Các nguyên tắc thực hành thuận phục Đức Chúa Trời

Con người ngày nay đều ghen tị với Gióp, đó là vì Gióp có đức tin thật sự. Nhưng Gióp đã trải nghiệm như thế nào, tại sao ông có thể đưa ra lời chứng chân thật, các ngươi đã từng thông công đến những chi tiết này chưa? Cuộc sống thường nhật của ông như thế nào? Ông qua lại với Đức Chúa Trời như thế nào trong cuộc sống? Từ cách ông làm mọi việc, làm sao để chúng ta thấy được ông là một con người tìm kiếm lẽ thật, thuận phục Đức Chúa Trời, tiếp nhận sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời? Những điều này có phải liên quan đến chi tiết không? (Thưa, phải.) Điều này liên quan đến chi tiết của việc mưu cầu lẽ thật, đây là thứ mà con người ngày nay còn thiếu. Con người chỉ biết đến câu nói chí lý nổi tiếng của Gióp: “Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va!” (Gióp 1:21). Tất cả họ đều thuộc lòng câu này, nhưng tại sao Gióp có thể nói ra lời như vậy thì lại không ai rõ. Câu nói chí lý nổi tiếng này của Gióp không phải dễ dàng có được, mà ông phải trải nghiệm cả một đời mới có được nó. Khi trải nghiệm suốt cuộc đời này, trong rất nhiều việc, Gióp đã nhìn thấy sự sắp đặt và an bài của bàn tay Đức Chúa Trời, nhìn thấy việc làm của Đức Chúa Trời và thấy rằng tất cả tài sản của ông đều do Ngài ban cho. Nếu có một ngày những thứ này không còn nữa, thì ông cũng biết rằng chính là Đức Chúa Trời đã lấy chúng đi. Cho dù Đức Chúa Trời có làm như thế nào, thì danh của Ngài vẫn đáng được ca tụng, Gióp đã đạt được một kết luận như vậy. Vậy ông đã đạt được kết luận này như thế nào? Có phải việc này cần có quá trình không? Điều này liên quan đến con đường mưu cầu lẽ thật của con người ngày nay, đó chính là làm thế nào mới có thể đạt đến kết quả này và có được những thu hoạch này. Không phải chỉ cần một hai ngày, cũng không phải ba hay năm năm là đạt được thu hoạch này, nó liên quan đến mọi chi tiết, mọi khía cạnh tỉ mỉ trong cuộc sống của con người.

Việc Gióp tin Đức Chúa Trời không chỉ là tin suông, ông là đại diện điển hình của một người tin Đức Chúa Trời thật lòng. Ông cầu nguyện với Đức Chúa Trời trong mọi việc, cảm thấy bất an vô cùng với cuộc sống tiệc tùng thường xuyên của các con, ông đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời và phó thác cho Ngài. Đối với việc chăn nuôi bò và dê, ông chắc chắn cũng thường xuyên cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Ông phó thác tất cả mọi chuyện vào tay Đức Chúa Trời. Nếu giống như những người ngoại đạo, luôn có những kế hoạch và tính toán theo ý của con người trong việc chăn nuôi bò và dê, chỉ dựa vào đầu óc và tưởng tượng của bản thân, vắt óc suy nghĩ để đạt được những mục tiêu đã lên kế hoạch của mình, thì cho dù đã từng trải nghiệm rất nhiều thất bại và trắc trở, liệu ông có thể nhìn thấy được bàn tay của Đức Chúa Trời, nhìn thấy được sự tể trị và sự sắp đặt của Ngài không? (Thưa, không.) Nếu không thường xuyên cầu nguyện với Đức Chúa Trời, ông đã không trải nghiệm được những phước lành của Ngài, ông sẽ thường xuyên tiêu cực và yếu đuối giống như một tín đồ bình thường, và có khả năng còn nảy sinh những cảm xúc chống đối. “Mọi người luôn nói rằng Đức Chúa Trời tồn tại, thế mà tôi tin Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời cũng có ban phước cho tôi theo kế hoạch của tôi đâu! Tôi thờ phượng Đức Chúa Trời và dâng của lễ mỗi ngày. Nếu Đức Chúa Trời tồn tại, phước lành của Ngài dành cho tôi phải vượt qua cả những gì tôi cầu xin và nghĩ đến chứ. Tại sao đến bây giờ tôi vẫn chưa đạt được mục tiêu đó? Đức Chúa Trời rốt cuộc có tồn tại hay không, chuyện này khó nói lắm”, ông sẽ đặt một dấu chấm hỏi đối với sự tồn tại của Đức Chúa Trời, đây là tác dụng tiêu cực. Một mặt, ông không thể nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời, không nhìn thấy sự tể trị và sự sắp đặt của Ngài. Mặt khác, ông cũng sẽ oán trách Đức Chúa Trời, nảy sinh những hiểu lầm, ác cảm và phản nghịch đối với Ngài. Nếu con người tin Đức Chúa Trời nhưng lại luôn đi theo con đường của mình, luôn mưu cầu được phước lành, thì cuối cùng họ có thể nói ra được lời như Gióp rằng “Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va!” không? Có thể nảy sinh trải nghiệm và nhận thức như vậy không? (Thưa, không thể.) Chắc chắn là không thể. Tại sao lại không thể? Vấn đề nằm ở đâu? (Thưa, họ không tin vào sự tể trị của Đức Chúa Trời, không tìm kiếm Đức Chúa Trời mà dùng những cách thức của con người để giải quyết.) Tại sao con người lại vắt óc sử dụng những cách thức của họ để đạt được mục tiêu của chính mình mà không nương cậy Đức Chúa Trời? Khi lập kế hoạch, họ có tìm kiếm ý của Đức Chúa Trời không? Họ có thái độ thuận phục không, có nói rằng: “Tôi không biết Đức Chúa Trời sẽ làm như thế nào. Tôi cứ lập kế hoạch và tính toán như thế này trước, nhưng có thể đạt được mục tiêu kế hoạch hay không thì tôi không biết, tôi chỉ là lập kế hoạch như vậy thôi. Nếu có thể đạt được mục tiêu thì đó là phước lành của Đức Chúa Trời. Nếu không thì đó là do tôi mù quáng, kế hoạch của tôi không phù hợp với ý của Đức Chúa Trời” không? Họ có thái độ như vậy không? (Thưa, không.) Vậy những cách làm này của con người từ đâu mà có? Đây là tưởng tượng và quan niệm của con người, dục vọng của con người, những yêu cầu vô lý của con người đối với Đức Chúa Trời, chúng được sản sinh từ trong tâm tính bại hoại. Đây là một khía cạnh. Mặt khác, họ có tấm lòng thuận phục Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Làm sao thấy được rằng họ không có tấm lòng thuận phục Đức Chúa Trời? (Thưa, họ nhất định phải đạt được kế hoạch mà bản thân mình lập ra.) Đây là tâm tính gì? Là sự kiêu ngạo và phản nghịch. Họ tin rằng Đức Chúa Trời ban phước cho họ, nhưng khi họ có dục vọng và tính toán của riêng mình thì họ sẽ đặt Đức Chúa Trời sang một bên, đây chính là tâm tính kiêu ngạo. Khi họ đặt Đức Chúa Trời sang một bên thì như vậy có phải là thuận phục không? Không hề, lòng họ không còn Đức Chúa Trời nữa. Họ không hề suy xét đến việc Đức Chúa Trời sẽ tể trị và sắp đặt như thế nào, càng không suy xét việc này Đức Chúa Trời sẽ làm như thế nào, họ sẽ không suy xét những điều này. Qua đây có thể nhìn ra điều gì? Họ không hề tìm kiếm, thuận phục, cũng không có chút tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời nào. Họ lập kế hoạch của mình trước, sau đó họ hành động và nỗ lực theo kế hoạch, dựa vào những phương pháp, tưởng tượng và quan niệm của con người, không hề suy xét tâm ý của Đức Chúa Trời là như thế nào. Trong việc chăn nuôi, trong lòng con người ít nhất phải biết “mưu sự tại nhân, hành sự tại Thiên”, có nghĩa là: “Tôi sẽ làm hết nhiệm vụ của mình, cho gia súc ăn đầy đủ, không để chúng thiếu dinh dưỡng, lạnh, đói hoặc bệnh tật. Còn đến năm sau chúng có thể sinh được bao nhiêu con, điều này nằm trong tay Đức Chúa Trời, tôi không biết, không đòi hỏi và cũng không lập kế hoạch. Đó đều là chuyện của Đức Chúa Trời”. Nếu họ cứ kiên trì làm theo quan niệm và tưởng tượng của con người, thì đây có phải thái độ thuận phục Đức Chúa Trời không? (Thưa, không phải.) Trong hai cách làm này, cách nào là đến từ ý muốn của con người, và cách nào là thuộc về sự thuận phục Đức Chúa Trời? (Thưa, cách làm đầu tiên là đến từ ý muốn của con người, là cách làm của những người không tin. Cách làm thứ hai đến từ những người tin Đức Chúa Trời thật lòng và mưu cầu lẽ thật.) Cũng đều là tin Đức Chúa Trời, cùng làm một việc, nhưng động cơ, căn nguyên, mục tiêu cũng như nguyên tắc hành động của họ đều khác nhau. Như vậy chúng ta có thể nhìn ra được họ đang đi con đường nào. Không phải là có sự khác biệt sao? Thực chất của những người không tin chính là người ngoại đạo. Căn nguyên và mục tiêu hành động của họ là gì? Toàn bộ đều là vì lợi ích của bản thân, đặt chữ “lợi” lên đầu, vì thế khi hành động họ chỉ toàn dựa vào ý mình. Tại sao Ta lại nói họ dựa vào ý mình? Họ tự mình tính toán hết toàn bộ, thông qua quá trình suy nghĩ tường tận, không phải là hành động bốc đồng hay mù quáng, mà là có ý định và mục đích. Họ không suy xét đến tâm ý của Đức Chúa Trời là như thế nào mà hành động hoàn toàn theo những quy định của mình, không phải người khác bày mưu tính kế, cũng không phải người khác ép họ làm như vậy. Đó là bản thân họ đã quyết định hành động theo kế hoạch của mình, cho nên họ làm như vậy thì chính là dựa vào ý mình. Sau đó, theo kế hoạch của mình, để thỏa mãn dục vọng của bản thân và đạt được mục tiêu của kế hoạch, họ vắt óc suy nghĩ và hành động mà không tiếc bất cứ giá nào. Đồng thời khi hành động, họ còn có một suy nghĩ vô căn cứ như thế này: “Tôi tin Đức Chúa Trời, Ngài chắc chắn sẽ ban phước cho tôi”. Điều này chẳng phải thật đáng xấu hổ sao? Dựa vào đâu mà ngươi muốn Đức Chúa Trời ban phước cho mình? Làm sao ngươi biết Đức Chúa Trời sẽ ban phước? Khi Đức Chúa Trời làm việc, có thể vì ngươi quy định như thế nào thì Ngài sẽ hoàn thành như vậy hay không? Đây không phải là một suy nghĩ không có lý trí sao? Nếu ngươi tin rằng Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ ban phước cho mình, thì có phải nó đồng nghĩa với việc ngươi thuận phục sự tể trị và sự sắp đặt của Đức Chúa Trời không? (Thưa, không phải.) Nhưng có rất nhiều người lẫn lộn chuyện này, họ nói: “Tôi tin Đức Chúa Trời sẽ ban phước, tôi tin Ngài sẽ bảo vệ tất cả mọi thứ của tôi, tôi cũng tin rằng Ngài sẽ thỏa mãn nguyện vọng này của tôi!”. Họ cho rằng đây là thái độ thuận phục Đức Chúa Trời, có phải đây là một sai lầm không? Đây không chỉ là một sai lầm, mà còn là sự phản nghịch và báng bổ đối với Đức Chúa Trời. Ngươi tin rằng Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho mình, điều này không có nghĩa là ngươi đang thuận phục sự tể trị và sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Đây là hai chuyện khác nhau. Nói như vậy là ngươi đang hoàn toàn bị bản chất kiêu ngạo chi phối, và điều này là không phù hợp với nguyên tắc lẽ thật.

Thực chất của biểu hiện phản nghịch Đức Chúa Trời mà Ta vừa thông công là gì? Khi mổ xẻ gốc rễ của vấn đề này, có chút nào trong đó là đang thực hành lẽ thật không? Có chút thuận phục nào trong đó không? Trong lòng họ có chỗ cho Đức Chúa Trời không? Họ có tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Các ngươi đều nói không, vậy cụ thể thì biểu hiện ở khía cạnh nào? Đến đây thì chúng ta phải biết đối chiếu và mổ xẻ. Nếu ngươi biết mổ xẻ thì sẽ biết đánh giá trạng thái bên trong mình, biết đánh giá những thứ ngươi thực hành có phù hợp với nguyên tắc không, và ngươi có đang thực hành lẽ thật không. Đầu tiên, nếu con người tự lập kế hoạch trước mà không tìm kiếm lẽ thật, thì ở đây có sự thuận phục nào không? (Thưa, không.) Nếu đã không có sự thuận phục, chúng ta phải thực hành như thế nào thì mới là thuận phục? (Thưa, phải tìm kiếm ý của Đức Chúa Trời trước.) Có rất nhiều chuyện Đức Chúa Trời không cho các ngươi thấy rõ ý của Ngài, vậy ngươi phải làm sao để có thể xác định là đang thực hành lẽ thật? (Thưa, chúng con phải dựa vào việc cầu nguyện với Đức Chúa Trời để xác định.) Nếu cầu nguyện vài lần mà vẫn không hiểu ý của Đức Chúa Trời thì ngươi sẽ làm thế nào? Nếu như vậy thì đừng hành động một cách mù quáng. Phải xem liệu làm như vậy có cần thiết hay không, có phải đây là sự sắp đặt của Đức Chúa Trời hay không, ngươi có điều kiện này hay không và liệu ngươi có thể đạt được kế hoạch của mình hay không. Nếu không thể đạt được nhưng vẫn lập kế hoạch, thì đó chẳng phải là cách làm không có lý trí sao? Kế hoạch và suy nghĩ của ngươi có hiện thực hay không, điều này rất quan trọng. Trong lòng ngươi nghĩ rằng: “Mình cứ lập kế hoạch như vậy trước, nếu Đức Chúa Trời ban phước cho mình thì có lẽ những thứ đạt được sẽ còn nhiều hơn thế này!”. Ngươi có tâm lý may rủi, rồi còn dựa vào ý mình mà cố thể hiện; dã tâm và dục vọng đã lớn, còn vừa kiêu ngạo vừa ngang ngược. Kế hoạch và quy định của con người luôn có lệch lạc, đều không phải là điều họ nên thực hành. Khi con người không hiểu lẽ thật hay tâm ý của Đức Chúa Trời, kế hoạch và quy định của họ có chuẩn xác không? Chúng có phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời không? Không chắc là như vậy. Bởi vì có nhiều chuyện con người không thể nhìn thấu được, họ không có cách nào quyết định. Quy định và kế hoạch của con người đều là sự tưởng tượng, suy đoán và phán đoán của họ. Những người không hiểu lẽ thật thì sẽ không thể nhìn thấu rằng vạn vật đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, trong đó đều có sự sắp đặt và an bài của Ngài. Ngươi phải nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời đang làm gì, tâm ý của Ngài là gì và Ngài hiện đang làm công tác gì trên con người. Nếu kế hoạch và quyết định của ngươi làm gián đoạn công tác mà Đức Chúa Trời muốn làm và trái ngược với ý của Ngài, thì kết quả là gì? Kế hoạch của con người tất nhiên sẽ thất bại. Từ chuyện này, các ngươi phải thấy rõ rằng con người không nên lập kế hoạch, bản thân chuyện lập kế hoạch chính là một sai lầm. Vậy con người nên thực hành như thế nào thì mới đúng? Họ nên học cách thuận theo tự nhiên, chuyện mình nhìn không thấu được thì đừng làm một cách mù quáng và đừng lên kế hoạch. Có rất nhiều chuyện mà ngươi không nhìn thấu được, không biết những vấn đề nào sẽ phát sinh giữa chừng. Trong kế hoạch của con người có những tình huống đột ngột xảy ra như vậy không? Chắc chắn là không, vì vậy mà kế hoạch của con người đều là sự tưởng tượng của họ, là những thứ trống rỗng và không thực tế. Vậy con người nên làm gì? Một mặt, họ phải có tấm lòng thuận phục Đức Chúa Trời, bản thân họ không tính toán gì cả. Mặt khác, họ vẫn phải thực hiện trách nhiệm và bổn phận của con người, không được qua loa đối phó. Còn về chuyện ngươi có thể đạt được những việc mà mình lên kế hoạch hay quy định không, điều này nằm trong tay Đức Chúa Trời. Có thể ngươi lên kế hoạch ít, nhưng Đức Chúa Trời lại cho ngươi nhiều; cũng có thể ngươi lên kế hoạch nhiều nhưng lại không nhận được nhiều như vậy. Sau khi lặp lại những trải nghiệm như vậy nhiều lần, ngươi sẽ có thể phát hiện rằng mọi việc không xoay chuyển theo ý chí và kế hoạch của con người. Tất cả đều phụ thuộc vào cách Đức Chúa Trời sắp đặt và tể trị, tất cả đều nằm trong tay Ngài. Cứ trải nghiệm nhiều lần như vậy, con người sẽ nghiệm ra rằng đúng thật là Đức Chúa Trời tể trị mọi thứ. Nếu trong lòng ngươi chứng thực được chuyện Đức Chúa Trời tể trị mọi thứ là sự thật, thì ngươi sẽ có được lẽ thật, đây là thu hoạch được nhờ vào trải nghiệm. Đôi khi ngươi lập kế hoạch khá tốt, nhưng trời có mưa gió khó đoán, người có hoạ phúc sớm chiều, sẽ có nhiều tình huống đặc thù xuất hiện mà ngươi sẽ không tưởng tượng được, chúng vượt xa mọi sự tưởng tượng và kế hoạch của ngươi. Rất nhiều chuyện sẽ khiến ngươi cảm thấy trở tay không kịp, không ý thức được kế hoạch của mình có sai lầm ở đâu, sẽ thành công hay thất bại, con người có thể làm gì và không thể làm gì. Bất giác, ngươi sẽ cảm thấy có rất nhiều chuyện con người không thể dự liệu được, chúng nằm ngoài phạm vi kế hoạch và tưởng tượng của con người. Lúc đó, ngươi sẽ đạt được kết luận gì? (Thưa, Đức Chúa Trời tể trị mọi thứ.) Trong việc Đức Chúa Trời tể trị mọi thứ có một chi tiết: Thứ gì Đức Chúa Trời không ban cho ngươi, thì cho dù ngươi có bôn ba, cực nhọc hay phấn đấu tranh giành đến mấy thì cũng vô ích. Còn nếu Đức Chúa Trời ban phước cho ngươi thì mọi sự hanh thông, vạn sự thuận lợi và không ai có thể cản trở được. Ngươi sẽ có thể phát hiện rằng trong chuyện này, Đức Chúa Trời có tiếng nói quyết định, rằng Đức Chúa Trời có thể nhìn thấy rất rõ ràng những chuyện ngươi đã lập kế hoạch, mọi thứ đều nằm trong tay Ngài. Khi trải nghiệm như vậy, bất giác trong lòng ngươi sẽ có góc nhìn và nhận thức chuẩn xác về sự tể trị của Đức Chúa Trời. Đó là góc nhìn và nhận thức gì? Đó là, Đấng ban mọi thứ cho ngươi chính là Đức Chúa Trời, và nếu Đức Chúa Trời muốn lấy đi, thì cho dù ngươi thuận phục hay nhận biết về Đức Chúa Trời như thế nào, những thứ mà Ngài phải lấy đi thì cũng sẽ lấy đi. Tất cả đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, tất cả đều do Ngài định trước, và trong đó đều có sự sắp đặt của Ngài. Ngươi không nên có sự lựa chọn của riêng mình. Lúc này, những kế hoạch, tính toán, mục tiêu cá nhân của ngươi có còn chiếm vị trí chủ đạo trong lòng ngươi không? Không còn nữa. Những kế hoạch và tính toán của con người sẽ bất giác giảm đi và bị từ bỏ. Những thứ này sẽ được thay thế bằng gì? Ngươi đã trải nghiệm sự tể trị của Đức Chúa Trời thì cũng có nghĩa là ngươi đã nhìn thấy sự tể trị của Ngài. Mặc dù Đức Chúa Trời không nói tại sao Ngài lại lấy đi những thứ này, ngươi cũng sẽ bất giác hiểu được. Khi Đức Chúa Trời ban phước một điều gì đó cho ngươi hay ban cho ngươi rất nhiều tài sản, Ngài cũng không cho ngươi biết lý do tại sao Ngài lại ban phước, nhưng trong lòng ngươi sẽ có một cảm giác, và ngươi sẽ ý thức được rằng đây là phước lành từ Đức Chúa Trời, không phải thứ mà con người có thể kiếm được. Đợi đến một ngày khi có một số thứ bị lấy đi, trong lòng ngươi cũng sẽ ý thức rõ ràng rằng việc này đến từ Đức Chúa Trời. Khi ý thức được rõ ràng về tất cả những điều này, có phải ngươi sẽ cảm giác được rằng mỗi bước ngươi đi, mỗi ngày ngươi sống và mỗi năm ngươi trải qua đều là Đức Chúa Trời đang dẫn dắt ngươi không? Cũng trong lúc được Đức Chúa Trời dẫn dắt, ngươi sẽ bất giác cảm thấy đã được đối mặt với Ngài, tương tác với Ngài mỗi ngày, mỗi ngày đều có nhận thức mới, và mỗi năm đều có những thu hoạch rất lớn. Bất giác, thể nghiệm của ngươi về sự tể trị và sự sắp đặt của Đức Chúa Trời sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Khi trải nghiệm được đến mức độ này, có phải Đức Chúa Trời sẽ có địa vị trong lòng ngươi? Nếu Đức Chúa Trời có địa vị trong lòng ngươi, ngươi sẽ có một tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời, vậy thì còn những thứ nào hay những tư tưởng, lý luận nào có thể mê hoặc, khiến ngươi nghi hoặc, khiến ngươi rời bỏ Đức Chúa Trời không? Không thể nào. Nếu ngươi có nhận thức chân thực về Đức Chúa Trời và lẽ thật đã bén rễ trong lòng ngươi, thì Đức Chúa Trời mới có thể ở trong lòng ngươi mãi mãi. Nếu lẽ thật chưa bén rễ trong lòng ngươi, Đức Chúa Trời có thể ở lâu trong lòng ngươi không? Chắc chắn là không, bởi vì lòng ngươi có thể xa cách Đức Chúa Trời và phản bội Ngài bất cứ lúc nào. Nếu con người luôn sử dụng những thứ như sự tưởng tượng, quan niệm hoặc là kế hoạch, tính toán và dục vọng làm chủ đạo định hướng cuộc sống của mình, thì họ có thể đạt được nhận thức này về Đức Chúa Trời không? (Thưa, không thể đạt được.) Vậy nên, để đạt được sự thuận phục Đức Chúa Trời như Gióp, con đường trải nghiệm và thực hành của ngươi phải đúng đắn. Nếu có lệch lạc trong con đường thực hành, thì dù đức tin hay ý chí của ngươi có lớn đến đâu cũng vô ích, cho dù nguyện vọng của ngươi có cao đến mấy thì cũng vô ích. Trong rất nhiều chuyện của cuộc sống, phương pháp thực hành của con người đều có lệch lạc. Nhìn từ bên ngoài, con người có thể chịu đựng nhiều đau khổ và phải trả giá nhiều, ý chí của họ cũng rất cao, lòng họ như lò lửa; nhưng tại sao sau khi con người trải nghiệm nhiều lần, đến cuối cùng lại không có được nhận thức trải nghiệm về sự tể trị và sự sắp đặt của Đức Chúa Trời? Đó chính là bởi vì phương pháp thực hành của họ có lệch lạc và những ý thức chủ quan, quan niệm, tưởng tượng và kế hoạch của con người luôn chiếm vị trí chủ đạo. Khi những thứ này đang chiếm vị trí chủ đạo thì Đức Chúa Trời sẽ ẩn mình khỏi con người. Lời Đức Chúa Trời phán: “Ta xuất hiện với vương quốc thánh khiết, và ẩn mình khỏi vùng đất ô uế”. “Vùng đất ô uế” chỉ điều gì? Đó chính là các loại dục vọng, tính toán và quy định, thậm chí là lòng hảo tâm của con người, và những ý định mà họ cho là đúng. Những thứ này cản trở Đức Chúa Trời thực hiện công tác trên người ngươi, và chúng giống như một bức tường trước mặt, hoàn toàn chặn đứng ngươi, thế là ngươi từ đầu đến cuối đều không thấy và không trải nghiệm được sự tể trị của Đức Chúa Trời. Nếu không thể nhìn thấy và trải nghiệm sự tể trị của Đức Chúa Trời, ngươi có thể nhận biết được sự tể trị của Ngài không? (Thưa, không.) Ngươi không bao giờ có thể nhận biết được sự tể trị của Đức Chúa Trời.

Tiếp theo chúng ta hãy xem thái độ của Gióp như thế nào trong việc đối xử với các con. Các ngươi nói xem, Gióp kính sợ Đức Giê-hô-va, nhưng các con của ông lại không tin Đức Chúa Trời, vậy thì trong mắt người ngoài, có phải Gióp rất mất mặt không? Theo quan niệm của con người, họ cảm thấy đối với một gia tộc lớn như của Gióp, ông kính sợ Đức Giê-hô-va nhưng các con của ông không tin Đức Chúa Trời, vậy thì ông phải mất thể diện biết bao. Thể diện này có phải đến từ ý muốn và huyết khí của con người không? Con người sẽ cảm thấy: “Như vậy thật không có chút thể diện nào, tôi phải nghĩ cách để chúng tin Đức Chúa Trời và lấy lại thể diện của mình”. Đây có phải là xuất phát từ ý muốn của con người không? Gióp có làm như vậy không? (Thưa, không.) Kinh Thánh đã ghi lại như thế nào? (Thưa, Gióp dâng của lễ và cầu nguyện cho chúng.) Gióp chỉ dâng của lễ và cầu nguyện cho chúng, đây là thái độ gì? Các ngươi có thể nhìn ra nguyên tắc mà Gióp đã thực hành trong chuyện này không? Các con hay tiệc tùng, Gióp có ngăn cản và có can thiệp không thì chúng ta không biết, nhưng chắc chắn là ông không tham dự. Gióp chỉ dâng của lễ cho chúng. Ông có cầu nguyện như thế này không: “Lạy Đức Giê-hô-va, Ngài hãy lay động chúng đi, khiến chúng tin Ngài và cũng nhận được ân điển của Ngài, khiến chúng kính sợ Ngài và lánh khỏi điều ác như con”? Ông đã từng cầu nguyện như vậy chưa? Trong Kinh Thánh không có ghi chép nào như vậy. Cách làm của Gióp là lánh xa chúng, dâng của lễ và trong lòng lo lắng cho chúng, sợ rằng chúng sẽ đắc tội với Đức Giê-hô-va. Gióp đã có thực hành trong những khía cạnh này. Nguyên tắc thực hành của ông là gì? Ông không cưỡng cầu chúng. Vậy Gióp có muốn các con mình tin Đức Chúa Trời không? Đương nhiên là muốn rồi. Là một người cha tin Đức Chúa Trời, nhìn thấy các con mình ham mê thế gian như vậy mà không tin Đức Chúa Trời một cách tử tế, ông rất buồn. Ông chắc chắn là muốn con mình đến trước Đức Chúa Trời, dâng của lễ, kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, tiếp nhận sự tể trị và sự sắp đặt của Đức Chúa Trời như ông. Đây không phải là vấn đề về thể diện mà là trách nhiệm của người làm cha mẹ. Nhưng các con của ông đã chọn không tin, vậy thì người làm cha như Gióp cũng không cưỡng cầu, đó là thái độ của ông. Vậy ông đã làm như thế nào? Ông có nài ép lôi kéo hay đi khuyên nhủ chúng không? (Thưa, không.) Chắc chắn là không. Cùng lắm là đôi khi ông có khuyên bảo chúng vài câu, nhưng nếu các con không nghe thì cũng đành chịu. Ông chỉ bảo chúng đừng làm điều gì quá giới hạn, rồi tách biệt với chúng, vạch ra một ranh giới rõ ràng, mỗi người sống cuộc sống của mình. Gióp dâng của lễ cho chúng là vì sợ chúng đắc tội với Đức Giê-hô-va, ông có lòng kính sợ Đức Chúa Trời mới làm như vậy chứ không phải là ông dâng của lễ thay chúng. Gióp không cưỡng cầu, không nài ép lôi kéo và cũng không nói rằng: “Đây là các con của tôi, và tôi phải làm cho chúng tin Đức Chúa Trời, để Đức Chúa Trời thu phục thêm một vài người nữa”. Ông không nói như vậy, cũng không có kế hoạch hay tính toán nào như vậy, ông cũng không làm như vậy. Ông biết hành động như vậy là đến từ ý muốn của con người và Đức Chúa Trời không thích. Đối với các con, Gióp chỉ khuyến khích và cầu nguyện cho chúng, chứ ông không cưỡng ép hay nài ép lôi kéo, và ông còn có thể vạch ra một ranh giới rõ ràng với chúng. Đây là lý tính của Gióp và cũng là một nguyên tắc thực hành: Đừng dựa vào ý muốn hay lòng hảo tâm của con người để làm bất cứ chuyện gì đắc tội với Đức Chúa Trời. Ngoài ra, chúng không tin Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời cũng không lay động chúng. Gióp hiểu ý của Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời đã không công tác trên chúng, vậy thì tôi cũng không cầu nguyện cho chúng và không cầu xin Đức Chúa Trời. Tôi không muốn đắc tội với Đức Chúa Trời trong chuyện này”. Ông tuyệt đối sẽ không vì muốn các con mình được cứu rỗi, có thể đến trước Đức Giê-hô-va và được Ngài ban phước mà khóc lóc cầu nguyện và nhịn ăn vì chúng. Ông tuyệt đối sẽ không làm như vậy. Ông biết làm như vậy sẽ đắc tội với Đức Chúa Trời và Ngài sẽ không thích. Ngươi có thể thấy được gì từ những chi tiết này? Sự thuận phục của Gióp có phải là chân thật không? (Thưa, phải.) Người bình thường có thể đạt đến sự thuận phục như vậy không? Người bình thường không thể đạt được. Con cái đều là khúc ruột của cha mẹ, chúng tiệc tùng như vậy, họ nhìn thấy chúng chạy theo những trào lưu tà ác, cũng không đến trước Đức Chúa Trời, đánh mất cơ hội tin Đức Chúa Trời và được cứu rỗi, và cũng có thể sẽ rơi vào trầm luân và bị diệt vong. Người bình thường sẽ không vượt qua được cửa ải về mặt tình cảm này, nhưng Gióp thì có thể. Ông chỉ làm một việc, đó là dâng của lễ toàn thiêu và trong lòng lo lắng cho chúng, chỉ có vậy mà thôi. Các con là những người thân yêu nhất của ông, nhưng ông không vì chúng mà làm bất cứ việc gì dư thừa và đắc tội với Đức Chúa Trời. Nguyên tắc thực hành này của Gióp như thế nào? Nó chứng tỏ rằng ông có lòng kính sợ Đức Chúa Trời và có một sự thuận phục thật sự đối với Ngài. Liên quan đến chuyện tiền đồ của các con, ông không hề cầu nguyện, cũng không có bất cứ hành động nào đến từ ý muốn của con người vì chuyện này. Ông chỉ sai người hầu đi làm một số việc chứ không tự mình đi. Sở dĩ ông không tham gia tiệc tùng, một mặt là vì ông không muốn bị tiêm nhiễm những thứ này, mặt khác ông cũng không muốn xen vào những chuyện đó. Vì một khi đã xen vào thì sẽ đắc tội với Đức Chúa Trời, vậy nên ông đã lánh xa nơi tà ác. Việc thực hành của Gióp có phải là có chi tiết không? Trước tiên hãy nói về cách ông đối xử với con mình. Tôn chỉ của ông là thuận phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời trong mọi việc, chuyện Đức Chúa Trời đã không làm thì ông cũng không cố ra mặt. Ông cũng không có những tính toán và kế hoạch theo ý muốn con người. Trong tất cả mọi việc, ông đều nghe lời và chờ đợi sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, đây là nguyên tắc chung. Có những cách thực hành chi tiết nào? (Thưa, khi các con tiệc tùng, ông không tham dự, lánh xa chúng và dâng của lễ toàn thiêu cho chúng. Ông cũng không cưỡng cầu con mình tin Đức Chúa Trời, không nài ép lôi kéo và vạch ra một ranh giới rõ ràng với chúng.) Đây chính là nguyên tắc thực hành. Người bình thường khi gặp phải chuyện này thì thực hành như thế nào? (Thưa, họ cầu nguyện với Đức Chúa Trời, muốn các con của họ tin Đức Chúa Trời.) Còn gì nữa? Nếu Đức Chúa Trời không làm như vậy thì họ kéo các con mình vào hội thánh cho bằng được, để chúng được ban phước. Họ thấy mình đã được phúc phần quá lớn là được vào thiên quốc, còn các con thì không, nên trong lòng họ đau đớn và tiếc nuối. Họ không muốn con mình mất đi phúc phần này nên họ vắt óc nghĩ cách kéo con mình vào hội thánh. Họ cảm thấy như vậy coi như là đã hoàn thành trách nhiệm làm cha mẹ. Còn về việc các con có thể mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi hay không thì họ không quan tâm. Gióp đã không làm chuyện như vậy, nhưng người bình thường thì không thể như ông. Tại sao họ lại không làm được như ông? (Thưa, con người có tâm tính bại hoại và đều hành động theo tình cảm.) Người bình thường không suy xét liệu đây có phải chuyện đắc tội với Đức Chúa Trời không, mà trước tiên là phải thỏa mãn bản thân mới quan trọng, thỏa mãn tình cảm và dục vọng của bản thân. Họ không suy xét đến việc Đức Chúa Trời sẽ tể trị và sắp đặt như thế nào, Đức Chúa Trời làm như thế nào và tâm ý của Ngài là gì. Họ chỉ suy xét đến dục vọng, tình cảm, ý định và lợi ích của bản thân. Trong việc đối xử với con cái, Gióp đã làm như thế nào? Gióp chỉ là thực hiện trách nhiệm làm cha của mình, truyền bá phúc âm và thông công về lẽ thật với các con. Nhưng đối với việc các con có nghe lời hay không và có thể thuận phục hay không, thái độ của Gióp chính là không cưỡng ép chúng tin Đức Chúa Trời, ông cũng không nài ép lôi kéo và cũng không can thiệp vào cuộc sống của chúng. Vì tư tưởng và quan điểm khác nhau, Gióp không can thiệp vào việc chúng làm gì và đi con đường như thế nào. Về chuyện tin Đức Chúa Trời, Gióp có thể nào ít nhắc đến với con cái không? Chắc chắn là ông đều đã nói hết những lời này, nhưng chúng không nghe và không tiếp nhận. Đối với việc này, Gióp có thái độ như thế nào? “Tôi đã thực hiện trách nhiệm của mình, còn về việc chúng có thể đi con đường như thế nào, đó là tùy thuộc vào sự lựa chọn của chúng, tùy thuộc vào sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời không công tác hoặc không lay động chúng, tôi cũng sẽ không cưỡng cầu”. Vì vậy, Gióp cũng không vì chúng mà cầu nguyện trước mặt Đức Chúa Trời, không vì chúng mà khóc lóc, nhịn ăn hay chịu bất cứ đau khổ nào, ông không làm những chuyện này. Tại sao Gióp không làm những chuyện này? Bởi vì đây đều không phải là cách thuận phục sự tể trị và sắp đặt của Đức Chúa Trời, mà đó là hành động cố ra mặt xuất phát từ ý muốn của con người. Khi các con không đi theo con đường giống mình, Gióp đã có thái độ như vậy. Vậy thì khi các con chết đi, thái độ của ông như thế nào? Ông có khóc không, có làm ầm lên không? Ông có đau lòng không? Trong Kinh Thánh đều không có ghi chép về những điều này. Khi Gióp nhìn thấy các con mình chết, ông có xót xa và đau buồn không? (Thưa, có.) Xét về tình thân, con cái chết đi thì chắc chắn ông sẽ có chút đau lòng, nhưng ông vẫn thuận phục Đức Chúa Trời. Biểu hiện sự thuận phục của ông là gì? Ông nói rằng: “Những đứa trẻ này là Đức Chúa Trời ban cho tôi. Dù chúng có tin Đức Chúa Trời hay không thì mạng sống của con người vẫn nằm trong tay Đức Chúa Trời. Nếu chúng tin Đức Chúa Trời, Ngài muốn đem chúng đi thì cũng có thể đem đi, còn nếu chúng không tin Đức Chúa Trời, Ngài phán rằng sẽ đem chúng đi thì cũng phải đem đi thôi. Tất cả những điều này đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, nếu không thì ai có thể lấy đi mạng sống của con người chứ?”. Lời này đã quy kết được điều gì? “Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va” (Gióp 1:21). Gióp vẫn giữ thái độ này khi đối xử với con mình. Bất luận là chúng còn sống hay đã chết, Gióp vẫn giữ thái độ như vậy. Cách thực hành của ông là chuẩn xác. Mỗi một cách thực hành, quan điểm, thái độ và trạng thái khi ông tiếp cận với mỗi một sự việc đều là ở trong trạng thái và tình trạng đang thuận phục, chờ đợi, tìm kiếm và rồi đạt được nhận thức. Thái độ này rất quan trọng. Nếu con người làm chuyện gì cũng không có thái độ này, ý muốn cá nhân đặc biệt mạnh, luôn đặt ý định và lợi ích cá nhân lên trên hết, thì đây có phải là thuận phục thật sự không? (Thưa, không.) Ở đây không thấy được sự thuận phục thật sự, và cũng không đạt đến sự thuận phục thật sự.

Có một số người không chú trọng tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật khi thực hiện bổn phận mà luôn hành động theo ý mình. Biểu hiện thường gặp nhất của người có ý muốn cá nhân đặc biệt mạnh là gì? Đó chính là bất kể gặp phải chuyện gì, trước tiên họ sẽ tính toán mọi việc trong lòng, nghĩ xong xuôi hết những chuyện có thể nghĩ đến, lập một kế hoạch chu đáo và chặt chẽ. Họ cảm thấy không có sơ hở nào nữa và thế là thực hành hoàn toàn theo ý mình, kết quả là kế hoạch không theo kịp sự biến đổi, có lúc sẽ xảy ra sự cố. Vấn đề ở đây là gì? Hành động theo ý mình thì sẽ thường xuyên xảy ra sai sót như vậy. Vì thế, bất luận là gặp phải chuyện gì, mọi người cũng nên ngồi xuống và cùng nhau tìm kiếm lẽ thật, cầu nguyện với Đức Chúa Trời, cầu xin sự lãnh đạo của Ngài. Có sự khai sáng của Đức Chúa Trời, những thứ có được qua việc thông công như vậy sẽ sáng tỏ và họ sẽ có con đường để đi tiếp. Ngoài ra, có thể gửi gắm sự việc cho Đức Chúa Trời, ngưỡng vọng và nương cậy vào Đức Chúa Trời, có Ngài lãnh đạo, trông nom và bảo vệ, thực hành như vậy sẽ đảm bảo hơn, sẽ không có vấn đề gì lớn xuất hiện. Nếu chỉ là những thứ do đầu óc con người ngẫm nghĩ ra, chúng có thể hoàn toàn phù hợp với sự thật không? Chúng có thể phù hợp với nguyên tắc lẽ thật không? Điều này là không thể. Nếu ngươi không cậy dựa và ngưỡng vọng vào Đức Chúa Trời khi thực hiện bổn phận của mình, và chỉ làm theo ý ngươi muốn, thì dù có thông minh đến đâu, ngươi cũng sẽ luôn có những lúc thất bại. Những người ngạo mạn và tự phụ có khuynh hướng làm theo ý mình, vậy họ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời không? Những người quá ngang ngạnh sẽ quên Đức Chúa Trời khi đến lúc phải hành động, và họ quên việc thuận phục Đức Chúa Trời; chỉ khi họ gặp phải trở ngại và không hoàn thành được bất cứ việc gì, thì họ mới thấy rằng mình đã không thuận phục Đức Chúa Trời, và đã không cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Vấn đề này là gì vậy? Đây là họ không có Đức Chúa Trời trong lòng. Hành động của họ cho thấy rằng Đức Chúa Trời vắng bóng trong lòng họ, rằng mọi thứ đều đến từ chính họ. Và vì vậy, cho dù ngươi đang làm công tác hội thánh, thực hiện bổn phận, giải quyết một số sự vụ bên ngoài, hoặc xử lý các vấn đề trong cuộc sống cá nhân của ngươi, thì phải có nguyên tắc trong lòng ngươi, phải có một trạng thái. Trạng thái gì? “Bất luận thế nào thì trước khi có bất cứ chuyện gì xảy ra với mình, mình cũng phải cầu nguyện, mình phải thuận phục Đức Chúa Trời, mình phải thuận phục sự tể trị của Ngài, mọi sự đều do Đức Chúa Trời sắp đặt, và khi có chuyện gì đó xảy ra thì mình phải tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời, mình phải có thái độ này, mình không được lập kế hoạch của riêng mình”. Sau khi trải nghiệm như thế một thời gian, người ta sẽ bất giác thấy mình nhìn ra được sự tể trị của Đức Chúa Trời trong nhiều thứ. Nếu ngươi luôn có những hoạch định, cân nhắc, mong muốn, động cơ ích kỷ và tham muốn của riêng mình, thì lòng ngươi sẽ vô tình lạc khỏi Đức Chúa Trời, ngươi sẽ không nhìn ra được cách Đức Chúa Trời hành động, và phần lớn thời gian, Đức Chúa Trời sẽ ẩn đi khỏi ngươi. Chẳng phải ngươi thích làm mọi việc theo ý của riêng mình sao? Chẳng phải ngươi lập kế hoạch của riêng mình sao? Ngươi nghĩ ngươi có đầu óc, ngươi có học thức, có kiến thức, ngươi có phương thức và thủ đoạn để làm việc, ngươi có thể tự mình làm, ngươi giỏi giang, ngươi không cần Đức Chúa Trời, và vì vậy Đức Chúa Trời phán: “Vậy hãy đi và làm điều đó một mình ngươi, và chịu trách nhiệm về việc nó có suôn sẻ hay không, Ta không quan tâm”. Đức Chúa Trời không chú ý đến ngươi. Khi người ta làm theo ý muốn của riêng mình theo cách này trong đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời và tin theo cách họ muốn, thì hậu quả là gì? Họ không bao giờ có thể trải nghiệm được sự tể trị của Đức Chúa Trời, họ không bao giờ có thể nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời, không bao giờ có thể cảm nhận được sự khai sáng và soi sáng của Đức Thánh Linh, họ không thể cảm nhận được sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời. Và điều gì sẽ xảy ra khi thời gian trôi qua? Lòng họ sẽ ngày càng xa cách Đức Chúa Trời hơn, và sẽ có những ảnh hưởng dây chuyền. Những ảnh hưởng gì? (Thưa, nghi ngờ và phủ nhận Đức Chúa Trời.) Đây không chỉ là trường hợp nghi ngờ và phủ nhận Đức Chúa Trời: khi Đức Chúa Trời không có chỗ đứng trong lòng người ta, và họ làm theo ý mình muốn trong thời gian dài, thì một thói quen sẽ hình thành: khi điều gì đó xảy ra với họ, điều đầu tiên họ sẽ làm là nghĩ đến giải pháp, và hành động theo ý định, mục tiêu và các kế hoạch của chính họ; trước tiên họ sẽ xem xét liệu điều này có lợi cho họ hay không; nếu có, họ sẽ làm, và nếu không, họ sẽ không làm; họ sẽ trở nên có thói quen đi thẳng đến con đường này. Và Đức Chúa Trời sẽ đối xử thế nào với những người như vậy nếu họ cứ hành động như thế mà không ăn năn? Đức Chúa Trời sẽ không để ý đến họ, và gạt họ sang một bên. Thế nào là gạt sang một bên? Đức Chúa Trời sẽ không sửa dạy và cũng không quở trách, con người sẽ ngày càng phóng túng, không còn bị phán xét, hành phạt, sửa dạy, cũng không bị khiển trách. Họ càng không được khai sáng, soi sáng hay dẫn dắt, đây chính là gạt sang một bên. Khi Đức Chúa Trời gạt con người sang một bên thì trong lòng con người sẽ cảm thấy thế nào? Phần linh của họ u ám, không có Đức Chúa Trời ở bên, khải tượng mơ hồ, không có hướng hành động và toàn làm những việc ngu ngốc. Cứ như vậy sau một thời gian dài, con người sẽ cảm thấy sống không còn ý nghĩa gì nữa, tâm linh trống rỗng, và họ sẽ giống như những người ngoại đạo, ngày càng sa đọa. Đây chính là người bị Đức Chúa Trời ghét bỏ. Có một số người nói: “Sao tôi cảm thấy việc thực hiện bổn phận càng lúc càng không có ý nghĩa và không còn khí thế nữa? Sao tôi chẳng còn động lực nữa? Động lực của tôi đã đi đâu rồi?”. Còn có người nói: “Sao tôi càng tin càng cảm thấy mình không còn lòng tin được như lúc ban đầu? Khi mới bắt đầu tin Đức Chúa Trời, tôi đặc biệt thích thú khi được đối diện với Đức Chúa Trời, tại sao bây giờ tôi không còn cảm giác thích thú đó nữa?”. Cảm giác đó đã đi đâu rồi? Đức Chúa Trời đã ẩn mình khỏi ngươi nên ngươi không thể cảm nhận được Ngài. Con người sẽ trở nên đáng thương và tàn tạ. Tàn tạ đến mức độ nào? Những khải tượng về công tác của Đức Chúa Trời đều trở nên mơ hồ, trong lòng ngươi sẽ chẳng còn gì cả và bộ dạng bần cùng, đáng thương của ngươi sẽ hiển lộ. Đây là chuyện tốt hay xấu? (Thưa, là chuyện xấu.) Cùng là một người, một khi Đức Chúa Trời đã từ bỏ, thì con người sẽ trở nên đần độn, ngu xuẩn và không có gì cả. Đây chính là bộ dạng đáng thương của người rời bỏ Đức Chúa Trời! Lúc này, họ sẽ không cảm thấy tin Đức Chúa Trời là tốt, nghĩ thế nào cũng không cảm thấy tin Đức Chúa Trời là con đường đúng đắn. Đối với họ, con đường này không thể tiếp tục đi, ai khuyên bảo cũng không được, họ không thể tiếp tục tin Đức Chúa Trời. Họ chỉ có thể chạy theo hướng thế gian. Đối với họ, kiếm tiền và phát tài là thứ duy nhất có thể chọn lựa và là con đường hiện thực nhất. Họ mưu cầu sự thăng quan phát tài, hạnh phúc mỹ mãn, làm rạng danh tổ tiên và thăng quan tiến chức vùn vụt. Lòng họ chứa đầy những thứ này, vậy họ còn có thể thực hiện bổn phận của mình không? Không thể nữa rồi. Nếu có người chỉ có suy nghĩ như vậy nhưng vẫn có một chút đức tin thực sự, họ sẵn sàng tiếp tục mưu cầu, vậy thì nhà Đức Chúa Trời sẽ có thái độ thế nào đối với người như vậy? Chỉ cần họ có thể đem sức lực phục vụ thì nhà Đức Chúa Trời sẽ cho cơ hội, Đức Chúa Trời không có yêu cầu cao đối với bất kỳ người nào. Tại sao vậy? Con người không sống trong chân không và không có ai là không bại hoại. Có ai mà không có ý niệm chống đối Đức Chúa Trời? Có ai mà không phạm tội chống đối Đức Chúa Trời? Có ai mà không có những trạng thái và biểu hiện phản nghịch với Đức Chúa Trời? Nói rõ hơn một chút, thì có ai mà không có ý niệm, suy nghĩ hoặc là trạng thái không tin, nghi ngờ, hiểu lầm hoặc phỏng đoán về Đức Chúa Trời? Ai cũng có những thứ như vậy. Vậy Đức Chúa Trời đối xử với con người như thế nào? Ngài có so đo những chuyện này không? Chưa bao giờ. Đức Chúa Trời làm như thế nào? Có một số người luôn có quan niệm về công tác của Đức Chúa Trời, họ cho rằng: “Chỉ cần con người tin Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ luôn vạch trần, phán xét và hành phạt, tỉa sửa họ. Ngài sẽ nắm lấy con người không buông và không cho họ tự do lựa chọn”, có phải như vậy không? (Thưa, không.) Con người tin Đức Chúa Trời và đến nhà Ngài đều là tự do lựa chọn, không có ai là bị cưỡng ép mà đến. Có một số người không tin nữa và bắt đầu ham mê thế gian, khi đó thì cũng không ai cản trở hay lưu luyến họ. Đến với đức tin nơi Đức Chúa Trời hay là từ bỏ đức tin nơi Ngài thì đều là tự do lựa chọn. Ngoài ra, Đức Chúa Trời không miễn cưỡng ai, bất kể yêu cầu con người như thế nào, Ngài đều để họ chọn con đường mà bản thân họ muốn đi và Ngài không cưỡng ép bất kỳ ai. Bất luận Đức Thánh Linh công tác như thế nào, hay Ngài dẫn dắt và lãnh đạo con người đọc lời Đức Chúa Trời như thế nào, tóm lại, Đức Chúa Trời trước giờ chưa bao giờ miễn cưỡng con người. Đức Chúa Trời chỉ là luôn bày tỏ lẽ thật, chu cấp và nuôi dưỡng con người, luôn thông công về lẽ thật và giải quyết vấn đề, khiến con người hiểu lẽ thật. Mục đích của việc khiến con người hiểu lẽ thật là gì? (Thưa, là để họ có thể tiếp nhận lẽ thật.) Nếu tiếp nhận lẽ thật và lời Đức Chúa Trời, ngươi sẽ có vóc giạc để chống lại tâm tính phản nghịch và bại hoại, quan điểm của những kẻ chẳng tin, và các loại trạng thái không đúng đắn. Khi ngươi có thể phân định những trạng thái này thì sẽ không còn bị mê hoặc nữa. Sau khi hiểu được mọi phương diện của lẽ thật, con người sẽ không còn hiểu lầm Đức Chúa Trời và sẽ hiểu được tâm ý của Ngài. Một mặt, họ có thể thực hiện bổn phận của loài thọ tạo một cách tử tế. Mặt khác, họ sẽ sống ra được hình tượng giống con người và có thể bước đi trên con đường đời đúng đắn. Khi con người đi trên con đường đời đúng đắn, đưa ra được lời chứng mà loài thọ tạo nên có, cuối cùng có thể chiến thắng Sa-tan, có sự biến đổi tâm tính, có sự thuận phục và kính sợ thật sự đối với Đức Chúa Trời, trở thành loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, như vậy thì con người đã đạt được sự cứu rỗi. Đây là mục tiêu cuối cùng.

Ngày 29 tháng 9 năm 2017

Trước: Chỉ ai hết lòng, hết trí và hết linh hồn mà làm tốt bổn phận mới là người yêu kính Đức Chúa Trời

Tiếp theo: Thuận phục Đức Chúa Trời là bài học cơ bản để đạt được lẽ thật

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger