ có loại môi trường này mới có thể nuôi dưỡng loài người từ thế hệ này đến thế hệ khác, và chỉ có loại môi trường này mới có thể cho phép con người tiếp tục tồn tại một cách thanh bình, từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Những điều Ta vừa phán là một đề tài khá rộng, vì vậy có lẽ nó dường như có phần xa cách với đời sống của các ngươi, nhưng Ta tin rằng các ngươi đều có thể hiểu nó. Điều đó có nghĩa là, các quy luật của Đức Chúa Trời trong sự thống trị của Ngài đối với muôn vật rất là quan trọng – thực sự rất quan trọng! Điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của mọi sinh vật theo các quy luật này là gì? Chính là bởi sự tể trị của Đức Chúa Trời. Chính bởi sự tể trị của Ngài mà mọi sinh vật đều thực hiện chức năng riêng của mình trong sự tể trị của Ngài. Ví dụ, các ngọn núi nuôi dưỡng các khu rừng và các khu rừng lại lần lượt nuôi dưỡng và bảo vệ chim và thú khác nhau sống trong đó. Các vùng đồng bằng là nền đất được sắp sẵn để con người trồng trọt cũng như là cho các loài chim thú khác nhau. Chúng cho phép phần lớn loài người sống trên vùng đất bằng và mang lại sự tiện lợi trong đời sống con người. Và đồng bằng cũng bao gồm các đồng cỏ – những dải đồng cỏ rộng lớn. Những đồng cỏ cung cấp thảm thực vật bao phủ mặt đất. Chúng bảo vệ đất và nuôi dưỡng gia súc, cừu và ngựa sống trên các đồng cỏ. Sa mạc cũng thực hiện chức năng riêng của nó. Nó không phải là một nơi để con người sinh sống; vai trò của nó là làm cho khí hậu ẩm ướt trở nên khô ráo hơn. Những dòng chảy của sông và hồ mang lại cho con người nguồn nước uống một cách thuận tiện. Bất cứ nơi nào chúng chảy đến thì con người sẽ có nước uống và nhu cầu về nước của muôn vật cũng sẽ được đáp ứng một cách thuận tiện. Đây là những ranh giới do Đức Chúa Trời vạch ra cho những địa hình khác nhau.

Phần hai: Đức Chúa Trời đặt ranh giới cho từng loại sinh vật

Do những ranh giới mà Đức Chúa Trời đã vạch ra này, mà những địa hình khác nhau đã tạo ra những môi trường sinh tồn khác nhau, và những môi trường sinh tồn này đã thuận lợi cho các loài chim thú khác nhau và cũng cho chúng khoảng không gian để sinh tồn. Từ đó mà ranh giới cho các môi trường sinh tồn của những sinh vật khác nhau đã được phát triển. Đây là phần thứ hai chúng ta sẽ nói đến tiếp theo. Trước tiên, những con chim, con thú và côn trùng sống ở đâu? Có phải chúng sống trong rừng và các lùm cây? Đây là nhà của chúng. Như thế, ngoài việc thiết lập ranh giới cho những môi trường địa lý khác nhau, Đức Chúa Trời cũng đã vẽ ranh giới và thiết lập quy luật cho các loài chim, thú, cá và côn trùng khác nhau, và tất cả cây cối. Bởi sự khác biệt giữa những môi trường địa lý khác nhau và bởi sự tồn tại của những môi trường địa lý khác nhau, mà các loài chim, thú, cá và côn trùng khác nhau và cây cối có những môi trường sinh tồn khác nhau. Chim, thú và côn trùng sống giữa những loài cây cối khác nhau, cá sống dưới nước, và cây mọc trên đất. Đất bao gồm nhiều khu vực khác nhau như là núi, đồng bằng và đồi. Một khi những con chim và con thú đã có được nơi an cư riêng của chúng, thì chúng sẽ không lang thang đó đây, không đi nơi nào nữa. Nhà của chúng là rừng núi. Nếu một ngày nào đó, nhà của chúng bị phá hủy, thì trật tự này sẽ trở nên hỗn độn. Ngay khi trật tự trở nên hỗn độn, thì hậu quả sẽ ra sao? Ai là người đầu tiên phải gánh chịu? Đó là loài người. Trong phạm vi các quy luật và giới hạn mà Đức Chúa Trời đã thiết lập, các ngươi có thấy hiện tượng nào khác thường không? Ví dụ, những con voi đi trong sa mạc. Các ngươi có thấy điều gì như thế chưa? Nếu điều này thực sự xảy ra thì đó sẽ là một hiện tượng rất lạ, bởi vì voi sống trong rừng, và đó là môi trường sinh tồn mà Đức Chúa Trời đã sắp sẵn cho chúng. Chúng có môi trường sinh tồn riêng của mình và nơi an cư riêng của mình, vậy thì tại sao chúng lại chạy lòng vòng? Có ai đã nhìn thấy những con sư tử và hổ đi bên bờ biển chưa? Chưa, các ngươi chưa nhìn thấy. Nhà của sư tử và hổ là rừng và núi. Có ai đã nhìn thấy những con cá voi hoặc cá mập của đại dương bơi qua sa mạc chưa? Chưa, các ngươi chưa nhìn thấy. Cá voi và cá mập lấy đại dương làm nhà. Trong môi trường sống của con người, có người nào sống cạnh gấu nâu không? Có người nào luôn luôn bị vây quanh bởi những con công và các loại chim khác, trong và ngoài nhà mình không? Có ai đã nhìn thấy đại bàng hoặc ngỗng hoang chơi với khỉ chưa? (Chưa.) Những điều này sẽ là những hiện tượng khác thường. Lý do Ta phán những điều mà dường như rất lạ với tai này với các ngươi là để các ngươi hiểu được rằng mọi sinh vật do Đức Chúa Trời dựng nên – bất kể chúng được cố định một chỗ hoặc chúng có thể thở bằng mũi hay không – đều có những quy luật sinh tồn riêng cho chúng. Rất lâu trước khi Đức Chúa Trời dựng nên những sinh vật này, Ngài đã sắp sẵn cho chúng những ngôi nhà riêng và môi trường sinh tồn riêng. Những sinh vật này có môi trường sinh tồn cố định của riêng mình, thức ăn riêng và nhà riêng cố định, và chúng có những nơi cố định phù hợp với sự sinh tồn của chúng, những nơi có nhiệt độ phù hợp với sự sinh tồn của chúng. Do đó, chúng không đi lang thang khắp nơi hoặc ngầm hủy hoại sự sinh tồn của loài người hoặc tác động đến đời sống con người. Đây là cách Đức Chúa Trời quản lý muôn vật, ban cho loài người môi trường tốt nhất để sinh tồn. Mỗi sinh vật trong muôn vật đều có thức ăn riêng để duy trì sự sống của chúng trong những môi trường sinh tồn của riêng chúng. Với thức ăn đó, chúng gắn liền với môi trường bản địa của mình để sinh tồn. Trong loại môi trường đó, chúng tiếp tục tồn tại, sinh sôi nảy nở, và phát triển đúng theo các quy luật mà Đức Chúa Trời đã thiết lập cho chúng. Bởi vì những loại quy luật này, bởi vì sự tiền định của Đức Chúa Trời, muôn vật sống hài hòa với loài người, và loài người cùng tồn tại trong sự phụ thuộc lẫn nhau với muôn vật.

Phần ba: Đức Chúa Trời duy trì môi trường và hệ sinh thái để nuôi dưỡng nhân loại

Đức Chúa Trời đã dựng nên muôn vật và thiết lập các ranh giới cho chúng; giữa chúng Ngài nuôi dưỡng mọi loài sinh vật. Đồng thời, Ngài cũng sắp sẵn những phương tiện sinh tồn khác nhau cho loài người, vì thế ngươi có thể thấy rằng loài người không chỉ có một cách để tồn tại, họ cũng không chỉ có một loại môi trường để sinh tồn. Trước đây chúng ta đã nói về việc Đức Chúa Trời đã sắp sẵn nhiều loại thức ăn và nguồn nước cho con người, điều thiết yếu để cho đời sống của loài người trong xác thịt được tiếp tục. Tuy nhiên, trong nhân loại này, không phải tất cả mọi người đều sống nhờ vào ngũ cốc. Con người có những phương tiện sinh tồn khác nhau do sự khác biệt về môi trường địa lý và địa hình. Những phương tiện sinh tồn này đều đã được Đức Chúa Trời sắp sẵn. Vì thế không phải hết thảy con người đều tham gia chủ yếu vào nông nghiệp. Nghĩa là, không phải tất cả mọi người đều có được thực phẩm của mình bằng cách trồng trọt. Đây là phần thứ ba mà chúng ta sẽ nói đến: Các ranh giới đã phát sinh bởi những lối sống khác nhau của loài người. Vậy con người có những lối sống nào khác? Xét về các nguồn thực phẩm khác nhau, có những loại người nào khác nữa? Có một số kiểu chính sau đây:

Đầu tiên là lối sống săn bắn. Mọi người đều biết đó là gì. Những người sống bằng săn bắn thì ăn gì? (Trò chơi.) Họ ăn chim và thú trong rừng. “Trò chơi” là một từ hiện đại. Những người thợ săn không nghĩ về nó như là một trò chơi; họ nghĩ về nó là thực phẩm, như là lương thực hàng ngày của họ. Ví dụ, họ săn được một con nai. Khi họ có được con nai này cũng giống như một người nông dân có được thực phẩm từ đất. Một người nông dân có thực phẩm từ đất, và khi nhìn thấy thực phẩm này, anh ta thấy rất vui và cảm thấy dễ chịu. Gia đình sẽ không bị đói vì có hoa màu để ăn. Lòng người nông dân không còn lo lắng và cảm thấy hài lòng. Một người thợ săn cũng cảm thấy thoải mái và hài lòng khi nhìn thấy thứ mà anh ta vừa bắt được bởi vì anh ta không còn phải lo lắng về thực phẩm nữa. Có thứ để ăn cho bữa ăn tiếp theo và không phải bị đói. Đây là một người săn bắn để sống. Phần lớn những người tồn tại nhờ săn bắn thì sống trong rừng núi. Họ không làm nông. Không dễ để tìm thấy đất trồng ở đó, vì vậy họ tồn tại nhờ vào những sinh vật khác nhau, những loại con mồi khác nhau. Đây là lối sống đầu tiên khác với con người bình thường.

Kiểu thứ hai là một lối sống của những người chăn gia súc. Những người chăn gia súc để kiếm sống cũng làm nông phải không? (Không.) Vậy họ làm gì? Họ sống như thế nào? (Đa phần, họ chăn gia súc và cừu để kiếm sống, và vào mùa đông họ làm thịt và ăn gia súc của họ. Thực phẩm chủ yếu của họ là thịt bò và thịt cừu, và họ uống trà sữa. Mặc dù những người chăn gia súc bận rộn suốt bốn mùa, nhưng họ có đầy đủ thức ăn. Họ có nhiều sữa, các sản phẩm từ sữa, và thịt.) Những người chăn gia súc để kiếm sống chủ yếu ăn thịt bò và thịt cừu, uống sữa cừu và sữa bò, cưỡi gia súc và ngựa để chăn gia súc trên các cánh đồng, gió vờn trên tóc và nắng tạt lên da. Họ không phải đối mặt với những căng thẳng của cuộc sống hiện đại. Cả ngày họ ngắm nhìn bầu trời xanh và những đồng cỏ bao la. Đại đa số những người tồn tại nhờ việc chăn gia súc thì sống trên các đồng cỏ, và họ có thể tiếp tục lối sống du mục của mình qua nhiều thế hệ. Mặc dù đời sống trên các đồng cỏ có chút cô đơn, nhưng nó cũng là một đời sống rất hạnh phúc. Đó không phải là một lối sống tệ!

Kiểu thứ ba là lối sống bằng nghề đánh cá. Một phần nhỏ của nhân loại sống gần biển hoặc trên những hòn đảo nhỏ. Họ được bao quanh bởi nước, hướng ra biển. Những người này đánh cá để kiếm sống. Nguồn thực phẩm cho những người đánh cá để kiếm sống là gì? Nguồn thực phẩm của họ bao gồm tất cả các loại cá, hải sản, và những sản phẩm khác của biển. Những người đánh cá để kiếm sống không làm nông, mà thay vào đó đánh bắt cá mỗi ngày. Thức ăn chủ yếu của họ bao gồm nhiều loại cá và các sản phẩm của biển. Thỉnh thoảng họ trao đổi những thứ này lấy gạo, bột mì, và nhu yếu phẩm hàng ngày. Đây là một lối sống khác của những người sống gần nước. Sống gần nước, họ dựa vào nó để có thức ăn, và kiếm sống bằng nghề đánh cá. Nghề đánh cá mang lại cho họ không chỉ là nguồn thực phẩm, mà còn là một phương kế sinh nhai.

Ngoài việc canh tác trên đất, nhân loại sống phần lớn theo ba lối sống được nêu ở trên. Tuy nhiên, đại đa số con người làm nghề nông để kiếm sống, chỉ có một vài nhóm người sống bằng việc chăn gia súc, đánh cá và săn bắn. Và những người sống bằng nghề nông cần gì? Thứ họ cần là đất đai. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, họ sống bằng cách trồng các mùa vụ trong đất, và dù họ có trồng rau, cây ăn trái, hoặc ngũ cốc, thì chính từ đất mà họ có được thực phẩm và các nhu yếu phẩm hàng ngày của họ.

Các điều kiện cơ bản làm nền tảng cho những lối sống khác nhau này của con người là gì? Chẳng phải môi trường mà trong đó họ có thể tồn tại được duy trì ở mức cơ bản là điều hoàn toàn cần thiết sao? Nghĩa là, nếu những ai tồn tại nhờ vào săn bắn mà mất đi rừng núi hoặc những con chim và con thú, thì nguồn sinh kế của họ sẽ mất đi. Phương hướng mà dân tộc này và những kiểu người như vậy phải đi sẽ trở nên không chắc chắn, và họ thậm chí có thể biến mất. Còn những người chăn gia súc để kiếm sống thì sao? Họ phụ thuộc vào cái gì? Những gì họ thực sự phụ thuộc vào không phải là gia súc của họ, mà là môi trường mà gia súc của họ có thể tồn tại – những đồng cỏ. Nếu không có các đồng cỏ, thì những người chăn bầy sẽ chăn gia súc của họ ở đâu? Gia súc và cừu sẽ ăn gì? Nếu không có gia súc, những dân tộc du mục này sẽ không có sinh kế. Nếu không có nguồn sinh kế, thì những dân tộc này sẽ đi đâu? Họ sẽ trở nên rất khó khăn để tiếp tục tồn tại; họ sẽ không có tương lai. Nếu không có nguồn nước, và sông hồ hoàn toàn khô cạn, thì liệu tất cả các loài cá sống phụ thuộc vào nước này có còn tồn tại được không? Chúng sẽ không tồn tại được. Liệu những người phụ thuộc vào nước và cá để kiếm sống có tiếp tục tồn tại được không? Khi họ không còn thực phẩm, khi họ không còn nguồn sinh kế, thì những người này sẽ không thể tiếp tục tồn tại. Nghĩa là, nếu bất kỳ một dân tộc nào đó gặp phải vấn đề về sinh kế của mình hoặc sự sống còn của mình, thì dân tộc đó sẽ không còn tồn tại, và họ có thể biến mất khỏi mặt đất và trở nên tuyệt chủng. Và nếu những người làm nông để kiếm sống mất đi đất đai, nếu họ không thể trồng tất cả các loại cây và thu được thực phẩm từ những cây đó, thì kết quả sẽ ra sao? Không có thực phẩm, chẳng phải con người sẽ chết đói sao? Nếu con người chết đói, chẳng phải chủng tộc đó sẽ bị diệt vong sao? Vì vậy đây là mục đích của Đức Chúa Trời trong việc duy trì các loại môi trường khác nhau. Đức Chúa Trời chỉ có một mục đích trong việc duy trì các môi trường và hệ sinh thái khác nhau và tất cả các sinh vật khác nhau sống trong đó – và đó là để nuôi dưỡng tất cả các loại người, để nuôi dưỡng con người sống trong những môi trường địa lý khác nhau.

Nếu mọi vật trong tạo hóa mất đi các quy luật riêng của chúng, thì chúng sẽ không còn tồn tại; nếu những quy luật của muôn vật mất đi, thì những sinh vật trong số muôn vật sẽ không thể tiếp tục tồn tại. Nhân loại cũng sẽ mất đi môi trường mà họ phụ thuộc vào vì sự sống còn. Nếu nhân loại mất tất cả những điều đó, thì họ sẽ không tiếp tục phát triển và sinh sản thêm lên từ thế hệ này đến thế hệ khác như họ đã và đang làm. Lý do con người đã tồn tại cho đến bây giờ là vì Đức Chúa Trời đã chu cấp cho họ tất cả mọi thứ trong tạo hóa để nuôi dưỡng họ, để nuôi dưỡng loài người theo những cách khác nhau. Chỉ vì Đức Chúa Trời nuôi dưỡng loài người theo những cách khác nhau mà loài người đã tồn tại cho đến bây giờ, đến ngày nay. Với một môi trường được bố trí trước cho sự sinh tồn thật thuận lợi và trong đó các quy luật tự nhiên thật quy củ, thì tất cả các loại người khác nhau trên trái đất, tất cả các chủng tộc khác nhau, đều có thể tồn tại trong các khu vực được quy định cho riêng mình. Không ai có thể vượt ra ngoài những khu vực này hoặc các ranh giới giữa họ bởi vì chính Đức Chúa Trời đã phân định chúng. Tại sao Đức Chúa Trời lại phân định ranh giới theo cách này? Đây là vấn đề rất quan trọng đối với toàn nhân loại – thật sự rất quan trọng! Đức Chúa Trời đã phân định phạm vi cho từng loại sinh vật và ấn định phương tiện sinh tồn cho từng loại người. Ngài cũng đã phân chia các loại người khác nhau và các chủng tộc khác nhau trên đất và thiết lập một phạm vi cho họ. Đây là điều chúng ta sẽ thảo luận tiếp theo.

Phần bốn: Đức Chúa Trời vạch ra ranh giới giữa các chủng tộc khác nhau

Thứ tư, Đức Chúa Trời đã vẽ ranh giới giữa các chủng tộc khác nhau. Trên trái đất có người da trắng, da đen, da nâu, và da vàng. Đây là những loại người khác nhau. Đức Chúa Trời cũng đã bố trí một phạm vi sinh sống cho những loại người khác nhau này, và con người sống trong môi trường sinh tồn thích hợp của họ dưới sự quản lý của Đức Chúa Trời mà không hay biết về điều đó. Không ai có thể bước ra khỏi phạm vi này. Ví dụ, chúng ta hãy xem xét những người da trắng. Phạm vi địa lý mà hầu hết trong số họ đang sống là ở đâu? Hầu hết sống ở châu Âu và châu Mỹ. Phạm vi địa lý mà người da đen sống chủ yếu là ở châu Phi. Những người da nâu chủ yếu sống ở Đông Nam Á và Nam Á, tại các quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Mi-an-ma, Việt Nam, và Lào. Những người da vàng chủ yếu sống ở châu Á, đó là, trong những quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Đức Chúa Trời đã phân bố tất cả các loại chủng tộc khác nhau này một cách thích hợp để những chủng tộc khác nhau này được phân bổ khắp các vùng khác nhau trên thế giới. Trong những vùng khác nhau trên thế giới này, từ lâu Đức Chúa Trời đã sắp sẵn một môi trường sinh tồn phù hợp cho từng chủng tộc khác nhau của loài người. Trong những môi trường sinh tồn này, Đức Chúa Trời đã sắp sẵn cho họ các loại đất có màu sắc và cấu tạo khác nhau. Nói cách khác, các thành phần tạo nên cơ thể người da trắng không giống với những thành phần tạo nên cơ thể của người da đen, và chúng cũng khác với những thành phần tạo nên cơ thể con người của những chủng tộc khác. Khi Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật, Ngài đã sắp sẵn một môi trường sinh tồn cho chủng tộc đó. Mục đích Ngài làm vậy là để khi loại người đó bắt đầu sinh sản thêm lên, và gia tăng dân số, thì họ có thể được ổn định trong một phạm vi nhất định. Trước khi Đức Chúa Trời dựng nên con người, Ngài đã suy nghĩ về tất cả những điều đó – Ngài sẽ giành Châu Âu và Châu Mỹ cho người da trắng để họ phát triển và tồn tại. Vì thế khi Đức Chúa Trời dựng nên trái đất, thì Ngài đã có một kế hoạch, Ngài đã có một mục tiêu và một mục đích trong việc Ngài đặt những gì vào mảnh đất đó, và việc Ngài nuôi dưỡng những gì trong mảnh đất đó. Ví dụ, những ngọn núi nào, bao nhiêu đồng bằng, bao nhiêu nguồn nước, những loại chim và thú nào, loại cá gì, và loại cây nào sẽ được trồng trên đất đó, Đức Chúa Trời đã sắp sẵn tất cả những thứ đó từ lâu. Khi chuẩn bị một môi trường sinh tồn cho một loại người, cho một chủng tộc đã định sẵn, thì Đức Chúa Trời cần phải xem xét nhiều vấn đề từ mọi góc độ: môi trường địa lý, cấu tạo của đất, các loài chim và thú khác nhau, kích cỡ của các loại cá khác nhau, thành phần tạo nên cơ thể của con cá, sự khác nhau trong chất lượng nước, cũng như là tất cả các loại cây khác nhau… từ lâu Đức Chúa Trời đã sắp sẵn tất cả những thứ đó. Loại môi trường đó là một môi trường sinh tồn mà Đức Chúa Trời đã dựng nên và sắp sẵn cho người da trắng và nó vốn đã thuộc về họ. Các ngươi có thấy rằng khi Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật Ngài đã suy nghĩ nhiều về chúng và hành động theo kế hoạch không? (Có, chúng tôi thấy Đức Chúa Trời đã có sự cân nhắc chu đáo đối với các loại người khác nhau. Đối với môi trường sinh tồn mà Ngài dựng nên cho các loại người khác nhau, các loại chim, thú và cá nào, Ngài sẽ sắp sẵn bao nhiêu ngọn núi và bao nhiêu đồng bằng, thì Ngài đã cân nhắc với sự chu đáo và chuẩn xác nhất.) Hãy lấy người da trắng làm ví dụ. Những thực phẩm mà người da trắng ăn chủ yếu là gì? Những thực phẩm mà người da trắng ăn rất khác so với những thực phẩm mà người châu Á ăn. Thực phẩm chính mà người da trắng ăn chủ yếu bao gồm thịt, trứng, sữa, và thịt gia cầm. Các loại ngũ cốc như là bánh mì và gạo thì thường là những thực phẩm bổ sung được thêm vào đĩa của họ. Ngay cả khi ăn rau trộn, thì họ cũng hay bỏ vào một vài miếng thịt bò hoặc thịt gà nướng, và ngay cả khi ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ lúa mì, thì họ hay thêm phô-mai, trứng, hoặc thịt. Điều đó có nghĩa là, thực phẩm chính của họ không bao gồm chủ yếu những thực phẩm có nguồn gốc từ lúa mì hoặc gạo; họ ăn một lượng lớn thịt và phô-mai. Họ thường uống nước đá bởi vì thực phẩm mà họ ăn chứa rất nhiều calo. Vì vậy, những người da trắng đặc biệt mạnh mẽ. Đó là nguồn sinh kế và môi trường sống của họ mà Đức Chúa Trời đã sắp sẵn cho họ, cho phép họ có lối sống này, một lối sống khác với những lối sống của con người trong các chủng tộc khác. Không có đúng hoặc sai trong lối sống này – nó vốn dĩ như thế, do Đức Chúa Trời định sẵn, và chúng xuất hiện do mệnh lệnh của Đức Chúa Trời và sự sắp xếp của Ngài. Việc chủng tộc này có lối sống này và những nguồn sinh kế này của họ là do chủng tộc của họ, và do môi trường sinh tồn mà Đức Chúa Trời đã sắp sẵn cho họ. Ngươi có thể nói rằng môi trường sinh tồn mà Đức Chúa Trời đã sắp sẵn cho người da trắng, và những thức ăn hàng ngày họ nhận từ môi trường đó là rất dồi dào và phong phú.

Đức Chúa Trời cũng đã sắp sẵn những môi trường sinh tồn cần thiết cho các chủng tộc khác nữa. Cũng có những người da đen – người da đen được bố trí ở đâu? Họ chủ yếu được bố trí ở miền trung và miền nam châu Phi. Đức Chúa Trời đã sắp sẵn cho họ những gì trong loại môi trường sống đó? Rừng mưa nhiệt đới, tất cả các loài chim và thú, và cũng có sa mạc, và mọi loại cây cối sống cùng con người. Họ có các nguồn nước, các sinh kế và thực phẩm của họ. Đức Chúa Trời đã không có định kiến đối với họ. Bất kể họ đã làm những gì, thì sự sống còn của họ chưa bao giờ là vấn đề. Họ cũng chiếm giữ một vị trí nhất định và một diện tích nhất định trong một phần của thế giới.

Bây giờ, hãy nói về những người da vàng. Người da vàng chủ yếu được bố trí ở phía Đông của trái đất. Sự khác biệt giữa môi trường và vị trí địa lý của phương Đông và phương Tây là gì? Ở phương Đông, phần lớn đất đai thì màu mỡ, và giàu về nguyên vật liệu và khoáng sản. Nghĩa là, tất cả các loại tài nguyên trên mặt đất và dưới lòng đất đều rất phong phú. Và đối với nhóm người này, đối với chủng tộc này, Đức Chúa Trời cũng đã sắp sẵn đất đai, khí hậu tương ứng, và những môi trường địa lý khác nhau phù hợp với họ. Mặc dù có những sự khác biệt lớn giữa môi trường địa lý đó và môi trường ở phương Tây, nhưng thực phẩm cần thiết, sinh kế, và nguồn sống của họ cũng được Đức Chúa Trời sắp sẵn. Đó chỉ là một môi trường sống khác với môi trường của người da trắng ở phương Tây. Nhưng một điều mà Ta cần cho các ngươi biết là gì? Dân số trong chủng tộc ở phương Đông thì tương đối đông đúc, vì vậy Đức Chúa Trời đã bổ sung thêm rất nhiều yếu tố khác với phương Tây vào phần đó của trái đất. Tại đó, Ngài đã bổ sung nhiều cảnh quan khác nhau và tất cả các loại nguyên vật liệu phong phú. Tài nguyên thiên nhiên ở đó rất dồi dào; địa hình cũng khác nhau và đa dạng, đủ để nuôi dưỡng số lượng dân số khổng lồ của chủng tộc phương Đông. Điều khác biệt giữa phương Đông và phương Tây chính là ở phương Đông – từ nam tới bắc, đông sang tây – khí hậu tốt hơn ở phương Tây. Bốn mùa khác biệt rõ rệt, nhiệt độ thích hợp, tài nguyên thiên nhiên phong phú, và phong cảnh thiên nhiên cùng với các loại địa hình tốt hơn nhiều so với phương Tây. Tại sao Đức Chúa Trời làm điều này? Đức Chúa Trời đã tạo ra một sự cân bằng rất hợp lý giữa người da trắng và người da vàng. Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa rằng mọi khía cạnh trong thực phẩm của người da trắng, những thứ mà họ sử dụng, và những thứ được ban cho để họ tận hưởng thì tốt hơn rất nhiều so với những gì người da vàng có thể tận hưởng. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không có thành kiến đối với bất kỳ chủng tộc nào. Đức Chúa Trời đã ban cho người da vàng một môi trường sinh tồn đẹp hơn và tốt hơn. Đây là sự cân bằng.

Đức Chúa Trời đã định trước loại người nào nên sống ở phần nào của thế giới; con người có thể ra khỏi các giới hạn này không? (Không, họ không thể.) Thật là một điều kỳ diệu! Ngay cả khi có chiến tranh hoặc sự xâm lấn trong các thời đại khác nhau hoặc trong những thời kỳ đặc biệt, thì những cuộc chiến tranh và xâm lấn này hoàn toàn không thể hủy hoại những môi trường sinh tồn mà Đức Chúa Trời đã định trước cho từng chủng tộc. Nghĩa là, Đức Chúa Trời đã ấn định cho một loại người nhất định vào một phần nhất định của thế giới và họ không thể đi ra khỏi các giới hạn đó. Ngay cả khi con người có tham vọng thay đổi hoặc mở rộng lãnh thổ của mình, nếu không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, thì điều này sẽ rất khó mà đạt được. Họ sẽ rất khó thành công. Ví dụ, người da trắng muốn mở rộng lãnh thổ của mình và họ chiếm một số nước khác làm thuộc địa. Người Đức xâm chiếm một vài nước, và nước Anh từng chiếm nước Ấn Độ. Kết quả thế nào? Cuối cùng, họ đã thất bại. Chúng ta thấy được gì từ thất bại của họ? Những gì Đức Chúa Trời đã định trước thì không được phép hủy hoại. Vì thế, cho dù ngươi có thể nhìn thấy khí thế trong sự mở rộng của nước Anh có hào hùng cỡ nào, thì cuối cùng, họ vẫn phải rút lui, để lại vùng đất vẫn thuộc về Ấn Độ. Những ai sống trên đất đó vẫn là người Ấn Độ, không phải người Anh, bởi vì Đức Chúa Trời sẽ không cho phép điều đó. Một số người nghiên cứu lịch sử hoặc chính trị đã đưa ra các luận điểm về điều này. Họ đưa ra lý do tại sao nước Anh thất bại, nói rằng có thể là do họ đã không thể chinh phục được một dân tộc nào đó, hoặc có thể vì vài lý do khác thuộc về con người… Đây không phải là những lý do thực sự. Lý do thực sự chính là bởi vì Đức Chúa Trời – Ngài sẽ không cho phép điều đó! Đức Chúa Trời để một dân tộc sống trên một mảnh đất nào đó và bố trí họ ở đó, và nếu Đức Chúa Trời không cho phép họ rời khỏi vùng đất đó, họ sẽ không bao giờ có thể rời đi. Nếu Đức Chúa Trời phân bổ một khu vực xác định cho họ, thì họ sẽ sống trong khu vực đó. Loài người không thể thoát hoặc tự giải thoát khỏi những khu vực đã được xác định này. Điều này là chắc chắn. Cho dù các lực lượng xâm lấn có hùng mạnh đến cỡ nào, hoặc những người bị xâm lấn có yếu thế nào, thì sự thành công của những kẻ xâm lược cuối cùng do Đức Chúa Trời quyết định. Điều đó đã được Ngài định trước, và không ai có thể thay đổi nó.

Trên đây là cách Đức Chúa Trời đã phân bổ các chủng tộc khác nhau. Đức Chúa Trời đã làm công tác gì để phân bổ các chủng tộc này? Trước tiên, Ngài chuẩn bị môi trường địa lý quy mô lớn, phân bổ các vị trí khác nhau cho con người, sau đó từ thế hệ này đến thế hệ khác tồn tại trên những nơi đó. Điều này được an bài – khu vực xác định dành cho sự sinh tồn của họ được an bài. Và cuộc sống của họ, họ ăn gì, họ uống gì, sinh kế của họ – Đức Chúa Trời đã an bài tất cả những điều đó từ lâu. Và khi Đức Chúa Trời đang dựng nên muôn vật, Ngài đã có những sự chuẩn bị khác nhau cho những loại người khác nhau: Có các thành phần đất khác nhau, khí hậu khác nhau, cây trồng khác nhau, và các môi trường địa lý khác nhau. Những nơi khác nhau thậm chí còn có những loài chim và thú khác nhau, những vùng nước khác nhau có các loài cá và thủy sản đặc biệt của riêng chúng. Ngay cả các loại côn trùng cũng do Đức Chúa Trời quyết định. Ví dụ, những thứ sinh trưởng trên lục địa châu Mỹ đều rất to, rất cao và rất khỏe. Rễ cây trong rừng núi đều rất nông, nhưng chúng mọc rất cao. Chúng thậm chí có thể đạt đến chiều cao một trăm mét hoặc cao hơn, nhưng những cây trong rừng ở châu Á thì phần lớn đều không cao lắm. Lấy ví dụ về cây lô hội. Ở Nhật Bản thì chúng rất hẹp và mỏng, nhưng các cây lô hội ở Hoa Kỳ thì rất to. Có một sự khác nhau ở đây. Cùng một loại cây với cùng tên gọi, nhưng ở lục địa châu Mỹ thì nó phát triển đặc biệt to lớn. Con người có thể không nhìn thấy hoặc nhận thấy sự khác biệt trong những khía cạnh khác nhau này, nhưng khi Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật, thì Ngài đã phác họa nên chúng và chuẩn bị những môi trường địa lý khác nhau, những địa hình khác nhau, và những sinh vật khác nhau cho các chủng tộc khác nhau. Đó là vì Đức Chúa Trời đã dựng nên những loại người khác nhau và Ngài biết từng loại người trong đó cần gì và lối sống của họ là gì.

Đức Chúa Trời tể trị tất cả và chu cấp cho tất cả, Ngài là Đức Chúa Trời của vạn vật

Sau khi nói về một vài điều trong những điều này, bây giờ các ngươi có cảm thấy mình đã học được điều gì đó về đề tài chính chúng ta vừa thảo luận không? Các ngươi có cảm thấy các ngươi đang bắt đầu hiểu nó không? Ta tin bây giờ các ngươi đã có một ý tưởng sơ bộ về lý do tại sao Ta chọn bàn về những khía cạnh này trong một đề tài rộng hơn. Có đúng vậy không? Có lẽ các ngươi có thể nói đôi chút về việc các ngươi đã hiểu được bao nhiêu? (Toàn nhân loại đã được nuôi dưỡng theo những quy luật do Đức Chúa Trời thiết lập cho muôn vật. Khi Đức Chúa Trời thiết lập những quy luật này, Ngài đã cung cấp cho các chủng tộc khác nhau các môi trường khác nhau, lối sống khác nhau, thực phẩm khác nhau, và khí hậu cùng nhiệt độ khác nhau. Điều này là để toàn nhân loại có thể an cư trên đất và tồn tại. Từ điều này tôi có thể nhìn thấy kế hoạch của Đức Chúa Trời cho sự sinh tồn của loài người rất là chuẩn xác và tôi có thể nhìn thấy sự khôn ngoan và toàn hảo của Ngài, và tình yêu của Ngài dành cho loài người chúng ta.) (Các quy luật và phạm vi do Đức Chúa Trời thiết lập không thể thay đổi bởi bất kỳ con người, sự kiện hay sự vật nào. Tất cả đều nằm dưới sự tể trị của Ngài.) Nhìn từ quan điểm của các quy luật do Đức Chúa Trời thiết lập vì sự phát triển của muôn vật, chẳng phải là toàn thể nhân loại, trong tất cả sự đa dạng của nó, đều được Đức Chúa Trời ban cho và nuôi dưỡng sao? Nếu những luật lệ này bị phá hủy hoặc nếu Đức Chúa Trời không thiết lập những luật lệ này cho nhân loại, thì triển vọng của nhân loại sẽ như thế nào? Sau khi con người mất đi môi trường cơ bản để sinh tồn, thì liệu họ sẽ có nguồn thực phẩm nào không? Có khả năng nguồn thực phẩm sẽ trở thành một vấn đề. Nếu con người mất đi nguồn thực phẩm của họ, nghĩa là, nếu họ không thể kiếm được bất kỳ thứ gì để ăn thì họ sẽ có thể tiếp tục sống được bao nhiêu ngày? Có thể họ sẽ không thể kéo dài dù chỉ một tháng, và sự sống còn của chính họ sẽ trở thành một vấn đề. Vì vậy từng việc mà Đức Chúa Trời làm cho sự sinh tồn của con người, cho sự tiếp tục tồn tại, sinh sản, và sinh kế của họ rất là quan trọng. Từng việc mà Đức Chúa Trời làm trong số những việc trong sự tạo dựng của Ngài đều có liên quan chặt chẽ với nhau và không thể tách rời khỏi sự sinh tồn của nhân loại. Nếu sự sinh tồn của loài người trở thành một vấn đề, thì liệu sự quản lý của Đức Chúa Trời có thể tiếp tục được không? Liệu sự quản lý của Đức Chúa Trời vẫn tồn tại không? Sự quản lý của Đức Chúa Trời cùng tồn tại với sự sinh tồn của cả nhân loại mà Ngài nuôi dưỡng, vì vậy bất kể sự chuẩn bị nào Đức Chúa Trời làm cho muôn vật trong tạo hóa của Ngài và Ngài làm gì cho con người, thì tất cả những điều này cần thiết cho Ngài, và nó rất quan trọng đối với sự sinh tồn của loài người. Nếu tất cả các quy luật mà Đức Chúa Trời đã thiết lập cho muôn vật bị sao nhãng, nếu các quy luật này bị phá vỡ hoặc bị xáo trộn, thì muôn vật sẽ không thể tồn tại nữa, môi trường sinh tồn của loài người sẽ không tiếp tục tồn tại, hay lương thực hàng ngày của họ cũng vậy, và chính loài người cũng vậy. Vì lý do này, sự quản lý của Đức Chúa Trời đối với việc cứu rỗi nhân loại cũng sẽ thôi tồn tại.

Tất cả mọi điều chúng ta vừa thảo luận, từng điều một, mỗi mục đều liên kết mật thiết với sự sinh tồn của từng con người. Các ngươi có thể nói rằng: “Những điều Ngài đang phán quá lớn lao, đó không phải là điều chúng tôi có thể nhìn thấy”, và có lẽ có người sẽ nói, “Những điều Ngài đang phán không liên quan gì đến tôi”. Tuy nhiên, đừng quên rằng ngươi đang sống với tư cách chỉ là một phần của muôn vật; ngươi là một thành viên của muôn vật trong tạo hóa dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời. Những thứ trong sự tạo dựng của Đức Chúa Trời không thể bị tách rời khỏi sự tể trị của Ngài, và không một ai có thể tách chúng khỏi sự tể trị của Ngài. Mất đi sự tể trị của Ngài và mất đi sự chu cấp của Ngài sẽ có nghĩa là sự sống của con người, đời sống xác thịt của con người sẽ biến mất. Đây là tầm quan trọng trong việc Đức Chúa Trời thiết lập các môi trường sinh tồn cho loài người. Bất kể ngươi thuộc chủng tộc nào hoặc ngươi đang sống trên mảnh đất nào, dù là ở phương Tây hoặc phương Đông – thì ngươi không thể tự tách mình ra khỏi môi trường sinh tồn mà Đức Chúa Trời đã thiết lập cho loài người, và ngươi không thể tự tách mình ra khỏi sự nuôi dưỡng và chu cấp của môi trường sinh tồn Ngài đã thiết lập cho con người. Bất kể sinh kế của ngươi là gì, ngươi dựa vào điều gì để sống, ngươi dựa vào điều gì để duy trì đời sống trong xác thịt của ngươi, thì ngươi cũng không thể tự mình tách ra khỏi sự tể trị của Đức Chúa Trời và sự quản lý của Ngài. Một vài người nói: “Tôi không phải là một người nông dân; tôi không trồng vụ mùa để kiếm sống. Tôi không dựa vào trời để có thực phẩm, vì vậy sự sống còn của tôi không diễn ra trong môi trường sinh tồn do Đức Chúa Trời thiết lập nên. Tôi chưa được ban cho bất kỳ thứ gì từ loại môi trường đó”. Điều đó có đúng không? Ngươi nói rằng ngươi không trồng vụ mùa để sống, nhưng chẳng lẽ ngươi không ăn ngũ cốc sao? Chẳng lẽ ngươi không ăn thịt và trứng sao? Và chẳng lẽ ngươi không ăn rau quả sao? Mọi thứ mà ngươi ăn, tất cả những thứ mà ngươi cần, thì đều không thể tách rời khỏi môi trường sinh tồn mà Đức Chúa Trời đã thiết lập cho loài người. Và nguồn cung cấp cho mọi thứ mà loài người yêu cầu không thể tách rời khỏi tất cả mọi thứ được Đức Chúa Trời tạo nên, những thứ mà tổng thể của chúng cấu thành môi trường sinh tồn của ngươi. Nước ngươi uống, quần áo ngươi mặc và tất cả những thứ ngươi sử dụng – cái gì trong những thứ này không lấy từ những thứ trong sự tạo dựng của Đức Chúa Trời? Một vài người nói: “Có một vài món không lấy từ những thứ trong sự tạo dựng của Đức Chúa Trời. Ngài thấy đó, nhựa là một trong những thứ đó. Nó là một chế phẩm hóa học, một thứ do con người làm ra”. Có đúng vậy không? Nhựa thực sự là do con người làm ra, và nó là một chế phẩm hóa học, nhưng các thành phần ban đầu của nhựa đến từ đâu? Các thành phần ban đầu được lấy từ các chất liệu do Đức Chúa Trời tạo nên. Những thứ mà ngươi nhìn thấy và thưởng thức, mỗi một thứ mà ngươi sử dụng, tất cả đều có được từ những thứ mà Đức Chúa Trời đã tạo nên. Điều đó có nghĩa là, bất kể con người có thể thuộc về chủng tộc nào, bất kể sinh kế là gì, hoặc họ có thể sống trong loại môi trường sinh tồn nào, thì họ cũng không thể tự tách mình ra khỏi những gì Đức Chúa Trời đã chu cấp. Vậy thì những điều chúng ta đã thảo luận hôm nay có liên quan đến đề tài của chúng ta “Đức Chúa Trời là nguồn sống cho muôn vật” không? Những điều chúng ta đã thảo luận hôm nay có thuộc đề tài lớn này không? (Có.) Có lẽ một vài điều Ta đã phán ngày hôm nay là hơi trừu tượng và khó thảo luận. Tuy nhiên, Ta nghĩ rằng bây giờ các ngươi có thể đã hiểu rõ hơn về nó.

Trong vài lần thông công trở lại đây, loạt các đề tài mà chúng ta đã thông công là tương đối rộng, và phạm vi của chúng khá rộng lớn, vì thế các ngươi phải nỗ lực một chút để lĩnh hội được tất cả. Điều này là bởi vì những đề tài này là những điều chưa từng được bàn đến trước đây trong niềm tin của con người nơi Đức Chúa Trời. Một số người nghe những điều này như là một lẽ mầu nhiệm còn một số thì nghe chúng như là một câu chuyện – quan điểm nào đúng? Các ngươi nghe tất cả những điều này theo quan điểm nào? (Chúng tôi đã thấy Đức Chúa Trời đã sắp xếp tất cả mọi thứ trong tạo hóa của Ngài một cách có phương pháp như thế nào và rằng muôn vật đều có quy luật, và qua những lời này chúng tôi có thể hiểu thêm về các việc làm của Đức Chúa Trời và sự sắp xếp quá kỹ càng của Ngài cho sự cứu rỗi nhân loại.) Qua những lần thông công này, các ngươi đã nhìn thấy phạm vi quản lý của Đức Chúa Trời trong muôn vật mở rộng ra như thế nào chưa? (Trên toàn nhân loại, trên mọi thứ.) Đức Chúa Trời có phải là Đức Chúa Trời của duy nhất một chủng tộc không? Ngài có phải là Đức Chúa Trời của một loại người không? Ngài có phải là Đức Chúa Trời của chỉ một phần nhỏ trong loài người không? (Không, không phải.) Vì điều đó không đúng, theo sự hiểu biết của các ngươi về Đức Chúa Trời, nếu Ngài chỉ là Đức Chúa Trời của chỉ một phần nhỏ trong loài người, hoặc Ngài là Đức Chúa Trời của riêng các ngươi, thì quan điểm này có đúng không? Vì Đức Chúa Trời quản lý và tể trị trên muôn vật, vậy nên con người nên nhìn thấy những việc làm của Ngài, sự khôn ngoan của Ngài, và sự toàn năng của Ngài đã được mặc khải trong sự tể trị của Ngài trên muôn vật. Đây là điều mà con người phải biết. Nếu ngươi nói rằng Đức Chúa Trời quản lý muôn vật, tể trị trên muôn vật, và tể trị trên toàn nhân loại, nhưng ngươi lại không có sự hiểu biết hoặc sự thông sáng về sự tể trị của Ngài trên loài người, thì ngươi có thể thực sự thừa nhận rằng Ngài tể trị trên muôn vật không? Trong thâm tâm ngươi có thể nghĩ rằng: “Tôi có thể, bởi vì tôi thấy rằng đời sống của tôi hoàn toàn được Đức Chúa Trời tể trị”. Nhưng Đức Chúa Trời thực sự nhỏ vậy sao? Không, không phải! Ngươi chỉ nhìn thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đối với ngươi và công tác của Ngài trong ngươi, và ngươi nhìn thấy sự tể trị của Ngài chính từ những điều này mà thôi. Đó là một phạm vi quá nhỏ, và nó có ảnh hưởng bất lợi đến triển vọng của ngươi đối với sự hiểu biết thực sự về Đức Chúa Trời. Nó cũng giới hạn sự hiểu biết thực sự của ngươi về sự tể trị của Đức Chúa Trời trên muôn vật. Nếu ngươi giới hạn sự hiểu biết của mình về Đức Chúa Trời trong phạm vi của những gì Đức Chúa Trời ban cho ngươi và sự cứu rỗi của Ngài dành cho ngươi, thì ngươi sẽ không bao giờ có thể nhận ra rằng Ngài tể trị trên muôn vật, và tể trị trên toàn nhân loại. Khi ngươi không nhận ra được tất cả những điều này, thì ngươi có thể thực sự nhận ra thực tế rằng Đức Chúa Trời tể trị trên số phận của ngươi không? Không, ngươi không thể. Trong lòng ngươi sẽ không bao giờ có thể nhận ra khía cạnh đó – ngươi sẽ không bao giờ có thể đạt đến mức độ hiểu biết cao như vậy. Ngươi hiểu điều Ta đang phán, đúng không? Thực ra, Ta biết các ngươi có thể hiểu đến mức nào những đề tài này, nội dung này mà Ta đang phán, vậy thì tại sao Ta cứ mãi phán dạy về nó? Đó là vì những đề tài này là những điều mà mỗi một tín đồ theo Đức Chúa Trời, mỗi một người muốn được Đức Chúa Trời cứu rỗi đều phải biết rõ – hiểu và lĩnh hội được những đề tài này điều cần thiết. Mặc dù tại thời điểm này ngươi không hiểu chúng, thì một ngày nào đó, khi đời sống của ngươi và kinh nghiệm về lẽ thật của ngươi đạt đến một mức độ nhất định, khi sự thay đổi trong tâm tính sống của ngươi đạt đến một mức độ nhất định và ngươi đạt được một mức độ nhất định về vóc giạc, thì chỉ khi đó những đề tài mà Ta đang truyền đạt đến ngươi trong sự thông công mới thực sự cung cấp và thỏa mãn việc theo đuổi sự hiểu biết về Đức Chúa Trời của ngươi. Vì thế những lời này là để đặt một nền tảng, để chuẩn bị cho sự hiểu biết tương lai của các ngươi rằng Đức Chúa Trời tể trị trên muôn vật và cho sự hiểu biết của các ngươi về chính Đức Chúa Trời.

Sự hiểu biết về Đức Chúa Trời trong lòng con người nhiều đến đâu, thì đó cũng là phạm vi mà vị trí của Đức Chúa Trời có trong lòng họ. Mức độ của sự hiểu biết về Đức Chúa Trời trong lòng họ lớn đến đâu, thì đó cũng là mức độ vĩ đại của Đức Chúa Trời trong lòng họ. Nếu Đức Chúa Trời mà ngươi biết trống rỗng và mơ hồ, thì Đức Chúa Trời mà ngươi tin cũng trống rỗng và mơ hồ. Vị Đức Chúa Trời mà ngươi biết bị giới hạn trong phạm vi đời sống cá nhân của riêng ngươi, và không có liên quan gì đến chính Đức Chúa Trời thật. Vì thế, việc biết đến các hành động thực tế của Đức Chúa Trời, biết khía cạnh thực tế và toàn năng của Đức Chúa Trời, biết thân phận thực sự của chính Đức Chúa Trời, biết Ngài có gì và là gì, biết những hành động mà Ngài đã thể hiện giữa muôn vật – những điều này rất quan trọng đối với mỗi một con người cố gắng hiểu được Đức Chúa Trời. Chúng có liên quan trực tiếp đến việc liệu con người có thể bước vào thực tế lẽ thật hay không. Nếu ngươi giới hạn sự hiểu biết của ngươi về Đức Chúa Trời chỉ bằng lời nói, nếu ngươi giới hạn điều đó chỉ trong những sự trải nghiệm nhỏ nhoi của riêng ngươi, trong những gì ngươi cho là ân điển của Đức Chúa Trời, hoặc những lời chứng mọn của ngươi về Đức Chúa Trời, thì Ta phán rằng Đức Chúa Trời mà ngươi tin hoàn toàn không phải là chính Đức Chúa Trời thật. Không chỉ có thế, mà còn có thể nói rằng Đức Chúa Trời mà ngươi tin là một Đức Chúa Trời trong sự tưởng tượng, không phải là Đức Chúa Trời thật. Đó là vì Đức Chúa Trời thật là Đấng tể trị vạn vật, đi giữa vạn vật, quản lý mọi vật. Ngài là Đấng nắm giữ số phận của toàn nhân loại và của vạn vật trong tay Ngài. Công tác và hành động của Đức Chúa Trời mà Ta đang phán không chỉ giới hạn trong một bộ phận nhỏ con người. Nghĩa là, chúng không giới hạn chỉ trong những người hiện đang đi theo Ngài. Việc làm của Ngài được thể hiện trong muôn vật, trong sự sinh tồn của muôn vật, và trong các quy luật thay đổi của muôn vật. Nếu ngươi không thể nhìn thấy hoặc nhận ra bất kỳ việc làm nào của Đức Chúa Trời giữa tất cả mọi vật trong sự tạo dựng của Ngài, thì ngươi không thể làm chứng về bất kỳ việc làm nào của Ngài. Nếu ngươi không thể làm chứng về Đức Chúa Trời, nếu ngươi tiếp tục nói về người được gọi là “Đức Chúa Trời” nhỏ bé mà ngươi biết, vị Đức Chúa Trời mà bị giới hạn trong các ý tưởng của riêng ngươi và chỉ tồn tại trong những giới hạn hạn hẹp của tâm trí ngươi, nếu ngươi tiếp tục nói về một Đức Chúa Trời như thế, thì Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ khen ngợi đức tin của ngươi. Khi làm chứng về Đức Chúa Trời, nếu ngươi chỉ làm chứng về mặt ngươi tận hưởng ân điển của Đức Chúa Trời như thế nào, ngươi chấp nhận sự sửa dạy và trừng phạt của Ngài thế nào, và ngươi tận hưởng các phước lành của Ngài trong sự làm chứng của ngươi về Ngài ra sao, thì điều đó còn lâu mới đủ và thậm chí chưa gần với việc làm Ngài thỏa lòng. Nếu ngươi muốn làm chứng về Đức Chúa Trời theo cách phù hợp với tâm ý của Ngài, làm chứng về chính Đức Chúa Trời thật, thì ngươi phải thấy được Đức Chúa Trời có gì và là gì từ những hành động của Ngài. Ngươi phải thấy được thẩm quyền của Đức Chúa Trời từ việc Ngài kiểm soát mọi thứ, và thấy được sự thật trong cách Ngài chu cấp cho toàn nhân loại. Nếu ngươi chỉ thừa nhận rằng lương thực hàng ngày của ngươi và nhu cầu thiết yếu trong đời sống của ngươi đến từ Đức Chúa Trời, nhưng ngươi không thấy được sự thật rằng Đức Chúa Trời đã lấy tất cả những thứ trong sự tạo dựng của Ngài để chu cấp cho toàn nhân loại, và rằng, bằng cách tể trị trên muôn vật, Ngài đang dẫn dắt toàn nhân loại, thì ngươi sẽ không bao giờ có thể làm chứng về Đức Chúa Trời. Mục đích của Ta trong việc phán tất cả những điều này là gì? Đó là để các ngươi không xem nhẹ điều này, để các ngươi không lầm tưởng rằng những đề tài này Ta đã phán không liên quan đến lối vào sự sống của riêng cá nhân các ngươi, và để các ngươi không coi những đề tài này chỉ như là một loại kiến thức hoặc giáo lý. Nếu các ngươi lắng nghe những điều Ta đang phán với thái độ đó, thì các ngươi sẽ không đạt được một điều gì. Các ngươi sẽ đánh mất một cơ hội tuyệt vời này để biết đến Đức Chúa Trời.

Mục tiêu của Ta trong việc phán về tất cả những điều này là gì? Mục tiêu của Ta là để con người biết đến Đức Chúa Trời, để con người hiểu được những hành động thực tế của Đức Chúa Trời. Một khi ngươi hiểu được Đức Chúa Trời và biết những hành động của Ngài, thì chỉ khi đó ngươi mới có cơ hội hoặc khả năng để biết về Ngài. Ví dụ như, nếu ngươi muốn hiểu một người, thì ngươi sẽ bắt đầu hiểu họ bằng cách nào? Liệu có phải là qua việc nhìn vào vẻ bề ngoài của họ không? Liệu có phải là qua việc nhìn xem họ mang gì và họ mặc ra sao không? Liệu có phải là qua việc nhìn vào cách họ đi đứng không? Liệu có phải là qua việc nhìn vào phạm vi kiến thức của họ không? (Không.) Vậy thì làm thế nào ngươi hiểu được một người? Ngươi phán xét dựa trên lời nói và hành vi của con người, suy nghĩ của họ và những điều họ bày tỏ và tiết lộ về chính họ. Đây là cách ngươi biết về một người, cách ngươi hiểu được một người. Tương tự như vậy, nếu các ngươi muốn biết Đức Chúa Trời, nếu các ngươi muốn hiểu khía cạnh thực tế của Ngài, khía cạnh thật của Ngài, thì các ngươi phải biết Ngài qua những việc làm của Ngài và qua mỗi một việc thực tế Ngài làm. Đây là cách tốt nhất, và nó là cách duy nhất.

Đức Chúa Trời cân bằng các mối quan hệ giữa muôn vật để ban cho nhân loại một môi trường sinh tồn ổn định

Đức Chúa Trời biểu thị những việc làm của Ngài giữa muôn vật và giữa muôn vật Ngài tể trị và kiểm soát những quy luật của muôn vật. Chúng ta vừa nói về cách Đức Chúa Trời tể trị các quy luật của muôn vật cũng như cách Ngài chu cấp và nuôi dưỡng toàn nhân loại theo những quy luật này. Đây là một khía cạnh. Tiếp theo, chúng ta sẽ nói về một khía cạnh khác, đó là một cách mà Đức Chúa Trời sử dụng để kiểm soát mọi thứ. Ta đang phán về việc, sau khi Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật, Đức Chúa Trời đã cân bằng các mối quan hệ giữa chúng như thế nào. Đây cũng là một đề tài khá rộng đối với các ngươi. Việc cân bằng các mối quan hệ giữa muôn vật – đây có phải là điều con người có thể thực hiện không? Không, con người không có khả năng làm được kỳ công đó. Con người chỉ có khả năng hủy diệt. Họ không thể cân bằng các mối quan hệ giữa muôn vật; họ không thể quản lý chúng, và thẩm quyền và quyền năng vĩ đại như thế thì nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Chỉ có chính Đức Chúa Trời mới có quyền năng để làm điều này. Nhưng mục đích của Đức Chúa Trời khi làm điều đó là gì – để làm gì? Điều này cũng liên quan chặt chẽ đến sự sinh tồn của loài người. Mỗi một điều Đức Chúa Trời muốn làm đều cần thiết – không có điều gì mà Ngài có thể hay không thể làm. Để Ngài có thể bảo vệ sự sinh tồn của nhân loại và ban cho con người một môi trường sinh tồn thuận lợi, thì có một vài điều quan trọng, rất cần thiết mà Ngài phải làm.

Từ nghĩa đen của cụm từ “Đức Chúa Trời cân bằng muôn vật”, thì nó dường như là một chủ đề rất bao quát. Trước hết, nó cho con người một khái niệm rằng “cân bằng muôn vật” cũng đề cập đến quyền làm chủ của Đức Chúa Trời trên muôn vật. Từ “cân bằng” có nghĩa là gì? Trước tiên, “cân bằng” đề cập đến việc không để cho điều gì đó mất cân bằng. Nó giống như sử dụng cái cân để cân đồ vật. Để cân bằng cái cân, trọng lượng của mỗi bên phải bằng nhau. Đức Chúa Trời đã dựng nên nhiều vật khác nhau: Những vật được đặt tại vị trí của chúng, những vật di chuyển, những vật đang sống, những vật đang thở, cũng như là những vật không thở. Có dễ dàng cho những vật này đạt được một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, liên kết với nhau, nơi chúng vừa củng cố lẫn nhau vừa hạn chế lẫn nhau không? Chắc chắn có những nguyên tắc trong tất cả những điều này, nhưng chúng rất phức tạp, có phải vậy không? Điều đó không khó khăn gì đối với Đức Chúa Trời, nhưng đối với con người thì nó là một vấn đề rất phức tạp để nghiên cứu. Đó là một từ rất đơn giản: “cân bằng”. Tuy nhiên, nếu con người nghiên cứu nó, và nếu con người cần tự tạo ra sự cân bằng, thì ngay cả khi tất cả các loại học giả đang làm việc về nó – các nhà sinh vật học, các nhà thiên văn học, các nhà vật lý, các nhà hóa học và thậm chí các nhà sử học – kết quả cuối cùng của cuộc nghiên cứu đó sẽ là gì? Kết quả của nó sẽ không là gì. Đó là vì cuộc sáng tạo muôn vật của Đức Chúa Trời quá khó tin, và nhân loại sẽ không bao giờ mở khóa được những sự kín nhiệm của nó. Khi Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật, thì Ngài thiết lập các nguyên tắc giữa chúng, thiết lập những cách sinh tồn khác nhau để hạn chế, bổ sung và nuôi dưỡng lẫn nhau. Những phương pháp khác nhau này rất phức tạp, và chắc chắn chúng không đơn giản hoặc theo một hướng duy nhất. Khi con người vận dụng trí óc của họ, kiến thức mà họ đã có được, và các hiện tượng họ đã quan sát để xác nhận hoặc nghiên cứu các nguyên tắc đằng sau sự kiểm soát của Đức Chúa Trời trên muôn vật, thì những điều này cực kỳ khó khám phá, và cũng khó mà đạt được bất kỳ kết quả nào. Con người rất khó đạt được bất kỳ kết quả nào; con người rất khó mà duy trì sự cân bằng của họ khi dựa vào suy nghĩ và kiến thức của con người để quản trị mọi thứ trong cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời. Đó là vì nếu con người không biết các nguyên tắc sinh tồn của muôn vật, thì họ sẽ không biết bảo vệ loại cân bằng này. Vì vậy, nếu con người quản lý và quản trị muôn vật, thì họ sẽ rất có thể hủy hoại sự cân bằng này. Ngay sau khi sự cân bằng bị hủy hoại, thì các môi trường sinh tồn của loài người cũng bị hủy hoại, và khi điều đó xảy ra, nó sẽ kéo theo một cuộc khủng hoảng về sự sinh tồn của loài người. Nó sẽ mang đến một thảm họa. Nếu nhân loại đang sống giữa thảm họa, thì tương lai của họ sẽ ra sao? Kết quả sẽ rất khó đánh giá, và không thể dự đoán một cách chắc chắn.

Vậy thì, Đức Chúa Trời cân bằng các mối quan hệ giữa muôn vật như thế nào? Đầu tiên, có một vài nơi trên thế giới được phủ đầy băng và tuyết quanh năm, trong khi ở một vài nơi khác, cả bốn mùa thì giống như mùa xuân và mùa đông không bao giờ đến, và ở những nơi như thế này, ngươi sẽ không bao giờ nhìn thấy một tảng băng hoặc một bông hoa tuyết. Ở đây, chúng ta đang nói về khí hậu tổng thể, và ví dụ này là một trong những kiểu Đức Chúa Trời cân bằng mối quan hệ giữa muôn vật. Kiểu thứ hai là: Một dãy núi được bao phủ bởi thảm thực vật tươi tốt, với mọi loại thực vật che phủ trên mặt đất, và những khu rừng rậm đến nỗi khi ngươi đi xuyên qua chúng thì ngươi thậm chí không thể nhìn thấy mặt trời ở phía trên. Nhưng khi nhìn vào một dãy núi khác, thì thậm chí không có một lá cỏ nào mọc lên, chỉ có các ngọn núi cằn cỗi, hoang tàn chồng chất lên nhau. Nhìn bề ngoài, cả hai kiểu về cơ bản đều là các đống đất chồng lên nhau để hình thành các ngọn núi, nhưng một kiểu thì được rừng rậm bao phủ, trong khi kiểu kia thì không có sự sinh trưởng, thậm chí không có nổi một lá cỏ. Đây là kiểu thứ hai mà Đức Chúa Trời cân bằng các mối quan hệ giữa muôn vật. Kiểu thứ ba là: Khi nhìn về một hướng, ngươi có thể nhìn thấy những đồng cỏ vô tận, một cánh đồng xanh gợn sóng. Khi nhìn về hướng khác, ngươi có thể thấy sa mạc xa ngút ngàn, khô cằn, không có một sinh vật nào giữa vùng cát đầy tiếng rít của gió thổi, càng không có bất kỳ nguồn nước nào. Kiểu thứ tư là: Khi nhìn về một hướng, mọi thứ chìm dưới biển, những khối nước mênh mông, trong khi nhìn về hướng khác, ngươi khó mà tìm thấy dù một giọt nước suối trong lành. Kiểu thứ năm là: Trong vùng đất ở đây, thường xuyên có mưa phùn và khí hậu sương mù, ẩm ướt, trong khi ở vùng đất đằng kia, bầu trời thường có nắng chói chang, và thậm chí một giọt mưa rơi cũng là một sự kiện hiếm xảy ra. Kiểu thứ sáu là: Ở một nơi thì có cao nguyên với không khí loãng và con người rất khó thở, trong khi ở một nơi khác có các đầm lầy và vùng đất thấp, là nơi sinh sống của nhiều loại chim di cư. Đây là những loại khí hậu khác nhau, hoặc chúng là khí hậu hoặc môi trường tương ứng với các môi trường địa lý khác nhau. Điều đó có nghĩa là, Đức Chúa Trời cân bằng các môi trường sinh tồn cơ bản của loài người về mặt môi trường quy mô lớn, từ khí hậu đến môi trường địa lý, và từ các thành phần khác nhau của đất đến số lượng nguồn nước, tất cả nhằm đạt được một sự cân bằng về không khí, nhiệt độ và độ ẩm của môi trường mà con người sinh sống. Bởi vì những môi trường địa lý tương phản này, mà con người có không khí ổn định, và nhiệt độ cũng như độ ẩm của các mùa khác nhau vẫn luôn ổn định. Điều này cho phép con người tiếp tục sống trong loại môi trường sinh tồn đó giống như họ luôn luôn sống. Trước tiên, môi trường quy mô lớn phải được cân bằng. Điều này được thực hiện thông qua việc sử dụng các vị trí địa lý và sự hình thành khác nhau, cũng như những thay đổi giữa các khí hậu khác nhau, điều cho phép chúng giới hạn và hạn chế lẫn nhau để đạt được sự cân bằng mà Đức Chúa Trời muốn và nhân loại cần. Điều này được phát ngôn từ quan điểm về môi trường quy mô lớn.

Bây giờ chúng ta sẽ nói về những chi tiết đầy đủ hơn, như là thảm thực vật. Làm sao đạt được sự cân bằng của chúng? Điều đó có nghĩa là, làm sao để thực vật có thể tiếp tục tồn tại trong một môi trường sinh tồn cân bằng? Câu trả lời là, bằng cách quản lý tuổi thọ, tốc độ phát triển, và tốc độ sinh sản của các loại cây khác nhau để bảo vệ môi trường sinh tồn của chúng. Chúng ta hãy lấy những ngọn cỏ nhỏ làm ví dụ – có những chồi non mùa xuân, hoa mùa hè, và trái mùa thu. Trái rơi xuống đất. Năm sau, hột từ trái nảy mầm và tiếp tục theo các quy luật tương tự. Tuổi thọ của cỏ rất ngắn; từng hạt rơi xuống đất, mọc rễ và nảy mầm, nở hoa và sinh trái, và toàn bộ quá trình hoàn tất chỉ sau ba mùa – mùa xuân, mùa hè, và mùa thu. Cây cối các loại cũng có tuổi thọ riêng của chúng và có các thời kỳ nảy mầm và ra trái khác nhau. Một vài cây chết chỉ sau 30 đến 50 năm – đây là tuổi thọ của chúng. Nhưng trái của chúng rơi xuống đất, sau đó mọc rễ và nảy mầm, ra hoa và kết trái, và lại sống từ 30 đến 50 năm. Đây là tần suất tái lặp của nó. Một cây già chết đi và một cây non mọc lên; đây là lý do tại sao ngươi luôn luôn có thể thấy cây cối mọc trong rừng. Nhưng chúng cũng có chu kỳ và quá trình sinh tử bình thường. Một vài cây có thể sống trên một ngàn năm, và một vài cây thậm chí còn có thể sống được ba ngàn năm. Bất kể đó là loại cây gì hoặc tuổi thọ của nó dài bao nhiêu, nói chung, Đức Chúa Trời quản lý sự cân bằng của nó dựa trên việc nó sống được bao lâu, khả năng sinh sản của nó, tốc độ và tần suất sinh sản và số lượng sản phẩm nó sản sinh ra. Điều này cho phép thực vật, từ cỏ đến cây, có thể tiếp tục phát triển và tăng trưởng trong một môi trường sinh thái cân bằng. Vì thế khi ngươi nhìn vào một khu rừng trên đất, mọi thứ mọc trong đó, cả cỏ lẫn cây cối, đang liên tục sinh sản và tăng trưởng theo các quy luật của riêng chúng. Chúng không cần thêm nhân công hoặc sự giúp đỡ của loài người. Chỉ vì chúng có loại cân bằng này mà chúng có thể duy trì môi trường sinh tồn của riêng mình. Chỉ vì chúng có một môi trường sinh tồn phù hợp mà các khu rừng và đồng cỏ trên thế giới có thể tiếp tục tồn tại trên đất. Sự tồn tại của chúng nuôi dưỡng con người hết thế hệ này đến thế hệ khác cũng như mọi loài sinh vật sống trong rừng và đồng cỏ – chim và thú, côn trùng, và tất cả các loài vi sinh vật.

Đức Chúa Trời cũng kiểm soát sự cân bằng giữa tất cả các loài động vật. Ngài kiểm soát sự cân bằng này như thế nào? Nó cũng tương tự như thực vật – Ngài quản lý sự cân bằng và quyết định số lượng dựa trên khả năng sinh sản của chúng, số lượng, tần suất sinh sản và vai trò của chúng trong thế giới động vật. Ví dụ, sư tử ăn ngựa vằn, vậy thì nếu số lượng của sư tử vượt quá số lượng của ngựa vằn thì số phận của những con ngựa vằn sẽ ra sao? Chúng sẽ bị tuyệt chủng. Và nếu ngựa vằn sinh sản ít hơn nhiều so với sư tử, thì số phận của chúng sẽ ra sao? Chúng cũng sẽ bị tuyệt chủng. Vì vậy, số lượng ngựa vằn phải nhiều hơn số lượng sư tử. Đây là vì những con ngựa vằn không chỉ tồn tại cho chính chúng, nhưng chúng cũng tồn tại cho những con sư tử. Ngươi cũng có thể nói thế này: Mỗi con ngựa vằn là một phần của toàn bộ ngựa vằn, mà nó cũng là thức ăn cho miệng sư tử. Tốc độ sinh sản của sư tử không bao giờ có thể vượt quá tốc độ sinh sản của ngựa vằn, vì thế số lượng của chúng không bao giờ có thể nhiều hơn số lượng của ngựa vằn. Chỉ bằng cách này thì nguồn thức ăn của sư tử mới có thể được đảm bảo. Và vì vậy, mặc dù sư tử là kẻ thù tự nhiên của ngựa vằn, nhưng con người thường thấy hai loài nghỉ ngơi trong cùng một vùng. Ngựa vằn sẽ không bao giờ bị giảm số lượng hoặc bị tuyệt chủng bởi vì sư tử săn đuổi và ăn thịt chúng, và sư tử sẽ không bao giờ tăng số lượng bởi vì vị thế của chúng như là “vua”. Sự cân bằng này là điều Đức Chúa Trời đã thiết lập từ lâu. Nghĩa là, Đức Chúa Trời đã thiết lập quy luật cân bằng giữa tất cả các loài động vật để chúng có thể đạt được loại cân bằng này, và đây là điều mà con người thường thấy. Có phải sư tử là kẻ thù tự nhiên duy nhất của ngựa vằn không? Không, cá sấu cũng ăn ngựa vằn. Ngựa vằn dường như là một loài động vật rất bất lực. Chúng không có sự hung dữ của sư tử, và khi đối mặt với một con sư tử, kẻ thủ đáng gờm này, thì tất cả những gì chúng có thể làm là chạy trốn. Chúng bất lực thậm chí không thể kháng cự. Khi chúng không thể nhanh hơn sư tử, thì chúng chỉ còn cách để nó ăn thịt. Điều này có thể được nhìn thấy thường xuyên trong thế giới động vật. Các ngươi có cảm nghĩ và suy nghĩ gì khi nhìn thấy chuyện như thế này? Ngươi cảm thấy tội cho con ngựa vằn không? Ngươi có ghét con sư tử không? Con ngựa vằn trông thật đẹp! Nhưng con sư tử, chúng luôn nhìn những con ngựa vằn một cách thèm khát. Và thật ngốc, những con ngựa vằn không chạy xa. Chúng trông thấy con sư tử đang đợi chúng ở đằng kia dưới bóng râm của một cái cây. Nó có thể đến và ăn thịt chúng bất cứ lúc nào. Chúng biết rõ điều này, nhưng chúng vẫn sẽ không rời mảnh đất đó. Đây là một điều kỳ diệu, một điều kỳ diệu bày tỏ sự tiền định của Đức Chúa Trời và quy luật của Ngài. Ngươi cảm thấy tội cho con ngựa vằn nhưng ngươi không thể cứu chúng, và ngươi ghét con sư tử nhưng ngươi không thể hủy diệt nó. Con ngựa vằn là thức ăn mà Đức Chúa Trời đã sắp sẵn cho sư tử, nhưng cho dù sư tử có ăn bao nhiêu con, thì ngựa vằn sẽ không bị xóa sổ. Sư tử sinh sản rất ít, và chúng sinh sản rất chậm; vì vậy cho dù chúng có ăn bao nhiêu con ngựa vằn, thì số lượng của chúng sẽ không bao giờ vượt qua số lượng của ngựa vằn. Trong điều này, có sự cân bằng.

Mục tiêu của Đức Chúa Trời trong việc duy trì loại cân bằng này là gì? Điều này có liên quan đến môi trường sinh tồn của con người cũng như là sự sinh tồn của nhân loại. Nếu con ngựa vằn, hoặc bất kỳ con mồi tương tự nào của sư tử – con nai hoặc những động vật khác – sinh sản quá chậm và số lượng sư tử tăng mạnh, thì con người sẽ đối mặt với dạng nguy hiểm nào? Sư tử ăn mồi của chúng là một hiện tượng bình thường, nhưng một con sư tử ăn một người là một thảm kịch. Thảm kịch này không phải là điều do Đức Chúa Trời định trước, nó không phải là điều xảy ra dưới sự tể trị của Ngài, càng không phải là điều Ngài mang đến cho loài người. Đúng hơn, đó là điều mà con người tự mang lại cho mình. Theo quan điểm của Đức Chúa Trời, sự cân bằng giữa muôn vật rất quan trọng cho sự sinh tồn của loài người. Dù đó có là thực vật hay động vật, không gì có thể mất đi sự cân bằng thích hợp của nó. Thực vật, động vật, đồi núi và hồ nước – Đức Chúa Trời đã sắp sẵn cho loài người một môi trường sinh thái tổng thể. Chỉ khi con người có loại môi trường sinh thái này – một môi trường sinh thái cân bằng – thì sự sinh tồn của họ mới được đảm bảo. Nếu cây hoặc cỏ kém khả năng sinh sản hoặc tốc độ sinh sản của chúng rất chậm, thì chẳng phải đất sẽ mất đi độ ẩm của nó sao? Nếu đất mất đi độ ẩm của nó, thì nó có còn tốt không? Nếu đất mất đi thảm thực vật và độ ẩm của nó, nó sẽ xói mòn rất nhanh, và cát sẽ hình thành trong vị trí của nó. Khi đất trở nên xấu đi, thì môi trường sinh tồn của con người cũng sẽ bị hủy diệt. Nhiều thảm họa sẽ đi kèm với sự hủy diệt này. Không có loại cân bằng sinh thái này, không có dạng môi trường sinh thái này, thì con người sẽ thường xuyên phải chịu những thảm họa do sự mất cân bằng giữa muôn vật. Ví dụ, khi có một sự mất cân bằng môi trường dẫn đến sự hủy diệt môi trường sinh thái của những con ếch, thì tất cả chúng sẽ tụ tập lại với nhau, số lượng của chúng tăng mạnh, và thậm chí con người nhìn thấy một số lượng lớn những con ếch băng qua đường trong các thành phố. Nếu một số lượng lớn những con ếch chiếm môi trường sinh tồn của con người, thì điều đó sẽ được gọi là gì? Một thảm họa. Tại sao nó lại được gọi là một thảm họa? Những động vật nhỏ có lợi cho loài người này chỉ trở nên hữu ích đối với con người khi chúng tồn tại trong một nơi phù hợp cho chúng; chúng có thể duy trì sự cân bằng trong môi trường sinh tồn của con người. Nhưng nếu chúng trở thành một thảm họa, thì chúng sẽ ảnh hưởng đến trật tự trong đời sống con người. Tất cả mọi thứ và tất cả những yếu tố mà ếch mang theo trên cơ thể chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Chúng thậm chí còn khiến cho những cơ quan vật lý của con người có thể bị tấn công – đây là một trong các loại thảm họa. Một loại thảm họa khác, là điều mà con người đã thường xuyên trải qua, là sự xuất hiện của một số lượng lớn những con châu chấu. Chẳng phải đó là một thảm họa sao? Đúng, nó thực sự là một thảm họa kinh hoàng. Con người có thể có khả năng như thế nào không là điều quan trọng – con người có thể chế tạo ra máy bay, đại bác, và bom nguyên tử – nhưng khi những con châu chấu tràn ngập, thì loài người có giải pháp gì? Họ có thể dùng đại bác đối phó với chúng không? Họ có thể bắn chúng bằng súng máy không? Không, họ không thể. Vậy thì họ có thể phun thuốc diệt côn trùng để đuổi chúng đi không? Đó cũng không phải là việc dễ dàng. Những con châu chấu nhỏ bé này làm gì? Chúng chủ yếu là ăn hoa màu và ngũ cốc. Bất cứ nơi nào châu chấu đến, thì hoa màu ở đó hoàn toàn bị hủy hoại. Trong thời gian châu chấu xâm lấn, thì toàn bộ lương thực mà nông dân dùng cho cả năm có thể bị châu chấu tiêu thụ toàn bộ trong chớp mắt. Đối với con người, sự xuất hiện của những con châu chấu không chỉ là một sự khó chịu – mà nó còn là một thảm họa. Vì thế, chúng ta biết rằng sự xuất hiện của một số lượng lớn châu chấu là một loại thảm họa, nhưng còn những con chuột thì sao? Nếu không có những con chim săn mồi ăn chuột, thì chúng sẽ sinh sôi rất nhanh chóng, nhanh hơn ngươi có thể tưởng tượng ra. Và nếu chuột lan tràn không kiểm soát, thì con người có thể sống tốt không? Con người sẽ đương đầu với những loại tình huống nào? (Một bệnh dịch.) Nhưng ngươi có nghĩ rằng một bệnh dịch sẽ là hậu quả duy nhất không? Chuột sẽ gặm nhấm bất kỳ thứ gì, và chúng thậm chí còn gặm cả gỗ. Nếu chỉ có hai con chuột trong nhà, thì chúng sẽ là mối phiền toái cho mọi người sống ở đó. Đôi khi chúng lấy cắp dầu rồi ăn nó, và đôi khi chúng ăn bánh mì hoặc ngũ cốc. Và những thứ chúng không ăn thì chúng chỉ gặm rồi biến những thứ đó thành một mớ hỗn độn. Chúng gặm quần áo, giày dép, đồ đạc trong nhà – chúng gặm mọi thứ. Đôi khi chúng trèo lên chạn – những bát đĩa đó còn có thể dùng sau khi chúng giẫm lên không? Ngay cả khi ngươi tẩy uế bát đĩa đó thì ngươi sẽ vẫn không cảm thấy yên tâm, vì vậy ngươi chỉ còn cách là vứt bỏ chúng đi. Đây là những sự phiền phức mà chuột mang đến cho con người. Mặc dù chuột là những sinh vật nhỏ bé, nhưng con người không có cách để đối phó với chúng, và thay vào đó chỉ còn cách chịu đựng sự phá phách của chúng. Chỉ cần hai con chuột là đủ gây ra sự nhiễu loạn nghiêm trọngmột sự xáo trộn, chứ đừng nói đến cả bầy chuột. Nếu số lượng của chúng gia tăng và chúng trở thành một thảm họa, thì hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được. Ngay cả những sinh vật nhỏ như những con kiến cũng có thể trở thành một thảm họa. Nếu điều đó xảy ra, thì những thiệt hại chúng sẽ ra gây cho loài người cũng không thể xem thường. Những con kiến có thể làm hư hại nhà cửa đến sập cả nhà. Không được bỏ qua sức mạnh của chúng. Không thể xem thường sức mạnh của những con kiến. Liệu có đáng sợ không nếu những loài chim khác nhau gây nên một thảm họa? (Có.) Nói cách khác, bất cứ khi nào động vật hoặc sinh vật, bất kể chúng là loại nào, đánh mất sự cân bằng của chúng, thì chúng sẽ phát triển, sinh sản, và sống trong một phạm vi không bình thường, một phạm vi bất thường. Điều đó sẽ mang lại những hậu quả không thể tưởng tượng cho loài người. Điều đó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sự sinh tồn và đời sống của con người, mà sẽ còn mang lại thảm họa cho loài người, thậm chí đến mức con người phải chịu số phận bị hủy diệt và tuyệt chủng hoàn toàn.

Khi Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật, Ngài đã sử dụng tất cả các phương pháp và cách thức để cân bằng chúng, để cân bằng điều kiện sống của núi và hồ, của thực vật và tất cả các loài động vật, chim và côn trùng. Mục tiêu của Ngài là để tất cả các loài sinh vật được sống và sinh sôi nảy nở theo những quy luật mà Ngài đã thiết lập. Không vật gì trong cuộc sáng thế có thể vượt ra ngoài những quy luật này, và những quy luật này không thể bị phá vỡ. Chỉ trong loại môi trường cơ bản này thì con người mới có thể sinh tồn một cách an toàn và sinh sản thêm lên, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nếu bất kỳ sinh vật nào vượt quá số lượng hoặc ra khỏi phạm vi đã được Đức Chúa Trời thiết lập nên, hoặc nếu nó vượt quá tốc độ tăng trưởng, tần suất sinh sản, hoặc số lượng do Ngài chỉ định, thì môi trường sinh tồn của loài người sẽ phải chịu những mức độ hủy diệt khác nhau. Và đồng thời, sự sinh tồn của loài người sẽ bị đe dọa. Nếu một loài sinh vật có số lượng quá lớn, thì nó sẽ cướp thức ăn của con người, phá hủy nguồn nước của con người, và hủy hoại quê hương của họ. Theo cách đó, sự sinh sản hoặc tình trạng sinh tồn của loài người sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức. Ví dụ, nước rất quan trọng đối với muôn vật. Nếu có quá nhiều chuột, kiến, châu chấu, ếch nhái hoặc bất kỳ loài động vật nào khác, thì chúng sẽ uống nhiều nước hơn. Khi lượng nước chúng uống tăng lên, thì nước uống của con người và những nguồn nước trong phạm vi nguồn nước uống cố định và những vùng có nước sẽ bị giảm và họ sẽ bị thiếu nước. Nếu nước uống của con người bị hủy hoại, bị ô nhiễm hoặc thiếu hụt vì mọi loài động vật đã gia tăng về số lượng, thì dưới dạng môi trường sinh tồn khắc nghiệt đó, sự sinh tồn của loài người sẽ bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Nếu chỉ một loài hoặc vài loài sinh vật vượt quá số lượng thích hợp của chúng, thì không khí, nhiệt độ, độ ẩm, và thậm chí thành phần của không khí trong không gian sinh tồn của loài người cũng sẽ bị nhiễm độc và hủy hoại ở các mức độ khác nhau. Trong những tình cảnh này, sự sinh tồn và số phận của con người cũng sẽ phải chịu những mối đe dọa từ các yếu tố sinh thái này. Vì vậy, nếu những sự cân bằng này mất đi, thì không khí mà con người thở sẽ bị hủy hoại, nước mà con người uống sẽ bị ô nhiễm, và nhiệt độ mà họ cần cũng sẽ thay đổi và bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. Nếu điều đó xảy ra, môi trường sinh tồn vốn thuộc về loài người sẽ phải chịu những ảnh hưởng và thách thức to lớn. Trong loại kịch bản mà môi trường sinh tồn cơ bản của con người bị hủy hoại này, thì số phận và tiền đồ của loài người sẽ ra sao? Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng! Bởi vì Đức Chúa Trời biết lý do tại sao từng thứ trong cuộc sáng thế tồn tại vì lợi ích của loài người, vai trò của từng thứ Ngài dựng nên, mỗi thứ có ảnh hưởng gì đến loài người, và nó mang lại lợi ích cho con người đến mức độ nào, bởi vì trong lòng Đức Chúa Trời có một kế hoạch cho tất cả những điều này và Ngài quản lý từng khía cạnh một trong tất cả mọi thứ Ngài dựng nên, đó là lý do tại sao từng việc Ngài làm đều rất quan trọng và cần thiết cho loài người. Vậy thì từ giờ trở đi, bất cứ khi nào ngươi quan sát một vài hiện tượng sinh thái trong số những thứ trong cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời, hoặc một vài quy luật tự nhiên đang diễn ra giữa những thứ trong cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời, thì ngươi sẽ không còn nghi ngờ về sự cần thiết của từng thứ do Đức Chúa Trời dựng nên. Ngươi sẽ không còn sử dụng những lời lẽ thiếu hiểu biết để đưa ra những phán xét tùy tiện về sự sắp xếp của Đức Chúa Trời cho muôn vật và những cách chu cấp khác nhau của Ngài cho loài người. Ngươi cũng sẽ không tùy tiện đưa ra những lời kết luận về các quy luật của Đức Chúa Trời đối với mọi thứ trong cuộc sáng thế của Ngài. Chẳng đúng như vậy sao?

Tất cả những điều mà chúng ta vừa nói đến là gì? Hãy suy nghĩ về nó trong chốc lát. Đức Chúa Trời có ý định riêng của Ngài trong từng điều Ngài làm. Dù ý định của Ngài có khó hiểu đối với con người, nhưng nó luôn luôn liên quan chặt chẽ và mạnh mẽ đến sự sinh tồn của loài người. Nó hoàn toàn không thể thiếu được. Đó là vì Đức Chúa Trời chưa bao giờ làm bất kỳ điều gì vô ích. Các nguyên tắc đằng sau từng điều Ngài làm được thấm nhuần trong kế hoạch và sự khôn ngoan của Ngài. Mục tiêu và ý định đằng sau kế hoạch đó là để bảo vệ loài người, để giúp loài người tránh thảm họa, sự quấy phá của những sinh vật khác, và bất kỳ tác hại nào mà bất kỳ thứ gì trong cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời gây ra cho loài người. Vậy thì có thể nói rằng những việc làm của Đức Chúa Trời mà chúng ta đã thấy trong đề tài này là một cách thức khác để Đức Chúa Trời chu cấp cho loài người không? Chúng ta có thể nói rằng, qua những việc làm này, Đức Chúa Trời đang nuôi dưỡng và chăn dắt loài người không? (Có.) Có mối quan hệ chặt chẽ nào giữa đề tài này và chủ đề thông công của chúng ta: “Đức Chúa Trời là nguồn sống cho muôn vật” không? (Có.) Có một mối quan hệ rất chặt chẽ, và đề tài này là một khía cạnh trong đó. Trước khi nói về những đề tài này, thì con người chỉ có vài sự tưởng tượng mơ hồ về Đức Chúa Trời, về chính Đức Chúa Trời và những việc làm của Ngài – họ thiếu sự hiểu biết thực sự. Tuy nhiên, khi con người nghe nói về những việc làm của Ngài và những điều Ngài đã làm, thì họ có thể hiểu và lĩnh hội được những nguyên tắc trong những gì Ngài làm và họ có thể hiểu được chúng và có được chúng. Dù rằng trong lòng Đức Chúa Trời có tất cả các loại lý thuyết, nguyên tắc và luật lệ rất phức tạp mỗi khi Ngài làm bất cứ điều gì, như là dựng nên và tể trị muôn vật, thì chẳng phải trong lòng mình các ngươi có thể hiểu được rằng đây là những việc làm của Đức Chúa Trời và rằng chúng thực tế hết mức có thể, chỉ bằng cách để các ngươi tìm hiểu một phần riêng lẻ về chúng trong sự thông công sao? (Phải.) Vậy thì sự hiểu biết hiện tại của các ngươi về Đức Chúa Trời khác với trước đây như thế nào? Sự khác biệt ở trong bản chất của nó. Trước đây, sự hiểu biết của các ngươi quá nông cạn, quá mơ hồ, nhưng giờ đây sự hiểu biết của các ngươi chứa rất nhiều bằng chứng cụ thể để phù hợp với những việc làm của Đức Chúa Trời, để phù hợp với việc Đức Chúa Trời có gì và là gì. Do đó, tất cả những gì Ta đã phán là tài liệu dạy dỗ tuyệt vời cho sự hiểu biết của các ngươi về Đức Chúa Trời.

Ngày 9 tháng 2 năm 2014

Trước: Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất VIII

Tiếp theo: Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất X

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger