Lẽ nhiệm mầu nơi các danh của Đức Chúa Trời

06/10/2020

Bởi Zhencheng, Hoa Kỳ

Mặc dù Giê-hô-va, Jêsus và Đấng Mê-si đều đại diện cho Thần của Đức Chúa Trời, nhưng những danh này chỉ biểu thị các thời đại khác nhau trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, và không đại diện toàn bộ về Đức Chúa Trời. Những danh mà mọi người trên đất gọi Đức Chúa Trời không thể diễn đạt toàn bộ tâm tính của Đức Chúa Trời và mọi điều về Đức Chúa Trời. Chúng chỉ đơn thuần là những danh khác nhau mà Đức Chúa Trời được gọi trong các thời đại khác nhau. Và vì vậy, khi thời đại cuối cùng – thời đại của thời kỳ sau rốt – đến, danh Đức Chúa Trời sẽ lại thay đổi. Đức Chúa Trời sẽ không được gọi là Đức Giê-hô-va, hay Jêsus, càng không phải là Đấng Mê-si – Đức Chúa Trời sẽ được gọi là chính Đức Chúa Trời Toàn Năng quyền năng, và với danh này, Đức Chúa Trời sẽ chấm dứt toàn bộ thời đại(“Ý nghĩa trong danh xưng của Đức Chúa Trời” trong Theo Chiên Con và hát những bài ca mới). Bài thánh ca về lời Đức Chúa Trời này cho tôi thấy rằng, có ý nghĩa ẩn sau danh Đức Chúa Trời, ở mỗi thời đại. Chỉ một cái tên, không thể đại diện đầy đủ cho tâm tính của Đức Chúa Trời, và những gì Ngài là. Một cái tên, chỉ đại diện cho tâm tính mà Ngài bày tỏ, đối với thời đại đó. Hữu thể của Đức Chúa Trời phong phú và bao hàm tất cả. Con người không thể phân định Đức Chúa Trời hay bắt danh Ngài không được thay đổi. Trước đây, tôi đã không hiểu thấu ý nghĩa của danh mà Đức Chúa Trời lấy trong mỗi thời đại, nên tôi đã khăng khăng danh của Ngài không thể thay đổi. Tôi cứ bám lấy danh Đức Chúa Jêsus và không tiếp nhận Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi suýt mất đi cơ hội nghênh đón Chúa.

Bà tôi đã đưa tôi tới hội thánh khi tôi còn rất nhỏ. Vị mục sư nọ đã trích dẫn những câu này: “Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi” (Hê-bơ-rơ 13:8). “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Công Vụ Các Sứ đồ 4:12). Tôi đã bị thuyết phục rằng chỉ có Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời thật, Là Đấng Cứu Thế, và chỉ cần giữ danh Ngài, đường lối của Ngài, khi Ngài tái lâm, tôi sẽ được đưa tới thiên đàng.

Năm 2017, vợ tôi đã tiếp nhận phúc âm vương quốc của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Một ngày nọ, cô ấy muốn tôi nghe công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt, nên đã mời một người chị em đến để thông công, và tôi đã lắng nghe. Nhưng khi chị ấy nói Đức Chúa Jêsus đã tái lâm, làm Đức Chúa Trời Toàn Năng, tôi đã không muốn nghe thêm lời nào nữa. Tôi biết vợ tôi theo Đức Chúa Trời Toàn Năng, nên tôi đã ngăn cô ấy. Tôi nói, “‘chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu’. Chúng ta cần phải trung thành với danh Đức Chúa Jêsus. Sau nhiều năm đức tin, em phải hiểu rõ hơn chứ”. Cô ấy bác bỏ, “Danh Đức Chúa Jêsus đã cứu rỗi chúng ta, nghĩa là tội lỗi của chúng ta đã được tha thứ, nên sẽ không bị lên án nữa, nhưng chúng ta vẫn sống trong tình trạng phạm tội và thú tội. Chúng ta chưa được giải thoát khỏi tội lỗi. Đức Chúa Jêsus đã tái lâm và bắt đầu Thời đại Vương quốc, bằng danh Đức Chúa Trời Toàn Năng. Ngài đang thực hiện công tác phán xét. Ngài bày tỏ những lẽ thật để phơi bày bản tính Sa-tan chống đối Đức Chúa Trời của chúng ta, phán xét tội lỗi của nhân loại và cho chúng ta hướng đi để giải quyết bản tính tội lỗi. Ta phải tiếp nhận công tác phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt, gột sạch sự bại hoại để bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời”. Nhưng vì có nhiều quan niệm, tôi không thể tiếp thu những gì cô ấy nói. Tôi biết cô ấy luôn nghe lời bố mẹ, nên đã nhờ họ giúp can ngăn cô. Nhưng cô ấy cứ khăng khăng rằng Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là Đức Chúa Jêsus tái lâm và thậm chí còn động viên chúng tôi, tìm hiểu thay vì lên án và phán xét.

Tôi đã cố ngăn cô ấy tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng. Cứ rảnh là tôi lại tìm kiếm trong Kinh Thánh và tìm được những lời thuyết giảng trên mạng từ những mục sư nổi tiếng. tôi đã tải chúng về và mở cho cô ấy nghe. Tôi cứ tưởng cô ấy sẽ đổi ý. Nhưng thay vào đó cô ấy lại giảng cho tôi. Tôi rất là bực, nhưng đành phải bó tay. Mỗi người chúng tôi vẫn tiếp tục thực hành đức tin của riêng mình. Sau đó, tôi nhất quyết phản đối cô ấy. Khi cô ấy đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng, thì tôi đọc Kinh Thánh. Cô ấy mở thánh ca của hội thánh, tôi mở thánh ca ngợi Chúa. Khi cô ấy nghe thuyết giảng của hội thánh, tôi lắng nghe các mục sư. Chúng tôi thường tranh luận về Kinh Thánh, và dù trước đây chưa từng là đối thủ của tôi về tài hùng biện, kiến thức hay kinh nghiệm, nhưng giờ tôi rất ngạc nhiên, khi mọi lời cô nói đều thực sự rất sâu sắc. Lời nói của cô ấy có sức nặng, những phản bác của cô ấy làm tôi câm lặng và bối rối. Tôi không thể xem thường cô ấy nữa. Tôi đã nghĩ với hiểu biết về Kinh Thánh như hiện giờ, tôi không phải là đối thủ của cô ấy, nên tôi đã nghiên cứu Kinh Thánh để có thể thắng cô ấy.

Một ngày nọ, tôi thấy đoạn này trong Xuất Hành Chương 3: “Ðức Chúa Trời lại phán cùng Môi-se rằng: Ngươi sẽ nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Giê-hô-va, Ðức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi, Ðức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Ðức Chúa Trời của Y-sác, Ðức Chúa Trời của Gia-cốp, sai ta đến cùng các ngươi. Ấy đó là danh đời đời của ta, ấy sẽ là kỷ niệm của ta trải qua các đời(Xuất Hành 3:15). Sau đó tôi thắc mắc, vì rõ ràng là lời của Đức Chúa Trời nói rõ rằng Đức Giê-hô-va mãi mãi là danh Ngài, Tại sao Ngài được gọi là Jêsus ở Thời đại Ân điển? Cựu Ước có nói: “Ấy chính ta, chính ta là Ðức Giê-hô-va, ngoài ta không có cứu chúa nào khác(I-sai-a 43:11). Còn trong Tân Ước: “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Công Vụ Các Sứ đồ 4:12). Tất cả những điều đó nghĩa là gì? Tôi đã đọc đi đọc lại những câu này, nhưng chỉ khiến tôi càng mơ hồ hơn. “Không phải Đức Chúa Jêsus chính là Đấng Cứu Thế của chúng ta hay sao? Vì Đức Giê-hô-va và Jêsus chính là Đức Chúa Trời, tại sao danh của các Ngài lại khác nhau như vậy? Có đúng là danh Đức Chúa Trời thay đổi như vợ tôi đã nói?” Tôi nhận ra qua những cuộc tranh luận của chúng tôi, nhận thức của vợ tôi đã trưởng thành hơn nhờ niềm tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng. Lời cô rất sâu sắc và có sức nặng. Nếu không có công tác của Đức Thánh Linh, chẳng ai có thể tự mình, tiến bộ thần tốc được như thế. Thế rồi, tôi bắt đầu tự hỏi, “Có phải mình mới là người sai? Đức Chúa Trời Toàn Năng thực sự là Chúa đã tái lâm? Tia Chớp Phương Đông liệu có phải là con đường thật? Nếu nó là thật và mình đã ngăn cản vợ, chẳng khác nào mình đang chống lại Đức Chúa Trời?” Tôi lâm vào tình cảnh hỗn loạn, tiến thoái lưỡng nan. Tôi rất muốn hiểu rõ vấn đề này, nhưng lại chưa sẵn sàng dẹp bỏ lòng kiêu hãnh mà hỏi vợ.

Cố gắng tìm hiểu cho ra điều này, tôi đã đăng ký và bắt đầu theo dõi kênh YouTube của Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng, xem công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt. Một ngày nọ, tôi đã xem một đoạn lời của Đức Chúa Trời gọi là “Đấng Cứu Thế đã trở lại trên một ‘đám mây trắng’”. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “‘Giê-hô-va’ là danh mà Ta đã lấy trong thời gian Ta làm việc ở Y-sơ-ra-ên, và nó có nghĩa là Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên (dân sự được Đức Chúa Trời chọn), Đấng có thể thương xót con người, rủa sả con người, và hướng dẫn đời sống của con người; Đức Chúa Trời sở hữu quyền năng to lớn và đầy sự khôn ngoan. ‘Jêsus’ là Em-ma-nu-ên, nghĩa là của lễ chuộc tội đầy tình yêu thương, đầy lòng nhân từ và cứu chuộc con người. Ngài đã làm công tác của Thời đại Ân điển, Ngài đại diện cho Thời đại Ân điển, và chỉ có thể đại diện cho một phần công tác của kế hoạch quản lý. … Trong từng thời đại và từng giai đoạn công tác, danh của Ta không phải là vô căn cứ, mà mang ý nghĩa đại diện: Mỗi danh đại diện cho một thời đại. ‘Giê-hô-va’ đại diện cho Thời đại Luật pháp, và là danh tôn kính mà dân Y-sơ-ra-ên gọi Đức Chúa Trời họ thờ phượng. ‘Jêsus’ đại diện cho Thời đại Ân điển, và là danh của Đức Chúa Trời của tất cả những ai đã được cứu chuộc trong Thời đại Ân điển. Nếu con người vẫn mong mỏi sự hiện đến của Jêsus Đấng Cứu Thế trong thời kỳ sau rốt, và vẫn mong chờ Ngài đến trong hình tượng mà Ngài đã mang lấy tại xứ Giu-đê, thì toàn bộ kế hoạch quản lý sáu nghìn năm hẳn sẽ dừng lại trong Thời đại Cứu chuộc, và không thể tiến triển xa thêm chút nào. Hơn thế nữa, thời kỳ sau rốt hẳn sẽ không bao giờ đến, và thời đại này hẳn sẽ không bao giờ kết thúc. Điều này là do Jêsus Đấng Cứu Thế chỉ dành cho sự cứu chuộc và cứu rỗi nhân loại. Ta đã lấy danh Jêsus chỉ vì lợi ích của tất cả tội nhân trong Thời đại Ân điển, nhưng đó không phải là danh mà bởi đó Ta sẽ kết thúc toàn thể nhân loại(“Lời xuất hiện trong xác thịt”). Tôi cứ nhẩm đi nhẩm lại điều này trong đầu. Lời giải thích của Đức Chúa Trời Toàn Năng về tầm quan trọng của danh Đức Giê-hô-va và Jêsus cực kỳ rõ ràng. Tôi hiểu rằng danh Đức Chúa Trời ở mỗi thời đại sẽ đại diện cho thời đại đó. “Đức Giê-hô-va” là danh Đức Chúa Trời lấy cho công tác của Ngài ở Thời đại Luật pháp thể hiện, tâm tính bao dung và sự oai nghi của Ngài. “Jêsus” là danh Đức Chúa Trời cho Thời đại Ân điển, cho thấy tâm tính yêu thương của Ngài. Cuối cùng tôi đã hiểu danh Đức Chúa Trời không phải là không thể thay đổi. Một giai đoạn công tác mới của Đức Chúa Trời đồng nghĩa sẽ có một danh mới. Nên khi Chúa tái lâm vào thời kỳ sau rốt Ngài sẽ có một danh mới.

Sau đó tôi xem những lời này của Đức Chúa Trời Toàn Năng. “Ta đã từng được biết đến là Đức Giê-hô-va. Ta cũng đã được gọi là Đấng Mê-si, và mọi người đã từng gọi Ta là Jêsus Đấng Cứu thế với tình yêu thương và sự quý trọng. Tuy nhiên, ngày nay Ta không còn là Đức Giê-hô-va hay Jêsus mà mọi người đã biết trong quá khứ nữa; Ta là Đức Chúa Trời, Đấng đã trở lại trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời sẽ chấm dứt thời đại. Ta chính là Đức Chúa Trời trỗi dậy từ địa cực, đầy đủ toàn bộ tâm tính của Ta, và đầy thẩm quyền, danh dự và vinh hiển. Mọi người chưa từng tiếp xúc với Ta, chưa từng biết đến Ta, và vẫn luôn không biết gì về tâm tính của Ta. Từ lúc sáng thế cho đến ngày nay, không một ai từng nhìn thấy Ta. Đây là Đức Chúa Trời, Đấng hiện ra cho con người trong thời kỳ sau rốt nhưng lại ẩn giấu giữa con người. Ngài cư ngụ giữa con người, chân thực và thực tế, như mặt trời thiêu đốt và ngọn lửa cháy rực, đầy dẫy quyền năng và tràn đầy thẩm quyền. Sẽ không có một người hay một vật gì không bị phán xét bởi những lời của Ta, và sẽ không có một người hay một vật gì không được làm cho thanh sạch thông qua sự thiêu đốt của ngọn lửa. Cuối cùng, mọi quốc gia sẽ được phước nhờ những lời của Ta, và cũng bị đập tan thành từng mảnh vì những lời của Ta. Theo cách này, tất cả mọi người trong thời kỳ sau rốt sẽ thấy rằng Ta là Đấng Cứu Thế tái lâm, và rằng ta là Đức Chúa Trời Toàn Năng chinh phục toàn thể nhân loại. Và tất cả sẽ thấy rằng Ta đã từng là của lễ chuộc tội cho con người, nhưng trong thời kỳ sau rốt Ta còn trở thành những tia mặt trời thiêu đốt mọi thứ, cũng như là Mặt Trời công chính phơi bày muôn vật. Đây là công tác của Ta trong thời kỳ sau rốt. Ta đã lấy danh này và sở hữu tâm tính này hầu cho tất cả mọi người có thể thấy rằng Ta là một Đức Chúa Trời công chính, mặt trời thiêu đốt, ngọn lửa cháy rực, và hầu cho tất cả có thể thờ phượng Ta, Đức Chúa Trời có một và thật, và hầu cho họ có thể nhìn thấy dung nhan thật của Ta: Ta không chỉ là Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên, và Ta không chỉ là Đấng Cứu Chuộc; mà Ta là Đức Chúa Trời của mọi tạo vật trên khắp các từng trời, đất và biển(Đấng Cứu Thế đã trở lại trên một “đám mây trắng”, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Những lời này thật có thẩm quyền. Từng lời lay động tâm hồn tôi. Đó hẳn là những lời của Đức Chúa Trời. Còn ai có thể mặc khải lẽ nhiệm mầu của danh Đức Chúa Trời chứ? Càng xem nhiều, tôi càng cảm thấy đó chính là tiếng Đức Chúa Trời. Rồi tôi nhớ đến câu Giăng 16:13: “Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến”. Vậy còn Đấng nào có thể nói cho chúng ta biết về những lẽ thật và nhiệm mầu này ngoài Đức Chúa Trời chứ? Tôi đã nghe nhiều nổi tiếng mục sư rao giảng nhưng chưa ai giải thích ý nghĩa đằng sau việc Đức Chúa Trời lấy danh Đức Giê-hô-va trong Cựu Ước, rồi lại lấy danh là Jêsus trong Tân Ước. Có vẻ như Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là sự xuất hiện của Đức Chúa Jêsus! Tôi đã cảm thấy rất hổ thẹn khi nghĩ về những lần mình phủ nhận Đức Chúa Trời Toàn Năng và cố gắng lôi kéo vợ về phe mình. Tôi rất hối hận vì đã phán xét công tác của Đức Chúa Trời khi chưa tìm hiểu nó. Tôi thật ngu muội và phản nghịch! Hồi đó những người Pha-ri-si đã lên án công tác của Đức Chúa Jêsus dựa vào quan niệm của họ và nghĩa đen của Kinh Thánh. chẳng phải họ đã bị Đức Chúa Trời trừng phạt hay sao? Vậy nên tôi rút ra bài học này, buông bỏ quan niệm, tưởng tượng, và tìm hiểu công tác của Ngài vào thời kỳ sau rốt. Tôi không muốn trở thành một người Pha-ri-si thời nay, kẻ chống lại Đức Chúa Trời.

Từ đó, cứ lúc nào rảnh rỗi tôi lại lén đọc những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng, và xem phim phúc âm của hội thánh. Nhất là những phim “Lẽ nhiệm mầu của sự tin kính” và “Đức tin vào đức chúa trời”, cực kỳ xúc động. Những trải nghiệm của họ rất thực tế và mối thông công của họ rõ như ban ngày. Tôi đã đã có thể chắc rằng Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là Chúa đã tái lâm. Nên tôi đã quyết định tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt và muốn nói cho vợ biết điều đó nhưng không dám, vì những gì mình đã nói với cô. Rồi một ngày, khi vợ tôi về nhà, tôi hỏi cô ấy, “Vậy, hôm nay tụi em thông công điều gì?” Cô ấy trông rất bất ngờ và hỏi, “Anh hỏi chuyện em đi họp mặt là vì muốn nghe thông công à? Em có thể mời ai đó từ hội thánh đến nói chuyện, anh muốn vậy không?” Tôi đã rất vui vì cô ấy đã nói như thế, nhưng tôi vẫn còn rất xấu hổ. Tôi nói, “Ừ, nếu em muốn”.

Ngày hôm sau, hai chị em từ Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng đã ghé qua, và tôi đã chia sẻ tình thế tiến thoái lưỡng nan của mình. “Từ bữa đến giờ tôi đã đọc những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng trên mạng và đã hiểu rằng danh của Đức Chúa Trời sẽ thay đổi, khi thời đại thay đổi, nhưng vẫn còn vài điều tôi thấy chưa hợp lý. Kinh Thánh có nói, ‘Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi’ (Hê-bơ-rơ 13:8). ‘Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu’ (Công Vụ Các Sứ đồ 4:12). Kinh Thánh nói rõ rằng danh Đức Chúa Jêsus không thể thay đổi, vậy tại sao lại gọi Ngài là Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt, mà không phải Jêsus?” Rồi họ đọc những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng: “Thực chất của Ngài cùng những gì Ngài có và những gì về Ngài sẽ không bao giờ thay đổi. Tuy nhiên, đối với công tác của Ngài, nó luôn tiến triển về phía trước, luôn đi sâu hơn, vì Ngài luôn mới và không bao giờ cũ. Trong mỗi thời đại, Đức Chúa Trời mang một danh mới, trong mỗi thời đại, Ngài làm công tác mới, và trong mỗi thời đại, Ngài cho phép các loài thọ tạo của Ngài thấy được ý muốn mới và tâm tính mới của Ngài(Khải tượng về công tác của Đức Chúa Trời (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Vài người bảo rằng tên của Đức Chúa Trời không thay đổi. Vậy thì tại sao tên của Đức Giê-hô-va lại trở thành Jêsus? Điều đã được tiên tri là Đấng Mê-si sẽ đến, vậy thì tại sao một con người tên Jêsus lại đến? Tại sao tên của Đức Chúa Trời lại thay đổi? Chẳng phải việc này đã được thực hiện từ lâu sao? Chẳng lẽ Đức Chúa Trời ngày nay không thực hiện công tác mới hơn sao? Công tác của ngày hôm qua có thể được thay đổi, và công tác của Jêsus có thể tiếp tục từ công tác của Đức Giê-hô-va. Vậy thì công tác của Jêsus không thể được tiếp nối bởi công tác khác sao? Nếu tên của Đức Giê-hô-va có thể được chuyển thành Jêsus, vậy thì không phải tên của Jêsus cũng có thể được thay đổi sao? Điều này không có gì lạ; chỉ là mọi người quá khờ khạo mà thôi. Đức Chúa Trời sẽ mãi là Đức Chúa Trời. Bất kể công tác của Ngài thay đổi thế nào, và bất kể tên gọi của Ngài có thể thay đổi ra sao, thì tâm tính và sự khôn ngoan của Ngài sẽ mãi không thay đổi. Nếu ngươi tin rằng Đức Chúa Trời chỉ có thể được gọi bằng tên của Jêsus, thì kiến thức của ngươi quá hạn hẹp”. (Con người đã giới hạn Đức Chúa Trời theo quan niệm của mình sao có thể nhận lãnh sự mặc khải của Đức Chúa Trời được? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Danh Jêsus đã được dùng cho công tác cứu chuộc, vậy Ngài có còn được gọi bằng cùng một danh đó khi Ngài trở lại trong thời kỳ sau rốt không? Liệu Ngài có còn làm công tác cứu chuộc không? Tại sao Đức Giê-hô-va và Jêsus là một, nhưng Họ lại được gọi bằng những danh xưng khác nhau trong các thời đại khác nhau? Chẳng phải vì thời đại của công tác Họ làm khác nhau sao? Liệu chỉ một danh xưng có thể đại diện cho toàn bộ Đức Chúa Trời được không? Như vậy, Đức Chúa Trời phải được gọi bằng một danh xưng khác trong một thời đại khác, và Ngài phải dùng danh xưng để thay đổi thời đại và đại diện cho thời đại. Vì không một danh xưng nào có thể đại diện đầy đủ cho chính Đức Chúa Trời, và mỗi danh xưng chỉ có thể đại diện cho khía cạnh đương thời của tâm tính Đức Chúa Trời trong một thời đại nhất định; tất cả những gì nó cần làm là đại diện cho công tác của Ngài. Do đó, Đức Chúa Trời có thể chọn bất kỳ danh xưng nào phù hợp với tâm tính của Ngài để đại diện cho toàn bộ thời đại(Khải tượng về công tác của Đức Chúa Trời (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).

Rồi một trong hai người bọn họ, đã chia sẻ thế này: “Nói Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi, ý là không thay đổi, thực chất và tâm tính của Ngài, chứ không phải nói đến danh Ngài. Đức Chú Trời luôn mới mẻ, và công tác của Ngài luôn tiến bộ, Danh của Ngài cũng thay đổi tương ứng với công tác của Ngài, tùy vào sự thay đổi của thời đại. Mỗi danh đại diện cho một thời đại, và một giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời. Nói rằng danh Đức Chúa Trời không thay đổi nghĩa là nó sẽ không thay đổi trong khoảng thời gian của thời đại đó và nó sẽ vẫn duy trì Cho đến khi công tác của Ngài trong thời đại đó kết thúc. Nhưng khi Đức Chúa Trời bắt đầu công tác trong một thời đại mới, Ngài thay đổi danh Ngài song song với công tác mới của Ngài. Mở ra một thời đại mới, Danh Đức Chúa Trời đại diện cho công tác và tâm tính của Ngài trong thời đại đó. Danh Ngài là Đức Giê-hô-va trong Thời đại Luật pháp, vậy nên Đức Chúa Trời công tác dưới danh đó. Ngài ban hành luật pháp, và các điều răn để dẫn lối cho nhân loại, để họ biết tội lỗi là gì và cách để thờ phụng Đức Giê-hô-va, chấp hành luật pháp và các điều răn và được Ngài ban phúc. Bất cứ ai vi phạm sẽ bị ném đá đến chết hay bị lửa trời thiêu rụi. Danh Đức Giê-hô-va đại diện cho sự oai nghi, phẫn nộ bao dung của tâm tính Đức Chúa Trời ở Thời đại Luật Pháp. Vào cuối thời đại đó, con người lại trở nên bại hoại, phạm tội nhiều hơn và không thể tuân thủ luật pháp. Họ đều thường xuyên có nguy cơ bị xử tử vì vi phạm luật pháp. Đức Chúa Trời trở nên xác thịt dựa vào kế hoạch công tác của Ngài và nhu cầu của nhân loại bại hoại. Ngài đã bắt đầu Thời đại Ân điển và kết thúc Thời đại Luật pháp dưới danh ‘Jêsus’. Ngài đã cứu chuộc nhân loại và cho chúng ta con đường ăn năn, cho thấy tâm tính bao dung và yêu thương của Ngài và ban ân điển dư dật cho con người. Cuối cùng Ngài đã bị đóng đinh vào thập giá để cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi. Kể từ đó, chúng ta cầu nguyện dưới danh Đức Chúa Jêsus để tội lỗi được tha thứ, và tận hưởng ân điển dư dật của Ngài. Danh Jêsus chỉ đại diện cho công tác cứu chuộc, mang ý nghĩa là của lễ chuộc tội để cứu chuộc nhân loại bại hoại bằng tình yêu và sự bao dung. Luôn có ý nghĩa ẩn sau danh Đức Chúa Trời mang lấy trong mỗi thời đại. Mỗi danh đại diện cho tâm tính và công tác của Ngài cho thời đại đó. Công tác của Đức Chúa Trời luôn tiến tới, và danh Ngài thay đổi theo từng thời đại mà Ngài công tác. Trong Thời đại Ân điển, nếu Đức Chúa Trời giữ danh Đức Giê-hô-va khi Ngài xuống thế, công tác của Ngài vẫn sẽ duy trì trong Thời đại Luật Pháp và nhân loại có thể không bao giờ được Đức Chúa Trời cứu chuộc. Kết quả là họ sẽ bị trừng phạt và kết án vì vi phạm luật pháp. Nếu Chúa giữ danh ‘Jêsus’ khi Ngài tái lâm, trong thời kỳ sau rốt, nhân loại sẽ không thể tiến lên từ sự tha thứ tội lỗi của Thời đại Ân điển. Chúng ta sẽ không bao giờ thoát khỏi tội lỗi, hay được cứu rỗi hoàn toàn và bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời”.

Rồi người chị em kia nói tiếp: “Dù Đức Chúa Jêsus tha thứ cho tội lỗi của chúng ta ở Thời đại Ân điển, bản tính của chúng ta vẫn đầy tội lỗi. Chúng ta vẫn còn kiêu ngạo, dối trá và xấu xa. Sự bại hoại của chúng ta vẫn còn thâm canh cố đế, và khiến chúng ta đối lại Đức Chúa Trời trong tội lỗi. Chúng ta sống trong tình trạng phạm tội và thú tội. Chúng ta không thực hành lẽ thật, thì chưa thể vào vương quốc của Ngài. Vì sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, loài người nhơ bẩn sẽ không xứng đáng vào vương quốc của Ngài. Đức Chúa Trời đã tái lâm vào thời kỳ sau rốt với danh Đức Chúa Trời Toàn Năng, bắt đầu Thời đại Vương quốc để cứu rỗi triệt để nhân loại khỏi sự bại hoại của tội lỗi”. Chị ấy nói giờ đây Chúa được gọi là Đức Chúa Trời Toàn Năng, như thế ứng nghiệm lời tiên tri: “Kẻ nào thắng, ta sẽ cho làm trụ trong đền Đức Chúa Trời ta, và người sẽ không ra khỏi đó nữa; ta lại sẽ lấy danh Đức Chúa Trời ta, danh của thành Đức Chúa Trời ta… cùng danh mới ta, mà viết trên người(Khải Huyền 3:12). “Chúa là Ðức Chúa Trời, Ðấng Hiện Có, Ðã Có, Và Còn Ðến, là Ðấng Toàn năng, phán rằng: Ta là An-pha và Ô-mê-ga(Khải Huyền 1:8). Khải Huyền 11:17 “Hỡi Chúa là Ðức Chúa Trời Toàn năng, là Ðấng Hiện Có, Trước Ðã Có, chúng tôi cảm tạ Ngài, vì Ngài đã cầm quyền rất cao trong tay và đã trị vì”. Chị ấy nói tiếp: “Đức Chúa Trời phán xét vào thời kỳ sau rốt. Ngài bày tỏ lẽ thật để phơi bày sự bại hoại của nhân loại để chúng ta có thể hiểu được gốc rễ của nó, thấy được thực tế sự bại hoại của chúng ta do Sa-tan gây ra, và hiểu được tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Vì vậy chúng ta có thể ghét bỏ và từ bỏ chính mình, thực hành lời của Đức Chúa Trời, kính sợ Ngài và tránh xa tà ác. Dần dần chúng ta sẽ thoát khỏi tâm tính Sa-tan, được tinh sạch và cứu rỗi hoàn toàn. Đức Chúa Trời cũng phân loại con người qua công tác phán xét của Ngài, tỏ lộ tâm tính oai nghi công chính của Ngài không dung thứ sự xúc phạm. Cuối cùng Ngài sẽ hủy diệt thế giới cũ, chấm dứt kế hoạch quản lý 6.000 năm của Ngài. Toàn bộ những ai tiếp nhận danh Đức Chúa Trời Toàn Năng, những ai trải qua phán xét và được tinh sạch sẽ được đưa đến vương quốc của Đức Chúa Trời. Những ai căm ghét lẽ thật, chống đối và lên án Đức Chúa Trời Toàn Năng sẽ bị loại bỏ và bị trừng phạt trong những đại họa. Điều đó sẽ khép lại công tác quản lý của Đức Chúa Trời. Vậy Đức Chúa Trời sẽ không có danh cụ thể, nhưng danh tính nguyên thủy của Ngài sẽ được khôi phục – Đấng Tạo Hóa. Như Đức Chúa Trời đã phán: ‘Sẽ đến ngày Đức Chúa Trời không được gọi là Đức Giê-hô-va, Jêsus, hay Đấng Mê-si – Ngài sẽ chỉ đơn giản là Đấng Tạo Hóa. Lúc đó, mọi danh xưng Ngài đã mang trên đất sẽ chấm dứt, vì công tác của Ngài trên đất đã kết thúc, sau đó những danh xưng của Ngài sẽ không còn nữa. Khi mọi thứ đều chịu sự thống trị của Đấng Tạo Hóa, thì Ngài cần gì một danh xưng rất phù hợp nhưng không đầy đủ nữa? Giờ đây ngươi vẫn đang tìm kiếm danh của Đức Chúa Trời sao? Ngươi vẫn dám nói rằng Đức Chúa Trời chỉ được gọi là Đức Giê-hô-va sao? Ngươi vẫn dám nói rằng Đức Chúa Trời chỉ có thể được gọi là Jêsus sao? Ngươi có thể gánh lấy tội báng bổ Đức Chúa Trời không?’” (Khải tượng về công tác của Đức Chúa Trời (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời thông công của hai chị em đó đã làm tôi rất xúc động. Tôi đã thấy ý nghĩa ẩn sau danh Đức Chúa Trời. Là Đấng Tạo Hóa, Ngài không cần danh. Nhưng Ngài đã lấy những danh khác nhau để cứu rỗi nhân loại. Đức Giê-hô-va, Jêsus và Đức Chúa Trời Toàn Năng đều là một. Ngài công tác với ba giai đoạn, ở ba thời đại và mỗi danh Ngài lấy đều có tầm quan trọng riêng. Chúng biểu thị công tác và tâm tính của Đức Chúa Trời ở mỗi thời đại. Cuối cùng tôi đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt.

Nhìn lại, tôi hận mình đã thật ngu muội, mù quáng và thiếu lý trí. Tôi đã bám lấy Kinh Thánh theo nghĩa đen và nghĩ danh Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ thay đổi, rằng Ngài sẽ luôn được gọi là Jêsus. Nếu Đức Chúa Trời Toàn Năng không bày tỏ lẽ thật và tỏ lộ lẽ nhiệm màu của công tác của Ngài, thì tôi vẫn còn bám vào Kinh Thánh và không bao giờ hiểu được ý nghĩa danh Đức Chúa Trời, đặc biệt là công tác của Ngài. Tôi sẽ vẫn bám vào danh Jêsus mà chống đối công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt, và sau đó sẽ bị loại bỏ. Giờ tôi đã hiểu, mình mang ơn dẫn dắt của Ngài rất nhiều. Ngài đã cho phép tôi nghe thấy tiếng Ngài và đến trước Ngài. Tôi đội ơn Đức Chúa Trời Toàn Năng đã cứu rỗi mình!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Thoát khỏi Cạm bẫy Lời đồn

Bởi William, Hoa Kỳ Tháng 10 năm 2016, tôi đã đến New York, Hoa Kỳ, rồi được làm phép báp-tem nhân danh Đức Chúa Jêsus tại một nhà thờ...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger