Không dám giám sát công tác là trốn tránh điều gì
Tháng 5 năm ngoái, tôi được chỉ định phụ trách chăm tưới người mới. Trước đó, tôi nghĩ đây là việc tương đối dễ… ta chỉ cần thông công với họ về khải tượng và giúp họ tham gia hội họp đều đặn. Nhưng khi bắt tay vào việc, tôi mới nhận ra chăm tưới người mới thật ra là rất nhiều việc. Ngoài thông công về lẽ thật để giúp họ có nền tảng vững chắc trên con đường thật, tôi còn phải bồi dưỡng các lãnh đạo, người làm công và đủ loại nhân tài trong hàng ngũ họ, để họ có thể làm việc độc lập. Lãnh đạo đốc thúc tôi giám sát và theo sát công tác của những người chăm tưới, vì hễ chúng tôi gặp vấn đề hay có trì hoãn, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công tác chung. Tôi đã nhận ra tầm quan trọng của việc giám sát, và bắt đầu thường xuyên kiểm tra tiến độ của các anh chị em.
Khi mới bắt đầu hẹn gặp họ để thảo luận công tác, tôi nhắn tin đã lâu mà chẳng thấy ai trả lời gì cả, thậm chí có trả lời thì cũng hẹn lui hẹn tới. Một hôm nọ, tôi sắp xếp gặp một chị để thảo luận một dự án. Ban đầu, chị ấy dời lịch từ sáng đến chiều, rồi lại đẩy đến tối. Cuối cùng, sau hai ngày, tôi vẫn chưa ngồi lại được với chị ấy. Tôi mới tự nhủ: Họ đang cố tình tránh mặt mình vì họ xem thường mình, nghĩ mình không thể giải quyết vấn đề của họ sao? Dù họ bận rộn công tác đi nữa, chẳng lẽ thật sự không có thời gian thảo luận với mình sao? Nếu cứ thế này, làm sao mình hoàn thành công việc đây? Sau đó, cuối cùng tôi cũng thu xếp gặp được họ, nhưng khi tôi hỏi về chi tiết cụ thể hay tiến độ của họ, thì một số người trả lời khá cộc lốc, và có chút chống đối. Tôi nghĩ: Nếu mình luôn kiểm tra công tác của họ, họ có nghĩ mình đang cố làm khó họ và không nghĩ đến những chuyện họ đang phải đương đầu không? Nếu mình vừa mới phân công mà đã hỏi về tiến độ, liệu các anh chị em có nghĩ mình đang xem họ như cái máy và mình thiếu tình người không? Nghĩ như thế, tôi không dám tiếp tục hỏi han nữa. Một lần khác, tôi thấy hầu hết người mới do một chị phụ trách chăm tưới không đi hội họp đều đặn. Tôi mới hỏi xem chị ấy có thông công lẽ thật và giải quyết vấn đề cho họ không. Chị ấy đáp ngay: “Những người mới, ai cũng bảo mình bận, tôi đâu ép họ đi hội họp được”. Tôi lo rằng chị ấy nghĩ tôi không biết quan tâm đến chị ấy và vấn đề thực tế của chị ấy, nên tôi chẳng dám hỏi thêm gì về chuyện đó. Chưa hết đâu, sau khi chúng tôi gặp gỡ bàn luận công tác, một số người còn bị tiêu cực, cảm thấy dù làm việc ngày đêm nhưng vẫn còn quá nhiều vấn đề chưa xử lý, thấy họ chẳng có tiến bộ gì và không phù hợp với công việc này. Lúc đó, tôi muốn chỉ ra vấn đề cho họ: Nếu họ tiêu cực và trốn tránh bổn phận khi gặp vấn đề, nghĩa là họ không đối diện với vấn đề của mình và không thể tiếp nhận lẽ thật. Nhưng tôi cũng lo họ sẽ nói tôi không quen tâm họ và chỉ biết khiển trách họ. Nên tôi luôn nghĩ kỹ rồi mới dám nói. Sau đó, tôi bắt đầu dè dặt hơn, không sẵn sàng giám sát và kiểm tra công tác nữa. Tôi nghĩ: “Họ là tín hữu lâu năm, họ sẽ tự chủ động hoàn thành bổn phận của mình. Một vài anh chị em quá bận rộn đến nỗi chẳng có thời gian để tĩnh nguyện, chắc chắn họ không làm biếng đâu. Mình chỉ cần thông công về nguyên tắc công tác cho rõ ràng và phân chia công việc, chứ không nên giám sát chặt họ suốt ngày, làm thế họ sẽ thấy bị kìm hãm”. Sau đó, tôi không giám sát kỹ và hỏi thăm về công tác của người khác nữa, chỉ nắm tình hình chung về tiến độ công tác mỗi cuối tháng mà thôi. Nhưng rồi tôi nhận ra, dù mọi người có vẻ bù đầu bù tai làm việc, nhưng khi tôi hỏi cụ thể chuyện gì đó, hầu hết lại chẳng trả lời thẳng được, nhiều người chẳng nắm rõ chi tiết. Vậy nên, tôi mới nói ra những vấn đề và sai lệch mà tôi để ý thấy, nhưng chẳng ai mở miệng đáp lại gì. Tôi lo rằng nếu mình cứ nói chuyện này, họ sẽ chống đối và tiêu cực, nên tôi tóm tắt sơ về các vấn đề đó và bảo họ phải thay đổi kịp thời, rồi điểm qua vài đoạn lời Đức Chúa Trời và thông công nhận thức của mình.
Không lâu sau, lại nảy sinh các vấn đề trong công tác. Có người báo cáo rằng một số người chăm tưới không có trách nhiệm với người mới. Họ không hỏi thăm những người mới không tham gia hội họp. Khi có người nhắc chuyện này, những người chăm tưới phật ý và không chịu tiếp thu lời phê bình. Kết quả là, một số người mới chẳng đến dự, rồi bỏ hội thánh luôn. Có lần nọ, trong một buổi hội họp, một lãnh đạo cấp trên hỏi về tình hình chăm tưới người mới trong tháng, hỏi có bao nhiêu người mới không hội họp thường xuyên và lý do vì sao. Vài chị em nói là họ không biết. Vậy là lãnh đạo xử lý chúng tôi rằng: “Các chị quá vô trách nhiệm với những người mới! Các chị không chăm tưới tốt cho họ, nên họ mới bỏ hội thánh. Làm thế cũng gần giống với như làm mất linh hồn họ. Các chị không nghiêm túc thực hiện sự ủy thác của Đức Chúa Trời!”. Những lời của lãnh đạo quá thấu tâm can. Anh ấy nói đúng. Các anh chị em đã dốc sức biết bao để đưa về những người mới này. Khi họ không đến hội họp, những người chăm tưới chẳng nắm rõ tình hình của họ, càng không dốc hết sức để chăm tưới và hỗ trợ họ, nên họ đã rời bỏ hội thánh. Đấy chính là tắc trách nghiêm trọng. Tôi còn nhận ra rằng những vấn đề này đã vạch trần những vấn đề của riêng tôi. Tôi đã không theo sát công tác của anh chị em, không hiểu họ có vấn đề thực tế gì, càng không giám sát chặt chẽ công tác của họ. Kết quả là, họ không đúc kết được vấn đề và sai lệch của mình. Do tôi thiếu trách nhiệm mà họ mới làm như vậy. Vậy nên tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài giúp tôi phản tỉnh và biết mình.
Trong lúc tĩnh nguyện, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi hiểu ra tình trạng hiện thời của mình. Lời Đức Chúa Trời phán: “Bởi vì các lãnh đạo giả không hiểu tình trạng tiến độ công việc, họ không có khả năng xác định kịp thời – càng không giải quyết – những vấn đề xuất hiện trong công việc, và điều này thường dẫn đến việc trì hoãn hết lần này đến lần khác. Trong những công việc nhất định, bởi vì mọi người không nắm bắt các nguyên tắc, và không có người phù hợp để chủ trì, những người đang thực hiện công việc thường ở trong trạng thái tiêu cực, thụ động, và chờ đợi, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ công việc. Nếu lãnh đạo thực hiện trách nhiệm của mình – nếu họ đảm nhận, thúc đẩy công việc tiến tới, hối thúc mọi người, và tìm ai đó hiểu dạng công việc có liên quan để đưa ra hướng dẫn, thì công việc đã tiến triển nhanh hơn nhiều thay vì cứ trì trệ hết lần này đến lần khác. Vậy thì, đối với các lãnh đạo, điều rất quan trọng là hiểu và nắm bắt tình hình thực tế của công việc. Dĩ nhiên, các lãnh đạo rất cần hiểu và nắm bắt công việc diễn tiến thế nào – bởi vì sự diễn tiến liên quan đến hiệu quả của công việc và những kết quả mà công việc đó nhằm đạt được. Nếu một lãnh đạo thậm chí thiếu sự nắm bắt về việc công việc đang diễn tiến thế nào, và không kiểm tra hay để mắt đến, thì đa số những người thực hiện bổn phận sẽ có thái độ tiêu cực và thụ động, họ sẽ cực kỳ thờ ơ và không có ý thức trọng trách, họ sẽ bất cẩn và chiếu lệ, và do đó công việc nhất định sẽ tiến triển chậm. Nếu không có ai có ý thức trọng trách và là người am hiểu công việc, để hướng dẫn và giám sát – và sửa dạy, xử lý mọi người – thì hiệu suất và hiệu quả công việc đương nhiên sẽ rất thấp. Nếu các lãnh đạo và người làm công thậm chí không thể nhìn thấy điều này, họ thật ngu ngốc và đui mù. Và vì vậy, điều quan trọng nhất là các lãnh đạo và người làm công phải nhanh chóng tìm hiểu thêm, liên tục kiểm tra và làm quen với tiến độ công việc. Con người biếng nhác, do đó khi không có sự hướng dẫn, đốc thúc, và theo sát bởi các lãnh đạo và người làm công, những người có sự hiểu biết hiện hành về tiến độ công việc, thì mọi người có thể chểnh mảng, lười biếng, làm chiếu lệ – nếu đây là thái độ của họ đối với công việc, thì tiến độ của công việc này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và hiệu quả cũng vậy. Với những hoàn cảnh này, các lãnh đạo và người làm công đủ tư cách phải kịp thời theo dõi mọi hạng mục công việc và cập nhật thông tin về tình hình liên quan đến nhân viên và công việc; họ tuyệt đối không được như các lãnh đạo giả. Các lãnh đạo giả thì bất cẩn và ẩu tả trong công việc của mình, họ không có ý thức trách nhiệm, họ không giải quyết các vấn đề khi chúng nảy sinh, và bất kể đó là công việc gì, họ cũng luôn ‘cưỡi ngựa xem hoa’; họ bất cẩn và chiếu lệ; mọi điều họ nói đều cao siêu và rỗng tuếch, họ phun ra học thuyết, và làm hời hợt. Nói chung, đây là cách làm việc của các lãnh đạo giả. Để so sánh họ với những kẻ địch lại Đấng Christ, mặc dù họ không làm gì quá tà ác và không cố ý gây hại, từ góc độ hiệu quả, sẽ công bằng khi định nghĩa họ là bất cẩn và chiếu lệ, là không có một chút ý thức trọng trách nào, không có ý thức trách nhiệm hay trung thành với công việc của mình” (“Nhận diện các lãnh đạo giả”). Những lời của Đức Chúa Trời phơi bày cách lãnh đạo giả làm việc chiếu lệ, chỉ hô hào khẩu hiệu, ra rả giáo điều, mà không giám sát và kiểm tra công tác, không hiểu biết thực tế về tiến độ công tác. Nhiều vấn đề nảy sinh trong công tác chẳng được phát hiện và giải quyết kịp thời, gây trì hoãn trong tiến độ công tác. Áp dụng lời Đức Chúa Trời vào tình trạng của tôi, tôi thấy mình đã làm theo niềm tin rằng các anh chị em đều là tín hữu lâu năm, thường xuyên bận rộn đến nỗi chẳng có thời gian tĩnh nguyện, nên hẳn họ sẽ thực hiện bổn phận hợp lý. Vì như vậy mà tôi cứ để mặc họ, chẳng giám sát kỹ công tác của họ, chẳng nhìn ra những sai lệch trong công tác của họ, chẳng biết họ có làm theo nguyên tắc hay không, chẳng xác định được tại sao một số dự án chẳng có kết quả. Tôi chẳng nắm bắt rõ chuyện gì cả. Và dù có phát hiện được một số vấn đề, tôi cũng chẳng giúp họ tổng kết vấn đề và sai lệch, tìm kiếm lẽ thật và giải quyết. Tôi càng không xử lý hay hướng dẫn họ kịp thời. Tôi chỉ nói vài câu giáo điều cho có lệ, hoàn toàn chẳng giải quyết vấn đề thực tế của họ. Kết quả là, một số người mới chẳng đến dự, rồi bỏ hội thánh luôn. Tôi đã làm việc ác rồi! Tôi nhận ra rằng, ngoài thực hiện sự sắp xếp công tác, nhiệm vụ quan trọng nhất của lãnh đạo và người làm công là giám sát tiến độ mọi công tác, theo sát tình hình công tác của mọi người và nhanh chóng thông công lẽ thật để giải quyết vấn đề. Nhưng tôi đã không thực hiện đúng vai trò lãnh đạo, đây chính là sự tắc trách nghiêm trọng!
Qua phản tỉnh, tôi nhận ra mình cũng có một niềm tin rất ngu muội. Tôi tưởng các anh chị em tin Đức Chúa Trời đã lâu thì không cần được giám sát. Tôi tưởng vì họ đều bận rộn, nên hẳn họ làm việc chăm chỉ trong bổn phận, vì thế tôi cứ để họ làm việc của họ và không giám sát hay quan tâm gì cả, cứ nghĩ rằng khi làm thế là tôi không kìm hãm họ. Trong thực tế, đây chỉ là do quan niệm và tưởng tượng của tôi mà thôi. Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi hiểu ra ý nghĩa của việc giám sát. Đức Chúa Trời phán: “Mặc dù ngày nay, rất nhiều người thực hiện bổn phận, nhưng chỉ có một số ít người mưu cầu lẽ thật. Người ta hiếm khi mưu cầu lẽ thật và bước vào thực tế của lẽ thật khi thực hiện bổn phận của mình; đối với phần lớn mọi người, vẫn không có nguyên tắc trong cách họ làm mọi việc, họ vẫn không phải là những người thực sự vâng phục Đức Chúa Trời; miệng họ chỉ đơn thuần nói rằng họ yêu lẽ thật, sẵn lòng mưu cầu lẽ thật và sẵn lòng phấn đấu để đạt được lẽ thật, nhưng vẫn chưa biết quyết tâm của họ sẽ tồn tại được bao lâu. Những người không mưu cầu lẽ thật rất dễ có những sự bộc phát tâm tính bại hoại bất cứ lúc nào, nơi nào. Những người không mưu cầu lẽ thật không có bất kỳ ý thức trách nhiệm nào đối với bổn phận của mình, họ thường bất cẩn và chiếu lệ, họ hành động theo ý mình, và thậm chí không có khả năng tiếp nhận sự tỉa sửa, xử lý. Những người không mưu cầu lẽ thật rất dễ bỏ cuộc ngay khi trở nên tiêu cực và yếu đuối – điều này xảy ra thường xuyên, không gì phổ biến hơn; đó là cách mà tất cả những người không mưu cầu lẽ thật hành xử. Và do đó, khi người ta chưa đạt được lẽ thật, họ là người không đáng cậy dựa và không đáng tin cậy. Họ không đáng tin cậy có nghĩa là gì? Có nghĩa là khi gặp khó khăn hay trở ngại, họ dễ sa ngã, trở nên tiêu cực và yếu đuối. Người thường tiêu cực và yếu đuối có phải là người đáng tin cậy không? Chắc chắn không phải. Nhưng những người hiểu lẽ thật thì khác. Những người thật sự hiểu lẽ thật nhất định sẽ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, có lòng vâng phục Đức Chúa Trời, và chỉ những người có lòng kính sợ Đức Chúa Trời mới là người đáng tin cậy; những người không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời không đáng tin cậy. Những người không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời nên được tiếp cận như thế nào? Tất nhiên, họ cần được trợ giúp và hỗ trợ đầy yêu thương. Họ nên được kiểm tra nhiều hơn khi thực hiện bổn phận của mình, được giúp đỡ và hướng dẫn nhiều hơn; chỉ khi đó mới có thể đảm bảo họ thực hiện bổn phận hiệu quả. Và mục đích khi làm điều này là gì? Mục đích chính là để duy trì công tác của nhà Đức Chúa Trời. Mục đích phụ là để kịp thời xác định các vấn đề, kịp thời cung cấp, hỗ trợ họ và xử lý, tỉa sửa họ, chấn chỉnh những sai lệch, và bù đắp cho những thiếu sót, khuyết điểm của họ. Điều này có lợi cho người ta; không có gì độc hại cả. Giám sát người ta, để mắt đến họ, tìm hiểu thêm về những gì họ đang làm – tất cả là để giúp họ bước đi đúng hướng đức tin nơi Đức Chúa Trời, giúp họ thực hiện bổn phận của mình như Đức Chúa Trời yêu cầu và phù hợp với nguyên tắc, để họ không gây ra bất kỳ sự nhiễu loạn hay phá vỡ nào, để họ không lãng phí thời gian. Mục đích khi làm điều này hoàn toàn xuất phát từ trách nhiệm đối với họ và đối với công tác của nhà Đức Chúa Trời, chứ không có ác ý gì cả” (“Nhận diện các lãnh đạo giả”). Lời Đức Chúa Trời quá rõ ràng. Tất cả mọi người đều có tâm tính bại hoại, và khi chưa được nên hoàn thiện, không một ai đáng tin cậy cả. Chúng ta có thể có chút nhiệt tâm và sẵn sàng thực hiện bổn phận, nhưng những tâm tính bại hoại trong chúng ta chưa được biến chuyển và chúng ta vẫn trì trệ. Nếu không có ai giám sát công tác, xử lý và tỉa sửa, thì trong công tác, chúng ta sẽ chịu thua những tâm tính bại hoại bất kỳ lúc nào, và hành động tùy tiện, bất cẩn, hoặc vô tình gây nhiễu loạn, gây hại cho công tác nhà Đức Chúa Trời. Phải giám sát công tác để biết tiến độ công việc, xác định những sai lệch trong công tác của mọi người và thông công để giải quyết vấn đề cho họ, làm thế thì công tác của nhà Đức Chúa Trời mới không bị tổn hại. Việc giám sát không phải là cố ý bới lông tìm vết, nhưng là có trách nhiệm và tận tụy với bổn phận của mình, chịu trách nhiệm cho lối vào sự sống của mọi người, và quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, bảo vệ công tác nhà Ngài. Nếu các anh chị em có vấn đề trong công tác, mà ta lại nhắm mắt làm ngơ và không thông công với họ để giúp đỡ, hoặc tỉa sửa và xử lý họ, thì đây chính là sơ suất nghiêm trọng và không có trách nhiệm. Sau đó, tôi chủ tâm thực hành theo lời Đức Chúa Trời. Rồi chị cộng sự và tôi tổng kết các vấn đề hiện thời trong công tác, phân loại chúng, rồi gọi các anh chị em đến để thông công. Qua thông công, họ nhận ra rằng họ đã có thái độ sai trái trong bổn phận, và họ đã hiểu ra tầm quan trọng của việc giám sát. Sau đó, thái độ của mọi người cải thiện được đôi chút, và tôi ý thức nỗ lực tiếp tục theo sát tình trạng công tác của họ, giám sát thật chặt và theo dõi tiến độ của họ. Tôi còn giúp họ giải quyết những khó khăn và thiếu sót. Sau một thời gian, tôi thấy chúng tôi đã có kết quả khả quan hơn trong công tác, ai cũng có tiến bộ trong bổn phận.
Sau đó, tôi tiếp tục phản tỉnh: Tại sao mình không đặt nặng việc giám sát vậy? Điều này còn cho thấy những tâm tính bại hoại nào? Khi tìm kiếm, tôi đã đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Một số lãnh đạo hội thánh, khi thấy những anh chị em thực hiện bổn phận một cách cẩu thả và chiếu lệ, thì không quở trách, mặc dù họ nên làm như vậy. Khi thấy điều gì đó rõ ràng là phương hại đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, họ nhắm mắt làm ngơ và không chất vấn gì để không gây xúc phạm gì cho người khác. Trên thực tế, họ không thật sự thể hiện sự cân nhắc đối với điểm yếu của người khác; thay vào đó, ý định của họ là chinh phục mọi người, là điều họ hoàn toàn biết rõ: ‘Nếu tôi tiếp tục duy trì điều này và không gây xúc phạm cho bất kỳ ai, họ sẽ nghĩ tôi là một lãnh đạo tốt. Họ sẽ có ý kiến tốt và đánh giá cao về tôi. Họ sẽ công nhận tôi và thích tôi’. Bất kể lợi ích của nhà Đức Chúa Trời bị thiệt hại đến mức nào, và cho dù dân sự được Đức Chúa Trời chọn có bị cản trở đến mức nào trong việc bước vào sự sống của họ, hoặc đời sống hội thánh của họ có bị quấy rầy đến mức nào, những lãnh đạo như vậy vẫn kiên trì theo đuổi triết lý Sa-tan của mình và không gây xúc phạm bất kỳ ai. Trong lòng họ không bao giờ có ý thức tự khiển trách mình. Nhìn thấy ai đó gây phá vỡ và nhiễu loạn thì cùng lắm, họ có thể đề cập một cách qua loa về một vấn đề này nếu tiện, và vậy là xong việc đó. Họ không thông công về lẽ thật, cũng không chỉ ra thực chất vấn đề cho người này, và lại càng không mổ xẻ tình trạng của người này. Họ không bao giờ truyền đạt ý muốn của Đức Chúa Trời là gì. Những người lãnh đạo giả không bao giờ vạch trần hay mổ xẻ dạng lỗi lầm mà người ta thường mắc phải, hay những tâm tính bại hoại mà người ta thường phơi bày. Họ không giải quyết bất kỳ vấn đề thực tế nào, mà thay vào đó họ luôn dung túng cho những hành vi sai trái và những sự bộc phát bại hoại của mọi người, và không quan tâm cho dù người ta tiêu cực hay yếu kém như thế nào, chỉ đơn thuần giảng một chút lý thuyết hoặc giáo lý, đưa ra một vài lời hô hào chiếu lệ, cố gắng tránh xung đột. Kết quả là, những người được Đức Chúa Trời chọn không suy ngẫm và cố gắng tự biết mình, họ không có giải pháp nào trước những sự bộc phát những loại bại hoại khác nhau, và sống giữa những lời lẽ, cụm từ, khái niệm và sự tưởng tượng, mà không có bất kỳ lối vào sự sống nào. Họ thậm chí còn tin trong lòng mình rằng: ‘Lãnh đạo của chúng ta thậm chí còn hiểu những điểm yếu của chúng ta hơn cả Đức Chúa Trời. Vóc giạc của chúng ta có thể quá nhỏ để đáp ứng yêu cầu của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta chỉ cần đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo mà thôi; khi đi theo lãnh đạo tức là chúng ta đang đi theo Đức Chúa Trời. Nếu một ngày nào đó Bề trên thay lãnh đạo của chúng ta, khi đó chúng ta phải lên tiếng; để giữ lại lãnh đạo của mình, không để ông ấy bị Bề trên thay thế, chúng ta sẽ thương lượng với Bề trên và buộc họ phải đồng ý các yêu cầu của chúng ta. Đây là cách chúng ta đối tốt với lãnh đạo của mình’. Khi người ta có những suy nghĩ này trong lòng, khi họ có mối quan hệ như thế với lãnh đạo, và trong lòng họ, họ cảm thấy phụ thuộc, ngưỡng mộ và sùng kính lãnh đạo của mình, thì họ sẽ trở nên có đức tin còn to lớn hơn đối với người lãnh đạo này, chính lời của người lãnh đạo này là những gì họ muốn nghe, và họ ngừng tìm kiếm lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời. Một lãnh đạo như vậy gần như đã thế chỗ Đức Chúa Trời trong lòng người. Nếu lãnh đạo sẵn lòng duy trì mối quan hệ như thế với dân sự được Đức Chúa Trời chọn, nếu họ cảm thấy trong lòng họ vui thích bởi điều ấy, tin rằng những người được Đức Chúa Trời chọn phải đối đãi với họ như thế này, thế thì giữa họ và Phao-lô không khác gì nhau cả, và họ đã đặt chân lên con đường của kẻ địch lại Đấng Christ. … Những kẻ địch lại Đấng Christ không làm công tác thật, họ không thông công lẽ thật và giải quyết các vấn đề, họ không hướng dẫn mọi người ăn uống lời Đức Chúa Trời và bước vào thực tế của lẽ thật. Họ chỉ làm việc vì địa vị và danh tiếng, họ chỉ quan tâm đến việc vun vén cho bản thân, bảo vệ chỗ đứng của họ trong lòng mọi người, và khiến người ta tôn thờ, sùng kính, và đi theo họ; đây là những mục tiêu mà họ muốn đạt được. Đây là cách những kẻ địch lại Đấng Christ cố thu phục mọi người và kiểm soát những người được Đức Chúa Trời chọn. Cách làm như vậy chẳng phải là tà ác sao? Thật ghê tởm!” (“Họ cố gắng thu phục mọi người” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Những kẻ địch lại Đấng Christ có tâm tính tà ác, chỉ làm việc để đạt được địa vị, và khi các anh chị em có vấn đề, chúng không vạch trần và chỉnh đốn cho họ, thay vào đó lúc nào cũng xuề xòa và đồng cảm với họ nhằm được họ ưu ái và giăng bẫy họ, khiến mọi người yêu mến và sùng bái chúng, đến trước mặt chúng. Suy ngẫm về lời Đức Chúa Trời đối chiếu với những hành vi gần đây của tôi trong công tác, tôi nhận ra rằng mình giống hệt như những điều Đức Chúa Trời đã vạch trần: Để duy trì địa vị và hình tượng trong lòng mọi người, mỗi khi giám sát hay hỏi han công tác mà người khác phàn nàn hay chống đối, thì tôi chẳng dám hỏi han tiếp, càng không dám xử lý và tỉa sửa họ, lo rằng họ sẽ nghĩ tôi thiếu tình người, chỉ biết thúc ép họ mà không quan tâm đến vấn đề họ đang gặp, vậy nên tôi cứ nói qua về vấn đề của họ mà chẳng phân tích bản chất vấn đề. Nhiều lúc, tôi cũng để ý thấy rằng dù ai cũng tất bật nhưng công tác lại chẳng có tiến triển gì, nên hẳn là có vấn đề gì đó. Nhưng khi bị tôi chỉnh đốn, các anh chị em đều im lặng chẳng nói gì, mỗi lần như thế tôi cảm thấy bị kìm hãm và không dám thông công tiếp. Kết quả là, suốt một thời gian dài công tác chẳng có tiến triển gì, họ chẳng nhận thức được gì về thực chất sự hời hợt của họ, chẳng có tiến bộ gì trong lối vào sự sống. Tôi đã sống theo triết lý Sa-tan “Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu”, duy trì tình cảm với mọi người, khiến họ nghĩ tôi quan tâm đến các vấn đề của họ và là một lãnh đạo biết thông hiểu, để cho tôi có chỗ trong lòng họ. Vì tôi không thực hành lẽ thật và luôn nhẹ tay với các anh chị em, nên họ chẳng nhận ra vấn đề của mình nghiêm trọng đến thế nào, và chuyện này đã gây tổn hại nghiêm trọng công tác nhà Đức Chúa Trời. Tôi thật ích kỷ và đáng khinh! Nhà Đức Chúa Trời yêu cầu mọi lãnh đạo và người làm công phải giám sát và theo dõi tiến độ công tác, bảo vệ lợi ích nhà Đức Chúa Trời, nhanh chóng xác định và xử lý các vấn đề trong công tác và làm công tác thực tế. Thế mà tôi chỉ biết duy trì địa vị và danh tiếng của mình, gạt lợi ích nhà Đức Chúa Trời qua một bên, để các anh chị em sống theo tâm tính bại hoại của họ, có thái độ cẩu thả với bổn phận của mình và gây trì hoãn công tác. Tôi thật sự đã không sống theo được ý định của Đức Chúa Trời. Sau khi phản tỉnh và nhận ra điều này, tôi cảm thấy ân hận, nên đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, sẵn sàng ăn năn và cải thiện thái độ của mình trong bổn phận.
Không lâu sau, khi một lãnh đạo đến kiểm tra công tác của chúng tôi, thấy một vài dự án vẫn chậm tiến độ và không có kết quả, anh ấy bảo chúng tôi phải theo sát tiến độ của mọi người, nhanh chóng xác định và giải quyết vấn đề. Tôi nghĩ: “Công tác này chỉ vừa mới được giao gần đây. Giờ mà hỏi han về tiến độ, các anh chị em chẳng nghĩ những người giám sát quá nghiêm khắc và không có tình người sao?”. Tôi nhận ra mình lại đang bị thể diện và địa vị kìm hãm, không thực hành lẽ thật. Tôi nghĩ đến đoạn lời Đức Chúa Trời: “Đừng có lúc nào cũng làm mọi việc vì cớ ngươi, và đừng có lúc nào cũng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình; đừng quan tâm đến những lợi ích của con người, và đừng nghĩ đến sự kiêu hãnh, danh tiếng hay địa vị của riêng ngươi. Trước hết, ngươi phải nghĩ đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, và đặt chúng lên hàng đầu. Ngươi phải quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời và bắt đầu bằng việc suy ngẫm xem liệu ngươi có bất khiết trong việc thực hiện bổn phận của mình hay không, liệu ngươi đã trung thành, đã hoàn thành trách nhiệm, và dốc hết sức lực của ngươi hay chưa, cũng như liệu ngươi đã hết lòng nghĩ về bổn phận của ngươi và công tác của hội thánh hay chưa. Ngươi cần phải cân nhắc những điều này. Hãy nghĩ về chúng thường xuyên và tìm hiểu chúng, và ngươi sẽ dễ dàng thi hành bổn phận của mình hơn” (“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi nhận ra rằng những ai thật sự quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời thì sẽ gạt lợi ích của mình sang một bên, xem lợi ích nhà Đức Chúa Trời là ưu tiên hàng đầu. Họ cân nhắc xem hành động thế nào là tốt nhất cho công tác của hội thánh và lối vào sự sống của người khác. Chỉ có hoàn thành bổn phận như thế mới phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Nhận ra vậy, ngay hôm sau, tôi đi hỏi han tiến độ công tác của mọi người, và phát hiện họ đang gặp đủ mội vấn đề, nên tôi đã thông công về nguyên tắc với họ, tìm con đường, lập kế hoạch giải quyết những vấn đề đó. Hai tuần sau, chúng tôi đã có kết quả khả hơn. Tạ ơn Đức Chúa Trời! Qua kinh nghiệm đã có trong vài tháng qua, tôi đã nhận ra tầm quan trọng của việc giám sát. Tôi sẵn sàng tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời và chu toàn bổn phận trong tương lai.
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?