Cách mưu cầu lẽ thật (12)

Trong vài lần thông công gần nhất, chúng ta đã thông công về các chủ đề liên quan đến hôn nhân trong “buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người”, phải không nào? (Thưa, phải.) Về căn bản, chúng ta đã thông công xong về các chủ đề liên quan đến hôn nhân. Lần này, chúng ta nên thông công về những chủ đề liên quan đến gia đình. Trước hết, hãy xem xem những phương diện nào của gia đình liên quan đến những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người. Con người không lạ lẫm gì với khái niệm gia đình. Mỗi khi nhắc đến chủ đề này, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là sự cấu thành của gia đình, các thành viên trong gia đình, và một số người, một số chuyện liên quan đến gia đình. Những chủ đề liên quan đến gia đình như thế thì có rất nhiều. Bất kể trong trí ngươi có bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu nội dung, thì có phải chúng đều có liên quan đến việc “buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người”, mà chúng ta thông công hôm nay không? Trước khi bắt đầu thông công, ngươi còn không biết liệu những điều này có liên quan hay không. Vậy nên, trước khi tiến hành thông công, các ngươi có thể nói cho Ta xem, trong suy nghĩ của con người thì gia đình là gì, hoặc có bất kỳ điều gì liên quan đến gia đình mà các ngươi nghĩ là nên buông bỏ? Trước đây, chúng ta đã nói về một vài phương diện liên quan đến những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người, các ngươi đã xác định mỗi phương diện của chủ đề mà chúng ta đã thông công này có liên quan đến nội dung gì không? Bất kể là liên quan đến phương diện gì, điều người ta cần buông bỏ không phải là bản thân chuyện đó, mà là những suy nghĩ và quan niệm sai lầm họ dùng để đối xử với chuyện đó, cũng như những vấn đề khác nhau mà người ta gặp phải liên quan đến chuyện này. Những vấn đề khác nhau này là điểm mấu chốt của những gì chúng ta phải thông công liên quan đến các phương diện này. Những vấn đề khác nhau này là những vấn đề ảnh hưởng đến việc mưu cầu lẽ thật của người ta, hoặc có thể nói chính xác hơn, chúng đều là những vấn đề cản trở người ta mưu cầu và bước vào lẽ thật. Như thế nghĩa là, nếu có sự lệch lạc hoặc vấn đề trong hiểu biết của ngươi về một chuyện nào đó, thì thái độ, cách hành động, cách xử lý của ngươi đối với chuyện này cũng sẽ có những vấn đề tương ứng, và những vấn đề tương ứng này là những chủ đề mà chúng ta cần thông công. Tại sao chúng ta cần thông công về chúng? Bởi vì những vấn đề này có ảnh hưởng lớn hoặc ảnh hưởng tuyệt đối đối với việc mưu cầu lẽ thật của ngươi, đối với cách nhìn nhận đúng đắn và hợp với nguyên tắc của ngươi đối với chuyện gì đó, và đương nhiên, chúng cũng ảnh hưởng đến sự thuần túy trong phương thức thực hành của ngươi đối với chuyện này, ảnh hưởng các nguyên tắc xử lý của ngươi với chuyện này. Như đã thông công về các chủ đề hứng thú, sở thích và hôn nhân, chúng ta sẽ thông công về chủ đề gia đình bởi vì người ta có nhiều suy nghĩ, quan điểm và thái độ sai lầm về gia đình, hoặc vì tự thân gia đình có nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên ngươi, và những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ mang đến những suy nghĩ và quan điểm sai lầm cho ngươi. Những suy nghĩ và quan điểm sai lầm này sẽ ảnh hưởng đến việc mưu cầu lẽ thật của ngươi, dẫn dắt ngươi đi đến cực đoan, nên mỗi khi gặp phải những chuyện liên quan đến gia đình, hoặc đối mặt với vấn đề liên quan đến gia đình, thì ngươi không có quan điểm hay con đường đúng đắn để đối xử hay xử lý chúng, cũng như để giải quyết những vấn đề khác nhau mà chúng gây ra. Đây là nguyên tắc để chúng ta thông công về mỗi chủ đề, và cũng là vấn đề chính cần được giải quyết. Vậy, về chủ đề gia đình, các ngươi có thể nghĩ đến những ảnh hưởng tiêu cực nào mà gia đình mang đến cho các ngươi, và gia đình cản trở các ngươi mưu cầu lẽ thật như thế nào? Trong quá trình tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận, trong quá trình mưu cầu lẽ thật, tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật và thực hành lẽ thật, gia đình ảnh hưởng và cản trở suy nghĩ, nguyên tắc hành xử, cũng như giá trị quan và nhân sinh quan của ngươi như thế nào? Nói cách khác, ngươi được sinh ra trong một gia đình, vậy gia đình này mang đến ảnh hưởng gì, mang đến những suy nghĩ và quan điểm sai lầm nào, mang đến những cản trở và nhiễu loạn nào cho cuộc sống tin Đức Chúa Trời thường nhật và việc mưu cầu, hiểu biết lẽ thật của ngươi? Thông công về chủ đề hôn nhân tuân theo một nguyên tắc, thông công về chủ đề gia đình cũng vậy. Nó không đòi hỏi ngươi buông bỏ khái niệm gia đình về mặt hình thức hay trong suy nghĩ và quan niệm, cũng không đòi ngươi buông bỏ gia đình hữu hình cụ thể của mình hay bất kỳ thành viên nào trong gia đình hữu hình của mình. Đúng hơn, nó đòi hỏi ngươi buông bỏ những ảnh hưởng tiêu cực khác nhau mà gia đình gây ra cho ngươi, đòi hỏi ngươi buông bỏ những trở ngại và nhiễu loạn mà gia đình mang đến cho việc mưu cầu lẽ thật của ngươi. Cụ thể hơn, có thể nói rằng gia đình của ngươi gây ra những vướng mắc và phiền phức cụ thể và xác thực mà ngươi có thể cảm nhận và thể nghiệm trong quá trình mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận, nó kìm kẹp ngươi, khiến ngươi không thể thoát ra, không thể thực hiện bổn phận và mưu cầu lẽ thật thật tốt. Những vướng mắc và phiền phức này khiến ngươi rất khó thoát khỏi những kìm kẹp và ảnh hưởng do hai chữ “gia đình” này hay do những người, những chuyện liên quan đến nó mang đến, khiến ngươi cảm thấy bị ức chế trong quá trình tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận do sự tồn tại của gia đình hay do bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào mà gia đình đó gây ra cho ngươi. Những vướng mắc và phiền phức này cũng thường xuyên khiến lương tâm ngươi thấy cắn rứt, khiến thân xác và tâm hồn của ngươi không được giải phóng, khiến ngươi thường xuyên cảm thấy rằng nếu ngươi đi ngược lại những suy nghĩ và quan điểm đến từ gia đình thì ngươi sẽ không còn nhân tính, mất đi đạo đức, mất đi ranh giới tối thiểu và nguyên tắc làm người. Khi nhắc đến những vấn đề liên quan đến gia đình, ngươi thường xuyên lưỡng lự giữa ranh giới cuối cùng của đạo đức và việc thực hành lẽ thật, không thể giải phóng, khó lòng tự thoát ra. Cụ thể là những vấn đề nào, các ngươi có thể nghĩ ra được không? Trong cuộc sống thường nhật, các ngươi có bao giờ cảm nhận được một vài chuyện mà ta vừa nói đến hay không? (Thưa, qua mối thông công của Đức Chúa Trời, con nhớ lại rằng vì đã có những quan điểm sai lầm về gia đình của mình nên con không thể thực hành lẽ thật, cảm thấy khi thực hành lẽ thật thì lương tâm thấy cắn rứt. Trước đây, khi vừa hoàn thành việc học và muốn lựa chọn việc thực hiện bổn phận, lòng con đầy giằng xé. Con cảm thấy vì gia đình đã luôn chu cấp cho con sống và ăn học đến khi lớn từng này, giờ con tốt nghiệp đại học rồi mà không kiếm tiền chu cấp cho gia đình mình thì sẽ là bất hiếu và không có nhân tính, chuyện này làm lương tâm con thấy cắn rứt lắm. Lúc đó, con đã đấu tranh với chuyện này suốt mấy tháng trời, cho đến khi tìm được con đường từ trong lời Đức Chúa Trời và quyết định dốc hết mình để thực hiện bổn phận. Con cảm thấy những quan điểm sai lầm về gia đình thật sự ảnh hưởng đến con người.) Đây là một ví dụ điển hình. Đây là những xiềng xích vô hình mà gia đình đeo lên người ta, cũng là những phiền phức mà cảm giác, suy nghĩ và quan điểm của người ta về gia đình mang đến cho cuộc sống của họ, những sự mưu cầu và đức tin của họ. Đến một mức độ nhất định, những phiền phức này tạo thành áp lực và gánh nặng sâu trong nội tâm ngươi, và thi thoảng khiến sâu trong nội tâm ngươi nảy sinh những cảm xúc không tốt. Ai có thể nói thêm điều gì nữa? (Thưa Đức Chúa Trời, bên trong con có một quan điểm rằng, là một người con, đã trưởng thành rồi thì phải báo hiếu cha mẹ và gạt bỏ phiền lo và giải trừ khó khăn của cha mẹ. Nhưng vì đang thực hiện bổn phận toàn thời gian, nên con không có cách nào báo hiếu cha mẹ hay làm chút chuyện cho họ. Thấy cha mẹ con vẫn đang bôn ba bận rộn vì sinh kế, trong lòng con cảm thấy mình mang nợ nọ. Khi mới bắt đầu tin Đức Chúa Trời, con đã suýt phản bội Ngài vì chuyện này.) Đây cũng là ảnh hưởng tiêu cực mà sự hun đúc của gia đình mang đến cho suy nghĩ và quan điểm của người ta. Ngươi suýt thì phản bội Đức Chúa Trời, nhưng có người đã thực sự phản bội Đức Chúa Trời rồi. Có người không thể buông bỏ gia đình của mình bởi vì những quan niệm về gia đình của họ quá mạnh. Cuối cùng, họ chọn tiếp tục sống vì gia đình và từ bỏ việc thực hiện bổn phận.

Ai cũng có gia đình, ai cũng lớn lên trong một gia đình riêng biệt, và xuất thân từ một hoàn cảnh gia đình riêng biệt. Với tất cả mọi người, gia đình đặc biệt quan trọng, là một điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong cuộc đời người ta, là một thứ sâu trong nội tâm người ta khó cắt đứt và buông bỏ. Điều người ta không thể buông bỏ và khó lòng cắt đứt không phải là căn nhà của gia đình hay những nội thất, vật dụng và đồ vật trong đó, mà là những thành viên cấu thành nên gia đình hay bầu không khí và tìm cảm trong gia đình đó. Đây là khái niệm về gia đình trong tâm khảm của con người. Chẳng hạn như, những bậc trưởng bối trong gia đình, là ông bà cha mẹ, những người cùng thế hệ với ngươi, là anh chị em, vợ chồng ngươi, và thế hệ kế tiếp, là con cái ngươi, đây đều là những thành viên quan trọng trong khái niệm gia đình của mọi người, cũng là những thành phần quan trọng của mọi gia đình. Vậy với mọi người, gia đình nghĩa là gì? Với nhiều người, gia đình nghĩa là nơi gửi gắm tình cảm và trụ cột tinh thần. Gia đình còn có ý nghĩa gì nữa? Là nơi mà người ta có thể có được hơi ấm, có thể trút bầu tâm sự, có thể phóng túng, tùy hứng. Có người nói gia đình là nơi trú ẩn an toàn, là nơi tình cảm con người được gửi gắm, là nơi cuộc đời người ta bắt đầu. Còn gì nữa? Các ngươi miêu tả cho Ta nghe đi. (Thưa, con nghĩ rằng gia đình là nơi mọi người lớn lên, nơi mà các thành viên gia đình bầu bạn và nương tựa vào nhau.) Nói hay lắm. Còn gì nữa? (Thưa, con từng nghĩ rằng gia đình là nơi trú ẩn ấm áp. Dù ngoài đời, con có chịu bao nhiêu uất ức, hễ về nhà là con có thể thả lỏng tâm trạng và tinh thần về mọi mặt nhờ sự ủng hộ và thông hiểu của người nhà, nên con cảm thấy gia đình chính là nơi trú ẩn an toàn theo nghĩa đó). Mái ấm gia đình là nơi đầy ấm áp và nồng ấm, không phải sao? Trong tâm khảm của con người, gia đình thật quan trọng. Mỗi khi vui vẻ, người ta muốn chia sẻ sự vui sướng với người nhà, mỗi khi khổ sở và buồn rầu, họ cũng mong có thể giãi bày tâm sự với người nhà. Mỗi khi có bất kỳ cảm xúc hỉ nộ ai lạc nào, họ có khuynh hướng chia sẻ với người nhà mà không có áp lực hay gánh nặng nào cả. Với tất cả mọi người, gia đình là một nơi ấm áp và tốt đẹp, một dạng gửi gắm tinh thần mà người ta không thể nào cắt đứt, không thể nào rời xa dù là vào thời điểm nào trong cuộc đời, và mái ấm gia đình là nơi đem lại sự ủng hộ cực lớn cho tâm hồn, tinh thần và thể xác của con người. Do đó, gia đình là một phần không thể thiếu được trong cuộc đời của mỗi người. Nhưng gia đình, nơi rất quan trọng trong sự sống và cuộc sống của con người này, sẽ mang đến những ảnh hưởng tiêu cực nào cho việc mưu cầu lẽ thật của họ? Trước hết, có thể nói chắc chắn rằng bất kể gia đình quan trọng đến đâu trong sự sống và cuộc sống con người, hay nó đóng vai trò gì và phục vụ chức năng nào trong sự sống và cuộc sống của con người, thì nó vẫn gây ra một số vấn đề, không lớn thì nhỏ nhỏ, đối với con đường mưu cầu lẽ thật của con người. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình mưu cầu lẽ thật của con người, đồng thời cũng tạo ra đủ loại phiền phức và vấn đề khó tránh khỏi. Nghĩa là, trong quá trình người ta mưu cầu và thực hành lẽ thật, những vấn đề tinh thần và tư tưởng khác nhau do gia đình gây ra, cùng những vấn đề về mặt hình thức, mang đến cho người ta rất nhiều vấn đề. Vậy chính xác thì những vấn đề này liên quan đến những nội dung nào? Dĩ nhiên, trong quá trình mưu cầu lẽ thật, con người đều đã lĩnh hội những nội dung này dù ít hay nhiều, dù lớn hay nhỏ, chỉ là họ chưa cân nhắc kỹ càng và nghiền ngẫm nhiều hơn để tìm ra chính xác những vấn đề ở đây là gì. Hơn thế nữa, họ chưa nhận thức được thực chất của những vấn đề này là gì, càng không nhận thức được những nguyên tắc mà người ta nên hiểu và tuân thủ là gì. Vậy nên hôm nay, chúng ta hãy thông công về chủ đề gia đình, về những phiền phức và trở ngại mà gia đình gây ra trên con đường người ta mưu cầu lẽ thật, cũng như về những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn mà người ta nên buông bỏ trong khi nhắc đến những vấn đề gia đình. Đây là vấn đề rất thực tế.

Dù chủ đề gia đình là một chủ đề lớn, nhưng nó vẫn tồn tại những vấn đề cụ thể. Vấn đề cụ thể hôm nay chúng ta sẽ thông công là ảnh hưởng tiêu cực, sự quấy nhiễu và cản trở mà gia đình mang đến cho người ta trên con đường mưu cầu lẽ thật. Vấn đề đầu tiên liên quan đến gia đình mà người ta phải buông bỏ là gì? Là thân phận người ta nhận được từ gia đình. Đây là một chuyện quan trọng. Hãy thông công cụ thể về mức độ quan trọng của chuyện này. Ai cũng xuất thân từ một gia đình riêng biệt, với bối cảnh và hoàn cảnh sống riêng biệt, có chất lượng sống, cách sống và nếp sống riêng biệt. Mỗi một người đều thừa hưởng một thân phận riêng biệt từ hoàn cảnh sống và bối cảnh sống của gia đình mình. Thân phận riêng biệt này không chỉ thể hiện giá trị cụ thể của mỗi người trong xã hội và giữa mọi người, mà nó còn là một ký hiệu và dấu hiệu riêng biệt. Vậy dấu hiệu này nói lên điều gì? Nó nói lên người ta cao quý hay thấp kém giữa mọi người. Thân phận riêng biệt này quyết định địa vị của người ta trong xã hội và giữa mọi người, địa vị này đến từ gia đình mà họ sinh ra. Do đó, việc sống trong gia đình thế nào, bối cảnh gia đình là gì rất quan trọng đối với một người, bởi vì chúng có liên quan đến thân phận và địa vị của ngươi giữa mọi người và trong xã hội. Mà thân phận và địa vị quyết định xem thân phận của người ta trong xã hội là cao quý hay thấp kém, liệu người ta được người khác tôn trọng, đề cao và ngưỡng mộ hay là bị khinh miệt, kỳ thị và chà đạp. Chính vì thân phận mà người ta thừa hưởng từ gia đình ảnh hưởng đến hoàn cảnh và tiền đồ của họ trong xã hội, nên thân phận được thừa hưởng này rất quan trọng và trọng yếu với mỗi một người. Chính vì nó ảnh hưởng đến uy danh, địa vị và giá trị của ngươi trong xã hội, ảnh hưởng đến vinh nhục cả đời của ngươi, nên bản thân ngươi cũng rất coi trọng bối cảnh gia đình và thân phận thừa hưởng từ gia đình. Vì chuyện này có ảnh hưởng quá lớn với ngươi, nên nó là điều tối quan trọng và trọng đại với ngươi trên con đường sinh tồn. Vì là chuyện quan trọng và trọng đại như thế, nên nó chiếm một vị trí trọng yếu sâu trong linh hồn ngươi và được ngươi rất xem trọng. Ngươi không chỉ xem trọng thân phận ngươi thừa hưởng từ gia đình, mà ngươi còn nhìn nhận thân phận của bất kỳ ai ngươi quen hay không quen từ quan điểm này, với cùng cách nhìn và cách thức này, ngươi cũng dùng quan điểm này để đánh giá thân phận của tất cả mọi người ngươi tiếp xúc. Ngươi dùng thân phận của họ để phán định nhân cách của họ, để phán định cách đối xử và tương tác với họ, dù là thân thiện và bình đẳng, dù là khom lưng uốn gối và bảo sao nghe vậy, dù là tương tác và nhìn họ bằng con mắt khinh thường và kỳ thị, hay thậm chí là giao tiếp và tương tác với họ một cách bất bình đẳng vô nhân đạo. Những cách nhìn người và xử sự này phần lớn được quyết định bởi thân phận mà người ta thừa hưởng từ gia đình. Bối cảnh và thân phận của gia đình ngươi quyết định địa vị xã hội mà ngươi sẽ có và địa vị xã hội của ngươi sẽ quyết định cách thức và nguyên tắc để ngươi nhìn nhận và đối xử với mọi người, mọi sự. Do đó, thái độ và cách thức xử sự của người ta phần lớn được quyết định ở thân phận mà người ta thừa hưởng từ gia đình mình. Tại sao Ta nói “phần lớn”? Có một số tình huống đặc biệt mà chúng ta sẽ không nói đến. Còn tuyệt đại đa số thì giống như những gì Ta vừa mô tả. Mọi người đều bị ảnh hưởng bởi thân phận và địa vị xã hội mà họ thừa hưởng từ gia đình, ai cũng có khuynh hướng dùng những cách nhìn nhận và đối xử với con người và sự việc tương ứng với thân phận và địa vị xã hội này – đây là chuyện rất đỗi tự nhiên. Chính vì nó là chuyện tất nhiên và là nhân sinh quan tự nhiên do gia đình đem đến, nên nguồn gốc nhân sinh quan và phương thức sinh tồn của người ta được quyết định ở thân phận mà họ thừa hưởng từ gia đình. Thân phận người ta thừa hưởng từ gia đình quyết định cách thức, nguyên tắc nhìn nhận và đối xử với con người và sự việc, quyết định thái độ chọn lựa của họ trong việc nhìn nhận và đối xử với con người và sự việc. Điều này chắc chắn sẽ nảy sinh một vấn đề rất nghiêm trọng nơi con người. Nguồn gốc những suy nghĩ, quan điểm của người ta khi nhìn nhận và đối xử với con người và sự việc, một mặt chắc chắn là bị ảnh hưởng bởi gia đình, mặt khác bị ảnh hưởng bởi thân phận mà người ta thừa hưởng từ gia đình mình, và con người rất khó thoát ra khỏi dạng ảnh hưởng này. Kết quả là, người ta không thể đối xử với bản thân một cách đúng đắn, lý tính và công bằng, cũng không thể đối xử với người khác một cách công bằng, không thể đối xử với con người và sự việc theo cách phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã dạy bảo. Thay vào đó, họ cư xử, vận dụng và lựa chọn linh hoạt dựa trên những khác biệt giữa thân phận của họ và thân phận của người khác. Vì bị ảnh hưởng bởi thân phận của gia đình, nên cách nhìn nhận và xử sự trong xã hội và giữa những người khác chắc chắn sẽ không phù hợp với các nguyên tắc và cách thức xử sự mà Đức Chúa Trời đã truyền đạt cho con người. Nói chính xác hơn, những cách thức này hẳn sẽ đối nghịch, mâu thuẫn và trái với những nguyên tắc và cách thức mà Đức Chúa Trời đã truyền dạy. Nếu cách xử sự của người ta dựa trên thân phận và địa vị xã hội mà họ thừa hưởng từ gia đình, thì chắc chắn họ sẽ áp dụng những cách thức và nguyên tắc xử sự khác biệt hoặc đặc biệt do thân phận đặc biệt hoặc khác biệt của họ và của người khác. Những nguyên tắc mà họ áp dụng này không phải là lẽ thật, cũng không phù hợp với với lẽ thật. Chúng không chỉ vi phạm nhân tính, lương tâm và lý trí, mà nghiêm trọng hơn, còn vi phạm lẽ thật, bởi vì chúng tiến hành chọn lọc dựa trên sở thích và lợi ích của con người, dựa trên mức độ nhu cầu giữa con người với nhau. Do đó, trong bối cảnh này, các nguyên tắc nhìn nhận và xử sự của người ta không công bằng và không phù hợp với lẽ thật, hoàn toàn nảy sinh dựa trên nhu cầu tình cảm và nhu cầu lợi ích của người ta. Bất kể ngươi thừa hưởng thân phận cao quý hay thấp kém từ gia đình mình, thì thân phận này đều chiếm một vị trí trong lòng ngươi, và với một số người, nó còn chiếm một địa vị rất quan trọng. Vậy nên, nếu ngươi muốn mưu cầu lẽ thật, thân phận này chắc chắn sẽ ảnh hưởng và quấy nhiễu việc mưu cầu lẽ thật của ngươi. Nghĩa là, trong quá trình mưu cầu lẽ thật, chắc chắn ngươi sẽ gặp phải những vấn đề như cách đối xử với con người và xử lý sự việc. Khi liên quan đến những vấn đề và việc hệ trọng này, chắc chắn ngươi sẽ đứng ở góc độ của thân phận mà gia đình đã mang đến cho người và dùng cách nhìn như thế để nhìn nhận con người và sự việc bằng, và ngươi không tránh khỏi dùng cách nhìn nhận và đối xử với con người và sự việc rất nguyên thủy hay xã hội hóa này. Dù thân phận ngươi thừa hưởng từ gia đình có khiến ngươi cảm thấy địa vị của mình trong xã hội là cao quý hay thấp kém, thì trong bất kỳ trường hợp nào, thân phận này sẽ ảnh hưởng đến việc ngươi mưu cầu lẽ thật, đến nhân sinh quan đúng đắn và con đường mưu cầu lẽ thật đúng đắn của ngươi. Nói chính xác hơn, nó sẽ ảnh hưởng đến nguyên tắc xử sự của ngươi. Ngươi đã hiểu chưa?

Những kiểu gia đình khác nhau đem lại cho người ta những thân phận và địa vị xã hội khác nhau. Có địa vị xã hội tốt và thân phận cao khiến người ta cảm thấy hưởng thụ, được đắm mình trong vui vẻ, còn ai thừa hưởng thân phận từ một gia đình thấp kém và thấp hèn thì cảm thấy không ngóc đầu lên được, còn cảm thấy mình không được xem trọng hay đề cao, thường bị kỳ thị, và khiến cho sâu trong nội tâm họ đau khổ và tự ti. Chẳng hạn như, có người có cha mẹ là nông dân, làm ruộng và bán rau, có người có cha mẹ là tiểu thương, mở sạp hàng rong hoặc rao hàng trên phố, có người có cha mẹ làm trong ngành thủ công nghiệp, may và sửa áo quần, hoặc dựa vào đôi bàn tay để kiếm sống và nuôi cả gia đình. Có người có cha mẹ làm ngành dịch vụ, làm công nhân vệ sinh quét dọn vệ sinh cho người ta hoặc làm bảo mẫu cho người ta, có người có cha mẹ làm trong ngành chuyển nhà hoặc vận tải, làm xoa bóp, trang điểm, cắt tóc, có người có cha mẹ làm nghề sửa chữa đồ đạc như giày dép, xe đạp, mắt kính, vân vân. Có người có cha mẹ làm nghề thủ công cao cấp hơn, sửa những thứ như nữ trang hay đồng hồ, có người có cha mẹ có địa vị xã hội thấp hơn nữa, đi thu gom và buôn bán phế liệu để dưỡng dục gia đình và nuôi dưỡng con cái. Mọi bậc cha mẹ này đều có địa vị nghề nghiệp tương đối thấp kém trong xã hội, và rõ ràng hậu quả là địa vị xã hội của mọi người trong gia đình họ cũng sẽ thấp kém. Vậy nên, trong mắt người đời, ai xuất thân từ những gia đình này cũng đều có địa vị và thân phận thấp hèn. Chính bởi xã hội dùng cách nhìn nhận thân phận và đánh giá giá trị con người như thế này, nên nếu cha mẹ ngươi là nông dân và có người hỏi ngươi: “Cha mẹ anh làm gì? Anh sinh ra trong gia đình thế nào?”, ngươi sẽ trả lời: “Cha mẹ tôi… à, họ kiểu như… không đáng nói đến đâu”, ngươi không dám nói, ngại nhắc đến. Khi gặp mặt, liên hoan với bạn học và bạn bè, người ta sẽ giới thiệu bản thân và bối cảnh gia đình hoặc địa vị xã hội cao của họ. Nhưng nếu ngươi xuất thân từ gia đình nông dân, tiểu thương hoặc bán hàng rong, ngươi sẽ không muốn nói ra, cảm thấy ngượng miệng. Trong xã hội có câu nói phổ biến là “Anh hùng chớ hỏi xuất thân”. Câu này có một ý rất cao thượng, và nó mang đến cho những người có địa vị xã hội thấp một chút hy vọng, chút tia sáng và chút an ủi. Nhưng tại sao câu đó lại phổ biến trong xã hội? Không phải vì con người trong xã hội quá chú trọng đến thân phận, giá trị và địa vị xã hội của họ sao? (Thưa, phải.) Những người có xuất thân thấp kém thì lúc nào cũng thiếu tự tin, nên họ dùng câu nói này để an ủi bản thân, cũng như để an ủi người khác, nghĩ rằng dù thân phận và địa vị của họ thấp hèn, nhưng cảnh giới tư tưởng của họ lại cao và nó là thứ không thể học được. Bất kể thân phận ngươi thấp hèn đến đâu, nếu cảnh giới tư tưởng của ngươi cao, thì nó chứng tỏ ngươi là người cao thượng, thậm chí hơn cả những người có thân phận và địa vị cao quý. Chuyện này chứng minh vấn đề gì? Người ta càng nói “Anh hùng chớ hỏi xuất thân”, thì càng chứng tỏ rằng họ quan tâm đến thân phận và địa vị xã hội của mình. Nhất là khi địa vị và thân phận xã hội của một người rất hèn mọn và thấp hèn, người ta dùng câu nói này để tự an ủi bản thân và bù đắp cho sự trống rỗng và bất mãn trong lòng họ. Có người có cha mẹ còn không bằng tiểu thương và bán hàng rong, không bằng nông dân và thợ thủ công, thậm chí còn không bằng những bậc cha mẹ làm bất kỳ công việc tầm thường, thấp hèn và có thu nhập thấp trong xã hội, vì vậy mà thân phận và địa vị xã hội họ thừa hưởng từ cha mẹ còn thấp hơn nữa. Chẳng hạn như, có người có cha mẹ mang tiếng xấu trong xã hội, không thực sự làm việc mình phải làm, không có nghề nghiệp được xã hội chấp nhận, không có thu nhập cố định, nên họ rất khó chèo chống cuộc sống của một gia đình. Có người có cha mẹ thường xuyên bài bạc, cứ đánh là thua, cuối cùng gia đình tan vỡ, khánh kiệt, không có đủ khả năng chi tiêu hằng ngày. Con cái sinh ra trong những gia đình đó áo không đủ che thân, cơm không đủ no bụng và sống trong nghèo khổ. Mỗi khi trường tổ chức họp phụ huynh, cha mẹ họ chẳng bao giờ đến dự, giáo viên thì biết thừa cha mẹ họ đi đánh bạc. Thân phận và địa vị của họ trong mắt giáo viên và giữa các bạn học như thế nào, không cần nói cũng biết. Con cái sinh ra trong những gia đình như thế này chắc chắn không thể ngẩng cao đầu giữa những người khác. Dù họ có học giỏi và chăm chỉ, dù họ rất hiếu thắng và rất xuất chúng, thì thân phận mà họ thừa hưởng từ gia đình mình đã quyết định địa vị và giá trị của họ trong mắt người khác, điều này có thể khiến người ta chán nản và đau khổ. Sự chán nản và đau khổ này do đâu mà có? Nó đến từ trường học, từ giáo viên, từ xã hội và nhất là từ cách nhìn nhận sai lầm của nhân loại trong cách đối xử với con người. Có phải như thế không? (Thưa, phải.) Có người có cha mẹ không mang tiếng xấu đặc biệt trong xã hội nhưng đã từng làm một số việc xấu. Chẳng hạn như, những bậc cha mẹ vì tội tham ô và nhận hối lộ, hoặc vì đã làm việc phạm pháp, hoặc vì đầu cơ trục lợi mà bị ngồi tù, bị kết án. Kết quả là những bậc cha mẹ này đem lại ảnh hưởng tiêu cực và không tốt cho gia đình mình, khiến người nhà phải chịu nỗi ô nhục này cùng họ. Vậy nên, ở trong gia đình như thế vô hình trung giáng một đòn lớn hơn nữa đến thân phận của người ta. Họ không chỉ mang thân phận và địa vị xã hội thấp hèn, mà còn bị khinh thường, thậm chí bị gán là “kẻ tham ô” và “người nhà của kẻ trộm cướp”. Khi đã bị gán nhãn như thế rồi, nó sẽ có tác động lớn hơn nữa lên thân phận và địa vị xã hội của họ, sẽ khiến hoàn cảnh của họ trong xã hội trở nên khó khăn hơn, khiến họ càng không thể ngóc đầu lên được. Dù ngươi có nỗ lực thế nào, có thân thiện đến đâu, cũng không thể thay đổi thân phận và địa vị xã hội của mình. Dĩ nhiên, những hậu quả đó cũng là ảnh hưởng của gia đình lên thân phận của người ta. Còn có những gia đình với cấu trúc tương đối phức tạp. Chẳng hạn như có người không có mẹ đẻ mà chỉ có mẹ kế vốn không ân cần và quan tâm họ cho lắm, không cho họ nhiều tình mẫu tử hay sự quan tâm khi họ còn nhỏ. Nên với họ mà nói, một gia đình như thế vô hình trung mang đến cho họ một thân phận đặc biệt, là thân phận của người thừa. Trong bối cảnh của thân phận đặc biệt này, trong lòng họ càng ngày càng nảy sinh nhiều khoảng tối và họ cảm thấy địa vị của mình giữa những người khác thấp kém hơn bất kỳ ai, họ chẳng có cảm giác hạnh phúc, chẳng có cảm giác mình tồn tại, càng không có mục đích sống, và họ cảm thấy đặc biệt tự ti, đặc biệt bất hạnh. Có những người khác có cấu trúc gia đình phức tạp vì mẹ họ, do tình huống đặc biệt nào đó, mà đã trải qua nhiều cuộc hôn nhân, nên họ có nhiều cha dượng và không biết cha đẻ của mình là ai. Khỏi cần phải nói cũng biết khi thuộc về một gia đình như vậy, người đó sẽ có được dạng thân phận gì. Địa vị xã hội của họ sẽ thấp hèn trong mắt người khác, và thi thoảng sẽ có người dùng những vấn đề hoặc ý kiến về kiểu gia đình này để hạ nhục họ, bôi nhọ và khiêu khích họ. Chuyện này không chỉ khiến thân phận và địa vị của họ trong xã hội trở nên thấp hèn, mà nó còn khiến họ không có chốn dung thân giữa những người khác. Tóm lại, thân phận và địa vị xã hội đặc biệt mà người ta thừa hưởng khi ở trong một gia đình đặc biệt như Ta đã nhắc đến, hoặc là thân phận và địa xã hội bình thường và phổ thông mà người ta thừa hưởng khi ở trong một gia đình bình thường và phổ thông, đều là một nỗi đau âm ỉ sâu trong nội tâm họ. Nó vừa là xiềng xích vừa là gánh nặng, nhưng người ta không nỡ vứt bỏ nó, cũng không sẵn lòng rời xa nó. Vì với tất cả mọi người, gia đình là nơi mà họ sinh ra và lớn lên, cũng là nơi tràn đầy sự gửi gắm của họ. Với những người mà gia đình mang đến cho họ thân phận và địa vị hèn mọn và thấp kém, thì gia đình vừa tốt đẹp lại vừa xấu xí, bởi vì về tinh thần, người ta không thể sống thiếu gia đình, nhưng từ nhu cầu khách quan và thực tế, thì gia đình mang lại cho họ sự nhục nhã ở nhiều mức độ khác nhau, khiến họ không có được sự tôn trọng và thông hiểu mà họ xứng đáng được nhận giữa những người khác và trong xã hội. Vậy nên, đối với nhóm người này, gia đình là nơi mà họ vừa yêu vừa ghét. Dạng gia đình như thế không được bất kỳ ai trong xã hội xem trọng hay đề cao, mà lại bị người khác kỳ thị và xem thường. Chính vì thế, những người sinh ra trong dạng gia đình như thế này cũng thừa hưởng thân phận, địa vị và giá trị tương tự. Nỗi nhục nhã gia đình mang lại cho họ thường ảnh hưởng đến những cảm xúc sâu trong nội tâm của họ, ảnh hưởng đến quan điểm nhìn nhận mọi sự và cũng ảnh hưởng đến cách họ xử sự. Điều này chắc chắn ảnh hưởng lớn đến việc mưu cầu lẽ thật của họ, ảnh hưởng đến việc thực hành lẽ thật của họ trong quá trình mưu cầu lẽ thật. Chính vì những chuyện này có thể ảnh hưởng đến việc mưu cầu và thực hành lẽ thật, cho nên dù thừa hưởng thân phận nào từ gia đình mình, ngươi cũng nên buông bỏ nó.

Có lẽ có người nói: “Những bậc cha mẹ mà Ngài vừa nói đến đều là nông dân, tiểu thương, bán hàng rong, lao công và những người làm những việc vặt cho người ta. Địa vị xã hội của những người này rất thấp, người ta nên buông bỏ họ là đúng rồi. Có câu ‘Ngươi vươn lên cao, nước chảy xuống thấp’, người ta nên nhìn lên phía trên và hướng đến nơi cao, không nên nhìn vào những thứ liên quan đến địa vị thấp này. Chẳng hạn như, có ai muốn làm nông dân chứ? Có ai muốn làm tiểu thương chứ? Ai cũng muốn kiếm nhiều tiền, làm quan lớn, có địa vị trong xã hội, lên như diều gặp gió. Chẳng ai hồi nhỏ mong mỏi làm nông dân, chỉ cần cày cấy thật tốt, có ăn có uống là đủ rồi. Chẳng ai xem như vậy là thành công, không có một ai cả. Chính vì những gia đình như thế mang lại nhục nhã cho con người và khiến họ bị đối xử bất công vì thân phận của mình, cho nên người ta cần buông bỏ thân phận thừa hưởng từ gia đình mình.” Có phải như vậy không? (Thưa, không phải.) Đúng, không phải. Nếu chúng ta thảo luận từ một phương diện khác, có người sinh ra trong những gia đình có điều kiện ưu việt, có hoàn cảnh sống tốt và địa vị xã hội cao, nên họ thừa hưởng thân phận và địa vị tôn quý, đi đâu cũng được xem trọng. Họ lớn lên trong sự nâng niu của cha mẹ và các trưởng bối trong gia đình, ra xã hội thì càng khỏi phải nói. Vì bối cảnh gia đình cao quý và đặc biệt, nên ở trường, các giáo viên và bạn học đều coi trọng họ, chẳng ai dám bắt nạt họ. Giáo viên nói năng chậm rãi nhỏ nhẹ và hòa nhã vui vẻ với họ, bạn học thì đặc biệt tôn trọng họ. Vì họ có hoàn cảnh gia đình ưu việt, bối cảnh gia đình tôn quý, nên họ có thân phận cao quý trong xã hội và được người khác đánh giá cao, họ có cảm giác ưu việt và cảm thấy mình có thân phận và địa vị xã hội tôn quý. Kết quả là, ở trong nhóm người nào, họ cũng tự phụ, nói chuyện thoải mái, chẳng cần suy nghĩ đến cảm nhận của bất cứ ai, làm chuyện gì cũng rất tùy ý. Trong mắt người khác, họ có khí chất, có phong độ, dám nói, dám nghĩ và dám làm, và vì có sự hỗ trợ của bối cảnh gia đình hùng mạnh, bất kể họ nói gì hay làm gì cũng có quý nhân ra tay hỗ trợ, nên họ làm gì cũng thuận lợi. Mọi chuyện càng thuận lợi thì họ càng có cảm giác ưu việt. Đi đến đâu, họ cũng tỏ vẻ trịch thượng, cũng muốn xuất chúng, và khác biệt với những người khác. Hễ ngồi ăn cùng người khác là họ chọn những phần ăn lớn, không được thì họ nổi giận. Khi sống với anh chị em, họ khăng khăng đòi ngủ trên giường nào tốt nhất, giường nào ở nơi có ánh mặt trời, gần lò sưởi hoặc có không khí trong lành, và chỗ đó chỉ thuộc về riêng họ mà thôi. Đây không phải là có cảm giác ưu việt sao? (Thưa, phải.) Cha mẹ của một số người kiếm được nhiều tiền, hoặc làm công chức, hoặc là nhân tài được trả lương cao, nên điều kiện kinh tế của gia đình họ đặc biệt dư dả và sung túc, chẳng phải lo lắng chuyện ăn mặc. Cho nên, những người như thế cảm thấy mình cực kỳ ưu việt. Họ muốn mặc gì cũng được, thịnh hành cái gì thì mặc cái đó, khi lỗi mốt thì vứt đi. Họ cũng có thể muốn ăn gì thì ăn, chỉ cần nói một tiếng là có người dọn lên. Họ không cần phải lo bất kỳ chuyện gì và họ cảm thấy mình cực kỳ ưu việt. Với thân phận họ thừa hưởng từ gia đình ưu việt này, vô hình trung trong mắt người khác, nữ thì là tiểu thư, nam thì là công tử. Họ đã thừa hưởng được gì từ gia đình như thế? Một thân phận và địa vị xã hội cao quý. Cái họ thừa hưởng từ gia đình như thế không phải là sự sỉ nhục mà là vinh quang. Bất kể ở trong hoàn cảnh nào hay trong nhóm người nào, họ cũng luôn cảm thấy mình cao hơn mọi người một bậc. Họ nói những câu như: “Cha mẹ tôi là doanh nhân giàu có, gia đình tôi có rất nhiều tiền, tôi muốn tiêu khi nào thì tiêu, không bao giờ phải tính toán”, hoặc “Cha mẹ tôi là quan chức cấp cao. Bất kể tôi đến đâu làm việc, chỉ cần nói một tiếng là xong, không cần phải làm theo thủ tục thông thường. Các người xem các người phải vất vả bao nhiêu mới xong việc, các người phải làm theo thủ tục thông thường, chờ đến lượt mình và nhờ vả người ta. Nhìn tôi đi, cần làm gì, tôi chỉ cần bảo một trợ lý của cha mẹ mình là việc đâu vào đấy ngay. Đây là thân phận thế nào, địa vị xã hội thế nào chứ!” Họ có cảm giác ưu việt không? (Thưa, có.) Có người nói: “Cha mẹ tôi là người nổi tiếng, cậu có thể lên mạng tìm kiếm tên tuổi của họ để xem chúng có xuất hiện hay không”. Người ta kiểm tra danh sách những người nổi tiếng và đúng là có cha mẹ họ thật, chuyện này khiến họ có cảm giác ưu việt. Hễ đi đâu, nếu có người hỏi: “Cậu tên gì?” thì họ trả lời: “Tôi tên gì đâu có quan trọng, cha mẹ tôi tên là thế này này”. Điều đầu tiên họ nói với người khác là tên của cha mẹ mình, để người khác biết thân phận và địa vị xã hội của họ. Có người tự nhủ: “Gia đình cậu có địa vị, cha mẹ cậu đều là quan chức, người nổi tiếng, hoặc doanh nhân, nên cậu là quan nhị đại, phú nhị đại. Còn tôi là ai chứ?” Suy nghĩ xong, họ trả lời: “Cha mẹ mình chẳng có gì đặc biệt, họ chỉ là công nhân bình thường, nhận mức lương bình thường, chẳng có gì để khoe cả, nhưng tổ tiên nhà mình từng là tể tướng ở triều đại nào đó” Người khác lại nói: “Tổ tiên nhà cậu là tể tướng. Ôi chao, vậy là cậu có thân phận đặc biệt rồi. Cậu là hậu duệ của một tể tướng. Hậu duệ của tể tướng đều không phải là người thường, thế cũng có nghĩa cậu là hậu duệ của danh nhân rồi!” Ngươi thấy đấy, một khi người ta liên hệ mình với danh nhân thì thân phận của họ sẽ khác, địa vị xã hội của họ được nâng lên ngay lập tức, và họ được người khác tôn trọng. Lại có người khác nói: “Tổ tiên của tôi là một thế hệ doanh nhân giàu có. Giàu nứt đố đổ vách. Sau đó, do xã hội biến đổi và chế độ xã hội thay đổi, nên tài sản của họ bị tịch thu. Trong bán kính mười cây số quanh đây, có nhiều nhà mà người ta đang ở thật ra là nhà của tổ tiên tôi. Trước đây, căn nhà của gia đình tôi có đến bốn hay năm trăm phòng, không thì ít nhất cũng phải hai, ba trăm phòng, và trong nhà có hơn trăm người giúp việc, bất kể già trẻ. Ông tôi là ông chủ lớn. Ông chẳng bao giờ phải động tay làm gì, chỉ ra lệnh cho người khác làm thôi. Bà tôi hai tay không cần dính nước, không cần làm lụng, cả hai đều có người hầu giúp mặc đồ và giặt giũ. Sau đó, vì hoàn cảnh xã hội biến đổi mà gia đình tôi lụn bại, không còn là quý tộc nữa mà trở thành thường dân. Trước đây, gia đình tôi lớn và danh tiếng cao. Họ dậm chân ở phía đông làng thì phía tây làng cũng phải run sợ. Ai cũng biết họ. Tôi xuất thân từ gia đình như thế đấy, anh nghĩ sao nào? Đâu có tầm thường nhỉ? Anh nên xem trọng tôi, phải không nào?” Lại có người khác nói: “Gia tộc của tổ tiên anh thì có gì ấn tượng chứ. Tổ tiên tôi từng là hoàng đế, hoàng đế khai quốc ấy. Nghe nói họ của chúng tôi được truyền lại từ ngài ấy. Gia đình tôi là người thân trực hệ của ngài, không phải họ hàng xa đâu. Các anh nghĩ sao nào? Giờ biết bối cảnh của tổ tiên tôi rồi, chẳng phải các anh nên nhìn tôi với cặp mắt khác và nể tôi ba phần hay sao? Chẳng phải các anh nên xem trọng tôi sao?” Lại có người nói: “Dù tổ tiên tôi không có ai là hoàng đế, nhưng có người là tướng quân đã giết vô số quân thù, đạt được vô số chiến công, trở thành trọng thần trong triều đình. Gia đình tôi là hậu duệ trực hệ của ngài ấy. Đến tận hôm nay, gia đình tôi vẫn học võ công được tổ tiên mình truyền lại, đây là võ công bí truyền. Các anh nghĩ sao nào? Thân phận của tôi không đặc biệt à? Thân phận của tôi không tôn quý à?” Những thân phận đặc biệt mà người ta thừa hưởng từ cái gọi là gia đình tổ tiên xa lắc của mình, cũng như thừa hưởng từ gia đình hiện tại của mình, được họ xem là vinh hạnh và vinh quang, thi thoảng họ nhắc đến và khoe khoang như là biểu tượng cho thân phận và địa vị xã hội của họ. Một mặt, họ làm thế để chứng tỏ thân phận và địa vị của mình không tầm thường. Mặt khác, khi kể những chuyện này, người ta cũng cố gắng để đạt được thân phận và địa vị xã hội cao hơn cho mình, khiến giá trị của mình giữa người khác không còn tầm thường mà trở nên đặc biệt. Không còn tầm thường và trở nên đặc biệt, mục đích là gì? Là để được người khác tôn trọng, ngưỡng mộ và xem trọng hơn, để họ có thể sống một cuộc đời thoải mái, tự tại và có tôn nghiêm hơn. Nhất là trong một số hoàn cảnh nhất định chẳng hạn như có những người luôn không thể khẳng định được sự hiện diện của mình trong một nhóm, chẳng hề đạt được sự tôn trọng và đánh giá cao của người khác. Nên họ sẽ tìm kiếm cơ hội, và thi thoảng họ dùng thân phận hay bối cảnh gia đình đặc biệt của mình để khẳng định sự hiện diện của bản thân và cho người khác biết là họ không tầm thường, để người khác có thể coi trọng và tôn trọng họ, để họ có được uy danh giữa mọi người. Họ nói: “Dù thân phận, địa vị và tố chất của tôi bình thường, nhưng tôi có tổ tiên là mưu sĩ cho một vương gia của triều Minh. Có nghe về nhân vật này nhân vật kia chưa? Tổ tiên của tôi đấy, là ông của cụ kị nhà tôi, cụ là mưu sĩ quan trọng của nhà vương gia đấy. Cụ được biết đến là “Người đa mưu túc trí”, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, lịch sử từ xưa đến nay, từ trong nước lẫn nước ngoài đều nắm rõ. Cụ còn biết bấm đốt ngón tay xem bói, nhà tôi vẫn còn giữ la bàn phong thủy mà cụ từng dùng đấy.” Dù không thường xuyên nhắc đến, nhưng thi thoảng họ vẫn kể lể cho người khác nghe về những câu chuyện lịch sử chói lọi của tổ tiên mình. Chẳng ai biết họ nói thật hay không, một số có thể thổi phồng, một số có thể là thật. Dù gì thì trong suy nghĩ của con người, thân phận họ thừa hưởng từ gia đình là rất quan trọng. Nó quyết định thân phận và địa vị của họ giữa mọi người, quyết định đãi ngộ họ nhận được giữa mọi người và quyết định cảnh ngộ và đẳng cấp của họ giữa mọi người. Chính vì thế mà khi ở giữa mọi người, người ta cảm nhận được những thứ mà họ có được từ thân phận được thừa hưởng của mình, thế nên họ xem chúng là những thứ rất quan trọng. Vì thế mà, thi thoảng họ khoe khoang những chương sử “quang vinh” và “chói lọi” của gia tộc mình, trong khi liên tục tránh nhắc đến bối cảnh gia đình hoặc những chuyện từng xảy ra trong gia đình không thể phô ra hoặc sẽ bị coi thường và kỳ thị. Tóm lại, trong lòng người ta, thân phận mà họ thừa hưởng từ gia đình là rất quan trọng. Khi gặp một sự việc đặc biệt nào đó, họ thường dùng thân phận gia đình đặc biệt của mình để làm vốn liếng và lý do để khoe khoang bản thân, hòng được người khác ngưỡng mộ và có được địa vị giữa người khác. Bất kể gia đình đem lại cho ngươi vinh quang hay ô danh, bất kể thân phận và địa vị xã hội ngươi thừa hưởng từ gia đình mình là cao quý hay thấp hèn, thì đối với ngươi, gia đình chỉ đến thế thôi. Nó đâu quyết định việc ngươi có thể hiểu lẽ thật hay không, có thể mưu cầu lẽ thật hay không, hoặc có thể bước đi trên con đường mưu cầu lẽ thật hay không. Do đó, người ta không nên xem nó là một chuyện quá quan trọng, bởi vì nó đâu quyết định vận mệnh hay tương lai của người ta, càng không quyết định con đường mà người ta đi. Thân phận ngươi thừa hưởng từ gia đình chỉ có thể quyết định cảm giác và cảm nhận của cá nhân ngươi khi ở giữa những người khác. Bất kể thân phận ngươi thừa hưởng từ gia đình là thứ bị ngươi khinh thường hay đáng để khoe khoang, nó đều không thể quyết định chuyện ngươi có thể đi con đường mưu cầu lẽ thật hay không. Vậy nên, đối với chuyện mưu cầu lẽ thật, ngươi thừa hưởng thân phận hay địa vị xã hội như thế nào từ gia đình cũng chẳng quan trọng. Cho dù thân phận ngươi thừa hưởng khiến ngươi cảm thấy mình ưu việt và vinh hạnh, thì cũng chẳng đáng để nhắc đến. Hoặc nếu thân phận ngươi thừa hưởng khiến ngươi cảm thấy xấu hổ, thấp hèn, tự ti, thì nó cũng đâu ảnh hưởng đến việc ngươi mưu cầu lẽ thật. Có phải vậy không? (Thưa, phải.) Nó sẽ không ảnh hưởng chút nào đến việc ngươi mưu cầu lẽ thật, cũng không ảnh hưởng chút nào đến thân phận loài thọ tạo của ngươi trước Đức Chúa Trời. Ngược lại, bất kể ngươi thừa hưởng thân phận và địa vị xã hội gì từ gia đình, thì nhìn từ góc độ của Đức Chúa Trời, tất cả mọi người đều có cơ hội được cứu rỗi như nhau, tất cả mọi người đều thực hiện bổn phận và mưu cầu lẽ thật với địa vị và thân phận ngang nhau. Thân phận ngươi thừa hưởng từ gia đình, dù là quang vinh hay ô danh, cũng không quyết định nhân tính của ngươi, không quyết định con đường ngươi đi. Tuy nhiên, nếu ngươi quá xem trọng nó, xem nó là một phần thiết yếu của sự sống và cuộc đời ngươi, thì ngươi sẽ nắm chặt lấy nó không buông, và tự hào về nó. Nếu thân phận ngươi thừa hưởng từ gia đình là cao quý thì ngươi sẽ xem nó là một loại vốn liếng, còn nếu thân phận ngươi thừa hưởng từ gia đình là thấp hèn thì ngươi sẽ xem nó là một sự sỉ nhục. Bất kể thân phận ngươi thừa hưởng từ gia đình là cao quý, vinh quang hay là ô danh, thì đó chỉ là cách hiểu cá nhân của ngươi, chỉ là kết quả của việc ngươi đứng từ góc độ của nhân tính bại hoại để nhìn nhận vấn đề. Nó chỉ là cảm giác, cảm nhận và cách hiểu của riêng ngươi, chẳng phù hợp với lẽ thật và chẳng liên quan gì đến lẽ thật. Nó không phải là vốn liếng để ngươi mưu cầu lẽ thật, và dĩ nhiên nó cũng không phải là chướng ngại cho việc ngươi mưu cầu lẽ thật. Địa vị xã hội của ngươi tôn quý, cao cấp, đâu có nghĩa nó là vốn liếng để ngươi đạt được sự cứu rỗi. Địa vị gia đình của ngươi thấp hèn và tầm thường, đâu có nghĩa nó là trở ngại cho việc ngươi mưu cầu lẽ thật, càng không phải trở ngại cho việc ngươi mưu cầu được cứu rỗi. Dù hoàn cảnh và bối cảnh, chất lượng sống và điều kiện sống của một gia đình đều đến từ sự tiền định của Đức Chúa Trời, nhưng chúng không liên quan gì đến thân phận thật sự của người ta trước Đức Chúa Trời. Bất kỳ ai, dù xuất thân từ gia đình nào, dù bối cảnh gia đình của họ hiển hách hay thấp hèn, thì trong mắt Đức Chúa Trời, họ đều là loài thọ tạo. Kể cả khi gia đình ngươi có bối cảnh hiển hách và ngươi có thân phận, địa vị tôn quý, thì ngươi vẫn là một loài thọ tạo. Tương tự, nếu địa vị gia đình ngươi thấp hèn và ngươi bị người khác xem thường, thì trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi vẫn là một loài thọ tạo bình thường, chẳng có gì đặc biệt cả. Bối cảnh gia đình khác nhau đem lại cho người ta những môi trường trưởng thành khác nhau, và hoàn cảnh sống của gia đình khác nhau cho người ta những quan điểm khác nhau trong cách đối xử với vật chất, thế giới và cuộc sống. Dù cuộc sống sung túc hay thiếu thốn, dù bối cảnh gia đình ưu việt hay không, thì đó chỉ là trải nghiệm khác nhau đối với những những con người khác nhau. Nói một cách tương đối, những ai nghèo và điều kiện sống của gia đình bình thường thì có thể nghiệm sâu sắc hơn về cuộc sống, còn những người giàu và có điều kiện gia đình đặc biệt ưu việt thì càng khó cảm nhận được điều này hơn, phải vậy không? (Thưa, phải.) Bất kể ngươi sinh trưởng trong hoàn cảnh gia đình như thế nào, bất kể ngươi thừa hưởng từ hoàn cảnh gia đình đó thân phận và địa vị xã hội như thế nào, khi ngươi đến trước Đức Chúa Trời, khi ngươi được Đức Chúa Trời công nhận và thu nạp như một loài thọ tạo, thì trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi cũng như những người khác, ngươi bình đẳng với những người khác, ngươi chẳng có gì đặc biệt, và Đức Chúa Trời sẽ áp dụng cho ngươi những phương thức và yêu cầu giống như cho những người khác. Nếu ngươi nói: “Con có địa vị xã hội đặc biệt”, thì trước Đức Chúa Trời, ngươi phải bỏ đi cái “đặc biệt” này, nếu ngươi nói “Con có địa vị xã hội thấp hèn”, thì ngươi cũng phải bỏ đi cái “thấp hèn” này. Trước Đức Chúa Trời, mỗi người các ngươi phải bước ra khỏi thân phận mình thừa hưởng từ gia đình, phải buông bỏ nó, tiếp nhận thân phận một loài thọ tạo mà Đức Chúa Trời ban cho ngươi, và dùng thân phận này vào việc làm tròn bổn phận của một loài thọ tạo. Nếu ngươi xuất thân từ một gia đình tốt và có thân phận cao quý, thì ngươi chẳng có gì đáng để khoe khoang cả, cũng chẳng cao quý hơn bất kỳ ai. Tại sao thế? Trong mắt Đức Chúa Trời, chỉ cần ngươi là một loài thọ tạo thì ngươi đầy tâm tính bại hoại và ngươi là một đối tượng mà Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi. Nếu thân phận ngươi thừa hưởng từ gia đình mình là thấp hèn và tầm thường, thì ngươi cũng phải tiếp nhận thân phận của một loài thọ tạo mà Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi, phải đến trước Đức Chúa Trời trong thân phận một loài thọ tạo và tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài. Có lẽ ngươi nói: “Địa vị xã hội của gia đình con thấp hèn, thân phận của con cũng thấp hèn. Người ta xem thường con”. Đức Chúa Trời phán rằng chẳng sao cả. Hôm nay, trước Đức Chúa Trời, ngươi không còn là con người xuất hiện với thân phận mà gia đình ngươi mang lại cho ngươi nữa. Thân phận hiện tại của ngươi là thân phận của một loài thọ tạo, và ngươi phải tiếp nhận những yêu cầu của Đức Chúa Trời dành cho ngươi. Đức Chúa Trời không thiên vị ai. Ngài không nhìn vào bối cảnh gia đình hay thân phận của ngươi, vì trong mắt Ngài, ngươi cũng như mọi người khác. Ngươi đã bị Sa-tan làm cho bại hoại, ngươi là một thành viên trong nhân loại bại hoại, và ngươi là một loài thọ tạo trước mặt Đức Chúa Trời, nên ngươi là một trong những đối tượng mà Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi. Dù ngươi là quan nhị đại, phú nhị đại, là công tử hay tiểu thư, dù ngươi là con của nông dân hay một người bình thường nào đó, thì tất cả đều không quan trọng. Đức Chúa Trời không nhìn vào bất kỳ cái nào trong số chúng. Bởi vì Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi ngươi, như một con người. Ngài muốn biến đổi tâm tính bại hoại của ngươi, chứ không phải biến đổi thân phận ngươi. Tâm tính bại hoại của ngươi đâu được quyết định bởi thân phận của ngươi, giá trị của ngươi cũng vậy, và tâm tính bại hoại của ngươi đâu đến từ gia đình ngươi. Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi ngươi không phải vì địa vị của ngươi tầm thường, càng không phải vì địa vị của ngươi tôn quý. Đúng ra, Đức Chúa Trời đã chọn ngươi vì kế hoạch và sự quản lý của Ngài, vì ngươi đã bị Sa-tan làm cho bại hoại và ngươi là một thành viên của nhân loại bại hoại. Trước Đức Chúa Trời, bất kể ngươi thừa hưởng thân phận gì từ gia đình, ngươi cũng hệt như những người khác thôi. Các ngươi đều là thành viên của nhân loại, những người đã bị Sa-tan làm cho bại hoại và có tâm tính bại hoại. Ngươi chẳng có gì đặc biệt cả. Có phải như thế không? (Thưa, phải.) Do đó, lần sau có người xung quanh bảo ngươi rằng: “Tôi từng là chủ tịch huyện” hoặc “Tôi từng là chủ tịch tỉnh”, “Tổ tiên tôi là hoàng đế”, “Tôi từng là nghị sĩ”, “Tôi từng tranh cử tổng thống”, “Tôi từng là chủ tịch một công ty lớn”, “Tôi là giám đốc một công ty quốc doanh”, có gì ghê gớm đâu chứ? Ngươi từng là giám đốc điều hành hay quan lớn thì quan trọng gì chứ? Thế giới này và xã hội này quá xem trọng thân phận và địa vị xã hội của người ta, và dựa theo thân phận và địa vị xã hội của ngươi mà quyết định cách đối xử với ngươi. Nhưng giờ ngươi ở trong nhà Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời sẽ không vì quá khứ chói lọi hay thân phận chói lọi quang vinh trước đây của ngươi mà nhìn ngươi khác đi. Nhất là bây giờ Ngài yêu cầu ngươi mưu cầu lẽ thật, ngươi khoe khoang tư cách, địa vị xã hội và giá trị của mình thì có ích không? (Thưa, không.) Làm thế chẳng phải ngu xuẩn sao? (Thưa, phải.) Những kẻ ngu xuẩn thường hay dùng những thứ này để so bì với người khác. Cũng có một số người mới tin Đức Chúa Trời, không có vóc giạc gì và không hiểu lẽ thật, thường xuyên dùng những thứ đến từ xã hội và gia đình này để so kè với người khác. Những người có chút nền tảng và vóc giạc trong đức tin vào Đức Chúa Trời thì thường không làm như vậy, cũng không nói về những chuyện như vậy. Coi thân phận và địa vị xã hội của gia tộc mình làm vốn liếng thì không phù hợp với lẽ thật.

Ta đã thông công nhiều như vậy, các ngươi hiểu được những gì Ta thông công về thân phận ngươi thừa hưởng từ gia đình chưa? (Thưa, rồi.) Vậy nói Ta nghe đôi điều đi. (Thưa Đức Chúa Trời, con sẽ nói đôi điều. Người ta thường xem gia đình mình sinh ra và thân phận và địa vị của gia đình mình trong xã hội là thứ đặc biệt quan trọng. Khi người ta sinh ra trong gia đình có địa vị xã hội thấp thì trong lòng thường có rất nhiều suy nghĩ tự ti. Họ cảm thấy mình có xuất thân thấp hèn, không thể ngẩng cao đầu trong xã hội, nên họ muốn nỗ lực để có địa vị xã hội cao hơn, còn những người sinh ra trong gia đình có thân phận và địa vị tương đối cao thì hay kiêu ngạo và tự phụ, tương đối thích thể hiện bản thân và có cảm giác ưu việt bẩm sinh. Nhưng thật ra, địa vị xã hội của người ta không phải là điều quan trọng nhất, bởi vì trước Đức Chúa Trời, ai cũng có thân phận và địa vị như nhau, đều là loài thọ tạo. Thân phận và địa vị của người ta không thể quyết định chuyện họ có thể mưu cầu lẽ thật, thực hành lẽ thật, được cứu rỗi hay không, cho nên người ta không được hạn chế bản thân vì thân phận và địa vị của mình.) Tốt lắm. Những người không mưu cầu lẽ thật quan tâm rất nhiều đến thân phận và địa vị xã hội của người ta, nên trong một số hoàn cảnh đặc biệt họ sẽ nói những lời như: “Anh có biết anh này chị kia trong hội thánh chứ, gia đình họ giàu có lắm!” Khi nói hai chữ “giàu có” thì mắt họ sáng lên, thể hiện rõ tâm thái cực kỳ ngưỡng mộ và đố kỵ của họ. Trong lòng không biết ngưỡng mộ đã bao lâu rồi, đặc biệt ngưỡng mộ, tới mức thèm nhỏ dãi: “Ôi chao, anh biết mấy anh chị bên kia không, cha của chị này là quan chức cấp cao, cha của anh kia là chủ tịch huyện, cha của chị này là chủ tịch thành phố, cha của anh nọ là bí thư ban ngành nào đó trong chính phủ.” Khi thấy ai đó mặc áo quần đẹp, biết trang điểm, có chút khí chất hay kiến thức, dùng những món đồ đặc biệt đắt tiền, thì họ cảm thấy ngưỡng mộ và nghĩ: “Nhà người ta có tiền, tài sản cố định lên đến mười triệu tệ”, khâm phục và ngưỡng mộ vô cùng. Vừa nói đến ai đó là sếp ở công ty, thì họ còn để tâm tới chuyện này hơn cả chính chủ, chính chủ người ta còn chưa nói, họ lại luôn nhắc tới nó, thậm chí họ còn bỏ phiếu bầu người đó làm lãnh đạo hội thánh. Họ có tình cảm đặc biệt và sự quan tâm đặc biệt đối với những người có địa vị xã hội cao hơn mình, lúc nào cũng cố làm vui lòng những người đó, thân cận và xun xoe họ, đồng thời lại thấy ghét bản thân, nghĩ rằng: “Tại sao cha mình không phải là quan chức? Tại sao mình sinh ra trong gia đình như thế chứ? Tại sao mình chẳng có gì hay ho để kể về gia đình mình? Xem gia đình họ đi, không phải quan chức cũng là doanh nhân giàu có, còn gia đình mình thì chẳng có gì. Anh chị em mình đều là người bình thường, là nông dân làm ruộng, ai cũng ở tầng lớp thấp kém của xã hội. Cha mẹ mình thì càng không cần nhắc đến, họ còn chẳng được ăn học đầy đủ. Thật đáng hổ thẹn!” Hễ có ai nhắc đến cha mẹ họ là họ liền lảng tránh: “Đừng nói chuyện này nữa, nói chuyện khác đi. Nói về anh này chị kia trong hội thánh đi. Hãy nhìn vị trí quản lý anh ấy nắm giữ đi, anh ấy biết cách làm lãnh đạo đấy. Anh ấy giữ chức đó hàng chục năm rồi, chẳng ai thay thế nổi. Anh ấy sinh ra để làm lãnh đạo. Giá mà chúng ta cũng được như vậy. Giờ anh ấy tin Đức Chúa Trời đúng là phước lành gấp đôi. Anh ấy đúng là có phước, ở trong xã hội thì chẳng thiếu thứ gì, sau khi đến nhà Đức Chúa Trời, còn có thể vào vương quốc và có đích đến tốt đẹp”. Họ tin rằng khi một quan chức vào nhà Đức Chúa Trời thì người đó phải làm lãnh đạo hội thánh và có đích đến tốt đẹp. Ai quyết định chuyện đó? Họ có phải là người định đoạt không? (Thưa, không phải.) Đây rõ ràng là lời nói của người không tin. Thấy ai đó có chút năng lực và bản lĩnh, ai đó ăn mặc đẹp và hưởng thụ những thứ tốt trong cuộc sống, ai đó lái xe sang ở biệt thự, thì họ cứ cố kết thân với người đó, xun xoe và lấy lòng người đó. Lại có những người cảm thấy mình có thân phận và địa vị xã hội cao. Khi vào nhà Đức Chúa Trời, họ luôn đòi hỏi đặc quyền đặc lợi, quát tháo ra lệnh cho các anh chị em, đối xử với họ như nô lệ, bởi vì họ đã quen với cuộc sống của một quan chức rồi. Những người như thế nghĩ rằng anh chị em là thuộc cấp của họ sao? Đến lúc bầu lãnh đạo hội thánh, nếu không được chọn thì họ nổi giận: “Tôi không tin Đức Chúa Trời nữa, nhà Đức Chúa Trời không công bằng, không cho người ta cơ hội, nhà Đức Chúa Trời xem thường người ta!” Họ đã quen làm quan chức ngoài đời, nghĩ mình người có số má, nên khi vào nhà Đức Chúa Trời, họ luôn muốn đưa ra quyết định, chuyện gì cũng muốn ra mặt và đòi đặc quyền đặc lợi, họ coi nhà Đức Chúa Trời như thế giới và xã hội. Có người là vợ của quan chức ngoài đời, nhưng khi vào nhà Đức Chúa Trời vẫn muốn được đối xử như phu nhân quan lớn, muốn người khác tâng bốc và vây quanh mình. Khi nhóm họp, nếu có anh chị em nào quên chào hỏi bà ta thì bà ta sẽ nổi giận, không đi nhóm họp nữa, bởi vì bà ta thấy người ta không để ý đến mình, thấy tin Đức Chúa Trời thật vô nghĩa. Như thế chẳng phải là bất chấp lý lẽ hay sao? (Thưa, phải.) Bất kể ngươi có thân phận đặc biệt gì trong xã hội, khi vào nhà Đức Chúa Trời rồi thì thân phận đặc biệt đó không còn nữa. Trước Đức Chúa Trời và lẽ thật, người ta chỉ có một thân phận mà thôi, là thân phận của một loài thọ tạo. Ngoài thế gian, dù ngươi là quan chức chính phủ hay phu nhân quan lớn, dù ngươi là tinh anh xã hội hay nhân viên quèn, dù ngươi là đại tướng hay binh sĩ, thì trong nhà Đức Chúa Trời, ngươi chỉ có một thân phận mà thôi, là thân phận của một loài thọ tạo. Ngươi không có gì đặc biệt cả, nên đừng tìm đặc quyền đặc lợi, cũng đừng đòi người khác tôn sùng ngươi. Vẫn có những người xuất thân từ một gia đình Cơ Đốc đặc biệt, hoặc một gia đình đã tin Chúa qua nhiều thế hệ. Có lẽ mẹ của họ từng được đào tạo ở chủng viện, cha của họ là mục sư. Họ đặc biệt được chào đón trong cộng đồng tôn giáo, các tín hữu đều ủng hộ họ rầm rộ. Sau khi tiếp nhận giai đoạn này của công tác Đức Chúa Trời, họ vẫn cảm thấy mình mang thân thận như trước đây, nhưng họ đang mơ mà thôi! Đã đến lúc họ phải dừng mơ và tỉnh lại rồi! Bất kể ngươi là mục sư hay lãnh đạo, thì khi vào nhà Đức Chúa Trời, ngươi đều phải hiểu quy củ của nhà Đức Chúa Trời và học cách chuyển đổi thân phận mình. Đây là việc đầu tiên phải làm. Ngươi không phải là quan chức cấp cao, cũng không phải nhân viên quèn, ngươi không phải là doanh nhân giàu có, cũng không phải là kẻ nghèo kiết xác. Khi vào nhà Đức Chúa Trời, ngươi chỉ có một thân phận, là thân phận mà Đức Chúa Trời ban cho ngươi – thân phận của một loài thọ tạo. Loài thọ tạo thì nên làm gì? Ngươi không nên khoe khoang lịch sử gia tộc, hay địa vị xã hội ngươi thừa hưởng từ gia đình mình, càng không nên dùng địa vị xã hội ưu việt để ăn ở ngang ngược trong nhà Đức Chúa Trời và tìm kiếm đặc quyền đặc lợi, càng không nên dùng kinh nghiệm tích lũy trong xã hội và cảm giác ưu việt mà địa vị xã hội của ngươi đem lại để làm vua làm chúa trong nhà Đức Chúa Trời và nắm quyền định đoạt. Thay vào đó, trong nhà Đức Chúa Trời, ngươi nên làm tròn bổn phận của một loài thọ tạo, hành xử sao cho có quy củ, đừng nhắc đến bối cảnh gia đình mình, đừng có cảm giác ưu việt, cũng đừng có tâm lý tự ti gì cả, ngươi không cần cảm thấy tự ti hay ưu việt. Tóm lại, ngươi cần ngoan ngoãn thực hiện những gì một loài thọ tạo nên làm và làm tròn bổn phận một loại thọ tạo nên thực hiện. Có người nói: “Vậy nghĩa là rồng phải cuộn, hổ phải nằm sao?” Không, ngươi không cần phải cuộn mình hay nằm xuống, ngươi không cần phải khúm núm, càng không cần vênh váo hống hách. Ngươi không cần cố nổi trội, không cần giả vờ, tạm thời nhân nhượng vì lợi ích toàn cục. Đức Chúa Trời đối xử với mọi người công bằng, và cách Ngài đối đãi với mọi người thì công chính, vì Đức Chúa Trời là lẽ thật. Đức Chúa Trời đã phán nhiều lời và đưa ra nhiều yêu cầu với mọi người, xét tận cùng thì điều Ngài yêu cầu nơi ngươi là làm tròn bổn phận của một loài thọ tạo, làm tốt mọi việc mà một loài thọ tạo nên làm. Khi xử lý vấn đề thân phận mà người ta thừa hưởng từ gia đình, ngươi cũng phải nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động căn cứ theo lời Đức Chúa Trời và lấy lẽ thật làm tiêu chí, chứ đừng khoe khoang cảm giác ưu việt mà gia đình đem lại cho ngươi. Và dĩ nhiên, ngươi cũng không cần phải thẳng thắn và mở lòng nói rõ với mọi người gia đình ngươi xuất thân rốt cuộc không tốt thế nào. Có những người khác nói: “Nhà Đức Chúa Trời yêu cầu “Anh hùng chớ hỏi xuất thân” phải không?” Câu nói này có phải là lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Câu nói này không phải là lẽ thật, nên ngươi không cần dùng câu nói này để đánh giá bất kỳ điều gì, cũng không cần dùng nó làm tiêu chí để tuân thủ những yêu cầu mà Đức Chúa Trời đặt ra cho ngươi. Về thân phận ngươi thừa hưởng từ gia đình, điều mà Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi là hãy thực hiện bổn phận của mình. Trước Đức Chúa Trời, ngươi chỉ có thân phận của một loài thọ tạo, vì vậy ngươi nên buông bỏ những thứ có thể ảnh hưởng hoặc ngăn cản ngươi làm một loài thọ tạo tốt đẹp. Ngươi không nên để những thứ này trong lòng mình, cũng đừng quá xem trọng chúng. Dù là trên hình thức hay trong thái độ, ngươi đều nên buông bỏ thân phận khác nhau mà ngươi thừa hưởng từ gia đình. Các ngươi nghĩ sao? Có làm được không? (Thưa, có.) Có lẽ ngươi thừa hưởng một thân phận vinh quang từ gia đình mình, hoặc có lẽ bối cảnh gia đình phủ một cái bóng lên thân phận ngươi. Dù thế nào đi nữa, Ta mong ngươi có thể thoát khỏi chuyện đó, đối xử nghiêm túc với vấn đề này, rồi sau này khi gặp một vài tình huống đặc biệt, khi những chuyện này ảnh hưởng đến việc làm tròn bổn phận của ngươi, ảnh hưởng đến cách ngươi đối xử với mọi người, ảnh hưởng đến nguyên xử sự, đến nguyên tắc tương tác với người khác đúng đắn của ngươi, thì Ta mong ngươi có thể không để thân phận thừa hưởng từ gia đình ảnh hưởng đến mình, và có thể đối xử với mọi người và mọi việc một cách đúng đắn. Chẳng hạn như, có người trong hội thánh luôn thực hiện bổn phận một cách chiếu lệ và làm nhiễu loạn. Ngươi nên xử lý người đó thế nào? Ngươi suy xét một chút: “Mình phải xử lý chị ấy, nếu không sẽ ảnh hưởng đến công tác của hội thánh”. Thế là ngươi quyết tâm xử lý chị ấy. Nhưng chị ấy không phục, viện ra một đống lý do. Ngươi không e ngại chị ấy, vẫn tiếp tục thông công và xử lý chị ấy. Chị ấy nói: “Chị biết tôi là ai không?” Ngươi đáp: “Chị là ai thì có liên quan gì chứ?” Chị ấy mới bảo: “Chồng tôi là sếp của chồng chị. Hôm nay chị mà gây khó dễ cho tôi, thì chồng chị sẽ gặp rắc rối”. Ngươi trả lời: “Đây là công tác của nhà Đức Chúa Trời. Nếu chị không làm tốt và cứ tiếp tục làm nhiễu loạn, tôi sẽ tước bổn phận của chị”. Vậy là chị ấy bảo: “Dù sao tôi cũng đã nói với chị trước chuyện gì sẽ xảy ra rồi. Tùy chị quyết định thôi!” “Tùy chị quyết định” nghĩa là sao? Chính là đã thông báo với ngươi rồi đấy, nếu ngươi dám cách chức chị ấy, thì chị ấy sẽ khiến chồng ngươi mất việc. Lúc này, ngươi liền suy nghĩ: “Chị này có thế lực chống lưng, chẳng trách lâu nay luôn ăn nói hung hăng càn quấy như vậy” thế là ngươi đổi giọng: “Ái chà, lần này tôi bỏ qua, nhưng lần sau thì không đâu! Tôi nói vậy thôi chứ không có ý gì, đều vì công tác của hội thánh cả. Chúng ta đều là anh chị em tin Đức Chúa Trời, đều là người một nhà cả mà. Chị cứ nghĩ mà xem, thân là lãnh đạo hội thánh, sao tôi không chịu trách nhiệm này cho được? Nếu không chịu trách nhiệm, các chị cũng không thể bầu tôi, phải không?” Ngươi bắt đầu giả lả cho qua chuyện. Làm vậy có nguyên tắc không? Phòng tuyến sâu trong nội tâm ngươi đã sụp đổ, ngươi không dám giữ vững nguyên tắc, và ngươi nhượng bộ. Có phải thế không? (Thưa, phải.) Cuối cùng ngươi giơ cao đánh khẽ với chị ấy. Ngươi hổ thẹn vì thân phận mình không cao quý bằng chị ấy, vì địa vị của chị ấy cao hơn ngươi, nên ngươi thấy mình buộc phải để chị ấy kiểm soát, buộc phải nghe lời chị ấy. Dù cả hai đều tin Đức Chúa Trời, ngươi vẫn để mình bị chị ấy uy hiếp. Nếu không thể thoát khỏi những ảnh hưởng của địa vị xã hội đối với mình, thì ngươi sẽ không thể giữ vững nguyên tắc, sẽ không thể thực hành lẽ thật và sẽ không phải là một người có lòng trung thành trước Đức Chúa Trời. Ngươi không có lòng trung thành với Đức Chúa Trời, liệu Ngài có chấp nhận ngươi không? Ngài có tín nhiệm ngươi không? Ngài có còn giao phó công tác quan trọng cho ngươi không? Với Ngài, ngươi sẽ là một kẻ không đáng tin cậy, bởi vì vào thời khắc then chốt, ngươi đã bán đứng lợi ích của nhà Đức Chúa Trời để bảo vệ lợi ích bản thân. Vào thời khắc then chốt, ngươi lại sợ hãi những thế lực tà ác đến từ xã hội và Sa-tan, khiến ngươi bán đứng lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và không thể đứng vững làm chứng. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng và là vết nhơ của việc làm ô nhục Đức Chúa Trời. Tại sao thế? Bởi vì khi làm vậy là ngươi đã đi ngược lại thân phận của một loài thọ tạo, đi ngược lại nguyên tắc làm tốt những gì một loài thọ tạo nên làm. Trong việc xử lý chuyện này, ngươi đã để mình bị ảnh hưởng bởi địa vị xã hội và thân phận của mình trong xã hội. Khi đối diện với bất kỳ chuyện gì, nếu không thể buông bỏ những ảnh hưởng tiêu cực do thân phận mà ngươi thừa hưởng từ gia đình tạo ra, thì ngươi có thể sẽ làm những việc không ngờ tới. Một mặt, những việc này sẽ khiến ngươi làm trái lẽ thật, mặt khác, chúng sẽ khiến ngươi không biết làm thế nào, chẳng biết nên lựa chọn ra sao. Như vậy sẽ dễ khiến ngươi vi phạm và hối hận, vậy nên trước Đức Chúa Trời, ngươi sẽ mang vết nhơ và bị xem là kẻ không đáng tin cậy đã làm trái nguyên tắc mà Đức Chúa Trời nhắc nhở nhân loại, nguyên tắc đó là làm tròn bổn phận của một loài thọ tạo và làm tốt những gì loài thọ tạo nên làm. Cứ nghĩ mà xem, chuyện này nói nhỏ thì là nhỏ, nói lớn thì là lớn, không phải sao? (Thưa, phải.)

Ta đã thông công về việc buông bỏ thân phận mà ngươi thừa hưởng từ gia đình. Việc này có dễ làm không? (Thưa, dễ làm.) Dễ làm phải không? Trong hoàn cảnh nào thì chuyện này sẽ ảnh hưởng tới ngươi và làm ngươi nhiễu loạn? Khi ngươi không có hiểu biết đúng đắn và thuần khiết về chuyện này, thì trong một hoàn cảnh đặc biệt, ngươi sẽ bị nó ảnh hưởng, nó sẽ ảnh hưởng đến việc ngươi làm tròn bổn phận, ảnh hưởng đến những cách thức và kết quả xử lý mọi chuyện của ngươi. Do đó, về thân phận được thừa hưởng từ gia đình, ngươi nên đối xử với nó cho đúng đắn, đừng để nó ảnh hưởng hay chi phối ngươi, mà hãy nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động bình thường theo những phương thức mà Đức Chúa Trời ban cho con người. Như thế, ngươi sẽ có thái độ và nguyên tắc mà một loài thọ tạo hợp cách nên có trong chuyện này. Tiếp theo, chúng ta sẽ thông công về việc buông bỏ sự hun đúc của gia đình trên ngươi. Trong xã hội này, những nguyên tắc xử thế, cách sống và cách sinh tồn, thậm chí là thái độ và quan niệm đối với tôn giáo tín ngưỡng, cũng như nhiều quan niệm và quan điểm khác nhau đối với con người, sự việc và sự vật – tất cả những thứ này chắc chắn đều được hun đúc bởi gia đình. Trước khi người ta hiểu lẽ thật, bất kể họ bao nhiêu tuổi, mang giới tính nào, làm nghề nghiệp gì, có thái độ như thế nào với mọi sự, cực đoan hay lý tính, thì tóm lại, trong mọi mặt của sự việc, suy nghĩ, quan điểm và thái độ của người ta đối với mọi sự chịu ảnh hưởng rất lớn của gia đình. Có thể nói rằng, những sự hun đúc khác nhau của gia đình trên người ta quyết định phần lớn thái độ xử sự, cách thức xử sự, và nhân sinh quan của họ, thậm chí còn ảnh hưởng đến tín ngưỡng của họ. Vì sự hun đúc và ảnh hưởng của gia đình với con người lớn như thế, nên chắc chắn gia đình là nguồn gốc cho những cách thức xử sự và nguyên tắc xử thế của người ta, cũng như nhân sinh quan và quan điểm đối xử với tín ngưỡng của họ. Vì bản thân gia đình không phải là nơi nảy sinh lẽ thật, cũng không phải là khởi nguồn của lẽ thật, nên khi gia đình hun đúc bất kỳ suy nghĩ, quan điểm hay phương thức sinh tồn nào của ngươi, thì động lực hay mục đích của nó gần như chỉ có một, chính là vì tốt cho ngươi. Những thứ vì tốt cho ngươi này, bất kể chúng đến từ đâu, dù là từ cha mẹ ngươi, ông bà hay tổ tiên ngươi – thì tóm lại, chúng đều là để khi ở trong xã hội và giữa mọi người, ngươi có thể bảo vệ lợi ích của bản thân, khỏi bị ức hiếp, sống giữa mọi người một cách thoải mái và khôn khéo hơn, chúng vốn là để bảo vệ tốt nhất cho lợi ích của ngươi. Sự hun đúc mà ngươi nhận được từ gia đình có nghĩa là bảo vệ ngươi, để ngươi khỏi bị ức hiếp hay chịu đựng bất kỳ sỉ nhục nào, khiến ngươi thành một người nổi trội, cho dù như thế đồng nghĩa với ức hiếp hay hãm hại người khác, chỉ cần ngươi không bị hại là được. Đây là một vài điều quan trọng nhất mà gia đình hun đúc ngươi, và chúng cũng là tinh túy và mục đích chính yếu của mọi tư tưởng được hun đúc trong ngươi. Không phải như thế sao? (Thưa, phải.) Xem xét mục đích và tinh túy của mọi thứ gia đình hun đúc ngươi, có điều gì phù hợp với lẽ thật không? Dù những thứ này phù hợp với đạo đức hay quyền lợi và lợi ích chính đáng của nhân tính, thì liệu chúng có liên quan gì đến lẽ thật không? Chúng có phải là lẽ thật không? (Thưa, không.) Có thể nói hoàn toàn chắc chắn rằng chúng tuyệt đối không phải là lẽ thật. Bất kể những thứ gia đình hun đúc cho ngươi có được cho là tích cực, chính đáng, có nhân tính và phù hợp với nguyên tắc đạo đức đến thế nào, chúng cũng không phải là lẽ thật, cũng không thể đại diện cho lẽ thật, và dĩ nhiên không thể thay thế lẽ thật. Do đó, trong chủ đề gia đình, những thứ này là một phương diện khác mà người ta nên buông bỏ. Phương diện này cụ thể là gì? Nó là sự hun đúc của gia đình đối với ngươi, đây là phương diện thứ hai mà ngươi phải buông bỏ trong phạm vi chủ đề gia đình. Vì đang thảo luận về sự hun đúc của gia đình đối với ngươi, trước hết hãy nói về chuyện những sự hun đúc này chính xác là gì. Nếu phân biệt chúng theo quan niệm đúng sai của con người, thì một số tương đối đúng đắn, tích cực và dễ hiểu, có thể áp dụng, trong khi đó, một số khác thì tương đối ích kỷ, hèn hạ và dơ bẩn, tương đối tiêu cực, chỉ thế mà thôi. Nhưng dù gì đi nữa, những sự hun đúc đến từ gia đình này đối với con người mà nói là một lớp áo khoác phòng hộ bảo vệ lợi ích xác thịt của con người, giữ gìn tôn nghiêm cho họ giữa mọi người và không để họ bị ức hiếp. Có phải vậy không? (Thưa, phải.) Vậy thì hãy thông công một chút xem gia đình có những sự hun đúc nào đối với ngươi. Chẳng hạn như, khi bậc trưởng bối trong nhà bảo ngươi “Cây sống nhờ vỏ, người sống nhờ thể diện”, chính là khiến ngươi phải xem trọng thể diện vẻ vang, sống phải có sĩ diện, và không làm những việc khiến mình xấu mặt. Vậy câu nói này dẫn dắt người ta theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực? Nó có thể dẫn dắt ngươi đến với lẽ thật không? Nó có thể dẫn dắt ngươi hiểu lẽ thật không? (Thưa, không thể.) Ngươi có thể nói hoàn toàn chắc chắn rằng “Thưa, không thể”. Cứ nghĩ mà xem, Đức Chúa Trời phán rằng người ta phải làm người trung thực. Khi vi phạm, làm chuyện sai lầm, hay là làm chuyện chống đối Đức Chúa Trời và làm trái lẽ thật, thì ngươi cần thừa nhận lỗi lầm, biết mình, tiếp tục mổ xẻ bản thân để đạt đến sự ăn năn đích thực, rồi từ đó hành động căn cứ theo lời Đức Chúa Trời. Vậy, nếu người ta làm người trung thực, thì nó có xung đột với câu nói “Cây sống nhờ vỏ, người sống nhờ thể diện” không? (Thưa, có.) Xung đột như thế nào? Câu nói “Cây sống nhờ vỏ, người sống nhờ thể diện” là để người ta xem trọng việc sống vẻ vang đẹp đẽ và làm những việc khiến thể diện được vẻ vang, chứ đừng làm những việc xấu xa không vẻ vang, đừng phơi bày mặt cực kỳ xấu xí của họ, đồng thời để ngăn họ sống cuộc sống không có sĩ diện hay tôn nghiêm. Vì thể diện, sĩ diện và vẻ vang mà người ta không thể chê bai mọi thứ về bản thân, càng không thể kể cho người cho người khác biết về những mặt tối tăm và không thể để người khác thấy của mình, bởi vì người ta phải sống có sĩ diện và tôn nghiêm. Để có tôn nghiêm thì người ta phải có thể diện, để có thể diện thì phải ngụy trang và tô vẽ bản thân. Như thế chẳng phải sẽ xung đột với việc làm người trung thực hay sao? (Thưa, phải). Khi làm người trung thực, những gì ngươi làm hoàn toàn trái ngược với câu nói “Cây sống nhờ vỏ, người sống nhờ thể diện”. Nếu muốn làm người trung thực, thì đừng xem trọng sĩ diện; sĩ diện của con người chẳng đáng một xu. Khi đối diện với lẽ thật, người ta phải vạch trần bản thân, chứ đừng ngụy trang hoặc giả tạo. Người ta phải phơi bày trước Đức Chúa Trời những suy nghĩ thật sự, những chân tướng sự thật như những lỗi lầm đã phạm, những chỗ đã vi phạm các nguyên tắc lẽ thật, vân vân…, đồng thời phơi bày những thứ này cho các anh chị em thấy. Đây không phải chuyện sống vì thể diện, mà là chuyện sống để làm người trung thực, sống để mưu cầu lẽ thật, sống để làm một loài thọ tạo và sống để làm thỏa lòng Đức Chúa Trời và được cứu rỗi. Nhưng khi ngươi không hiểu lẽ thật này, không hiểu tấm lòng của Đức Chúa Trời, thì những thứ mà gia đình hun đúc cho ngươi thường nắm thế chủ đạo. Cho nên, khi làm gì sai thì ngươi che đậy và ngụy trang, nghĩ rằng: “Mình không được nói về chuyện này, cũng không cho phép những người biết chuyện này nói gì. Ai mà nói ra thì mình không tha cho đâu. Thể diện của mình là trên hết. Không sống vì thể diện thì sống vì cái gì nữa, bởi vì thể diện quan trọng hơn hết thảy. Mất thể diện là mất hết tôn nghiêm. Cho nên không được nói thật sự tình, phải ngụy trang, phải che đậy, không thì sẽ mất thể diện và tôn nghiêm, cuộc sống sẽ không còn giá trị. Nếu không được ai tôn trọng, thì mình là thứ vô giá trị, là rác rưởi.” Khi thực hành như thế, ngươi có thể làm người trung thực được không? Có thể hoàn toàn mở lòng và mổ xẻ bản thân không? (Thưa, không thể.) Rõ ràng, làm như thế chính là đang tuân theo câu “Cây sống nhờ vỏ, người sống nhờ thể diện” mà gia đình đã hun đúc cho ngươi. Tuy nhiên, nếu ngươi buông bỏ câu nói này để mưu cầu lẽ thật và thực hành lẽ thật, thì nó sẽ không còn tác dụng với ngươi nữa, sẽ không còn là lời cách ngôn và nguyên tắc hành động của ngươi nữa, thay vào đó, ngươi sẽ làm hoàn toàn ngược lại câu nói “Cây sống nhờ vỏ, người sống nhờ thể diện”. Ngươi sẽ không sống vì thể diện, vì tôn nghiêm, mà thay vào đó, ngươi sẽ sống để mưu cầu lẽ thật, làm người trung thực, để mưu cầu việc thỏa mãn Đức Chúa Trời và việc làm một loài thọ tạo chân chính. Tuân thủ nguyên tắc này thì ngươi sẽ buông bỏ được những hun đúc của gia đình.

Gia đình hun đúc người ta không phải chỉ với một vài câu nói, mà với một loạt danh ngôn và lời hay ý đẹp. Ví dụ như, các bậc trưởng bối và cha mẹ ngươi có thường nhắc đến câu “Người chết để tên, chim đi để tiếng” không? (Thưa, có.) Họ nói cho ngươi biết: “Người ta phải sống vì chữ “danh”. Cả đời này, người ta chẳng sống vì gì khác ngoài việc lưu lại danh thơm tiếng tốt và lưu lại ấn tượng tốt giữa mọi người. Hễ đi đâu, hãy hào phóng nói lời chào hỏi, lời tâng bốc, nói nhiều những lời tử tế hơn. Đừng đắc tội người ta, mà hãy làm thêm việc lành, việc thiện”. Sự hun đúc đặc biệt này từ gia đình có tác động nhất định lên hành vi và nguyên tắc hành động của người ta, hệ quả tất yếu là họ rất xem trọng danh lợi. Nghĩa là họ xem trọng thanh danh, danh vọng, ấn tượng họ tạo ra trong lòng người khác và sự đánh giá của người khác về mọi việc họ làm, mọi quan điểm họ phát biểu. Khi xem trọng danh lợi, vô hình trung, ngươi xem nhẹ việc mình có thực hiện bổn phận hợp với lẽ thật và nguyên tắc hay không, có làm thỏa lòng Đức Chúa Trời hay không và có thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn hay không. Ngươi xem những thứ này là thứ yếu, là thứ hai, còn câu nói “Người chết để tên, chim đi để tiếng” mà gia đình hun đúc ngươi lại trở nên cực kỳ quan trọng đối với ngươi. Nó khiến ngươi cực kỳ chú ý đến từng chi tiết của bản thân trong suy nghĩ người khác. Nhất là, có người đặc biệt chú trọng lời đánh giá của người khác sau lưng họ, đến mức nằm nhoài ra chân tường, ghé tai vào khe cửa mà nghe, thậm chí còn nhìn lén đánh giá người khác viết về mình. Hễ có ai nhắc đến tên họ là họ nghĩ: “Phải nhanh chóng nghe xem họ đang nói gì về mình, xem họ có đánh giá tốt về mình không. Ôi trời, họ nói mình lười biếng, thích ăn đồ ngon. Vậy thì mình phải thay đổi, sau này không được lười biếng nữa, phải chịu khó thôi”. Chăm chỉ được một thời gian, họ lại tự nhủ: “Mình đã nghe ngóng xem mọi người có nói mình lười biếng không, có vẻ gần đây chẳng có ai nói vậy cả”. Nhưng họ vẫn chưa yên tâm, nên thi thoảng họ lại vô tình hoặc cố ý nhắc đến chuyện này với mọi người: “Tôi có hơi lười biếng”. Thế là người khác bảo họ: “Chị đâu có lười biếng, chị chịu khó hơn hồi trước nhiều mà”. Nghe thấy vậy, lòng họ liền thấy bình an, vui mừng và dễ chịu. “Xem kìa, đánh giá của mọi người về mình đã thay đổi. Có vẻ ai cũng để ý thấy sự cải thiện trong hành vi của mình”. Mọi việc ngươi làm không phải để thực hành lẽ thật, cũng không phải để làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, mà là vì thanh danh của ngươi. Vô hình trung, mọi việc ngươi làm đã biến thành thứ gì nào? Biến thành một hành vi tôn giáo. Thực chất của ngươi đã biến thành gì nào? Ngươi đã biến thành một người Pha-ri-si điển hình. Con đường của ngươi đã biến thành gì nào? Biến thành con đường của kẻ địch lại Đấng Christ. Đức Chúa Trời xác định tính chất như vậy đấy. Cho nên, thực chất mọi việc ngươi làm đã bị biến chất, không còn như trước nữa, ngươi không thực hành hay mưu cầu lẽ thật, mà ngươi đang mưu cầu danh lợi. Cuối cùng, trong mắt Đức Chúa Trời, việc thực hiện bổn phận của ngươi, chỉ có một từ thôi, không đạt tiêu chuẩn. Tại sao thế? Bởi vì ngươi chỉ trung thành với thanh danh của mình, chứ không phải trung thành với sự ủy thác của Đức Chúa Trời, cũng không phải trung thành với bổn phận của một loài thọ tạo. Khi Đức Chúa Trời định nghĩa như thế, trong lòng ngươi có cảm thụ gì? Thấy niềm tin của ngươi vào Đức Chúa Trời bao nhiêu năm qua đã là vô ích? Vậy như thế nghĩa là bao lâu nay ngươi không hề mưu cầu lẽ thật? Ngươi đã không mưu cầu lẽ thật, ngươi chỉ đặc biệt chú trọng đến thanh danh, và căn nguyên của chuyện này chủ yếu đến từ sự hun đúc của gia đình đối với ngươi. Ngươi còn được hun đúc bởi câu nói phổ biến nào nữa? Câu “Người chết để tên, chim đi để tiếng” đã thâm căn cố đế trong nội tâm ngươi và trở thành lời cách ngôn của ngươi. Từ khi còn nhỏ, ngươi đã bị câu nói này ảnh hưởng và hun đúc, sau khi trưởng thành, ngươi thường lặp đi lặp lại câu nói này để ảnh hưởng đến thế hệ kế tiếp trong gia đình và với những người quanh ngươi. Dĩ nhiên, nghiêm trọng hơn nữa, ngươi đã coi nó như phương thức và nguyên tắc hành động và xử sự, thậm chí còn xem nó là mục tiêu và phương hướng mưu cầu trong đời. Mục tiêu và phương hướng của ngươi sai lầm, nên kết quả cuối cùng chắc chắn là tiêu cực. Vì thực chất mọi việc ngươi làm chỉ là vì thanh danh của ngươi, chỉ để thực hành câu nói “Người chết để tên, chim đi để tiếng”. Ngươi đâu có mưu cầu, nhưng lại không biết vậy. Ngươi nghĩ câu nói này chẳng có gì sai, con người chẳng phải sống vì thanh danh sao? Người ta thường nói “Người chết để tên, chim đi để tiếng”, câu này nghe có vẻ tích cực và chính đáng, nên ngươi vô thức tiếp nhận sự hun đúc của nó và xem nó là điều tích cực. Khi xem câu nói này là điều tích cực, thì ngươi vô thức mưu cầu và thực hành nó. Đồng thời, ngươi vô thức và hồ đồ coi nó thành lẽ thật và nguyên tắc lẽ thật. Khi xem nó là nguyên tắc lẽ thật, ngươi không còn nghe lời Đức Chúa Trời và cũng không hiểu lời Đức Chúa Trời phán. Ngươi mù quáng thực hành lời cách ngôn “Người chết để tên, chim đi để tiếng” và căn cứ vào nó mà hành động, rồi cuối cùng cái ngươi đạt được là một thanh danh tốt. Ngươi đã gặt hái được điều ngươi muốn, nhưng khi làm như thế, ngươi đã làm trái và buông bỏ lẽ thật, mất đi cơ hội được cứu rỗi. Nếu đã có kết quả như vậy, ngươi nên buông bỏ và chối bỏ quan niệm “Người chết để tên, chim đi để tiếng” mà gia đình hun đúc ngươi. Nó không phải là thứ ngươi nên giữ, cũng không phải là câu nói hay tư tưởng mà ngươi nên dốc sinh lực thời gian cả đời để thực hành. Suy nghĩ và quan điểm mà ngươi được truyền thụ và hun đúc này là sai lầm, ngươi nên buông bỏ nó đi. Lý do ngươi nên buông bỏ nó không phải chỉ bởi nó không phải là lẽ thật, mà còn bởi nó sẽ dẫn dắt ngươi lạc lối và cuối cùng đi đến diệt vong, nên hậu quả rất nghiêm trọng. Với ngươi, nó không chỉ là một câu nói, mà là một khối ung thư, một phương thức và phương tiện làm bại hoại con người. Vì trong lời phán, trong những yêu cầu đối với con người, Đức Chúa Trời không bao giờ yêu cầu người ta mưu cầu thanh danh tốt, mưu cầu danh vọng tốt, lưu lại ấn tượng tốt với mọi người, khiến mọi người tán thành, khiến mọi người đưa ngón tay cái lên ra hiệu đồng tình, Ngài cũng không bao giờ cho phép người ta sống vì danh tiếng hoặc vì danh thơm tiếng tốt. Đức Chúa Trời chỉ muốn người ta làm tròn bổn phận, quy phục Ngài và vâng phục lẽ thật. Do đó, câu nói này đối với người mà nói là một dạng hun đúc từ gia đình mà ngươi nên buông bỏ.

Còn một điều nữa mà gia đình hun đúc lên ngươi. Chẳng hạn như, khi cha mẹ hoặc trưởng bối khích lệ ngươi, họ thường nói, “Chịu được cái khổ nhất thiên hạ, mới đứng được trên thiên hạ”. Khi nói như thế, mục đích của họ là dạy ngươi chịu đựng khổ cực, siêng năng, có nghị lực, làm gì cũng không ngại khổ, bởi vì chỉ có những ai chịu được khổ cực, chịu được vất vả, ân cần và có tinh thần phấn đấu mới có thể đứng trên thiên hạ. “Đứng trên thiên hạ” nghĩa là gì? Nghĩa là không bị ức hiếp, không bị xem thường hay kỳ thị, nghĩa là có uy danh và địa vị cao giữa mọi người, có thể có quyền phát biểu, có quyền quyết định, nghĩa là có thể có cuộc sống tốt đẹp hơn và có chất lượng sống cao hơn người khác, được mọi người đánh giá cao, bội phục và ngưỡng mộ. Về căn bản, nó nghĩa là ngươi thuộc tầng lớp cao trong toàn bộ nhân loại. “Tầng lớp cao” nghĩa là gì? Nghĩa là có nhiều người dưới chân ngươi và ngươi không cần phải chịu đựng bất kỳ sự ức hiếp nào từ họ, “đứng trên thiên hạ” có nghĩa là vậy. Để đứng trên thiên hạ, ngươi phải “chịu được cái khổ lớn nhất”, nghĩa là ngươi có thể chịu đựng những đau khổ mà người khác không chịu nổi. Nên trước khi đứng trên thiên hạ, ngươi phải có thể chịu được sự khinh bỉ, sự chế nhạo, mỉa mai, gièm pha cũng như sự thiếu thông hiểu của người khác, thậm chí cả sự phỉ nhổ của người khác, vân vân… Ngoài đau khổ thể xác, ngươi còn phải có thể tiếp nhận sự chế nhạo và giễu cợt của dư luận. Chỉ khi học được cách trở thành người như thế, ngươi mới có thể nên người xuất chúng và chiếm một chỗ đứng trong xã hội. Mục đích của câu nói này là khiến người ta trở thành bề trên thay vì thành tôi tớ, làm tôi tớ khổ lắm, bị ức hiếp, bất lực, chẳng có tôn nghiêm, chẳng có thể diện. Đây cũng là sự hun đúc của gia đình lên ngươi, mục đích cũng là vì tốt cho ngươi. Gia đình ngươi làm thế là để ngươi đừng bị ức hiếp, để ngươi có danh, có quyền, được ăn ngon, được hưởng thụ, để ngươi đi đâu cũng không ai dám ức hiếp, thay vào đó, ngươi có thể ăn ở ngang ngược, làm người ra quyết định và ai ai cũng phải cúi đầu khom lưng trước ngươi. Khi mưu cầu đứng trên thiên hạ, một mặt, ngươi làm thế vì bản thân, mặt khác, là để giành vẻ vang cho gia đình và làm rạng danh tiên tổ, để cha mẹ và người nhà của ngươi cũng được thơm lây và không phải bị ức hiếp. Nếu ngươi đã chịu nhiều đau khổ và vươn lên đứng trên thiên hạ, trở thành quan chức cấp cao, đi xe sang, ở biệt thự và bên cạnh có nhiều người vây quanh, thì gia đình đi theo ngươi cũng được thơm lây, và người nhà của ngươi cũng có thể ngồi xe sang, ăn ngon uống tốt. Bào ngư vi cá ngươi muốn ăn thì ăn, muốn đi đâu thì có thể đi đó, có thể hô mưa gọi gió, làm gì tùy thích, sống theo ý mình, sống hung hăng càn quấy, không cần phải dè dặt hay cụp đuôi ngoan ngoãn trước người khác, ngươi có thể muốn làm gì thì làm, thậm chí không cần tuân thủ pháp luật, cả gan làm loạn – đây chính là mục đích khi gia đình ngươi hun đúc ngươi như vậy, là để ngươi không bị tủi thân, khiến ngươi đứng trên thiên hạ. Nói thẳng ra, mục đích của họ là biến ngươi thành người lãnh đạo người khác, chỉ huy và sai sử người khác, biến ngươi thành người chỉ có đi ức hiếp chứ không bao giờ bị ức hiếp, biến ngươi thành bề trên thay vì thành người bị lãnh đạo. Không phải như thế sao? (Thưa, phải.) Sự hun đúc này từ gia đình có lợi cho ngươi không? (Thưa, không.) Tại sao ngươi nói nó không có lợi cho ngươi? Nếu gia đình nào cũng dạy dỗ thế hệ tiếp theo như thế này, chẳng phải sẽ gia tăng mâu thuẫn xã hội và gia tăng mức độ cạnh tranh trong xã hội, và khiến xã hội càng thêm bất công hay sao? Ai cũng muốn làm bề trên, chẳng ai muốn làm bề dưới hay người bình thường, ai cũng muốn làm người quản lý và ức hiếp người khác. Ngươi nghĩ như thế thì xã hội còn tốt đẹp được không? Rõ ràng xã hội sẽ không được định hướng theo chiều hướng tích cực, và điều này sẽ chỉ gia tăng mâu thuẫn xã hội, gia tăng sự cạnh tranh giữa người với người, gia tăng mâu thuẫn giữa người với người. Lấy trường học làm ví dụ. Các học sinh đấu đá nhau, bỏ công sức ra học tập khi ở một mình, nhưng khi gặp nhau thì toàn nói: “Ôi, cuối tuần vừa rồi, mình chẳng học hành gì cả. Thay vào đó, mình tới chỗ một nơi rất đẹp và chơi cả ngày. Còn cậu thì đi đâu?” Người khác cũng vội vàng nói: “Cuối tuần vừa rồi, tớ chỉ toàn ngủ, chẳng học hành gì”. Thật ra, cả hai đều biết người kia học suốt dịp cuối tuần, mệt mỏi đến mức không chịu nổi, nhưng ngoài miệng đều không thừa nhận mình đã âm thầm học tập, cố gắng, bởi vì ai cũng muốn đứng trên thiên hạ, chẳng muốn có ai vượt qua mình. Họ nói mình không học gì, bởi vì họ không muốn người khác biết thật ra họ có học. Nói dối như thế để làm gì? Ngươi học cho ngươi chứ đâu phải cho người khác. Tuổi còn nhỏ như thế mà đã nói dối, thì khi bước vào xã hội, ngươi có thể đi đường ngay không? (Thưa, không thể.) Bước vào xã hội, thì sẽ kéo theo lợi ích cá nhân, tiền bạc và địa vị cho nên chuyện cạnh tranh chỉ có thể ác liệt hơn. Người ta sẽ không từ thủ đoạn nào, sẽ giở mọi mánh khóe để đạt được mục đích. Họ sẵn lòng và có thể làm bất kỳ việc gì để đạt được mục đích, không tiếc bất cứ giá nào, kể cả phải chịu đựng sỉ nhục. Nếu tiếp tục như thế thì xã hội có thể tốt đẹp được không? Nếu ai cũng làm thế thì nhân loại có thể tốt đẹp được không? (Thưa, không thể.) Căn nguyên của mọi dạng nếp sống xã hội không chính đáng và trào lưu xấu xa này đến từ sự hun đúc của gia đình lên mọi người. Vậy về phương diện này, Đức Chúa Trời yêu cầu điều gì? Đức Chúa Trời có yêu cầu người ta đứng trên thiên hạ, đừng làm người bình thường, tầm thường, thấp kém, xoàng xĩnh, mà phải làm vĩ nhân, danh nhân, cao nhân? Đức Chúa Trời yêu cầu con người như thế sao? (Thưa, không.) Rõ ràng câu nói mà gia đình hun đúc cho ngươi “Chịu được cái khổ nhất thiên hạ, mới đứng được trên thiên hạ”, không dẫn dắt ngươi theo hướng tích cực, và dĩ nhiên nó chẳng liên quan gì đến lẽ thật. Gia đình ngươi khiến ngươi chịu khổ với một mục đích không đơn thuần, mà có âm mưu ở trong đó, quá bỉ ổi và hèn hạ. Đức Chúa Trời khiến người ta chịu khổ bởi vì họ có những tâm tính bại hoại. Nếu người ta muốn được làm cho tinh sạch khỏi những tâm tính bại hoại, thì họ phải chịu khổ, đây là sự thật khách quan. Hơn nữa, Đức Chúa Trời yêu cầu con người chịu khổ: Đây là việc mà một loài thọ tạo nên làm, cũng là điều mà một người bình thường nên chịu đựng, là thái độ mà một người bình thường nên có. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không yêu cầu ngươi đứng trên thiên hạ. Ngài chỉ yêu cầu ngươi làm người bình thường, phổ thông, hiểu lẽ thật, nghe lời Ngài, vâng phục Ngài, chỉ thế thôi. Đức Chúa Trời không bao giờ yêu cầu ngươi phải cho Ngài niềm vui bất ngờ, không cần ngươi phải làm chuyện kinh thiên động địa, Ngài cũng không cần ngươi làm danh nhân hay vĩ nhân. Ngài chỉ cần ngươi làm một người bình thường và phổ thông, một con người thực tế, và cho dù ngươi chịu bao nhiêu đau khổ hoặc ngươi có chịu được khổ hay không, nếu cuối cùng, ngươi có thể đạt đến kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, thì đó là con người tốt nhất ngươi có thể trở thành. Điều Đức Chúa Trời muốn không phải là người đứng trên thiên hạ, mà là một loài thọ tạo đích thực, là người có thể thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo. Con người này bình thường và phổ thông, có nhân tính bình thường, có lương tâm và lý trí, chứ không phải là một cao nhân, vĩ nhân trong mắt người ngoại đạo hay nhân loại bại hoại. Trước đây đã thông công nhiều về phương diện này, nên giờ không cần thông công thêm nữa. Câu nói “Chịu được cái khổ nhất thiên hạ, mới đứng được trên thiên hạ” rõ ràng là điều mà ngươi nên buông bỏ. Chính xác thì ngươi nên buông bỏ điều gì? Ngươi nên buông bỏ phương hướng mà gia đình hun đúc cho ngươi mưu cầu. Nghĩa là ngươi nên thay đổi phương hướng mưu cầu của mình. Đừng làm bất cứ chuyện gì để đứng trên thiên hạ, để xuất chúng, xuất sắc hay là được người khác đánh giá cao. Thay vào đó, ngươi nên buông bỏ những ý định, mục đích và động cơ này, làm mọi việc một cách thực tế để trở nên một loài thọ tạo chân chính. Ta nói “một cách thực tế” là có ý gì? Nguyên tắc căn bản nhất là làm mọi việc căn cứ theo những phương thức và nguyên tắc mà Đức Chúa Trời đã dạy cho con người. Cứ cho là những gì ngươi làm không khiến ngươi bỗng nhiên nổi tiếng, không khiến ngươi được mọi người coi trọng, càng không khiến ngươi được khen ngợi hay đánh giá cao. Nhưng nếu đó là việc ngươi nên làm, thì ngươi nên kiên trì và tiếp tục làm, xem nó như là bổn phận mà một loài thọ tạo phải thực hiện. Làm được thế, ngươi sẽ là một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn trong mắt Đức Chúa Trời, đơn giản vậy thôi. Điều ngươi cần thay đổi là sự mưu cầu liên quan đến cách làm người và nhân sinh quan của ngươi.

Gia đình hun đúc và ảnh hưởng ngươi theo những cách khác, chẳng hạn như câu nói “Phàm chuyện gì cũng nên lấy sự hài hòa, nhẫn nhịn làm mục đích cao nhất”. Người nhà thường dạy ngươi: “Phải thiện chí giúp người, đừng tranh chấp, đừng kết thù oán với ai, bởi vì nếu gây thù chuốc oán quá nhiều thì sẽ không thể có chỗ đứng trong xã hội, nếu có quá nhiều người ghét con và muốn hại con, thì con sẽ không an toàn trong xã hội. Con sẽ bị uy hiếp bất cứ lúc nào, sự sống còn, địa vị, gia đình, an nguy bản thân và thậm chí là tiền đồ sự nghiệp cũng sẽ bị hủy hoại và cản trở bởi những kẻ tiểu nhân. Nên con phải học được rằng ‘Phàm chuyện gì cũng nên lấy sự hài hòa, nhẫn nhịn làm mục đích cao nhất’. Hãy hòa hảo với mọi người, đừng làm mất hòa khí, nói lời thì phải chừa đường lui, đừng làm tổn hại sĩ diện của người khác, và đừng vạch trần thiếu sót của người khác. Những lời khó nghe thì bớt nói, thậm chí đừng nói. Chỉ nói lời lấy lòng thôi, vì dỗ dành người ta thì có hại gì đâu. Con phải học cách nhẫn nhịn trong cả chuyện lớn và chuyện nhỏ, bởi vì ‘Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao’.” Cứ nghĩ mà xem, gia đình ngươi truyền thụ cho ngươi hai suy nghĩ và quan điểm cùng một lúc. Một mặt, họ nói ngươi cần phải thiện chí giúp người, mặt khác họ bảo ngươi phải nhẫn nhịn, đừng nói năng bừa bãi, có lời muốn nói cũng phải nuốt xuống, tới khi về nhà thì nói sau, thậm chí về đến nhà cũng không thể nói với cả người nhà, bởi vì tai mách vạch rừng, nếu bí mật bị lộ ra thì sẽ không tốt đẹp gì cho ngươi. Để có chỗ đứng và sinh tồn trong xã hội này, người ta phải học được một điều, là hãy làm người hòa giải. Nói theo cách thông tục là ngươi phải khôn khéo và giảo hoạt, trong lòng có gì nói đó, nghĩ gì nói nấy, thì đấy là ngu ngốc chứ chẳng phải thông minh. Có người như khẩu pháo tuột dây, có gì nói nấy. Người như thế cuối cùng sẽ đắc tội với cấp trên. Cấp trên sẽ gây khó dễ cho anh ấy, hủy bỏ tiền thưởng của anh ấy, luôn tìm cớ để gây sự với anh ấy. Cuối cùng, anh ấy không chịu nổi công việc này nữa. Nếu nghỉ việc thì mất sinh kế. Nếu không nghỉ thì chỉ có thể gồng mình làm một công việc mà anh ấy đã hết sức chịu đựng. Trên không thông, dưới không thông, gọi là gì? “Kẹt”, rơi vào thế kẹt. Người nhà bảo anh ấy: “Con đáng bị ức hiếp như vậy, phải nhớ câu: “Phàm chuyện gì cũng nên lấy sự hài hòa, nhẫn nhịn làm mục đích cao nhất!” Con làm khẩu pháo tuột dây, có gì nói nấy, bị vậy là đáng lắm! Con phải khôn khéo một chút, lời đến miệng rồi cũng hãy suy nghĩ cho kỹ, nhưng con lại không chịu nghĩ, cứ nói thẳng toạc ra. Nghĩ cấp trên con dễ đùa giỡn à? Nghĩ sinh tồn trong xã hội này mà dễ à? Con luôn cho rằng mình chỉ thẳng thắn. Giờ lãnh phải trái đắng rồi đấy. Cứ xem đây là bài học kinh nghiệm đi! Sau này, con hãy ghi nhớ câu ‘Phàm chuyện gì cũng nên lấy sự hài hòa, nhẫn nhịn làm mục đích cao nhất’!” Khi đã học được bài học, anh ấy ghi nhớ nó và nghĩ: “Cha mẹ dạy dỗ mình là đúng. Đây là cảm ngộ cuộc đời, là tính túy, không nghe không được, không nghe lời người lớn, hậu quả ngay trước mắt, nên sau này mình phải ghi nhớ mới được”. Sau khi tin Đức Chúa Trời và vào nhà Đức Chúa Trời, anh ấy vẫn ghi nhớ câu nói này, “Phàm chuyện gì cũng nên lấy sự hài hòa, nhẫn nhịn làm mục đích cao nhất”, và hễ gặp anh chị em là chào hỏi, cố hết sức nói những lời dễ nghe. Lãnh đạo nói: “Tôi làm lãnh đạo cũng lâu rồi, nhưng chưa có đủ kinh nghiệm công tác”. Thế là anh ấy vội vàng tâng bốc: “Anh đang làm tốt lắm mà. Không có anh lãnh đạo, chúng tôi đâu biết đi đường nào”. Người khác bảo: “Tôi đã đạt được sự biết mình, tôi nghĩ mình khá gian trá”. Thế là anh ấy trả lời: “Anh đâu có gian trá, anh rất trung thực mà, tôi mới là người gian trá”. Người khác nói lời khó nghe với anh ấy, thế là anh ấy tự nhủ: “Không cần sợ lời nói khó nghe đó, tệ hơn nữa mình còn chịu được mà. Dù anh nói khó nghe đến đâu, tôi sẽ cứ giả vờ như không nghe thấy, sẽ tiếp tục tâng bốc anh, cố hết sức để lấy lòng anh, bởi vì dỗ dành người khác thì đời nào có hại gì”. Hễ có ai bảo anh ấy cho ý kiến hoặc cởi mở thông công, thì anh ấy cũng không nói thật, với ai cũng vui tươi hớn hở. Có người hỏi anh ấy: “Sao lúc nào anh cũng vui tươi hớn hở thế? Anh là kiểu miệng nam mô, bụng một bồ dao găm à?” Anh ấy tự nhủ: “Tôi miệng nam mô, bụng một bồ dao găm nhiều năm rồi, suốt bấy lâu nay, tôi chưa hề bị tổn hại gì, nên nó đã trở thành nguyên tắc xử thế tối cao của tôi”. Anh này chẳng phải là phiến đá trơn sao? (Thưa, phải.) Có người lăn lộn trong xã hội như thế này nhiều năm, khi vào nhà Đức Chúa Trời rồi vẫn tiếp tục làm thế. Họ không bao giờ nói được một lời nói thật, không bao giờ mở lòng nói chuyện, không bao giờ nói về chuyện biết mình. Kể cả khi anh chị em phơi bày tỏ tấm lòng với họ, họ vẫn không nói thật lòng, không ai hiểu được thật sự trong đầu họ nghĩ gì. Họ không bao giờ bộc lộ mình nghĩ gì, có quan điểm gì, họ giữ quan hệ rất tốt với mọi người và ngươi không biết được họ thích loại người nào, thích người có tính cách như thế nào, hay họ thật sự nghĩ gì về người khác. Nếu ai đó hỏi họ xem người này người nọ là người thế nào thì họ trả lời: “Anh ấy đã tin Đức Chúa Trời hơn mười năm, nên anh ấy khá tốt”. Ai hỏi thăm họ về người nào, họ cũng đều nói là người đó khá tốt hoặc không tồi. Nếu có người hỏi họ: “Anh có thấy anh ấy có thiếu sót hay tật xấu gì không?” Họ sẽ trả lời: “Cho đến giờ, tôi chưa thấy gì, sau này tôi sẽ lưu ý kỹ hơn”, nhưng trong lòng họ lại nghĩ: “Anh bảo tôi đắc tội với người đó, việc này chắc chắn tôi không làm đâu! Nếu tôi nói thật với anh rồi người đó phát hiện, anh ấy chẳng phải sẽ trở thành kẻ thù của tôi sao? Gia đình tôi từ lâu đã bảo tôi đừng gây thù chuốc oán, tôi chưa quên lời họ đâu. Anh nghĩ tôi ngu ngốc à? Anh nghĩ anh thông công đôi ba câu lẽ thật là tôi liền quên sự dạy dỗ và hun đúc của gia đình đối với mình à? Không có đâu! Những câu như ‘Phàm chuyện gì cũng nên lấy sự hài hòa, nhẫn nhịn làm mục đích cao nhất’ và ‘Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao’ chưa bao giờ sai, chúng là lá bùa hộ mệnh của tôi. Ai có tật xấu, tôi cũng không nói, ai chọc giận tôi, tôi sẽ nhẫn nhịn. Chưa thấy mấy chữ in trên trán tôi à? Là chữ “Nhẫn” đấy, gồm ký tự thanh đao nằm trên trái tim. Ai nói lời khó nghe, nhẫn nhịn. Ai xử lý và tỉa sửa tôi, nhẫn nhịn. Mục đích của tôi là giữ hòa khí với tất cả mọi người, duy trì quan hệ ở mức độ này. Đừng khăng khăng giữ các nguyên tắc, đừng quá ngu ngốc, đừng quá cứng nhắc, phải học cách nương theo hoàn cảnh chứ! Biết tại sao con rùa sống lâu vậy không? Chẳng phải vì gặp phải vật cứng là nó rúc vào mai? Như thế có thể bảo vệ bản thân và sống đến ngàn tuổi. Đấy là cách sống thọ, cũng là cách xử thế”. Ngươi chẳng bao giờ nghe được bất cứ lời nói thật hay lời thật lòng nào từ miệng những người như thế, quan điểm thật sự của họ và ranh giới đỏ của họ trong hành xử là đừng bao giờ phơi bày. Họ chỉ nghĩ về những chuyện này, suy đi ngẫm lại, nhưng ngoài họ ra, chẳng ai biết được. Loại người này bên ngoài thì tử tế với tất cả mọi người, có vẻ lương thiện, chẳng làm tổn hại ai. Nhưng thật ra, họ là người hòa giải, là phiến đá trơn. Loại người này luôn được một số người trong hội thánh yêu thích, vì họ không bao giờ phạm lỗi lớn, không bao giờ để lộ bộ mặt thật, lãnh đạo hội thánh và các anh chị em đánh giá họ tương tác khá tốt với tất cả mọi người. Thực hiện bổn phận chẳng thờ ơ cũng chẳng nhiệt tình, được bảo gì thì làm nấy. Họ đặc biệt biết nghe lời và khôn ngoan, không bao giờ làm tổn thương ai khi chuyện trò và xử sự, không bao giờ lợi dụng ai. Họ không bao giờ nói xấu ai, cũng không bao giờ phán xét ai sau lưng. Nhưng chẳng ai biết liệu họ có thật lòng thực hiện bổn phận hay không, chẳng ai biết trong lòng họ suy nghĩ và đánh giá thế nào về người khác. Sau khi suy nghĩ cẩn thận, ngươi còn cảm thấy loại người này thật sự có chút kỳ lạ và rất khó dò, cảm thấy giữ họ lại có lẽ sẽ gây rắc rối. Ngươi nên làm sao đây? Khá khó nhằn đấy, phải không nào? Khi họ thực hiện bổn phận, ngươi có thể thấy họ chăm lo việc của mình, nhưng họ không bao giờ để tâm đến những nguyên tắc mà nhà Đức Chúa Trời đã dặn dò họ. Họ thích gì làm nấy, chỉ cần làm việc theo hình thức, không phạm sai lầm lớn nào là được. Do đó, ngươi không thể nắm thóp hay bới móc ra bất cứ tật xấu nào ở họ. Họ làm việc thì không chê vào đâu được, nhưng trong lòng họ nghĩ gì? Họ có muốn thực hiện bổn phận không? Nếu không có các sắc lệnh quản trị của hội thánh, không có sự giám sát của lãnh đạo hội thánh hay của các anh chị em, người này có thể cấu kết với kẻ ác không? Họ có thể cùng kẻ ác làm việc xấu và làm việc ác không? Khả năng đó rất cao, và họ có thể làm việc đó, nhưng họ chưa làm thôi. Loại người này là phiền phức nhất, họ là con cáo già và phiến đá trơn điển hình. Họ không so đo với ai. Có ai nói gì làm tổn thương họ, hoặc bộc lộ tâm tính bại hoại liên quan đến đến tôn nghiêm của họ, thì họ sẽ nghĩ gì? “Tôi sẽ nhẫn nhịn, tôi sẽ không so đo với anh, nhưng có ngày anh sẽ xấu mặt thôi!” Khi người đó thật sự bị xử lý hoặc bị xấu mặt, thì họ cười thầm trong bụng. Họ sẵn sàng giễu cợt người khác, giễu cợt lãnh đạo và nhà Đức Chúa Trời, nhưng họ không giễu cợt bản thân mình. Họ chỉ không biết mình có vấn đề hay tật xấu gì. Người như thế cẩn thận không để lộ bất kỳ điều gì có thể làm tổn thương người khác, hay bất kỳ điều gì có thể khiến người khác nhìn thấu họ, dù họ vẫn nghĩ về những chuyện đó trong lòng. Còn những chuyện có thể mê hoặc và làm tê dại người khác, thì họ đều thể hiện ra ngoài và để người ta nhìn thấy. Người như thế là dạng thâm hiểm nhất và khó xử lý nhất. Vậy nhà Đức Chúa Trời có thái độ như thế nào đối với loại người này? Dùng được thì dùng, không dùng được thì thanh trừ, nguyên tắc là vậy. Tại sao thế? Bởi vì người như thế này không được tiền định để mưu cầu lẽ thật. Họ là người không tin, khi chuyện bất thành thì giễu cợt nhà Đức Chúa Trời, giễu cợt anh chị em và lãnh đạo. Vậy họ đóng vai trò gì? Có phải là vai trò của Sa-tan và ma quỷ không? (Thưa, phải.) Khi họ nhẫn nại với anh chị em, trong đó không có sự bao dung hay lòng yêu thương chân thật. Họ làm thế để bảo vệ bản thân và tránh thu hút kẻ thù hay nguy hiểm cho mình. Họ không bao dung để bảo vệ anh chị em, cũng không làm thế xuất phát từ lòng yêu thương, càng không phải vì họ đang mưu cầu lẽ thật và thực hành theo các nguyên tắc lẽ thật. Thái độ của họ hoàn toàn chú trọng vào việc sống cho qua ngày và mê hoặc người khác. Người như thế là người hòa giải và phiến đá trơn. Họ không thích lẽ thật, không mưu cầu lẽ thật, mà cứ sống cho qua ngày đoạn tháng. Rõ ràng sự hun đúc mà họ nhận được từ gia đình có ảnh hưởng lớn lên cách họ hành xử và xử sự. Dĩ nhiên, phải nói rằng những phương thức và nguyên tắc xử thế này là thứ không thể tách rời khỏi thực chất nhân tính. Hơn nữa, sự hun đúc từ gia đình chỉ khiến hành động của họ rõ ràng hơn và cụ thể hơn, bộc lộ thực chất bản tính của họ triệt để hơn. Do đó, khi đối diện với những vấn đề đúng sai cốt lõi, trong những chuyện có liên quan đến lợi ích nhà Đức Chúa Trời, nếu những người như thế có thể đưa ra lựa chọn thích hợp và buông bỏ những triết lý xử thế mà họ nuôi dưỡng trong lòng như “Phàm chuyện gì cũng nên lấy sự hài hòa, nhẫn nhịn làm mục đích cao nhất” để bảo vệ lợi ích nhà Đức Chúa Trời, giảm bớt sự vi phạm và giảm bớt việc hành ác trước Đức Chúa Trời, thì họ sẽ được lợi ích gì? Ít nhất, trong tương lai khi Đức Chúa Trời quyết định kết cục của mỗi người, sự trừng phạt và trách phạt của Đức Chúa Trời đối với họ sẽ được giảm bớt. Khi thực hành theo cách này, những người như thế chẳng mất mát gì mà lại được lợi trăm phần, không phải sao? Nếu buộc họ hoàn toàn buông bỏ triết lý xử thế của mình, thì không dễ, bởi vì nó liên quan đến thực chất nhân tính, những người hòa giải và phiến đá trơn này hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật. Không đơn giản và dễ dàng để họ buông bỏ những triết lý Sa-tan mà gia đình đã hun đúc cho họ, bởi vì dù có gạt những sự hun đúc từ gia đình này sang một bên, bản thân họ chính là người sùng bái những triết lý của Sa-tan, và họ thích thái độ xử thế này, vốn là một thái độ xử thế cá nhân rất chủ quan. Nhưng nếu họ thông minh – trong trường hợp lợi ích của họ không bị đe dọa hay tổn hại mà họ buông bỏ một vài cách làm kiểu này để bảo vệ thỏa đáng lợi ích của nhà Đức Chúa Trời – thì đó thật sự là điều tốt cho họ, bởi ít nhất nó có thể giảm nhẹ tội trạng, giảm nhẹ sự trách phạt của Đức Chúa Trời với họ, thậm chí còn biến sự trách phạt thành tưởng thưởng và ghi nhớ. Như thế thì tuyệt vời biết bao! Như thế chẳng phải là chuyện tốt sao? (Thưa, phải.) Nói đến đây cũng đã xong phần thông công về chủ đề này.

Gia đình còn hun đúc ngươi những gì nữa? Chẳng hạn như, cha mẹ thường xuyên bảo ngươi: “Con mà to miệng to mồm, nói năng bừa bãi, thì sớm muộn gì cũng sẽ chịu thiệt vì cái miệng thối đó thôi! Con phải nhớ ‘Nói nhiều tất sai’! Câu này nghĩa là gì? Nghĩa là nếu con nói nhiều, chắc chắn sẽ có chỗ sơ xuất. Dù gặp chuyện gì, cũng đừng ăn nói bừa bãi, xem người khác nói gì đã rồi hẵng nói. Cứ thuận theo số đông thì con sẽ ổn cả. Nhưng nếu con lúc nào cũng cố ra mặt, lúc nào cũng nói năng bừa bãi, bộc lộ quan điểm mà chẳng biết sếp lớn, cấp trên hay mọi người xung quanh đang nghĩ gì, một khi sếp lớn hay cấp trên chẳng nghĩ như con, thế thì họ sẽ làm khó con. Như vậy thì liệu con còn có thể có quả ngọt để ăn không? Con ngốc à, sau này phải chú ý. Nói nhiều tất sai. Nhớ lấy và đừng nói năng bừa bãi! Cái miệng là để ăn, để thở, để lấy lòng cấp trên, để lấy lòng mọi người, chứ không phải để nói thật. Nói năng thì phải lựa lời, phải có kỹ xảo, có phương pháp, phải dùng đầu óc. Lời lên đến miệng rồi, cũng phải nuốt xuống, kiểm đi kiểm lại trong đầu, chờ đến lúc thích hợp mới nói. Lúc nói cũng phải tùy vào tình hình. Nếu con bắt đầu nói ra ý kiến của mình, nhưng lại để ý thấy người ta không thích thú hoặc có phản ứng không tốt, thì dừng ngay và nghĩ xem nên nói gì để làm mọi người vui rồi mới nói tiếp. Làm như vậy mới là đứa trẻ thông minh. Con mà làm vậy thì sẽ không gặp họa, ai cũng sẽ thích con. Nếu ai cũng thích con, chẳng phải sẽ có lợi cho con sao? Như thế sau này con chẳng có thêm cơ hội sao?” Gia đình hun đúc ngươi không chỉ bằng cách bảo ngươi phải đạt được thanh danh, đứng trên thiên hạ, thiết lập chỗ đứng giữa mọi người, mà còn bảo ngươi cách dùng hình tượng để lừa gạt người khác và không được nói thật, càng không nên nói ra hết mọi điều trong đầu. Có người sau khi chịu đựng một vài thiệt thòi vì nói thật, họ nhớ tới câu gia đình dặn dò mình “Nói nhiều tất sai”, và rút ra được bài học. Sau đó, họ ngày càng sẵn lòng thực hành câu nói này, biến nó thành phương châm của mình. Có những người trước khi chịu thiệt đã rất nghiêm túc tiếp nhận sự hun đúc của gia đình về phương diện này, bất kể trong trường hợp nào, họ đều liên tục thực hành câu nói này. Càng thực hành nó, họ càng cảm thấy “Cha mẹ và ông bà quá tốt với mình, ai cũng thật lòng với mình và đều là vì muốn tốt cho mình. Mình thật may mắn khi được ông bà cha mẹ dạy cho câu “Nói nhiều tất sai”, nếu không thì không biết mình đã chịu đựng bao nhiêu thiệt thòi vì cái miệng rộng này rồi, không biết đã có bao nhiêu người gây khó dễ cho mình, khinh bỉ, chế nhạo hoặc giễu cợt mình rồi. Câu nói này đúng là hữu dụng và có lợi ích thực tế!” Trong quá trình thực hành câu nói này, họ đạt được nhiều lợi ích thực tế. Dĩ nhiên, khi đến trước Đức Chúa Trời, họ vẫn nghĩ rằng câu nói này là thứ hữu dụng và có lợi ích thực tế nhất. Mỗi khi có anh chị em nào thẳng thắn thông công về tình trạng cá nhân, sự bại hoại hay trải nghiệm và hiểu biết của bản thân, thì họ cũng cảm thấy muốn thông công, muốn làm người cởi mở và bộc trực, muốn trung thực nói ra những suy nghĩ trong nội tâm hoặc những điều họ biết được, để tạm thời xoa dịu tâm trạng vốn đã bị ức chế suốt nhiều năm của họ, hoặc để được đôi chút tự do và giải phóng. Nhưng mỗi lần họ nhớ lại lời cha mẹ thường dặn dò họ, cụ thể là “‘Nói nhiều tất sai,’ đừng nói năng bừa bãi, nên nghe hơn là nói, học cách lắng nghe người khác đi”, thế là bao nhiêu lời muốn nói cũng đành nuốt xuống hết. Khi mọi người nói xong rồi, họ cũng chẳng nói gì, mà nghĩ thầm trong bụng: “Tốt quá, may mà lần này mình không nói gì, bởi vì mình mà mở miệng thì mọi người có thể sẽ có ý kiến về mình và có lẽ mình sẽ bị tổn thất gì đó. Không nói gì là tốt, chưa biết chừng mọi người sẽ vẫn nghĩ mình là người trung thực, không giả dối, chỉ là bẩm sinh có tính trầm mặc ít nói, nên không phải là người lắm mưu mô hay nhiều bại hoại, càng không phải là người có quan niệm về Đức Chúa Trời, mà là một người đơn thuần và cởi mở. Người ta có ấn tượng về mình như thế cũng không tồi, tại sao phải mở miệng nói gì chứ? Mình thật sự thấy câu “Nói nhiều tất sai” đem lại hiệu quả nhất định với bản thân mình, nên mình sẽ tiếp tục hành động như thế này”. Tuân thủ câu nói này cho họ một cảm giác tốt đẹp và có thu hoạch, nên họ giữ im lặng một lần, hai lần, và mãi cho đến một ngày, họ thật sự rất bứt rứt và muốn mở lòng với anh chị em, nhưng miệng họ như bị dán keo, bị quấn băng, và họ không thể thốt ra nổi câu nào. Vì không thể nói với các anh chị em, nên họ quyết định thử thưa với Đức Chúa Trời, thế là họ quỳ gối trước Ngài, thưa rằng: “Thưa Đức Chúa Trời, con có điều này muốn thưa lên. Con…” Dù trong lòng họ đã nghĩ hết rồi nhưng vẫn không biết nói thế nào, không biết biểu đạt, như thể họ đã trở thành người câm tiêu chuẩn rồi. Họ không biết cách cân nhắc câu từ, không biết cách sắp xếp ngôn ngữ. Những cảm xúc bứt rứt tích tụ quá nhiều năm khiến họ cảm thấy ức chế, thấy mình sống một cuộc sống quá tăm tối và đê hèn, rồi khi quyết tâm thưa lên với Đức Chúa Trời những lời thật lòng và giãi bày cảm xúc của mình, thì họ lại không tìm được lời để nói, không biết nói từ đâu hay nói thế nào. Họ không đáng thương sao? (Thưa, có.) Vậy tại sao họ chẳng có gì để thưa với Đức Chúa Trời? Họ chỉ giới thiệu được bản thân mà thôi. Họ muốn thưa với Đức Chúa Trời những lời trong lòng mình, nhưng lại chẳng có lời nào, cuối cùng họ chỉ nói được một câu: “Thưa Đức Chúa Trời, xin Người ban cho con lời lẽ con nên nói!” Đức Chúa Trời đáp: “Ngươi có quá nhiều điều nên nói, nhưng ngươi không muốn nói ra, cho ngươi cơ hội ngươi cũng không nói ra, nên Ta lấy lại mọi sự Ta đã ban cho ngươi. Ta sẽ không ban cho ngươi, vì ngươi không xứng đáng”. Chỉ khi đó, họ mới cảm thấy bao năm qua mình đã mất đi quá nhiều. Dù họ cảm thấy mình đã sống một cuộc đời có tôn nghiêm, đã che đậy bản thân kín kẽ, đã ngụy trang bản thân hoàn hảo, nhưng khi thấy suốt bao lâu nay, các anh chị em có được thu hoạch, không mảy may dè dặt nói về những trải nghiệm của mình và cởi mở về sự bại hoại của mình, những người này mới nhận ra bản thân mình chẳng nói nổi câu nào, cũng chẳng biết nói thế nào. Họ tin Đức Chúa Trời nhiều năm như thế rồi, cũng muốn nói về sự biết mình, muốn thảo luận về trải nghiệm và thể nghiệm của mình với lời Đức Chúa Trời, muốn đạt được chút khai sáng và chút ánh sáng từ Đức Chúa Trời, muốn có chút thu hoạch. Nhưng tiếc thay, vì họ thường xuyên giữ vững tư tưởng “Nói nhiều tất sai”, và thường xuyên bị tư tưởng này ràng buộc và kiểm soát, nên họ đã sống vì câu nói này suốt nhiều năm trời, chẳng nhận được sự khai sáng hay soi sáng nào từ Đức Chúa Trời, về lối vào sự sống, họ vẫn nghèo rớt mùng tơi, như một người khố rách áo ôm. Về câu nói và tư tưởng “Nói nhiều tất sai” này, họ đã thực hành hoàn hảo, đã tuân thủ triệt để, thế mà dù đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm như vậy, họ vẫn không đạt được gì trong lẽ thật, vẫn nghèo nàn và mù quáng. Đức Chúa Trời cho họ cái miệng, nhưng họ không có khả năng nói chuyện để thông công lẽ thật, cũng không có khả năng nói về cảm nhận và hiểu biết của mình, càng không có khả năng thông công với các anh chị em. Đáng thương hơn nữa là họ còn không có khả năng thưa chuyện với Đức Chúa Trời, họ đã mất đi khả năng đó rồi. Họ không đáng thương sao? (Thưa, có.) Đáng thương và đáng buồn. Không phải ngươi không thích nói chuyện sao? Không phải ngươi lúc nào cũng sợ nói nhiều tất sai sao? Vậy thì ngươi đừng bao giờ nói gì cả. Ngươi che đậy những suy nghĩ trong lòng và những điều mà Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi, đè nén chúng, niêm phong chúng và không cho chúng thoát ra. Ngươi luôn sợ mất mặt, sợ mình bị đe dọa, sợ người khác nhìn thấu ngươi, luôn sợ mình sẽ không còn là người tốt, trung thực và hoàn hảo trong mắt người khác, cho nên ngươi che đậy bản thân, chẳng bao giờ nói ra suy nghĩ thật của mình. Cuối cùng sẽ thế nào? Ngươi trở thành “người câm” hoàn toàn. Ai hại ngươi đến vậy? Nhìn từ góc độ gốc rễ là do sự hun đúc của gia đình đã làm hại ngươi. Nhưng nhìn từ góc độ cá nhân, thì còn là vì ngươi thích sống theo các triết lý Sa-tan, nên ngươi chọn tin rằng sự hun đúc của gia đình mình là đúng đắn và không tin rằng những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với ngươi là tích cực. Ngươi chọn xem sự hun đúc của gia đình đối với ngươi là điều tích cực, và xem lời Đức Chúa Trời, yêu cầu, sự cung ứng, giúp đỡ và dạy bảo của Đức Chúa Trời là sự vật tiêu cực, đối tượng phải đề phòng. Do đó, bất kể Đức Chúa Trời ban cho ngươi nhiều bao nhiêu, nhưng vì ngươi đề phòng và từ chối suốt bao năm qua, nên kết quả cuối cùng là Đức Chúa Trời thu hồi lại hết và chẳng cho ngươi gì cả, bởi vì ngươi không xứng đáng. Cho nên, trước khi chuyện thành ra như thế, ngươi nên buông bỏ sự truyền thụ của gia đình về phương diện này, đừng chấp nhận tư tưởng sai lầm “Nói nhiều tất sai”. Câu nói này khiến ngươi trở nên khép kín hơn, nham hiểm hơn và giả dối hơn. Nó hoàn toàn đi ngược lại và tương phản với yêu cầu của Đức Chúa Trời muốn con người trung thực, bộc trực và cởi mở. Là người tin Đức Chúa Trời và đi theo Ngài thì ngươi phải mưu cầu lẽ thật như là chuyện không thể thoái thác. Và khi mưu cầu lẽ thật như là chuyện không thể thoái thác, ngươi nên buông bỏ mọi cái gọi là sự hun đúc tốt của gia đình đối với ngươi như là chuyện không thể thoái thác, đây là chuyện không nên có lựa chọn. Bất kể gia đình hun đúc ngươi cái gì, bất kể chúng có tốt đẹp hay hữu ích với ngươi thế nào, bất kể chúng bảo vệ ngươi nhiều thế nào, thì chúng đều phát xuất từ con người và Sa-tan, và ngươi nên buông bỏ chúng. Dù lời Đức Chúa Trời và yêu cầu của Ngài đối với con người có lẽ trái ngược với sự hun đúc của gia đình đối với ngươi, hay thậm chí là làm tổn hại đến lợi ích của ngươi, tước đoạt quyền lợi của ngươi, hay thậm chí ngươi thấy chúng không bảo vệ ngươi mà lại cố ý phơi bày ngươi và khiến ngươi xấu mặt, bất kể như thế, ngươi vẫn nên xem chúng là những điều tích cực, bởi vì chúng phát xuất từ Đức Chúa Trời, là lẽ thật, và ngươi nên tiếp nhận chúng. Nếu những thứ mà gia đình hun đúc ngươi có liên quan đến tư tưởng và cách làm người của ngươi, nhân sinh quan của ngươi và con đường ngươi đi, thì ngươi nên buông bỏ chúng, không nên kiên trì. Thay vào đó, ngươi nên thay thế chúng bằng những lẽ thật tương ứng từ Đức Chúa Trời, đồng thời ngươi cũng nên liên tục phân biệt và nhận rõ những vấn đề nội tại và thực chất của những thứ mà gia đình hun đúc ngươi, rồi hành động và thực hành theo lời Đức Chúa Trời một cách chính xác hơn, thực tế hơn và chân thực hơn. Tiếp nhận những suy nghĩ đến từ Đức Chúa Trời, tiếp nhận quan điểm nhìn nhận con người và sự việc, những nguyên tắc thực hành đến từ Đức Chúa Trời, đây là trách nhiệm mà một loài thọ tạo không thể thoái thác, và là điều mà loài thọ tạo nên làm, cũng là tư tưởng và quan điểm mà một loài thọ tạo nên có.

Trong một số gia đình, cha mẹ không chỉ truyền thụ những điều mà một số người cho là tích cực và hữu ích với sự sinh tồn, tiền đồ và tương lai của người ta, mà còn truyền thụ một số suy nghĩ, quan điểm cực đoan và méo mó vào con cái mình. Chẳng hạn như, những bậc cha mẹ này nói rằng: “Thà làm chân tiểu nhân còn hơn là ngụy quân tử”. Đây là câu nói dạy ngươi cách làm người. Câu “Thà làm chân tiểu nhân còn hơn là ngụy quân tử” khiến ngươi chọn một trong hai. Nó khiến ngươi chọn làm chân tiểu nhân, nghĩa là xấu xa một cách công khai, còn hơn là xấu xa sau lưng người ta. Như thế, dù người ta nghĩ những việc ngươi làm không quá tốt, nhưng họ vẫn khâm phục và tán thành ngươi, nghĩa là bất kể ngươi làm việc xấu gì, ngươi cũng phải làm trước mặt người ta, phải quang minh chính đại, quang minh lỗi lạc. Có những gia đình hun đúc và dạy dỗ con cái theo cách này. Họ không những không khinh miệt những tư tưởng, hành vi bỉ ổi và đê hèn trong xã hội, mà còn dạy dỗ con cái họ thế này: “Đừng đánh giá thấp những người đó. Thật ra, họ không hẳn là người xấu, có khi họ còn tốt hơn những ngụy quân tử”. Một mặt, họ bảo ngươi trở thành người thế nào, mặt khác, họ cũng chỉ cho ngươi cách phân biệt người ta, dạng người nào được xem là chính diện, dạng người nào bị xem là phản diện, đồng thời dạy ngươi cách phân biệt điều gì là tích cực, điều gì là tiêu cực, dạy ngươi cách làm người – đây là sự dạy dỗ và hun đúc mà gia đình cho ngươi. Vậy, sự hun đúc này vô hình trung ảnh hưởng thế nào đối với người ta? (Thưa, khiến họ không phân biệt được thiện ác.) Đúng vậy, không phân biệt được thiện ác, đúng sai. Trước hết, hãy xem thử nhân loại nhìn nhận thế nào về cái gọi là tiểu nhân và ngụy quân tử này. Trước tiên, con người nghĩ rằng chân tiểu nhân không phải người xấu, còn ngụy quân tử thật sự mới là người xấu. Loại người làm việc xấu sau lưng người khác, trong khi trước mặt lại giả vờ tốt đẹp, thì bị gọi là ngụy quân tử. Trước mặt người khác thì họ nói về đạo đức nhân nghĩa, nhưng sau lưng người khác lại không chừa một việc xấu nào. Họ làm đủ mọi việc xấu này trong khi mở miệng nói đủ mọi điều tốt đẹp, những người như thế này trở thành đối tượng bị khinh bỉ. Còn về chân tiểu nhân, trước mặt hay sau lưng người ta, họ đều xấu cả, nhưng họ lại trở thành hình mẫu để và học hỏi, thành đối tượng được đề xướng thay vì thành đối tượng bị khinh bỉ. Loại câu nói và quan điểm này xáo trộn khái niệm của người ta, rốt cuộc người tốt là gì, người xấu là gì, người ta không rõ, không biết, khái niệm trở nên rất mơ hồ. Khi gia đình hun đúc người ta theo cách này, có một số người còn cho rằng: “Làm chân tiểu nhân là chính trực. Mình làm mọi việc này một cách quanh minh chính đại. Muốn nói gì thì nói thẳng mặt. Muốn hại ai, không thích ai, muốn lợi dụng dụng ai, thì phải làm trước mặt họ, cho họ biết”. Đây là loại lô-gic gì vậy? Đây là loại thực chất bản tính gì vậy? Khi kẻ ác làm việc xấu và hành ác, họ cần tìm căn cứ lý luận cho việc đó, và họ đã nghĩ ra lô-gic này. Họ nói: “Nhìn đi, việc tôi đang làm không tốt đẹp gì, nhưng như thế còn hơn là làm ngụy quân tử. Tôi làm trước mặt người khác, ai cũng biết, như thế này gọi là chính trực!” Do đó, kẻ tiểu nhân lại thành người chính trực. Khi trong lòng người ta có loại tư tưởng này, vô hình trung khái niệm về chính trực thật sự và tà ác thật sự bị xóa nhòa. Họ không biết chính trực là gì, và họ cho rằng: “Bất kể lời mình nói có làm tổn thương người ta không, đúng hay sai, có tình có lý hay không, có phù hợp với nguyên tắc và lẽ thật hay không, đều không quan trọng. Chỉ cần mình dám nói và không tính toán hậu quả, chỉ cần mình có tâm tính chân thật, có tính bộc trực, thẳng tính, chỉ cần mình không mang theo bất cứ mục đích nham hiểm nào thì đều thích hợp cả”. Đây không phải là đổi trắng thay đen sao? (Thưa, phải.) Cứ thế, những điều tiêu cực được biến thành điều tích cực. Do đó, có người dùng câu nói này làm căn cứ, làm người dựa trên câu nói này, thậm chí còn cây ngay không sợ chết đứng mà cảm thấy: “Dù có thế nào đi nữa, tôi cũng đâu có lợi dụng anh, đâu có giở chiêu trò sau lưng anh. Tôi làm mọi việc một cách quang minh lỗi lạc, quang minh chính đại mà. Anh thích nghĩ gì kệ anh, tôi chính trực như thế đấy. Có câu “Cây ngay không sợ chết đứng”, nên anh muốn nghĩ gì thì kệ anh!” Đây không phải là lô-gic của Sa-tan sao? Đây không phải là lô-gic của bọn cướp sao? (Thưa, phải.) Ngươi làm việc xấu, gây sự vô cớ, tác oai tác quái và hành ác mà còn có lý sao? Hành ác là hành ác. Nếu thực chất là hành ác, thì đó là tội ác. Hành động của ngươi được đánh giá bằng điều gì? Đâu phải được đánh giá bằng việc ngươi có động cơ không, có quang minh chính đại không, có tâm tính chân thật không. Mà là được đánh giá bằng lẽ thật và lời Đức Chúa Trời. Lẽ thật là quy tắc để đánh giá mọi sự, và thích hợp để dùng trong trường hợp này. Khi đánh giá theo lẽ thật, thứ gì tà ác thì là tà ác, thứ gì tích cực thì là tích cực, thứ gì không tích cực thì là không tích cực. Còn những điều mà người ta cho là tâm tính chân thật, bộc trực và chính trực thì là gì? Cái đó gọi là già mồm át lẽ phải, xáo trộn khái niệm và nói xằng nói bậy, gọi là lừa dối người ta, mà lừa dối người ta tức là đang hành ác. Bất kể là hành ác sau lưng hay trước mặt người ta, thì tà ác vẫn là tà ác. Hành ác sau lưng người ta là gian ác, hành ác trước mặt người ta thì thật sự ác độc và hung ác, nhưng chúng đều liên quan đến tà ác. Nói xem, ngươi ta có nên tiếp nhận câu nói “Thà làm chân tiểu nhân còn hơn là ngụy quân tử” không? (Thưa, không nên.) Nguyên tắc hành động của ngụy quân tử và nguyên tắc hành động của chân tiểu nhân, cái nào là tích cực? (Thưa, cả hai đều không tích cực). Đúng vậy, cả hai đều tiêu cực. Cho nên, đừng làm ngụy quân tử, cũng đừng làm chân tiểu nhân, và đừng nghe lời xằng bậy của cha mẹ ngươi. Tại sao các bậc cha mẹ lại luôn nói xằng nói bậy như vậy? Bởi vì đây chính là cách làm người của cha mẹ ngươi. Họ luôn cảm thấy: “Mình có tâm tính chân thật, là con người chân chính, hào sảng, thành thật với cảm xúc của mình, hào hiệp, cây ngay không sợ chết đứng, cư xử đứng đắn và đi theo chính đạo, có gì phải sợ chứ? Mình không làm gì thẹn với lòng, không sợ quỷ đến gõ cửa!” Bây giờ ma quỷ không gõ cửa nhà ngươi, nhưng ngươi đã làm không ít việc ác và sớm hay muộn cũng phải bị trừng phạt. Ngươi chính trực, cây ngay không sợ chết đứng, nhưng chính trực là gì? Nó là lẽ thật sao? Chính trực nghĩa là phù hợp với lẽ thật sao? Ngươi có hiểu lẽ thật không? Đừng lấy cớ và viện lý do cho việc hành ác của mình nữa, vô ích thôi! Chỉ cần không phù hợp lẽ thật thì là tà ác! Ngươi thậm chí còn cảm thấy mình có tâm tính chân thật. Ngươi có tâm tính chân thật thì nghĩa là ngươi có thể lợi dụng người khác sao? Nghĩa là ngươi có thể hại người khác sao? Đây là lô-gic gì vậy? (Thưa, là lô-gic của Sa-tan.) Đây gọi là lô-gic của bọn cướp và ma quỷ! Ngươi hành ác mà còn cho là danh chính ngôn thuận, còn muốn viện cớ cho nó, tìm cách biện minh cho nó. Như thế không phải là vô liêm sỉ sao? (Thưa, phải.) Ta nói một lần nữa, trong lời Đức Chúa Trời, không bao giờ nói đến chuyện khiến người ta làm chân tiểu nhân hay ngụy quân tử, cũng không yêu cầu người ta làm chân tiểu nhân hay ngụy quân tử. Những câu nói này đều là những lời dối trá trắng trợn để lừa phỉnh và mê hoặc người ta. Chúng có thể mê hoặc những người không hiểu lẽ thật, nhưng nếu hôm nay ngươi hiểu lẽ thật rồi, thì ngươi không được khăng khăng giữ câu nói này nữa, cũng không được để chúng hun đúc mình. Dù là chân tiểu nhân hay ngụy quân tử thì cũng đều là ma quỷ, súc sinh và vô lại, đều chẳng có gì tốt đẹp, đều tà ác và liên quan chặt chẽ đến tà ác, không phải tà ác thì là hung ác, cùng lắm chỉ khác nhau phương thức hành động mà thôi: một bên hành động công khai, một bên hành động lén lút. Ngoài ra, chân tiểu nhân và ngụy quân tử có phương thức hành động khác nhau. Một bên làm việc ác công khai, một bên thì giở trò sau lưng người khác, một bên thì nham hiểm và gian trá hơn, một bên thì hống hách, nhe nanh giương vuốt, hoành hành ngang ngược hơn, một bên thì đê hèn, lén lút hơn, một bên thì bỉ ổi và ngông cuồng hơn. Cả hai đều là phương thức hành động của Sa-tan, cả công khai lẫn lén lút. Nếu hành động công khai thì ngươi là chân tiểu nhân, nếu hành động lén lút thì ngươi là ngụy quân tử. Có gì đáng để khoe khoang chứ? Nếu xem câu nói này là phương châm của mình, thì ngươi chẳng phải là ngu xuẩn sao? Vậy nên, nếu ngươi đã bị những thứ do gia đình hun đúc và truyền thụ gây hại sâu sắc, hoặc nếu ngươi đang kiên trì với những thứ này, thì Ta mong ngươi có thể buông bỏ chúng, phân biệt và nhìn thấu chúng càng sớm càng tốt. Đừng giữ vững câu nói này nữa, và đừng cho rằng nó đang bảo vệ ngươi, để ngươi làm con người chân chính, một người thành thật, có nhân cách và nhân tính. Câu nói này không phải là tiêu chuẩn làm người. Từ lập trường của Ta, Ta phê bình gay gắt câu nói này, nó khiến Ta kinh tởm hơn bất kỳ điều gì. Ta không chỉ kinh tởm ngụy quân tử, mà kinh tởm cả chân tiểu nhân, cả hai loại người này đều khiến Ta kinh tởm. Cho nên, nếu ngươi là ngụy quân tử, thì từ góc nhìn của Ta, ngươi chẳng tốt đẹp gì, hết thuốc chữa rồi. Nhưng nếu ngươi là chân tiểu nhân, thì ngươi còn tệ hơn. Ngươi biết rõ chân đạo thế mà vẫn cố ý phạm tội, ngươi biết rõ lẽ thật, mà vẫn ngang nhiên làm trái, không thực hành lẽ thật, lại còn công khai chống đối lẽ thật, nên ngươi sẽ chết nhanh hơn. Đừng nghĩ: “Mình là người bộc trực, không phải là ngụy quân tử. Dù là tiểu nhân, nhưng mình là chân tiểu nhân”. Ngươi “chân thật” kiểu gì? “Chân thật” của ngươi đâu phải là lẽ thật, cũng không phải là sự vật tích cực. “Chân thật” của ngươi là biểu hiện của thực chất tâm tính kiêu ngạo và tâm tính hung ác. Ngươi “chân thật” theo nghĩa Sa-tan thật, ma quỷ thật, hung ác thật, chứ không phải là “chân thật” trong lẽ thật hay điều gì đó thật sự chân thật. Vậy nên, về câu nói “Thà làm chân tiểu nhân còn hơn là ngụy quân tử” mà gia đình hun đúc ngươi, ngươi cũng nên buông bỏ nó, vì nó chẳng liên quan gì với các nguyên tắc làm người mà Đức Chúa Trời dạy người ta, thậm chí nó còn chẳng dính dáng chút nào đến chúng. Do đó, ngươi nên buông bỏ nó càng sớm càng tốt, đừng tiếp tục giữ vững nó nữa.

Gia đình còn có một kiểu hun đúc khác. Ví dụ như người nhà luôn bảo ngươi rằng: “Đừng làm người quá xuất chúng giữa đám đông, phải khiêm tốn một chút và tập tiết chế lại một chút trong lời nói và hành động, trong tài cán, năng lực, chỉ số thông minh, vân vân… Đừng làm một người nổi bật. Giống như có câu, ‘Chim ló đầu thì bị bắn’, và ‘Cái kèo nhô ra ngoài thì mục nát đầu tiên’. Nếu con muốn tự bảo vệ mình và muốn ở trong tập thể lâu dài yên ổn, thì đừng làm chim ló đầu, con nên kiềm chế bản thân và đừng khao khát trở nên tốt đẹp hơn mọi người. Hãy nhìn cái cột thu lôi, sét sẽ đánh vào nó trước, cái nào nhô cao hơn thì bị sét đánh trước; khi gió thổi mạnh cái cây nào cao hơn sẽ phải hứng chịu trước và gặp họa trước; khi trời lạnh, ngọn núi nào cao hơn sẽ bị đóng băng trước. Con người cũng vậy – nếu con luôn xuất đầu lộ diện giữa đám đông, thì Đảng sẽ để ý đến con, nó sẽ nghiêm túc xem xét chuyện trừng trị con. Đừng làm chim ló đầu, đừng bay một mình, mà nên ở lại trong bầy. Nếu không, lỡ như có bất cứ phong trào nào thì con sẽ là người bị trừng trị đầu tiên, vì con là chim ló đầu. Trong hội thánh, đừng làm lãnh đạo hay nhóm trưởng. Lỡ như có bất cứ tổn thất hay vấn đề nào liên quan đến công tác trong nhà Đức Chúa Trời, với vai trò lãnh đạo hoặc người phụ trách, con sẽ là người bị khai đao đầu tiên. Vậy nên đừng làm chim ló đầu, vì chim ló đầu thì bị bắn. Con phải học cách rúc đầu và thu mình lại như con rùa vậy”. Ngươi nhớ những lời này của cha mẹ ngươi, và đến lúc được chọn làm lãnh đạo, ngươi từ chối vị trí này và nói, “Ôi, tôi không làm được đâu! Tôi có gia đình, có con cái rồi, bận rộn lắm. Tôi không làm lãnh đạo được. Các vị làm đi, đừng chọn tôi”. Giả sử như ngươi được bầu làm lãnh đạo thì ngươi cũng không muốn làm: “Tôi e là tôi phải từ chức thôi. Các vị làm lãnh đạo đi, tôi nhường cơ hội cho các vị đấy. Tôi sẽ rời vị trí và nhường lại cho các vị”. Trong lòng ngươi nghĩ, “Hừ! Chim ló đầu thì bị bắn. Trèo càng cao thì ngã càng đau, lên cao thì ắt lạnh. Tôi sẽ cho các vị làm lãnh đạo, và sau khi các vị được chọn, rồi sẽ có ngày các vị đẹp mặt thôi. Tôi không bao giờ muốn làm lãnh đạo, không muốn trèo cao vì đâu muốn bị ngã đau. Nghĩ mà xem, chẳng phải có lãnh đạo nào đó đã bị cách chức sao? Bị cách chức xong, anh ta còn bị khai trừ nữa, thậm chí không có cơ hội làm một tín hữu bình thường. Đó là tấm gương mẫu mực cho câu ‘Chim ló đầu thì bị bắn’ và ‘Cái kèo nhô ra ngoài thì mục nát đầu tiên’. Thế nào? Chẳng phải anh ta đã bị trừng trị sao? Con người phải học cách tự bảo vệ mình, nếu không thì có não để làm gì? Nếu có não thì phải biết dùng nó để bảo vệ bản thân. Có người không thấy rõ vấn đề này, nhưng trong xã hội và bất cứ tập thể nào, nó đều là như thế đấy – ‘Chim ló đầu thì bị bắn’. Ló đầu ra thì vẻ vang đấy, cho đến khi bị bắn mới biết rằng ló đầu ra thì sớm muộn gì cũng bị bắn”. Đây là những lời dạy ân cần của cha mẹ và gia đình ngươi, và cũng là tiếng nói của kinh nghiệm, là tinh túy tổng kết ra được từ cuộc đời họ, điều mà họ lúc nào cũng thì thầm vào tai ngươi. Ta nói “thì thầm vào tai ngươi” là có ý gì? Nghĩa là một hôm, mẹ ngươi nói nhỏ vào tai ngươi: “Để mẹ nói con biết, nếu có một điều mẹ học được trong đời này, thì đó là ‘Chim ló đầu thì bị bắn’, nghĩa là nếu ai đó quá nổi bật và gây quá nhiều sự chú ý, thì họ sẽ dễ bị trừng trị. Thấy vẻ ủ rũ và thật thà của cha con bây giờ không, đó là vì ông ấy đã bị trừng trị trong một chiến dịch đàn áp. Cha con có tài viết văn, biết viết và biết diễn thuyết, lại có tài lãnh đạo, nhưng ông ấy quá xuất chúng, rốt cuộc đã bị chiến dịch đó trừng trị. Vì sao mà kể từ đó cha con không nhắc tới chuyện từng làm quan, từng xuất đầu lộ diện? Chính là vì nguyên do đó. Mẹ nói cho con lời trong lòng, nói cho con sự thật, con phải lắng nghe và nhớ kỹ, đừng quên, dù đi đâu cũng phải ghi nhớ nằm lòng. Đây là điều tốt nhất mà một người mẹ như mẹ có thể cho con”. Từ đó trở đi ngươi nhớ lời của bà ấy, cứ hễ nhớ tới câu nói “Chim ló đầu thì bị bắn”, ngươi lại nghĩ đến cha mình, và cứ hễ nhớ về ông, ngươi lại nghĩ đến câu nói này. Cha ngươi từng là một con chim ló đầu và bị bắn, giờ đây dáng vẻ chán chường và mất tinh thần của ông để lại ấn tượng sâu đậm trong đầu ngươi. Nên cứ hễ ngươi muốn ló đầu ra, muốn nói ra lời trong lòng, muốn thật lòng thật dạ làm tròn bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, thì lời khuyên nhủ chân thành của mẹ ngươi – “Chim ló đầu thì bị bắn” – lại xuất hiện trong đầu. Vậy nên ngươi lại chùn bước và nghĩ: “Có tài cán hay sở trường gì, mình cũng không được để lộ, mình phải kiềm chế và nhẫn nhịn. Còn với những lời Đức Chúa Trời bảo con người hết lòng, hết trí, hết sức lực thực hiện bổn phận, thì mình phải chọn lọc một cách thỏa đáng, không được quá liều lĩnh. Nếu mình quá liều lĩnh, và ra mặt đảm đương công tác của hội thánh, lỡ như công tác của nhà Đức Chúa Trời gặp vấn đề và mình bị truy cứu trách nhiệm thì sao? Mình phải gánh vác thế nào đây? Mình sẽ bị thanh trừ sao? Mình sẽ trở thành con dê gánh tội, con chim ló đầu sao? Trong nhà Đức Chúa Trời, mấy chuyện đó khó nói trước lắm. Vậy nên, bất kể làm gì, nhất định phải chừa đường lui cho mình, phải học cách bảo vệ bản thân trước, và đảm bảo có sự bảo hộ lớn nhất trước khi nói năng và hành động. Đây là phương hướng hành động khôn ngoan nhất, vì mẹ mình nói: ‘Chim ló đầu thì bị bắn’.” Câu nói này đã in sâu trong tâm hồn ngươi và có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống thường nhật của ngươi. Đương nhiên càng nghiêm trọng hơn, nó ảnh hưởng đến thái độ của ngươi đối với việc thực hiện bổn phận. Đây chẳng phải là những vấn đề rất nghiêm trọng sao? Vì vậy, cứ hễ ngươi thực hiện bổn phận và muốn cống hiến một cách chân thành, thật lòng thật dạ dốc hết sức mình, thì câu nói “Chim ló đầu thì bị bắn” cứ luôn ngăn cản bước chân ngươi, và cuối cùng ngươi luôn chọn chừa đường lui và có biện pháp dự phòng cho bản thân, và chỉ thực hiện bổn phận một cách thỏa đáng sau khi đã chừa một lối thoát cho bản thân. Ta nói có đúng không? Về chuyện này, sự hun đúc của gia đình ngươi có bảo vệ ngươi đến mức tối đa khỏi việc bị phơi bày và xử lý không? Với ngươi nó như một tấm bùa hộ thân đúng không? (Thưa, đúng.)

Dựa trên những gì chúng ta đã thông công cho đến bây giờ, con người có bao nhiêu tấm bùa hộ thân đến từ sự hun đúc của gia đình họ? (Thưa, bảy.) Với rất nhiều bùa hộ thân như vậy, có đúng là không yêu ma quỷ quái bình thường nào dám xâm phạm đến ngươi không? Tất cả những bùa hộ thân này giúp ngươi cảm thấy an toàn, được an ủi, và rất hạnh phúc khi sống trong thế giới con người này. Đồng thời chúng giúp ngươi cảm giác được gia đình quan trọng thế nào với ngươi, cảm giác được sự bảo vệ và những tấm bùa hộ thân mà gia đình dành cho ngươi kịp thời và quan trọng ra sao. Bất cứ khi nào ngươi nhận được lợi ích thực tế và sự bảo vệ từ những tấm bùa hộ thân này, ngươi càng cảm thấy gia đình quan trọng hơn bao giờ hết, càng cảm thấy gia đình là chỗ dựa mãi mãi cho ngươi. Bất cứ khi nào gặp khó khăn và chìm trong sự bàng hoàng, hoang mang, ngươi sẽ bình tĩnh lại và nghĩ, “Mẹ đã dặn dò mình những gì? Cha đã dặn dò mình những gì? Các bậc trưởng bối đã dạy mình những bản lĩnh gì? Họ đã truyền cho mình những phương châm gì?” Trong vô thức, không kiểm soát được mình, ngươi nhanh chóng quay về với những tư tưởng và môi trường khác nhau mà gia đình truyền thụ cho ngươi, tìm kiếm và đòi hỏi sự bảo vệ của họ. Những lần như thế, gia đình trở thành cảng tránh gió, chỗ dựa vững chắc, một nơi nương cậy và động lực luôn luôn vững vàng, không dao động và không thay đổi, một trụ cột tinh thần cho ngươi tiếp tục sống và ngăn ngươi khỏi sự hoang mang và bàng hoàng. Những lần như thế này, trong lòng ngươi đầy cảm khái: “Gia đình rất quan trọng với mình, gia đình cho mình sức mạnh tinh thần rất lớn, là một nguồn trụ cột tinh thần của mình”. Ngươi thường chúc mừng bản thân: “Thật may là mình đã nghe lời cha mẹ, nếu không bây giờ mình đã rơi vào tình huống khó xử, bị người ta ức hiếp hoặc hãm hại. May là mình có con át chủ bài, có tấm bùa hộ thân. Vậy nên kể cả trong nhà Đức Chúa Trời và hội thánh, thậm chí trong quá trình thực hiện bổn phận, mình sẽ không bị ai ức hiếp, mình sẽ không có nguy cơ bị hội thánh thanh trừ hay xử lý. Nhờ sự bảo vệ mà sự hun đúc của gia đình cho mình, những chuyện này sẽ không xảy ra với mình”. Nhưng ngươi đã quên một điều. Ngươi vẫn luôn sống trong một hoàn cảnh được gọi là có bùa hộ thân, có thể tự bảo vệ bản thân, nhưng ngươi không biết mình đã hoàn thành sự giao phó của Đức Chúa Trời hay chưa. Ngươi đã phớt lờ sự giao phó của Đức Chúa Trời đối với ngươi, phớt lờ thân phận một loài thọ tạo của ngươi, và bổn phận mà một loài thọ tạo nên thực hiện được. Ngươi cũng đã phớt lờ thái độngươi nên có và tất cả những thứ ngươi nên cống hiến trong khi thực hiện bổn phận, trong khi đó nhân sinh quan và giá trị quan chân chính mà ngươi nên có đã bị những quan điểm mà gia đình ngươi hun đúc cho ngươi chiếm hữu, và những cơ hội được cứu rỗi của ngươi cũng bị ảnh hưởng và chi phối bởi sự hun đúc của gia đình. Vì vậy đối với tất cả mọi người, việc buông bỏ những sự hun đúc khác nhau của gia đình là cực kỳ quan trọng. Đây là một phương diện lẽ thật phải được thực hành, cũng là một thực tế nên bước vào ngay, không được chậm trễ. Vì nếu xã hội nói với ngươi điều gì đó, có khả năng ngươi sẽ cự tuyệt nó một cách lý tính hoặc vô thức; nếu một người lạ hoặc ai đó không liên quan đến ngươi nói với ngươi điều gì đó, ngươi có khuynh hướng chọn lọc một cách lý tính hoặc thỏa đáng; nhưng nếu gia đình ngươi nói với ngươi điều gì đó, ngươi có khuynh hướng tiếp nhận nó mà hoàn toàn không có một chút do dự hay phân biệt thêm, và đây vô hình trung là một việc rất nguy hiểm cho ngươi. Vì ngươi nghĩ rằng gia đình không bao giờ làm hại người ta, gia đình làm gì cũng đều là vì muốn tốt cho ngươi, để bảo vệ ngươi, và nghĩ cho ngươi. Dựa vào nguyên tắc giả định này, con người rất dễ bị quấy nhiễu và ảnh hưởng bởi những thứ vô hình và hữu hình của gia đình này. Những thứ hữu hình là các thành viên trong gia đình và mọi chuyện trong gia đình, còn những thứ vô hình là những tư tưởng và sự dạy bảo khác nhau đến từ gia đình, cũng như một vài sự hun đúc liên quan đến cách hành xử và hành động. Có phải thế không? (Thưa phải.)

Có rất nhiều điều để thảo luận về sự hun đúc của gia đình. Hôm nay, sau khi chúng ta thông công xong những điều này, các ngươi nên suy ngẫm và tổng kết chúng lại, nghĩ xem ngoài những điều ta đã nhắc đến hôm nay, còn có tư tưởng và quan điểm nào có thể gây hại sâu sắc cho các ngươi trong cuộc sống thường nhật. Đa số những điều chúng ta thông công phía trên liên quan đến nguyên tắc và cách xử thế, còn có một số ít chủ đề liên quan đến cách người ta nhìn nhận con người và sự việc. Nội dung trong phạm vi sự hun đúc của gia đình trên con người về cơ bản là bao gồm những điều này. Còn có một số vấn đề không liên quan đến nhân sinh quan hay cách xử thế của con người, nên chúng ta sẽ không nói thêm về chúng nữa. Mối thông công của chúng ta hôm nay kết thúc ở đây. Hẹn gặp lại!

Ngày 11 tháng 2 năm 2023

Trước: Cách mưu cầu lẽ thật (11)

Tiếp theo: Cách mưu cầu lẽ thật (13)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger