Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 2)

Phần bổ sung: Thảo luận ngắn về ba phương diện của nhân tính bình thường

Lần thông công này, chúng ta không kể chuyện. Trước hết, hãy nói về một chủ đề thường được thảo luận: nhân tính là gì. Trước đây, chúng ta thường nói nhiều về chủ đề này, bây giờ cũng vậy. Nó là chủ đề thường được nói đến, là vấn đề gặp phải hằng ngày trong cuộc sống thường nhật, cũng là chủ đề mà người ta có thể tiếp xúc và trải nghiệm hằng ngày. Chủ đề này chính là: nhân tính là gì. Trong nhân tính bao gồm một vài điều quan trọng. Trong cuộc sống thường nhật, những biểu hiện thường thấy của nhân tính là gì? (Thưa, là nhân cách và tôn nghiêm.) Còn gì nữa? Lương tâm và lý trí, phải vậy không? (Thưa, phải.) Đây là những điều thường được nói đến. Còn có những điều ít được nói đến, nghĩa là khi các ngươi nói về nhân tính thì cơ bản không nói đến những chủ đề nào? Lương tâm và lý trí, nhân cách và tôn nghiêm, đây đều là những chủ đề nghe đến nhàm tai và thường xuyên tiếp xúc rồi. Lương tâm, lý trí, nhân cách và tôn nghiêm mà các ngươi thường nói có liên quan tới cuộc sống hiện thực của các ngươi đến mức nào? Những nội dung này gây dựng, giúp đỡ và có ích thế nào cho các ngươi trong việc thực hành và bước vào ở cuộc sống hiện thực? Vậy còn có những điều gì có liên quan mật thiết đến cuộc sống thường nhật của các ngươi nữa? Ta sẽ nói ra vài điều, rồi xem các ngươi bình thường có tiếp xúc với những chủ đề này không. Về nội dung liên quan đến phương diện nhân tính, trước tiên khoan bàn xem chúng là tích cực hay tiêu cực, là nhân tính bình thường hay không bình thường. Ngoài những điều mà chúng ta vừa nói đến, còn có một điều, đó là thái độ của con người trong cách đối xử với các loại con người, sự việc, sự vật khác nhau trong cuộc sống thường nhật. Đây có phải là một điều không? Điều này có liên quan đến nhân tính không? (Thưa, có liên quan.) Còn có một điều nữa, đó là việc quản lý của con người đối với môi trường xung quanh cá nhân họ, và thêm một điều, là thái độ và biểu hiện của con người khi tiếp xúc với người khác giới. Ba điều này có liên quan đến nhân tính không? (Thưa, có.) Chúng đều liên quan đến nhân tính. Về chủ đề mà chúng ta sẽ nói bây giờ, tạm gạt qua một bên những điều như cách con người mưu cầu lẽ thật, cách bước vào thực tế lẽ thật khi tin Đức Chúa Trời, và cách tuân thủ các loại nguyên tắc, chúng ta sẽ chỉ nói về nhân tính thôi. Có phải ba điều trên có liên hệ rất chặt chẽ với nhân tính không? (Thưa, phải.) Ba điều đó là gì? Các ngươi lặp lại xem. (Thưa, thứ nhất là thái độ của con người trong cách đối xử với các loại con người, sự việc, sự vật khác nhau trong cuộc sống thường nhật; thứ hai là việc quản lý của con người đối với môi trường xung quanh cá nhân họ; và thứ ba là thái độ và biểu hiện của con người khi tiếp xúc với người khác giới.) Ba điều này liên quan đến điều gì? (Thưa, nhân tính.) Tại sao lại nói ba điều này đều liên quan đến nhân tính và có quan hệ với nhân tính? Tại sao lại liệt kê ra ba điều này? Tại sao không nói về phương diện lương tâm và lý trí? Tại sao lại gác lại những phương diện mà chúng ta thường nói để nói về ba điều này? So với những điều liên quan đến nhân tính mà trước đây chúng ta thường nói đến như lương tâm và lý trí, nhân cách và tôn nghiêm, thì ba điều này cao hơn hay thấp hơn? (Thưa, thấp hơn.) Vậy Ta giảng về chúng với các ngươi thì có phải là hạ thấp các ngươi không? (Thưa, không phải.) Vậy tại sao lại giảng về chúng? (Thưa, vì chúng thực tế.) Chúng thực tế hơn. Đây là lý do mà các ngươi nghĩ ra sao? Tại sao lại giảng về chuyện này? Bởi vì Ta phát hiện ra vấn đề, nghĩa là đối với tình hình hiện thực và đủ loại biểu hiện của con người trong cuộc sống thường nhật, Ta phát hiện ra một vài vấn đề có liên quan chặt chẽ đến cuộc sống hiện thực của con người và cần phải đưa từng điều một ra thông công. Người ta tin Đức Chúa Trời mà gạt bỏ đi cuộc sống hiện thực, gạt bỏ đi đủ loại biểu hiện của nhân tính bình thường và đủ loại biểu hiện trong cuộc sống thường nhật, và một mực mưu cầu lẽ thật – những lẽ thật cao thâm như làm người được Đức Chúa Trời yêu thích, v.v, thì sẽ xuất hiện vấn đề nào? Ở trong điều kiện cơ bản nào thì con người mới có thể bước vào thực tế lẽ thật khi mưu cầu lẽ thật? (Thưa, trong cuộc sống hiện thực.) Còn gì nữa? (Thưa, có nhân tính bình thường.) Đúng vậy, con người phải có nhân tính bình thường. Ngoài lương tâm, lý trí, nhân cách và tôn nghiêm ra, thì nhân tính bình thường chính là ba điều mà chúng ta vừa mới nói đến. Nếu người ta không đạt đến mức tiêu chuẩn và bình thường trong ba điều liên quan đến nhân tính này, thì nói về chuyện mưu cầu và tìm kiếm lẽ thật e là có chút sáo rỗng. Mưu cầu lẽ thật, mưu cầu bước vào thực tế lẽ thật và mưu cầu sự cứu rỗi, những điều này không phải ai cũng đạt đến được, chỉ có một số ít yêu thích lẽ thật và có nhân tính bình thường mới có thể đạt đến. Nếu một người không biết người có nhân tính bình thường nên có những gì, nên làm những gì, nên có thái độ và quan điểm gì khi đối diện với một vài con người, sự việc và sự vật, thì người này có thể đạt đến bước vào thực tế lẽ thật được không? Người này mà mưu cầu lẽ thật thì có thể đạt được kết quả hay không? Ta e là sẽ không đạt được.

A. Thái độ của con người trong cách đối xử với các loại con người, sự việc, sự vật khác nhau

Trước hết, chúng ta hãy nói đến điều thứ nhất có liên quan đến nhân tính: thái độ của con người trong cách đối xử với các loại con người, sự việc, sự vật khác nhau. Ai cũng hiểu “cuộc sống thường nhật” là gì, không cần phải nói kỹ chuyện này. Vậy những con người, sự việc và sự vật liên quan đến nhân tính chủ yếu là những gì? Nghĩa là, những gì có thể lên đến mức độ nhân tính bình thường, có liên quan đến phạm vi của nhân tính bình thường và dính dáng đến nhân tính bình thường? (Thưa, là chuyện đối nhân xử thế.) Một mặt là vậy. Còn có tri thức và nghiệp vụ nên học, thường thức của cuộc sống thường nhật, đây đều là những điều mà nhân tính bình thường nên hiểu và nên có. Chẳng hạn như, có người học làm mộc hoặc xây nhà, có người thì học lái hoặc sửa xe hơi, đây đều là kỹ thuật và nghề, biết được nghề như vậy nghĩa là hiểu được tri thức nghiệp vụ của nghề đó. Vậy rốt cuộc học đến trình độ nào, đạt đến tiêu chuẩn nào thì được tính là thạo nghề? Ít nhất phải có thể làm ra thành phẩm nghiệm thu đạt tiêu chuẩn. Có những người làm việc cực kỳ thô lậu, làm gì cũng không ra hồn, thậm chí là nhìn không vừa mắt nổi, đây là chuyện gì vậy? Chuyện này liên quan đến thái độ của họ đối với nghề của mình. Có một vài người có thái độ không nghiêm túc, họ cảm thấy: “Làm ra thứ gì có thể dùng được là ổn rồi. Cứ qua loa dăm ba năm, để sau rồi hẵng sửa”. Quan điểm này có phải là quan điểm mà nhân tính bình thường nên có không? (Thưa, không phải.) Một số người có thái độ tùy tiện, thờ ơ như không, làm tàm tạm là thấy được rồi. Đây là thái độ vô trách nhiệm. Tiếp cận mọi thứ một cách quá kinh mạn và vô trách nhiệm là một điều trong tâm tính bại hoại: đó là tính vô lại mà người ta thường nói đến. Họ làm gì cũng “đại khái” và “tàm tạm là được rồi”; làm gì cũng có thái độ “có thể”, “có lẽ” và “chín phần mười”; làm việc thì qua loa, được chăng hay chớ, chỉ cần làm bừa cho qua chuyện là được; họ thấy không cần phải nghiêm túc, cũng không cần phải kỹ lưỡng, càng không cần tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật. Đây chẳng phải là thứ trong tâm tính bại hoại sao? Đó có phải là biểu hiện của nhân tính bình thường không? Không phải. Gọi nó là kiêu ngạo cũng đúng, gọi nó là phóng đãng cũng hoàn toàn thích hợp – nhưng dùng từ “vô lại” cho nó là khớp nhất. Hầu hết mọi người đều có tính vô lại trong mình, chỉ là mức độ nặng nhẹ khác nhau. Làm chuyện gì, họ cũng muốn qua loa chiếu lệ, và luôn luôn có chút tính chất lừa dối. Lừa được là họ lừa, cẩu thả được là họ cẩu thả, bòn rút thời gian được là họ bòn rút thời gian. Họ cảm thấy: “Miễn là không bị lộ, không gây ra chuyện gì, không phải gánh trách nhiệm, thì mình cứ thế này mà qua chuyện, đâu cần phải làm quá tốt, như thế thì quá phiền phức”. Dạng người này học gì cũng không học cho tinh thông, học gì cũng không để tâm và không muốn chịu khổ hay trả giá. Họ muốn học sơ qua một chút rồi xem như mình là người trong ngành, cho rằng mình đã học xong, sau đó dựa vào điều này để cho qua chuyện. Đây chẳng phải là một thái độ của người ta đối với mọi con người, sự việc và sự vật sao? Thái độ như vậy có tốt không? Không tốt. Lấy một từ để mô tả, thì đó là “làm bừa”. Nhân loại bại hoại, ai cũng có tính vô lại đó. Những người có tính vô lại trong nhân tính thì làm gì cũng mang thái độ và quan điểm “làm bừa”. Những người như vậy có thể làm tốt bổn phận không? Không thể. Họ có thể đạt đến làm việc có nguyên tắc không? Càng không thể.

Có những người làm gì cũng chẳng nghiêm túc, cứ dở dở ương ương, qua loa chiếu lệ, không có trách nhiệm. Chẳng hạn như, có người học lái xe, mà chẳng bao giờ hỏi những tài xế thâm niên xem lúc lái xe thì nên chú ý điều gì, lái với tốc độ nào thì gây hại cho động cơ. Họ chẳng hỏi han gì, cứ thế lái luôn, kết quả là xe hỏng. Họ lại còn đưa chân đá chiếc xe mà nói: “Thứ đồ chơi này chẳng bền gì cả. Đưa cho tôi chiếc Mercedes hay BMW để lái đi, chiếc xe cũ này không dùng được, vứt đi là vừa!”. Đây là thái độ gì vậy? Với những thứ vật chất, họ chẳng biết trân trọng, chẳng biết bảo dưỡng, lại còn cố ý phá hoại và chà đạp. Có một vài người sống lôi thôi, cẩu thả, cả ngày làm việc gì cũng tới đâu hay tới đó, thờ ơ như không, loại người này là thứ người gì vậy? (Thưa, là người bất cẩn.) Người bất cẩn còn dễ nghe lắm, nên gọi là người cẩu thả, còn có một từ nữa là “tiện nhân”. Gọi như vậy có quá đáng hay không? Làm sao để phân biệt con người cao quý hay thấp hèn? Hãy xem thái độ và cách làm của một người đối với bổn phận, xem khi xảy chuyện họ đối đãi như thế nào, biểu hiện ra sao. Người có nhân cách và tôn nghiêm thì làm việc cẩn thận, nghiêm túc, chăm chỉ, chịu trả giá. Người không có nhân cách và tôn nghiêm thì làm việc qua loa, chiếu lệ, luôn muốn lừa gạt, luôn muốn ứng phó cho xong việc, bất luận học kỹ thuật gì cũng không chăm chỉ, học không được. Cho dù có học bao lâu thì họ vẫn hoàn toàn không biết gì, đây chính là người nhân cách đê tiện. Đa số mọi người khi làm bổn phận thì đều qua loa chiếu lệ, đây là tâm tính gì? (Thưa, là tính vô lại.) Người có tính vô lại thì tiếp cận với bổn phận thế nào? Chắc chắn khi tiếp cận bổn phận, họ không có thái độ đúng đắn mà toàn là qua loa chiếu lệ, như vậy là không có nhân tính bình thường rồi. Người có tính vô lại nghiêm trọng thì không khác gì động vật. Cũng như trong nhà nuôi một con chó làm thú cưng, ngươi không để mắt đến nó là nó sẽ cắn phá loạn xạ đồ đạc và đồ dùng trong nhà, như vậy thì sẽ có tổn thất. Chó là động vật, nó không biết trân trọng đồ vật, ngươi không thể cãi cọ với nó, mà phải quản lý nó. Ngươi mà không biết quản lý, để cho động vật bừa phứa làm càn, quấy rối cuộc sống của ngươi, thì chứng tỏ trong nhân tính của ngươi khiếm khuyết gì đó, và ngươi không khác động vật là mấy, chỉ số thông minh không đủ và người như ngươi là đồ vô dụng. Vậy làm sao mới có thể quản lý nó cho tốt? Ngươi phải nghĩ biện pháp để hạn chế nó trong một phạm vi nhất định, hoặc nhốt nó trong chuồng, mỗi ngày cho ra ngoài vài ba lần vào thời gian cố định để cho nó được chạy nhảy đầy đủ. Làm như vậy sẽ có thể hạn chế nó cắn đồ bừa bãi, đồng thời thân thể của nó cũng được rèn luyện, bảo đảm sẽ khỏe mạnh. Như vậy thì con chó được quản lý tốt, môi trường của ngươi cũng được bảo vệ. Nếu một người gặp phải sự việc, sự vật như vậy mà không biết quản lý, không có thái độ đúng đắn, thì trong nhân tính của người này thiếu mất gì đó rồi và không vươn tới được tiêu chuẩn của nhân tính bình thường. Hoặc về chuyện nấu ăn chẳng hạn, người bình thường mà xào rau thì dùng một chút dầu là đủ, nhưng lại có những phụ nữ dùng cực kỳ nhiều dầu. Kể cả khi nhà ngươi giàu có thì cũng không được phí phạm dầu, phải dùng cho hợp lý. Thế mà những người này lại chẳng thèm quan tâm, đang xào mà lỡ tay cho quá nhiều dầu, thì họ cứ thế múc ra đổ đi thôi. Như vậy chẳng phải là lãng phí sao? Thái độ đối với những thứ vật chất như vậy thì người ta hay gọi là gì? Là phung phí quá độ. Còn nói theo kiểu chửi mắng thì là “đồ phá của”. Những thứ vật chất này từ đâu mà có? Là do Đức Chúa Trời ban cho. Có một vài người nói rằng chúng là do tự thân họ kiếm được, nhưng nếu Đức Chúa Trời không ban cho thì ngươi kiếm được bao nhiêu chứ? Mạng của ngươi là do Đức Chúa Trời ban cho, Đức Chúa Trời mà không ban thì ngươi chẳng có gì cả, chẳng là gì cả, vậy thì ngươi còn có những thứ vật chất này sao? Mặc dù Đức Chúa Trời ban cho ngươi nhiều hơn những gì thường dùng trong một gia đình bình thường, nhưng ngươi mà tùy ý lãng phí chúng thì thái độ và quan điểm đó của ngươi có đúng đắn hay không? Xét về nhân tính, thì nên định nghĩa chuyện này là gì? Là dạng người này có nhân tính không tốt. Loại người phung phí quá độ, chà đạp và không biết trân trọng đồ vật, thì không có nhân tính bình thường. Lại còn có một vài người chẳng biết bảo vệ đồ đạc của nhà Đức Chúa Trời. Trời thì sắp mưa, những thứ đồ đạc của nhà Đức Chúa Trời nếu bị ướt mưa thì sẽ hỏng, khi thấy những đồ đạc này, trong lòng họ nghĩ gì? “Ướt mưa cũng chẳng sao, thứ này đâu phải của mình, mình chẳng quan tâm”. Thế là họ quay gót bỏ đi. Đây gọi là thái độ gì? Là ích kỷ. Bụng dạ họ có chính trực hay không? Bụng dạ bất chính thì gọi là gì? (Thưa, là lươn lẹo.) Không chính trực thì chẳng phải là lươn lẹo sao? Bất chính thì là lươn lẹo. Người có bụng dạ bất chính thì có nhân tính bình thường không? Chắc chắn là không có. Về điều thứ nhất – thái độ trong cách đối xử với các loại con người, sự việc, sự vật khác nhau – chúng ta đã nói đến những điểm gì rồi? Tính vô lại, vô lại, còn gì nữa? (Thưa, đê tiện, lươn lẹo.) Các ngươi xem, khi phản tỉnh, nhận thức và mổ xẻ bản thân, thì các ngươi có nói những lời thông tục này không? (Thưa, không.) Chẳng có ai nói cả, các ngươi đều nói những gì? Đều nói những lời cao siêu, chứ những ngôn ngữ thông thường này thì chẳng có ai nói.

Rất nhiều người tin Đức Chúa Trời rồi thì cảm thấy bản thân cực kỳ cao quý. Những người có tay nghề, hiểu nghiệp vụ, thậm chí là có một vài bằng cấp, thì cảm thấy mình cao hơn người thường, trong lòng sảng khoái, nghĩ rằng: “Cần câu cơm chắc chắn như vậy trong thế gian mà mình còn không cần, mình đến nhà Đức Chúa Trời đâu phải để ăn không ngồi rồi. Người có tay nghề cao như mình khi ở trong nhà Đức Chúa Trời mà còn có thể cống hiến, dâng mình và chịu khổ vì Đức Chúa Trời, còn có thể cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với những người bình thường này, thì đúng là mình có phẩm chất cao quý biết bao!”. Họ cảm thấy nhân cách của họ đặc biệt tôn quý, cao hơn người khác, và họ luôn thấy thích thú với chuyện này. Thực ra, trong nhân tính của họ thiếu sót quá nhiều, bản thân họ không biết lại còn sướng lâng lâng, nghĩ rằng mình không tệ, nghĩ rằng phẩm chất nhân tính của mình cao quý hơn người thường. Nhưng trên thực tế, trong họ chẳng có cái gì đạt tới định nghĩa “bình thường” trong “nhân tính bình thường”. Họ chẳng có gì đạt tới tiêu chuẩn này, còn kém quá xa. Về lương tâm, họ không có, về nhân phẩm, họ không ổn, về nhân cách và phẩm chất cũng đều không ổn. Mọi người ở chung với nhau, ai có thứ gì quý cũng không dám để khơi khơi giữa nhà, tại sao lại vậy? Một mặt là vì không tin tưởng người khác, mặt khác là vì người đông thì sẽ có người không đáng tin cậy, ai biết được có người nhám tay, có thể trộm đồ thì sao. Đây chính là phẩm chất nhân tính không tốt. Có những người khi ăn uống thì chuyên môn bới cho ra miếng ngon nhất mà ăn, chưa ăn được thì chưa chịu, bất kể sau họ còn bao nhiêu người chưa ăn họ cũng mặc kệ, đây chẳng phải là quá ích kỷ hay sao? Có vài người lúc ăn uống thì biết nghĩ đến người khác, quan tâm người khác, chuyện này chứng tỏ vấn đề gì? Chứng tỏ người đó có lý trí, trong lòng có người khác, bản thân ăn chút gì cũng mời người khác trước, đây gọi là phẩm chất. Trong nhà Đức Chúa Trời, có một vài người có nhân tính, có một vài người thì kém một chút, không đạt đến tiêu chuẩn của nhân tính bình thường. Xét về những biểu hiện mà Ta đã nói, giữa các ngươi thì số người có nhân tính bình thường nhiều hay ít? Bình thường, khi có những biểu hiện này thì các ngươi có thể ý thức ra đây là vấn đề không? Khi bộc lộ tâm tính bại hoại, ngươi có ý thức được không? Nếu có ý thức, có thể cảm nhận được, còn sẵn lòng sửa đổi, thì như vậy vẫn còn chút nhân tính, chỉ là chưa đạt đến mức bình thường thôi. Nếu như ngay cả ý thức còn không có, thì có thể nào được xem là có nhân tính không? Không thể. Chưa bàn đến chuyện nhân tính tốt hay xấu, bình thường hay không bình thường, đây là không có nhân tính. Chẳng hạn như khi ăn, có những người thấy đĩa thịt kho được dọn ra là liền gắp lấy gắp để, nạc mỡ gì cũng gắp, gắp sạch mới thôi. Các ngươi từng thấy động vật tranh nhau đồ ăn chưa? (Thưa, từng thấy.) Cảnh tượng cũng giống như vậy đấy. Nhưng đó là động vật, còn đối với con người, việc tranh giành như vậy có nằm trong nhân tính bình thường không? (Thưa, không phải là nhân tính bình thường.) Vậy làm thế nào mới là nhân tính bình thường? (Thưa, là biết đủ, không tham nhiều.) Nói như vậy là rất thực tế. Làm sao để không tham nhiều? Suy nghĩ trong lòng và cách ngươi đối đãi với chuyện đó phải là suy nghĩ mà nhân tính bình thường nên có, sau đó thông qua những suy nghĩ nào mà làm thì sẽ có thể hành động chuẩn xác? Trước hết, suy nghĩ của ngươi phải đúng đắn. Chẳng hạn như, phụ nữ sẽ nghĩ: “Hôm nay, có nhiều thịt kho quá, mình muốn ăn thêm, nhưng quanh mình toàn các anh em, nên mình thấy hơi ngại, biết làm sao đây? Vậy thì cứ chờ người khác ăn đã rồi mình mới ăn. Đừng để người khác cảm thấy phụ nữ như mình mà tham ăn đến vậy. Thế thì mất mặt lắm!”. Đối với phụ nữ, cách nghĩ đó được xem là bình thường, vì phụ nữ thường dễ tự ái hơn. Đàn ông thì đa số sẽ nghĩ: “Thịt kho quá ngon, phải ăn một miếng cho đỡ thèm đã”. Thế là anh ta chủ động gắp thịt, không quan tâm đến người khác nhìn vào thế nào. Nhưng lại có những người đàn ông có lý tính hơn, sau khi cắn một miếng, họ ngẫm nghĩ: “Sau mình còn nhiều người chưa ăn. Mình phải dừng đũa và để lại vài miếng cho người khác”. Họ có thể nghĩ như thế và làm như thế thì chứng tỏ họ là người có lý trí, bẩm sinh đã có nhân tính bình thường. Có những người thì ngụy biện rằng: “Đức Chúa Trời không muốn con người ăn thịt kho, nên một miếng mình cũng không ăn. Vậy chẳng phải là càng có nhân tính hơn sao?”. Đây là cách nghĩ vô lý. Những ví dụ Ta đưa ra cho thấy điều gì? Cho thấy rằng khi đối đãi với mỗi dạng người, sự việc và sự vật, người ta nên có một thái độ đúng đắn. Thái độ đúng đắn này có được nhờ đứng ở góc độ của lý tính, lương tâm, nhân cách và tôn nghiêm của nhân tính mà nghiền ngẫm. Ngươi dựa vào tâm thái này mà thực hành thì cơ bản sẽ phù hợp với nhân tính bình thường.

Thái độ của người ta đối với những con người, sự việc và sự vật chính là những biểu hiện đối nhân xử thế trong cuộc sống thường nhật này. Những biểu hiện này cũng có thể ít liên quan hoặc có cách biệt với công tác được giao cho ngươi, nhưng việc tin Đức Chúa Trời thì không sáo rỗng: người tin Đức Chúa Trời đâu có sống trong chân không, mà là sống trong cuộc sống hiện thực, không thể thoát khỏi cuộc sống hiện thực. Bất kể là đối với kỹ thuật nghiệp vụ, hoặc đối với một thường thức, tri thức nào đó, thì con người nên có thái độ và tư tưởng như thế nào? Nếu luôn có tâm thái làm bừa thì có đúng không? Có những người trong lòng cứ luôn hồ đồ về chuyện này thì có ổn không? Đây chẳng phải là có vấn đề về quan điểm sao? Một mặt là vấn đề về quan điểm, mặt khác là nó cũng liên quan đến phẩm chất nhân tính. Con rồng lớn sắc đỏ thống trị Trung Quốc trong mấy ngàn năm, nó luôn vận động và đấu tranh. Nó không phát triển kinh tế, không nghĩ cho cuộc sống của nhân dân, cuối cùng người dân nuôi dưỡng một dạng tính vô lại, được chăng hay chớ. Họ làm gì cũng qua loa chiếu lệ, quan điểm đều ngắn hạn, học gì cũng không tính chuyện học cho thạo, mà có học cũng không thạo được. Người ta luôn có quan điểm ngắn hạn, thấy thị trường cần gì thì gấp rút sản xuất thứ đó, kiếm được nhiều tiền đã rồi nói chuyện tiếp. Chứ họ không dựa trên cơ sở đó mà phát triển, nghiên cứu, hay nỗ lực hướng đến sự hoàn hảo hơn nữa. Cuối cùng điều này dẫn đến ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ ở bất kỳ lĩnh vực nào của Trung Quốc đều chẳng có sản phẩm tối tân nào trên thế giới. Người Trung Quốc còn khoe khoang: “Trung Quốc chúng tôi có năm ngàn năm truyền thống văn hóa tốt đẹp. Người Trung Quốc thì lương thiện và chăm chỉ”. Vậy tại sao Trung Quốc lại toàn làm đồ giả để lừa người? Tại sao lại gần như chẳng có thứ gì để cạnh tranh trên thị trường quốc tế? Đây là chuyện gì vậy? Trung Quốc có sản phẩm tối tân không? Người Trung Quốc cũng có một thứ “tối tân” nhất, chính là giỏi bắt chước, làm giả, giỏi lừa gạt nhất, trong chuyện này có tính vô lại. Có người sẽ nói: “Tại sao Ngài lại mô tả chúng con như thế? Làm vậy chẳng phải là xem thường và hạ thấp chúng con sao?”. Có phải vậy không? Nhìn từ một vài việc mà người Trung Quốc làm thì sẽ thấy gọi người Trung Quốc như vậy chính là danh xứng với thực. Bất kể là nhìn vào thị trường hay dân gian, người Trung Quốc có làm việc chính đáng của mình không? Rất ít người như vậy, cho dù họ có làm chút việc chính đáng, thì ngay khi nhìn vào môi trường xã hội tồi tệ, làm chút việc chính đáng cũng chẳng có được gì tốt đẹp, thế là họ không còn tâm tư để làm và từ bỏ không làm nữa.

Những điều liên quan đến nhân tính, là thái độ, tư tưởng và quan điểm mà mọi người bộc lộ khi đối xử với con người, sự việc và sự vật, chúng cho thấy rất rõ vấn đề. Chúng cho thấy vấn đề gì? Chúng khiến người ta có thể thấy được phẩm chất nhân tính của một người, thấy người này có phải là người đoan trang đứng đắn hay không. Đoan trang đứng đắn là gì? Truyền thống có phải là đoan trang đứng đắn không? Văn minh lịch sự có phải là đoan trang đứng đắn không? (Thưa, không phải.) Giữ khư khư nếp cũ có phải là đoan trang đứng đắn không? (Thưa, không phải.) Đều không phải. Vậy đoan trang đứng đắn là gì? Nếu là người đoan trang đứng đắn thì dù làm gì, họ cũng có dạng tâm thái này: “Cho dù tôi có thích làm việc này hay không, cũng như nó là thứ tôi hứng thú hay là thứ mà tôi không hứng thú lắm – nhưng vì nó được giao cho tôi làm, thì tôi sẽ làm tốt. Tôi sẽ học cách làm việc này từ con số không, sẽ làm từng bước một tới nơi tới chốn. Cuối cùng, bất kể thực hiện đến mức nào, tôi cũng đã làm một cách tận tâm”. Chí ít, ngươi phải có tâm thái và thái độ này – tới nơi tới chốn. Nếu, kể từ thời điểm nhận việc gì đó, ngươi thực hiện nó một cách hồ đồ và không thèm để tâm, không nghiêm túc với nó, cũng không tra tư liệu, không nghiêm túc chuẩn bị, không tìm kiếm hay hỏi ý kiến ai, càng không bỏ ra nhiều thời gian mà học tập, đạt đến không ngừng hoàn thiện và có thể nắm vững kỹ thuật hoặc nghiệp vụ của ngành này, thay vào đó lại dùng thái độ khinh mạn và sống bừa qua ngày để tiếp cận nó, thì như vậy chính là có vấn đề về nhân tính. Chẳng phải đây là làm bừa sao? Có một vài người nói: “Tôi không thích khi anh giao cho tôi loại bổn phận này”. Nếu ngươi không thích nó thì đừng tiếp nhận, còn nếu ngươi tiếp nhận rồi thì nên có thái độ nghiêm túc gánh vác, ngươi nên có dạng thái độ này. Đây chẳng phải là điều mà nhân tính bình thường nên có sao? Như vậy gọi là đoan trang đứng đắn Trong phương diện nhân tính này, ít nhất ngươi cần sự lưu tâm, sự nghiêm túc và sẵn sàng trả giá, cũng cần có thái độ làm tới nơi tới chốn và nghiêm túc gánh vác. Có những thứ này là đủ.

Trong hội thánh có đủ mọi loại người. Những người yêu thích lẽ thật thì có nhân tính tốt hơn đôi chút, khi bộc lộ tâm tính bại hoại thì họ cũng dễ sửa đổi. Còn người không yêu thích lẽ thật thì nhân tính sẽ kém hơn nhiều. Nếu có một người không để tâm, không có trách nhiệm đối với sự ủy thác của Đức Chúa Trời, thì người đó có chữ tín không? Dạng nhân tính như thế thì không đáng một xu, không đáng quý, là thứ đê tiện. Ngươi tin Đức Chúa Trời rồi thì bất kể Đức Chúa Trời giao phó ngươi chuyện gì hoặc hội thánh giao cho ngươi chuyện gì mà ngươi dùng thái độ làm cho có và vô trách nhiệm để tiếp cận nó, thì đó có phải là thái độ mà nhân tính bình thường nên có không? Có vài người nói: “Các anh chị em giao việc cho tôi thì tôi không thèm để vào mắt, nhưng Đức Chúa Trời mà giao cho tôi việc gì thì chắc chắn tôi có thể làm xong, có thể tiếp cận một cách đàng hoàng”. Nói như vậy có đúng không? (Thưa, không đúng.) Tại sao lại không đúng? Một người không có chữ tín, thất đức, trong nhân tính không có sẵn những điều này, thì có thể thật lòng với bất kỳ ai không? Với ai họ cũng không thật lòng. Đối với chuyện của bản thân mà họ còn có thể lừa bịp, có thể chiếu lệ, thì có phải dạng người này quá đê tiện, không đáng một xu không? Nếu một người đối với sự giao phó của bất kỳ ai cũng đều có thể để tâm, làm hết trách nhiệm và giữ chữ tín, thì khi tiếp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời, người này có thể làm kém xa như vậy không? Người đã có sẵn lương tâm và lý trí mà lại còn hiểu lẽ thật, thì khi tiếp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời và làm bổn phận, thì họ sẽ không làm kém hơn, mà chắc chắn sẽ làm tốt hơn nhiều so với người không có lương tâm và thất đức. Đây chính là sự khác biệt về phẩm chất nhân tính. Có người nói: “Ngài muốn con chăm sóc chó mèo thì con không xem trọng, nhưng nếu Ngài giao cho con làm chuyện lớn của nhà Đức Chúa Trời thì chắc chắn con có thể làm tốt”. Lời như vậy thì có căn cứ không? (Thưa, không có.) Tại sao lại không có căn cứ? Bất kể là chuyện lớn hay chuyện nhỏ, bất kể việc được giao phó là gì, nếu người ta có quan điểm chính xác, có bụng dạ đoan chính, phẩm chất cao quý, có nhân cách, có chữ tín, có đức hạnh, thì như vậy là quý báu và khác biệt. Dạng người như vậy thì luôn dùng đức hạnh và chữ tín mà tiếp cận với bất kỳ chuyện gì. Nếu một người thất đức và không có chữ tín nói rằng: “Nếu Đức Chúa Trời trực tiếp giao phó tôi làm việc này thì chắc chắn tôi có thể làm tốt”, thì đó có phải lời chân thật không? Lời này có chút khoác lác và lừa người. Ngươi không có lương tâm và lý trí thì làm sao đạt đến khiến người ta tin tưởng ngươi được? Nói như vậy chỉ là lời sáo rỗng và lừa người. Trước đây, nhà Đức Chúa Trời có nuôi hai con chó nhỏ để trông cửa giữ nhà, có một người được sắp xếp chăm sóc chúng, người này chăm sóc và quản lý chúng như thể là chó của nhà mình. Người này không thích nuôi chó cho lắm, nhưng vẫn chăm sóc chúng rất tốt, chó bị bệnh thì chữa cho nó, lại còn tắm rửa và cho ăn đúng giờ. Mặc dù không thích chó cho lắm, nhưng người này xem việc chăm sóc chó như một sự ủy thác và trách nhiệm mà làm. Đây có phải là thứ nên có trong nhân tính không? Người này có nhân tính đó nên có thể làm tốt việc đó. Sau này, hai con chó được đổi sang cho người khác chăm sóc, kết quả là chưa được một tháng mà trông chúng gầy gò đến tội nghiệp. Đã có chuyện gì? Chó bị bệnh mà chẳng có ai quan tâm, để ý. Tâm trạng không tốt cũng ảnh hưởng đến việc ăn của nó, cuối cùng chúng thành ra gầy gò như thế. Người này đối xử với chó như vậy đấy. Có khác với người trước không? (Thưa, có.) Khác ở điểm nào? (Thưa, khác về nhân tính.) Có phải người chăm sóc tốt cho chó thì đã hiểu được ít nhiều lẽ thật không? Chưa chắc. Người chăm sóc chó không tốt cũng chưa chắc là mới tin Đức Chúa Trời thời gian ngắn. Vậy tại sao giữa hai người lại có khác biệt lớn đến vậy? Chính là vì phẩm chất nhân tính khác nhau. Có những người có chữ tín, khi đã nhận lời với ai rồi, thì bất kể bản thân có thích làm hay không, cuối cùng vẫn có cái để giao lại cho người ta. Khi đã nhận việc gì rồi thì nhất định họ sẽ hoàn thành đến nơi đến chốn. Họ không phụ sự tín nhiệm của người khác đối với mình, cũng không phụ lòng mình. Họ có lương tâm, làm gì cũng dùng lương tâm mà đánh giá. Có những người không có lương tâm, nhận lời người khác rồi thì lại không làm. Họ không nói: “Người ta tin tưởng tôi, tôi phải làm tốt cho người ta, không để người ta mất niềm tin vào tôi”. Họ không có lòng như vậy, cũng không nghĩ như vậy. Đây có phải là sự khác biệt về nhân tính không? Ngươi nói xem, người làm tốt thì có cảm thấy việc này vất vả không? Họ không cảm thấy mệt mỏi hay vất vả, họ không vò tai vắt óc mà ngẫm nghĩ trong lòng xem nên làm thế nào để làm cho tốt, cũng không thường vì chuyện đó mà cầu nguyện. Trong lòng họ biết làm thế nào là thích hợp, nên họ vác lấy gánh nặng này. Người không sẵn lòng gánh vác cũng tiếp nhận bổn phận này, nhưng tiếp nhận rồi thì cảm thấy phiền toái, chó mà sủa một tiếng là họ đã thấy phiền và quát chúng: “Sủa cái gì mà sủa? Sủa lần nữa là tao đá chết mày!”. Đây có phải là có khác biệt về nhân tính không? Khác biệt này quá lớn. Có người được ngươi giao cho làm một việc thì sẽ cảm thấy quá bực bội, quá phiền phức, chẳng để họ được tự do mấy. “Lại giao thêm việc cho tôi. Tôi đã bận rộn nhiều việc rồi mà, tôi có phải kẻ rảnh rỗi đâu!”. Thế là họ tìm đủ mọi cái cớ mà thoái thác, tìm đủ mọi cái cớ mà trốn việc, để khỏi phải làm hết trách nhiệm. Họ không có lương tâm và lý trí, cũng không kiểm điểm bản thân, thay vào đó vì nhân tính xấu mà cứ tìm lý do và cái cớ để trốn việc. Người có nhân tính kém thì có dạng biểu hiện này. Dạng người này có thể bước vào thực tế lẽ thật không? (Thưa, không thể.) Tại sao lại không thể? Dạng người này không yêu thích lẽ thật và những điều tích cực, có phải vậy không? Họ không có sẵn nhân tính bình thường lẫn thực tế của những điều tích cực, bên trong họ không có thực chất này. Vậy lẽ thật và nhân tính bình thường có quan hệ thế nào? Để đạt đến bước vào thực tế lẽ thật và thực hành lẽ thật, thì trong nhân tính phải có điều gì? Trước hết, phải có lương tâm và lý trí. Bất kể làm gì, họ cũng phải có thái độ đúng đắn, có tư tưởng và quan điểm đúng đắn. Có những điều này thì mới có nhân tính bình thường. Có nhân tính bình thường thì mới có thể tiếp nhận và thực hành lẽ thật.

B. Việc quản lý của con người đối với môi trường xung quanh cá nhân họ

Điều thứ hai: việc quản lý của con người đối với môi trường xung quanh cá nhân họ. Điều này liên quan đến phương diện nào của nhân tính bình thường? (Thưa, liên quan đến phương diện môi trường sống.) Môi trường sống bao gồm những gì? Chủ yếu bao gồm hai mục chính: là môi trường sống trong phạm vi cuộc sống cá nhân và môi trường công cộng mà người ta thường xuyên tiếp xúc. Trong hai mục lớn này cụ thể bao gồm những gì? Lối sống, cũng như việc quản lý vệ sinh và môi trường. Lại phân chi tiết hơn nữa thì lối sống bao gồm những gì? Gồm làm việc và nghỉ ngơi, ăn uống, còn có giữ gìn sức khỏe thường ngày và thường thức sống. Hãy nói đến điều thứ nhất trước: làm việc và nghỉ ngơi. Làm việc và nghỉ ngơi mà dựa theo quy luật và thời gian được lên lịch thì ổn. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt như vì công việc mà phải thức khuya hoặc làm thêm giờ, thường thì làm việc và nghỉ ngơi đều có quy luật và thời gian, như vậy là đúng. Thế mà có những người lại thích thức khuya, tối rồi không đi ngủ, cứ bận rộn làm đủ thứ việc. Đến sáng, người khác thức dậy và bắt đầu làm việc, thì họ lại đi ngủ, đến tối lúc mọi người đi ngủ thì họ lại thức dậy làm việc. Có dạng người như thế không? Nhịp sống của họ lúc nào cũng lệch với người khác, luôn làm kiểu đặc biệt, loại người này có lý trí không được ổn cho lắm. Trong hoàn cảnh bình thường, nhịp sống của mọi người cơ bản đều giống nhau, hoàn cảnh đặc biệt thì chúng ta không bàn đến. Điều tiếp theo là gì? (Thưa, là ăn uống.) Về phương diện ăn uống, có dễ đạt đến nhân tính bình thường không nào? (Thưa, có.) Đây là chuyện dễ đạt đến. Nhưng chẳng phải con người có vài quan điểm vô lý về chuyện ăn uống sao? Có những người nói: “Chúng ta tin Đức Chúa Trời, mọi chuyện đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Không có chuyện chúng ta ăn gì đó mà hại đến bụng dạ mình đâu. Muốn ăn gì cứ ăn nấy, tự do thoải mái. Có Đức Chúa Trời bảo vệ rồi, chẳng có chuyện gì đâu”. Có ai lĩnh hội kiểu này không? Như vậy có phải là có phần vô lý không? Lĩnh hội như vậy là không bình thường, người như thế này không có tư duy bình thường. Còn có những người đánh đồng thường thức sống bình thường với việc chiều chuộng xác thịt, họ cho rằng nếu chú ý đến một vài thường thức sống thì chính là chiều chuộng xác thịt. Có ai cho là vậy không? (Thưa, có.) Chẳng hạn như có người bụng dạ không tốt, không ăn được đồ cay hoặc những thứ kích thích. Thế là có người nói: “Anh như vậy là mê ăn uống, là chiều chuộng xác thịt, anh phải chống lại nó. Hễ anh đến nơi nào có những món đó thì sẽ cố ăn cho bằng được, anh không ăn mà được sao?”. Có ai lĩnh hội như vậy không? (Thưa, có.) Có những người không ăn được đồ ăn dạng này dạng kia, nhưng vì để chống lại xác thịt nên họ nhất quyết ăn, mà ăn vào thì rất khó chịu. Ta mới bảo: “Ngươi không muốn ăn thì có thể không ăn. Không ăn cũng chẳng có ai lên án cả”. Họ nói: “Không được, phải ăn chứ!”. Nếu như thế, họ ăn mà khó chịu thì cũng đáng đời, đây là tự mình chuốc lấy. Họ tự ra quy định cho mình nên họ phải tuân thủ. Vậy họ mà không ăn thứ đó thì có bị xem là sai trái không? (Thưa, không.) Không bị xem là sai trái. Lại có những người có bệnh đặc biệt, bị dị ứng với vài món ăn nên họ phải tránh không ăn những thứ này. Có người dị ứng với ớt cay, họ không nên ăn ớt, nhưng mà cứ đòi ăn, gồng lên mà ăn và cho rằng như thế là chống lại xác thịt. Đây có phải là lĩnh hội lệch lạc không? Đây gọi là lệch lạc. Ngươi không hợp ăn thứ gì thì đừng ăn, ngươi hơn thua với xác thịt mình để làm gì? Như vậy chẳng phải là ẩu tả sao? (Thưa, phải.) Đâu cần phải tuân thủ quy định đó, cũng không cần chống lại xác thịt kiểu đó. Thân thể mỗi người mỗi khác, có người thì bụng dạ không khỏe, có người thì tim hơi yếu một chút, có người thì mắt hơi kém, có người hay đổ mồ hôi, số khác lại chẳng bao giờ đổ mồ hôi. Tình trạng mỗi người mỗi khác, ngươi phải căn cứ vào tình trạng của bản thân mà điều chỉnh. Những chuyện này có thể dùng một câu mà bao quát hết, đó là nên học một chút thường thức sống. Thường thức này nghĩa là gì? Chính là ngươi phải biết ăn thứ gì thì có hại cho cơ thể mình, ăn thứ gì thì có ích cho cơ thể mình. Nếu thứ gì ngươi ăn không ngon miệng nhưng lại có ích cho cơ thể, thì ngươi phải ăn vì sức khỏe của mình. Nếu thứ gì ăn ngon miệng nhưng lại dẫn đến bệnh tật sau này, thì ngươi đừng có ăn. Đây gọi là thường thức. Còn nữa, người ta nên hiểu được một vài thường thức về gìn giữ sức khỏe. Bốn mùa trong năm, ngươi cứ dựa vào thời điểm, khí hậu và mùa, mà ăn những thứ thích hợp, đây là nguyên tắc chính. Đừng có hơn thua với thân thể mình, đây là tư duy và sự lĩnh hội nên có của nhân tính bình thường. Có những người bị viêm ruột, ăn thứ gì kích thích là bị tiêu chảy, vậy thì họ đừng nên ăn những thứ này. Nhưng lại có người nói: “Tôi không sợ, tôi có Đức Chúa Trời bảo vệ mà”. Kết quả là họ ăn thứ đó vào thì bị tiêu chảy một trận. Họ còn nói rằng đây là Đức Chúa Trời đang thử luyện và tinh luyện họ. Người như vậy chẳng phải là vô lý hay sao? Nếu không vô lý, thì cũng là tham ăn, ăn mà không quan tâm đến hậu quả thì dạng người này gặp phiền phức to rồi. Dạng người này không quản nổi cái miệng của mình, lại còn nói: “Tôi không sợ, tôi có Đức Chúa Trời bảo vệ mà!”. Họ lĩnh hội kiểu gì vậy? Là lĩnh hội lệch lạc, không hiểu lẽ thật mà cứ mù quáng áp dụng. Bản thân ngươi bị viêm ruột mà còn ăn bừa bãi, kết quả là bị tiêu chảy, rồi còn nói đây là Đức Chúa Trời thử luyện và tinh luyện ngươi, như vậy chẳng phải là mù quáng áp dụng quy định sao? Dạng người vô lý này có thể nói ra lời hồ đồ như vậy thì chẳng phải là đang báng bổ Đức Chúa Trời sao? Đức Thánh Linh còn có thể công tác trên dạng người vô lý này không? (Thưa, không thể.) Ngươi không hiểu lẽ thật thì không được mù quáng áp dụng quy định. Đức Chúa Trời có tùy tiện thử luyện người ta không? Tuyệt đối không có, ngươi không đủ tư cách, không đủ vóc giạc, thì Đức Chúa Trời không thử luyện ngươi đâu. Bản thân không biết mình ăn thứ gì thì đổ bệnh, như vậy chính là kẻ ngốc, trí khôn không kiện toàn. Người có trí khôn và lý tính không kiện toàn thì có thể hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời không? Có thể hiểu được lẽ thật không? (Thưa, không thể.) Vậy Đức Chúa Trời có thể thử luyện dạng người này không? Không thể. Đây gọi là không có lý trí, là nói bừa nói bậy. Khi thử luyện người ta, Đức Chúa Trời có nguyên tắc cả. Ngài nhắm vào những ai yêu thích và mưu cầu lẽ thật, những người Ngài muốn sử dụng và có thể làm chứng cho Ngài. Ngài thử luyện những người có đức tin chân thật và có thể đi theo Ngài, làm chứng cho Ngài. Còn những người chỉ ham mê an nhàn và hưởng thụ, không hề mưu cầu lẽ thật, nhất là những người lĩnh hội vớ vẩn, thì không có công tác của Đức Thánh Linh, những người này, Đức Chúa Trời còn có thể thử luyện họ sao? Tuyệt đối không thể có chuyện đó.

Có những người tiếp cận được với một vài thảo dược Đông y hoặc thực phẩm bổ dưỡng, thế là họ dù không bị gì cũng lôi ra ăn bừa bãi. Có những phụ nữ thấy những thứ dưỡng da, làm da trắng và căng mịn, thế là khi không cũng lôi ra đắp, ngày ngày trang điểm hết hai tiếng, tẩy trang hết ba tiếng, cuối cùng hủy hoại da mình đến mức nhìn không ra hình tượng gì. Họ còn nói: “Đâu ai thắng được tuổi tác, già rồi thì xuống sắc, đây là quy luật tự nhiên mà. Cứ nhìn làn da bị lão hóa của tôi mà xem!”. Thực ra, họ không làm bậy với mặt mình thì đâu đến nỗi trông già đi rõ rệt như vậy, chính do họ đắp bừa bãi những thứ kia nên mới gây ra sự lão hóa rõ rệt đó. Đây gọi là gì? (Thưa, là tự làm tự chịu.) Đây gọi là đáng đời! Ngươi phải nắm vững một vài thường thức sống mà nhân tính bình thường nên có, chẳng hạn như thường thức về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Ví dụ như chân lạnh thì dễ đau lưng, mắt mới bị lão hóa thì nên bảo vệ như thế nào, thường hay ngồi làm việc trước máy tính thì sẽ mắc bệnh gì, v.v.. Những thường thức bảo vệ sức khỏe này, ngươi nên biết đôi điều. Có những người nói: “Tin Đức Chúa Trời rồi thì chỉ nên đọc lời Đức Chúa Trời, chứ học những thường thức về bảo vệ sức khỏe thì có tác dụng gì? Con người sống được bao nhiêu tuổi thì đều do Đức Chúa Trời tiền định, nên người ta học bao nhiêu tri thức về bảo vệ sức khỏe cũng vô ích mà thôi, đến lúc nên chết thì cũng chẳng ai cứu nổi”. Lời này bề ngoài thì nghe có vẻ cũng đúng, nhưng thực ra là vô lý, đây là lời của người không hiểu chuyện thuộc linh. Họ học nói những câu chữ, đạo lý mà người ta nói mãi đến nhàm tai và những câu nghe có vẻ rất thuộc linh, nhưng thực ra họ chẳng hề có chút lĩnh hội thuần túy nào. Khi gặp chuyện thì chỉ biết mù quáng áp dụng quy định, toàn nói những lời dễ nghe, chứ chẳng thực hành chút lẽ thật nào. Chẳng hạn như, có vài người được bảo rằng thường xuyên ăn cháo bột bắp là bảo vệ sức khỏe, tốt cho sức khỏe, nhưng họ lại không chịu nghe. Thế mà hễ nghe ai nói ăn thịt kho là thân thể khỏe mạnh, thì lần sau có thịt kho là họ ăn lấy ăn để, miệng ngồm ngoàm thịt mà nói: “Biết làm sao được? Phải ăn một chút thôi. Để bảo vệ sức khỏe ấy mà!”. Đây chẳng phải là nói lời lừa người sao? (Thưa, phải.) Đây là lừa người. Nếu ngươi có những điều mà nhân tính bình thường nên có, biết những điều con người nên biết, hiểu biết những điều nên hiểu biết khi đến độ tuổi nào đó, vậy thì ngươi có nhân tính bình thường. Có những người hai mươi tuổi mà vẫn ăn uống bừa bãi. Trời lạnh mà họ ăn nước đá, những người có tuổi nhìn vào thấy sợ, khuyên họ đừng ăn, ăn nhiều sẽ bị đau bụng. Nhưng họ bảo: “Đau bụng gì chứ? Sức khỏe tôi đang ở độ sung mãn mà!”. Ở tuổi đó, họ không biết những chuyện thế này. Chờ đến khi họ 40 tuổi rồi đưa cho họ viên nước đá để ăn mà xem, họ có ăn được không? (Thưa, không.) Đến 60 tuổi, đừng nói đến chuyện ăn, họ ở gần nước đá thôi là đã thấy sợ rồi, thứ đó quá lạnh, cơ thể họ chịu không nổi. Đây gọi là kinh nghiệm, là từng trải cuộc sống. Nếu sống đến năm 60 tuổi mà vẫn không biết ăn nước đá nhiều thì bụng sẽ chịu không nổi, cơ thể sẽ chịu không nổi và có thể đổ bệnh, thì đây gọi là gì? Chẳng phải đây là thiếu nhân tính bình thường sao? Đây gọi là thiếu kiến thức. Nếu sống đến 60 tuổi mà vẫn không biết rằng lạnh thì không tốt cho lưng, chân lạnh thì lưng đau, vậy thì 60 năm qua họ sống kiểu gì? Chính là sống cho qua ngày đoạn tháng. Có những người sống đến 40 tuổi thì hiểu được rất nhiều thường thức sống, chẳng hạn như thường thức về bảo vệ sức khỏe, lại còn có quan điểm đúng đắn và sự lĩnh hội thuần khiết về cách tiếp cận với vật chất, tiền bạc, công việc, người thân, thế sự, nhân sinh, v.v.. Cho dù không tin Đức Chúa Trời, thì họ vẫn hiểu những chuyện này hơn người trẻ, đây chính là người có lương tri, có tư duy bình thường. Kể từ năm 20 tuổi, họ sống 20 năm đến giờ đã đạt được rất nhiều điều, có những điều tiệm cận với lẽ thật. Điều này cho thấy năng lực lĩnh hội và tố chất của họ không tệ. Nếu là người mưu cầu lẽ thật thì việc bước vào thực tế lẽ thật của họ sẽ nhanh chóng hơn nhiều, bởi vì trong 20 năm đó, họ đã trải nghiệm rất nhiều chuyện, đã đạt được một vài điều tích cực, và sự từng trải này của họ có mặt tương hợp với thực tế lẽ thật mà Đức Chúa Trời phán. Tuy nhiên, nếu trong nhân tính của người đó thiếu sót quá nhiều, chẳng có quan điểm đúng đắn đối với những con người, sự vật và sự việc phát sinh trong 20 năm đó, cũng không có tư duy của nhân tính bình thường, càng không có có trí khôn của nhân tính bình thường, vậy thì họ đã sống 20 năm đó vô ích rồi. Ta đã đi qua nhiều nơi, phát hiện có một vài chị em lớn tuổi không biết nấu ăn, phối món còn không được. Thứ nên chiên thì họ đem đi nấu canh, thứ nên nấu canh thì họ đem đi chiên. Mùa nào thì có thức nấy, nhưng họ mùa nào cũng dọn lên những món như nhau. Đây là chuyện gì vậy? Đây chẳng phải là trí khôn quá kém hay sao? Họ không có tố chất của nhân tính bình thường. Đối với các thực phẩm thường xuyên tiếp xúc trong cuộc sống thường nhật, như cải bắp và khoai tây, mà họ cũng không biết nên nấu kiểu gì. Chuyện đơn giản nhất mà họ còn không với tới nổi, không đạt đến nổi, vậy thì 50, 60 năm qua họ sống bừa kiểu gì vậy? Chẳng lẽ trong lòng không có chút yêu cầu gì sao? Bất kể làm việc gì cũng không đúc kết kinh nghiệm, dạng người này thì có thể làm tốt được bổn phận gì chứ? Thực ra, chỉ cần để tâm, rèn luyện một thời gian thì sẽ học được thôi, nếu học vài năm mà vẫn không làm được thì trí khôn và tố chất quá kém rồi!

Giờ hãy nói một chút về phương diện quản lý vệ sinh. Gần đây, Ta có đi đến hai nơi mà khu vực xung quanh nhà rất lung tung bừa bộn. Nơi đó ban đầu được quy hoạch rất tốt, cuối cùng tại sao lại biến thành “chuồng heo” vậy? Chính là vì người ta không biết quản lý, không có ý thức và yêu cầu vệ sinh của nhân tính bình thường. Không phải chỉ là người ta lười biếng, mà còn vì người ta sống trong môi trường như vậy đã thành quen. Chỗ nào cũng vứt rác được, chỗ nào tiện tay thì cứ đặt đồ ở đó, chẳng có quy củ, tiết chế gì cả. Chỗ nào dọn dẹp xong thì chỉ giữ như vậy được một hai ngày, qua vài hôm là lại bẩn thỉu, bừa bộn đến mức không nhìn nổi. Các ngươi nói xem, môi trường đó thì gọi là gì? Sống trong môi trường như vậy mà có thể ăn ngon, ngủ ngon thì là loại người gì đây? Chẳng phải là không khác gì con heo sao? Đối với chuyện vệ sinh, môi trường, bố cục và quản lý, những người này chẳng có chút ý thức nào, cái gì cũng không biết. Cho dù có bẩn thỉu thế nào, lộn xộn đến đâu, họ cũng không cảm thấy gì, trong lòng không khó chịu, không lo lắng, không nóng ruột. Họ cứ sống như vậy, chẳng chú trọng chuyện gì, cũng chẳng yêu cầu điều chi. Có những nơi mà vệ sinh và môi trường được quản lý không tệ, cứ tưởng người ở đó quan tâm đến vệ sinh và biết quản lý môi trường, ai ngờ khi kiểm tra đột xuất thì mới biết họ đã cho người dọn dẹp trước những lần kiểm tra. Ngươi mà báo trước cho họ thì chắc chắn chỗ của họ sẽ sạch sẽ, còn ngươi không báo mà đến thì sẽ khác, chắc chắn sẽ bẩn thỉu và lộn xộn. Có những cô gái trong phòng thì bày bừa bộn áo quần giày dép, ngoài phòng thì để lẫn áo quần với những vật dụng làm việc như cuốc và cuốc chim. Có những người còn nói mình quá bận rộn, không có thì giờ để dọn dẹp. Họ bận rộn đến vậy sao? Không có thời gian để thở luôn sao? Nếu không có thì giờ để thở thì đúng là bận rộn thật, nhưng mà thật sự như vậy sao? Quản lý môi trường mà khó khăn đến thế à? Giữ môi trường sống gọn gàng sạch sẽ mà vất vả đến thế sao? Chuyện này có liên quan đến nhân tính không? Tại sao người ta lại thích sống trong “chuồng heo” như vậy? Tại sao lại thấy thoải mái với môi trường như vậy? Tại sao lại không có chút cảm nhận gì về môi trường như vậy? Đây là chuyện gì thế này? Do đâu mà người ta quản lý không tốt môi trường sống của mình? Nếu Ta thỉnh thoảng đến nơi nào đó mà có báo trước, thì họ sẽ dọn dẹp cho gọn gàng sạch sẽ, còn nếu Ta đến thường xuyên thì họ không dọn dẹp nữa, lại còn nói: “Ngài thường đến đây như vậy, nên chúng con không giữ hình thức nữa. Chúng con là vậy đấy, dọn dẹp nhiều thì mệt lắm! Ai mà có sức chứ? Chúng con bận rộn công tác suốt cả ngày, còn không có thì giờ chải đầu nữa”. Họ tìm ra những lý do như vậy đấy? Còn có những lý do nào nữa? “Đây chỉ là tạm thời thôi, chúng ta không cần thu dọn tươm tất quá làm gì, thế này là được rồi”. Đúng vậy, cái gì cũng chỉ là tạm thời thôi, nhưng ngay cả khi ở trong cái lều thì ngươi cũng phải quản lý nó cho tốt chứ, phải không nào? Đây là nhân tính bình thường, nếu như một chút nhân tính bình thường còn không có, thì ngươi so với súc vật có khác gì mấy đâu?

Trong nhà Đức Chúa Trời, có một hội thánh có môi trường sống rất tốt, có núi, có sông, đường xá cũng tốt, dọc sông thì có hàng cây, còn có vọng lâu, bên cạnh thì có hòn non bộ, phong cảnh đúng là mỹ miều. Một hôm nọ, Ta thấy xa xa trên con đường sạch sẽ, có một thứ gì đó màu vàng, khi lại gần thì thấy đó là một vỏ cam, không biết là do ai tùy tiện vứt ở đây. Còn trong vọng lâu, ban đầu cũng rất sạch sẽ, thế mà không biết ai đã ăn hạt hướng dương và vứt vỏ đầy trên sàn. Ngươi nói xem, người đó có biết quy củ không? Trong nhân tính bình thường, con người có yêu cầu và tiêu chuẩn đối với chuyện vệ sinh và môi trường sống không? Có những người nói: “Tôi chẳng có yêu cầu hay tiêu chuẩn gì sao? Mỗi sáng ngủ dậy, tôi đều rửa chân. Có những người đâu có rửa chân, thậm chí có người còn không rửa mặt”. Ngươi rửa chân cho thật sạch, nhưng mà môi trường công tác của ngươi sao lại như cái chuồng heo vậy? Ngươi sạch sẽ được một chút thì tính là gì chứ? Cùng lắm nó chỉ cho thấy ngươi quá ích kỷ. Ngươi còn muốn quản lý hết thảy, trong khi giao cho ngươi cái nhà mà ngươi còn quản lý không tốt, thì sao ngươi làm chủ nhân của vạn vật được? Thật sự đúng là không biết xấu hổ! Những người này chẳng những không biết quản lý môi trường sống và chuyện vệ sinh cá nhân, mà còn có thể vứt rác bừa bãi, do đâu mà có thói đó vậy? Người ta vứt vỏ trái cây xuống đất thì bao biện với lý do rằng nó là phân bón. Vậy tại sao ngươi không vứt nó vào thùng rác hoặc bồn ủ phân, mà lại vứt trên đường và trong vọng lâu? Vọng lâu là chỗ trữ phân sao? Đây có phải là không biết quy củ không? (Thưa, phải.) Đây chính là quá kém về nhân tính, lý trí và đức hạnh, là thứ tiện nhân! Các ngươi nói xem, có biện pháp để giải quyết những chuyện này không? Làm sao có thể ngăn chặn chuyện này? Giám sát thì có ổn không? Ai có thể theo dõi đây? Các ngươi nói xem, nên làm thế nào? (Thưa, phạt họ.) Đúng, đây là biện pháp bất đắc dĩ. Phải quy định một chế độ thích hợp, không phạt không được, những người này quá vô lại, dạy mãi mà không chịu sửa đổi! Có những nơi bày bừa những thùng giấy, những tấm gỗ mục và vụn giấy, người ở đó còn nói là giữ lại để sau này dùng. Nếu chúng là thứ hữu dụng, sao không sắp chúng theo loại và xếp thành chồng gọn gàng, như vậy chẳng phải vừa đẹp mắt vừa không chiếm nhiều chỗ sao? Đa số mọi người đều không biết quản lý, đồ đạc thì chất đống hỗn loạn, chẳng còn chỗ trống nào. Càng chồng chất thì càng lộn xộn, càng lộn xộn thì càng dơ bẩn, cho đến khi trở thành một bãi rác, ai nhìn vào cũng thấy nhức cả mắt. Người sống trong môi trường như vậy thì có nhân tính bình thường không? Ngay cả môi trường sống của bản thân mà cũng không biết quản lý thì người này có tố chất không? Dạng người này có khác biệt gì so với súc vật không? Đa số mọi người đều không biết quản lý môi trường sống của mình. Một mặt là vì không ai có ý thức vệ sinh, cũng không ai biết quản lý môi trường, trong lòng họ không có những chuyện này, cũng không ý thức được môi trường sống của con người nên như thế nào, họ không khác gì động vật, chẳng có cảm giác về chuyện mình nên sống trong môi trường như thế nào. Mặt khác thì liên quan đến chuyện người quản lý không biết quản lý. Người quản lý không biết quản lý, người bị quản lý thì không có tinh thần tự giác, cũng không có ý thức, cuối cùng tất cả họ đồng lòng “phối hợp” với nhau mà biến chỗ của mình thành “chuồng heo”. Khi những người này ở nơi nào đó một thời gian kha khá, Ta mà đến đó thì sẽ có cảm giác: “Sao cứ có cảm giác nơi này không sạch sẽ, luôn cảm thấy nó chẳng giống cái nhà cho lắm?”. Các ngươi nói xem, người ta nhìn vào một nơi như thế thì tâm trạng có tốt nổi hay không? (Thưa, không tốt nổi.) Các ngươi đến nơi như thế thì tâm trạng tốt hay xấu? (Thưa, không có cảm giác gì.) Đây là cảm giác chân thật của các ngươi, chính là không có cảm giác gì. Có vài chỗ đã được Ta quy hoạch cho, khi làm xong và sắp xếp lại đâu vào đấy, ai nhìn cảnh ở đó cũng thấy vui thích. Nhưng mới được vài ngày thì đã lung tung lộn xộn trở lại. Ta phải tìm một người thích hợp để quản lý mới có thể giữ vệ sinh cho nơi đó. Bởi vì đa số mọi người đều quá bẩn thỉu, làm gì cũng không ra hồn. Có những người hái rau về thì không biết nên rửa rau ở đâu cho thích hợp. Họ cứ đòi rửa ở nơi nào thật sạch sẽ, kết quả là khiến nơi sạch sẽ đó bị vấy bẩn. Nhìn vào cảnh tượng đó thì tâm trạng ngươi thế nào? Đây có phải là một bầy súc vật sống với nhau không? Thật chẳng có nhân tính gì cả! Đám người chẳng có chút ý thức vệ sinh và không biết quản lý môi trường sống này, chỉ cần nhìn vào họ là liền thấy nổi giận! Những người này được cho môi trường sống thật tốt, bài trí thật đẹp, đến mùa xuân thì đủ loại hoa cỏ đua nhau mọc lên, ở đó có núi, có sông, có vọng lâu, có chỗ để làm việc, có chỗ để sinh hoạt, lại còn có đủ loại vật dụng tiện nghi, thật quá tốt rồi! Cuối cùng thành ra thế nào? Họ chẳng xem trọng những điều đó, chẳng trân trọng thịnh tình này, mà cho rằng: “Môi trường sống này tốt hơn nhiều chỗ khác thật đấy, nhưng lại chẳng khác gì vùng nông thôn. Mặt đất chỉ toàn là cỏ với bùn”. Với tâm thái đó, họ tùy tiện chà đạp và chẳng biết quản lý môi trường sống. Trong nhân tính của họ sao mà thiếu sót nhiều đến vậy! Ngay cả những thứ nên có trong nhân tính, họ cũng không có. Đủ mọi phương diện về môi trường sống căn bản nhất, họ cũng không quản lý nổi. Các ngươi nói xem, con người hưởng thụ môi trường sống tốt như vậy mà tại sao lại không biết trân quý nó? Tại sao lại không biết quản lý nó cho tốt? Vì lý do gì chứ? Vì người ta bận rộn làm bổn phận đến nỗi không còn thời gian sao? Chuyện có phải như vậy không? Ai mà chẳng bận rộn với bổn phận chứ? Có những người có môi trường sống không được như các ngươi, nhưng họ lại quản lý rất tốt, người khác nhìn vào thì sẽ giơ ngón tay cái lên tán thưởng, trong lòng thì khâm phục và đánh giá cao. Còn môi trường sống của các ngươi thì người khác chẳng thèm bước vào, họ nhìn bề ngoài một cái là liền xem thường ngươi, đây chẳng phải là do chính ngươi gây ra sao? Chính hành vi và hành động của ngươi đã tạo thành môi trường tả tơi mà ngươi sống. Người ta nhìn vào môi trường sống của ngươi thì cũng tương đương với nhìn thấy thực chất con người ngươi. Ngươi còn có thể trách người khác xem thường ngươi không? Sự cao quý hay đê tiện của con người không phải do sự đánh giá của người khác, mà là do cách ngươi sống. Nếu có những thứ của nhân tính bình thường thì ngươi có thể sống thể hiện ra hình tượng con người đích thực và thể hiện phẩm chất cao quý của ngươi, như thế thì tự nhiên người ta sẽ tôn trọng và đánh giá cao ngươi. Còn ngươi không có những thứ của nhân tính bình thường, không biết thường thức về vệ sinh, cũng không biết quản lý môi trường sống, ngày ngày sống trong “chuồng heo” mà chẳng thấy có gì không ổn, thì chuyện đó sẽ làm bại lộ phẩm chất súc vật của ngươi, và ngươi đúng là thứ đê tiện. Người đê tiện như vậy, có nhân tính đê tiện như vậy, cũng chẳng có những loại tư tưởng, quan điểm, yêu cầu và sự mưu cầu mà nhân tính bình thường nên có, thì có thể hiểu lẽ thật không? Có thể bước vào thực tế lẽ thật không? (Thưa, không thể.) Các ngươi cũng cảm thấy là không thể sao? Tại sao lại không thể? Có người nói: “Chúng con tin Đức Chúa Trời bao năm qua, từ sớm đã vứt bỏ sạch sẽ những chuyện thế tục này rồi. Chúng con không chú trọng đến những chuyện này! Chất lượng sống là cái gì chứ? Nó là thứ thuộc về thế tục!”. Có ai nói như thế không? Vậy ngươi hít thở không khí có phải là chuyện thế tục không? Ngươi mặc áo quần, dùng vật dụng, có phải là chuyện thế tục không? Khi nhóm họp, sao ngươi không tùy tiện nhóm họp ngoài trời đi, tại sao lại vào trong phòng mà nhóm họp? Dạng người nói những lời như vậy có phải là vô lý không? Ta nói thật cho ngươi hay, loại người này mà muốn bước vào thực tế lẽ thật thì sẽ rất khó khăn. Người ta muốn bước vào thực tế lẽ thật thì trước hết phải có nhân tính bình thường, ngoài ra còn phải thoát khỏi những thói quen xấu, phải mưu cầu những lối sống và mục tiêu sống có đức hạnh, có phẩm chất và có giáo dưỡng. Nói như vậy có hợp lý không? Vậy những vấn đề này có dễ chỉnh đốn không? Thay đổi một lối sống và thoát khỏi một thói quen sống không tốt, thì có mất nhiều thời gian không? Phải dùng biện pháp gì để có thể bước vào nhanh nhất có thể? Ngoại trừ phạt ra, thì còn biện pháp gì? (Thưa, là giám sát lẫn nhau.) Giám sát lẫn nhau là một biện pháp, quan trọng là có ai tiếp nhận cách này không. Ta thấy cách phạt rất lợi hại, lại còn hiệu quả. Hễ liên quan đến phạt tiền thì sẽ liên quan đến lợi ích của người ta, họ không tuân thủ cũng không được, vì sợ lợi ích của bản thân bị tổn hại, đây là hiệu quả của việc phạt. Vậy tại sao việc thông công lẽ thật với những người này lại không có hiệu quả? Vì những người này không có nhân tính bình thường, không có điều kiện cần thiết để tiếp nhận lẽ thật, cho nên biện pháp thông công lẽ thật với họ sẽ không có hiệu quả. Bất kể là môi trường công tác thế nào, trước hết nên học cách sắp xếp mọi thứ theo loại, thứ hai nên học giữ ngăn nắp, thứ ba nên học giữ vệ sinh sạch sẽ, rồi nuôi dưỡng thói quen dọn rác. Đây là những gì mà nhân tính bình thường nên có.

Có những phụ nữ chải tóc xong là đi ra ngoài luôn, chẳng biết dọn tóc rơi vãi, ngày nào cũng vậy. Thói quen này có thể thay đổi không? Khi chải tóc xong thì ngươi nên thu dọn cho sạch sẽ ngay và luôn, đừng để người khác dọn, môi trường sống của mình thì mình phải tự quản lý cho tốt. Nếu muốn quản lý môi trường sống thì trước hết phải bắt đầu với bản thân mình, trước hết phải dọn dẹp sạch sẽ chỗ của mình, còn phải có tinh thần công cộng đối với môi trường sống chung. Chẳng hạn như, đối với chỗ sinh hoạt và nghỉ ngơi chung thì ai cũng phải có trách nhiệm quản lý cho tốt. Ngươi thấy dưới đất có mấy miếng vỏ cam thì cứ nhặt lên cho vào thùng rác là xong. Có những chỗ làm việc, sau khi xong việc thì vương vãi vụn gỗ, mùn cưa, thanh sắt và đinh khắp nơi, ai đi mà không cẩn thận thì sẽ dễ dẫm phải đinh, thật không an toàn chút nào. Tại sao họ không dọn dẹp và vệ sinh chỗ đó sau khi làm việc xong? Đây là thói xấu gì? Làm như vậy thì có thể giải trình được không? Người ta nhìn vào một nơi làm việc bẩn thỉu và bừa bộn như vậy thì sẽ nghĩ gì? Đây chẳng phải là kiểu làm việc của súc vật sao? Người có nhân tính mà làm việc xong thì phải dọn dẹp cho thật sạch sẽ, khiến người ta nhìn vào thì thấy đây là việc do con người làm. Súc vật mà làm việc thì đâu biết dọn vệ sinh, như thể việc dọn vệ sinh không phải là chuyện của chúng, chẳng liên quan gì đến chúng. Đây là kiểu lôgic gì vậy? Ta thấy không ít người khi làm việc xong thì chẳng dọn vệ sinh, họ có thói quen xấu này. Ta bảo họ mỗi ngày làm việc xong thì phải sắp xếp người dọn hết rác đi, ngày nào cũng phải dọn, như vậy thì nơi làm việc sẽ sạch sẽ, từ đó vun đắp thành một thói quen. Muốn vun đắp một thói quen sống thì trước hết phải duy trì một dạng môi trường sống, chờ đến khi người ta thích ứng với dạng môi trường này rồi, mà có một ngày môi trường thay đổi, và họ nhìn thấy cảnh tượng không sạch sẽ thì trong lòng cũng cảm thấy không thoải mái. Cũng giống như có những người sống ở nước ngoài vài ba năm, cảm thấy ở nước ngoài cái gì cũng tốt, đến một ngày trở về quê nhà thì đột nhiên trở nên cao quý hẳn ra, thấy người nào không quan tâm chuyện vệ sinh thì khinh thường, thấy nhà ai không sạch sẽ cũng khinh thường, thậm chí không chịu nổi nếu mấy ngày không tắm, đây chẳng phải do môi trường sống quyết định hay sao? Chuyện chính là như vậy. Cho nên, trước hết phải quản lý và vệ sinh môi trường của mình cho tốt, như vậy khi làm bổn phận mới thấy thư thái, đây cũng là điều mà nhân tính bình thường nên có. Ta từng đi qua những nơi mà phòng của các cô gái bừa bộn lộn xộn, không ngăn nắp gì cả. Có vài người nói: “Ngài bảo chúng con ngăn nắp, có phải là ngăn nắp như trong trại lính không?”. Không nhất thiết phải vậy. Mỗi ngày hãy dọn giường, dọn nhà cho sạch sẽ, giữ gìn sự sạch sẽ, vun đắp dần thành thói quen. Ngươi làm những việc này mỗi ngày, đến khi nó thành một thói quen, một chuyện thông thường, một động tác tự nhiên như việc ăn uống, thì ngươi đã vun đắp nên thói quen sinh hoạt này và yêu cầu của ngươi đối với môi trường sống cũng nâng cao hơn một bậc. Khi chúng đã được nâng cao, thì khí chất, diện mạo tinh thần, phẩm vị, nhân tính và tôn nghiêm của bản thân ngươi cũng được nâng cao. Nhưng nếu ngươi sống trong “chuồng heo”, một nơi chẳng phải cho người ở mà giống ổ của súc vật hơn, vậy thì ngươi chẳng có hình tượng con người. Chẳng hạn như, khi bước vào một căn phòng mà người ta thấy phòng và sàn nhà sạch sẽ thì họ sẽ đứng bên ngoài mà phủi giày một hồi rồi mới vào. Nếu thấy vẫn còn chưa sạch, thì họ sẽ tháo giày ra đã rồi mới vào. Khi chủ của căn phòng này thấy ngươi rất sạch sẽ và tôn trọng họ, thì họ cũng tôn trọng ngươi. Có những người giày dép còn dính đầy bùn nhưng cứ để vậy mà vào, để bùn rơi vãi trên sàn cũng chẳng xem là chuyện quan trọng, chẳng có cảm giác gì cả. Người ta thấy ngươi bẩm tính chẳng biết quy củ, thì sẽ có cách nhìn không tốt về ngươi, sẽ xem thường ngươi, về sau không cho ngươi vào phòng họ nữa mà bắt ngươi chờ bên ngoài. Ngụ ý của họ là: “Anh không xứng vào phòng của tôi, anh vào phòng của tôi là đang chà đạp nơi này. Anh mà vào phòng của tôi thì tôi phải mất nhiều thời gian để dọn cho sạch!”. Thế là họ không tôn trọng ngươi. Họ thấy ngươi chẳng có hình tượng con người, và chẳng có chút tôn trọng gì dành cho ngươi. Người ta sống đến mức này thì còn là con người sao? So với thú cưng còn không bằng. Vì vậy, con người phải sống thể hiện ra hình tượng con người thì mới xứng được gọi là con người. Người ta phải có nhân tính bình thường thì mới có thể sống thể hiện ra hình tượng con người. Bất kể sinh sống ở đâu, bất kể làm bổn phận gì, đều phải biết quy củ, biết quản lý môi trường sống và chuyện vệ sinh, phải có tinh thần trách nhiệm và thói quen sống tốt đẹp, làm gì cũng phải để tâm và nghiêm túc, phải nỗ lực cho đến khi làm tốt và đạt tiêu chuẩn mới được. Như thế thì ngươi làm bổn phận cũng tốt, đối nhân xử thế cũng tốt, người ta nhìn vào thì thấy ngươi là người tốt, đoan trang đứng đắn, trong lòng họ khâm phục ngươi, tự nhiên sẽ tôn trọng ngươi, còn đánh giá cao ngươi, kính trọng ngươi. Họ sẽ không trêu đùa ngươi, cũng không ức hiếp ngươi, họ nói chuyện với ngươi cũng đàng hoàng, không có những lời chế giễu hay khinh miệt ngươi. Ta không biết người ta nhìn nhận ngoại hình của Ta thế nào, nhưng Ta cũng có cảm giác về chuyện này. Ta tiếp xúc với người bình thường thì không có ai trêu đùa hay nói những lời vớ vẩn với Ta. Ta không biết tại sao lại như vậy. Có lẽ người ta có cảm giác: “Con người Ngài làm việc gì cũng hết sức nghiêm túc, nói chuyện và xử sự cũng nghiêm túc. Ngài là một người đứng đắn, khi chung sống với Ngài, con không dám mở miệng trêu đùa. Vừa nhìn đã thấy Ngài không phải là loại người đó”. Ngươi đến một nơi nào đó và tán gẫu, giao tiếp với người ở đó, người ta cảm thấy trong nhân tính và đức hạnh của ngươi có gì đó, mặc dù họ không thể nói rõ đó là gì, nhưng bản thân ngươi biết mỗi ngày trong lòng mình nghĩ chuyện gì, biết mình luôn có nguyên tắc, tiêu chuẩn khi nhìn nhận bất kỳ chuyện gì và tiếp xúc bất kỳ người nào, người ta nói con người của ngươi quá cẩn trọng, làm gì cũng quá nghiêm túc và cẩn trọng, nghĩa là ngươi rất có nguyên tắc. Cuối cùng chuyện này sẽ khiến người ta có cảm giác gì? Các ngươi cứ từ từ mà nghiền ngẫm xem. Nếu ngươi có những điều mà nhân tính bình thường nên có thì người khác đánh giá sau lưng ngươi thế nào cũng chẳng quan trọng. Nếu trong sâu thẳm nội tâm họ cảm thấy ngươi là người đứng đắn, cẩn trọng, đối với bất kỳ chuyện gì cũng có thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm, lại có đức hạnh cao quý, thì khi tiếp xúc và qua lại với ngươi một thời gian, họ sẽ tán thành ngươi, đánh giá cao ngươi, đối với họ ngươi là một người có giá trị. Nếu tiếp xúc với ngươi một thời gian mà họ thấy ngươi làm gì cũng không ổn, lười biếng, tham lam, chuyện gì cũng không muốn học, năng lực thấp mà đặt tiêu chuẩn thì cao, tham lam ích kỷ, lại còn không xem trọng chuyện vệ sinh, cũng chẳng biết quản lý môi trường sống, làm gì cũng không nhìn ra được lề lối, tố chất thì kém, chẳng có chữ tín, được giao việc gì cũng làm không tốt, thế thì trong lòng người ta, ngươi chẳng có chút trọng lượng gì cả, con người ngươi phế rồi. Trong lòng người ta chẳng xem ngươi ra gì thì cũng không sao, quan trọng là trong lòng Đức Chúa Trời mà ngươi cũng đê tiện và vô giá trị như vậy, là thứ không có tâm, không có linh, y hệt như súc vật, thì ngươi phiền phức rồi, ngươi vẫn còn cách quá xa sự cứu rỗi! Người nào mà nhân phẩm không đạt tiêu chuẩn, nói năng hành động chẳng có chút quy củ nào, chẳng khác gì súc vật, thì họ còn có hy vọng được cứu rỗi nữa không? Ta thấy họ gặp nguy hiểm rồi, sớm muộn gì cũng bị đào thải.

C. Thái độ và biểu hiện của con người khi tiếp xúc với người khác giới

Điều thứ ba là thái độ và biểu hiện của con người khi tiếp xúc với người khác giới trong cuộc sống thường nhật. Đây là vấn đề mà mỗi một người, bất kể tuổi tác lớn nhỏ, đều phải đối diện khi sống giữa tập thể. Chuyện này liên quan đến phương diện nhân tính nào? Nó liên quan đến tôn nghiêm, liêm sỉ và tác phong của người ta. Một số người rất tùy tiện trong cách tiếp xúc với người khác giới. Họ cảm thấy nếu không xảy ra chuyện gì thì chẳng sao, lộ ra một chút tà tình tư dục cũng chẳng sao. Đây mà là suy nghĩ mà người có nhân tính bình thường nên có sao? Đây mà là dấu hiệu của nhân tính bình thường sao? Một khi ngươi đủ tuổi kết hôn và tiếp xúc với người khác giới mà muốn yêu đương, thì cứ làm bình thường, không ai can thiệp. Nhưng một số người không muốn yêu – họ thấy ai vừa mắt thì tán tỉnh vài ngày, thấy người khác giới nào hợp ý và giống với người trong mộng của mình là họ bắt đầu khoe mẽ. Và họ khoe mẽ như thế nào? Một cái nhướng mày, một cái nháy mắt, hoặc một sự thay đổi giọng điệu khi nói chuyện, hoặc hành động theo một cách nào đó hoặc bắt đầu đưa ra những nhận xét hài hước để thể hiện bản thân; đây gọi là khoe mẽ. Người nào đó bình thường không như thế này mà giờ lại bộc lộ biểu hiện này, thì ngươi có thể chắc chắn rằng có một số người khác giới gần đó đã lọt vào mắt xanh của họ. Những người này là loại người gì? Có thể nói rằng họ có tác phong không tốt, hoặc không giữ ranh giới rõ ràng giữa nam và nữ, nhưng họ cũng không gây ra chuyện gì. Một số người có thể nói rằng họ chỉ đơn giản là phù phiếm. Nói cách khác, là họ thiếu tự trọng; những người phù phiếm thì không biết tự trọng. Có những người bộc lộ những thứ này trong cuộc sống thường nhật, nhưng việc làm bổn phận của họ không bị ảnh hưởng, cũng không ảnh hưởng đến việc hoàn thành công việc của họ, vậy đây có thực sự là vấn đề không? Có những người nói rằng: “Chừng nào chuyện đó không cản trở việc mưu cầu lẽ thật, thì có cần phải nói về nó không?”. Chuyện này liên quan đến những gì? Liêm sỉ và tôn nghiêm trong nhân tính. Nhân tính của một người không thể không có liêm sỉ và tôn nghiêm, và không có chúng, nhân tính của họ không thể là nhân tính bình thường. Có những người đáng tin cậy, nghiêm túc và có trách nhiệm trong mọi việc họ làm. Họ làm việc chăm chỉ và không có vấn đề lớn gì, nhưng họ hoàn toàn không đặt nặng phương diện này trong cuộc sống của mình. Khi ngươi tán tỉnh một người khác giới, điều này gây dựng cho họ hay gây tổn hại cho họ? Lỡ như người mà ngươi tán tỉnh yêu ngươi, thì ngươi nên làm sao? Ngươi nói: “Ý tôi đâu phải vậy”; không có ý gì mà lại tán tỉnh thì chẳng phải ngươi đang đùa giỡn với cảm xúc của họ sao? Ngươi đang lừa người và thất đức! Dạng người này có phẩm chất nhân tính không tốt. Hơn nữa, nếu ngươi không có ý định theo đuổi mối quan hệ này và không nghiêm túc với nó, nhưng ngươi vẫn nhướng mày và nháy mắt với người khác giới, và khoe sự vui vẻ, hài hước, làm mọi thứ để cho thấy rằng ngươi có phong độ, rằng ngươi là một quý ông đẹp trai, khoe vẻ điển trai của ngươi – nếu ngươi khoe như thế này, thì ngươi thực sự đang làm gì? (Thưa, là tán tỉnh người ta.) Trong chuyện này có chút ý tán tỉnh. Hành vi tán tỉnh này cao thượng hay tồi tệ? (Thưa, là tồi tệ.) Như vậy là không còn tôn nghiêm gì nữa. Trên thế gian, loại người nào có thể tán tỉnh người khác? Là kỹ nữ, dâm phụ, lưu manh, những người này không biết liêm sỉ. Không biết liêm sỉ nghĩa là gì? Nghĩa là mặt dày, không quan tâm gì đến danh tiết, sự hổ thẹn, vinh dự, hay là tôn nghiêm và thanh danh. Dạng người này đi đến đâu cũng khoe khoang và tán tỉnh. Họ cảm thấy tán tỉnh một hai người thì không đủ, có tán tỉnh tám người, mười người cũng chưa nhiều, phải tán tỉnh được cả ngàn, cả vạn người thì họ mới vui vẻ được. Có những phụ nữ đã kết hôn và có mấy mặt con mà người khác chẳng hề hay biết, tại sao họ không để cho người khác biết? Họ sợ nếu nói ra rằng mình đã kết hôn, là hoa đã có chủ, thì sẽ không tán tỉnh người khác được, sẽ mất đi sức quyến rũ và mị lực, cho nên họ không dám công khai. Đây chẳng phải là mặt dày sao? Nhân tính mà có những thứ này thì có được xem là nhân tính bình thường không? Không. Ngụ ý là nếu ngươi mà có dạng nhân tính này và dạng hành vi này, thì bên trong nhân tính bình thường của ngươi thiếu mất thứ gì đó, không có liêm sỉ và tôn nghiêm. Có những người hễ thấy người khác giới là liền vuốt tóc, chỉnh áo quần, lại còn tô son dặm phấn, cố hết sức để tô điểm cho bản thân, mục đích của họ là gì? Chính là để tán tỉnh người ta. Đây là thứ không nên có trong nhân tính bình thường. Có thể tán tỉnh người ta như vậy mà không có cảm giác gì, cảm thấy đây là chuyện rất bình thường, quá thường xảy ra, chẳng có gì to tát, như vậy là không có liêm sỉ và không biết chuyện gì nên làm, chuyện gì không nên làm. Có những người, nếu có ai bảo họ lõa thể đi tới đi lui trên phố để đổi lấy một ngàn tệ thì họ sẵn lòng làm, đây là dạng người gì vậy? Họ chẳng có liêm sỉ. Vì tiền mà việc gì họ cũng có thể làm, chẳng biết liêm sỉ. Đối với họ, danh tiết, nhân phẩm, liêm sỉ và tôn nghiêm đều chẳng là gì, chẳng có giá trị gì. Họ còn cảm thấy khả năng khoe khoang và tán tỉnh người ta chính là bản lĩnh, có thể khiến thêm nhiều người xem trọng họ và theo đuổi họ thì họ mới thấy được hưởng thụ. Họ xem đây là vinh quang cao nhất của người phụ nữ. Họ quý trọng thứ này, chứ chẳng quý trọng tôn nghiêm, liêm sỉ hay nhân phẩm. Nhân tính như vậy thì tốt hay xấu? (Thưa, xấu.) Các ngươi có những biểu hiện này không? (Thưa, cũng từng có.) Vậy các ngươi có thể tiết chế không? Hầu như mọi lúc đều có thể tiết chế, hay chỉ có thể tiết chế đôi lúc? Có năng lực tự ràng buộc mình không? Người có thể tự ràng buộc mình thì là người có ý thức liêm sỉ. Con người ai cũng có những lúc nhất thời bốc đồng, nhất thời phóng đãng, nhưng người biết tự ràng buộc mình thì sau khi phóng đãng, họ cảm thấy làm vậy là không đúng, là mất mặt, nên họ sẽ nhanh chóng quay đầu, không thể làm như vậy nữa, về sau gặp lại chuyện như thế thì họ sẽ có thể giữ mình. Trong nhân tính của ngươi mà không có được một chút năng lực tự ràng buộc mình, thì khi được bảo thực hành lẽ thật, ngươi có thể chống lại được những gì chứ? Có những người có ngoại hình đẹp, luôn được người khác giới theo đuổi; càng nhiều người theo đuổi, họ càng cảm thấy mình có vốn liếng để khoe mẽ. Như thế chẳng phải nguy hiểm sao? Trong tình huống này ngươi nên làm gì? (Thưa, thấy họa thì tránh.) Đây thực sự là họa, thứ mà ngươi phải tránh – ngươi mà không tránh thì rất có thể sẽ nhận thấy người đó đã gài bẫy ngươi. Ngươi cần phải tránh cạm bẫy này trước khi ngươi bị mắc bẫy; đây gọi là tự ràng buộc bản thân. Những người tự ràng buộc bản thân được thì có liêm sỉ và tôn nghiêm. Những người không thể tự ràng buộc bản thân thì bị ai tán tỉnh họ cũng đều có thể mắc câu; ai theo đuổi họ cũng có thể đáp lại, như vậy thì phiền phức rồi. Hơn nữa, họ còn cố tình khoe mẽ, chải chuốt, và bất cứ trang phục nào có thể khiến họ trông đẹp trai hơn, hấp dẫn hơn và gợi cảm hơn, họ sẽ chuyên chọn những trang phục đó để mặc, và sẽ mặc chúng mỗi ngày; như thế là nguy hiểm và nó cho thấy họ chủ ý tán tỉnh người khác. Nếu ngươi trông quá nổi bật, quá quyến rũ trong những bộ trang phục này, thì ngươi phải chống lại xác thịt và chọn những bộ quần áo khác để mặc. Nếu ngươi có ý chí thì có thể làm được chuyện này. Tuy nhiên, nếu ngươi không có ý chí, mà muốn tìm kiếm một người bạn đời, thì hãy cứ đi tìm một người, qua lại bình thường với nhau, đừng tán tỉnh người khác. Nếu ngươi không tìm kiếm bạn đời, nhưng lại tán tỉnh người khác, thì đây gọi là không có liêm sỉ. Ngươi phải rõ ràng về những gì ngươi đang chọn. Các ngươi có thể tuân thủ nguyên tắc này không? (Thưa, chúng con có ý chí này.) Nếu ngươi có ý chí này, thì sẽ có hăng hái, có động lực và sẽ dễ dàng tuân thủ điều này. Có những người bẩm sinh đã đứng đắn, hơn nữa, sau khi tin Đức Chúa Trời, họ muốn mưu cầu lẽ thật và đi con đường đúng đắn; họ không có ham muốn đó, ai tán tỉnh, họ cũng mặc kệ. Có những người rất nhanh nhạy với chuyện này, trong khi có những người thì không quan tâm; có những người trông có vẻ có ý chí này, nhưng ngay cả chính họ cũng không thể biết rốt cuộc họ có hay không. Đối với chuyện qua lại với người khác giới, ngươi phải tiếp cận một cách đúng đắn, phải xem lại, đồng thời phải hiểu được đây là một phần không thể thiếu trong tôn nghiêm và liêm sỉ của nhân tính bình thường. Không có liêm sỉ thì liên quan gì đến chuyện không có nhân tính? Có thể nói không có liêm sỉ chính là không có nhân tính. Tại sao người không có nhân tính thì đều không yêu thích lẽ thật? Tại sao lại nói rằng người có sẵn nhân tính thì có thể đạt đến việc mưu cầu lẽ thật? Các ngươi nói xem, người không có liêm sỉ thì có biết cái gì tốt, cái gì xấu không? (Thưa, không biết.) Vậy khi họ làm việc xấu, chống đối và phản bội Đức Chúa Trời, đi ngược lại lẽ thật, thì trong lòng có họ thấy tự trách không? (Thưa, không.) Lương tâm của họ không thấy tự trách thì họ có thể đi con đường đúng đắn không? Có thể mưu cầu lẽ thật không? Người trơ trẽn và không có liêm sỉ thì tê liệt, chẳng phân biệt rõ được đâu là điều tích cực, đâu là điều tiêu cực, đâu là điều Đức Chúa Trời yêu thích và đâu là điều Đức Chúa Trời ghê tởm. Cho nên, khi Đức Trời phán rằng con người phải trung thực, thì họ nói: “Nói dối một lời thì sao chứ? Nói dối cũng đâu có làm mất mặt!”. Chẳng phải người không có liêm sỉ thì có thể nói ra lời như vậy sao? Người có liêm sỉ mà không trung thực và bị mọi người nhìn thấy, thì chẳng phải họ sẽ đỏ bừng mặt mày, nội tâm bất an sao? (Thưa, phải.) Còn người không có liêm sỉ thì sao? Họ nói: “Làm người trung thực, cách nhìn nhận của người khác về mình, giá trị và trọng lượng của mình trong lòng người khác – mấy thứ này chẳng là gì cả!”. Họ chẳng thèm đếm xỉa. Vậy họ còn có thể mưu cầu lẽ thật không? Họ nói dối xong mà ngươi hỏi xem nội tâm họ có bình an hay không, có tự tố cáo mình không, thì họ nói: “Bình an gì chứ? Tố cáo gì chứ? Sao mà lắm chuyện vậy?”. Họ chẳng có tri giác này. Lý trí không ổn như vậy thì có thể đi theo Đức Chúa Trời sao? Có thể mưu cầu lẽ thật sao? Họ đâu có mưu cầu. Vì đối với họ, chẳng có ranh giới giữa những điều tích cực và những điều tiêu cực, giữa lẽ thật và những thứ đi ngược lại lẽ thật – chúng đều giống nhau cả. Họ nghĩ dù gì, mọi người đều ra sức, đều làm bổn phận và trả giá là được rồi, những thứ kia chẳng có gì khác biệt cả. Họ làm ra chuyện chống đối Đức Chúa Trời mà chẳng thấy tự trách, làm ra chuyện đi ngược lại nguyên tắc lẽ thật, chuyện gây tổn hại cho lợi ích của người khác, chuyện gây nhiễu loạn công tác hội thánh, cũng đều không thấy tự trách, chẳng có chút tự trách nào cả, như vậy thì có liêm sỉ không? Người không có liêm sỉ thì chẳng phân định được những chuyện này, làm gì tùy thích, làm gì cũng thấy ổn, không cần dùng lẽ thật mà phán định. Vì vậy người không có liêm sỉ thì không có cách nào hiểu lẽ thật và thực hành lẽ thật. Đây chính là mối quan hệ giữa không có liêm sỉ và không có nhân tính. Vậy tại sao các ngươi không nói ra được điều này? Các ngươi cho rằng: “Những điều Ngài giảng không liên quan mấy đến lẽ thật và cách quá xa lẽ thật. Những chuyện này bình thường chúng con đều nghĩ thấu, còn cần Ngài nói à?”. Các ngươi cảm thấy chuyện này không có liên quan đến lẽ thật, vậy các ngươi đã bước vào bao nhiêu thực tế lẽ thật rồi? Các ngươi đã sống thể hiện ra nhân tính bình thường chưa? Các ngươi đã thực sự trở thành người có lẽ thật và có nhân tính chưa? Vóc giạc của các ngươi quá nhỏ bé, những chuyện này đều không phân định rõ ràng được, thì có thực tế lẽ thật gì chứ?

Một trong mười sắc lệnh quản trị của nhà Đức Chúa Trời có nói rằng: Con người có tâm tính bại hoại và hơn nữa còn bị tình cảm chi phối. Vì thế, tuyệt đối nghiêm cấm hai thành viên khác giới làm việc cùng nhau mà không có ai đi kèm khi phụng sự Đức Chúa Trời. Bất kỳ ai bị phát hiện làm như vậy sẽ bị khai trừ, không có ngoại lệ. Người ta tiếp cận sắc lệnh quản trị này như thế nào? Nếu một người đàn ông có quan hệ bất chính với hơn 30 người phụ nữ, các ngươi mà nghe về người đó thì sẽ có cảm giác gì? (Thưa, không tưởng tượng nổi.) Ngươi nghe xong thì sẽ sửng sốt, cảm thấy kinh hoàng: “Trời đất, sao mà nhiều đến vậy! Không đáng kinh tởm sao?”. Người đàn ông đó khi kể chuyện này với ngươi thì sẽ có cảm giác gì? (Thưa, thấy không sao cả.) Chỉ giống như chuyện gẫu trong bữa cơm hằng ngày thôi. Ngươi hỏi hôm nay anh ta ăn gì, anh ta trả lời: “Ăn cơm”. Ngươi hỏi anh ta qua lại với bao nhiêu phụ nữ rồi, anh ta trả lời: “Hơn 30 người”. Khẩu khí và tâm thái khi anh ta trả lời hai câu này giống hệt nhau. Dạng nhân tính này còn cứu nổi không? Dù có tin Đức Chúa Trời cũng chẳng cứu nổi. Mở miệng nói ra câu đó mà không biết xấu hổ sao? Đó là chuyện mất mặt mà! Vậy tại sao anh ta mở miệng nói ra được? Ngươi nói xem, anh ta còn có liêm sỉ không? Không có, lương tâm và tri giác trong nhân tính của anh ta đều tê liệt rồi, không còn tri giác nữa. Đây không chỉ là vấn đề sa đọa. Người không có liêm sỉ và tôn nghiêm thì không phải con người nữa. Bề ngoài trông họ vẫn giống con người, nhưng hễ họ xử sự thì không ổn, việc gì cũng dám làm, chẳng biết liêm sỉ gì cả. Đây không phải là con người nữa rồi. Chuyện này chúng ta nói đến đây thôi.

Hôm nay chúng ta nói về ba phương diện của nhân tính bình thường, các ngươi hãy ngẫm nghĩ xem, ba phương diện này có quan trọng không? Những thứ trong nhân tính bình thường này có tách biệt với việc mưu cầu lẽ thật không? (Thưa, không.) Vậy những điều này có liên quan gì với việc mưu cầu lẽ thật? Một người tin Đức Chúa Trời mà trong nhân tính của họ không có sự kỹ lưỡng, tinh thần trách nhiệm và sự để tâm khi hành động, nếu họ không có dạng nhân tính này, thì khi tin Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật, họ có thể đạt được gì? Những năm qua chúng ta đã thông công không ít về lẽ thật, phương diện nào cũng có nói đến, nếu người ta không để tâm, không có tâm thái nghiêm túc, chuyện gì cũng tạm bợ, chẳng chu đáo, thì có thể đạt đến hiểu lẽ thật được không? Có những người nói: “Con không đạt đến hiểu lẽ thật, thì con sẽ ghi nhớ những đạo lý và thuật ngữ này, như vậy chẳng phải là được rồi sao?”. Làm như vậy thì cuối cùng có thể đạt được lẽ thật không? Ngươi không có dạng nhân tính bình thường này, nhân tính của ngươi không có những thứ này, nghĩa là khi đối đãi với mọi chuyện, ngươi không chu đáo và kỹ lưỡng, không nghiêm túc và có trách nhiệm, thì đối với ngươi, lẽ thật đều biến thành đạo lý, khẩu hiệu và quy định. Ngươi không đạt được lẽ thật bởi vì ngươi đâu có hiểu được lẽ thật. Còn nữa, ngươi chẳng quản lý cho tốt môi trường sống, quy luật sinh hoạt và cách sống của mình, vậy thì ngươi có thể bước vào đủ mọi nguyên tắc và câu nói có liên quan đến lẽ thật hay không? Ngươi không bước vào được đâu. Ngoài ra, con người sống thì phải yêu thích những điều tích cực, phải có thái độ ghê tởm và ác cảm từ sâu thẳm nội tâm đối với những điều tiêu cực và tà ác, như vậy thì mới có thể bước vào một vài lẽ thật. Nghĩa là ngươi mưu cầu lẽ thật thì phải có một thái độ đúng đắn, một tâm thái chính trực, ngươi phải là một người đứng đắn và nghiêm túc, người như vậy mới có thể đạt được lẽ thật. Nếu người ta không có liêm sỉ, làm ra biết bao việc tà ác, phản nghịch Đức Chúa Trời và đi ngược lại lẽ thật mà trong lòng cứ tê liệt, không cảm nhận được gì, cũng không đặt nặng chuyện này, thì lẽ thật còn có tác dụng gì đối với người đó hay không? Chẳng có tác dụng gì cả. Lẽ thật chẳng có tác dụng nơi ngươi, không thể ràng buộc ngươi, không thể khiển trách ngươi, không thể nắm thế chủ đạo trong ngươi, cũng không thể chỉ cho ngươi phương hướng và con đường, vậy thì ngươi gặp phiền phức rồi. Người chẳng có chút liêm sỉ nào thì có thể hiểu lẽ thật không? Để một người có thể hiểu lẽ thật thì trước tiên trong lòng họ phải nhạy cảm với những điều tích cực và tiêu cực. Chỉ cần nghe hoặc tiếp xúc với những điều tiêu cực hoặc tà ác, thì trong lòng họ sẽ thấy ác cảm. Bản thân họ mà làm những việc đó thì sẽ thấy hổ thẹn và bất an. Họ có thể yêu thích lẽ thật trong lòng, có thể tiếp nhận lẽ thật vào lòng, dùng lẽ thật để ràng buộc bản thân, cũng có thể xoay chuyển tình trạng sai lầm. Đây chẳng phải là điều mà nhân tính bình thường nên có sao? (Thưa, phải.) Có những thứ này rồi thì người ta mưu cầu lẽ thật có dễ dàng không? Nếu không có những thứ này, dù người ta có nói đến chuyện mưu cầu lẽ thật thì cũng chỉ là lời sáo rỗng, trong lòng thiếu những điều tích cực thì làm sao mà ổn được! Bên trong nhân tính bình thường của ngươi mà có những thứ này, thì lẽ thật mới có thể bén rễ, sinh hoa, kết quả trong ngươi, có thể đem lại tác dụng. Ngươi hiểu lẽ thật rồi thì sẽ có thể thay đổi tư tưởng của mình, ràng buộc hành vi của mình, tâm tư bại hoại của ngươi sẽ ngày càng ít đi, như vậy mới là sự thay đổi thực sự.

Trong số những biểu hiện của nhân tính bình thường mà chúng ta nói đến hôm nay, các ngươi có được bao nhiêu rồi? Các ngươi còn thiếu bao nhiêu? Các ngươi có được những gì rồi? (Thưa, có liêm sỉ.) Có liêm sỉ là không tệ. Liêm sỉ là điều tối thiểu nên có. Còn gì nữa? Khi đối đãi với con người, sự việc và sự vật, các ngươi có tâm lý và thái độ chu đáo và kỹ lưỡng không? Ta thấy các ngươi làm gì cũng linh tinh lang tang, lờ đờ uể oải và chểnh mảng, nhìn những việc các ngươi làm là Ta cứ thấy nóng ruột. Bản thân các ngươi có thể ý thức được những vấn đề này không? Ý thức được những vấn đề này rồi thì trong lòng các ngươi có lo lắng không? (Thưa, có lo lắng.) Lo lắng như thế nào? Nói đi. (Thưa, vừa rồi khi nghe Đức Chúa Trời thông công xong thì con cảm thấy bản thân không có nhân tính gì, cảm thấy mình đã dùng tâm thái chẳng thèm đếm xỉa mà tiếp cận bổn phận và những chuyện trong cuộc sống. Con còn cách rất xa tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời yêu cầu, và con có chút sợ hãi.) Nhân tính của các ngươi còn thiếu sót nhiều lắm, phải vậy không? Các ngươi cảm thấy tin Đức Chúa Trời nhiều năm rồi, đã nghe nhiều lẽ thật rồi, vậy mà những thứ nền tảng nhất trong nhân tính cũng không có, sao có thể không thấy nóng ruột được? Có những người biết được chút kỹ thuật, nhưng làm gì cũng tồi, cũng đều là thứ phẩm, không đạt tiêu chuẩn, thế mà họ không tìm tòi cách làm tiên tiến và tiêu chuẩn, đầu óc họ như vậy có phải là quá lạc hậu không? Chẳng hạn như có người bảo họ lắp cửa, thì họ nói: “Ở quê tôi, đa số cửa đều là một cánh”. Làng quê nhỏ của họ đâu phải là tiêu chuẩn, họ nên xem cách người ta lắp cửa ở các doanh nghiệp và tòa nhà chung cư ở các thành phố lớn, rồi dựa vào tình hình thực tế mà làm. Thế mà họ mở miệng nói: “Ở quê tôi không làm cửa hai cánh. Ở đây đâu có đông người, mà có đông thì cũng chẳng sao cả, cứ chen nhau mà vào thôi”. Người khác nói: “Người ta chen nhau vào, qua một thời gian dài thì khung cửa sẽ hỏng. Chúng ta bàn bạc đi. Lần này anh phá lệ làm cửa hai cánh có được không?”. Họ nói: “Không được! Phải làm cửa một cánh, không được làm hai cánh. Anh và tôi, ai mới là người hiểu kỹ thuật đây? Tôi hiểu, vậy tại sao anh không nghe tôi? Anh phải nghe theo tôi!”. Bảo họ dựa theo tình hình mà làm thì họ không chịu nghe, cứ nhất quyết đòi làm cửa nhỏ, như vậy chẳng phải là lừa người sao? Bảo họ lắp vách kính ngăn cách bên trong với bên ngoài để đón ánh sáng và tạo cảm giác rộng rãi về không gian, thì họ bảo: “Lắp kính làm gì chứ? Lắp kính thì sẽ không an ninh, phải không nào? Tôi không lắp kính đâu, làm cửa hai cánh là được rồi. Ở quê tôi toàn làm cửa thế này”. Họ lúc nào cũng nói những câu như “ở quê tôi”, “ở nhà tôi”, “tôi học kỹ thuật thế này” mà áp chế người khác. Đây là lẽ thật sao? (Thưa, không phải.) Đối với chuyện bên ngoài mà dùng thái độ đó, thì trong nhân tính họ thiếu thứ gì? Là thiếu lý tính. Cụ thể là thiếu thứ gì trong lý tính? Là thiếu kiến thức. Họ luôn cảm thấy quê mình cái gì cũng đúng, cái gì cũng cao nhất, cái gì cũng là lẽ thật, lý tính như vậy chẳng kém sao? Lý tính bình thường thì nên thế nào? Họ nên nói: “Tôi làm nghề này đã nhiều năm, nhưng chưa thấy được nhiều. Ở quê tôi toàn làm loại cửa này, để xem người ở đây làm cửa to chừng nào. Chúng ta sẽ theo cách của người ở đây mà làm. Mỗi nơi mỗi khác, làm việc này thì tôi cũng nên linh hoạt”. Đây chẳng phải là lý tính sao? (Thưa, phải.) Vậy người này có lý tính này không? Không có, nghĩa là không có lý trí. Cuối cùng công việc được thực hiện thế nào? Phải đem ra làm lại. Làm lại thì có phải là tổn thất không? (Thưa, phải.) Thì bị tổn thất. Chuyện như thế này có hay xảy ra không? Có. Họ hoàn toàn cứng đầu, cứng đầu đến mức nào? Ai nói cũng không nghe, ngay cả Ta nói mà cũng không nghe, lại còn cãi Ta. Ta nói: “Anh phải đổi cách đi, không đổi thì không dùng anh nữa”. Vậy mà họ nói: “Ngài không dùng tôi, thì tôi vẫn cứ làm cửa với kích cỡ này!”. Đây là tâm tính gì vậy? Đây mà là nhân tính bình thường sao? (Thưa, không phải.) Đây không phải là nhân tính bình thường, vậy thì là nhân tính gì? Ta thấy có chút giống súc vật. Giống như con bò khát nước, bất kể trên xe chở bao nhiêu hàng hay bao nhiêu người, chỉ cần thấy có vũng nước hoặc dòng sông, là nó kéo xe thẳng đến chỗ đó, bao nhiêu người cản cũng không được. Động vật thì là vậy, còn con người mà cũng có tâm tính đó sao? Con người mà có tâm tính đó thì nhân tính không bình thường, rất nguy hiểm rồi. Họ tìm lý do để gạt ngươi đi, để không nghe lời ngươi, cực kỳ ngoan cố một cách ngu ngốc. Với chút chuyện trong cuộc sống thường nhật mà ngươi cũng không có lòng khiêm tốn tiếp nhận, cứ mang thái độ không chịu lắng nghe ý kiến của người khác và không chịu học hỏi, vậy thì làm sao ngươi có thể tiếp nhận lẽ thật đây? Làm sao ngươi có thể thực hành lẽ thật đây? Mọi người đều nói làm cửa hai cánh là thích hợp, nhưng một chút này mà ngươi cũng không làm được. Đây đâu đến mức là thực hành lẽ thật, chỉ mới là một ý kiến đúng đắn thôi mà ngươi đã không chịu nghe, vậy nếu là chuyện liên quan đến lẽ thật thì ngươi có nghe không? Cũng không nghe đâu, có dạng tâm tính này thì nghe không vào, như vậy thì phiền phức rồi. Trong nhân tính còn không có dạng lý trí này thì còn có thể thực hành lẽ thật gì chứ? Hằng ngày ngươi bận rộn làm chút việc đó là làm vì ai vậy? Toàn là làm theo những gì ngươi thích, theo dục vọng cá nhân của ngươi. Quan điểm của người ta đối với đủ mọi con người, sự vật và sự việc phát sinh trong cuộc sống thường nhật chính là như vậy: “Tôi muốn làm thế nào thì sẽ làm thế đó, tôi nghĩ thế nào thì sẽ làm thế đó, tôi cho là thế nào thì sẽ làm thế đó”. Đây gọi là gì? Là suốt cả ngày, mọi suy nghĩ đều hoàn toàn là ác. Trong lòng mà ác như vậy thì họ làm những việc gì? Có người nào suy nghĩ toàn là ác nhưng hành động lại hợp với lẽ thật không? Như vậy là không đúng rồi, là có mâu thuẫn. Suy nghĩ hoàn toàn ác, xuất phát điểm hoàn toàn ác, nên những việc họ làm, ít nhất là sẽ không được ghi nhớ. Trong những việc không được ghi nhớ, có việc gây nhiễu loạn và gián đoạn, có việc thì phá hoại, có những việc thì tạm bợ. Nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc, thì những việc này thì phải bị định tội. Chuyện chính là như vậy.

Có những người trong lòng có một dạng quan điểm sai lầm, khiến người khác cảm thấy rất ghê tởm. Họ có chút ân tứ và sở trường, hoặc có chút tay nghề và tài cán, biết một loại kỹ năng đặc biệt, sau khi tin Đức Chúa Trời rồi, họ cảm thấy mình là một người cao quý. Thái độ này có đúng không? Quan điểm này là thế nào? Đây có phải là thứ thuộc về tư duy của nhân tính bình thường không? Không phải. Vậy đây là cách nghĩ gì? Đây có phải là không có lý trí không? (Thưa, phải.) Họ cho rằng: “Tôi biết chút tay nghề thì tôi cao hơn người bình thường, trong nhà đức chúa trời thì tôi giỏi hơn người bình thường. Tôi là đàn ông, có tay nghề và tài cán, giỏi nói chuyện và có bản lĩnh, ở trong nhà đức chúa trời thì tôi là người giỏi nhất, người được săn đón, ai cũng không được chỉ trỏ sai bảo tôi, ai cũng không được lãnh đạo tôi, ai cũng không được chỉ huy tôi làm bất kỳ việc gì. Tôi có kỹ năng, tôi muốn làm thế nào thì sẽ làm thế ấy, không cần suy xét đến nguyên tắc, tôi làm gì cũng đúng, làm gì cũng hợp lẽ thật”. Quan điểm này thế nào? Có dạng người như vậy không? Dạng người này không phải ít, họ đến nhà Đức Chúa Trời để khoe mẽ. Họ dùng sở trường và kỹ năng của mình để làm bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời thì được, nhưng họ dùng chúng để khoe mẽ thì tính chất vấn đề khác đi rồi. Tại sao lại gọi là khoe mẽ? Vì họ xem những người tin Đức Chúa Trời là kẻ ngốc, chẳng ra gì. Vậy chẳng phải là có vấn đề về tư duy sao? Đây chẳng phải là có vấn đề về lý tính sao? Trên thực tế, đây là chuyện gì? Những người tin Đức Chúa Trời kia thật sự chẳng ra gì sao? (Thưa, không phải.) Vậy tại sao họ lại nhìn nhận như vậy? Tại sao họ lại có cách nghĩ như vậy? Cách nghĩ này do đâu mà có? Có phải là do học từ người ngoại đạo không? Họ cho rằng những người tin Đức Chúa Trời này chẳng ra gì, đều là những người vợ, người chồng ở nhà nội trợ, đều là nông dân, là tầng lớp thấp trong xã hội. Cách nhìn nhận của họ giống với con rồng lớn sắc đỏ. Họ cho rằng những người tin Đức Chúa Trời này đều không có bản lĩnh, ở trong xã hội thì không ngóc đầu lên được, không có đường để đi, không có chỗ nào để nương tựa nên mới tin Đức Chúa Trời. Họ cảm thấy mình có chút năng lực, hiểu chút nghiệp vụ, biết một ít kỹ năng, thì họ là nhân tài trong nhà Đức Chúa Trời. Cách nghĩ này có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Không đúng ở chỗ nào? Họ cho rằng trong nhà Đức Chúa Trời không có cao nhân, họ biết chút nghiệp vụ là đã muốn nắm quyền và định đoạt. Có dạng người như thế không? Bên cạnh các ngươi, hay là trong số người mà các ngươi quen biết, có người như vậy không? Có một số người biết kỹ năng về phương diện này kia, được cho làm nhóm trưởng hoặc người phụ trách, thế là họ cảm thấy mình làm quan rồi. Họ cảm thấy mình có tiếng nói quyết định trong nhà Đức Chúa Trời, cảm thấy không có ai nghĩ cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời bằng họ, không ai bảo vệ lợi ích nhà Đức Chúa Trời bằng họ, không ai có lòng trung thành bằng họ. Chuyện gì họ cũng muốn quản, cũng muốn can dự, nhưng mà chuyện gì họ cũng quản không tốt, lại không tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, thậm chí lời Ta nói mà họ còn không nghe. Có dạng người này không? (Thưa, có.) Có dạng người như vậy. Họ mượn danh nghĩa là biết kỹ năng về phương diện nào đó, rồi muốn quản hết mọi người, muốn làm quan. Chẳng hạn như anh chị em làm gì không hợp ý họ, là họ nói: “Phải quản mấy người này, họ loạn quá rồi!”. Người tin Đức Chúa Trời thì hễ có bất kỳ vấn đề gì cũng phải thông công về lẽ thật. Đây đâu phải là doanh trại mà phải thực hành quản chế kiểu quân sự. Chuyện trong hội thánh thì phải dùng cách thông công về lời Đức Chúa Trời để khiến mọi người hiểu lẽ thật, vậy mới có thể giải quyết vấn đề, ai không tiếp nhận lẽ thật mà bừa phứa làm càn thì có thể bị tỉa sửa, ai thà chết cũng không chịu tiếp nhận lẽ thật thì mới có thể áp dụng biện pháp quản chế. Có những người làm người phụ trách hoặc lãnh đạo và người làm công, họ biết rõ bản thân mình không có thực tế lẽ thật, vậy mà lại luôn muốn có tiếng nói quyết định trong nhà Đức Chúa Trời, những người này có lương tâm và lý trí không? Họ chỉ biết chút kỹ năng nghiệp vụ, chứ không hiểu chút lẽ thật nào, vậy mà cảm thấy mình thật hữu dụng, có năng lực, và giỏi hơn người bình thường trong nhà Đức Chúa Trời. Họ muốn đứng ở địa vị cao trong hội thánh để làm mưa làm gió, một mình có tiếng nói quyết định. Họ không tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, mà muốn hành động dựa theo ý riêng và sở thích của mình. Đây là vấn đề gì? Đây chẳng phải là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ sao? Dạng người này có lý trí của nhân tính bình thường không? Một chút cũng không có. Về phương diện nhân tính bình thường, chúng ta thông công đến đây thôi.

Mổ xẻ về cách kẻ địch lại Đấng Christ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời

III. Mổ xẻ về việc kẻ địch lại Đấng Christ không cho phép người khác can thiệp, hỏi han hay giám sát mình trong công tác

Chúng ta tiếp tục nói về chủ đề được thông công lần trước, mục thứ tám trong những biểu hiện khác nhau của kẻ địch lại Đấng Christ: Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời. Chúng ta đã chia mục này thành bốn điều nhỏ. Lần nhóm họp trước đã thông công về hai điều: Thứ nhất là họ không thể hợp tác với bất kỳ ai, thứ hai là họ có dã tâm và dục vọng khống chế, chinh phục mọi người. Điều thứ ba là gì? Đó là họ nhận bất kỳ công tác nào cũng không cho phép người khác can thiệp, hỏi han hay giám sát mình. “Nhận bất kỳ công tác nào” là bao gồm những gì? Bao gồm đủ loại công tác mà lãnh đạo và người làm công phụ trách, bao quát cả công tác mà những người phụ trách và trưởng nhóm chịu trách nhiệm, cũng có thể là một công tác mang tính nghiệp vụ, hoặc là công tác của một cá nhân. Người nhận bất kỳ công tác nào này có thể là lãnh đạo hoặc người làm công, cũng có thể là một anh chị em bình thường. Không cho phép người khác can thiệp, hỏi han hay giám sát thì là tình trạng gì? Chúng liên quan đến những biểu hiện nào? Đây là một biểu hiện nữa nằm trong biểu hiện thứ tám của kẻ địch lại Đấng Christ, một sự bộc lộ nữa về thực chất của họ. Trong đủ loại bổn phận, có những công tác mang tính nghiệp vụ, có những công tác liên quan trực tiếp đến lối vào sự sống. Nghiệp vụ thì liên quan đến đủ mọi mặt như kỹ thuật, tri thức, học vấn và nhân sự, tất cả chúng đều được bao gồm trong này. Có những người nhận một công tác rồi thì bắt đầu một mình làm lấy, không muốn bàn thảo với người khác, có khó khăn cũng không muốn tìm kiếm ý kiến của người khác, mà muốn tự mình kiểm soát, một mình định đoạt. Cho dù có người khác nêu chút ý tưởng và ý kiến, cũng như muốn giúp đỡ họ, thì họ có tiếp nhận hay không? (Thưa, không tiếp nhận.) Họ không thể tiếp nhận. Đây là loại tâm tính gì vậy? Khi làm bổn phận, họ không cho phép người khác can thiệp, hỏi han hay giám sát, thì họ đang bị tâm tính gì chi phối? Họ cho rằng: “Mình biết nghiệp vụ, cũng biết lý luận của phương diện này. Hội thánh đã giao công tác này cho mình, thì mình phải tự làm lấy”. Họ thường lấy lý do mình hiểu nghiệp vụ và là người trong nghề mà từ chối tiết lộ cho người khác những tin tức liên quan đến công tác và tiến độ công tác. Thậm chí khi công tác xuất hiện sơ suất, sai lầm và sai sót, thì họ cũng không muốn để cho người khác biết. Ngay khi có người biết chuyện và muốn hỏi han, can dự hoặc nắm rõ chuyện, thì họ đều từ chối trả lời. Họ nói rằng: “Chuyện trong phạm vi công tác của tôi thì là địa bàn của tôi, anh không có quyền hỏi han. Hội thánh không giao việc này cho anh mà giao cho tôi, tôi phải bảo mật”. Lý do này có hợp lý không? Bảo mật như vậy có đúng không? (Thưa, không đúng.) Tại sao lại không đúng? Đem tình hình công tác, những sơ suất và vấn đề xuất hiện trong công tác, cũng như những dự tính và phương hướng công tác, mà thông công với người khác, thì có tính là tiết lộ chuyện cơ mật không? (Thưa, không tính.) Không tính, ngoại trừ trường hợp cá biệt, nói chi tiết ra thì sẽ gây nguy hiểm tiềm ẩn cho an toàn của hội thánh, nên không hợp để nói với người khác, trường hợp đó thì có thể bảo mật. Nhưng nếu lấy cớ bảo mật mà từ chối cho người khác biết về những chuyện trong phạm vi công tác của mình, chống đối và từ chối người khác hỏi han, thăm dò và nghe ngóng, dù đó là lãnh đạo và người làm công hay anh chị em bình thường, vậy thì đây là vấn đề gì? Chẳng hạn như có chuyện họ muốn làm thế này, nhưng người khác bảo họ: “Nếu làm như thế này thì lợi ích của nhà Đức Chúa Trời sẽ bị tổn thất, anh sẽ đi chệch đường. Chúng ta có thể làm như thế kia không?”. Thế là họ thầm nghĩ: “Nếu làm theo lời anh nói, thì chẳng phải người khác sẽ biết tôi không ra gì à? Công lao sẽ chẳng biến thành của anh sao? Không được, tôi có đi chệch đường cũng không làm theo ý anh đâu. Tôi mặc kệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời bị tổn thất, danh tiếng, địa vị và uy danh của tôi mới quan trọng!”. Cho dù việc họ làm là sai, thì họ vẫn cứ làm, không cho phép bất kỳ ai can thiệp. Đây chẳng phải là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ sao? (Thưa, phải.) Việc không cho phép người khác can thiệp thì có tính chất gì? Đây chính là làm việc kinh doanh riêng. Họ không xem lợi ích của nhà Đức Chúa Trời là quan trọng, không đặt công tác của nhà Đức Chúa Trời làm tâm điểm, không dựa theo nguyên tắc này mà công tác. Thay vào đó, khi công tác, họ đặt lợi ích cá nhân, địa vị và uy danh của mình làm tâm điểm. Công tác và lợi ích của nhà Đức Chúa Trời còn phải phục vụ cho lợi ích và địa vị cá nhân của họ, cho nên họ không cho phép người khác can thiệp và hỏi han về công tác của họ. Họ cho rằng ngay khi người khác can thiệp vào công tác của họ, thì địa vị và lợi ích của họ sẽ bị đe dọa, những khuyết điểm, thiếu sót của họ, cùng với những vấn đề và lệch lạc trong công tác của họ sẽ dễ bị bại lộ. Vì vậy mà họ cố sống cố chết không cho phép người khác can thiệp vào công tác của họ, cũng không tiếp nhận sự hợp tác và giám sát từ bất kỳ ai.

Kẻ địch lại Đấng Christ, bất kể làm công tác gì cũng đều sợ Bề trên nắm rõ và hỏi han. Nếu Bề trên hỏi han về tình trạng công tác và tình hình nhân sự, thì họ sẽ qua quýt, nói mấy câu hời hợt, nói ra vài chuyện mà họ cho rằng Bề trên có thể được biết và dù Bề trên biết thì cũng không có hậu quả gì. Nếu Bề trên mà hỏi tiếp về những chuyện khác, thì họ sẽ cho rằng đó là đang can thiệp vào bổn phận của họ, can thiệp vào “chuyện nội bộ” của họ. Họ sẽ không nói thêm với Bề trên nữa, sẽ giả bộ ngớ ngẩn, lừa dối và che đậy. Đây có phải là cự tuyệt sự giám sát của nhà Đức Chúa Trời không? (Thưa, phải.) Nếu có ai phát hiện ra vấn đề của họ và muốn phơi bày, phản ánh lên Bề trên, thì họ sẽ làm thế nào? Họ sẽ ngăn trở và chặn đứng, thậm chí là đe dọa: “Anh mà nói ra, rồi chúng ta bị Bề trên tỉa sửa, thì anh tự gánh hết trách nhiệm đi. Nếu có tỉa sửa thì sẽ tỉa sửa anh cho mà xem!”. Đây chẳng phải là muốn tạo vương quốc độc lập sao? (Thưa, phải.) Bề trên hỏi han gì cũng không được, bất kỳ ai cũng không có quyền biết những chuyện trong phạm vi công tác của họ, không có quyền thăm dò, càng không có quyền đưa ra đề xuất. Nếu họ đã nhúng tay vào một công tác nào đó, thì chuyện trong phạm vi công tác đó chỉ có một mình họ được định đoạt, chỉ họ mới được kiểm soát, chỉ họ mới được làm việc và nói năng tùy tiện. Họ làm gì cũng có lý, ngay khi có người hỏi han, thì họ dùng đến biện pháp gì? Qua quýt và che đậy. Còn gì nữa? (Thưa, lừa dối.) Đúng vậy, là lừa dối, thậm chí là tạo hình tượng giả cho ngươi xem. Chẳng hạn như, có lãnh đạo hội thánh hoặc chấp sự rao truyền phúc âm nọ, biết rõ hội thánh mà mình phụ trách chỉ đưa về được ba người trong một tháng, quá ít so với các hội thánh khác, và họ cảm thấy không có cách nào giải trình với Bề trên, thế là họ làm gì? Đến lúc báo cáo công tác, họ thêm một con số không sau số ba, nói rằng đã đưa về được 30 người. Có người biết chuyện thì chất vấn họ: “Đây chẳng phải là lừa dối sao?”. Họ nói: “Lừa dối gì chứ? Tháng sau đưa về được 30 người để bù vào là được chứ gì?”. Họ còn nói lý lẽ cơ đấy. Nếu có ai nghiêm túc với chuyện này và muốn báo cáo tình hình thực tế lên Bề trên, thì họ cho rằng người này gây phiền phức cho họ, thế là họ kiếm chuyện với người này, đàn áp và xử lý người này, khiến người này gặp phiền phức. Đây chẳng phải là trừng trị người ta sao? Đây chẳng phải là hành ác sao? Khi làm công tác, họ chẳng bao giờ tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, vậy thì họ làm công tác với mục đích gì? Chính là để bảo vệ địa vị và bát cơm của họ. Bất kể làm việc xấu gì, họ cũng không hề nói cho người khác biết ý định và động cơ trong hành động của họ, lại còn bảo mật nghiêm ngặt, trong mắt họ đây là chuyện cơ mật. Với loại người này, chủ đề nhạy cảm nhất là gì? Chính là khi ngươi hỏi họ: “Thời gian qua anh làm gì? Làm bổn phận có hiệu quả không? Phạm vi công tác của anh có bị nhiễu loạn và gián đoạn không? Anh xử lý thế nào? Công tác có đúng hạn không? Khi làm bổn phận, anh có lòng trung thành không? Anh đưa ra những quyết định về công tác đó thì có gây tổn thất gì cho nhà Đức Chúa Trời không? Có lãnh đạo nào không đạt tiêu chuẩn và nên bị cách chức không? Những người có tố chất tốt và tương đối mưu cầu lẽ thật thì có được đề bạt và bồi dưỡng chưa? Anh có đàn áp người nào không phục anh không? Anh nhận biết được gì về tâm tính bại hoại của mình? Anh là loại người gì?”. Đối với họ, những chủ đề này là nhạy cảm nhất, họ sợ nhất là có ai hỏi những chủ đề này, họ không chờ ngươi hỏi mà đã vội vàng tìm chủ đề khác để che đậy. Họ muốn dùng đủ mọi cách để đánh lừa ngươi, khiến ngươi không biết tình hình thực tế rốt cuộc thế nào. Họ luôn khiến ngươi rơi vào trạng thái mông lung, chẳng nhìn ra công tác của họ rốt cuộc đã làm đến mức độ nào rồi, chẳng hề có chút minh bạch gì cả. Loại người này có đức tin chân thật vào Đức Chúa Trời không? Có kính sợ Đức Chúa Trời không? Không. Họ chẳng bao giờ chủ động báo cáo về công tác hay những sai sót của họ trong công tác. Họ có gặp khó khăn, hoặc có gì không hiểu, thì cũng chẳng bao giờ hỏi, tìm kiếm hay mở lòng thổ lộ, mà thậm chí còn che đậy, bịt mắt và lừa dối. Kẻ địch lại Đấng Christ mà làm công tác thì chẳng có chút gì minh bạch cả, trừ phi Bề trên ép hỏi, bắt họ báo cáo và giải trình đúng sự thật, thì họ mới miễn cưỡng nói một chút. Nhưng những chuyện liên quan đến danh tiếng và địa vị của họ thì có chết họ cũng không nói, có chết cũng không thổ lộ nửa lời, họ cứ giả vờ mình nghe mà không hiểu. Đây chẳng phải là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ sao? Đây là loại người gì vậy? Loại vấn đề này có dễ giải quyết không? Nếu Bề trên chỉ đạo công tác, thì họ có thái độ gì? Qua quýt. Bề ngoài thì họ có vẻ đồng ý, còn lấy sổ hoặc máy vi tính ra mà hăng hái ghi lại, nhưng ghi chép xong thì ngươi thấy họ có hiểu không, có bắt tay vào việc không? (Thưa, không.) Họ làm bộ cho ngươi thấy thôi, họ đang đóng kịch diễn trò để mê hoặc ngươi thôi. Thực ra trong lòng họ nghĩ gì? “Công tác này giao cho mình rồi thì mình có tiếng nói quyết định. Mình muốn làm thế nào cũng không ai can thiệp được. Phép vua thua lệ làng, nên mình có quyền lực đó. Nếu không phải như vậy thì đừng bảo mình làm, cứ sa thải mình đi”. Trong lòng họ nghĩ như vậy, và họ cũng làm như vậy. Đây là tâm tính gì? Có phải là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ không? (Thưa, phải.) Như vậy thì phiền phức rồi. Ngươi không được can thiệp và hỏi han, cũng không được thăm dò hay nghe ngóng. Họ đặc biệt nhạy cảm, nghĩ bụng: “Đây chẳng phải là Bề trên muốn điều tra vấn đề của mình và công tác của mình sao? Là ai đã để lộ bí mật?”. Họ liền hoảng hốt lo sợ, dốc hết sức mà ngẫm nghĩ xem rốt cuộc ai đã để lộ bí mật, cuối cùng họ nghi ngờ hai người, thế là họ đuổi hai người này đi. Đây là vấn đề gì? Đây chính là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ.

Đặc trưng chính yếu trong tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ là gì? Là bám chặt vào địa vị và khống chế người khác. Họ đạt được địa vị là để khống chế người khác. Chỉ cần họ có địa vị thì sẽ danh chính ngôn thuận mà khống chế người khác. Tại sao lại nói là danh chính ngôn thuận? Công tác này là do Đức Chúa Trời giao cho họ, họ làm công tác này là do anh chị em chọn họ, vậy chẳng phải họ sẽ cảm thấy mình làm thế là danh chính ngôn thuận sao? (Thưa, phải.) Vì vậy chuyện này trở thành vốn liếng của họ, ý là: “Không phải các người chọn tôi sao? Chọn tôi rồi thì phải tin tưởng tôi chứ. Chẳng phải người ngoại đạo có câu ‘Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng’ sao?”. Họ còn lấy cả danh ngôn của Sa-tan mà áp dụng vào đây. Câu này là lẽ thật sao? (Thưa, không phải.) Đây là tà thuyết và luận điệu sai lầm của Sa-tan. Ngươi mà hỏi han về công tác của họ là họ liền tìm ra một bộ lý luận: “‘Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng’. Anh dùng tôi thì không được nghi ngờ tôi. Anh mà không biết tôi là người thế nào, không nhìn thấu được tôi thì đừng dùng tôi. Vì anh đã dùng tôi, thì tôi phải đứng ở địa vị này, tôi phải có tiếng nói quyết định”. Công tác có chuyện gì cũng phải do họ định đoạt, không để họ định đoạt thì không được, tìm cộng sự cho họ cũng không được, người khác giám sát và chỉ đạo họ cũng không được. Nếu có người đến tra hỏi về công tác của họ thì họ bảo là không được, họ cảm thấy bản thân không có sai lầm gì, không cần phải kiểm tra họ. Họ lợi dụng địa vị và chức quyền mà khống chế người khác, khống chế nơi làm việc và khống chế công tác của hội thánh như lẽ đương nhiên. Đây chẳng phải là tạo vương quốc độc lập sao? Đây chẳng phải là kẻ địch lại Đấng Christ sao? Nhà Đức Chúa Trời để ngươi làm công tác này, làm bổn phận này, chứ đâu để ngươi ở đó mà nắm quyền và làm kẻ độc tài. Như vậy chẳng phải họ đã hiểu lầm tâm ý của Đức Chúa Trời và sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời sao? Tại sao họ luôn nắm lấy địa vị và quyền lực, chứ chẳng cố làm cho tốt bổn phận? (Thưa, vì họ bị tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ chi phối.) Đúng vậy, đây chính là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Hội thánh sắp xếp công tác, tại sao họ có thể hiểu lầm được chứ? Chính là vì họ vốn thích khống chế người khác, thực chất bản tính của họ là vậy, họ chính là thứ này. Sắp xếp công tác cho họ thì họ cho rằng bản thân có quyền lực và địa vị rồi, có thể khống chế trong địa bàn của mình rồi, ngươi mà đến địa bàn của họ thì phải nghe lời họ. Chẳng hạn như, nhà Đức Chúa Trời sắp xếp một lãnh đạo đến kiểm tra công tác của kẻ địch lại Đấng Christ, người này và kẻ địch lại Đấng Christ đều là lãnh đạo, đồng cấp với nhau. Kẻ địch lại Đấng Christ nói: “Chị là lãnh đạo hội thánh, tôi cũng là lãnh đạo hội thánh, chúng ta đồng cấp với nhau. Chị đừng can thiệp chuyện của tôi, tôi cũng không can thiệp chuyện của chị. Chị không cần thông công với tôi làm gì, chị không xứng đâu! Còn nữa, chị muốn nghe ngóng tình hình ở hội thánh của tôi, chị có lệnh của Bề trên không? Đem chứng cứ ra đây tôi xem”. Lãnh đạo kia mới nói: “Bề trên chỉ bảo tôi truyền lại vài lời. Không tin tôi thì cứ đi mà hỏi”. Kẻ địch lại Đấng Christ nói: “Vậy chị dựa vào cái gì mà thông công với tôi, lại còn muốn chỉ trích tôi? Chị dựa vào cái gì mà hỏi han về chuyện trong phạm vi công tác của tôi? Chị không có tư cách đâu!”. Những lời này có hợp với lẽ thật không? (Thưa, không hợp.) Đây là cách làm gì? Chỉ có kẻ địch lại Đấng Christ mới làm như vậy. Người ngoại đạo có câu: “Quan hơn một cấp đủ ép chết người”. Họ so kè xem ai có chức cao hơn, có thế lực lớn hơn, có năng lực mạnh hơn và quản nhiều người hơn. Ở nhà Đức Chúa Trời, kẻ địch lại Đấng Christ so kè với người khác về những thứ này, chẳng phải họ đến nhầm chỗ để so kè rồi sao? Người bình thường có tâm tính bại hoại nhưng không nằm trong loại người địch lại Đấng Christ, thì khi gặp lãnh đạo hội thánh đồng cấp, họ có suy nghĩ kiểu này không? Họ sẽ bộc lộ gì đó, nhưng vẫn có thể thông công với lãnh đạo đó một cách bình thường. Họ tuyệt đối sẽ không nói: “Chị mà đòi hỏi han về công tác của tôi, chị xứng sao?”. Bởi vì người ta có lý trí bình thường và lòng kính sợ Đức Chúa Trời, nên sẽ không dám nói lời đó. Biểu hiện của việc có lý trí bình thường là gì? Người ta sẽ nghĩ: “Cho mình lãnh đạo hội thánh chính là Đức Chúa Trời đang tôn cao mình, đang giao cho mình sự ủy thác. Đây là bổn phận của mình. Đức Chúa Trời mà không cho mình sự ủy thác thì mình đâu có là gì. Đây đâu phải là một chức quan. Công tác của hội thánh, tình hình của các anh chị em và kinh nghiệm của tôi trong công tác, tôi có thể thông công với chị về những chuyện này”. Kẻ địch lại Đấng Christ có thể thông công với người ta về những chuyện này không? Không thể, họ tuyệt đối sẽ không để lộ ra những chuyện đó. Vì vậy, loại người địch lại Đấng Christ thì có dục vọng về địa vị và quyền lực quá lớn so với người thường, lại còn xảo trá và nham hiểm. Sự xảo trá và nham hiểm của họ biểu hiện ở chỗ nào? (Thưa, họ làm gì cũng không nói với người khác, không trực tiếp nói cho người khác biết.) Chính là bất kể chuyện gì, họ cũng cảm thấy đó là bí mật, không nên nói với người khác, chuyện gì họ cũng đề phòng người khác, cũng bao bọc, che đậy, giấu giếm. Vì vậy mà khi giao tiếp với người khác, họ có thể trao đổi và chuyện trò một cách bình thường được không? Họ có thể nói ra đôi lời từ trong lòng không? Không thể. Họ chỉ nói vài lời quan cách về chuyện bề ngoài, những lời dễ nghe, khiến ngươi không nắm bắt được thực tình. Ngươi tiếp xúc với họ một thời gian thì sẽ cảm thấy: “Người này nhìn bề ngoài thì không phải là kẻ ác, nhưng mình cứ có cảm giác lòng họ sao mà xa cách với người khác đến vậy? Tại sao khi tiếp xúc với họ cứ thấy gượng gạo? Cứ cảm thấy không thể dò thấu họ”. Các ngươi từng có cảm giác này chưa? (Thưa, có.) Đây chính là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, với ai họ cũng đề phòng. Tại sao họ lại đề phòng? Chính là vì trong mắt họ, ai cũng có thể trở thành mối đe dọa đến địa vị của họ, hễ họ không cẩn thận, không chú ý, là sẽ có khả năng để cho người khác biết tình hình thực tế, biết con người thật của họ, vậy thì địa vị của họ sẽ không vững. Cho nên, gặp phải ai đang nghe ngóng về tình hình công tác của họ, tình hình làm bổn phận của họ và tình hình con người họ, thì che đậy được gì, họ sẽ che đậy, lấp liếm được gì, họ sẽ lấp liếm, lấp liếm không được thì họ nghĩ đủ mọi cách mà điều đình, hoặc là trốn đi không để ngươi thấy mặt. Có những kẻ địch lại Đấng Christ có tâm tính rất quái dị, khi họ sống ở giữa một tập thể, ngươi chẳng thấy họ qua lại bình thường với ai, cũng chẳng thấy họ chuyện trò bình thường với bất kỳ ai. Ngày nào họ cũng lẳng lặng một mình, đến giờ ăn thì xuất hiện, ăn xong lại chẳng thấy bóng dáng họ đâu. Họ luôn lặn mất tăm. Tại sao họ không qua lại với người khác? Chuyện gì họ cũng nói với người nhà, vậy tại sao lại chẳng nói lời nào với anh chị em? Người ngoại đạo có câu “Nói nhiều tất sai”. Loại người này tin thờ điều này, không để mình nói bừa, ai biết được có câu nào đó sẽ làm lộ tẩy họ, sẽ làm bại lộ điểm yếu của họ, biết đâu có câu sẽ khiến người khác khinh thường họ, khiến người khác biết được tình hình thực tế của họ. Vì vậy mà họ cố hết sức né tránh người khác. Việc họ né tránh này là vô ý hay là do một thứ gì đó chi phối? Chính là do có thứ gì đó chi phối. Dạng người này quang minh chính đại hay hèn hạ? (Thưa, là người hèn hạ.) Chắc chắn là người hèn hạ. Loại người địch lại Đấng Christ không chỉ có biểu hiện này. Hầu như lúc nào họ cũng không chuyện trò với người khác, không qua lại bình thường với người khác. Có những lúc họ cũng có thể nói và giảng, nhưng họ nói những chuyện gì, nội dung gì? Họ giảng câu chữ và đạo lý, phô trương bản thân, nói bản thân có thể làm công tác thực tế, có thể giải quyết vấn đề thực tế, nhưng thực ra họ chẳng có gì cả. Ngươi hỏi họ có khiếm khuyết gì không, có tâm tính kiêu ngạo không, thì họ nói: “Nhân loại bại hoại ai mà chẳng kiêu ngạo?”. Ngươi xem, họ kiêu ngạo mà cũng có căn cứ cả, câu họ nói bao gồm hết mọi người, như thể việc họ kiêu ngạo là chính đáng lắm vậy. Họ chẳng bao giờ biết tìm kiếm lẽ thật, dường như không cảm nhận được công tác có vấn đề và khó khăn gì. Ngươi mà hỏi họ về tình hình thực tế thì chẳng hỏi được gì. Họ không có việc gì làm thì cứ im lặng ngồi đó, còn hễ mở miệng nói chuyện là sẽ bàn về vốn liếng. Họ chẳng bao giờ mở lòng, chẳng nói xem trong bản thân mình có sự phản nghịch thế nào, dục vọng xa xỉ ra sao, giao dịch với Đức Chúa Trời thế nào, đã nói dối ai, có dã tâm gì khi làm công tác. Những chuyện này họ chẳng bao giờ nhắc đến, người khác mà nhắc đến thì họ cũng không thấy hứng thú, thậm chí nếu chuyện liên quan đến vấn đề trong phạm vi công tác của họ, thì họ sẽ chỉ nói lướt qua mấy câu. Tóm lại, bất kỳ ai tiếp xúc với họ, bất kể tiếp xúc trong thời gian bao lâu, nếu muốn hiểu rõ về những chuyện trong phạm vi bổn phận của họ, dù là chuyện nhân sự, nghiệp vụ hay là tiến độ công tác, thì sẽ rất khó khăn. Bất kể ngươi hỏi từ góc độ nào, dù là hỏi bóng gió hay hỏi trực tiếp, hoặc là nghe ngóng từ người xung quanh, thì đều khó mà có kết quả, vất vả vô cùng. Như vậy chẳng phải là nham hiểm sao? (Thưa, phải.) Tại sao nắm được chút tình hình thực tế từ họ mà lại vất vả đến vậy? Tại sao họ lại che đậy nghiêm ngặt đến vậy? Mục đích của họ là gì? Họ muốn giữ gìn địa vị và chén cơm của mình. Họ cho rằng: “Đạt được địa vị này và đi đến được như ngày hôm nay đâu có dễ dàng gì. Nếu nhất thời sơ ý phạm sai lầm mà bị mất mặt thì chẳng phiền phức sao? Hơn nữa, nếu nhà Đức Chúa Trời biết mình có làm một vài việc xấu, thì có khi sẽ xử lý mình cũng nên”. Ngươi có nói thêm bao nhiêu về việc mở lòng thổ lộ, làm người trung thực, làm bổn phận một cách trung thành, thì họ có nghe lọt tai không? Họ nghe mà không lọt tai. Trong họ chỉ có một niềm tin này: Nói bừa nói bậy là toang. Chuyện gì cũng đem ra nói với người khác là không có bản lĩnh, là đồ vô dụng! Niềm tin của họ là vậy. Đây chính là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ.

Kẻ địch lại Đấng Christ làm công tác gì cũng không cho phép người khác can thiệp và hỏi han, càng không cho phép nhà Đức Chúa Trời giám sát. Họ làm vậy vì mục đích gì? Chủ yếu là họ muốn khống chế dân được Đức Chúa Trời chọn, giữ gìn địa vị và quyền lực của mình, nghĩa là giữ gìn chén cơm của mình. Mục đích của họ chủ yếu là vậy. Nếu là lãnh đạo hay người làm công, các ngươi có sợ nhà Đức Chúa Trời hỏi han và giám sát công tác của mình không? Các ngươi có sợ nhà Đức Chúa Trời sẽ phát hiện ra những thiếu sót và sai lệch trong công tác của các ngươi và tỉa sửa các ngươi không? Các ngươi có sợ sau khi Bề trên nắm rõ tố chất và vóc giạc thực sự của các ngươi, thì sẽ nhìn các ngươi bằng con mắt khác và không đề bạt các ngươi không? Nếu ngươi có những nỗi sợ này, thì chứng tỏ ý định của ngươi không phải vì công tác của hội thánh, ngươi đang làm việc vì địa vị và danh tiếng, và điều này chứng tỏ rằng ngươi có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Nếu ngươi có tâm tính của một kẻ địch lại Đấng Christ, thì ngươi có thể bước đi con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ, và có thể làm mọi việc ác của những kẻ địch lại Đấng Christ. Nếu trong lòng ngươi không sợ nhà Đức Chúa Trời giám sát công tác của ngươi, và bất kể Bề trên hỏi han hay tìm hiểu điều gì, ngươi đều có thể phản ánh vấn đề một cách chân thực, không hề giấu giếm, và biết gì nói đó, thì dù cho những gì ngươi nói là đúng hay sai, cho dù ngươi bộc lộ sự bại hoại nào – ngay cả khi ngươi bộc lộ tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ – ngươi cũng sẽ tuyệt đối không bị xác định tính chất là một kẻ địch lại Đấng Christ. Điều quan trọng là liệu ngươi có thể nhận biết tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ trong mình hay không, và liệu ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề này hay không. Nếu ngươi là người tiếp nhận lẽ thật thì tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ trong ngươi có thể được giải quyết. Nếu ngươi biết rõ rằng ngươi có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, ấy thế mà không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết nó, xuất hiện vấn đề thì che đậy và lừa dối, đùn đẩy trách nhiệm, khi bị tỉa sửa còn không tiếp nhận lẽ thật, thì đây là một vấn đề nghiêm trọng, và ngươi không khác gì một kẻ địch lại Đấng Christ. Biết rằng mình có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, tại sao ngươi không dám đối mặt với nó? Tại sao ngươi không thể tiếp cận nó một cách thẳng thắn và nói: “Nếu Bề trên hỏi về công tác của tôi, tôi biết gì sẽ nói nấy, ngay cả khi những việc xấu tôi đã làm bị đưa ra ánh sáng, Bề trên biết chuyện thì không còn dùng tôi nữa, và tôi mất địa vị, thì tôi vẫn sẽ nói rõ những gì mình phải nói”? Ngươi mà sợ bị nhà Đức Chúa Trời giám sát và hỏi han về công tác của mình thì chứng tỏ ngươi trân quý địa vị của mình hơn lẽ thật. Chẳng phải đây là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ sao? Yêu thích địa vị hơn hết thảy, đây chính là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Tại sao ngươi lại trân quý địa vị đến vậy? Địa vị có thể đem lại cho ngươi lợi ích gì? Nếu địa vị mang lại cho ngươi tai họa, khó khăn, xấu hổ và đau khổ, thì ngươi có còn trân quý nó không? (Thưa, không.) Địa vị đem lại cho con người nhiều lợi ích, những thứ như sự ngưỡng mộ, tôn trọng, đánh giá cao và tâng bốc từ người khác. Nó khiến người khác cúi đầu bội phục và nhìn ngươi với ánh mắt kính ngưỡng, còn đem lại cho ngươi cảm giác ưu việt, quyền ưu tiên, cho ngươi có thể diện và có giá trị bản thân. Ngoài ra, ngươi cũng có thể tận hưởng những thứ mà người khác không có được, chẳng hạn như những lợi ích của địa vị và sự biệt đãi, v.v.. Đây là những điều ngươi thậm chí không dám nghĩ đến, cũng là những điều ngươi khao khát trong mơ. Ngươi có trân quý những điều này không? Nếu địa vị đơn thuần là thứ sáo rỗng, không có ý nghĩa thực sự, và việc bảo vệ nó chẳng có tác dụng gì, thì chẳng phải thật ngu xuẩn khi trân quý nó sao? Nếu ngươi có thể buông bỏ những lợi ích và sự hưởng thụ xác thịt, thì danh lợi và địa vị sẽ không còn trói buộc ngươi được nữa. Vậy trước khi giải quyết những vấn đề liên quan đến việc trân quý và mưu cầu địa vị thì phải giải quyết điều gì? Đầu tiên, nhìn thấu tính chất của vấn đề hành ác và làm trò lừa dối, lấp liếm và che đậy, cũng như cự tuyệt sự giám sát, chất vấn và truy cứu của nhà Đức Chúa Trời, để tham hưởng những lợi ích của địa vị. Đây chẳng phải là chống đối và chống lại Đức Chúa Trời một cách trắng trợn sao? Nếu ngươi có thể nhìn thấu tính chất và hậu quả của việc tham hưởng những lợi ích của địa vị thì vấn đề mưu cầu địa vị sẽ được giải quyết. Và nếu không nhìn thấu được thực chất của việc thèm muốn những lợi ích của địa vị, thì vấn đề này sẽ không bao giờ được giải quyết.

Khi làm công tác và làm bổn phận, các ngươi có cộng sự không? Có tiếp nhận sự giám sát không? Có làm gì để ngăn cản người khác can thiệp và hỏi han không? Nếu có ai hỏi han, liệu ngươi có chống đối mà nói: “Anh nghĩ mình là ai mà đòi can thiệp vào chuyện của tôi? Địa vị của tôi cao hơn anh một cấp. Công tác của tôi thì tôi có tiếng nói quyết định. Bề trên đều không hỏi han, thì anh dựa vào cái gì mà hỏi han chứ?”. Có chuyện như vậy không? Tâm tính chính yếu của kẻ địch lại Đấng Christ là gì? Là chiếm địa vị, nắm quyền lực, không làm chút việc gì có lợi cho công tác của nhà Đức Chúa Trời, cũng không nghĩ ra được điều gì vì lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, cứ qua loa, lừa dối, làm cho có lệ. Bề ngoài thì họ rất hăng hái bận rộn, nhưng nhìn họ làm việc thì một là không có tiến triển, hai là không có hiệu suất, ba là hiệu quả chẳng ra gì, rối tinh rối mù. Chỉ có một thứ họ không từ bỏ, chính là dựa vào cơ hội làm chút công tác này mà nắm chặt quyền lực không buông, chỉ cần có quyền là được. Bất kể họ làm công tác gì, dù công tác đó có liên quan nghiệp vụ, đến chuyện bên ngoài, đến đủ mọi phương diện kỹ thuật hay không, thì đều không có sự minh bạch. Không có sự minh bạch là do vô ý sao? Không phải, vô ý thì đâu có gọi là tâm tính, mà là do tố chất kém và không biết làm công tác. Vậy tại sao lại nói tâm tính này là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ? Là vì họ cố ý, trong họ có ý định, họ chủ ý không để ngươi biết, chủ ý tránh né để không gặp mặt ngươi. Họ hạn chế nói chuyện với ngươi, hạn chế trao đổi với ngươi thì sẽ hạn chế để lộ những chuyện này, khỏi bị ngươi chỉ trích và hỏi han suốt, khỏi bị ngươi biết quá nhiều về tình hình thực tế, khỏi bị ngươi nhìn thấu bộ mặt thật của họ. Như vậy có phải là cố ý hay không? Trong đó có ý định gì không? Ý định và mục đích của họ là gì? Chính là họ muốn lừa ngươi, muốn thoát tội, cho ngươi xem một hình tượng giả và không để ngươi biết tình hình thực tế, như vậy thì họ có thể giữ gìn được địa vị và sẽ đắc ý. Có phải tính chất chuyện này là vậy không? (Thưa, phải.) Đây chính là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, là chủ ý lừa dối, bịt mắt và che đậy, mọi việc này đều có chủ ý cả. Các ngươi nói xem, làm công tác gì mà bận rộn đến nỗi không có thời gian gặp mặt người ta? Không có thật sao? Chẳng có công tác nào mà bận rộn đến nỗi không có giờ ăn giờ ngủ, không có thời gian gặp mặt người khác, làm gì có chuyện bận đến mức đó. Có thể tìm được thời gian cho những chuyện này mà, tại sao họ lại không có thời gian để làm vậy? Chính là vì họ không muốn gặp mặt ngươi, không muốn để ngươi hỏi han về công tác của họ. Đây có phải là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ không? (Thưa, phải.) Đây là loại người gì? Có phải là kẻ chẳng tin không? Đây chính là kẻ chẳng tin, mỗi một kẻ địch lại Đấng Christ đều là kẻ chẳng tin. Nếu không thì họ đâu thể biến công tác của nhà Đức Chúa Trời thành của riêng mình và khống chế người đi theo Đức Chúa Trời vào dưới quyền mình. Nếu không thì họ đâu thể làm mấy chuyện đó. Biểu hiện trên hết của kẻ chẳng tin chính là không hề có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, họ mượn danh nghĩa tin Đức Chúa Trời mà mưu đồ lợi ích cho bản thân, cả gan làm loạn, không biết sợ chút nào cả. Về việc họ tin Đức Chúa Trời thì đừng nói đến đức tin chân thật làm gì, đó chỉ là một thứ khẩu hiệu, trong lòng họ chẳng có chút gì là kính sợ Đức Chúa Trời.

Có những người vừa mới nghe người khác muốn can thiệp, giám sát công tác của mình, thì liền có thái độ gì? “Giám sát cũng được, tôi tiếp nhận sự giám sát. Hỏi han cũng được. Nhưng nếu anh thực sự muốn giám sát công tác này của tôi, thì công tác của tôi chẳng có cách nào triển khai được, tay chân tôi như bị trói chặt rồi vậy. Anh cứ luôn muốn có tiếng nói quyết định, khiến tôi trở thành người chấp hành, thì tôi chẳng có cách nào làm được cả. ‘Một núi không thể có hai hổ’”. Đây chẳng phải là một kiểu lý luận sao? Đây là một kiểu lý luận của kẻ địch lại Đấng Christ. Người nói ra những lời này thì có tâm tính gì? Có phải là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ không? “Một núi không thể có hai hổ” là cái gì chứ? Bề trên hỏi han họ một tiếng cũng không được. Nếu như Bề trên không hỏi han, thì ngươi sẽ không đi ngược lại lẽ thật khi hành động sao? Hỏi ngươi một tiếng thì ngươi sẽ có thể làm sai sao? Bề trên sẽ phá rối công tác của ngươi sao? Các ngươi nói xem, Bề trên hướng dẫn về công tác, hỏi han và giám sát công tác, là để công tác được làm tốt hơn hay tệ hơn? (Thưa, tốt hơn.) Vậy tại sao có những người không tiếp nhận kết quả tốt hơn này? (Thưa, do họ bị tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ chi phối.) Đúng vậy, đây chính là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, không phải do bản thân họ. Có ai hỏi han một tiếng về công tác mà họ phụ trách thì họ thấy khó chịu, cảm thấy lợi ích, địa vị và quyền lực của mình bị phân chia cho người khác rồi, thế là họ không thoải mái, cảm thấy kế hoạch và đường đi nước bước của mình bị phá rối, như vậy còn ổn với họ không? Bề trên đề bạt một người để phối hợp với họ, thì họ nghĩ: “Mình đâu dự tính dùng người này, nhưng bề trên cứ khăng khăng rằng người này giỏi và đề bạt anh ta. Trong lòng mình chẳng vui. Làm sao mà phối hợp, làm sao mà cùng công tác với anh ta đây? Bề trên muốn dùng anh ta, thì mình không làm nữa!”. Ngoài miệng họ nói vậy, nhưng trên thực tế, họ có thể thực sự buông bỏ địa vị hay không? Họ đâu có buông bỏ được, việc họ làm chính là đối đầu. Ai làm công tác gì mà gây đe dọa đến địa vị của họ, khiến họ không được nổi bật, phá rối cục diện của họ, thì họ có chịu hay không? Họ không chịu. Chẳng hạn như, Bề trên đề bạt hoặc cách chức ai đó, thì trong lòng họ nghĩ gì? “Làm thế thật chẳng chừa mặt mũi cho người ta gì cả! Cũng không thông qua ý kiến của mình. Dù chức to hay nhỏ thì mình cũng là cấp điều hành, sao trước khi quyết định lại không nói với mình một tiếng? Họ chẳng xem mình là cái thá gì cả!”. Ngươi là ai chứ? Đây là công tác của ngươi sao? Thứ nhất, đây không phải là địa bàn của ngươi; thứ hai, những người này đều không đi theo ngươi, thì tại sao phải đặt nặng ngươi đến vậy? Như vậy có hợp lẽ thật không? Hợp với lẽ thật nào? Bề trên đề bạt hoặc cách chức ai thì đều có nguyên tắc. Tại sao lại đề bạt người ta? Là vì nhu cầu của công tác. Tại sao lại cách chức người ta? Là vì không cần nữa, người này không làm được công tác đó. Ngươi không cách chức người đó, lại không cho Bề trên cách chức, như vậy chẳng phải là làm xằng làm bậy sao? (Thưa, phải.) Có những người nói: “Bề trên muốn gạt bỏ ai đó, thì mình mất mặt biết bao. Bề trên muốn cách chức ai đó thì phải kín đáo nói với mình một tiếng, mình sẽ cách chức người đó, đây là công tác của mình, là việc trong chức trách của mình mà. Mình cách chức người đó thì mọi người sẽ thấy mình có thể nhìn thấu người ta, cũng có thể làm công tác thực tế. Như vậy chẳng vẻ vang sao?”. Các ngươi có cách nghĩ đó không? Có những người muốn có thể diện như vậy, nên họ nói lý lẽ như thế, vậy thì có ổn không? Vậy thì có hợp tình hợp lý không? Khi nhà Đức Chúa Trời làm công tác, một mặt là dựa theo nguyên tắc lẽ thật, mặt khác là căn cứ vào tình hình thực tế, không có cái gọi là vượt cấp, nhất là khi Bề trên đề bạt, cách chức người ta, hoặc hướng dẫn, chỉ thị một công tác nào đó thì càng không có chuyện vượt cấp gì đó. Vậy tại sao kẻ địch lại Đấng Christ lại bới móc những “lỗi” này? Có một điều chắc chắn rằng, vì không hiểu lẽ thật nên họ dùng trí óc con người và những trình tự ngoài thế gian để đánh giá công tác của nhà Đức Chúa Trời. Hơn nữa, mục đích chính yếu của họ còn là để bảo toàn bản thân, để mình có thể diện, làm gì cũng hết sức khôn khéo, không để cấp dưới nhìn ra bất kỳ sai lỗi hay khiếm khuyết gì của họ. Họ tạo vỏ bọc đến mức độ nào? Đến mức người ta nhìn họ thì không thấy có kẽ hở nào, không có sự bại hoại hay khiếm khuyết nào, thấy Bề trên dùng họ và anh chị em bầu họ là rất thích hợp, thấy họ là một người hoàn hảo. Không phải họ suy nghĩ như vậy sao? Đây có phải là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ không? (Thưa, phải.) Đây chính là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ.

Chúng ta vừa mới thông công về một biểu hiện chính yếu của kẻ địch lại Đấng Christ – họ không cho phép người khác can thiệp, hỏi han hay giám sát mình trong công tác. Bất kể nhà Đức Chúa Trời sắp xếp người theo sát, nắm bắt hay giám sát công tác của họ thế nào, thì họ đều dùng đủ mọi cách mà cản trở và cự tuyệt. Chẳng hạn như, có người được Bề trên giao cho một công tác, mà sau thời gian dài vẫn chẳng có chút tiến triển gì. Rốt cuộc họ có làm hay không, làm như thế nào, trong lúc làm có khó khăn hay vấn đề gì, những chuyện này họ đều không thưa với Bề trên, cũng không phản hồi gì. Có những công tác cấp bách và không được để chậm trễ, thế mà họ cứ cù nhây cù nhưa, qua thời gian dài mà vẫn chưa hoàn thành, nên Bề trên phải hỏi han. Vừa bị hỏi han là họ thấy mất mặt chịu không nổi, trong lòng chống đối: “Công tác này mới giao cho mình được hơn mười ngày, còn chưa biết tình hình thế nào mà đã đến hỏi han. Bề trên đặt yêu cầu quá cao với người ta rồi!”. Vừa mới hỏi han là họ đã bới lông tìm vết. Đây là vấn đề gì vậy? Các ngươi nói xem, Bề trên hỏi han thì có phải là chuyện bình thường hay không? Một mặt là vì muốn nắm bắt tình hình tiến triển công tác, xem có khó khăn gì cần giải quyết không, ngoài ra còn muốn nắm bắt người làm công tác này có tố chất thế nào, rốt cuộc có thể giải quyết vấn đề và làm tốt công tác hay không. Hầu hết trường hợp là vì Bề trên muốn biết ngọn nguồn tình hình thực tế nên mới hỏi han, đây mà là việc không nên làm sao? Bề trên sợ ngươi không biết giải quyết vấn đề và làm không được công tác này, nên mới hỏi han. Có những người rất chống đối và thấy ác cảm với kiểu hỏi han này, không sẵn lòng để người khác hỏi han. Chỉ cần có ai hỏi han là họ liền chống đối, ngờ vực, luôn ngẫm nghĩ: “Tại sao cứ hỏi han, nắm bắt tình hình mãi vậy? Có phải là không tin mình, không xem mình ra gì không? Nếu không tin mình thì đừng có dùng mình!”. Khi Bề trên hỏi han và giám sát, thì họ chẳng bao giờ thông hiểu, lại còn chống đối. Dạng người này có lý trí hay không? Tại sao họ không chịu để Bề trên hỏi han và giám sát? Tại sao họ lại còn có thể chống đối và phản kháng? Đây là vấn đề gì? Họ không quan tâm bản thân làm bổn phận có hiệu quả không, có làm ảnh hưởng đến tiến độ công tác không. Khi làm bổn phận thì họ không tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, mà muốn gì làm nấy, không suy xét đến hiệu quả và hiệu suất công tác, không suy xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời chút nào, càng không suy xét đến tâm ý của Đức Chúa Trời hay Ngài yêu cầu như thế nào. Trong lòng họ nghĩ: “Tôi làm bổn phận thì tôi có cách của tôi. Ngài đừng đòi hỏi quá cao, cũng đừng yêu cầu quá chi tiết. Tôi có thể làm bổn phận là được rồi, tôi không thể chịu mệt chịu khổ quá nhiều”. Họ không thông hiểu cho việc Bề trên hỏi han và thăm dò, chuyện không thông hiểu này cho thấy họ thiếu thứ gì? Có phải là thiếu thuận phục không? Có phải là thiếu tinh thần trách nhiệm và lòng trung thành không? Họ làm bổn phận mà thực sự có trách nhiệm và lòng trung thành, thì khi Bề trên hỏi han về công tác, họ có bài xích không? (Thưa, không.) Họ sẽ có thể thông hiểu. Nếu như họ thật sự không hiểu được, thì chỉ có một khả năng: đó là họ xem bổn phận là chức nghiệp, là cần câu cơm, cho nên họ vơ vét vốn liếng từ đó, đồng thời biến bổn phận thành điều kiện và quân cờ để đòi thưởng. Họ chỉ làm một chút việc gì nở mày nở mặt để ứng phó với Bề trên, căn bản không xem sự ủy thác của Đức Chúa Trời là bổn phận và nghĩa vụ của mình. Cho nên Bề trên mà hỏi han hoặc giám sát công tác thì trong lòng họ sẽ thấy ác cảm, chống đối. Có phải như vậy không? (Thưa, phải.) Vấn đề này từ đâu mà ra? Thực chất của vấn đề này là gì? Chính là họ có thái độ sai lầm đối với công tác này, họ chỉ suy xét đến sự thoải mái và an nhàn của xác thịt, chỉ suy xét đến địa vị và thể diện của bản thân, chứ chẳng suy xét đến hiệu quả công tác và lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, chẳng hề tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật mà làm việc. Nếu như họ thực sự có một chút lương tâm và lý trí thì sẽ có thể thông hiểu cho việc Bề trên hỏi han và giám sát, sẽ có thể nghĩ trong lòng rằng: “Thật tốt khi có Bề trên hỏi han, không thì mình cứ luôn hành động theo ý riêng và gây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác, chưa biết chừng còn khiến công tác rối tung. Bề trên thông công và kiểm tra, lại còn thực sự giải quyết được vấn đề thực tế, như thế thì quá tốt rồi!”. Nghĩ như vậy thì chứng tỏ đây là người có trách nhiệm. Người này sợ chẳng may công tác mình đảm đương nảy sinh sai sót, thiếu sót, gây tổn thất không thể bù đắp cho công tác của nhà Đức Chúa Trời, thì mình không gánh nổi trách nhiệm. Đây có phải là một dạng tinh thần trách nhiệm không? (Thưa, phải.) Đây là tinh thần trách nhiệm, cũng là biểu hiện của lòng trung thành. Vậy những người khi làm công tác mà không cho người khác hỏi han, thì trong lòng họ nghĩ gì? “Công tác này được giao cho tôi, nên nó là chuyện của riêng tôi. Chuyện của tôi thì tôi làm chủ, không cần người khác quản!”. Họ một mình suy ngẫm, cứ dựa theo tính khí và suy nghĩ của mình mà làm, làm thế nào mà có lợi cho bản thân thì làm, ai cũng đừng mơ nghe ngóng hay biết được tình hình thực tế. Ngươi mà hỏi họ: “Làm việc thế nào rồi?”, thì họ sẽ nói: “Cứ chờ đi”. Ngươi hỏi tiếp: “Tiến độ thế nào rồi?”, họ sẽ nói: “Sớm xong thôi”. Ngươi hỏi cái gì, họ cũng chỉ trả lời bằng vài ba chữ. Mỗi lần họ chỉ nói vài ba chữ, không hơn – họ chẳng nói ra một câu chính xác hay cụ thể nào. Nói chuyện với dạng người này thì có thấy ghê tởm không? Rõ ràng họ không muốn nói chuyện nhiều với ngươi. Ngươi mà hỏi nhiều thì họ sẽ thấy phiền: “Có chút chuyện đó mà cứ hỏi mãi, làm như tôi không làm được việc này, không có tố chất để làm việc này ấy!”. Họ sẽ không sẵn lòng để người ta hỏi chuyện. Ngươi mà cứ hỏi tiếp thì họ sẽ nói: “Anh xem tôi là con lừa, con ngựa để sai khiến à? Anh không tin tưởng tôi thì đừng dùng tôi, còn muốn dùng thì phải tin tưởng tôi. Mà đã tin tưởng tôi thì không nên hỏi mãi như vậy!”. Thái độ của họ là thế. Họ có xem công tác này như bổn phận mà làm không? (Thưa, không.) Kẻ địch lại Đấng Christ không xem công tác là bổn phận, thay vào đó họ xem công tác là quân cờ để được phúc, được thưởng. Họ đem sức lực phục vụ là thấy hài lòng rồi, và muốn lấy đó mà đổi lấy phúc phần, vì vậy mà họ công tác với thái độ qua loa chiếu lệ. Khi làm công tác thì họ không muốn để người khác can thiệp. Một mặt là để họ bảo vệ tôn nghiêm và thể diện của bản thân, họ cho rằng bổn phận và công tác họ làm thì thuộc về cá nhân họ, là chuyện riêng của họ, cho nên họ không cho người khác can thiệp vào. Mặt khác, nếu họ mà làm tốt công tác thì sẽ có thể nhận công, đòi thưởng. Nếu có người khác nhúng tay vào thì công lao sẽ không thuộc về một mình họ, họ sợ người khác giành mất công lao, nên họ tuyệt đối không đồng ý để người khác nhúng tay vào công tác của mình. Dạng người địch lại Đấng Christ này có phải là người ích kỷ và đê tiện không? Bất kể làm bổn phận nào, họ cũng xem đó như là chuyện riêng của mình. Bất kể làm tốt hay dở, họ cũng không muốn người khác can thiệp và can dự. Nếu như làm tốt thì công lao chỉ được quy về một mình họ, không cho người khác có phần trong công lao và thành quả công tác của họ. Chẳng phải như vậy là phiền phức rồi sao? Đây là tâm tính gì? Đây chính là tâm tính Sa-tan. Khi Sa-tan hành động, nó không cho phép bất kỳ ai khác can thiệp, nó làm gì cũng muốn có tiếng nói sau cùng và kiểm soát hết thảy mọi chuyện, ai giám sát hay hỏi han gì cũng không được, ai can thiệp hay can dự lại càng không được. Đây là cách hành động của kẻ địch lại Đấng Christ; bất kể họ làm gì cũng không cho ai hỏi han, và bất kể họ hoạt động mờ ám ra sao cũng không ai được phép can thiệp. Đây đích thị là biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ. Họ hành động theo cách này một mặt là vì họ có tâm tính cực kỳ kiêu ngạo, mặt khác là vì họ quá thiếu lý trí. Họ không có chút vâng phục nào, còn không cho phép bất cứ ai giám sát họ hay kiểm tra công tác của họ. Đây thực sự là hành động của ma quỷ, khác hẳn với hành động của người bình thường. Bất cứ ai làm công tác đều cần có người hợp tác, cần có người giúp đỡ, góp ý và phối hợp, và có người giám sát hay quan sát cũng không phải là chuyện xấu mà là chuyện cần thiết. Lỡ như có chỗ nảy sinh sai sót và những người quan sát phát hiện ra, giải quyết kịp thời, thì đây chẳng phải là một sự trợ giúp đắc lực sao? Vì vậy, khi những người thông minh làm việc, họ thích được người khác giám sát, quan sát và hỏi han. Nếu chẳng may bản thân có làm gì sai, thì người khác có thể chỉ ra, rồi sai lầm có thể được sửa chữa kịp thời, đây chẳng phải đây là chuyện cầu còn không được sao? Trên đời này, không có ai không cần đến sự giúp đỡ của người khác cả. Chỉ những người tự kỷ hoặc trầm cảm mới thích tự làm một mình, không tiếp xúc và giao tiếp với người khác. Khi người ta mắc chứng tự kỷ hoặc trầm cảm, họ không còn bình thường nữa. Họ không còn kiểm soát được bản thân. Nếu lý trí và tư duy của người ta bình thường, chỉ là họ không muốn giao tiếp với người khác, nếu họ làm gì cũng không muốn người khác biết, nếu họ muốn làm một cách lén lút vụng trộm, riêng tư, ngấm ngầm, ai nói cũng không nghe, thì dạng người này chẳng phải là kẻ địch lại Đấng Christ sao? Đây chính là kẻ địch lại Đấng Christ.

Trước đây, Ta từng gặp một lãnh đạo ở hội thánh nọ. Khi gặp anh ta, Ta hỏi han về tình hình làm bổn phận của anh chị em. Ta hỏi: “Hiện tại trong hội thánh còn có người gây nhiễu loạn đời sống hội thánh không?”. Ngươi đoán xem anh ta trả lời thế nào? “Ổn cả, tốt cả”. Ta hỏi tiếp: “Người chị em tên này làm bổn phận thế nào?” thì anh ta nói: “Ổn cả”. Ta lại hỏi tiếp: “Chị đó tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm rồi?” thì anh ta trả lời: “Ổn cả”. Ta bảo: “Cái bàn này đặt ở đây thì không thích hợp, nên chuyển nó đi”, thì anh ta nói: “Để nghĩ xem sao đã”. Ta bảo: “Mảnh đất này chẳng phải nên được tưới nước sao?” thì anh ta nói: “Chúng con sẽ thông công chuyện này”. Ta bảo: “Miếng đất này năm nay trồng loại cây này, năm sau vẫn trồng lại loại này được không?” thì anh ta nói: “Nhóm quyết sách của chúng con đã có kế hoạch rồi”. Anh ta trả lời Ta kiểu vậy đấy. Các ngươi nghe xong thì có cảm giác gì? Nghe xong thì hiểu được gì không? Thu được tin tức gì không? (Thưa, chẳng thu được gì cả.) Vừa nghe đã biết là đang lừa người ta, xem người ta là kẻ ngốc, là người ngoài cuộc. Anh ta chẳng biết rốt cuộc ai mới là người ngoài cuộc. Người ngoại đạo gọi đây là “đảo khách thành chủ”, là không biết thân phận của mình. Ta bảo: “Các ngươi ở đông người, không khí trong phòng lưu thông không tốt, nên lắp quạt đi, không thì sẽ quá nóng và người ta sẽ dễ bị sốc nhiệt”, thì anh ta nói: “Chúng con sẽ bàn bạc chuyện này”. Ta bảo anh ta chuyện gì, anh ta cũng phải bàn bạc đã, thông công đã, còn phải suy xét nữa chứ. Ta sắp xếp chuyện gì hay nói điều gì cũng chẳng là gì với anh ta. Trong mắt anh ta, mọi lời Ta nói đều không phải là sự sắp xếp hay mệnh lệnh, và anh ta không chấp hành. Vậy anh ta xem lời của Ta là gì? (Thưa, là ý kiến tham khảo.) Ta đưa ra ý kiến tham khảo cho anh ta sao? Không, là Ta đang bảo anh ta nên làm gì, phải làm gì. Chẳng lẽ anh ta nghe mà không hiểu được sao? Nếu nghe vậy mà không hiểu thì anh ta là đầu đất rồi, anh ta chẳng biết thân phận của mình là gì và mình làm bổn phận gì. Chỗ đó có quá nhiều người ở, phòng thì không có điều hòa, cũng không có cửa thông gió, vậy mà ngươi không cho lắp quạt thì trí khôn của ngươi được chừng nào vậy? Ngươi nên sớm về nhà đi, ngươi là phế vật, và nhà Đức Chúa Trời không cần phế vật. Con người không ai biết hết tất cả mọi thứ, nhưng có thể học hỏi mà. Có những chuyện Ta không hiểu thì Ta sẽ bàn thảo với người khác, nói rằng: “Các ngươi cảm thấy làm thế nào thì tốt, cứ nêu ý kiến đi”. Nếu có người nói phải làm thế này mới tốt, thì Ta bảo: “Được, theo ý của ngươi mà làm. Ta vẫn chưa nghĩ ra nên làm thế nào, vậy cứ làm theo ý ngươi”. Như vậy chẳng phải là tư duy của nhân tính bình thường sao? Đây gọi là chung sống. Người chung sống với người, không cần phân ai cao ai thấp, ai nổi bật hay không nổi bật, ai nghe lời ai, không cần phân biệt những chuyện này. Ai đúng, ai hợp với nguyên tắc lẽ thật, thì nghe theo người đó. Các ngươi có thể làm được điều này không? (Thưa, có thể.) Có những người lại không làm được, kẻ địch lại Đấng Christ thì không làm được. Chỉ có mọi người nghe theo họ thì họ mới cho là ổn. Đây là thứ gì vậy? Người khác đề xuất thì không được, đề xuất có hợp lý cũng không được. Họ biết người ta nói đúng và hợp lý, nhưng chỉ cần do người khác đề xuất thì không được, chỉ có họ đề xuất thì họ mới vui vẻ. Chút chuyện này mà họ cũng muốn tranh cao thấp, đây là tâm tính gì? Là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Họ quá xem trọng địa vị, danh vọng và thể diện. Họ xem trọng chúng đến mức độ nào? Đến mức chúng còn quan trọng hơn cả tính mạng của họ, nghĩa là cho dù mất mạng thì họ cũng phải bảo vệ địa vị và danh vọng của mình.

Loại người địch lại Đấng Christ làm gì cũng không cho phép người khác can thiệp, hỏi han và giám sát. Cái “không cho phép” này có một vài biểu hiện. Một biểu hiện nói thẳng là cự tuyệt. “Đừng có can thiệp, hỏi han và giám sát công tác của tôi. Tôi làm công tác gì là trách nhiệm của tôi, trong lòng tôi tự biết chừng mực, không cần người khác quản!”. Đây là cự tuyệt thẳng thừng. Một biểu hiện khác là họ tỏ vẻ tiếp nhận, nói rằng: “Được, hãy cùng thông công một chút xem nên làm công tác như thế nào”, nhưng khi những người khác thực sự bắt đầu hỏi han và tìm hiểu thêm về công tác của họ, hoặc chỉ ra vài vấn đề và đưa ra vài đề xuất, thì thái độ của họ như thế nào? (Thưa, không tiếp nhận.) Đúng vậy – họ nói thẳng là không chịu tiếp nhận, họ kiếm cớ và lý do để từ chối đề xuất của người khác, họ biến sai thành đúng, đúng thành sai, nhưng thực ra trong lòng họ biết rằng họ đang cố cưỡng từ đoạt lý, rằng họ đang ba hoa, đang lý luận, rằng lời nói của họ căn bản không thực tế trong lời của người khác. Nhưng mà để bảo vệ địa vị của mình – biết rõ rằng họ sai và người khác đúng – họ vẫn biến cái đúng của người khác thành sai, cái sai của chính họ thành đúng, và cứ tiếp tục làm theo như vậy, không cho phép những điều đúng đắn và phù hợp với lẽ thật được quán triệt và thực hiện. Đây chẳng phải là xem công tác của hội thánh như trò trẻ con, như chuyện đùa sao? Đây có phải là không tiếp nhận sự hỏi han và giám sát không? Cái “không cho phép” này không phải là kiểu trắng trợn bảo với ngươi rằng: “Chớ có can thiệp vào công tác của tôi”. Bề ngoài họ không làm kiểu đó, nhưng tâm thái của họ là vậy. Họ sẽ dùng một vài thủ đoạn, bề ngoài thì có vẻ rất cung kính, nói rằng: “Chúng tôi đúng là cần được giúp đỡ, anh đến thông công với chúng tôi đi!”. Lãnh đạo cấp trên cho rằng họ thật lòng, thế là thông công với họ, nói tình hình thực tế với họ. Họ nghe xong thì ngẫm nghĩ trong lòng: “Hóa ra anh nhìn nhận như vậy, tôi phải lý luận với anh, phản bác và phủ định cách nhìn nhận của anh. Tôi sẽ khiến anh phải xấu hổ”. Đây có phải là thái độ tiếp nhận không? (Thưa, không phải.) Đây là thái độ gì? Đây chính là không dung thứ người khác can thiệp, hỏi han và giám sát công tác của họ. Kẻ địch lại Đấng Christ có thể làm như thế, vậy tại sao họ lại còn tạo hình tượng giả và biểu hiện ra thái độ tiếp nhận? Họ có thể lừa dối người khác như vậy thì cho thấy họ quá giảo hoạt. Họ sợ người khác nhìn thấu họ. Nhất là hiện tại có những người có chút phân định, nếu họ mà trực tiếp cự tuyệt sự giám sát, giúp đỡ của người khác, thì người ta sẽ có thể phân định và nhìn thấu họ, rồi họ sẽ mất thể diện và địa vị, sau đó cũng sẽ khó mà được bầu làm lãnh đạo và người làm công. Cho nên, khi lãnh đạo cấp trên kiểm tra công tác, thì họ sẽ giả vờ tiếp nhận, nói ra vài lời dễ nghe và hợp ý người ta, khiến mọi người cảm thấy: “Xem lãnh đạo của chúng ta ngoan đạo và tìm kiếm lẽ thật chưa kìa! Lãnh đạo của chúng ta biết suy nghĩ cho sự sống của chúng ta và công tác của hội thánh, biết gánh vác trách nhiệm khi làm bổn phận. Chúng ta phải tiếp tục bầu anh ấy”. Điều mà người ta không nghĩ đến nổi chính là lãnh đạo cấp trên vừa rời gót đi thì kẻ địch lại Đấng Christ liền nói ra những lời thế này: “Người kiểm tra công tác nói gì cũng đúng, nhưng mà chưa chắc đã phù hợp với tình hình hội thánh của chúng ta. Tình hình mỗi hội thánh mỗi khác, chúng ta không thể hoàn toàn nghe theo lời anh ấy, mà phải căn cứ vào tình hình thực tế mà tham khảo lời của anh ấy, không được rập khuôn theo quy định!”. Mọi người nghe xong thì cảm thấy lời họ nói cũng đúng. Đây chẳng phải là đã bị mê hoặc sao? Một mặt, kẻ địch lại Đấng Christ nói vài lời dễ nghe, giả vờ tiếp nhận sự giám sát của người khác, nhưng ngay sau đó thì mê hoặc và tẩy não trong nội bộ, cả hai mặt đều được tiến hành đồng thời. Họ có thủ đoạn không nào? Quá thủ đoạn! Bề ngoài họ nói thì dễ nghe, giả vờ tiếp nhận, khiến mọi người cho rằng họ rất biết gánh vác trách nhiệm đối với công tác, có thể buông bỏ chức danh và địa vị, cũng không phải là người chuyên quyền, lại có thể tiếp nhận sự giám sát của Bề trên hoặc người khác, đồng thời còn “nói rõ” cho anh chị em biết cái lợi cái hại, “nói rõ” về những tình hình khác nhau. Mục đích của họ là gì? Chính là không tiếp nhận sự can thiệp, hỏi han hoặc giám sát của người khác, còn khiến anh chị em cho rằng họ làm như vậy là có lý do, là đúng, phù hợp với những sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời và phù hợp với các nguyên tắc hành động, rằng trong cương vị lãnh đạo, họ đang tuân thủ nguyên tắc. Thực sự chỉ có một vài người trong hội thánh hiểu được lẽ thật; phần lớn chắc chắn không có khả năng phân định, không nhìn thấu được họ, nên tự nhiên sẽ bị họ mê hoặc. Chẳng hạn như, có những người vì vài nguyên nhân đặc biệt mà mất ngủ, cả đêm không ngủ được. Cùng là mất ngủ, nhưng hai loại người lại có hai biểu hiện khác nhau. Một loại người thì ban ngày liền gấp rút tìm cơ hội để ngủ một chút, không để người khác biết bản thân họ cả đêm không ngủ. Đây là một tình huống, là tình hình thực tế, chứ chẳng ẩn chứa ý định gì. Lại có một loại người đến giờ ăn thì cứ gà gật, bảo với mọi người rằng: “Cả đêm tôi không ngủ!”. Người khác hỏi: “Sao lại không ngủ?”, người đó trả lời: “Lúc nhóm họp trên mạng, tôi phát hiện có một vài vấn đề trong công tác, vì giải quyết vấn đề mà cả đêm tôi không ngủ”. Họ không ngừng rêu rao rằng họ cả đêm không ngủ. Cả đêm không ngủ chẳng phải là do họ tình nguyện sao? Thế thì họ trình bày với mọi người làm gì? Trong việc trình bày này chứa đựng điều gì? Mục đích của họ là gì? Chính là vì sợ người khác không biết, nên họ đem chuyện này thông báo cho cả thiên hạ, khiến hết thảy mọi người đều biết họ đã chịu khổ, cả đêm không ngủ, biết họ khi tin Đức Chúa Trời thì sẵn lòng trả giá và không tham hưởng an nhàn, để từ đó mà khiến anh chị em đồng tình và công nhận họ. Họ làm chút trò màu mè bề ngoài này để mua chuộc lòng người, hòng khiến người ta đánh giá cao họ, cho họ có uy danh trong lòng mọi người. Một khi có địa vị rồi, thì chắc chắn lời họ nói sẽ có uy quyền. Khi lời nói có uy quyền rồi thì chẳng phải họ sẽ có thể hưởng thụ đãi ngộ đặc biệt đến từ địa vị sao? (Thưa, phải.) Ngươi xem, họ có nắm chắc cơ hội này không nào? Các ngươi một đêm không ngủ, hoặc thức đến nửa đêm, thì có đem chuyện này đi kể cho người khác không? (Thưa, có.) Lúc ngươi kể thì là do vô ý hay có ý định? Là thuận miệng mà nói với người khác, hay là muốn tuyên dương và thể hiện bản thân? (Thưa, là thuận miệng mà nói.) Thuận miệng mà nói chứ không có ý định gì, như vậy thì không liên quan đến vấn đề tâm tính. Cố ý nói ra và vô ý nói ra, xét về tính chất thì tuyệt đối khác nhau. Kẻ địch lại Đấng Christ mà hành động, thì bất kể bề ngoài họ tiếp nhận sự can thiệp và hỏi han của người khác, hay trực tiếp cự tuyệt sự can thiệp, hỏi han của người khác, tóm lại, bất kể dùng phương thức nào, thì động cơ khiến họ làm như vậy là gì? Nắm chặt địa vị và quyền lực mãi không buông. Có phải là động cơ này không? (Thưa, phải.) Đúng vậy, khó lắm mới đạt được quyền lực, khó lắm mới đạt được địa vị và uy danh, nên họ tuyệt đối không thể tùy tiện để chúng vuột đi mất, không thể để bất kỳ ai can thiệp và hỏi han công tác của họ để rồi làm suy yếu thế lực và quyền thế của họ. Họ cho rằng: Làm một bổn phận, tiếp nhận một công tác thì không phải là bổn phận gì cả, không cần phải xem nó như nghĩa vụ gì; mà là có được quyền lực nhất định, quản được một số người dưới quyền mình. Có quyền lực rồi thì không cần phải xin ý kiến ai cả, mà có cơ hội và quyền lực để tự mình làm chủ. Thái độ của họ đối với bổn phận là vậy đấy.

Có những người khi làm công tác mà Bề trên hỏi chuyện thì họ sẽ qua loa lấy lệ, làm chút việc màu mè bề ngoài, hỏi vài câu vẩn vơ, làm ra vẻ như họ là người mưu cầu lẽ thật. Chẳng hạn, có người nào đó rõ ràng đã làm những chuyện gây nhiễu loạn và gián đoạn, thế là họ hỏi Bề trên có nên xử lý người này không. Đây có phải là chuyện trong phận sự của họ không? (Thưa, phải.) Họ hỏi Bề trên chuyện đó là có ý gì? Chính là muốn tạo hình tượng giả, khiến ngươi thấy ngay cả chuyện này mà họ cũng hỏi, chứng tỏ họ không nhàn rỗi, mà đang làm công tác. Nhưng đây chỉ là họ đang tạo hình tượng giả để mê hoặc ngươi thôi. Thực ra, trong lòng họ mà có một vài vấn đề thực tế thì họ chẳng biết thông công lẽ thật thế nào để giải quyết, cũng không biết nên thực hành những nguyên tắc nào. Về chuyện xử lý người khác hoặc xử lý sự vụ, họ đều có những điểm không thể nhìn thấu, nhưng lại chẳng bao giờ hỏi hay tìm kiếm. Trong lòng họ không chắc về những chuyện này, vậy có nên hỏi Bề trên không? (Thưa, nên hỏi.) Khi không chắc chắn và nhìn không thấu mà còn hành động mù quáng thì hậu quả sẽ là gì? Họ có thể dự đoán được không? Họ có thể gánh nổi trách nhiệm này không? Họ gánh không nổi. Vậy tại sao họ lại không hỏi? Họ không hỏi là vì họ có những suy xét. Một trong những suy xét đó là sợ Bề trên phát hiện: “Chút chuyện này mà mình cũng xử lý không được, chút chuyện này mà cũng đem đi hỏi, vậy thì tố chất chẳng ra gì. Làm vậy chẳng khiến bề trên nhìn thấu mình sao?”. Ngoài ra, nếu họ đem chuyện đi hỏi, mà quyết định của Bề trên lại xung đột và khác với quan điểm của họ, thì họ sẽ khó chọn. Nếu không nghe lời Bề trên, thì Bề trên sẽ bảo rằng họ đi ngược lại nguyên tắc công tác, còn nếu nghe lời Bề trên thì sẽ gây tổn hại đến lợi ích của họ, vì vậy mà họ không hỏi. Họ có suy xét không? (Thưa, có.) Có suy xét. Loại người nào thì suy xét những chuyện này? (Thưa, kẻ địch lại Đấng Christ.) Người như vậy chính là kẻ địch lại Đấng Christ. Bất kể họ hỏi hay không hỏi, bất kể họ nói ra hay chỉ nghĩ trong lòng, thì họ đều không tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật và tiếp cận dựa theo nguyên tắc. Trong mọi chuyện họ đều đặt lợi ích cá nhân lên đầu. Họ lên danh sách chuyện gì có thể để Bề trên hỏi và biết, chuyện gì tuyệt đối không được để Bề trên biết. Họ vạch ra phạm vi cho những chuyện này, phân thành hai loại. Những chuyện tầm thường và không đe dọa đến địa vị của họ, thì họ có thể nói vẩn vơ với Bề trên, ứng phó với Bề trên. Còn chuyện gì có thể đe dọa đến địa vị của họ thì một chữ họ cũng không nhắc đến. Nếu như Bề trên hỏi đến thì họ làm thế nào? Họ sẽ nói vài lời qua quýt, ngoài miệng nói rằng: “Được, chúng con sẽ bàn bạc… chúng con sẽ tìm kiếm…”. Ngoài miệng thì họ hết mực đồng ý với ngươi, chẳng có chút gì là phản kháng. Bề ngoài thì rất thuận phục, nhưng thực ra trong lòng họ đang tính toán. Họ đâu dự tính để Bề trên làm chủ, cũng không dự tính hỏi ý kiến Bề trên, để Bề trên ra quyết định hay là tìm kiếm con đường từ Bề trên. Họ đâu dự tính làm như vậy, nghĩa là họ không muốn để Bề trên can thiệp, không muốn để Bề trên biết chuyện. Vậy Bề trên mà biết chuyện thì có đe dọa gì đến họ? (Thưa, họ không giữ được địa vị.) Không chỉ là không giữ được địa vị, mà là những dự tính và mục đích của họ sẽ không còn khả dĩ, như vậy thì họ sẽ không thể danh chính ngôn thuận mà hành ác, không thể làm theo dự tính của mình một cách danh chính ngôn thuận, công khai và chẳng kiêng nể gì, đây là vấn đề mà họ sẽ gặp phải. Họ có thể ý thức được làm thế nào thì có lợi cho mình không? Chắc chắn họ có suy nghĩ, cũng có tính toán. Có phải các ngươi cũng gặp phải chuyện này không? Vậy các ngươi ngươi nghĩ thế nào, đối đãi chuyện này thế nào? Chẳng hạn như, có một người làm lãnh đạo thì đắc ý đến mức đánh mất cả bản thân, lúc nào cũng thích thể hiện bản thân trước mặt người khác, khiến người ta đánh giá cao anh ta. Lúc anh ta gặp một người ngoại đạo có quen biết, người này muốn mượn anh ta chút tiền và kể chuyện của mình nghe rất đáng thương, nên anh ta trong lúc bốc đồng, nhất thời kích động mà đồng ý với yêu cầu của người này. Sau khi đồng ý rồi, thì anh ta an tâm vững dạ cho rằng: “Mình là lãnh đạo hội thánh, tiền của hội thánh nên do mình định đoạt. Mọi thứ của nhà Đức Chúa Trời, của hội thánh và mọi lễ vật, mình là quan thì phải có tiếng nói quyết định, chuyện tài chính cũng do mình quản, nhân sự cũng do mình quản, chuyện gì mình cũng có tiếng nói quyết định cả!”. Thế là anh ta lấy tiền của nhà Đức Chúa Trời cho người ngoại đạo này mượn. Anh ta làm vậy rồi thì trong lòng có chút bất an, suy xét xem có nên báo cho Bề trên hay không, liệu có khả năng Bề trên không đồng ý với chuyện này không, thế là anh ta bắt đầu bịa lời nói dối và tìm cớ để lừa dối Bề trên. Bề trên thông công lẽ về nguyên tắc lẽ thật cho anh ta, thì anh ta chẳng thèm để ý. Anh ta phạm phải việc ác là lén lút chiếm dụng lễ vật như vậy đấy. Tại sao dạng người này dám nhòm ngó lễ vật? Ngươi chỉ là một lãnh đạo hội thánh, ngươi có quyền lực quản chuyện liên quan đến lễ vật sao? Ngươi có tiếng nói quyết định những chuyện về lễ vật và tài chính sao? Nếu ngươi có lý trí và nhân tính bình thường, nếu ngươi là người mưu cầu lẽ thật, thì ngươi nên có cách tiếp cận thế nào đối với lễ vật của Đức Chúa Trời? Chuyện liên quan đến lễ vật của Đức Chúa Trời thì có nên phản ánh lên Bề trên, để cho nhà Đức Chúa Trời quyết định không? Vấn đề lớn như thế mà Bề trên không có quyền biết chuyện sao? Có chứ, đây là điều mà trong lòng ngươi nên biết rõ, là lý trí mà ngươi nên có. Chuyện về tài chính, bất kể là nhỏ hay lớn, thì Bề trên đều có quyền biết. Bề trên không hỏi là một chuyện, nhưng Bề trên mà hỏi thì phải trả lời đúng sự thật. Bề trên quyết định thế nào thì ngươi cũng nên thuận phục, đây có phải là lý trí mà ngươi nên có không? (Thưa, phải.) Nhưng kẻ địch lại Đấng Christ có thể làm được vậy không? (Thưa, không thể.) Đây chính là sự khác biệt giữa người bình thường và kẻ địch lại Đấng Christ. Nếu họ nghĩ chắc chắn 100% là Bề trên sẽ không đồng ý chuyện này, rồi thể diện của họ sẽ bị tổn hại, thì họ sẽ nghĩ đủ mọi cách để che đậy, không cho Bề trên biết. Họ còn có động thái với những người bề dưới, nói rằng: “Ai mà để lộ chuyện này thì chính là kiếm chuyện với tôi. Vậy thì không xong với tôi đâu. Tôi mà không xử lý người đó thì không được!”. Họ nói ra những lời đáng sợ như thế rồi thì không một ai dám phản ánh chuyện này lên Bề trên nữa. Tại sao họ có thể làm như vậy? Vì họ cho rằng: “Đây là chuyện trong phạm vi quyền lực của mình. Chỉ cần là con người, tiền bạc và vật chất trong phạm vi mình cai quản thì đều nằm dưới quyền điều động và phân phối của mình!”. Nguyên tắc để họ điều động và phân phối là gì? Chính là họ tùy ý sắp xếp, dùng bừa bãi, phân phát bừa bãi, không có nguyên tắc, tự ý phung phí và lãng phí, ai cũng không có quyền can thiệp, mọi chuyện đều do họ định đoạt. Có phải họ nghĩ như thế không? Đương nhiên ngoài miệng thì họ không nói rõ ra, nhưng trong lòng họ tuyệt đối đang nghĩ như vậy: “Làm quan để làm gì chứ? Chẳng phải làm quan để có tiền, có ăn có mặc sao? Bây giờ mình đang làm quan, đang có địa vị này, mà không lợi dụng quyền lực để tùy ý làm vài chuyện, thì chẳng phải mình là đồ ngốc sao?”. Có phải họ cho là vậy không? (Thưa, phải.) Họ có dạng tâm tính này và có thể cho là vậy, nên họ mới dám không chút kiêng dè và bất chấp hậu quả mà nghĩ đủ mọi cách để che giấu chuyện này. Chuyện có phải như vậy không? (Thưa, phải.) Họ sẽ không đánh giá xem chuyện này đúng hay sai, làm thế nào mới thích hợp, hay nguyên tắc là gì, họ không suy xét những chuyện này, mà chỉ suy xét xem ai sẽ bảo đảm lợi ích cho họ. Kẻ địch lại Đấng Christ thật nham hiểm, ích kỷ và đê tiện! Để mô tả họ, có thể dùng ba chữ này: vô liêm sỉ! Người đâu phải của ngươi, vật đâu phải của ngươi, tiền càng không phải của ngươi, thế mà ngươi muốn chiếm làm của riêng, tùy tiện sắp đặt, không cho người khác có quyền biết chuyện, thậm chí khi ngươi tùy tiện phung phí và lãng phí thì người khác cũng không được quyền chất vấn, như vậy thì ngươi đến mức độ nào rồi? Đến mức vô liêm sỉ rồi! Đây chẳng phải là vô liêm sỉ sao? (Thưa, phải.) Kẻ địch lại Đấng Christ là vậy. Khi liên quan đến chuyện tiền bạc, trong lòng người bình thường có vạch ra ranh giới gì không? Họ nghĩ rằng đây là lễ vật của Đức Chúa Trời, lễ vật là do dân được Đức Chúa Trời chọn dâng lên Đức Chúa Trời, là cái thuộc về Đức Chúa Trời, nói theo kiểu thông tục thì là tài sản tư hữu, chúng là của Đức Chúa Trời, chứ không phải của chung, cũng không phải của cá nhân nào. Chủ nhân của nhà Đức Chúa Trời là ai? (Thưa, là Đức Chúa Trời.) Đúng vậy, là Đức Chúa Trời. Và nhà Đức Chúa Trời bao gồm những gì? Bao gồm dân được Đức Chúa Trời chọn trong khắp các hội thánh, cũng như tất cả vật dụng và tài sản của hội thánh. Hết thảy những thứ này đều là của Đức Chúa Trời, chứ tuyệt đối không phải của riêng ai, bất kỳ ai cũng không có quyền chiếm hữu. Kẻ địch lại Đấng Christ có nghĩ như vậy không? (Thưa, không.) Họ cho rằng lễ vật để cho họ quản thì là của họ, ai có cơ hội bòn rút thì là của người ấy, ai làm lãnh đạo thì có quyền lợi hưởng thụ. Cho nên họ liên tục dốc hết sức mưu cầu địa vị, đạt được địa vị rồi thì cuối cùng họ cũng đạt được mong ước. Tại sao họ lại mưu cầu địa vị? Nếu bảo họ thật thà lãnh đạo dân được Đức Chúa Trời chọn, làm gì cũng có nguyên tắc, nhưng không được động vào tài sản của hội thánh và lễ vật của Đức Chúa Trời, thì họ còn có thể tích cực cố leo cao không? Tuyệt đối không thể, họ sẽ bị động chờ đợi, thuận theo tự nhiên, cho rằng: “Nếu được bầu lên thì mình sẽ làm, sẽ nỗ lực làm tốt bổn phận. Nếu không được bầu lên thì mình sẽ không bợ đỡ ai cả, sẽ không nói gì, không làm gì về chuyện này cả”. Chính vì kẻ địch lại Đấng Christ cảm thấy làm lãnh đạo thì có quyền chi phối, hưởng thụ mọi tài sản của hội thánh, cho nên vì để đạt được địa vị và hưởng thụ mọi thứ mà địa vị đem lại, mà họ vắt nát óc để cố gắng leo cao, thậm chí đến mức vô liêm sỉ. Vô liêm sỉ là gì? Chính là làm những việc mặt dày trơ tráo, đây gọi là vô liêm sỉ. Nếu như có người nói: “Việc anh làm thật là trơ tráo!” thì họ cũng chẳng để ý. Trong lòng họ nghĩ: “Trơ tráo gì chứ? Ai mà chẳng thích địa vị? Anh biết mùi vị có địa vị là thế nào không? Anh có biết mùi vị khi kiểm soát tiền bạc không? Anh có biết những sự hưởng thụ đó không? Anh có biết cảm giác vượt trội đó không? Anh đã từng nếm trải chúng chưa?”. Đây là cách nhìn nhận về địa vị trong sâu thẳm nội tâm kẻ địch lại Đấng Christ. Kẻ địch lại Đấng Christ mà có địa vị rồi là sẽ muốn kiểm soát tất cả, khống chế lễ vật của Đức Chúa Trời trong tay mình, muốn có tiếng nói quyết định về những chuyện cần dùng tiền trong công tác của hội thánh, chẳng bao giờ hỏi ý kiến Bề trên. Họ trở thành người làm chủ tiền bạc trong nhà Đức Chúa Trời, nhà Đức Chúa Trời biến thành nhà họ. Họ có quyền định đoạt, có quyền chi phối, có quyền tùy ý cấp cho người này người kia, có quyền kiểm soát mỗi một chuyện chi dùng. Đối với lễ vật của Đức Chúa Trời, họ chẳng bao giờ dè dặt và cẩn thận mà làm việc theo nguyên tắc, thay vào đó họ chi tiêu bạo tay, một mình định đoạt. Dạng người này là kẻ địch lại Đấng Christ chính cống.

Trước đây, có những người lén lút chiếm dụng lễ vật, đây là vấn đề nghiêm trọng, không phải là vi phạm thông thường, mà là vấn đề về thực chất bản tính. Khi tiếp xúc với người ngoại đạo để làm việc, họ cứ khoe khoang liên tục, khiến người ta cảm thấy họ có tiền, có quyền lực, thế là người ta mở miệng mượn tiền họ, vậy mà họ không hề từ chối, lại còn đồng ý cho mượn. Sau đó, họ dùng thủ đoạn lừa dối nhà Đức Chúa Trời mà lấy tiền đem đi cho mượn. Người này có vấn đề nghiêm trọng rồi. Chuyện lớn như vậy thì ngươi nên báo cáo lên Bề trên, nói cho rõ sự tình, chứ không được vì uy tín và thể diện của bản thân mà lấy lễ vật của Đức Chúa Trời để giao du với người khác. Đây là cách xử lý của người có lý tính và có lòng kính sợ Đức Chúa Trời khi gặp chuyện như vậy. Nhưng kẻ địch lại Đấng Christ thì có làm như vậy không? Tại sao lại gọi họ là kẻ địch lại Đấng Christ? Chính vì họ không hề có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, muốn gì làm nấy, gạt Đức Chúa Trời, lẽ thật và lời Đức Chúa Trời vào một góc trong đầu, không thực sự thuận phục Đức Chúa Trời chút nào, lại còn đặt lợi ích, danh lợi và địa vị của bản thân lên hàng đầu. Họ dùng cách lừa dối để mê hoặc lãnh đạo và người làm công trong hội thánh, lấy tiền đem cho người ngoại đạo. Đây là tiền của họ sao? Họ nói một câu là liền đem tiền đưa cho người ta, đây chẳng phải là lấy lễ vật của Đức Chúa Trời đi biếu xén người ta sao? Đây chính là việc làm của kẻ địch lại Đấng Christ, có những kẻ địch lại Đấng Christ thực sự đã làm ra chuyện như thế. Họ có thể làm chuyện như thế thì tâm tính của họ chính là cả gan làm loạn, cực kỳ lộng hành, lại còn rất nham hiểm. Hơn nữa, rõ ràng họ rất ngu xuẩn, ngu xuẩn đến cùng cực, chỉ có thể tự mình ăn trái đắng mà thôi. Các ngươi nói xem, nên xử lý dạng người này như thế nào? (Thưa, khai trừ.) Khai trừ rồi là xong sao? Ai bù đắp tổn thất đây? Phải bắt họ bồi thường, sau đó thì khai trừ. Kẻ địch lại Đấng Christ có thể làm ra chuyện như thế này thì chẳng phải là không biết xấu hổ sao? Như vậy thì có khác biệt gì với thiên sứ trưởng không? Thiên sứ trưởng sẽ không biết xấu hổ mà nói: “Trời đất, vạn vật đều do ta tạo ra, nhân loại đều do ta quản!”. Hắn sẽ tùy ý chà đạp và làm bại hoại nhân loại. Kẻ địch lại Đấng Christ mà nắm quyền rồi thì sẽ nói: “Các người đều phải tin tôi và đi theo tôi. Tôi nắm quyền, tôi có tiếng nói quyết định, có chuyện gì đều phải tìm tôi, tiền bạc của hội thánh đều phải giao cho tôi!”. Có người hỏi: “Dựa vào cái gì mà giao cho anh?”. Họ trả lời: “Tôi là lãnh đạo, nên tôi có quyền quản chuyện này, chuyện gì cũng phải do tôi quản, kể cả lễ vật cũng vậy!”. Thế là họ sẽ quản hết mọi chuyện. Lối vào sự sống của anh chị em có vấn đề hay khó khăn gì, thiếu sách bài giảng và sách lời Đức Chúa Trời nào, những chuyện này họ không quan tâm. Cái họ quan tâm là tiền bạc của hội thánh do ai trông coi, có bao nhiêu tiền, tiền này dùng thế nào. Nếu Bề trên hỏi han về tình hình tài chính của hội thánh, thì họ chẳng những không giao ra tiền bạc của hội thánh, mà còn không cho Bề trên biết tình hình thực tế. Tại sao họ không để Bề trên biết chuyện? Vì họ muốn biển thủ và chiếm đoạt. Kẻ địch lại Đấng Christ đặc biệt hứng thú với vật chất, tiền bạc và địa vị, họ tuyệt đối không giống với lời họ nói bề ngoài: “Tôi tin Đức Chúa Trời rồi thì không mưu cầu thế gian, không tham tiền bạc nữa”, họ tuyệt đối không phải như vậy. Tại sao họ có thể dốc hết sức mưu cầu và bảo vệ địa vị? Vì họ muốn có được hoặc là khống chế và chiếm đoạt mọi thứ trong phạm vi cai quản của họ, nhất là tiền bạc và vật chất. Họ xem những thứ tiền bạc vật chất là lợi ích của địa vị để họ hưởng thụ. Họ là hậu duệ chính tông của thiên sứ trưởng, hữu danh hữu thực có thực chất bản tính của Sa-tan. Hễ là người mưu cầu địa vị và chú trọng tiền bạc thì chắc chắn có vấn đề về thực chất tâm tính. Họ không đơn giản là có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, mà họ có dã tâm lớn, muốn khống chế tiền bạc của nhà Đức Chúa Trời. Nếu để họ phụ trách một công tác, trước tiên họ sẽ không cho người khác can thiệp, cũng không tiếp nhận sự hỏi han, giám sát của Bề trên. Ngoài ra, họ mà phụ trách công tác nào, thì đều nghĩ đủ mọi cách để thể hiện bản thân, bảo vệ bản thân và nâng cao bản thân, luôn muốn nên người xuất chúng, trở thành người thống trị và khống chế người khác. Họ còn muốn thao túng, tranh đoạt địa vị cao hơn nữa, thậm chí còn muốn khống chế hết mọi chuyện trong nhà Đức Chúa Trời, nhất là tiền bạc của nhà Đức Chúa Trời. Kẻ địch lại Đấng Christ đặc biệt yêu thích tiền bạc, thấy tiền là mắt họ sáng lên, tâm tư họ lúc nào cũng vì tiền mà ngẫm nghĩ và dốc công sức. Đây đều là dấu hiệu và tín hiệu của kẻ địch lại Đấng Christ. Ngươi mà thông công về lẽ thật với họ, hoặc cố nắm bắt tình hình của anh chị em, hỏi họ xem có bao nhiêu người yếu đuối và tiêu cực, kết quả làm bổn phận của mỗi người như thế nào, có ai không thích hợp làm bổn phận, v.v. thì họ chẳng hứng thú gì. Nhưng hễ liên quan đến đến lễ vật của Đức Chúa Trời, số lượng tiền, ai là người trông giữ, giữ ở đâu, mật mã là gì, v.v. thì họ đều vô cùng quan tâm. Đối với những chuyện này, kẻ địch lại Đấng Christ đặc biệt tinh thông và nắm rõ như lòng bàn tay. Đây cũng là dấu hiệu của kẻ địch lại Đấng Christ. Kẻ địch lại Đấng Christ giỏi nhất là nói lời dễ nghe, nhưng lại không làm công tác thực tế, trong lòng luôn nghĩ đến chuyện hưởng dùng lễ vật của Đức Chúa Trời. Các ngươi nói xem, kẻ địch lại Đấng Christ có thất đức không? Kẻ địch lại Đấng Christ chẳng có chút nhân tính nào, họ là ma quỷ chính cống. Kẻ địch lại Đấng Christ mà làm công tác thì không bao giờ cho phép người khác can thiệp, hỏi han và giám sát. Đây là điều thứ ba trong biểu hiện thứ tám của kẻ địch lại Đấng Christ.

Trước đây, có hội thánh ở nước nọ mua nhà, mua rồi thì phải sửa sang lại, mà lãnh đạo hội thánh ở nước đó là một kẻ địch lại Đấng Christ chưa lộ nguyên hình. Để sửa nhà, kẻ địch lại Đấng Christ này dùng một người chẳng ai biết rõ, cũng chẳng ai biết người này có quan hệ thế nào với kẻ địch lại Đấng Christ này. Kết quả là kẻ ác này lợi dụng kẽ hở, và việc sửa sang đã hoang phí không ít tiền. Nhà này vốn có sẵn một số đồ đạc còn dùng được, thế mà hắn vứt chúng đi rồi mua cái mới thay vào. Kẻ ác này sau đó lấy những món đồ bị vứt đi mà bán để lấy tiền. Thực ra chúng đều không hỏng, đều có thể dùng được, nhưng vì để kiếm tiền, trục lợi từ việc này, mà kẻ đó bỏ cũ mua mới toàn bộ, làm hoang phí biết bao nhiêu tiền. Kẻ địch lại Đấng Christ có biết chuyện này không? Biết chứ. Vậy tại sao lại có thể dung túng cho kẻ ác này làm như vậy? Bởi vì chắc chắn hai người họ có quan hệ không bình thường. Có những người nhìn ra vấn đề thì theo sát, kiểm tra và quan sát tình hình thi công thế nào. Họ vừa mới nói sẽ quan sát thì kẻ địch lại Đấng Christ đã lo lắng, bồn chồn bảo rằng: “Không được! Bây giờ chưa đến lúc bàn giao, không cho bất kỳ ai đến xem hết!”. Cô ta phản ứng một cách dữ dội và nhạy cảm như vậy thì có phải là có chuyện gì đó rồi không? (Thưa, phải.) Những người này bắt đầu cảnh giác, bàn bạc với nhau: “Không được rồi, chị ấy không cho chúng ta đến xem, chắc chắn là có chuyện rồi. Chúng ta phải đến tận nơi xem thế nào mới được!”. Nhưng mà kẻ địch lại Đấng Christ vẫn không cho đi xem, bắt phải chờ đến lúc bàn giao mới được xem. Các ngươi nói đi, những người này có hồ đồ không? Họ không cho xem thì chứng tỏ là có chuyện, ngươi phải nhanh chóng phản ánh lên Bề trên hoặc đồng lòng bãi miễn kẻ đó, hoặc là cứ bất chấp mà đến xem và kiểm tra. Đó là trách nhiệm của ngươi. Trách nhiệm như vậy mà cũng không làm được thì đúng là phế nhân, vô dụng. Những người vô dụng này cũng không kiên trì. Nếu không phải là chuyện trong nhà mình thì họ không quản, họ ích kỷ và vô trách nhiệm như vậy đấy. Cuối cùng khi đã bàn giao nhà, Ta nhìn qua video mới thấy có vấn đề. Ta phát hiện ra vấn đề gì nào? Ở giữa phòng họp có một cái bàn, xung quanh là những chiếc ghế bọc da như loại ghế dùng trong các văn phòng cao cấp. Ghế Ta ngồi toàn là loại thường, vậy thì những người thường này có nên dùng món đồ cao cấp đến vậy không? (Thưa, không nên.) Hai người họ bài trí những món đồ này, người ở đó ngồi vào thì cảm thấy rất thích. Ta phát hiện ra vấn đề rồi thì gọi kẻ đốn mạt đó ra và bắt đầu điều tra chuyện này. Kiểm tra một lượt khắp nơi, từng phòng một, thì thấy vấn đề quá nhiều, tổn thất quá lớn. Những đồ đạc vốn có thể dùng được đều bị kẻ ác đó lấy đem đi bán để kiếm tiền, ngoài ra, hắn cũng kiếm được tiền từ việc mua những đồ đạc mới đắt tiền này, hơn nữa, hắn còn lắp đặt một số vật trang trí vốn không nên có trong hội thánh. Kẻ ác này không bàn bạc với ai, cứ vậy mà làm, nhưng việc hắn làm thì kẻ địch lại Đấng Christ kia có biết không? Hẳn là biết. Ngày ngày cô ta đến chỗ thi công, thấy gì cũng không phản ánh, dung túng cho kẻ ác này chiếm đoạt đến cỡ đó, thật là gan cùng mình! Đây mà là người tin Đức Chúa Trời sao? Tin Đức Chúa Trời 20 năm rồi mà đạo đức lại như vậy, có thể làm ra chuyện như vậy, thì đây là loại người gì? Cô ta không phải người! Người tốt trong thế giới ngoại đạo còn không làm chuyện như vậy. Đúng là quá đỗi thất đức! Mỗi khi Bề trên hỏi han cô ta về công trình, thì cô ta giả ngu giả ngơ, che che giấu giấu, kết quả là xuất hiện quá nhiều vấn đề như thế này. Nếu khai trừ cô ta, bắt cô ta đi làm mà bồi thường tổn thất, thì có quá đáng hay không? (Thưa, không.) Các ngươi nói xem, ngay cả khi kẻ địch lại Đấng Christ này có thể hoàn lại tiền, thì đời này còn có thể sống bình an không? Có thể sống thoải mái không? Chỉ sợ cả đời này cô ta phải sống trong dằn vặt. Nếu sớm biết cơ sự như giờ, sao ban đầu lại làm vậy? Từ đầu, tại sao cô ta lại làm vậy? Đâu phải cô ta mới tin Đức Chúa Trời một hai năm nên chưa biết quy củ của nhà Đức Chúa Trời, cũng không biết lòng kính sợ Đức Chúa Trời hay lòng trung thành là gì. Cô ta tin Đức Chúa Trời lâu năm như vậy mà chẳng có chút thay đổi nào, đem sức lực phục vụ được một chút thì lại làm ra chuyện ác lớn đến vậy. Người có đạo đức như thế thì nên bị đào thải và nguyền rủa!

Những kẻ địch lại Đấng Christ có một điểm chung khi làm công tác, đó là họ làm công tác nào cũng không cho phép người khác can thiệp và hỏi han, luôn muốn che đậy, giấu giếm. Chắn chắn trong lòng họ có mưu mô, họ không để người khác phát hiện ra vấn đề tồn tại trong công tác của họ. Nếu làm việc quang minh chính đại, hợp lẽ thật, hợp nguyên tắc, không cắn rứt lương tâm, thì có gì để lo lắng chứ? Có gì mà khó nói chứ? Tại sao lại không cho phép người khác hỏi han và can thiệp? Họ lo lắng cái gì? Họ sợ cái gì chứ? Rõ ràng trong lòng họ có mưu mô, chuyện này rõ rành rành rồi! Kẻ địch lại Đấng Christ làm công tác thì chẳng minh bạch, làm việc xấu rồi thì nghĩ cách để lấp liếm, che đậy, tạo hình tượng giả, thậm chí lừa dối một cách trắng trợn, làm vậy thì kết quả là gì? Đức Chúa Trời dò xét hết thảy, cho dù người khác tạm thời không biết và bị mê hoặc một thời gian, nhưng sẽ có một ngày Đức Chúa Trời tỏ lộ chuyện đó. Trong mắt Đức Chúa Trời, hết thảy mọi chuyện đều bị phơi bày, đều bị tỏ lộ. Ngươi cố không để Đức Chúa Trời biết thì cũng vô ích, Đức Chúa Trời toàn năng, đến lúc Ngài muốn tỏ lộ thì hết thảy mọi chuyện đều bị phơi bày trước ánh sáng ban ngày. Chỉ có loại người địch lại Đấng Christ ngu xuẩn vốn không có hiểu biết thuộc linh và có bản tính của thiên sứ trưởng thì mới có thể cho rằng: “Chỉ cần tôi che đậy kín như bưng, chỉ cần tôi không để anh can thiệp và hỏi han, không để anh giám sát, chuyện gì cũng không biết, thì hội thánh hoàn toàn nằm trong sự khống chế của tôi!”. Họ cho rằng mình làm vua nắm quyền rồi thì có thể khống chế cục diện, nhưng sự thật có phải như vậy không? Họ không biết rằng Đức Chúa Trời toàn năng, cái thông minh của họ là họ tự nhận mà thôi. Đức Chúa Trời dò xét hết thảy. Chẳng hạn như, hôm nay ngươi hành ác, Đức Chúa Trời dò xét ngươi rồi, nhưng Ngài chưa tỏ lộ ngươi, mà cho ngươi cơ hội hối cải. Ngày mai, ngươi lại hành ác, vẫn không chịu giải trình hay hối cải, Đức Chúa Trời vẫn cho ngươi cơ hội, vẫn chờ ngươi hối cải, nhưng ngươi vẫn một mực không hối cải. Thế là Đức Chúa Trời không muốn cho ngươi cơ hội nữa, Ngài ghê tởm ngươi, kinh tởm ngươi, từ sâu thẳm nội tâm không muốn cứu rỗi ngươi nữa, mà đã hoàn toàn vứt bỏ ngươi. Nếu thế thì Ngài sắp sửa tỏ lộ ngươi rồi, cho dù ngươi che đậy thế nào, cản trở ra sao, cũng vô ích mà thôi. Tay ngươi dù lớn đến đâu, liệu có thể che trời được không? Ngươi có bản lĩnh cao đến đâu, liệu có thể che mắt Đức Chúa Trời không? (Thưa, không thể.) Đây đều là cách nghĩ ngu xuẩn của con người. Về chuyện rốt cuộc Đức Chúa Trời toàn năng đến thế nào, con người có thể cảm nhận được đôi điều từ trong lời Ngài. Ngoài ra, hết thảy những ai trong nhân loại này mà làm việc ác lớn và trực tiếp đối đầu với Đức Chúa Trời thì đều gặp phải đủ mọi loại trừng phạt. Con người nhìn thấy những chuyện này thì đều tâm phục khẩu phục, đều thừa nhận đây là báo ứng. Ngay cả người ngoại đạo cũng có thể thấy được sự công chính không dung thứ xúc phạm của Đức Chúa Trời, thế thì người tin Đức Chúa Trời nên thấy được hơn vậy chứ. Sự toàn năng và khôn ngoan của Đức Chúa Trời là không thể dò lường, con người không thể nào dò thấu. Có một bài hát thế nào nhỉ? (Thưa, là “Đường lối của Đức Chúa Trời không thể dò lường”.) Đây là thực chất của Đức Chúa Trời, đây là sự bộc lộ thực sự của thực chất thân phận của Đức Chúa Trời. Ngươi không cần suy đoán và ức đoán, ngươi chỉ cần tin rằng lời này là đúng, thì ngươi sẽ không làm ra chuyện ngu xuẩn như vậy. Con người đều cho rằng mình rất thông minh, họ lấy vải thưa che mắt thánh và nói: “Ngài có thể thấy con không?”. Đức Chúa Trời bảo: “Ta chẳng những có thể thấy toàn bộ con người ngươi, mà còn thấy được lòng ngươi, thấy ngươi đã đến nhân gian này bao nhiêu lần rồi”, thế là con người trợn tròn mắt. Đừng tự cho mình là thông minh, đừng cảm thấy: “Chuyện này Đức Chúa Trời không biết, chuyện kia Đức Chúa Trời cũng không biết. Anh chị em đều không thấy, ai cũng không biết cả. Tôi có mưu mẹo trong lòng, thấy tôi thông minh thế nào chưa!”. Trong thế giới này, tất cả những ai không hiểu lẽ thật, không tin rằng Đức Chúa Trời tể trị hết thảy thì đều không phải là người thông minh. Cho dù họ nói gì, làm gì, thì cuối cùng đều là sai lầm, đều đi ngược lại lẽ thật và chống đối Đức Chúa Trời. Chỉ có một loại người thông minh mà thôi, là loại người nào? Là loại người tin rằng Đức Chúa Trời dò xét hết thảy, có thể nhìn thấy hết thảy và tể trị hết thảy, loại người này chính là người thông minh tuyệt đỉnh. Bởi vì họ làm gì cũng đều thuận phục Đức Chúa Trời, đều hợp lẽ thật, đều được Đức Chúa Trời khen ngợi và chúc phúc. Để xem người ta có thông minh hay không, mấu chốt là nhìn xem họ có thể thuận phục Đức Chúa Trời hay không và mọi lời nói, việc làm của họ có hợp lẽ thật hay không. Nếu trong lòng ngươi nghĩ: “Chuyện này mình nghĩ như vậy, cũng muốn làm như vậy, bởi vì làm như vậy thì có lợi cho mình. Nhưng chuyện này mình không muốn nói cho ai, cũng không muốn để ai biết cả!”. Nghĩ như vậy có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Khi ý thức được nghĩ như vậy là không đúng, thì ngươi nên làm thế nào? Ngươi nên vả mình một cái, dạy cho mình một bài học. Ngươi nghĩ nếu ngươi không nói thì Đức Chúa Trời không biết sao? Thực ra, khi ngươi đang có ý nghĩ đó thì Đức Chúa Trời biết lòng ngươi rồi. Làm sao Ngài biết? Đức Chúa Trời nhìn thấu thực chất bản tính của con người. Vậy tại sao Đức Chúa Trời không vạch rõ ngươi trong chuyện này? Bởi cho dù Ngài không vạch rõ, thì bản thân ngươi cũng dần dần hiểu ra. Bởi vì ngươi ăn uống lời Đức Chúa Trời quá nhiều rồi, ngươi có lương tâm và lý trí, có tư tưởng, có tư duy bình thường, bản thân ngươi nên biết suy ngẫm xem cái gì là đúng và cái gì là sai. Đức Chúa Trời cho ngươi thời gian và cơ hội để ngươi dần dần ngẫm nghĩ, xem bản thân có ngu xuẩn hay không. Ngươi ngẫm nghĩ vài ngày thì sẽ có kết quả, sẽ có thể nhận biết được sự ngu xuẩn và ngốc nghếch của mình, biết không nên giấu giếm chuyện này với Đức Chúa Trời. Bất kể chuyện gì, ngươi cũng nên mở lòng phơi bày và thẳng thắn với Đức Chúa Trời. Đây là trạng thái và tình trạng duy nhất ngươi nên duy trì trước mặt Đức Chúa Trời. Ngay cả khi ngươi không mở lòng, thì thực ra ngươi cũng mở lòng trước mặt Đức Chúa Trời rồi. Đối với Đức Chúa Trời, bất kể ngươi có mở lòng hay không thì Ngài đều biết hết. Nếu không nhìn thấu được chút này, thì chẳng phải ngươi quá ngu xuẩn sao? Vậy làm sao để làm người thông minh? Chính là hãy mở lòng với Đức Chúa Trời. Bởi vì ngươi biết Đức Chúa Trời dò xét hết thảy, chuyện gì Ngài cũng biết, nên ngươi đừng tự cho mình là thông minh mà nghĩ rằng chưa chắc Đức Chúa Trời đã biết chuyện. Bởi vì đã có thể xác định rằng Đức Chúa Trời âm thầm xét kỹ lòng người, thì người thông minh nên thẳng thắn một chút, đơn thuần một chút và làm người trung thực, như vậy mới là hành động khôn ngoan. Cứ luôn cho rằng mình thông minh, luôn muốn có những bí mật nhỏ, luôn muốn giữ một chút riêng tư, thì có phải là cách nghĩ đúng không? Khi chung sống với người khác thì còn có thể như vậy, bởi vì có một số người không phải là người tích cực, không yêu thích lẽ thật; đối với loại người này thì ngươi có thể giữ lại một chút, không thể mở lòng với họ được. Chẳng hạn như, ngươi ghét ai đó, sau lưng họ nói ra những lời không hay, vậy chuyện này có nên nói với họ không? Chuyện này đừng nói ra, sau này ngươi không làm như vậy nữa là được rồi, chứ nói ra thì gây ảnh hưởng đến quan hệ đôi bên. Trong lòng ngươi biết bản thân mình không tốt, trong lòng bẩn thỉu và tà ác, đố kỵ với người khác, vì tranh danh đoạt lợi mà hết mực nói xấu người ta sau lưng hòng vu khống người ta, như vậy là quá bỉ ổi! Ngươi thừa nhận bản thân bại hoại, có thể nhận biết được cái sai trong chuyện này, nhận biết bản tính mình tà ác, rồi đến trước mặt Đức Chúa Trời mà cầu nguyện: “Thưa Đức Chúa Trời, chuyện con làm sau lưng người ta thật tà ác, thật bỉ ổi. Xin Ngài tha thứ cho con, xin Ngài dẫn dắt con, quở trách con. Sau này con sẽ cố gắng không làm như vậy nữa”. Như vậy là được rồi. Đối đãi với người khác thì có thể dùng vài mưu chước, nhưng đối đãi với Đức Chúa Trời thì đơn thuần mở lòng là tốt nhất. Nếu ngươi có ý định và chú trọng mưu chước thì sẽ phiền phức cho ngươi. Trong đầu ngươi luôn nghĩ: “Mình có thể nói gì để làm cho Đức Chúa Trời đánh giá cao mình, và để Ngài không biết nội tâm mình đang nghĩ chuyện gì? Mình nên nói thế nào mới thích hợp đây? Mình phải che đậy một chút, phải khéo léo hơn một chút, phải có chút mưu chước; có lẽ khi ấy Đức Chúa Trời sẽ đánh giá cao mình”. Ngươi luôn nghĩ như thế thì Đức Chúa Trời có biết không? Ngươi nghĩ gì Đức Chúa Trời cũng biết hết. Ngươi ngẫm nghĩ như thế thì nhọc lòng lắm, cứ nói thẳng nói thật thì đơn giản hơn nhiều, sống cũng nhẹ nhàng. Đức Chúa Trời sẽ nói rằng ngươi trung thực và đơn thuần, có một tấm lòng bộc trực – đây là điều vô cùng đáng giá! Nếu ngươi có tấm lòng bộc trực và thái độ trung thực, thì dù có những lúc ngươi đi quá xa, và hành động ngu muội, thì với Đức Chúa Trời, đây cũng không phải là một sự vi phạm; như vậy thì tốt hơn nhiều so với bụng dạ tính toán của ngươi, cũng tốt hơn nhiều so với kiểu lúc nào cũng suy ngẫm và chỉnh sửa. Kẻ địch lại Đấng Christ có thể làm được vậy không? (Thưa, không thể.)

Hễ ai đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ thì đều là người có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, người có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ thì đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, nhưng người có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ so với kẻ địch lại Đấng Christ thì có một chút khác biệt. Người có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ và có thể đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, không có nghĩa họ là kẻ địch lại Đấng Christ. Nhưng nếu như họ không hối cải, không thể tiếp nhận lẽ thật, thì sẽ có thể phát triển thành kẻ địch lại Đấng Christ. Vì người đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ vẫn chưa trở thành kẻ địch lại Đấng Christ, nên họ vẫn còn hy vọng, vẫn có cơ hội để hối cải. Nếu như họ làm quá nhiều việc ác và bị xác định tính chất là kẻ địch lại Đấng Christ thì sẽ bị trực tiếp thanh trừ và khai trừ, vậy thì sẽ không còn cơ hội hối cải nữa. Người đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ mà không làm quá nhiều việc ác, thì ít nhất điều này cho thấy hiện tại họ vẫn chưa phải là kẻ ác. Nếu họ có thể tiếp nhận lẽ thật thì sẽ có một tia hy vọng, còn nếu họ có chết cũng không thể tiếp nhận lẽ thật, thì cho dù không làm quá nhiều việc ác, họ vẫn khó mà được cứu rỗi. Tại sao kẻ địch lại Đấng Christ không thể được cứu rỗi? Chính vì kẻ địch lại Đấng Christ không tiếp nhận lẽ thật chút nào. Dù nhà Đức Chúa Trời có thông công thế nào về chuyện làm người trung thực – mở lòng phơi bày bản thân, thẳng thắn với nhau, có gì thì nói thẳng, chứ đừng giả dối – thì họ đều không tiếp nhận. Họ luôn cảm thấy làm người trung thực thì thiệt thòi, nói thật thì là kẻ ngốc, có chết họ cũng không chịu làm người trung thực, đây chính là bản tính chán ghét và thù hận lẽ thật của kẻ địch lại Đấng Christ. Không tiếp nhận lẽ thật chút nào thì làm sao mà được cứu rỗi chứ? Người đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ mà có thể tiếp nhận lẽ thật, thì họ có khác biệt rõ rệt so với kẻ địch lại Đấng Christ rồi. Kẻ địch lại Đấng Christ đều là người không thể tiếp nhận lẽ thật chút nào. Bất kể làm ra bao nhiêu việc sai trái, bao nhiêu việc ác, gây tổn thất lớn đến thế nào đối với công tác của hội thánh và lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, thì từ đầu đến cuối họ đều không biết phản tỉnh và nhận thức bản thân, khi bị tỉa sửa cũng không tiếp nhận lẽ thật chút nào. Vì vậy mà hội thánh xác định tính chất họ là kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ. Kẻ địch lại Đấng Christ cùng lắm cũng chỉ thừa nhận mình đã làm việc ngược với nguyên tắc và không hợp lẽ thật, chứ tuyệt đối không thừa nhận mình cố ý hành ác, cố ý chống đối Đức Chúa Trời. Họ chỉ thừa nhận sai lầm chứ không tiếp nhận lẽ thật, sau đó vẫn tiếp tục hành ác như cũ, không thực hành lẽ thật chút nào. Từ việc kẻ địch lại Đấng Christ từ đầu đến cuối không tiếp nhận lẽ thật, có thể thấy thực chất bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ chính là chán ghét và thù hận lẽ thật. Bất kể đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm, họ vẫn là người chống đối Đức Chúa Trời như cũ. Loài người bại hoại bình thường, mặc dù đều có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, nhưng lại có khác biệt với kẻ địch lại Đấng Christ. Có một số người nghe những lời phán xét và vạch rõ của Đức Chúa Trời thì có thể ghi vào lòng, suy đi ngẫm lại, phản tỉnh bản thân. Họ sẽ có thể nhận thức được rằng: “Vậy đây là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, đây là đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, chuyện này thật nghiêm trọng! Mình có dạng tâm tính và biểu hiện này, mình có phương diện thực chất này, mình chính là loại người này rồi!”. Họ sẽ suy ngẫm làm sao để có thể thoát khỏi tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, làm sao để có thể thực sự hối cải, có thể quyết chí không đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ. Trong công tác và cuộc sống, trong thái độ đối với những con người, sự việc và sự vật, đối với chuyện mà Đức Chúa Trời giao phó, họ sẽ có thể phản tỉnh mọi hành vi và hành động của mình, phản tỉnh xem tại sao mình không thể thuận phục Đức Chúa Trời, tại sao luôn sống bằng tâm tính Sa-tan, tại sao không thể chống lại xác thịt và Sa-tan. Họ sẽ có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời, tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, cầu xin Đức Chúa Trời cứu rỗi họ thoát khỏi tâm tính bại hoại và quyền thế của Sa-tan. Có ý chí này thì chứng tỏ họ có thể tiếp nhận lẽ thật. Cũng bộc lộ tâm tính bại hoại như nhau, cũng hành động theo ý riêng như nhau, nhưng điểm khác nhau là kẻ địch lại Đấng Christ chẳng những có dã tâm và dục vọng tạo vương quốc độc lập, mà còn thà chết cũng không thể tiếp nhận lẽ thật, đây chính là điểm chí mạng của kẻ địch lại Đấng Christ. Ngược lại, người có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ mà có thể tiếp nhận lẽ thật, cầu nguyện với Đức Chúa Trời, cậy dựa Đức Chúa Trời, muốn thoát khỏi tâm tính Sa-tan bại hoại, muốn mưu cầu con đường lẽ thật, thì việc cầu nguyện như thế và ý chí như thế sẽ có thể đem lại ích lợi gì cho lối vào sự sống của họ? Tối thiểu chúng sẽ có thể khiến họ trong lúc làm bổn phận mà biết phản tỉnh và nhận thức bản thân, dùng lẽ thật mà giải quyết vấn đề, đạt đến làm bổn phận đạt tiêu chuẩn, một lợi ích là vậy. Ngoài ra, với sự rèn luyện của việc thực hiện bổn phận, họ sẽ có thể bước lên con đường mưu cầu lẽ thật, bất kể gặp khó khăn gì, họ cũng đều có thể tìm kiếm lẽ thật, chú trọng tiếp nhận và thực hành lẽ thật, dần dần thoát khỏi tâm tính Sa-tan, đạt đến thuận phục và thờ phượng Đức Chúa Trời. Thực hành như thế thì họ sẽ có thể đạt đến được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Mặc dù người có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ đôi lúc cũng bộc lộ sự bại hoại, lại còn không kìm nổi mà nói năng, hành động vì danh lợi và địa vị, làm công tác theo ý riêng, nhưng ngay khi ý thức được rằng mình đang bộc lộ tâm tính bại hoại, thì họ hối hận và có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Điều này chứng tỏ họ là người có thể tiếp nhận lẽ thật, thuận phục công tác của Đức Chúa Trời và đang mưu cầu lối vào sự sống. Dạng người này bất kể trải nghiệm bao nhiêu năm, bộc lộ bao nhiêu sự bại hoại, thì cuối cùng vẫn có thể tiếp nhận lẽ thật, còn có thể bước vào thực tế lẽ thật, và là người thuận phục công tác của Đức Chúa Trời. Đồng thời, điều này cũng chứng tỏ họ đã thiết lập được nền móng trên con đường thật. Nhưng có một vài người đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ lại không thể tiếp nhận lẽ thật, họ cũng giống như kẻ địch lại Đấng Christ, không dễ được cứu rỗi. Loại người này nghe xong lời Đức Chúa Trời vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ thì chẳng có cảm giác gì, thấy vô thưởng vô phạt. Khi thông công về chủ đề tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, thì họ cũng thừa nhận bản thân có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ và đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ. Họ nói thì hay lắm, nhưng đến lúc nên thực hành lẽ thật thì họ vẫn cứ từ chối thực hành lẽ thật, vẫn cứ hành động theo ý riêng và theo tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Ngươi hỏi họ: “Lúc chị bộc lộ tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ thì có đấu tranh nội tâm không? Lúc chị nói những lời để bảo toàn địa vị thì trong lòng có thấy tự trách không? Chị bộc lộ tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ thì có phản tỉnh và nhận thức bản thân không? Chị nhận thức được tâm tính bại hoại của mình rồi thì có lòng hối hận không? Sau đó có hối cải và biến đổi chút gì không?”. Chắc chắn họ sẽ không trả lời được, bởi vì họ không có những trải nghiệm và lĩnh hội này, chẳng nói ra được cái gì cả. Dạng người này có thể thực sự hối cải không? Chắc chắn là không dễ. Nếu thực sự là người mưu cầu lẽ thật thì chỉ cần bộc lộ tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ là họ đã thấy khó chịu, sốt ruột lo lắng, ngẫm nghĩ rằng: “Làm sao thoát khỏi tâm tính Sa-tan này đây? Tại sao mình luôn bộc lộ tâm tính bại hoại vậy? Tại sao tâm tính bại hoại này lại dai dẳng và khó xử lý thế? Tại sao việc bước vào thực tế lẽ thật lại khó khăn đến vậy?”. Điều này cho thấy trải nghiệm sự sống của họ rất nông cạn, tâm tính bại hoại của họ chưa được giải quyết bao nhiêu, cho nên khi gặp chuyện thì trận chiến trong tâm linh họ đặc biệt kịch liệt, con người họ cũng chịu giày vò gấp đôi. Mặc dù họ có ý chí muốn thoát khỏi tâm tính Sa-tan, nhưng trong lòng họ chắc chắn chiến đấu với tâm tính Sa-tan không ít, dạng tình trạng chiến đấu này mỗi ngày một trầm trọng hơn. Khi sự nhận thức bản thân của họ ngày một sâu sắc hơn, thấy được sự bại hoại của mình quá sâu sắc, thì họ càng thêm khao khát đạt được lẽ thật, càng trân quý lẽ thật, và sẽ có thể liên tục tiếp nhận, thực hành lẽ thật trong quá trình nhận thức bản thân và tâm tính bại hoại. Vóc giạc của họ sẽ dần dần lớn lên, tâm tính sự sống của họ cũng bắt đầu có biến đổi thực sự. Tiếp tục trải nghiệm như vậy thì qua mỗi năm sẽ một tốt hơn, cuối cùng họ sẽ có thể đắc thắng xác thịt và thoát khỏi sự bại hoại, sẽ có thể thường xuyên thực hành lẽ thật và đạt đến thuận phục Đức Chúa Trời. Lối vào sự sống đâu có dễ dàng gì! Giống hệt như cứu một người khỏi cái chết cận kề: Trách nhiệm mà người ta có thể làm cho trọn chính là thông công về lẽ thật, hỗ trợ và cung ứng, hoặc là tỉa sửa họ. Nếu họ có thể tiếp nhận và thuận phục, thì sẽ có hy vọng, có thể đủ may mắn thoát khỏi khó khăn, sẽ không đến mức phải chết. Nhưng nếu họ từ chối tiếp nhận lẽ thật, không nhận thức bản thân chút nào, thì họ gặp nguy hiểm rồi. Có những kẻ địch lại Đấng Christ bị đào thải, một hai năm sau vẫn không nhận thức được bản thân, không thừa nhận sai lầm, chẳng có chút dấu hiệu sự sống nào cả, điều này chứng tỏ họ không còn hy vọng được cứu rỗi nữa. Các ngươi bị tỉa sửa thì có thể tiếp nhận lẽ thật không? (Thưa, có thể.) Như vậy thì sẽ có hy vọng, như vậy là tốt! Có thể tiếp nhận lẽ thật thì sẽ có hy vọng đạt đến được cứu rỗi.

Nếu muốn được cứu rỗi, ngươi phải vượt qua được rất nhiều cửa ải. Những cửa ải này là gì? Chính là chiến đấu không ngừng với tâm tính bại hoại, chiến đấu với tâm tính bại hoại của Sa-tan và kẻ địch lại Đấng Christ: Chúng muốn khống chế ngươi, còn ngươi thì muốn thoát khỏi chúng; chúng muốn mê hoặc ngươi còn ngươi thì muốn từ bỏ chúng. Sau khi ngươi nhận thức được tâm tính bại hoại của mình rồi mà vẫn không thoát khỏi chúng được, thì ngươi sẽ khó chịu, thống khổ, và sẽ cầu nguyện. Có lúc ngươi thấy bản thân qua một thời gian rồi mà vẫn không thể thoát khỏi sự khống chế của tâm tính Sa-tan, cảm thấy không còn hy vọng, nhưng ngươi vẫn không cam tâm, không thể tiêu cực và nản lòng như thế, mà phải tiếp tục chiến đấu. Trong quá trình làm bổn phận và quá trình trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, phản ứng trong con người sẽ từng bước một khác dần đi. Tóm lại, người có sự sống là người mưu cầu lẽ thật, và bên trong họ không ngừng biến đổi. Họ không ngừng xoay chuyển về tư tưởng và quan điểm, về hành vi và cách làm, thậm chí là về ý định và cách nghĩ, tâm tư và ý niệm nơi sâu thẳm nội tâm. Hơn nữa, họ sẽ ngày càng phân định rõ ràng điều gì là đúng và điều gì là sai, bản thân đã làm việc sai trái nào, suy nghĩ như vậy là đúng hay sai, quan điểm như vậy có hợp lẽ thật không, nguyên tắc hành động như vậy thì có hợp tâm ý của Đức Chúa Trời không, bản thân có phải là người thuận phục Đức Chúa Trời không, có phải là người yêu thích lẽ thật không. Những điều này sẽ từng bước ngày càng rõ ràng trong lòng họ. Vậy dựa trên cơ sở nào để có thể đạt được những kết quả này? Chính là cơ sở này: hiểu lẽ thật thì thực hành và bước vào. Tại sao lại nói kẻ địch lại Đấng Christ căn bản không thể đạt đến sự biến đổi? Họ có thể hiểu lẽ thật không? (Thưa, có thể.) Họ có thể hiểu lẽ thật mà lại không thực hành, nghe rồi cũng không thực hành. Có lẽ họ hiểu và tiếp nhận lẽ thật như là đạo lý, nhưng họ có thực hành được một chút đạo lý và quy định mà họ có thể hiểu này hay không? Không thể, một chút cũng không thực hành được. Ngươi có bức ép họ, hay họ có cố gắng đến rã rời, thì cũng không thể thực hành được. Vì vậy, việc họ bước vào lẽ thật vĩnh viễn là con số không. Kẻ địch lại Đấng Christ có nói về chuyện muốn làm người trung thực thế nào, có nỗ lực đến đâu, thì cũng không thể nói ra được một câu trung thực. Họ có nói thế nào về chuyện muốn quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời thì cũng không buông bỏ những ý định ích kỷ và đê tiện. Khi hành động từ một quan điểm ích kỷ, thấy có gì tốt và có lợi cho mình thì họ nói: “Đưa cho tôi, nó là của tôi!”. Nói thế nào mà có lợi cho địa vị của họ thì họ sẽ nói như thế ấy, làm thế nào mà có lợi cho bản thân thì họ sẽ làm như vậy, đây chính là thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ. Trong một cơn triều dâng tâm huyết nhất thời, họ cảm thấy mình hiểu được chút lẽ thật rồi, nhiệt tâm bừng lên và họ hô vài câu khẩu hiệu: “Tôi phải thực hành, biến đổi và làm thỏa lòng đức chúa trời!”. Nhưng đến lúc thực hành thì họ có thực hành không? Họ không thực hành. Bất kể Đức Chúa Trời nói thế nào, giảng bao nhiêu lẽ thật, bao nhiêu tình hình thực tế, đưa ra bao nhiêu ví dụ thực tế, thì đều không thể làm họ cảm động, không thể làm dao động dã tâm của họ. Đây chính là đặc trưng và dấu hiệu của kẻ địch lại Đấng Christ. Chính là họ không thực hành chút lẽ thật nào, họ nói rất dễ nghe thì cũng là nói cho người ta nghe, nói dễ nghe đến mấy thì cũng chỉ là một loại lời lẽ quan cách, là một loại lý luận đối với họ. Trên thực tế, trong lòng những người này định vị lẽ thật như thế nào? Trước đây Ta đã nói về thực chất bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ là gì nào? (Thưa, là thù hận lẽ thật.) Đúng vậy, họ thù hận lẽ thật. Họ cho rằng sự tà ác, ích kỷ, đê tiện, kiêu ngạo và hung ác của họ, việc họ chiếm đoạt địa vị, tiền bạc, và khống chế người khác, chính là lẽ thật tối cao và triết lý tối cao, không có điều gì cao bằng. Có địa vị và có thể khống chế người khác rồi, thì họ sẽ có thể làm mưa làm gió, mọi dã tâm hay dục vọng của họ đều có thể đạt được. Đây chính là mục đích tối hậu của kẻ địch lại Đấng Christ.

Kẻ địch lại Đấng Christ chán ghét và thù hận lẽ thật. Ngươi bảo một người chán ghét lẽ thật đi tiếp nhận và thực hành lẽ thật, thì có khả thi không? (Thưa, không.) Ngươi mà làm vậy thì cũng tương đương với bắt bò leo cây, bắt sói ăn cỏ, vậy chẳng phải là làm khó chúng sao? Ngươi thấy có lúc sói trà trộn vào chung với bầy cừu, đấy là nó cải trang, chờ đợi cơ hội để ăn thịt cừu, bản tính của nó vĩnh viễn sẽ không thay đổi. Cũng giống vậy, bảo kẻ địch lại Đấng Christ thực hành lẽ thật thì cũng tương đương với bảo sói ăn cỏ, từ bỏ bản năng ăn cừu của nó, đây là chuyện bất khả thi. Sói là động vật ăn thịt, nó ăn thịt cừu và các loài động vật khác, bản tính của nó là vậy, không thay đổi được. Nếu có người nói: “Tôi không biết bản thân có phải là kẻ địch lại Đấng Christ hay không, nhưng tôi vừa nghe thông công về lẽ thật là trong lòng liền nổi giận, liền thấy hận, ai mà tỉa sửa tôi thì tôi càng hận hơn nữa”. Đây có phải là kẻ địch lại Đấng Christ không? (Thưa, phải.) Có người bảo: “Gặp chuyện gì anh cũng phải thuận phục, phải tìm kiếm lẽ thật!”, thì họ nói: “Thuận phục gì chứ? Anh đừng có nói câu đó!”. Đây là thứ gì vậy? Là tính khí nóng nảy sao? (Thưa, không phải.) Vậy đây là tâm tính gì? (Thưa, là thù hận lẽ thật.) Nói thôi họ cũng không cho nói, ngươi vừa mới thông công về lẽ thật là bản tính của họ liền bộc phát ra, hiện nguyên hình. Chỉ cần nghe nói về việc tìm kiếm lẽ thật và thuận phục Đức Chúa Trời là họ không muốn nghe. Họ không muốn nghe đến mức độ nào? Vừa nghe lời đó là họ muốn bùng nổ, không nói chuyện tao nhã gì nữa, cũng không sợ lộ tẩy nữa, họ hận đến mức độ như vậy đấy. Vậy họ có thể thực hành lẽ thật không? (Thưa, không thể.) Lẽ thật không phải để ban cho kẻ ác, lẽ thật là để ban cho những người có lương tâm và lý trí, yêu thích lẽ thật và những điều tích cực. Lẽ thật đòi hỏi những người này tiếp nhận và thực hành. Còn về những kẻ ác có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ thù hằn lẽ thật và những điều tích cực đến cùng cực, thì họ vĩnh viễn sẽ không tiếp nhận lẽ thật. Bất kể đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm, nghe bao nhiêu đạo, thì họ cũng sẽ không tiếp nhận và thực hành lẽ thật. Ngươi đừng cho rằng vì không hiểu lẽ thật mà họ không thực hành lẽ thật, nếu như nghe nhiều thì họ sẽ hiểu thôi, đây là chuyện không có khả năng xảy ra đâu. Bởi vì hễ là người chán ghét và thù hận lẽ thật thì đều thuộc chủng loại của Sa-tan, vĩnh viễn sẽ không thay đổi, ai cũng không thay đổi họ được. Cũng giống như sau khi thiên sứ trưởng phản bội Đức Chúa Trời, các ngươi có bao giờ nghe đến chuyện Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi thiên sứ trưởng không? Đức Chúa Trời chưa bao giờ nói lời đó. Vậy Đức Chúa Trời làm thế nào với Sa-tan? Ngài đánh nó bay ra giữa không trung, khiến nó phục vụ Đức Chúa Trời ở mặt đất, làm việc nó nên làm. Chờ đến khi nó phục vụ xong rồi, kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời hoàn thành rồi, thì Ngài sẽ diệt nó, vậy là xong chuyện. Đức Chúa Trời có nói một câu thừa thãi nào với nó không? (Thưa, không.) Tại sao lại không? Hai từ thôi – vô ích – nói một câu cũng là thừa thãi rồi. Đức Chúa Trời đã nhìn thấu rằng thực chất bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ vĩnh viễn không thay đổi, chuyện là như vậy.

Khi tiếp xúc với kẻ địch lại Đấng Christ, các ngươi nên đối đãi với họ như thế nào? Có những lãnh đạo trước đây bị xác định tính chất là lãnh đạo giả hoặc kẻ địch lại Đấng Christ, rồi bị cách chức, sau một thời gian, các anh chị em phản ánh rằng người này còn có chút năng lực công tác, trong thời gian qua đã biết hối cải, biểu hiện cũng không tệ. Là hành vi và biểu hiện của họ không tệ, hay là họ nói ra những lời dễ nghe, hay là họ có chút an phận giữ mình, những điều này không được nói rõ cụ thể. Vì anh chị em nói rằng biểu hiện của họ không tệ, hiện tại lại có những công tác thiếu người làm, nên đã sắp xếp cho họ làm một công tác. Kết quả là chưa được hai tháng, các anh chị em đã phản ánh: “Mau cách chức anh ta đi, anh ta áp chế chúng tôi đến mức chịu không nổi. Không cách chức anh ta thì chúng tôi không cách nào làm bổn phận được”. Các anh chị em tuyệt đối không đồng ý dùng anh ta, bầu ai làm lãnh đạo cũng được chứ không bầu anh ta. Anh ta vẫn giữ tính như trước, nói năng dễ nghe, nhưng thực ra không thay đổi chút gì cả. Đây là chuyện gì vậy? Đây chính là bản tính bại lộ hoàn toàn. Ngươi nói xem, nên xử lý chuyện này thế nào? Các anh chị em phản ứng dữ dội đến vậy, chứng tỏ họ thực sự có đôi chút phân định rồi. Trước đây, có những người bị anh ta mê hoặc, Bề trên xử lý anh ta thì có người thay mặt anh ta lên tiếng bất bình, sau đó có người bảo anh ta hối cải rồi, nên anh ta được đề bạt lại. Sau khi dùng lại anh ta một thời gian, thì anh ta bị tỏ lộ hoàn toàn, anh chị em đều nhìn thấu anh ta rồi, nên họ đồng lòng bãi miễn anh ta. Bề trên thấy những người này biết phân định rồi, việc chăm tưới cho họ đã không uổng công. Vì họ đều không chịu dùng anh ta, nên Bề trên đã cách chức anh ta. Sự phân định này từ đâu mà có? (Thưa, từ việc hiểu lẽ thật.) Đúng vậy, chính là nhờ hiểu lẽ thật. Sự phân định đến từ việc hiểu lẽ thật. Đây còn chẳng phải là lẽ thật và Đức Chúa Trời nắm quyền sao? (Thưa, phải.) Họ phân định như vậy là kịp thời: cách chức anh ta rồi thì anh chị em không còn bị anh ta khống chế nữa. Anh ta áp chế người ta đến mức chịu không nổi, một chút nhân tính cũng không có, không lo làm việc chính đáng mà lại đi quấy nhiễu anh chị em làm bổn phận, ngồi trên đầu anh chị em mà tác oai tác quái, thì ai có thể đồng ý với chuyện đó chứ? Có ngu ngốc mới đồng ý! Loại người này bị cách chức rồi thì có chút cảm tưởng gì không? Lần trước thì bị Bề trên cách chức, lần này thì bị anh chị em bãi miễn, đẩy rơi đài, cũng chẳng vẻ vang gì! Ban đầu, anh ta muốn cầu địa vị, kết quả là không đạt được địa vị, lại còn xuống dốc không phanh, bị đánh trở lại nguyên hình. Có phải anh ta nên phản tỉnh bản thân không? (Thưa, phải.) Nếu là người bình thường, chỉ là có tâm tính bại hoại nghiêm trọng, thì chẳng phải anh ta cũng phải phản tỉnh sao? (Thưa, phải.) Có một loại người không phản tỉnh, họ cảm thấy bản thân mình đúng, làm gì cũng đúng, và họ không tiếp nhận sự thật, cũng không tiếp nhận những điều tích cực hay những đánh giá của người khác về mình. Đây chính là người có thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Chỉ có kẻ địch lại Đấng Christ mới không biết phản tỉnh, họ sẽ ngẫm nghĩ điều gì? “Hừm, sẽ có một ngày tôi ngóc đầu trỗi dậy. Cứ chờ đến lúc các người rơi vào tay tôi, để xem tôi trị các người thế nào!”. Còn có cơ hội để làm vậy sao? (Thưa, không còn.) Không còn cơ hội nữa đâu. Anh chị em ngày càng hiểu nhiều lẽ thật, họ biết phân định về đủ loại tình trạng của đủ loại người, nhất là phân định kẻ địch lại Đấng Christ, nên loại người địch lại Đấng Christ ngày càng khó có chỗ và cơ hội để hành ác, họ mà muốn ngóc đầu trỗi dậy thì sẽ có chút khó khăn. Họ hy vọng Bề trên sẽ bớt giảng đạo về việc phân định lại một chút, không phân định họ nữa. Khi nghe thông công về phương diện lẽ thật này, họ biết mình tiêu tùng rồi, cảm thấy không còn hy vọng ngóc đầu trỗi dậy nữa, và họ không ngẫm nghĩ: “Những gì họ vạch trần và phân định là đúng, đều là tình trạng của mình. Mình nên thay đổi như thế nào đây? Cứ làm người như thế này, chẳng phải là sẽ tiêu tùng sao? Sẽ bị xem là phế vật. Đi con đường của thiên sứ trưởng và đối địch với Đức Chúa Trời thì có thể có được gì tốt đẹp chứ?”. Họ có ngẫm nghĩ như vậy không? (Thưa, không.) Họ sẽ không ngẫm nghĩ như vậy, họ tuyệt đối sẽ không phản tỉnh và nhận thức bản thân, họ thà chết chứ không hối cải, đây chính là bản tính của họ. Bất kể ngươi thông công về lẽ thật thế nào, cũng không thể lay tỉnh họ hay khiến họ hối cải. Không hối cải thì có còn đường sống nữa không? (Thưa, không còn.) Họ không hối cải, một mực đi cho hết con đường tăm tối, tự tìm đường chết, điều này do bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ quyết định.

Suốt thời gian qua, chúng ta luôn nói về chủ đề phân định kẻ địch lại Đấng Christ. Các ngươi nói xem, những người là kẻ địch lại Đấng Christ mà nghe những điều này thì sẽ cảm thấy thế nào? Đến lúc nhóm họp thì họ cảm thấy khó chịu, chống đối trong lòng, vậy chẳng phải là kẻ địch lại Đấng Christ sao? (Thưa, phải.) Người bình thường có tâm tính bại hoại mà biết mình có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, thì họ sẽ nôn nóng muốn nghe thêm, hiểu thêm, hiểu rồi thì thay đổi sự mưu cầu của mình. Họ cho rằng nếu không hiểu thì sẽ đi chệch đường, ai biết chừng có ngày sẽ đi lên con đường của kẻ địch lại Đấng Christ và gây ra việc ác lớn, đã gây ra thì không thể vãn hồi, thế là cơ hội được cứu rỗi không còn nữa, tiêu tan cả rồi. Vì thế mà trong lòng họ sợ hãi. Còn tâm thái của kẻ địch lại Đấng Christ thì không như vậy, họ chỉ mong sao ai cũng không nói, không nghe những bài giảng về sự phân định, chỉ mong sao mọi người đều hồ đồ, không biết phân định, đều bị họ mê hoặc, như vậy thì họ sẽ vui vẻ. Nguyện vọng lớn nhất của kẻ địch lại Đấng Christ là gì? Chính là nắm quyền. Các ngươi có muốn nắm quyền không? (Thưa, không.) Trong lòng không muốn, nhưng đầu óc thì có lúc cũng muốn, nên thực ra là có muốn. Đây là nội tâm ngươi có một nguyện vọng chủ quan, là khát vọng nơi sâu thẳm nội tâm ngươi không muốn làm dạng người này, không muốn đi con đường này, nhưng khi gặp chuyện thì tâm tính bại hoại chi phối ngươi, thúc đẩy ngươi. Ngươi vắt óc nghĩ cách làm sao để có thể bảo vệ địa vị và quyền thế của bản thân, có thể khống chế bao nhiêu người, nói năng thế nào cho có uy danh để khiến người ta đánh giá cao. Ngươi luôn nghĩ những chuyện này, thì lòng ngươi không còn do ngươi khống chế nữa. Vậy lòng ngươi bị thứ gì khống chế? (Thưa, tâm tính bại hoại.) Đúng vậy, lòng ngươi bị tâm tính Sa-tan bại hoại khống chế rồi. Cả ngày từ sáng đến tối, ngươi chỉ toàn ngẫm nghĩ về chuyện lợi ích xác thịt, luôn tranh đấu với người khác, đấu tới đấu lui mà chẳng đạt được gì, lại còn cực kỳ khó chịu – ngươi sống chỉ vì xác thịt và Sa-tan mà thôi. Ngươi quyết chí muốn làm tốt bổn phận và sống vì Đức Chúa Trời, kết quả là khi gặp chuyện thì lại tranh địa vị, tranh lợi ích, tranh tới tranh lui đến mức mệt tận xương tủy mà cũng chẳng đạt được gì. Các ngươi nói xem, sống như vậy có mệt mỏi không? (Thưa, mệt mỏi.) Ngươi cứ sống như vậy ngày qua ngày, chẳng biết từ lúc nào mà đã mấy chục năm trôi qua. Có những người tin Đức Chúa Trời mười năm, hai mươi năm – họ đạt được bao nhiêu lẽ thật? Tâm tính bại hoại của họ biến đổi được bao nhiêu? Ngày ngày họ sống vì ai? Họ bận rộn vì điều gì? Họ vắt óc vì điều gì? Toàn là vì xác thịt. Đức Chúa Trời phán: “tư tưởng trong lòng họ lúc nào cũng ác”, lời này có sai không? Hãy nếm thử và thưởng thức xem. Khi nghĩ đến lời này, khi thể nghiệm lời này, ngươi có cảm thấy sợ hãi không? Có lẽ ngươi sẽ nói: “Trong lòng có đôi chút sợ hãi. Bề ngoài thì suốt ngày tôi trả giá, hy sinh, dâng mình, chịu khổ. Thể xác của tôi thì làm vậy, nhưng tư tưởng trong lòng tôi thì toàn là ác, toàn là đi ngược lại lẽ thật. Xuất phát điểm, động cơ và mục đích trong nhiều việc tôi làm đều là làm vì cái ác trong những tư tưởng của tôi”. Làm như vậy thì kết quả là gì? Là hành ác. Vậy Đức Chúa Trời có ghi nhớ điều đó không? Có những người nói: “Tôi tin Đức Chúa Trời đã hai mươi năm, cái gì cũng từ bỏ rồi, vậy mà Đức Chúa Trời lại không ghi nhớ”, họ đau lòng và thống khổ. Tại sao ngươi lại thống khổ? Nếu Đức Chúa Trời thực sự muốn nghiêm khắc với con người, thì con người chẳng có gì đáng để khoe khoang cả. Đây đều là sự ân đãi và thương xót của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời quá khoan dung với con người rồi. Các ngươi nghĩ xem, Đức Chúa Trời thánh khiết, công chính và toàn năng đến vậy, mà Ngài cứ thế nhìn những người đi theo Ngài suốt ngày nghĩ toàn điều ác và đi ngược lẽ thật, nghĩ toàn chuyện về địa vị và danh lợi của bản thân. Đức Chúa Trời có thể dung tha cho người đi theo Ngài mà lại chống đối và phản bội Ngài như vậy không? Tuyệt đối không có chuyện đó. Con người bị những tâm tư, ý niệm, ý định và động cơ này chi phối mà trắng trợn cả gan làm những việc phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời, lại còn tô vẽ cho đẹp là đang làm bổn phận, đang phối hợp với công tác của Đức Chúa Trời. Những chuyện này Đức Chúa Trời đều thấy cả, nhưng Ngài vẫn phải nhẫn nại. Đức Chúa Trời nhẫn nại như thế nào? Ngài chu cấp lẽ thật, chăm tưới, vạch rõ, Ngài còn khai sáng và soi sáng, dẫn dắt, sửa phạt và sửa dạy – khi sửa dạy nặng thì còn phải trấn an, Đức Chúa Trời hẳn phải nhẫn nại đến dường nào! Dù Đức Chúa Trời thấy rằng đủ loại tâm tính bại hoại, đủ loại bộc lộ, hành vi và tâm tư của những người này đều là ác, nhưng Ngài vẫn có thể nhẫn nại. Các ngươi nói xem, con người có thể làm được vậy không? (Thưa, không làm được.) Sự nhẫn nại của cha mẹ đối với con cái là chân thật, nhưng nhẫn đến mức không thể nhẫn được nữa, thì cũng có thể vứt bỏ, thậm chí là đoạn tuyệt quan hệ. Vậy Đức Chúa Trời nhẫn nại với một con người thì sao? Ngươi sống một ngày thì Đức Chúa Trời nhẫn nại một ngày, nhẫn nại đến mức như vậy đấy. Trong sự nhẫn nại này có điều gì? (Thưa, có tình yêu.) Không chỉ có tình yêu đâu, còn có kỳ vọng của Đức Chúa Trời đối với ngươi. Kỳ vọng này là gì? Chính là Đức Chúa Trời kỳ vọng thông qua công tác Ngài làm mà nhìn thấy một vài thành quả, một vài thu hoạch và khiến con người nếm trải được tình yêu của Ngài. Con người có tình yêu như vậy không? Không có. Con người có được chút tri thức và văn hóa, chút ân tứ và sở trường về một mặt nào đó, là đã cảm thấy thân phận mình cao quý hơn người khác, người thường không lại gần mình nổi, đạo đức của con người là vậy đấy. Đức Chúa Trời có làm như vậy không? Hoàn toàn ngược lại: Đức Chúa Trời cứu rỗi nhân loại ô uế quá chừng quá đỗi và bại hoại sâu sắc như vậy, hơn nữa, Ngài còn sống cùng với những người này, nói chuyện và hỗ trợ họ trực diện. Điều này con người không đạt đến nổi.

Tiếp theo, chúng ta sẽ thông công thêm về một vấn đề. Có những người khi làm chứng thì nói rằng: “Mỗi khi gặp chuyện, tôi đều nghĩ đến tình yêu thương và ân điển của Đức Chúa Trời, đều thấy cảm động. Mỗi khi nghĩ đến những điều này, thì tôi không bộc lộ tâm tính bại hoại nữa”. Đa số mọi người cảm thấy lời này thật hay, lại còn có thể thực sự giải quyết vấn đề bộc lộ sự bại hoại. Lời này có đứng vững được không? Không đứng vững được. Tình yêu thương, sự toàn năng, sự bao dung đối với con người, cùng hết thảy những việc Đức Chúa Trời làm trên con người, tất cả chỉ có thể cảm động con người, cảm động được mặt nhân tính, mặt lương tâm và lý tính của con người, chứ không thể giải quyết được tâm tính bại hoại, cũng không thể thay đổi mục tiêu và phương hướng mưu cầu của con người. Vì vậy mà Đức Chúa Trời mới làm công tác phán xét vào thời kỳ sau rốt, dùng cách bày tỏ và cung ứng lẽ thật để giải quyết vấn đề tâm tính bại hoại của con người. Việc then chốt nhất mà Đức Chúa Trời làm là gì? Chính là bày tỏ và cung ứng lẽ thật, phán xét và hành phạt con người. Ngài không muốn dùng hành vi hoặc một vài việc Ngài làm để cảm động ngươi, thay đổi phương hướng và mục tiêu mưu cầu của ngươi, Ngài không làm việc như vậy. Bất kể Đức Chúa Trời nhẫn nại với con người như thế nào, hoặc cứu rỗi con người ra sao, trả giá lớn đến đâu, bất kể là gì đi nữa, thì Đức Chúa Trời chỉ khiến con người hiểu được tâm ý cứu rỗi con người của Ngài, chứ không phải là khiến con người nghe xong thì cảm động rồi từ đó mà nội tâm được mềm dịu đi và có thể xoay chuyển, đây là chuyện không đạt đến được. Tại sao? Bởi vì tâm tính bại hoại của con người là thực chất bản tính của họ, thực chất bản tính này chính là nền móng để con người sinh tồn. Nó không phải là một vài thói quen xấu hay tật xấu sẽ thay đổi ngay khi được khuyên nhủ, hoặc là người ta hứng lên thì sẽ thay đổi được, hoặc học được bao nhiêu tri thức và đọc bao nhiêu sách thì sẽ thay đổi được, đây là những chuyện bất khả thi, chẳng ai thay đổi được bản tính con người cả. Chỉ có tiếp nhận và đạt được lẽ thật thì mới có thể thay đổi con người, chỉ có lẽ thật mới có thể thay đổi con người. Muốn đạt được sự biến đổi về tâm tính sự sống thì buộc phải mưu cầu lẽ thật. Mưu cầu lẽ thật thì trước hết phải hiểu được đủ mọi hạng mục lẽ thật mà Đức Chúa Trời phán. Có những người cho rằng hiểu đạo lý rồi thì nghĩa là đã hiểu lẽ thật, nghĩ như vậy là sai vô cùng. Làm gì có chuyện ngươi hiểu đạo lý trong việc tin Đức Chúa Trời và biết nói một chút lý luận thuộc linh thì nghĩa là ngươi hiểu lẽ thật. Các ngươi hãy suy ngẫm xem, rốt cuộc lẽ thật nghĩa là gì? Tại sao Ta luôn nói rằng có nhiều người không hiểu lẽ thật? Họ cho rằng: “Mình nghe thì hiểu ý trong lời Đức Chúa Trời, như vậy chính là hiểu lẽ thật rồi”. Họ còn cho rằng: “Lời Đức Chúa Trời phán đều đúng, đều đi vào lòng mình, vậy nó là ngôn ngữ chung của mình và Đức Chúa Trời rồi”. Câu nói này của họ rốt cuộc là đúng hay sai? Rốt cuộc hiểu lẽ thật nghĩa là gì? Tại sao lại nói họ không hiểu lẽ thật? Trước hết, chúng ta hãy bàn xem lẽ thật là gì? Lẽ thật là hết thảy thực tế của những điều tích cực, vậy thực tế của những điều tích cực này có liên quan gì đến con người? (Thưa Đức Chúa Trời, con lý giải thế này: biểu hiện của việc người ta hiểu lẽ thật chính là bất kể gặp con người, sự việc hay sự vật nào, người ta đều có nguyên tắc, biết nên đối đãi thế nào, lại có con đường thực hành. Điều này nghĩa là lẽ thật có thể giải quyết các khó khăn của con người, có thể trở thành thực tế trong cuộc sống của con người. Đức Chúa Trời vừa mới phán rằng con người hiểu đạo lý tuyệt nhiên không phải là hiểu lẽ thật, bản thân con người cảm thấy như mình hiểu lẽ thật rồi, nhưng khi cuộc sống hiện thực của mình có vấn đề và khó khăn thì đều không giải quyết được, không có con đường và không liên hệ được với lẽ thật.) Như vậy chính là không hiểu lẽ thật. Những lời vừa nói có một câu nói đúng trọng tâm: Lẽ thật là gì? (Thưa, lẽ thật có thể làm cho con người có con đường thực hành, hành động có nguyên tắc và có thể giải quyết khó khăn của con người.) Đúng vậy. Dựa vào nguyên tắc lẽ thật mà đối chiếu với bản thân và thực hành, đấy chính là con đường và chính là hiểu lẽ thật rồi. Nếu ngươi chỉ hiểu đạo lý, gặp chuyện thì không biết vận dụng, không tìm ra được nguyên tắc, vậy thì không phải là hiểu lẽ thật. Lẽ thật là gì nào? Lẽ thật chính là nguyên tắc và quy chuẩn để làm hết thảy mọi chuyện. Có phải vậy không? (Thưa, phải.) Nói các ngươi không hiểu lẽ thật, nghĩa là các ngươi nghe giảng đạo xong thì chỉ biết đạo lý, chứ không biết nguyên tắc và quy chuẩn của lẽ thật bên trong đó là gì. Trong những chuyện và tình trạng mà ngươi gặp phải, ngươi không biết chuyện nào và tình trạng nào thì liên quan đến phương diện lẽ thật này, cũng không biết vận dụng phương diện lẽ thật này ra sao. Chẳng hạn như, các ngươi hỏi một vấn đề, việc các ngươi có thể hỏi những vấn đề đó cho thấy các ngươi không hiểu về phương diện lẽ thật đó. Sau khi được thông công, thì các ngươi có hiểu hay không? (Thưa, có.) Thông công rồi thì hiểu một chút, đến khi gặp lại chuyện như vậy thì lại không hiểu, như vậy không phải là thực sự hiểu, như vậy là không biết và không nắm rõ nguyên tắc, quy chuẩn của phương diện lẽ thật này. Có một hạng mục lẽ thật mà ngươi cho rằng mình hiểu rồi, nhưng phương diện lẽ thật này nói đến những thực tế nào, nhắm đến tình trạng nào, nếu hiểu lẽ thật rồi thì chẳng phải ngươi có thể đối chiếu chúng với bản thân sao? Nếu ngươi không đối chiếu được, cũng không hề biết tình trạng thực sự của bản thân, như vậy có phải là hiểu lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Như vậy không phải là hiểu lẽ thật. Nói đến một phương diện lẽ thật, một phương diện nguyên tắc, nếu ngươi biết chuyện nào và tình trạng nào liên quan đến phương diện lẽ thật này, loại người nào hay tình trạng nào của bản thân có liên quan đến phương diện lẽ thật này, và có thể dùng phương diện lẽ thật này mà giải quyết chúng, thì như vậy nghĩa là ngươi hiểu lẽ thật. Nếu ngươi nghe giảng đạo xong mà cảm thấy hiểu rồi, nhưng bảo ngươi thông công thì ngươi cứ lặp lại như vẹt, không biết dùng tình trạng và tình huống thực tế để nói và giải thích, như vậy mà gọi là hiểu lẽ thật sao? Như vậy không gọi là hiểu lẽ thật. Vậy hầu hết mọi lúc, các ngươi hiểu hay là không hiểu lẽ thật? (Thưa, không hiểu.) Tại sao? Chính là vì đối với đa số lẽ thật, các ngươi nghe xong thì chỉ hiểu được đạo lý, chỉ có thể tuân thủ quy định, chứ không thể vận dụng linh hoạt, gặp chuyện thì đờ ra, gặp chuyện thì chút đạo lý ngươi hiểu cũng không dùng được, không có tác dụng. Như vậy là hiểu hay không hiểu lẽ thật? (Thưa, không hiểu.) Như vậy là không hiểu lẽ thật. Không hiểu lẽ thật thì nên làm thế nào? Thì phải vươn lên, dốc tâm tư mà suy ngẫm. Trong nhân tính của ngươi phải có một vài thứ, chính là học gì, làm gì cũng đều có thể nghiêm túc và tỉ mỉ. Nếu ngươi muốn mưu cầu lẽ thật, nhưng lại không có lương tâm và lý trí của người bình thường, thì ngươi vĩnh viễn không hiểu được lẽ thật, ngươi chỉ tin một cách hồ đồ mà thôi. Chuyện này không dựa vào việc tố chất ngươi cao hay thấp, mà chỉ dựa vào việc ngươi có dạng nhân tính này hay không. Nếu ngươi có dạng nhân tính này, thì cho dù tố chất bình thường, ngươi vẫn có thể lĩnh hội được những lẽ thật sơ đẳng, ít nhất như vậy là có liên quan đến lẽ thật rồi. Nếu tố chất ngươi tốt, thì ngươi có khả năng hiểu ra được những điều nằm ở các tầng thâm sâu của lẽ thật, vậy thì ngươi sẽ có thể bước vào sâu hơn. Chuyện này liên quan đến tố chất. Tuy nhiên, trong nhân tính của ngươi mà không có thái độ nghiêm túc và tỉ mỉ này, lúc nào cũng hàm hồ, hồ đồ, lúc nào cũng ở trong trạng thái mông lung, chuyện gì cũng mông lung, mơ hồ, đối phó, thì đối với ngươi, lẽ thật vĩnh viễn là quy định và đạo lý, ngươi chẳng đạt được lẽ thật đâu. Nghe Ta nói như vậy, các ngươi có cảm thấy mưu cầu lẽ thật là việc khó hay không? Có khó một chút, nhưng độ khó này có thể nhiều, cũng có thể ít. Nếu ngươi dốc tâm tư và bỏ công sức thì độ khó này sẽ giảm bớt, ngươi sẽ đạt được chút ít lẽ thật. Còn nếu ngươi căn bản không bỏ công sức cho lẽ thật, mà chỉ bỏ công sức vào đạo lý và cách làm bề ngoài, thì ngươi sẽ không đạt được lẽ thật.

Thông qua những mối thông công có hệ thống của Ta về các lẽ thật này, các ngươi có nhìn ra được lề lối gì hay không? Có ngộ ra được gì không? Những điều bên trong các hạng mục lẽ thật có phải còn chi tiết hơn bất kỳ môn học tri thức nào ở trường đại học không? (Thưa, phải.) Quá chi tiết. Những tri thức này, chỉ cần người ta có thể ghi nhớ, có thể lý giải, thông qua thực tập và áp dụng thực tiễn liên tục, thì qua vài năm là đã có thể nắm vững. Học một môn học thì chỉ cần bỏ thời gian và sức lực, bỏ ra chút tâm tư thì dần dần sẽ nắm vững được. Nhưng để hiểu lẽ thật thì không phải chỉ dùng trí óc là được, mà cần phải dùng tấm lòng. Nếu không dùng tấm lòng mà nghiền ngẫm và trải nghiệm lời Đức Chúa Trời thì sẽ không đạt đến hiểu lẽ thật được. Chỉ những người có hiểu biết thuộc linh, nghiêm túc và có năng lực lĩnh hội thì mới có thể vươn đến lẽ thật. Còn người không có hiểu biết thuộc linh, tố chất kém và không có năng lực lĩnh hội thì vĩnh viễn không vươn tới được lẽ thật. Các ngươi là những người sơ sài hay là người chu đáo? (Thưa, là người sơ sài.) Vậy chẳng phải rất nguy hiểm sao? Các ngươi có thể chu đáo được không? (Thưa, có thể.) Có thể thì tốt, Ta thích nghe những lời như vậy. Đừng lúc nào cũng nói mình không thể, không thử thì làm sao biết mình không thể chứ? Nên có thể mới đúng. Xét từ ý chí và thái độ mưu cầu hiện tại của các ngươi, các ngươi có hy vọng và có khả năng đạt đến hiểu được các lẽ thật nền tảng. Chỉ cần người ta sẵn sàng dùng tấm lòng và trả giá, trong lòng gắng sức hướng về lẽ thật, thì Đức Thánh Linh sẽ công tác, sẽ hoàn thiện cho. Còn nếu trong lòng người ta không gắng sức hướng về lẽ thật, thì Đức Thánh Linh sẽ không công tác. Ngươi hãy nhớ, muốn đạt đến hiểu lẽ thật thì cần con người bỏ công sức và trả giá từ ý muốn chủ quan, nhưng điều này chỉ có thể đạt được một nửa hiệu quả, chỉ đạt được phần mà con người nên phối hợp mà thôi. Còn nửa kia, vốn là phần then chốt trong việc hiểu lẽ thật, thì con người không với tới được, chỉ có thể cậy nhờ Đức Thánh Linh công tác và hoàn thiện cho. Tuyệt đối đừng quên rằng: học tri thức và khoa học thì dựa vào công sức của con người là đủ, nhưng việc hiểu lẽ thật thì không như vậy. Nếu chỉ dùng đầu óc thì vô ích, mà phải dùng tấm lòng, phải trả giá. Trả giá thì đạt được hiệu quả gì? Chính là đạt được công tác của Đức Thánh Linh. Nhưng mà nền tảng để Đức Thánh Linh công tác là gì? Là tâm tư con người phải đủ tinh tế, nội tâm phải đủ thanh tĩnh, vững vàng, thẳng thắn, thì Đức Chúa Trời mới công tác. Công tác của Đức Thánh Linh rất vi diệu, khi nếm trải rồi thì con người sẽ biết. Người nào thường bỏ công sức vào lẽ thật thì thường có thể cảm nhận được sự khai sáng của Đức Thánh Linh, con đường thực hành trong khi làm bổn phận cũng suôn sẻ, và trong lòng ngày càng sáng tỏ. Còn người không có trải nghiệm thì không cảm nhận được công tác của Đức Thánh Linh, cũng chẳng bao giờ thấy được con đường chính xác, trong lòng chuyện gì cũng mơ hồ, chẳng biết con đường đúng là gì. Thực ra không khó để đạt đến hiểu lẽ thật và thấy rõ con đường thực hành, nếu trong lòng người ta có những dạng trạng thái này thì Đức Thánh Linh sẽ công tác. Nhưng nếu lòng ngươi không còn ở trong những trạng thái này, thì ngươi sẽ không chạm đến được công tác của Đức Thánh Linh. Đây không phải là chuyện trừu tượng hay mơ hồ. Ngươi ở trong những tình trạng này, lòng ngươi ở trong những trạng thái này, và ngươi tìm kiếm, bỏ công sức, suy ngẫm, cầu nguyện, thì Đức Thánh Linh sẽ công tác trên ngươi. Tuy nhiên, nếu ngươi không tập trung, luôn muốn mưu cầu địa vị, tranh danh đoạt lợi, luôn muốn làm lố và bỏ công sức vào cách làm của mình, luôn lẩn trốn, ẩn giấu, né tránh và cự tuyệt Đức Chúa Trời, không thẳng thắn bộc trực, không mở lòng với Đức Chúa Trời, thì Đức Thánh Linh sẽ không công tác, không ngó ngàng đến ngươi, thậm chí còn chẳng quở trách ngươi. Người mà ngay cả việc bị Đức Thánh Linh quở trách còn chưa trải nghiệm qua, thì có thể hiểu được bao nhiêu lẽ thật chứ? Có lúc Đức Thánh Linh quở trách là để khiến ngươi biết trong một chuyện nào đó, làm thế nào là đúng, làm thế nào là sai, cho ngươi một dạng cảm giác, cuối cùng ngươi đạt được gì? Ngươi sẽ có năng lực phân định đúng sai, nhìn chuyện này rất rõ ràng: “Làm thế này là không đúng, không hợp nguyên tắc, mình không được làm vậy”. Trong chuyện này, ngươi sẽ biết rõ nguyên tắc là gì, tâm ý của Đức Chúa Trời là gì, lẽ thật rốt cuộc là gì, thế là ngươi sẽ biết mình nên làm thế nào. Nhưng nếu Đức Thánh Linh không công tác, không cho ngươi dạng sửa dạy đó, thì về loại chuyện này, ngươi sẽ vĩnh viễn ở trong trạng thái hỗn độn, không rõ ràng, hễ gặp loại chuyện này là mù tịt, hễ gặp loại chuyện này là không biết thế nào nữa, trong lòng cứ nhũn cả ra, không rõ nên làm thế nào. Mặc dù ngươi lo lắng cuống cuồng, nhưng tại sao Đức Thánh Linh lại không làm gì? Có lẽ bên trong ngươi có một dạng tình trạng không đúng đắn, và ngươi đang chống đối. Ngươi dùng thứ gì mà chống đối? Nếu ngươi bám giữ một dạng quan điểm sai lầm hoặc một dạng quan niệm nào đó, thì Đức Chúa Trời không công tác, Ngài sẽ chờ đến lúc ngươi ý thức được quan niệm và quan điểm của mình là sai lầm, có nền tảng như thế thì Đức Thánh Linh mới có thể công tác. Đức Thánh Linh mà công tác thì Ngài không chỉ khiến ngươi biết đúng sai trong ý thức của mình, mà còn khiến ngươi biết rõ ràng con đường, phương hướng và mục tiêu là gì, rốt cuộc những điều ngươi hiểu được còn cách xa lẽ thật đến đâu, Ngài sẽ cho ngươi biết rõ những điều này. Các ngươi đã từng có những thể nghiệm như vậy chưa? Nếu một người đã tin Đức Chúa Trời mười năm, hai mươi năm, mà chẳng có những thể nghiệm và trải nghiệm chi tiết như vậy, thì đây là loại người gì? Là người sơ sài. Họ chỉ biết giảng chút đạo lý và khẩu hiệu cửa miệng nhàm tai, cũng chỉ có vài thủ thuật và biện pháp đơn giản để giải quyết vấn đề, như vậy thì chắc chắn không có tiến bộ gì, vĩnh viễn sẽ không hiểu lẽ thật, Đức Thánh Linh cũng sẽ không công tác trên họ. Với dạng người sơ sài chẳng hề với tới được lẽ thật này, kể cả Đức Thánh Linh có khai sáng họ thì họ cũng không hiểu được, cho nên Đức Thánh Linh sẽ không công tác trên họ. Tại sao lại không công tác? Là do Đức Chúa Trời đối đãi thiên vị sao? Không phải. Vậy thì tại sao? Bởi vì họ có tố chất quá kém, với không tới, Đức Thánh Linh có công tác thì họ cũng không hiểu được, nói nguyên tắc cho họ thì họ có năng lực lý giải những điều đó không? Họ không có, nên Đức Chúa Trời sẽ không công tác trên họ. Các ngươi có những sự thể nghiệm và lĩnh hội này không? Lẽ thật không đối đãi thiên vị với người ta. Ngươi mưu cầu và dốc mình vào lẽ thật, thì Đức Thánh Linh sẽ công tác và ngươi sẽ có thể đạt được lẽ thật. Còn ngươi lười biếng, tham muốn an nhàn, không sẵn sàng dốc công sức vào lẽ thật, thì Đức Thánh Linh sẽ không công tác, cho dù ngươi là ai cũng sẽ không đạt được lẽ thật. Các ngươi hiểu chưa? Hiện tại các ngươi có mưu cầu lẽ thật không? Ai mưu cầu thì đạt được, người cuối cùng đạt được lẽ thật sẽ trở thành bảo vật, người không đạt được lẽ thật có ganh tị cũng vô ích thôi, cơ hội mà bỏ lỡ rồi thì không còn nữa.

Thời kỳ tốt nhất để mưu cầu lẽ thật là lúc nào? Chính là thời kỳ này, khi Đức Chúa Trời nhập thể công tác, trực diện phán lời và thông công với ngươi, chỉ dẫn và giúp đỡ ngươi. Tại sao lại nói đây là thời kỳ tốt nhất? Chính là Đức Chúa Trời nhập thể công tác và phán lời thì hoàn toàn có thể khiến ngươi hiểu được ý của Đức Thánh Linh, hoàn toàn có thể khiến ngươi biết Đức Thánh Linh công tác thế nào. Đức Chúa Trời nhập thể hoàn toàn có thể hiểu các nguyên tắc, quy luật, phương thức và phương pháp công tác của Đức Thánh Linh, Ngài nói cho ngươi rồi thì ngươi không cần phải tự mình mày mò, ngươi cứ thẳng theo đường tắt này mà đi thì sẽ có thể với tới được. Chờ đến lúc Đức Chúa Trời nhập thể không phán lời nữa, công tác cũng đã xong, thì ngươi sẽ phải tự mình mày mò. Không con người nào có thể thay thế xác thịt nhập thể này, không con người nào có thể nói rõ ràng cho ngươi biết nên làm thế nào, vươn đến đâu hay đi con đường như thế nào. Không con người nào nói được cho ngươi những điều đó, có là người thuộc linh cũng không nói được. Có ví dụ cho chuyện này đây. Cũng giống như những người tin Jêsus suốt hai ngàn năm, bây giờ có người đi lùi, đọc Cựu Ước, giữ luật pháp, có người thì vác thập giá, nhưng lại treo mười điều răn trong phòng, tuân giữ các quy định và điều răn, đến tận cùng thì họ đạt được gì nào? Mặc dù Đức Thánh Linh cũng có làm việc, nhưng vì không có những lời rõ ràng dứt khoát, nên những người đó luôn mãi mày mò. Không có lời rõ ràng dứt khoát nghĩa là gì? Nghĩa là con người mò mẫm về chuyện này và không rút ra được kết luận. Không con người nào có thể cho ngươi sự chắc chắn, nói ngươi làm thế này là đúng, làm thế kia là sai, không con người nào nói như vậy cho ngươi đâu. Kể cả Đức Thánh Linh có khai sáng cho ngươi, ngươi cho đó là đúng, thì Đức Chúa Trời có khen ngợi không? Ngươi cũng không chắc chắn về chuyện này, phải không? (Thưa, phải.) Những lời Đức Chúa Jêsus để lại từ hai ngàn năm trước và được ghi lại trong Kinh Thánh, đến hai ngàn năm sau, những người tin Chúa vẫn giải thích đủ kiểu về chuyện Chúa tái lâm, không có một ai biết lời giải thích chính xác rốt cuộc là gì. Vì vậy mà họ rất vất vả trong việc tiếp nhận bước công tác này. Chuyện này cho thấy điều gì? Cho thấy rằng với những lời lập lờ hai mặt, dặn dò không rõ ràng này, mười người thì giải thích mười kiểu, trăm người thì giải thích trăm kiểu, ai cũng có đủ thứ lý do, biện giải của riêng mình. Nhưng kiểu giải thích nào thì chính xác? Chỉ cần Đức Chúa Trời không phán lời, không quy định, thì con người nói gì cũng vô nghĩa. Bất kể phái của ngươi lớn thế nào, đông ra sao, thì trong mắt Đức Chúa Trời có là gì không? (Thưa, không là gì cả.) Đức Chúa Trời không nhìn vào thế lực của ngươi. Ngay cả khi toàn bộ thế giới không có người nào tiếp nhận, thì việc Đức Chúa Trời làm vẫn đúng, vẫn là lẽ thật, đây là sự thật vĩnh viễn không thay đổi! Đủ mọi giáo phái giải thích thế này thế nọ, cuối cùng thì sao? Ngươi giải thích có ích gì không? (Thưa, không.) Đức Chúa Trời phán một lời là đã phủ nhận nó rồi. Ngươi giải thích thêm thì Đức Chúa Trời có thèm ngó ngàng không? (Thưa, không ngó ngàng.) Tại sao Đức Chúa Trời không thèm ngó ngàng? Đức Chúa Trời đã mở đầu công tác mới, đến hiện tại đã được gần ba mươi năm, những người kia có kiêu ngạo kêu gào thế nào, thì Đức Chúa Trời cũng có thèm ngó ngàng không? (Thưa, không.) Ngài chẳng ngó ngàng chút nào. Người trong tôn giáo sẽ nói: “Ngài không ngó ngàng, thì những người này sẽ không thể được cứu sao?”. Thực ra, lời Đức Chúa Trời từ sớm đã nói rõ rồi, Đức Chúa Trời có tiếng nói quyết định. Thế lực của giới tôn giáo có lớn đến đâu cũng vô ích, nhân số đông đến đâu cũng không thể chứng minh họ có lẽ thật, Đức Chúa Trời nên làm thế nào thì sẽ làm thế ấy, nên khởi đầu ở đâu thì sẽ khởi đầu ở đó, nên tuyển chọn ai thì sẽ tuyển chọn người đó, Ngài có chịu sự ảnh hưởng và kìm kẹp của giới tôn giáo không? (Thưa, không.) Một chút cũng không, công tác của Đức Chúa Trời chính là như vậy. Nhân loại bại hoại lại muốn nói lý lẽ với Ngài, cả ngày giải thích với Ngài, vậy thì có ích gì không? Họ còn giữ chặt lời Kinh Thánh mà giải thích theo ý riêng của mình, rõ ràng là họ giải thích ngoài ngữ cảnh mà còn muốn bám giữ cả đời, chờ đợi Đức Chúa Trời đến hoàn thành cho họ, họ đang mơ mà thôi! Con người không tìm kiếm lẽ thật nơi lời Đức Chúa Trời, luôn muốn yêu cầu Đức Chúa Trời làm thế này thế kia, như vậy thì có lý trí không? Con người muốn làm gì vậy? Có phải là muốn tạo phản hay không? Có phải là muốn kèn cựa với Đức Chúa Trời không? Đại thảm họa giáng xuống rồi thì con người đều sẽ tròn mắt kinh hoàng, khóc lóc thảm thiết cũng vô ích, chuyện có phải như vậy không? Chuyện chính là như vậy.

Giờ là thời kỳ tốt nhất để Đức Chúa Trời cứu rỗi và hoàn thiện con người, đừng chờ đến một ngày thời gian này qua đi, rồi có những người ngẫm nghĩ: “Lời này có ý gì nhỉ? Lúc đó mà mình hỏi thì đã tốt rồi, bây giờ mình hỏi cũng không được, vậy thì mình phải cầu nguyện, Đức Thánh Linh sẽ công tác, cũng như nhau mà thôi”. Có thể như nhau không? (Thưa, không.) Nếu là như nhau, thì những người tin Chúa hai ngàn năm sẽ không thành ra như vậy. Cứ nhìn vào những lời mà những người được gọi là thánh đồ viết ra trong một ngàn năm qua, thật quá nông cạn, quá đáng thương! Hiện tại, người của đủ mọi giáo phái có cả quyển dày cộm những bài thánh ca để hát, chúng chỉ toàn nói về ân điển của Đức Chúa Trời và chuyện được phúc, chỉ có hai chuyện này, như vậy mà là có nhận thức về Đức Chúa Trời sao? Như vậy là chẳng có nhận thức rồi. Bên trong chúng có chút lẽ thật nào không? (Thưa, không có.) Họ biết Đức Chúa Trời yêu người đời, trên thế giới có một câu vĩnh viễn không thay đổi, đó là “Đức Chúa Trời là tình yêu”, họ chỉ biết mỗi một câu đó. Vậy Đức Chúa Trời yêu thương con người như thế nào? Hiện tại Đức Chúa Trời đã vứt bỏ họ, đào thải họ rồi, thì Đức Chúa Trời có còn là tình yêu không? Trong mắt họ thì không còn là tình yêu nữa, thế là họ lên án Đức Chúa Trời. Con người không mưu cầu lẽ thật, không đạt đến hiểu lẽ thật chính là chuyện đáng thương nhất. Hiện tại, có cơ hội tốt như thế, Đức Chúa Trời nhập thể đến bày tỏ lẽ thật, đích thân cứu rỗi con người, nếu như ngươi vẫn không mưu cầu lẽ thật, không đạt được lẽ thật, thì thật quá đáng tiếc. Nếu như ngươi đã mưu cầu lẽ thật, cũng đã nỗ lực, cuối cùng vẫn không đạt đến hiểu lẽ thật, thì lương tâm ngươi vẫn thanh thản, ít ra ngươi đã không phụ bản thân mình. Hiện tại các ngươi đã bắt đầu mưu cầu chưa? Làm bổn phận có được tính là mưu cầu lẽ thật không? Đây được tính là một dạng phối hợp, nhưng nếu muốn tính là đạt đến mưu cầu lẽ thật, vươn tới mức độ mưu cầu lẽ thật, thì chưa đâu, đây chỉ là một loại hành vi, hoạt động, là có thái độ mưu cầu mưu cầu lẽ thật thôi. Vậy làm sao có thể vươn tới được mức độ mưu cầu lẽ thật? Trước tiên, ngươi phải hiểu lẽ thật. Ngươi không hiểu lẽ thật, chuyện gì cũng không nghiêm túc, làm bổn phận thì hồ đồ, muốn làm thế nào thì làm thế ấy, chẳng bao giờ tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, chẳng bao giờ ngó ngàng đến nguyên tắc lẽ thật, vậy thì ngươi còn có thể hiểu lẽ thật sao? Không hiểu lẽ thật thì làm thế nào có thể đạt đến mưu cầu lẽ thật đây? Có phải vậy không? (Thưa, phải.) Người không mưu cầu lẽ thật là thứ gì? Là đồ ngốc. Vậy làm sao để mưu cầu lẽ thật đây? Trước tiên phải hiểu lẽ thật đã. Hiểu lẽ thật có vất vả không? Không đâu. Trước tiên, hãy bắt đầu từ trong những hoàn cảnh mình có thể tiếp xúc và những bổn phận mình làm, dựa theo nguyên tắc lẽ thật mà thực hành và rèn luyện, như vậy chứng tỏ ngươi đã bắt đầu đi con đường mưu cầu lẽ thật. Trước tiên, hãy từ trong những nguyên tắc này mà bắt đầu tìm kiếm, suy ngẫm, cầu nguyện, dần dà đạt được sự khai sáng, sự khai sáng ngươi đạt được chính là lẽ thật mà ngươi nên hiểu. Trước tiên, hãy từ trong bổn phận của mình mà bắt đầu tìm kiếm lẽ thật, bắt đầu mưu cầu làm việc theo nguyên tắc lẽ thật. Những điều này không thể tách rời cuộc sống hiện thực, là những con người, sự việc và sự vật mà ngươi tiếp xúc trong cuộc sống, những chuyện nằm trong phạm vi phận sự của ngươi. Trước tiên ngươi bắt đầu từ những điều này, đạt đến hiểu nguyên tắc lẽ thật thì sẽ có lối vào sự sống.

Ngày 23 tháng 10 năm 2019

Trước: Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1)

Tiếp theo: Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 3)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger