Bài bàn thêm 1: Lẽ thật là gì

Hát một bài thánh ca nào: “Mọi tạo vật phải trở về dưới sự thống trị của Đức Chúa Trời”.

1  Đức Chúa Trời đã dựng nên muôn vật, và do đó, Ngài khiến cho mọi loài thọ tạo đều phải nằm dưới sự thống trị của Ngài, và thuận phục sự thống trị của Ngài; Ngài sẽ chỉ huy muôn vật, hầu cho muôn vật đều nằm trong tay của Ngài. Mọi loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, bao gồm động vật, thực vật, loài người, núi, sông và hồ – hết thảy đều phải nằm dưới sự thống trị của Ngài. Mọi thứ trên trời dưới đất đều phải nằm dưới sự thống trị của Ngài. Chúng không thể có bất kỳ sự lựa chọn nào và tất cả đều phải thuận phục sự sắp đặt của Ngài. Điều này đã được Đức Chúa Trời định đoạt, và là thẩm quyền của Đức Chúa Trời.

2  Đức Chúa Trời chỉ huy mọi thứ, ra lệnh và xếp hạng hết thảy mọi thứ, với từng thứ được phân theo loại, và được phân công vị trí riêng của chúng, theo ý của Đức Chúa Trời. Dù vĩ đại đến đâu, thì cũng không điều gì có thể vượt qua Đức Chúa Trời, muôn vật đều phục vụ cho nhân loại được dựng nên bởi Đức Chúa Trời, và không thứ gì dám phản nghịch với Đức Chúa Trời hay đưa ra bất kỳ đòi hỏi nào đối với Đức Chúa Trời. Vì vậy, con người, là một loài thọ tạo, cũng phải làm tốt bổn phận của con người. Bất kể họ là chủ nhân hay người chăm nom mọi thứ, bất kể địa vị của con người cao đến đâu giữa muôn vật, thì họ vẫn chỉ là con người nhỏ bé dưới sự thống trị của Đức Chúa Trời, và chỉ là một con người nhỏ bé không hơn, một loài thọ tạo, và họ sẽ không bao giờ cao hơn Đức Chúa Trời được.

– Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Về bài hát “Mọi tạo vật phải trở về dưới sự thống trị của Đức Chúa Trời”, trong bài hát này có lẽ thật gì? Câu nào là lẽ thật? (Thưa, câu nào cũng là lẽ thật.) Câu cuối cùng nói gì? (Thưa, “Bất kể địa vị của con người cao đến đâu giữa muôn vật, thì họ vẫn chỉ là con người nhỏ bé dưới sự thống trị của Đức Chúa Trời, và chỉ là một con người nhỏ bé không hơn, một loài thọ tạo, và họ sẽ không bao giờ cao hơn Đức Chúa Trời được”.) Con người vĩnh viễn không thể cao hơn Đức Chúa Trời, loài thọ tạo vĩnh viễn không thể cao hơn Đức Chúa Trời, ngoài Đức Chúa Trời ra, tất cả đều là loài thọ tạo. Con người vĩnh viễn không thể cao hơn Đức Chúa Trời, đây là lẽ thật, lẽ thật này có thể thay đổi không? Đến khi trời đất qua đi thì lẽ thật này có thay đổi không? (Thưa, không.) Đây chính là lẽ thật. Ai nói xem, lẽ thật là gì? (Thưa, lẽ thật là chuẩn tắc cho cách hành xử, hành động và việc thờ phượng Đức Chúa Trời.) Chúng ta đã thông công hai lần về chủ đề “lẽ thật là gì”, giờ hãy nói về chuẩn tắc là gì, cái quan trọng ở đây là chuẩn tắc. (Thưa, chuẩn tắc là tiêu chuẩn, nguyên tắc, phép tắc và quy luật chuẩn xác. Căn cứ của chuẩn tắc là lời Đức Chúa Trời.) Người khác nói tiếp xem. (Thưa, chuẩn tắc chính là nguyên tắc, phép tắc và quy tắc chuẩn xác nhất, tiêu chuẩn nhất rút ra được từ lời Đức Chúa Trời.) Trong lời vừa nói có chữ “nhất”, chữ “nhất” này có cần thiết không? Có chữ “nhất” và không có chữ “nhất” thì khác nhau thế nào? Có “nhất” thì sẽ có nhì, có ba, có tư. Thêm chữ “nhất” này thì thế nào? (Thưa, không thích hợp, bởi vì lẽ thật là tiêu chuẩn duy nhất. Thêm chữ “nhất” thì sẽ ngụ ý rằng có sự tương đối, sẽ có cái thứ nhì, thứ ba sau đó.) Giải thích như vậy có chuẩn xác hay không? (Thưa, chuẩn xác.) Như vậy cũng là hợp lý. Nếu các ngươi nhìn nhận và nhận thức chuẩn xác về định nghĩa “lẽ thật là gì”, nhận thức rõ rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật, thì các ngươi sẽ hiểu được chuyện có nên thêm chữ “nhất” hay không, thêm là đúng hay không thêm mới là đúng, thêm rồi thì có gì khác biệt không, không thêm thì có ý gì, thêm rồi thì có ý gì. Bây giờ đã xác định được rồi, không thêm chữ “nhất” mới là đúng. Người thêm chữ này đã mắc phải lỗi gì? Họ cảm thấy rằng dù Đức Chúa Trời đang mô tả phương diện gì, thì cũng nên thêm vào một chữ “nhất”. So sánh như vậy thì sai ở chỗ nào? Trái với lời nào của Đức Chúa Trời và trái với lẽ thật nào? (Thưa, loài thọ tạo vĩnh viễn không thể cao hơn Đức Chúa Trời. Thêm chữ “nhất” vào rồi thì như nói rằng có bậc nhì, bậc ba ở giữa loài thọ tạo và Đức Chúa Trời.) Nói vậy có đúng không? (Thưa, đúng.) Lời này có chút đạo lý, có thể giải thích như vậy. Còn có những lời nào có thể chứng thực rằng đặt thêm chữ “nhất” này vào trước lời diễn đạt thì sẽ là sai lầm? (Thưa, con nghĩ đến một câu. Đó là lẽ thật chỉ có thể phát xuất từ Đức Chúa Trời, chỉ có Đức Chúa Trời là lẽ thật, cho nên không có kiểu nói tương đối về thứ nhì, thứ ba.) Nói vậy cũng đúng. (Thưa, lẽ thật là chuẩn tắc cho cách hành xử, hành động và việc thờ phượng Đức Chúa Trời. Bởi vì phép tắc, quy luật và chuẩn tắc chỉ có thể phát xuất từ Đức Chúa Trời, con người không có chuẩn tắc và phép tắc cho hành động, cũng không ấn định được quy luật, cho nên, không được dùng chữ “nhất”.) Lời giải thích này có chút tương đối thực tế hơn. Còn gì nữa? (Thưa, thẩm quyền và thực chất của Đức Chúa Trời là độc nhất vô nhị, thực chất của Đức Chúa Trời chính là lẽ thật, không thứ gì có thể so sánh nổi. Thêm chữ “nhất” vào thì có vẻ như lẽ thật không phải là độc nhất vô nhị nữa.) Lời này thế nào? (Thưa, lời này hay.) Hay ở chỗ nào? (Thưa, nó nói đến sự độc nhất vô nhị của Đức Chúa Trời.) “Độc nhất vô nhị”, từ này các ngươi quên rồi. Đức Chúa Trời là độc nhất vô nhị. Mỗi một chuẩn tắc trong lời Đức Chúa Trời phán, mỗi một điều Đức Chúa Trời yêu cầu đối với con người, những điều này có thể tìm thấy nơi nhân loại không? (Thưa, không.) Trong tri thức và truyền thống văn hóa của nhân loại, cũng như trong đầu óc của con người có những điều này không? (Thưa, không có.) Chúng có thể nảy sinh lẽ thật không? Không. Cho nên, thêm chữ “nhất” thì sẽ có nhì, có ba, có tư, sẽ phân cao, thấp, thấp hơn, sẽ phân cấp một, cấp hai, cấp ba… Như vậy nghĩa là mọi điều đúng đắn đều có thể trở thành chuẩn tắc chiếu theo thứ tự. Có thể lý giải như vậy không? (Thưa, có thể.) Câu này mà thêm chữ “nhất” vào thì có vấn đề gì? Nó sẽ biến lời Đức Chúa Trời và lẽ thật của Đức Chúa Trời thành tương đối, chỉ tương đối cao hơn tri thức, triết lý và những thứ đúng đắn trong nhân loại thọ tạo một chút mà thôi, như vậy là đem lẽ thật phân chia thành thứ bậc cao thấp. Phân thành thứ bậc cao thấp rồi, thì những thứ đúng đắn trong nhân loại bại hoại cũng trở thành lẽ thật, cũng thành chuẩn tắc để con người hành động và hành xử, chỉ là tương đối thấp hơn một chút mà thôi. Chẳng hạn như, văn minh, lễ phép, sự lương thiện của con người, cả những thứ tốt đẹp mà con người bẩm sinh có sẵn, chúng đều trở thành chuẩn tắc hết, ngụ ý là chúng đều trở thành điều gì? (Thưa, thành lẽ thật.) Chúng đều trở thành lẽ thật rồi. Ngươi xem, thêm một chữ “nhất” là làm thay đổi tính chất của chuẩn tắc này rồi. Tính chất của chuẩn tắc mà thay đổi, thì định nghĩa về Đức Chúa Trời chẳng phải cũng thay đổi hay sao? (Thưa, phải.) Làm vậy thì biến định nghĩa về Đức Chúa Trời thành cái gì? Trở thành Đức Chúa Trời không độc nhất vô nhị, thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời cũng không độc nhất vô nhị. Trở thành Đức Chúa Trời chỉ là một vị có quyền năng và thẩm quyền tối cao trong nhân loại, ai trong nhân loại mà có bản lĩnh, có uy danh thì có thể làm kẻ tám lạng người nửa cân, đánh đồng ngang hàng với Đức Chúa Trời, chỉ là không cao bằng Đức Chúa Trời, không lớn bằng Đức Chúa Trời mà thôi. Những nhân vật và lãnh tụ tương đối tích cực trong nhân loại sẽ có thể xếp ngay sau Đức Chúa Trời, trở thành lão nhị, lão tam, lão tứ… còn Đức Chúa Trời là lão đại. Giải thích như thế chẳng phải là thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời đã bị biến đổi triệt để rồi sao? Một chữ “nhất” đó đã triệt để biến đổi thực chất của Đức Chúa Trời, như vậy chẳng phải là vấn đề sao? (Thưa, phải.) Vậy nếu không thêm chữ “nhất”, thì tính đúng đắn của lời này nằm ở đâu? (Thưa, là trình bày một sự thật.) Sự thật này là gì? (Thưa, chính là Đức Chúa Trời là lẽ thật, là nguyên tắc, là tiêu chuẩn, là chuẩn tắc.) Nghĩa là Đức Chúa Trời là nguồn gốc nảy sinh hết thảy mọi chuẩn tắc. Giữa nhân loại bại hoại và giữa các loài thọ tạo thì không có chuẩn tắc này. Chỉ Đức Chúa Trời là nguồn gốc bày tỏ những chuẩn tắc này, chỉ Đức Chúa Trời mới có thực chất này và thực tế của hết thảy những điều tích cực này. Chuẩn tắc chỉ có thể phát xuất từ Đức Chúa Trời. Nếu có người nào đó biết một chút nguyên tắc cho cách hành động, hành xử và thờ phượng Đức Chúa Trời, biết chút chuẩn tắc và hiểu được một vài lẽ thật, thì họ có thể trở thành Đức Chúa Trời không? (Thưa, không thể.) Họ có phải là nguồn gốc của lẽ thật không? Họ có phải là đấng bày tỏ hết thảy lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Vậy họ có thể xưng là Đức Chúa Trời không? Không thể. Đây là sự khác biệt về thực chất. Các ngươi đã hiểu rồi phải không? (Thưa, đã hiểu.) Chủ đề “lẽ thật là gì” này đã nói hai lần rồi, mà trong câu trả lời của các ngươi còn có nhiều sai lầm rất lớn, xem Đức Chúa Trời là một thành viên trong những loài thọ tạo, xem loài thọ tạo ngang hàng với Đức Chúa Trời, biến mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và loài thọ tạo thành bình đẳng. Như thế thì tính chất của vấn đề này bị biến đổi rồi, vậy cũng tương đương với phủ nhận Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, nhân loại là loài thọ tạo, hai bên không có vai trò cùng đẳng cấp, thêm chữ “nhất” vào thì trở thành gì? Trở thành thực chất và đẳng cấp của cả hai như nhau, chỉ là có phân cao thấp mà thôi. Khi Ta hỏi các ngươi chi tiết chuyện này, thì các ngươi còn thầm nghĩ: “Đây chẳng phải là xem thường chúng ta sao? Chúng ta đều là người có học vấn, sao lại không nhớ nổi vài lời này chứ? Cứ mở miệng là nói được, khỏi cần nhìn vào ghi chú”. Các ngươi vừa mở miệng là đã để lộ vấn đề rồi. Lời này Ta nói xong, các ngươi đọc lại vài lần rồi mà vẫn học không chuẩn, đây là chuyện gì vậy? Các ngươi còn chưa hiểu rõ lắm về phương diện lẽ thật này. Có người thêm chữ “nhất” vào, lại còn cảm thấy: “Mấy người chẳng có ai thêm chữ ‘nhất’ vào, đức tin của mấy người vào Đức Chúa Trời chưa lớn. Xem tôi đây này, tôi có thêm chữ ‘nhất’. Vẫn là tôi có văn hóa, học đại học đúng là không uổng phí!”. Họ thêm chữ “nhất” vào rồi, đa số các ngươi lại chẳng nghe ra vấn đề, số ít người nghe xong thì thấy có gì đó không ổn, nhưng lại không nói rõ được đây là chuyện gì. Nghe người khác giải thích một lượt, các ngươi mới hiểu được về mặt lý luận và biết rằng lời giải thích này là đúng, nhưng các ngươi có hiểu được chuyện này về mặt lẽ thật không? (Thưa, không.) Ta thông công về chỗ sai lầm của chữ “nhất” thì các ngươi hiểu, nhưng về thực chất của vấn đề này, các ngươi có thực sự nhận thức được chưa? (Thưa, chưa.) Các ngươi chưa thấy cho rõ được, tại sao lại như vậy? (Thưa, vì không hiểu lẽ thật.) Tại sao lại không hiểu lẽ thật? Ta nói như vậy, các ngươi nghe thì có hiểu được hay không? Nghe hiểu được thì tại sao lại còn không hiểu lẽ thật? Chủ đề “Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất” này có tổng cộng bao nhiêu chương? Các ngươi đã đọc qua mấy lần rồi? Các ngươi có lý giải được câu này không? (Thưa, không.) Các ngươi không lý giải được, cho nên hôm nay mới lòi mặt xấu ra, chính là bị một câu này tỏ lộ. Có phải như vậy không? (Thưa, phải.) Bây giờ các ngươi đã hấp thụ được chút bài học nào chưa? Lần sau nói lại chuyện như thế này, các ngươi còn có thể ra vẻ thông minh như vậy không? Không dám phải không? Con người mà không hiểu lẽ thật thì tri thức và học vấn cũng vô dụng. Nếu ngươi không có học vấn, không biết cách dùng từ này, thì có lẽ ngươi sẽ không thêm chữ “nhất” này vào, sẽ không có vấn đề này, ít nhất là sẽ không phạm sai lầm này, không để lộ sự xấu xí này. Nhưng ngươi có học vấn, hiểu được dụng ý và cách dùng của một vài từ, thế là đem dùng lên Đức Chúa Trời, kết quả là nảy sinh vấn đề, đây là chữa tốt thành xấu rồi. Nếu ngươi dùng nó cho một con người, thì đó chỉ là sùng bái và tâng bốc người ta, cùng lắm chỉ gây kinh tởm chút thôi. Nhưng ngươi mà dùng nó lên Đức Chúa Trời thì vấn đề nghiêm trọng rồi, đã trở thành phủ nhận, chống đối và lên án Đức Chúa Trời rồi. Đây chính là sai lầm dễ phạm nhất của nhân loại không có lẽ thật. Sau này, các ngươi phải cẩn trọng một chút, đừng tùy tiện dùng bừa bãi những phó từ và tính từ. Tại sao vậy? Vì những chuyện liên quan đến thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời, liên quan đến lời Đức Chúa Trời và tâm tính của Đức Chúa Trời, thì chính là điều mà nhân loại bại hoại thiếu nhất, có nhận thức nông cạn nhất và ít nhất. Cho nên, con người không hiểu lẽ thật thì tuyệt đối đừng làm bừa, nên cẩn thận thì hơn.

I. Mổ xẻ về tư tưởng “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng”

Vừa rồi, có vài người đã giải thích định nghĩa và khái niệm về lẽ thật. Các ngươi đã hiểu khái niệm và định nghĩa về lẽ thật rồi, vậy đối với chuyện lẽ thật là gì, các ngươi thật sự hiểu hay là giả vờ hiểu. Chuyện này ta phải kiểm tra các ngươi xem. Kiểm tra thế nào nhỉ? Phải dùng thế mạnh của các ngươi mà kiểm tra. Thế mạnh của các ngươi là gì? Về học vấn, câu từ, từ ngữ, về đủ loại triết lý và đạo xử thế mà con người sống trong mỗi một tập thể nên nắm vững, về văn hóa truyền thống, quan niệm và tưởng tượng của con người, cũng như đủ loại phép tắc và quan niệm sinh tồn của đủ mọi chủng tộc, sắc tộc và quốc gia, các ngươi đều quen thuộc cả rồi, nó có phải chúng là thế mạnh của các ngươi không? Trong những thứ này, một số là thành ngữ tương đối cố định, một số là ngạn ngữ, một số là tục ngữ, một số là lời thông tục thường nói và lời thuận miệng của dân thường. Các ngươi cứ nghĩ xem, những chuyện gì mà người ta thường có quan điểm sâu sắc hơn một chút rồi sau đó tổng kết chúng thành một câu thành ngữ? Trước hết, chúng ta hãy mổ xẻ một vài câu tục ngữ, thành ngữ và phép tắc, cả đường lối xử thế và quan niệm truyền thống của con người, để từ đó cho mọi người hiểu rốt cuộc lẽ thật là gì. Chúng ta sẽ từ mặt tiêu cực mà bàn luận về lẽ thật là gì. Như vậy có tốt không? (Thưa, tốt.) Vậy các ngươi nói trước một câu đi. (Thưa, “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng”.) Câu này có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng”, chúng ta sẽ thông công về câu này trước. Các ngươi giải thích xem, rốt cuộc câu này có ý gì? (Thưa, ý của câu này là, dùng một người nào đó thì phải tin tưởng người đó, không được có lòng đề phòng người đó. Nếu thấy người đó không tin tưởng được, thì đừng có dùng họ.) Giải thích nghĩa đen thì ý là như vậy. Các ngươi nói đi, ở thế gian, đa số mọi người có công nhận câu này không? (Thưa, có.) Họ công nhận, vậy có thể nói rằng, trong xã hội này, đa số mọi người khi dùng người đều xem câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” này là nguyên tắc, đều dựa vào nguyên tắc này mà đối đãi với người khác. Vậy câu này có mặt nào đúng đắn hay không? (Thưa, không có.) Vậy tại sao đa số người ngoại đạo cho rằng câu này đúng, lại còn hoàn toàn tiếp nhận và vận dụng nó? Xuất phát điểm của họ là gì? Tại sao họ muốn nói câu này? Có người nói: “Anh muốn dùng một người nào đó, thì anh không được hoài nghi họ, mà phải tin tưởng họ, tin tưởng rằng họ có tài cán này, có nhân phẩm này thì có thể làm việc tốt, cũng có thể trung thành với anh. Nếu anh mà hoài nghi họ thì đừng dùng họ, đây gọi là ‘Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng’, lời này đúng đắn mà”. Thực ra, câu này hoàn toàn là lời của quỷ để mê hoặc người ta. Câu này phát xuất từ đâu? Nó có ý định và âm mưu gì? (Thưa Đức Chúa Trời, con nghĩ về mối thông công lần trước có nói đến chuyện người ta không muốn để ai đó nhúng tay vào công tác của họ thì sẽ nói “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng”. Ý là “Chị đã giao công tác cho tôi, đã dùng tôi, thì chị không được nhúng tay vào công tác của tôi, không được can thiệp vào chuyện của tôi”.) Loại người này lợi dụng câu này, đây là tâm tính gì? (Thưa, là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, là độc đoán chuyên quyền.) Đúng là tâm tính này. Vậy người nói ra câu này hoặc nghĩ ra câu này, là người dùng người hay là người được dùng? Người hưởng lợi nhiều nhất từ câu này là ai? (Thưa, là người được dùng.) Câu này có lợi ích gì cho người được dùng? Nếu họ cứ nhấn mạnh câu này với người chủ đang dùng họ, thì là họ đang tiêm nhiễm một dạng tư tưởng. Nó có chút tính chất giáo dục và tiêm nhiễm, chính là đang nói với đối phương rằng: “Anh dùng ai thì phải tin tưởng rằng họ trung thành với anh, tin tưởng rằng họ có thể làm việc tốt, tin tưởng rằng họ có năng lực đó. Anh nhất định không được nghi ngờ, anh mà nghi ngờ thì không có lợi cho anh đâu. Anh sẽ luôn một dạ hai lòng, luôn muốn tìm người thay thế người ta. Như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến lòng trung thành của người ta đối với anh”. Phía dùng người nghe vậy xong, thì có dễ bị câu này ảnh hưởng và mê hoặc không? (Thưa, dễ.) Họ bị câu này ảnh hưởng và mê hoặc rồi thì người được dùng sẽ đạt được lợi ích. Phía dùng người mà tiếp nhận dạng tư tưởng này rồi, thì sẽ không có chút nghi ngờ, ngờ vực gì đối với người được dùng, cũng không giám sát hay hỏi han tình hình xem rốt cuộc người đó đang làm gì, có trung thành với chủ không, có năng lực làm việc này không. Như vậy thì người được dùng sẽ có thể tránh được sự giám sát, trông coi của chủ đối với mình, sau đó có thể không làm theo ý của chủ, có thể tùy ý làm càn. Các ngươi nói xem, lúc người được dùng nói ra câu này thì họ có dạng nhân phẩm để có thể tuyệt đối trung thành với chủ không? Họ có thể tuyệt đối không cần trông coi không? (Thưa, không.) Tại sao lại nói như vậy? Tự cổ chí kim, có một sự thật được công nhận chính là nhân loại đã bị làm bại hoại quá sâu sắc, ai cũng có tâm tính bại hoại, cũng đặc biệt lươn lẹo và giả dối, không có một ai trung thực, ngay cả kẻ ngốc cũng biết nói dối. Chính vì vậy mà chuyện dùng người vô cùng khó khăn, như thể chẳng tìm nổi người đáng tin cậy, càng không tìm nổi người có thể hoàn toàn trông cậy được, tìm được người tương đối dùng được đã là không tệ rồi. Bởi vì không có ai đáng để tin cậy, vậy thì làm sao mà đạt đến được câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” chứ? Chuyện này không có cách nào làm được cả, bởi vì không con người nào đáng tin cậy. Thế thì nên dùng những người tương đối dùng được như thế nào? Chỉ có thể dùng bằng cách giám sát và chỉ đạo họ mà thôi. Người ngoại đạo sẽ sắp xếp tai mắt và người do thám bên cạnh người đó để giám sát họ, như vậy mới có thể bảo đảm được tương đối yên lòng. Cho nên, câu nói “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” của cổ nhân là tự lừa dối mình. Người nói ra câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng”, bản thân họ còn không làm được, nếu thực sự có làm được thì họ là người vô tâm, là kẻ ngốc hàng đầu, chỉ có thể tin sai người rồi bị lừa mà thôi, sự thật có phải vậy không? Lại nói về kẽ hở lớn nhất của câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” nằm ở đâu. Nền tảng thiết lập cho câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” là gì? Người được dùng phải là người hoàn toàn đáng tin cậy, có lòng trung thành, biết gánh vác trách nhiệm. Phải chắc chắn 100% rằng họ là loại người như thế thì người chủ mới có thể thực hiện được câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng”. Hiện tại, tìm không ra loại người đáng tin cậy này, dường như họ không hề tồn tại, vậy thì câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” trở thành lời nói nhảm rồi. Nếu ngươi tuyển một người không đáng tin cậy, sau đó dùng câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” này mà ràng buộc bản thân đừng nghi ngờ, như vậy chẳng phải là tự lừa dối mình sao? Người được dùng có thể nào vì ngươi không hoài nghi họ mà làm việc một cách đáng tin cậy, có lòng trung thành và biết gánh vác trách nhiệm không? Trên thực tế, bất kể ngươi có hoài nghi hay không, họ vốn là người thế nào thì sẽ làm việc thế ấy. Họ là người giả dối thì sẽ cứ như vậy mà làm việc giả dối, họ là người thật thà thì sẽ cứ như vậy mà làm việc thật thà. Chuyện này không thay đổi dựa theo việc họ có bị nghi ngờ hay không. Chẳng hạn như, ngươi dùng một người giả dối, trong lòng ngươi biết họ giả dối, ngươi nói: “Tôi không nghi ngờ anh, anh cứ yên tâm tự tin mà làm việc”, chẳng lẽ họ có thể vì ngươi không nghi ngờ mà trở thành người thật thà và làm việc thật thà sao? Có khả năng đó không? Nếu ngươi dùng người thật thà, thì họ có thể nào vì ngươi nghi ngờ họ, không hiểu họ, mà trở thành người giả dối không? Cũng sẽ không có chuyện đó. Cho nên, câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” này đơn thuần là câu nói mà kẻ ngốc tự bảo mình để cho an lòng, là lời nói nhảm tự lừa dối mình. Nhân loại bại hoại đến mức độ nào rồi? Vì địa vị, vì quyền lực mà cha con, anh em có thể trở mặt với nhau, tàn sát lẫn nhau, mẹ con có thể thù hận lẫn nhau, vậy ai có thể tin tưởng ai nổi chứ? Không có một ai đáng tin cậy tuyệt đối, chỉ có người tương đối dùng được mà thôi. Bất kể dùng ai thì cũng phải giám sát, trông coi mới có thể ngăn ngừa sai sót. Do đó, câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” này là câu tự lừa dối mình, là lời nói nhảm, là luận điệu sai trái, căn bản không thể đứng vững. Tại sao vào thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời lại bày tỏ lẽ thật và làm công tác phán xét để làm tinh sạch và cứu rỗi con người? Chính là vì nhân loại đã bị làm bại hoại quá sâu sắc, không có người nào thực sự thuận phục Đức Chúa Trời, không có người nào phù hợp để Đức Chúa Trời sử dụng, cho nên Đức Chúa Trời phải liên tục yêu cầu con người làm người trung thực. Vì nhân loại quá giả dối, đầy rẫy tâm tính Sa-tan bại hoại, đều có bản tính Sa-tan, đều không muốn mà vẫn cứ phạm tội và hành ác, đều có thể chống đối và phản bội Đức Chúa Trời mọi nơi mọi lúc, cho nên trong nhân loại bại hoại không có một ai dùng được, không có một ai đáng tin cậy. Trong nhân loại, việc chọn người và dùng người thật quá khó khăn! Thứ nhất, con người không có cách nào để thực sự hiểu rõ một ai đó; thứ hai, con người không có cách nào nhìn thấu người khác; thứ ba, trong những bối cảnh đặc biệt, người ta càng không có cách nào kiểm soát và chế ngự người khác. Trong dạng bối cảnh như vậy, muốn tìm ra người dùng được là chuyện khó khăn nhất. Cho nên, câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” là sai lầm trầm trọng, chẳng có chút tác dụng thực tế nào. Nếu dựa vào câu này mà chọn người và dùng người thì sẽ là tin sai người rồi bị lừa. Ai mà có thể xem câu này là đúng đắn, là lẽ thật, thì đều là người ngu xuẩn nhất. Câu này thực sự có thể giải quyết vấn đề khó khăn trong việc dùng người sao? Một chút còn không giải quyết được, cùng lắm là cho bản thân liều thuốc an ủi, tự mình lừa mình, tự mình gạt mình mà thôi.

Thông công đến đây, câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” có đúng đắn hay không, các ngươi cơ bản đã hiểu rồi phải không? Câu này có phải là lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Vậy câu này là gì? (Thưa, là triết lý Sa-tan.) Nói cụ thể hơn một chút, câu này chính là cái cớ cho một người muốn thoát khỏi hoặc trốn tránh sự giám sát và trông coi của người khác, nó cũng là hỏa mù mà mọi kẻ ác tung ra để bảo vệ lợi ích cá nhân và đạt được mục đích của bản thân. Câu này là một chiêu bài để những người nuôi ý đồ xấu có thể tùy ý làm càn, cũng là một loại luận điệu sai trái mà họ lan truyền để danh chính ngôn thuận thoát khỏi sự giám sát, trông coi và lên án của đạo nghĩa và lương tâm. Hiện tại, có một vài người còn tin rằng câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” là thực dụng và đúng đắn, những người như vậy thì có biết phân định không? Họ có hiểu lẽ thật không? Chẳng phải tư tưởng và quan điểm của dạng người như vậy có vấn đề sao? Nếu trong hội thánh mà có người lan truyền câu này, thì nghĩa là họ có ý định, là họ đang mê hoặc người ta, họ dùng câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” để đập tan những băn khoăn, chất vấn của người khác đối với họ. Ngụ ý có phải là họ muốn người ta tin rằng họ có thể làm công tác và là người có thể dùng được? Có phải ý định và mục đích của họ là vậy không? Chắc chắn là vậy. Trong lòng họ nghĩ: “Các anh lúc nào cũng không tin tôi, luôn hoài nghi tôi, ai biết lúc nào các anh phát hiện ra tôi có chút vấn đề và cách chức tôi? Trong lòng tôi không an tâm thì làm sao mà làm công tác chứ?”. Do đó, họ lan truyền quan điểm này là để khiến nhà Đức Chúa Trời tin tưởng họ, không hoài nghi họ, cho họ tự do làm việc, vậy là họ sẽ đạt được mục đích của mình. Nếu thực sự là người mưu cầu lẽ thật, thấy nhà Đức Chúa Trời giám sát công tác của mình, thì họ nên có cách tiếp cận đúng đắn, biết đó là sự bảo vệ dành cho mình, lại càng thêm có trách nhiệm với công tác của nhà Đức Chúa Trời. Mặc dù họ cũng có bộc lộ sự bại hoại, nhưng họ có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời, để Đức Chúa Trời dò xét mình, bảo vệ mình, hoặc tuyên thề với Đức Chúa Trời rằng nếu họ có hành ác thì sẽ nguyện ý tiếp nhận sự trừng phạt của Đức Chúa Trời, như vậy lòng họ chẳng được thanh thản à? Tại sao họ lại muốn lan truyền một loại luận điệu sai trái để mê hoặc người khác, để đạt được mục đích của mình? Có một vài lãnh đạo và người làm công luôn có thái độ chống đối sự giám sát của dân được Đức Chúa Trời chọn và chống đối việc các lãnh đạo cấp trên hỏi thăm tình hình, những người này nghĩ gì? “‘Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng’. Các anh luôn giám sát tôi là có ý gì đây? Các anh không tin tôi thì còn dùng tôi làm gì?”. Nếu hỏi thăm họ về tình hình công việc, nghe ngóng tiến độ công tác, rồi hỏi về tình trạng cá nhân của họ, thì họ lại càng có ý nghĩ: “Công tác này đã giao cho tôi thì nó là phạm vi quyền lực của tôi. Tại sao các anh cứ nhúng tay vào công tác của tôi vậy?”. Ngoài miệng thì không dám nói thẳng ra, nhưng họ lại nói bóng nói gió rằng: “Tục ngữ nói rất hay, ‘Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng’, sao mấy người lại đa nghi vậy?”. Họ sẽ lên án và chụp mũ ngươi. Nếu ngươi không hiểu lẽ thật, không biết phân định, thì sẽ thế nào? Ngươi nghe họ nói xong thì bảo: “Tôi đa nghi sao? Vậy thì tôi sai rồi, tôi giả dối! Anh nói đúng lắm, ‘Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng’”. Vậy chẳng phải ngươi bị mê hoặc rồi sao? Câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” này có hợp lẽ thật không? Nó là lời nói nhảm! Những kẻ tà ác này nham hiểm và giả dối, xem tục ngữ là lẽ thật để mê hoặc những người hồ đồ này, kết quả là những người hồ đồ này vừa nghe là liền thật sự bị mê hoặc, nghe xong là bị bịt mắt, nghĩ trong bụng rằng: “Có khi là vậy thật. Mình xử tệ với người ta rồi. Ai cũng nói ‘Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng’, sao mình lại không tin tưởng anh ấy? Không thể làm công tác kiểu này được. Mình phải khích lệ anh ấy, không được nghe ngóng chuyện về công tác của anh ấy. Mình đã dùng anh ấy thì phải tin tưởng anh ấy, phải buông tay để anh ấy làm, không được kìm kẹp anh ấy, mà phải cho anh ấy không gian để thi triển năng lực. Cho dù anh ấy không có năng lực, thì cũng có Đức Thánh Linh công tác rồi!”. Đây là lý lẽ gì vậy? Có câu nào hợp lẽ thật không? (Thưa, không.) “Không được kìm kẹp người ta”, “Người ta làm không được thì đã có Đức Thánh Linh công tác, Đức Thánh Linh dò xét hết thảy, chúng ta không cần nghi ngờ vì có Đức Chúa Trời phụ trách hết mà”, thực ra những lời này là gì? Người nói ra những lời này chẳng phải là kẻ hồ đồ sao? Một chút chuyện như vậy mà họ nhìn cũng không thấu, họ bị một câu đó mê hoặc mất rồi. Có thể nói rằng hầu hết mọi người đều xem câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” là lẽ thật, đều bị câu này mê hoặc và ràng buộc. Trong việc chọn người và dùng người, họ bị nó gây nhiễu loạn và ảnh hưởng, thậm chí còn bị nó chi phối. Kết quả là, nhiều lãnh đạo và người làm công luôn gặp khó khăn và nghi ngại mỗi khi tìm hiểu về công tác của hội thánh và đề bạt và chọn dùng người. Cuối cùng, họ chỉ có thể tự an ủi mình bằng câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng”. Mỗi khi kiểm tra hoặc hỏi thăm về công tác, họ nghĩ bụng: “‘Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng’. Mình nên tin tưởng các anh chị em, và xét cho cùng còn có Đức Thánh Linh dò xét mà, vì vậy mình không nên luôn hoài nghi và giám sát người khác”. Họ đã bị ảnh hưởng bởi câu này, phải không? Bị câu này ảnh hưởng thì sẽ gánh chịu những hậu quả gì? Thứ nhất, trong lòng ngươi tồn tại quan điểm “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng”, thì ngươi có kiểm tra, chỉ đạo công tác của người khác không? Ngươi có giám sát, theo dõi tiến độ công tác của người khác không? Nếu ngươi dùng ai cũng tin, không kiểm tra, chỉ đạo hay giám sát, thì như vậy có phải là làm bổn phận một cách trung thành không? Có thể làm tốt công tác của hội thánh không? Có thể hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời không? Có trung thành với sự ủy thác của Đức Chúa Trời không? Thứ hai, đây không những không tuân giữ lời Đức Chúa Trời và bổn phận của ngươi, mà đây còn là xem các âm mưu và quỷ kế của Sa-tan là lẽ thật để tuân thủ và thực hành. Như vậy không phải là ngươi đang thuận theo Sa-tan và sống theo triết lý của Sa-tan sao? Ngươi không phải là người vâng phục Đức Chúa Trời, càng không phải là người tuân thủ lời Đức Chúa Trời, ngươi hoàn toàn là một kẻ vô lại. Gạt lời Đức Chúa Trời sang một bên, thay vào đó lấy lời của Sa-tan mà thực hành nó như lẽ thật, đây là phản bội lẽ thật và Đức Chúa Trời! Ngươi làm công tác trong nhà Đức Chúa Trời, nhưng nguyên tắc hành động của ngươi lại là triết lý xử thế và lô-gic của Sa-tan, như vậy thì là loại người gì? Đây là loại người phản nghịch Đức Chúa Trời, là người làm ô danh Đức Chúa Trời nghiêm trọng. Tính chất của chuyện này là gì? Đây là công khai lên án Đức Chúa Trời và công khai phủ nhận lẽ thật. Chẳng phải tính chất của nó là vậy sao? Ngoài việc không tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, ngươi còn để cho những lời của quỷ và triết lý xử thế của Sa-tan tràn lan trong hội thánh. Khi làm điều này, ngươi trở thành đồng lõa của Sa-tan và hỗ trợ cho Sa-tan hành động trong hội thánh. Tính chất của vấn đề có phải rất nghiêm trọng không?

Hiện tại, hầu hết lãnh đạo và người làm công đều có độc tố của Sa-tan trong lòng, lại còn dựa theo triết lý của Sa-tan mà sống, trong lòng không có bao nhiêu lời Đức Chúa Trời làm chủ. Có nhiều lãnh đạo và người làm công làm công tác gì cũng có vấn đề, họ sắp xếp công tác rồi thì từ đó trở đi chẳng đến kiểm tra hay giám sát công tác. Thực ra trong lòng họ cũng biết có một vài người không làm được công tác, chắc chắn sẽ nảy sinh vấn đề, nhưng họ không biết giải quyết thế nào, nên cứ áp dụng quan điểm “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” mà qua loa chiếu lệ, lại còn cảm thấy an tâm thanh thản. Điều này dẫn đến có một vài người không làm được công tác thực tế, chỉ bận rộn làm chút sự vụ chung, làm cho có lệ, kết quả là công tác của hội thánh thành một mớ rối tinh rối mù. Có nơi ngay cả của lễ của Đức Chúa Trời cũng bị người ta trộm đi mất, dân được Đức Chúa Trời chọn thấy vậy thì không chịu nổi, đều phản ánh tình huống lên Bề trên. Lãnh đạo giả này biết chuyện thì há hốc mồm, cảm giác đại họa sắp giáng xuống đầu mình. Bề trên truy hỏi họ: “Tại sao anh không kiểm tra công tác? Tại sao anh lại có thể dùng sai người?”. Họ nói: “Con không nhìn thấu được thực chất người ta, con cứ áp dụng nguyên tắc ‘Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng’, không ngờ lại dùng sai người và gây ra chuyện lớn”. Các ngươi nói xem, quan điểm “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” có đúng không? Câu này là lẽ thật sao? Tại sao người ta lại dùng câu này trong công tác của nhà Đức Chúa Trời và trong việc làm bổn phận? Vấn đề ở đây là gì? Câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” này rõ ràng là lời của người ngoại đạo, là lời đến từ Sa-tan – vậy tại sao họ lại có thể xem nó là lẽ thật? Tại sao họ không thể phân định nó đúng hay sai? Đây rõ ràng là lời của con người, lời của nhân loại bại hoại, căn bản không phải là lẽ thật, không có chút gì hợp với lời Đức Chúa Trời, và không nên dùng làm chuẩn tắc cho cách hành xử, hành động và việc thờ phượng Đức Chúa Trời của con người. Vậy nên tiếp cận câu này như thế nào? Nếu thực sự có khả năng phân định, ngươi nên dùng nguyên tắc lẽ thật nào để thay thế câu này mà làm làm nguyên tắc thực hành của ngươi? Chính là hết lòng, hết linh hồn, hết trí làm tốt bổn phận. Hết lòng, hết linh hồn, hết trí chính là không bị kìm kẹp bởi ai cả; là một lòng một dạ, không được hai lòng. Đây là trách nhiệm của ngươi, là bổn phận của ngươi mà ngươi nên làm tròn, đây là điều thiên kinh địa nghĩa. Bất kể gặp phải vấn đề gì, ngươi cũng nên làm việc theo nguyên tắc. Nên xử lý thế nào thì xử lý thế ấy; cần tỉa sửa thì tỉa sửa, cần cách chức thì cách chức. Nghĩa là làm việc dựa trên lời Đức Chúa Trời và lẽ thật. Chẳng phải đây là nguyên tắc sao? Chẳng phải điều này hoàn toàn trái ngược với câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” sao? “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” có nghĩa là gì? Nghĩa là nếu đã dùng người này thì không nên hoài nghi họ, nên buông lỏng không quan tâm, để họ muốn làm gì thì làm; còn nếu hoài nghi họ, thì không nên dùng họ. Chẳng phải là ý này sao? Như vậy là hoàn toàn sai rồi. Nhân loại đã bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc, ai cũng có tâm tính Sa-tan, ai cũng có thể phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời. Có thể nói rằng không ai đáng tin cậy cả. Ngay cả khi người ta thề non hẹn biển thì cũng vô ích bởi vì con người bị tâm tính bại hoại kìm kẹp và không thể kiểm soát bản thân. Họ phải tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời thì mới có thể giải quyết vấn đề tâm tính bại hoại của mình, mới có thể giải quyết triệt để vấn đề chống đối và phản bội Đức Chúa Trời, cũng có nghĩa là giải quyết tận gốc tội lỗi của con người. Tất cả những ai chưa trải qua sự phán xét và làm tinh sạch của Đức Chúa Trời, chưa đạt được sự cứu rỗi thì đều không thể tin cậy, đều không đáng tin. Do vậy, khi dùng ai đó, ngươi phải giám sát, chỉ đạo, còn phải tỉa sửa họ, và thường xuyên thông công về lẽ thật. Chỉ có như vậy, ngươi mới có thể thấy rõ liệu có thể tiếp tục giữ họ lại mà dùng hay không. Nếu có người có thể tiếp nhận lẽ thật, tiếp nhận sự tỉa sửa, còn có thể trung thành làm bổn phận, và không ngừng tiến bộ trong sự sống, thì có như vậy mới là người thực sự dùng được. Những người thực sự dùng được thì có ấn chứng do công tác của Đức Thánh Linh. Người không có công tác của Đức Thánh Linh thì đều không phải là người đáng tin cậy, đều là người đem sức lực phục vụ và nhân công tạm thời. Khi tuyển chọn lãnh đạo và người làm công, thì tỷ lệ những người này bị đào thải tương đối cao, ít nhất cũng hơn một nửa, người có thể dùng được và thích hợp để dùng chỉ chiếm thiểu số, đây là sự thật. Có một vài lãnh đạo hội thánh chẳng bao giờ giám sát hay kiểm tra công tác, họ thông công và sắp xếp xong rồi là không quan tâm đến công tác nữa. Thay vào đó, họ dùng câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” làm căn cứ, trong lòng còn nghĩ rằng: “Mấy chuyện còn lại cứ để Đức Chúa Trời làm”, rồi bắt đầu tham hưởng an nhàn, không hỏi han, không quan tâm đến chuyện đó nữa. Làm công tác như vậy thì có phải là qua loa chiếu lệ không? Như vậy thì có chút tinh thần trách nhiệm nào không? Dạng người như vậy có phải là lãnh đạo giả không? Đức Chúa Trời yêu cầu mọi người khi làm bổn phận thì phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí và hết sức. Yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người mới là lẽ thật. Lãnh đạo và người làm công khi làm công tác và bổn phận mà không tuân theo lời Đức Chúa Trời, lại đi tuân theo lời của ma quỷ và Sa-tan, như vậy có phải là biểu hiện chống đối và phản bội Đức Chúa Trời không? Tại sao nhà Đức Chúa Trời tuyển chọn lãnh đạo và người làm công thì phải chọn người có thể tiếp nhận lẽ thật, chọn người tốt có lương tâm và lý trí, cũng như người có tố chất tố và có thể gánh vác được công tác? Chính là vì nhân loại bại đã bị làm bại hoại quá sâu sắc, dường như chẳng có một người nào dùng được, nếu không có vài năm rèn luyện và bồi dưỡng thì hiệu suất công tác của họ sẽ rất kém, rất khó đạt đến làm tốt bổn phận, phải trải qua nhiều lần bị phán xét, hành phạt và tỉa sửa thì mới có thể phù hợp để được dùng. Đa số mọi người bị tỏ lộ và đào thải trong lúc rèn luyện, tần suất bị đào thải của lãnh đạo và người làm công cũng cao tương đương như vậy, lý do của chuyện này là gì? Chính là vì nhân loại đã bị Sa-tan làm bại hoại quá sâu sắc rồi, đa số mọi người đều không yêu thích lẽ thật, cũng không có sẵn tiêu chuẩn của lương tâm và lý trí, cho nên đa số mọi người đều không cách nào dùng được. Họ phải trải qua vài năm tin Đức Chúa Trời và hiểu được một chút lẽ thật thì mới có thể làm được một vài bổn phận, đây là tình hình thực tế của nhân loại bại hoại. Chúng ta căn cứ vài điểm này thì có thể xác định rằng câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” là hoàn toàn sai, không có một chút giá trị sử dụng thực tế nào và người nói ra câu này là ma quỷ thuần túy. Có thể khẳng định rằng câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” chính là một thứ tà thuyết và luận điệu sai trái, là lời của quỷ, là triết lý Sa-tan, xác định tính chất nó như vậy là hoàn toàn thích hợp. Đức Chúa Trời chưa bao giờ nói những câu như “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng”, mà luôn yêu cầu con người phải trung thực. Điều này chứng tỏ rằng toàn thể nhân loại không có được mấy người trung thực, ai cũng có thể nói dối và lừa dối, ai cũng có tâm tính giả dối. Ngoài ra, Đức Chúa Trời phán rằng khả năng nhân loại bại hoại phản bội Đức Chúa Trời là 100%, nghĩa là Đức Chúa Trời mà dùng ai đó thì họ phải trải qua nhiều năm được tỉa sửa, thậm chí trong thời gian được dùng, họ còn phải trải qua nhiều năm phán xét và hành phạt thì mới có thể được làm tinh sạch. Các ngươi nói xem, hiện tại con người có thực sự đáng tin cậy không? Chẳng ai dám nói như vậy. Chẳng ai dám nói như vậy thì chứng tỏ điều gì? Rằng con người đều không đáng tin cậy. Thế thì chúng ta hãy quay lại xem câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” rốt cuộc sai ở đâu, lầm ở đâu, chuyện này có phải là vừa nhìn qua đã biết ngay không? Nếu như có ai còn cảm thấy câu này có một mặt tốt hoặc khả dụng nào đó với họ, thì chắc chắn người này không có lẽ thật, chắc chắn là thứ hồ đồ. Hôm nay, chúng ta có thể phát hiện ra vấn đề của câu này và có thể xác định tính chất của nó là luận điệu sai trái, hoàn toàn là nhờ trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời mà giờ đây có thể thấy rõ hơn một chút, nhìn thấu hơn một chút về thực chất của nhân loại, để từ đó mới có thể triệt để phủ nhận câu lời của quỷ này, tà thuyết và luận điệu sai trái này. Nếu không có công tác cứu rỗi của Đức Chúa Trời, thì các ngươi cũng sẽ bị mê hoặc bởi lời của quỷ này do Sa-tan nói ra, thậm chí còn dùng nó như kinh điển, như phương châm của mình. Như vậy thì quá đáng thương rồi, một chút thực tế lẽ thật cũng không có.

Câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” này, đa số mọi người đã từng nghe qua, các ngươi cho rằng câu này đúng hay sai? (Thưa, sai.) Các ngươi đã cho rằng nó sai, tại sao trong cuộc sống hiện thực vẫn còn để nó ảnh hưởng mình? Khi gặp phải chuyện như thế này, thì quan điểm này sẽ lộ ra, các ngươi sẽ ít nhiều bị nó gây nhiễu loạn, một khi bị gây nhiễu loạn thì việc thực hiện công tác sẽ bị suy giảm đi phần nào. Ngươi cho rằng câu này sai, xác định tính chất nó là sai, vậy tại sao vẫn có thể để nó ảnh hưởng mình, vẫn có thể dùng nó mà an ủi bản thân? (Thưa, bởi vì người ta không hiểu lẽ thật thì sẽ không dựa vào lời Đức Chúa Trời mà thực hành, cho nên họ sẽ xem triết lý xử thế của Sa-tan là nguyên tắc và chuẩn tắc mà thực hành.) Đây là một nguyên nhân. Còn gì nữa? (Thưa, bởi vì câu này tương đối phù hợp với lợi ích xác thịt của con người, nên khi người ta không hiểu lẽ thật thì sẽ tự nhiên dựa theo câu này mà hành động.) Không phải là không hiểu lẽ thật thì mới như vậy, người ta hiểu lẽ thật rồi mà cũng không thể thực hành theo lẽ thật. “Tương đối phù hợp với lợi ích xác thịt của con người”, điểm này đúng, nghĩa là người ta thà tuân thủ một quỷ kế, một triết lý xử thế của Sa-tan để bảo vệ lợi ích xác thịt của mình, chứ chẳng thực hành lẽ thật. Ngoài ra, họ làm như vậy là có căn cứ. Căn cứ gì? Chính là câu này được quần chúng công nhận là đúng, họ làm theo câu này thì trước mặt mọi người, họ sẽ có thể có chỗ đứng và không bị chỉ trích. Bất kể là từ góc độ đạo đức, pháp luật hay quan niệm truyền thống, nó đều là một quan niệm và cách làm có thể đứng vững được. Do đó, khi ngươi không sẵn lòng thực hành lẽ thật, hoặc khi ngươi không hiểu lẽ thật, thì ngươi thà đắc tội với Đức Chúa Trời, làm trái lẽ thật và lùi về một chỗ để khỏi phá vỡ một ranh giới cuối cùng của đạo đức. Chỗ này là gì? Chính là ranh giới cuối cùng “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng”. Ngươi lùi về chỗ này, dựa theo câu này mà hành động, thì có thể yên dạ yên lòng. Tại sao ngươi lại có thể yên dạ yên lòng? Bởi vì trên đời ai cũng nghĩ theo cách này. Ngoài ra, trong ngươi còn có một quan niệm, chính là ai cũng làm sai thì luật pháp không kể tội, ngươi cảm thấy: “Ai cũng nghĩ theo cách này, nếu mình thực hành theo câu này, thì Đức Chúa Trời có định tội mình hay không cũng chẳng sao, mình đâu có thấy được Đức Chúa Trời, đâu có chạm vào được Đức Thánh Linh. Thực hành theo câu này thì ít ra mọi người sẽ thấy mình có chút tính người, có chút lương tâm”. Ngươi vì cái “tính người” này, vì để khiến quần chúng không nhìn ngươi với ánh mắt thù hằn mà ngươi chọn cách phản bội lẽ thật, sau đó khiến mọi người đều nói là ngươi tốt, không chỉ trích ngươi, rồi ngươi sống thật thoải mái, yên dạ yên lòng. Cái ngươi mong cầu chính là được yên dạ yên lòng. Sự yên dạ yên lòng này của con người có phải là biểu hiện yêu thích lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Vậy nó là tâm tính gì? Trong đó có sự giả dối không? Có sự giả dối. Ngươi đã nghĩ về nó, ngươi biết câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” là không đúng, không phải lẽ thật, vậy tại sao khi đi đến bước đường cùng, ngươi vẫn không chọn lẽ thật, thay vào đó lại chọn một câu triết lý nảy sinh từ trong văn hóa truyền thống mà con người dễ tiếp nhận nhất để tuân thủ? Tại sao ngươi lại chọn nó? Trong chuyện này có tâm tư phức tạp của con người, mà khi có tâm tư phức tạp thì liên quan đến tâm tính nào? (Thưa, là tà ác.) Ngoài tà ác ra, còn có một phương diện nữa, ngươi không hoàn toàn thừa nhận câu này là đúng đắn, nhưng ngươi vẫn có thể tuân thủ nó, vẫn có thể bị nó chi phối và khống chế. Trong chuyện này có một điểm chắc chắn, đó là ngươi chán ghét lẽ thật, ngươi không phải người yêu thích lẽ thật. Có phải là tâm tính này không? (Thưa, phải.) Đây là điều chắc chắn. Lúc hành động, người ta bị rất nhiều quan điểm ảnh hưởng, thực ra trong lòng ngươi không hẳn cho rằng những quan điểm ấy là đúng đắn, nhưng ngươi vẫn có thể tuân thủ chúng, vẫn có thể giữ vững chúng, trong chuyện này, ngươi đang bị một dạng tâm tính sai khiến. Ngươi cho rằng chúng không đúng đắn mà còn có thể để chúng ảnh hưởng, chi phối, sắp đặt, thì đây chính là tâm tính tà ác. Chẳng hạn như, có người dùng ma túy và đánh bạc, nhưng họ cũng nói dùng ma túy và đánh bạc là xấu, còn khuyên người ta tuyệt đối đừng dính vào, không thì có khi tán gia bại sản. Họ cho rằng làm việc đó là không đúng, là điều tiêu cực, vậy họ có thể dừng lại, có thể bỏ chúng hay không? (Thưa, không thể.) Họ vĩnh viễn không kiểm soát nổi bản thân, thậm chí còn nói công khai rằng: “Đánh bạc cũng có thể kiếm tiền, cũng có thể thành một công việc”, như vậy chẳng phải là đang tô vẽ cho nó à? Thực ra, trong lòng họ nghĩ rằng: “Công việc gì chứ? Trong nhà có thứ gì đáng giá cũng ra đi cả rồi, cũng thua bạc cả rồi. Người đánh bạc chẳng có ai sống cuộc sống bình thường nổi”. Vậy tại sao họ còn nói như thế kia? Bởi vì họ không bỏ được. Tại sao họ không bỏ được? Vì thứ này có trong bản tính họ, nó thâm căn cố đế rồi, họ cần thứ này, không chống lại nó được, nó chính là bản tính của họ. Chúng ta đã thông công không ít về câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng”. Người ta có thể bị câu này ảnh hưởng có phải là bởi họ nhất thời bốc đồng mà tiếp nhận quan điểm này, hay là do họ nhất thời bất cẩn mà bị Sa-tan nhân cơ hội tiêm nhiễm dạng quan điểm ấy, rồi dựa theo đó mà hành động? (Thưa, không phải.) Chuyện này có liên quan đến bản tính bại hoại, trong bản tính con người có thứ này, nên họ có thể chọn đi con đường này. Mổ xẻ câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” này như thế thì mọi người cơ bản hiểu được rồi, câu này bị xác định tính chất là triết lý xử thế của Sa-tan, nó tuyệt đối không phải là lẽ thật, vậy nó có chút gì liên quan đến lẽ thật không? (Thưa, không.) Nó không liên quan chút gì đến lẽ thật, trong mắt Đức Chúa Trời, nó là thứ bị định tội, không phải là lẽ thật, nó đến từ Sa-tan chứ không phải từ Đức Chúa Trời. Có thể nói chắc chắn rằng, câu này chẳng liên quan chút gì đến lẽ thật, chẳng liên quan chút gì đến chuẩn tắc để những người tin Đức Chúa Trời hành xử, hành động và thờ phượng Đức Chúa Trời, câu này hoàn toàn bị định tội rồi. Điểm sai lầm của câu này tương đối rõ ràng, nên các ngươi dễ phân định xem chuyện nó có đúng đắn hay không.

II. Mổ xẻ về tư tưởng “nằm gai nếm mật”

Giờ chúng ta nói về một thành ngữ khác, “nằm gai nếm mật”. Ai giải thích xem câu thành ngữ này có ý nghĩa gì? (Thưa, trong “nằm gai nếm mật”, thì “gai” là nói đến gỗ củi, “mật” là nói đến mật đắng. Thành ngữ này nói đến câu chuyện Việt Vương Câu Tiễn ngày ngày ngủ trên đống củi gai và liếm mật, muốn báo thù rửa hận, ngóc đầu trở lại, khôi phục đất nước của mình.) Cái ngươi giải thích là điển cố của thành ngữ này, điển cố là câu chuyện nảy sinh ra thành ngữ này. Thông thường, khi giải thích thành ngữ, ngoài giải thích điển cố ra, còn cần giải thích nghĩa mở rộng của thành ngữ đó, nói xem người thời hiện đại dùng nó để ẩn dụ điều gì. Các ngươi giải thích lại đi. (Thưa, nó ẩn dụ về một người chịu khó làm việc, muốn phấn đấu, muốn nỗ lực vì mục tiêu và ước vọng của mình.) Vậy trong bối cảnh này, làm sao giải thích “gai” và “mật”? Ngươi không giải thích hai ý này rồi. Xét từ ngữ thì “gai” là nói đến một dạng củi có gai, ông ta nằm trên củi có gai mà ngủ, rồi thường xuyên nhắc nhở bản thân về hoàn cảnh và mối nhục của mình, thường xuyên nhắc nhở bản thân về sứ mạng mình đang gánh vác. Ngoài ra, ông ta còn treo một cái mật trên trần, ngày ngày liếm nó. Liếm mật thì cảm nhận được vị gì? (Thưa, vị đắng.) Nó quá đắng! Ông ta dùng cái vị này mà nhắc nhở bản thân không được quên mối thù, không được quên sứ mạng, cũng không được quên ước vọng của mình. Ước vọng của ông ta là gì? Là đại nghiệp phục quốc. Nằm gai nếm mật thường ẩn dụ cho điều gì? Thường thì nó ẩn dụ cho một người ở trong nghịch cảnh mà không quên sứ mạng và ước vọng của mình, còn có thể vì ước vọng, lý tưởng và sứ mạng của mình mà trả cái giá lớn, đại khái ý của nó là vậy. Trong mắt người đời, “nằm gai nếm mật” là điều tích cực hay tiêu cực? (Thưa, là điều tích cực.) Tại sao nó được xem là một lời tích cực? Nó có thể khích lệ người đang ở trong khổ cảnh không quên mối thù, mối nhục của mình, có thể quyết chí tự cường, cho nên nó là một thành ngữ tương đối truyền cảm hứng. Trong mắt người đời, đây chắc chắn là một lời tích cực, nếu con người làm theo câu này, thì chắc chắn mọi việc làm, xuất phát điểm và cách làm của họ cũng như nguyên tắc mà họ tuân thủ đều đúng đắn, đều tích cực. Nói như thế, thì lời này căn bản không có chỗ nào sai lầm, vậy chúng ta nêu ra lời này là để mổ xẻ điều gì? Để nói chuyện gì? (Thưa, mổ xẻ chỗ trái lẽ thật của câu này.) Đúng vậy, chúng ta cần phân định xem rốt cuộc nó có phải là lẽ thật không. Bởi vì lời này “đúng” đến vậy, nên chúng ta phải mổ xẻ, xác nhận một lần xem rốt cuộc nó “đúng” ở chỗ nào, sau đó có một định nghĩa chuẩn xác về nó, nhìn xem nó rốt cuộc có phải là lẽ thật hay không, đây là kết quả cuối cùng mà chúng ta muốn đạt được. Thành ngữ “nằm gai nếm mật” này là phép tắc sinh tồn mà người ta tuân giữ trong những hoàn cảnh đặc biệt. Trước hết, hãy khẳng định xem, lời này có phải là lẽ thật hay không? (Thưa, không phải.) Chưa nói đến chuyện nó có phải là lẽ thật hay không, từ câu chữ nghĩa đen mà người ta thấy được thì lời này không có ý tiêu cực, vậy những ý tích cực của nó là gì? Nó có thể khích lệ người ta, cho người ta có ý chí, quyết chí vươn lên, không lùi bước, không nản lòng, không làm con rùa rụt cổ, nó có một mặt tác dụng tích cực đó. Nhưng dưới những hoàn cảnh nào mà người ta tuân thủ những nguyên tắc hành xử và hành động được bao hàm trong lời này? Nguyên tắc để tuân giữ trong lời này có liên quan gì đến Đức Chúa Trời không? Có liên quan gì đến việc thực hành lẽ thật không? Có liên quan gì đến việc thực hiện bổn phận không? Có liên quan gì đến việc tuân theo con đường của Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Các ngươi đưa ra định nghĩa nhanh quá nhỉ? Làm sao các ngươi biết là không có liên quan gì? (Thưa, vì lời Đức Chúa Trời không nói đến nó.) Nói vậy thì quá đơn giản rồi, đây là kiểu nói vô trách nhiệm. Lúc ngươi không hiểu và nói: “Đằng nào Đức Chúa Trời cũng không nói về chuyện này, mình cũng không biết lời này có ý gì. Mình không nghe nó đâu, nó nói gì thì cứ nói, mình không tin nó đâu”. Đây là kiểu nói vô trách nhiệm. Ngươi phải nghiêm túc, ngươi mà nghiêm túc, hiểu triệt để rồi, thì sẽ thực sự phân định được lời này, sẽ không bao giờ xem lời này là lẽ thật. Hiện tại, Ta không bảo ngươi phủ nhận tính đúng đắn của lời này, mà là khiến ngươi hiểu rằng lời này không phải lẽ thật, và cho ngươi thấy rằng trong bối cảnh giống vậy thì ngươi nên hiểu lẽ thật nào, nên tuân thủ lẽ thật như thế nào, ngươi hiểu chưa? Vậy các ngươi nói xem, các ngươi lý giải câu này như thế nào? (Thưa, nằm gai nếm mật là nói đến cách con người nên thực hành khi gặp nghịch cảnh, nhưng ở nhà Đức Chúa Trời hoàn toàn không có kiểu nói “nghịch cảnh” này. Người ta được Đức Chúa Trời tỏ lộ hoặc thử luyện, thì chuyện đó đều nằm trong quá trình Đức Chúa Trời hoàn thiện con người, đây không phải là nghịch cảnh. Lời này bảo con người phải ghi nhớ cái khổ họ chịu lúc đó và sau này gỡ lại một ván. Lời này không đứng vững được trong nhà Đức Chúa Trời. Con sẽ đưa ra một ví dụ không ăn khớp cho lắm. Có những lãnh đạo bị cách chức rồi thì dùng câu “nằm gai nếm mật” mà khích lệ bản thân. “Tôi phải học tập Việt Vương Câu Tiễn mà nằm gai nếm mật, sẽ có ngày tôi ngóc đầu trở lại, làm lãnh đạo lần nữa, cho các anh chị biết mặt! Hiện tại các anh chị đánh giá tôi xấu thế này, xấu thế kia, nhất định có ngày tôi sẽ trở lại, tôi sẽ cho anh chị thấy tôi rốt cuộc là người thế nào. Mối nhục tôi chịu bây giờ, nhất định sẽ có ngày được rửa sạch tinh!”.) Ví dụ này hay lắm. Các ngươi có được khai sáng gì không? Các ngươi có lúc nào nghĩ đến chuyện nằm gai nếm mật không? Có nghĩ chuyện ngóc đầu trở lại không? (Thưa, có. Lúc quan điểm của con bị mọi người phủ nhận thì con cũng có ý nghĩ này. Chẳng hạn như khi con bàn bạc một chuyện gì đó với anh chị em, và quan điểm con đưa ra bị anh chị em nghi ngờ, thế là trong lòng con thấy không phục, bèn nghĩ rằng một ngày nào đó, nhất định con sẽ làm thật tốt để cho họ xem, rồi con nỗ lực học tập nghiệp vụ có liên quan. Nhưng tâm thái này không đúng.) Đây không phải thái độ tiếp nhận, tìm kiếm và thực hành lẽ thật, mà là ngươi không phục, muốn chứng tỏ cho mọi người xem, đây là thái độ không chịu phục. Trong nhân loại, thái độ này được xem là tích cực. Mãi mãi không chịu phục là một dạng khí chất, như vậy là có khí phách, vậy tại sao lại có thể nói rằng đây không phải là thực hành lẽ thật? Chính là vì thái độ hành động và nguyên tắc, xuất phát điểm cho hành động của họ vốn không dựa vào lẽ thật, mà dựa vào câu nói “nằm gai nếm mật” trong văn hóa truyền thống. Mặc dù người này có khí chất mạnh mẽ, biết tranh giành hiếu thắng, có thái độ và tâm thức không chịu phục khiến người đời ngưỡng mộ, nhưng trước mặt lẽ thật thì dạng lòng dạ và khí chất như thế là gì? Là nhỏ bé, là bất kham, là thứ khiến Đức Chúa Trời ghê tởm. Ai nói nữa nào? (Thưa, khi làm bổn phận, con không thuần thục nghiệp vụ, cảm thấy người khác chẳng xem mình ra gì, trong lòng cứ âm thầm khích lệ mình rằng “Tôi phải chăm chỉ học tập nghiệp vụ, để các anh chị thấy tôi thực sự có tài”. Lúc người khác chỉ ra thiếu sót trong bổn phận của con, thì con dốc công sức sửa đổi, cũng chịu khổ và trả giá mà học tập nghiệp vụ, khổ chừng nào con cũng cố nuốt xuống. Nhưng con lại không tìm cách để làm tốt bổn phận, mà chỉ nghĩ đến một ngày nào đó có thể khiến mọi người xem trọng mình, tôn trọng mình. Con cũng có tình trạng nằm gai nếm mật.) Qua lời ngươi vừa nói, Ta phát hiện ra một vấn đề. Các ngươi tin Đức Chúa Trời cũng đã nhiều năm, đều từ bỏ gia đình và sự nghiệp, đều chịu khổ không ít, mà thu hoạch lại quá ít. Các ngươi khi làm bổn phận cũng có thể chịu khổ, dâng mình, trả giá, nhưng tại sao lại chẳng có tiến bộ trong lẽ thật? Tại sao lẽ thật các ngươi hiểu được lại quá ít ỏi, quá nông cạn? Nguyên nhân chính là vì các ngươi không chú trọng vươn tới lẽ thật, mà chỉ muốn nằm gai nếm mật, trong lòng đầy tinh thần muốn chứng tỏ bản thân. Nằm gai nếm mật chính là “cái nhọt lớn”, ngươi cho rằng nó là thứ tốt đẹp gì sao? Kết quả cuối cùng đạt được của nằm gai nếm mật là gì? Khi một người muốn chứng tỏ bản thân mình ổn, có năng lực, không thua kém người khác, không chịu phục bất kỳ ai, thì họ sẽ muốn nằm gai nếm mật, nghĩa là “Chịu được cái khổ nhất thiên hạ, mới đứng được trên thiên hạ”. Vậy nằm gai nếm mật có những biểu hiện nào? Biểu hiện thứ nhất là không chịu phục. Biểu hiện thứ hai là nhẫn nhục chịu đựng, có lẽ ngươi không nói gì để tranh luận với người khác, để bác bỏ người khác, hay là để biện bạch cho mình, nhưng ngươi âm thầm dốc công sức. Dốc công sức gì? Có lẽ là ngươi trả giá gì đó, ban đêm thức khuya, ban sáng dậy sớm, người khác chơi thì ngươi đọc lời Đức Chúa Trời, học nghiệp vụ, dốc nhiều công sức. Đây có phải là chịu khổ không? Đây gọi là nằm gai nếm mật. Biểu hiện thứ ba là gì? Trong con người có một loại tráng chí, tráng chí không than khổ, họ muốn bảo vệ mục tiêu mà họ muốn đạt đến, giữ gìn ý chí chiến đấu đó của mình. Ý chí chiến đấu này là gì? Chẳng hạn như, ngươi muốn làm lãnh đạo hoặc muốn làm nên một việc gì đó, trong lòng ngươi mãi mãi giữ trạng thái này, mãi mãi không quên ý chí và sứ mạng của mình, không quên chí hướng và lý tưởng của mình, dùng một câu nào thì có thể gói gọn điều này? (Thưa, là không quên nguyện ước ban đầu.) Nói không quên nguyện ước ban đầu là đúng, nhưng lại thiếu tinh thần. (Thưa, là lòng đầy tráng chí.) Đúng rồi, nói vậy là có chút cảm giác rồi. Lời này nói thế nào cho chuẩn xác hơn và súc tích hơn? (Thưa, là ý chí chiến đấu, hoài bão.) Nói thế nào cho hoàn chỉnh đây? Chính là chiến nhiều bại nhiều, càng chiến càng dũng mãnh, đây chính là ý chí chiến đấu không bao giờ bỏ cuộc. Cũng giống như có người nói: “Anh bị cách chức thì có nản lòng không? Tôi bị cách chức mấy lần mà chẳng nản lòng, tôi ngã chỗ nào thì có thể đứng dậy chỗ đó, chúng ta phải có ý chí chiến đấu như vậy!”. Cái ý chí chiến đấu này trong mắt họ là điều tích cực, họ cho rằng con người có chí hướng, có lý tưởng, có ý chí chiến đấu thì không phải là chuyện sai trái. Tâm tính kiêu ngạo nằm trong tâm tính bại hoại, nó sinh ra dã tâm và dục vọng, họ xem dã tâm và dục vọng đó là gì? Họ xem chúng là điều tích cực. Vì thế, đối với việc có thể nằm gai nếm mật, chịu đựng cái khổ như vậy để đạt đến mục tiêu mình phấn đấu, đạt đến mục tiêu mà mình cho là đúng, thì họ cho rằng đó là chính đáng, là điều mà mọi người xem trọng, và nên là lẽ thật. Biểu hiện của nằm gai nếm mật bao gồm ba điều này. Ba điều này có thể giải thích được ý nghĩa mà câu nằm gai nếm mật bao hàm không? (Thưa, có thể.) Vậy Ta sẽ căn cứ ba biểu hiện này mà thông công chi tiết một lượt.

A. Không chịu phục

Trước tiên, hãy nói về biểu hiện thứ nhất của nằm gai nếm mật – không chịu phục. Không chịu phục là gì? Thông thường, con người có những biểu hiện nào chứng tỏ trong con người có tâm thái không chịu phục? Không chịu phục là tâm tính gì? (Thưa, là kiêu ngạo và cương ngạnh.) Rõ ràng là nó có hai tâm tính kiêu ngạo và cương ngạnh rồi, còn gì nữa? (Thưa, tranh giành, hiếu thắng.) Đây là tâm tính sao? Đây là biểu hiện, bây giờ chúng ta đang nói về tâm tính. (Thưa, là chán ghét lẽ thật.) Chán ghét lẽ thật thì chắc chắn là không tiếp nhận lẽ thật rồi. Chẳng hạn như, có lãnh đạo hay người làm công nói ngươi hành động trái nguyên tắc và gây chậm trễ công tác của nhà Đức Chúa Trời, muốn cách chức ngươi, thế là ngươi nghĩ bụng: “Hừm, tôi không cho là mình làm sai, muốn cách chức thì cứ cách chức đi, không để tôi làm thì tôi khỏi làm, tôi thuận phục đấy!”. Trong cái thuận phục này có một dạng thái độ không chịu phục, đây là tâm tính. Trong tâm tính này, ngoài kiêu ngạo, cương ngạnh và chán ghét lẽ thật ra, còn có gì nữa? Trong này có một dạng tâm tính đối kháng với Đức Chúa Trời không? (Thưa, có.) Vậy đây là tâm tính gì? Là tâm tính hung ác. Các ngươi đều không nhìn ra tâm tính hung ác như thế này. Tại sao lại nói là hung ác? (Thưa, vì họ muốn đối kháng với Đức Chúa Trời.) Đối kháng với lẽ thật thì gọi là hung ác, quá hung ác! Nếu không phải hung ác, thì họ đã không đối kháng với lẽ thật, đã không đối kháng, đọ sức với Đức Chúa Trời, đây là tâm tính hung ác. Trong việc không chịu phục có sự kiêu ngạo, cương ngạnh, chán ghét lẽ thật và hung ác, đây là những tâm tính rõ ràng mà nó có liên quan đến. Biểu hiện của không chịu phục là gì? Có những tâm thái nào? Người không chịu phục thì nghĩ như thế nào? Có thái độ gì? Khi gặp chuyện như bị cách chức thì họ sẽ nói ra những lời nào, có những cách nghĩ gì và sự bộc lộ thế nào? Biểu hiện thường thấy nhất chính là khi họ làm một bổn phận, Bề trên thấy họ không thích hợp để làm bổn phận này, nên đã thay thế họ, trong lòng họ ngẫm nghĩ: “Tôi là trứng, không dám chọi với đá. Tôi không tranh cãi với anh. Tôi có tài, là vàng thì sớm muộn gì cũng sẽ tỏa sáng, tôi đi đâu cũng là nhân tài! Bề trên sắp xếp thế nào tôi cũng cứ nhẫn nhịn, cứ nghe lời đã”. Trước mặt Đức Chúa Trời, họ còn cầu nguyện rằng: “Thưa Đức Chúa Trời, xin Ngài bảo vệ con để con đừng oán trách, để con kiềm chế miệng lưỡi, để con không xét đoán hay báng bổ Ngài, để con có thể thuận phục”. Nhưng rồi họ ngẫm nghĩ: “Mình không thuận phục được. Chuyện này có chút khó khăn. Mình không tiếp nhận nổi sự thật này, phải làm sao đây? Bề trên sắp xếp như vậy, đâu còn cách nào khác. Mình có tài cán thế này, sao lại không thể thi triển trong nhà Đức Chúa Trời? Xem ra mình đọc lời Đức Chúa Trời quá ít, sau này phải đọc thêm mới được!”. Họ không chịu phục, cảm thấy mình không thua kém người khác, chỉ là thời gian tin Đức Chúa Trời ngắn hơn thôi, chuyện này có thể lấy cái khác bù đắp mà. Thế là họ dốc công sức đọc lời Đức Chúa Trời, nghe giảng đạo, mỗi ngày học một bài thánh ca, đọc một chương lời Đức Chúa Trời và luyện tập giảng đạo, dần dần ngày càng quen thuộc với lời Đức Chúa Trời, cũng biết nói nhiều đạo lý thuộc linh, khi nhóm họp cũng có thể mở miệng thông công. Trong chuyện này có tinh thần không chịu phục hay không? (Thưa, có.) Đây là dạng tinh thần gì? (Thưa là tinh thần tà ác.) Như vậy thì phiền phức rồi! Tại sao vừa mới mổ xẻ thì các ngươi đã xác định tính chất của nó là tinh thần tà ác? Đây có phải là chuyện tốt không? Đời sống thuộc linh bình thường, không tham gia chuyện thế tục, không nói chuyện thị phi, có thể đọc thuộc rất nhiều chương lời Đức Chúa Trời, cũng biết hát rất nhiều bài thánh ca, đây là “cao nhân” mà, sao lại nói là tinh thần tà ác? (Thưa, vì ý định của họ là chứng minh bản thân mình không tệ, không thua kém những người khác.) Đây gọi là không chịu phục. Họ không chịu phục thì có thực sự nhận thức bản thân và thừa nhận vấn đề của mình không? (Thưa, không.) Họ có nhận thức sự bại hoại và tâm tính kiêu ngạo của mình không? (Thưa, không.) Việc họ không chịu phục chứng tỏ điều gì? Họ muốn chứng tỏ mình ổn, mình cao, muốn chứng minh mình mạnh hơn người khác, cuối cùng chứng minh việc cách chức họ là sai. Họ nỗ lực theo hướng này. Đây có phải là không chịu phục không? (Thưa, phải.) Thái độ không chịu phục này sẽ nảy sinh những cách làm chịu khổ, trả giá, nhẫn nhục gánh vác. Nhìn bề ngoài thì thấy họ dốc nhiều công sức, có thể chịu khổ và trả giá, cuối cùng cũng đạt được mục đích, nhưng tại sao Đức Chúa Trời lại không thích như vậy? Tại sao Đức Chúa Trời còn định tội họ? Bởi vì Đức Chúa Trời dò xét tận cùng lòng dạ con người, Ngài dựa vào lẽ thật mà đánh giá mỗi một người. Hành vi, ý định, biểu hiện và tâm tính của mỗi một người trong mắt Đức Chúa Trời được đánh giá như thế nào? Hoàn toàn dựa vào lẽ thật mà đánh giá. Vậy đối với chuyện này, Đức Chúa Trời đánh giá thế nào, định nghĩa ra sao? Bất kể ngươi chịu bao nhiêu khổ, trả bao nhiêu giá, cuối cùng ngươi lại không nỗ lực để hướng tới lẽ thật, không có ý định thuận phục và tiếp nhận lẽ thật, thay vào đó lại dùng cách chịu khổ và trả giá để chứng thực rằng Đức Chúa Trời và nhà Đức Chúa Trời xác định tính chất và xử lý ngươi như vậy là sai. Ngụ ý của việc này là gì? Là ngươi muốn chứng thực rằng mình là một người không bao giờ sai lầm và không có tâm tính bại hoại, ngươi muốn chứng thực rằng nhà Đức Chúa Trời xử lý ngươi như vậy là không hợp lẽ thật. Ngươi còn muốn chứng thực rằng lẽ thật và lời Đức Chúa Trời cũng có lúc sai. Chẳng hạn như ngươi có sơ suất, có vấn đề, và có thể lấy ngươi mà chứng thực rằng lời Đức Chúa Trời không phải là lẽ thật, ngươi có thể không cần thuận phục. Có phải là kết quả như vậy không? (Thưa, phải.) Kết quả như vậy thì được Đức Chúa Trời khen ngợi hay định tội? (Thưa, bị Đức Chúa Trời định tội.) Như vậy thì sẽ bị Đức Chúa Trời định tội.

Thái độ không chịu phục của người ta có hợp lẽ thật không? (Thưa, không hợp lẽ thật.) Nếu như nói dạng thái độ không chịu phục này không ăn khớp với lẽ thật, cách xa lẽ thật cả trăm ngàn dặm, thì lời này đúng hay sai? Lời này sai, nó căn bản không có liên quan gì đến lẽ thật. Ở trong thế gian, ở giữa nhân loại, thì thái độ không chịu phục này được tôn vinh hay bị lên án? (Thưa, được tôn vinh.) Được tôn vinh trong trường hợp nào? (Thưa, ở nơi làm việc và trường học.) Chẳng hạn như, có học sinh thi được 60/100 điểm, thế là tự nhủ: “Mình không chịu phục đâu, lần tới mình phải được 90 điểm!”. Lần thi tới mà được 90 điểm thì lần sau nữa phải được 100 điểm, cuối cùng cậu đã đạt được điều mình muốn, cha mẹ nghĩ đứa con này thật có chí khí, có tiền đồ. Còn có trường hợp khá thường thấy, đó là ở sân chơi thể thao. Có đội thua cuộc, bị đánh một dấu ô nhục lên mặt, nhưng họ không chịu phục. Nhờ tinh thần và thái độ không chịu phục này, mà họ bắt đầu kham khổ nỗ lực, chuyên cần luyện tập, đến lần tái đấu thì họ đánh bại được đối thủ, khiến đối thủ xấu mặt. Trong xã hội này và giữa nhân loại này, không chịu phục là một dạng tinh thần. Tinh thần là gì? (Thưa, là một cách nghĩ nâng đỡ cho tâm lý người ta.) Đúng vậy, nó là một động lực nâng đỡ người ta liên tục gan dạ tiến lên phía trước, không bị đánh bại, không nản lòng, không thoái lui, muốn đạt đến mục tiêu và lý tưởng của mình. Đây gọi là không chịu phục, là một dạng tinh thần không chịu phục. Con người cảm thấy rằng nếu không có dạng tinh thần này, không có “tinh-khí-thần” này, thì con người sống cũng chẳng có ý nghĩa gì. Vậy họ dựa vào cái gì mà sống? Họ dựa vào một dạng tinh thần mà sống. Tinh thần này của họ từ đâu mà có? Nó nảy sinh từ trong quan niệm và tưởng tượng, từ trong tâm tính bại hoại của con người. Nó là thứ không thực tế, và là thứ mà con người không không đạt đến được. Từ khi Đức Chúa Trời tạo dựng nhân loại cho đến bây giờ, bất kể bao nhiêu năm trôi qua, thì đều có rất nhiều điều tích cực, như quy luật sinh tồn của sinh vật, quy luật sinh tồn của nhân loại, còn có quy luật vận hành của trời đất vạn vật và vũ trụ, v.v.. Theo tư tưởng và trình độ văn hóa của mình thì nhân loại hẳn có thể tìm ra từ trong đó một vài quy luật để tuân thủ, để làm nguyên tắc, động lực hoặc nền tảng cho cách hành xử và hành động. Thế mà con người lại không dốc sức hướng đến phương diện tích cực này. Họ nỗ lực hướng đến phương diện nào? Họ nỗ lực hướng đến phương diện sai lầm, chính là họ làm trái quy luật phát triển của sự vật, làm trái quy luật tuần hoàn của vạn vật, luôn muốn phá hoại quy luật tự nhiên mà Đức Chúa Trời tiền định, dùng phương thức và phương pháp của con người mà làm nên hạnh phúc. Họ không biết làm sao để đạt được hạnh phúc, bí ẩn trong chuyện này là gì hay căn nguyên là thế nào. Họ chẳng tìm kiếm căn nguyên này, thay vào đó họ lại dùng biện pháp của con người để làm nên hạnh phúc, luôn muốn tạo ra kỳ tích, dùng biện pháp của con người mà thay đổi hết thảy quy luật bình thường, sau đó đạt được hạnh phúc và mục tiêu mà bản thân muốn. Tất cả những chuyện này đều là bất thường. Con người dựa vào bản thân mà tranh giành, tranh đi giành lại, cuối cùng kết quả là gì? Thế giới mà Đức Chúa Trời giao cho nhân loại quản lý bây giờ đã bị phá hoại rồi. Sau khi thế giới bị phá hoại thì ai là người bị hại lớn nhất? (Thưa, là con người.) Người bị hại lớn nhất chính là con người. Con người hủy hoại thế giới thành ra như thế, lại còn nói không bao giờ bỏ cuộc, như vậy có phải là thần kinh có chút bất thường không? Không bao giờ bỏ cuộc thì cuối cùng dẫn đến hậu quả gì? Dẫn đến tai họa hủy diệt. Không phải chỉ là thua một trận đấu, hay là bị vẽ một dấu ô nhục lên mặt, mà là tự hủy tiền đồ, tự cắt đứt đường lùi của mình, tự chuốc lấy diệt vong! Không chịu phục thì sẽ có cái kết như vậy.

Giờ chúng ta đang mổ xẻ một biểu hiện điển hình trong tâm tính hung ác và kiêu ngạo của Sa-tan, đó là không bao giờ bỏ cuộc. Không bao giờ bỏ cuộc là một dạng tinh thần, chúng ta phê phán, vạch trần và lên án nó, nhưng ngươi ở trong nhân loại mà lên án nó thì người ta có chịu không? (Thưa, không chịu.) Tại sao lại không chịu? (Thưa, bởi vì người ta tôn sùng lời này.) Họ khuyến khích tinh thần này. Ngươi mà không có một chút tinh thần không chịu phục, không bao giờ bỏ cuộc, thì người ta sẽ bảo ngươi là kẻ hèn nhát. Chúng ta không khuyến khích tinh thần này thì là hèn nhát sao? (Thưa, không phải.) Người ta nói: “Sao anh không hèn nhát cho được? Sống mà chẳng có chút mạnh mẽ gì, anh sống để làm gì chứ?”. Nói vậy có đúng không? Trước hết, chúng ta hãy mổ xẻ xem không chịu phục là dạng thái độ gì. Người có lý trí bình thường thì nên có dạng thái độ này không? Thực ra, chỉ cần lý trí của người ta bình thường thì họ không nên có dạng tâm lý này. Có dạng tâm lý này là sai lầm, phải đối diện hiện thực thì mới là người có lý trí. Như thế, không chịu phục rõ ràng là không có lý trí, là thần kinh có chút bất thường, rõ ràng là một thái độ sai lầm. Nói cho chính xác, làm một người tin Đức Chúa Trời thì không nên có tâm lý không chịu phục, bởi vì bản thân việc không chịu phục đã mang trong mình tâm tính kiêu ngạo rồi. Người có tâm tính kiêu ngạo thì còn dễ dàng tiếp nhận lẽ thật sao? (Thưa, không dễ.) Đây chính là vấn đề. Nếu ngươi lấy nền tảng là tâm tính kiêu ngạo mà mưu cầu lẽ thật, thì cái ngươi mưu cầu là gì? Cái ngươi mưu cầu chắc chắn không phải lẽ thật, bởi vì bản thân việc mưu cầu này không tích cực. Cái ngươi đạt được chắc chắn cũng không phải lẽ thật, mà là một dạng “tinh thần” trong tưởng tượng của con người. Người ta mà xem dạng tinh thần này như lẽ thật, thì họ đang đi chệch đường rồi. Vậy để chỉnh đốn dạng tâm thái không chịu phục này thì chúng ta nên nói gì? Nên nói rằng người ta phải đối diện vấn đề hiện thực, dựa theo nguyên tắc lẽ thật mà làm, không nên có dạng thái độ không chịu phục này. Ngươi không chịu phục là ngươi không chịu phục ai vậy? (Thưa, không chịu phục Đức Chúa Trời.) Chính là không phục lẽ thật, nói cụ thể là không phục chân tướng sự thật này, không phục chuyện ngươi làm sai và bị tỏ lộ, không phục chuyện ngươi có tâm tính kiêu ngạo, thật sự là vậy. Thế thì làm sao để có thể phản bác lại những người này? Biện pháp tốt nhất là dùng một chuyện mà họ thấy khó xử nhất để phản bác. Bây giờ trên thế giới, chuyện khó xử nhất với nhân loại là gì? Khoa học. Khoa học đem lại cho con người điều gì? (Thưa, tai họa.) Chính khoa học mà nhân loại tôn sùng và tự hào nhất đã đem lại cho nhân loại tai họa chưa từng có. Có manh mối này rồi, các ngươi nên phản bác như thế nào để hạ nhục họ? Các ngươi nói xem, chủng loài thuộc về Sa-tan thì có đáng bị hạ nhục không? (Thưa, đáng.) Ngươi không hạ nhục họ, thì họ sẽ luôn xem thường lẽ thật, luôn kỳ thị người tin Đức Chúa Trời, luôn cảm thấy người ta hèn nhát nên mới tin tin Đức Chúa Trời. Các ngươi nói xem, nên phản bác họ như thế nào? (Thưa, nên nói rằng: “Anh chỉ là một người bình thường, anh có vốn liếng gì mà không chịu phục? Anh dựa vào cái gì mà không chịu phục? Anh là khoa học gia thì sao? Khoa học kỹ thuật mà họ phát triển có tiên tiến đến mấy thì sao chứ? Hiện tại, khoa học đem lại cho con người những tai họa đó, bản thân họ có giải quyết được không?”.) Phản bác như vậy là đúng. Các ngươi xem, phản bác như vậy có tốt hay không? Ngươi nói: “Nhân loại sống đến hiện tại cũng chẳng biết tổ tiên mình là ai, vậy sao còn không chịu phục? Ngay cả bản thân từ đâu mà ra cũng chẳng biết, vậy sao còn kiêu căng? Ngay cả Đức Chúa Trời tạo dựng ra anh mà anh cũng không nhận, anh còn không chịu phục gì nữa? Con người do Đức Chúa Trời tạo dựng, đây là chuyện vẻ vang đến vậy, mà anh chẳng thừa nhận, chẳng tiếp nhận, ngày ngày cứ tin tưởng và thừa nhận con người là do súc vật biến thành, anh nói xem, anh thấp hèn đến thế nào? Đức Chúa Trời vĩ đại và tôn quý đến vậy, Đức Chúa Trời phán rằng Ngài chính là Đấng Tạo Hóa của anh, mà anh không thừa nhận mình là loài thọ tạo của Ngài, thì anh nói xem, anh ti tiện đến mức nào?”. Họ sẽ phản bác thế nào? “Con người từ khỉ mà ra, nên cũng là động vật cao cấp”. Ngươi cứ nói: “Vậy chẳng phải vẫn là động vật, là súc vật sao? Chúng tôi không thừa nhận mình là động vật, chúng tôi là con người, là nhân loại do Đức Chúa Trời tạo dựng. Đức Chúa Trời tạo dựng con người, thừa nhận anh là con người, mà anh không chịu, lại cứ đòi phủ nhận sự thật Đức Chúa Trời tạo dựng con người, cứ đòi làm súc vật, anh còn sống làm gì nữa? Anh xứng đáng sống sao?”. Lời này có mạnh mẽ không? (Thưa, mạnh mẽ.) Chúng ta cứ phản bác như vậy, cho dù họ có thừa nhận, tiếp nhận hay không, sự thật là vậy thôi. Ta sẽ nói đến một chuyện khác. Nhân loại vĩnh viễn không chịu phục, họ cho rằng mình có năng lực đến vậy, có khoa học kỹ thuật tiên tiến, có đủ loại khôn ngoan, nhưng nhân loại đối xử với thiên nhiên như thế nào? Họ không ngừng đấu với thiên nhiên, còn luôn muốn chinh phục thiên nhiên, chẳng hiểu chút gì về việc thuận theo quy luật thiên nhiên, cuối cùng sự quản lý của nhân loại biến thiên nhiên thành thế nào? Đây chẳng phải là sự quản lý của những người hiểu khoa học và có tri thức sao? Chẳng phải ngươi không chịu phục sao? Chẳng phải ngươi có bản lĩnh sao? Chẳng phải ngươi không cần sự tể trị của Đức Chúa Trời sao? Nhân loại và thiên nhiên đã chung sống với nhau hàng ngàn năm, vậy mà nhân loại lại chẳng biết cách để quản lý thiên nhiên, họ khai phá quá mức, tiêu thụ quá mức, gây ô nhiễm nghiêm trọng, đến hiện tại thì tài nguyên thiên nhiên ngày càng thiếu. Ngoài ra nước con người uống, thực phẩm con người ăn, và không khí con người hít thở giờ không còn như trước, giờ đã có độc rồi. Thiên nhiên mà Đức Chúa Trời tạo dựng ban đầu, mọi loài sinh vật, thực phẩm, không khí và nước đều sạch sẽ, không có độc, thế mà giao cho nhân loại quản lý rồi thì những thứ này đều nhiễm độc. Con người còn phải “hưởng thụ” những thứ này. Vậy sao con người còn không chịu phục? Đức Chúa Trời tạo ra thế giới tốt đẹp này mà ban cho nhân loại, để nhân loại quản lý, rồi nhân loại quản lý kiểu gì? Có biết quản lý không? Nhân loại hủy hoại nó thành một mớ rối tinh rối mù, biển cả, đồi núi, đất đai, không khí, thậm chí là tầng ozone ở trên trời đều không thoát nổi, đều bị phá hoại rồi. Cuối cùng thì ai lãnh lấy kết quả tai ác này? (Thưa, là con người.) Là chính nhân loại. Con người ngu xuẩn đến vậy, lại còn cảm thấy bản thân không tệ, vẫn không chịu phục! Sao con người còn không chịu phục? Nếu để nhân loại không ngừng quản lý như vậy, thì thiên nhiên có khôi phục lại được như ban đầu không? Vĩnh viễn không. Nhân loại cứ dựa vào tinh thần không chịu phục này mà quản lý thì chỉ khiến thế giới và thiên nhiên này ngày càng hư hoại, thê thảm và bẩn thỉu, cuối cùng hậu quả là gì? Nhân loại đều chết trong môi trường bị chính họ phá hoại này. Vậy cuối cùng ai có thể thay đổi hết thảy những điều này? Đức Chúa Trời có thể thay đổi nó. Nhân loại mà có năng lực, thì một người trong nhân loại đứng ra thay đổi hiện trạng của thế giới này đi, có người nào dám đảm đương trách nhiệm này không? (Thưa, không có.) Vậy sao con người còn không chịu phục? Ngay cả nước mình uống mà con người còn không bảo vệ được, chuyện này đâu phải do sư tử hay hổ phá hoại, càng không phải do chim, cá hay côn trùng phá hoại, mà là do chính nhân loại phá hoại, hủy hoại, cuối cùng con người tự chuốc lấy hậu quả do mình gây ra. Bây giờ có biện pháp nào để thay đổi không? Thay đổi không nổi. Có thể nói chắc chắn rằng, nếu Đức Chúa Trời không đến để làm hết thảy mọi việc này, thì môi trường sống của toàn thể nhân loại chỉ có thể ngày càng tồi tệ, ngày càng hư hoại, sẽ không tốt lên được, chỉ Đức Chúa Trời mới có thể thay đổi tất cả những chuyện này. Nhân loại không chịu phục thì có được không? Ngươi có thể thay đổi môi trường này sao? Cho ngươi một môi trường tốt, mà ngươi chỉ có thể phá hoại chứ chẳng biết bảo vệ gì cả. Chuỗi thức ăn trong toàn bộ thế giới này là gì, nhân loại có biết không? Không biết. Chẳng hạn như, sói là loài động vật hung ác, con người mà giết hết sói thì cảm thấy mình đã chiến thắng thiên nhiên rồi. Có quyết tâm đó, sĩ khí đó, và tinh thần chấp nhận thách thức đó, nhân loại bắt đầu giết sói trên quy mô lớn. Khi đã giết gần hết sói trên một thảo nguyên rộng lớn rồi, nhân loại cảm thấy mình đã chiến thắng tự nhiên, chiến thắng loài sói. Đồng thời, họ treo da sói trong nhà, mặc áo da sói, đội mũ da sói, và lấy da sói con làm vỏ bọc dao. Họ chụp hình lại, nói với toàn thế giới rằng: “Chúng ta đã chiến thắng loài sinh vật đe dọa đến nhân loại là con sói!”. Con người đắc ý như vậy có phải là quá sớm không? Số lượng sói đã giảm, nhìn bề ngoài thì sinh mạng của con người và một số sinh vật không còn bị đe dọa, nhưng sau đó thì hậu quả sẽ thế nào? Nhân loại phải trả giá cực đắt cho chuyện này. Là cái giá gì vậy? Khi phần lớn sói bị truy sát, số lượng ngày càng ít đi, chẳng mấy chốc, đủ loại thỏ, chuột và các loài động vật khác mà sói chuyên ăn thịt, giờ bắt đầu sinh sôi với quy mô lớn. Những động vật này mà đông đúc tràn lan thì hậu quả đầu tiên sẽ là gì? (Thưa, không còn cỏ.) Cỏ ngày càng ít đi. Cỏ ít đi thì lớp thảm thực vật trên mặt đất ngày càng ít đi. Những động vật này mà đông tràn lan, thì cần ăn số lượng cỏ lớn, tốc độ sinh trưởng của cỏ không tương xứng với số lượng thú ăn cỏ. Khi không tương xứng thì sẽ xuất hiện tình huống gì? (Thưa, đất bị sa mạc hóa.) Đúng vậy, đất bị sa mạc hóa, mặt đất không còn lớp thực vật thì sẽ bắt đầu bị sa mạc hóa, dần dần biến thành sa mạc. Đa số thực vật không bén rễ, không phát triển mạnh ở sa mạc, thế là sa mạc nhanh chóng mở rộng ra, ngày càng lớn, cuối cùng cả một thảo nguyên biến thành sa mạc. Sau đó, sa mạc sẽ lan đến những khu vực con người sinh sống, lúc đó cảm giác đầu tiên của con người là gì? Cũng có khả năng con người thấy diện tích sa mạc mở rộng mà vẫn không biết sợ, nhưng đến một ngày bão cát ập đến thì nhân loại sẽ bị tổn hại gì? Ban đầu, bụi sẽ bay tứ tung, rồi đến mùa gió, cát sẽ bay mịt mù đến nỗi người ta chẳng mở mắt nổi, người dính đầy cát, miệng cũng đầy cát. Nghiêm trọng thì có khi những ngôi nhà, súc vật hoặc con người ở gần sa mạc sẽ bị cát nuốt chửng. Con người có thể nào chặn đứng cát không? (Thưa, không.) Con người không chặn cát được, nên họ phải bỏ nhà đi, lùi sâu hơn vào vùng đất bên trong. Cuối cùng, thảo nguyên ngày càng ít, sa mạc ngày càng nhiều, nơi con người ở được ngày càng nhỏ. Môi trường sinh sống của con người tốt hơn hay xấu đi? (Thưa, xấu đi.) Kết quả mà con người lãnh lấy này do đâu mà có? Do sự kiện nào khơi mào? (Thưa, do việc giết sói.) Chính việc giết sói đã mở đầu chuyện này. Một chuyện nhỏ chẳng đáng để ý như vậy, mà con người không biết tuân theo quy luật, không biết bảo vệ quy luật này, thì cuối cùng sẽ dẫn đến hậu quả gì? Là con người bị diệt vong vì cát. Đây chẳng phải là tai họa diệt vong sao? Giết sói là một dạng hành vi, nhưng bên trong nó có dạng tâm tính gì? Thực chất của dạng tâm tính này là gì? Xuất phát điểm cho hành động như vậy là gì? Con người có dạng ý nghĩ nào thì có thể nảy sinh dạng hành vi đó? (Thưa, là muốn chinh phục thiên nhiên.) Đúng vậy, là muốn chinh phục. Con người cho rằng sói là thiên địch của nhân loại, sói đe dọa đến nhân loại, luôn ăn thịt người, và sói chẳng phải thứ tốt đẹp gì. Nhân loại đã bôi xấu con sói như vậy đấy, sau đó thì muốn chinh phục nó, diệt sạch nó, khiến nó không còn mống nào, khi đó nhân loại mới có thể sống thoải mái, nhẹ nhàng, không chịu sự đe dọa nào cả. Chính vì xuất phát điểm này mà con người bắt đầu giết sói. Điều gì sai khiến họ làm vậy? Chính là họ bị tinh thần không chịu phục sai khiến. Nhân loại không biết quản lý hay điều tiết sói cho ổn thỏa, thay vào đó luôn muốn giết hại sói, diệt sạch sói, muốn đảo ngược quy luật này và biến nó thành một dạng quy luật khác, kết quả thế nào? Con người bị cát chôn vùi. Có phải kết quả là vậy không? (Thưa, phải.) Kết quả chính là vậy. Trong toàn bộ nhân loại, trong thế giới mà Đức Chúa Trời tạo dựng này, nơi một góc nhỏ của địa cầu này, một góc mà trong mắt Đức Chúa Trời có lẽ còn chưa bằng hạt đậu, sẽ phát sinh một chút chuyện nhỏ này. Nhưng con người nhìn không thấu, lại đọ sức với thiên nhiên, với Đức Chúa Trời, còn không chịu phục! Không chịu phục thì đem lại hậu quả gì? (Thưa, là diệt vong.) Là tự chuốc lấy diệt vong. Bây giờ, sự thật này đang nằm sờ sờ ra đó. Xuất hiện hậu quả này rồi thì nhân loại trị kiểu gì đây? (Thưa, chẳng có cách nào để trị.) Chẳng có cách nào để trị. Có một vài nhà hảo tâm và đoàn thể xã hội làm hoạt động công ích, họ đứng ra hô hào duy trì sự cân bằng sinh thái, xuất phát điểm và động cơ của họ là đúng, chuyện mà họ hô hào cũng đúng, nhưng có ai hưởng ứng không? (Thưa, không.) Chính phủ cũng chẳng làm gì, ai cũng đều không quan tâm chuyện này, con người biết nguyên do của chuyện này, nhưng họ đứng quan sát một chút rồi thôi, vẫn giết sói như cũ. Có người bảo: “Anh mà cứ giết sói như vậy, có ngày bị cát chôn vùi đấy”, thì họ nói: “Chôn thì chôn, đâu phải chỉ mình tôi bị chôn, có gì mà sợ!”. Đây là tâm tính gì? Là tâm tính tê dại và không có tư tưởng, họ không còn nhân tính rồi. Con người có ai không sợ chết chứ? Vậy tại sao họ có thể nói ra lời khinh mạn như vậy? Vì họ không tin sẽ phát sinh chuyện như vậy. Họ cho rằng: “Địa cầu lớn đến thế này mà, ngoài ra mạc ra còn có múi, có rừng, sao mà nhanh bị hủy hoại vậy được? Còn sớm lắm! Chỉ là giết vài con sói, vài nơi biến thành sa mạc, mà lại sợ đến vậy à? Nên giết thì cứ giết thôi!”. Đây chẳng phải là ngu xuẩn sao? Giết một vài con sói, rồi 20, 30 năm sau, một vùng thảo nguyên xanh hoàn toàn bị biến dạng. Nếu người ta gieo hạt giống cỏ hoặc trồng những loại cây phù hợp sinh trưởng ở sa mạc trên mảnh đất này, và nó có thể thay đổi môi trường ở đó, thì coi như nhân loại lấy công chuộc tội và vẫn còn chưa quá muộn, nhưng sự thật có đơn giản như vậy không? Quy luật mà Đức Chúa Trời ấn định đều là tốt nhất, thích hợp nhất, phải tuân theo quy luật này thì đất đai mới có thể tồn tại, những loài động vật, thực vật và nhân loại mới có thể sinh tồn trên mặt đất. Như vậy nghĩa là mọi bên đều vô cùng hòa hợp với nhau, khắc chế lẫn nhau và dựa vào nhau mà cùng nhau tồn tại. Ngay khi một phần trong đó bị phá hoại, cũng có khả năng trong mười năm chưa thấy hậu quả gì, nhưng 20 năm sau, khi ngươi thực sự cảm nhận được hậu quả rồi, thì hậu quả đó không một con người nào thay đổi được. Ngụ ý của điều này là gì? Chính là nếu Đức Chúa Trời không thực hiện sự thay đổi ở tầm mức bãi bể nương dâu, thì từ thời điểm đó trở đi, môi trường sống của nhân loại chỉ có thể ngày càng tồi tệ, sẽ không phát triển theo chiều hướng tốt, hậu quả chính là vậy. Hậu quả này do đâu mà ra? Do tinh thần không chịu phục mà con người tôn sùng, cũng chính là biểu hiện thứ nhất của nằm gai nếm mật. Trong mắt con người, nằm gai nếm mật là một thành ngữ vô cùng “vĩ đại” và “thần thánh”, nhưng ảnh hưởng đầu tiên của tư tưởng nảy sinh ra từ nó gây ra cho con người hậu quả rất xấu như thế đấy. Con người cảm thấy: “Chẳng phải thiên nhiên có quy luật sao? Mình chẳng xem quy luật này ra gì cả. Chẳng phải người ta nói nó thần thánh và không được phá hoại sao? Mình cứ phá hoại đấy, để xem rốt cuộc sẽ thế nào!”. Hôm nay, mọi hậu quả xấu mà nhân loại “hưởng” chính là điều mà nhân loại không muốn thấy nhất. Cái hậu quả từ việc “xem thế nào” này là như vậy đấy, nó đang phơi bày ra ngay trước mắt nhân loại, con người đều đang nhìn thấy cảnh tượng “ngày tận thế” này. Như vậy có phải là đáng đời không? Đây chính là tự mình chuốc lấy.

Biểu hiện đầu tiên của nằm gai nếm mật là không chịu phục, hậu quả mà con người phải gánh chịu là gì? Là tai họa diệt vong, là hậu quả xấu tự mình chuốc lấy, cái này nói thông tục là tự làm tự chịu, đáng đời! Bây giờ các ngươi đã biết lời này rốt cuộc đúng hay sai, có phải là lẽ thật hay không rồi nhỉ? Lời này có phải là lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Nó không phải là lẽ thật. Nếu người ngoại đạo lại nói với ngươi: “Chúng tôi làm người có chút tinh-khí-thần, có tinh thần mạnh mẽ!”, mà ngươi ngẫm nghĩ: “Không sai nhỉ? Người tin Đức Chúa Trời chúng ta luôn nói chuyện thuận phục, vậy thì không có quyền tự chủ gì sao? Chẳng phải là quá hèn nhát sao? Thật sự không có tinh thần mạnh mẽ rồi!”. Ngươi có nghĩ như vậy không? Nếu ngươi tiếp nhận những lời Ta phán hôm nay, thì ngươi sẽ vĩnh viễn không nghĩ như thế, thay vào đó, ngươi sẽ nói: “Nhân loại này hết thuốc chữa rồi, chẳng trách Đức Chúa Trời ghê tởm nhân loại này. Nhân loại đã đi đến mức bất chấp lý lẽ rồi”. Ngươi sẽ không tiếp nhận dạng tư tưởng đó, cho dù không có lời nào thích hợp để phản bác, hoặc tranh luận với người đó thì không thích hợp, nhưng trong lòng ngươi biết rằng quan điểm của họ tuyệt đối không phải là lẽ thật. Cho dù trong mắt con người, dạng tư tưởng này có tích cực đến đâu, nhân loại của thế gian này có đề xướng thế nào, tán dương ra sao, thì ngươi cũng không bị nó ảnh hưởng, mà sẽ vứt bỏ nó, miệt thị nó. Ta đã thông công xong biểu hiện thứ nhất của nằm gai nếm mật. Ban đầu, Ta thông công về lẽ thật, sao giờ lại đi xa đến vậy? Ta nghĩ như thế này: nếu những gì ngươi nhận được từ mối thông công của Ta chỉ dừng lại ở một vài định nghĩa hay khái niệm, thì ngươi vĩnh viễn không hiểu được điểm đúng đắn và sai lầm trong chuyện này nằm ở đâu, chỉ biết hồ đồ mà thôi, có lúc thì thấy đúng, có lúc thì thấy sai, sai ở đâu cũng không rõ, đúng ở đâu cũng không hay. Hơn nữa, ngươi sẽ thỉnh thoảng dựa vào “nguyên tắc” này mà thực hành, trong ngươi sẽ luôn vẩn đục, ngươi không nhìn thấu được nó thì sẽ không buông bỏ được nó. Ngươi không buông bỏ được những thứ này thì có thể tuyệt đối thực hành lẽ thật sao? Có thể tuyệt đối xem lời Đức Chúa Trời là lẽ thật mà thờ phượng và tuân thủ sao? Ngươi sẽ không làm được như vậy, sẽ không tuyệt đối, mà chỉ tương đối, có lúc ngươi cảm thấy lời Đức Chúa Trời cũng đúng, cảm thấy lời Đức Chúa Trời vĩnh viễn đúng, cũng tuân thủ được về mặt đạo lý. Nhưng nếu ngươi còn bị những thứ gọi là tri thức và những lời tưởng đúng mà sai này ảnh hưởng và quấy nhiễu, thì ngươi sẽ vĩnh viễn thấy lời Đức Chúa Trời là tương đối đúng đắn, chứ không phải là lẽ thật tuyệt đối.

B. Nhẫn nhục gánh vác

Biểu hiện thứ hai của nằm gai nếm mật là nhẫn nhục gánh vác. Nhẫn nhục gánh vác là một dạng tư tưởng và tinh thần, cũng như một dạng thái độ tiếp cận sự việc, sự vật mà người đời khuyến khích. Trong xã hội và thế gian thì nó là một tư tưởng tương đối tích cực, được nhân loại cho là tương đối lạc quan, vươn lên, và chính diện. Vậy cái chúng ta muốn mổ xẻ là gì? Nhẫn nhục gánh vác có gì không tốt? Tại sao lại nói nó không phải là lẽ thật? Nó căn bản không liên quan đến lẽ thật. Không liên quan là sao? Chính là ngươi muốn thực hành lẽ thật thì phải hoàn toàn dựa theo nguyên tắc trong lời Đức Chúa Trời mà làm, dựa theo tiêu chuẩn và chi tiết Đức Chúa Trời yêu cầu mà làm, không được lẫn tạp những quan điểm và thái độ hành động, cùng các phương thức và phương pháp của cái mà con người gọi là chủ nghĩa, tinh thần và khí tiết, đừng liên quan gì đến những thứ này. Lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và không liên quan gì đến những thứ này. Vậy nhẫn nhục gánh vác là tốt hay xấu? Tại sao lại nói nó không phải lẽ thật? Chuyện này có đáng để mổ xẻ không? (Thưa, đáng.) Trước tiên, chúng ta hãy giải thích nghĩa đen của lời này, như vậy thì sẽ dễ lý giải hơn. Nhẫn nhục gánh vác nghĩa là vì trách nhiệm và gánh nặng của mình, hoặc vì sứ mạng mình đảm nhận và tiếp nhận, mà có thể chịu đựng hết thảy mọi sự sỉ nhục, thống khổ và tủi nhục, ý cơ bản của lời này là vậy. Thông thường, trong trường hợp nào, dạng bối cảnh nào thì người ta dùng lời này? Giả dụ như nói một người đang nhẫn nhục gánh vác, vậy tình cảnh của họ là họ đã hoàn thành sứ mạng và đạt được mục tiêu mong muốn rồi sao? (Thưa, không phải.) Do đó, thông thường, khi nói nhẫn nhục gánh vác là đang nói đến một nhân vật nhỏ bé đang không có địa vị gì, không có hào quang gì, càng không có quyền thế gì. Ở trong bối cảnh như thế, họ còn muốn gánh vác trách nhiệm của mình, gánh vác sứ mạng họ muốn hoàn thành, không nản chí, không thỏa hiệp, không từ bỏ. Đây có phải là một dạng tinh thần không? Trọng điểm của dạng tinh thần này là gì? Là “nhẫn” và “gánh”. “Nhẫn” là nhẫn nại, chịu đựng. Trong lúc chịu đựng, còn cần đảm đương, gánh vác một dạng gánh nặng hay trách nhiệm, không được phụ lòng mong mỏi của mọi người, không được phụ lòng người giao phó điều này cho mình. Đây là dạng tinh thần gì? (Thưa, kiên vững.) Nó có tầng ý đó, nhưng đó là tầng ý cơ bản nhất, nông cạn nhất. Còn gì nữa? Chúng ta hãy phân tích xem, vậy chữ “nhục” trong “nhẫn nhục” là chỉ điều gì? (Thưa, là tủi nhục, sỉ nhục.) Chính là người xung quanh sỉ nhục họ, khiến họ có cảm giác tủi nhục. Cụ thể thì có những hành vi nào sỉ nhục người khác, khiến người ta cảm thấy tủi nhục? (Thưa, là chế giễu, phỉ báng, và mỉa mai.) Đúng vậy, chế giễu, phỉ báng, còn có cười nhạo, giễu cợt, mỉa mai. Vậy còn “gánh vác” là nói đến điều gì? (Thưa, là gánh vác trách nhiệm và sự ủy thác.) Trách nhiệm và sự ủy thác thường có những gì? Có một dạng sứ mạng, gánh nặng, gánh nặng này có thể là điều mà người khác giao phó, cũng có thể là mục tiêu phấn đấu của bản thân, hoặc điều mà bản thân tự cho là sứ mạng của mình. Con người cho rằng sứ mạng mình đảm nhận bao gồm những gì? (Thưa, là nên người xuất chúng, rạng danh tiên tổ.) (Thưa, là đứng trên thiên hạ.) Đều đúng cả. Những thứ này cơ bản chính là một vài chí hướng của bản thân người ta, vì để đạt đến và hiện thực hóa mục tiêu này, mà trong hoàn cảnh hiện thời của mình, họ có thể chịu đựng sự hạ nhục, chế giễu, phỉ báng và mỉa mai, thậm chí là chê cười của những người xung quanh. Vậy động lực để họ chịu đựng hết thảy những điều này là gì? Chẳng hạn như, một người có chí hướng làm đại tướng quân, khi chưa có quyền có thế, một hôm nọ ông ta bị đám du côn sỉ nhục rằng: “Mày hả? Mày mà muốn làm đại tướng quân à? Bây giờ ngay cả ngựa còn không có, mày dựa vào cái gì mà đòi làm tướng quân? Mày mà muốn làm tướng quân, thì trước hết chui qua háng tao đã!”. Những người xung quanh đều phá lên cười lớn. Người này ngẫm nghĩ: “Mình muốn làm tướng quân thì đâu có gì sai, sao họ lại chế giễu và cười nhạo mình? Nhưng mình không thể khoe tài bừa bãi được, nhìn tình hình hôm nay mà mình không làm theo lời hắn thì sẽ bị đánh, có khi còn mất mạng, vậy thì mình đâu làm được tướng quân nữa. Vì lý tưởng, mình chui qua háng hắn cũng đâu có là gì, mình vẫn là mình mà, chẳng phải vậy sao?”. Nghĩ đến đó, ông ta buông mình quỳ gối, bò bằng hai tay như chó mà chui qua háng kẻ kia. Lúc chui qua, trong lòng ông ta khó chịu và đau khổ như bị dao đâm, trong lòng căm hận! Ông ta nghĩ: “Đến ngày ta làm đại tướng quân, ta sẽ băm vằm ngươi thành vạn mảnh!”. Trong lòng ông ta nghĩ như vậy, nhưng bề ngoài vẫn chịu đựng, không để người khác nhìn ra. Ông ta chui háng rồi thì đám du côn thỏa mãn, tha cho ông ta, đá một cước đuổi ông ta đi. Ông ta đứng dậy, phủi bụi trên người, còn nói rằng: “Đá đẹp lắm, sau này tôi gọi anh là đại ca”. Suy nghĩ trong lòng và biểu hiện bề ngoài của ông ta hoàn toàn khác nhau. Tại sao ông ta có thể làm vậy? Mục đích của ông ta chỉ có một, đó là “Mình phải sống, mình chịu đựng mọi chuyện này là để một ngày nào đó có thể làm tướng quân, đứng trên thiên hạ. Hôm nay, mình chịu cái khổ này, chịu sự sỉ nhục này, sau này mình càng phải nỗ lực, chăm chỉ làm việc, bất kể gặp khó khăn gì, bất kể chịu nỗi đau khổ, tủi nhục lớn thế nào, mình cũng nhất định phải làm tướng quân! Trở thành tướng quân rồi thì việc đầu tiên mình làm sẽ là giết tên tiểu tử này để rửa nỗi nhục chui háng!”. Bất kể sau này ông ta có làm tướng quân hay không, thì chữ “nhẫn” luôn là nguyên tắc tối cao của ông ta. Trong chuyện này có kế sách, có âm mưu không? (Thưa, có.) Có âm mưu. Ông ta chịu đựng là vì bất đắc dĩ, ông ta làm như thế vì điều gì? Vì để đến một ngày có thể rửa sạch hết thảy mọi tủi nhục này. Cái nhẫn của ông ta là “Núi xanh còn có đó, lo gì thiếu củi đốt” và “Quân tử báo thù, mười năm chưa muộn”, trong chuyện này chỉ toàn là mưu kế. Chính những mưu kế này xui khiến ông ta chịu đựng nỗi nhục chui háng, sau đó dục vọng muốn làm tướng quân trong lòng ông ta càng lớn hơn, càng mãnh liệt hơn, tuyệt đối sẽ không từ bỏ. Vậy ông ta chịu đựng sự hạ nhục và sỉ nhục này là vì điều gì? Vì để bảo vệ sự nghiệp chính nghĩa, hay là để bảo vệ tôn nghiêm đích thực? Ông ta làm vậy là vì dã tâm của mình. Như vậy thì nó là việc tích cực hay tiêu cực? (Thưa, tiêu cực.) Xét từ tầng ý nghĩa này, thì cái “nhẫn” này tuyệt đối là sự chịu đựng do lợi ích, dã tâm và dục vọng của con người xui khiến. Trong cái nhẫn này có lẽ thật không? (Thưa, không.) Không có lẽ thật, vậy có nhân tính bình thường không? (Thưa, không có.) Nó không phải là điều chính nghĩa, cũng không phải là điều chính trực, càng không phải là không có tì vết, thay vào đó, nó tràn đầy dục vọng, âm mưu, tính toán mưu kế, không phải là điều tích cực gì.

Dạng tư tưởng và tinh thần nhẫn nhục gánh vác mà nhân loại tà ác khuyến khích này, cơ bản cũng giống như câu chuyện mà Ta vừa kể. Chính là một người muốn làm nên đại sự thì nhất định phải có thể chịu được những điều mà người bình thường không chịu được. Sự chịu đựng này chủ yếu nói đến điều gì? (Thưa, là chịu sỉ nhục.) Không phải. Sự chịu đựng này khiến con người sống thể hiện ra điều chân thật hay giả dối? (Thưa, giả dối.) Trọng điểm nằm ở đó. Mọi điều con người sống thể hiện ra, mọi lời họ nói ra, mọi hành vi họ biểu lộ ra vì một dã tâm, một lý tưởng nào đó, thì đều là giả vờ, đều là bất đắc dĩ, đều do sự xui khiến bởi tiền đề của hết thảy dục vọng, lợi ích và cái gọi là chí hướng, mục tiêu của con người. Những thứ mà con người sống thể hiện ra này, đều là kế sách tạm thời, chẳng có chút gì là trung thực, chân thực, chẳng có chút gì là mở lòng bộc bạch, thẳng thắn, chúng đều là kế sách tạm thời. Chúng chẳng phải đều là quỷ kế sao? Kế sách tạm thời chính là trước hết tạm thời chịu đựng như vậy, tạm thời tâng bốc, dỗ ngọt, lừa phỉnh, tạm thời giấu giếm hết thân phận, tâm lý, ý nghĩ, quan điểm, thậm chí là thù hận thực sự của mình, không để đối phương thấy được. Thay vào đó, lại để đối phương thấy mặt yếu đuối bất lực, nhu nhược hèn nhát của mình. Họ giấu giếm hết mặt thật của mình là để làm gì? Để đến một ngày có thể hoàn thành đại nghiệp, có thể đứng trên thiên hạ, khống chế và chế ngự người khác. Biểu hiện và thực hành của “nhẫn nhục gánh vác” là những thứ gì? Trong đó có thái độ trung thực không? Có sự nhận thức và hối hận chân thực đối với bản thân mình không? (Thưa, không có.) Chẳng hạn như, người khác nói: “Như mày mà cũng muốn làm tướng quân sao?”. Thì họ ngẫm nghĩ rồi nói: “Tôi thì làm sao mà được. Tôi không làm tướng quân đâu, tôi nói chơi thôi mà”. Lời này thật hay giả? (Thưa, giả.) Trong lòng họ nghĩ gì? “Người như tôi mới có thể làm tướng quân chứ!”. Trong lòng họ nghĩ như vậy, nhưng họ mà nói ra như vậy thì có được không? (Thưa, không được.) Tại sao lại không được? Vì để khỏi bị đánh, để bảo tồn thực lực mà họ nói: “Tôi nói chơi thôi mà, tôi đâu dám mơ làm tướng quân, anh mới giống đại tướng quân, anh có tướng làm đại nguyên soái, còn lớn hơn cả tướng quân ấy!”. Lời này là thật sao? (Thưa, không thật.) Lời thật nằm ở đâu? (Thưa, trong lòng họ.) Đúng vậy, nó nằm trong lòng, không nói ra. Tại sao lại không nói ra? Nói ra thì sợ bị đánh, nên họ không nói ra, không để lộ, không cho bất kỳ ai biết, vĩnh viễn bảo tồn thực lực bản thân. Bảo tồn thực lực là gì? Chính là không để người khác nhìn thấy bản lĩnh thực sự của mình, họ giấu giếm chân tướng của mình, không để lộ ra, tránh để người khác đề phòng mình, gây bất lợi cho mình. Đây có phải là hàm nghĩa thực sự của nằm gai nếm mật không? (Thưa, phải.) Nằm gai nếm mật, nhẫn nhục gánh vác, vĩnh viễn không quên mục tiêu, dục vọng và thù hận của mình, vĩnh viễn không để người khác thấy được bộ mặt thật và thực lực của mình. Có những người có năng lực, khi ở giữa mọi người thì rất ít nói, trầm mặc kiệm lời, cho dù mở miệng thì cũng chỉ nói bỏ lửng, người khác chẳng bao giờ dò thấu hay nghe ra rốt cuộc họ nói gì, thế là cảm thấy: “Họ nói năng sao mà bí ẩn vậy? Nói lời thật lòng sao mà khó đến vậy? Đây là chuyện gì chứ?”. Thực ra, trong lòng họ có ý nghĩ thì cũng không nói ra, trong chuyện này có tâm tính bại hoại. Còn có người mặc dù không nói năng kiểu đó, nhưng khi hành động thì luôn giấu nghề. Họ luôn giấu nghề vì mục đích gì? Vì sợ ai đó có tài hoặc lợi hại khi nhìn thấy thì sẽ đố kỵ, rồi nhắm vào họ, hại họ. Giữa mọi người, hễ là người luôn khen người khác, nói người khác không tệ, nói ai cũng giỏi hơn mình, chẳng phải đó là người nham hiểm nhất sao? (Thưa, phải.) Ngươi chẳng bao giờ biết rốt cuộc họ là thế nào, nhìn bề ngoài họ chẳng hề mở miệng nói gì nên ngươi cảm thấy họ không có dã tâm, nhưng thực ra ngươi đánh giá sai rồi, dạng người này có những người nhẫn nhục gánh vác. Giống như trong phim thường có cảnh như thế này, có người bề ngoài thường làm việc thiện, mặc đồ cũ nát, ở giữa mọi người thì luôn bị ức hiếp, nhưng đó chỉ là bộ mặt của họ trước mọi người mà thôi. Khi về nhà, thì họ đi vào mật thất, bức tường bên trong mật thất treo một bản đồ, và họ đã rải tai mắt phủ khắp tám phần mười bản đồ này rồi. Nhưng bề ngoài thì những người thường xuyên tiếp xúc với họ vẫn ức hiếp họ, căn bản không biết họ có dã tâm này. Chờ đến một ngày địa bàn trong bản đồ này đều nằm trong sự khống chế của họ, mục tiêu của họ đã hoàn toàn đạt được, thì những người ức hiếp họ sẽ hoàn toàn kinh hãi: “Hóa ra hắn là thứ ma quỷ vậy sao? Dã tâm của kẻ này quá lớn rồi! Hắn giấu giếm biết bao năm mà chẳng ai nhìn thấu được!”. Họ mới nói: “Tôi như vậy gọi là nhẫn nhục gánh vác. Nếu tôi không chịu đựng như vậy, nếu không làm các người mất cảnh giác như vậy, chuyện gì cũng nói với các người, thì tôi còn có thể làm nên sự nghiệp lớn lao như vậy sao?”. Những kẻ ác này, những người có dã tâm cực lớn này đều có một đặc điểm chung là gì? Một mặt, sức nhẫn nại và nghị lực của họ vượt quá người thường, ngoài ra, âm mưu của họ cũng vượt quá người thường, những người bình thường chung sống với họ đều bị họ đùa bỡn. Đùa bỡn là gì? Chính là ai cũng không nhìn thấu được họ, chỉ có thể nhìn thấy những lời nói, việc làm bề ngoài của họ mà thôi, chứ ngươi đừng mơ từ lời nói và việc làm của họ mà nắm bắt được manh mối nào về suy nghĩ trong sâu thẳm nội tâm họ. Đây chẳng phải là bị họ đùa bỡn sao? Sức nhẫn nại và nghị lực, tự thân hai từ này là tích cực, nhưng âm mưu của họ đã xác định tính chất của sự nhẫn nại và nghị lực là tiêu cực rồi. Còn nữa, họ có dã tâm và dục vọng vượt quá người thường. Người bình thường có dã tâm và dục vọng, nhưng khi cảm thấy mình không thể đạt được thì họ sẽ từ bỏ, không sẵn lòng chịu cái khổ này nữa, ngoài ra, họ mà đấu với ai thì sẽ đấu công khai, chứ không có âm mưu. Còn loại kẻ ác này thì có dã tâm cực lớn, luôn dùng âm mưu và quỷ kế, bất kể lúc nào cũng không từ bỏ dã tâm và dục vọng của mình, liên tục đấu tranh đến cùng, đấu đến chết mới thôi.

Sách giáo khoa có câu chuyện về Việt Vương Câu Tiễn nằm gai nếm mật, cha mẹ cũng dạy dỗ con cái mình kiểu đó. Có những đứa con nghe xong câu chuyện này thì cảm thấy: “Làm người bình thường thật tốt, tại sao phải có dã tâm lớn như vậy chứ? Ai mà chịu nổi cái khổ nằm gai nếm mật chứ? Đây không phải là cái khổ mà người thường chịu nổi”. Người có dã tâm mới có ý chí chịu khổ như vậy, và trong đó có âm mưu. Nhưng trong nhân loại lại khuyến khích dạng tinh thần này, chẳng hạn như có câu: “Bất kể chịu khổ nhiều thế nào, bị hạ nhục ra sao, hoàn cảnh ác liệt đến đâu, con người cũng nhất định không được quên chí hướng của bản thân”. Xã hội này khuyến khích tư tưởng nằm gai nếm mật và nhẫn nhục gánh vác này để đốc thúc người ta, khích lệ người ta vì mục tiêu hạnh phúc của bản thân mà phấn đấu, tại sao chúng ta lại phê phán nó là sai lầm? Toàn bộ nhân loại đều bị Sa-tan làm bại hoại rồi, trong toàn bộ thành viên của nhân loại, có người nào có mục tiêu hướng tới lẽ thật và phương hướng đúng đắn không? (Thưa, không có.) Cho nên, nhân loại càng nằm gai nếm mật, càng nhẫn nhục gánh vác, thì thế lực của Sa-tan lại càng ngông cuồng, sự tranh đấu và giết chóc trong nhân loại ngày càng nhiều, nhân loại ngày càng tà ác, xã hội cũng ngày càng tối tăm. Ngược lại, nếu ngươi có thể nghe theo sự an bài của trời cao, thuận theo hết thảy quy luật tự nhiên, thuận theo tự nhiên, tôn trọng quy luật này và chờ trời cao an bài, thì ngươi sẽ không cần nhẫn nhục gánh vác, cái ngươi cần là thức tỉnh, tỉnh ngộ, có thể thuận theo sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, như vậy là đúng rồi. Ngoài ra, khi làm mọi việc, ít nhất con người có thể dựa vào lương tâm, cao hơn một chút nữa thì có thể dựa vào mọi phép tắc mà Đức Chúa Trời đã ấn định cho nhân loại, vậy thì con người còn cần mang mặt nạ và nhẫn nhục gánh vác nữa sao? (Thưa, không cần.) Sẽ không cần như vậy nữa. Ta thông công như thế này, các ngươi đã hiểu được rốt cuộc nhẫn nhục gánh vác là hành vi gì chưa? Mục tiêu của nhẫn nhục gánh vác rốt cuộc là tích cực hay tiêu cực? (Thưa, là tiêu cực.) Nếu nói một người nhẫn nhục gánh vác để được làm lãnh đạo, hoặc để hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời hòng đạt được phần thưởng, hoặc để mưu cầu được hoàn thiện, thì lời này có đứng vững không? (Thưa, không đứng vững.) Nhẫn nhục gánh vác hoàn toàn là triết lý Sa-tan, trong đó không có lẽ thật, vừa nghe đã thấy là lời lệch lạc. Nếu nói người nào đó nhẫn nhục gánh vác để chờ sự an bài của Đức Chúa Trời và thuận phục sự tể trị của Đức Chúa Trời, thì có đúng hay không? (Thưa, không.) Không đúng ở chỗ nào? Đấy là lấy nồi vuông úp vung tròn, Đức Chúa Trời đâu có cần ngươi nhẫn nhục, cũng không cần ngươi chịu đè nén. Giữa cái nhẫn nhục gánh vác nói ở đây và sự thuận phục Đức Chúa Trời của người tin Ngài, hai thứ này có gì khác biệt về mặt thực chất? (Thưa, nhẫn nhục gánh vác là muốn trốn tránh sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời.) Nhẫn nhục gánh vác chính là con người có tính toán, chí hướng, nguyện vọng và mục tiêu mưu cầu của riêng mình, nhưng chúng có tương hợp với tiêu chuẩn và mục tiêu mưu cầu mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người không? (Thưa, không tương hợp.) Không tương hợp. Con người thông qua việc nhẫn nhục gánh vác để giành lấy điều gì? Là giành lấy lợi ích cá nhân, chứ chẳng có liên quan gì đến số phận mà Đức Chúa Trời sắp đặt và tể trị cho con người.

Hễ ai thực hành nhẫn nhục gánh vác thì đều có ý định và mục đích. Chẳng hạn như, một sinh viên vừa tốt nghiệp đến một công ty nọ để thực tập, các nhân viên kỳ cựu bảo: “Sinh viên ra trường đến đây thì phải bưng trà rót nước ba năm”. Thế là trong lòng họ nghĩ: “Đừng coi tôi là sinh viên, tôi không phục mấy người đâu!”. Trong lòng nghĩ như vậy, nhưng họ không dám biểu hiện ra ngoài, bề ngoài còn phải gượng cười, ngày ngày tuân thủ quy củ, ngoan ngoãn vâng lời, cúi đầu một chút, người khác hoạnh họe gì cũng phải chịu đựng. Họ chịu đựng như vậy là vì mục đích gì? Chính là chờ đến một ngày nở mày nở mặt, được làm thư ký cho giám đốc hay ông chủ, đạp trên đầu những người từng ức hiếp họ. Chẳng phải họ nghĩ như thế sao? Có vài người nói: “Nên nghĩ như thế, phải làm như thế, không thì cả đời này chịu chèn ép, ai mà muốn chịu cái khổ đó chứ? Còn nữa, làm người không có chút chí khí thì sao được? Người vươn lên cao, nước chảy xuống thấp, đây là lẽ thường tình của con người, binh sĩ không muốn làm tướng quân thì không phải binh sĩ tốt”. Những lời này đã trở thành phương châm sống, nhưng chúng chỉ toàn là lô-gic của Sa-tan. Vì để đạt được mục đích của mình mà họ chịu đựng đến vậy, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, gặp ai cũng cung kính. Đến một ngày, ông chủ bảo họ: “Ba năm qua, thành tích của cậu không tệ, từ tuần sau, cậu sẽ thành người bán hàng”. Họ nghe câu đó thì chẳng vui vẻ gì: “Khổ sở ba năm qua mà chỉ được làm người bán hàng! Cứ tưởng mình sẽ được làm tổng giám đốc bán hàng chứ!”. Nhưng ngoài miệng họ còn cảm ơn rối rít sự đề bạt này. Chưa đạt được mục đích thì vẫn phải tiếp tục chịu đựng. Họ tiếp tục nhẫn nhục gánh vác, cắn răng đi theo ông chủ mà rót rượu, pha trò, chịu đựng đến mười năm thì cuối cùng cũng đạt được mục đích. Một hôm nọ, ông chủ bảo họ: “Cậu làm không tệ, tôi đề bạt cậu lên làm trợ lý”. Họ vừa nghe thì vô cùng vui vẻ, cuối cùng được nở mày nở mặt rồi. Đây là kết quả kiểu gì? Trong mắt họ, đây cũng được xem là nên người xuất chúng. Họ có cam tâm tình nguyện làm tất cả những việc này không? (Thưa, không.) Hết thảy mọi việc họ làm là vì ai? (Thưa, vì bản thân.) Vì bản thân họ, trong đó chẳng có gì tích cực, cũng chẳng có gì đáng áp dụng, càng không có gì đáng để người ta khen ngợi và tán dương. Nhưng xã hội hiện thời tôn sùng dạng tinh thần nhẫn nhục gánh vác, chừng mực kín tiếng này. Vậy thì, cái “nhẫn nhục gánh vác” mà con người tôn sùng này là thứ gì? (Thưa, là thứ không tốt.) Không tốt như thế nào? Người ta nhẫn nhục gánh vác thì đều là vì họ có ý định và động cơ, đều để thỏa mãn dã tâm và dục vọng của mình, chứ chẳng phải vì mục đích đúng đắn. Do đó, nó không có chút gì đáng để áp dụng, cũng không có gì đáng để được tán dương và khen ngợi, càng chẳng có gì đáng để được ghi nhớ. Hãy nhìn lại những chuyện xảy ra trong hoàng cung thời xưa mà xem. Có hoàng đế nọ băng hà, hoàng hậu thấy con mình tuổi còn nhỏ, nếu kế vị thì căn bản không chế ngự nổi triều đình. Để bảo đảm con mình có thể thực sự làm hoàng đế và chấp chính, hoàng hậu nhẫn nhục gánh vác, trao thân cho em trai của hoàng đế đã khuất, rồi cùng nhau phò trợ con trai mình. Hoàng hậu nhẫn nhục gánh vác như vậy với mục đích gì? Là vì ngai hoàng đế của con trai mình, bảo đảm được ngai hoàng đế cho con trai mình, thì bà ta sẽ có thân phận là hoàng thái hậu. Đấy gọi là nhẫn nhục gánh vác. Bà ta chịu mối nhục gì? Không còn trinh tiết, tiên đế vừa chết thì đã trao thân cho em chồng, thanh danh không còn, bị người đời chửi rủa, xét đoán sau lưng, thậm chí còn bị sử sách đánh giá không tốt. Bà ta có quan tâm những chuyện này không? Thực ra trước khi trao thân cho em chồng, bà ta đã nghĩ đến hậu quả của chuyện này rồi, vậy tại sao vẫn muốn làm như vậy? Chính là để giữ gìn hoàng vị cho con trai mình, nghĩa là bảo vệ địa vị hoàng thái hậu của mình, cho nên bà ta mới có thể chịu được tiếng xấu như vậy và cam tâm tình nguyện chịu cái khổ này. Đây gọi là nhẫn nhục gánh vác. Bà ta chịu đựng hết mọi tủi nhục này thì đạt được điều gì? Bà ta đạt được lợi ích lớn hơn, đây chính là mục đích nhẫn nhục gánh vác của bà ta. Khi bà ta có được lợi ích lớn hơn này rồi, thì mọi tiếng xấu đó chẳng là gì cả, bà ta dùng tiếng xấu đó mà đổi lấy quyền thế và địa vị cho mình và con mình. Sự nhẫn nhục gánh vác này là tích cực hay tiêu cực? (Thưa, là tiêu cực.) Nếu chỉ nhìn vào hành vi, thì bà ta có thể quên mình, mọi sự tủi nhục và khổ sở mà bà ta chịu chính là sự vô tư dành cho con mình, người ta còn xưng tụng bà ta, nói rằng: “Người mẹ này thật vĩ đại!”. Nhưng nhìn vào dã tâm và dục vọng của bà ta, nhìn vào mục đích thực sự của bà ta, thì người ta nên mắng chửi bà ta. Mọi việc bà ta làm đều nên bị phê phán.

Người tin Đức Chúa Trời có cần nhẫn nhục gánh vác không? (Thưa, không cần.) Con người tiếp nhận lời Đức Chúa Trời, tiếp nhận sự phán xét, hành phạt, tỉa sửa, thử luyện, tinh luyện của Đức Chúa Trời, thậm chí là tiếp nhận sự rủa sả và định tội của Đức Chúa Trời đối với con người, thì có cần dùng đến cách nhẫn nhục gánh vác không? (Thưa, không cần.) Chắc chắn là vậy. Lời “nhẫn nhục gánh vác” này mà dùng cho người tin Đức Chúa Trời thì tuyệt đối không đứng vững được, và là thứ bị lên án. Tại sao dùng lời này ở đây thì sai? Làm cách nào chứng thực được dạng hành vi này dùng ở đây là sai? Ngươi chỉ thừa nhận trên môi miệng và về mặt đạo lý rằng lời này sai thì không được, ngươi phải biết lẽ thật liên quan trong chuyện này là gì. Trước đây, ngươi còn cho rằng để tiếp nhận sự hoàn thiện và cứu rỗi của Đức Chúa Trời thì phải nhẫn nhục gánh vác, nằm gai nếm mật, học tập tinh thần của Việt Vương Câu Tiễn, không bao giờ bỏ cuộc. Như thế thì ngươi đơn giản là đầu đất, chẳng có năng lực lĩnh hội lẽ thật. Bây giờ Ta thông công như thế rồi, ngươi cảm thấy “Lời này không tốt, trước đây mình toàn dùng lời này, sao mà mình ngốc vậy chứ?”. Ngươi đã thấy được rằng mình không hiểu lẽ thật, năng lực lĩnh hội lẽ thật kém. Ngươi phải hiểu lời này sai ở đâu, ngươi thực sự hiểu được nó sai ở đâu thì mới hoàn toàn hiểu lời này. Ngươi mà chỉ hiểu được nửa vời về lời này, nhìn thấu được nửa tiêu cực của nó, nhưng còn nửa kia mà con người cho là tích cực và chính diện thì lại nhìn không thấu, vậy thì ngươi vẫn chưa hiểu lẽ thật. Nghe xong những gì Ta vừa mới thông công, các ngươi có biết dựa vào phương thức của Ta mà mổ xẻ và phân tích những chuyện này không? Tại sao trong nhà Đức Chúa Trời không cần cách làm nhẫn nhục gánh vác này? Tại sao lại nói cách làm này và tinh thần này bị định tội trong nhà Đức Chúa Trời và không hợp lẽ thật? (Thưa Đức Chúa Trời, con hiểu như thế này: ở trong nhà Đức Chúa Trời mà tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của lời Đức Chúa Trời, thậm chí bị cách chức và định tội, thì đó không phải là chịu tủi nhục, mà là phương thức công tác để cứu rỗi con người của Đức Chúa Trời và để dẫn dắt chúng con đi lên con đường đúng đắn là mưu cầu lẽ thật. Chuyện này chẳng có liên quan gì đến nhẫn nhục gánh vác cả. Nếu như có thể lĩnh hội đúng đắn thì con người sẽ biết đây là tình yêu và sự nâng cao của Đức Chúa Trời. Tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời chính là sự quan tâm và bảo vệ cực lớn của Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời đang cứu rỗi con người.) Nói vậy có đúng không? (Thưa, đúng.) Nếu không nhìn thấu được chuyện phán xét và hành phạt này, thì trong lòng ngươi sẽ nảy sinh sự chống đối, oán trách, sẽ dùng đến triết lý Sa-tan “nhẫn nhục gánh vác” này mà thực hành, trong lòng sẽ nghĩ: “Ôi trời, mình phải nhẫn nhục gánh vác, học tập tinh thần của Việt Vương Câu Tiễn”. Rồi sau đó khắc bốn chữ “nhẫn nhục gánh vác” lên mặt bàn để khích lệ bản thân và làm phương châm sống cho mình, như vậy thì chẳng phiền phức rồi sao? Đương nhiên, sau mối thông công hôm nay, chắc chắn các ngươi sẽ không làm vậy, nhưng các ngươi có lấy những câu khác ra làm phương châm sống không? Như câu “giấu tài giấu nghề” mà Ta chưa mổ xẻ chẳng hạn? Tính chất của chúng chẳng giống nhau sao? Những thứ này đều nằm trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, chúng chẳng phải là độc tố của Sa-tan sao? Chúng đều là độc tố của Sa-tan, đều nằm trong triết lý xử thế của Sa-tan.

Trước đây, khi Ta công tác ở trong các hội thánh tại Trung Quốc đại lục, cũng là lúc công tác của Ta vừa mới bắt đầu, thì nhà Đức Chúa Trời có sắp xếp cho một vài anh chị em học tri thức văn hóa. Bối cảnh lúc đó thế nào? Lúc đó trong hội thánh có một số người tuổi đời đã cao, lại có số khác sống ở những vùng tương đối hẻo lánh, trình độ học vấn của họ tương đối thấp, đọc chữ không thông thạo. Chẳng hạn, họ không hiểu, không biết ý nghĩa của những thuật ngữ cố định trong lời Đức Chúa Trời như “tố chất kém”, “tâm tính của Đức Chúa Trời”, “tâm ý của Đức Chúa Trời”, v.v.. Sau đó, nhà Đức Chúa Trời bảo các anh chị em lúc dư thời gian thì có thể học tập tri thức văn hóa, ít nhất phải có thể biết được ý nghĩa của một vài cụm từ cố định, thuật ngữ, hoặc danh từ, không thì khi đọc lời Đức Chúa Trời, họ còn chẳng hiểu được nghĩa của các từ và cụm từ, thế thì làm sao hiểu được lời Đức Chúa Trời? Không hiểu được lời Đức Chúa Trời thì làm sao mà thực hành lẽ thật? Sau đó, các anh chị em bắt đầu dốc công sức học tập. Đây là chuyện tốt, nhưng có một vài người lệch lạc lại lợi dụng chuyện này. Có những lãnh đạo lúc nhóm họp thì chuyên giảng về việc học tập tri thức văn hóa có ý nghĩa thế nào, nên học ra sao, học giỏi tri thức văn hóa thì có lợi ích gì, không học thì sẽ thế nào, họ cứ nói ra cả đống đạo lý như vậy. Những điều này đâu phải là lẽ thật, đâu cần phải nói nhiều về chúng như thế, những chuyện này nói một lần là người ta có thể hiểu được rồi, đâu cần phải thông công lúc nhóm họp như thể chúng là lẽ thật. Có những lãnh đạo không những chiếm dụng nhiều thời gian lúc nhóm họp để thông công về mấy chuyện này như thể là lẽ thật, mà còn bày thêm trò màu mè, chuyên môn lấy một vài chữ hiếm dùng ra mà kiểm tra các anh chị em, người ta không trả lời được thì sẽ thể hiện lãnh đạo này có học vấn cao hay sao? Thời gian đó, có một vài lãnh đạo giả không làm công tác thực tế, không thông công về trải nghiệm sự sống, về lẽ thật hay lời Đức Chúa Trời, mà toàn thông công về chuyện học văn hóa, đây gọi là gì? Đây gọi là không chuyên tâm vào việc chính đáng. Đây có phải là vấn đề hay không? (Thưa, phải.) Tại sao Ta lại nói chuyện này? Nó có tác dụng gì với các ngươi? Các ngươi có thể làm ra chuyện như vậy hay không? Có ai dự tính làm vậy hay không? Các ngươi mà muốn làm vậy thì đích thực là kẻ hồ đồ! Có những người thấy Ta giảng những thành ngữ này thì trong lòng cũng hăng hái sẵn sàng, nói rằng: “Hóa ra thông công lẽ thật dễ như vậy, cứ thông công về thành ngữ là được. Ngài thông công về thành ngữ, thì con thông công về câu nói bỏ lửng, tiếng lóng, tục ngữ, ngạn ngữ”. Đây chẳng phải là không chuyên tâm vào việc chính đáng sao? (Thưa, phải.) Đây là loại người gì? Họ có hiểu biết thuộc linh không? (Thưa, không.) Họ không có hiểu biết thuộc linh, không hiểu lẽ thật. Họ nghĩ gì nào? “Ngài ngồi đó rảnh rỗi thì tán gẫu, đem vài thành ngữ ra mà lừa chúng tôi. Ngài thông công kiểu đó thì tôi cũng làm được!”. Người không có hiểu biết thuộc linh thì nhìn bề ngoài và mù quáng bắt chước. Những lãnh đạo bắt chước kiểu này thì nên bị cách chức, bất kỳ ai làm kiểu này cũng nên bị cách chức. Tại sao Ta lại nói chuyện này? Chính là khi các ngươi chưa làm ra chuyện như vậy thì Ta nói trước để cảnh tỉnh, để các ngươi khỏi đi vào con đường bất chính. Ta giảng kiểu đó thì được, ngươi mà giảng kiểu đó thì có thể giảng cho rõ ràng được không? Ngươi không giảng rõ ràng được. Vậy tại sao Ta lại giảng về những tục ngữ hoặc thành ngữ này? Dựa vào tiền đề nào mà giảng như thế? Trên nền tảng là con người đã hiểu định nghĩa và khái niệm về lẽ thật, Ta sẽ đi sâu hơn, mổ xẻ thêm nhiều thứ mà con người cho là lẽ thật, đây là điều mà con người với không tới, bản thân con người không biết nên suy ngẫm thế nào, không biết nên liên hệ điều này với những chuyện gì. Vì các ngươi không hiểu, nên Ta mới giảng cho các ngươi đôi ba câu chuyện về thành ngữ, đây là việc tất yếu phải làm. Có những người cảm thấy đối với lẽ thật, trình độ của họ ở tầm đại học rồi, sao lại còn phải bổ túc cái khóa tiểu học này làm gì? Do họ thấy không rõ thôi, đây đâu phải là khóa tiểu học, mà là khóa đại học rồi. Các ngươi còn chưa đến mức để học đại học, thay vào đó vẫn cứ mãi dừng ở mức tiểu học, mà lại cho rằng mình đã lên đại học rồi, cảm thấy mình giỏi lắm. Nhưng đáng tiếc thay, cảm giác đó không đúng, nó là cảm giác sai lầm, các ngươi còn lâu mới đến mức đại học. Cho nên, Ta cảnh tỉnh các ngươi lần nữa, các ngươi đừng có làm cái việc Ta vừa mới nói, bản thân có thể hiểu được đến đâu thì cứ thật thà thông công đến đó, không hiểu thì đừng có nhắm mắt nói bừa. Thông công lẽ thật không phải là chuyện tán gẫu lúc rảnh rỗi, không ai có thì giờ ngồi nghe ngươi lảm nhảm đâu. Ngươi đừng có bắt chước, thấy Ta giảng về nằm gai nếm mật thì ngươi giảng về Việt Vương Câu Tiễn, hoặc nói đôi chút về lịch sử hiện đại, cổ đại. Nói về mấy thứ đó thì có ích gì chứ? Có ai sẵn lòng nghe không? Cho dù người ta có sẵn lòng nghe, thì nó cũng không phải là lẽ thật.

Ta vừa mới nói đến chuyện người tin và đi theo Đức Chúa Trời thì không cần nhẫn nhục gánh vác, càng không cần thực hành nhẫn nhục gánh vác. Tại sao lại không được thực hành cái lời “hay” đến vậy, cái tinh thần “vĩ đại” đến vậy? Rốt cuộc nó sai ở chỗ nào? Tại sao không được có dạng tinh thần nhẫn nhục gánh vác này? Nói từ mặt đạo lý thì nhẫn nhục gánh vác không phải là lẽ thật, lời này không phải là lời Đức Chúa Trời, không phải là yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với nhân loại, cũng chẳng phải là nguyên tắc hành động mà Đức Chúa Trời trao cho những người đi theo Ngài. Tại sao lại nói lời này không phải là lẽ thật, không phải là nguyên tắc thực hành? Trước hết, chúng ta hãy xem chữ “nhục” trong nhẫn nhục gánh vác. Chữ “nhục” này chỉ điều gì? Là tủi nhục, là sự sỉ nhục mình chịu. Vậy con người tin Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời tể trị số phận con người, và con người thuận phục Đức Chúa Trời, đây có phải là chịu sỉ nhục, chịu tủi nhục không? (Thưa, không phải.) Người ta có cần phải chịu đựng và nói rằng: “Để đạt đến thuận phục Đức Chúa Trời, tôi phải đè nén ngọn lửa trong lòng, đè nén cơn giận, sự oán trách, sự không cam tâm ở trong lòng mình, và câm lặng chịu đựng. Với tôi, những chuyện này đều là sỉ nhục, tôi sẽ đè nén chúng”? Đây có phải là thực hành lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Hành động như thế thì là gì? Là phản nghịch, là giả đối, là giả vờ. Ngươi muốn đạt đến thực hành lẽ thật, thuận phục lẽ thật và sự tể trị, an bài của Đức Chúa Trời, thì việc đầu tiên ngươi phải làm không phải là chịu đựng bất kỳ thống khổ nào, ngươi không cần chịu đựng bất kỳ tủi nhục nào. Sự tể trị, an bài của Đức Chúa Trời và yêu cầu của Đức Chúa Trời là sự sỉ nhục đối với ngươi sao? (Thưa, không phải.) Đâu phải là sự sỉ nhục đối với ngươi. Sự vạch trần, phán xét, hành phạt, thử luyện hoặc tinh luyện của Đức Chúa Trời đều không phải để sỉ nhục ngươi, mà là trong khi vạch trần sự bộc lộ tâm tính bại hoại của ngươi, Ngài khiến ngươi nhận thức bản thân, thoát khỏi và chống lại nó, sau đó dựa vào yêu cầu của Đức Chúa Trời mà hành động. Làm vậy thì đạt được hiệu quả gì? Là ngươi có thể thuận phục Đức Chúa Trời, có thể hiểu lẽ thật, có thể trở thành người làm Đức Chúa Trời hài lòng và được Đức Chúa Trời khen ngợi. Vậy trong quá trình và thời gian đạt đến những điều này, trong mọi sự mà ngươi chịu đựng có thứ gì là tủi nhục không? Có thứ gì là Đức Chúa Trời sỉ nhục ngươi không? (Thưa, không có.) Đức Chúa Trời vạch trần ngươi, chẳng hạn như vạch trần sự kiêu ngạo, tà ác, giả dối, cương ngạnh hoặc hung ác của ngươi, trong số này có điều nào không phải là sự thật không? (Thưa, không có.) Toàn bộ đều là sự thật. Khi Đức Chúa Trời vạch trần ngươi, phán những lời này với ngươi, bất kể Ngài làm bằng cách nào, thì toàn bộ đều là sự thật. Bất kể con người có nhận thức được không, bất kể con người có thể lĩnh hội được bao nhiêu, tiếp nhận được bao nhiêu, thì những điều này đều là sự thật, chẳng phải từ không thành có, chẳng phải là phóng đại lên, càng chẳng phải là vu khống ngươi. Vậy đây có phải là sỉ nhục ngươi không? (Thưa, không phải.) Chẳng những không sỉ nhục ngươi, mà còn là nhắc nhở, cảnh báo ngươi đừng đi con đường của kẻ ác, đừng đi theo Sa-tan, mà hãy có thể đi con đường nhân sinh đúng đắn. Tác dụng và hiệu quả mà những điều này đạt được trên ngươi là tích cực. Những việc làm này của Đức Chúa Trời mang tính chất chính đáng, là để cứu rỗi ngươi, và hoàn toàn hợp lẽ thật. Đây là cái khổ mà con người đương nhiên phải chịu, cũng là cái khổ nên chịu để thoát khỏi tâm tính bại hoại, đạt đến thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời và đạt đến trở thành một loài thọ tạo đích thực. Con người nên có thái độ tích cực tiếp nhận dạng khổ này, chứ không phải là thái độ chịu đựng sự tủi nhục. Cái khổ này không phải là tủi nhục, không phải là sự châm biếm hay mỉa mai, càng không phải là Đức Chúa Trời trêu chọc con người. Toàn bộ cái khổ này đều là do con người có tâm tính bại hoại, phản nghịch Đức Chúa Trời và không yêu thích lẽ thật mà ra cả. Do lời Đức Chúa Trời và yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người, mà cái khổ này mới nảy sinh nơi con người, vậy trong những thống khổ này có chút gì là thống khổ mà Đức Chúa Trời cố ý ban thêm cho người, chứ con người không nên chịu hay không? Không có kiểu như vậy. Ngược lại, nếu chịu đựng quá ít những thống khổ này, thì con người sẽ không thoát khỏi được tâm tính bại hoại. Bất kể tâm tính phản nghịch của con người có nghiêm trọng đến thế nào, bất kể Đức Chúa Trời vạch rõ tâm tính bại hoại của con người thì con người có thể thừa nhận và tiếp nhận được bao nhiêu, thì tóm lại điều mà Đức Chúa Trời ban cho con người không phải là sự sỉ nhục, cái con người chịu cũng không phải là sự tủi nhục, mà là điều con người nên chịu, là thống khổ mà một người bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc nên chịu. Con người nên chịu những cái khổ này. Tại sao lại nói là nên chịu? Bởi vì con người phản nghịch Đức Chúa Trời quá sâu sắc rồi, đã thành Sa-tan rồi, con người muốn thoát khỏi những tâm tính bại hoại này và tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời thì phải chịu những cái khổ này. Đây là chuyện đương nhiên phải vậy, là một đoạn lộ trình mà con người tất nhiên phải đi qua, cũng là cái khổ mà con người phải chịu, chứ không phải là do Đức Chúa Trời gán cho con người. Cũng giống như khi người ta uống nước lạnh vào thì bụng dạ khó chịu, lúc đó biết trách ai? Trách nước lạnh sao? (Thưa, không phải.) Cái khổ này là ai gây ra cho ngươi? (Thưa, tự mình gây ra.) Là do chính ngươi gây ra. Kết quả và quá trình mà con người chịu này đều do chính con người gây ra, chứ chẳng có gì liên quan đến tủi nhục hay sỉ nhục cả. Có những người không lĩnh hội như vậy, họ không tiếp nhận lẽ thật, vậy họ cho rằng chuyện là thế nào? “Nhà Đức Chúa Trời cho mình làm lãnh đạo là đưa mình lên, mình cứ vui vẻ làm lãnh đạo. Ai ngờ vì không làm tốt công tác, phạm phải sai lầm, mà mình bị cách chức, giờ mình thành thứ gì rồi? Mình còn có nhân cách và tôn nghiêm nữa không? Mình còn có chút tự do của con người nữa không? Mình còn có quyền tự chủ nữa không?”. Họ cho rằng con người không nên thuận phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời một cách không có lựa chọn nào như vậy, họ nghĩ ai mà tuyệt đối thuận phục thì là kẻ ngốc, là người không có tôn nghiêm, sống quá hèn nhát và quá ấm ức. Cho nên, loại người này cho rằng con người tiếp nhận sự phán xét, hành phạt và tỉa sửa thì chính là đang chịu sỉ nhục, nói một cách thông tục là “Đứng dưới mái nhà thấp, không thể không cúi đầu”. Ngươi xem, lại là triết lý Sa-tan rồi, câu danh ngôn này khiến họ cúi đầu. Trong lòng họ nghĩ gì? Họ cam tâm thuận phục hay là nhẫn nhục gánh vác? (Thưa, nhẫn nhục gánh vác.) Họ cho rằng đây là nhẫn nhục gánh gác, chứ họ đâu có cam tâm thuận phục. Sự thuận phục của họ đâu phải là cam tâm, đâu phải là không bị uế tạp. Họ thuận phục vì bất đắc dĩ mà thôi, cho nên dạng bất đắc dĩ này là một dạng sỉ nhục đối với họ. Dạng người này có thể cho là vậy, thì họ có xem việc thực hành thuận phục lời Đức Chúa Trời là thuận phục lẽ thật không? Không đâu. Họ không xem việc thuận phục là lẽ thật, mà lại xem việc nhẫn nhục gánh vác là lẽ thật, có phải tính chất của hai điều này khác nhau không? (Thưa, phải.) Người cam tâm thuận phục so với người nhẫn nhục gánh vác, mặc dù đều là thuận phục, đều không gây chuyện, không phản kháng, bề ngoài trông đều rất biết nghe lời, rất có quy củ, rất ngoan ngoãn, nhưng tính chất của hai việc này khác nhau. Người thật lòng thuận phục thì xem việc thuận phục là chức trách, bổn phận và nghĩa vụ của mình, là thiên chức của mình và là lẽ thật. Còn người không thật lòng thuận phục thì cho dù bề ngoài không phản kháng, nhưng trong lòng họ cho rằng bản thân đang nhẫn nhục gánh vác, và trong mắt họ cái nhẫn nhục gánh vác này là lẽ thật tối cao. Họ xem việc nhẫn nhục là thực hành lẽ thật, vậy họ xem việc thuận phục là gì? Là chịu đựng sự sỉ nhục, chứ không phải là thực hành lẽ thật. Đây chẳng phải là đảo lộn rồi sao? Đây gọi là gì? (Thưa, là đầu đuôi lẫn lộn.) Đầu đuôi lẫn lộn rồi. Họ xem lẽ thật là triết lý xử thế, lại xem đạo lý và triết lý xử thế của con người là lẽ thật, đây chẳng phải là đổi trắng thay đen sao? (Thưa, phải.) Họ đổi trắng thay đen rồi. Vậy nên giải quyết vấn đề này như thế nào? Con người phải nhận thức được rằng những cái khổ mình chịu này không phải là sự sỉ nhục, cũng không phải là có ai đang sỉ nhục ngươi cả. Vậy những cái khổ mà con người chịu này là do điều gì gây nên? (Thưa, do tâm tính bại hoại của con người.) Đúng vậy, nếu ngươi không có tâm tính bại hoại, ngươi hiểu lẽ thật, có thể thuận phục Đức Chúa Trời, có thể hoàn toàn thuận phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời, có thể kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, thì ngươi đâu cần phải chịu cái khổ này, thế thì mối nhục này đâu có tồn tại. Các ngươi hiểu rồi, phải không?

Giữa khổ và nhục, cái nào là tích cực? Hai cái này có khác nhau không? (Thưa, có.) Khổ là điều tích cực, nếu ngươi bằng lòng tiếp nhận sự phán xét, hành phạt và tỉa sửa, bằng lòng chịu cái khổ này, thì sự lý giải của ngươi về cái khổ này sẽ là: “Mình nên chịu cái khổ này, bất kể Đức Chúa Trời làm thế nào, cho dù mình không hiểu được, trong lòng khó chịu, tiêu cực, yếu đuối, thì mọi việc Đức Chúa Trời làm đều đúng cả. Mình có tâm tính bại hoại, mình đâu được nói lý lẽ với Đức Chúa Trời. Trong lòng mình có khó chịu cỡ nào, thì cũng là do cái sai của mình gây ra. Đức Chúa Trời không sai, mọi việc Đức Chúa Trời làm đều đúng, mình chịu khổ là đáng. Ai bảo mình có tâm tính bại hoại, ai bảo mình chống đối Đức Chúa Trời, ai bảo mình hành ác làm gì! Chuyện này không phải do Đức Chúa Trời gây ra cho mình, mà do bản tính của mình xui khiến, mình nên chịu cái khổ này”. Vậy con người chịu cái khổ này thì có tích cực hay không? (Thưa, có.) Nếu con người lĩnh hội một cách tích cực và lĩnh hội từ Đức Chúa Trời, thì cái khổ đó là điều tích cực. Nhưng nếu như họ nói: “Mình có thể thuận phục, nhưng dù có thuận phục thì cũng phải nói đạo lý cho rõ ràng, phải bộc bạch những suy nghĩ trong lòng và những việc mình làm cho rõ ràng. Mình không thể cứ hèn nhát như vậy, không hiểu gì mà cứ thuận phục. Không làm vậy thì mình chết vì ấm ức mất!”. Họ luôn muốn nói cho rõ ràng, nói rõ hết đầu cua tai nheo, nói ra lý lẽ và ý nghĩ của mình, nói ra mình đã trả giá như thế nào, mình chính đáng ra sao. Họ không cam tâm làm một người thuận phục Đức Chúa Trời mà không phân bua, không biện bạch, không nói lý lẽ của bản thân. Họ không cam tâm làm như vậy, thế thì họ xem việc thuận phục thành cái gì rồi? Thành chịu đựng tủi nhục. Trong lòng họ nghĩ gì? “Vì để được Đức Chúa Trời khen ngợi mà mình nói mình thuận phục. Mình phải chịu đựng hết mọi tủi nhục này!”. Cái “nhục” này rốt cuộc có tồn tại không? Nếu như nó hoàn toàn không tồn tại, thì họ cần gì phải nói cho rõ ràng, cho minh bạch để thoát khỏi cái “nhục” này? Đây không phải là thuận phục thực sự. Cho dù ý định trong hành động của ngươi là đúng đi chăng nữa, nhưng Đức Chúa Trời muốn sắp đặt như vậy, ngươi không cần biện bạch gì, không cần nói lý lẽ làm gì. Gióp làm có tốt hơn ngươi không? (Thưa, có.) Lúc gặp thử luyện, nếu Gióp phân bua biện bạch thì Đức Chúa Trời có nghe không? Đức Chúa Trời sẽ không nghe, sự thật là thế. Vậy Gióp có biết Đức Chúa Trời không nghe lời biện bạch không? Gióp cũng không biết chuyện này, nhưng ông vẫn không biện bạch, ông có vóc giạc như vậy, có sự thuận phục thực sự. Gióp đã làm ra việc xấu gì mà Đức Chúa Trời đối đãi với ông như vậy? Ông không làm việc xấu gì cả, Đức Chúa Trời phán rằng Gióp kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, là người hoàn hảo. Nếu bàn từ bối cảnh của cái “nhục” này, thì Đức Chúa Trời không nên để ông chịu nỗi tủi nhục này, không nên giao ông cho Sa-tan và để Sa-tan cám dỗ ông, tước đi hết mọi tài sản của ông. Xét theo lô-gic của người không thuận phục, thì Gióp đã chịu khổ và chịu nỗi tủi nhục lớn, ông tiếp nhận sự thử luyện này chính là nhẫn nhục gánh vác vì sự chúc phúc lớn lao hơn mà sau này sẽ đạt được từ Đức Chúa Trời. Sự thật có phải vậy không? (Thưa, không phải.) Gióp cho là vậy và thực hành như vậy sao? (Thưa, không.) Vậy ông thực hành thế nào? Ông tiếp cận thế nào với lần thử luyện đó? Ông không cần chịu đựng, cũng không cho rằng bản thân đã chịu tủi nhục. Ông cho là thế nào? (Thưa, ông cho rằng Đức Chúa Trời ban cho, Đức Chúa Trời cũng lấy đi.) Đúng vậy, con người từ Đức Chúa Trời mà có, Đức Chúa Trời ban cho ngươi một cái mạng, cho ngươi hơi thở, con người ngươi đều từ Đức Chúa Trời mà có, ngươi đạt được gì thì chẳng phải đều là do Đức Chúa Trời ban cho sao? Ngươi có gì mà khoe chứ? Đều là Đức Chúa Trời ban, thế Đức Chúa Trời muốn lấy đi thì ngươi nói lý lẽ gì chứ? Lúc Ngài ban cho ngươi thì ngươi vui vẻ, không ban cho ngươi thì ngươi không vui, còn oán trách Đức Chúa Trời, đòi hỏi Đức Chúa Trời, tranh chấp với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không ban cho ngươi là việc mà Ngài định đoạt, con người chẳng có lý lẽ gì để nói cả. Có phải Gióp đã làm như vậy không? (Thưa, phải.) Gióp đã làm như vậy. Trong lòng ông có thấy oan ức không? (Thưa, không.) Ông không oan ức. Xét bề ngoài thì Gióp có đủ lý do để kêu oan, phân bua, biện bạch, đọ sức với Đức Chúa Trời, đem hết mọi chuyện ra nói rõ với Đức Chúa Trời, ông có tư cách để làm như vậy nhất, nhưng ông có làm không? Ông không làm, cũng không nói câu nào, mà chỉ làm vài động tác: trỗi dậy, xé áo mình, và cạo đầu, đoạn xấp mình xuống đất mà thờ lạy. Một loạt động tác này khiến người ta thấy được Gióp là dạng người nào? Kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi sự ác, là người hoàn hảo. Định nghĩa về người hoàn hảo là gì? Đó là người đối với mọi việc Đức Chúa Trời làm đều không xét đoán gì, mà thay vào đó là tán dương và thuận phục, bất kể chịu khổ lớn đến thế nào, họ đều không nói ra câu: “Tôi chịu oan ức rồi, đây là chuyện tủi nhục”. Dù chịu khổ ra sao, họ cũng không lộ ra câu nào như vậy, không nói ra lời nào như vậy. Đây gọi là gì? Người ngoại đạo gọi đây là “vong ngã”. Đây là lô-gic gì? Chuyện có phải là vậy không? (Thưa, không phải.) “Vong ngã” là bệnh thần kinh, là nói nhăng nói cuội. Bất kể gặp phải chuyện lớn thế nào, thống khổ ra sao, Gióp đều không nói lý lẽ với Đức Chúa Trời, không đối kháng với Đức Chúa Trời, mà chỉ thuận phục. Ý ban đầu trong sự thuận phục của ông là gì? Là kính sợ Đức Chúa Trời. Ông có thể thuận phục cũng là phát xuất từ nhận thức của ông đối với Đức Chúa Trời, ông tin rằng hết thảy mọi sự đều đến từ Đức Chúa Trời và mọi việc Đức Chúa Trời làm đều đúng.

Có những trưởng nhóm và người phụ trách bị cách chức rồi thì khóc mãi không thôi, làm loạn lên, giận dỗi, cảm thấy mình chịu oan ức, oán trách Đức Chúa Trời không công chính, cảm thấy anh chị em vạch trần và tố giác mình là xử tệ với mình. Họ còn nói: “Các người chẳng có lương tâm, tôi tốt với các người như vậy, mà các ngươi đối xử với tôi thế này đây! Đức Chúa Trời cũng không công chính, tôi chịu oan ức lớn đến vậy mà Đức Chúa Trời chẳng bảo vệ tôi, lại còn cứng rắn cách chức tôi. Các người đều xem thường tôi, Đức Chúa Trời cũng xem thường tôi!”. Họ cảm thấy mình oan ức quá chừng và làm loạn lên. Ngươi nói xem, dạng người này có thể thuận phục không? Ta thấy là không dễ đâu. Chẳng phải vậy là xong đời rồi sao? Ngươi làm loạn lên để làm gì? Ngươi có thể tiếp nhận thì tiếp nhận, ngươi không tiếp nhận và thuận phục lẽ thật được thì ngươi ra khỏi nhà Đức Chúa Trời đi! Ngươi đừng tin Đức Chúa Trời, đâu có ai ép ngươi. Ngươi oan ức nỗi gì? Làm loạn cái gì? Đây là nhà Đức Chúa Trời, ngươi có bản lĩnh thì ra xã hội mà làm loạn, tìm Sa-tan và ma vương mà làm loạn, chứ đừng có ở trong nhà Đức Chúa Trời mà làm loạn. Làm trưởng nhóm mà bị cách chức thì có gì to tát chứ? Không làm trưởng nhóm thì không sống nổi sao? Không làm trưởng nhóm thì không tin Đức Chúa Trời nữa sao? Gióp chịu khổ nhiều như vậy, nhưng ông nói gì nào? Ông chẳng nói một lời oán trách nào, còn tán tụng Đức Chúa Trời rằng: “Đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va!” (Gióp 1:21). Ông tán tụng danh Đức Giê-hô-va bởi vì ông được ban thưởng, được nhiều lợi ích hay sao? Đâu phải, mà vì ông nhận thức và thực hành như vậy. Chuyện này có liên quan gì đến nhân phẩm không? (Thưa, có.) Có người có nhân cách thấp hèn, chịu chút uất ức là đã cảm thấy bản thân bị oan uổng chịu không nổi, cảm thấy hết thảy người trong thiên hạ đều xử tệ với mình, đều phải tạ tội với mình, dạng người này thì phiền phức lắm! Nên giải thích hai chữ “tủi nhục” thế nào? Người ngoại đạo chịu tủi nhục là chuyện thường, nhưng ở trong nhà Đức Chúa Trời thì có cách nói khác: Chịu tủi nhục để đạt được lẽ thật đều là cái khổ mà con người nên chịu, cho dù là bị tỉa sửa hay cách chức, thì người hiểu lẽ thật đều không cho rằng đó là tủi nhục, mà cho rằng đó là cái khổ mình nên chịu, con người mà không thuận phục được thì là do có bản tính bại hoại, chứ đó không phải tủi nhục. Ai mới là người thực sự chịu tủi nhục? Đức Chúa Trời mới chịu tủi nhục, Đức Chúa Trời cứu rỗi nhân loại mà con người vẫn không hiểu được. Ngươi xem, Đức Chúa Trời đưa dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập rồi, họ lại đi thờ ngẫu tượng. Họ không có gì ăn thì oán trách Đức Chúa Trời, thế là Đức Chúa Trời ban cho họ ma-na và các thức ăn khác. Họ sống tốt được vài ngày thì chẳng còn để tâm đến Đức Chúa Trời, tới khi gặp khó khăn thì lại tìm Đức Chúa Trời. Các ngươi nói xem, Đức Chúa Trời chẳng chịu tủi nhục ghê gớm sao? Đức Chúa Trời nhập thể bị các thời đại vứt bỏ, Ngài chẳng chịu tủi nhục sao? Con người chẳng là cái gì, chẳng làm được gì, lại được hưởng thụ nhiều ân điển từ Đức Chúa Trời như vậy, được hưởng thụ nhiều lẽ thật mà Đức Chúa Trời cung ứng như vậy, thế mà chịu khổ một chút lại cảm thấy cực kỳ oan ức. Con người có gì mà oan ức chứ? Có những người bình thường thì mạnh mẽ, nhưng khi chịu chút khổ, khi anh chị em tỉa sửa họ, khi có ai đó nói một câu không dễ nghe với họ, hoặc khi không có ai ủng hộ và tâng bốc họ, thì họ cảm thấy cực kỳ ấm ức, cảm thấy mình đã chịu khổ ghê gớm, thấy tủi thân, thế là họ oán trách rằng: “Các người đều xem thường tôi, chẳng có ai thèm để ý đến tôi, mạng của tôi trời sinh là bị xử tệ!”. Ngươi làm loạn cái gì? Nói ra những lời đó thì có ích gì? Có câu nào phù hợp lẽ thật không? (Thưa, không có.) Vậy thì có là gì chứ, vậy là hạ nhục sao? Ngươi chẳng nhìn thấu cũng chẳng tiếp nhận cái khổ bản thân nên chịu, ngươi nghe giảng đạo nhiều như thế mà vẫn không hiểu được con người nên thực hành lẽ thật như thế nào, nên thuận phục ra sao. Ngươi chẳng biết gì về những điều này, lại còn cảm thấy bản thân đã chịu tủi nhục lớn, như vậy chẳng phải là vô cớ làm loạn hay sao? Đối với người tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời thì cái tủi nhục này có tồn tại không? (Thưa, không tồn tại.) Kể cả khi có anh chị em thực sự khiến ngươi bị oan ức, thì ngươi nên trải nghiệm chuyện đó thế nào? Chẳng hạn như, có 50 đô đặt ở chỗ nào đó, ngươi đi ngang qua thì 50 đô đó biến mất, mọi người đều nghi là ngươi lấy, lúc đó ngươi nên làm thế nào? Trong lòng ngươi sẽ thấy ấm ức, đau lòng: “Mặc dù tôi nghèo đấy, nhưng tôi cũng có chí khí, tôi biết giữ thể diện, đồ của người khác tôi chẳng bao giờ lấy, tay tôi không làm việc bẩn thỉu bao giờ. Bình thường các người xem thường tôi, có chuyện thì nghi tôi trước hết. Đức Chúa Trời cũng không thay mặt tôi mà làm rõ sự tình, xem ra Đức Chúa Trời cũng chẳng thích tôi!”, rồi ngươi làm loạn. Như vậy mà tính là bị sỉ nhục sao? (Thưa, không tính.) Gặp chuyện như vậy thì ngươi nên làm thế nào? Ngươi mà lấy thì phải thừa nhận, bảo đảm sau này không lấy bậy nữa. Ngươi mà không lấy thì hãy nói: “Tôi không lấy, Đức Chúa Trời dò xét tận đáy lòng người, ai lấy số tiền này thì tự người đó biết, Đức Chúa Trời cũng biết. Tôi không nói gì thêm nữa”. Ngươi không cần nói: “Các người xem thường tôi, các người đều muốn ức hiếp tôi”. Nói vậy thì có ích gì không? Nói nhiều thì có tốt không? (Thưa, không tốt.) Tại sao lại không tốt? Những lời này nói nhiều thì có thể chứng tỏ một sự thật rằng: trong lòng ngươi không có Đức Chúa Trời, ngươi không tin Đức Chúa Trời, không có đức tin thực sự nơi Ngài. Ngươi nói ra tình hình thực tế một lần là Đức Chúa Trời biết rồi, Đức Chúa Trời dò xét tận đáy lòng người, dò xét từng lời nói việc làm của con người, người khác muốn nhìn nhận thế nào thì mặc họ, ngươi tin Đức Chúa Trời biết hết thảy mọi sự thì ngươi không cần phải nói nhiều. Trong lòng ngươi có cần thấy ấm ức hay không? Không cần. Chuyện này có là gì chứ? Ngươi còn cảm thấy oan ức vì tin Đức Chúa Trời mà chịu sự phỉ báng và xét đoán, nhưng ngươi có thể nói cho rõ được sao? Ngươi cứ một mực biện bạch với người ta thì sẽ làm chậm trễ việc chính, làm vậy chẳng có ý nghĩa gì, phải không nào? Nói lý lẽ với họ thì có ích gì không? Làm vậy đâu phải là thực hành lẽ thật.

Trong quá trình trải nghiệm sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, con người đều chịu khổ nhiều. Những cái khổ người ta chịu có phải là tủi nhục không? (Thưa, không phải.) Chắc chắn là không phải. Tại sao lại nói như vậy? (Bởi vì con người có tâm tính bại hoại, họ nên chịu những cái khổ này.) Con người có tâm tính bại hoại, một mặt là vậy. Ngoài ra, nếu ngươi không hiểu phương diện lẽ thật nào đó và trong ngươi còn có phần tiêu cực nào đó, thì ngươi có thể đem ra mà thông công, chứ đừng kìm nén trong lòng. Mục đích thông công những chuyện này là gì? (Thưa, để giải quyết vấn đề.) Mục đích là để tìm kiếm lẽ thật, đạt đến hiểu lẽ thật, giải quyết vấn đề trong chuyện này. Ngươi không cần phải kìm nén, không cần ngươi phải chịu tủi nhục, ngươi đừng có chịu đựng và nói rằng: “Tôi không hiểu mà còn bắt tôi thuận phục, tôi phải hiểu thì mới thuận phục”. Ngươi không hiểu thì có thể thông công và tìm kiếm lẽ thật, đây mới là con đường đúng đắn. Làm như vậy là không sai. Có chuyện thì thông công cho hiểu, nói cho rõ, thì người ta sẽ biết nên làm gì. Ngươi nên mang thái độ tìm kiếm lẽ thật, thông qua tìm kiếm lẽ thật mà giải quyết vấn đề, nếu ngươi không hiểu lẽ thật mà chỉ rèn luyện thuận phục, thì cuối cùng vẫn không thể giải quyết vấn đề. Do đó, cho dù bảo ngươi thuận phục, cũng không có nghĩa là bảo ngươi thuận phục theo kiểu hồ đồ và vô nguyên tắc. Thay vào đó, trong sự thuận phục này có một nguyên tắc cơ bản nhất, đó là trong trường hợp ngươi không hiểu thì hãy cứ thuận phục trước đã, có một tấm lòng thuận phục, một thái độ thuận phục, đây là lý tính mà con người nên có, đạt đến điều này rồi thì sau đó ngươi cứ dần dà tìm kiếm, như vậy thì sẽ tránh chuyện ngươi xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời, và có thể bảo vệ ngươi đi đến cuối đường. Đức Chúa Trời vạch rõ, định tội, thậm chí là phán xét, rủa sả con người, những chuyện này có tính là sỉ nhục con người không? (Thưa, không.) Con người có cần phải có sự nhẫn nại cực độ để chịu đựng hết thảy những chuyện này không? (Thưa, không cần.) Không cần thiết. Ngược lại, con người cần có đức tin cực lớn để tiếp nhận hết thảy những chuyện này. Chỉ khi tiếp nhận những chuyện này, thì ngươi mới có thể thực sự nhận thức được bản tính bại hoại của Sa-tan rốt cuộc là gì, thực chất bại hoại của con người rốt cuộc là gì, căn nguyên khiến con người đối địch với Đức Chúa Trời rốt cuộc nằm ở đâu, tại sao con người không tương hợp với Đức Chúa Trời, những vấn đề này ngươi phải tìm kiếm lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời thì mới có thể giải quyết được. Nếu ngươi không tiếp nhận lẽ thật, và bất kể lời Đức Chúa Trời nói rõ ràng đến đâu ngươi cũng không tiếp nhận, vậy thì những vấn đề này vĩnh viễn chẳng được giải quyết. Cho dù ngươi nhận thức được rằng “Lời Đức Chúa Trời không sỉ nhục chúng ta, chỉ là vạch trần mà thôi, là tốt cho chúng ta”, thì ngươi cũng chỉ thừa nhận về mặt đạo lý, chứ vĩnh viễn không đạt đến hiểu được hàm nghĩa thực sự hoặc hiệu quả nhắm đến của mọi lời Đức Chúa Trời phán này, ngươi cũng vĩnh viễn không hiểu được lẽ thật mà Đức Chúa Trời phán rốt cuộc là gì. Thông công như vậy rồi, có phải đủ để khiến con người có thái độ tích cực và chính diện đến một mức độ nào đó đối với việc tiếp nhận sự tỉa sửa, cách chức, tiếp nhận những công tác, sự an bài và tể trị của Đức Chúa Trời vốn không hợp quan niệm của con người hay không? (Thưa, phải.) Ít nhất, con người sẽ cho rằng mọi việc Đức Chúa Trời làm đều đúng, con người không cần lĩnh hội một cách tiêu cực, mà trước hết nên có thái độ tích cực tiếp nhận và thuận phục, sau đó là thái độ phối hợp. Mọi việc Đức Chúa Trời làm với con người đều không cần con người phải có sự nhẫn nại cực lớn, nghĩa là ngươi không cần phải chịu đựng hết thảy những chuyện này. Vậy ngươi cần làm gì? Ngươi cần tiếp nhận, tìm kiếm và thuận phục. Người ngoại đạo nói ra từ “nhẫn nhục” này là để hủy hoại người ta. Mọi việc Đức Chúa Trời làm đều không cần ngươi nhẫn nhục, ngươi có thể thực hành nhẫn nại, yêu thương, khiêm nhu, cả thuận phục, tiếp nhận, trung thực, mở lòng và tìm kiếm, những điều này đều tương đối tích cực. Còn lô-gic của người ngoại đạo là gì? Chính là triết lý Sa-tan, là lời nói dối của Sa-tan. Tóm lại, cách làm nhẫn nhục này không phải là nguyên tắc mà người tin Đức Chúa Trời nên tuân thủ, nó không phải là lẽ thật, mà là thứ của Sa-tan. Đức Chúa Trời không yêu cầu con người nhẫn nhục, bởi vì ở đây không tồn tại cái “nhục”. Mọi việc Đức Chúa Trời làm với con người đều là tình yêu thương, đều là sự cứu rỗi, đều là quan tâm và bảo vệ. Lời Đức Chúa Trời phán, công tác Đức Chúa Trời làm trên con người, tất cả đều là tích cực, đều là lẽ thật, không có chút gì giống với Sa-tan, không hề có phương thức và phương pháp của Sa-tan. Chỉ khi con người tiếp nhận lời Đức Chúa Trời thì mới có thể được làm tinh sạch và được cứu rỗi.

Cái “nhẫn nhục” mà Sa-tan nói đến, những việc nó làm trên con người có những biểu hiện nào? Biểu hiện của những gì nó làm trên con người chính là sự tổn thương, hủy hoại, chà đạp, giày xéo, tóm lại nó là tai họa đối với ngươi. Bất kể ngươi chịu khổ hay chịu nhục, tóm lại cái cuối cùng mà con người đạt được từ việc nó làm trên con người chắc chắn không phải là lẽ thật. Vậy cái con người đạt được là gì? Là thống khổ. Việc Sa-tan làm trên con người là đủ kiểu sỉ nhục, châm biếm, còn có hủy hoại và làm bại hoại, vậy cái nó đạt được nơi con người và khiến con người cảm nhận là gì? Nó khiến con người ép dạ cầu toàn, thậm chí nội tâm bị bóp méo. Con người học cách dùng đủ loại thủ đoạn và phương thức để ứng phó và tiếp cận hết thảy những thứ đó, lại còn học cách a dua nịnh hót, giả vờ và nói dối. Khi con người bộc lộ và biểu hiện hết mọi thứ này, thì nội tâm họ cam tâm, hạnh phúc và bình an, hay là phẫn nộ và thống khổ? (Thưa, là phẫn nộ và thống khổ.) Con người ở trên thế gian này càng nhẫn nhục thì sự phẫn nộ trong nội tâm càng lớn thêm hay càng nhỏ đi? (Thưa, càng lớn thêm.) Vậy con người càng thêm thù hằn hay càng thêm yêu thương nhân loại này? (Thưa, thêm thù hằn.) Con người càng thêm thù hằn nhân loại này, thấy ai cũng hận. Lúc tuổi đời còn trẻ, mới ra xã hội này, ngươi thấy cái gì cũng tốt, đặc biệt dễ tin người. Đến năm 30 tuổi thì không còn quá tin người khác nữa, đến năm 40 tuổi thì hầu như không còn tin ai, đến năm 50 tuổi thì trong lòng tràn đầy thù hận, có khuynh hướng trở ngược lại mà làm hại người khác. Trước khi tràn đầy thù hận, cái con người chịu đựng là những gì? Toàn là tủi nhục và thống khổ. Khi ngươi không có năng lực và thế lực lớn như người khác, thì ngươi ta nói gì ngươi cũng phải gấp gáp cúi đầu thừa nhận, người ta chửi gì ngươi cũng phải nghe, chẳng có cách nào khác, nhưng trong lòng ngươi nghĩ gì? “Đến một ngày có thế lực rồi, tôi sẽ đích thân giết anh, diệt cả ba đời nhà anh!”. Thù hận trong lòng ngày càng lớn. Đây chính là hậu quả mà nhẫn nhục gánh vác đem lại cho nhân loại bại hoại. Con người cảm thấy cái nhẫn nhục gánh vác mà xã hội tôn sùng và khuyến khích này là thứ tích cực, là một dạng tinh thần và tư tưởng khiến con người có thể quyết chí tự cường, vậy tại sao cuối cùng cái nó đem đến cho con người lại là phẫn nộ và thù hận? (Thưa, vì nó không phải là lẽ thật.) Đúng vậy, bởi vì nó không phải là lẽ thật, nên nó sẽ đem lại dạng ác quả như vậy. Trong xã hội và trên giang hồ, ân oán và giết chóc từ thế hệ này qua thế hệ khác nảy sinh như thế nào? (Thưa, sau khi con người chịu tủi nhục thì thù hận trong lòng họ ngày càng lớn, rồi sẽ nảy sinh giết chóc.) Đúng vậy, việc giết chóc nảy sinh như thế đấy, thế hệ này đến thế hệ khác tàn sát lẫn nhau, cứ giết mãi cho đến khi nhân loại bị hủy diệt trong tai họa mới thôi, hậu quả là vậy. Nhân loại này cũng sống dưới quyền thế của Sa-tan và sống bằng triết lý, lô-gic của Sa-tan mà từng bước phát triển đến ngày nay, quan hệ giữa người với người ngày càng méo mó, ngày càng xa lạ, ngày càng không còn tín nhiệm, ngày càng lạnh nhạt. Bây giờ nhân loại đã đến mức độ nào rồi? Đến mức hai người vốn chẳng liên quan gì đến nhau mà trong lòng lại đầy thù hận, đầy thù địch với nhau. Trước đây hàng xóm hay lai vãng và qua lại với nhau, bây giờ có người chết năm, sáu ngày mà hàng xóm chẳng ai biết gì, chẳng ai quan tâm cả. Tại sao lại phát triển thành ra như vậy? Chính là vì sự thù hận lẫn nhau phát triển thành ra như vậy. Ngươi không muốn bị người khác thù hằn, mà trong khi đó ngươi lại thù hằn người khác, đây chính là vòng tuần hoàn ác tính, là ác quả và tai họa mà phép tắc của Sa-tan đem lại cho nhân loại. Trong lòng người, cách nhìn nhận và ấn tượng đối với người khác ngày càng xấu, sau đó con người càng học cách nhẫn nhục gánh vác thì sự phẫn nộ và thù hận trong lòng ngày càng lớn. Cuối cùng họ nói: “Họ chết hết mới tốt, ai cũng không được sống!”. Chẳng phải trong lòng mỗi một người đều đầy tràn dạng thù thù hận này sao? Họ hy vọng thế gian này sớm bị hủy diệt: “Con người đều xấu xa cùng cực, nên bị hủy diệt cho rồi!”. Ngươi nói người khác xấu xa cùng cực, trong khi đó bản thân ngươi thế nào? Chẳng lẽ bản thân ngươi thực sự biến đổi rồi sao? Ngươi đạt đến được cứu rỗi rồi sao? Ngươi hận người khác xấu xa cùng cực, thì bản thân ngươi nên tốt hơn người khác chứ! Nếu ngươi cũng xấu xa như người đời, thì ngươi không có lý trí rồi. Người có lý trí nhìn thấy nhân loại xấu xa cùng cực thì nên mưu cầu lẽ thật và sống thể hiện ra hình tượng giống con người để làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, như vậy mới là thích hợp. Như thế, khi Đức Chúa Trời hủy diệt nhân loại tà ác này, ngươi sẽ được tha cho tồn tại.

Các ngươi có hận nhân loại tà ác này không? (Thưa, có.) Người tin Đức Chúa Trời, đa số còn có chút lý trí của nhân tính, nội tâm họ còn phần nào lương thiện, họ hướng về sự sáng, khao khát Đức Chúa Trời và lẽ thật nắm quyền, không yêu thích những thứ tà ác và bất công. Đáng ra họ nên đầy hy vọng, đầy bao dung với nhân loại này, vậy tại sao họ lại hận nhân loại này? Có một vài người nói: “Tôi nhớ lại hồi đi học, thầy giáo ức hiếp tôi, tôi cũng không dám lên tiếng mà phải chịu đựng. Nên tôi đã hạ quyết tâm phải học cho thật giỏi, sau này thi vào đại học. Tôi nghĩ: ‘Phải khiến cho các người thấy tôi rốt cuộc có ra gì không, đến lúc đó tôi sẽ ức hiếp các người!’”. Có những người nói: “Nhớ lại hồi đi làm, những kẻ tồi tệ trong đơn vị cứ luôn ức hiếp tôi. Tôi nghĩ: ‘Chờ đến ngày tôi có thành tích trong sự nghiệp rồi đứng trên đầu các người, thì sẽ trị các người tới nơi tới chốn!’”. Lại có những người nói: “Tôi nhớ lại thời làm ăn, ông chủ bên cung cấp luôn lừa tôi, tôi nghĩ: ‘Sẽ đến ngày tôi phát tài, lúc đó tôi sẽ đem ông ra mà đùa bỡn!’”. Hết thảy mọi người đều sống không dễ dàng gì, đều có lúc chịu ức hiếp, trong lòng đều căm hận ai đó, đều muốn báo thù rửa hận, thế gian này đã thành ra như vậy, tràn đầy căm hận, tràn đầy thù hằn. Sự thù hằn giữa người với người đã quá khủng khiếp rồi, không còn cách nào chung sống dung hòa được nữa, sự hòa thuận đã không còn, thế gian này sẽ sớm tiêu tùng, tận hạn. Trong lòng mỗi một người đều có một bộ sử đầy máu và nước mắt, họ nghĩ lại lúc trước ở chỗ đó đã bị ai ức hiếp, nghĩ lại lúc trước ở đơn vị này, cơ quan nọ, nhóm người kia, họ đã bị ức hiếp, bị xem thường, bị lừa, bị gạt, những chuyện này ở đâu cũng có. Chuyện này chứng tỏ điều gì? Chứng tỏ trong nhân loại này không còn người nào giống Nô-ê nữa, chuyện có phải vậy không? (Thưa, phải.) Ai ai trong lòng cũng tràn đầy sự tà ác, tràn đầy sự thù hằn đối với lẽ thật, những điều tích cực và sự chính nghĩa. Con người đã đến mức không thể cứu vãn rồi. Không có một người nào, một dạng học thuyết hay lý luận nào có thể cứu vãn nổi nhân loại này, chuyện chính là như vậy. Có những người vẫn còn hy vọng rằng: “Lúc nào thì có thế chiến nhỉ? Sau chiến tranh thì những ai đáng chết đều đã chết, những người sống sót có thể có khởi đầu mới. Sẽ mở ra một thời đại mới, lập nên một quốc gia mới”. Chuyện đó có khả thi không? Bất khả thi. Có một vài người gửi gắm hy vọng vào các loại tôn giáo, nhưng hiện tại các loại tôn giáo cũng đều là mặt trời xuống núi, chỉ còn chút hơi tàn, những tôn giáo này đều đã hủ bại cùng cực, tiếng xấu tràn lan. Ta nói lời này là có ý gì? Chính là để khiến con người hiểu một sự thật: không có Đức Chúa Trời dùng lời phán và lẽ thật mà cứu rỗi nhân loại, thì tâm tính thù hận và hung ác trong sâu thẳm nội tâm của nhân loại này chỉ có thể ngày càng nghiêm trọng, ngày càng ngang ngược, cuối cùng cái kết của nhân loại chỉ có thể là tự hủy khi tàn sát lẫn nhau. Hiện tại, rất nhiều người đều muốn tránh khỏi nhân loại tà ác này, lên chốn thâm sơn cùng cốc hoặc đến nơi không một bóng người mà sống một mình, vậy kết quả thế nào? Nhân loại sẽ không còn sinh sôi nảy nở, không còn thế hệ kế tiếp, đến thế hệ này thì sẽ tuyệt diệt, không còn thế hệ sau nữa. Nhân loại này chống đối Đức Chúa Trời quá nghiêm trọng, từ sớm đã chọc giận Đức Chúa Trời, chẳng bao lâu nữa thì nhân loại này sẽ đến hồi kết. Tại sao có rất nhiều người không kết hôn? Chính là vì họ sợ bị lừa, không còn tin trên đời có người tốt nữa, họ tràn đầy thù hằn đối với hôn nhân. Chuyện này biết trách ai đây? Nên trách nhân loại bại hoại quá sâu sắc, trách Sa-tan và ma quỷ, cũng trách bản thân con người bằng lòng tiếp nhận sự bại hoại. Ngươi hận người khác, chẳng lẽ bản thân ngươi tốt hơn người khác sao? Ngươi không có lẽ thật, hận người khác cũng vô dụng thôi. Con người không có lẽ thật, không hiểu lẽ thật, thì cuối cùng sẽ đi vào ngõ cụt, rơi vào tai họa và bị hủy diệt, cái kết là như vậy đấy. Đức Chúa Trời mà không cứu rỗi nhân loại, thì nhân loại bại hoại này chẳng một ai có thể hiểu lẽ thật cả.

Rốt cuộc thì “nhục” là gì? Người tin Đức Chúa Trời có cần nhẫn nhục không? Cái “nhục” này có tồn tại không? (Thưa, không tồn tại.) Nó không tồn tại, vậy chẳng phải vấn đề này được giải quyết rồi sao? Thế thì lần sau các ngươi lại nghe có người nói: “Khi tin Đức Chúa Trời, điều trước hết là phải học cách chịu đựng. Có chuyện gì cũng phải chịu đựng, đè nén nó trong lòng”, ngươi nghe lời này rồi thì có giảng gì cho họ không? (Thưa, có.) Giảng thế nào? Ngươi hãy nói: “Anh chịu đựng cái gì chứ? Anh mà muốn chịu đựng tủi nhục thì đáng thương quá, nó cho thấy anh không hiểu lẽ thật. Anh mà hiểu lẽ thật thì cái nhục đó đâu có tồn tại, anh sẽ biết cam tâm vui vẻ tiếp nhận hết thảy hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho anh. Cái khổ này là điều mà nhân loại nên chịu, nó chẳng phải là tủi nhục gì cả. Đây chính là được Đức Chúa Trời nâng cao, chúng ta chịu cái khổ này là chứng tỏ Đức Chúa Trời còn cho chúng ta cơ hội, cho chúng ta có thể được cứu rỗi. Nếu ngay cả cơ hội chịu khổ và tư cách chịu khổ mà chúng ta còn không có, thì chúng ta chẳng có cơ hội nào để được cứu rỗi. Đây không phải là tủi nhục, chuyện này anh phải làm cho rõ, xem lời anh nói rốt cuộc đúng hay sai. Cái tủi nhục này đâu có tồn tại, chúng ta là con người bại hoại, chịu khổ là việc nên làm. Khi bị bệnh, anh uống thuốc và làm phẫu thuật, thì cũng là chịu chút khổ rồi! Anh chịu cái khổ này để trị bệnh mà tính là tủi nhục à? Nó đâu phải là tủi nhục, mà là để trị bệnh. Chúng ta tin Đức Chúa Trời và trải qua sự phán xét, hình phạt chính là để thoát khỏi tâm tính bại hoại, có thể sống thể hiện ra hình tượng giống con người, có thể dựa theo yêu cầu của Đức Chúa Trời mà sống, thuận phục và thờ phượng Đức Chúa Trời, có thể sống tốt hơn và có tôn nghiêm hơn. Chúng ta nên chịu những cái khổ này, đó là do chúng ta có tâm tính bại hoại mà ra. Chịu những cái khổ này là để đạt được lẽ thật sự sống, không thể lý giải chuyện này là chịu tủi nhục, mà nên xem nó là trách nhiệm và nghĩa vụ mà chúng ta nên làm, là con đường chúng ta nên đi, rồi tiếp nhận nó. Đây chính là Đức Chúa Trời nâng cao chúng ta. Chúng ta phải tán tụng việc Đức Chúa Trời nâng cao chúng ta và cho chúng ta cơ hội. Dựa vào mọi hành vi và việc làm của chúng ta, thì chúng ta không xứng chịu những cái khổ này, mà nên bị hủy diệt giống như người đời. Chúng ta mà xem cái khổ nên chịu và hết thảy ân điển mà Đức Chúa Trời ban này là tủi nhục, thì đúng là quá thiếu lương tâm và làm đau lòng Đức Chúa Trời quá nhiều! Chúng ta không xứng với sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời!”. Chuyện có phải như vậy không? (Thưa, phải.) Một chút đạo lý này rất đơn giản, chẳng phải không nói ra thì cũng nên hiểu được sao? Khi được mở lối như thế này và đã hiểu những chuyện này rồi, thì lòng người sẽ có chút thanh thản, lúc gặp chuyện thì không làm loạn nữa. Có những người trong lòng biết rõ đây là lẽ thật phải tiếp nhận, nhưng ngoài miệng họ vẫn kêu mình thật sự bị oan ức, nói mãi cho đến khi thốt ra lời xét đoán Đức Chúa Trời. Các ngươi đừng có làm chuyện như vậy. Gặp chuyện gì cũng hướng về lẽ thật mà tìm kiếm, đây là chuyện khẩn cấp nhất, tuyệt đối đừng lơ là. Ngươi nhận định rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật, đường đi và sự sống, vậy thì không nên xem bất kỳ hoàn cảnh nào mà Đức Chúa Trời sắp đặt là chuyện do con người. Thay vào đó, ngươi nên xem hết thảy hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt là cơ hội để ngươi biến đổi tâm tính và tiếp nhận lẽ thật.

Ta đã thông công xong về ý nghĩa của chữ “nhục”, giờ sẽ thông công về phần tiếp theo, “gánh vác” là gì. Chúng ta vừa mới nói qua, gánh vác là một dạng dục vọng và dã tâm nơi sâu thẳm nội tâm của con người, cũng là một mục tiêu mà con người hy vọng đạt được. Người tin Đức Chúa Trời, được Đức Chúa Trời cứu rỗi và tiếp nhận sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời thì có cần nhẫn nhục gánh vác không? Chúng ta vừa mới nói về chuyện hai chữ “nhẫn nhục” không đứng vững trong nhà Đức Chúa Trời, ngươi không cần nhẫn nhục, không cần phải cảm thấy bản thân chịu khổ đến vậy và trong lòng ấm ức, ngươi không cần phải chịu đựng hết thảy những tủi nhục này để đạt đến làm Đức Chúa Trời hài lòng, như thể ngươi cao thượng lắm vậy. Ngươi không cần làm như thế. Vậy, gánh vác nghĩa là gì? Nếu nói Đức Chúa Trời khiến con người chịu đựng hết thảy cái khổ này là để con người có thể gánh vác trách nhiệm và sứ mạng lớn hơn nữa, đạt được sự chúc phúc lớn hơn và đích đến tốt hơn, thì câu nói này có chính đáng hay không, có hợp lý hay không? (Thưa, không chính đáng.) Nó không chính đáng, vậy nên xác định tính chất nó thế nào? Đức Chúa Trời cho con người được cứu rỗi, đạt đến kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, khiến con người sống ngày càng tốt hơn, Ngài làm như vậy là vì con người hay là vì Ngài? (Thưa, vì con người.) Đương nhiên là vì con người, người được lợi nhất là con người. Do đó mới nói chuyện này không liên quan đến việc Đức Chúa Trời đạt được ích lợi gì từ đây, càng không liên quan đến việc con người chịu đựng những cái khổ này thì có thể đạt được phúc lành lớn đến đâu. Trong chuyện này, ngươi không cần chịu đựng, không cần phải có dạng “hùng tâm tráng chí” này, cũng không cần có dạng vứt bỏ như vậy. Thực ra, ngươi không vứt bỏ gì cả, ngươi cũng chẳng phải từ bỏ thứ gì, ngược lại cuối cùng, chính con người đạt được nhiều nhất. Một mặt, con người hiểu được đủ mọi phương diện chuẩn tắc về việc làm người, ngoài ra, con người có thể thuận theo hết thảy quy luật và phép tắc mà Đức Chúa Trời ấn định, có thể sống một cách có trật tự. Cách sống này so với cách sống hiện tại của con người thì thế nào? (Thưa, tốt hơn.) Tốt hơn so với cách sống hiện tại. Vậy trong hai cách sống này, cách nào hạnh phúc hơn, sống giống loài thọ tạo đích thực hơn và là cuộc sống mà con người nên có hơn? (Thưa, cách sống thứ nhất.) Đương nhiên là cách sống thứ nhất. Ngươi chịu những cái khổ này rồi thì hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, đồng thời cũng hiểu được rất nhiều lẽ thật. Trên cơ sở hiểu lẽ thật, ngươi học biết cách làm người, trong nhân tính của ngươi đã có lẽ thật làm sự sống, vậy thì ngươi có đáng giá không? Ban đầu, con người không có chút lẽ thật nào, họ chính là một thứ thấp hèn vô giá trị, còn chẳng bằng con kiến, không xứng được sống. Hiện tại, ngươi hiểu lẽ thật rồi, dựa vào lẽ thật mà nói năng và hành động, bất kể Đức Chúa Trời bảo ngươi làm gì, ngươi đều có thể nghe lời một cách tuyệt đối, bất kể Đức Chúa Trời an bài thế nào, ngươi đều có thể thuận phục, vậy thì ngươi có còn xét đoán Đức Chúa Trời nữa không? Có còn chủ động phản nghịch Đức Chúa Trời không? Nếu có người sai khiến ngươi phản nghịch Đức Chúa Trời thì ngươi có nghe theo họ không? (Thưa, không.) Có người bịa chuyện về Đức Chúa Trời để mê hoặc ngươi thì ngươi có thể tin họ không? (Thưa, không thể.) Ngươi không thể. Do đó, bất kể là xét từ góc độ chủ quan hay khách quan, ngươi đều sẽ không phản nghịch Đức Chúa Trời, nhân loại như thế này hoàn toàn sống dưới sự thống trị của Đức Chúa Trời rồi. Vậy nhân loại như thế này còn cần chịu đựng những thống khổ hiện tại của con người nữa không? Trong lòng họ còn có thù hận hay thống khổ nữa không? Còn có những chuyện thống khổ và đau lòng không? (Thưa, không còn nữa.) Sẽ không còn những thống khổ như vậy nữa. Dạng người này làm việc gì cũng có nguyên tắc, không làm bừa làm bậy. Ngoài ra, khi ngươi gặp chuyện thì có Đức Chúa Trời nắm chủ quyền, Sa-tan sẽ không hại ngươi được, ngươi sẽ sống như một con người đích thực. Đức Chúa Trời có còn hủy diệt nhân loại như thế này không? Nhân loại như thế này còn có thể tự hủy diệt mình không? (Thưa, không thể.) Không thể nữa rồi. Nhân loại đó so với nhân loại bại hoại hiện tại này là hai loại người hoàn toàn khác nhau. Lòng người hiện tại tràn đầy thù hận và thống khổ, bất kể lúc nào, bất kể ở đâu cũng đều có thể tự sát, đều có thể tranh đấu, giết người, đều có thể làm việc xấu đem lại tai họa cho nhân gian. Nhưng nhân loại được Đức Chúa Trời cứu rỗi và đạt được lẽ thật làm sự sống thì có thể chung sống hòa thuận với nhau, không tranh không đấu, không có thù hận, đều có thể thuận phục sự an bài của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời phán lời nào thì con người đều có thể đồng lòng chung sức mà thuận phục, con người đều sống trong lời Đức Chúa Trời, đều theo phương hướng này mà nỗ lực. Vì để tiến hành ý chỉ của Đức Chúa Trời, mà ngươi hiểu lẽ thật và người này hiểu lẽ thật, các ngươi hiểu lẽ thật và những người nọ hiểu lẽ thật, thế thì khi mọi người tụ họp lại liệu còn có thể có quan điểm bất đồng không? (Thưa, không thể.) Như vậy thì sẽ có thể đạt đến ai cũng sống trước mặt Đức Chúa Trời, đều sống trong lời Đức Chúa Trời, sống bằng lẽ thật, lòng người tương hợp với nhau. Như vậy thì giữa người với người còn có thể giết chóc và tranh đấu với nhau không? (Thưa, không còn.) Không còn nữa, con người có cần phải chịu đựng thống khổ nữa không? Không có thống khổ nữa, vậy thì dạng nhân loại này sống thật hạnh phúc, không có tranh đấu, không có giết chóc. Thế con người nên quản lý vạn vật mà Đức Chúa Trời giao phó thế nào? (Thưa, chung sống hòa thuận.) Một mặt là chung sống hòa thuận, mặt khác là dựa theo những quy luật và phép tắc do Đức Chúa Trời ấn định mà quản lý vạn vật. Nghĩa là hết thảy những quy luật, phép tắc và sinh vật này đều thuộc về nhân loại, để nhân loại sử dụng, nhằm đem lại phúc lợi cho nhân loại, nhân loại như vậy thì thật tốt biết bao! Lúc đó, hoàn cảnh sống của nhân loại đều được giao hết cho con người quản, Đức Chúa Trời đã vì con người mà ấn định quy luật và phép tắc cho thế giới này rồi, Ngài không cần quản nữa. Nếu đến một ngày ngươi thấy một con sói đang ăn một con thỏ, thì ngươi nên làm gì? Ngươi phải cho phép nó ăn. Ngươi không bao giờ có thể khiến con sói bỏ ăn thỏ mà đi ăn cỏ, làm vậy là phạm phải cái sai nào? (Thưa, là làm trái quy luật.) Vậy là làm trái quy luật rồi. Thỏ thì ăn cỏ, sói thì ăn thịt, ngươi phải tôn trọng bẩm tính của chúng, sau này để chúng tự do phát triển, không cần con người can thiệp một cách nhân tạo và thừa thãi vào hoạt động và sinh hoạt của chúng. Chuyện này đâu cần ngươi quản, Đức Chúa Trời đã ấn định hết cả rồi. Có những nơi mưa gió nhiều, khí hậu không thích hợp lắm, động vật phải di cư, thế là ngươi nói: “Phải chỉnh đốn nơi này, sao mà lúc nào cũng lắm mưa vậy? Động vật cứ di cư mãi chẳng phải rất mệt sao?”. Nói vậy có phải là lại ngu muội không? (Thưa, phải.) Ngu muội ở chỗ nào? Khí hậu này có phải là do Đức Chúa Trời ấn định không? (Thưa, phải.) Đức Chúa Trời ấn định dạng khí hậu này, để cho những động vật này sống ở khu vực này, chuyện chúng di cư chẳng phải là Đức Chúa Trời ấn định cho chúng sao? (Thưa, phải.) Vậy sao ngươi lại muốn cản trở? Ngươi mù quáng làm việc hảo tâm gì chứ? Chúng di cư thì có ích lợi gì? Khi một nhóm động vật đông đúc sống ở một nơi trong nửa năm, thì cỏ đã bị ăn sạch, nếu trời không mưa, và chúng không chịu rời đi, thì sẽ thế nào? Lúc nào cũng có mưa, mặt đất ẩm ướt thì chúng không ở đó được, cỏ cũng bị sũng nước mưa, nên chúng phải đi. Chuyến di cư này giúp chúng rèn luyện thân thể, cũng cho cỏ có cơ hội phát triển, chờ đến khi chúng ăn gần hết cỏ ở nơi khác, thì trời sẽ đổ tuyết, chúng lại phải “gấp rút” rời đi, phải gấp rút di cư. Chúng về lại chỗ ban đầu, chỗ cũ này đã hết mưa, cỏ đã mọc lại, có cái để chúng ăn rồi. Cứ như vậy, hệ sinh thái này được giữ cân bằng một cách rất tự nhiên. Có một vài người nói: “Linh dương cứ luôn bị sư tử ăn thịt, thật quá đáng thương! Có thể nào khiến cho linh dương cẩn thận hơn một chút không nhỉ?”. Ngươi mù quáng làm việc hảo tâm gì vậy? Ngươi thể hiện sự lương thiện của mình sao? Đây là làm việc tốt quá lố. Linh dương mà giảo hoạt thì sư tử sẽ phải đói, ngươi có nhẫn tâm nhìn sư tử chịu đói không? Lại có vài người nói: “Sư tử thật xấu xa, ăn hươu, ăn ngựa vằn, thật quá đẫm máu, quá tàn nhẫn!”. Ngươi muốn diệt sư tử, rồi ngựa vằn và hươu sẽ quá đông, cuối cùng sẽ thế nào? Cỏ sẽ bị ăn sạch, thảo nguyên biến thành sa mạc. Ngươi có chịu nổi không? Ngươi còn làm việc hảo tâm đó nữa không? Vậy ngươi nên làm thế nào? Cứ để chúng tự do phát triển. Động vật với nhau là vậy, Đức Chúa Trời từ sớm đã ấn định hết thảy quy luật này, ngươi có muốn hay không thì cũng phải tiếp nhận, cũng phải dựa theo quy luật, đi ngược lại quy luật thì sẽ không sinh tồn nổi. Ngươi hiểu hết thảy phép tắc này rồi thì ngươi sẽ biết tôn trọng hết thảy phép tắc này, dựa vào hết thảy phép tắc này mà nhìn nhận những sự vật này, rồi từ trong đó mà nhìn ra sự khôn ngoan trong việc Đức Chúa Trời tể trị hết thảy. Ngoài ra, hết thảy những phép tắc này đều là bẩm tại, cái bẩm tại này từ đâu mà có? (Thưa, do Đức Chúa Trời ấn định.) Nó là do Đức Chúa Trời ấn định, Ngài an bài như vậy. Nhân loại nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sinh vật, nghiên cứu đủ ngành học, nghiên cứu bao nhiêu năm qua mà chỉ hiểu được một đạo lý và quy luật đơn giản, chứ chẳng có người nào từ đạo lý này và các hiện tượng mà nhìn thấy sự tể trị và khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Tại sao toàn bộ hệ sinh thái và chuỗi thức ăn đều được sinh ra tinh vi và kỳ diệu như thế? Nhân loại chỉ làm rõ được một hiện tượng, hoặc công bố với người đời một sự thật, nhưng ai cũng không tổng kết được, ai cũng không nhìn thấu được rằng hết thảy mọi sự này đều từ Đức Chúa Trời mà ra, chứ không phải hình thành một cách tự nhiên. Nếu dựa vào cách nói thế giới hình thành một cách tự nhiên, thì tại sao bao năm qua chẳng thấy có con khỉ nào trở thành người? Hết thảy phép tắc này đều do Đức Chúa Trời ấn định, có liên quan gì đến chuyện khỉ trở thành người không? (Thưa, không liên quan.) Căn bản không có chuyện đó. Hết thảy những phép tắc và quy luật này đều được Đức Chúa Trời ấn định rồi, con người mà may mắn có thể được tha cho tồn tại thì lúc đó con người chẳng những biết tôn trọng, bảo vệ và quản lý hết thảy quy luật và phép tắc này, mà quan trọng hơn một chút, họ còn có thể từ trong hết thảy quy luật và phép tắc này mà trở thành người được lợi ích lớn nhất. Hết thảy những điều này là do Đức Chúa Trời chuẩn bị cho nhân loại, ấn định cho nhân loại, cái gì cũng sẵn có cho con người hưởng thụ. Trong toàn bộ vạn vật, con người là loài thọ tạo có phúc nhất. Con người có ngôn ngữ, có tư tưởng, có thể nghe thấy tiếng Đức Chúa Trời, có thể hiểu lời Đức Chúa Trời, có ngôn ngữ để đối thoại với Đức Chúa Trời, và có thể nghe hiểu lời Đức Chúa Trời nhất. Điều hạnh phúc nhất của con người chính là Đức Chúa Trời ban cho họ vốn liếng lớn nhất để được cứu rỗi và đến trước mặt Đức Chúa Trời. Cuối cùng, hết thảy mọi việc Đức Chúa Trời làm này, hết thảy mọi quy luật và phép tắc mà Đức Chúa Trời ấn định này, đều cần con người quản lý và bảo vệ. Những ai chỉ biết nghiên cứu, phá hoại, hủy hoại và bóp méo hết thảy những quy luật và phép tắc này thì phải bị tuyệt diệt. Con người đã chịu bao nhiêu cái khổ như vậy, nhưng cái đích đến tốt đẹp mà họ tin vào, mưu cầu và trông ngóng trong lòng rốt cuộc có tồn tại hay không? Thực ra nó không tồn tại, nó chỉ là một dạng dục vọng và dã tâm của con người, nó so với điều mà Đức Chúa Trời muốn ban cho con người thì chẳng giống nhau, là hai điều khác biệt hoàn toàn, tuyệt đối không có liên quan gì. Do đó, cái “gánh vác” trong nhẫn nhục gánh vác không tồn tại nơi con người. Nói không tồn tại là sao? Chính là cái đích đến tốt đẹp mà ngươi tin vào, cùng những dã tâm và dục vọng trong sâu thẳm nội tâm mà ngươi muốn đạt đến, chúng căn bản không tồn tại. Cho dù ngươi chịu khổ chừng nào, chịu đựng tủi nhục đến đâu, thì cuối cùng đích đến mà ngươi trông ngóng, cùng dục vọng mà ngươi muốn đạt được, con người mà ngươi muốn trở thành, và mức độ phúc lành mà ngươi muốn hưởng thụ, chúng đều vô căn cứ, đều không phải là điều mà Đức Chúa Trời muốn ban cho ngươi. Trong chuyện này còn có vấn đề gì? Nhẫn nhục gánh vác chính là khi con người thông qua chịu đựng tủi nhục mà bảo tồn thực lực, rồi sau đó chịu đựng tủi nhục để đạt đến mục tiêu của mình. Mục tiêu này là gì? Là lý tưởng, thậm chí là dục vọng nơi sâu thẳm nội tâm người ta. Vậy người tin Đức Chúa Trời chịu khổ là vì để thỏa mãn một dạng dục vọng sao? (Thưa, không phải.) Vậy thì vì điều gì? Mục tiêu mà người tin Đức Chúa Trời chịu khổ để mưu cầu đạt đến là điều tích cực hay tiêu cực? (Thưa, tích cực.) Nó có liên quan gì đến dục vọng không? (Thưa, không.) Vậy mục tiêu tích cực này là nói đến điều gì? (Thưa, là thoát khỏi tâm tính bại hoại, trở thành con người đích thực, và có thể sống tốt hơn.) Thoát khỏi tâm tính bại hoại, trở thành con người đích thực, có thể sống tốt hơn. Còn gì nữa? Trở thành người được cứu rỗi, không còn phản nghịch Đức Chúa Trời nữa. Các ngươi có muốn trở thành người như Gióp và Phi-e-rơ không? (Thưa, có.) Đây có phải là mục tiêu không? (Thưa, phải.) Mục tiêu này có liên quan gì đến dục vọng không? (Thưa, không.) Mục tiêu này là việc mưu cầu chính đáng, là mục tiêu và con đường mà Đức Chúa Trời ban cho con người, đây là điều chính đáng. Cho nên mới nói, cái khổ mà ngươi chịu vì mục tiêu mưu cầu chính đáng này thì không phải là nhẫn nhục, mà là điều con người nên mưu cầu và con đường con người nên đi. Những người trong sâu thẳm nội tâm cho rằng mình là người chịu đựng tủi nhục thì có thể đi con đường này không? Họ đi không được, cũng không đạt đến được mục tiêu này.

Bây giờ nhìn lại, lời “nhẫn nhục gánh vác” này có phải là lẽ thật hay không? (Thưa, không phải.) Nó không phải là lẽ thật, không phải là chuẩn tắc để con người hành động, hành xử và thờ phượng Đức Chúa Trời. Con người muốn đạt đến được Đức Chúa Trời cứu rỗi thì có cần phải nhẫn nhục gánh vác không? (Thưa, không cần.) Nói có người nhẫn nhục gánh vác mà đạt đến được cứu rỗi, thì có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Không đúng ở đâu? Nhẫn nhục gánh vác không phải là thực hành lẽ thật, thì làm sao có thể đạt đến được cứu rỗi chứ? Cái này cũng ngang với việc nói rằng có kẻ giết người phóng hỏa, làm nhiều việc xấu, cuối cùng trở thành “lãnh tụ được nhân dân yêu mến”, có phải hai chuyện này gần giống nhau không? (Thưa, phải.) Ý của nó là vậy. Rõ ràng là đi con đường tà ác mà lại đảo ngược thành nhân vật chính diện, như vậy là mâu thuẫn. Nói có người nhẫn nhục gánh vác và cuối cùng đạt đến tương hợp với Đức Chúa Trời, có người nhẫn nhục gánh vác và cuối cùng đứng vững trong thử luyện, có người nhẫn nhục gánh vác và cuối cùng hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời, những lời này có đúng hay không? (Thưa, đều không đúng.) Chúng đều không đúng. Nói có người nhẫn nhục gánh vác đem phúc âm rao truyền cho cả một thôn, lời này có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Ta thấy có một vài người đang nghi hoặc: “Đúng hay là không? Lời này nên đúng chứ nhỉ? Khi rao truyền phúc âm và làm chứng cho Đức Chúa Trời thì có rất nhiều lúc cần nhẫn nhục gánh vác mà”. Dùng lời này ở đây thì có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Tại sao lại không đúng? Các ngươi nói xem. (Thưa, bởi vì hiệu quả đạt được từ việc nhẫn nhục gánh vác không phải là điều tích cực.) Áp dụng như vậy có đúng hay không? Hãy phân tích xem câu này tại sao lại không đúng, hãy mổ xẻ nó nào. “Nhẫn nhục gánh gác mà rao truyền phúc âm, đưa về được nhiều người, kết được nhiều trái, và lan truyền danh Đức Chúa Trời”, các ngươi không biết câu này đúng hay không sao? Nếu áp dụng theo mỗi một câu chúng ta thông công hôm nay, thì dùng lời này ở đây là không đúng, nhưng nếu liên tưởng đến việc có nhiều người lúc rao truyền phúc âm thì bị đối tượng phúc âm đánh chửi và đuổi ra khỏi nhà, thì chuyện đó có tính là chịu đựng sỉ nhục không? (Thưa, không.) Vậy thì nó là gì? (Thưa, là cái khổ nên chịu khi rao truyền phúc âm.) Đúng vậy, đây là cái khổ mà con người nên chịu, là trách nhiệm và nghĩa vụ của con người, là sự ủy thác Đức Chúa Trời giao cho con người. Cũng giống như lúc người phụ nữ sinh con thì rất đau đớn, đây có có phải là cái khổ nên chịu không? (Thưa, phải.) Nếu người mẹ bảo con mình: “Mẹ đã nhẫn nhục gánh vác mà sinh ra con”, thì lời này có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Họ cũng đã chịu khổ, tại sao lại nói là không đúng? Vì đây là cái khổ họ nên chịu. Chẳng hạn như con sói đi săn nhiều giờ, cuối cùng bắt được một con thỏ, nếu con sói nói: “Ta nhẫn nhục gánh vác để ăn được con thỏ”, thì lời này có đúng hay không? (Thưa, không.) Để ăn được con thỏ thì con sói phải trả giá một chút, chứ con thỏ đâu thể nào ngồi chờ con sói đến ăn, có chuyện dễ dàng như vậy sao? Làm việc gì cũng phải trả giá nhất định, đây không phải là nhẫn nhục gánh vác. Hiện tại, các ngươi đã phân loại rốt ráo lời “nhẫn nhục gánh vác” này là gì chưa? (Thưa, là thứ tiêu cực.) Phân loại nó là thứ tiêu cực, là lời mang nghĩa xấu, là lô-gic và triết lý xử thế của Sa-tan, chẳng có liên quan gì đến việc tin Đức Chúa Trời và những điều tích cực. Nếu có người nói: “Tôi rao truyền phúc âm nhiều năm rồi, thật sự là nhẫn nhục gánh vác!”, thì lời này không thích hợp. Rao truyền phúc âm là trách nhiệm của ngươi, là cái khổ ngươi nên chịu, chẳng lẽ ngươi tính rằng nếu không rao truyền phúc âm thì cuộc sống của ngươi không chịu khổ sao? Đây là cái khổ con người nên chịu, là điều chính đáng. Lời “nhẫn nhục gánh vác” này hoàn toàn bị xóa sổ trong nhà Đức Chúa Trời. Nếu như lại có ai đó nói ra lời này, thì ngươi nên hiểu như thế nào? Nếu như có người nói: “Khi ở tù, tôi đã nhẫn nhục gánh vác để không làm Giu-đa!”, thì lời này có đúng không? (Thưa, không đúng.) Tại sao lại không đúng? “Để không làm Giu-đa” là một câu nói và mục tiêu rất đỗi chính nghĩa, nhưng tại sao lại không phải là nhẫn nhục gánh vác? (Thưa, người tin Đức Chúa Trời thì không nên làm Giu-đa.) Đúng vậy, tin Đức Chúa Trời mà làm Giu-đa thì vô lý quá, nếu nói không làm Giu-đa là nhẫn nhục gánh vác thì đó chẳng phải là nói xằng nói bậy sao? Làm chứng cho Đức Chúa Trời là sứ mạng của ngươi, là lời chứng và lập trường mà loài thọ tạo nên giữ vững. Sa-tan đâu xứng để con người xưng tụng, Đấng mà con người nên thờ phượng chính là Đức Chúa Trời, thờ phượng Đức Chúa Trời là việc thiên kinh địa nghĩa. Khi Sa-tan khiến ngươi khuất phục nó, thì ngươi nên đứng vững làm chứng cho Đức Chúa Trời, dâng hiến cả tính mạng và không làm Giu-đa, chuyện này đâu đến mức là nhẫn nhục gánh vác. Chuyện này Ta đã nói rõ rồi, nếu sau này có người nói họ nhẫn nhục gánh vác thế này thế kia, thì các ngươi nên đối đãi thế nào? Hãy cho họ nghe bài giảng hôm nay thì họ sẽ hiểu ra, đây là biện pháp đơn giản nhất.

C. Ý chí chiến đấu “không bao giờ bỏ cuộc”

Biểu hiện thứ ba của nằm gai nếm mật là ý chí chiến đấu không bao giờ bỏ cuộc. Không bao giờ bỏ cuộc là dạng tâm tính nào? Là tâm tính kiêu ngạo. Làm sao mà con người không bao giờ thất bại được? Làm sao mà con người không bao giờ làm sai, nói sai, hay phạm sai lầm được? Ngươi phải thừa nhận: “Tôi là người bình thường, thông thường. Tôi có khuyết điểm, thiếu sót, có lúc làm sai, có lúc nói sai. Tôi có thể làm việc sai trái, cũng có thể đi sai đường, tôi chính là một con người bình thường”. Vậy không bao giờ bỏ cuộc rốt cuộc nghĩa là gì? Nghĩa là sau khi thất bại, sau khi gặp trắc trở, sau khi đi sai đường, thì không thừa nhận, mà cứ ngoan cường tiếp tục kiên trì, thất bại xong vẫn không nản lòng, không thừa nhận sai lầm. Cho dù bị bao nhiêu người chỉ trích và lên án, họ cũng không chịu quay đầu, mà muốn tiếp tục phấn đấu, nỗ lực và mưu cầu theo phương hướng và mục tiêu của bản thân, trả cái giá nào cũng được. Đó là dạng tinh thần như vậy. Có phải dạng tinh thần này cũng có tác dụng cổ vũ con người rất lớn không? Không bao giờ bỏ cuộc thường được dùng trong trường hợp nào? Nó được dùng trong đủ mọi trường hợp. Chỉ cần nơi nào có nhân loại bại hoại thì nơi đó có câu này, có dạng tinh thần này. Vậy nhân loại thuộc về Sa-tan nghĩ ra câu này vì mục đích gì? Chính là để khiến con người vĩnh viễn không muốn nhận thức bản thân, không muốn nhận thức sai lầm của bản thân, không muốn chỉ nhìn thấy mặt yếu ớt, nhu nhược và bất lực của mình, mà thay vào đó muốn nhìn thấy mặt đầy năng lực của mình, mặt vĩ đại và dũng mãnh của mình, không muốn đánh giá thấp về mình, mà phải cho rằng bản thân mình ổn. Kiểu như, ngươi cho rằng bản thân mình ổn thì sẽ ổn, ngươi cho rằng bản thân có thể chiến thắng, sẽ không thất bại, có thể trở thành người đứng trên thiên hạ, thì ngươi sẽ thành như vậy, chỉ cần ngươi có quyết tâm đó, ý chí đó, dã tâm và dục vọng đó, thì đều có thể đạt được, con người đâu có nhỏ bé, con người vĩ đại mà. Người ngoại đạo có câu này: “Lòng ta lớn chừng nào thì vũ đài cho ta lớn chừng đó”. Có những người vừa nghe câu này thì thích vô cùng, họ nói: “Ái chà, mình muốn chiếc nhẫn kim cương mười ca-ra, vậy nó có xuất hiện không? Mình muốn có chiếc xe Mercedes, vậy nó có xuất hiện không?”. Trong lòng nghĩ lớn như vậy thì có đạt được không? (Thưa, không.) Lời này là luận điệu sai trái. Nói thẳng ra, người nào tin và thừa nhận câu “không bao giờ bỏ cuộc” thì là người ngông cuồng vô độ. Họ nghĩ như vậy thì hoàn toàn tương phản với lời nào của Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời bảo con người nhận thức bản thân, làm người một cách thực tế. Con người có tâm tính bại hoại, có khiếm khuyết, có tâm tính chống đối Đức Chúa Trời, trên đời làm gì có người hoàn hảo, không một người nào hoàn hảo cả, hết thảy đều là người bình thường mà thôi. Đức Chúa Trời khuyên con người nên làm người như thế nào? (Thưa, thật thà mà làm người.) Thật thà mà làm người, giữ vững vị trí loài thọ tạo một cách thực tế. Đức Chúa Trời có bảo con người đừng bao giờ bỏ cuộc không? (Thưa, không.) Không có. Vậy Đức Chúa Trời nói gì về chuyện con người đi sai đường và bộc lộ tâm tính bại hoại? (Thưa, Ngài bảo hãy thừa nhận và tiếp nhận.) Tiếp nhận, thừa nhận, rồi nhận thức, có thể xoay chuyển, đạt đến thực hành lẽ thật. Còn không bao giờ bỏ cuộc thì chính là không nhận thức vấn đề của mình, không nhận thức cũng không tiếp nhận sai lầm của mình, thay vào đó có chết cũng không chịu quay đầu, không chịu hối cải, càng không chịu tiếp nhận sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời. Họ không tìm kiếm xem số phận của con người rốt cuộc là gì hay Đức Chúa Trời sắp đặt và an bài như thế nào, họ chẳng những không tìm kiếm, mà còn muốn nắm giữ số phận trong tay mình, muốn tự mình định đoạt. Ngoài ra, Đức Chúa Trời khiến con người nhận thức bản thân, đánh giá và nhận xét bản thân cho chuẩn xác, bản thân có thể làm được gì thì thật thà mà làm cho tốt, hết lòng, hết linh hồn, hết trí mà làm cho tốt. Trong khi đó, Sa-tan thì khiến con người lợi dụng hết mức tâm tính kiêu ngạo của họ, giải phóng tâm tính kiêu ngạo của họ, khiến con người làm siêu nhân, vĩ nhân, thậm chí là làm người có dị năng, nó khiến con người làm những việc mà con người không làm được. Do đó, triết lý của Sa-tan là gì? Chính là dù ngươi có sai thì cũng không tính là sai, chỉ cần ngươi có tinh thần không chịu phục, không bao giờ bỏ cuộc, thì sớm muộn cũng đến ngày ngươi trở thành người đứng trên thiên hạ, sớm muộn cũng có ngày nguyện vọng và mục tiêu của ngươi thành hiện thực. Vậy trong cái không bao giờ bỏ cuộc này có ý không từ thủ đoạn nào hay không? Để đạt đến mục tiêu của mình, ngươi không được thừa nhận mình có thể thất bại, không được tin mình là người bình thường, không được tin mình có thể đi sai đường, ngoài ra còn phải dùng đủ mọi phương thức và âm mưu, không từ thủ đoạn nào, để hiện thực hóa dã tâm và dục vọng của bản thân. Trong cái không bao giờ bỏ cuộc này có thái độ chờ đợi và thuận phục đối với số phận không? (Thưa, không.) Không có, con người muốn hoàn toàn nắm số phận trong tay mình, muốn chính mình làm chủ số phận mình, cho dù sau này đi theo hướng nào, được hưởng phúc hay là cuộc sống như thế nào, thì đều do chính bản thân mình định đoạt. Người ngoại đạo có câu: “Cơ hội đến với những ai có chuẩn bị”, lời này là sao? Có biết bao người đã chuẩn bị rất nhiều năm, chuẩn bị cả đời rồi, mà đến lúc chết vẫn chưa có được cơ hội. Cơ hội từ đâu mà có? (Thưa, do Đức Chúa Trời ban.) Đức Chúa Trời mà không ban, dù cho ngươi có chuẩn bị, có sẵn sàng, thì cũng có ích gì không? (Thưa, vô ích.) Nếu Đức Chúa Trời không dự tính ban cho ngươi, mệnh của ngươi không có điều đó, thì ngươi chuẩn bị bao nhiêu năm liệu có ích gì? Đức Chúa Trời nhìn thấy ngươi chuẩn bị bao nhiêu năm như vậy thì thương xót ngươi, thưởng cho ngươi chút cơ hội sao? Đức Chúa Trời có làm vậy không? (Thưa, không.) Đức Chúa Trời ban cho mà ngươi có chuẩn bị sẵn thì ngươi sẽ có cơ hội, còn Ngài không ban thì ngươi không có, ngươi không bỏ cuộc thì có ích gì không? (Thưa, không.) Có vài người nói: “Tôi sẽ không bỏ cuộc, số phận nằm trong tay tôi!”. Những lời hung hãn tuôn ra rồi, nhưng việc có làm được hay không đâu phải do họ quyết. Chẳng hạn như, có người phụ nữ muốn sinh con trai, kết quả là sinh một loạt toàn con gái, người khác khuyên cô đừng sinh nữa, bảo rằng số của cô là không có con trai rồi. Nhưng mà cô không phục, nói rằng: “Tôi không tin đâu, tôi không bao giờ bỏ cuộc!”. Đến khi sinh ra mười mấy đứa con gái rồi, cô mới chịu phục. “Xem ra cả đời này của tôi đúng là không có số có con trai”. Còn không bao giờ bỏ cuộc nữa không? Còn tự tin nữa không? Còn dám sinh nữa không? Đâu dám nữa. Có những người bắt tay làm ăn, lên kế hoạch là hai năm kiếm 500.000 đô, thế mà nửa năm đầu ra làm ăn chẳng kiếm được đồng nào. Họ nói: “Không sao, nửa năm đầu không kiếm được tiền cũng không sao, nửa năm sau nhất định có thể kiếm được tiền”. Rồi hơn một năm trôi qua, mà vẫn chưa kiếm được đồng nào, nhưng họ vẫn không phục: “Tôi không bao giờ bỏ cuộc, tôi tin hết thảy mọi sự đều nằm trong tay con người, tôi có nhiều cơ hội mà!”. Rồi hai năm trôi qua, đừng nói là 500.000, ngay cả 50.000 còn không kiếm nổi. Họ cảm thấy thời gian chừng đó là quá ngắn, bản thân chưa đủ kinh nghiệm, nên họ đi học hỏi thêm hai năm. Vậy là bốn năm trôi qua, chẳng những không kiếm được 500.000, mà tiền vốn cũng đã mất gần hết, nhưng họ vẫn không bỏ cuộc: “Tôi có số phát tài, sao lại không kiếm nổi 500.000 chứ?”. Rồi đến mốc tám năm, mười năm, mục tiêu kiếm 500.000 có còn nữa không? Lúc này, ngươi hỏi lại họ xem năm nay kiếm được bao nhiêu, thì họ sẽ nói: “Hây dà, đủ tiền sinh hoạt là được rồi”. Họ còn không bao giờ bỏ cuộc không? Họ thất bại rồi. Do đâu mà thất bại? Có phải do họ đặt mục tiêu quá cao hay không? Là vậy thôi sao? Không, tài sản, con cái, cái khổ phải chịu trong đời, lúc nào thì sống ở đâu, những thứ này con người đều không thể tự mình quyết định. Có những người muốn dấn thân vào con đường làm quan, mà chẳng bao giờ có cơ hội, chuyện này trách họ không có năng lực sao? Họ có năng lực, biết tính toán, biết a dua nịnh hót, sao mà chuyện làm quan lại khó đến vậy? Có rất nhiều người kém năng lực hơn họ mà đều làm quan cả rồi, rất nhiều người họ chẳng xem ra gì mà đều làm quan cả rồi. Họ giỏi ăn nói, lại có chân tài thực học, sao chuyện muốn làm quan với họ lại khó khăn đến vậy? Lúc tuổi trẻ thì luôn nói không bỏ cuộc, nhưng đến già rồi vẫn là viên chức xoàng, nên cuối cùng họ cũng chịu phục mà nói rằng: “Mệnh của mình người do trời ấn định. Mệnh của mình có gì thì mình có thứ đó thôi. Có tranh cũng không được gì”. Giờ họ ngoan ngoãn rồi à? Tinh thần không bao giờ bỏ cuộc đi đâu mất rồi? Con người đối diện sự thật thì sẽ phải hổ thẹn.

Tinh thần không bao giờ bỏ cuộc đem lại cho con người điều gì? Nó dung dưỡng dục vọng và dã tâm của con người, không đem lại ảnh hưởng và sự chỉ đạo tích cực cho con người, thay vào đó nó đem lại cho con người một sự ảnh hưởng tiêu cực và phản diện. Bản thân con người sẽ không biết trời cao đất dày, cũng không biết mệnh trời, hay sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời, sau đó họ còn đạt được một dạng gọi là trụ cột tinh thần. Trong trường hợp con người chỉ có thể bị mê hoặc, thì cái kết cuối cùng của họ sẽ là gì? Họ sẽ luống công vô ích, làm cho nhiều mà chẳng được gì. Vì để đạt được mục tiêu của mình, mà một mặt xác thịt và tâm linh họ đều bị tổn thất và tổn thương không ít, ngoài ra chắc chắn họ đã làm rất nhiều việc ác để đạt được dục vọng, dã tâm và mục tiêu của mình. Những cái ác này đem lại hậu quả gì cho con người trong kiếp sau? Chỉ có bị trừng phạt mà thôi. Thứ mà tâm tính bại hoại đem lại cho con người chính là khiến con người có dã tâm và dục vọng, vậy những việc mà dã tâm và dục vọng chi phối khiến con người làm ra thì có chính đáng hay không? Có phù hợp lẽ thật hay không? (Thưa, không.) Chúng chỉ là gì? Chỉ là hành ác mà thôi. Cái ác này gồm những gì? Bao gồm tính kế với người khác, gài người khác, hại người khác, lừa người khác. Cuối cùng họ mắc nợ người khác quá nhiều, kiếp sau đầu thai có khi biến thành súc sinh, nợ ai nhiều, lừa ai nhiều, hại ai nhiều thì sẽ thành súc vật trong nhà người đó, sẽ không biết nói năng, sẽ bị người khác ra lệnh làm đủ việc. Ngay cả khi được đầu thai làm người thì cũng một đời chịu khổ mãi không hết, họ phải bù đắp lại cho những gì đã làm. Đây là ác quả sẽ đến với họ. Nếu không bị câu không bao giờ bỏ cuộc này sai khiến, thì dã tâm và dục vọng của họ đâu được dung dưỡng, qua hai hay ba năm mà không thực hiện được thì có lẽ họ sẽ từ bỏ. Nhưng ngay khi Sa-tan châm dầu vào lửa, thì dục vọng của họ ngày càng bành trướng. Cái bành trướng này không thành vấn đề, nhưng nó lại khiến họ bước lên con đường tà ác. Bước lên con đường tà ác rồi thì còn có thể làm việc tốt hay sao? Còn có thể làm việc mà con người làm hay sao? Sẽ không thể, vì để đạt được mục tiêu và mục đích của mình, mà họ có thể không từ thủ đoạn, chưa đạt mục đích thì quyết không dừng tay, việc xấu gì cũng có thể làm. Ngươi xem, có chuyện con cái giết hại cha mẹ để chiếm tài sản không? (Thưa, có.) Vì lợi ích của mình mà có thể sát hại người thân, sát hại bạn bè, có quá nhiều chuyện như vậy mà. Khi hai người đối diện cùng một lợi ích và phải tranh đấu với nhau, thì người ta không từ thủ đoạn nào, đến lúc quan trọng nhất thì tín niệm của họ là gì? Chính là “Tôi không bao giờ bỏ cuộc, lần này nhất định không thể thất bại, bỏ qua cơ hội này thì có khi cả đời chẳng gặp lại cơ hội tốt như vậy. Cho nên lần này tôi nhất định phải thắng, nhất định phải đạt được. Ai cản đường tôi thì tôi đều giết hết, không có ngoại lệ!”. Cuối cùng thì thế nào? Họ giết người rồi, cũng có lẽ mục tiêu và dục vọng của họ đã đạt được, đã được thỏa mãn, nhưng việc ác đã làm sẽ nuôi dưỡng đại họa. Có lẽ cả đời này, nội tâm của họ sẽ không bình an, sẽ thấy dằn vặt, cũng có thể là họ chẳng cảm thấy gì cả. Nhưng con người không cảm thấy gì đâu đồng nghĩa với việc Đức Chúa Trời không định nghĩa chuyện đó, Đức Chúa Trời có biện pháp xử lý của Ngài. Có lẽ đời này họ đã đạt được mục đích, đã làm được rồi, nhưng đến kiếp sau họ sẽ phải trả giá đau đớn cho những gì đã làm trong kiếp này, có thể là một việc ác họ đã gây ra. Có lẽ họ sẽ chịu như vậy trong một kiếp, cũng có khi là hai kiếp, ba kiếp, có khi là đời đời kiếp kiếp, cái giá phải trả đó thật quá đau đớn rồi! Vậy hậu quả này do đâu mà ra? Chính là do một câu nói, một tín niệm gây ra cho họ. Họ muốn đạt được cơ hội lần này, họ không thể chịu phục, không thể từ bỏ, không thể thất bại, họ muốn nắm cho chặt cơ hội lần này, kết quả là nuôi đại họa. Nuôi đại họa rồi thì hậu quả phải gánh chịu không phải chỉ trong vòng một hai năm là có thể bồi thường xong, bù đắp xong, cái giá phải trả này có phải là quá lớn rồi không? Một đời người nhiều thì 80, 90 năm, ngắn thì 50, 60 năm, ngươi thu hoạch được những thứ vật chất như lợi ích, địa vị, tiền bạc, v.v., thì thời gian ngươi có thể hưởng thụ một cách có ý thức những thứ này cũng chỉ là 20, 30 năm. Nhưng vì 20, 30 năm hưởng thụ đó mà cái giá ngươi trả có khi là đời đời kiếp kiếp, thì có phải cái giá đó quá lớn rồi không? (Thưa, phải.) Người không tin Đức Chúa Trời thì không hiểu lẽ thật, cũng không biết Đức Chúa Trời tể trị hết thảy những điều này. Họ có thể vì một vài ham muốn cá nhân, nhất thời để lợi ích làm mê muội tâm can, bị một dạng quan điểm hoặc lô-gic của Sa-tan chi phối mà làm ra việc ngu xuẩn, khiến họ đời đời hối tiếc. Cái “đời đời” này không phải nói đến 20, 30 năm trong kiếp này đâu, mà là nói đến những gì họ phải chịu trong cả kiếp này và mọi kiếp sau. Con người không tin Đức Chúa Trời thì sẽ không hiểu những chuyện này, người tin Đức Chúa Trời mà không hiểu lẽ thật, không nhận thức Đức Chúa Trời, thì cũng không hiểu những chuyện này. Có những người rõ ràng không làm việc ác, bề ngoài trông cũng có vẻ không phải kiểu giết người phóng hỏa, không công khai hãm hại người khác, nhưng thủ đoạn mờ ám của họ thì không thiếu. Trong mắt Đức Chúa Trời, kiểu ác này so với kiểu ác rõ ràng, thì tính chất giống nhau cả. Tính chất giống nhau nghĩa là gì? Nghĩa là trong mắt Đức Chúa Trời, nguyên tắc mà Ngài dùng để định tội những chuyện như thế này là giống nhau, Ngài dùng một phương thức đồng nhất và lẽ thật đồng nhất để định tội. Hết thảy những việc ngươi làm, bất kể là với động cơ nào, làm trong nhà Đức Chúa Trời hay làm trong thế gian, thì đều bị định tội trong mắt Đức Chúa Trời. Nếu ngươi tin Đức Chúa Trời rồi mà còn làm những việc như vậy, thì kết cục cuối cùng Đức Chúa Trời dành cho ngươi có khác gì với kết cục của người ngoại đạo không? Các ngươi nói xem, Đức Chúa Trời có vì ngươi đã tin Ngài nhiều năm, đã đem sức lực phục vụ hội thánh vài năm, mà hạ thủ lưu tình, thay đổi tâm tính công chính của Ngài không? Các ngươi cho rằng có khả năng đó không? Tuyệt đối không có khả năng đó. Ta nói vậy là có ý gì? Ngươi không hiểu lẽ thật mà hành ác thì là ác, ngươi hiểu lẽ thật mà hành ác thì cũng là ác, trong mắt Đức Chúa Trời, đó đều là ác, ác với với ác thì ngang bằng nhau, chẳng có gì khác biệt cả. Chỉ cần không hợp với lẽ thật thì đều là ác, trong mắt Đức Chúa Trời, chúng chẳng có gì khác biệt về tính chất. Cũng đều là ác như nhau, nên con người cũng phải trả đủ và trả giá cho việc ác mình làm, đây chính là tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Dù ngươi nghi ngờ hay tin tưởng, thì Đức Chúa Trời cứ làm như vậy, cứ định nghĩa như vậy. Ta nói vậy là có ý gì? Chính là đang nói cho các ngươi một sự thật, ngươi đừng cho rằng: “Đức Chúa Trời tuyển chọn tôi rồi, tôi là đối tượng vừa ý Đức Chúa Trời. Tôi đã hiểu rất nhiều lẽ thật. Tôi có làm chút việc ác thì Đức Chúa Trời cũng sẽ không xác định tính chất việc đó, sẽ không định tội. Tôi có thể làm gì tùy thích, dùng chiêu bài chịu khổ để thực hành lẽ thật mà làm việc ác trong tay mình. Đức Chúa Trời sẽ không định tội tôi đâu, phải không nào?”. Ngươi sai rồi. Nguyên tắc định tội cái ác của Đức Chúa Trời chỉ có một, bất kể trong trường hợp nào, bất kể trong nhóm người nào. Đức Chúa Trời không phân biệt chủng tộc, không phân biệt người Ngài tuyển chọn hay người Ngài không tuyển chọn. Cho dù với người ngoại đạo hay người tin Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời đều nhìn nhận họ như nhau. Các ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu rồi.)

“Không bao giờ bỏ cuộc” là câu mà người ta nói ra dưới sự sai khiến của tâm tính Sa-tan, cũng là một dạng tinh thần mà thế giới Sa-tan đề xướng. Trong mắt chúng ta, dạng tinh thần này là gì? (Thưa, là bệnh thần kinh.) Chính người bị bệnh thần kinh đề xướng dạng tư tưởng này, dạng nguyên tắc sống và hành động của con người này. Nó xúi giục và cổ động người ta không từ thủ đoạn nào để thỏa mãn dã tâm và dục vọng của mình, trong bất kỳ tình huống nào cũng không nản lòng, cứ theo dạng nguyên tắc “giữ vững đồi xanh, không chùn bước” mà mưu cầu, không cần phân tích dục vọng và dã tâm của mình có chính đáng hay không, chỉ cần có dạng tinh thần này là đáng để khuyến khích rồi. Nếu như có người nghiên cứu thứ gì đó có ích cho nhân loại, nói rằng không bao giờ bỏ cuộc, thất bại cũng không nản lòng, còn có thể tiến lên theo hướng tích cực, tiếp tục nghiên cứu, với mong muốn để nhân loại về sau được sống tốt hơn, thì như vậy còn có chút chấp nhận được. Nhưng mục tiêu mưu cầu của nhân loại trong thế gian này có phải là vậy không? Có ai vô tư như vậy vì nhân loại không? Không có một ai. Ngay cả khi có người bề ngoài giương ngọn cờ vì nhân loại, nhưng sau lưng người ta thì họ cũng làm vì thanh danh, vì muốn tạo dựng sự nghiệp, rồi được lưu danh sử sách, mục tiêu của họ là vậy, chúng đều không chính đáng. Ngoài những chuyện đó ra, tinh thần không bao giờ bỏ cuộc còn sai khiến nhân loại làm gì nữa? Trước hết, tinh thần không bao giờ bỏ cuộc thử thách cực hạn và bản năng của con người. Chẳng hạn như, trong đấu trường thể thao, có người nhào lộn một hơi ba cái và tim người đó chịu không nổi, nhưng người đó nói: “Tôi không bao giờ bỏ cuộc, tôi muốn thử thách cực hạn, thử thách Kỷ lục Guiness. Tôi sẽ nhào lộn một hơi mười cái!”. Kết quả là đến cái thứ tám thì đứt hơi. Nếu không có dạng tinh thần này cổ động thì người đó sẽ làm thế nào? (Thưa, sẽ lượng sức mà làm.) Đúng vậy. Đức Chúa Trời bảo con người làm gì? Đức Chúa Trời bảo con người sống trong nhân tính bình thường, cho phép con người có sự yếu đuối. Bản năng của xác thịt và sức chịu đựng của lục phủ ngũ tạng đều có giới hạn, người ta nên biết mình có thể đạt đến mức độ nào, chẳng lẽ ngươi không biết rõ nhào lộn một hơi mười cái thì hậu quả sẽ thế nào sao? Ngươi không biết rõ mà còn mù quáng làm, thử thách cực hạn, thì kết quả là mất mạng, chuyện này biết trách ai? (Thưa, trách chính mình.) Căn nguyên chuyện này là do Sa-tan cổ động người ta: “Phải không bao giờ bỏ cuộc. Nhào lộn năm cái mà đã bỏ cuộc thì quá hèn nhát rồi, phải nhào lộn được tám cái chứ!”. Thế là họ ngẫm nghĩ: “Tám cái ít quá, mình phải nhào lộn được mười cái!”. Kết quả đến cái thứ tám thì tim ngừng đập, đứt hơi rồi. Đây chẳng phải là bị Sa-tan chơi xỏ sao? Đương nhiên, chúng ta chỉ nói vậy để làm ví dụ, cũng có thể có người nhào lộn 20 cái mà vẫn không hề hấn gì. Con người có ý chí chiến đấu không bao giờ bỏ cuộc này, đấu tới đấu lui thì kết quả là vứt đi cái mạng mình. Đỡ hơn một chút, nếu họ không vứt mạng, không làm việc ác gì, thì kiếp sau có lẽ còn cơ hội đầu thai làm người, được nếm mùi làm người lần nữa. Nhưng có những người làm ra việc ác lớn, nuôi đại họa, thì phải trả cái giá đau đớn vì chuyện này suốt mấy đời mấy kiếp, mãi không đền bù nổi, kiếp nào cũng phải chịu khổ, kiếp này đền chưa đủ thì đền tiếp kiếp sau, cũng không biết phải đền bao nhiêu kiếp mới xong. Kết quả là vậy đấy.

Có những người rao truyền phúc âm thất bại thì không chịu phục mà nói rằng: “Tôi không bao giờ bỏ cuộc, lần này không đưa được ai về, thất bại rồi. Lần sau, tôi không được thất bại nữa, nhất định tôi phải làm người làm chứng cho Đức Chúa Trời, làm con trai đắc thắng!”. Con người có ý chí như vậy thì tốt, nhưng việc có thể nói ra câu “không bao giờ bỏ cuộc” là thế nào? Đây là tâm tính gì? Chẳng phải đây là tâm tính của thiên sứ trưởng sao? Đức Chúa Trời bảo ngươi phải làm chứng kiểu này à? Ngươi có hiểu lẽ thật không? Ngươi đang làm chứng cho Đức Chúa Trời sao? Ngươi đang làm ô danh Đức Chúa Trời thì có. Các ngươi nói xem, đây là loại người gì? (Thưa, là kẻ nóng nảy.) Đây chính là kẻ nóng nảy. Không hiểu lẽ thật mà còn đòi làm chứng cho Đức Chúa Trời, không làm ô danh Đức Chúa Trời là may rồi. Lời “không bao giờ bỏ cuộc này” là thế nào? Lời này có ý gì? Nó có nghĩa là không bao giờ thừa nhận thất bại. Trên thực tế, họ thất bại rồi, nhưng họ lại cho rằng không thừa nhận thất bại thì chính là thắng lợi về tinh thần. Người ngoại đạo đều khâm phục dạng tinh thần thất bại đến mấy cũng cứ chiến đấu, càng thất bại càng thêm dũng khí. Nếu ngươi từng có dạng tinh thần này, dựa vào dạng tinh thần này mà phấn đấu để đạt đến mục đích, thì đó chẳng phải là ô nhục sao? Lời “không bao giờ bỏ cuộc” này chủ yếu bộc lộ phương diện nào trong tâm tính bại hoại của con người? Nó có thể đại diện cho phương diện thực chất nào của con người? Dạng người thà chết chứ không chịu khuất phục và có chết cũng không phục này, có phải là kiêu ngạo đến mức mất lý trí không? Con người có thể kiêu ngạo đến mức đó, thà chết chứ không chịu phục, đây không đơn giản là vấn đề thiếu lý trí, mà còn là thiếu thông minh, là liều mạng. Có những người nói: “Đây chẳng phải là do tuổi trẻ nông nổi sao?”. Nó có liên quan đến phương diện này. Trong xã hội có câu “Phải liều mới thắng”, câu này đại diện cho tinh thần liều mạng của người trẻ tuổi, kiểu như tuổi trẻ giận dữ vậy. “Quân liều lôi vua xuống khỏi ngựa”, đây chính là tinh thần không bao giờ bỏ cuộc. Vậy những người nhiều tuổi có dạng tinh-khí-thần này không? Cũng có. Ngươi xem, trong quan trường chủ yếu là người thành niên, cao niên, mà họ đấu tranh rất kịch liệt! Con người đều có tâm tính bại hoại, đều sống bằng tâm tính bại hoại, ít nhiều đều có chút tinh thần này, nó chẳng liên quan gì đến tuổi đời cao thấp, cũng không liên quan trực tiếp đến tâm tính. Ngươi tin Đức Chúa Trời và hiểu lẽ thật rồi thì sẽ nhìn thấu được chuyện này, biết được dạng tinh thần này không phù hợp với nguyên tắc lẽ thật, và biết nó thuộc về tâm tính bại hoại. Nếu không hiểu lẽ thật, ngươi sẽ không nhìn thấu được chuyện này và sẽ cảm thấy “Có ý chí chiến đấu là chuyện tốt, là chính đáng. Con người sống mà không có chút ý chí chiến đấu thì có được không? Không có ý chí chiến đấu thì đâu còn tinh-khí-thần nữa, vậy thì sống còn ý nghĩa gì chứ? Chuyện gì cũng nhẫn nhục chịu đựng, vậy thì nhu nhược và vô năng biết bao!”. Con người ai cũng cho rằng hễ còn sống là phải biết tranh khẩu khí. Tranh khẩu khí như thế nào? Chính là phải nhấn mạnh vào chữ “đấu” này, bất kể gặp chuyện gì cũng phải thông qua việc tranh đấu để đạt được mục đích, tinh thần không bao giờ bỏ cuộc chính là đến từ chữ “đấu” này. Thứ mà những người vô thần sùng bái nhất chính là tinh thần tranh đấu này. Họ đấu trời, đấu đất, đấu người, cảm thấy đây là việc hạnh phúc nhất. Họ cho rằng người nào càng có thể đấu thì càng là anh hùng, đã là anh hùng thì phải tràn đầy ý chí chiến đấu. Tinh thần không bao giờ bỏ cuộc chính là từ đó mà ra, đây chính là hạt nhân của chuyện tranh đấu. Đủ loại ma quỷ thuộc về Sa-tan chẳng bao giờ tiếp nhận lẽ thật, vậy họ sống dựa theo cái gì? Họ sống dựa theo triết lý tranh đấu của Sa-tan. Họ sống ngày nào thì sẽ tranh đấu ngày đó, bất kể làm gì cũng phải tranh đấu, giành thắng lợi và luôn muốn khoe khoang bản thân bằng những thắng lợi đó. Họ làm gì cũng muốn tranh khẩu khí, nhưng liệu họ có thể tranh được không? Rốt cuộc là họ đang tranh cái gì, đấu cái gì? Họ đều đang tranh đấu vì danh lợi, địa vị và lợi ích. Tranh đấu là vì cái gì? Chính là vì sính cái danh anh hùng hào kiệt. Nhưng tranh đấu đến cuối cùng thì họ đều phải chết, đều phải chịu trừng phạt, đây là chuyện không còn nghi ngờ gì nữa. Ở đâu có Sa-tan và ma quỷ thì ở đó sẽ có tranh đấu; cuối cùng khi tất cả đều diệt vong thì tranh đấu cũng kết thúc. Đây chính là kết cục của Sa-tan và ma quỷ.

Có nên phát huy rạng rỡ ý chí chiến đấu không bao giờ bỏ cuộc không? (Thưa, không nên.) Vậy nên tiếp cận với nó như thế nào? (Thưa, vứt bỏ nó.) Nên phân định, lên án và vứt bỏ nó. Câu này không phải là lẽ thật, không phải là chuẩn tắc mà con người nên tuân thủ, càng không phải là yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người. Nó chẳng liên quan gì đến lời Đức Chúa Trời, chẳng liên quan gì đến yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người. Đức Chúa Trời yêu cầu con người điều gì? Đức Chúa Trời đâu yêu cầu ngươi có ý chí chiến đấu không bao giờ bỏ cuộc, Ngài muốn con người nhận thức được thực chất bại hoại của mình, biết mình là dạng người nào, là loại người nào, biết bản thân mình thiếu sót những gì, tố chất mình cao thấp ra sao, năng lực lĩnh hội thế nào, có phải là người thực sự yêu kính Đức Chúa Trời không, có phải là người yêu thích lẽ thật không. Đức Chúa Trời muốn ngươi có những nhận thức chuẩn xác này về bản thân, sau đó dựa vào vóc giạc của mình, dựa vào tố chất và sức mình có mà làm những gì có thể, làm hết khả năng của mình. Trong đó có ý gì về chuyện “chiến đấu” không? (Thưa, không có.) Đâu cần ngươi chiến đấu. Có vài người nói: “Con đấu với tâm tính bại hoại của mình có được không?”. Tâm tính bại hoại là thứ ngươi đấu là thắng được sao? Dùng cách đấu với nó thì có thể thay đổi được sao? (Thưa, không được.) Đâu có thay đổi được. Có những người nói: “Con đấu với thế lực tà ác của Sa-tan thì có được không? Đấu với kẻ địch lại Đấng Christ thì có được không? Đấu với kẻ ác, với người có tâm tính tà ác, với người gây gián đoạn và nhiễu loạn, thì có được không?”. Chắc chắn là không được. Tại sao lại không được? Bản thân hành vi chiến đấu đã không phải là thực hành lẽ thật. Có bao giờ lời Đức Chúa Trời phán “đấu với kẻ địch lại Đấng Christ”, “đấu với người Pha-ri-si”, “đấu với tâm tính bại hoại” hay không? Đức Chúa Trời có phán những lời đó không? (Thưa, không có.) Ngược lại, trong xã hội thuộc thế gian của Sa-tan thì có đấu địa chủ, đấu đảng cầm quyền, đấu với phần tử trí thức, còn có quần chúng đấu với nhau, đấu gà, đấu chó, đấu bò, đủ thứ, nhưng chúng đều không phải là chuyện tốt. Chuyện “đấu” chính là một dạng thủ đoạn để Sa-tan tàn hại con người và gây tai họa cho các sinh vật. Nó không khiến nhân loại chung sống hòa thuận với nhau, mà lại làm nảy sinh sự chia rẽ và thù hận giữa người với người, sau đó khiến con người ẩu đả, đâm chém lẫn nhau, còn nó đứng một bên mà xem như thể đó là trò cười, trò huyên náo. Dạng hành vi này tất nhiên là hành vi của Sa-tan, vậy trong hội thánh, trong nhà Đức Chúa Trời mà xuất hiện một vài hành vi, hiện tượng và sự tình có liên quan đến chuyện “đấu”, thì các ngươi thấy thế nào? Các ngươi sẽ đưa ngón tay cái tán đồng, tán thành, hay là các ngươi sẽ ngăn chặn? (Thưa, ngăn chặn.) Nên ngăn chặn, nói cho rõ ràng để họ hiểu, bảo họ làm mọi việc đều phải dựa vào lẽ thật và nguyên tắc, khi hành động phải hoàn toàn dựa theo lời Đức Chúa Trời. Ngươi cũng có thể tỉa sửa họ, nhưng việc tỉa sửa, chỉ trích, thậm chí là sửa dạy, đều không phải là đấu. Đấu là nói đến chuyện gì? Đấu là dùng huyết khí mà tranh luận đúng sai với người khác, dùng lý lẽ ngang tàng, lăn lộn ầm ĩ, thậm chí dùng âm mưu và quỷ kế, hoặc dùng một vài thủ đoạn, phương thức và phương pháp của con người để khiến người ta chịu phục, để đánh bại họ, hành hạ cho đến khi họ chịu ngoan ngoãn, đây gọi là đấu. Đấu là một loại hành vi và hành động hoàn toàn thuộc về huyết khí, cũng thuần túy là một loại hành vi thuộc về Sa-tan, là một phương thức và phương pháp hành động, nó chẳng liên quan gì đến lẽ thật. Có vài người nói: “Giả dụ dân được Đức Chúa Trời chọn đứng lên để đấu với những lãnh đạo giả, kẻ địch lại Đấng Christ, người Pha-ri-si và kẻ ác, vậy thì tại sao lại không đúng? Khiến cho họ phải ngoan ngoãn hoặc đuổi họ đi thì chẳng phải là chuyện tốt sao? Như vậy chẳng phải nhà Đức Chúa Trời sẽ được yên bình sao? Chẳng phải anh chị em sẽ được bình an sống đời sống hội thánh sao? Tại sao lại không cho đấu với những người đó?”. Đấu với những người đó là đúng hay sai? Trước hết, có một điều chắc chắn, đấu là sai. Tại sao lại sai? Đức Chúa Trời trừng phạt và định tội những kẻ ác, vậy người ta đấu với họ thì có sao đâu? Phải hạ nhục họ, không có việc gì làm thì lôi họ ra, hành hạ họ, chửi mắng họ, lại còn đè đầu họ ra đất mà chỉ trích cho một trận, làm vậy thì có gì không đúng nào? Đức Chúa Trời đã ấn định sắc lệnh quản trị, trong sắc lệnh quản trị không có điều nào về chuyện đấu cả. Đức Chúa Trời chỉ quy định các sắc lệnh quản trị, trong đó có phương thức và nguyên tắc xử lý các loại người, dạy cho người ta biết loại người nào nên bị khai trừ, thanh trừ hoặc cách chức, loại người nào nên được bồi dưỡng, nên và không nên sử dụng loại người nào, loại người nào có thể được cứu rỗi và loại người nào không thể, Đức Chúa Trời chỉ phán nguyên tắc cho con người. Vậy, là con người, các ngươi nên lý giải những lời này của Đức Chúa Trời như thế nào? Những lời này của Đức Chúa Trời đều là lẽ thật. Mà lẽ thật là gì? Chính là Đức Chúa Trời làm việc gì hay là đối đãi bất kỳ loại người nào, cho dù đó là kẻ ác đã làm việc ác, gây tổn thất cực lớn đến lợi ích và công tác của nhà Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời luôn dùng phương thức của Ngài để xử lý người đó, chứ tuyệt đối không dùng chút gì trong phương thức thuộc về huyết khí và Sa-tan. Đây gọi là gì? Đây gọi là đối đãi công bằng với mọi người. Trong sự công bằng này có chuyện đấu không? Không có. Đây có phải là lẽ thật không? (Thưa, phải.) Dù người này có theo huyết khí, thuộc về Sa-tan hay là ác đến thế nào đi nữa, chúng ta đều lấy lời Đức Chúa Trời làm chỉ thị tối cao và nguyên tắc chuẩn xác để xử lý họ. Chứ chúng ta không dùng huyết khí mà đấu tố họ và bao vây họ, tuyệt đối đừng làm như thế. Đây gọi là đối đãi công bằng với mọi người, đây cũng là nguyên tắc mà Đức Chúa Trời dặn dò con người.

Ở phương Đông thì có câu nói rõ ràng cho “ý chí chiến đấu không bao giờ bỏ cuộc”, ở phương Tây có lẽ cũng có câu có cùng ý này. Chỉ cần từng bị Sa-tan làm bại hoại, chỉ cần từng sống dưới quyền thế của Sa-tan, thì ai cũng có tâm tính Sa-tan, cũng cực kỳ kiêu ngạo, tự cho mình là đúng và không chịu phục bất kỳ ai. Dưới sự sai khiến của dạng tâm tính này, chắc chắn con người sẽ nảy sinh dạng tinh thần và tư tưởng không bao giờ bỏ cuộc. Đối với dạng tư tưởng và tinh thần mà nhân loại tuyên dương này, con người đều xem chúng là thứ chính đáng và tích cực, là thứ đủ để nâng đỡ con người bước tiếp và sống tiếp. Bất kể họ nhìn nhận thứ gọi là tinh thần và tư tưởng này chính đáng thế nào, nói rằng chúng chính đáng ra sao, thì chúng ta đều cần phân định nó. Trong toàn thể nhân loại, không một chủng tộc nào có lẽ thật nắm quyền. Bất kể những tư tưởng hay văn hóa truyền thống mà chủng tộc đó sản sinh ra, nền giáo dục mà họ tiếp nhận, hay tri thức mà họ có cao đến đâu, xưa đến đâu hay bí ẩn đến đâu, thì có một điều chắc chắn là: chúng đều không phải lẽ thật, cũng không có bất kỳ liên quan gì tới lẽ thật. Có một vài người nói: “Một số giá trị đạo đức, hay là quan niệm để đo lường phải trái, đúng sai, trắng đen trong một vài văn hóa truyền thống có vẻ khá gần với lẽ thật”. Câu nói này có vẻ rất gần với lẽ thật, nhưng như thế không có nghĩa là nó có ý nghĩa gần với lẽ thật. Câu nói của nhân loại bại hoại bắt nguồn từ Sa-tan, vĩnh viễn không phải là lẽ thật, chỉ có lời Đức Chúa Trời mới là lẽ thật. Cho nên, dù lời của con người có gần giống lời Đức Chúa Trời đến đâu thì chúng cũng không phải là lẽ thật, và không thể trở thành lẽ thật; điều này không cần phải nghi ngờ. Chúng chỉ gần giống trong lời lẽ và cách diễn đạt, nhưng trên thực tế, những quan niệm truyền thống này hoàn toàn không ăn khớp với lẽ thật của lời Đức Chúa Trời. Mặc dù xét theo nghĩa đen mặt chữ thì có thể có sự gần giống nào đó, nhưng nguồn gốc thì khác nhau. Lời Đức Chúa Trời đến từ Đấng Tạo Hóa, trong khi những lời nói, tư tưởng và quan điểm của văn hóa truyền thống thì đến từ Sa-tan và ma quỷ. Có một vài người nói: “Những tư tưởng, quan điểm và những câu nói nổi tiếng của văn hóa truyền thống được nhân loại công nhận là tích cực; ngay cả khi chúng là những lời dối trá và sai lầm, nếu người ta giữ vững chúng trong vài trăm, vài ngàn năm, thì chúng có trở thành lẽ thật không?”. Tuyệt đối không. Quan điểm như vậy cũng hoang đường như nói rằng vượn tiến hóa thành người. Văn hóa truyền thống sẽ không bao giờ trở thành lẽ thật. Văn hóa là văn hóa, và cho dù nó cao quý đến đâu, nó vẫn chỉ là một thứ tương đối tích cực được nảy sinh giữa nhân loại bại hoại. Nhưng tích cực không có nghĩa là lẽ thật, tích cực không có nghĩa là chuẩn tắc; nó chỉ là tương đối tích cực, thế thôi. Bây giờ chúng ta đã hiểu được đằng sau sự “tích cực” này, văn hóa truyền thống có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến nhân loại chưa? Không nghi ngờ gì nữa, nó có ảnh hưởng xấu và tiêu cực đến nhân loại.

Hôm nay, chúng ta mổ xẻ câu tục ngữ “Dùng người thì không nghi, nghi người không dùng”, đây là một dạng triết lý xử thế. Chúng ta còn mổ xẻ thành ngữ dựa theo điển cố là “Nằm gai nếm mật”. Chỉ hai câu này đã đủ để các ngươi có nhận thức mới về văn hóa truyền thống và triết lý xử thế của nhân loại hay chưa? Thực chất của văn hóa truyền thống và triết lý xử thế rốt cuộc là gì? Trước tiên, có thể khẳng định những thứ này tuyệt đối không phải là điều tích cực, chúng nảy sinh từ tâm tính bại hoại của nhân loại và bắt nguồn từ Sa-tan. Chúng đem lại điều gì cho nhân loại? Chúng mê hoặc, làm bại hoại, ràng buộc và kìm kẹp nhân loại, đây là chuyện không còn nghi ngờ gì nữa. Chúng chỉ toàn đem lại ảnh hưởng và tác dụng tiêu cực đối với nhân loại, vậy chúng có phải là lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Chúng không phải lẽ thật, vậy mà nhân loại còn thờ chúng như lẽ thật, đây là chuyện gì vậy? Đây chính là họ bị mê hoặc rồi. Bởi vì con người chưa được Đức Chúa Trời cứu rỗi, không hiểu lẽ thật, chưa nghe qua lời chuẩn xác của Đức Chúa Trời nói về những loại câu này và những dạng chuyện này, nên cuối cùng con người tiếp nhận những tư tưởng và quan điểm mà trong quan niệm họ cho là tương đối đúng đắn, có chút điểm tốt và hợp với tâm ý họ, những thứ này vào trong họ trước và nắm thế chủ đạo, rồi con người cứ mãi bám giữ những thứ này suốt mấy trăm năm, mấy ngàn năm. Những văn hóa truyền thống thuộc về triết lý Sa-tan này, từ lâu đã ăn sâu bám rễ trong lòng người, mê hoặc và ảnh hưởng con người hết đời này đến đời khác. Các ngươi mà không tiếp nhận lẽ thật thì sẽ luôn mãi bị chúng mê hoặc và ảnh hưởng. Hôm nay, chúng ta thông công và mổ xẻ về câu “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” và “Nằm gai nếm mật”, một câu là tục ngữ, một câu là thành ngữ. Từ hai câu nói này, có thể thấy được văn hóa Sa-tan của toàn bộ thế giới này rốt cuộc là gì. Chúng đều là tà thuyết và luận điệu sai trái mê hoặc, làm bại hoại, chà đạp và làm hại con người. Nếu nhân loại cứ tuân theo những triết lý này của Sa-tan, thì con người sống chỉ có thể ngày càng bại hoại, ngày càng tà ác, chém giết lẫn nhau, tranh đấu mãi không thôi, giữa người với người không còn sự tín nhiệm, không còn chung sống hòa thuận, cũng không còn yêu thương nhau. Tóm lại, chúng đem lại hậu quả tai ác cho nhân loại, khiến nhân loại dưới sự chi phối của những thứ gọi là tư tưởng và tinh thần này mà không ngừng hành ác, không ngừng chống đối Đức Chúa Trời, cũng không ngừng thách thức ranh giới cuối cùng của đạo đức con người, không từ thủ đoạn nào để đạt được mục đích của mình, rồi cuối cùng đi theo con đường diệt vong và bị trừng phạt. Đây chính là thực chất văn hóa của nhân loại. Các ngươi thấy sao về các tục ngữ? Có lẽ một vài người sẽ nói: “Chúng không phải là tư tưởng chân chính mà nhân loại đề xướng, những người có tầm hơn ở xã hội thượng tầng đâu có tuân theo những điều này”. Ta vừa mới mổ xẻ về các nhân vật thượng tầng có thể tán đồng thành ngữ “Nằm gai nếm mật”. Thành ngữ này là thứ cao cấp sao? (Thưa, không.) Nó đâu có cao cấp, nhưng những thành ngữ, tư tưởng và tinh thần này thực sự được hết thảy những người ở các trường đại học và mọi chốn cao cấp trong xã hội loài người tôn sùng và đề xướng. Đây chính là văn hóa của nhân loại. Nhân loại bị những văn hóa truyền thống này hun đúc, làm tê dại và làm bại hoại, cuối cùng kết quả là gì? Chính là nhân loại bị văn hóa truyền thống mê hoặc, trói buộc và ràng buộc, rồi tự nhiên nảy sinh ra một dạng học thuyết hay tinh thần, rồi nhân loại đề xướng chúng, rao truyền chúng, truyền bá chúng rộng rãi, khiến mọi người tiếp nhận, cuối cùng nó chiếm lấy hết mọi lòng người, khiến hết thảy mọi người đều công nhận dạng tư tưởng và tinh thần này, hết thảy mọi người đều bị dạng tư tưởng này làm cho bại hoại rồi. Bại hoại đến một mức độ nhất định thì con người sẽ không còn quan niệm về chuyện đúng sai, sẽ không còn muốn phân định cái gì là chính nghĩa và cái gì là tà ác, cũng không còn sẵn lòng phân định điều gì là tích cực và điều gì là điều tiêu cực, thậm chí đến một ngày còn không rõ rốt cuộc mình có phải là người hay không, có rất nhiều người biến thái chẳng biết bản thân là nam hay là nữ. Một nhân loại như thế này thì còn cách sự diệt vong bao xa nữa đây? Nhân loại này so với con người thời Nô-ê thì thế nào? Có phải là tà ác hơn không? Họ tà ác đến mức cùng cực, tà ác đến mức có những chuyện ngươi không nghe nổi, nghe rồi thì thấy ghê tởm. Con người đều biến thái đến một mức độ nhất định rồi, xác thịt con người bề ngoài thì trông cũng có hình tượng con người, nhưng thực ra những thứ họ nghĩ trong lòng đều không phải là thứ mà con người nên nghĩ, chúng đều bị biến thái rồi, chẳng quay đầu được nữa. Chẳng quay đầu được nữa nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng một, hai trăm năm trước, Đức Chúa Trời mà phán lời và lên tiếng thì có thể sẽ có nhiều người sẵn lòng nghe hơn. Họ cũng tin rằng thế giới này có chính nghĩa và công bằng, con người sẵn lòng tiếp nhận sự thật đó, cũng khao khát sự thật đó thành hiện thực, càng hy vọng đến một ngày Đấng Cứu Thế đó giáng lâm thì sẽ có thể cứu rỗi nhân loại thoát ra khỏi quyền thế hắc ám và tà ác của Sa-tan. Tuy nhiên, đã một, hai trăm năm trôi qua rồi, dạng người như vậy ngày một ít. Có được bao nhiêu người có thể nghe hiểu lời Đức Chúa Trời? Có được bao nhiêu người có thể tiếp nhận lẽ thật? Cho dù có nhiều người đạt được ân điển của Đức Chúa Trời rồi thì sao chứ? Người thực sự đi theo Đức Chúa Trời ngày càng ít. Có nghĩa là, trong nhân loại này, ngày càng ít những người nghe lời Đức Chúa Trời rồi thì được khích lệ, có thể yêu thích những điều tích cực, khao khát ánh sáng và chính nghĩa, khao khát vương quốc của Đức Chúa Trời, sự công bằng và công chính của Đức Chúa Trời giáng lâm. Như vậy chứng tỏ điều gì? Chứng tỏ rằng triết lý, phép tắc của Sa-tan, tư tưởng và cái gọi là tinh thần của Sa-tan, đã mê hoặc và làm bại hoại toàn bộ nhân loại này rồi. Họ đã bị mê hoặc và làm bại hoại đến mức độ nào? Con người đều đã tiếp nhận những luận điệu sai trái và lời của quỷ của Sa-tan như là lẽ thật, đều thờ Sa-tan, đi theo Sa-tan. Họ nghe mà chẳng hiểu lời của Đức Chúa Trời, nghe mà chẳng hiểu lời của Đấng Tạo Hóa. Bất kể Đấng Tạo Hóa phán gì, phán bao nhiêu lời, phán rõ ràng và thực tế đến đâu, thì con người đều nghe mà không rõ và không hiểu, đều tê dại và ngớ ngẩn, tư tưởng và thần kinh đều rối loạn rồi. Làm thế nào mà bị rối loạn? Chính là do Sa-tan làm cho rối loạn, Sa-tan đã làm bại hoại con người triệt để rồi. Hiện tại trong xã hội, các dạng tư tưởng, chủ nghĩa và tuyên bố có muôn hình muôn vẻ, con người muốn cái gì thì tin cái đó, muốn đi theo cái gì thì đi theo cái đó, ai cũng không quản được, ai cũng quản không nổi, chuyện đã đến mức đó rồi. Cho nên, các ngươi có thể chọn tin Đức Chúa Trời thì chính là có phúc. Hôm nay, các ngươi nghe thì có thể hiểu lời Đức Chúa Trời phán, còn có chút lương tri, tin vào những lời Đức Chúa Trời phán, trông mong vương quốc của Đức Chúa Trời giáng lâm, trông mong mình có thể sống ở trong vương quốc có sự sáng, có chính nghĩa, công bằng và công chính. Để các ngươi có được lòng thành như vậy thì có khó không? Từ đâu mà được như vậy? Chính là do ngươi được Đức Chúa Trời bảo vệ, có Đức Thánh Linh công tác trên ngươi và khai sáng cho ngươi, thì ngươi mới có thể tin và đi theo Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời không công tác, thì các ngươi có thể ở đây mà tin Đức Chúa Trời sao? Có thể được biến đổi như hôm nay sao? Ngươi xem, hiện tại những người ngoại đạo còn có hình tượng giống con người nữa không? Bây giờ có lẽ ngươi cũng chưa hiểu được nhiều lẽ thật, cách nhìn nhận nhiều chuyện vẫn còn hoàn toàn giống như người ngoại đạo, họ nghĩ thế nào thì ngươi nghĩ thế ấy. Tuy rằng có những lúc ngươi không tiếp nhận những quan điểm này kia của họ, nhưng ngươi chưa có sự phân định, cũng chưa có con đường khả dĩ để đi. Đến một ngày hiểu được lẽ thật, thì ngươi sẽ có thể phân định quan điểm của họ là sai lầm và tà ác, trong lòng sẽ có thể cự tuyệt họ. Lúc đó, ngươi sẽ có thể thấy rõ quỷ tướng của họ, ngươi thấy được họ là quỷ sống chứ không phải con người, họ chỉ khoác lên lớp da người nhưng không làm những việc của con người. Từ đâu mà ngươi thấy được như vậy? Những lời họ tuyên dương đều đặc biệt dễ nghe, đều có thể mê hoặc người, nhưng những hành vi và hành động của họ thì tà ác và xấu xí đến cùng cực, nói thẳng ra là không biết xấu hổ và bất chấp lý lẽ. Những cái gọi là tư tưởng và tinh thần mà họ bám giữ này đều tà ác và phản động đến vậy, chúng đi ngược hoàn toàn và đối chọi gay gắt với lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, thế mà họ còn xem những thứ ngụy lý và tà thuyết này là lẽ thật để tuyên dương trắng trợn, công khai và tạo đà để mê hoặc nhân loại bại hoại, để che đậy đủ loại tội lỗi đê tiện vô liêm sỉ và bộ mặt xấu xa của họ. Từ chuyện này ngươi có thế thấy rõ họ đều là ma quỷ, đều là súc sinh, ô quỷ bất chấp lý lẽ, ngươi không thể cùng họ lý luận và nói những lời hay, lời thật. Đến một ngày, nhìn thấu đến mức độ này rồi, thì ngươi sẽ biết rằng nhân loại đã bị làm bại hoại quá sâu sắc, ngươi và những người khác đều bại hoại như nhau; rằng hôm nay, ngươi tin Đức Chúa Trời và hiểu được chút lẽ thật thì mới có thể sống thể hiện ra một chút hình tượng giống con người, mới có thể thoát khỏi quyền thế của ma quỷ và Sa-tan, có thể phân định chúng, căm ghét chúng, vứt bỏ chúng; rằng nếu không có sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, thì bản thân ngươi cũng giống hệt họ, chẳng có gì khác cả, chuyện ác, chuyện tà gì cũng làm được. Hiện tại, ngươi mưu cầu lẽ thật, bỏ công dốc sức hướng về lẽ thật, chú trọng thực hành, biến lẽ thật thành thực tế của chính mình. Khi hiểu lẽ thật thì ngươi có thể thực hành, có thể sống thể hiện ra thực tế trong lời Đức Chúa Trời, có chứng ngôn trải nghiệm thực tế, lòng ngươi sẽ hạnh phúc và bình an, tâm thái và tình trạng của ngươi sẽ ngày càng bình thường, mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời sẽ ngày càng gần gũi và bình thường, cuộc sống của ngươi cũng ngày càng tốt lên. Nếu ngươi không thực hành lẽ thật, mà luôn sống bằng triết lý của Sa-tan, luôn hiểu lầm và nghi ngờ Đức Chúa Trời, thì lòng ngươi sẽ ngày càng xa cách Đức Chúa Trời, ngươi tin Đức Chúa Trời cũng uổng công, chẳng đạt được gì cả. Cho dù ngươi có tin Đức Chúa Trời nhiều năm, hiểu được nhiều câu chữ và đạo lý, cũng không tiếp nhận các loại tư tưởng và quan điểm sai lầm của người ngoại đạo, thì cũng vô dụng. Bởi vì ngươi không hiểu lẽ thật, chỉ biết giảng chút câu chữ và đạo lý, không đưa lẽ thật vào thực hành, đồng thời những thứ đi vào lòng ngươi và nắm thế chủ đạo trước vẫn còn đang nắm quyền, cho nên ngươi chỉ có thể dựa vào những thứ này mà sống. Cho dù muốn làm gì, cho dù gặp chuyện gì, ngươi cũng sẽ vô thức bị những thứ triết lý Sa-tan này chi phối, do đó, nếu trong lòng ngươi có những thứ triết lý Sa-tan nắm quyền thì ngươi không có cách nào thực hành lẽ thật được. Có những người nói: “Tôi không thực hành lẽ thật, nhưng tôi cũng chẳng đi theo Sa-tan”. Có khả năng đó không? Không có con đường ở giữa đâu, chỉ có thể dựa vào việc tiếp nhận và hiểu lẽ thật, rồi sau đó thanh trừ những thứ thuộc về Sa-tan vốn đã đi vào lòng ngươi và nắm thế chủ đạo trước, như vậy ngươi mới có thể đạt đến dựa vào lẽ thật mà hành động. Trong lòng ngươi có lẽ thật nắm quyền và có lời Đức Chúa Trời nắm quyền rồi, thì khi nói năng và hành động, tự nhiên ngươi sẽ có thể thực hành lẽ thật.

Đối với những lô-gic và tư tưởng này của Sa-tan, cùng những cột trụ tinh thần chi phối cách sống của con người này, con người xem chúng là thứ gì? Là lương thực tinh thần? Là cháo gà cho tâm linh? Thực ra, chúng chính là những thứ làm bại hoại con người, con người mà “ăn” vào là tiêu tùng. Con người mà không ngừng tiếp nhận những thứ này, chứa những thứ của Sa-tan này trong mình, thì điều này nghĩa là gì? Nghĩa là họ chưa thoát khỏi tâm tính bại hoại ban đầu, sau đó còn tiếp nhận thêm sự bại hoại mới của Sa-tan, vậy thì tiêu tùng rồi, chắc chắn không thể được cứu rỗi nữa. Ngươi nên vừa không ngừng phân định và cự tuyệt những thứ này, vừa không ngừng thoát khỏi chúng, không sống dựa vào chúng nữa, thay vào đó tiếp nhận lời Đức Chúa Trời vào trong mình. Có người nói: “Tôi không tiếp nhận những thứ này, lời Đức Chúa Trời sẽ tự tiến vào trong tôi”. Không có chuyện đó đâu. Ngươi phải chủ động tìm kiếm và tiếp nhận lẽ thật, trong quá trình hiểu lẽ thật, tự nhiên ngươi sẽ có phân định và dần dà vứt bỏ những thứ ngụy lý và tà thuyết này. Như vậy thì lời Đức Chúa Trời sẽ từng bước trở thành nguyên tắc hành động của ngươi, lúc hành động ngươi sẽ biết làm thế nào thì hợp tâm ý của Đức Chúa Trời. Rồi ngươi sẽ đưa lẽ thật vào thực hành một cách rất tự nhiên, phương diện tâm tính bại hoại này của ngươi cũng sẽ được thay đổi. Các ngươi nói xem, việc đó có khó không? Thực ra không khó, khó là do con người không thực hành. Có những người cảm thấy: “Có khi cũng khó đấy, khó như lên trời vậy! Đây chẳng phải là bắt vịt leo cây sao? Đây chẳng phải là làm khó mình sao?”. Chuyện là như vậy à? Đâu phải. Ngươi phải tiếp cận những chuyện này cho đúng đắn, phải có sự phân định chuẩn xác về những chuyện này. Hôm nay chỉ mới thông công mổ xẻ đôi ba luận điệu sai trái của Sa-tan mà đã mất nhiều thời gian vậy rồi, thế nhưng những thứ chứa trong con người chỉ có đôi điều này thôi sao? (Thưa, không.) Nhiều hơn thế này xa! Sau này, chúng ta phải thông công tiếp nối về những chủ đề này. Trước đây, chúng ta chưa thông công về phương diện này, vậy các ngươi có từng suy ngẫm về chủ đề này chưa? Các ngươi chưa suy ngẫm rồi. Nếu có suy ngẫm thì có được chút kết quả nào không? Nếu các ngươi có thể dốc chút công sức vào lẽ thật, có chút phân định đối với những luận điệu sai lầm này của Sa-tan, thì đâu đến nỗi không biết gì như bây giờ. Hôm nay Ta thông công về những chủ đề này thì có đột ngột không? “Chẳng phải là đang thông công về chuyện phân định kẻ địch lại Đấng Christ sao? Tại sao đột nhiên lại thông công về chủ đề này vậy?”, có ai nói vậy hay không? Những chuyện này đều có liên quan đến tâm tính bại hoại của Sa-tan. Ngoài ra, những chuyện này cũng đều liên quan đến việc con người phân định tâm tính bại hoại của Sa-tan, lại càng có lợi cho khả năng hiểu chuẩn xác lẽ thật của con người. Ít ra thông công rồi thì con người sẽ biết rằng: “Lời hay ho thế này, hóa ra lại không phải là lẽ thật”. Rồi từ đó về sau, những luận điệu sai lầm như “Nằm gai nếm mật”, “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng” sẽ bị loại trừ khỏi lòng ngươi. Cũng có lẽ có vài người nhất thời chưa loại trừ chúng được, nhưng ít nhất ngươi cũng biết rằng chúng không phải là lẽ thật, sau này lại nghe người khác nói những lời đó thì ngươi sẽ biết đó là lời mê hoặc người và sẽ không tiếp nhận chúng. Mặc dù trong lòng ngươi cũng cảm thấy những lời này có chút đúng, vẫn là điều tốt để làm, nhưng ngươi sẽ cảm thấy: “Đức Chúa Trời phán rồi, lời này không phải là lẽ thật, mình không được hành động theo lời này”. Như vậy thì có ích lợi cho các ngươi không? (Thưa, có.) Ta nói ra những lời này vì mục đích gì? Tại sao lại phải mổ xẻ những lời này như vậy? Người ta tin Đức Chúa Trời thì suốt ngày cứ nói: “Chúng ta phải thực hành lẽ thật. Lời Đức Chúa Trời đều là lẽ thật, đều là điều tích cực, đều là điều mà chúng ta nên thực hành”. Nhưng đến một ngày bị tỉa sửa thì trong lòng ngươi lại bộc lộ ra những lời như “Nằm gai nếm mật”, “Trời định cho người nào trách nhiệm lớn lao, ắt trước tiên làm cho khốn khó tâm trí”. Đây là lẽ thật sao? Như vậy chẳng phải là trò cười sao? Nếu bảo ngươi làm chứng cho Đức Chúa Trời, thì ngươi làm chứng kiểu gì? Ngươi nói: “Người tin Đức Chúa Trời thì phải nhẫn nhục gánh vác, nằm gai nếm mật, phải có ý chí chiến đấu và tinh thần không bao giờ bỏ cuộc”. Đây có phải là làm chứng cho Đức Chúa Trời không? (Thưa, không phải.) Ngươi xem lô-gic của Sa-tan là lời Đức Chúa Trời và lẽ thật mà đem ra làm chứng với người ta. Như vậy chẳng những không làm chứng tốt cho Đức Chúa Trời, mà còn trở thành trò cười cho Sa-tan, làm ô danh Đức Chúa Trời. Việc ngươi làm là gì vậy? Nếu Đức Chúa Trời vì chuyện này mà định tội ngươi, thì ngươi sẽ cảm thấy oan uổng, nói rằng: “Con vô tri, con không hiểu, Đức Chúa Trời cũng đâu có thông công với con”. Nếu Đức Chúa Trời không định tội ngươi, thì tính chất của chuyện này vẫn nghiêm trọng, vậy Đức Chúa Trời nên làm thế nào? Cứ gạt qua một bên thì có được không? (Thưa, không được.) Cũng không cần làm gì cả. Về phần Ta, Ta sẽ khiến các ngươi hiểu hết sức có thể, dựa vào trình độ lĩnh hội của các ngươi và những gì Ta có thể nói cho các ngươi, Ta sẽ cố hết sức khiến các ngươi biết được rốt cuộc lẽ thật là gì, biết rằng những lời mà các ngươi cho là đúng có liên quan gì đến lẽ thật hay không, có phải là lẽ thật hay không. Ta sẽ khiến các ngươi biết được những điều này. Nếu ngươi biết rồi mà vẫn cứ cho là vậy, cứ kiên trì như vậy, thì không phải là Đức Chúa Trời sẽ gạt ngươi sang một bên và không thèm đếm xỉa đâu, thay vào đó, ngươi nên bị định tội và Đức Chúa Trời sẽ hành động. Tại sao Đức Chúa Trời làm như vậy? Ngươi hành động như vậy trong lúc không hiểu lẽ thật, thì Đức Chúa Trời sẽ dựa trên sự ngu muội và vô tri của ngươi mà đối đãi ngươi. Còn ngươi đã biết rồi mà vẫn làm như vậy, thì đó là biết rõ mà vẫn cố ý vi phạm, lúc đó Đức Chúa Trời sẽ dựa theo nguyên tắc mà xử lý.

Ngày 19 tháng 12 năm 2019

Trước: Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 3)

Tiếp theo: Mục 9. Họ thực hiện bổn phận chỉ để làm bản thân nổi bật và thỏa mãn những lợi ích và dã tâm của riêng mình; họ không bao giờ suy xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, thậm chí bán rẻ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 1)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger