Hậu quả của việc ỷ lại vào người khác trong bổn phận

11/07/2023

Bởi Bạch Tuyết, Italy

Tháng 11 năm 2021, lãnh đạo bố trí em cộng tác với chị Sandra để thiết kế đồ họa cho video. Ban đầu em dành nhiều thời gian đọc những nguyên tắc và tài liệu liên quan để nâng cao nghiệp vụ của mình. Nhưng em thấy những hình ảnh này rất khó thiết kế và trước đây em chưa từng làm. Em thấy công tác này quả thật rất khó và cần luyện tập thực tế để học từ từ. Nghĩ vậy, em đã bắt đầu thiết kế mà không để ý đến nguyên tắc, kết quả là chị Sandra liên tục chỉ ra vấn đề với những hình ảnh của em. Gặp phải tình trạng này, nhưng em không xem lại sai sót của mình hay nhìn nhận khuyết điểm. Em cứ hạn định bản thân, nghĩ rằng, “Mình còn thiếu tố chất và không giỏi thiết kế những loại ảnh này. Mình đã rèn luyện được một thời gian rồi, nhưng vẫn cứ để vấn đề xảy ra. Có vẻ trình độ của mình chỉ đến đây thôi”. Em còn ganh tỵ và ngưỡng mộ Sandra. Em thấy chị ấy đã thiết kế đồ họa lâu năm nên giỏi hơn em về mọi mặt, chị ấy có lợi thế rõ ràng hơn em nhiều, sau này em nên nhờ cậy chị ấy nhiều hơn. Từ đó trở đi, em cứ ỷ lại chị ấy trong thiết kế, những phần nào em vẽ không tốt thì sẽ chuyển thẳng cho chị ấy hoàn thiện. Có khi làm xong bản phác thảo, em còn không thèm nghĩ xem nó có phù hợp với nguyên tắc không mà đem đi hỏi ý kiến chị ấy luôn. Có lúc em thấy ảnh của mình làm có vấn đề, nhưng không muốn tốn công sức nữa nên cứ quẳng sang cho Sandra. Em nghĩ đầu tư thời gian để tinh chỉnh lại thì quá tốn công sức và trình độ nghiệp vụ của em cũng có hạn, nên em cứ chờ Sandra chỉnh sửa và hoàn thiện vì nghĩ rằng chị ấy giỏi hơn. Mỗi lần thấy Sandra giúp chỉnh sửa hoàn thiện ảnh cho em, em lại thấy rất vui, thật tuyệt vời khi có một người chị như thế làm cộng sự trong bổn phận, việc này giúp em tiết kiệm nhiều thời gian và công sức.

Sau đó, nhu cầu thiết kế đồ họa tăng lên, để làm việc hiệu quả hơn, Sandra đề nghị bọn em cùng chung tay thiết kế. Nhưng khi vẽ, em lại không để tâm suy nghĩ cách để làm việc đạt hiệu quả cao hơn. Em thật sự rất là bị động. Em thấy mình vốn không giỏi thiết kế loại ảnh này, vả lại của Sandra lại đẹp hơn, nên em nên nghe theo chị ấy. Vì vậy mà chủ yếu em chỉ làm những ảnh mà Sandra bảo em làm, những lúc chị ấy bận thì em đợi chị ấy xong để bọn em cùng làm. Có lúc em cố suy nghĩ cách nhanh nhất để nắm vững nguyên tắc, nâng cao kỹ thuật, và tự mình phác họa hình ảnh. Nhưng rồi em nghĩ như thế thì khó cho mình quá, dù sao thì cũng có Sandra rồi và chị ấy rất giỏi, em nên để chị ấy phát huy năng lực, em không cần phải lo lắng quá nhiều. Và cứ thế em ỷ lại vào Sandra trong bổn phận. Mấy tháng sau, lãnh đạo thấy em không tiến bộ nhiều, nên chị ấy xử lý em vì không có sự tiến thủ, chỉ toàn nhờ Sandra giúp đỡ, làm ảnh hưởng công tác của chị ấy. Nghe những lời của lãnh đạo nói vậy, trong lòng em thấy rất buồn. Chị ấy đã bố trí Sandra làm cộng sự của em chủ yếu là để em có thể học hỏi được cách làm càng nhanh càng tốt và tự mình thiết kế. Nhưng em chỉ toàn ỷ lại vào Sandra và không tận tâm làm việc. Em đã rèn luyện lâu như vậy nhưng lại tiến bộ quá chậm. Sao em có thể đối xử với bổn phận như thế chứ? Em cầu nguyện Đức Chúa Trời, cầu xin Ngài dẫn dắt em hiểu vấn đề.

Sau đó, một chị đã chia sẻ mấy đoạn lời Đức Chúa Trời với em: “Phần lớn thời gian, các ngươi không thể trả lời khi được hỏi về những vấn đề công việc. Một số người trong các ngươi đã tham gia vào công việc, nhưng các ngươi chưa bao giờ hỏi công việc đang diễn ra thế nào hay suy nghĩ kỹ về điều này. Với tố chất và kiến thức của các ngươi, các ngươi không thể không biết gì, bởi vì tất cả các ngươi đều đã tham gia vào công việc này. Vậy tại sao hầu hết mọi người đều không nói gì? Có thể các ngươi thực sự không biết phải nói gì – không biết liệu mọi việc có diễn ra tốt đẹp hay không. Có hai lý do cho điều này: một là các ngươi hoàn toàn thờ ơ, chưa bao giờ quan tâm đến những điều này, và chỉ coi chúng như một nhiệm vụ phải hoàn thành. Lý do còn lại là các ngươi vô trách nhiệm và không sẵn lòng quan tâm đến những điều này. Nếu ngươi thực sự quan tâm, và thực sự gắn kết, ngươi sẽ có quan điểm và cách nhìn về mọi thứ. Việc không có quan điểm hay cách nhìn thường xuất phát từ sự thờ ơ, lãnh đạm, và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào. Ngươi không siêng năng đối với bổn phận ngươi làm, ngươi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào, ngươi không sẵn lòng trả giá hoặc tham gia, ngươi cũng không chịu bất kỳ đau đớn nào hay sẵn lòng tiêu hao thêm chút năng lượng nào; ngươi đơn thuần muốn là người dưới quyền, và điều này không khác gì khi một người ngoại đạo làm việc cho ông chủ của mình. Việc thực hiện bổn phận như vậy không được Đức Chúa Trời ưa thích và không làm Ngài vui lòng. Nó không thể được sự chấp thuận của Ngài(Chỉ khi trung thực thì mới có thể sống như một con người thật sự, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Khi thực hiện bổn phận, mọi người luôn chọn việc nhẹ nhàng, việc sẽ không khiến họ mệt mỏi, việc sẽ không cần phải đương đầu với mưa nắng ngoài kia. Đây được gọi là chọn việc dễ né việc khó, và là biểu hiện của việc tham muốn sự an nhàn xác thịt. Còn gì nữa? (Luôn phàn nàn khi bổn phận của họ hơi khó, hơi vất vả, khi nó cần phải trả giá.) (Bận tâm về cơm áo và hưởng thụ xác thịt.) Đây đều là những biểu hiện của việc tham muốn sự an nhàn xác thịt. Khi một người như vậy thấy nhiệm vụ quá khó nhọc hoặc rủi ro, họ gán nó cho người khác; bản thân họ chỉ làm công việc nhàn hạ, và viện lý do tại sao họ không thể làm việc này, nói rằng họ có tố chất kém và không có những kỹ năng cần thiết, rằng việc đó quá sức họ – trong khi trên thực tế, đó là bởi vì họ tham muốn sự an nhàn xác thịt. … Những người tham muốn sự an nhàn xác thịt có phù hợp để thực hiện bổn phận không? Khi nhắc đến chủ đề thực hiện bổn phận, nói về việc trả giá và chịu đựng gian khổ, họ cứ lắc đầu: họ sẽ có rất nhiều khó khăn, họ đầy phàn nàn, họ tiêu cực về mọi việc. Những người như vậy là vô dụng, họ không đủ tư cách thực hiện bổn phận và phải bị đào thải. Trong phạm vi liên quan của sự ham muốn những tiện nghi xác thịt, chúng ta sẽ gác lại điều này ở đây(Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, em thấy suốt mấy tháng qua mình không có tiến bộ trong bổn phận, chủ yếu là vì em quá lười biếng, không có chí tiến thủ, không có tinh thần trách nhiệm. Khi gặp những điều gì mà em chưa nắm rõ rõ trong công tác, em không thể tĩnh tâm và tìm kiếm nguyên tắc. Em thấy suy nghĩ quá nhiều sẽ rất phiền phức, nên cứ đưa luôn cho chị Sandra giải quyết. Khi chị ấy góp ý nhiều lần về tác phẩm hoàn thiện của em, em không phản tỉnh, cũng không thừa nhận khuyết điểm, mà cứ viện cớ rằng em thiếu tố chất và không giỏi việc đó, cứ đùn đẩy những phần khó cho chị ấy làm. Thậm chí những phần em đã thấy có vấn đề nhưng em không thèm sửa lại. Thay vào đó em lại làm chiếu lệ, lười biếng và láu cá, để Sandra hoàn thiện mọi tác phẩm. Em thấy như vậy khỏi phiền hà và giúp em đạt hiệu suất cao hơn, nhất cữ lưỡng tiện. Nghĩ bản thân không có khả năng và thiếu tố chất, em bằng lòng trở thành kẻ theo sau. Em thấy vì mình không có năng lực và Sandra rõ ràng giỏi hơn em, chị ấy làm nhiều hơn là lẽ tự nhiên, nên em cứ để chị ấy làm. Em cứ làm hết sức có thể, dù sao em cũng không phải kẻ ăn không ngồi rồi. Em thật sự đã tham hưởng an nhàn xác thịt, ranh ma và láu cá. Em nghĩ đến những người ngoại đạo làm việc ở thế giới bên ngoài, họ bất chấp lương tâm hay nhân tính, không quan tâm đến chuyện trả giá và làm việc cho tốt, chỉ làm sao cho mọi việc thoải mái và dễ dàng nhất có thể, lúc nào cũng xảo trá gian dối, không bao giờ nhận trách nhiệm. Đây chính thái độ của em đối với bổn phận – không để tâm vào việc và vô trách nhiệm, luôn lấy kinh nghiệm của người khác làm cái cớ để tìm kiếm sự an nhàn và không trả giá trong bổn phận. Em luôn đẩy khó khăn sang cho người khác để trốn phía sau, một mình hưởng an nhàn. Em thực sự ích kỷ và xảo trá. Vì em luôn tham hưởng an nhàn và không có chí tiến thủ, nên em không bao giờ tiến bộ trong nghiệp vụ cũng không thể có vai trò thực tế nào. Em không xứng đáng làm công tác này. Em thấy mình đã thực sự phụ lòng Đức Chúa Trời. Em không muốn tiếp tục thực hiện bổn phận như thế nữa.

Sau đó em đọc thêm lời Đức Chúa Trời. “Một số người cho dù có làm công việc gì hay có thực hiện bổn phận gì đi nữa, họ cũng không có khả năng thành công, việc đó quá sức họ, họ không có khả năng thực hiện bất kỳ nghĩa vụ hay trách nhiệm nào mà con người phải làm. Chẳng phải họ là rác rưởi sao? Họ có còn xứng đáng được gọi là con người không? Ngoại trừ những người khờ dại, những người thiểu năng trí tuệ và những người khuyết tật thể chất, có ai đang sống mà không phải thực hiện bổn phận và làm tròn trách nhiệm phải làm không? Nhưng loại người này luôn mưu mô và chơi bẩn, không muốn làm tròn trách nhiệm; hàm ý rằng họ không muốn hành xử như một người đàng hoàng. Đức Chúa Trời ban cho họ tố chất và ân tứ, Ngài ban cho họ cơ hội để được làm người, ấy thế mà họ không thể sử dụng chúng trong việc thực hiện bổn phận. Họ chẳng làm gì nhưng lại muốn được hưởng mọi thứ. Một người như vậy có xứng đáng để được gọi là con người không? Dù giao cho họ công việc gì đi nữa – dù là việc quan trọng hay bình thường, khó khăn hay đơn giản – họ vẫn luôn cẩu thả và làm chiếu lệ, luôn lười biếng và xảo quyệt. Khi phát sinh vấn đề, họ cố đẩy trách nhiệm sang cho người khác; họ không chịu trách nhiệm, cứ muốn tiếp tục sống kiếp ký sinh. Chẳng phải bọn họ là thứ rác rưởi vô dụng sao? Trong xã hội, ai mà không phải dựa vào chính bản thân để sinh tồn? Khi một người đã trưởng thành, họ phải tự chu cấp cho mình. Cha mẹ của họ đã hoàn thành trách nhiệm của họ. Ngay cả khi cha mẹ có sẵn lòng hỗ trợ họ, họ cũng sẽ thấy không thoải mái và phải có thể nhận ra rằng: ‘Cha mẹ mình đã xong việc nuôi dạy con cái. Mình đã trưởng thành và là người lành lặn – mình phải có thể sống độc lập’. Đây chẳng phải là ý thức tối thiểu mà một người trưởng thành phải có sao? Nếu thực sự có ý thức, người ta không thể tiếp tục bòn rút cha mẹ mình; họ sẽ sợ người khác chê cười, sợ mất mặt. Vậy, một kẻ lười nhác ăn không ngồi rồi thì có lý trí không? (Không.) Họ luôn muốn được mà không muốn mất, họ không bao giờ muốn chịu trách nhiệm, họ tìm kiếm bữa ăn chùa, họ muốn ba bữa no mỗi ngày – và có người phục vụ họ, và thức ăn phải ngon – mà không phải làm bất cứ công việc nào. Đây chẳng phải là tư duy của một ký sinh trùng sao? Và những người là ký sinh trùng thì có lương tâm và lý trí không? Họ có nhân cách và tôn nghiêm không? Tuyệt nhiên không; bọn họ đều đang ăn bám vô tích sự, đều là những con thú không có lương tâm hay lý trí. Chẳng ai trong số bọn họ xứng đáng được ở lại trong nhà Đức Chúa Trời(Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). “Những người lười biếng không thể làm bất cứ điều gì. Nói ngắn gọn, bọn họ là rác rưởi, phế nhân do lười nhác. Dù tố chất của những người lười biếng có tốt cỡ nào thì đó cũng chẳng gì hơn là cái mã bên ngoài; tố chất tốt của họ không có ích lợi gì. Điều này là do họ quá lười biếng, họ biết đúng ra họ phải làm gì, nhưng lại không làm; ngay cả khi họ biết điều gì đó có vấn đề, họ cũng không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết; họ biết họ phải chịu những gian khó gì để công việc có hiệu quả, nhưng không sẵn lòng chịu đựng những sự khổ sở đáng giá đó. Kết quả là, họ không đạt được bất kỳ lẽ thật nào, và không làm bất kỳ công việc thực tế nào. Họ không muốn chịu đựng những gian khó mà đúng ra mọi người phải chịu; họ chỉ biết tham muốn sự tiện nghi, vui hưởng xác thịt, vui hưởng những lúc sung sướng nhàn hạ, vui hưởng cuộc sống tự do và thoải mái. Chẳng phải họ vô dụng sao? Những người không thể chịu được gian khó không đáng sống. Bất cứ ai luôn muốn sống như ký sinh đều là người không có lương tâm hay lý trí; họ là cầm thú, thuộc loại người thậm chí không xứng đáng dâng sự phục vụ. Bởi vì họ không thể chịu đựng gian khó nên sự phục vụ của họ kém cỏi, và nếu họ muốn đạt được lẽ thật thì càng không hy vọng gì được về chuyện đó. Một người không thể chịu khổ và không yêu lẽ thật là kẻ vô tích sự, thậm chí không đủ tư cách để dâng sự phục vụ. Họ là cầm thú, không có chút nhân tính nào. Việc gạt bỏ những người như vậy là hoàn toàn phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời(Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Từ lời Đức Chúa Trời em hiểu được rằng những ai luôn tham hưởng an nhàn, không bằng lòng trả giá, không hoàn thành trọn vẹn công tác mà họ được giao, không hoàn thành trách nhiệm, thì trong mắt Đức Chúa Trời, họ hoàn toàn là phế nhân. Những người này không có chí tiến thủ và luôn muốn hưởng thành quả lao động của người khác. Họ là những con ký sinh trùng ăn bám trong hội thánh và là đối tượng phải bị đào thải. Em cứ nghĩ mãi về ý của Đức Chúa Trời khi phán “ký sinh trùng” và “phế vật”. Em nghĩ về những người trưởng thành ở thế giới bên ngoài vẫn còn ăn bám bố mẹ. Khi trưởng thành họ không tìm việc làm mà chỉ dựa dẫm vào sự giúp đỡ của bố mẹ, sống một cuộc sống ỷ lại vào của bố thí, không biết tự kiếm sống dựa vào sức mình. Họ không có lý trí của con người bình thường. Những người này là ký sinh trùng. Em thấy biểu hiện của mình thực sự không khác gì những kẻ lười nhác ký sinh, vô trách nhiệm này. Hội thánh đã bố trí em thiết kế đồ họa, và đây là trách nhiệm của em. Dù công việc có khó khăn thế nào, em cũng phải chuyên tâm học hỏi để gánh vác công tác càng sớm càng tốt. Nhưng em thấy thiết kế những hình ảnh đó rất khó và em không muốn phí sức suy nghĩ về chúng. Em viện cớ cho sự lười biếng của mình, nghĩ rằng mình sẽ nắm vững nguyên tắc sau một thời gian tích lũy, rồi khi vấn đề xảy ra, em không xem xét lại sai sót hay tìm kiếm nguyên tắc. Và khi thấy Sandra có kinh nghiệm như vậy, em coi sự giúp đỡ của chị ấy là hiển nhiên, đùn đẩy mọi việc khó cho chị ấy rồi ngồi đợi hưởng thành quả. Kể cả khi làm việc cùng nhau, em vẫn dựa dẫm vào chị ấy. Em chỉ nghe theo Sandra mà không thèm suy nghĩ gì cả. Em không có tinh thần trách nhiệm với bổn phận mà chỉ ỷ lại vào người khác. Em không nỗ lực mà chỉ muốn hưởng thành quả lao động của người khác. Em là kẻ vô tích sự, một con ký sinh trùng ăn bám trong hội thánh. Đức Chúa Trời thực sự căm ghét em! Khi đã hoàn thành phần việc của mình rồi, chị ấy còn phải bỏ thời gian giúp đỡ em, khiến bổn phận của chị ấy bị trì hoãn. Em càng lúc càng cảm thấy tội lỗi. Bao lâu nay, em đã quá lười biếng vì bị ảnh hưởng bởi những ngụy lý Sa-tan như “Phải tốt với chính mình, học cách yêu bản thân”, “Dựa vào cây để hưởng bóng mát”, và “Có người giúp mà không biết tận dụng là dại dột”. Những quan điểm Sa-tan này chỉ khiến em quan tâm đến xác thịt và càng lúc càng trở nên suy đồi, sa đọa và bị động. Em chỉ muốn không làm mà hưởng, và khi bổn phận chỉ mới gặp chút khó khăn, em không chịu suy nghĩ hay trả giá. Thấy cộng sự có kỹ thuật tốt hơn mình, em đẩy những việc khó sang cho chị ấy, để chị ấy gánh vác hết. Em nghĩ thật dại dột khi không dựa vào sự giúp đỡ sẵn có. Em đích thị là quá ranh ma và láu cá! Dù thực hiện bổn phận như thế không làm em phí tâm phí sức, nhưng em không tiến bộ chút nào trong công tác thiết kế đồ họa. Nếu không đóng vai trò gì trong công tác về lâu về dài thì sớm muộn em cũng bị đào thải! Em thấy rất buồn khi nghĩ về điều này. Em cầu nguyện Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con đã tham hưởng an nhàn và không có chí tiến thủ trong bổn phận. Bây giờ con muốn ăn năn và tiếp nhận sự giám sát của Ngài. Nếu con còn quan tâm xác thịt, xin hãy trách phạt và sửa dạy con”.

Em nhớ mấy ngày trước, Sandra đã chỉ ra một số vấn đề trong những hình ảnh của em, giải thích chi tiết cụ thể. Em biết trước kia chị ấy đã giải thích về loại vấn đề này cho em, thế mà em vẫn quên sạch, không nhớ gì. Em cảm thấy rất hối hận. Nghĩ lại mỗi lần em làm không đúng chuyện gì, Sandra đều nhẫn nại thông công với em. Nếu em cố gắng dù chỉ một chút để ghi nhớ và lưu ý, những vấn đề tương tự sẽ không tiếp tục xảy ra. Nhưng em không hề chú ý áp dụng nguyên tắc mà chỉ ỷ lại vào người khác. Dù người khác có nói thế nào em cũng không tiếp thu, nên em vẫn không nắm được dù là những nguyên tắc cơ bản. Nghĩ vậy, em lấy tài liệu ra liệt kê những vấn đề và nguyên tắc cần phải chú ý khi thiết kế đồ họa, để khi gặp những điều chưa rõ, em có thể tự mình tìm giải pháp. Khi vấn đề nảy sinh, em lập tức ghi chép và xem xét lại chúng. Dần dần em đã tiến bộ trong công tác đồ họa.

Sau đó em đã tự phản tỉnh. Ngoài lười biếng, còn những vấn đề nào cản trở em trong bổn phận? Khi phản tỉnh, em đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Và những người có trình độ cao nghĩ về mình dựa trên điều gì? Dựa trên việc họ đã thực hiện một bổn phận nào đó được bao nhiêu năm, dựa trên việc họ đã thu được bao nhiêu kinh nghiệm, phải không? Và với trường hợp này, chẳng phải các ngươi sẽ dần dần bắt đầu suy nghĩ về thâm niên sao? Ví dụ như một người anh em nào đó đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm và đã thực hiện một bổn phận trong một thời gian dài, nên anh ấy đủ tư cách nhất để nói về bổn phận này; một người chị em nào đó ở đây chưa được bao lâu, và mặc dù có chút tố chất nhưng cô ấy chưa có kinh nghiệm thực hiện bổn phận này và cũng chưa tin Đức Chúa Trời được lâu, nên cô ấy ít tư cách nhất để nói. Người đủ tư cách nhất để nói thầm nghĩ: ‘Vì mình có thâm niên, điều đó có nghĩa là việc thực hiện bổn phận của mình đã đạt tiêu chuẩn, sự theo đuổi của mình đã đạt đến đỉnh cao, và mình không còn gì để phấn đấu hay bước vào. Mình đã làm tròn bổn phận này, mình ít nhiều đã hoàn thành công việc này, Đức Chúa Trời chắc sẽ hài lòng’. Và theo cách này, họ bắt đầu trở nên tự mãn. Điều này có cho thấy họ đã bước vào thực tế của lẽ thật không? … Con người thực sự theo đuổi điều gì và họ bước đi con đường nào, liệu họ thực sự tiếp nhận lẽ thật hay ruồng bỏ lẽ thật, liệu họ quy phục Đức Chúa Trời hay chống đối Ngài – Đức Chúa Trời đang liên tục khảo sát tất cả những điều này. Mọi hội thánh và mọi cá nhân đều được Đức Chúa Trời theo dõi. Dù cho có bao nhiêu người đang thực hiện bổn phận hay đi theo Đức Chúa Trời trong một hội thánh, lúc họ rời khỏi lời Đức Chúa Trời, lúc đánh mất công tác của Đức Thánh Linh, họ thôi không còn trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, và do đó họ – và bổn phận họ đang thực hiện – không liên quan và không dự phần trong công tác của Đức Chúa Trời, khi đó hội thánh này đã trở thành một nhóm tôn giáo. Nói Ta nghe, hậu quả là gì khi một hội thánh trở thành một nhóm tôn giáo? Các ngươi có thấy những người này đang gặp nguy hiểm lớn không? Họ không bao giờ tìm kiếm lẽ thật khi gặp phải khó khăn và họ không hành động theo các nguyên tắc của lẽ thật, mà chịu sự sắp xếp và thao túng của con người. Thậm chí có nhiều người trong khi đang thực hiện bổn phận của mình không bao giờ cầu nguyện hay tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật; họ chỉ hỏi người khác và làm theo những gì người khác bảo, hành động theo gợi ý của người khác. Người khác bảo họ làm gì thì họ làm đó. Họ cảm thấy việc cầu nguyện với Đức Chúa Trời về những khó khăn của họ và việc tìm kiếm lẽ thật mơ hồ và khó khăn, nên họ tìm giải pháp đơn giản, dễ dàng. Họ cho rằng dễ dàng và thiết thực nhất là dựa vào người khác và làm theo những gì họ nói, và do đó họ chỉ đơn giản làm theo những gì người khác nói, hỏi người khác và làm như họ nói trong mọi việc. Kết quả là, thậm chí sau khi đã tin nhiều năm, nhưng khi gặp phải một vấn đề, họ chưa một lần đến trước Đức Chúa Trời cầu nguyện và tìm kiếm ý muốn của Ngài cùng lẽ thật, để rồi đạt được sự hiểu biết về lẽ thật, và hành động, cư xử theo ý muốn của Đức Chúa Trời – họ chưa bao giờ có một trải nghiệm như thế. Những người như vậy có thực sự thực hành đức tin nơi Đức Chúa Trời không?(Chỉ với lòng kính sợ Đức Chúa Trời, ta mới có thể đi trên con đường của sự cứu rỗi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời và tự phản tỉnh, em nhận ra mình có quan điểm cả nể tiền bối. Em coi ân tứ, tố chất và kinh nghiệm công tác là vốn liếng để thực hiện bổn phận của một người, và nghĩ có những thứ đó thì sẽ có quyền lên tiếng trong bổn phận. Nên khi thấy Sandra đã thiết kế đồ họa lâu năm, chị ấy có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật nghiệp vụ cao, em ganh tỵ và ngưỡng mộ chị ấy. Khi gặp những việc không làm được, em không cầu nguyện và dựa cậy Đức Chúa Trời hay tìm kiếm và suy xét nguyên tắc. Em đùn đẩy những việc em không giỏi qua cho chị ấy, luôn ỷ lại vào chị ấy. Em chỉ làm những gì chị ấy bảo. Em nhận ra em ỷ lại vào người khác không phải chỉ trong mỗi công tác này. Mỗi lần gặp một người có ân tứ, tố chất, năng lực hay kinh nghiệm làm việc nhiều hơn em, em toàn tâm toàn ý sùng bái và ngưỡng mộ họ, thường ỷ lại vào họ, đến mức Đức Chúa Trời không có chỗ trong lòng em và em không dựa cậy Đức Chúa Trời hay tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề gặp phải. Kết quả là em không tiến bộ và bổn phận của em không đạt hiệu quả. Em bị Đức Chúa Trời căm ghét và không đủ khả năng đạt được công tác của Đức Thánh Linh. Như Kinh Thánh có viết, “Ðáng rủa thay là kẻ nhờ cậy loài người, lấy loài xác thịt làm cánh tay, lòng lìa khỏi Ðức Giê-hô-va(Giê-rê-mi-a 17:5). Đúng vậy, trong đức tin, chúng ta nên tôn kính Đức Chúa Trời hơn cả. Dựa cậy và ngưỡng mộ Đức Chúa Trời trong mọi việc mới là khôn ngoan nhất. Cho dù có tố chất, ân tứ, năng lực, kinh nghiệm làm việc, hay có thâm niên đức tin như thế nào, cũng không có nghĩa họ sở hữu lẽ thật. Không tạo vật nào to lớn hay nhỏ bé hơn tạo vật khác. Chỉ có cách dựa cậy và ngưỡng mộ Đức Chúa Trời và tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật nhiều hơn chúng ta mới đạt được sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời và thực hiện tốt bổn phận.

Sau đó em đọc được mấy đoạn lời Đức Chúa Trời đã cho em con đường để thực hiện tốt bổn phận. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Giả sử hội thánh giao cho ngươi một công việc để làm, và ngươi nói: ‘Dù công việc này có cơ hội nổi bật hay không – vì nó đã được giao cho mình thì mình sẽ làm tốt. Mình sẽ đảm nhận trách nhiệm này. Nếu được giao tiếp đãi, mình sẽ nỗ lực hết mình để làm tốt công việc đó; mình sẽ chăm sóc các anh chị em thật tốt, và làm hết sức mình để duy trì sự an toàn của mọi người. Nếu mình được giao rao truyền Phúc Âm, mình sẽ trang bị cho bản thân lẽ thật, rao truyền Phúc Âm một cách đầy yêu thương và làm tròn bổn phận của mình. Nếu mình được giao cho học một ngoại ngữ, mình sẽ học siêng năng và chăm chỉ, và học nhanh nhất có thể, trong vòng một hoặc hai năm, để mình có thể chứng thực về Đức Chúa Trời với những người nước ngoài. Nếu mình được bảo viết bài chứng ngôn, mình sẽ tận tâm rèn luyện bản thân để làm như vậy và nhìn mọi thứ phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật; mình sẽ học về ngôn ngữ, và mặc dù mình có thể không viết được những bài viết với văn hay ý đẹp, nhưng ít nhất mình sẽ truyền đạt rõ ràng những kinh nghiệm và chứng ngôn của mình, thông công về lẽ thật một cách dễ hiểu và đưa ra lời chứng thật sự cho Đức Chúa Trời, như vậy khi người ta đọc các bài viết của mình, họ được khai trí và được lợi. Bất cứ hội thánh giao cho mình công việc gì, mình cũng sẽ hết lòng và hết sức đảm nhận. Nếu có điều gì mình không hiểu hoặc có vấn đề nảy sinh, mình sẽ cầu nguyện với Đức Chúa Trời, tìm kiếm lẽ thật, hiểu các nguyên tắc của lẽ thật, và làm tốt. Dù bổn phận của mình là gì, mình cũng sẽ sử dụng tất cả những gì mình có để làm tròn và đáp ứng Đức Chúa Trời. Đối với bất cứ điều gì mình có thể đạt được, mình sẽ cố gắng hết sức để đảm nhận mọi trách nhiệm mà mình phải chịu, và ít nhất, mình sẽ không làm trái lương tâm và lý trí của mình, hoặc cẩu thả và chiếu lệ, hoặc gian xảo và trốn việc, hoặc hưởng thành quả lao động của người khác. Mình sẽ không làm việc gì không đạt chuẩn mực của lương tâm’. Đây là tiêu chuẩn tối thiểu về cách xử thế của con người, và một người thực hiện bổn phận của mình theo cách như vậy có thể đủ tư cách là một người có lương tâm, lý trí. Ít nhất khi thực hiện bổn phận của mình, ngươi phải thấy không thẹn với lòng, và ít nhất ngươi phải cảm thấy rằng mình kiếm được bữa ăn ba bữa mỗi ngày và không ăn xin chúng. Đây được gọi là ý thức trách nhiệm. Dù tố chất của ngươi cao hay thấp, và liệu ngươi có hiểu lẽ thật hay không, thì ngươi phải có thái độ này: ‘Vì công việc này đã được giao cho mình làm, nên mình phải nghiêm túc với nó; mình phải coi đó là mối quan tâm của mình và làm thật tốt, hết lòng hết sức mình. Về việc liệu mình có thể làm tròn hoàn hảo hay không, mình không thể đảm bảo, nhưng thái độ của mình là mình sẽ cố gắng hết sức để nó được thực hiện tốt, và mình chắc chắn sẽ không bất cẩn và chiếu lệ với việc này. Nếu có vấn đề phát sinh thì khi đó mình phải chịu trách nhiệm, và đảm bảo rằng mình sẽ rút ra bài học từ đó và làm tròn bổn phận của mình’. Đây là thái độ đúng đắn(Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). “Bất kể thực hiện bổn phận nào, ngươi cũng phải chú ý và lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Chỉ với tâm lý này thì ngươi mới làm tròn được bổn phận. Bất kể khó khăn nào nảy sinh, hãy cậy dựa vào Đức Chúa Trời, cầu nguyện với Đức Chúa Trời, và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng. Nếu mắc sai lầm, hãy sửa chữa kịp thời, rút ra bài học cho mình, và tránh mắc lại sai lầm tương tự. Những người thực hiện bổn phận của mình với tâm thế đúng đắn là những người có lương tâm và trách nhiệm – bất kể họ đảm nhận bổn phận quan trọng nào, họ cũng sẽ không gây chậm trễ trong công việc” (Thông công của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời em thấy công tác mà hội thánh giao cho chúng ta chính là bổn phận mà chúng ta phải thực hiện và là trách nhiệm. Một người có trách nhiệm thực sự sẽ siêng năng thực hiện bổn phận, quan tâm ý muốn của Đức Chúa Trời. Bất kể tố chất, ân tứ, trình độ nghiệp vụ, khó khăn họ gặp phải, hay phải chịu đựng những gì đi chăng nữa, họ vẫn có thể dựa cậy Đức Chúa Trời để thực sự trả giá, vượt qua khó khăn, và toàn tâm toàn lực thực hiện tốt bổn phận. Như Nô-ê, ông đã gặp nhiều khó khăn trong việc đóng thuyền. Ông không những phải chuẩn bị đủ mọi loại vật liệu và tập hợp rất nhiều loài vật, ông còn sống trong thời đại mà công nghiệp chưa phát triển, nên ông phải dựa vào sức mình để thực hiện tất cả các công đoạn. Ông phải trải qua nhiều thất bại và phải làm lại, cộng thêm sự kiệt quệ về thể lực, vân vân. Nhưng Nô-ê không bao giờ quan tâm xác thịt hay có biểu hiện ranh ma hay láu cá, càng không đùn đẩy nhiệm vụ Đức Chúa Trời giao phó cho người khác. Thay vào đó, ông luôn ghi nhớ nhiệm vụ Đức Chúa Trời giao phó và dựa cậy Đức Chúa Trời để vượt qua vô vàn biến cố. Sau 120 năm, ông đã đóng xong thuyền và hoàn thành nhiệm vụ Đức Chúa Trời giao phó. Sự vâng phục và chân thành của Nô-ê đối với nhiệm vụ Đức Chúa Trời giao phó khiến em cảm động và hổ thẹn. Em được sinh ra vào thời kỳ sau rốt, đã nghe nhiều lời Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đã phán rất nhiều về những lẽ thật trong việc thực hiện bổn phận. Công tác của em không khó bằng việc đóng thuyền của Nô-ê, nhưng em vẫn ranh ma và láu cá. Em thực sự vô nhân tính mà. Em đã tìm ra con đường thực hành trong lời Đức Chúa Trời. Sau này, khi gặp khó khăn, em không được ỷ lại vào Sandra. Em phải cầu nguyện Đức Chúa Trời và tìm kiếm các nguyên tắc liên quan để giải quyết chúng. Khi dành tâm huyết vào công tác, những hình ảnh em thiết kế không ngừng cải thiện. Có lúc Sandra không cần góp ý thêm gì nữa. Em thấy mình đã có thể đóng vai trò trong công tác, và công tác này không khó như em tưởng. Trước kia, em không thèm suy xét nguyên tắc, mà chỉ quan tâm xác thịt và ỷ lại vào người khác, không nắm vững nguyên tắc.

Có lần một chị đến gặp em và nói đang cần ảnh gấp. Em nghĩ: “Ảnh này trông có vẻ khó và cần gấp quá, có thể mình không làm tốt được. Mình nên bảo Sandra làm”. Khi đang muốn đến gặp chị ấy, em chợt nhận ra mình lại đang quan tâm xác thịt và đùn đẩy công tác, bèn lập tức cầu nguyện Đức Chúa Trời và tĩnh tâm để suy xét kỹ lưỡng nguyên tắc. Thật bất ngờ, em đã mau chóng hoàn thành nó và không làm chậm trễ công tác. Em không thoái thác bổn phận vì nó khó nữa, và cảm thấy trong lòng vô cùng thoải mái!

Qua trải nghiệm này em đã biết cho dù nhiệm vụ như thế nào, thì không thể hoàn thành bằng cách chỉ ỷ lại vào tố chất hay kinh nghiệm được. Điều quan trọng là mưu cầu lẽ thật và nguyên tắc. Khi gặp khó khăn, nếu biết đừng quan tâm xác thịt và tham hưởng an nhàn mà thay vào đó dựa cậy Đức Chúa Trời, tìm kiếm lẽ thật để vượt qua và hoàn thành trách nhiệm, thì ta sẽ đạt được sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời và thực hiện tốt bổn phận! Em còn hiểu rằng Đức Chúa Trời chu cấp cho em một cộng sự, không có nghĩa em được ỷ lại vào họ. Thay vào đó, bọn em phải giúp đỡ và bổ sung cho khuyết điểm của nhau. Vì Đức Chúa Trời đã ban cho mỗi chúng ta ân tứ, năng lực và tố chất khác nhau, chúng ta phải đồng tâm hợp ý cộng tác và tận tâm cống hiến để hoàn thành trách nhiệm!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Bài học từ hoạn nạn

Bởi Lý Dương, Trung Quốc Tôi bị bắt vì tin Đức Chúa Trời, ngay sau Tết Âm lịch năm 2020. Lúc đưa tôi vào trại giam, họ kiểm tra sức khỏe...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger