Phản tỉnh của một “lãnh đạo tốt”

16/09/2022

Bởi Rubylen, Philippines

Từ khi còn nhỏ, bố mẹ đã dạy tôi phải thân thiện với mọi người, phải làm người dễ gần và biết đồng cảm. Nếu những người quanh tôi có vấn đề hoặc thiếu sót, tôi không được vạch trần thẳng mặt họ, phải nghĩ cho tôn nghiêm của họ. Vì được dạy như thế, tôi chưa hề có xung khắc hay bất hòa với ai, những người quanh tôi đều nghĩ tôi là người tốt và muốn kết giao với tôi. Tôi còn nghĩ đối xử với mọi người như thế này là tốt. Sau khi tin Đức Chúa Trời, tôi vẫn dùng cách đó để kết thân với các anh chị em. Nhất là sau khi làm lãnh đạo, tôi nghĩ mình nên thân thiện với người khác, đừng bao giờ cáo buộc người khác dù chỉ là nói rất nhẹ. Làm thế, quan hệ giữa chúng tôi sẽ không bị hủy hoại, họ sẽ muốn kết thân với tôi, khen ngợi tôi là lãnh đạo tốt và đáng mến.

Về sau, tôi biết chuyện chị Joan, một trưởng nhóm, đã không mang gánh trọng trách trong bổn phận. Tôi đã nhiều lần nhắc nhở chị ấy: “Là trưởng nhóm, chị phải hiểu tình trạng của các anh chị em và theo sát công tác của nhóm chứ”. Nhưng chị ấy vẫn không làm vậy, nên tôi phải nhắc nhở lần nữa và hỏi chị ấy tại sao lại như thế. Chị ấy bảo là cả ngày mình chỉ có một tiếng rảnh rỗi, nhưng chị ấy dùng nó để lên Facebook và xem phim, nên chẳng theo dõi công tác gì. Nghe thế, tôi nổi giận, nghĩ rằng: “Chị lười quá, chẳng hề mang gánh trọng trách. Khi các anh chị em không đi hội họp, chị chẳng nghĩ cách hỗ trợ họ!”. Tôi muốn xử lý chị ấy vì hời hợt trong bổn phận và vô trách nhiệm, nhưng nếu tôi ra tay, có khi chị ấy sẽ tránh xa tôi và nói tôi không phải lãnh đạo tốt và dễ gần. Tôi không muốn hủy hoại quan hệ hòa hợp giữa chúng tôi, nên thay vì xử lý, tôi đã khích lệ chị ấy. Tôi bảo: “Chị có thể dùng một tiếng rảnh rỗi này để cố hiểu tình trạng của các anh chị em, rồi chị sẽ làm tốt bổn phận thôi”. Chị ấy làm tốt trong vài ngày, nhưng các vấn đề cũ vẫn liên tục tái diễn. Vì chị ấy hời hợt trong bổn phận nên ngày càng nhiều người mới bắt đầu đi hội họp không đều, một số còn chẳng buồn đến dự. Tôi đã rất giận. Trưởng nhóm này vô trách nhiệm quá! Tôi thật sự muốn xử lý chị ấy, nhưng khi nghĩ đến chuyện chị ấy sẽ giữ khoảng cách với mình, tôi lại chẳng muốn nói gì, và đích thân nâng đỡ, chăm tưới những người mới này. Sau khi nói chuyện với những người mới, tôi mới biết là họ không đến hội họp vì có quá nhiều khó khăn không được giải quyết, thế mà Joan bảo tôi là họ không trả lời tin nhắn. Sau khi thấy thái độ của Joan với bổn phận, tôi thật sự muốn xử lý chị ấy. Tôi muốn cho chị ấy biết hậu quả của sự vô trách nhiệm này. Nhưng tôi cũng muốn làm lãnh đạo tốt, đáng mến và dễ gần, nên tôi đổi ý và nói những lời động viên chị ấy. Nhưng mà chị ấy không hề thay đổi. Trong một buổi hội họp, Joan phàn nàn rằng: “Tôi đã ở trong nhóm này lâu rồi. Tại sao tôi không được thăng lên chức cao hơn?”. Sau khi nghe Joan nói thế, tôi nghĩ, “Chị quá lười biếng, hời hợt trong bổn phận, vô trách nhiệm, làm sao chị được thăng chức chứ?”. Dù giận chị ấy, tôi vẫn vỗ về, nói rằng: “Trong mọi bổn phận, ta làm vì đó là sự an bài tối thượng của Đức Chúa Trời. Dù bổn phận của ta khác nhau, ta đều chăm tưới người mới và trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời”. Tôi nghĩ nói thế sẽ khiến chị ấy cảm thấy tôi thông hiểu và quan tâm chị ấy, rằng tôi là lãnh đạo tốt. Và thế là, dù thấy vấn đề của người khác, tôi chưa hề phơi bày hay xử lý họ. Thay vào đó, tôi nói những lời dễ nghe để an ủi và khích lệ họ. Tôi nghĩ làm thế có thể duy trì hình tượng là người dễ gần của mình trong lòng mọi người.

Một lần khác, chấp sự phúc âm Edna và trưởng nhóm Anne không hòa hợp với nhau. Edna giận dữ kể với tôi: “Anne lười biếng quá. Tôi hỏi han về tình trạng và khó khăn của những người trong nhóm chị ấy, mà mãi lâu sau chị ấy mới trả lời. Nếu tôi không theo sát tình trạng của họ, chị ấy chẳng làm tốt bổn phận nổi”. Tôi biết Edna có tâm tính kiêu ngạo, giọng điệu chị ấy thường có kiểu ra lệnh, đòi hỏi, khiến người khác khó chấp nhận, mà Anne thì lo nghĩ đến tự tôn của mình. Có khả năng khi Anne nghe giọng điệu của Edna thì không chịu nổi, nên không muốn trả lời. Tôi muốn chỉ ra điều này cho Edna, nhưng cũng không muốn chị ấy thấy bị tổn thương, thấy tôi không hiểu chị ấy, nên tôi mới thân thiện nói rằng: “Có lẽ Anne bận và không thấy tin nhắn của chị thôi”. Sau đó, tôi đến tìm Anne, và chị ấy buồn bực kể với tôi rằng: “Edna quá sức kiêu ngạo, áp đặt cả cách tôi làm bổn phận, nên tôi chẳng muốn trả lời tin nhắn chị ấy”. Tôi thấy chị ấy chẳng chịu tiếp thu lời người khác khuyên và muốn nhắc nhở chị ấy, nhưng tôi lại sợ chị ấy không tiếp thu, và như thế thì chúng tôi sẽ khó mà hòa hợp được, nên tôi mới nói: “Có lẽ chị hiểu lầm Edna thôi. Chị ấy chỉ muốn chị làm tốt bổn phận”. Tôi chỉ nói những lời an ủi và khích lệ với họ chứ chẳng chỉ ra vấn đề cho họ. Họ cũng chẳng hiểu mình. Edna vẫn không thể theo sát công tác của Anne, và Anne vẫn thấy mình bị xử tệ, thấy mình không thể nào làm được bổn phận này. Tôi biết mình đã không làm tròn trách nhiệm của lãnh đạo, không giúp họ nhận ra được vấn đề của mình. Chính tôi gây ra những việc này. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài khai sáng để tôi có thể biết mình.

Trong lời Đức Chúa Trời, tôi đọc được rằng: “Thực hành lẽ thật không phải là nói những lời sáo rỗng và đọc thuộc lòng những cụm từ định sẵn. Bất kể điều gì người ta có thể gặp phải trong cuộc sống, miễn là nó liên quan đến các nguyên tắc ứng xử của con người, quan điểm về các sự kiện, hoặc vấn đề thực hiện bổn phận của mình, họ phải đối mặt với việc đưa ra lựa chọn, và họ nên tìm kiếm lẽ thật, họ nên tìm kiếm cơ sở và nguyên tắc trong lời Đức Chúa Trời, và sau đó họ nên tìm kiếm một con đường để thực hành; những người có thể thực hành theo cách này là những người mưu cầu lẽ thật. Có thể mưu cầu lẽ thật theo cách này cho dù người ta gặp phải khó khăn lớn đến đâu là bước đi con đường của Phi-e-rơ và con đường mưu cầu lẽ thật. Ví dụ: cần tuân theo nguyên tắc nào khi tương tác với người khác? Quan điểm ban đầu của ngươi là không nên xúc phạm bất kỳ ai, mà phải duy trì sự hòa thuận và tránh làm mất mặt bất kỳ ai, để trong tương lai, mọi người có thể hòa thuận. Bị giới hạn bởi quan điểm này, khi ngươi thấy ai đó làm điều gì xấu, mắc sai lầm, hay thực hiện một hành động trái với các nguyên tắc, ngươi thà dung túng hơn là nêu ra với người đó. Bị giới hạn bởi quan điểm của mình, ngươi trở nên không muốn xúc phạm bất kỳ ai. Dù ngươi đang kết giao với ai, bị cản trở bởi những suy nghĩ về sĩ diện, về tình cảm, hoặc về những tình cảm đã phát triển qua nhiều năm tương tác, ngươi sẽ luôn nói những điều tử tế khiến người đó vui. Nếu có những điều ngươi thấy không vừa lòng, ngươi cũng chịu đựng; ngươi chỉ kín đáo bộc lộ chút bực dọc, thốt vài lời nói xấu, nhưng khi ngươi gặp họ trực tiếp, ngươi sẽ không hó hé và vẫn duy trì mối quan hệ với họ. Ngươi nghĩ gì về cách cư xử như vậy? Chẳng phải đó là cách của một kẻ dễ dãi sao? Chẳng phải như vậy là khá láu cá sao? Điều này vi phạm các nguyên tắc ứng xử. Do đó chẳng phải hành động như vậy là đê tiện sao? Những người hành động như vậy không phải là người tốt, cũng không phải là cao thượng. Cho dù ngươi đã phải chịu đựng bao nhiêu, và cho dù ngươi phải trả giá như thế nào, nếu ngươi cư xử không có nguyên tắc, thì ngươi đã thất bại và sẽ không được chấp thuận trước Đức Chúa Trời, cũng không được Ngài nhớ đến, cũng không làm vui lòng Ngài(“Làm tròn bổn phận ít nhất cũng cần có lương tâm” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu ra rằng thực hành lẽ thật chính là hành động theo nguyên tắc lẽ thật bất chấp chuyện có thế nào, và không sợ làm mếch lòng người khác. Nhưng khi kết thân với các anh chị em, tôi chỉ tập trung giữ hình tượng và địa vị của mình, giữ sự hòa hợp với người khác, và tôi mưu cầu làm người dễ gần và biết cảm thông để được các anh chị em khen ngợi, nhưng tôi lại bỏ bê việc thực hành lẽ thật. Khi thấy Joan làm bổn phận mà không có ưu tư trọng trách, lười biếng và lươn lẹo, tôi đã muốn xử lý chị ấy vì tội vô trách nhiệm, nhưng để giữ quan hệ tốt đẹp với chị ấy và khiến chị ấy cảm thấy tôi là lãn tốt và dễ gần, nên tôi chẳng phơi bày vấn đề của chị ấy. Kết quả là, vì chị ấy vô trách nhiệm mà một số người mới chẳng được giải quyết vấn đề của họ, nên chẳng đến hội họp. Với Edna và Anne, tôi thấy họ không thể cộng tác hòa hợp, cũng chẳng biết mình, nhưng thay vì chỉ ra vấn đề của họ hoặc giúp họ hiểu mình, tôi lại trả lời một cách mơ hồ, cố xoa dịu xung đột của họ bằng cách nói lời an ủi và khích lệ. Kết quả là Edna vẫn không thể theo sát công tác, còn Anne thì không làm tốt bổn phận và muốn người khác nhận chức vụ của mình. Tôi đã thấy rằng để giữ hình tượng lãnh đạo tốt, đáng mến và dễ gần của mình, mà tôi đã không bảo vệ lợi ích nhà Đức Chúa Trời chút nào. Vì muốn giữ quan hệ tốt với mọi người, tôi thà để công tác bị ảnh hưởng. Tôi thật quá ích kỷ và đáng khinh, Tôi là kẻ chiều lòng người và lừa phỉnh. Cách tôi hành động và cư xử hoàn toàn dựa trên tâm tính bại hoại của mình. Tôi đã không thực hành lẽ thật. Kể cả có được người khác khen ngợi, tôi cũng không bao giờ được Đức Chúa Trời khen ngợi đâu. Hơn nữa, tôi đã không phơi bày hay chỉ ra vấn đề của các anh chị em, đã không thông công về lẽ thật để giải quyết vấn đề cho họ, nên họ chẳng nhận ra tâm tính bại hoại của mình, cũng không làm tốt bổn phận, do đó gây ảnh hưởng đến công tác phúc âm. Chỉ khi nhận ra thế, tôi mới thấy rằng mình hoàn toàn không phải người tốt, vì tôi đâu có giúp anh chị em mình phát triển trong lối vào sự sống. Thay vào đó, tôi khiến mọi người bảo vệ tôi, khen ngợi và ngưỡng mộ tôi, đây là việc mà Đức Chúa Trời ghê tởm. Khi nhận ra điều này, lòng tôi rất buồn sầu, nên tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời: xin Ngài dẫn dắt tôi giải quyết những tâm tính bại hoại của mình.

Sau đó, vì biết tình trạng của tôi, một người chị em đã gửi cho tôi một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Thực chất đằng sau hành vi ‘tốt’ chẳng hạn như dễ gần và hòa nhã có thể được mô tả bằng một từ: giả tạo. Hành vi ‘tốt’ như vậy không phải do lời Đức Chúa Trời mà ra, cũng không phải là kết quả của việc thực hành lẽ thật hay hành động theo nguyên tắc. Nó được tạo ra bởi điều gì? Nó đến từ động cơ, âm mưu của con người, từ việc họ giả vờ, đóng kịch, giả dối. Khi người ta bám vào những hành vi ‘tốt’ này, mục đích là đạt được những thứ họ muốn; nếu không, họ sẽ không bao giờ tự làm khổ mình theo cách này, và sống trái với mong muốn của họ. Sống trái với mong muốn của họ có nghĩa là gì? Đó là bản tính thực sự của họ không phải là cư xử đàng hoàng, chân thật, hiền lành, tốt bụng và đức hạnh như mọi người tưởng. Họ không sống theo lương tâm và ý thức; thay vào đó, họ sống để đạt được một mục đích hoặc nhu cầu nhất định. Bản tính thực sự của họ là lung tung và ngu dốt. Nếu không có luật pháp và các điều răn do Đức Chúa Trời ban, con người sẽ không biết tội lỗi là gì. Chẳng phải nhân loại đã từng như vậy sao? Chỉ khi Đức Chúa Trời ban hành các luật lệ và điều răn, con người mới có chút khái niệm về tội lỗi. Nhưng họ vẫn không có khái niệm về đúng và sai, hay về những điều tích cực và tiêu cực. Và nếu đúng như vậy, làm thế nào mà họ có thể nhận thức được các nguyên tắc chính xác để nói và hành động? Liệu họ có thể biết những cách hành động nào, những hành vi tốt nào phải có ở nhân tính bình thường không? Liệu họ có thể biết điều gì tạo ra hành vi thực sự tốt, họ nên theo loại con đường nào để sống thể hiện ra hình tượng giống con người không? Họ không thể biết được. Bởi vì bản tính Sa-tan của con người, vì bản năng của họ, họ chỉ có thể giả vờ và đóng kịch để sống đàng hoàng và có phẩm giá – đây là điều tạo ra những sự giả dối như tinh tế và hợp lý, cư xử ôn hòa, lịch sự, tôn trọng người già và quan tâm người trẻ, hòa nhã và dễ gần; do đó đã xuất hiện những mánh khóe và kỹ thuật lừa dối này. Và một khi chúng xuất hiện, người ta chọn bám vào một hoặc hai trong số những sự giả dối này. Một số người chọn hòa nhã và dễ gần, một số chọn tinh tế, hợp lý và cư xử ôn hòa, một số chọn lịch sự, tôn trọng người già và quan tâm người trẻ, một số chọn làm tất cả những điều này. Và ấy thế mà Ta định nghĩa những người có hành vi ‘tốt’ như vậy bằng một thuật ngữ. Thuật ngữ đó là gì? ‘Đá bóng láng’. Đá bóng láng là gì? Đó là những viên đá bóng láng ở bờ sông đã được mài nhẵn và đánh bóng mọi góc cạnh sắc nhọn theo năm tháng do nước chảy qua. Và mặc dù có thể khi người ta bước lên chúng thì không bị đau, nhưng nếu không cẩn thận, người ta có thể trượt chân. Nhìn bề ngoài và hình dạng, những viên đá này rất đẹp, nhưng một khi ngươi mang chúng về nhà, chúng khá vô dụng. Ngươi không đành vứt chúng đi, nhưng giữ chúng lại cũng chẳng ích gì – ‘đá bóng láng’ là như thế. Đối với Ta, những người bề ngoài có hành vi tốt này thật nhạt nhẽo. Bề ngoài họ giả vờ tốt, nhưng lại không hề tiếp nhận lẽ thật, họ nói những điều nghe có vẻ hay ho, nhưng không làm bất cứ điều gì thực tế. Họ không là gì ngoài những viên đá bóng láng(“Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt”). Trước đó, tôi luôn cảm thấy những người dễ gần và đáng mến là những người tốt. Tôi chưa hề nghĩ rằng ẩn sau những việc lành chính là các tâm tính bại hoại của Sa-tan và những mục tiêu, ý định riêng. Từ nhỏ, tôi đã mưu cầu làm người dễ gần và đáng mến và các bạn bè, anh chị em của tôi đều khen tôi là biết quan tâm và đáng mến, nhưng sâu trong lòng, tôi chỉ muốn khiến người khác ngưỡng mộ và khen ngợi tôi. Tôi dùng biểu hiện dễ gần và đáng mến để che mắt và lừa phỉnh các anh chị em mình. Tôi đã thấy Đức Chúa Trời xếp những người hành xử tốt kiểu này là “đá nhẵn”. Những viên đá bên ngoài nhìn đẹp đẽ, bước lên nó cũng không đau, nhưng lại rất dễ bị trượt chân và ngã. Chúng trông thì tốt đẹp, nhưng chẳng dùng được cho việc gì. Tôi nhận ra mình chính là thế, là một người có vẻ dễ gần và đáng mến, nhưng lại chẳng giúp đỡ thực tế gì cho các anh chị em. Lòng tôi đầy lừa phỉnh và gian xảo. Tôi tử tế với tất cả mọi người và không xúc phạm ai. Tôi chỉ là “đá nhẵn”, là kẻ chiều lòng người chỉ muốn trung dung vui vẻ, là kẻ giả hình xảo quyệt. Tôi đúng như những gì lời Đức Chúa Trời vạch trần: “Tất cả những ai giữ thái độ trung dung là những kẻ nham hiểm nhất. Họ cố không xúc phạm bất cứ ai, họ là những người muốn làm vừa lòng mọi người, họ đồng ý với mọi thứ, và không ai có thể nhìn thấu họ. Một người như thế là một Sa-tan sống!(“Chỉ bằng cách đưa lẽ thật vào thực hành, một người mới có thể gỡ bỏ sự trói buộc của tâm tính bại hoại” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi từng nghĩ rằng Đức Chúa Trời và những người khác thích và tán thành những ai dễ gần, nhưng giờ tôi đã biết hành động của mình hoàn toàn không theo nguyên tắc của lẽ thật và lời Đức Chúa Trời. Tôi chỉ thể hiện tâm tính lừa lọc của mình mà thôi. Những người như thế chẳng có tôn nghiêm hay nhân cách, và Đức Chúa Trời ghét họ. Tôi biết nếu mình không ăn năn và thay đổi, đến một ngày tôi sẽ bị Đức Chúa Trời vạch trần và loại bỏ. Tôi không muốn làm người như thế. Nên tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời và ăn năn, xin Ngài giúp tôi thay đổi tâm tính, cho tôi sức mạnh để thực hành lẽ thật, giúp tôi có một tấm lòng chân thành với Thiên Chúa và các anh chị em.

Một hôm nọ, một người chị em gửi cho tôi hai đoạn lời Đức Chúa Trời: “Tiêu chuẩn đánh giá những việc làm của một người là tốt hay xấu là gì? Nó phụ thuộc vào việc liệu họ, trong những suy nghĩ, bày tỏ và hành động của họ, có chứng ngôn về việc đưa lẽ thật vào thực hành và về việc sống thể hiện ra thực tế của lẽ thật hay không. Nếu ngươi không có hiện thực này hoặc không sống thể hiện ra điều này, thì không còn nghi ngờ gì nữa, ngươi là một kẻ hành ác(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Trách nhiệm của các lãnh đạo và người làm công: 1. Dẫn dắt mọi người ăn uống lời Đức Chúa Trời và hiểu chúng, và bước vào thực tế của lời Đức Chúa Trời. 2. Làm quen với tình trạng của từng loại người, và giải quyết những khó khăn khác nhau liên quan đến lối vào sự sống mà họ gặp phải trong cuộc sống của mình. 3. Thông công những nguyên tắc của lẽ thật cần được hiểu để thực hiện đúng từng bổn phận. 4. Bám sát hoàn cảnh của những người giám sát các công việc khác nhau và những người chịu trách nhiệm về những công việc quan trọng khác nhau, và kịp thời phân bổ lại hoặc thay thế họ khi cần thiết, để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại do đưa người vào sử dụng không phù hợp, đảm bảo hiệu quả và tiến triển trơn tru của công việc. 5. Duy trì sự nắm bắt và hiểu biết hiện thời về tình trạng và tiến độ của từng dự án công việc, và có thể kịp thời giải quyết các vấn đề, sửa chữa các sai lệch, và khắc phục những sơ suất trong công việc để công việc được tiến triển trơn tru(“Nhận diện các lãnh đạo giả”). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu ra rằng tiêu chuẩn của Ngài để đánh giá nhân tính của chúng ta không phải dựa theo ta làm bao nhiêu việc tốt hay là được bao nhiêu người đề cao, mà dựa vào việc ta có thể vâng phục Ngài không, suy nghĩ và việc làm của ta có biểu hiện thực hành lẽ thật không. Chỉ những người như thế mới là có nhân tính tốt. Tôi đã thấy Joan hời hợt trong bổn phận và vô trách nhiệm, thấy Edna và Anne sống trong tâm tính bại hoại của họ và không thèm nhìn mặt nhau. Mọi chuyện này đã gây hại cho công tác của hội thánh. Là lãnh đạo hội thánh, đáng ra tôi phải thông công, phơi bày và phân tích bản chất việc họ làm, nhưng tôi lại nói những lời dễ nghe, cố làm người hòa giải. Kể cả khi thấy công tác nhà Đức Chúa Trời bị tổn hại, tôi vẫn cứ giữ hình tượng tốt của mình. Tôi không chỉ không làm chứng cho việc thực hành lẽ thật, mà còn không làm tròn trách nhiệm lãnh đạo hội thánh, không giúp ích gì cho lối vào sự sống của các anh chị em mình. Tôi từng nghĩ nếu tôi có thể sống hòa thuận với các anh chị em, khiến họ cảm thấy tôi dễ gần và đáng mến, thì tôi là lãnh đạo tốt. Giờ nghĩ lại chuyện này, tôi thấy nhận thức đó thật sai lầm. Lãnh đạo tốt thì phải có thể thông công về lẽ thật để giải quyết vấn đề, hành động theo nguyên tắc, không xúc phạm người khác, biết chịu trách nhiệm về đời sống của anh chị em. Đối diện với những vấn đề của các anh chị em mình, thay vì chỉ ra và giúp họ bước vào thực tế của lẽ thật, tôi lại bày trò để bảo vệ hình tượng của mình, an ủi và khích lệ họ, mà chẳng giải quyết vấn đề thực tế gì. Chẳng phải tôi chỉ lừa phỉnh và mê hoặc anh chị em mình sao? Tôi nhận ra rằng nhận thức trước đây của tôi về lãnh đạo tốt thật sai lầm, tôi chẳng theo yêu cầu của Đức Chúa Trời chút nào. Mọi lời nói việc làm của tôi đáng ra phải dựa trên nguyên tắc của lời Đức Chúa Trời. Nếu không thực hành lẽ thật, là tôi đang đi con đường chống đối Đức Chúa Trời rồi. Đức Chúa Trời muốn người ta có thể nói và hành động theo lời và yêu cầu của Đức Chúa Trời, chứ không phải là làm theo các đức hạnh của văn hóa truyền thống, mưu cầu được khen ngợi, nói và làm thiếu trung thực, không thực hành lẽ thật. Nghĩ về chuyện này, tôi nhận ra rằng tôi phải thay đổi cách kết thân với người khác. Là lãnh đạo hội thánh, tôi không được làm bổn phận theo ý riêng của mình. Thay vào đó, tôi phải hành động theo ý muốn của Đức Chúa Trời và giúp đỡ các anh chị em giải quyết các khó khăn theo lời Đức Chúa Trời, để họ có thể làm bổn phận theo lẽ thật và nguyên tắc. Đây là trách nhiệm của tôi. Trong lời Đức Chúa Trời, tôi đã tìm được con đường thực hành. Nên tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi thực hành lẽ thật để giải quyết sự bại hoại.

Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Điều con người nên cố gắng đạt được nhất là lấy lời Đức Chúa Trời làm cơ sở của họ, và lấy lẽ thật làm tiêu chí của họ; chỉ khi đó họ mới có thể sống trong sự sáng và sống thể hiện ra hình tượng bình thường của con người. Ngươi hành động theo cách hành xử của mình. Cách ngươi hành xử sẽ quyết định hành động và hành vi của ngươi; hành vi của ngươi không thể tách rời cách hành xử của ngươi. Và chỉ với các nguyên tắc thì mới có cơ sở cho cách hành xử của ngươi; một khi người ta đánh mất cơ sở hành xử, và chỉ tập trung vào hành vi tốt, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến sự giả tạo và giả vờ. Nếu không có nguyên tắc đối với cách hành xử của con người, thì dù hành vi của họ có tốt đến đâu, họ cũng là những kẻ giả hình; họ có thể đánh lừa người khác trong một thời gian, nhưng họ sẽ không bao giờ đáng tin cậy. Chỉ khi con người hành động và hành xử theo lời Đức Chúa Trời thì họ mới có nền tảng thật sự. Liệu họ có thể trở thành người tốt nếu không có cơ sở về cách họ hành xử, mà chỉ tập trung vào hành vi ‘tốt’ không? Tuyệt đối không. Hành vi tốt không thể thay đổi thực chất của con người. Chỉ có lẽ thật và lời Đức Chúa Trời mới có thể thay đổi tâm tính, suy nghĩ và quan điểm của con người, và cho phép họ đạt được sự sống đích thực. … Đôi khi, cần chỉ ra và phê bình trực tiếp những thiếu sót, khuyết điểm, lỗi lầm của mọi người. Điều này mang lại lợi ích to lớn cho con người. Và có phải nó thực sự giúp ích cho họ không? Nó có mang tính xây dựng đối với họ không?(“Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt”). Lời Đức Chúa Trời chỉ ra con đường thay đổi tâm tính cho tôi, chính là hành động theo lời Đức Chúa Trời, dùng lẽ thật làm tiêu chuẩn, đừng trá hình bằng những việc tốt, thực hành lẽ thật, làm người trung thực. Khi thấy có chuyện đi ngược nguyên tắc lẽ thật, hay khi thấy các anh chị em làm bổn phận bằng tâm tính bại hoại, tôi cần phải trung thực với họ, đối xử với họ theo nguyên tắc, và thông công, chỉ cho họ thấy, xử lý họ nếu cần. Chỉ có như thế, các anh chị em mới nhận ra sự sai lệch trong việc thực hiện bổn phận và kịp thời thay đổi tình hình. Đấy mới là thật sự giúp đỡ anh chị em, có quan hệ tốt đẹp với họ dựa trên lời Đức Chúa Trời. Đây chính là quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Sau khi hiểu a cách thực hành lẽ thật, tôi tự nhủ với lòng mình: “Đừng sợ nói về sai lầm của người khác, và đừng khi nào cũng nói lời dễ nghe. Đức Chúa Trời ghét những người giả vờ và lừa phỉnh. Lời nói việc làm của mình phải thuận theo lời Đức Chúa Trời và nguyên tắc lẽ thật”. Sau đó, khi thấy Joan lại lười biếng, tôi muốn chỉ ra cho chị ấy, nhưng đến lúc cần nói ra, thì cảm thấy khó làm lắm. Tôi vẫn lo mình sẽ đánh mất hình tượng tốt trong lòng chị ấy. Tôi mới nghĩ về lời Đức Chúa Trời mà tôi đã đọc và nhận ra trong cách tôi hành động và cư xử, tôi vẫn dựa vào quan niệm làm người dễ gần và đáng mến. Tôi mới cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi thực hành lẽ thật. Sau đó, tôi tìm gặp Joan và bảo chị ấy, “Chị à, tôi không biết chị có nhận ra chưa, nhưng vì chị hời hợt trong bổn phận và vô trách nhiệm, mà nhiều người mới không đến hội họp. Chị làm bổn phận kiểu đó gây quá nhiều trì hoãn trong việc chăm tưới người mới…”. Sau khi chỉ ra vấn đề, tôi cũng chia sẻ trải nghiệm của mình với chị ấy. Tôi tưởng chị ấy sẽ nổi giận và làm ngơ tôi, nhưng bất ngờ thay, chị ấy chẳng những không giận mà còn phản tỉnh bản thân và nói: “Đây là thiếu sót của tôi, tôi cần thay đổi nó”. Sau đó, chị Joan bắt đầu làm bổn phận một cách thành tâm, và những người mới mà chị ấy chăm tưới đi hội họp thường xuyên hơn. Tình cảm giữa chúng tôi không đổ vỡ vì tôi đã hướng dẫn và giúp đỡ chị ấy, ngược lại còn khắng khít hơn. Sau đó, khi lại thấy sự bại hoại của chị ấy, tôi chỉ thẳng cho chị ấy thấy, và chị ấy có thể tiếp nhận, biết mình. Thái độ của chị ấy đối với bổn phận đã thay đổi nhiều, sau đó chị ấy đã được đề bạt làm lãnh đạo hội thánh. Tôi cũng chỉ ra vấn đề của Edna và Anne. Edna nhận ra sự kiêu ngạo của mình, nói rằng chị ấy phải thay đổi cách nói chuyện với người khác, còn Anne cũng nhận ra tâm tính bại hoại của mình, nói rằng sẵn sàng thay đổi. Chuyện này khiến tôi rất đỗi vui mừng. Tạ ơn Đức Chúa Trời! Chỉ có lời Đức Chúa Trời mới có thể thay đổi người ta!

Trải nghiệm những chuyện này cho tôi thấy được rằng một người tốt thật sự không phải là người có hành xử bề ngoài được người ta cho là tốt. Mà phải là hành động theo lời Đức Chúa Trời, thực hành lẽ thật và làm người trung thực. Đây là dạng người được Đức Chúa Trời yêu thương. Tôi còn thấy được rằng khi nhìn thấy vấn đề nơi người khác, thì tôi cần nhanh chóng thông công và giúp đỡ họ, phơi bày và xử lý họ nếu cần. Chỉ như thế, họ mới nhận ra sự bại hoại và thiếu sót của mình và có thể tìm kiếm lẽ thật, làm bổn phận theo nguyên tắc. Đây là cách tốt nhất để giúp đỡ họ. Giờ tôi không còn sợ chỉ ra vấn đề của các anh chị em mình nữa. Dù họ nghĩ gì về tôi, tôi cũng chỉ muốn thực hành làm người trung thực, tuân thủ nguyên tắc, và bảo vệ công tác nhà Đức Chúa Trời. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Quá khứ ô nhục của tôi

Bởi Lý Nghị, Trung Quốc Tháng 8 năm 2015, tôi cùng gia đình chuyển đến Tân Cương. Tôi nghe nói Trung Cộng áp dụng những biện pháp giám sát...

Tôi không còn thu mình sợ hãi

Bởi Mộ Vũ, Trung Quốc Ngày 2 tháng 9 tôi nghe nói một chị bị bắt. Hôm đó tôi tới nhà một lãnh đạo nhưng không có ai ở nhà. Chị Tiêu Hồng,...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger