Điều gì đã ngăn cản tôi nói thật?

30/03/2023

Bởi Thần Hi, Trung Quốc

Xin chào,

Trịnh Hân!

Trong bức thư trước, chị có nói rằng người chị em cộng sự của chị vô nguyên tắc kiêu ngạo tự thị và độc đoán chuyên quyền. Chị muốn nhắc nhở nhưng sợ chị ấy sẽ không tiếp nhận và nảy sinh thành kiến với chị, và các chị không thể hợp tác. Chị thấy mâu thuẫn và không biết làm sao để giải quyết tình trạng này. Tôi hiểu cảm giác của chị. Xảy ra vấn đề này chủ yếu là vì chúng ta sống theo những triết lý Sa-tan, cố gắng duy trì mối quan hệ và quá quan tâm cái nhìn của người khác về mình. Những điều này kìm hãm và khiến chúng ta sợ thực hành lẽ thật và tuân thủ nguyên tắc. Tôi từng ở trong tình trạng này, và nhờ sự tỏ lộ trong lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu được quan điểm sai lầm và tâm tính bại hoại của mình. Giờ tôi đã có chút thay đổi và không còn bị kìm hãm trong việc chỉ ra vấn đề của người khác. Tôi sẽ kể cho chị nghe về trải nghiệm này. Hy vọng sẽ giúp ích cho chị.

Tôi từng thực hiện công tác hội thánh với Chu Phương và Lưu Dĩnh. Chu Phương thường chủ trì các buổi thảo luận công tác. Sau đó, vì chúng tôi không đạt kết quả tốt trong bổn phận, nên lãnh đạo bố trí chị Trương Linh chỉ đạo công tác của chúng tôi. Trương Linh phát hiện được vấn đề trong công tác và chỉ ra con đường thực hành. Thấy chúng tôi nghe theo ý kiến của chị ấy, Chu Phương bắt đầu đố kỵ. Lúc thảo luận công tác, kể cả khi quan điểm của Trương Linh rõ ràng là đúng, Chu Phương cũng sẽ tìm cách gạt phăng chúng đi, khiến những buổi thảo luận công tác rất khó tiến hành. Tôi muốn đề cập chuyện này với Chu Phương, nhưng rồi lại cho rằng một chút xích mích khi bắt đầu cộng tác là không tránh khỏi, nên không làm lớn chuyện. Trương Linh theo dõi công tác rất kỹ càng, mau chóng thông công về giải pháp khi phát hiện vấn đề, cải thiện hiệu suất công tác rất cao. Nhưng Chu Phương bắt đầu nói bóng gió rằng Trương Linh đang cố xây dựng danh tiếng, ham cái lợi trước mắt và công tác vì địa vị. Những ẩn ý của chị ấy đầy tính xét đoán, hạ thấp và có ý định gây bất hòa, khiến Lưu Dĩnh cũng bắt đầu chống đối Trương Linh. Tôi bắt đầu nghĩ vấn đề của Chu Phương khá nghiêm trọng khi thấy chị ấy bảo vệ địa vị bản thân, hạ thấp và bài xích Trương Linh. Chu Phương biểu lộ tâm tính của một kẻ địch lại Đấng Christ và đi vào con đường của một kẻ địch lại Đấng Christ. Tôi muốn dành chút thời gian thông công về thực chất của việc này với chị ấy, nhưng lại không mở miệng nói ra được. Cứ như miệng tôi bị dán băng keo vậy. Tình trạng của tôi lúc đó giống như chị bây giờ. Lòng tôi đầy sự e sợ. Tôi sợ nếu phơi bày việc Chu Phương đi vào con đường của một kẻ địch lại Đấng Christ, thì chị ấy sẽ nảy sinh thành kiến với tôi, tẩy chay, hoặc bài xích tôi như đã làm với Trương Linh. Tôi không muốn chỉ ra vấn đề của chị ấy và viện cớ để tự an ủy: “Đâu phải chị ấy không tự nhận thức được, vì trước đây chị ấy cũng đã biết mình bận tâm tới danh dự và địa vị. Tâm tính đâu phải một đêm là thay đổi được; tốt nhất nên cho chị ấy thời gian phản tỉnh”.

Sau đó, mỗi lần nghĩ về việc tôi không chỉ ra vấn đề cho Chu Phương biết, không thật sự giúp đỡ chị ấy, tôi lại cảm thấy có lỗi. Tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi để không bị tâm tính bại hoại kìm hãm và nói ra sự thật. Mấy hôm sau, tôi tình cờ xem được một đoạn phim chứng ngôn mà trải nghiệm của nhân vật chính rất giống tình trạng của tôi. Người chị em thực hiện bổn phận cùng chị ấy luôn tranh danh đoạt lợi, ảnh hưởng đến công tác của hội thánh, nên chị ấy muốn phản ánh vấn đề với lãnh đạo. Nhưng sợ đắc tội với cộng sự nên chị ấy trì hoãn chưa phản ánh. Đến khi nhân vật chính bị xử lý nghiêm khắc thì chị ấy mới bắt đầu phản tỉnh. Sau đó chị ấy đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời mà tôi thấy rất xúc động. Lời Đức Chúa Trời phán, “Tất cả những ai giữ thái độ trung dung là những kẻ nham hiểm nhất. Họ cố không xúc phạm bất cứ ai, họ là những người muốn làm vừa lòng mọi người, họ đồng ý với mọi thứ, và không ai có thể nhìn thấu họ. Một người như thế là một Sa-tan sống!(Chỉ bằng cách thực hành lẽ thật thì mới có thể loại bỏ sự trói buộc của tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đoạn này gây ấn tượng sâu sắc với tôi. Đức Chúa Trời phán rằng người ôn hòa là những người nham hiểm và xảo trá nhất, và là những con quỷ sống. Đó chẳng phải tình trạng của tôi sao? Tôi biết vấn đề của Chu Phương khá nghiêm trọng và đang quấy phá công tác của hội thánh, và chị ấy cần phải được cảnh báo ngay, nhưng tôi sợ đắc tội với chị ấy nên không nói gì và không bảo vệ công tác của hội thánh. Tôi là người ôn hòa như Đức Chúa Trời mô tả và là kẻ mà Đức Chúa Trời khinh ghét. Tôi không thể chịu nổi điều đó, nên đã quyết định không được làm một kẻ chiều lòng người nữa. Tôi phải tuân thủ nguyên tắc và bảo vệ công tác của hội thánh, và tôi biết mình phải tìm thời cơ để chỉ ra vấn đề cho Chu Phương. Nhưng cũng vào hôm đó, tôi rất bất ngờ khi Chu Phương lại chỉ ra vấn đề của tôi trước. Chị ấy nói tôi mưu cầu danh dự và địa vị trong bổn phận, lợi dụng địa vị để giáo huấn mọi người. Tôi thấy vấn đề của tôi rất nghiêm trọng nên không còn đủ dũng khí để chỉ ra vấn đề của chị ấy nữa, mà chỉ lướt qua những gì tôi định nói, không đả động việc chị ấy mưu cầu danh dự và địa vị hay đi vào con đường của một kẻ địch lại Đấng Christ. Tôi nhớ sau đó chị ấy bảo tôi nói xem chị ấy có vấn đề gì không, để chị ấy nhìn nhận và thay đổi. Tôi đã nói dối, “Không, chị không sao”. Thực ra tôi có nhiều điều muốn nói nhưng lại không dám nói ra, vì tôi sợ chị ấy nghĩ tôi đang cố trả đũa, và sẽ rất khó hợp tác nếu chị ấy nghĩ xấu về tôi. Nên để giữ thể diện cho chị ấy, tôi chẳng nói gì cả. Sau đó tôi tự trách mình và thấy rất tội lỗi. Tôi cảm thấy mình hèn nhát. Không nói được dù chỉ là một lời thật lòng, chứ đừng nói gì đến thực hành lẽ thật. Một thời gian tôi mất ăn mất ngủ và không thể tĩnh tâm ở những buổi hội họp. Tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời, “Lạy Đức Chúa Trời! Con thấy rõ vấn đề nhưng quá sợ đắc tội với chị ấy nên không dám lên tiếng! Con thật hèn nhát và ích kỷ. Con không muốn tiếp diễn thế này nữa. Xin hãy dẫn dắt con để từ bỏ bản thân và làm người chính nghĩa”.

Sau đó tôi đọc được những lời Đức Chúa Trời. “‘Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu’ mô tả một phương pháp để tương tác với người khác mà Sa-tan đã khắc sâu vào con người. Điều này có nghĩa là khi tương tác với người khác, ngươi phải cho họ chút đường lùi. Ngươi không nên quá gay gắt với người khác, ngươi không được phơi bày những lỗi lầm trong quá khứ của họ, ngươi phải giữ thể diện cho họ, ngươi không được làm tổn hại hòa khí với họ, ngươi phải khoan dung với họ, v.v. Câu nói về đức hạnh này chủ yếu mô tả một loại triết lý sống quy định những tương tác giữa con người với nhau. Có một nguyên lý trong các triết lý sống rằng: ‘Thấy lỗi của bạn chớ nói gì thì tình bạn trường tồn tốt đẹp’. Điều này có nghĩa rằng để duy trì một mối quan hệ thân thiện, người ta phải giữ im lặng về các vấn đề của bạn mình, ngay cả khi họ nhìn thấy rõ ràng – rằng họ nên tuân thủ các nguyên tắc không tấn công nhân phẩm của người khác hoặc vạch trần những thiếu sót của họ. Họ phải lừa mị nhau, che giấu nhau, mưu mô với nhau; và mặc dù họ biết rất rõ người kia là loại người gì, họ cũng không nói thẳng ra điều đó, mà sử dụng các mưu chước để giữ gìn mối quan hệ thân thiện của họ. Tại sao người ta muốn giữ gìn những mối quan hệ như vậy? Điều này liên quan đến việc không muốn gây thù chuốc oán trong xã hội này, trong nhóm này, là điều có nghĩa rằng thường xuyên để cho bản thân gặp những tình huống nguy hiểm. Vì ngươi không biết ai đó sẽ làm hại ngươi theo cách nào sau khi ngươi đã vạch trần những thiếu sót của họ hoặc làm tổn thương họ và họ trở thành kẻ thù của ngươi, và vì ngươi không muốn đặt mình vào vị trí như vậy, ngươi áp dụng nguyên lý của các triết lý sống rằng ‘Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu’. Xét về điều này, nếu hai người đang ở trong một mối quan hệ như vậy, liệu họ có được coi là bạn bè thực sự không? (Không.) Họ không phải là những người bạn thật sự, càng không phải là bạn tâm giao của nhau. Vậy, chính xác thì đây là mối quan hệ gì? Chẳng phải là một mối quan hệ xã hội cơ bản sao? (Đúng là như vậy.) Trong các mối quan hệ xã hội như vậy, con người sống trên đời không thể tâm sự với nhau, không thể giao tình sâu sắc, cũng không thể muốn nói gì thì nói, cũng không nói ra được những gì trong lòng, hay những vấn đề họ nhìn thấy ở người kia, hay những lời lẽ mang lại lợi ích cho người kia. Thay vào đó, họ chọn những lời dễ nghe để không làm tổn thương đối phương. Họ không muốn gây thù chuốc oán. Mục tiêu của việc này là giữ cho những người xung quanh mình không đặt ra mối đe dọa. Khi không có ai đe dọa họ, chẳng phải họ sống tương đối thoải mái và yên bình sao? Chẳng phải đây là mục tiêu của mọi người trong việc quảng bá câu khẩu hiệu: ‘Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu’ sao? (Đúng là như vậy.) Rõ ràng, đây là một cách tồn tại xảo quyệt, lọc lừa, có yếu tố phòng thủ, và có mục tiêu là tự vệ. Những người sống như thế này không có bạn tâm giao, không có bạn thân mà họ có thể nói bất cứ điều gì. Họ phòng thủ với nhau, và tính toán, mưu lược, mỗi người đều lấy những gì họ cần từ mối quan hệ. Không phải như vậy sao? Về cơ bản, mục tiêu của ‘Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu’ là tránh xúc phạm người khác và tránh gây thù chuốc oán, bảo vệ bản thân bằng cách không làm tổn thương bất kỳ ai. Đó là một kỹ thuật và phương pháp được áp dụng để giữ cho bản thân khỏi bị tổn thương. Nhìn vào một số khía cạnh thực chất này, liệu yêu cầu về đức hạnh của con người là ‘Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu’ có phải là một nguyên lý cao quý không? Nó có tích cực không? (Không.) Vậy thì nó dạy người ta điều gì? Rằng ta không nên làm ai buồn hay tổn thương, nếu không, ta rốt cuộc sẽ là người bị tổn thương; và ngoài ra, ta không nên tin tưởng bất cứ ai. Nếu ta làm tổn thương bất kỳ người bạn tốt nào của mình, tình bạn sẽ âm thầm bắt đầu thay đổi; họ sẽ từ một người bạn tốt, thân thiết của ngươi, thành một người lạ đi ngang qua trên đường, hoặc kẻ thù của ngươi. Việc dạy người ta theo cách này có thể giải quyết được những vấn đề gì chứ? Ngay cả khi, bằng cách hành động theo cách này, ngươi không gây thù chuốc oán và thậm chí bớt được vài kẻ thù, thì điều này có khiến mọi người bội phục và tán thành ngươi, luôn coi ngươi là bạn không? Điều này có hoàn toàn đạt được tiêu chuẩn về đức hạnh không? Cùng lắm thì đây cũng chỉ là một triết lý sống mà thôi(Mưu cầu lẽ thật là gì (8), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Lời Đức Chúa Trời vạch trần “Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu” là triết lý thế tục xảo quyệt do Sa-tan tiêm nhiễm vào đầu mọi người. Khi mọi người sống theo kiểu triết lý này, họ lợi dụng và dùng thủ đoạn với nhau, trở nên đề phòng lẫn nhau. Họ không dám thổ lộ hay nói sự thật với ai. Họ càng trở nên láu cá và xảo trá. Tôi đã sống theo triết lý “Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu” trong các mối quan hệ. Tôi biết Chu Phương đố kỵ với Trương Linh, hạ thấp và bài xích chị ấy, thực chất của vấn đề này rất nghiêm trọng, nó quấy phá công tác của chúng tôi, và cần phải chỉ ra việc này với Chu Phương, nhưng tôi thấy làm như vậy sẽ phơi bày khuyết điểm của chị ấy và khiến chị ấy bẽ mặt. Tôi còn lo chị ấy sẽ nghĩ xấu về tôi và không hợp tác tốt với tôi nữa. Nên để duy trì mối quan hệ, tôi chẳng nói gì cả, chấp nhận lướt qua chủ đề đó. Tôi không kết hợp lời Đức Chúa Trời để chỉ ra thực chất và hậu quả từ hành vi của chị ấy. Khi chị ấy hỏi tôi có thấy sự bại hoại nào từ chị ấy không, tôi biết chị ấy có vấn đề mà tôi chưa chỉ ra, nhưng tôi lại nói dối là chị ấy không sao cả. Tôi nói dối trắng trợn, lừa gạt và mê hoặc chị ấy! Tôi biết Chu Phương hạ thấp và bài xích Trương Linh, nhưng tôi chỉ đóng vai người tử tế và chẳng nói gì cả. Tôi không thực hành lẽ thật hay bảo vệ công tác hội thánh. Tôi quá láu cá và xảo trá. Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta trung thực và đối xử vô tư với nhau, nếu thấy người khác sống trong tâm tính bại hoại và đi sai đường, hoặc vi phạm nguyên tắc, chúng ta nên giúp đỡ và yêu thương. Nhưng tôi lại sống theo triết lý Sa-tan. Khi thấy một người đi sai đường, tôi đã không giúp đỡ họ. Không hề có tình thương. Tôi không phơi bày vấn đề của người khác và sợ nói thật sẽ khiến bản thân gặp phiền phức. Tôi không nói gì khi thấy vấn đề của người khác để bảo vệ tư lợi và tránh gây thù chuốc oán. Tôi chỉ dùng lời khen và những lời tâng bốc êm tai. Dù tôi có vẻ hòa thuận với mọi người, nhưng đó là sự đề phòng trong những mối quan hệ, mê hoặc và lợi dụng họ. Mối quan hệ như thế sao gọi là bình thường? Sao gọi là tình bạn chân thật được? Tôi không hề có sự chân thành. Tôi từng nghĩ rằng “Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu” là quan điểm khôn ngoan để noi theo, rằng tôi sẽ bảo vệ bản thân, không đắc tội với ai hay gây thù chuốc oán. Nhưng nhờ lời Đức Chúa Trời phơi bày tôi mới thấy những tư tưởng như “Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu” là những cách xử sự Sa-tan và chúng làm bại hoại mọi người. Chúng khuyến khích chúng ta bảo vệ bản thân, khiến chúng ta ích kỷ và xảo trá hơn. Chúng khiến chúng ta chỉ giương mắt nhìn mà không thông công hay phê bình khi người khác đi sai đường và ảnh hưởng đến công tác. Tôi hoàn toàn không có tình thương và nhân tính.

Sau đó tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Bất kể hoàn cảnh nào, chừng nào ngươi còn bị ràng buộc, kiểm soát và thống trị bởi tâm tính bại hoại của Sa-tan, thì mọi điều ngươi sống thể hiện ra, mọi điều ngươi phơi bày, và mọi điều ngươi bày tỏ – hoặc những cảm xúc của ngươi, suy nghĩ và quan điểm của ngươi, và cách hành xử của ngươi – tất cả đều thuộc về Sa-tan. Tất cả những điều này đều vi phạm lẽ thật và thù địch với lời Đức Chúa Trời và lẽ thật. Ngươi càng xa rời lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, thì ngươi càng rơi vào tầm kiểm soát của cạm bẫy Sa-tan và bị mắc vào đó. … Một mặt, người ta bị kiểm soát bởi tâm tính bại hoại và sống trong cạm bẫy của Sa-tan, áp dụng các phương pháp, suy nghĩ và quan điểm khác nhau do Sa-tan đưa ra để giải quyết những vấn đề xảy ra xung quanh họ. Mặt khác, người ta vẫn hy vọng đạt được sự bình an và hạnh phúc từ Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, vì họ luôn bị tâm tính bại hoại của Sa-tan trói buộc và mắc kẹt trong cạm bẫy của nó, không thể chủ ý kháng cự và tự giải thoát, nên họ ngày càng xa rời lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc của lẽ thật. Kết quả là, người ta không bao giờ có thể đạt được sự an ủi, hạnh phúc, bình an và phước lành mà Đức Chúa Trời ban cho. Rốt cuộc, con người ở trong trạng thái nào? Mặc dù họ sẵn lòng mưu cầu lẽ thật, nhưng họ không thể hoàn thành nhiệm vụ, và mặc dù họ muốn thực hiện bổn phận của mình nhưng họ không thể sống theo yêu cầu của Đức Chúa Trời, mà bị mắc kẹt ngay tại vị trí của họ. Đây là một cực hình đau đớn. Dù không muốn, nhưng người ta cứ sống trong tâm tính bại hoại của Sa-tan. Giống quỷ sứ hơn là con người, họ thường sống trong những góc tối, tìm kiếm những phương pháp đáng xấu hổ và tà ác để giải quyết nhiều khó khăn mà họ gặp phải. Thực tế là sâu thẳm trong tâm trí họ, mọi người đều sẵn lòng hướng thiện và khao khát sự sáng. Họ hy vọng được sống như con người, có tôn nghiêm. Họ cũng hy vọng rằng họ có thể mưu cầu lẽ thật và cậy dựa vào lời Đức Chúa Trời để sống, biến lời Đức Chúa Trời thành sự sống và hiện thực của họ, nhưng họ không bao giờ có thể đưa lẽ thật vào thực hành, và mặc dù họ hiểu nhiều giáo lý, nhưng họ không thể giải quyết được các vấn đề của mình. Người ta bị kẹt trong tình thế tiến thoái lưỡng nan này, không sẵn lòng tiến lên và không sẵn lòng lùi lại. Họ bị mắc kẹt ở đó, và cảm giác bị mắc kẹt là một trong những nỗi thống khổ – thống khổ kinh khủng. Bản thân người ta không thể tiếp nhận lẽ thật và không thể đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành, nhưng trong tâm trí họ, họ vẫn khao khát sự sáng, và không sẵn lòng rời bỏ lời Đức Chúa Trời và con đường đúng đắn. Tuy nhiên, họ không thể thoát khỏi sự ràng buộc và kiểm soát của tâm tính bại hoại Sa-tan. Cuối cùng, họ chỉ có thể sống trong đau khổ và không có hạnh phúc thực sự(Mưu cầu lẽ thật là gì (8), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng tôi không dám lên tiếng khi thấy vấn đề của người khác là do đã coi “Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu” và “Thấy lỗi của bạn chớ nói gì thì tình bạn trường tồn tốt đẹp” là những chủ nghĩa tích cực để sống theo. Tôi nghĩ như vậy là có tình thương, tôi sẽ bảo vệ được bản thân và không bị tổn thương. Tôi nhớ lúc còn nhỏ, bà tôi dạy đừng nói ra vấn đề của người khác nếu muốn hòa thuận, nếu không sẽ khiến bản thân gặp phiền phức và không thể có chỗ đứng trong xã hội. Tôi nghĩ lời bà nói hợp lý, nên tôi rất ngại nói ra sai sót của người khác và không bao giờ phơi bày vấn đề của họ. Tôi rất hòa thuận với bạn bè và thực sự nghĩ đó là bí quyết trong mối quan hệ xã giao. Tôi cảm thấy đây là cách sống cao thượng và giúp tôi trở thành người tử tế, và nếu không bám vào những tư tưởng này thì không phải là người tốt. Tôi đã tin tưởng vào những triết lý Sa-tan này trong mối quan hệ với các thành viên khác. Tôi thấy người khác vi phạm nguyên tắc và đi sai đường và tôi biết rõ mình phải phê bình và giúp đỡ họ, nhưng tôi bị những triết lý Sa-tan này kìm hãm và không dám phê bình ai. Những triết lý Sa-tan như tấm lưới quấn chặt lấy tôi, không cho tôi cử động, và hoàn toàn chi phối trái tim tôi. Chúng tôi không đạt kết quả tốt trong công tác, nên hội thánh bố trí Trương Linh dẫn dắt chúng tôi. Đây là điều có lợi cho công tác hội thánh. Nhưng Chu Phương không những không hợp tác với Trương Linh, mà còn buộc tội chị ấy mưu cầu danh dự, địa vị và lợi ích trước mắt khi thấy chị ấy gánh vác trách nhiệm, siêng năng và hiệu quả trong bổn phận. Hạ thấp, bài xích và công kích sự tích cực của chị ấy. Chị ấy còn xét đoán Trương Linh trước mặt tôi và Lưu Dĩnh, lôi kéo chúng tôi cùng bài xích chị ấy. Chu Phương bài xích và công kích Trương Linh vì địa vị của chị ấy. Đây không phải sự bại hoại bình thường. Đây là tâm tính của một kẻ địch lại Đấng Christ. Lẽ ra tôi nên hoàn thành trách nhiệm của một cộng sự và chỉ ra cho chị ấy, nhưng tôi không cư xử như một cộng sự chút nào, khiến công tác của chúng tôi bị ảnh hưởng. Tôi cảm thấy rất có lỗi và căm ghét bản thân vì quá ích kỷ và vô trách nhiệm. Dù tôi không chỉ ra vấn đề của Chu Phương nên chị ấy không nảy sinh thành kiến về tôi, và mối quan hệ của chúng tôi vẫn được duy trì, nhưng tôi biết mình đã không thực hành lẽ thật, đã đắc tội và làm Đức Chúa Trời khinh ghét.

Tôi tiếp tục tìm kiếm. Tại sao tôi không phơi bày vấn đề của người khác khi phát hiện ra? Rồi tôi đọc lời Đức Chúa Trời. “Từ ‘vạch trần’ trong câu ‘không bao giờ vạch trần khuyết điểm của người khác’ là tốt hay xấu? Từ ‘vạch trần’ có mức độ ý nghĩa ám chỉ việc con người bị phơi bày hay vạch trần trong lời Đức Chúa Trời không? (Không có.) Theo hiểu biết của Ta về từ ‘vạch trần’ hiện hữu trong ngôn ngữ loài người, nó không có nghĩa như vậy. Nó thiên về ý nghĩa là phơi bày theo cách ác ý bản tính của con người, phơi bày một số vấn đề và thiếu sót của họ, hoặc một số chuyện và hành vi mà người khác không biết, cũng như một số âm mưu hoặc tư tưởng và quan điểm đang diễn ra ngấm ngầm. Đây là ý nghĩa của từ ‘vạch trần’ trong câu ‘không bao giờ vạch trần khuyết điểm của người khác’. Nếu hai người hòa thuận và là bạn tâm giao, không có rào cản giữa họ và họ hy vọng rằng có thể nhận được lợi ích và sự hỗ trợ từ nhau, thì tốt nhất họ nên ngồi lại với nhau, giải thích rõ ràng những vấn đề của nhau một cách cởi mở và chân thành. Điều này là đúng đắn, và không phải là vạch trần những khuyết điểm của người khác. Nếu ngươi phát hiện ra những vấn đề của người khác nhưng thấy rằng họ chưa thể tiếp nhận lời khuyên của ngươi, thì đơn giản là đừng nói gì, để tránh cãi vã hoặc xung đột. Nếu ngươi muốn giúp họ, trước tiên ngươi có thể hỏi ý kiến của họ và hỏi họ: ‘Tôi thấy anh có chút vấn đề và tôi hy vọng có thể cho anh chút lời khuyên. Tôi không biết anh có thể chấp nhận hay không. Nếu anh có thể, tôi sẽ nói với anh. Nếu anh không thể, thì tôi sẽ tạm thời giữ lại và không nói ra’. Nếu họ nói: ‘Tôi tin anh. Anh nói gì cũng thích hợp cả. Tôi có thể chấp nhận bất cứ điều gì’, thì điều đó có nghĩa là ngươi đã được cho phép, và khi đó ngươi có thể trao đổi lần lượt từng vấn đề của họ. Họ sẽ không chỉ hoàn toàn chấp nhận những gì ngươi nói mà còn được lợi từ đó, và hai người vẫn có thể duy trì mối quan hệ bình thường. Chẳng phải đây là đối xử với nhau bằng sự chân thành sao? (Phải.) Đây là phương pháp chính xác để tương tác với những người khác; nó không giống như vạch trần khuyết điểm của người khác. Không ‘vạch trần khuyết điểm của người khác’, như trong câu được đề cập, có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là không nói về những thiếu sót của người khác, không nói về những vấn đề mà một người kiêng kỵ nhất, không vạch trần thực chất của vấn đề và không phơi bày nó một cách quá trắng trợn. Điều này có nghĩa là chỉ nhận xét chiếu lệ, nói những điều mà ai cũng nói, nói những điều mà bản thân người đó đã có thể nhận thức được, và không phơi bày những sai lầm mà người đó đã mắc phải trước đây hoặc những vấn đề nhạy cảm. Nếu ngươi hành động theo cách này thì điều này mang lại lợi ích gì cho người kia? Có lẽ ngươi đã không xúc phạm họ hoặc gây thù chuốc oán với họ, nhưng những gì ngươi đã làm không hề giúp ích hay mang lại lợi ích gì cho họ. Do đó, bản thân câu ‘không bao giờ vạch trần khuyết điểm của người khác’ đã mang tính lảng tránh và là một hình thức bịp bợm. Ngươi không thể đối xử với nhau bằng sự chân thành. Người ta có thể nói rằng hành động theo cách này là nuôi dưỡng những ý định bất lương; đó không phải là cách đúng đắn để tương tác với người khác. Những người ngoại đạo thậm chí còn coi việc ‘không bao giờ vạch trần khuyết điểm của người khác’ là điều mà một người đạo đức cao thượng nên làm. Đây rõ ràng là một cách tương tác giả tạo đối với người khác, điều mà người ta áp dụng để tự bảo vệ mình; đó hoàn toàn không phải là một phương thức tương tác đúng đắn. Không bao giờ vạch trần khuyết điểm của người khác chính là không thành thật; có lẽ có một ý định kín đáo trong việc vạch trần những khuyết điểm của người khác(Mưu cầu lẽ thật là gì (8), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Tôi cũng giống như chị trước đây. Tôi thấy chỉ ra vấn đề trong bổn phận của người khác chính là phơi bày khuyết điểm của họ và như thế khiến họ tổn thương. Tôi thấy làm như vậy sẽ gây thù chuốc oán và ảnh hưởng đến mối quan hệ. Giờ tôi đã thấy quan điểm đó là sai lầm và tôi đã không xem xét mọi việc theo lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta trung thực, đối xử vô tư với nhau và có thể giúp đỡ lẫn nhau. Khi thấy người khác vi phạm nguyên tắc do tâm tính bại hoại của họ, hoặc đi sai đường, chúng ta nên chỉ ra vấn đề của họ theo lẽ thật, dẫn dắt họ hiểu được bản thân. Dù bị xử lý và phơi bày là việc khó chấp nhận, nhưng như vậy là để giúp một người hiểu được bản thân. Đây là tình thương và sự giúp đỡ chân thành. Vậy mới là bảo vệ công tác của hội thánh. Cái gọi là “phơi bày khuyết điểm” thực ra không phải là sự giúp đỡ chân thành; mà chỉ toàn là động cơ và thành kiến cá nhân, dựa vào tâm tính bại hoại để phơi bày khuyết điểm và yếu kém, cố công kích, xét đoán và hạ thấp vì muốn gây tổn thương hay làm bẽ mặt người khác. Nó không cho ai con đường nào cả. Mà chỉ gây đau khổ và tiêu cực. Tôi thấy Chu Phương mưu cầu danh dự và địa vị, đi vào con đường của một kẻ địch lại Đấng Christ, và chị ấy làm ảnh hưởng công tác của hội thánh. Thông công và sự phê bình của tôi sẽ giúp chị ấy phản tỉnh và hiểu bản thân. Nó vừa bảo vệ công tác của hội thánh vừa giúp chị ấy. Hiểu ra điều này, tôi cảm thấy sáng tỏ và thoải mái hơn, không còn bị những quan điểm sai lầm kìm hãm nữa.

Sau đó tôi đọc được một đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời đã làm sáng tỏ những nguyên tắc về cách đối đãi các anh chị em. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Trong nhà Đức Chúa Trời, những nguyên tắc để đối xử với mọi người là gì? Ngươi nên đối xử với mọi người theo các nguyên tắc của lẽ thật, và ngươi nên đối xử công bằng với mỗi anh chị em của mình. Làm thế nào để đối xử công bằng với họ? Điều này phải dựa trên lời Đức Chúa Trời, dựa trên việc Đức Chúa Trời cứu rỗi những ai, và Ngài bỏ ra những ai, dựa trên việc Ngài thích ai, và Ngài ghét ai; đây là những nguyên tắc của lẽ thật. Các anh chị em nên được đối xử với sự giúp đỡ yêu thương, sự chấp nhận lẫn nhau và sự kiên nhẫn. Những kẻ hành ác và những kẻ chẳng tin phải được xác định, tách biệt và tránh xa. Chỉ khi làm như vậy, ngươi mới đối xử với mọi người có nguyên tắc. Anh chị em nào cũng có những thế mạnh và những khuyết điểm, và tất cả họ đều có những tâm tính bại hoại, vì vậy khi mọi người ở cùng nhau, họ nên thương yêu giúp đỡ nhau, họ nên chấp nhận, kiên nhẫn và không nên bới lông tìm vết hay quá gay gắt. … Ngươi phải nhìn vào cách Đức Chúa Trời đối đãi với những người ngu dốt và ngốc nghếch, cách Ngài đối đãi với những người có vóc giạc còn non trẻ, cách Ngài đối đãi với những biểu hiện bình thường của tâm tính bại hoại của nhân loại, và cách Ngài đối đãi với những người hiểm độc. Đức Chúa Trời đối xử với những người khác nhau theo những cách khác nhau, và Ngài cũng có những cách khác nhau để kiểm soát vô vàn tình trạng khác nhau của con người. Ngươi phải hiểu những lẽ thật này. Một khi ngươi đã hiểu những lẽ thật này, thì khi ấy ngươi sẽ biết cách trải nghiệm những vấn đề và đối xử với mọi người phù hợp với nguyên tắc(Để đạt được lẽ thật, ta phải học hỏi từ con người, sự vật, sự việc xung quanh, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu nguyên tắc để giúp đỡ các anh chị em. Vì sự bại hoại của Sa-tan mà chúng ta đều có nhiều tâm tính bại hoại. Đối với tâm tính bại hoại mà mọi người biểu lộ khi thực hiển bổn phận, nếu công tác không bị ảnh hưởng, hay vóc giạc của một người quá non nớt, chúng ta không được tùy tiện chộp lấy sự bại hoại hay khuyết điểm của người đó để phơi bày và làm tổn thương họ. Hoàn cảnh này cần có sự tin tưởng vào tình thương để tích cực thông công và giúp đỡ. Nhưng đối với người đi vào con đường của kẻ địch lại Đấng Christ hoặc là có tâm tính bại hoại nghiêm trọng, quấy phá công tác của hội thánh, nếu thông công tích cực không có hiệu quả, họ buộc phải bị tỉa sửa và xử lý, biểu hiện của họ phải bị phơi bày và mổ xẻ, để họ hiểu được thực chất vấn đề của mình và thực sự ăn năn. Nếu không bị phơi bày, thì họ sẽ không thể phản tỉnh hay hiểu được vấn đề của mình và họ sẽ tiếp tục quấy phá công tác của hội thánh. Mọi người phải được giúp đỡ tùy vào thực chất, vóc giạc và bối cảnh riêng của họ. Chúng ta không nên lúc nào cũng phơi bày và mổ xẻ vấn đề của mọi người ngay lập tức, cũng không nên lúc nào cũng chọn bao dung và nhẫn nại. Việc nào không ảnh hưởng công tác thì cần sự bao dung và nhẫn nại, nhưng nếu có những việc quấy phá công tác thì trong trường hợp này mọi người phải bị phơi bày và xử lý bằng những biện pháp cụ thể phù hợp với vóc giạc của người đó. Như vậy các anh chị em sẽ hiểu sự bại hoại của họ và có thể ăn năn, thay đổi và cư xử theo nguyên tắc. Kiểu thông công này vừa giúp đỡ mọi người vừa có lợi cho công tác của hội thánh. Nhận ra những điều này, lòng tôi thấy sáng tỏ hơn, tôi đã viết thư cho Chu Phương để phơi bày vấn đề của chị ấy. Sau đó chị ấy trả lời thư của tôi, nói rằng: “Cảm ơn chị đã phơi bày và xử lý tôi. Tôi không ngờ vấn đề của mình nghiêm trọng như vậy. Tôi luôn nghĩ mình chỉ biểu lộ một chút bại hoại và như thế chẳng sao, chỉ cần tôi phản tỉnh và tìm đọc lời Đức Chúa Trời là được. Tôi hoàn toàn không biết mình đã đi vào con đường của một kẻ địch lại Đấng Christ và có vấn đề về nhân tính. Qua thông công và phân tích của chị, tôi thấy chị chân thành muốn giúp tôi. Tôi bằng lòng tiếp nhận điều này, phản tỉnh và hiểu mình”. Những lời này khiến tôi rất xúc động. Tôi cảm thấy việc thực hành lời Đức Chúa Trời có ích cho tôi và mọi người, lòng tôi thấy rất thoải mái và bình an. Qua trải nghiệm này, tôi thấy rằng với sự tin tưởng vào quan điểm “Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu”, tôi đã bị Sa-tan làm hại, sống một cuộc sống ích kỷ, hèn hạ và xảo trá. Giờ tôi đã thấy chỉ có lời Đức Chúa Trời mới là lẽ thật và chỉ bằng cách cư xử và xử sự theo lời Đức Chúa Trời thì chúng ta mới sống giống con người. Trải nghiệm của tôi còn khá thiển cận, nên nếu chị có nhận thức sâu xa hơn thì có thể viết thư lại cho tôi.

Thần Hy

Ngày 10 tháng 9, 2022

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger