Giờ tôi biết nhân tính tốt thật sự là gì

23/02/2023

Bởi Mộ Ngôn, Trung Quốc

Từ khi tôi còn nhỏ bố mẹ và thầy cô đã dạy tôi rằng điều quan trọng là phải hòa hợp với người khác, phải thông hiểu và biết điều. Không được nói những lời làm mất hòa khí và phải giữ thể diện cho người khác. “Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu” và “Giết người chẳng được ích gì, có thể tha cho người thì nên tha” là cách duy nhất để hòa thuận với người khác. Vậy nên, từ nhỏ, tôi đã xem những triết lý trần tục này như quy luật sống, luôn để ý đến niềm kiêu hãnh của người khác và hầu như không bao giờ tranh cãi với ai. Hành xử như thế khiến tôi được nhiều người khen. Sau khi tin Đức Chúa Trời, vì không biết lẽ thật, tôi vẫn cứ xem những triết lý và tiêu chuẩn đạo đức trần tục đó là quy tắc sống, thậm chí còn nghĩ rằng làm như thế là thể hiện nhân tính bình thường như Đức Chúa Trời yêu cầu và là làm người tốt. Mãi đến khi tôi bị phơi bày qua một số thất bại, tôi mới nhận ra từ lời Đức Chúa Trời rằng lối suy nghĩ truyền thống này hoàn toàn không phải là lẽ thật, cũng chẳng phải là tiêu chuẩn cho nhân tính tốt. Chỉ có lời Đức Chúa Trời mới là tiêu chuẩn cho hành động của chúng ta.

Tháng 1 năm nay, có một vài anh chị em bảo tôi rằng chị Quỳnh, một lãnh đạo hội thánh, đã kìm hãm người khác và không làm công tác thực tế, vậy là tôi đi tìm hiểu chuyện này xem thế này. Tôi phát hiện rằng dù chị Quỳnh có tài và có năng lực, nhưng lại không làm được nhiều công tác thực tế trong thời gian làm lãnh đạo và các công tác chị ấy chịu trách nhiệm chẳng bao giờ thành công lớn. Chị ấy còn rất hay phô trương để khiến người khác ngưỡng mộ, muốn làm ít mà được nhiều. Chị ấy đã chỉ định một vài người không phù hợp vào vị trí trưởng nhóm và người giám sát, vi phạm các nguyên tắc, gây nhiễu loạn và đình trệ công tác của hội thánh. Các anh chị em đã nhiều lần góp ý, nhưng chị ấy chẳng tiếp nhận, rồi khi xong chuyện cũng chẳng biết mình chút nào. Dựa trên hành vi nhất quán của chị ấy, chắc chắn chị ấy là lãnh đạo phải bị cách chức. Vậy là tôi dự định viết thư báo cho lãnh đạo cấp trên về vấn đề của chị Quỳnh. Viết thư xong, tôi bỗng nghĩ đến chị Quỳnh thường rất ân cần và tin tưởng tôi, nên nếu chị ấy biết tôi đã điều tra rồi phản ánh các vấn đề của chị ấy, chị ấy chẳng ôm mối hận với tôi sao? Như thế có làm mất hình tượng tốt đẹp của tôi với chị ấy không? Nghĩ như thế rồi, lòng tôi đầy mâu thuẫn. Vậy là tôi tự cho mình cái cớ rằng: Có lẽ chị Quỳnh đang trong tình trạng không ổn, nên mình có thể thông công và hỗ trợ chị ấy, xem chị ấy có thay đổi không. Thế là tôi không gửi thư phản ánh mà sắp xếp thời gian gặp chị Quỳnh, chuẩn bị phơi bày những vấn đề của chị ấy. Nhưng khi gặp nhau, tôi nhận thấy tình trạng chị ấy không ổn, và chị ấy còn khóc lóc bảo tôi rằng chị ấy đã sống trong đau đớn vì tranh danh đoạt lợi. Những lời định nói ra, giờ tôi rút lại hết. Chị ấy đang khổ sở đến vậy, nếu tôi lại động đến nỗi đau của chị, chẳng phải là xát muối vào vết thương sao? Rồi nếu tôi phản ánh lên lãnh đạo về vấn đề của chị, rồi chị bị cách chức, chị ấy chẳng bảo là tôi quá vô tình sao? Tôi cứ lần lữa mãi, và cuối cùng chỉ nói sơ qua về chuyện chị ấy mưu cầu danh tiếng và địa vị, chỉ định người sai nguyên tắc, rồi đứng dậy ra về.

Sau khi về đến nhà, tôi sửa lại lá thư lúc trước, nói rằng chị Quỳnh đang quá bận tâm đến danh tiếng và địa vị và thiếu lối vào sự sống, nhưng tôi đã thông công với chị ấy và chị ấy muốn ăn năn, rồi tôi đề nghị nên tiếp tục thông công và hỗ trợ chị ấy. Sau khi gửi thư đi, lòng tôi cứ thấy khó chịu và có lỗi mãi. Tôi biết rất rõ mình đã không nói thật. Tôi đọc được những lời Đức Chúa Trời này: “Một khi lẽ thật đã trở thành sự sống trong ngươi, khi ngươi quan sát thấy một người nào đó phạm thượng đối với Đức Chúa Trời, không kính sợ Đức Chúa Trời, bất cẩn và chiếu lệ trong khi thực hiện bổn phận của họ, hoặc người nào đó làm gián đoạn và cản trở công tác của hội thánh, ngươi sẽ phản ứng theo các nguyên tắc của lẽ thật, sẽ có thể xác định và phơi bày họ khi cần thiết. Nếu lẽ thật chưa trở thành sự sống của ngươi, và ngươi vẫn sống trong tâm tính Sa-tan của mình, thì khi ngươi phát hiện ra những kẻ ác và ma quỷ, những kẻ gây gián đoạn và quấy rầy đến công tác của hội thánh, thì ngươi sẽ giả mù giả điếc; ngươi sẽ tảng lờ chúng mà không bị lương tâm trách móc. Thậm chí ngươi sẽ nghĩ rằng bất cứ ai đang gây nhiễu loạn đến công tác của hội thánh thì chẳng liên quan gì đến ngươi. Cho dù công tác của hội thánh và những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời có bị ảnh hưởng đến đâu, ngươi cũng không quan tâm, can thiệp hoặc cảm thấy tội lỗi – điều này khiến ngươi trở thành một người không có lương tâm hoặc ý thức, một kẻ chẳng tin, một kẻ phục vụ. Ngươi ăn của Đức Chúa Trời, uống của Đức Chúa Trời và tận hưởng tất cả những gì đến từ Đức Chúa Trời, ấy thế mà lại cảm thấy rằng bất kỳ sự tổn hại nào đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời đều không liên quan đến ngươi – điều này khiến ngươi trở thành kẻ phản bội ăn cháo đá bát. Nếu ngươi không bảo vệ những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời thì ngươi thậm chí có phải là con người không? Đây là một con quỷ đã len lỏi vào hội thánh. Ngươi giả vờ tin Đức Chúa Trời, giả vờ là người được chọn, và ngươi muốn ăn bám trong nhà Đức Chúa Trời. Ngươi không sống cuộc sống của một con người, và rõ ràng là một trong những kẻ chẳng tin. Nếu ngươi là người thực sự tin Đức Chúa Trời, thì dù ngươi chưa đạt được lẽ thật và sự sống, chí ít ngươi cũng sẽ nói và hành động từ phía Đức Chúa Trời; chí ít, ngươi cũng sẽ không thừ ra đó khi thấy những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời bị xâm hại. Khi ngươi giục lòng nhắm mắt làm ngơ, ngươi sẽ cảm thấy tội lỗi, không thoải mái, và sẽ tự nhủ: ‘Mình không thể ngồi đây và không làm gì, mình phải đứng lên và nói gì đó, mình phải gánh lấy trách nhiệm, mình phải phơi bày hành vi xấu xa này, mình phải ngăn chặn nó, để những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời không bị tổn hại, và đời sống hội thánh không bị nhiễu loạn’. Nếu lẽ thật đã trở thành sự sống của ngươi, thì ngươi sẽ không chỉ có dũng khí, quyết tâm này, và sẽ không chỉ có khả năng hiểu vấn đề hoàn toàn, mà ngươi còn thực hiện trách nhiệm mình nên gánh vác vì công tác của Đức Chúa Trời và vì lợi ích của nhà Ngài, và bổn phận của ngươi bởi đó sẽ được thực hiện(Chỉ những ai thực sự quy phục Đức Chúa Trời mới có lòng kính sợ Ngài, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời xuyên thấu tâm can tôi. Hội thánh giao cho tôi phụ trách thư phản ánh, mong tôi có thể quan tâm ý muốn của Đức Chúa Trời và đứng lên vì công lý, mong rằng khi các lãnh đạo giả, kẻ địch lại Đấng Christ và kẻ hành ác quấy phá công tác của hội thánh, thì tôi sẽ bảo vệ các nguyên tắc của lẽ thật, đứng lên vạch trần chúng, bảo vệ công tác của hội thánh. Đấy là trách nhiệm, bổn phận của tôi. Lúc đó, tôi đã phân định chị Quỳnh là lãnh đạo giả. Nhiều công tác chị ấy phụ trách đã có hiệu quả yếu kém nghiêm trọng và sau khi được thông công, chị ấy vẫn không có thay đổi thật sự. Nếu không sớm bị cách chức, nó sẽ gây tổn hại nghiêm trọng lớn hơn nữa cho hội thánh. Nhưng tôi sợ rằng nếu chị ấy phát hiện tôi đã điều tra và phản ánh về vấn đề của chị, khiến chị bị cách chức, thì chị sẽ nói là tôi vô tình. Nhất là sau khi thấy chị ấy buồn rầu và khóc lóc, tôi lo nếu mình phơi bày vấn đề của chị ấy thì chị ấy sẽ bảo tôi không hiểu cho khó khăn của chị, rồi ghét bỏ tôi. Vậy nên tôi giấu nhẹm tình hình thực tế và không phản ánh vấn đề thực sự của chị, quyết định làm kiểu nửa vời, mắt nhắm mắt mở, bí mật che đậy cho một lãnh đạo giả mà chẳng quan tâm đến chuyện công tác của hội thánh của hội thánh hay lối vào sự sống của các anh chị em bị tác hại. Trong đức tin, tôi tận hưởng sự chăm tưới và cung dưỡng của lời Đức Chúa Trời, nhưng tôi lại ưu tiên lợi ích bên ngoài, ăn cháo đá bát. Tôi cũng ích kỷ và đê tiện, không có chút nhân tính nào. Suy nghĩ như thế, tôi đầy hối hận và tự trách về việc mình đã làm. Tôi hận mình đã ích kỷ và xảo quyệt.

Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời khác. “Cho dù ai đó có giả vờ hay đến mức nào, cho dù cách cư xử của họ có nhã nhặn hay thích hợp ra sao, họ tạo vỏ bọc hay ho hay đẹp đẽ như thế nào cho bản thân, hay lừa dối đến mức nào, thì điều không thể phủ nhận là mỗi một kẻ bại hoại đều đầy tâm tính Sa-tan. Đằng sau lớp mặt nạ hành vi bề ngoài này, họ vẫn chống đối và phản nghịch Đức Chúa Trời, chống đối và phản nghịch Đấng Tạo Hóa. … Nói ngắn gọn, làm một người có hành vi tốt, tuân theo các quan niệm truyền thống về đạo đức không phải là mưu cầu lẽ thật, không phải là mưu cầu trở thành một loài thọ tạo đích thực. Ngược lại, nhiều bí mật đen tối và không thể nói đến ẩn đằng sau việc theo đuổi những hành vi tốt đẹp này. Bất kể con người mưu cầu loại hành vi tốt nào, mục tiêu đằng sau đó không gì khác là giành được tình cảm và sự tôn trọng của nhiều người hơn, nâng cao vị thế của chính họ, và khiến mọi người nghĩ rằng họ đáng kính, đáng được tin tưởng và ủy thác. Nếu ngươi mưu cầu trở thành một người cư xử tốt như vậy, thì chẳng phải điều này về bản chất giống với những người nổi tiếng và vĩ đại sao? Nếu ngươi là một người chỉ đơn thuần cư xử tốt, nhưng không yêu mến lời Đức Chúa Trời và không tiếp nhận lẽ thật, thì về bản chất, ngươi cũng giống y như họ. Và kết quả là gì? Những gì ngươi đã từ bỏ chính là lẽ thật; điều ngươi đã đánh mất chính là cơ hội được cứu rỗi. Đây là hành vi ngu xuẩn nhất – là sự lựa chọn và mưu cầu của kẻ ngu. Các ngươi đã bao giờ ước được trở thành người vĩ đại, nổi tiếng, vượt trội đó trên sân khấu, người mà ngươi ngưỡng mộ bấy lâu nay chưa? Người ngọt ngào và dễ gần đó? Người nhã nhặn, ôn hòa, có học thức đó? Người mà trông bên ngoài có vẻ thân thiện và dễ mến đó? Chẳng phải các ngươi đã đi theo những người như vậy trước đây sao? (Phải.) Nếu bây giờ ngươi vẫn đi theo những người như thế này, vẫn thần tượng những người như thế này, thì Ta bảo ngươi: ngươi sắp chết rồi, bởi vì những người ngươi thần tượng là những kẻ tà ác giả vờ tốt. Đức Chúa Trời sẽ không cứu rỗi những kẻ tà ác. Nếu ngươi thần tượng những kẻ tà ác và không tiếp nhận lẽ thật, thì cuối cùng ngươi cũng sẽ bị hủy diệt(Mưu cầu lẽ thật là gì (3), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). Tôi đã đắm chìm và bị ảnh hưởng bởi văn hóa truyền thống từ khi còn nhỏ, xem những câu như “Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu”, “Giết người chẳng được ích gì, có thể tha cho người thì nên tha”, “Thấy lỗi của bạn chớ nói gì thì tình bạn trường tồn tốt đẹp” và nhiều triết lý Sa-tan khác như là tiêu chuẩn hành xử và đánh giá nhân tính của con người. Sau khi có đức tin, khi tiếp xúc với anh chị em, tôi vẫn để tâm đến thể diện của người khác, dù có thấy cũng hiếm khi chỉ ra những thiếu sót và sai phạm của người khác, luôn chừa đường lùi cho người khác để họ cảm thấy tôi biết thông hiểu rồi có ấn tượng tốt về tôi. Tôi biết rõ chị Quỳnh là lãnh đạo giả và cần bị cách chức ngay, nhưng để khỏi làm mếch lòng chị, để bảo vệ tình cảm chị em, mà tôi chẳng phơi bày sai phạm của chị, lại giấu diếm sự thật và không phản ánh vấn đề của chị. Tôi gần như trở thành tấm chắn cho lãnh đạo, và như thế chính là vi phạm. Giờ tôi đã hiểu ra rằng nhìn bên ngoài, tôi có vẻ ân cần và yêu thương, nhưng thật ra, tôi muốn tạo hình ảnh tích cực trong lòng người khác, khiến họ ngưỡng mộ mình. Để đạt được mục tiêu đê hèn này, tôi có thể làm hại công tác của hội thánh và lối vào sự sống của các anh chị em. Dù người ta có tôn trọng triệt để các quan niệm của con người, luân lý đạo đức của con người đến đâu đi nữa, vẫn không đồng nghĩa với họ là người tốt. Trái lại, ẩn sau những hành vi hay ho đó là những động cơ bỉ ổi. Sống theo những tư tưởng và quan điểm của Sa-tan này, thì tôi chỉ có thể ngày càng gian manh, xảo quyệt, ích kỷ và xấu xa. Mọi việc tôi làm đều chống lại lẽ thật và Đức Chúa Trời. Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Phải có một tiêu chuẩn để có nhân tính tốt. Nó không liên quan đến việc đi theo con đường tiết độ, không tuân thủ các nguyên tắc, cố gắng không xúc phạm ai, nịnh hót ở mọi nơi ngươi đến, ngọt ngào và khéo léo với mọi người ngươi gặp, và làm cho mọi người nói tốt về ngươi. Đây không phải là tiêu chuẩn. Vậy, tiêu chuẩn là gì? Đó là có nguyên tắc và trách nhiệm trong cách đối xử của mình với Đức Chúa Trời, lẽ thật, việc thực hiện bổn phận, và đủ kiểu người, sự việc và sự vật. Điều này ai cũng thấy được; mọi người biết rõ điều này trong lòng họ(Khi dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời, người ta có thể có được lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Nền tảng của lời ăn tiếng nói của con người là gì? Lời Đức Chúa Trời. Vậy, những yêu cầu và tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời có đối với lời ăn tiếng nói của con người là gì? (Là nó mang tính xây dựng đối với mọi người.) Đúng vậy. Về cơ bản nhất, ngươi phải nói sự thật, nói một cách trung thực và có lợi cho người khác. Chí ít, lời nói phải khai trí cho người ta, và không lừa dối, chế giễu, gây hiểu lầm, châm biếm, xúc phạm, làm thui chột, làm tổn thương, vạch trần những điểm yếu của người ta hoặc chế nhạo người ta. Đây là biểu hiện của nhân tính bình thường. Đó là đức hạnh của con người. … Nói người ta không nên vạch trần điểm yếu của người khác có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là không bôi nhọ người khác. Không bám vào những sai lầm hoặc khuyết điểm trong quá khứ của họ để phán xét hoặc lên án họ. Đây là điều chí ít ngươi nên làm. Về mặt chủ động, lời nói mang tính xây dựng được thể hiện như thế nào? Nó chủ yếu là động viên, định hướng, hướng dẫn, khuyên nhủ, thấu hiểu và an ủi. Ngoài ra, đôi khi, cần trực tiếp chỉ ra và phê bình những thiếu sót, khuyết điểm, lỗi lầm của người khác. Điều này cực kỳ ích lợi cho người ta. Đó chính là thực sự giúp đỡ họ và xây dựng cho họ, phải không? Ví dụ như ngươi đặc biệt ngang ngạnh và kiêu ngạo. Ngươi chưa bao giờ nhận ra điều này, nhưng một người hiểu rõ ngươi sẽ thẳng thắn nói cho ngươi biết vấn đề. Ngươi thầm nghĩ: ‘Mình ngang ngạnh hả? Mình kiêu ngạo hả? Không ai khác dám nói với mình cả, nhưng người ấy hiểu mình. Việc họ có thể nói một điều như vậy cho thấy thực sự đúng là thế. Mình phải dành chút thời gian phản tỉnh về điều này’. Rồi ngươi nói với người đó: ‘Những người khác chỉ toàn nói điều tốt đẹp với tôi, ca ngợi tôi, chưa ai từng thẳng thắn góp ý cho tôi, chưa ai từng chỉ ra những thiếu sót và vấn đề này ở tôi. Chỉ anh mới có thể nói cho tôi biết, thẳng thắn góp ý cho tôi. Thật tuyệt vời, cực ích lợi cho tôi’. Đây là nói chân tình, phải không? Từng chút một, người kia đã trao đổi với ngươi những gì trong tâm trí họ, suy nghĩ của họ về ngươi, và kinh nghiệm của họ về việc họ đã từng có những quan niệm, sự tưởng tượng, tiêu cực và yếu đuối trong vấn đề này, và có thể thoát khỏi nó bằng cách tìm kiếm lẽ thật. Đây là có sự trao đổi chân tình, là sự tương giao giữa hai tâm hồn(Mưu cầu lẽ thật là gì (3), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng nhân tính tốt thật sự không phải là kiểu ân cần tử tế, thấu tình đạt lý bề ngoài, cũng không phải là chuyện luôn thông hiểu và bảo vệ quan hệ với người khác, được người khác tán thành, mà phải là chân thành với Đức Chúa Trời và người khác, đối xử với mọi người một cách thành tâm. Nếu thấy có lãnh đạo giả, kẻ địch lại Đấng Christ hoặc kẻ hành ác gây nhiễu loạn trong hội thánh, và có thể giữ vững nguyên tắc lẽ thật để bảo vệ công tác của hội thánh, nếu có thể chỉ ra vấn đề của người khác, thông công và giúp đỡ họ, khiến họ tốt đẹp hơn trong lời nói và hành động… chỉ có như thế mới thật sự là người tốt. Trong bổn phận, nếu chỉ quan tâm đến thể diện và địa vị, nếu thấy ai đó gây nhiễu loạn công tác của hội thánh mà không phơi bày và ngăn chặn, xem nhẹ ý muốn của Đức Chúa Trời, thì dù ta có giữ tương quan tốt đẹp với người khác thế nào, cũng vẫn không phải là người tốt, chỉ là một kẻ ích kỷ, đê tiện, tiểu nhân. Trước đây, tôi cứ nghĩ những triết lý Sa-tan như “Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu” chính là biết thông hiểu và khoan dung, là điều tốt. Giờ tôi biết rằng nó hoàn toàn khác với lời Đức Chúa Trời “không nên vạch trần điểm yếu của người khác”. Lời Đức Chúa Trời có ý rằng đừng bới lông tìm vết, đừng vin vào điểm yếu của người khác mà phán xét và lên án họ, nhưng phải đối xử đúng đắn với họ. Nhân tính bình thường thì phải như thế. Và Sa-tan tiêm nhiễm cho chúng ta những suy nghĩ như “Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu” để khiến chúng ta bảo vệ thể diện và địa vị của mình, không chỉ ra vấn đề của người khác, rồi chúng ta ngày càng ích kỷ và xảo quyệt hơn, không còn nhân tính bình thường nữa. Dù người ta có vẻ tử tế thế nào đi nữa, thì đấy cũng chỉ là giả nhân giả nghĩa và lừa dối để thỏa mãn tư lợi. Như thế không phải là người tốt thật sự. Nếu chúng ta không bị sự bại hoại khống chế mà có thể chỉ ra vấn đề và thông công về lẽ thật để giúp đỡ hầu cho người ta nhận thức rõ và ăn năn, thì đấy mới là biểu hiện thực sự của nhân tính tốt và tình yêu thương.

Tôi còn đọc được một đoạn khác đã cho tôi con đường thực hành rõ ràng hơn. Lời Đức Chúa Trời phán: “Sau khi thông công những câu nói về cách cư xử tốt trong văn hóa truyền thống, các ngươi đã hiểu được gì về chúng chưa? Các ngươi nên tiếp cận loại hành vi tốt này như thế nào? Một số người có thể nói: ‘Bắt đầu từ hôm nay, tôi sẽ không phải là một người có học thức, ôn hòa hay nhã nhặn. Tôi sẽ không phải là một người gọi là “tốt”; tôi sẽ không phải là người kính già yêu trẻ; tôi sẽ không phải là một người ngọt ngào, dễ gần. Không điều gì trong số đó là sự bộc phát tự nhiên của nhân tính bình thường; đó là hành vi lừa dối giả tạo và không thật, và nó không đạt được mức độ thực hành lẽ thật. Tôi sẽ là dạng người như thế nào? Tôi sẽ là một người trung thực; tôi sẽ bắt đầu bằng việc làm một người trung thực. Trong lời ăn tiếng nói, tôi có thể là người vô học, không hiểu phép tắc, thiếu hiểu biết, và bị người khác coi thường, nhưng tôi sẽ nói thẳng thắn, chân thành, không giả dối. Với tư cách là con người và trong những hành động của mình, tôi sẽ không giả tạo và sẽ không giả vờ. Mỗi khi nói, tôi sẽ nói từ đáy lòng – tôi sẽ nói những gì mình nghĩ trong lòng. Nếu tôi ghét ai đó, tôi sẽ xem xét bản thân và không làm bất cứ điều gì gây tổn thương cho họ; tôi sẽ chỉ làm những việc mang tính xây dựng. Khi nói, tôi sẽ không màng đến tư lợi, cũng như không bị giới hạn bởi thanh danh hay thể diện của mình. Hơn nữa, tôi sẽ không có ý định khiến mọi người đánh giá cao về mình. Tôi sẽ chỉ chú trọng việc Đức Chúa Trời có vui hay không. Không làm tổn thương mọi người sẽ là cơ sở của tôi. Những gì tôi làm sẽ được thực hiện phù hợp với yêu cầu của Đức Chúa Trời; tôi sẽ không làm những điều tổn hại đến người khác, và tôi cũng sẽ không làm những điều bất lợi cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Tôi sẽ chỉ làm những điều có lợi cho người khác, chỉ làm một người trung thực, và một người khiến Đức Chúa Trời vui lòng’. Chẳng phải đây là sự thay đổi ở một người sao? Nếu họ thực sự thực hành những lời này, thì họ đã thực sự thay đổi. Tương lai và số phận của họ sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Họ sẽ sớm dấn thân vào con đường mưu cầu lẽ thật, sớm bước vào thực tế của lẽ thật, và sớm trở thành một người có hy vọng được cứu rỗi. Đây là một điều tốt, một điều tích cực(Mưu cầu lẽ thật là gì (3), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi thấy rằng làm người trung thực và nói năng trung thực như Đức Chúa Trời yêu cầu, thẳng thắn khi tương tác với nhau, xem lời Đức Chúa Trời là căn cứ cho mọi việc và lấy lẽ thật làm tiêu chuẩn sống, thì chúng ta có thể dần thoát khỏi sự ràng buộc của chất độc Sa-tan và nên giống hình tượng con người hơn. Tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, thưa lên rằng tôi sẽ không quan tâm người khác nhìn nhận tôi thế nào, không bảo vệ các mối quan hệ với người khác nữa. Tôi chỉ muốn làm người trung thực làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Và thế là, tôi lại báo cáo với lãnh đạo cấp trên về các vấn đề của chị Quỳnh, mở lòng nói về những động cơ sai trái của mình khi chỉnh sửa thư phản ánh. Sau khi làm thế, cuối cùng tôi được bình an và thanh hơn. Vài ngày sau, lãnh đạo cấp trên xem xét và quyết định rằng chị Quỳnh là lãnh đạo giả, rồi cách chức chị ấy theo nguyên tắc.

Một thời gian sau, tôi lại phải xử lý một thư phản ánh khác. Chị Mẫn phản ánh rằng lãnh đạo hội thánh của chị, chị Duệ, là một lãnh đạo giả. Khi kiểm tra, tôi thấy gần đây chị Duệ rơi vào tình trạng xấu, ảnh hưởng đến hiệu quả trong bổn phận, nhưng nhìn chung, chị ấy có thể làm được công tác thực tế và giúp người khác giải quyết vấn đề. Chị ấy không phải là lãnh đạo giả. Chị Mẫn không phản ánh đúng thực tế, và chị ấy lại khá kiêu ngạo. Chị ấy không tiếp cận đúng đắn với những sai sót và khuyết điểm trong công tác của chị Duệ, không hiểu rõ hoàn cảnh về tình trạng của chị ấy mà cứ mù quáng xác định chị Duệ là lãnh đạo giả. Làm như thế là phóng đại vấn đề và không phù hợp nguyên tắc, lại có thể làm tổn thương chị Trương. Tôi cần phải thông công với chị Mẫn và chỉ cho chị ấy thấy vấn đề của mình. Tôi nghĩ rằng lần này, tôi phải thực hành lẽ thật và chỉ ra vấn đề cho chị ấy thấy. Nhưng hôm đến gặp chị Mẫn, tôi vẫn còn nhiều điều bận lòng. Cách đây không lâu, khi tôi gặp khó khăn, chị Mẫn đã giúp đỡ tôi và lâu giờ chị ấy có ấn tượng tốt về tôi. Nếu tôi cho chị ấy biết kết quả điều tra và chỉ ra vấn đề của chị ấy, liệu chị ấy có hiểu lầm và nghĩ tôi bất công, rồi nghĩ xấu về tôi không? Chợt tôi nhận ra tình trạng mình không ổn, nên liền cầu nguyện thầm với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con lại đang nghĩ theo triết lý Sa-tan và bảo các mối quan hệ của mình. Xin Ngài soi sáng, khai áng cho con, để con có thể từ bỏ xác thịt. Dù chuyện có thế nào, con cũng không muốn quan tâm đến danh tiếng của mình nữa. Con muốn thực hành lẽ thật và thật sự giúp đỡ người chị em này”. Tôi nhớ lại đoạn lời Đức Chúa Trời mình đã đọc cách đó mấy ngày: “Khi ai đó gặp phải tình huống mà họ có ý định và kế hoạch cá nhân, và khi tâm tính bại hoại của ai đó được thể hiện rõ ràng, thì đây là lúc họ cần phản tỉnh bản thân và tìm kiếm lẽ thật, và đó cũng là thời điểm quan trọng Đức Chúa Trời xem xét người đó. Như vậy, việc ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật, tiếp nhận lẽ thật và thực sự ăn năn hay không, là khoảnh khắc nói lên nhiều điều nhất về một người. … Ngươi dự định ăn năn; ngươi có chút ý định đó, và ngươi đòi hỏi nó mạnh mẽ hơn trước, nhưng ai biết được bao lâu ngươi mới thực sự ăn năn. Nếu ngươi chưa thực hiện các bước cụ thể hoặc không có kế hoạch cụ thể để thực hành ăn năn, thì đó không phải là ăn năn thực sự. Ngươi cũng phải thực hiện hành động thực sự. Khi ngươi đã thực hiện hành động thực sự, công việc của Đức Chúa Trời sẽ theo sau(Mưu cầu lẽ thật là gì (2), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). Đúng vậy. Khi tôi gặp phải vấn đề này, là chính Đức Chúa Trời đang thử thách lòng tôi để xem tôi có thật sự ăn năn không, xem tôi sẽ chọn thực hành lẽ thật hay là bảo vệ thể diện và lợi ích của mình. Vậy là, tôi chỉnh đốn động cơ của mình rồi thông công với chị Mẫn. Sau đó, chị Mẫn không những không có thành kiến với tôi vì bị tôi chỉ ra vấn đề, mà chị ấy còn phản tỉnh và hiểu thêm về bản thân qua lời Đức Chúa Trời, chị ấy còn nói rằng, nếu không được phơi bày như thế, hẳn chị ấy chẳng thấy được mình kiêu ngạo và vẫn đối xử không đúng đắn với chị Duệ, hẳn chị ấy vẫn nghĩ mình đang bảo vệ lẽ thật và bảo vệ công tác của hội thánh. Chị Mẫn còn mở lòng và hỏi về cách xử lý vấn đề này, rồi chúng tôi thông công với nhau. Tôi cảm thấy chúng tôi rất thân thiết, hoàn toàn không có rào cản gì. Khoảnh khắc đó khiến tôi rất xúc động và tôi thật sự thấy rằng sống và hành động theo lời Đức Chúa Trời và lẽ thật là điều duy nhất có thể thật sự giúp ích và giúp đỡ mọi người. Tôi cảm thấy thật bình an và thanh thản.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Từ bỏ thói độc đoán

Bởi Thừa Nặc, Pháp Thú thật với em, ban đầu khi lãnh đạo phân công chị Lâm chăm tưới hội thánh những người mới cùng chị, chị không được vui...

Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, Ý Đức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger