Tôi không còn tiếp cận kiểu không can dự

02/12/2022

Bởi Lý Phi, Ý

Vào tháng 6 năm 2021, tôi giám sát công tác video ở hội thánh của mình. Do khối lượng công việc tăng lên, tôi được yêu cầu đôn đốc thêm một nhóm nữa. Tôi nghĩ: “Với công tác trong tay hiện giờ, mình đã đủ bận rồi. Nếu phải quản lý thêm công tác khác, chẳng phải mình sẽ bận rộn và mệt mỏi hơn sao?”. Tuy nhiên, tôi biết các anh chị em ở nhóm này đã quen với công việc, ai cũng thạo việc và làm việc hiệu quả trong bổn phận. Việc đôn đốc sẽ không khiến tôi phải quá bận lòng, cũng không tốn quá nhiều thời gian và sức lực, vì vậy tôi đã đồng ý. Ban đầu, tôi thường hỏi han về tình hình công tác trong nhóm, hỏi xem tiến độ có bình thường không, có ai có vấn đề trong bổn phận không. Dù tôi biết mình nên xem xét kỹ các chi tiết, nhưng tôi nghĩ mình còn việc khác cần đôn đốc, và cố hiểu hết từng chi tiết công tác của mỗi nhóm thì thật sự là quá nhiều việc. Công tác của nhóm này tiến triển bình thường, nên tôi không cần dành quá nhiều thời gian để nắm rõ làm gì. Còn nữa, họ có trưởng nhóm, các anh chị em lại đáng tin cậy và làm tròn bổn phận. Suốt mấy năm qua, chẳng có vấn đề lớn nào nảy sinh, nên tôi chẳng có gì phải lo. Tôi thấy mình bớt đôn đốc lại cũng không sao. Và thế là tôi hiếm khi hỏi han về công tác của nhóm này.

Khoảng hai tháng sau đó, một anh phản ánh cho tôi biết là có vấn đề trong hai video do nhóm này sản xuất gần đây, và nếu các anh chị em không phát hiện kịp thời, nó đã gây trì hoãn công tác. Ban đầu, tôi chẳng tin nổi chuyện này, nhưng sau đó, anh ấy gửi cho tôi ảnh chụp màn hình các vấn đề trong video, và đúng là nhóm hiện đang có vấn đề. Các anh chị em trong nhóm đã có vấn đề nghiêm trọng trong bổn phận. Vậy tại sao tôi lại không biết? Tôi nhận giám sát nhóm này đã được mấy tháng mà chẳng hề xem họ làm việc thế nào. Tôi chỉ để họ tự lo hết, và hoàn toàn không biết các thành viên trong nhóm thực hiện bổn phận ra sao. Tôi nhận ra những vấn đề này là do tôi không làm công tác thực tế. Sau khi xem xét, tôi phát hiện ra vì không có ai giám sát công tác của nhóm trong thời gian đó, nên họ làm bổn phận dựa theo kinh nghiệm, chẳng ai mang lấy gánh trọng trách, và thỉnh thoảng, khi có quá nhiều việc, họ bắt đầu làm qua loa. Dù có hai người cộng tác để kiểm tra các video, nhưng họ cũng chỉ làm chiếu lệ nên chẳng phát hiện ra các vấn đề. Trước mọi chuyện này, tôi thấy buồn lòng lắm. Những vấn đề này vốn không khó phát hiện, và nếu tôi đôn đốc công tác của nhóm cho đàng hoàng, hẳn tôi đã biết tình hình rồi. Tôi thật vô trách nhiệm! Tôi cứ phản tỉnh bản thân, tự hỏi vì sau trong suốt ba tháng đó, tôi cứ làm ngơ công tác của họ.

Sau đó, trong lời Đức Chúa Trời, tôi đọc được rằng: “Các lãnh đạo giả không bao giờ tự cập nhật hay theo dõi tình trạng công việc của các giám sát nhóm, họ cũng không cập nhật, theo dõi hay nỗ lực nắm bắt tình hình liên quan đến lối vào sự sống, cũng như thái độ đối với công việc và bổn phận cùng thái độ đối với đức tin nơi Đức Chúa Trời, lẽ thật, và Đức Chúa Trời, về các giám sát nhóm và nhân sự phụ trách công việc quan trọng; các lãnh đạo giả không tự cập nhật về những sự biến cải, tiến bộ của họ, hay những vấn đề khác nhau nảy sinh trong công việc của họ, đặc biệt là khi nói đến hiệu quả trong công tác của hội thánh và tác động lên những người được Đức Chúa Trời chọn, về những sai phạm và sai lệch đã xảy ra trong nhiều giai đoạn khác nhau của công việc. Các lãnh đạo giả không biết gì về việc liệu những sai lầm và lệch lạc này đã được giải quyết chưa. Khi không biết gì về những chi tiết này, họ trở nên thụ động khi có vấn đề. Tuy nhiên, khi các lãnh đạo giả làm việc, họ không hề quan tâm đến những chi tiết này. Họ chỉ đơn giản sắp xếp các giám sát nhóm, không can thiệp gì, và cho rằng đã hoàn thành nhiệm vụ. Họ tin rằng khi làm vậy là công việc của họ đã hoàn thành, và mọi vấn đề sau đó không liên quan đến họ. Vì các lãnh đạo giả không giám sát, hướng dẫn và theo sát các giám sát của từng nhóm, vì họ không hoàn thành trách nhiệm của mình trong các mặt này nên công việc bị hỏng. Đây chính là chểnh mảng trong tư cách lãnh đạo hoặc người làm công. Đức Chúa Trời nhìn vào thâm tâm con người; con người thiếu khả năng này, nên khi làm việc, họ phải siêng năng hơn, nên chú ý hơn, và nên thường xuyên đến nơi đang thực hiện công việc để kiểm tra mọi việc, giám sát và hướng dẫn, vì chỉ khi đó họ mới có thể đảm bảo được rằng công việc của hội thánh đang được tiến hành bình thường. Rõ ràng, những người lãnh đạo giả thiếu trách nhiệm trong công việc của họ. Họ thiếu trách nhiệm ngay từ đầu, khi họ sắp xếp công việc. Họ không bao giờ giám sát, theo dõi và đưa ra hướng dẫn. Kết quả là, một số giám sát nào đó không thể giải quyết các vấn đề khác nhau khi chúng phát sinh và đơn thuần là không được trang bị để thành công trong công việc của họ nhưng vẫn giữ vai trò giám sát. Cuối cùng, công việc liên tục bị đình trệ, đủ mọi loại vấn đề vẫn chưa được giải quyết, và công việc bị phá hỏng. Đây là kết quả của việc các lãnh đạo giả không hiểu, không giám sát, và không theo dõi những người giám sát. Điều này là hoàn toàn gây ra bởi sự lơ là bổn phận của các lãnh đạo giả(Lời, Quyển 4 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Trong lời Đức Chúa Trời, tôi thấy được rằng các lãnh đạo giả làm ngơ bổn phận và không làm công tác thực tế vì họ nghĩ mỗi nhóm đã có người giám sát, nên họ có thể không can dự, và kết quả các vấn đề bắt đầu nảy sinh trong công tác hội thánh. Nhìn bên ngoài, các lãnh đạo giả không làm việc ác rõ ràng nào, nhưng vì họ vô trách nhiệm với công tác hội thánh, nên đã gây hại nghiêm trọng đến tiến độ và hiệu quả của nhiều loại công tác khác nhau, gián tiếp gây nhiễu loạn công tác của hội thánh. Đức Chúa Trời yêu cầu lãnh đạo và người làm công phải đôn đốc và giám sát công tác một cách kịp thời để đảm bảo công tác nhà Ngài tiến triển bình thường và chỉnh chu. Đây là trách nhiệm và bổn phận của lãnh đạo và người làm công. Nhưng từ khi đảm nhận công tác của nhóm này, tôi nghĩ vì họ có trưởng nhóm, mọi việc lâu giờ tiến triển bình thường, nên tôi đã mặc nhiên tiếp cận kiểu không can dự, không bao giờ kiểm tra hay đôn đốc công tác của họ, chẳng xem xét chi tiết hay các sơ sót trong tiến trình công tác, cũng chẳng để ý lúc họ bắt đầu biếng nhác và qua loa trong bổn phận. Bao lâu nay, tôi dựa vào quan niệm và suy nghĩ của mình mà tin rằng họ đã thực hiện bổn phận một cách thực tế và nghiêm túc, nghĩ họ đáng tin cậy. Vậy nên, tôi thấy mình chẳng cần giám sát và đôn đốc công tác của họ, và do đó đã gây hại và gây nhiễu loạn trong bổn phận của tôi. Qua lời Đức Chúa Trời, tôi thấy mình đã lơ là trong bổn phận, thấy tôi đích thực là lãnh đạo giả. Dù tôi không chủ ý làm việc ác, nhưng vì tôi không làm công tác thực tế, nên chẳng hề giải quyết được những sai phạm và vấn đề vốn có thể phát hiện, để rồi công tác làm video bắt đầu nảy sinh những vấn đề vốn có liên quan trực tiếp đến sự chiếu lệ và vô trách nhiệm của tôi trong bổn phận. Dù người khác đã phát hiện vấn đề kịp thời để tránh được những hậu quả và thiệt hại nghiêm trọng hơn, nhưng để chỉnh đốn những vấn đề này vẫn cần nhiều công sức làm lại video. Tôi thấy mình đã làm việc chiếu lệ và tham hưởng an nhàn. Không giám sát và đôn đốc công tác giúp tôi tiết kiệm được nhiều thời gian và sức lực, nhưng nó trực tiếp gây trì hoãn tiến độ công tác của hội thánh, và khiến anh chị em tôi phải mất thời gian làm lại video. Tôi đã hành ác, đã gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh! Khi nhận ra điều này, tôi thấy rất lo sợ và phản tỉnh bản thân liên tục. Tại sao tôi có thể tiếp cận kiểu không can dự lâu đến như vậy mà chẳng hề nhận ra?

Sau đó, nhờ đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã có thêm nhận thức về lý do mình không làm công tác thực tế. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Các lãnh đạo giả sẽ không nhìn vào những người giám sát không làm công việc thực tế, hoặc những người đang lơ là trách nhiệm của mình. Họ nghĩ họ chỉ cần chọn một người giám sát và mọi thứ sẽ ổn; sau đó, người giám sát sẽ xử lý tất cả các vấn đề công việc, và tất cả những gì họ cần làm là tổ chức nhóm họp thỉnh thoảng, họ sẽ không cần phải để mắt đến công việc hay hỏi xem mọi việc diễn ra thế nào, họ cứ thế có thể rảnh tay. … Các lãnh đạo giả không có khả năng làm công việc thực tế, cũng không tiếp cận công việc của các trưởng nhóm và giám sát với bất kỳ sự nghiêm túc nào. Cái nhìn của họ về mọi người chỉ dựa trên những ấn tượng và sự tưởng tượng của riêng họ. Thấy ai làm tốt một thời gian, họ tin rằng người này sẽ mãi mãi tốt, rằng người này sẽ không thay đổi; họ không tin bất cứ ai nói rằng có vấn đề với người này, họ phớt lờ khi có người chỉ ra điều gì đó ở người này. Ngươi có nghĩ lãnh đạo giả ngu ngốc không? Họ ngu ngốc và khờ khạo. Điều gì khiến họ ngu ngốc? Họ vô tư đặt niềm tin vào người ta, tin rằng vì khi họ chọn người này, người này đã thề nguyện, và đã cam kết, đã mặt mày giàn giụa nước mắt mà cầu nguyện, thì điều đó nghĩa là họ đáng tin cậy, và sẽ không bao giờ có bất kỳ vấn đề gì với người này trong tương lai. Những lãnh đạo giả không hiểu biết gì về bản tính của con người; họ không biết gì về tình hình thật của nhân loại bại hoại. Họ nói: ‘Làm thế nào mà một người nào đó có thể thay đổi khi đã được chọn làm giám sát? Làm thế nào mà một người có vẻ rất nghiêm túc và đáng tin cậy lại trốn tránh công việc của mình chứ? Họ sẽ không như vậy, phải không? Họ có đầy nhân cách’. Bởi vì các lãnh đạo giả có những sự tưởng tượng như vậy, và quá tin tưởng vào trực giác của riêng họ, điều này cuối cùng khiến họ không có khả năng giải quyết kịp thời nhiều vấn đề nảy sinh trong công tác hội thánh, và ngăn họ kịp thời thay thế cũng như phân bổ lại người giám sát có liên quan. Họ là những lãnh đạo giả đích thực. Và chính xác thì vấn đề ở đây là gì? Phương pháp tiếp cận công việc của các lãnh đạo giả có liên quan gì đến sự bất cẩn và chiếu lệ không? Một mặt, họ thấy con rồng lớn sắc đỏ đang điên cuồng thực hiện các vụ bắt giữ, vì vậy để giữ an toàn cho bản thân, họ ngẫu nhiên chọn ai đó phụ trách, tin rằng việc này sẽ giải quyết được vấn đề, và họ không cần phải lưu tâm gì hơn nữa. Họ đang nghĩ gì trong lòng? ‘Đây là một môi trường thù địch, mình nên ẩn đi một thời gian’. Đây là lòng tham đối với sự an nhàn về thể chất, phải không? Các lãnh đạo giả cũng có một thiếu sót lớn: họ nhanh chóng tin người dựa trên những sự tưởng tượng của riêng họ. Và điều này là do không hiểu lẽ thật, không phải sao? Lời Đức Chúa Trời phơi bày thực chất của nhân loại bại hoại thế nào? Tại sao họ nên tin người trong khi Đức Chúa Trời thì không tin họ? Thay vì phán xét con người qua vẻ bề ngoài, Đức Chúa Trời liên tục quan sát lòng họ – vậy tại sao các lãnh đạo giả lại tùy tiện như vậy khi đánh giá người khác và đặt niềm tin vào họ? Những lãnh đạo giả quá tự phụ, không phải sao? Họ nghĩ là: ‘Mình đã không sai khi phát hiện ra người này. Không gì có thể trở nên tồi tệ cả; họ chắc chắn không phải là người hay gây rối, thích vui vẻ và ghét công việc nặng nhọc. Họ tuyệt đối có thể cậy dựa và đáng tin. Họ sẽ không thay đổi; nếu họ có như vậy, thì điều đó có nghĩa là mình đã sai về họ, phải không?’. Đây là loại lôgic gì vậy? Ngươi có phải là một dạng chuyên gia không? Ngươi có thị lực xuyên thấu không? Đây có phải là kỹ năng đặc biệt của ngươi không? Ngươi có thể sống với người này trong một hoặc hai năm, nhưng liệu ngươi có thể nhìn thấy họ thực sự là ai nếu không có một môi trường thích hợp để bóc trần hoàn toàn bản tính và bản chất của họ không? Nếu họ không bị Đức Chúa Trời vạch trần, ngươi có thể sống bên cạnh họ trong ba, hay thậm chí năm năm, và vẫn sẽ khó mà thấy được chính xác họ có dạng bản tính và bản chất gì. Và điều đó còn đúng hơn đến mức nào nữa khi ngươi hiếm khi nhìn thấy họ, hiếm khi ở bên họ? Ngươi hoàn toàn tin tưởng họ dựa trên ấn tượng thoáng qua hoặc đánh giá tích cực của ai đó về họ, và dám giao phó công tác của hội thánh cho những người như vậy. Về việc này, chẳng phải ngươi cực kỳ mù quáng sao? Chẳng phải ngươi bốc đồng sao? Và khi làm việc như vậy thì chẳng phải các lãnh đạo giả cực kỳ vô trách nhiệm sao?(Lời, Quyển 4 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Lời của Đức Chúa Trời phơi bày rằng các lãnh đạo giả thì lười biếng, vô tri và ngu muội. Họ chẳng nhìn người và việc dựa theo lời Đức Chúa Trời, mà theo quan niệm và tưởng tượng của họ, thế mà họ cảm thấy mình có thể thấy rõ người và vật. Họ có thể tùy tiện tin tưởng bất kỳ ai và giao phó toàn bộ công tác cho người ta, còn họ thì không can dự và tham hưởng lợi ích của địa vị. Qua sự phơi bày của lời Đức Chúa Trời, cuối cùng tôi đã thấy mình chính là lãnh đạo giả lười biếng và ngu muội mà Đức Chúa Trời mô tả. Vì bản tính lười biếng của mình, tôi luôn cảm thấy mình chịu trách nhiệm quá nhiều việc, cảm thấy nếu đôn đốc công tác của từng nhóm thì quá sức mệt mỏi, nên tôi chỉ đôn đốc một nhóm, còn nhóm kia thì phó mặc cho người trưởng nhóm, nghĩ rằng nếu công tác tiến triển bình thường thì tôi không cần dành nhiều thời gian đôn đốc. Tôi thấy trong bổn phận, tôi hạn chế nỗ lực hết sức có thể, tôi mang danh người giám sát mà lại không can dự công tấc. Tôi thật sự vô trách nhiệm! Tôi cũng rất tự phụ. Dựa trên quan niệm và tưởng tượng của mình, tôi nghĩ mọi người trong nhóm đều làm tròn bổn phận nên tôi cần phải lo gì, lại còn nghĩ nếu tôi không đôn đốc, họ vẫn sẽ tiếp tục làm như thế. Vậy nên, tôi chẳng hỏi han hay giám sát công tác của họ suốt mấy tháng, gây nảy sinh những vấn đề trong công tác. Tôi đã không hiểu lẽ thật, không thấy rõ vấn đề, thế mà tôi lại quá tin vào bản thân, nghĩ rằng những người tôi tin cậy sẽ không thể làm sai. Tôi thật sự quá kiêu ngạo và ngu muội. Nghĩ như thế khiến tôi thấy hối hận lắm. Tôi nhận ra rằng điều tối quan trọng là đối xử với mọi người và bổn phận theo lời Đức Chúa Trời. Tôi bắt đầu tìm kiếm những đoạn lời Đức Chúa Trời có liên quan để tìm ra cách thực hiện bổn phận.

Tôi sớm tìm được một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Bởi vì các lãnh đạo giả không hiểu tình trạng tiến độ công việc, họ không có khả năng xác định kịp thời – càng không giải quyết – những vấn đề xuất hiện trong công việc, và điều này thường dẫn đến việc trì hoãn hết lần này đến lần khác. Trong những công việc nhất định, bởi vì mọi người không nắm bắt các nguyên tắc, và không có người phù hợp để chủ trì, những người đang thực hiện công việc thường ở trong trạng thái tiêu cực, thụ động, và chờ đợi, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ công việc. Nếu lãnh đạo thực hiện trách nhiệm của mình – nếu họ đảm nhận, thúc đẩy công việc tiến tới, hối thúc mọi người, và tìm ai đó hiểu dạng công việc có liên quan để đưa ra hướng dẫn, thì công việc đã tiến triển nhanh hơn nhiều thay vì cứ trì trệ hết lần này đến lần khác. Vậy thì, đối với các lãnh đạo, điều rất quan trọng là hiểu và nắm bắt tình hình thực tế của công việc. Dĩ nhiên, các lãnh đạo rất cần hiểu và nắm bắt công việc diễn tiến thế nào – bởi vì sự diễn tiến liên quan đến hiệu quả của công việc và những kết quả mà công việc đó nhằm đạt được. Nếu một lãnh đạo thậm chí thiếu sự nắm bắt về việc công việc đang diễn tiến thế nào, và không kiểm tra hay để mắt đến, thì đa số những người thực hiện bổn phận sẽ có thái độ tiêu cực và thụ động, họ sẽ cực kỳ thờ ơ và không có ý thức trọng trách, họ sẽ bất cẩn và chiếu lệ, và do đó công việc nhất định sẽ tiến triển chậm. Nếu không có ai có ý thức trọng trách và là người am hiểu công việc, để hướng dẫn và giám sát – và sửa dạy, xử lý mọi người – thì hiệu suất và hiệu quả công việc đương nhiên sẽ rất thấp. Nếu các lãnh đạo và người làm công thậm chí không thể nhìn thấy điều này, họ thật ngu ngốc và đui mù. Và vì vậy, điều quan trọng nhất là các lãnh đạo và người làm công phải nhanh chóng tìm hiểu thêm, liên tục kiểm tra và làm quen với tiến độ công việc. Con người biếng nhác, do đó khi không có sự hướng dẫn, đốc thúc, và theo sát bởi các lãnh đạo và người làm công, những người có sự hiểu biết hiện hành về tiến độ công việc, thì mọi người có thể chểnh mảng, lười biếng, làm chiếu lệ – nếu đây là thái độ của họ đối với công việc, thì tiến độ của công việc này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và hiệu quả cũng vậy. Với những hoàn cảnh này, các lãnh đạo và người làm công đủ tư cách phải kịp thời theo dõi mọi hạng mục công việc và cập nhật thông tin về tình hình liên quan đến nhân viên và công việc; họ tuyệt đối không được như các lãnh đạo giả(Lời, Quyển 4 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Lời Đức Chúa Trời chỉ ra con đường thực hành để đủ tư cách trong bổn phận. Là lãnh đạo hay người giám sát, chúng ta phải mang gánh trọng trách trong bổn phận, không tham hưởng an nhàn xác thịt, phải có trách nhiệm với công tác của mình, đôn đốc, xem xét, giám sát và kiểm tra mọi chuyện một cách kịp thời. Với những ai có liên quan đến công tác, chúng ta phải nắm bắt tình trạng của họ và chi tiết bổn của họ để phát hiện vấn đề kịp thời và khắc phục sai phạm. Vì con người chưa được nên hoàn thiện, ai ai cũng mang tâm tính bại hoại, nên khi ở trong tình trạng tốt, họ có thể thực hiện bổn phận một cách toàn tâm, có trách nhiệm và hiệu quả, nhưng thế không có nghĩa họ hoàn toàn đáng tin cậy. Khi rơi vào tình trạng bất thường hoặc sống theo tâm tính bại hoại, họ bất tri bất giác làm việc qua loa và làm những việc gây nhiễu loạn công tác của hội thánh. Cho nên, khi người ta thực hiện bổn phận, thì các lãnh đạo, người làm công và người giám sát cần phải kiểm tra, đôn đốc công tác, và khi phát hiện vấn đề, họ cần khắc phục kịp thời. Đây là trách nhiệm của họ. Khi đã hiểu được những yêu cầu này, tôi bắt đầu đôn đốc và tìm hiểu công tác của nhóm này, tôi thường xuyên dự họp để khắc phục sai lệch của họ, và khi phát hiện vấn đề, tôi thông báo cho trưởng nhóm biết một cách kịp thời. Chúng tôi cũng cùng nhau thảo luận kế hoạch làm việc và tiến độ của nhóm, và công tác đã được hoàn toàn theo đúng thời gian đã định. Chúng tôi giảm bớt nhân sự chiếu theo khối lượng công tác để họ có thể được sắp xếp làm những bổn phận cần họ hơn. Sau khi thực hành như thế, tôi cảm thấy thanh thản hơn nhiều. Trong thời gian đó, tôi cũng mẫn cán hơn trong việc đôn đốc công tác trong phạm vi trách nhiệm của mình. Tôi tưởng giờ mình đang thực hành lẽ thật, đã đạt được một số thay đổi, nhưng đến khi một hoàn cảnh mới xuất hiện, tôi lại bị vạch trần thêm một lần nữa.

Chẳng bao lâu, khối lượng công việc của tôi tăng lên, và nội một việc trong bổn phận đã khiến tôi phải dành nhiều thời gian mới làm xong. Tôi thiết nghĩ mình đã đôn đốc công tác từng nhóm một cách kỹ lưỡng rồi, mọi chuyện đã ổn định. Nếu cứ hỏi han về chi tiết của từng nhóm sẽ rất tốn thời gian và sức lực, khiến lịch trình của tôi căng hơn và khiến tôi phải chịu quá nhiều áp lực. Tôi tự nhủ nếu mình có thể giao cho ai đảm trách một vài công tác trong nhóm nào đó thì tôi sẽ đỡ phải lo lắng quá nhiều. Tôi nghĩ đến một nhóm có hai trưởng nhóm đều rất năng nổ trong bổn phận và có thể trả giá. Nếu tôi giao phó công tác trong nhóm cho họ và bảo họ đôn đốc chi tiết công tác, thì tôi chỉ phải quan sát đường hướng và dự họp đều đặn là được. Tôi nghĩ sẽ không có mấy vấn đề nếu để họ cáng đáng hết phần việc còn lại. Và như thế, các vấn đề cũ của tôi lại trỗi dậy. Tôi vùi mình vào công tác mới và hiếm khi hỏi chi tiết công tác của nhóm đó. Tôi cảm thấy các trưởng nhóm có thể xử lý mọi việc, và nếu có vấn đề thì họ sẽ tự động báo cho tôi mà. Một hôm nọ, một trưởng nhóm chỉ cho tôi thấy tôi đã không đôn đốc đàng hoàng, cũng không hỏi han chi tiết công tác của họ. Một vài người trong nhóm đã trì hoãn và lười biếng, nhưng tôi chẳng đôn đốc hay giải quyết, chuyện này đã tác hại đến công tác của hội thánh. Nghe chuyện đó, tôi thấy khó chịu lắm. Tôi nghĩ: “Hai trưởng nhóm các chị không lo việc này được à? Tôi hiện đang có công tác khác. Nếu việc gì tôi cũng tỉ mỉ và dành nhiều thời gian, thì làm sao tôi làm xong được gì? Chẳng phải các chị đang đòi hỏi tôi quá đáng sao?”. Nhưng khi lý lẽ như thế, tôi lại thấy hơi không ổn. Rồi tôi ngẫm lại chuyện này và nhận ra mình hiếm khi theo sát chi tiết công tác của họ. Tôi chẳng hề nắm rõ tình trạng của các anh chị em, không biết liệu họ có tuân theo nguyên tắc trong bổn phận, hay công tác của họ có chất lượng không. Lúc này, tôi bắt đầu nghĩ rằng trước đây tôi đã vi phạm trong bổn phận vì cách tiếp cận không can dự, vậy tại sao giờ tôi lại tái phạm?

Sau đó, tôi đọc thấy đoạn này trong lời Đức Chúa Trời. “Nhiều người sau lưng Ta thèm thuồng những lợi ích của địa vị, chúng nhồi nhét thức ăn vào người, chúng thích ngủ và quan tâm từng chút đến xác thịt, luôn sợ rằng không có lối thoát cho xác thịt. Chúng không thực hiện phận sự đúng đắn của chúng trong hội thánh, nhưng ăn bám hội thánh, còn không thì chúng quở trách anh chị em chúng bằng lời của Ta, hống hách với người khác từ địa vị quyền thế. Những kẻ này cứ nói rằng chúng đang thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời và luôn nói rằng chúng là thân cận của Đức Chúa Trời – việc này chẳng lố bịch sao? Nếu ngươi có ý định tốt, nhưng không thể hầu việc theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì ngươi thật ngu ngốc; nhưng nếu ý định của ngươi không đúng đắn và ngươi vẫn nói rằng ngươi hầu việc Đức Chúa Trời, thì ngươi là kẻ chống đối Đức Chúa Trời và ngươi phải bị Đức Chúa Trời trừng phạt! Ta không có sự thương cảm đối với những kẻ như thế! Trong nhà của Đức Chúa Trời, chúng ăn bám, luôn thèm thuồng sự thoải mái xác thịt và không hề ngó ngàng đến lợi ích của Đức Chúa Trời. Chúng luôn tìm kiếm điều có lợi cho chúng và không hề để ý đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúng không chấp nhận sự giám sát của Thần của Đức Chúa Trời trong mọi thứ chúng làm. Chúng luôn mưu mô và lừa dối anh chị em mình. Chúng làm người hai mặt, như con cáo trong vườn nho, luôn trộm nho và giẫm đạp vườn. Những người như thế có thể làm thân cận của Đức Chúa Trời chăng? Ngươi có thích hợp nhận ơn phúc của Đức Chúa Trời? Ngươi không nhận trọng trách nào cho cuộc đời và hội thánh, thì ngươi có thích hợp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời không? Ai còn dám tin cậy một người như ngươi? Khi ngươi hầu việc như thế, Đức Chúa Trời có thể phó thác nhiệm vụ to tát hơn cho ngươi không? Không phải làm vậy sẽ gây chậm trễ cho công tác sao?(Cách hầu việc hợp ý Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Hãy quên ngươi tài năng thế nào, tố chất ngươi tuyệt vời ra sao, hay ngươi được giáo dục tốt như thế nào; điều quan trọng là liệu ngươi có làm công việc thực tế hay không, và liệu ngươi có thực hiện những trách nhiệm của một lãnh đạo hay không. Trong thời gian ngươi làm lãnh đạo, ngươi có tham gia vào mọi phần việc cụ thể trong phạm vi trách nhiệm của ngươi không, ngươi đã giải quyết hiệu quả bao nhiêu vấn đề nảy sinh trong công việc, bao nhiêu người đã trở nên hiểu các nguyên tắc của lẽ thật nhờ vào công tác, sự lãnh đạo và hướng dẫn của ngươi, bao nhiêu công việc của hội thánh được tiến bộ và đẩy mạnh? Đây là những điều quan trọng. Hãy quên việc ngươi có thể lặp lại bao nhiêu câu chú, ngươi đã thạo giỏi bao nhiêu câu chữ và học thuyết, hãy quên ngươi đã dành bao nhiêu giờ để làm việc cực nhọc mỗi ngày, ngươi đã kiệt sức như thế nào, và hãy quên ngươi đã dành bao nhiêu thời gian trên đường, ngươi đã ghé thăm bao nhiêu hội thánh, ngươi đã nhận bao nhiêu rủi ro, ngươi đã phải chịu bao nhiêu đau khổ – hãy quên tất cả những điều này đi. Hãy chỉ nhìn vào việc công việc trong phạm vi trách nhiệm của ngươi hiệu quả như thế nào, nó có đạt được bất kỳ kết quả nào không, ngươi đã đạt được bao nhiêu sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời và những mục tiêu mà ngươi phải đạt được, ngươi đã khiến bao nhiêu trong số đó đạt thành quả, ngươi đã khiến chúng có được thành quả tốt như thế nào, chúng đã được theo dõi tốt ra sao, bao nhiêu chuyện liên quan đến các vấn đề sơ suất, sai lệch hoặc vi phạm nguyên tắc xuất hiện trong công việc ngươi đã giải quyết, khắc phục, bổ sung, và bao nhiêu vấn đề liên quan đến nhân sự, quản trị hoặc các nhiệm vụ chuyên môn khác nhau mà ngươi đã giúp giải quyết, và ngươi có giải quyết nó theo nguyên tắc và những yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời hay không, và v.v. – đây là toàn bộ các tiêu chuẩn để kiểm tra liệu một lãnh đạo hay người làm công có đang thực hiện trách nhiệm của họ hay không(Lời, Quyển 4 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi thấy được rằng Với những người tham hưởng lợi ích của địa vị, gian dối và giở trò, quan tâm đến lợi ích xác thịt của bản thân, thì Đức Chúa Trời ghê tởm và khinh ghét vô cùng. Người như thế không thể đóng vai trò tích cực trong bổn phận, cũng không nhanh chóng phát hiện và khắc phục sai phạm trong bổn phận, họ còn có thể gây hại trong bổn phận vì vô trách nhiệm và gây nhiễu loạn, gián đoạn cho công tác của hội thánh. Người như thế hoàn toàn thiếu sự trung thực trong bổn phận và không xứng đáng được Đức Chúa Trời ủy thác. Nếu không ăn năn, cuối cùng họ sẽ bị Đức Chúa Trời ghét bỏ và loại trừ. Tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời để đánh giá lãnh đạo và người làm công không phải là họ rong ruổi bao nhiêu nẻo đường, làm bao nhiêu công tác, mà là liệu họ có làm công tác thực tế, có đem lại thành quả thực tế trong bổn phận hay không. Những gì lời Đức Chúa Trời phơi bày khiến tôi thấy hổ thẹn. Hội thánh đã sắp xếp cho tôi xử lý công tác quan trọng là làm video, yêu cầu tôi mang thêm gánh trọng trách, đề bạt và bồi dưỡng tôi, thế mà tôi chẳng có nhân loại, chẳng muốn chịu khổ chút nào trong bổn phận. Khi khối lượng công tác mới tăng lên chút, tôi chỉ biết nghĩ cách để bớt chịu khổ, bớt lo lắng, sợ thêm lo lắng sẽ làm xác thịt tôi kiệt nhọc. Khi các anh chị em chỉ ra rằng tôi đã không làm công tác thực tế trong bổn phận, trong lòng tôi tìm đủ mọi cớ để biện minh cho mình. Chuyện này đúng hệt như lời Đức Chúa Trời mô tả: “Trong nhà của Đức Chúa Trời, chúng ăn bám, luôn thèm thuồng sự thoải mái xác thịt và không hề ngó ngàng đến lợi ích của Đức Chúa Trời. Chúng luôn tìm kiếm điều có lợi cho chúng”. Là người giám sát, đáng ra tôi phải đôn đốc và giám sát mọi công tác mình phụ trách một cách kịp thời và nhanh chóng giải quyết những sai phạm, nguy cơ ngay khi phát hiện ra để bảo đảm công tác của hội thánh tiến triển bình thường. Đây là bổn phận của tôi. Thế mà tôi như con cáo gian manh, bày trò, gian dối và vô trách nhiệm trong bổn phận. Tôi nắm chức giám sát mà chẳng thực sự làm việc, chẳng đôn đốc tình hình công tác. Kết quả là tôi chẳng phát hiện hay giải quyết các vấn đề của nhóm đó kịp thời, và công tác thiếu hiệu quả, gây hại cho tiến độ bình thường trong công tác của hội thánh. Tôi chẳng thực sự làm bổn phận của mình. Rõ ràng, tôi chiếm vị trí này một cách vô dụng. Tôi đã trắng trợn lừa dối mọi người và không làm công tác thực tế. Tôi thật chẳng đáng tin chút nào! Hội thánh đã sắp xếp công tác cho tôi, yêu cầu tôi nhận lấy trách nhiệm, thế mà tôi tiếp cận kiểu không can dự. Tôi thật sự không xứng đáng với bổn phận quan trọng thế này. Nếu tôi luôn đối xử với bổn phận bằng thái độ vô trách nhiệm và không làm công tác thực tế, thì cuối cùng, tôi chỉ có thể bị Đức Chúa Trời khinh ghét và loại bỏ! Nghĩ đến chuyện này, tôi thấy hơi sợ hãi, nên đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi thay đổi tình trạng không đúng của mình, và thưa rằng tôi nguyện ý chu đáo trong công tác và làm tròn trách nhiệm của mình.

Sau đó, tôi tìm được những con đường thực hành trong lời Đức Chúa Trời. “Bất kể ngươi có là người theo đuổi lẽ thật hay không thì ngươi cũng phải luôn dựa vào lương tâm, lý trí của mình và làm việc thật sự chăm chỉ khi thực hiện bổn phận. Thực sự làm việc chăm chỉ nghĩa là gì? Nếu ngươi đơn thuần hài lòng với việc thực hiện chút nỗ lực và chịu một chút khó khăn thể chất, nhưng ngươi không hề nghiêm túc với bổn phận của mình hay tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật, thì điều này không gì khác hơn là bất cẩn và chiếu lệ – đó không phải là thực sự nỗ lực. Điều cốt yếu để thực hiện một nỗ lực là để tâm vào nó, kính sợ Đức Chúa Trời trong lòng ngươi, lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, sợ hãi việc không vâng lời Đức Chúa Trời và làm tổn thương Đức Chúa Trời, và chịu bất kỳ sự gian khổ nào để làm tròn bổn phận của mình và đáp ứng Đức Chúa Trời: nếu ngươi có lòng yêu kính Đức Chúa Trời theo cách này thì ngươi sẽ có thể thực hiện bổn phận của mình một cách đúng đắn. Nếu trong lòng ngươi không có sự kính sợ Đức Chúa Trời, ngươi sẽ không có trọng trách khi thực hiện bổn phận của mình, sẽ không hứng thú với nó, và chắc chắn sẽ bất cẩn, chiếu lệ, làm qua loa, không tạo ra bất kỳ hiệu quả thực sự nào – đây không phải là thực hiện bổn phận. Nếu ngươi thực sự có ý thức trọng trách và cảm thấy rằng việc thực hiện bổn phận là trách nhiệm cá nhân của ngươi, và rằng nếu không như vậy thì ngươi không đáng sống, và là một con thú, rằng chỉ khi ngươi thực hiện bổn phận của mình một cách đúng đắn, ngươi mới xứng đáng được gọi là một con người và có thể đối mặt với lương tâm của chính mình – nếu ngươi có ý thức trọng trách này khi thực hiện bổn phận của mình – thì ngươi sẽ có thể làm mọi thứ một cách có lương tâm, sẽ có thể tìm kiếm lẽ thật và làm mọi việc theo nguyên tắc, và do đó sẽ có thể thực hiện bổn phận của mình một cách đúng đắn và đáp ứng Đức Chúa Trời. Nếu ngươi xứng đáng với sứ mạng mà Đức Chúa Trời đã giao cho ngươi, với tất cả những gì Đức Chúa Trời đã hy sinh cho ngươi và những sự kỳ vọng của Ngài về ngươi, thì đây mới là thực sự cố gắng cật lực(Để làm tròn bổn phận, chí ít người ta phải có lương tâm và lý trí, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi vô cùng hổ thẹn. Tôi đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm, đã đọc nhiều lời Đức Chúa Trời, thế mà tôi nghĩ làm thêm chút việc thì phải thêm lao khổ xác thịt và lo lắng nên tôi thấy nó phiền toái và mệt mỏi, rồi tiếp cận nó kiểu không can dự. Tôi đã thấy bản tính của tôi ích kỷ và lười biếng đến thế nào, thấy tôi chẳng chân thành với Đức Chúa Trời, chẳng thật sự mang gánh trọng trách trong bổn phận. Là người giám sát, tôi chẳng làm công việc mà người giám sát phải làm. Tôi đã bỏ bên trong bổn phận. Kể cả con chó còn biết giữ nhà và trung thành với chủ. Tôi là loài thọ tạo mà chẳng làm tròn bổn phận của loài thọ tạo. Làm sao tôi xứng đáng được gọi là con người? Trong hội thánh, có nhiều anh chị em đảm trách nhiều công tác hơn tôi, mà họ làm bổn phận một cách chân thành, có thể chịu khổ và trả giá, dành thêm thời gian cho bổn phận, họ đâu có sụp đổ vì kiệt sức. Ngược lại, họ càng quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, Ngài càng ban phước cho họ, và họ càng phát triển trong sự sống. Nghĩ về bản thân tôi, khối lượng công việc của tôi vừa phải, không quá sức, chỉ cần tôi từ bỏ xác thịt, chịu khổ và trả giá thêm, thì hoàn toàn có thể đôn đốc tình hình công tác của từng nhóm. Sau đó, tôi đã sắp xếp lại lịch làm việc của mình, đôn đốc mọi việc trong phạm vi trách nhiệm theo lịch mới này, và mọi việc trong bổn phận của tôi đều chẳng bị trì hoãn.

Một hôm nọ, tôi đọc tin nhắn của nhóm và phát hiện thấy có sai phạm trong công tác của nhóm. Tôi liền nhanh chóng phân tích vấn đề, bàn thảo với trưởng nhóm, và tìm ra giải pháp. Lúc đó, tôi thấy khá ngạc nhiên. Làm công tác thực tế đâu có nghĩa là phải dành cả ngày quan sát người trong nhóm. Nó là việc ta có thể làm bằng cách mẫn cán hơn một chút. Trước đây, tôi hầu như không hề đọc tin nhắn của nhóm. Các vấn đề nằm ngay đó mà tôi chẳng hề để ý thấy. Khi chịu nỗ lực thêm chút, tôi có thể tìm ra vấn đề và sai phạm rồi giải quyết chúng kịp thời để chúng khỏi gây hại cho công tác. Sau đó, tôi nói chuyện với từng thành viên của nhóm để tìm hiểu về công tác của họ, và nhờ đó phát hiện ra thêm vài sai phạm khác. Tôi và trưởng nhóm đã thông công về nguyên tắc với các anh chị em, sau đó các sai phạm được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả công tác được cải thiện. Dù thời gian đó, tôi bận rộn hơn một chút, nhưng sau khi thực hành như thế này, tôi thấy bình an và thanh thản lắm.

Tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời vì đã dẫn dắt tôi. Qua những trải nghiệm này, tôi đã đạt được chút nhận thức về bản tính ích kỷ, lười biếng của mình. Tôi cũng thấy được rằng vô trách nhiệm và tham hưởng an nhàn có thể gây trì hoãn công tác, và nếu nghiêm trọng, có thể gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác hội thánh. Là người giám sát, tôi không được tiếp cận kiểu không can dự nữa. Tôi phải thường xuyên giám sát và đôn đốc công tác, xác định và giải quyết vấn đề. Chỉ có thực hiện bổn phận như thế, tôi mới đạt được kết quả tốt và đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Phản tỉnh sau khi dùng sai người

Bởi Tiểu Phàm, Trung Quốc Vào mùa hè năm 2020, em phụ trách công tác văn thư của hội thánh. Hôm nọ, em để ý thấy Dương Xán giỏi chữ nghĩa,...

Thoát khỏi lòng ghen tị

Bởi Claude, Pháp Vào đầu năm 2021, Tôi làm người rao giảng và cộng tác cùng anh Matthew để chủ trì công tác của hội thánh. Tôi chỉ mới bắt...

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger