Rốt cuộc thì con người dựa vào điều gì để sống?

Hôm nay, các ngươi muốn nghe khía cạnh lẽ thật nào nhất? Ta sẽ cho các ngươi vài chủ đề để lựa chọn, chúng ta có thể thông công theo chủ đề mà các ngươi chọn. Vấn đề đầu tiên là: Làm thế nào để biết mình? Con đường để biết mình là gì? Tại sao phải biết mình? Vấn đề thứ hai là: Con người đã sống dựa vào điều gì trong suốt những năm tin Đức Chúa Trời? Rốt cuộc là ngươi đã sống dựa vào lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, hay ngươi sống dựa vào những tâm tính và triết lý của Sa-tan? Những biểu hiện nào thể hiện rằng ngươi sống dựa vào lời Đức Chúa Trời và lẽ thật? Nếu ngươi sống dựa vào những tâm tính và triết lý của Sa-tan, thì sự bại hoại của ngươi sẽ biểu hiện và bộc lộ như thế nào? Vấn đề thứ ba là: Tâm tính bại hoại là gì? Trước đây, chúng ta đã nói về sáu khía cạnh của tâm tính bại hoại, tiếp theo Ta sẽ nói về những tình trạng nào là biểu hiện cụ thể của những tâm tính bại hoại này. Bây giờ các ngươi chọn đi. Vấn đề nào các ngươi muốn hiểu nhất nhưng lại ít hiểu nhất và cũng khó nắm được nhất? (Thưa, chúng con chọn vấn đề thứ hai.) Vậy thì chúng ta sẽ thông công về chủ đề này. Hãy suy ngẫm một chút. Con người đã sống dựa vào điều gì trong suốt những năm tin Đức Chúa Trời, chủ đề này liên quan đến những điều gì? Ý chính của câu này là hai chữ “điều gì”. Phạm vi của hai chữ “điều gì” này bao gồm những gì? Trong đó, các ngươi có thể hiểu được những gì? Những điều các ngươi cho là quan trọng nhất, nên được thực hành khi tin Đức Chúa Trời và con người nên sở hữu đều thuộc phạm vi của hai chữ “điều gì” này. Bất cứ điều gì các ngươi tiếp xúc trong cuộc sống thường ngày, bất cứ điều gì mà tố chất và năng lực lĩnh hội của các ngươi cho phép các ngươi nắm bắt, bất cứ điều gì mà các ngươi cho là tích cực, cho là gần với và phù hợp với lẽ thật, cho là thực tế của những điều tích cực, và cho là phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời, thì đó là những điều các ngươi sống dựa vào trong khi tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình trong những năm qua, vậy thì chúng ta có thể lấy chúng ta để thông công. Các ngươi có thể nghĩ đến những điều gì nào? (Thưa, con nghĩ rằng trong đức tin nơi Đức Chúa Trời, con chỉ cần chịu khổ, trả giá và đạt kết quả trong bổn phận của mình thì sẽ có thể được Đức Chúa Trời cứu rỗi.) Quan điểm này là điều ngươi cho là tích cực. Vậy sự khác biệt giữa quan điểm này và quan điểm của Phao-lô là gì? Chẳng phải thực chất giống nhau sao? (Thưa, phải.) Thực chất là giống nhau, vậy thì thực chất của quan điểm này có phải sự tưởng tượng không? (Thưa, phải.) Trong nhiều năm, ngươi đã sống dựa vào sự tưởng tượng này và những gì mình cho là đúng. Ngươi cũng dựa vào đó để tin Đức Chúa Trời, thực hiện bổn phận và sống đời sống hội thánh. Đây là một tình huống. Đầu tiên, ngươi phải xác nhận xem liệu tư tưởng, quan điểm của mình có đúng đắn hay không và có cơ sở trong lời Đức Chúa Trời hay không. Nếu ngươi cho rằng chúng đúng đắn, có cơ sở và có tư tưởng, rằng có quan điểm như vậy là đang thực hành lẽ thật, nhưng sự thật lại không phải như vậy, thì đó là những gì chúng ta sẽ thảo luận trong mối thông công ngày hôm nay.

Rốt cuộc con người sống là dựa vào điều gì, cách đơn giản nhất để thông công về khía cạnh lẽ thật này chính là bắt đầu bằng chủ đề mà mọi người đều hiểu, trường hợp của Phao-lô, sau đó liên hệ nó với tình trạng của chính các ngươi. Tại sao lại nói về Phao-lô? Hầu hết mọi người đều biết câu chuyện về Phao-lô. Trong Kinh Thánh có những câu chuyện hay chủ đề gì về Phao-lô? Ví dụ, một câu nổi tiếng mà Phao-lô thường nói là gì, hay đặc điểm, tính cách và sở trường của ông là gì? Các ngươi nói thử xem. (Thưa, Phao-lô từng được đào tạo bởi giáo sĩ Ga-ma-li-ên, đó là một cái mác đẹp cho ông, tương đương với tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng.) Nói theo ngôn ngữ hiện đại, Phao-lô là một môn sinh thần học, tốt nghiệp từ một trường thần học danh tiếng. Đây là chủ đề đầu tiên tương đối tiêu biểu về Phao-lô, liên quan đến bối cảnh, trình độ văn hóa và địa vị xã hội của ông. Về chủ đề thứ hai, câu nói kinh điển của Phao-lô là gì? (Thưa, “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin: Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta” (2 Ti-mô-thê 4:7-8).) Đây là động lực để ông bôn ba. Theo ngôn ngữ hiện đại, Phao-lô đã chịu khổ và trả giá, làm công tác và rao truyền phúc âm, nhưng động lực của ông là để đạt được mão triều thiên. Đây là chủ đề thứ hai. Các ngươi nói tiếp đi. (Thưa, Phao-lô nói: “Vì đối với tôi, sống là Đấng Christ, còn chết là ích lợi” (Phi-líp 1:21).) Đây cũng là một trong những câu nói kinh điển của Phao-lô. Đây là chủ đề thứ ba. Chúng ta vừa đề cập đến ba chủ đề. Chủ đề thứ nhất, Phao-lô là môn sinh của giáo sĩ Ga-ma-li-ên, tương đương với sinh viên tốt nghiệp trường thần học ngày nay. Chắc chắn ông uyên bác về Kinh Thánh hơn người thường. Sau khi tốt nghiệp từ một trường như thế, Phao-lô có tri thức về Kinh Thánh Cựu Ước. Đó là nền tảng giáo dục của Phao-lô. Nền tảng này ảnh hưởng thế nào đến việc thuyết giáo và cung ứng của ông cho các hội thánh về sau? Tuy rằng có chút ích lợi, nhưng nó có gây hại gì không? (Thưa, có.) Tri thức thần học có phù hợp với lẽ thật không? (Thưa, không.) Tri thức thần học toàn là những thứ như đúng mà là sai, toàn là lý thuyết suông. Nó không thực tế. Chủ đề thứ hai là gì? (Thưa, Phao-lô nói: “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin: Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta”.) Phao-lô sống dựa vào câu nói này và mưu cầu theo đó. Vậy thì chúng ta có thể nói rằng đó chính là ý định và mục đích của Phao-lô khi chịu khổ, trả giá không? (Thưa, có.) Nói thẳng ra, ý định của ông là để được ban thưởng, nghĩa là ông bôn ba, trả giá và đánh trận tốt lành để đổi lấy mão triều thiên của sự công bình. Điều này chứng tỏ những năm mưu cầu của Phao-lô là để được ban thưởng và nhận được mão triều thiên của sự công bình. Nếu không có ý định và mục đích này, liệu ông có thể chịu khổ như thế và trả giá như thế không? Với phẩm chất đạo đức, dã tâm và dục vọng như của Phao-lô, liệu ông có thể làm công tác ông đã làm và trả cái giá ông đã trả không? (Thưa, không.) Giả sử Đức Chúa Jêsus nói trước với ông rằng: “Khi Ta làm công tác trên đất, ngươi đã bách hại Ta. Những kẻ như ngươi thì đã bị trừng phạt và rủa sả rồi. Dù ngươi có làm gì cũng không thể bù đắp cho những sai lầm như vậy được; dù ngươi có ăn năn thế nào, Ta cũng sẽ không cứu rỗi ngươi”. Phao-lô sẽ có kiểu thái độ gì? (Thưa, ông sẽ từ bỏ Đức Chúa Trời và không còn tin nữa.) Không những ông sẽ không tin Đức Chúa Trời, mà còn phủ nhận Đức Chúa Trời, phủ nhận Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ và phủ nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời trên trời. Vậy Phao-lô sống dựa vào điều gì? Nếu ông đã không thật sự yêu kính Đức Chúa Trời, và cũng không phải là người thuận phục Ngài, vậy tại sao ông trải nghiệm nhiều hoạn nạn như vậy mà vẫn có thể kiên trì rao truyền phúc âm? Có thể nói rằng chủ yếu là do ham muốn đạt được phước lành chi phối, chính điều đó đã cho ông sức mạnh. Ngoài ra, khi Phao-lô nhìn thấy ánh sáng lớn của Đức Chúa Trời trên đường đến thành Ða-mách, ông đã bị mù. Ông phủ phục trên đất, toàn thân run rẩy. Ông cảm nhận được sự vĩ đại và đáng sợ của Đức Chúa Trời, ông sợ bị Đức Chúa Trời đánh giết, nên không dám từ chối sự ủy thác của Ngài. Dù khổ cực đến mấy ông cũng phải tiếp tục rao truyền phúc âm, không dám sơ suất. Một mặt là vậy. Nhưng chủ yếu vẫn là do ham muốn được ban phước quá mạnh mẽ của ông. Không có ham muốn được ban phước, không có tia hy vọng đó, liệu ông có làm như vậy không? Chắc chắn là không. Chủ đề thứ ba là Phao-lô đã làm chứng rằng đối với ông, sống là Đấng Christ. Đầu tiên, hãy cùng xem công tác Phao-lô đã làm. Phao-lô có tri thức tôn giáo phong phú; ông có một mức độ danh vọng và nền tảng giáo dục khá đặc biệt. Có thể nói ông uyên bác hơn người thường. Vậy ông dựa vào điều gì để thực hiện công tác của mình? (Thưa, dựa vào ân tứ và sở trường của ông, cũng như tri thức của ông về Kinh Thánh.) Tuy là bề ngoài, ông rao truyền phúc âm và làm chứng cho Đức Chúa Jêsus, nhưng ông chỉ làm chứng cho danh Đức Chúa Jêsus, chứ không thực sự làm chứng rằng Đức Chúa Jêsus là hiện thân của Đức Chúa Trời đang công tác, rằng Đức Chúa Jêsus là chính Đức Chúa Trời. Vậy thì rốt cuộc Phao-lô đang làm chứng cho ai? (Thưa, ông làm chứng cho chính mình. Ông nói: “Vì đối với tôi, sống là Đấng Christ, còn chết là ích lợi”.) Lời ông có ngụ ý gì? Phao-lô mới là Đấng Christ, Chúa và Đức Chúa Trời, chứ không phải Đức Chúa Jêsus. Phao-lô có thể bôn ba và truyền đạo như vậy bởi ý định và dã tâm của ông. Dã tâm của ông là gì? Đó là khiến cho tất cả mọi người, những người ông rao giảng hoặc những người nghe nói về ông, chứng thực rằng ông sống như Đấng Christ và Đức Chúa Trời. Một mặt là vậy, ông sống dựa vào dục vọng của mình. Ngoài ra, công tác của Phao-lô dựa trên tri thức về Kinh Thánh của ông. Tất cả những lời rao giảng và lời nói của ông đều cho thấy ông có tri thức về Kinh Thánh. Ông không nói về công tác và sự khai sáng của Đức Thánh Linh hay thực tế lẽ thật. Những chủ đề này không hề thấy trong thư tín của ông và chắc chắn ông không có trải nghiệm về mặt này. Trong công tác của Phao-lô không có bất cứ chỗ nào ông làm chứng cho lời Đức Chúa Jêsus phán dạy. Chẳng hạn như những lời dạy của Đức Chúa Jêsus về cách con người nên thực hành nhận tội và ăn năn, hoặc nhiều lời dạy mà Đức Chúa Jêsus đã phán với con người – Phao-lô không bao giờ rao giảng về chúng. Không có bất cứ công tác nào Phao-lô làm liên quan đến lời Đức Chúa Jêsus cả, và mọi điều ông rao giảng đều là những thứ từ tri thức và lý luận thần học ông học được. Những thứ tri thức và lý luận thần học đó bao gồm những gì? Những quan niệm, tưởng tượng, triết lý và suy luận, cũng như những kinh nghiệm đã được đút kết, bài học v.v. của con người. Tóm lại, tất cả những thứ đó đều sinh ra từ tư duy của con người và phản ánh tư tưởng, quan điểm của con người; không có gì là lẽ thật cả, càng không phù hợp với lẽ thật. Tất cả đều không ăn khớp với lẽ thật.

Sau khi nghe ví dụ về Phao-lô, các ngươi hãy so sánh mình với ông. Chủ đề chúng ta đang nói đến ngày hôm nay: “Con người đã sống dựa vào điều gì trong suốt những năm tin Đức Chúa Trời” có gợi các ngươi nhớ tới một số tình trạng và biểu hiện của chính mình không? (Thưa, nó khiến con nghĩ đến việc con tin rằng nếu con không bao giờ lập gia đình, không bao giờ phản bội sự ủy thác của Đức Chúa Trời, không oán trách Đức Chúa Trời khi những thử luyện lớn xảy đến, thì cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ không để con chết.) Đó là sống dựa vào mơ tưởng, cũng gần với chủ đề thông công ngày hôm nay và đề cập đến một tình hình thực tế. Đó là một quan điểm về việc mưu cầu thực tế trong đời thực. Còn gì nữa không? (Thưa, con có một quan điểm: con cảm thấy rằng chỉ cần con đi theo Đức Chúa Trời đến cùng trong đức tin, thì chắc chắn con sẽ được ban phước và có kết cục cũng như đích đến tốt đẹp.) Rất nhiều người có quan điểm như vậy, chẳng phải sao? Về cơ bản, đó là một quan điểm mọi người đều có thể đồng tình. Ai có quan điểm khác không? Các ngươi nói xem. Ta gợi ý cho các ngươi một chút: có những người tin Đức Chúa Trời trong nhiều năm, và dựa trên những trải nghiệm, tưởng tượng của cá nhân họ hoặc một số trải nghiệm, hình mẫu họ có được khi đọc sách thuộc linh, họ đúc rút được một số cách tiếp cận liên quan đến việc thực hành, chẳng hạn như người tin Đức Chúa Trời nên hành động thế nào để trở nên thuộc linh, nên hành động thế nào để thực hành lẽ thật, v.v.. Họ cho rằng những gì họ làm là thực hành lẽ thật, và bằng cách làm những việc này, họ có thể thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn như khi một số người bị bệnh, việc này cần tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời và lẽ thật. Đây là một trong những điều cơ bản nhất mà người tin Đức Chúa Trời phải biết. Nhưng họ thực hành thế nào? Họ nói: “Bệnh này là do Đức Chúa Trời sắp đặt, và tôi phải sống bằng đức tin, nên tôi sẽ không uống thuốc, tiêm thuốc hay đến bệnh viện gì cả. Anh thấy đức tin của tôi thế nào? Mạnh không?”. Loại người này có đức tin không? (Thưa, có.) Các ngươi đồng tình với quan điểm này, và đây cũng là cách các ngươi thực hành. Các ngươi cho rằng nếu mình bị bệnh mà không tiêm thuốc, không uống thuốc hoặc không đi bác sĩ là tương đương với thực hành lẽ thật để thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời. Vậy các ngươi dựa vào cơ sở nào để nói đây là thực hành lẽ thật? Thực hành như vậy rốt cuộc có chính xác không? Cơ sở là gì? Các ngươi đã thấy nó được xác minh chưa? Các ngươi không rõ lắm. Các ngươi không biết việc này rốt cuộc có phù hợp với lẽ thật hay không, vậy tại sao lại muốn thực hành như vậy? Nếu các ngươi bị bệnh mà chỉ kiên trì cầu nguyện với Đức Chúa Trời, không tiêm thuốc, không uống thuốc, không đi bác sĩ, chỉ nương cậy và cầu nguyện với Đức Chúa Trời trong lòng, xin Đức Chúa Trời loại bỏ căn bệnh này và theo sự sắp đặt của Ngài – thì thực hành kiểu này có chính xác không? (Thưa, không.) Các ngươi bây giờ mới cho là nó không chính xác, hay đã nhận ra nó không chính xác từ trước rồi? (Thưa, trước đây, khi bị bệnh, con cảm thấy việc đi khám bác sĩ hay uống thuốc là phương pháp bên ngoài và là biểu hiện của việc không có đức tin, nên con đã dựa vào cầu nguyện hoặc các phương pháp khác để xử lý vấn đề.) Ý là nếu Đức Chúa Trời cho ngươi một căn bệnh và ngươi được chữa khỏi, thì ngươi đang phản bội Đức Chúa Trời và không thuận phục sự an bài của Ngài đối với mình à? (Thưa, con đã có quan điểm như vậy.) Vậy theo các ngươi, quan điểm này đúng hay sai? Hay các ngươi vẫn nghi hoặc, căn bản không làm rõ được hành động như vậy rốt cuộc là có đúng không, nghĩ rằng dù sao thì trước giờ mình vẫn làm như vậy, chưa ai bảo là sai, và ngươi cũng không cảm thấy tội lỗi nên cứ việc thực hành theo kiểu đó? (Thưa, con luôn thực hành như vậy và trong lòng không cảm thấy gì cả.) Vậy khi làm việc này, các ngươi có cảm thấy hơi mơ hồ không? Chưa nói đến việc ngươi đúng hay sai, nhưng chúng ta có thể chắc chắn ít nhất một điều rằng thực hành như thế này không phù hợp với lẽ thật. Bởi vì nếu nó phù hợp với lẽ thật, tối thiểu ngươi phải biết mình đang làm theo nguyên tắc lẽ thật nào và thực hành như thế là thuộc phạm vi của nguyên tắc nào. Nhưng bây giờ khi nhìn lại, chúng ta thấy rằng con người hành động như vậy dựa trên tưởng tượng của chính họ. Đó là sự tự trói buộc mình. Thêm vào đó, con người định ra cho mình một tiêu chuẩn dựa trên tưởng tượng, cho rằng mình nên làm như vậy khi bị bệnh, nhưng lại không biết yêu cầu của Đức Chúa Trời hoặc ý Ngài rốt cuộc là gì. Họ chỉ hành động theo một phương thức tự mình tưởng tượng ra và quy định, mà không biết hành động như thế rốt cuộc sẽ dẫn đến kết quả nào. Khi có tình trạng này, người ta sống dựa vào điều gì? (Thưa, những tưởng tượng của chính họ.) Có quan niệm nào trong những tưởng tượng này không? Quan niệm của họ là gì? (Thưa, đó là khi thực hành như vậy, họ có thể được Đức Chúa Trời khen ngợi.) Đây là một quan niệm. Cách lĩnh hội như vậy có đúng đắn không? (Thưa, không.) Vậy là chúng ta đã có được định nghĩa và kết quả: khi ngươi sống dựa vào quan niệm và tưởng tượng như vậy, ngươi không phải là đang thực hành lẽ thật.

Đến đây, các ngươi cũng đã suy ngẫm tương đối về chủ đề “Rốt cuộc thì con người dựa vào điều gì để sống”, và về cơ bản các ngươi đã biết nội dung nào sẽ được thông công trong chủ đề này rồi. Vậy hãy cùng nói về vài kiểu tình trạng. Hãy lắng nghe cho kỹ, vừa nghe vừa suy ngẫm. Mục đích của việc suy ngẫm này là gì? Đó là để so sánh những tình trạng Ta nói đến với tình trạng của chính ngươi, để nắm bắt chúng và để biết rằng ngươi có những kiểu tình trạng và vấn đề đó, sau đó tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng, nỗ lực sống dựa vào lẽ thật thay vì đủ thứ hoàn toàn không liên quan đến lẽ thật. “Rốt cuộc thì con người dựa vào điều gì để sống” là chủ đề liên quan đến nhiều nội dung, hãy cùng bắt đầu với ân tứ. Một số người có tài hùng biện và giỏi ăn nói. Họ có thể nói chuyện và tương tác với mọi người theo kiểu uốn ba tấc lưỡi, miệng mồm lanh lợi, và họ là người tư duy rất nhanh. Trong mọi tình huống, họ đều biết chính xác phải nói gì. Trong nhà Đức Chúa Trời, họ cũng thực hiện bổn phận với khả năng uốn ba tấc lưỡi và tư duy nhanh nhạy của mình. Thông qua cái miệng khéo ăn khéo nói của họ, các vấn đề bình thường sẽ không còn là vấn đề nữa, họ dường như có thể giải quyết không ít vấn đề. Với đầu óc sáng suốt, cộng thêm có chút từng trải trong xã hội và chút kiến thức, họ có thể thấy rõ sự tình với bất kỳ chuyện bình thường nào xảy đến; họ chỉ cần nói dăm ba câu là đã giải quyết được vấn đề. Mọi người ngưỡng mộ họ, nghĩ rằng: “Người ta gặp phải chuyện gì thì cũng chỉ cần dăm ba câu là có thể giải quyết được, tại sao mình không thể nhỉ?”. Họ cũng cảm thấy rất hài lòng về bản thân: “Anh xem, Đức Chúa Trời ban cho tôi khả năng hùng biện và miệng mồm lanh lợi này, đầu óc thông minh này, có kiến thức và phản ứng cũng nhanh, nên chẳng có gì mà tôi không xử lý được!”. Và vấn đề nảy sinh ở chỗ này. Một người miệng mồm lanh lợi, tư duy nhanh nhạy có thể sử dụng những sở trường và tài năng của họ để thực hiện một số bổn phận, và trong quá trình thực hiện bổn phận, họ đã giải quyết một số vấn đề hoặc làm vài việc cho nhà Đức Chúa Trời, nhưng nếu xem xét chi tiết mọi việc họ làm, ngươi sẽ phải đặt ra một dấu chấm hỏi rằng liệu mọi việc họ làm có phù hợp với lẽ thật không, có phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật không và có đạt đến mức thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời không. Những người như thế thường không hiểu lẽ thật hoặc cách hành động phù hợp với lẽ thật, nhưng họ vẫn thực hiện bổn phận. Nhưng dù có thực hiện tốt bổn phận đến đâu thì họ đang dựa vào điều gì? Ngọn nguồn của việc họ thực hiện bổn phận là gì? Đó chính là tư duy, kiến thức và khả năng uốn ba tấc lưỡi của họ. Trong các ngươi có ai như thế này không? (Thưa, có.) Người sống dựa vào đầu óc, IQ cao hoặc miệng mồm lanh lợi có biết liệu việc họ làm có phù hợp với nguyên tắc lẽ thật hay không? (Thưa, không.) Các ngươi có nguyên tắc khi hành động không? Hay nói cách khác, khi hành động, các ngươi làm theo triết lý của Sa-tan, theo đầu óc mình, theo trí thông minh và sự khôn ngoan của chính mình, hay là các ngươi làm theo lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc lẽ thật? Nếu các ngươi luôn hành động theo triết lý của Sa-tan, theo sở thích và lối suy nghĩ của chính mình, thì như vậy là hành động không có nguyên tắc! Nhưng nếu các ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật và hành động theo lời Đức Chúa Trời, theo các nguyên tắc lẽ thật, thì đó mới là hành động có nguyên tắc. Trong cách nói năng và hành động của các ngươi hiện tại có gì đi ngược lại lẽ thật không? Các ngươi có đi ngược lại nguyên tắc không? Các ngươi có biết không? (Thưa, thỉnh thoảng chúng con có biết.) Những lúc đó, các ngươi làm gì? (Thưa, chúng con cầu nguyện với Đức Chúa Trời, hạ quyết tâm ăn năn và thề với Đức Chúa Trời rằng chúng con sẽ không bao giờ hành động như vậy nữa.) Và lần sau có chuyện tương tự xảy đến, các ngươi lại hành động như vậy và lại hạ quyết tâm à? (Thưa, vâng.) Các ngươi luôn dựa vào việc hạ quyết tâm mỗi khi có chuyện xảy đến – vậy sau khi đã hạ quyết tâm, rốt cuộc các ngươi có đưa lẽ thật vào thực hành không? Rốt cuộc các ngươi có hành động theo nguyên tắc không? Trong lòng các ngươi có hiểu rõ chưa? Nhiều người không tìm kiếm lẽ thật khi có chuyện xảy đến, mà sống dựa vào mưu mẹo vặt, dựa vào ân tứ của mình. Có phải việc sở hữu đầu óc sáng suốt và biết ăn nói là kiểu ân tứ duy nhất trên đời không? Còn những biểu hiện nào khác của việc sống dựa vào ân tứ nữa không? Chẳng hạn như có những người rất thích hát, và nghe một bài hát hai ba lần thôi là có thể hát được cả bài. Vì thế, họ có bổn phận về khía cạnh này, và họ cho rằng bổn phận này là do Đức Chúa Trời giao phó. Cảm nhận này là đúng và chuẩn xác. Trong vài năm sau đó, họ học được không ít bài thánh ca, và họ càng hát càng hay. Tuy nhiên, có một vấn đề mà họ không biết. Đó là gì? Họ hát ngày càng hay hơn, và họ xem ân tứ này như sự sống của mình. Chẳng phải như vậy là sai lầm sao? Họ sống dựa vào ân tứ của mình mỗi ngày, và khi hát thánh ca mỗi ngày, họ tin rằng mình đã có được sự sống, nhưng chẳng phải đó chỉ là ảo giác của con người sao? Ngay cả khi ngươi xúc động khi hát, những người khác thưởng thức và hưởng lợi khi nghe, thì nó có thể chứng tỏ ngươi đã có được sự sống không? Khó nói lắm. Điều đó tùy thuộc vào mức độ hiểu lẽ thật của ngươi, liệu ngươi có thể thực hành lẽ thật hay không, liệu ngươi có nguyên tắc trong hành động và bổn phận hay không, và liệu ngươi có chứng ngôn trải nghiệm thực sự hay không. Chỉ từ những khía cạnh này mới có thể đánh giá liệu con người có thực tế lẽ thật hay không. Nếu thật sự có thực tế lẽ thật, thì đây là người có sự sống, nhất là những người có thể kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác thì mới là người có sự sống, người có thể thực sự yêu kính và thuận phục Đức Chúa Trời thì mới là người có sự sống. Nếu con người có ân tứ và sở trường, lại đạt kết quả tốt trong bổn phận, nhưng không mưu cầu lẽ thật mà chỉ sống dựa vào ân tứ của mình, khoe khoang thâm niên và không bao giờ chịu phục ai, người như vậy có thể có sự sống được không? Mấu chốt của việc con người có sự sống hay không là họ có thực tế lẽ thật hay không. Làm sao để người có sở trường và ân tứ có thể đạt được lẽ thật? Làm sao để họ có thể sống mà không dựa trên ân tứ? Làm sao để họ có thể thoát khỏi cách sống như vậy? Họ phải tìm kiếm lẽ thật. Trước hết, họ phải hiểu rõ sự khác biệt giữa ân tứ là gì và sự sống là gì. Khi ai đó có ân tứ hoặc sở trường, điều đó có nghĩa rằng họ bẩm sinh giỏi hoặc có sở trường trong một khía cạnh nào đó hơn so với người khác. Chẳng hạn như ngươi có thể phản ứng nhanh hơn người khác một chút, lĩnh hội nhanh hơn người khác một chút, có thể nắm bắt một số kỹ năng nghiệp vụ, hoặc có thể là người diễn thuyết hùng biện, v.v.. Đây là những ân tứ và sở trường của con người. Nếu ngươi có những sở trường và thế mạnh trong một khía cạnh nào đó, thì cách ngươi biết và tiếp cận chúng rất quan trọng. Nếu ngươi cho rằng sở trường và ân tứ của mình là không ai có thể thay thế được, rằng việc ngươi thực hiện bổn phận bằng ân tứ và sở trường của mình chính là đang thực hành lẽ thật, thì quan điểm này đúng hay sai? (Thưa, sai.) Tại sao ngươi nói là sai? Rốt cuộc thì sở trường và ân tứ là gì? Ngươi nên hiểu, sử dụng và tiếp cận chúng như thế nào? Thực tế là dù ngươi có ân tứ hay sở trường nào đi nữa, nó cũng không đồng nghĩa với việc ngươi có lẽ thật và sự sống. Nếu con người có những ân tứ và tài năng trong khía cạnh nào thì họ cũng sẽ thích hợp thực hiện bổn phận trong khía cạnh đó, nhưng nó không đồng nghĩa với việc họ đang thực hành lẽ thật, cũng không đồng nghĩa với việc họ đang hành sự theo nguyên tắc. Chẳng hạn như nếu ngươi có ân tứ thiên bẩm là ca hát, thì khả năng ca hát của ngươi có tương ứng với thực hành lẽ thật không? Nó có đồng nghĩa với việc ngươi hát theo nguyên tắc không? Không. Ví dụ: giả sử ngươi có tài năng thiên bẩm về ngôn từ và giỏi viết lách. Nếu ngươi không hiểu lẽ thật, thì những thứ ngươi viết ra có thể phù hợp với lẽ thật được không? Nó có đồng nghĩa với việc ngươi có chứng ngôn trải nghiệm không? (Thưa, không.) Do đó, ân tứ và sở trường khác với lẽ thật, không thể đánh đồng. Cho dù ngươi có ân tứ gì đi nữa, nếu không mưu cầu lẽ thật, ngươi sẽ không thực hiện tốt bổn phận được. Có những người hay phô trương ân tứ và thường cảm thấy mình giỏi hơn người khác, thế là họ xem thường người khác và không sẵn lòng hợp tác với người khác khi thực hiện bổn phận. Họ luôn muốn là người quyết định, và kết quả là họ thường xuyên đi ngược lại với nguyên tắc khi thực hiện bổn phận, hiệu quả công việc cũng rất kém. Ân tứ đã khiến họ kiêu ngạo và tự nên công chính, khiến họ xem thường người khác, khiến họ luôn cảm thấy mình giỏi hơn người, không ai giỏi bằng mình, vì thế mà trở nên tự mãn. Chẳng phải những người này bị hủy hoại bởi ân tứ của mình sao? Sự thật chính là như vậy. Người có ân tứ và sở trường dễ trở nên kiêu ngạo và tự nên công chính nhất. Nếu họ không mưu cầu lẽ thật và luôn sống dựa vào ân tứ của mình thì rất nguy hiểm. Cho dù con người thực hiện bổn phận nào trong nhà Đức Chúa Trời, cho dù họ sở trường ở khía cạnh nào, nếu không mưu cầu lẽ thật, chắc chắn họ sẽ không làm tốt bổn phận được. Con người có ân tứ và sở trường ở khía cạnh nào thì phải thực hiện tốt bổn phận ở khía cạnh đó. Nếu họ cũng có thể hiểu lẽ thật và đạt đến việc hành sự theo nguyên tắc, thì ân tứ và sở trường của họ sẽ phát huy vai trò trong khi thực hiện bổn phận đó. Người không tiếp nhận lẽ thật và không tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, mà chỉ dựa vào ân tứ của mình để hành sự sẽ không đạt được kết quả gì khi thực hiện bổn phận và có nguy cơ bị đào thải. Đây là một ví dụ: có những người có tài viết lách, nhưng lại không hiểu lẽ thật và những thứ họ viết ra không có chút thực tế lẽ thật nào, chúng có thể có tính xây dựng gì cho người khác chứ? Hiệu quả còn không bằng một người vô học nhưng hiểu lẽ thật nói về chứng ngôn của mình. Nhiều người sống trong ân tứ và nghĩ rằng mình là nhân vật hữu ích trong nhà Đức Chúa Trời. Nhưng các ngươi nói xem, nếu họ không bao giờ mưu cầu lẽ thật, liệu họ còn có giá trị nữa không? Nếu con người có ân tứ và sở trường nhưng lại không có nguyên tắc lẽ thật, liệu họ có thể thực hiện tốt bổn phận được không? Bất kỳ ai thực sự nhìn thấu và hiểu vấn đề này sẽ biết nên tiếp cận ân tứ và sở trường thế nào. Ngươi nên làm gì nếu có tình trạng luôn khoe khoang ân tứ của mình và nghĩ rằng mình có thực tế lẽ thật, rằng mình giỏi hơn người khác, xem thường họ trong lòng? Ngươi cần phải tìm kiếm lẽ thật; ngươi phải nhìn thấu thực chất của việc khoe khoang ân tứ. Chẳng phải khoe khoang ân tứ là quá ngu muội, vô tri sao? Nếu ai đó biết ăn nói thì điều đó có đồng nghĩa họ có thực tế lẽ thật không? Có ân tứ có đồng nghĩa người ta có lẽ thật và sự sống không? Chẳng phải người phô trương ân tứ của mình dù không hề có chút thực tế nào thật trơ trẽn sao? Nếu nhìn thấu những điều này, họ sẽ không khoe khoang nữa. Còn một vấn đề khác: khó khăn lớn nhất mà những người có chút ân tứ và sở trường này phải đối mặt là gì? Các ngươi có dạng trải nghiệm hoặc thể nghiệm này không? (Thưa, khó khăn lớn nhất của họ là luôn cho rằng mình giỏi hơn người, giỏi về mọi mặt. Họ quá kiêu ngạo và tự đại, xem thường tất cả mọi người. Những người như thế không dễ tiếp nhận và thực hành lẽ thật.) Một mặt là vậy. Còn gì nữa? (Thưa, họ rất khó buông bỏ ân tứ và sở trường của mình. Họ luôn cho rằng mình có thể giải quyết nhiều vấn đề bằng cách vận dụng ân tứ và sở trường. Căn bản là họ không biết cách nhìn nhận mọi sự theo lẽ thật.) (Thưa, những người có ân tứ luôn cho rằng mình có thể tự xử lý mọi chuyện, nên khi có chuyện xảy đến, họ rất khó nương cậy vào Đức Chúa Trời và không sẵn lòng tìm kiếm lẽ thật.) Những điều các ngươi đang nói là sự thật, không sai chút nào. Những người có ân tứ và sở trường cho rằng mình rất thông minh, mình hiểu mọi thứ – nhưng họ không biết rằng ân tứ và sở trường không đại diện cho lẽ thật, không liên quan gì đến lẽ thật. Khi con người hành động dựa vào ân tứ và tưởng tượng của mình, thì cách nghĩ và quan điểm của họ thường đi ngược lại lẽ thật – nhưng họ lại không thể nhìn thấu điều này, mà vẫn nghĩ rằng: “Thấy tôi thông minh chưa, sự lựa chọn của tôi sáng suốt biết mấy! Sự quyết đoán của tôi thật anh minh! Mấy người làm sao đủ trình độ”. Họ mãi sống trong tình trạng tự luyến và tự đề cao mình. Họ rất khó lắng lòng và suy ngẫm xem Đức Chúa Trời yêu cầu gì nơi họ, lẽ thật là gì và các nguyên tắc lẽ thật là gì. Vì thế, họ rất khó hiểu được lẽ thật, và cho dù thực hiện bổn phận thì họ cũng không thể thực hành lẽ thật, nên cũng rất khó bước được vào thực tế lẽ thật. Tóm lại, nếu con người không thể mưu cầu lẽ thật và tiếp nhận lẽ thật, thì dù có ân tứ hay sở trường nào đi nữa, họ cũng không thể thực hiện tốt bổn phận được – đây là điều chắc chắn, không thể nghi ngờ.

Có thể coi ân tứ và sở trường là cùng một loại. Có những sở trường nào? Một số người đặc biệt tinh thông một loại kỹ thuật nào đó. Chẳng hạn như một số nam giới thích nghịch thiết bị điện, một số khá giỏi về kỹ thuật điện tử, nói đến sử dụng lập trình hay bất kỳ phần mềm nào bên trong là họ như cá gặp nước. Họ có thể làm chủ và ghi nhớ những thứ này rất nhanh – nghĩa là khả năng hiểu và ghi nhớ những thứ này của họ là vượt bậc. Đây chính là sở trường. Có những người giỏi học ngôn ngữ. Bất kể học ngôn ngữ nào, họ cũng học rất nhanh và trí nhớ vượt xa người thường. Có những người giỏi ca hát, nhảy múa hoặc nghệ thuật, có những người giỏi trang điểm, diễn xuất, lại có những người có thể làm đạo diễn, v.v.. Bất kể sở trường thuộc khía cạnh nào, chỉ cần con người tham gia vào một loại công việc là sẽ liên quan đến chủ đề “Rốt cuộc thì con người dựa vào điều gì để sống”. Tại sao chúng ta cần phải mổ xẻ ân tứ và sở trường của con người? Bởi vì con người ai cũng thích việc sống dựa vào ân tứ và sở trường của mình, và con người coi chúng như vốn liếng, như sinh kế, như sự sống, và như giá trị, mục tiêu mưu cầu cũng như ý nghĩa của việc họ sống. Con người cảm thấy việc họ dựa vào những thứ đó để sống là lẽ đương nhiên và xem chúng như một phần không thể thiếu trong sự sống của họ. Gần như tất cả con người ngày nay đều sống dựa vào ân tứ và sở trường của mình. Mỗi người trong các ngươi sống dựa vào ân tứ thuộc khía cạnh nào? (Thưa, con nghĩ là mình có ân tứ về ngôn ngữ. Cho nên con rao truyền phúc âm bằng ân tứ đó – khi con nói chuyện với ai đó đang tìm hiểu về con đường thật, con có thể rút ngắn khoảng cách với họ và họ sẵn lòng nghe những lời con nói.) Thế việc ngươi có ân tứ này là tốt hay không tốt? (Thưa, giờ đây sau khi nghe mối thông công của Đức Chúa Trời, con nghĩ rằng ân tứ này sẽ cản trở việc tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật của con.) Ý ngươi là việc có ân tứ về ngôn ngữ là không tốt và ngươi sẽ không muốn sử dụng ân tứ này nữa, phải không? (Thưa, không phải.) Vậy ý ngươi là gì? Bây giờ các ngươi cần phải hiểu trọng tâm của chủ đề chúng ta nói đến hôm nay là gì, nó sẽ giải quyết những vấn đề nào của các ngươi, sống dựa trên ân tứ sai chỗ nào, đúng chỗ nào. Các ngươi phải rõ về những điều này. Nếu ngươi không hiểu rõ những điều này, nếu sau khi nói đã đời xong mà cuối cùng ngươi vẫn cảm thấy những cái đúng là sai, những cái sai cũng là sai, và mọi việc ngươi làm đều sai, thì liệu ngươi có thể giải quyết được vấn đề sống dựa trên ân tứ của mình không? (Thưa, không thể. Khi dựa vào ân tứ về ngôn ngữ của mình để rao truyền phúc âm, con nghĩ rằng ý định của mình không phải là để làm tốt bổn phận nhằm làm hài lòng Đức Chúa Trời, mà thay vào đó là để khoe khoang, tự ngưỡng mộ mình và cảm thấy hài lòng về mình.) Ngươi vừa nói ra việc sống dựa vào ân tứ của mình sai ở chỗ nào. Ngươi cho rằng ân tứ này là vốn liếng của ngươi, một sự hiện thực hóa giá trị bản thân của ngươi, và những tư tưởng này cũng như xuất phát điểm này là sai. Làm thế nào để ngươi giải quyết vấn đề này? (Thưa, con cần phải biết rằng ân tứ của mình chỉ là một công cụ để thực hiện bổn phận. Mục đích sử dụng ân tứ của mình là để làm tốt bổn phận và hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời.) Chẳng lẽ sau khi suy nghĩ theo cách này thì ngươi sẽ có thể đạt đến việc thực hành lẽ thật sao? (Thưa, con không thể.) Vậy làm thế nào để ngươi có thể đạt đến việc thực hành lẽ thật và không sống dựa vào những ân tứ này? Nếu trong khi thực hiện bổn phận của mình, ngươi đang sử dụng ân tứ để khoe khoang kỹ năng và bản lĩnh cá nhân, thì ngươi đang sống dựa trên ân tứ. Tuy nhiên, nếu ngươi sử dụng ân tứ và tri thức mà mình nắm vững được để làm tốt bổn phận và thể hiện sự trung thành của mình, thì ngươi có thể thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời và đạt được kết quả Đức Chúa Trời yêu cầu. Và nếu ngươi suy ngẫm xem nên nói như thế nào, nói gì để có thể làm chứng tốt hơn cho Đức Chúa Trời và giúp con người hiểu và rõ hơn về công tác mà Đức Chúa Trời đang thực hiện, cuối cùng giúp con người tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời, thì ngươi đang thực hành lẽ thật. Có sự khác biệt ở đây không? (Thưa, có.) Các ngươi đã bao giờ quên hết tất cả trong khi phô trương ân tứ, sở trường hoặc khả năng của mình, và quên mất rằng mình đang thực hiện bổn phận, thay vào đó lại thể hiện trước người khác, giống người ngoại đạo không? Có tình huống như vậy chưa? (Thưa, rồi.) Vậy trong những tình huống này, tình trạng bên trong của con người như thế nào? Đó là tình trạng phóng túng, không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, không có sự ràng buộc bản thân hay cảm giác tội lỗi nào, hơn nữa cũng không có mục tiêu hay nguyên tắc trong lòng khi hành sự, và đã đánh mất tôn nghiêm cùng thể thống cơ bản mà một Cơ Đốc nhân phải có. Nó biến thành gì? Nó biến thành khoe khoang kỹ năng và bán nhân cách. Trong quá trình thực hiện bổn phận, ngươi có thường xuyên rơi vào tình trạng chỉ lo phát huy sở trường và ân tứ của mình, mà không tìm kiếm lẽ thật không? Khi ở trong tình trạng như vậy, ngươi có ý thức được không? Ngươi có thể quay đầu được không? Nếu có thể nhận ra và quay đầu, thì ngươi sẽ có thể đạt đến việc thực hành lẽ thật. Nhưng nếu ngươi luôn như thế này và rơi vào tình trạng này hết lần này đến lần khác trong một thời gian dài, thì ngươi là người sống hoàn toàn dựa vào ân tứ và không hề thực hành lẽ thật. Các ngươi nói xem, sự ràng buộc bản thân của các ngươi đến từ đâu? Sức mạnh của sự ràng buộc bản thân được quyết định bởi điều gì? Nó được quyết định bởi mức độ yêu lẽ thật và mức độ căm ghét những thứ tà ác và tiêu cực của các ngươi. Khi đã hiểu lẽ thật, ngươi sẽ không muốn hành ác; và khi căm ghét những thứ tiêu cực, ngươi cũng sẽ không muốn hành ác – và như thế, ý thức ràng buộc bản thân được sinh ra. Người không yêu lẽ thật không thể nào căm ghét những thứ tà ác được. Đó là lý do tại sao họ không có ý thức ràng buộc bản thân, thế là họ phóng túng mà không có sự ràng buộc nào. Họ tùy ý làm bậy, làm bao nhiêu chuyện ác cũng chẳng mảy may quan tâm.

Người sống dựa vào ân tứ của mình còn có một kiểu tình trạng nữa. Dù có sở trường, ân tứ hay kỹ năng nào đi nữa, nếu con người chỉ làm việc và ra sức mà không bao giờ tìm kiếm lẽ thật, cũng chẳng cố gắng nắm bắt tâm ý của Đức Chúa Trời, như thể khái niệm thực hành lẽ thật không tồn tại trong lòng họ, và xuất phát điểm duy nhất của họ chỉ là hoàn thành công việc, làm xong nhiệm vụ, thì chẳng phải đây là sống hoàn toàn dựa vào ân tứ và sở trường, dựa vào tài năng và kỹ năng của bản thân sao? Trong đức tin nơi Đức Chúa Trời, họ chỉ muốn ra sức để có thể có được phước lành, và mang ân tứ, kỹ năng của bản thân ra đổi chác để lấy phước lành của Đức Chúa Trời. Đây là tình trạng của hầu hết con người. Nhất là khi nhà Đức Chúa Trời giao cho họ một loại công việc sự vụ nào đó, đa số mọi người đều thực hiện công việc với quan điểm như vậy, tức là chỉ ra sức. Nói cách khác, họ muốn dựa vào việc ra sức để đạt được mục đích của mình, đôi khi động miệng hoặc động con mắt, đôi khi động tay hoặc động chân. Họ cho rằng làm như vậy là họ đã cống hiến rất nhiều. Đây chính là sống dựa vào ân tứ. Tại sao chúng ta lại nói rằng sống dựa vào ân tứ và sở trường của mình là ra sức chứ không phải là thực hiện bổn phận, càng không phải là thực hành lẽ thật? Có sự khác biệt ở đây. Chẳng hạn như giả sử nhà Đức Chúa Trời giao cho ngươi một nhiệm vụ, và sau khi nhận nhiệm vụ này, ngươi suy nghĩ cách hoàn thành nhiệm vụ mau chóng nhất có thể để báo cáo lại cho lãnh đạo và được khen ngợi. Thậm chí ngươi có thể có thái độ khá nghiêm túc và đặt ra kế hoạch từng bước, nhưng ngươi chỉ chú trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ và làm để cho người khác nhìn vào. Hoặc ngươi có thể đặt ra tiêu chuẩn cho mình trong khi làm, suy nghĩ cách thực hiện nhiệm vụ sao cho mình cảm thấy vui và thỏa mãn, sao cho đạt đến mức độ hoàn mỹ mà ngươi mưu cầu. Bất kể ngươi đặt ra tiêu chuẩn thế nào, nếu những việc ngươi làm không liên quan gì đến lẽ thật, nếu trước khi làm, ngươi không tìm kiếm lẽ thật và đi đến chỗ hiểu cũng như xác nhận yêu cầu của Đức Chúa Trời, và nếu thay vào đó ngươi làm một cách mù quáng và đại khái, thì đó đều là ra sức. Đây là làm việc dựa vào đầu óc, ân tứ, tài năng và kỹ năng của bản thân trong khi mang tư duy mơ tưởng. Hậu quả của kiểu làm việc này là gì? Có thể ngươi sẽ hoàn thành nhiệm vụ và không ai soi ra được bất kỳ vấn đề nào. Bản thân ngươi cũng rất vui, nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thứ nhất, ngươi không hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời. Thứ hai, ngươi không làm hết lòng, hết trí khôn và hết sức mình; lòng ngươi không tìm kiếm lẽ thật. Nếu ngươi tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật và tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời, thì việc thực hiện nhiệm vụ của ngươi đã đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa ngươi cũng đã có thể bước vào thực tế lẽ thật và đã có thể hiểu chính xác rằng những việc mình làm là hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Nhưng nếu ngươi không dốc lòng vào đó mà thực hiện nhiệm vụ theo kiểu đại khái, thì dù đã hoàn thành công việc, làm xong nhiệm vụ, trong lòng ngươi cũng không biết được mình đã làm tốt đến đâu, ngươi sẽ không có bất kỳ tiêu chuẩn nào, và sẽ không biết liệu nhiệm vụ có được thực hiện hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời hoặc lẽ thật hay không. Như vậy không phải là ngươi đang thực hiện bổn phận, mà là đang đem sức lực phục vụ.

Người tin Đức Chúa Trời đều phải hiểu tâm ý của Ngài. Chỉ những người làm tốt bổn phận của mình mới có thể làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, và chỉ có hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời thì mới là thực hiện bổn phận một cách đạt tiêu chuẩn. Có tiêu chuẩn cho việc hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus từng phán: “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi”. “Kính mến Đức Chúa Trời” là một khía cạnh trong những điều Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người. Yêu cầu này phải được thể hiện ở đâu? Ở việc phải hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời. Đưa vào thực tế chính là việc phải làm tốt bổn phận của con người. Vậy tiêu chuẩn để làm tốt bổn phận của mình là gì? Đó chính là yêu cầu của Đức Chúa Trời, rằng ngươi phải làm tốt bổn phận của mình với tư cách loài thọ tạo một cách hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức. Điều này chắc là dễ hiểu. Để đạt đến yêu cầu của Đức Chúa Trời, ngươi chủ yếu cần phải dốc lòng vào bổn phận của mình. Dốc lòng được rồi thì sẽ dễ đạt đến những việc còn lại là làm hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức. Nếu ngươi thực hiện bổn phận chỉ dựa vào những tưởng tượng của đầu óc và dựa vào ân tứ của mình, liệu ngươi có thể đạt đến yêu cầu của Đức Chúa Trời được không? Tuyệt đối là không. Vậy để hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời, làm tốt bổn phận và có lòng trung thành thì phải đạt đến tiêu chuẩn nào? Đó là phải thực hiện bổn phận hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức mình. Muốn làm tốt bổn phận mà không có lòng yêu kính Đức Chúa Trời thì không được. Nếu lòng yêu kính Đức Chúa Trời của ngươi ngày càng mãnh liệt và chân thật hơn thì ngươi sẽ tự nhiên có thể làm tốt bổn phận một cách hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức mình. Hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức – cuối cùng mới là “hết sức”, đầu tiên phải là “hết lòng”. Nếu ngươi đang không thực hiện bổn phận hết lòng, làm sao ngươi có thể làm hết sức được? Vậy nên chỉ hết sức thôi thì sẽ không đạt được kết quả, cũng không thể đạt đến nguyên tắc. Điều quan trọng nhất Đức Chúa Trời yêu cầu là gì? (Thưa, là hết lòng.) Bất kể Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi bổn phận hay việc gì, nếu ngươi chỉ ra sức, bôn ba và bán sức lao động, liệu ngươi có thể phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật được không? Liệu ngươi có thể hành động hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời được không? (Thưa, không.) Vậy làm sao để có thể đạt đến việc hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời? (Thưa, phải làm hết lòng.) Từ “hết lòng” nói thì dễ, con người cũng hay nói, vậy làm sao để có thể làm hết lòng? Một số người nói: “Khi làm việc thì dốc lòng hơn một chút, bỏ nhiều công sức vào hơn một chút, suy ngẫm nhiều hơn. Ngoài ra, trong lòng đừng nghĩ gì khác, chỉ nghĩ đến việc làm sao để xử lý công việc, chẳng phải như vậy là được rồi sao?”. Có đơn giản như vậy không? (Thưa, không.) Vậy thì hãy cùng nói về một vài nguyên tắc thực hành cơ bản. Theo các nguyên tắc các ngươi thường thực hành hoặc tuân thủ, để đạt đến việc hết lòng thì đầu tiên các ngươi phải làm gì? Phải vận dụng hết tâm tư của mình, dùng tinh lực của mình, dốc lòng làm và không được qua loa chiếu lệ. Nếu con người không thể làm hết lòng, thì họ đã đánh mất lòng mình, mà điều đó cũng giống như đánh mất tâm hồn mình, nói chuyện mà tư tưởng không tập trung, họ sẽ không bao giờ dốc lòng khi hành sự, và làm gì cũng không chú tâm. Kết quả là họ sẽ không thể xử lý tốt mọi việc được. Nếu ngươi không thực hiện bổn phận hết lòng và không dốc hết lòng vào đó, vậy thì không phải là làm tốt bổn phận. Dù ngươi có thực hiện bổn phận được mấy năm thì cũng không thể đạt đến tiêu chuẩn. Ngươi không thể làm tốt bất kỳ việc gì nếu không dốc lòng vào đó. Một số người làm việc không đâu vào đâu, họ luôn thất thường, mơ tưởng xa vời, không biết để lòng mình lạc ở nơi nào rồi. Những người như vậy có lòng không? Các ngươi làm thế nào để biết người ta có lòng hay không? Các ngươi nói xem, nếu ai đó tin Đức Chúa Trời mà lại hiếm khi đọc lời Ngài, thì họ có lòng không? Nếu họ không bao giờ cầu nguyện với Đức Chúa Trời dù chuyện gì xảy đến, thì họ có lòng không? Nếu họ không bao giờ tìm kiếm lẽ thật dù phải đối mặt với khó khăn nào, thì họ có lòng không? Có những người thực hiện bổn phận trong nhiều năm mà không đạt được bất kỳ kết quả rõ ràng nào, thì họ có lòng không? (Thưa, không.) Người không có lòng có thể làm tốt bổn phận được không? Làm sao để con người thực hiện bổn phận hết lòng? Trước hết, ngươi phải nghĩ đến trách nhiệm. “Đây là trách nhiệm của tôi, tôi phải gánh vác được nó. Tôi không được lâm trận bỏ chạy. Tôi phải làm tốt bổn phận của mình và trình lên với Đức Chúa Trời”. Như vậy nghĩa là ngươi có cơ sở lý luận. Nhưng chỉ có cơ sở lý luận thôi thì có đồng nghĩa với hết lòng? (Thưa, không.) Ngươi vẫn còn lâu mới đạt đến được yêu cầu của Đức Chúa Trời là phải bước vào thực tế lẽ thật và thực hiện bổn phận hết lòng. Vậy rốt cuộc thì như thế nào là hết lòng? Làm sao để đạt đến chỗ thực hiện bổn phận hết lòng? Trước hết, ngươi cần phải suy nghĩ: “Mình đang thực hiện bổn phận này cho ai? Mình làm cho Đức Chúa Trời, cho hội thánh, hay cho một người nào đó?”. Phải nghiền ngẫm chuyện này cho rõ ràng. Ngoài ra: “Ai giao phó bổn phận này cho mình? Đức Chúa Trời, hay là lãnh đạo hoặc hội thánh nào đó?”. Điều này cũng cần phải làm rõ. Đừng thấy đây là chuyện nhỏ, ngươi vẫn phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết nó. Nói Ta nghe, có phải bổn phận của các ngươi là do lãnh đạo, chấp sự nào đó hoặc hội thánh nào đó giao phó cho các ngươi không? (Thưa, không phải.) Tốt, chỉ cần ngươi chắc chắn trong lòng về điều đó là được. Ngươi phải nhận định được rằng chính Đức Chúa Trời đã giao phó bổn phận cho ngươi. Tuy là bề ngoài dường như nó được giao cho ngươi bởi lãnh đạo hội thánh, nhưng trên thực tế, hết thảy đều đến từ sự an bài của Đức Chúa Trời. Cho dù có những thời điểm rõ ràng là nó đến từ ý muốn của con người, nhưng ngay cả khi đó, ngươi vẫn phải đón nhận nó từ Đức Chúa Trời. Đó mới là cách trải nghiệm đúng đắn. Nếu ngươi đón nhận từ Đức Chúa Trời và chủ tâm thuận phục sự an bài của Ngài, đến tiếp nhận sự ủy thác của Ngài – nếu ngươi trải nghiệm như vậy, thì ngươi sẽ có được sự dẫn dắt và công tác của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi luôn tin rằng mọi sự đều do con người làm và đến từ con người, nếu ngươi trải nghiệm mọi sự theo cách này, thì ngươi sẽ không có được phước lành của Đức Chúa Trời hay công tác của Ngài, bởi vì lòng dạ ngươi quá hẹp hòi và ngươi không có hiểu biết thuộc linh. Ngươi không có tâm thái đúng đắn. Nếu nhìn nhận mọi sự bằng những quan niệm và tưởng tượng của con người, ngươi sẽ không có công tác của Đức Thánh Linh, bởi vì Đức Chúa Trời tể trị mọi sự. Bất kể ai được nhà Đức Chúa Trời sắp xếp cho thực hiện bất kể loại nhiệm vụ nào, nó cũng đều đến từ sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời, và có ý tốt của Đức Chúa Trời trong đó. Ngươi phải biết điều này đầu tiên. Thấy rõ được chuyện này là rất quan trọng; chỉ hiểu đạo lý thôi là chưa đủ. Ngươi phải nhận định trong lòng rằng: “Bổn phận này là do Đức Chúa Trời giao phó cho mình. Mình đang thực hiện bổn phận hướng về Đức Chúa Trời, không phải cho chính mình, không phải cho bất kỳ ai khác. Đây là bổn phận của mình với tư cách loài thọ tạo, và là do Đức Chúa Trời giao phó cho mình”. Vì bổn phận này là do Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi, vậy Ngài giao phó cho ngươi như thế nào? Có phải là nó liên quan đến việc làm hết lòng không? Có phải tìm kiếm lẽ thật không? Ngươi phải tìm kiếm lẽ thật, các yêu cầu, tiêu chuẩn và nguyên tắc của bổn phận được Đức Chúa Trời giao phó, cũng như những điều lời Đức Chúa Trời phán dạy. Nếu lời Ngài phán rất rõ ràng rồi, thì đó là lúc ngươi phải suy ngẫm làm sao để thực hành và hiện thực hóa chúng. Ngươi cũng phải thông công với những người hiểu lẽ thật, sau đó làm theo yêu cầu của Đức Chúa Trời. Đó mới là làm hết lòng. Ngoài ra, giả sử trước khi thực hiện bổn phận, ngươi tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời, hiểu được lẽ thật và biết nên làm gì, nhưng đến lúc làm thì lại có những sự chênh lệch và mâu thuẫn giữa cách nghĩ riêng của ngươi và các nguyên tắc lẽ thật. Khi điều này xảy ra, ngươi nên làm gì? Ngươi phải giữ vững nguyên tắc thực hiện bổn phận hết lòng, dốc hết lòng vào việc thuận phục và làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, không được có sự uế tạp cá nhân nào, càng không được làm theo ý mình. Một số người nói: “Tôi không quan tâm đến những chuyện này đâu. Dù sao thì bổn phận cũng được giao cho tôi rồi, thế thì tôi phải có quyền quyết định. Quyền chủ động cũng nằm trong tay tôi rồi, tôi muốn làm sao thì làm. Đây cũng là hết lòng mà, vậy có lỗi gì mà anh bới móc?”. Và thế là họ dốc sức một chút vào việc suy nghĩ xem nên làm gì. Tuy rằng cuối cùng công việc cũng hoàn thành, nhưng cách thức thực hành này và tình trạng này có đúng đắn không? Đây có phải là thực hiện bổn phận hết lòng không? (Thưa, không.) Vấn đề ở đây là gì? Đây là kiêu ngạo, chuyên quyền độc đoán và tùy ý làm bậy. Đây có phải là thực hiện bổn phận không? (Thưa, không.) Đây là làm kinh doanh cá nhân, chứ không phải là thực hiện bổn phận. Đây là làm những việc thỏa mãn họ và những việc họ thích dựa theo ý họ, chứ không phải là thực hiện bổn phận hết lòng.

Vừa rồi Ta chủ yếu thông công về sở trường và ân tứ. Những sở trường và ân tứ này có bao gồm tri thức không? Có sự khác biệt nào giữa tri thức và sở trường không? Sở trường đề cập đến kỹ năng. Đó có thể là một lĩnh vực người ta nổi trội hơn người khác, là một phần tố chất nổi trội hơn của họ, những gì họ làm tốt nhất, hoặc là kỹ năng mà họ tương đối thành thạo, thông thạo. Tất cả đều được gọi là sở trường và ân tứ. Vậy tri thức là gì? Rốt cuộc thì tri thức đề cập đến điều gì? Nếu một phần tử trí thức đã học hành trong nhiều năm, đọc nhiều sách nổi tiếng, nghiên cứu rất sâu về một ngành nghề hoặc lĩnh vực tri thức nào đó, đạt được thành quả, và có sự nắm vững cụ thể, chuyên sâu, thì điều này có liên quan đến sở trường và ân tứ không? Có thể xếp tri thức thuộc phạm trù sở trường được không? (Thưa, không.) Giả dụ có ai đó làm việc dựa vào sở trường của mình, có thể họ là người thô thiển, là một nông dân, không có tri thức văn hóa cao, chưa đọc bất kỳ cuốn sách nổi tiếng nào hoặc thậm chí còn đọc không hiểu Kinh Thánh, nhưng vẫn có thể có chút tố chất và khả năng hùng biện. Đây có phải là một sở trường không? (Thưa, phải.) Người này sở hữu một sở trường như vậy. Điều này có đồng nghĩa với việc họ có tri thức không? (Thưa, không.) Vậy rốt cuộc tri thức nghĩa là gì? Nó được định nghĩa thế nào? Chúng ta nói thế này nhé, ví dụ nếu ai đó đã học chuyên môn về giáo dục, thì có phải là họ có tri thức về nghề này không? Những điều như cách giáo dục mọi người, cách truyền đạt tri thức cho người khác, những tri thức cần truyền đạt, v.v.. Họ có tri thức về lĩnh vực này, vậy có phải là họ là một phần tử trí thức trong lĩnh vực này không? Có thể gọi họ là một nhân tài có tri thức trong lĩnh vực này không? (Thưa, có thể gọi là như vậy.) Lấy đó làm ví dụ, nếu ai đó là một phần tử trí thức làm trong ngành giáo dục, thì người như thế thường sẽ làm gì khi làm việc hoặc lãnh đạo hội thánh? Cách làm việc thường lệ của họ là gì? Họ có nói chuyện với mọi người như giáo viên nói chuyện với học sinh không? Giọng điệu họ sử dụng không quan trọng, cái quan trọng là điều họ truyền thụ cho người khác và dạy người khác. Họ đã sống dựa vào tri thức này trong nhiều năm, và tri thức này về cơ bản đã trở thành một phần sự sống của họ, đến mức trong mọi khía cạnh đối nhân xử thế hoặc cuộc sống của họ, ngươi đều có thể thấy bóng dáng của việc họ có tri thức này và sống thể hiện ra tri thức họ có được. Điều này rất thường thấy. Vậy những người như thế này thường dựa vào điều gì để thực hiện công việc? Tri thức họ học được. Ví dụ, giả sử họ nghe ai đó nói: “Tôi không biết đọc lời Đức Chúa Trời. Tôi cầm đó nhưng không biết đọc như thế nào. Nếu tôi không biết đọc lời Đức Chúa Trời, làm thế nào để biết lẽ thật là gì? Nếu tôi không thể đọc lời Ngài, làm thế nào để biết tâm ý của Ngài?”. Họ nói: “Tôi biết cách đấy, tôi có tri thức nên có thể giúp anh. Chương này được chia thành bốn đoạn. Thông thường, nếu một bài văn là dạng tường thuật thì sẽ có sáu yếu tố: thời gian, địa điểm, nhân vật, nguyên nhân sự việc, diễn biến và kết luận. Thời gian xuất bản chương lời Đức Chúa Trời này nằm ở cuối bài, vào tháng 10 năm 2011. Đây là yếu tố đầu tiên. Về nhân vật, chương lời Đức Chúa Trời này xưng ‘Ta’, vì thế ngôi thứ nhất là Đức Chúa Trời, rồi Đức Chúa Trời nói ‘các ngươi’, có nghĩa là nói đến chúng ta. Tiếp theo, nó mổ xẻ tình trạng của một số người; một số người phản nghịch và kiêu ngạo, nghĩa là nói đến những người kiêu ngạo và phản nghịch, không làm công việc thực tế, làm xằng làm bậy, những người xấu xa, kẻ ác. Diễn biến là người ta làm những việc xấu. Ngoài ra còn một số ý khác liên quan đến những khía cạnh khác”. Các ngươi nghĩ sao về cách làm việc này? Việc họ giúp đỡ mọi người đầy yêu thương là điều tốt, nhưng hành động của họ dựa trên cơ sở nào? (Thưa, tri thức.) Tại sao Ta lại đưa ra ví dụ này? Để giúp mọi người hiểu rõ hơn tri thức là gì. Một số người không biết cách đọc lời Đức Chúa Trời, nhưng họ từng đi học và có lẽ học giỏi các môn khoa học nhân văn ở trường, nên có thể mở trang lời Đức Chúa Trời ra đọc và nói: “Chương lời Đức Chúa Trời này bày tỏ hay quá! Trong phần đầu tiên, Đức Chúa Trời đi thẳng vào vấn đề, rồi trong phần thứ hai, giọng điệu có chút oai nghi, thịnh nộ. Trong phần thứ ba, mọi thứ được vạch trần cụ thể, rõ ràng. Lời Đức Chúa Trời phải thế chứ. Phần thứ tư, tổng kết chung, cho con người con đường thực hành. Lời Đức Chúa Trời thật hoàn hảo!”. Kết luận và tóm tắt của họ về lời Đức Chúa Trời có phải là đến từ tri thức không? (Thưa, phải.) Dù ví dụ này có thể không xác đáng lắm, nhưng điều Ta muốn các ngươi hiểu khi nói vậy là gì? Ta muốn các ngươi thấy rõ cái xấu của việc dùng tri thức để tiếp cận lời Đức Chúa Trời. Nó rất ghê tởm. Những người như thế là dựa vào tri thức để đọc lời Đức Chúa Trời, vậy họ có thể dựa vào lẽ thật để hành sự không? (Thưa, không thể.) Chắc chắn là không thể.

Cách hành sự của người sống dựa vào tri thức có đặc điểm gì? Trước hết, họ cho rằng mình có lợi thế nào? Tri thức và học thức của họ, việc họ là phần tử trí thức và việc họ đã làm việc trong những ngành dựa trên tri thức. Phần tử trí thức có phong cách, đặc điểm và kiểu cách của phần tử trí thức khi hành sự, vì vậy họ không khỏi mang điệu bộ tri thức vào những việc mình làm, khiến người khác ngưỡng mộ. Đó là cách làm của phần tử trí thức; họ luôn tập trung vào điệu bộ tri thức. Đừng thấy bên ngoài họ trông thư sinh, mềm yếu, nhưng những thứ bên trong họ chắc chắn không thư sinh hay mềm yếu, và họ luôn có quan điểm riêng về mọi sự. Trong mọi việc, họ luôn muốn thể hiện bản thân, dùng mẹo vặt, phân tích và xử lý mọi việc dựa trên những quan điểm, thái độ và khuôn mẫu tư duy của tri thức. Lẽ thật đối với họ là thứ được thêm vào, là thứ họ không dễ tiếp nhận. Vậy nên, thái độ đầu tiên của người như vậy đối với lẽ thật là phân tích. Cơ sở phân tích của họ là gì? Tri thức. Ta sẽ cho các ngươi một ví dụ. Những người học đạo diễn có tri thức về đạo diễn, đúng không? Dù ngươi học đạo diễn bài bản trong sách vở, hay học qua thực tiễn và đã làm loại công việc đó, thì tóm lại là ngươi nắm được tri thức trong lĩnh vực này. Dù ngươi đã học đạo diễn chuyên sâu hay chỉ đại khái, nếu ngươi tham gia vào công việc đạo diễn trong thế tục, thì tri thức ngươi có được trong lĩnh vực này hoặc kinh nghiệm đạo diễn của ngươi sẽ rất hữu ích và có giá trị. Tuy nhiên, sở hữu loại tri thức này có đồng nghĩa với việc ngươi chắc chắn có thể làm tốt công tác điện ảnh của nhà Đức Chúa Trời không? Liệu những tri thức ngươi có được có thực sự giúp ngươi sử dụng phim ảnh để làm chứng cho Đức Chúa Trời không? Chưa chắc. Nếu ngươi cứ chăm chăm vào những gì sách vở dạy ngươi và những gì tri thức ngành quy định hay yêu cầu thì liệu ngươi có thể làm tốt bổn phận được không? (Thưa, không.) Chẳng phải có điểm mâu thuẫn và xung đột ở đây sao? Khi các nguyên tắc lẽ thật xung đột với khía cạnh tri thức này, ngươi giải quyết như thế nào? Rốt cuộc là ngươi tiếp nhận tri thức hay các nguyên tắc lẽ thật làm chủ đạo? Các ngươi có thể đảm bảo rằng mọi cảnh quay, mọi phân đoạn và mọi thước phim mình quay đều không bị uế tạp hoặc có rất ít sự uế tạp của tri thức, rằng nó hoàn toàn được làm theo các tiêu chuẩn và nguyên tắc mà nhà Đức Chúa Trời yêu cầu không? Nếu không thể làm được những điều đó, thì không gì trong tri thức ngươi học được là hữu dụng trong nhà Đức Chúa Trời cả. Hãy suy ngẫm về điều này, tác dụng của tri thức rốt cuộc là gì? Tri thức nào là hữu dụng? Loại tri thức nào mâu thuẫn với lẽ thật? Tri thức mang lại cho con người điều gì? Khi con người có nhiều tri thức hơn, họ trở nên ngoan đạo hơn và có lòng kính sợ Đức Chúa Trời hơn, hay họ trở nên kiêu ngạo và tự nên công chính hơn? Sau khi học được nhiều tri thức, con người trở nên phức tạp, giáo điều và kiêu ngạo. Còn một điều trí mạng nữa mà có thể họ không ý thức được: khi con người đã nắm vững nhiều tri thức, tâm tư họ sẽ hỗn loạn, và họ sẽ vô nguyên tắc. Càng nắm vững nhiều tri thức, họ càng hỗn loạn. Trong tri thức có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi tại sao con người sống và giá trị cũng như ý nghĩa sự tồn tại của con người là gì không? Có thể tìm được kết luận về việc con người đến từ đâu và đi về đâu không? Tri thức có thể cho ngươi biết rằng mình đến từ Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời tạo ra không? (Thưa, không.) Vậy thì rốt cuộc có gì trong việc nghiên cứu tri thức, hay rốt cuộc thì tri thức đã tiêm nhiễm vào con người những thứ gì? Những thứ vật chất, những thứ vô thần, những thứ con người có thể nhìn thấy và những thứ đầu óc và tư tưởng họ có thể nhận biết được, trong đó nhiều thứ sinh ra từ sự tưởng tượng trong đầu óc của con người và căn bản là không thực tế. Tri thức còn truyền cho con người những triết lý, tư tưởng, lý luận, quy luật tự nhiên, v.v., nhưng có nhiều chuyện nó không thể lý giải rõ ràng. Chẳng hạn như sấm sét được hình thành thế nào, hoặc tại sao các mùa thay đổi. Tri thức có thể cho ngươi câu trả lời thực sự cho những câu hỏi đó không? Tại sao khí hậu ngày nay lại biến đổi và trở nên thất thường? Tri thức có thể lý giải rõ ràng điều này được không? Nó có thể giải quyết được vấn đề này không? (Thưa, không.) Nó không thể cho ngươi biết về những vấn đề liên quan đến nguồn gốc của vạn vật, nên không thể giải quyết được những vấn đề đó. Lại có những người hỏi: “Tại sao một số người sống lại sau khi chết?”. Tri thức có cho ngươi câu trả lời về việc này không? (Thưa, không.) Vậy thì tri thức cho ngươi biết điều gì? Nó cho con người biết về nhiều phép tắc và quy định. Chẳng hạn như việc con người sống là phải nuôi dạy con cái và hiếu kính với cha mẹ, đây là một dạng tri thức về nhân sinh. Tri thức này đến từ đâu? Từ sự giáo dục của văn hóa truyền thống. Vậy thì hết thảy những tri thức này mang lại cho con người điều gì? Thực chất của tri thức là gì? Trên thế giới này có nhiều người đã đọc nhiều tác phẩm nổi tiếng, có trình độ văn hóa cao, là người am hiểu hoặc tinh thông một lĩnh vực tri thức chuyên môn. Vậy trên đường đời, những người như vậy có phương hướng và mục tiêu đúng đắn không? Họ có giới hạn và nguyên tắc làm người không? Hơn nữa, họ có biết thờ phượng Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Xa hơn nữa, họ có hiểu bất kỳ lẽ thật nào không? (Thưa, không.) Vậy tri thức là gì? Tri thức cho con người điều gì? Có lẽ con người đều đã đích thân trải qua. Trước đây, khi con người chưa có tri thức, mối quan hệ giữa người với người rất đơn giản – ngày nay khi con người đã có được tri thức, nó có còn đơn giản nữa không? Tri thức khiến con người phức tạp hơn và không còn đơn thuần nữa. Tri thức khiến con người trở nên thiếu nhân tính bình thường và không có mục tiêu cuộc đời. Càng có nhiều tri thức, họ càng rời xa Đức Chúa Trời. Càng có nhiều tri thức, họ càng phủ nhận lẽ thật và lời Đức Chúa Trời. Càng có nhiều tri thức, con người càng trở nên cực đoan, ngoan cố và vô lý. Và kết quả là gì? Thế giới ngày càng tối tăm, ngày càng tà ác.

Chúng ta vừa đề cập đến cách giải quyết mâu thuẫn hoặc xung đột nảy sinh giữa việc vận dụng tri thức và các nguyên tắc lẽ thật. Mỗi khi ở trong tình huống như thế, các ngươi làm gì? Một số người sẽ giảng đạo lý: “Thực hành theo các nguyên tắc lẽ thật có gì khó đâu? Có gì mà không buông bỏ được chứ?”. Nhưng khi có chuyện xảy đến, ngươi lại tiếp tục như trước, làm theo ý mình, làm theo những quan niệm, tưởng tượng của mình. Dù có thể có những lúc ngươi muốn thực hành lẽ thật và làm theo nguyên tắc, nhưng thế nào cũng không làm được. Về mặt đạo lý, ai cũng biết làm theo các nguyên tắc lẽ thật là đúng; ai cũng biết rằng tri thức chắc chắn không phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật, rằng khi hai điều này mâu thuẫn hoặc xung đột thì chắc chắn trước tiên họ phải thực hành theo các nguyên tắc lẽ thật và buông bỏ tri thức của mình. Nhưng trên thực tế, nó có đơn giản như thế không? (Thưa, không.) Nó không đơn giản như thế. Vậy có những khó khăn nào khi thực hành? Con người nên thực hành như thế nào thì mới có thể đạt đến việc hành động theo các nguyên tắc lẽ thật? Đây có phải là vấn đề thực tế không? Phải giải quyết chúng như thế nào? Trước hết, con người phải thuận phục. Nhưng con người có tâm tính bại hoại, và đôi khi họ không thể thuận phục được. Họ nói: “Bắt tôi thuận phục, làm thế chẳng phải như trâu không uống nước mà cứ đè đầu nó xuống sao? Việc tôi hành động dựa vào tri thức thì có gì xấu chứ? Nếu anh cứ nhất quyết bắt tôi phải làm theo các nguyên tắc lẽ thật, thì tôi không thuận phục nổi”. Khi tâm tính phản nghịch quấy phá, ngươi sẽ làm như thế nào? (Thưa, con cầu nguyện.) Đôi khi cầu nguyện không giải quyết được vấn đề. Thái độ và tâm thái của ngươi có thể khá hơn một chút sau khi cầu nguyện, và ngươi có thể xoay chuyển một phần tình trạng của mình, nhưng nếu ngươi không hiểu hoặc không sáng tỏ về khía cạnh nguyên tắc lẽ thật này, thì có thể sự thuận phục của ngươi cuối cùng chỉ là hình thức không hơn. Những lúc thế này, ngươi cần phải hiểu lẽ thật, tìm kiếm khía cạnh lẽ thật này và nỗ lực đạt đến mức biết được việc ngươi làm có ích lợi gì đối với công tác của Nhà Đức Chúa Trời, đối với việc làm chứng cho Đức Chúa Trời và rao truyền lời Ngài. Trong lòng ngươi phải rõ về những điều này. Bất kể bổn phận của ngươi là gì, bất kể ngươi làm thế nào, ngươi cũng phải bắt đầu bằng cách suy nghĩ về công tác và lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, về việc rao truyền lời Đức Chúa Trời hoặc về mục tiêu mà việc thực hiện bổn phận của ngươi phải đạt được. Đó là điều đầu tiên. Không bao giờ được phép mập mờ hay thỏa hiệp đối với những điều này. Nếu ngươi thỏa hiệp những lúc như thế này, thì đó không phải là thật sự thực hiện bổn phận, và ngươi không thực hành lẽ thật. Có thể nói một cách nghiêm trọng hơn là ngươi đang làm việc kinh doanh của riêng mình, ngươi đang làm việc cho chính mình thay vì thực hiện bổn phận của loài thọ tạo. Nếu muốn hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời và làm tốt bổn phận của con người, thì lẽ thật nên hiểu và thực hành đầu tiên là phải thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời. Ngươi phải có khải tượng này. Thực hiện bổn phận không phải là làm việc cho chính mình hay làm việc kinh doanh riêng của mình, càng không phải là làm chứng cho chính mình và tâng bốc chính mình, cũng không phải là để đạt được danh lợi và địa vị. Đó không phải là mục tiêu của ngươi. Thay vào đó, ngươi phải làm tốt bổn phận và làm chứng cho Đức Chúa Trời, gánh vác trách nhiệm và làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, sống thể hiện ra lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường, sống cho ra hình tượng giống con người và sống trước Đức Chúa Trời. Với tâm thái đúng đắn này, con người có thể dễ dàng vượt qua rào cản của việc sống dựa vào tri thức của mình. Ngay cả khi vẫn còn một số khó khăn, họ cũng sẽ dần dần chuyển biến trong suốt quá trình này, và tình huống sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Vậy thì trải nghiệm hiện tại của các ngươi như thế nào? Ngày càng tốt hơn hay đang trì trệ? Nếu các ngươi luôn hành động dựa vào tri thức và trí óc của mình mà không bao giờ tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật, liệu các ngươi có thể tiến bộ trong sự sống được không? Các ngươi đã đi đến kết luận về điều này chưa? Có vẻ như hết thảy các ngươi vẫn còn khá mơ hồ về vấn đề lối vào sự sống và không có nguyên tắc cụ thể cho nó, nghĩa là các ngươi đang thiếu sự lĩnh hội sâu sắc hơn hoặc chân thực hơn về các nguyên tắc và con đường thực hành lẽ thật. Có một số người, cho dù chuyện gì xảy đến với mình thì họ cũng hành động dựa trên tri thức. Họ chỉ tuân giữ vài nguyên tắc lẽ thật một cách tổng thể trong những chuyện đơn giản, luôn để tri thức của họ ở vị trí chủ đạo, còn các nguyên tắc lẽ thật chỉ là phụ. Họ thực hành theo kiểu dàn hòa, thỏa hiệp này, không nghiêm khắc buộc bản thân phải hoàn toàn thuận phục hay tuyệt đối tuân theo các nguyên tắc lẽ thật. Như vậy rốt cuộc là đúng hay sai? Kiểu thực hành này có nguy hiểm gì? Chẳng phải sẽ dễ lạc lối sao? Chẳng phải sẽ dễ chống đối Đức Chúa Trời và xúc phạm tâm tính của Ngài sao? Đây là điều con người phải nghiền ngẫm cho rõ nhất. Bây giờ các ngươi đã biết rõ sự khác biệt giữa việc thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời và có một công việc sống qua ngày trong thế tục là gì chưa? Trong lòng các ngươi đã có ý thức rõ ràng về điều đó chưa? Các ngươi phải suy nghĩ và thường xuyên suy ngẫm về vấn đề này. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai điều này là gì? Các ngươi có biết không? (Thưa, thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời là để đạt được lẽ thật và mang lại sự thay đổi trong tâm tính bại hoại của chúng con; còn có công việc trong thế tục là vì đời sống xác thịt.) Khá sát rồi, nhưng có một điều ngươi chưa đề cập: đó là thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời là sống dựa vào lẽ thật. Ý nghĩa của việc sống dựa vào lẽ thật là gì? Đối với con người, đó là việc tâm tính họ có thể thay đổi và cuối cùng họ có thể được cứu rỗi; đối với Đức Chúa Trời, đó là việc Ngài có thể thu phục ngươi – một loài thọ tạo, và thừa nhận ngươi là tạo vật của Ngài. Vậy thì con người sống dựa vào điều gì khi họ có công việc trong thế tục? (Thưa, các triết lý của Sa-tan.) Các triết lý của Sa-tan – nói chung nghĩa là họ sống dựa vào tâm tính bại hoại của Sa-tan. Dù ngươi mưu cầu danh lợi, địa vị hay tiền tài, hay là xoay sở qua ngày để tồn tại thì cũng vậy – ngươi đang sống dựa vào tâm tính bại hoại. Khi có công việc trong thế tục, ngươi phải vắt óc cố gắng kiếm tiền. Để leo lên nấc thang của danh lợi và địa vị, ngươi phải dựa hoàn toàn vào những thứ như tranh, đấu, giành giật, tàn nhẫn, độc ác và giết chóc – đó là cách duy nhất để đứng vững trên đôi chân của mình. Để thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, ngươi phải sống dựa vào lời Đức Chúa Trời, và ngươi phải hiểu lẽ thật. Những thứ tiêu cực của Sa-tan không những vô dụng mà còn phải bị loại bỏ. Không một thứ nào thuộc về Sa-tan là có thể trụ được. Người nào sống dựa vào những thứ Sa-tan phải bị phán xét và hành phạt; người nào sống dựa vào những thứ Sa-tan và chết cũng không chịu ăn năn thì phải bị đào thải và từ bỏ. Đó là sự khác biệt lớn nhất giữa việc thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời và có công việc trong thế tục.

Khi con người sống dựa vào tri thức của mình, họ đang sống trong kiểu tình trạng nào? Điều họ lĩnh hội được sâu sắc nhất là gì? Hễ học được tri thức ở một phương diện nào đó là ngươi cảm thấy mình có bản lĩnh, mình thật tuyệt vời – và kết quả là ngươi bị trói buộc bởi tri thức của mình. Ngươi đã xem tri thức như sự sống của mình, và khi có chuyện xảy đến, thứ tri thức đó liền xuất hiện và sai khiến ngươi làm việc này, việc nọ. Ngươi muốn thoát khỏi nó nhưng không thể, bởi vì nó đã in sâu vào lòng ngươi và không gì thay thế được. Đây chính là ý nghĩa của “vào trước là chủ”. Có một số phương diện tri thức mà con người thà không học được còn hơn. Học xong lại thành rườm rà, lại thành phiền toái. Tri thức bao gồm nhiều phương diện: giáo dục, pháp luật, văn học, toán học, y học, sinh học, v.v., tất cả đều được đúc kết từ thực tiễn của con người. Đó là những dạng tri thức thực dụng mà con người không thể sống thiếu được và họ nên học. Nhưng có một số dạng tri thức độc hại đối với nhân loại – chúng là độc tố của Sa-tan, đến từ Sa-tan. Chẳng hạn như tri thức khoa học xã hội, gồm những thứ như thuyết vô thần, thuyết duy vật, thuyết tiến hóa, cũng như học thuyết Nho giáo, lý luận của chủ nghĩa cộng sản và tư tưởng mê tín dị đoan phong kiến: đó hết thảy đều là những dạng tri thức tiêu cực đến từ Sa-tan, và công dụng chủ yếu của chúng là gặm nhấm, ăn mòn và xoay chuyển tư tưởng con người, trói buộc và khống chế tư tưởng con người, dẫn đến hậu quả làm bại hoại, hãm hại và hủy diệt con người. Chẳng hạn như nối dõi tông đường, hiếu thảo với cha mẹ, làm rạng danh tiên tổ, rồi “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” – hết thảy đều là sự giáo dục của văn hóa truyền thống. Ngoài những tri thức này ra, còn có những lý luận thần học khác nhau lưu truyền trong dân gian về Phật giáo, Đạo giáo và tôn giáo hiện đại, chúng cũng thuộc phạm trù tri thức. Chẳng hạn như có những người đã là mục sư hay người giảng đạo, hoặc đã học thần học, kết quả của việc có được tri thức ấy là gì? Đó là phước hay họa? (Thưa, là họa.) Tại sao lại thành ra họa? Những người như thế không mở miệng thì thôi – nhưng hễ mở miệng là tuôn đạo lý tôn giáo. Họ luôn cố thuyết giảng đạo lý thuộc linh; tiêm nhiễm vào mọi người những kiểu đạo đức giả của người Pha-ri-si thay vì cho họ hiểu lẽ thật. Tri thức thần học chủ yếu là về lý luận thần học. Đặc điểm nổi bật nhất của lý luận thần học là gì? Nó tiêm nhiễm vào con người những thứ mà họ cho là thuộc linh, và một khi con người đã tiếp nhận những thứ giả thuộc linh đó, thì những thứ này sẽ “vào trước làm chủ”. Dù có nghe những lời Đức Chúa Trời bày tỏ, ngươi cũng sẽ nhất thời không hiểu được, và lòng ngươi sẽ bị kìm kẹp bởi những tri thức và lý luận của người Pha-ri-si. Đây là điều rất nguy hiểm. Chẳng phải người như thế sẽ khó tiếp nhận lẽ thật sao? Tóm lại, nếu ngươi sống dựa vào đạo lý và tri thức, nếu ngươi thực hiện bổn phận và hành động dựa trên ân tứ của mình, tuy rằng ngươi có thể sẽ làm vài việc trông tốt đẹp trong mắt người khác, nhưng khi đang sống trong tình trạng như thế, ngươi có biết không? Ngươi có thể ý thức được rằng mình đang sống dựa vào tri thức không? Ngươi có thể cảm nhận được việc sống dựa vào tri thức có thể dẫn đến hậu quả gì không? Chẳng phải cuối cùng ngươi sẽ có cảm giác trống rỗng trong tâm linh, có cảm giác sống như vậy không có ý nghĩa gì sao? Rốt cuộc thì tại sao lại như vậy? Những câu hỏi này phải được thông tỏ. Đây là vấn đề thuộc về phương diện tri thức.

Chúng ta vừa nói về hai khía cạnh là tri thức và ân tứ. Còn một khía cạnh nữa: nhiều người đã đi từ đức tin nơi Đức Chúa Trời ban đầu cho đến bây giờ mà không hề biết lẽ thật là gì, hay nên thực hành và mưu cầu lẽ thật như thế nào. Từ đầu đến cuối, họ sống dựa vào niềm tin, vào quan niệm và tư tưởng của con người. Nói đơn giản là họ sống dựa vào những thứ mà họ tin là đúng. Họ cố chấp tuân giữ những thứ này, thậm chí còn xem chúng là lẽ thật. Họ cho rằng chỉ cần kiên trì thực hành đến cùng thì họ sẽ là người đắc thắng và sẽ tiếp tục tồn tại. Họ tin Đức Chúa Trời dựa trên quan niệm như vậy. Họ có thể chịu khổ, từ bỏ gia đình, sự nghiệp và buông bỏ những thứ mình thích – và sau đó họ lại đúc kết ra một vài quy định mà họ thực hành theo như thể là lẽ thật. Chẳng hạn như khi thấy ai gặp khó khăn hoặc gia đình ai đang trải qua giai đoạn khó khăn, họ liền chủ động đến giúp. Họ hỏi han, quan tâm và chăm sóc người ta. Nơi nào có công việc dơ dáy hay cực nhọc cần làm, họ chủ động đi làm. Họ không ngại dơ dáy, cực nhọc và không kén chọn. Trong giao thiệp, họ không tranh cãi với người khác, và họ cố gắng hết sức để sống chan hòa với tất cả mọi người. Họ không so đo với người khác, và học cách giúp mọi người làm điều tốt, nhường nhịn, đến nỗi ai ở bên họ cũng sẽ nói rằng họ là một người tốt, một người tin Đức Chúa Trời chân chính. Đối với Đức Chúa Trời, Ngài yêu cầu họ làm gì thì họ làm nấy, Ngài yêu cầu họ đi đâu thì họ đi đấy. Họ không phản kháng. Họ đang sống dựa vào điều gì? (Thưa, nhiệt tâm.) Đó không chỉ là dạng nhiệt tâm đơn giản – họ đang sống dựa vào niềm tin mà họ cho là đúng. Những người như thế, dù tin Đức Chúa Trời trong nhiều năm cũng không hiểu lẽ thật, không biết thực hành lẽ thật là gì, thuận phục Đức Chúa Trời là gì, làm thỏa lòng Đức Chúa Trời là gì, tìm kiếm lẽ thật là gì, hay các nguyên tắc lẽ thật là gì. Họ không biết những điều này. Họ thậm chí còn không biết người trung thực là gì hay làm sao để làm người trung thực. Họ cho rằng: “Chỉ cần mình sống như thế này và kiên trì đi theo là được. Nhà Đức Chúa Trời có thuyết giảng bài nào đi nữa, mình cũng cứ bám vào cách làm của mình; dù Đức Chúa Trời đối xử với mình thế nào, mình cũng sẽ không từ bỏ đức tin nơi Ngài hay rời bỏ Ngài. Yêu cầu thực hiện bổn phận nào mình cũng làm được”. Họ cho rằng thực hành như vậy thì sẽ có thể được cứu rỗi. Nhưng thật đáng tiếc là tuy không có vấn đề gì lớn về thái độ, nhưng dù đã nghe giảng trong ngần ấy năm trời như vậy mà họ vẫn không hiểu lẽ thật. Họ không hiểu lẽ thật về việc thuận phục, cũng không biết cách thực hành lẽ thật, họ không hiểu lẽ thật về việc làm người trung thực, hay lẽ thật về việc thực hiện bổn phận trung thành, hay qua loa chiếu lệ là gì. Họ không biết liệu họ có nói dối hay không, liệu họ có phải là người giả dối hay không. Những người như thế có đáng thương không? (Thưa, đúng vậy.) Họ sống dựa vào điều gì? Có thể nói họ đang sống dựa vào tấm lòng son của mình. Tại sao lại có thể nói vậy? Bởi vì họ tin rằng: “Lòng tôi có thiên địa chứng giám. Người không rõ, người không thể thấy – nhưng trời biết đất biết”. Họ chân thành đến mức độ như vậy: không ai hiểu được, người phàm không đủ trình độ hiểu. Tại sao lại gọi đó là tấm lòng son? Bởi vì họ có một loại cảm xúc, một loại tình cảm, và họ dùng tình cảm hoặc mơ tưởng cá nhân đó của mình để hiểu người tin Đức Chúa Trời nên làm gì và bổn phận là gì. Họ cũng dùng những tình cảm như thế để rập khuôn yêu cầu của Đức Chúa Trời. Họ cho rằng: “Thực ra Đức Chúa Trời không yêu cầu con người làm gì cả, cũng chẳng yêu cầu con người phải bản lĩnh đến đâu hay hiểu bao nhiêu lẽ thật. Con người chỉ cần có tấm lòng son là đủ. Tin Đức Chúa Trời đơn giản vậy thôi – chỉ cần kiên trì hành xử dựa trên tấm lòng son là được”. Nhưng họ vẫn không ngừng nói dối, không ngừng chống đối, không ngừng phản nghịch, không ngừng quan niệm và không ngừng phản bội. Dù làm gì, họ cũng đều cảm thấy không quan trọng, nhưng lại nghĩ rằng: “Mình có lòng yêu kính Đức Chúa Trời. Không ai chia rẽ được mối quan hệ của mình với Đức Chúa Trời, không ai làm suy giảm được tình yêu của mình dành cho Đức Chúa Trời, và không ai ảnh hưởng được đến lòng trung thành của mình với Đức Chúa Trời”. Đây là kiểu tâm lý gì? Có phải rất vô lý không? Nó rất vô lý và cũng rất đáng thương. Có một tình trạng trong tinh thần của người như vậy – cằn cỗi, nghèo nàn và đáng thương. Tại sao lại “cằn cỗi”? Bởi vì khi gặp chuyện gì đó đơn giản – như họ vừa nói dối chẳng hạn – thì họ không biết hoặc không ý thức được. Họ không có cảm giác tự trách mình, không có cảm giác gì cả. Họ đi theo Đức Chúa Trời đến tận bây giờ mà làm gì cũng không có tiêu chí nghiêm ngặt để đánh giá. Họ không biết mình là loại người nào, cũng không biết liệu mình có phải là người giả dối hay không, rốt cuộc mình có làm người trung thực hay chưa, hoặc liệu mình có thể thuận phục yêu cầu của Đức Chúa Trời hay không. Những điều này họ không biết gì cả. Họ đáng thương như vậy, và họ cằn cỗi trong tinh thần. Tại sao lại nói họ cằn cỗi trong tinh thần? Bởi vì họ không biết Đức Chúa Trời yêu cầu điều gì ở họ, tại sao họ tin Đức Chúa Trời, hay họ nên mưu cầu trở thành kiểu người nào. Họ không biết những hành vi nào là thiếu lý trí hay những hành vi nào là trái ngược với nguyên tắc lẽ thật. Họ không biết nên có thái độ nào với kẻ ác, nên có thái độ nào với người tốt; họ không biết nên giao du với ai hay nên gần gũi ai. Khi trở nên tiêu cực, thậm chí họ còn không biết mình đang rơi vào tình trạng nào. Đây chính là cằn cỗi trong tinh thần. Các ngươi có như vậy không? (Thưa, có.) Nghe các ngươi nói vậy, lòng Ta cũng khó chịu, nhưng các ngươi đang có những tình trạng này. Các ngươi luôn bị cảm xúc hóa, không biết chừng nào mới thay đổi.

Cảm xúc hóa nghĩa là gì? Chúng ta sẽ xem xét một ví dụ. Có những người cảm thấy mình vô cùng yêu kính Đức Chúa Trời. Đặc biệt, họ cảm thấy cực kỳ vinh dự và hạnh phúc gấp bội khi được sinh ra trong thời kỳ sau rốt, được tiếp nhận giai đoạn công tác này của Đức Chúa Trời và có thể tận tai nghe lời Ngài, đích thân trải nghiệm công tác của Ngài. Vì thế, họ nghĩ rằng mình phải tìm cách nào đó để bày tỏ tấm lòng son của mình. Và họ bày tỏ như thế nào? Cảm xúc của họ trỗi dậy, bầu nhiệt huyết sắp bùng nổ, họ hơi mất lý tính và cảm xúc trở nên bất thường. Trò hề sinh ra từ đó. Trước đây ở Trung Quốc đại lục, họ đã từng ở trong một môi trường ghê tởm đối với đức tin nơi Đức Chúa Trời, và họ đã sống cuộc sống bị áp bức. Hồi đó họ đầy nhiệt huyết và muốn hô lên: “Đức Chúa Trời Toàn Năng, con yêu kính Ngài!”, nhưng không có nơi nào để làm vậy. Họ không thể hô lên vì sợ bị bắt. Bây giờ họ ở nước ngoài và được tự do tín ngưỡng; cuối cùng họ cũng có nơi để trút tấm lòng son của mình. Họ cần bày tỏ mình yêu kính Đức Chúa Trời xiết bao. Thế là họ ra đường tìm nơi không có nhiều người để hô thỏa thích. Nhưng chưa làm thì họ lại cảm thấy như không đủ tự tin để làm. Họ nhìn quang cảnh xung quanh và không sao hô lên được. Lúc này, trong lòng họ nghĩ gì? “Không được. Chỉ có tấm lòng son thôi thì chưa đủ. Mình chưa có lòng yêu kính Đức Chúa Trời. Thảo nào không hô lên được”. Thế là buồn bã, đau đớn, họ trở về nhà và cầu nguyện trong nước mắt với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, trước đây trong hoàn cảnh không thích hợp, con không dám hô ‘Con yêu kính Ngài’. Bây giờ hoàn cảnh thích hợp rồi nhưng con vẫn không đủ đức tin. Con không sao hô lên được. Chắc là vóc giạc và đức tin của con còn quá nhỏ. Con không có sự sống”. Từ đó trở đi, họ cầu nguyện về vấn đề này, chuẩn bị và dốc sức cho nó. Họ thường xuyên đọc lời Đức Chúa Trời và cảm động rơi nước mắt, những cảm xúc và nhiệt huyết đó của họ đọng lại, tích tụ trong lòng. Cứ thế cho đến một ngày, họ cảm thấy cảm xúc đã đủ tràn trề để có thể đến một quảng trường có sức chứa vài nghìn người và hô to trước đám đông: “Con yêu kính Ngài, Đức Chúa Trời Toàn Năng”, thế nhưng khi đến quảng trường và thấy nhiều người như vậy, họ lại không sao hô lên được. Khả năng đến bây giờ họ vẫn chưa hô đâu. Nhưng dù họ đã hô hay chưa, thì điều đó nghĩa là gì? Hô như thế có phải là thực hành lẽ thật không? Có phải là làm chứng cho Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Vậy tại sao họ cứ nhất quyết phải hô lên? Họ ôm niềm tin rằng việc hô đó của họ sẽ mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn mọi phương thức rao truyền lời Đức Chúa Trời và làm chứng cho Ngài. Đây chính là người có tấm lòng son. Việc con người có những cảm xúc như vậy là việc tốt hay xấu? Bình thường hay bất thường? Có thể xếp nó vào phạm trù nhân tính bình thường được không? (Thưa, không.) Tại sao lại không? Mục đích của Đức Chúa Trời khi khiến con người thực hiện bổn phận, khiến họ hiểu và thực hành lẽ thật là gì? Có phải là để cho cảm xúc yêu kính của con người dành cho Ngài hay cảm xúc trong việc thực hiện bổn phận của họ trào dâng hơn không? (Thưa, không.) Các ngươi có thỉnh thoảng, hay có thể là thường xuyên, có những cảm xúc như vậy không? (Thưa, có.) Lúc đó ngươi có cảm thấy chúng đến đột nhiên và bất thường, hoặc chúng khó kìm nén không? Dù có khó kìm nén, ngươi cũng phải kiềm chế chúng. Bất kể thế nào, đó cũng chỉ là cảm xúc, chứ không phải là kết quả có được sau khi con người hiểu và thực hành lẽ thật, hoặc sau khi họ tuân theo con đường của Đức Chúa Trời. Đây là một tình trạng bất thường. Vậy có thể xếp tình trạng bất thường này vào dạng cố chấp phiến diện không? Tùy từng trường hợp. Có những mức độ khác nhau; một số có thể được xếp vào dạng cố chấp phiến diện, một số đã lên đến mức hoang đường. Việc ai đó thỉnh thoảng bộc phát ra chút tâm trạng này là bình thường. Vậy những biểu hiện nào của nó là bất thường? Đó là làm chuyện gì đó xuất phát từ cảm xúc không thể kìm nén được. Khi người ta sống hàng ngày và bôn ba vì điều đó, đọc lời Đức Chúa Trời và rao truyền phúc âm cũng vì nó, và thực hiện mọi bổn phận vì nó – khi mọi thứ đều xoay quanh chuyện đó, và nó trở thành giá trị cũng như ý nghĩa sự tồn tại và cuộc sống của họ – thì rắc rối rồi đây. Mục tiêu và phương hướng của người đó bị lệch lạc. Có trò hề ở những người sống dựa vào tấm lòng son của mình. Ở họ có những thứ cố chấp, và họ còn có những cảm xúc bất thường. Người sống dựa vào những thứ này và thường xuyên sống trong tình trạng như vậy có thể hiểu lẽ thật được không? (Thưa, không.) Nếu họ không thể hiểu lẽ thật thì tâm thái của họ khi nghe giảng là gì? Họ có ý định gì khi đọc lời Đức Chúa Trời? Liệu người luôn tin Đức Chúa Trời bằng tấm lòng son và nghi thức tôn giáo có thể hiểu và đạt được lẽ thật không? (Thưa, không.) Tại sao lại không? Hết thảy những việc họ làm đều không dựa trên lẽ thật, mà dựa trên lý luận tôn giáo và những quan niệm, tưởng tượng. Đó cũng không phải là mưu cầu và thực hành lẽ thật. Họ không hề quan tâm lẽ thật rốt cuộc là gì hay lời Đức Chúa Trời phán dạy gì. Họ không quan tâm đến chuyện này, như thể tin Đức Chúa Trời chỉ cần tấm lòng son là được, chỉ cần mình vẫn còn có thể làm việc và ra sức trong hội thánh là được. Đối với họ, chỉ đơn giản như vậy. Họ không hiểu thế nào là hiểu và thực hành lẽ thật, hay phải mưu cầu điều gì để được cứu rỗi. Đôi khi họ có thể suy nghĩ về những điều này trong lòng, nhưng vẫn nghĩ không thông. Trong lòng họ lúc nào cũng nghĩ rằng: “Chỉ cần mình có nhiệt tâm, đạt đến độ cảm xúc trào dâng và có thể kiên trì đến cùng, nói không chừng mình sẽ được cứu rỗi thôi”, và kết quả là họ bị cảm xúc trào dâng làm choáng váng đầu óc, toàn làm những chuyện ngu ngốc, những chuyện đi ngược lại nguyên tắc lẽ thật. Cuối cùng họ bị tỏ lộ và đào thải. Xem ra cảm xúc trào dâng này cũng không phải là thứ gì tốt đẹp.

Có một tình trạng khá nghiêm trọng khác khi sống dựa vào tấm lòng son, đó là một số người luôn dựa vào nhiệt huyết khi tin Đức Chúa Trời. Lửa trong lòng họ không bao giờ tắt; họ nghĩ rằng tin Đức Chúa Trời chỉ cần có tấm lòng son là được. Họ nghĩ: “Tôi không cần phải hiểu lẽ thật, cũng không cần phải kiểm điểm bản thân, và không cần phải đến trước Đức Chúa Trời để nhận tội, ăn năn – tôi càng không cần phải tiếp nhận bất kỳ sự phán xét, hình phạt, sự tỉa sửa hay khiển trách, phê bình nào từ bất kỳ ai. Tôi không cần những điều đó. Chỉ cần có tấm lòng son là được rồi”. Đây là nguyên tắc tin Đức Chúa Trời của họ. Họ nghĩ: “Tôi không cần phải tiếp nhận sự phán xét và hình phạt. Chỉ cần tôi cảm thấy hài lòng về bản thân là đủ. Tôi tin Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ vui lòng khi tôi làm vậy. Nếu tôi vui thì Đức Chúa Trời sẽ vui – như vậy là được. Tôi sẽ được cứu rỗi nếu tin Đức Chúa Trời như thế”. Đây chẳng phải là một cách nghĩ quá ấu trĩ sao? Trước đây chẳng phải các ngươi có tình trạng như vậy sao? (Thưa, đúng vậy.) Nếu các ngươi từ đầu đến cuối đều sống trong tình trạng như vậy, không thể cải tạo một chút nào, thì có thể nói là các ngươi không hiểu dù chỉ một chút lẽ thật nào cả. Lẽ thật không liên quan gì đến các ngươi. Các ngươi không biết mục đích hay ý nghĩa của việc Đức Chúa Trời cứu rỗi con người, và cũng không hiểu đức tin nơi Đức Chúa Trời là gì. Sự khác biệt giữa đức tin nơi Đức Chúa Trời với niềm tin tôn giáo là gì? Trong quan niệm của tất cả mọi người, họ nghĩ rằng việc ai đó tin vào tôn giáo là vì họ thiếu sinh kế, vì họ có thể có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Hoặc là vì họ muốn tìm điều gì đó để dựa vào, muốn tìm nguồn gửi gắm tinh thần. Niềm tin vào tôn giáo thường khiến con người hướng thiện, giúp đỡ người khác, làm việc thiện, giúp mọi người làm điều tốt, làm nhiều việc tốt hơn để tích đức, không giết người phóng hỏa, không làm điều xấu, không đánh hay chửi mắng người, không trộm cắp hay cướp giật, và không gian lận hay lừa gạt. Đây là khái niệm “niềm tin tôn giáo” tồn tại trong quan niệm của mọi người. Có bao nhiêu khái niệm niềm tin tôn giáo tồn tại trong lòng các ngươi ngày nay? Những thứ liên quan đến niềm tin tôn giáo đó có phù hợp với lẽ thật không? Rốt cuộc thì chúng ở đâu ra? Các ngươi có biết phân định không? Nếu các ngươi tin Đức Chúa Trời với lòng tin tôn giáo thì hậu quả sẽ là gì? Tin Đức Chúa Trời như vậy có đúng không? Có sự khác biệt giữa trạng thái tin vào tôn giáo và trạng thái tin Đức Chúa Trời không? Sự khác biệt giữa niềm tin tôn giáo và đức tin nơi Đức Chúa Trời là gì? Khi ngươi mới bắt đầu tin Đức Chúa Trời, ngươi có thể đã cảm thấy niềm tin tôn giáo và đức tin nơi Đức Chúa Trời là một. Nhưng đi đến ngày hôm nay, sau khi đã tin vào Đức Chúa Trời vài năm, rốt cuộc thì ngươi cho rằng có đức tin nơi Đức Chúa Trời là như thế nào? Có khác biệt nào với niềm tin vào tôn giáo không? Niềm tin vào tôn giáo nghĩa là tuân theo các lễ nghi tôn giáo để mang lại hạnh phúc và sự an ủi cho tinh thần của một người. Nó không liên quan đến những câu hỏi về con đường mọi người bước đi và cách sống của họ. Không có sự thay đổi nào trong thế giới nội tâm của ngươi; ngươi vẫn là ngươi, và thực chất bản tính của ngươi vẫn như cũ. Ngươi chưa tiếp nhận những lẽ thật đến từ Đức Chúa Trời làm sự sống của mình, mà chỉ đơn thuần làm một vài việc tốt hoặc tuân theo nghi lễ và quy định. Ngươi chỉ đơn thuần tham gia một vài hoạt động liên quan đến niềm tin tôn giáo – chỉ vậy thôi. Thế đức tin nơi Đức Chúa Trời đề cập đến điều gì? Đó là sự thay đổi trong cách sống của con người, nghĩa là đã có một sự thay đổi trong giá trị sự tồn tại và mục đích của ngươi trong cuộc đời. Ban đầu ngươi sống vì những điều như nên người xuất chúng, rạng danh tiên tổ, có cuộc sống tốt đẹp, và tranh giành danh lợi. Hiện tại ngươi đã từ bỏ những thứ đó. Ngươi không còn theo Sa-tan nữa, mà ngươi muốn từ bỏ nó, từ bỏ trào lưu tà ác này. Ngươi đang theo Đức Chúa Trời, những điều ngươi tiếp nhận là lẽ thật, và con đường ngươi bước đi là con đường mưu cầu lẽ thật. Phương hướng cuộc đời ngươi đã hoàn toàn thay đổi. Vậy thì sau khi tin Đức Chúa Trời, cách sống của con người đã khác đi, họ có một lối sống khác, đi theo Đấng Tạo Hóa, tiếp nhận và thuận phục sự tể trị và an bài của Đấng Tạo Hóa, tiếp nhận sự cứu rỗi của Đấng Tạo Hóa, và cuối cùng trở thành một loài thọ tạo đích thực. Đây có phải là thay đổi cách sống không? Nó hoàn toàn trái ngược với sự mưu cầu, lối sống trước đây của ngươi và những động cơ cùng ý định đằng sau mọi việc ngươi đã làm, đó là hai chuyện khác nhau. Chúng ta sẽ kết thúc ở đây về sự khác biệt giữa đức tin nơi Đức Chúa Trời và niềm tin tôn giáo. Các ngươi có thấy bản thân mình có tình trạng mang “tấm lòng son” mà chúng ta vừa nói đến không? (Thưa, có.) Vậy các ngươi đang đa phần sống dựa vào tấm lòng son, hay chỉ thỉnh thoảng mới có tình trạng đó? Nếu chỉ thỉnh thoảng thì chứng tỏ ngươi đã thoát khỏi tình trạng đó rồi và bắt đầu mưu cầu lẽ thật, ngươi đã bắt đầu bước ra khỏi trạng thái đó. Nếu ngươi vẫn đang đa phần sống dựa vào tấm lòng son và không biết cách sống dựa vào lời Đức Chúa Trời, dựa vào lẽ thật, cũng không biết cách thoát khỏi sự trói buộc của tấm lòng son và thoát khỏi tình trạng đó, thì chứng tỏ ngươi vẫn chưa sống trước Đức Chúa Trời, ngươi vẫn chưa biết lẽ thật là gì hay tìm kiếm lẽ thật như thế nào. Chẳng phải đó là sự khác biệt lớn sao? (Thưa, phải.) Nếu ngươi cứ tiếp tục sống kiểu đó, không hiểu dù chỉ một chút lẽ thật nào, thì ngươi đang gặp nguy hiểm – sớm muộn gì cũng phải bị đào thải. Về việc tấm lòng son đó sinh ra như thế nào, ngươi sẽ phải tìm kiếm lẽ thật, mổ xẻ và thay đổi tình trạng đó. Tại sao người ta lại có tấm lòng son đó; dựa vào nhiệt tâm để tin Đức Chúa Trời sẽ dẫn đến hậu quả gì; liệu ngươi có thể đạt được lẽ thật khi tin Đức Chúa Trời như vậy không; liệu nó có củng cố đức tin nơi Đức Chúa Trời của ngươi không – ngươi phải rõ trong lòng về những câu hỏi này. Nó đòi hỏi ngươi phải đối chiếu với bản thân mình, nghĩ lại chuyện đã qua và tìm kiếm giải pháp.

Có một kiểu người có trái tim nhiệt thành khi tin Đức Chúa Trời. Họ thực hiện bổn phận nào cũng được, chịu khổ một chút cũng được, nhưng tâm tính họ không ổn định – họ rất dễ bị cảm xúc hóa và tùy hứng, không ổn định. Họ chỉ hành động theo tâm trạng. Khi vui thì họ làm tốt công việc được giao, và phối hợp với ai, giao thiệp với ai cũng hòa hợp. Họ cũng sẵn lòng thực hiện thêm một chút bổn phận – dù đang thực hiện bổn phận nào họ cũng đều có ý thức trách nhiệm với nó. Đó là biểu hiện của họ khi có trạng thái tốt. Có thể có nguyên nhân khiến họ có trạng thái tốt: có thể do họ được khen ngợi vì làm tốt bổn phận, do họ nhận được sự đánh giá cao và công nhận của mọi người. Hoặc có thể tác phẩm họ tạo ra được nhiều người tán thưởng, thế là họ phồng lên như quả bóng bay ngày càng phồng to mỗi khi được khen ngợi. Cứ như vậy, họ tiếp tục thực hiện cùng một bổn phận đó mỗi ngày, nhưng từ đầu đến cuối, họ không bao giờ nắm được tâm ý của Đức Chúa Trời hay tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật. Họ luôn làm việc dựa trên kinh nghiệm. Kinh nghiệm có phải là lẽ thật không? Làm việc dựa trên kinh nghiệm có đáng tin cậy không? Có phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật không? Làm việc dựa trên kinh nghiệm không phù hợp với nguyên tắc; chắc chắn sẽ có lúc thất bại. Kết quả là một ngày nọ, họ không làm tốt bổn phận. Nhiều thứ có vấn đề, và họ bị tỉa sửa. Mọi người cũng không hài lòng với họ. Thế là họ trở nên tiêu cực: “Tôi không thực hiện bổn phận này nữa. Tôi làm tệ quá. Các anh chị em đều giỏi hơn tôi. Chỉ có tôi là không ổn. Ai sẵn lòng làm thì cứ làm!”. Có người thông công với họ về lẽ thật, nhưng họ nghe không vào và cũng không hiểu, nói rằng: “Có gì mà phải thông công ở đây? Tôi không quan tâm nó có phải là lẽ thật hay không – vui thì tôi thực hiện bổn phận, không vui thì thôi. Sao phải nhiều chuyện như vậy? Bây giờ tôi không làm đâu, đợi hôm nào vui đã”. Trước nay họ đều như vậy, dù là trong việc thực hiện bổn phận, đọc lời Đức Chúa Trời hoặc nghe giảng và tham gia nhóm họp, hay trong tương tác với người khác – trong mọi sự liên quan đến bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống – những gì họ bộc lộ là lúc u sầu, lúc rạng rỡ, lúc thăng hoa, lúc chán nản, lúc lạnh, lúc nóng, lúc tiêu cực, lúc tích cực. Tóm lại, trạng thái của họ, dù tốt hay xấu, cũng luôn khá rõ ràng. Nhìn qua là có thể thấy được. Họ bất nhất trong mọi việc mình làm, chỉ chiều theo tính khí mình. Khi vui thì họ làm việc tốt hơn, khi không vui thì họ sẽ làm một cách đại khái – thậm chí còn ngừng làm và bỏ ngang. Bất kể đang làm gì, họ cũng phải làm dựa trên tâm trạng, dựa trên hoàn cảnh, dựa trên nhu cầu của mình. Họ không hề có ý chí chịu khổ; họ được nuông chiều từ bé, cũng không kiềm chế được thói hay khóc lóc om sòm và ngang ngược không nói lý lẽ của mình. Không ai được đụng vào họ, ai đụng vào là họ nổi nóng với người đó, nổi cơn tam bành – và ngay khi nó qua đi, họ liền tiêu cực, suy sụp tinh thần. Hơn nữa, họ làm mọi việc dựa trên ý thích của mình. “Nếu thích công việc này thì tôi làm; nếu không thích thì tôi không làm, không bao giờ làm. Các anh chị em ai sẵn lòng làm thì làm. Tôi không liên quan”. Đây là loại người gì? Khi vui và có trạng thái tốt, lòng họ khuấy động, thế là họ nói mình muốn yêu kính Đức Chúa Trời. Họ xúc động đến mức bật khóc, những giọt nước mắt nóng hổi lăn dài trên mặt, nức nở thành tiếng. Đây có phải là tấm lòng thực sự yêu kính Đức Chúa Trời không? Trạng thái yêu kính Đức Chúa Trời trong lòng là trạng thái bình thường, nhưng nhìn vào tâm tính, biểu hiện và sự bộc lộ của họ, người ta còn tưởng họ chỉ là đứa trẻ tầm mười tuổi. Tâm tính này của họ, cách sống của họ, là tùy hứng. Họ bất nhất, không có lòng trung thành, vô trách nhiệm và không biết gánh vác trong mọi việc mình làm. Họ không bao giờ chịu khổ và không sẵn lòng gánh vác trách nhiệm. Khi họ vui thì làm gì cũng được, khổ một chút cũng được, lợi ích có bị tổn thất một chút cũng được nữa. Nhưng nếu không vui, họ sẽ không sẵn lòng làm bất cứ chuyện gì. Họ là loại người thế nào? Tình trạng như thế có bình thường không? (Thưa, không.) Đây không chỉ là vấn đề tình trạng bất thường – mà là biểu hiện của quá tùy hứng, quá ngu muội, vô tri và quá ấu trĩ. Vấn đề với sự tùy hứng là gì? Có người nói rằng: “Đó là sự bất ổn định của tính khí. Họ còn quá trẻ và chưa chịu nhiều đau khổ, tính cách chưa định hình, nên thường xuyên biểu hiện ra sự tùy hứng”. Thực tế là sự tùy hứng không phụ thuộc vào tuổi tác: những người trưởng thành trên bốn mươi và người già trên bảy mươi tuổi đôi khi cũng tùy hứng. Giải thích điều này như thế nào? Thực ra, tùy hứng là một vấn đề trong tâm tính của con người và còn là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng! Nếu họ đang thực hiện một bổn phận quan trọng thì nó có thể làm đình trệ bổn phận đó, làm đình trệ tiến độ công việc, gây thiệt hại cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời; với các bổn phận bình thường khác, đôi khi nó cũng ảnh hưởng đến chúng và cản trở mọi việc. Nó không có gì ích lợi cho người khác, cho chính họ hoặc cho công tác của hội thánh. Những nhiệm vụ nhỏ nhoi họ làm và những cái giá họ trả đều lợi bất cập hại. Đặc biệt, những người tùy hứng không thích hợp để thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, và có không ít loại người như vậy. Tùy hứng là biểu hiện phổ biến nhất trong các tâm tính bại hoại. Gần như ai cũng có tâm tính đó. Vậy tâm tính đó là gì? Tất nhiên, chỉ cần đó là tâm tính bại hoại thì đều là một loại tâm tính của Sa-tan, và tùy hứng là một tâm tính bại hoại. Nói nhẹ thì đó là không yêu và không tiếp nhận lẽ thật; nói nặng thì đó là chán ghét lẽ thật và thù hận lẽ thật. Người tùy hứng có thể thuận phục Đức Chúa Trời được không? Chắc chắn là không. Họ có thể làm vậy nhất thời, khi họ vui và có lợi, nhưng khi không vui và không có lợi, họ thẹn quá hóa giận và dám chống đối, phản bội Ngài. Họ sẽ thầm nghĩ: “Tôi không quan tâm đó có phải là lẽ thật hay không – quan trọng là tôi phải vui vẻ, thỏa mãn. Nếu tôi không vui thì ai nói gì cũng vô ích! Lẽ thật cái gì? Đức Chúa Trời cái gì? Tôi mới là người làm chủ!”. Đây là loại tâm tính bại hoại gì? (Thưa, thù hận lẽ thật.) Đó là tâm tính thù hận lẽ thật, tâm tính chán ghét lẽ thật. Có yếu tố kiêu ngạo và tự đại trong đó không? Có yếu tố cương ngạnh không? (Thưa, có.) Ở đây còn một tình trạng nghiêm trọng khác. Khi có tâm trạng tốt, họ tốt với mọi người và có trách nhiệm khi thực hiện bổn phận; mọi người nghĩ họ là người tốt và thuận phục, là người sẵn lòng trả giá, là người rất yêu lẽ thật. Nhưng hễ trở nên tiêu cực là họ bỏ ngang, buông lời oán trách, thậm chí là bất chấp lý lẽ. Chân tướng hung ác của họ được thể hiện ra. Không ai được phép trách cứ họ. Thậm chí họ còn nói: “Lẽ thật nào tôi cũng hiểu, chỉ là tôi không thực hành thôi. Tôi cứ cảm thấy thoải mái với chính mình là được!”. Đây là tâm tính gì? (Thưa, hung ác.) Những kẻ ác này không chỉ sẵn sàng chống lại bất cứ ai có thể tỉa sửa họ, mà thậm chí còn làm tổn thương và hãm hại người ta, như một con ác quỷ. Không ai dám động vào họ. Chẳng phải đây là vô cùng tùy hứng và hung ác sao? Đây có phải là vấn đề tuổi trẻ không? Nếu có tuổi hơn, họ có thôi tùy hứng không? Nếu có tuổi hơn, họ có hiểu chuyện và lý tính hơn không? Không. Đây không phải là vấn đề tính cách hay tuổi tác. Có một tâm tính bại hoại thâm căn cố đế ẩn trong đó. Họ bị chi phối bởi một tâm tính bại hoại và chính là sống theo một tâm tính bại hoại. Có sự thuận phục ở người sống trong tâm tính bại hoại không? Họ có thể tìm kiếm lẽ thật được không? Có phần nào trong họ yêu lẽ thật không? (Thưa, không.) Không, tất cả đều không. Có phải tất cả các ngươi đều có tình trạng tùy hứng không? (Thưa, có.) Nếu chúng ta không thông công về nó, liệu các ngươi có cảm thấy đó là vấn đề không? (Thưa, chúng con không cảm thấy đó là vấn đề.) Bây giờ sau khi thông công về nó, các ngươi có cảm thấy đó là một vấn đề rất nghiêm trọng không? (Thưa, có.) Có những sự tùy hứng thỉnh thoảng nảy sinh do nguyên nhân khách quan. Đó không phải là vấn đề tâm tính. Mọi vấn đề tâm tính và mọi sự bộc lộ của một tâm tính bại hoại trong hành động của con người đều sẽ dẫn đến hậu quả xấu. Đây là một ví dụ về nguyên nhân khách quan: giả sử hôm nay có người bị đau bụng dữ dội. Họ đau đến mức gần như không còn sức để nói, chỉ muốn nằm nghỉ một lúc. Vừa lúc đó có người lại gần nói vài lời với họ, và giọng điệu của họ khi đáp lại hơi gắt một chút. Đây có phải là có vấn đề với tâm tính của họ không? Không. Họ chỉ đang như thế vì họ đang bệnh, đang khó ở thôi. Nếu bình thường họ cũng là loại người này, cũng nói chuyện kiểu như vậy, thì mới là vấn đề tâm tính. Trong trường hợp này, lời họ có giọng điệu không hay vì nỗi đau đớn của họ đã vượt quá một ngưỡng nhất định. Đây chính là hiện tượng bình thường. Nếu có nguyên nhân khách quan, và mọi người đều thừa nhận rằng nói hoặc hành động như thế là có thể tha thứ và hợp tình hợp lý xét trên hoàn cảnh đó, và đó chỉ là lẽ thường của con người, thì nó là biểu hiện và sự bộc lộ của nhân tính bình thường. Chẳng hạn như ai đó mất người thân, trong lòng họ quá đau khổ nên đã khóc lóc thảm thiết. Chuyện đó rất bình thường. Nhưng có những người lại phán xét họ, nói rằng: “Người này đa cảm, đã tin Đức Chúa Trời ngần ấy năm mà vẫn không buông bỏ được tình cảm gia đình. Người thân mất mà cũng khóc. Thật ngu muội!”. Kết quả là khi mẹ của người nói những lời này mất, họ còn khóc lóc thảm thiết hơn ai hết. Chúng ta nên nhìn nhận việc này thế nào? Ngươi không thể mù quáng áp dụng quy định hoặc vơ đũa cả nắm được – có những chuyện có nguyên nhân khách quan, là biểu hiện và sự bộc lộ của nhân tính bình thường. Cái gì là biểu hiện và sự bộc lộ của nhân tính bình thường, cái gì không phải, thì còn tùy trường hợp. Chỉ cần nói đến việc con người sống dựa vào điều gì, một mặt là nói đến những vấn đề trong tâm tính con người, mặt khác là nói đến những vấn đề trong quan điểm, phương thức mưu cầu và con đường mưu cầu của họ, chứ đó căn bản không phải là vấn đề về tính khí, tính cách hay cách làm bên ngoài của họ.

Còn một kiểu tình trạng khác, đó là sống dựa vào các triết lý xử thế. Hầu hết mọi người khi tin Đức Chúa Trời đều thích mưu cầu danh lợi, địa vị, chứ không hề chú trọng vào việc mưu cầu lẽ thật. Hễ ai có chút tố chất, có chút tư tưởng, là sở hữu một bộ triết lý và quy tắc sống của Sa-tan. Mỗi người đều có “những tuyệt chiêu bỏ túi” riêng về cách sống hạnh phúc, cách sống sao cho nên người xuất chúng và rạng danh tiên tổ, được mọi người tán thành. Những tuyệt chiêu đó là gì? Chúng là những triết lý xử thế “chí cao vô thượng”. Một số người nghe có thể thấy buồn cười: bản thân hai cụm từ “chí cao vô thượng” và “các triết lý xử thế” không nên đi cùng nhau, ghép với nhau rất kỳ. Vậy tại sao cụm từ “chí cao vô thượng” lại được sử dụng ở đây? Nói chung, người có triết lý xử thế tin rằng để sống, họ cần được trang bị một số quy tắc sinh tồn, nghĩa là một số bí quyết sinh tồn. Họ cho rằng như vậy thì họ mới có thể đạt được mục đích cuộc đời. Họ xem những quy tắc sinh tồn này, chính là các triết lý xử thế, như tín điều tối cao, giống như những châm ngôn người ta thường nói. Họ giữ vững và bám vào các triết lý xử thế của mình như thể chúng là lẽ thật, thậm chí việc đối xử với dân được Đức Chúa Trời chọn cũng không phải là ngoại lệ. Họ cho rằng: “Con người nào chẳng dính khói lửa nhân gian. Các người tin Đức Chúa Trời chứ gì? Các người làm theo nguyên tắc chứ gì? Các người hiểu lẽ thật chứ gì? Được thôi, tôi có triết lý xử thế để đối đãi các người. Các người nghiêm túc đúng không? Các người tuân theo các nguyên tắc lẽ thật đúng không? Tôi không hiểu các nguyên tắc lẽ thật mà vẫn có thể khiến các người có thiện cảm với tôi và chạy vòng vòng đấy. Tôi sẽ giữ cho các người đều xoay quanh tôi; các người sẽ nói tôi là người tốt và không nói xấu sau lưng tôi. Thậm chí cho dù tôi phán xét sau lưng các người, chơi xấu các người và bán đứng các người thì các người cũng không biết”. Đó là người sống dựa vào triết lý xử thế. Trong những triết lý xử thế đó có gì? Âm mưu, quỷ kế, thủ đoạn, cũng như các phương thức, phương pháp. Chẳng hạn như khi thấy ai đó có địa vị, ai đó hữu dụng, thì họ rất khách sáo, khom lưng cúi đầu và tâng bốc họ. Với những người họ cho là không có bản lĩnh và không tốt bằng họ, thì họ luôn nói năng trịch thượng và xem thường, khiến những người đó cảm thấy họ cao siêu hơn và phải luôn ngưỡng vọng họ. Trong thế giới nội tâm của mình, họ có một bộ những chiêu thức để đùa giỡn, thao túng mọi người và cách đối đãi từng kiểu người. Khi tiếp xúc với một người, nhìn thoáng qua là họ biết đó là kiểu người nào và nên đối đãi, giao thiệp ra sao. Trong đầu họ sẽ có ngay công thức. Họ rất thành thục, lão luyện trong chuyện này. Họ không cần suy nghĩ về việc vận dụng những triết lý xử thế này – họ không cần phác thảo sơ bộ, cũng chẳng cần ai chỉ dạy. Họ có những phương pháp riêng của mình. Trong đó có những cái họ tự nghĩ ra, có những cái học được từ người khác, hoặc quan sát nơi người khác, hoặc có được từ sự ảnh hưởng của người khác. Có thể chẳng ai bảo họ về những phương pháp đó, nhưng họ có thể nhìn ra cách thức, và thế là họ học được những triết lý xử thế, thủ đoạn, phương thức, phương pháp, âm mưu và tính toán. Người sống dựa vào những thứ này có lẽ thật không? Họ có thể sống dựa vào lẽ thật được không? (Thưa, không.) Họ không thể. Vậy ảnh hưởng của họ đến người khác là gì? Người khác thường bị họ lừa dối và qua mặt, lợi dụng và đùa giỡn v.v.. Những triết lý xử thế này không nhất thiết chỉ là độc quyền của phần tử trí thức hay của nhóm người nào đó – thật ra trên người ai cũng có những thứ này.

Các triết lý Sa-tan còn có biểu hiện nào khác? Một số người rất giỏi ăn nói. Họ dỗ ngọt khiến mọi người rất vui vẻ, hài lòng, nghe họ nói xong liền thư thái, nhưng họ không hề làm công việc thực tế. Đây là loại người gì? Người chơi đùa với mọi người bằng lời ngon tiếng ngọt. Có những lãnh đạo và người làm công làm việc được một thời gian và lòng họ thầm nghĩ: “Bề trên có hiểu mình không nhỉ? Đức Chúa Trời có biết mình không nhỉ? Mình cần phải phản ánh một vài vấn đề để Bề trên biết mình đang làm việc. Nếu Bề trên thấy những vấn đề mình phản ánh rất thực tế và quan trọng, là những vấn đề trọng điểm, thì nói không chừng Bề trên sẽ thấy mình biết làm công tác thực tế và sẽ coi trọng mình”. Thế là họ tìm cơ hội để nêu vấn đề. Theo lý mà nói thì việc họ nêu lên vấn đề là chính đáng, và công việc đòi hỏi điều đó. Nhưng nó không được bị uế tạp bởi ý định cá nhân. Các ngươi có thể thấy ý định của người này khi phản ánh những vấn đề này không? Rốt cuộc thì vấn đề của việc có ý định như vậy là gì? Câu hỏi này cần phải được suy nghĩ và phân định. Nếu họ nêu lên vấn đề để làm tốt bổn phận và làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, thì sẽ là chính đáng; nghĩa là họ là người có trách nhiệm, là người làm công việc thực tế. Nhưng hiện nay, có một số lãnh đạo và người làm công không làm công việc thực tế, mà còn muốn đầu cơ mưu lợi, dối trên lừa dưới. Họ lại còn khôn khéo trăm bề và làm hài lòng tất cả mọi người. Khi thực hành như vậy, chẳng phải họ đang sống dựa vào triết lý Sa-tan sao? Nếu vậy thì phải giải quyết vấn đề này như thế nào? Phải tìm kiếm các lẽ thật nào, phải biết và phân định nó như thế nào – những điều này phải được làm rõ thì mới giải quyết được vấn đề ý định bại hoại của họ. Còn một ví dụ khác nữa: Hai người phối hợp để thực hiện một bổn phận. Họ chuẩn bị đến một hội thánh ở vùng khác để xử lý vấn đề. Ở đó điều kiện sống tương đối nghèo nàn, an ninh công cộng cũng không tốt lắm, và đó là nơi hơi rủi ro. Một người nói: “Người trong hội thánh đó không thích tôi. Dù tôi có đến cũng không đảm bảo giải quyết được vấn đề ở đó. Nhưng ai cũng thích anh. Anh đi giải quyết vấn đề sẽ hiệu quả đấy”. Nghe thấy lời họ nói rất thực tế, thế là người kia liền đi. Tóm lại, chẳng phải có vấn đề với người tìm lý do và cớ để không đi sao? Dù cái cớ và lý do của họ có chính đáng hay không, thì ở đây họ có đang thực hành lẽ thật không? Họ có nghĩ đến các anh chị em không? Không, họ đang nói dối. Họ dùng lời ngon tiếng ngọt để đạt được mục đích riêng. Chẳng phải đây là một thủ đoạn sao? Nếu ngươi suy nghĩ và hành động thế này thì ngươi không chống lại xác thịt. Ngươi vẫn đang sống dựa vào triết lý Sa-tan. Nhưng nếu ngươi có thể chống lại xác thịt và không sống dựa vào triết lý Sa-tan thì sao? Ban đầu ngươi không muốn đến hội thánh đó để xử lý vấn đề, nhưng ngươi sẽ suy ngẫm: “Như thế là không đúng. Việc mình suy nghĩ như thế chứng tỏ mình là người xấu, mình vô đạo đức. Mình phải nhanh chóng rút lại lời nói đó. Mình phải xin lỗi anh ấy và cởi mở về sự bại hoại mình đã bộc lộ. Mình phải đến nơi đó ngay hôm nay dù có phải chết ở đó”. Thực ra chắc gì ngươi sẽ chết ở đó. Đâu có dễ chết đến thế? Sự sống chết là do Đức Chúa Trời tiền định. Nói chung, trong chuyện này, ngươi cần phải có ý chí và khả năng chống lại chính mình. Chỉ khi đó ngươi mới có thể sống dựa vào lẽ thật được. Ta sẽ cho các ngươi một ví dụ khác. Hai người phối hợp để thực hiện một bổn phận. Cả hai đều sợ gánh trách nhiệm đó, vì thế nó trở thành cuộc đấu trí. Một người nói: “Anh đi lo vụ này đi”. Người kia nói: “Anh xử lý thì tốt hơn. Tố chất tôi kém hơn anh mà”. Nhưng thật ra thì trong lòng họ nghĩ: “Làm tốt việc này cũng chẳng được thưởng, làm kém lại còn bị tỉa sửa. Tôi không đi đâu – tôi đâu có ngu vậy! Tôi biết ý anh là gì. Đừng cố thúc tôi đi nữa”. Hai bên đấu qua đấu lại, cuối cùng thì thế nào? Không ai đi cả, và kết quả là công việc bị đình trệ. Đó chẳng phải là vô đạo đức sao? (Thưa, phải.) Chẳng phải làm đình trệ công việc là một hậu quả nghiêm trọng sao? Đó là một kết quả xấu. Vậy điều hai người này đang sống dựa vào là gì? Cả hai đều sống dựa vào triết lý Sa-tan; họ bị kìm kẹp và trói buộc bởi triết lý Sa-tan và quỷ kế của chính mình. Họ không đạt đến việc thực hành lẽ thật, và như thế việc thực hiện bổn phận của họ không đạt tiêu chuẩn. Nó qua loa chiếu lệ và không hề có chứng ngôn trong đó. Giả sử hai người phối hợp để thực hiện một bổn phận. Một người cố gắng nắm vị trí chủ đạo trong mọi việc và luôn muốn có tiếng nói cuối cùng. Người kia có thể nghĩ rằng: “Anh ta thật lợi hại; anh ta thích dẫn đầu. Vậy thì cứ để anh ta dẫn đầu mọi việc đi, khi có chuyện thì chính anh ta sẽ là người bị tỉa sửa thôi. ‘Chim ló đầu thì bị bắn’! Vậy nên mình sẽ không ló đầu. Cũng may là tố chất mình kém và mình cũng chẳng thích nhọc lòng. Anh ta thích dẫn đầu đúng không? Vậy thì nếu có việc phải làm, mình sẽ để cho anh ta làm!”. Người nói những điều như thế thích làm người dễ dãi, người đi theo. Các ngươi nghĩ sao về cách thực hiện bổn phận của họ? Họ đang sống dựa vào điều gì? (Thưa, dựa vào các triết lý xử thế.) Trong lòng họ còn có một tư tưởng. “Nếu mình phỗng tay trên của anh ta, chẳng phải anh ta sẽ nổi giận sao? Sau này nếu cả hai lại phối hợp với nhau nữa, chẳng phải sẽ không hòa hợp được sao? Ngộ nhỡ điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ của cả hai, thì sẽ không thể qua lại với nhau bình thường được. Tốt nhất là mình cứ làm theo ý anh ta”. Chẳng phải đây là một triết lý xử thế sao? Cách họ đang sống giúp họ tránh khỏi phiền toái, giúp họ tránh gánh trách nhiệm. Họ sẽ đi theo sau trong mọi việc được yêu cầu mà không phải xuất đầu lộ diện, không phải suy nghĩ về vấn đề gì. Mọi việc đều đang được người khác chống đỡ, nên họ chẳng phải mệt mỏi. Việc sẵn lòng làm người đi theo chứng tỏ họ không có ý thức trách nhiệm. Họ đang sống dựa vào triết lý xử thế. Họ không tiếp nhận lẽ thật hay tuân thủ nguyên tắc. Đó không phải là phối hợp hài hòa – mà là làm người đi theo, người dễ dãi. Tại sao đó không phải là phối hợp? Bởi vì trong việc gì họ cũng không làm tròn trách nhiệm của mình. Họ không làm hết lòng hay hết trí khôn, và có lẽ họ cũng chẳng đạt đến mức hết sức. Đó là lý do tại sao Ta nói họ đang sống dựa vào triết lý xử thế thay vì dựa vào lẽ thật. Đây là một ví dụ khác: có người làm việc xấu trong khi thực hiện bổn phận, một việc gây thiệt hại cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Ngươi nhìn thấy nhưng trong lòng lại ngẫm nghĩ: “Không phải việc của mình, chẳng phương hại gì đến lợi ích của mình. Hơn nữa, mình cũng chẳng phải là người chịu trách nhiệm. Mình xía mũi vào những chuyện đâu đâu đó để làm gì? Để người khác lo đi, ai muốn làm thì làm. Mình chỉ cần giữ vững công việc của chính mình là được. Người khác làm chuyện xấu chẳng liên quan gì đến mình. Có thấy, mình cũng không quan tâm; họ có đi lạc lối mình cũng không quan tâm; và nếu có thiệt hại cho công tác của hội thánh thì cũng chẳng liên quan gì đến mình”. Chẳng phải đây là một triết lý xử thế sao? (Thưa, phải.) Ý định của người này có tốt không? (Thưa, không.) Họ đang sống dựa vào triết lý Sa-tan. Có những người thỉnh thoảng làm vậy trong một chuyện nào đó; lại có những người thường xuyên làm vậy mà không bao giờ tìm kiếm lẽ thật hay phản tỉnh bản thân, và không giải quyết những tâm tính bại hoại của mình. Hai loại người này ở trong tình huống khác nhau. Nhưng dù họ làm vậy trong những việc riêng lẻ hay trong mọi việc, thì nó cũng liên quan đến vấn đề tâm tính bại hoại. Đó không phải đơn giản là vấn đề về cách làm việc – mà là sống dựa theo triết lý Sa-tan. Các triết lý xử thế khác mà con người thường thấy và tiếp xúc là gì? (Thưa, dùng ơn huệ nhỏ để hối lộ người khác, chiều theo ý thích của người khác, khen ngợi người khác và nịnh nọt họ.) Chiều theo ý thích của người khác là một kiểu thủ đoạn, một kiểu triết lý xử thế. Còn gì nữa không? (Thưa, không nói thẳng sau khi thấy ai đó làm chuyện đi ngược lại nguyên tắc vì sợ làm tổn thương cảm xúc của họ.) Không thẳng thắn trong lời nói, luôn vòng vo, luôn lựa lời êm tai không liên quan đến nguyên tắc hay thực chất vấn đề – đây là một kiểu triết lý xử thế khác. Còn gì nữa không? (Thưa, nịnh nọt và a dua nịnh hót bất kỳ ai có địa vị cao.) Đó là lấy lòng người khác, và đó cũng là một kiểu triết lý xử thế. Có những người bẩm sinh luôn tìm cách tính toán và lợi dụng người khác. Họ cực kỳ xảo trá. Có những người đi đâu cũng khôn khéo trăm bề. Họ nhìn người mà nói chuyện. Trí óc họ phản ứng rất nhanh: họ biết cách đối đáp một người ngay từ lần đầu tiên chạm mắt. Những người như thế cực kỳ xảo quyệt; họ không thể sống dựa vào lẽ thật. Còn những biểu hiện nào khác nữa của việc sống dựa vào các triết lý xử thế? (Thưa, không dám lên tiếng sau khi thấy vấn đề, họ sợ nói sai thì sẽ phải chịu trách nhiệm, thế là họ tùy mặt gửi lời và chờ đến khi đa số đã nói xong mới bày tỏ quan điểm.) Con người thường đi theo đám đông, nghĩ rằng pháp luật không thể được thực thi khi tất cả mọi người cùng là một tội phạm, đây là vấn đề gì? Kiểu tâm tính gì? Đó chẳng phải là tâm tính giả dối sao? Không dám giữ vững các nguyên tắc lẽ thật bởi vì luôn muốn là người dễ dãi và sợ đắc tội với người khác, nhưng lại cũng sợ bị vạch trần và đào thải nếu không thực hành lẽ thật – thật tiến thoái lưỡng nan! Đó là tình cảnh đáng thương của những kẻ dễ dãi. Khi con người không thực hành lẽ thật thì họ sẽ sống thể hiện ra những tình trạng xấu xí như vậy; hết thảy họ đều mang quỷ tướng của Sa-tan. Trong số đó có những người nham hiểm, có những người xảo trá, có những người đê tiện, có những người bỉ ổi, có những người thấp hèn và có những người đáng thương. Các ngươi có đang sống dựa vào triết lý Sa-tan không? Hễ ai đang là lãnh đạo thì nịnh nọt người đó, trong khi thờ ơ với những lãnh đạo đã bị thay thế và đào thải; hễ ai được chọn làm lãnh đạo, bất kể là ai, thì ngươi a dua nịnh hót người đó; lời buồn nôn đến cỡ nào ngươi cũng nói ra được: “Trời ơi, chị đẹp quá, dáng cũng quá chuẩn – biểu tượng của cái đẹp là đây. Giọng nói của chị như phát thanh viên, giọng hát như chim sơn ca”, ngươi tìm cách lấy lòng họ; có cơ hội là nịnh nọt họ; dùng ơn huệ nhỏ để hối lộ họ. Bình thường thì ngươi luôn tùy mặt gửi lời, thấy lãnh đạo thích gì thì liền tìm cách làm thỏa lòng họ. Các ngươi có những thủ đoạn này không? (Thưa, có. Đôi khi con thấy một lãnh đạo hoặc người làm công có một số vấn đề hoặc thiếu sót, nhưng lại không dám nói gì vì sợ sẽ bị họ trách và có ấn tượng không tốt với con.) Đó là không có nguyên tắc. Vậy những vấn đề mà ngươi phát hiện ra có đúng hay không, việc ngươi nói ra có ích lợi cho công tác của hội thánh hay không, ngươi có biết không? (Thưa, con biết một chút.) Ngươi biết một chút – vậy ngươi phải làm gì để phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật? Nếu ngươi không chắc chắn mình đã phát hiện được vấn đề, và ngươi hiểu trong lòng rằng vấn đề này phải được giải quyết, nếu không sẽ làm đình trệ công tác, nhưng ngươi lại không thể tuân thủ nguyên tắc và sợ đắc tội với người khác, thì vấn đề gì đang diễn ra? Tại sao ngươi lại không dám tuân thủ nguyên tắc? Đây là vấn đề có tính chất nghiêm trọng, và nó liên quan đến việc ngươi có yêu lẽ thật hay không và liệu ngươi có tinh thần chính nghĩa hay không. Ngươi nên nói ra ý kiến của mình, ngay cả khi ngươi không biết ý kiến đó có đúng hay không. Chỉ cần là mình có quan điểm hay ý kiến thì ngươi nên nói ra để mọi người phân định. Làm như vậy sẽ có lợi cho ngươi và có lợi cho việc giải quyết vấn đề. Nếu ngươi nghĩ bụng: “Mình không quan tâm đến những việc đó đâu. Nếu điều mình nói là đúng, mình cũng không được ghi công trạng, còn nếu sai thì sẽ bị tỉa sửa. Thật không đáng”, đấy chẳng phải là ngươi ích kỷ và đê tiện sao? Con người luôn cân nhắc đến lợi ích của bản thân và không có khả năng thực hành lẽ thật. Đó là điều khó xử lý nhất ở con người. Chẳng phải tất cả các ngươi đều có rất nhiều triết lý sống như vậy và những mưu mô bên trong mình sao? Trong tất cả các ngươi đều có không ít triết lý của Sa-tan, và lòng các ngươi từ lâu đã bị chúng lấp đầy. Vậy nên chẳng trách sao con người nghe giảng nhiều năm mà không hiểu được lẽ thật, bước vào thực tế lẽ thật quá chậm chạp, và vóc giạc của họ vẫn luôn quá bé nhỏ. Lý do là những điều bại hoại như vậy đang cản trở và quấy nhiễu họ. Khi cần thực hành lẽ thật, con người sống dựa vào thứ gì? Họ sống theo những tâm tính bại hoại, theo quan niệm, tưởng tượng và triết lý xử thế cũng như theo ân tứ. Khi sống theo những điều này, con người rất khó đến trước Đức Chúa Trời. Tại sao? Bởi gánh nặng của họ quá lớn và ách của họ quá nặng. Con người sống theo những thứ này còn cách quá xa lẽ thật. Những thứ này ngăn không cho ngươi hiểu được lẽ thật và không thực hành được lẽ thật. Nếu ngươi không hiểu được lẽ thật, liệu đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời có tăng lên không? (Thưa, không.) Chắc chắn sẽ không tăng lên, càng không cần phải nói đến nhận thức của ngươi về Ngài. Đây là chuyện rất đáng buồn và cũng rất đáng sợ.

Con người sống dựa vào thứ gì, việc này liên quan đến quan điểm của họ về mọi sự, cũng như tâm tính của họ. Có những người luôn phấn đấu để đạt được ước mơ và dục vọng của mình. Đó là những người có ước mơ. Có những người luôn sống dựa vào dục vọng của mình. Dục vọng của họ bao gồm những gì? Có dục vọng làm việc và thể hiện bản thân, và có dục vọng phô bày bản thân. Chẳng hạn như có những người rất thích địa vị. Không có địa vị, họ sẽ không tin Đức Chúa Trời; không có địa vị, họ sẽ không có tâm trí làm gì cả, và việc tin Đức Chúa Trời cũng sẽ vô nghĩa đối với họ. Họ sống dựa vào dục vọng mưu cầu địa vị, và họ chịu sự chi phối của dục vọng này để sống ngày qua ngày. Bất cứ địa vị nào họ có thể có được đều vô cùng quý giá đối với họ. Mọi việc họ làm không gì khác là vì địa vị: duy trì địa vị, củng cố địa vị, mở rộng phạm vi thống trị của mình – mọi việc họ làm đều hoàn toàn vì dục vọng này của họ. Họ đang sống dựa vào dục vọng. Lại có những người trên đời này có cuộc sống đáng thương. Họ là người thật thà, luôn bị ức hiếp, xuất thân từ hoàn cảnh gia đình không tốt, không có bối cảnh xã hội và không có ai để nương tựa. Họ lẻ loi một mình cho đến khi bắt đầu tin Đức Chúa Trời, khi ấy họ mới cảm thấy cuối cùng cũng tìm được chỗ dựa. Họ có nguyện vọng, và họ bị nguyện vọng này thôi thúc để tin Đức Chúa Trời. Mãi cho đến hôm nay, nguyện vọng của họ vẫn chưa bao giờ thay đổi. Họ nghĩ: “Từ khi tin Đức Chúa Trời, tôi đã sống có tôn nghiêm và khí phách; từ khi tin Đức Chúa Trời, tôi đã có thể nên người xuất chúng và sống một cuộc sống cao hơn người khác. Sau này khi tôi lên thiên đàng, hết thảy các người đều sẽ phải coi trọng tôi. Không ai xem thường tôi nữa”. Nguyện vọng này, trông mong này của họ rất trống rỗng và mơ hồ. Do hoàn cảnh gia đình hoặc vì nguyên nhân khác, họ cảm thấy mình sống trên đời này một cách quá đáng thương. Sống trong nhà Đức Chúa Trời, họ có được chút nương tựa. Các anh chị em không ức hiếp họ. Họ không còn là kẻ đáng thương nữa; họ có chỗ dựa. Ngoài ra, niềm hy vọng lớn nhất của họ là sau khi chết hoặc ngay trong đời này sẽ có thể có được một đích đến tốt đẹp, có thể nở mày nở mặt. Đó là mục tiêu của họ. Họ sống dựa vào nguyện vọng này, và ở mọi nơi, trong mọi việc, họ đều sử dụng ý nghĩ này, ý nguyện này làm động lực. Họ rất khó sống dựa vào lẽ thật. Loại người như thế sống thật đáng thương. Lại có những người có dục vọng phô bày bản thân hoặc thể hiện bản thân. Vì thế, họ rất thích sống trong tập thể, làm việc nọ, việc kia để được mọi người trong tập thể xem trọng, từ đó thỏa mãn lòng ham hư vinh của họ. Họ tin rằng: “Có thể mình không phải là lãnh đạo, nhưng chỉ cần mình phát huy sở trường với tập thể, có thể khiến mình trông rạng rỡ tươi đẹp, lấp lánh hào quang, thì cũng đáng để tin Đức Chúa Trời. Mình sống vì lẽ đó; so với sống trong thế tục cũng không tệ”. Thế là từ đó trở đi, đó là lẽ sống của họ. Họ sống quanh năm suốt tháng như thế, ý định ban đầu không thay đổi. Đây có phải là sống dựa vào lẽ thật không? Chắc chắn là không. Họ đang sống dựa vào ước mơ và dục vọng, giống như người ngoại đạo. Chuyện này liên quan đến vấn đề quan điểm nhìn nhận sự việc của con người, cũng liên quan đến tâm tính bại hoại. Nếu vấn đề này không được giải quyết, thì không cách nào hiểu và thực hành lẽ thật được, vì thế rất khó sống dựa vào lẽ thật.

Lại có những phụ nữ sống dựa vào ngoại hình của mình, luôn cho rằng mình xinh đẹp, cho rằng đi đâu mọi người cũng thích họ, xem trọng họ và tán thành họ. Đi đâu họ cũng nghe thấy ngôn từ khen ngợi của mọi người dành cho họ và nhìn thấy những khuôn mặt mỉm cười của mọi người hướng về họ. Họ rất hài lòng về bản thân và rất tự tin khi sống như vậy. Thế là họ tin rằng sống như vậy cho họ vốn liếng và họ có nhiều giá trị khi sống như vậy – ít ra thì có rất nhiều người yêu thích họ. Chẳng phải cũng có đàn ông liên quan đến việc sống dựa vào ngoại hình của mình sao? Giả sử ngươi đẹp trai, và khi nói chuyện với các chị em, ngươi rất dí dỏm, phóng khoáng và lãng mạn. Ngươi rất đắc ý khi được mọi người đánh giá cao và vây quanh. “Mình cũng sẽ không yêu đương ai cả. Mình chỉ sống vậy thôi, thật đẹp! Thực hành lẽ thật thì cứng nhắc biết bao!”. Lại có những người sống dựa vào loại vốn liếng nào đó, và nói đến vốn liếng, tất nhiên họ phải có thứ gì đó chân thực. Những thứ chân thực đó có thể là gì? Chẳng hạn như một số người cảm thấy họ đã tin Đức Chúa Trời từ trong bụng mẹ. Họ đã tin Đức Chúa Trời được năm mươi năm hoặc hơn, và đó là vốn liếng của họ. Khi họ thấy một anh chị em nào đó, họ liền hỏi: “Anh chị đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm rồi?”. Người kia nói: “Năm năm”. Họ tin Đức Chúa Trời lâu hơn người này gấp mười lần, và thế là họ thầm nghĩ: “Anh chị tin Đức Chúa Trời có được nhiều năm bằng tôi không? Anh chị còn trẻ lắm. Anh chị nên ngoan ngoãn thì hơn – anh chị còn kém xa lắm!”. Đây là họ sống dựa trên vốn liếng. Còn những loại vốn liếng nào nữa? Có những người đã làm lãnh đạo và người làm công các cấp. Họ làm việc, bôn ba, đi các hội thánh bên ngoài trong thời gian dài, và có kinh nghiệm phong phú. Họ khá quen thuộc với sự sắp xếp công việc của Bề trên, cũng như đủ loại người và lĩnh vực công tác trong hội thánh. Thế là họ tin rằng: “Tôi là lãnh đạo kỳ cựu có vốn liếng lâu năm. Tôi đã làm việc lâu năm và có kinh nghiệm. Tất cả các người thì biết gì? Toàn là lũ nhóc con. Các người làm việc được mấy ngày? Các người còn non xanh lắm, không hiểu gì cả. Phải rồi, các người nghe tôi nói đi, đúng đấy!”. Kết quả là họ giảng cả buổi mà không có chút gì thực tế trong đó – toàn là câu chữ và đạo lý. Nhưng họ sẽ kiếm cớ: “Hôm nay tâm trạng tôi không tốt. Có một kẻ địch lại Đấng Christ đang gây gián đoạn, nhiễu loạn, và lòng tôi bị ảnh hưởng của chuyện này. Lần sau tôi sẽ giảng hẳn hoi nhé”. Thế là lộ tẩy rồi nhé? Họ đang sống dựa vào vốn liếng lâu năm của mình và còn dương dương tự đắc, thật ghê tởm, buồn nôn! Đó là một loại vốn liếng. Lại có những người từng ngồi tù vì tin Đức Chúa Trời, hoặc có một số trải nghiệm đặc biệt khác, hoặc thực hiện những bổn phận đặc biệt, đã chịu khổ, và điều đó cũng cho họ một loại vốn liếng. Tại sao con người luôn sống dựa vào vốn liếng? Có một vấn đề ở đây: họ tin rằng vốn liếng ấy là sự sống của họ. Chỉ cần sống dựa vào vốn liếng, họ có thể thường xuyên tán thưởng và say mê bản thân, đồng thời sử dụng vốn liếng đó để dạy bảo và ảnh hưởng người khác, để được người khác khen ngợi. Họ tin rằng với vốn liếng làm nền tảng, chỉ cần họ mưu cầu chút lẽ thật, hoặc làm tốt bổn phận và làm một chút việc lành, là họ có thể có mão triều thiên của sự công bình để dành cho họ giống như Phao-lô. Chắc chắn họ sẽ sống sót; chắc chắn họ sẽ đi tới đích đến tốt đẹp. Sống dựa vào vốn liếng, họ thường sống trong trạng thái đắc chí, dương dương tự đắc, tự thỏa mãn. Họ cảm thấy Đức Chúa Trời chấp thuận với vốn liếng của họ, Ngài vui thích họ và Ngài sẽ cho họ ở lại đến cuối cùng. Chẳng phải đây là sống dựa vào vốn liếng sao? Họ bộc lộ tâm tư như vậy trong mọi chuyện. Chúng ta có thể thấy được những gì họ nghĩ trong lòng thông qua những thứ họ bộc lộ, những thứ họ sống dựa vào và những thứ họ đi khắp nơi truyền giảng cho người khác. Lại có những người từng nhận được ân điển đặc biệt hoặc sự chiếu cố của Đức Chúa Trời, mà không ai khác có, chỉ họ có. Thế là họ nghĩ rằng mình đặc biệt, mình khác biệt so với mọi người. Họ nói: “Đức tin nơi Đức Chúa Trời của các anh chị em khác của tôi. Trước tiên, Đức Chúa Trời ban cho các anh chị em nhiều ân điển và dẫn dắt các anh chị em. Sau đó, một khi các anh chị em dần hiểu được vài lẽ thật, Đức Chúa Trời sẽ tỉa sửa, phán xét và hành phạt các anh chị em. Mọi người đều trải nghiệm như vậy. Đối với tôi thì khác: Đức Chúa Trời ban cho tôi ân điển đặc biệt. Ngài có sự ân đãi đặc biệt dành cho tôi, và sự ân đãi đặc biệt đó là vốn liếng của tôi – đó chính là tấm giấy thông hành, tấm vé vào vương quốc của tôi”. Các ngươi có cảm giác gì khi nghe họ nói những điều này? Họ có nhận thức về công tác của Đức Chúa Trời không? Họ có nhận thức về chính mình không? Hoàn toàn không. Có thể nói là họ không hiểu lẽ thật, họ tin rằng mình có thể được cứu rỗi mà không phải mưu cầu lẽ thật, tìm kiếm lẽ thật, hay tiếp nhận sự phán xét và hình phạt. Người nào có kiểu tình trạng này? Họ là một số người đã thấy chút khải tượng, đã nhận được chút bảo vệ đặc biệt, đại nạn không chết, hoặc đã chết đi sống lại, và có chút chứng ngôn hoặc trải nghiệm đặc biệt. Họ xem những điều này như sự sống của mình, họ sống dựa vào điều này và dùng chúng thay cho việc thực hành lẽ thật. Hơn nữa, họ còn xem những thứ này là dấu hiệu và tiêu chuẩn để được cứu rỗi. Đó chính là vốn liếng. Các ngươi có những thứ như thế không? Có thể các ngươi chưa có kiểu trải nghiệm đặc biệt này, nhưng nếu các ngươi đã thực hiện một bổn phận đặc biệt trong một thời gian dài và đạt được thành quả, thì các ngươi sẽ tưởng rằng mình có vốn liếng. Giả sử ngươi đã thực hiện bổn phận đạo diễn trong một thời gian dài và quay được vài tác phẩm tốt. Điều đó hình thành vốn liếng cho ngươi. Có thể ngươi chưa có vốn liếng vì ngươi chưa sản xuất tác phẩm nào. Hoặc có thể ngươi đã quay hai bộ phim mà ngươi cho là không tệ, nhưng ngươi chưa dám xem đó là vốn liếng. Ngươi thiếu tự tin về chúng; ngươi cảm thấy mình chưa có đủ kinh nghiệm hoặc vốn liếng, nên ngươi thận trọng, dè dặt và trầm lắng. Ngươi không dám thất lễ, càng không dám phách lối, phô trương. Dẫu vậy, lúc nào ngươi cũng vô cùng đắc chí, tự ngưỡng mộ mình, và đó là những thứ ngươi sống dựa vào. Đó chẳng phải là tình cảnh đáng thương của nhân loại bại hoại sao?

Một số người có tướng mạo rất hung ác. Họ to lớn, vạm vỡ và có sức mạnh, thế là họ luôn tìm cách ức hiếp người khác. Họ nói năng rất ngang tàng, vênh váo hung hăng; không khuất phục trước bất kỳ ai. Vì thế, khi thấy họ, mọi người hơi sợ và đối xử với họ cung kính, cố gắng a dua nịnh hót họ. Thế là họ vô cùng đắc ý. Họ cảm thấy cuộc sống thật thoải mái và còn cho rằng đó là bản lĩnh của mình – họ cho rằng sống như vậy sẽ không ai dám ức hiếp. Nếu muốn đứng vững trong đám đông thì con người phải tự lập, tự cường, nắm đấm phải cứng – đây là triết lý sống của họ. Để đứng vững giữa mọi người, để không ai dám ức hiếp hoặc đùa giỡn với họ, không ai dám lừa gạt và lợi dụng họ, thì họ đúc rút ra một triết lý như thế này: “Nếu muốn sống tốt, tôi cần phải có một cái nắm đấm thật cứng – càng lợi hại càng tốt. Như thế thì cho dù đi đến đâu cũng không có người nào dám ức hiếp tôi”. Kết quả là họ sống mấy năm như vậy, và quả thực, không ai dám ức hiếp họ. Cuối cùng họ đạt được mục đích của mình. Dù ở trong tập thể nào, họ cũng mang vẻ mặt nghiêm túc, trịnh trọng, ra vẻ ta đây, mặt mày dữ tợn. Xung quanh họ, không ai dám nói gì; trẻ con trông thấy họ là khóc. Ác quỷ đầu thai đây mà! Sống dựa vào nắm đấm – đó là tâm tính gì? Đó là tâm tính hung ác. Cho dù đi đến đâu, việc đầu tiên họ làm cũng là học cách thao túng và lợi dụng người khác. Họ còn muốn khống chế và trấn áp người khác nữa. Ai mà bất kính với họ, họ liền nghĩ cách cho họ biết tay, ai nói chuyện bất lịch sự với họ bằng giọng điệu châm biếm, họ sẽ tìm cơ hội trừng trị người đó. Sống dựa trên những thứ này chẳng phải là ác độc sao? Xử lý mọi chuyện bằng nắm đấm như họ cũng có thể đạt được một số kết quả: rất nhiều người đều sợ họ, thế là họ làm chuyện gì cũng suôn sẻ. Nhưng những người như thế, sống dựa vào sự nóng nảy và tâm tính ác độc, có thể tiếp nhận lẽ thật được không? Có thể thực sự ăn năn được không? Không thể, bởi vì họ tôn sùng triết lý Sa-tan và việc sử dụng vũ lực. Họ chỉ sống dựa vào triết lý Sa-tan và việc sử dụng vũ lực; họ khiến mọi người phục và sợ họ, để họ có thể tùy ý làm bậy, muốn làm sao thì làm. Điều họ lo sợ không phải là mang tiếng xấu, mà là không có tiếng ác để mang. Đó là nguyên tắc của họ. Một khi đạt được mục đích của mình như vậy, họ nghĩ: “Mình đã đứng vững được trong nhà Đức Chúa Trời và trong những tập thể này. Ai cũng sợ mình; không ai dám lộn xộn với mình. Hết thảy đều cung kính mình”. Họ tin rằng họ đã thắng. Có thực sự là không ai dám lộn xộn với họ không? Không dám lộn xộn với họ chỉ là bề ngoài. Trong thâm tâm, ai cũng nhìn nhận những người như vậy thế nào? Không nghi ngờ gì nữa: ai cũng chán ghét, ghê tởm, căm ghét, xa lánh và tránh né họ. Các ngươi có sẵn lòng qua lại với người như thế không? (Thưa, không.) Tại sao không? Họ luôn nghĩ cách chỉnh đốn ngươi, ngươi có chịu nổi không? Đôi khi thay vì đe dọa ngươi bằng vũ lực, họ sẽ dùng một số thủ đoạn để tung hỏa mù cho ngươi, sau đó mới đe dọa ngươi. Một số người không chịu được sự đe dọa, bèn xin tha và đầu hàng Sa-tan. Kẻ ác nói và làm không từ thủ đoạn nào. Người nhát gan, sợ hãi liền đầu hàng họ, rồi nói và làm theo họ. Họ là đồng lõa của kẻ ác, chẳng phải sao? Các ngươi sẽ làm gì khi thấy một kẻ ác như vậy? Đầu tiên, đừng sợ hãi. Ngươi phải tìm cách tỉa sửa và vạch trần họ. Ngươi cũng có thể hợp lại với các anh chị em thực sự tin Đức Chúa Trời để tố giác họ. Sợ hãi cũng vô ích – ngươi càng sợ, họ sẽ càng ức hiếp và quấy rối ngươi. Hợp lại để tố giác kẻ ác là cách duy nhất để khiến họ sợ và hổ thẹn. Nếu ngươi quá nhát gan và thiếu khôn ngoan, chắc chắn ngươi sẽ bị kẻ ác tàn hại. Đức tin của con người mới nhỏ bé làm sao – thật đáng thương! Thật ra, dù kẻ ác có ác đến thế nào đi nữa thì họ có thể làm gì người khác? Họ có dám tùy tiện vung nắm đấm và đánh đập người ta đến chết không? Ngày nay, chúng ta đang ở trong xã hội pháp chế. Họ không dám đâu. Hơn nữa, những kẻ cực kỳ hung ác chỉ là một số ít những người cá biệt. Nếu ai đó cả gan ức hiếp mọi người và hoành hành tại hội thánh, chỉ cần hai, ba người hợp lại là có thể tố giác và vạch trần họ. Vậy là giải quyết được họ. Chẳng phải vậy sao? Chỉ cần vài người trong số dân được Đức Chúa Trời chọn đồng tâm hiệp ý là có thể dễ dàng giải quyết được kẻ ác. Ngươi phải tin rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời toàn năng, công chính, Ngài ghê tởm kẻ ác và Ngài sẽ nâng đỡ cho dân được Ngài chọn. Chỉ cần con người có đức tin thì không phải sợ kẻ ác – thêm vào đó nếu họ có một chút khôn ngoan và phương pháp, có thể hợp lại với nhau, thì tự nhiên kẻ ác sẽ cúi đầu. Nếu ngươi không thực sự có đức tin nơi Đức Chúa Trời, mà sợ kẻ ác và tin rằng chúng có thể khống chế ngươi và quyết định số phận của ngươi, thì ngươi tiêu rồi. Ngươi sẽ không có chứng ngôn, không có triển vọng, và ngươi sẽ sống một cuộc đời khiếp nhược, nhơ bẩn. Ngươi nên làm gì trong tình huống đó? Có những người luôn sống dựa vào sự khôn lỏi, và nghĩ rằng: “Tôi không biết Đức Chúa Trời ở đâu cả, và tôi cũng không rõ Bề trên có biết việc này hay không. Nếu tôi tố giác và kẻ ác phát hiện ra, chẳng phải họ sẽ càng phải chỉnh đốn tôi sao?”. Càng nghĩ, họ càng sợ, muốn chui xuống nấp dưới gầm bàn. Như vậy liệu họ còn có thể thực hành lẽ thật và giữ vững nguyên tắc được không? (Thưa, không.) Người như vậy có khiếp nhược không? Hầu hết các ngươi đều như thế. Trước kia, có một kẻ địch lại Đấng Christ chỉnh đốn một số người. Những người đó cứ khiếp nhược như vậy, và họ đã bị chỉnh đốn. Bị chỉnh đốn là điều tốt hay điều xấu? Trong mắt con người, đó là điều xấu: có nghĩa là họ phải chịu chút uất ức, đau khổ. Nhưng con người có thể rút ra bài học từ đó và có lợi từ đó, và như thế thì không phải là điều xấu – mà lại là điều tốt. Nhưng có những người thiếu khôn ngoan, lại yếu bóng vía. Khi bị chỉnh đốn và ức hiếp, cho dù họ có lý cũng không phản kháng. Họ biết người đó là lãnh đạo giả, là kẻ địch lại Đấng Christ, nhưng họ không tố giác, cũng chẳng dám phản bác và vạch trần anh ta. Đây chính là thứ phế vật khiếp nhược! Người nào khi gặp những chuyện như vậy mà có thể chịu kìm kẹp thì chứng tỏ vóc giạc của họ quá nhỏ bé và đức tin của họ quá đáng thương: họ không biết nương cậy nơi Đức Chúa Trời, cũng chẳng nghĩ cách bảo vệ công tác của hội thánh. Họ không hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời. Dân được Đức Chúa Trời Chọn có quyền đấu tranh chống lại kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ. Đây là việc được Đức Chúa Trời khen ngợi và ban phước. Chẳng phải thật đáng thương khi ngươi không chiến đấu chống lại Sa-tan và chiến thắng nó sao? Người đó rõ ràng là kẻ hành ác, một thế lực tiêu cực; hắn là Sa-tan, ma quỷ, hắn là tà linh ô quỷ – thế mà ngươi lại đang bị hắn chỉnh đốn. Và không chỉ có ngươi – mà rất nhiều người khác cũng bị chỉnh đốn, chẳng phải đó là hèn nhát sao? Tại sao các ngươi lại không thể chung tay chiến đấu chống lại hắn? Các ngươi thật thiếu trí tuệ và khôn ngoan. Hãy tìm vài người biết phân định, hiểu lẽ thật để mổ xẻ biểu hiện của kẻ đó. Làm vậy thì đa số dân được Đức Chúa Trời chọn mới có thể nhìn rõ được chân tướng và đứng lên. Chẳng phải khi đó vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng sao? Lần sau mà gặp phải chuyện như vậy, các ngươi có thể đứng lên chiến đấu chống lại kẻ địch lại Đấng Christ được không? (Thưa, có.) Ta muốn thấy các ngươi có thể xử lý và giải quyết được bao nhiêu kẻ địch lại Đấng Christ, đó mới là chứng ngôn của người đắc thắng. Bây giờ các ngươi nói có thể, nhưng khi chuyện đó thực sự xảy ra, liệu các ngươi có thể giữ vững nguyên tắc được không? Hay lại sợ đến mức nấp dưới gầm bàn? Thật đau lòng khi nhìn thấy dáng vẻ đáng thương, thảm hại của họ, những người không hiểu lẽ thật khi có chuyện xảy đến! Thật quá đáng thương! Bị chỉnh đốn cũng không dám nói, về sau họ nghĩ lại còn rùng mình, sợ mất mật. Không nhìn thấu được kẻ ác, vóc giạc của con người thật quá nhỏ bé! Họ hoàn toàn không hiểu lẽ thật, họ chẳng đáng thương sao? Kẻ ác sống dựa vào nắm đấm, sống dựa vào việc ức hiếp người tốt và trục lợi trên tổn thất của người khác; họ sống dựa vào bản tính ác độc và tâm tính hung ác của mình, khiến người khác sợ mình, lấy lòng mình và cống nạp cho mình. Họ nghĩ rằng sống như thế thật tuyệt. Chẳng phải họ là tướng giặc sao? Chẳng phải họ là bọn thổ phỉ, cường đạo sao? Các ngươi không phải là kẻ ác, nhưng các ngươi có những tình trạng như vậy không? Chẳng phải các ngươi cũng sống dựa vào những thứ như vậy sao? Một số người các ngươi, khi phối hợp làm việc với ai đó và thấy họ còn trẻ, liền nghĩ: “Chú không hiểu gì cả. Anh ức hiếp chú thì chú cũng chẳng làm gì được đâu. Anh lợi hại hơn chú, chiếm ưu thế hơn chú; anh to hơn chú, nắm đấm mạnh hơn – nên anh ức hiếp được chú”. Đó là sống dựa vào gì? Đó là sống dựa vào nắm đấm; sống và hành động dựa vào tâm tính hung ác. Thấy ai thật thà thì ức hiếp, thấy ai lợi hại thì trốn; họ là người thượng đội hạ đạp. Một số kẻ ác sợ bị cô lập khi thấy bị mọi người xa lánh, bèn chọn vài người thật thà, khiếp nhược để kết giao và làm bạn. Thế là họ phát triển thế lực, rồi lợi dụng những người thật thà, khiếp nhược đó để chỉnh đốn người tốt, đả kích người mưu cầu lẽ thật và chỉnh đốn bất kỳ ai bất mãn hoặc không phục tùng họ. Ở đây rõ ràng kẻ ác có ý định và mục đích trong việc kết bạn với vài người thật thà. Tóm lại, nếu ngươi không thể tiếp nhận lẽ thật và phản tỉnh xem mình đang hành ác hay hành thiện trong hành vi và hành động của mình, thì dù ngươi là người tốt hay kẻ xấu, dù đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm, ngươi cũng sẽ không thể thực sự ăn năn. Có thể ngươi không phải là người có tâm tính hung ác – mà chỉ là sống dựa vào triết lý Sa-tan. Tuy rằng ngươi chưa hành ác, hoặc có lẽ ngươi đã làm được vài việc lành, nhưng ngươi vẫn không sống dựa vào lẽ thật. Ngươi đang sống dựa vào những thứ không liên quan gì đến lẽ thật. Tóm lại, chỉ cần ngươi có tâm tính bại hoại của Sa-tan, thì bất kể đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm, ngươi vẫn có thể đang sống dựa vào những thứ không hề liên quan gì đến lẽ thật. Những thứ này có thể hữu hình, cũng có thể vô hình, ngươi có thể ý thức được hoặc hoàn toàn không ý thức được chúng; chúng có thể đến từ bên ngoài, hoặc có thể là những thứ đã thâm căn cố đế trong tâm tính ngươi – dù thế nào đi nữa cũng không gì trong những thứ đó là lẽ thật cả. Hết thảy đều sinh ra từ chính bản thân nhân loại bại hoại – hay nói chính xác hơn là bắt nguồn từ Sa-tan. Vậy nên, khi con người sống dựa vào những thứ Sa-tan này, thì rốt cuộc là họ đang đi trên con đường nào? Họ có tuân theo con đường của Đức Chúa Trời không? Chắc chắn là không. Nếu con người không thực hành lẽ thật trong hành động và hành vi của mình, thì nói một cách chặt chẽ hơn, họ đang không thực hiện bổn phận của loài thọ tạo. Bề ngoài họ có thể đang thực hiện bổn phận, nhưng có một khoảng cách giữa điều đó và tiêu chuẩn thực hiện bổn phận, chủ yếu là ở chỗ nó đã bị tạp nhiễm bởi ý định của họ và sự giao dịch. Họ có thể đang thực hiện bổn phận, nhưng họ không có lòng trung thành và vô nguyên tắc, đương nhiên là cũng không có kết quả thực tế. Điều đó chứng tỏ rằng trong khi thực hiện bổn phận, thực ra họ đang làm rất nhiều việc không liên quan gì đến lẽ thật. Đó đều không phải là những việc liên quan đến các nguyên tắc lẽ thật; hết thảy đều là những việc được làm theo tưởng tượng và ý thích riêng của người đó. Thực hiện bổn phận như thế làm sao có thể được Đức Chúa Trời khen ngợi chứ?

Sau khi đã thông công về tình trạng thuộc các khía cạnh khác nhau, các ngươi đã có thể đánh giá được mình đang sống dựa trên điều gì chưa? Dù là trong khi thực hiện bổn phận hay trong cuộc sống thường ngày, các ngươi có đa phần sống dựa trên lẽ thật không? (Thưa, không.) Ta luôn vạch trần căn nguyên của các ngươi trong những mối thông công của chúng ta, thế là các ngươi cảm thấy mình sống không được quanh vinh. Các ngươi mất tự tin, không còn rạng rỡ tươi đẹp nữa. Và có rất nhiều điều các ngươi xấu hổ không dám nói, sau này khi được ban phước hoặc có đích đến tốt đẹp thì các ngươi cũng cảm thấy không danh chính ngôn thuận nữa. Vậy thì phải làm gì? Vạch trần căn nguyên của các ngươi có phải là điều tốt không? (Thưa, có.) Vậy mục đích của việc vạch trần căn nguyên của các ngươi là gì? Con người phải nhận rõ rốt cuộc mình đang sống trong tình trạng như thế nào, mình đang sống trong những tình trạng nào; phải biết rõ mình đang đi con đường nào, lối sống của mình là gì, mình có những biểu hiện bất thường nào, mình làm những chuyện không đúng đắn nào, và liệu sống như vậy, mình có thể đạt được lẽ thật và đến trước Đức Chúa Trời được không. Đây là những điều quan trọng nhất. Ngươi có thể nói: “Con yên tâm thoải mái về cách mình đang sống. Con không bao giờ cảm thấy bất an hay không vui, và con cũng không bao giờ cảm thấy trống rỗng cả”. Nhưng kết quả là gì? Đức Chúa Trời không vui. Ngươi không tuân theo con đường của Đức Chúa Trời. Con đường ngươi đang đi không phải là con đường đời chân chính, không phải là con đường đời Đức Chúa Trời chỉ ra cho ngươi – mà thay vào đó, ngươi mơ tưởng và tìm một con đường dựa vào tưởng tượng của mình rồi đi theo. Dù ngươi vui vẻ tất bật và bôn ba rất nhiều, nhưng kết cục cuối cùng là gì? Chính những ý định, dục vọng của ngươi và con đường ngươi đi lại làm hại ngươi và đẩy ngươi đến chỗ bị hủy hoại – đức tin nơi Đức Chúa Trời của ngươi đã được định trước là sẽ thất bại. Thất bại trong đức tin nơi Đức Chúa Trời nghĩa là gì? (Thưa, là không có kết cục.) Nhìn ở hiện tại, nó sẽ là hậu quả của việc ngươi không đạt được lẽ thật. Ngươi đã tin Đức Chúa Trời trong nhiều năm nhưng không chú trọng vào việc đạt được lẽ thật, kết quả là có một ngày, không biết là vì chuyện gì đó mà ngươi bị tỏ lộ và đào thải. Khi đó hối hận cũng đã muộn. Ngươi nói: “Cách sống này của con rất hợp lý. Sống như vậy, con cảm thấy tự tin, con thấy rất đủ đầy và phong phú trong lòng”. Thế nó có hữu dụng không? Cách ngươi đi con đường tin Đức Chúa Trời, cách ngươi sống và những thứ ngươi đang sống dựa vào có đúng đắn hay không, còn tùy thuộc vào kết quả. Nghĩa là nó tùy thuộc vào việc cuối cùng ngươi có đạt được lẽ thật hay không, ngươi có chứng ngôn thực sự hay không, tâm tính sự sống của ngươi có thay đổi hay không, và ngươi có sống một cuộc đời giá trị hay không. Nếu đạt được tất cả những kết quả này, thì ngươi sẽ được Đức Chúa Trời khen ngợi, dân được Đức Chúa Trời chọn sẽ tán thành ngươi, và điều đó chứng tỏ ngươi đi đúng đường. Nếu ngươi chưa đạt được những kết quả tích cực này, và chưa có bất kỳ chứng ngôn trải nghiệm chân thực nào, cũng chưa có bất kỳ sự thay đổi thực sự nào trong tâm tính sự sống của mình, thì chứng tỏ ngươi không đi đúng đường. Nói vậy có dễ hiểu không? Tóm lại, dù ngươi sống như thế nào, dù ngươi sống thoải mái thế nào, và dù ngươi có thể nhận được sự tán thành ra sao từ người khác, thì đó cũng không phải là mấu chốt của vấn đề. Ngươi nói: “Con vô cùng hưởng thụ trong cách mình sống và thực hành. Con có một cảm giác vô cùng hạnh phúc, vô cùng vinh hạnh và có sự xác thực”. Chẳng phải ngươi đang tự lừa dối mình sao? Giả sử có người hỏi ngươi: “Anh đã thực hành làm người trung thực chưa? Khi thực hành như thế, điều gì là thử thách đối với anh? Những tình huống nào khiến anh khó làm người trung thực? Nếu anh có trải nghiệm về điều đó, hãy chia sẻ một chút. Anh có chứng ngôn về việc yêu kính Đức Chúa Trời không? Anh có trải nghiệm về việc yêu kính Đức Chúa Trời và thuận phục Ngài không? Anh có trải nghiệm về việc tâm tính mình đã thay đổi sau khi tiếp nhận sự phán xét, hình phạt và tỉa sửa không? Trên con đường phát triển sự sống của mình, anh đã trải nghiệm những chuyện đặc biệt nào khiến cuộc đời của anh không ngừng chuyển hướng, khiến anh không ngừng tiến gần hơn đến mục tiêu mà Đức Chúa Trời đặt ra cho anh và yêu cầu anh đạt đến?”. Nếu trong lòng ngươi không có câu trả lời rõ ràng về những điều này, nếu ngươi không biết, thì chứng tỏ ngươi không đi đúng đường. Điều đó rõ như ban ngày.

Những lời thông công trên chỉ là nói một cách đơn giản. Có một số điểm nhỏ không cần đi chi tiết. Chẳng hạn con người làm một số chuyện dựa trên nghị lực, dựa trên hảo tâm, dựa trên ý chí chịu khổ, hoặc dựa trên quan niệm, tưởng tượng của họ, v.v. không gì trong đó là sống dựa vào lẽ thật cả. Hết thảy đều là những trường hợp con người sống dựa vào mơ tưởng, tâm tính bại hoại, cái tốt mà con người làm ra, cũng như các triết lý của Sa-tan. Hết thảy những thứ này đều bắt nguồn từ trí óc của con người, và xa hơn nữa là từ Sa-tan. Sống dựa vào những thứ này không thể nào đạt đến mức làm thỏa lòng Đức Chúa Trời được. Ngài không muốn những thứ đó, dù chúng có tốt đến đâu đi nữa, bởi vì đó không phải là thực hành lẽ thật. Sống dựa vào những thứ này là sống dựa vào triết lý của Sa-tan và tâm tính bại hoại. Đó là làm cho Đức Chúa Trời nhục nhã. Đó không phải là chứng ngôn chân thực. Nếu ngươi nói: “Tôi biết những hành động này chỉ là hảo tâm của con người chứ không hề phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật; tôi không nên thực hành như thế”, nếu trong lòng ngươi thật sự hiểu và cảm thấy rằng hành động như vậy là sai, ngươi sẽ có nhận thức. Quan điểm của ngươi đã có chuyển biến. Đó chính là kết quả Đức Chúa Trời mong muốn. Ngươi phải biết sự lệch lạc của mình nằm ở đâu. Hãy thay đổi quan điểm và buông bỏ những quan niệm của mình, đạt đến việc hiểu lẽ thật và ý của Đức Chúa Trời. Sau khi hiểu, ngươi hãy thực hành từng chút một theo hướng đó, dấn bước trên con đường đúng đắn. Như vậy, ngươi mới có hy vọng đạt được mục tiêu Đức Chúa Trời giao phó. Nếu ngươi không thực hành và bước vào theo con đường Đức Chúa Trời yêu cầu, mà lại nói: “Tôi cứ làm như thế đấy. Dù sao thì tôi cũng đâu có rảnh rỗi, tôi vẫn đang thực hiện bổn phận. Tôi chắc chắn phải làm loài thọ tạo, và tôi cũng chắc chắn phải nhận Đấng Tạo Hóa của mình”, thì như thế có tác dụng không? Không. Ngươi đang chống đối Đức Chúa Trời, thật cương ngạnh! Bây giờ là lúc chọn con đường đời. Mấu chốt là ngươi phải làm gì mới có thể đi theo con đường Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi đi. Đầu tiên, không làm dựa vào quan niệm, tưởng tượng của con người; thứ hai, không làm dựa vào ý nguyện của con người; thứ ba, không làm dựa vào ý thích của con người; và thứ tư, không làm dựa vào sự cảm xúc hóa của con người. Quan trọng hơn nữa, không dựa vào tâm tính bại hoại. Ngươi phải lập tức loại bỏ những thứ này. Bất kể ngươi có vốn liếng gì đi nữa, thì với Đức Chúa Trời, đó đều là những thứ vô giá trị, toàn là phế vật, hoàn toàn không thể đến gần với thực tế. Ngươi phải vứt bỏ những thứ đó, từng cái một, và buông bỏ toàn bộ, rồi ngươi sẽ ngày càng hiểu rằng chỉ những gì có được bằng cách dựa vào việc thực hành lẽ thật mới có giá trị và phù hợp với tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời yêu cầu đối với con người. Tất cả những thứ đến từ con người đều vô giá trị, dù ngươi có học bao nhiêu thì đến cuối cùng vẫn vô dụng, đều là phế vật, rác rưởi; chỉ có lẽ thật mà Đức Chúa Trời ban cho con người mới là kho báu và sự sống. Nó có giá trị đời đời. Ngươi luôn ôm giữ những thứ của riêng mình, nghĩ rằng: “Mình đã học hành vất vả bao năm trời mới có bản lĩnh này. Cha mẹ đã bỏ bao công sức cho mình, chi bao nhiêu tiền của và bỏ ra biết bao tâm huyết, trả biết bao cái giá – làm sao mình có thể mổ xẻ và định tội nó tùy tiện như thế được? Đây là chuyện lớn, chuyện sinh tử! Không có những điều đó, mình sẽ sống dựa vào gì đây?”. Ngươi quá ngu ngốc. Nếu cứ sống dựa vào những thứ đó thì ngươi sẽ phải xuống địa ngục. Ngươi phải sống dựa vào lời Đức Chúa Trời. Hãy thay đổi lối sống; hãy tiếp nhận lời Đức Chúa Trời vào bên trong và dọn sạch những thứ cũ kỹ đó của ngươi. Ngươi phải mổ xẻ và nhận biết chúng, cởi mở và bộc lộ chúng, để mọi người có thể phân định được. Tự lúc nào không hay, ngươi sẽ đi đến chỗ ghê tởm những thứ đó, ghê tởm những thứ ngươi từng yêu quý, ghê tởm những thứ ngươi từng dựa vào để tồn tại, và ghê tởm những thứ ngươi từng tin là sự sống của mình cũng như là những thứ ngươi trân quý nhất. Đó là cách để cách ly và đoạn tuyệt với những thứ đó một cách hoàn toàn, như thế ngươi mới có thể thực sự hiểu lẽ thật và đặt chân lên con đường thực hành lẽ thật. Tất nhiên, đây là cả một quá trình rất phức tạp và gian nan, cũng là cả một quá trình rất thống khổ. Nhưng đó là quá trình con người bắt buộc phải trải nghiệm. Không trải nghiệm không được. Trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời giống như được trị bệnh: nếu ngươi có khối u, cách duy nhất để xử lý nó là lên bàn mổ. Nếu ngươi không lên bàn mổ và không phẫu thuật để lấy khối u ra, thì bệnh của ngươi sẽ vô phương cứu chữa và ngươi sẽ không bình phục.

Có rất nhiều người xem người trung thực là kẻ ngốc, nghĩ rằng: “Đức Chúa Trời bảo gì họ cũng làm theo. Ngài bảo phải làm người trung thực, họ cũng thực sự làm người trung thực; họ nói thật, không một lời nói dối. Chẳng phải họ là kẻ ngốc sao? Làm người trung thực cũng được, nhưng chỉ khi không bị thiệt thòi hay tổn thất gì. Không thể cái gì cũng nói ra hết được! Cái gì cũng tiết lộ hết chẳng phải là ngu ngốc sao?”. Họ cho rằng làm người trung thực là ngu ngốc. Có ngu ngốc không? Đó là người thông minh nhất, bởi vì họ tin rằng: “Hết thảy lời Đức Chúa Trời đều là lẽ thật, và làm người trung thực là lẽ thật, con người phải làm người trung thực, như thế mới có thể đạt được sự khen ngợi của Đức Chúa Trời. Vì thế, Đức Chúa Trời phán bảo gì mình cũng làm; Ngài yêu cầu đi bao xa mình cũng đi. Đức Chúa Trời yêu cầu mình thuận phục thì mình thuận phục, và sẽ thuận phục đời đời. Mình không quan tâm nếu ai nói mình ngu ngốc – chỉ cần Đức Chúa Trời khen ngợi mình là được”. Đó có phải là người thông minh nhất không? Họ nhìn nhận chính xác cái gì là quan trọng, cái gì không quan trọng. Có những người có bụng dạ hẹp hòi, nghĩ rằng: “Thuận phục trong mọi sự chẳng phải là ngu ngốc sao? Làm thế chẳng phải là thiếu tự chủ sao? Đến cả bản ngã cũng không còn thì người ta còn có tôn nghiêm sao? Làm sao thì cũng phải chừa cho mình chút tôn nghiêm chứ? Chúng ta không thể thuận phục hoàn toàn được, đúng không?”. Và thế là họ thực hành thuận phục theo cách giảm thiểu rất nhiều. Như thế có thể nào đạt đến tiêu chuẩn thực hành lẽ thật được không? Còn lâu mới đạt đến, không chạm tới được! Nếu ngươi không thực hành lẽ thật theo nguyên tắc, mà thay vào đó luôn chọn cách thỏa hiệp, không hướng theo lẽ thật, cũng chẳng hướng theo Sa-tan, mà đi theo con đường trung dung, thì ngươi có đang thực hành lẽ thật không? Đây là triết lý của Sa-tan, thứ Đức Chúa Trời căm ghét nhất. Đức Chúa Trời ghê tởm thái độ này của con người đối với lẽ thật; Ngài ghê tởm việc con người luôn hoài nghi lẽ thật và lời Ngài, việc họ luôn ngờ vực lời Ngài, hoặc luôn có thái độ kỳ thị, khinh thường, không nghiêm chỉnh. Hễ con người có thái độ này đối với Đức Chúa Trời, hoài nghi Ngài, nghi hoặc, ngờ vực, phân tích và hiểu lầm Ngài, luôn nghiên cứu Ngài và cố dùng trí não để đánh giá Ngài, thì Đức Chúa Trời sẽ ẩn mình khỏi ngươi. Và một khi Đức Chúa Trời đã ẩn mình khỏi ngươi, liệu ngươi còn có thể đạt được lẽ thật không? Ngươi nói: “Con vẫn có thể chứ! Con đọc lời Đức Chúa Trời hàng ngày, con luôn dự nhóm họp, và con nghe giảng mỗi tuần, rồi về suy ngẫm và ghi chép hàng ngày. Con cũng hát thánh ca và cầu nguyện nữa. Con cảm thấy trong mình có công tác của Đức Thánh Linh”. Như thế có hữu dụng không? Những cách tin Đức Chúa Trời đó tuy là tốt, nhưng không phải là mấu chốt nhất; điều mấu chốt nhất là ngươi phải là kiểu người đúng đắn và lòng ngươi phải đúng đắn – chỉ khi đó Đức Chúa Trời mới không giấu mặt khỏi ngươi. Khi Đức Chúa Trời không giấu mặt khỏi ngươi, mà luôn luôn khai sáng và dẫn dắt ngươi, khiến ngươi hiểu được tâm ý của Ngài và lẽ thật trong mọi sự, để rồi cuối cùng ngươi đạt được lẽ thật, thì ngươi được ban phước rất lớn. Nếu lòng ngươi không đúng đắn và ngươi luôn hoài nghi Đức Chúa Trời, phòng thủ Ngài, thăm dò Ngài và hiểu lầm Ngài bằng sự khôn vặt và quan điểm của ngươi, hoặc bằng tri thức và các triết lý Sa-tan, thì ngươi sẽ gặp rắc rối. Một số người còn đi xa hơn cả phòng thủ, thăm dò, hoài nghi và hiểu lầm Đức Chúa Trời, đến mức chống đối Ngài và đứng về phía đối lập với Ngài. Họ đã trở thành Sa-tan; họ càng gặp rắc rối. Không phải chỉ hiểu nghĩa đen của câu chữ và hiểu đạo lý đơn giản thì ngươi sẽ hiểu lẽ thật. Hiểu lẽ thật không phải là chuyện đơn giản. Hầu hết mọi người đều mắc phải sự hiểu lầm này và dù nhiều lần được nhấn mạnh vẫn không thức tỉnh. Họ nghĩ: “Mỗi ngày mình đều đọc lời Đức Chúa Trời, nghe giảng, nghe thông công, và mình kiên trì thực hiện bổn phận năm này qua năm nọ. Mình như hoa màu trên cánh đồng – dù không được chăm tưới hay bón phân cũng tự lớn dần lên nhờ mưa và trổ quả vào mùa thu”. Nó không vận hành như vậy. Chính yếu tố hợp tác của con người, phương thức hợp tác của họ, tấm lòng họ và thái độ của họ đối với lẽ thật và Đức Chúa Trời mới là mấu chốt nhất. Đó là những điều cực kỳ trọng yếu. Chẳng phải những điều này cũng liên quan đến câu hỏi con người sống dựa vào điều gì sao? (Thưa, phải.) Nếu ngươi luôn sống dựa vào ý thích của con người và các triết lý Sa-tan, luôn đề phòng Đức Chúa Trời và không xem lời Ngài là lẽ thật, thì Đức Chúa Trời sẽ phớt lờ ngươi. Và khi Đức Chúa Trời phớt lờ ngươi thì ngươi còn có thể đạt được gì? Nếu Đấng Tạo Hóa phớt lờ ngươi, thì ngươi không còn là loài thọ tạo của Ngài nữa. Nếu Ngài xem ngươi là ma quỷ, là Sa-tan, vậy ngươi còn có thể đến trước Đức Chúa Trời được không? Ngươi còn có thể là đối tượng được Ngài cứu rỗi không? Ngươi còn có hy vọng được cứu rỗi không? Đó là chuyện không thể. Vì thế, bất luận hoàn cảnh gia đình ngươi như thế nào, ngươi có kiểu tố chất gì, hay ân tứ của ngươi lớn đến đâu, bất luận ngươi làm công việc gì trong hội thánh, ngươi thực hiện bổn phận nào hay vai trò của ngươi là gì, ngươi đã phạm loại vi phạm nào trong quá khứ, hiện ngươi đang ở trong kiểu tình trạng nào, ngươi đã tiến bộ đến mức nào trong sự sống, hay vóc giạc của ngươi lớn đến đâu. Không điều gì trong số đó là quan trọng nhất cả. Điều quan trọng nhất là mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời như thế nào, ngươi có luôn hoài nghi và hiểu lầm Ngài hay luôn nghiên cứu Ngài không, lòng ngươi có đúng đắn không. Những điều này đặc biệt quan trọng. Làm sao để con người biết được những thứ mấu chốt này? Để biết được, con người phải luôn kiểm điểm bản thân, đừng mơ mơ hồ hồ như người ngoại đạo, rảnh rỗi thì xem video của người ngoại đạo, chơi bời và đùa giỡn. Nếu lòng ai đó không thể đến trước Đức Chúa Trời, thì làm sao họ thực hiện bổn phận được? Nếu ngươi không chủ động đến trước Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ không ép buộc ngươi, bởi vì Đức Chúa Trời không ép buộc con người làm gì cả. Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật để con người có thể hiểu và tiếp nhận lẽ thật. Nếu con người không quay trở lại trước Đức Chúa Trời, làm sao họ tiếp nhận lẽ thật được? Nếu con người luôn bị động, không tìm Đức Chúa Trời hoặc cần Ngài trong lòng, thì làm sao Đức Thánh Linh có thể công tác trong họ? Cho nên, nếu đã tin Đức Chúa Trời thì ngươi phải chủ động tìm kiếm Ngài và hợp tác với Ngài, điều này có phải là rất quan trọng không? Đây là chuyện nghiêm chỉnh! Nếu đối với ngươi, tin Đức Chúa Trời chỉ là chuyện bên lề, một sở thích lúc rảnh rỗi, thì ngươi sẽ gặp rắc rối! Có những người tin Đức Chúa Trời đến bây giờ, đã nghe nhiều bài giảng rồi, mà vẫn nghĩ rằng tin Đức Chúa Trời là tin vào tôn giáo, là một sở thích lúc rảnh rỗi. Họ nhìn nhận đức tin nơi Đức Chúa Trời quá tùy tiện! Đến mức độ như hiện nay mà họ vẫn còn mang quan điểm này. Trong đức tin nơi Đức Chúa Trời, họ không chỉ không thiết lập được mối quan hệ bình thường với Ngài – mà còn không hề có mối quan hệ nào với Ngài. Nếu Đức Chúa Trời không thừa nhận ngươi là người đi theo Ngài, liệu ngươi có còn hy vọng được cứu rỗi không? Ngươi không còn hy vọng nữa. Đó là lý do tại sao việc thiết lập mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời rất quan trọng! Vậy mối quan hệ bình thường đó được thiết lập dựa trên cơ sở nào? Dựa trên sự hợp tác của con người. Vậy con người phải có kiểu lập trường hoặc quan điểm nào? Trạng thái của họ nên là gì? Họ phải có kiểu ý chí nào? Trong lòng ngươi đối xử với lẽ thật như thế nào? Hoài nghi? Nghiên cứu? Ngờ vực? Bác bỏ? Nếu ngươi có những thứ này thì lòng ngươi có đúng đắn không? (Thưa, không.) Nếu ngươi muốn đạt đến sự đúng đắn trong lòng, thì ngươi phải có kiểu thái độ nào? Ngươi phải có lòng thuận phục. Bất kể Đức Chúa Trời phán gì, bất kể Ngài yêu cầu điều gì, ngươi cũng phải mang ý định thuận phục, không nghi ngờ, không biện minh. Đó là thái độ đúng đắn. Ngươi phải tin, tiếp nhận và thuận phục một cách không nhân nhượng. Việc không nhân nhượng có thể ngay lập tức đạt được không? Không – nhưng ngươi phải thử bước vào. Giả sử Đức Chúa Trời phán với ngươi rằng: “Ngươi đã bị bệnh”, và ngươi nói: “Không, con không bị bệnh”. Đó không phải là vấn đề, cũng có thể là ngươi không tin. Nhưng sau đó, Đức Chúa Trời phán: “Ngươi bị bệnh rất nặng. Hãy uống ít thuốc đi”, và ngươi nói: “Con không bị bệnh, có điều Ngài muốn con uống thuốc thì cũng được thôi. Dù sao cũng chẳng hại gì. Nếu con bị bệnh, uống thuốc không chừng còn tốt nữa. Con sẽ uống ít thuốc”. Ngươi uống thuốc, và cảm thấy cơ thể khác so với trước; ngươi tiếp tục uống thuốc theo chỉ định, và một thời gian sau, ngươi cảm thấy cơ thể dần bình phục. Thế là ngươi tin rằng căn bệnh Đức Chúa Trời phán bảo e là có thật. Kiểu thực hành này mang lại kết quả nào? Ngươi đang được chữa khỏi bệnh bởi vì ngươi tin và thuận phục lời Đức Chúa Trời. Dù lần đầu tiên ngươi không uống nhiều thuốc như Đức Chúa Trời phán bảo, mà thay vào đó có chút giảm bớt và có chút ngờ vực, chút không cam tâm và không tình nguyện, nhưng cuối cùng ngươi cũng uống thuốc như Đức Chúa Trời phán bảo và sau đó cảm nhận được ích lợi của nó. Thế là ngươi tiếp tục uống, và càng uống, đức tin của ngươi càng mạnh, và ngươi ngày càng tin rằng lời Đức Chúa Trời là đúng, mình sai, và càng lúc càng thấy rằng mình không nên hoài nghi lời Ngài. Và cuối cùng, khi ngươi đã uống hết thuốc Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi uống, thì sức khỏe của ngươi được bình phục hoàn toàn. Lúc đó, chẳng phải đức tin nơi Đức Chúa Trời của ngươi sẽ ngày càng chân thật hơn sao? Ngươi biết rằng lời Đức Chúa Trời là đúng, rằng ngươi nên thuận phục Ngài và thực hành lời Ngài một cách không nhân nhượng. Ý nghĩa của ví dụ này là gì? Căn bệnh của con người chủ yếu là muốn nói đến tâm tính bại hoại của họ, và uống thuốc tượng trưng cho tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời. Ý nghĩa chính của nó là nếu con người có thể tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, thì sự bại hoại của họ có thể được làm tinh sạch, và họ có thể được cứu rỗi. Đây là kết quả đạt được khi trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời. Các ngươi có sợ thất bại không? Ngươi có thể nói: “Tôi phải mưu cầu sự hoàn thiện. Đức Chúa Trời phán rằng tôi phải thuận phục tuyệt đối một cách không nhân nhượng. Vì thế tôi phải đạt được sự tuyệt đối ngay trong lần đầu tiên thực hành lời Ngài. Lần này không đạt được sự tuyệt đối thì tôi sẽ đợi lần sau, lần này tôi dứt khoát không thực hành vậy”. Đó có phải là cách làm tốt không? (Thưa, không.) Từ góc nhìn của Đức Chúa Trời, việc con người thực hành lẽ thật là cả một quá trình. Ngài cho con người những cơ hội. Khi con người có tình trạng bại hoại, Đức Chúa Trời sẽ vạch trần nó và phán: “Ngươi đã nhân nhượng, ngươi không thuận phục, ngươi phản nghịch”. Vậy khi vạch trần điều đó, mục đích của Đức Chúa Trời là gì? Đó là để khiến ngươi ngày càng ít nhân nhượng và ngày càng thực hành thuận phục nhiều hơn, để khiến cho sự lĩnh hội của ngươi ngày càng thuần khiết hơn và gần lẽ thật hơn, để ngươi đạt đến sự thuận phục Đức Chúa Trời thật sự. Trong khi vạch trần ngươi, Đức Chúa Trời có trừng phạt ngươi không? Khi Ngài tỉa sửa ngươi và cho ngươi trải qua thử luyện, Ngài chỉ đang sửa dạy và sửa phạt ngươi. Ngươi bị vạch trần một chút, bị quở trách một chút và Ngài khiến ngươi hơi đau đớn một chút – nhưng Đức Chúa Trời có lấy mạng ngươi không? (Thưa, không.) Ngài không lấy mạng ngươi, và Ngài không giao ngươi cho Sa-tan. Trong đó có thể thấy được tâm ý của Ngài. Và tâm ý của Ngài là gì? Ngài muốn cứu rỗi ngươi. Đôi khi con người chịu chút đau khổ, sau đó họ sẽ không sẵn lòng và nghĩ: “Đức Chúa Trời không thích mình. Mình hết hy vọng rồi”. Nếu ngươi luôn hiểu lầm Đức Chúa Trời như thế thì ngươi sẽ gặp nhiều rắc rối. Nó làm chậm trễ đáng kể sự trưởng thành trong sự sống của ngươi. Vì thế, bất kể lúc nào, dù ngươi yếu hay mạnh, dù tình trạng của ngươi tốt hay xấu, dù sự sống của ngươi tiến bộ đến mức nào – thì ngươi cũng không cần bận tâm về những thứ đó bây giờ. Chỉ cần quan tâm đến việc thực hành những lời Đức Chúa Trời phán dạy, dù ngươi chỉ đang thử thực hành cũng được. Hãy cố gắng phối hợp để đạt tới những thứ mình có thể đạt tới; bước vào trạng thái được phán dạy trong lời Đức Chúa Trời; thấy được cảm giác như thế nào khi thực hành những lẽ thật Đức Chúa Trời bày tỏ, và liệu ngươi đã được lợi từ đó hay chưa, liệu ngươi có lối vào sự sống hay chưa. Ngươi phải học cách phấn đấu đạt được lẽ thật. Con người không hiểu quá trình trưởng thành trong sự sống. Họ luôn muốn đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn nhất có thể, nghĩ rằng: “Nếu không thể đạt được sự thuận phục hoàn toàn thì mình sẽ không thuận phục. Mình sẽ chỉ thuận phục khi có thể thuận phục hoàn toàn. Trong chuyện này, mình sẽ không làm người mặt dày. Điều đó cho thấy mình thật có khí phách, thật có nhân cách và tôn nghiêm!”. Đó là kiểu khí phách gì vậy? Đó là phản nghịch và cương ngạnh thì có!

Hãy suy ngẫm cho kỹ về nội dung chúng ta vừa thông công. Chúng ta đã kết thúc mối thông công về bốn đề mục trong câu hỏi: “Con người đã sống dựa vào điều gì trong suốt những năm tin Đức Chúa Trời?”. Họ sống dựa vào ân tứ, dựa vào tri thức, dựa vào tấm lòng son của mình và dựa vào các triết lý của Sa-tan. Các ngươi có hiểu những gì vừa được nghe về bốn tình trạng này không? Các ngươi có thể đối chiếu với bản thân không? Các ngươi có thể lĩnh hội được điều này không? Trước đây chúng ta đã thông công về những chủ đề này chưa? Có thể các ngươi đã nắm rõ một số tình trạng và biết một chút về chúng, nhưng không phải theo cách liên quan đến việc thực hành lẽ thật hoặc chủ đề của mối thông công ngày hôm nay. Hôm nay, chúng ta đã thông công về những tình trạng này từ chủ đề và góc độ “Con người đã sống dựa vào điều gì trong suốt những năm tin Đức Chúa Trời?”. Nó gần hơn một chút đến việc thực hành lẽ thật và sống dựa vào lẽ thật. Ta còn một câu hỏi khác, các ngươi hãy ghi lại. Đó là: những thứ ngươi yêu quý nhất là gì? Thái độ của Đức Chúa Trời đối với những thứ ngươi yêu quý nhất đó là gì? Chúng ta sẽ dành thời gian thông công về câu hỏi này sau. Hôm nay, chúng ta chủ yếu vạch trần một số tình trạng tiêu cực sinh ra từ những thứ con người sống dựa vào; chúng ta không thông công về cách thực hành lẽ thật khi đề cập cụ thể đến những tình trạng tiêu cực đó. Dù không thông công về điều đó, nhưng các ngươi có biết sai lầm trong những tình trạng này nằm ở đâu không? Vấn đề bắt nguồn từ đâu? Chúng là những tâm tính gì? Nên thực hành lẽ thật như thế nào? Khi gặp phải những chuyện như vậy, khi có những tình trạng đó và những cách làm đó, ngươi có biết cách sử dụng lẽ thật để thay thế chúng không? Ngươi nên thực hành những lẽ thật nào? Điều sơ bộ, quan trọng ngươi nên làm bây giờ là bắt đầu nắm bắt những tình trạng này và mổ xẻ chính mình. Khi ngươi sống trong những tình trạng này, ít nhất ngươi cũng phải biết trong lòng rằng chúng là sai trái. Sau khi biết sai rồi, bước tiếp theo ngươi mới có thể xoay chuyển chúng. Nếu ngươi không biết chúng đúng hay sai, cũng không biết sai ở đâu, làm sao ngươi có thể xoay chuyển chúng được? Vì thế, ngay từ bước đầu tiên là ngươi đã phải có thể phân định được những tình trạng này là đúng hay sai. Chỉ sau đó ngươi mới có thể biết nên thực hành bước tiếp theo như thế nào. Chúng ta mới chỉ thông công về vấn đề một vài tình trạng bại hoại khác nhau trong con người ngày nay mà Ta đã nói nhiều lời như vậy rồi. Vậy rốt cuộc thì các ngươi làm sao để đạt đến việc sống dựa vào lẽ thật, những chuyện cụ thể này các ngươi hãy tự suy ngẫm thêm một chút, hẳn là có thể đạt được một số kết quả.

Ngày 5 tháng 9 năm 2017

Trước: Thực tế lẽ thật là gì?

Tiếp theo: Chỉ bằng cách thực hành lẽ thật và vâng phục Đức Chúa Trời thì mới có thể đạt được sự thay đổi trong tâm tính

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger