Phá bỏ quan niệm để nghênh tiếp Chúa

16/09/2022

Bởi Lý Hoan, Trung Quốc

Lần đầu chị nghe về công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt vào năm 2005, ở một buổi hội họp nghiên cứu về Kinh Thánh. Lúc đó, linh mục bảo chúng tôi, “Hiện nay, có một giáo phái tên là ‘Tia Chớp Phương Đông’. Họ rao giảng rằng Thiên Chúa đã tái lâm, đang thực hiện công tác mới, và đã bày tỏ những lời mới. Họ còn nói trong Kinh Thánh không chỉ có lời của Thiên Chúa, mà còn có lời của con người, nói là Kinh Thánh đã lỗi thời”. Linh mục bảo chúng tôi là không thể nào có chuyện đó được, toàn bộ lời Thiên Chúa đều nằm trong Kinh Thánh, không có lời nào nằm ngoài Kinh Thánh cả. Ông ấy còn trích dẫn lời của Phao-lô trong Thư thứ hai gửi Timôthê, chương 3, câu 16 và 17, nói rằng, “Kinh thánh nhất nhất đã được thần hứng, và có ích để dạy dỗ, để biện bác, để tu chỉnh, để giáo huấn trong sự công chính, ngõ hầu người của Thiên Chúa được hoàn bị sẵn sàng cho mọi công việc lành thánh”. Ông ấy nói, căn cứ vào câu này thì toàn bộ lời trong Kinh Thánh đều là lời của Thiên Chúa, nghĩa là Kinh Thánh đại diện cho Chúa, niềm tin vào Chúa phải dựa trên Kinh Thánh, điều gì xa rời Kinh Thánh đều không phải là tin vào Thiên Chúa. Ông ấy nói bất cứ điều gì xa rời Kinh Thánh đều là dị giáo và mê hoặc mọi người, bảo chúng tôi bất kể thế nào cũng không được tin. Ông ấy còn bảo chúng tôi lo liệu hội thánh cho tốt, và không để các tín hữu liên hệ với những ai rao giảng Tia Chớp Phương Đông. Lúc đó, tôi thật sự đồng ý với quan điểm của vị linh mục này, vì trong Kinh Thánh có viết rằng cả Kinh Thánh được Đức Chúa Trời cảm thúc. Chẳng phải thế nghĩa là toàn bộ đều là lời Đức Chúa Trời sao? Kinh Thánh có nói, trời và đất có thể qua đi, nhưng mỗi một lời của Đức Chúa Trời sẽ ứng nghiệm, không bao giờ qua đi. Tôi nghĩ, “Tia Chớp Phương Đông không đọc Kinh Thánh, xa rời Kinh Thánh, vậy chẳng phải họ đang mê hoặc mọi người sao?”. Tôi nghĩ mình phải cộng tác với linh mục để bảo vệ bầy chiên và ngăn các anh chị em khỏi bị mê hoặc. Tôi nghĩ, “Linh mục hiểu rõ Kinh Thánh hơn mình, những gì ông ấy nói hẳn là đúng, mình nên làm theo những gì linh mục nói và bám vào Kinh Thánh bất kể thế nào”. Đây là lý do vào lúc đó, mỗi khi hội họp, tôi thường nói về cách để đề phòng Tia Chớp Phương Đông. Tôi còn tưởng đây là trách nhiệm của một người rao giảng, và tôi luôn đề phòng những người từ Tia Chớp Phương Đông đến hội thánh của chúng tôi rao giảng. Tôi rất bất ngờ khi không lâu sau, mẹ tôi đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt.

Vừa mới tiếp nhận xong, mẹ đã đến rao giảng phúc âm cho tôi. Nhưng khi tôi nghe mẹ tôi nói đó là Tia Chớp Phương Đông, tôi liền một mực phản đối. Tôi còn phản bác lại bà ấy rằng, “Mẹ, tại sao mẹ lại tin vào Tia Chớp Phương Đông? Linh mục thường nói Tia Chớp Phương Đông xa rời Kinh Thánh và là dị giáo. Nếu mẹ tin vào Tia Chớp Phương Đông, mẹ đang phản bội Chúa đấy. Mẹ phải thú tội với Chúa và ăn năn ngay đi”. Mẹ tôi trả lời, “Con có biết tình hình thực tế của Tia Chớp Phương Đông không? Con chưa từng nghe bài giảng của Tia Chớp Phương Đông hay đọc những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng, mà cứ mù quáng phán xét và lên án họ, như thế rất dễ thành chống đối Đức Chúa Trời đấy. Trong Kinh Thánh có lời tiên tri về Tia Chớp Phương Đông, ‘Vì cũng như chớp lòa bên Ðông rạng bên Ðoài, thì cuộc Quang Lâm của Con Người cũng sẽ thế(Matthêô 24:27)”. Bà ấy nói với tôi rằng Tia Chớp Phương Đông chính là sự xuất hiện và công tác của Chúa vào thời kỳ sau rốt. Nghe mẹ nói vậy, tôi không chịu nghe bất cứ một lời nào. Tôi còn phản bác bà ấy một lần nữa. Tôi nói, “Dù mẹ có nói gì đi nữa, Tia Chớp Phương Đông xa rời Kinh Thánh và không phải là con đường thật. Nếu chúng ta tin vào Chúa mà không đọc Kinh Thánh, thế có còn là tin vào Chúa không? Xa rời Kinh Thánh chính là phản bội Chúa”. Lúc đó khi mẹ tôi thấy thái độ của tôi, bà ấy chỉ lắc đầu và không nói thêm gì nữa.

Nhưng không lâu sau, linh mục biết được mẹ tôi đã tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng. Một hôm vào cuối Thánh Lễ, linh mục thông báo với cộng đoàn rằng mẹ tôi tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng, và cấm cộng đoàn qua lại với bà ấy, không thì sẽ là chung phần hành ác với bà. Lúc đó tôi cảm thấy linh mục làm vậy để bảo vệ bầy chiên, nên tôi đã đứng về phía linh mục và cố thuyết phục các anh chị em. Tôi nói, “Linh mục làm vậy vì muốn tốt cho chúng ta. Chúng ta không được nghe bài giảng của Tia Chớp Phương Đông. Kể cả là người thân rao giảng, chúng ta cũng không được tin. Chúng ta phải bám vào Kinh Thánh và danh Chúa. Chỉ những ai chịu đựng được đến cùng mới được cứu rỗi”. Tôi còn nói, “Mẹ tôi đã rao giảng cho tôi, nhưng tôi sẽ không bao giờ tin”. Khi các anh chị em nghe tôi nói vậy, họ cũng nói họ sẽ không nghe bài giảng của Tia Chớp Phương Đông.

Sau một thời gian, mẹ và chị tôi lại tìm đến nhà tôi. Vừa thấy họ, tôi liền nói, “Đừng cố thuyết phục con nữa. Con sẽ không đọc sách của Tia Chớp Phương Đông. Toàn bộ những lời của Thiên Chúa đều ở trong Kinh Thánh. Sao quyển sách này lại là lời của Thiên Chúa được chứ?”. Chị tôi trả lời, “Em nói đây không phải lời của Đức Chúa Trời mà không cần xem thử. Thế thì quá phiến diện rồi”. Chị ấy nói, “Kinh Thánh chỉ là chứng ngôn về Đức Chúa Trời, một quyển sách lịch sử ghi lại lời và công tác của Đức Chúa Trời ở Thời đại Luật pháp và Thời đại Ân điển. Làm sao lời và công tác của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt lại có thể được viết trước trong Kinh Thánh chứ? Hiện nay, Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Cứu Thế đã đến, bày tỏ nhiều lời, và đang thực hiện công tác phán xét bắt đầu từ nhà Đức Chúa Trời. Những lời và công tác của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt đều ở trong quyển sách này. Không con người nào có thể mở cuốn kỳ thư nhỏ được nhắc đến trong Khải Huyền. Nó chỉ có thể được mở bởi Chiên con. Hiện nay, Đức Chúa Trời Toàn Năng đã đến và mở cuốn kỳ thư, là quyển sách này, ‘Cuốn kỳ thư mà Chiên Con đã mở’”. Chị ấy nói, “Quyển sách này chứa đựng lời mà chính miệng Đức Chúa Trời bày tỏ”. Nghe chị ấy nói vậy, tôi nghĩ, “Đúng là có một cuốn kỳ thư được nhắc đến trong Khải Huyền, vậy những gì chị ấy nói không xa rời Kinh Thánh”. Bỗng nhiên tôi không còn thấy quyển sách đó quá xấu xa nữa, nhưng rồi tôi nghĩ lại, thấy vẫn chưa ổn lắm. Suy cho cùng thì họ không đọc Kinh Thánh. Sao họ có thể tin vào Chúa nếu xa rời Kinh Thánh chứ? Thế nên, tôi vẫn không chịu đọc nó. Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực thuyết phục tôi của mẹ và chị, tôi đành miễn cưỡng cho phép họ để quyển sách lại cho tôi. Nhưng tôi đã nghĩ về những gì chị tôi nói về cuốn kỳ thư trong Khải Huyền và việc quyển sách chứa đựng những lời và công tác của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt. Tôi nghĩ, “Khải Huyền liên quan tới những vấn đề của thời kỳ sau rốt và bàn luận về những khải tượng. Rất ít người dám bàn luận về nó hoặc có thể bàn luận một cách dễ hiểu”. Tôi nghĩ nội dung của quyển sách hẳn rất thâm sâu và đề cập đến những lẽ nhiệm mầu, nên tôi rất muốn đọc nó. Nhưng tôi cũng nghĩ tin vào Đức Chúa Trời có nghĩa là tin vào Kinh Thánh. Dù một quyển sách có hay thế nào đi nữa, nó không thể thay thế Kinh Thánh. Nên lúc đó tôi gạt chuyện đọc quyển sách ra khỏi đầu.

Không lâu sau, mẹ tôi lại đến để rao giảng phúc âm cho tôi, nhưng chuyện này xảy ra đồng thời với việc em trai tôi phát bệnh tâm thần, nên tôi đã đổ lỗi do mẹ mà em tôi bị bệnh. Tôi nói chúng tôi đã đánh mất sự bảo vệ của Chúa vì bà ấy phản bội Chúa. Tôi cố thuyết phục bà ấy thú tội với Chúa, ăn năn, và cùng cầu nguyện cho em trai để xin Ngài phù hộ cho em ấy mau khỏi bệnh. Mẹ tôi trả lời trong nước mắt, nói rằng, “Mẹ cũng rất buồn về bệnh tình của em con, nhưng chúng ta không thể tin vào Đức Chúa Trời chỉ để đạt được ân điển và phước lành từ Ngài. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, và chúng ta cần phải tin Ngài bất kể Ngài ban cho chúng ta ân điển và phước lành hay không. Chúng ta phải như ông Gióp, vâng phục Đức Chúa Trời và tôn vinh danh Ngài bất kể nhận được phước lành hay tai họa. Như vậy mới là đức tin chân thật”. Bà ấy nói tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng không phải là phản bội Chúa, mà đó là đi theo bước chân của Chiên con và tiếp nhận Chúa. Mẹ tôi nói bà không than phiền với Đức Chúa Trời về bệnh tình của em trai tôi, và bất kể thế nào, bà vẫn sẽ đi theo Đức Chúa Trời đến cùng. Khi nghe mẹ tôi nói như thế, tôi thấy vô cùng bất ngờ. Tôi nghĩ, ở nhà thờ, chúng tôi chỉ bàn cách tin Đức Chúa Trời thế nào để được phước lành và ân điển, nhưng hôm đó mẹ tôi nói với sự hiểu biết rất sâu sắc. Nên tôi thắc mắc, có phải đây là điều bà ấy học được từ quyển sách đó? Rồi tôi lại thắc mắc, Đức Chúa Trời Toàn Năng là Đức Chúa Trời gì đây? Ngài phán những điều như thế nào? Sau một số sóng gió xảy ra với gia đình chúng tôi, mẹ tôi không những không than phiền, mà còn có đức tin mạnh mẽ vào Đức Chúa Trời. Thế nên, tôi lại càng tò mò về quyển sách. Nhưng một lần nữa, tôi nghĩ tới những gì linh mục nói, rằng bất kể thế nào, chúng tôi không được đọc sách của Tia Chớp Phương Đông, ai mà đọc sẽ bị cuốn vào không còn đường lui. Thế nên, trong lòng tôi vẫn còn do dự và lại gạt suy nghĩ đọc nó ra khỏi đầu.

Sau đó, mẹ tôi lại đến rao giảng cho tôi hết lần này đến lần khác. Chuyện này tiếp diễn trong bảy năm, nhưng tôi vẫn không dám tìm hiểu. Chuyện bắt đầu vào tháng 9 năm 2011. Lúc đó, tôi cảm thấy tâm linh mình cằn cỗi, chẳng có gì mới mẻ để rao giảng. Tôi đã đọc đủ mọi loại sách thuyết giáo, nhưng chẳng giúp ích gì được cho tôi. Mỗi lần rao giảng, tôi hay cảm thấy lo lắng. Tôi không biết phải rao giảng về điều gì. Tôi không có chút ý tưởng nào. Nhưng rồi tôi bỗng nhớ lại quyển sách mà mẹ tôi đưa cho tôi và những hiểu biết mà mẹ và chị tôi đã nói, đều là những điều mà tôi chưa từng nghe, và tôi đã cảm thấy được thôi thúc vô cùng. Tôi nghĩ, “Sao mình không thử đọc quyển sách này nhỉ? Sao không xem thử có tìm được gì mới mẻ cho bài giảng của mình không?”. Nên tôi đã lục tìm quyển sác, mở nó ra và lật đúng chương gọi là “Xét về Kinh Thánh (3)”. Về nội dung trong đó, sao chúng ta không xem một đoạn phim đọc lời Đức Chúa Trời nhỉ? “Ngày nay, mọi người tin Kinh Thánh là Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời là Kinh Thánh. Vì vậy, họ cũng tin rằng mọi lời trong Kinh Thánh là những lời duy nhất Đức Chúa Trời phán, và tất cả chúng đều do Đức Chúa Trời phán. Những người tin vào Đức Chúa Trời thậm chí còn nghĩ rằng mặc dù tất cả sáu mươi sáu sách của Cựu Ước và Tân Ước đều do con người viết ra, nhưng tất cả đều được Đức Chúa Trời soi dẫn, và là bản ghi chép về những lời phán của Đức Thánh Linh. Đây là cách hiểu sai lầm của con người, và nó không hoàn toàn phù hợp với sự thật. Thực ra, ngoài các sách tiên tri, đa phần Cựu Ước là bản ghi chép lịch sử. Một số thư tín của Tân Ước đến từ những kinh nghiệm của con người, và một số đến từ sự khai sáng của Đức Thánh Linh; chẳng hạn, các thư tín của Phao-lô phát xuất từ công việc của một con người, tất cả chúng đều là kết quả của sự khai sáng của Đức Thánh Linh, và chúng đã được viết cho các hội thánh và là những lời khuyên bảo, khích lệ cho các anh chị em trong các hội thánh. Chúng không phải là những lời do Đức Thánh Linh phán – Phao-lô không thể phán nhân danh Đức Thánh Linh, và ông cũng không phải là một tiên tri, lại càng không nhìn thấy những khải tượng mà Giăng đã trông thấy. Các thư tín của ông được viết cho các hội thánh Ê-phê-sô, Phi-la-đen-phi, Ga-la-ti, và các hội thánh khác. Và do đó, các thư tín của Phao-lô trong Tân Ước là các thư tín mà Phao-lô đã viết cho các hội thánh, chứ không phải là những sự soi dẫn từ Đức Thánh Linh, chúng cũng không phải là những lời phán trực tiếp của Đức Thánh Linh. Chúng chỉ đơn thuần là những lời khuyên bảo, an ủi và khích lệ mà ông đã viết cho các hội thánh trong suốt quá trình công tác của mình. Vì vậy, chúng cũng là một bản ghi chép về nhiều công việc của Phao-lô thời đó. Chúng đã được viết cho tất cả những người là các anh chị em trong Chúa, để cho các anh chị em trong các hội thánh thời đó sẽ làm theo lời khuyên của ông và tuân theo con đường ăn năn của Đức Chúa Jêsus. … Tất cả những gì ông nói mang tính khai trí và tích cực đối với mọi người thì đều đúng, nhưng nó không đại diện cho những lời phán của Đức Thánh Linh, và nó không thể đại diện cho Đức Chúa Trời. Thật là một cách hiểu cực kỳ tệ hại, và là một sự báng bổ vô cùng, khi mọi người xem các bản ghi chép về những kinh nghiệm của một con người và các thư tín của một con người là những lời Đức Thánh Linh phán với các hội thánh! Điều đó đặc biệt đúng khi nói đến các thư tín Phao-lô đã viết cho các hội thánh, vì các thư tín của ông được viết cho các anh chị em dựa trên hoàn cảnh và tình hình của mỗi hội thánh vào thời điểm đó, và để khuyên bảo các anh chị em trong Chúa, hầu cho họ có thể nhận được ân điển của Đức Chúa Jêsus. Các thư tín của ông là để thúc đẩy các anh chị em vào lúc đó. Có thể nói rằng đây là trọng trách của bản thân ông, và cũng là trọng trách được Đức Thánh Linh đặt lên vai ông; xét cho cùng, ông là một sứ đồ đã dẫn dắt các hội thánh thời đó, người đã viết thư tín cho các hội thánh và khuyên bảo họ – đó là trách nhiệm của ông. Thân phận của ông chỉ đơn thuần là một sứ đồ đang làm việc, và ông chỉ đơn thuần là một sứ đồ được Đức Chúa Trời phái đến; ông không phải là một tiên tri hoặc một nhà tiên báo. Đối với ông, công việc của bản thân và đời sống của các anh chị em là quan trọng nhất. Vì thế, ông không thể phán dạy nhân danh Đức Thánh Linh. Những lời của ông không phải là những lời của Đức Thánh Linh, càng không thể nói là những lời của Đức Chúa Trời, vì Phao-lô chỉ là một vật thọ tạo của Đức Chúa Trời không hơn, và chắc chắn không phải là sự nhập thể của Đức Chúa Trời. Thân phận của ông không giống với thân phận của Jêsus. Những lời của Jêsus là những lời của Đức Thánh Linh, chúng là những lời của Đức Chúa Trời, vì thân phận của Ngài là của Đấng Christ – Con của Đức Chúa Trời. Làm sao Phao-lô có thể sánh ngang với Ngài được? Nếu mọi người xem các thư tín hoặc những lời giống của Phao-lô là những lời phán của Đức Thánh Linh và tôn thờ chúng như Đức Chúa Trời, thì chỉ có thể nói rằng họ quá bừa bãi. Nói gay gắt hơn, đây chẳng phải đơn giản là báng bổ sao?(“Cuốn kỳ thư mà Chiên Con đã mở”). “Nói rằng những kinh nghiệm của Phao-lô và Giăng đã bị trộn lẫn với những thông hiểu cá nhân của họ không có nghĩa là những kinh nghiệm và kiến thức của họ đã xuất phát từ Sa-tan, mà chỉ là họ đã có những điều đến từ những kinh nghiệm và thông hiểu cá nhân của họ. Kiến thức của họ là dựa theo nền tảng của những kinh nghiệm thực tế vào thời điểm đó, và ai có thể tự tin nói rằng tất cả đều đã đến từ Đức Thánh Linh? Nếu tất cả Bốn Sách Phúc Âm đều đến từ Đức Thánh Linh, thì tại sao Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng mỗi người lại nói điều gì đó khác biệt về công tác của Jêsus? Nếu ngươi không tin điều này, thì hãy xem các bản ký thuật trong Kinh Thánh về việc Phi-e-rơ đã chối Chúa ba lần như thế nào: Tất cả chúng đều khác nhau, và mỗi bản ký thuật đều có những đặc điểm riêng của chúng. … Hãy đọc kỹ Bốn Sách Phúc Âm; đọc những gì chúng ghi lại về những điều mà Jêsus đã làm, và những lời Ngài đã phán. Mỗi bản ký thuật hoàn toàn khác nhau, và mỗi bản đều có góc nhìn riêng của nó. Nếu những gì được viết bởi các tác giả của các sách này đều hết thảy đến từ Đức Thánh Linh, thì tất cả sẽ giống nhau và nhất quán. Vậy thì tại sao lại có những khác biệt?(“Xét về danh xưng và thân phận” trong Cuốn kỳ thư mà Chiên Con đã mở). Thực sự là tôi đã rất bàng hoàng. Lần đầu tôi thấy Kinh Thánh được mô tả như vậy, ngoài những sách tiên tri và lời của Đức Chúa Jêsus trong Bốn Sách Phúc Âm, những lời của Đức Chúa Trời, còn lại, ví dụ như thư của Phao-lô, và những ghi chép về việc rao giảng của Đức Chúa Jêsus trong Bốn Sách Phúc Âm, đều được viết bởi con người, là lịch sử công tác của Đức Chúa Trời và trải nghiệm của mọi người về công tác của riêng họ. Đây đều là những lời của con người. Và đúng vậy, nhân loại là tạo vật, Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, thân phận và thực chất của họ khác nhau. Những bức thư do con người viết không thể coi là lời Đức Chúa Trời được, gọi chúng là lời Đức Chúa Trời chính là sự phỉ báng. Nghĩ đến việc nhiều năm qua, tôi đã tin toàn bộ những lời trong Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời. Chẳng phải như thế là phỉ báng Đức Chúa Trời hay sao? Nhưng tôi lại nghĩ, “Dù Kinh Thánh được viết bởi con người, nhưng nó được Đức Chúa Trời cảm thúc, và có cơ sở Kinh Thánh để nói vậy”. Nên tôi nghĩ, tôi cần phải có lập trường vững vàng, không thể dao động như thế này. Nhưng tôi lại nhớ Đức Chúa Trời Toàn Năng đã phán Bốn Sách Phúc Âm và những thư của các sứ đồ là những lý giải riêng về những gì họ thấy và trải nghiệm. Ai dám nói rằng những lời này hoàn toàn đến từ Đức Thánh Linh? Rồi tôi nhớ lại những lời của Phao-lô trong Kinh Thánh bảo Ti-mô-thê uống rượu. Bụng Ti-mô-thê rất yếu và thường xuyên bị đau bụng, nên Phao-lô bảo ông uống rượu để cho khỏi lạnh và làm ấm bụng. Tôi cũng nghĩ đến ghi chép về việc Chúa chọn Phi-e-rơ. Tôi nghĩ, “Nếu toàn bộ Kinh Thánh được Đức Chúa Trời cảm thúc, nó sẽ vượt xa những gì con người có thể viết, nhưng việc Phao-lô đề nghị uống rượu để làm ấm bụng là chuyện thường thức, đâu cần phải được cảm thúc. Cách Phi-e-rơ đi theo Chúa cũng không cần sự cảm thúc của Đức Chúa Trời. Những người khác chỉ đơn giản viết ra ông đã đi theo Chúa như thế nào”. Nên tôi nghĩ, “Liệu những gì quyển sách này nói có đúng không, rằng không phải toàn bộ Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời cảm thúc? Làm sao có thể như thế? Toàn bộ Kinh Thánh được Đức Chúa Trời cảm thúc, toàn bộ đều là lời Đức Chúa Trời. Quan điểm này đã đứng vững trong hai ngàn năm. Không chỉ giáo phái của tôi chấp nhận quan điểm này, mà toàn bộ giới tôn giáo đều nghĩ vậy. Liệu toàn bộ giới tôn giáo có thể sai lầm về điều này không?”. Rồi tôi nghĩ, “Như việc Phi-e-rơ được gọi, Phúc Âm Ma-thi-ơ nói rằng ông được đích thân Chúa gọi, trong khi Phúc Âm Giăng thì nói rằng Phi-e-rơ được Giăng Báp-tít giới thiệu đến với Chúa. Cùng một chuyện mà kể khác nhau”. Tôi nghĩ, “Nếu Kinh Thánh được Đức Chúa Trời cảm thúc, thì tại sao lại có những lý giải khác nhau về cùng một chuyện? Có phải Đức Chúa Trời cảm thúc những chuyện khác nhau với những người khác nhau?”. Từ việc này, tôi thấy rằng những lời trong Kinh Thánh không phải tất cả đều là lời Đức Chúa Trời.

Lúc đó, tôi lập tức nhận ra quan điểm bao năm nay của mình, rằng toàn bộ lời trong Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời là rất sai lầm. Tôi đã bám vào quan điểm này mà không chịu buông bỏ và coi những lời của con người trong Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời. Đây chẳng phải là chống đối và báng bổ Đức Chúa Trời hay sao? Tôi đã công tác rất nhiều và rao giảng cũng nhiều, nhưng tôi đã dạy mọi người vâng phục những lời của Phao-lô và những người khác trong Kinh Thánh như thể chúng là lời của Đức Chúa Trời, lại còn cho rằng tôi đã có công lao với Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời sẽ nhớ những gì tôi đã làm. Tôi đã quá mù quáng và kiêu ngạo! Tôi đã mê hoặc các anh chị em bao năm qua. Chẳng phải tôi đã dẫn mọi người đi lạc đường sao? Tôi nghĩ, “Mình phải giải trình với Đức Chúa Trời thế nào đây?”. Tôi đã chống đối Đức Chúa Trời và làm việc đại ác với Đức Chúa Trời, và giờ tôi cảm thấy sợ hãi và kinh hoàng. Lúc đó, tôi quỳ xuống trước Đức Chúa Trời cầu nguyện trong nước mắt để thú tội. Tôi thưa, “Lạy Đức Chúa Jêsus, bao năm nay, con vẫn luôn coi những lời của con người trong Knh Thánh là lời của Ngài. Con đã sai rồi, con xin thú tội với Ngài và ăn năn. Xin hãy bao dung với con và tha tội cho con. Nếu Ngài thực sự đã tái lâm làm Đức Chúa Trời Toàn Năng, con muốn tiếp nhận điều đó. Xin hãy khai sáng con, để con có thể dùng những lời này để xác định đó có phải Ngài hay không”.

Cầu nguyện xong, tôi thấy bình tâm hơn, và quyết định tìm kiếm trong những lời này. Sau đó, tôi đọc một vài đoạn trong lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Công tác của Đức Chúa Trời ở mỗi thời đại đều có ranh giới rõ ràng; Ngài chỉ làm công tác đương thời, và không bao giờ thực hiện trước công tác của thời đại tiếp theo. Chỉ bằng cách này thì công tác đại diện cho mỗi thời đại của Ngài mới được nổi bật. Jêsus chỉ nói về những chỉ dấu của thời kỳ sau rốt, về việc làm thế nào để kiên nhẫn và làm sao để được cứu rỗi, cách ăn năn và xưng tội, cũng như cách vác thập tự giá và chịu đựng đau khổ; Ngài chưa bao giờ nói về việc con người trong thời kỳ sau rốt nên đạt được lối vào như thế nào, cũng không nói về việc con người nên tìm cách đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời như thế nào. Như thế, chẳng phải là nực cười khi kiếm tìm trong Kinh Thánh về công tác của thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời sao? Ngươi có thể thấy được gì khi chỉ bám lấy Kinh Thánh? Dù là người diễn dịch Kinh Thánh hay người giảng đạo, ai có thể thấy trước được công tác của ngày hôm nay?(“Con người đã giới hạn Đức Chúa Trời theo quan niệm của mình sao có thể nhận lãnh sự mặc khải của Đức Chúa Trời được?” trong Cuốn kỳ thư mà Chiên Con đã mở). “Vì công tác của Đức Chúa Trời luôn phát triển, và nó không thể chỉ đơn giản dừng lại ở thời của Phao-lô và Phi-e-rơ, hay cứ mãi ở trong Thời đại Ân điển mà Jêsus đã bị đóng đinh vào cây thập tự. Và vì vậy, các sách này chỉ phù hợp với Thời đại Ân điển, chứ không phù hợp với Thời đại Vương quốc của thời kỳ sau rốt. Chúng chỉ có thể cung cấp cho các tín đồ của Thời đại Ân điển, chứ không phải cho các thánh đồ của Thời đại Vương quốc, và cho dù chúng có hay đến đâu, chúng vẫn lỗi thời(“Xét về Kinh Thánh (4)” trong Cuốn kỳ thư mà Chiên Con đã mở). “Nếu ngươi muốn thấy công tác của Thời đại Luật pháp, và muốn thấy dân Y-sơ-ra-ên đã đi theo con đường của Đức Giê-hô-va ra sao, thì ngươi phải đọc Cựu Ước; nếu ngươi muốn hiểu công tác của Thời đại Ân điển, thì ngươi phải đọc Tân Ước. Nhưng làm thế nào để ngươi thấy được công tác của thời kỳ sau rốt? Ngươi phải chấp nhận sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời của ngày nay, và bước vào công tác của ngày nay, vì đây là công tác mới, và chưa từng được ai ghi lại trước đây trong Kinh Thánh. Ngày nay, Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt và tuyển lựa những người được chọn khác tại Trung Quốc. Đức Chúa Trời làm việc nơi những người này, Ngài tiếp tục công tác của Ngài trên đất, và tiếp tục từ công tác của Thời đại Ân điển. Công tác của ngày nay là một con đường mà con người chưa bao giờ đi, và một con đường chưa ai từng thấy. Đó là công tác chưa từng được thực hiện trước đây – đó là công tác mới nhất của Đức Chúa Trời trên đất. Do đó, công tác chưa từng được thực hiện trước đây không phải là lịch sử, bởi vì hiện tại là hiện tại, và vẫn chưa trở thành quá khứ. Mọi người không biết rằng Đức Chúa Trời đã thực hiện công tác mới hơn, vĩ đại hơn trên đất, và ở bên ngoài Y-sơ-ra-ên, rằng công tác đó đã vượt ra ngoài phạm vi Y-sơ-ra-ên, và vượt ra ngoài sự tiên báo của các tiên tri, rằng đó là công tác mới và kỳ diệu bên ngoài những lời tiên tri, là công tác mới hơn vượt ra khỏi Y-sơ-ra-ên, và là công tác mọi người không thể nhận thức hay tưởng tượng được. Làm sao Kinh Thánh có thể chứa đựng các bản ghi chép rõ ràng về công tác như thế? Ai đã có thể ghi lại trước từng chút một công tác của ngày nay, không bỏ sót? Ai đã có thể ghi lại công tác lớn hơn, khôn ngoan hơn, bất chấp quy ước này, trong cuốn sách cũ mốc đó? Công tác của ngày nay không phải là lịch sử, và như vậy, nếu ngươi muốn đi trên con đường mới của ngày nay, thì ngươi phải rời khỏi Kinh Thánh, ngươi phải vượt ra khỏi các sách tiên tri hoặc sách lịch sử trong Kinh Thánh. Chỉ khi đó, ngươi mới có thể đi đúng con đường mới, và chỉ khi đó, ngươi mới có thể bước vào cõi mới và công tác mới. Ngươi phải hiểu tại sao ngày nay ngươi được yêu cầu không đọc Kinh Thánh, tại sao có một công tác khác tách biệt với Kinh Thánh, tại sao Đức Chúa Trời không tìm kiếm sự thực hành mới hơn, chi tiết hơn trong Kinh Thánh, và tại sao thay vào đó lại có công tác lớn hơn bên ngoài Kinh Thánh. Đây là tất cả những gì các ngươi nên hiểu(“Xét về Kinh Thánh (1)” trong Cuốn kỳ thư mà Chiên Con đã mở). Ở đây, tôi thấy rằng với mỗi giai đoạn công tác mới của Đức Chúa Trời, công tác cũ sẽ lỗi thời. Trong mỗi thời đại mới, Đức Chúa Trời thực hiện công tác mới và có yêu cầu mới cho mọi người, và người ta không cần phải tuân theo một số quy tắc và luật lệ cũ vì chúng đã lỗi thời và không áp dụng cho thời đại mới. Việc này làm tôi nhớ lại trong Thời đại Luật pháp của Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã dùng Mô-sê để ban hành luật pháp cho người ta tuân giữ. Nếu vi phạm luật pháp, họ sẽ phải dâng lễ hiến tế để chuộc tội, nếu không họ sẽ bị trừng phạt. Mọi người ở thời đại đó tuân thủ luật pháp theo yêu cầu của Đức Chúa Trời, và không ai dám vi phạm chúng. Trong thời đại của Tân Ước, Đức Chúa Trời đến nhập thể và bị đóng đinh như một của lễ chuộc tội cho con người, cứu chuộc con người khỏi tình trạng tội lỗi. Nếu một người phạm tội, họ chỉ cần cầu nguyện dưới danh Chúa, thú tội và ăn năn, thì tội lỗi của họ sẽ được tha, và chẳng cần của lễ nào nữa, họ cũng sẽ không bị Đức Chúa Trời lên án vì đã không tuân thủ luật pháp. Vậy nên, với người ở thời đại Tân Ước, chẳng phải một số yêu cầu của thời đại Cựu Ước đã lỗi thời sao? Nếu những người ở thời đại Tân Ước giữ luật của Cựu Ước và bác bỏ những lời và công tác của Đức Chúa Jêsus, chẳng phải họ sẽ bị loại bỏ sao? Tôi từng nghĩ rằng tin vào Đức Chúa Trời thì phải bám vào Kinh Thánh, rằng chúng ta không được xa rời Kinh Thánh trong bất kì hoàn cảnh nào. Nhưng hiện giờ, Đức Chúa Trời đang thực hiện công tác mới, và đã bày tỏ những lời mới, nên nếu tôi một mực bám vào Kinh Thánh, chẳng phải tôi đang bám vào cái cũ sao? Tôi tưởng xa rời Kinh Thánh nghĩa là tôi không tin vào Đức Chúa Trời. Nhưng quan điểm đó rất vô lý, đúng không nào? Những đoạn này còn nói rằng Cựu Ước và Tân Ước ghi chép công tác mà Đức Chúa Trời đã làm, rằng sau khi Đức Chúa Trời kết thúc công tác, các môn đồ chép lại công tác Ngài đã thực hiện và những lời Ngài đã phán, và những thế hệ sau đã biên soạn lại chúng để tạo ra Kinh Thánh. Chúa đã hứa Ngài sẽ tái lâm vào thời kỳ sau rốt, nên làm sao những lời và công tác mới của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt lại được ghi chép trước trong Kinh Thánh chứ? Càng suy ngẫm những lời này, tôi càng nhận ra chúng phù hợp với sự thực. Những lời này rất đúng, khiến tôi càng thêm chắc chắn rằng những lời và công tác mới của Đức Chúa Trời tồn tại bên ngoài Kinh Thánh. Trước kia, tôi nghĩ không có lời nào của Đức Chúa Trời nằm ngoài Kinh Thánh. Điều này là sai lầm. Đó là quan niệm và tưởng tượng của riêng tôi.

Hơn hai ngàn năm, không ai có thể phân tích Kinh Thánh thấu đáo và có căn cứ chắc chắn như thế, cũng chẳng ai có thể tỏ lộ những lẽ nhiệm mầu này. Làm sao có người nào làm được vậy chứ? Làm sao một con người có thể nói với thẩm quyền như thế? Đây chẳng phải là tiếng của Đức Chúa Trời sao? Lúc đó, tôi cảm thấy rất phấn khích, như thể vừa được trao kho báu. Tôi ôm chặt quyển sách những lời của Đức Chúa Trời trong tay và hết sức nâng niu nó. Sau đó, tôi tiếp tục đọc “Cuốn kỳ thư mà Chiên Con đã mở”. Từ sáng tới đêm, tôi vừa đọc vừa cầu nguyện và tìm kiếm. Càng đọc tôi càng cảm thấy những lời này thật kỳ diệu. Chúng là những điều tôi chưa từng nghe hay hiểu trong hơn hai mươi năm tin vào Chúa. Càng đọc càng cảm thấy khao khát trong tôi lớn hơn. Như thể thắp lên ngọn lửa trong lòng. Một khi đã đọc là không muốn dừng lại. Chỉ đọc vài đoạn ngắn, mà tôi đã thu hoạch được rất nhiều và tôi cảm thấy đây thực sự là những lời được Chúa tái lâm bày tỏ. Lúc đó, tôi muốn bảo một số đồng sự tìm kiếm cùng tôi, nhưng tôi nhận ra các đồng sự đều nghe theo linh mục và phản đối Tia Chớp Phương Đông. Họ sẽ không chịu tìm hiểu với một thái độ tìm kiếm, nên tôi từ bỏ ý tưởng tìm kiếm cùng họ. Thay vào đó, tôi lặng lẽ cầu nguyện với Chúa và xin Ngài hướng dẫn tôi.

Sau đó, tôi đọc được một đoạn trong lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng. “Trong sự phán xét khởi từ nhà của Đức Chúa Trời đã được nói đến trong quá khứ, ‘sự phán xét’ của những lời này nói đến sự phán xét mà ngày nay Đức Chúa Trời thực hiện đối với những người đến trước ngôi Ngài trong thời kỳ sau rốt. Có lẽ có những người tin vào những tưởng tượng siêu nhiên rằng, khi thời kỳ sau rốt đã đến, Đức Chúa Trời sẽ dựng lên một cái bàn lớn trên thiên đàng, trên đó được trải một chiếc khăn bàn màu trắng, và sau đó, ngồi trên một chiếc ngai lớn với tất cả mọi người quỳ gối trên đất, Ngài sẽ tiết lộ tội lỗi của từng người và qua đó quyết định họ được lên thiên đàng hay bị đày xuống hồ lửa và diêm sinh. Bất kể con người tưởng tượng ra sao cũng không thể thay đổi được thực chất công tác của Đức Chúa Trời. Những tưởng tượng của con người chẳng là gì ngoài những ý tưởng trong tư duy con người; chúng xuất phát từ bộ não của con người, được tổng hợp và chắp nối từ những gì con người đã nhìn và nghe thấy. Vậy nên Ta phán rằng, dù những hình ảnh được tưởng tượng ra có rực rỡ thế nào, thì chúng vẫn chỉ là những bức vẽ hoạt hình, và không có khả năng thay thế kế hoạch công tác của Đức Chúa Trời. Xét cho cùng, con người đã bị Sa-tan làm cho bại hoại, vậy thì làm sao họ có thể thấu hiểu được những tư tưởng của Đức Chúa Trời? … Mọi người tưởng tượng công tác phán xét của Đức Chúa Trời thật kỳ diệu. Tuy nhiên, ngươi có biết rằng, thời điểm Đức Chúa Trời đã bắt đầu công tác phán xét của Ngài giữa con người từ lâu, thì ngươi vẫn còn nằm ổ ngủ mê man không? Rằng vào lúc ngươi nghĩ rằng công tác phán xét của Đức Chúa Trời đã chính thức bắt đầu, thì Đức Chúa Trời đã tái tạo trời đất rồi không? Lúc đó, có lẽ ngươi chỉ mới bắt đầu hiểu được ý nghĩa của sự sống, nhưng công tác trừng phạt không thương xót của Đức Chúa Trời sẽ đưa ngươi, kẻ vẫn chìm sâu trong giấc ngủ, vào địa ngục. Chỉ khi đó ngươi mới đột nhiên nhận ra rằng công tác phán xét của Đức Chúa Trời đã kết thúc rồi(“Đấng Christ thực hiện công tác phán xét bằng lẽ thật” trong Cuốn kỳ thư mà Chiên Con đã mở). Ban đầu khi đọc đoạn này, tôi đã không hiểu nó. Tôi nghĩ, “Chẳng phải công tác phán xét của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt được thực hiện từ một tòa lớn và trắng khi Ngài phán xét mọi người sao? Và điều này có cơ sở Kinh Thánh. Sao điều này lại đến từ tưởng tượng của con người được? Mà đây còn là những gì cả giới tôn giáo đang nghĩ”. Nhưng những lời này nói công tác phán xét của Đức Chúa Trời đã bắt đầu. Tôi thấy những lời này đã đảo ngược quan điểm của toàn bộ giới tôn giáo, nên tôi không thể tiếp nhận nó ngay được. Nhưng tôi nghĩ về những gì Kinh Thánh nói, “Chưng văn tự thì giết chóc, Thần khí mới tác sinh!” (II Corinthô 3:6). Điều này có nghĩa là tôi không thể tạo ra quy tắc dựa theo nghĩa đen được. Hơn nữa, những gì giới tôn giáo rao giảng không nhất thiết là đúng. Giới tôn giáo coi mọi lời trong Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời, nhưng chẳng phải quan điểm đó đã được chứng minh là sai sao? Tôi nghĩ hẳn phải có một lẽ nhiệm mầu trong những lời này, nên tôi phải tìm kiếm trong đó để thấy cách Chúa phán xét mọi người vào thời kỳ sau rốt, thay vì hoàn toàn tin vào linh mục và những người rao giảng. Tôi đã cầu nguyện với Chúa và xin Ngài dẫn dắt tôi.

Một hôm, tôi đọc được đoạn này trong sách. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đức Chúa Trời làm việc theo các quan niệm của con người, hay Ngài làm việc chống lại các quan niệm của con người? Chẳng phải các quan niệm của con người đều bắt nguồn từ Sa-tan sao? Chẳng phải tất cả mọi người đều đã bị làm cho bại hoại bởi Sa-tan sao? Nếu Đức Chúa Trời thực hiện công tác của Ngài theo những quan niệm của con người, chẳng phải khi ấy Ngài sẽ trở thành Sa-tan sao? Chẳng phải Ngài sẽ cùng loại với các loài thọ tạo của mình sao? Vì những loài thọ tạo của Ngài đã bị Sa-tan làm cho bại hoại đến nỗi con người đã trở thành hiện thân của Sa-tan, nên nếu Đức Chúa Trời làm việc phù hợp với những thứ của Sa-tan, thì chẳng phải Ngài sẽ thông đồng với Sa-tan sao? Làm sao con người có thể dò lường được công tác của Đức Chúa Trời? Do đó, Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ làm việc theo những quan niệm của con người, và sẽ không bao giờ làm việc theo những cách ngươi tưởng tượng(“Khải tượng về công tác của Đức Chúa Trời (3)” trong Cuốn kỳ thư mà Chiên Con đã mở). Khi ngẫm đi ngẫm lại những lời này, tôi cảm thấy rất đau lòng và hết sức tội lỗi. Quả thật, Đức Chúa Trời không làm việc theo quan niệm hay tưởng tượng của con người. Tôi nhớ rằng trong Kinh Thánh có nói, “Ôi! Thẳm sâu thay sự giàu có, khôn ngoan, thượng trí của Thiên Chúa! Nhưng phán quyết của Người vô phương dò thấu, đường lối của Người không kế dõi theo! Vì nào ai được biết tâm tư của Chúa, hay có ai đã làm cố vấn cho Người?” (Rôma 11:33-34). “Quả thế, ý nghĩ của Ta không phải là ý nghĩ của các ngươ, và đường lối của Ta không phải là đường lối của các ngươi, sấm của Yavê. Vì trời cao hơn đất (bao nhiêu), cũng vậy, đường lối của Ta vượt hơn đường lối của các ngươi, và ý nghĩ của Ta vượt hơn ý nghĩ của các ngươi(Ysaya 55:8-9). Trong sách “Hỏi đáp về chứng ngôn của Phúc Âm Vương Quốc”, các anh chị em của Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng nói trong thông công của họ rằng những người Y-xơ-ra-en đều mong mỏi Đấng Mê-si đến, nhưng vì quan niệm và tưởng tượng của họ mà họ nghĩ khi Đấng Mê-si đến, Ngài sẽ được sinh ra trong cung điện, sẽ uy phong lẫm liệt, siêu phàm thoát tục, rằng Ngài sẽ dẫn họ ra trận như Vua Đa-vít và giải thoát họ khỏi sự cai trị của người La Mã. Nhưng khi Đức Chúa Jêsus đến, Ngài được sinh ra trong một cái máng cỏ, không phải cung điện, và Ngài không dẫn mọi người ra trận, mà thay vào đó dạy họ khiêm nhường và nhẫn nại, bảo mọi người thú tội và ăn năn. Vì Đức Chúa Jêsus đến không phù hợp với quan niệm của con người và không giống như họ tưởng tượng, nên họ chối bỏ Ngài, phỉ báng và loại bỏ Ngài, và cuối cùng đóng đinh Ngài lên thập giá, trở thành tội nhân muôn đời, mong mỏi Đấng Mê-si đến, nhưng lại chống đối và lên án Ngài. Khi tôi đọc những lời này, lòng tôi rất xúc động. Quả thật, chúng ta không thể hiểu thấu suy nghĩ của Đức Chúa Trời, và công tác của Đức Chúa Trời hoàn toàn vượt xa những gì con người có thể tưởng tượng! Tôi phải gạt bản thân sang một bên và nghiêm túc tìm kiếm việc Chúa thực hiện công tác phán xét như thế nào để tránh lặp lại sai lầm của những người Y-xơ-ra-en.

Sau đó, tôi đọc thêm hai đoạn nữa trong lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đấng Christ của thời kỳ sau rốt dùng nhiều lẽ thật khác nhau để dạy dỗ con người, để phơi bày bản chất của con người, và để mổ xẻ những lời nói và hành động của con người. Những lời này bao gồm nhiều phương diện của lẽ thật, chẳng hạn như bổn phận của con người, con người nên vâng lời Đức Chúa Trời như thế nào, con người nên trung thành với Đức Chúa Trời ra sao, con người phải sống trọn nhân tính bình thường, cũng như sự khôn ngoan và tâm tính của Đức Chúa Trời như thế nào, v.v. Tất cả những lời này đều nhắm vào bản chất của con người và tâm tính bại hoại của họ. Cụ thể, những lời vạch trần cách con người hắt hủi Đức Chúa Trời, được phán ra liên quan đến việc con người là hiện thân của Sa-tan và là một thế lực thù địch chống lại Đức Chúa Trời như thế nào. Trong quá trình thực hiện công tác phán xét của mình, Đức Chúa Trời không chỉ đơn giản làm rõ bản tính của con người bằng một vài lời; Ngài phơi bày, xử lý và tỉa sửa qua thời gian dài. Tất cả những phương pháp phơi bày, xử lý và tỉa sửa khác nhau này không thể được thay thế bằng những lời thông thường, mà phải bằng lẽ thật con người tuyệt đối không bao giờ có. Chỉ có những phương pháp như thế này mới có thể được gọi là sự phán xét; chỉ thông qua kiểu phán xét này thì con người mới có thể bị khuất phục và hoàn toàn bị thuyết phục về Đức Chúa Trời, và hơn nữa mới có được kiến thức thực sự về Đức Chúa Trời(“Đấng Christ thực hiện công tác phán xét bằng lẽ thật” trong Cuốn kỳ thư mà Chiên Con đã mở). “Một vài người tin rằng Đức Chúa Trời có thể một lúc nào đó đến trái đất và xuất hiện trước con người, rồi sau đó Ngài sẽ đích thân phán xét toàn thể nhân loại, thử thách họ từng người một, không bỏ sót bất kỳ ai. Những ai suy nghĩ theo cách này không biết về giai đoạn công tác nhập thể này. Đức Chúa Trời không phán xét con người từng người một, và Ngài không thử thách con người từng người một; làm như thế không phải là công tác phán xét. Chẳng phải sự bại hoại của cả nhân loại cũng như nhau sao? Chẳng phải thực chất của cả nhân loại đều như nhau sao? Những điều bị phán xét là thực chất bại hoại của nhân loại, thực chất của con người bị Sa-tan làm cho bại hoại, và tất cả tội lỗi của con người. Đức Chúa Trời không phán xét những lỗi lầm nhỏ nhặt và không hệ trọng của con người. Công tác phán xét mang tính đại diện, và nó không được thực hiện đặc biệt đối với một con người nhất định nào. Đúng hơn, đó là công tác trong đó một nhóm người bị phán xét để đại diện cho sự phán xét toàn nhân loại. Bằng cách đích thân thực hiện công tác của Ngài đối với một nhóm người, Đức Chúa Trời trong xác thịt dùng công tác của Ngài để đại diện cho công tác trong toàn thể nhân loại, sau đó nó dần dần được lan truyền. Đây cũng là cách thức của công tác phán xét. Đức Chúa Trời không phán xét một loại người nào đó hoặc một nhóm người nào đó, mà thay vào đó, phán xét sự bất chính của toàn thể nhân loại – ví dụ như sự chống đối của con người đối với Đức Chúa Trời, hoặc sự bất kính của con người đối với Ngài, hoặc việc con người làm nhiễu loạn công tác của Đức Chúa Trời, v.v. Điều bị phán xét là thực chất chống đối Đức Chúa Trời của con người, và công tác này là công tác chinh phục của những ngày sau rốt. Công tác và lời của Đức Chúa Trời nhập thể được con người chứng kiến là công tác phán xét trước chiếc ngai trắng lớn trong những ngày sau rốt, điều đã được con người quan niệm trong thời gian qua. Công tác hiện đang được thực hiện bởi Đức Chúa Trời nhập thể chính xác là sự phán xét trước chiếc ngai trắng lớn(“Nhân loại bại hoại càng cần hơn sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời nhập thể” trong Cuốn kỳ thư mà Chiên Con đã mở). Đọc xong những lời này, tôi thực sự kinh ngạc. Chỉ khi tôi đọc thông công về việc Đức Chúa Trời thực hiện công tác phán xét trong quyển sách “Hỏi đáp về chứng ngôn của Phúc Âm Vương Quốc” thì tôi mới hiểu. Trước kia tôi nghĩ Đức Chúa Trời sẽ ngồi trên một tòa lớn và trắng khi từng người quỳ rạp trước Ngài, và ở đó Ngài sẽ phán xét từng người theo tội lỗi của họ. Nhưng đây là quan niệm và tưởng tượng của tôi. Mất bao lâu để Đức Chúa Trời phán xét từng người như thế? Sao Đức Chúa Trời lại thực hiện công tác vô ích như thế chứ? Đức Chúa Trời không phán xét mọi người như vậy trong sự phán xét của Ngài vào thời kỳ sau rốt. Ngài bày tỏ lẽ thật để thực hiện công tác phán xét. Khi phán xét và mặc khải, Ngài nhắm đến bản tính tội lỗi và tâm tính Sa-tan bên trong chúng ta để giải quyết tận gốc vấn đề phạm tội và chống đối Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta chỉ tiếp nhận sự cứu chuộc của Đức Chúa Jêsus mà không tiếp nhận công tác phán xét của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt, thì gốc rễ tội lỗi của chúng ta sẽ không bao giờ được giải quyết, chúng ta sẽ mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn phạm tội và thú tội, và không bao giờ thoát được sự trói buộc của tội lỗi. Kinh Thánh nói, “Vì lương bổng của tội là sự chết” (Rôma 6:23). “Hãy thánh thiện, chẳng vậy không ai sẽ được thấy Chúa(Hipri 12:14). Tôi nhận ra nếu tin vào Chúa mà không tiếp nhận sự phán xét của Ngài vào thời kỳ sau rốt, tôi sẽ không bao giờ thoát khỏi sự trói buộc của tội lỗi, tôi sẽ không xứng được thấy mặt Chúa, và tôi sẽ không đủ tư cách được cất lên thiên quốc. Tôi cảm thấy công tác phán xét của Đức Chúa Trời thực sự ý nghĩa. Lúc đó, càng đọc những lời này, lòng tôi càng sáng tỏ hơn. Tôi thấy những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là lẽ thật, và chẳng có nhân vật thuộc linh nào trong giới tôn giáo có thể lý giải rõ ràng việc Đức Chúa Trời phán xét mọi người khi Ngài tái lâm. Hôm nay, Đức Chúa Trời Toàn Năng đã đến, và đang thực hiện công tác phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời, và đã bày tỏ nhiều lẽ thật để tỏ lộ toàn bộ lẽ thật và lẽ nhiệm mầu. Còn ai ngoài Chúa tái lâm có thể phán những lời của Ngài để lý giải những điều này rõ ràng như vậy? Đây là công tác của chính Đức Chúa Trời, và chỉ có chính Đức Chúa Trời biết những điều này. Vậy nên, sau khi tìm hiểu một thời gian, từng chút một, lời của Đức Chúa Trời đã xua tan đi những quan niệm tôn giáo của tôi. Kể từ đó, tôi đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi giai đoạn công tác mới mà Đức Chúa Trời Toàn Năng đang thực hiện. Trong đời mình, tôi đã được may mắn nghe thấy tiếng Đức Chúa Trời và nghênh tiếp sự tái lâm của Chúa, chuyện này khiến tôi quá xúc động, làm tôi muốn nhảy cẫng lên vì vui sướng!

Tạ ơn Đức Chúa Trời! Nếu Đức Chúa Trời không bày tỏ nhiều lời mới cho tôi hiểu được lẽ thật và nhận ra rằng tôi đã bám vào những quan niệm ảo tưởng, có thể tôi đã xuống mồ mà không ăn năn, vẫn còn nghe theo linh mục, và tiếp tục từ chối tìm hiểu công tác mới của Đức Chúa Trời. Lúc đó tôi nghĩ tôi phải báo tin mừng về sự tái lâm của Chúa cho nhiều anh chị em hơn nữa để họ có thể thoát khỏi sự trói buộc của linh mục, không phải chịu sự hạn chế của quan niệm tôn giáo, và tiếp nhận sự tái lâm của Chúa. Sau đó tôi đã rao giảng phúc âm với các anh chị em và đưa hàng chục người từ giáo phái ban đầu của tôi đến nhà Đức Chúa Trời. Nghĩ lại bảy năm đó, tôi không những không chịu tìm hiểu công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt, mà còn khắc sâu vào đầu các anh chị em nhiều quan niệm và ngụy biện đã mê hoặc họ và ngăn họ tìm hiểu con đường thật. Nghĩ về việc mình đã chống đối Đức Chúa Trời và làm những việc đại ác như thế, tôi cảm thấy cực kỳ hối hận. Tôi sẽ không bao giờ xóa được vết nhơ phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời trong nhiều năm trười. Giờ tôi đã nhận ra những quan niệm tôn giáo này hãm hại mọi người như thế nào! Nếu không từ bỏ những quan niệm tôn giáo này và tìm kiếm lẽ thật, chúng ta sẽ không bao giờ có thể tiếp nhận Chúa tái lâm. Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời đã bao dung với tôi, cho tôi thoát khỏi những quan niệm tôn giáo này, và cho tôi may mắn được trở về bên Đức Chúa Trời Toàn Năng. Sau này, tôi sẽ làm tất cả có thể để rao giảng phúc âm và đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger