Làm việc chiếu lệ đã làm hại tôi

23/02/2023

Bởi Hạnh Tử, Ý

Tháng 10 năm 2021, tôi bắt đầu lo việc chăm tưới người mới. Sau một tuần, tôi nhận ra có quá nhiều điều cần học. Tôi phải trang bị cho mình lẽ thật về các khải tượng, còn phải thực hành thông công về lẽ thật để giải quyết các vấn đề của họ, nhưng mà tôi hiểu lẽ thật vẫn còn nông cạn, lại không có khiếu ăn nói, nên tôi thấy bổn phận này quá khó với mình. Lúc trưởng nhóm muốn tôi nhanh chóng giải quyết các vấn đề của người mới, tôi lại càng thấy khó lòng mà làm được. Mọi người mới đều có vài vấn đề, nên để giải quyết cho họ, tôi phải tìm kiếm rất nhiều lẽ thật liên quan, và phải nghĩ cách thông công sao cho rõ ràng. Việc này mất nhiều công sức lắm. Thế nên tôi bảo trưởng nhóm rằng tôi thiếu tố chất, không thể làm tốt được việc này. Trưởng nhóm mới thông công với tôi rằng tôi cần phải gánh vác trọng trách, không được sợ chịu khổ. Nghe chị ấy thông công xong, tôi đành miễn cưỡng đồng ý, nhưng trong lòng thì chẳng muốn trả giá. Những lúc hội họp, tôi cứ thông công với người mới như thường lệ, và vì không hiểu những khó khăn của họ, tôi cứ nói lan man khi thông công và chẳng đạt được kết quả gì, khiến con số người mới tham dự hội họp đều đặn bắt đầu giảm sút. Khi trưởng nhóm biết chuyện, chị ấy bảo tôi phải hỗ trợ họ ngay lập tức, nhưng tôi lại nghĩ bụng: “Nhân sự phúc âm đã thông công nhiều về lẽ thật của khải tượng cho họ rồi, nên nếu họ vẫn không dự hội họp, mình ra tay cũng có ích gì đâu. Hơn nữa, gần đây, rất nhiều người mới bỏ bê hội họp, mình mà đi thông công với họ thì chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian, thế thì mệt mỏi lắm”. Nghĩ như vậy, tôi cứ nhắn tin chào hỏi qua loa với họ, ai không trả lời thì cho qua, không thèm để tâm đến nữa. Những người có nhiều vấn đề hơn thì tôi cho vào cuối danh sách chờ thông công, hoặc đùn đẩy họ cho nhân sự phúc âm hỗ trợ. Không lâu sau, một vài người mới không dự hội họp nữa vì đã quá lâu mà vấn đề của họ vẫn chưa được giải quyết. Mỗi khi để ý thấy có người mới bỏ hội họp là tôi lại tự trách và buồn lòng, nghĩ mình phải trả giá hơn nữa để xử lý vấn đề của họ. Nhưng khi nghĩ đến chuyện phải dốc sức thì tôi lại không muốn làm nữa.

Tôi nhớ có một người mới, trước là người Công giáo, chị ấy có quan niệm về việc Đức Chúa Trời nhập thể và công tác trong thời kỳ sau rốt, rồi chị ấy bỏ hội họp. Dù tôi nhắn tin, gọi điện thế nào, chị ấy cũng lờ tôi đi. Hai ngày sau, chị ấy nhắn tôi một tin thế này: “Tôi sinh ra trong một gia đình Công giáo. Tôi là người Công giáo từ nhỏ cho đến nay đã được 64 năm. Tôi chỉ có thể tin Đức Chúa Jêsus, tôi không thể tin Đức Chúa Trời Toàn Năng thêm nữa!”. Tôi mới trả lời: “Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là Đức Chúa Jêsus tái lâm. Cách duy nhất để vào vương quốc của Đức Chúa Trời là tiếp nhận sự xuất hiện và công tác của Chúa vào thời kỳ sau rốt”. Nhưng chị ấy không nhắn lại nữa. Tôi đã cố liên lạc vài lần nữa, nhưng chị ấy cứ lờ đi. Nên tôi đẩy vấn đề này cho trưởng nhóm, vậy mà không ngờ, chị ấy lại gửi cho tôi vài đoạn lời Đức Chúa Trời có liên quan, bảo tôi tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chuyện này. Tôi thấy mình cần phải tự trang bị quá nhiều lẽ thật, phải nghĩ cách để thông công sao cho có kết quả, thực sự là quá mệt mỏi. Người mới đâu có hồi đáp tôi, tôi có trang bị lẽ cho mình đi chăng nữa, có lẽ chị ấy cũng vẫn không chịu nghe tôi thông công, thế nên, tôi gạt chị ấy qua một bên, không quan tâm nữa. Có một người mới, ngày nào cũng bận rộn với công việc, không bao giờ có thời gian dự những buổi hội họp tôi mời. Ban đầu, ngày nào tôi cũng gửi lời của Đức Chúa Trời và thánh ca cho chị ấy, nhưng lần nào chị ấy cũng trả lời “Amen” mà chẳng hề tham gia hội họp. Cuối cùng, tôi không gửi lời Đức Chúa Trời cho chị ấy nữa. Tôi cảm thấy chị ấy bận rộn công việc quá, hoàn cảnh thực tế của chị ấy là vậy, tôi có dốc thêm bao nhiêu thời gian cũng đâu giải quyết được vấn đề này. Tôi biết mình nên căn cứ các khó khăn của chị ấy mà sắp xếp giờ họp, rồi phải tìm các đoạn lời Đức Chúa Trời có liên quan để thông công về quan niệm của chị, chỉ có như thế mới có thể có kết quả. Nhưng tôi thấy làm thế thì phức tạp và phiền toái quá, nên tôi chẳng muốn trả giá. Nhưng nếu lãnh đạo mà biết tôi không thông công với chị ấy thì sẽ xử lý tôi vì không làm công tác thực tế. Vậy nên tôi phải ép mình thông công với người mới này vài lần, và khi thấy chị ấy vẫn không tham gia hội họp, tôi cảm thấy chị ấy không khao khát lẽ thật, chứ đâu phải vì tôi không nỗ lực. Vậy là cuối cùng, tôi từ bỏ, mặc kệ chị ấy. Tôi đã luôn làm việc kiểu đối phó, trốn tránh mọi trách nhiệm. Khi gặp người mới có quan niệm và khó khăn thật sự, tôi chẳng muốn dốc sức nghĩ cách giải quyết vấn đề của họ, mà cứ thế đẩy họ qua cho trưởng nhóm. Sau vài tháng, rất ít người mới dự hội họp thường xuyên. Khi biết chuyện, lãnh đạo hội thánh đã xử lý tôi. Chị ấy bảo tôi làm việc chiếu lệ trong bổn phận và tôi cần phải thay đổi ngay lập tức. Tôi thề hứa là mình sẽ từ bỏ xác thịt và chăm tưới người mới thật tốt. Nhưng khi gặp những người mới có nhiều vấn đề, tôi vẫn không sẵn sàng trả giá để giải quyết vấn đề của họ. Thay vào đó, tôi cứ nói là mình thiếu tố chất và không phù hợp với bổn phận này. Tôi vẫn cứ làm việc chiếu lệ, không sửa đổi, không có kết quả gì trong bổn phận, nên lãnh đạo đã gay gắt xử lý tôi: “Chị làm việc quá chiếu lệ trong bổn phận, chẳng bao giờ hỏi han những khó khăn của người mới, thậm chí khi biết chuyện, chị cũng không nỗ lực giải quyết cho họ. Như thế mà là thực hiện bổn phận sao? Chị chỉ đang hại những người mới thôi. Nếu không thay đổi, chị sẽ bị cách chức”. Bị xử lý và cảnh cáo như thế, tôi vừa thấy có lỗi vừa thấy sợ. Vậy nên, tôi bắt đầu phản tỉnh: Tại sao mình không thể làm tròn bổn phận này, tại sao mình luôn thấy nó khó quá vậy?

Một hôm nọ, khi tĩnh nguyện, tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Một số người không có bất kỳ nguyên tắc nào khi thực hiện bổn phận, họ luôn đi theo những khuynh hướng riêng của mình và hành động tùy tiện. Đây là sự hấp tấp và chiếu lệ, phải không? Những người này đang lừa dối Đức Chúa Trời, phải không? Và các ngươi đã bao giờ xem xét những hậu quả của việc này là gì chưa? Nếu không chú ý đến ý muốn của Đức Chúa Trời khi các ngươi thực hiện bổn phận của mình, nếu không tận tâm, nếu không hiệu quả trong mọi việc các ngươi làm, nếu hoàn toàn không thể hành động hết lòng hết sức các ngươi, liệu các ngươi sẽ có thể nhận được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời không? Nhiều người thực hiện bổn phận của họ một cách khá miễn cưỡng, và họ không thể duy trì được. Họ không thể chịu khổ, dù chỉ một chút, và luôn cảm thấy rằng họ đã gây tổn hại lớn, họ cũng không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết bất kỳ khó khăn nào. Ngươi có thể đi theo Đức Chúa Trời đến cùng bằng cách thực hiện bổn phận của mình theo cách này không? Bất cẩn và chiếu lệ trong bất cứ việc gì ngươi làm có ổn không? Theo quan điểm của lương tâm ngươi, điều này có chấp nhận được không? Ngay cả khi được đo lường theo tiêu chí của con người, điều này cũng không đạt yêu cầu – vậy nó có thể được coi là thực hiện bổn phận một cách thỏa đáng không? Nếu ngươi thực hiện bổn phận của mình theo cách này, ngươi sẽ không bao giờ đạt được lẽ thật. Ngươi không đạt yêu cầu ngay cả để dâng sự phục vụ. Vậy thì làm thế nào ngươi có thể nhận được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời? Nhiều người sợ gian khổ khi thực hiện bổn phận, họ quá lười biếng, họ ham muốn an nhàn xác thịt, và không bao giờ có chút nỗ lực nào để học các kỹ năng chuyên môn, cũng không cố gắng và suy ngẫm về những lẽ thật của lời Đức Chúa Trời; họ nghĩ rằng làm chiếu lệ theo cách này thì sẽ đỡ phiền phức: họ không cần phải tra cứu gì hoặc phải hỏi ai, họ không cần động não hay suy nghĩ – điều đó thực sự tiết kiệm rất nhiều công sức và không khiến họ gặp khó khăn nào về thể chất, họ vẫn xoay sở để hoàn thành được nhiệm vụ. Và nếu ngươi xử lý họ, họ sẽ không tuân theo và viện cớ: ‘Tôi không lười biếng hay trốn tránh, nhiệm vụ đã hoàn thành – tại sao anh lại kén chọn như vậy? Chẳng phải đây đơn thuần là bới lông tìm vết sao? Thực hiện bổn phận như thế này là tôi đã làm tốt rồi, sao anh vẫn không hài lòng?’ Các ngươi có nghĩ rằng những người như vậy có thể tiến bộ thêm chút nào không? Họ luôn chiếu lệ khi thực hiện bổn phận của mình, và ấy thế mà lại viện ra rất nhiều lý do, và khi có vấn đề xảy ra, họ không để bất kỳ ai lên tiếng. Đây là tâm tính gì? Đây là tâm tính của Sa-tan, phải không? Người ta có thể thực hiện bổn phận của mình một cách thỏa đáng khi họ làm theo một tâm tính như vậy không? Họ có thể làm thỏa lòng Đức Chúa Trời không?(Chỉ ai thực hiện bổn phận bằng cả tấm lòng, khối óc và tâm hồn mới là người yêu kính Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đức Chúa Trời phơi bày nhiều người lười biếng trong bổn phận, luôn tham hưởng an nhàn xác thịt, thiếu mẫn cán, hài lòng với việc thể hiện vẻ ngoài bận rộn. Như thế làm sao làm tròn bổn phận được. Tôi nhận ra lý do mình không có kết quả gì trong bổn phận đâu phải vì tôi thiếu vóc giạc, thật ra là vì tôi biếng nhác, sợ chịu khổ trong bổn phận. Tôi cảm thấy chăm tưới người mới thì tôi phải hiểu nhiều lẽ thật, phải học cách giải quyết nhiều vấn đề khác nhau của họ, và như thế thì mệt nhọc quá, nên tôi cứ làm chiếu lệ cho xong. Trưởng nhóm muốn tôi xem xét các vấn đề của người mới càng sớm càng tốt, và nếu chăm chỉ làm việc, hẳn tôi có thể làm được. Nhưng khi thấy việc này khiến tôi mất nhiều thời gian và công sức, tôi đã đùn đẩy cho trưởng nhóm và nhân sự phúc âm. Tôi thấy những người mới không tham gia hội họp là vì họ có quan niệm hoặc đang gặp khó khăn, nhưng tôi vẫn cứ thờ ơ. Thậm chí khi người khác chỉ cho tôi cách để giải quyết, tôi vẫn cứ vô trách nhiệm. Thỉnh thoảng, tôi gửi lời Đức Chúa Trời hoặc thánh ca cho người mới, nhưng sau vài ngày, tôi chẳng hỏi han gì, cứ mặc kệ họ. Tôi thấy mình thật sự biếng nhác, tham hưởng an nhàn xác thịt, chẳng tận tâm với bổn phận chút nào. Tôi chỉ đang gian dối, ăn bám vào hội thánh. Tôi khiến Đức Chúa Trời ghê tởm và chán ghét!

Sau đó, tôi đã đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời. “Hiện tại không có nhiều cơ hội để thực hiện bổn phận, vì vậy ngươi phải nắm lấy cơ hội khi có thể. Chính xác là khi đối mặt với một bổn phận, ngươi phải cố gắng hết sức mình; đó là khi ngươi phải xả thân, dâng mình cho Đức Chúa Trời, và khi ngươi cần phải trả giá. Đừng kìm hãm bất cứ điều gì, nuôi bất kỳ âm mưu nào, chừa đường xoay sở hay cho mình một lối thoát. Nếu ngươi chừa đường xoay sở, tính toán, hoặc xảo trá và gian dối, thì ngươi nhất định sẽ làm một công việc tồi tệ. Giả sử ngươi nói: ‘Không ai thấy mình hành động ranh ma cả. Tuyệt!’. Đây là kiểu suy nghĩ gì? Ngươi có nghĩ rằng mình đã dùng vải thưa che mắt thánh với mọi người và cả với Đức Chúa Trời không? Thế nhưng trên thực tế, Đức Chúa Trời có biết những gì ngươi đã làm hay không? Ngài biết. Trên thực tế, bất cứ ai tiếp xúc với ngươi một thời gian đều sẽ nhận ra sự bại hoại và đê hèn của ngươi, và dù họ có thể không nói thẳng ra như vậy, nhưng trong lòng họ sẽ có những đánh giá về ngươi. Đã có nhiều người bị vạch trần và loại bỏ vì rất nhiều người khác đã dần hiểu được họ. Một khi tất cả mọi người đều nhìn thấu thực chất của họ, mọi người sẽ phơi bày con người thật của những người đó và tống cổ họ. Vì vậy, dù có theo đuổi lẽ thật hay không, con người cũng nên làm tròn bổn phận của mình, làm hết khả năng của mình; họ nên sử dụng lương tâm để làm những việc thực tế. Ngươi có thể có những khiếm khuyết, nhưng nếu ngươi có thể hiệu quả khi thực hiện bổn phận của ngươi, thì sẽ không đến mức bị loại bỏ. Nếu ngươi luôn nghĩ rằng mình ổn, rằng ngươi chắc chắn sẽ không bị loại bỏ, và ngươi vẫn không phản tỉnh hoặc cố gắng tự biết mình, ngươi phớt lờ những nhiệm vụ thích hợp của mình, luôn bất cẩn và chiếu lệ, thì khi những người được Đức Chúa Trời chọn thực sự không còn khoan nhượng được với ngươi, họ sẽ vạch trần con người ngươi, và rất có thể ngươi sẽ bị loại bỏ. Đó là bởi vì mọi người đã nhìn thấu ngươi và ngươi đã đánh mất phẩm giá, nhân cách của mình. Nếu không ai tin tưởng ngươi, liệu Đức Chúa Trời có thể tin tưởng ngươi không? Đức Chúa Trời nhìn tận đáy lòng con người: Ngài tuyệt đối không thể tin tưởng một người như vậy. … Những người đáng tin cậy là những người có nhân tính, và những người có nhân tính thì sở hữu lương tâm và ý thức, và rất dễ để họ làm tròn bổn phận của mình, vì họ coi bổn phận là nghĩa vụ. Những người không có lương tâm hoặc ý thức thì nhất định sẽ thực hiện bổn phận của mình một cách tệ hại, và họ không có ý thức trách nhiệm đối với bổn phận của mình cho dù bổn phận đó là gì. Những người khác luôn luôn phải lo lắng cho họ, giám sát họ và hỏi han về sự tiến bộ của họ; nếu không, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ trong khi họ thực hiện bổn phận, mọi thứ có thể xảy ra sai sót trong khi họ thực hiện nhiệm vụ, và điều này sẽ rắc rối không đáng. Tóm lại, mọi người luôn luôn cần tự nhìn lại bản thân khi thực hiện bổn phận của mình: ‘Mình đã thực hiện đầy đủ bổn phận này chưa? Mình đã để tâm vào đó chưa? Hay là mình chỉ làm cho qua chuyện?’. Nếu ngươi luôn bất cẩn và chiếu lệ, thì ngươi đang gặp nguy hiểm. Chí ít điều đó có nghĩa là ngươi không có uy tín và mọi người không thể tin tưởng ngươi. Nghiêm trọng hơn, nếu ngươi chỉ qua loa khi thực hiện bổn phận, và nếu ngươi luôn lừa dối Đức Chúa Trời, thì ngươi gặp nguy hiểm vô cùng! Hậu quả của việc cố ý giả dối là gì? Mọi người có thể thấy rằng ngươi đang cố ý vi phạm, rằng ngươi đang sống theo không gì khác ngoài tâm tính bại hoại của chính ngươi, rằng ngươi hoàn toàn bất cẩn và chiếu lệ, rằng ngươi không thực hành lẽ thật – điều khiến ngươi không có nhân tính! Nếu điều này bộc lộ xuyên suốt nơi ngươi, nếu ngươi tránh những sai lầm lớn nhưng không ngừng mắc phải những lỗi nhỏ, và từ đầu đến cuối không ăn năn, thì ngươi là một trong những kẻ đồi bại, một kẻ chẳng tin và phải bị thanh trừ. Những hậu quả như vậy rất khủng khiếp – ngươi bị vạch trần hoàn toàn và bị đào thải như một kẻ chẳng tin và đồi bại(Lối vào sự sống bắt đầu bằng việc thực hiện bổn phận, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Việc ngươi nghĩ thế nào về sự ủy thác của Đức Chúa Trời là cực kỳ quan trọng, và đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Nếu ngươi không thể hoàn thành những gì Đức Chúa Trời đã giao phó cho con người, thì ngươi không phù hợp để sống trong sự hiện diện của Ngài và phải bị trừng phạt. Trời định và đất thừa nhận rằng con người phải hoàn thành bất kỳ sự ủy thác nào Đức Chúa Trời giao phó cho họ; đây là trách nhiệm cao nhất của họ, và cũng quan trọng như chính sự sống của họ. Nếu ngươi không coi trọng sự ủy thác của Đức Chúa Trời, thì ngươi đang phản bội Ngài theo cách trầm trọng nhất; trong chuyện này, ngươi còn thảm thương hơn cả Giu-đa, và phải bị nguyền rủa(Làm thế nào để biết bản tính con người, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đối diện với sự mặc khải của lời Đức Chúa Trời, tôi có thể cảm thấy sự chán ghét và thịnh nộ của Ngài đối với những ai chiếu lệ trong bổn phận. Họ thiếu lương tâm và lý trí, thiếu nhân cách và tôn nghiêm, hoàn toàn không đáng tin chút nào. Nếu vẫn không chịu ăn năn, thì họ là những kẻ hành ác, kẻ chẳng tin, và phải bị thải loại. Chăm tưới người mới là công tác quan trọng. Họ vừa mới tiếp nhận công tác mới của Đức Chúa Trời nên họ cần được chăm tưới thêm để bén rễ trên con đường thật để Sa-tan không cướp họ đi được. Hơn nữa, đâu ai dễ dàng hay thuận lợi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời, và phải có một số người chấp nhận trả giá để chăm tưới và giúp đỡ họ. Chỉ khi đó, mới có thể đưa họ đến trước Đức Chúa Trời. Là người chăm tưới, trách nhiệm của tôi là chăm tưới người mới. Nhất là khi gặp những người mới có khó khăn, tôi phải có ý thức cấp bách và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề của họ. Nhưng thay vào đó, tôi trốn tránh việc nặng nhọc, lại còn lươn lẹo. Khi thấy người mới gặp khó khăn, tôi luôn chọn xử lý những vấn đề dễ giải quyết, còn những vấn đề khó thì tôi gạt đi, mặc kệ chúng. Tệ hơn nữa, rõ ràng tôi đã gian xảo và vô trách nhiệm trong bổn phận, khiến nhiều người mới không tham dự hội họp, thậm chí từ bỏ, thế mà tôi lại trốn tránh trách nhiệm bằng cách nói họ không khao khát lẽ thật, hoặc nói rằng tôi thiếu tố chất, không giải quyết được vấn đề của họ để lừa dối người khác và xóa cho tôi tội làm việc chiếu lệ. Chẳng phải tôi đang làm bổn phận như kiểu người ngoại đạo làm việc cho chủ hay sao? Tôi giở trò, làm việc qua loa cho xong ngày, chẳng có lương tâm hay ý thức gì. Đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm, mà tôi vẫn cố lừa dối Ngài không chút đắn đo. Tôi thật quá xảo trá và gian dối! Tôi chẳng hề có chút nhân tính nào. Thời tôi mới tiếp nhận phúc âm thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời, ngày nào tôi cũng bận rộn với công việc, bố mẹ thì cản trở đức tin của tôi, tôi thật sự quá căng thẳng, thậm chí còn bỏ tham dự hội họp. Nhưng các anh chị em đã kiên nhẫn thông công lẽ thật với tôi hết lần này đến lần khác, sắp đặt hội họp phù hợp với giờ giấc của tôi. Nhiều lúc, tôi không tham dự được vì quá bận công việc, vậy là các anh chị em đạp xe đường xa đến để thông công lời Đức Chúa Trời với tôi, giúp đỡ và hỗ trợ tôi. Chỉ có như thế, tôi mới biết về công tác của Đức Chúa Trời, và thấy rằng cách duy nhất để được cứu rỗi là mưu cầu lẽ thật. Rồi tôi sẵn lòng tham dự hội họp và thực hiện bổn phận. Hội thánh luôn nhấn mạnh rằng chăm tưới người mới thì cần có sự nhẫn nại và biết quan tâm nhiều đến khó khăn của họ, rằng ta phải khích lệ họ tham dự hội họp để họ có thể bén rễ trên con đường thật càng sớm càng tốt. Tôi thấy Đức Chúa Trời đầy yêu thương và khoan dung với chúng ta, Ngài cứu rỗi chúng ta hết sức có thể. Ngài vô cùng tận tâm với mỗi một người tìm hiểu con đường thật. Chỉ cần có chút hy vọng, Ngài sẽ không từ bỏ. Còn phần tôi, Tôi lạnh lùng và vô trách nhiệm với người mới, chẳng quan tâm đến sự sống của họ, nghĩa là vấn đề của họ không được xử lý nhanh chóng, và một số chẳng muốn tham dự hội họp nữa. Nhìn lại hành vi của tôi, như thế mà là thực hiện bổn phận sao? Tôi chỉ đang hành ác, cố lừa phỉnh và gian dối với Đức Chúa Trời! Nhận ra điều này, tôi thấy vô cùng có lỗi, hận mình vì đã quá thiếu nhân tính.

Sau đó, tôi đọc đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Ngươi có hài lòng sống dưới ảnh hưởng của Sa-tan, với sự bình yên, vui vẻ, và một chút an nhàn xác thịt không? Chẳng phải ngươi là hạng người thấp kém nhất trong tất cả sao? Chẳng có ai ngu ngốc hơn những người đã nhìn thấy sự cứu rỗi nhưng không theo đuổi để có được điều đó; đây là những người đã chìm đắm trong xác thịt và yêu mến Sa-tan. Ngươi hi vọng rằng đức tin vào Đức Chúa Trời sẽ không mang lại bất kỳ thử luyện, phiền não, hay một chút khó khăn nào. Ngươi luôn tìm kiếm những thứ vô giá trị và ngươi không coi trọng sự sống, thay vào đó đặt những suy nghĩ ngông cuồng của mình lên trước lẽ thật. Ngươi thật vô giá trị! Ngươi sống như một con lợn – có gì khác giữa ngươi với lợn và chó chứ? Chẳng phải những kẻ yêu mến xác thịt thay vì kiếm tìm lẽ thật đều là súc vật? Chẳng phải những người chết không có linh hồn đều là những thây ma biết đi? Có bao nhiêu lời đã được phán dạy trong các ngươi? Chỉ một chút công việc đã được thực hiện trong số các ngươi? Ta đã cung cấp trong các ngươi bao nhiêu rồi? Thế vì cớ gì ngươi vẫn chưa có được điều đó? Ngươi có gì để phàn nàn? Chẳng phải là ngươi chẳng có được gì bởi lẽ ngươi quá yêu xác thịt? Và chẳng phải vì suy nghĩ của ngươi quá ngông cuồng? Chẳng phải vì ngươi quá ngu ngốc? Nếu ngươi không thể có được các phước lành này, ngươi có thể đổ lỗi cho Đức Chúa Trời vì không cứu rỗi ngươi không? … Ta cho ngươi con đường thật mà chẳng đòi hỏi nhận lại điều gì, vậy mà ngươi không theo đuổi. Ngươi có phải là một trong những người tin vào Đức Chúa Trời không? Ta ban cho ngươi cuộc đời con người thực sự, nhưng ngươi không theo đuổi. Ngươi không khác gì chó hay lợn sao? Con lợn không tìm kiếm cuộc sống con người, chúng không tìm kiếm việc được làm cho tinh sạch, và chúng không hiểu cuộc đời là gì. Mỗi ngày, chúng chỉ đơn giản ăn no ngủ say. Ta đã cho ngươi con đường nhưng ngươi vẫn chưa đạt được: Ngươi trắng tay. Ngươi có muốn tiếp tục cuộc sống này, cuộc sống của một con lợn không? Những người như vậy sống có ý nghĩa gì? Cuộc sống của ngươi thật đáng khinh và hèn mọn, ngươi sống trong dơ bẩn và phóng túng, và ngươi không theo đuổi bất kỳ mục tiêu nào; chẳng phải cuộc sống của ngươi hèn mọn nhất trong muôn loài? Các ngươi có mặt mũi nào mà nhìn Đức Chúa Trời? Nếu các ngươi tiếp tục sống như vậy, chẳng phải các ngươi sẽ không thu nhận được điều gì sao? Ngươi đã được trao con đường thật nhưng cuối cùng ngươi có thể đạt được điều đó hay không còn tùy vào sự theo đuổi của riêng ngươi(Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đọc những lời Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta có trách nhiệm, tôi thấy vô cùng có lỗi và tự trách. Để làm tinh sạch và biến đổi tâm tính bai hoại của chúng ta, để cho chúng ta cơ hội được cứu rỗi, Đức Chúa Trời khẩn thiết cung dưỡng cho chúng ta quá nhiều lẽ thật, Ngài đã thông công rất chi tiết về mọi phương diện của lẽ thật, sợ rằng chúng ta sẽ không hiểu nổi. Đức Chúa Trời đã trả giá đắt cho chúng ta. Bất kỳ ai có nhân loại thì phải nỗ lực mưu cầu lẽ thật và tận tụy với bổn phận. Nhưng tôi lại hoàn toàn thiếu lương tâm. Tôi chẳng hề mưu cầu lẽ thật chút nào, tôi chỉ quan tâm đến an nhàn xác thịt, vẫn sống theo những triết lý Sa-tan như “Sống được ngày nào cứ hay ngày ấy”, “Đời người ngắn lắm, cứ vui hưởng đi”. Tôi cảm thấy trong mấy chục năm sống trên đời, phải biết đối tốt với bản thân, đừng bắt bản thân phải căng thẳng quá. Chúng ta phải sống vô ưu vô lo, hạnh phúc vui vẻ. Tôi làm bổn phận với tâm thức là tôi không nên chịu những sự mệt mỏi hay bất tiện cho xác thịt. Tôi cứ làm những gì dễ nhất thôi. Hễ phải vắt óc suy nghĩ gì, là tôi liền cảm thấy phản đối và từ bỏ, tôi đẩy vấn đề sang cho người khác, gác lại đó, hoặc cứ lờ nó đi. Tôi chẳng xem trọng bổn phận chút nào, nên vấn đề của những người mới chẳng được giải quyết, rồi họ không tham dự hội họp nữa. Chỉ đến lúc đó, tôi mới nhận ra rằng những triết lý Sa-tan đã khiến tôi ngày càng sa đọa. Tôi hệt như con heo, tham hưởng an nhàn, chẳng mưu cầu lẽ thật chút nào, thất bại thảm hại trong bổn phận, chẳng hề để tâm chút gì. Tôi đã bỏ bê bổn phận của mình, chẳng đạt được lẽ thật mình nên đạt, chẳng làm tròn trách nhiệm. Thế chẳng phải tôi là kẻ hoàn toàn vô dụng sao? Tôi thật sự đã trải nghiệm được rằng sự tham hưởng an nhàn xác thịt đang làm hại tôi, hủy hoại cơ hội được cứu rỗi của tôi. Gặp khó khăn trong bổn phận thật ra là cơ hội tốt để cậy dựa Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật. Các khó khăn buộc tôi tìm kiếm lẽ thật và học cách tuân theo nguyên tắc trong bổn phận, chúng hướng tôi mưu cầu lẽ thật và lối vào sự sống. Nhưng tôi xem chúng là những thứ phiền toái, là gánh nặng cần rũ bỏ. Nhận ra thế, tôi thật sự ân hận về cách tôi nuông chiều xác thịt, và đã mất quá nhiều cơ hội để học hiểu lẽ thật. Tôi không muốn tiếp tục làm việc qua loa nữa, tôi phải từ bỏ xác thịt và dốc lòng vào bổn phận.

Một hôm nọ, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời khiến tôi hiểu rõ hơn hậu quả của làm việc chiếu lệ trong bổn phận. Lời Đức Chúa Trời phán: “Giả sử có một công việc có thể được một người hoàn thành trong một tháng. Nếu phải mất sáu tháng để làm công việc này, thì năm trong sáu tháng này có phải là một sự tổn thất không? Liên quan đến việc rao truyền Phúc Âm, một số người sẵn lòng suy xét con đường thật và chỉ cần một tháng là được cải đạo, sau đó họ gia nhập hội thánh và tiếp tục được chăm tưới và chu cấp. Họ chỉ mất sáu tháng để thiết lập nền tảng. Nhưng nếu thái độ của người rao truyền Phúc Âm là thái độ thờ ơ và chiếu lệ, và các lãnh đạo và người làm công không có ý thức trách nhiệm, và cuối cùng phải mất nửa năm để cải đạo người đó, thì chẳng phải nửa năm này cấu thành sự tổn thất về sự sống của người đó sao? Nếu họ gặp đại họa và thiếu nền tảng, thì họ sẽ gặp nguy hiểm, và chẳng phải ngươi sẽ nợ họ sao? Sự tổn thất như vậy không đo lường được về mặt tài chính, hay dùng tiền bạc. Ngươi đã trì hoãn sự hiểu biết của họ về lẽ thật nửa năm, ngươi đã trì hoãn việc họ thiết lập nền tảng và thực hiện bổn phận của họ nửa năm. Ai sẽ chịu trách nhiệm về việc này? Các lãnh đạo và người làm công có thể chịu trách nhiệm về việc này không? Trách nhiệm về sự sống của một ai đó nằm ngoài khả năng gánh chịu của bất kỳ ai(Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Lời Đức Chúa Trời bày tỏ thật sự khiến tôi đau lòng, khổ sở. Tôi giống hệt lãnh đạo giả không làm công tác thực tế, chểnh mảng trong bổn phận và vô trách nhiệm, khiến nhiều người mới không dự hội họp, một số còn từ bỏ đức tin vì vấn đề của họ không được giải quyết. Chăm tưới người mới như thế chẳng phải là làm hại họ sao? Dù cho một số người không từ bỏ đức tin, nhưng sự sống của họ bị tổn hại vì họ bám vào quan niệm và không dự hội họp một thời gian dài. Đấy là những tổn hại tôi không thể nào bù đắp nổi. Nếu tôi không quá quan tâm đến xác thịt, nếu tôi có thể trả giá và nghiêm túc xử lý các vấn đề của người mới, thì có lẽ một vài người đã có thể bén rễ trên con đường thật và biết được lẽ thật sớm hơn, được sống đời sống hội thánh, thực hiện bổn phận, và tích lũy việc lành sớm hơn, rồi mọi chuyện sẽ đâu thành ra như thế này. Nhưng lúc đó, nói gì thì cũng đã muộn rồi. Nghĩ về những người mới không muốn dự hội họp, tôi cảm thấy buồn và có lỗi, mắc nợ Đức Chúa Trời vô cùng. Đấy chính là sự vi phạm, là vết nhơ trong bổn phận của tôi! Tôi cùng thấy vô cùng hối hận và sợ hãi, cảm giác như mình đã gây ra vấn đề lớn và xúc phạm tâm tính Đức Chúa Trời. Tôi khóc lóc cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con luôn tham hưởng an nhàn và chiếu lệ trong bổn phận, nên đã khiến Ngài chán ghét. Con muốn ăn năn với Ngài và dùng hành động thực tế mà bù đắp cho những vi phạm của con. Xin Ngài soi xét lòng con, và nếu con vẫn cứ chiếu lệ, xin Ngài sửa dạy và sửa phạt con”.

Rồi tôi tìm đến những người mới đang tiêu cực, yếu đuối và không tham dự hội họp, tôi bắt đầu tìm lời của Đức Chúa Trời để giải quyết vấn đề của họ. Tôi còn hỏi các chị em giỏi chăm tưới để biết thêm về nguyên tắc và cách tiếp cận. Rồi tôi liên lạc một người mới có quan niệm tôn giáo và không tham dự hội họp. Tôi nhắn nhiều tin cho chị ấy, nhưng chị ấy chẳng hề trả lời gì. Nhiệt tình của tôi vì thế mà cũng sụt giảm, tôi thấy mình cứ mặc kệ thì hơn. Sự thật là chính chị ấy không chịu hồi đáp mà. Tôi cũng gửi tin nhắn cho một người mới vốn bận rộn với công việc suốt, và khi thấy chị ấy từ chối lời mời tham dự hội họp, tôi chẳng muốn trả giá thêm để hỗ trợ chị ấy nữa. Rồi tôi nghĩ về lời cầu nguyện với Đức Chúa Trời, và nhớ lại những lời này của Ngài: “Thực ra, khi mọi người thực hiện bổn phận của mình là họ đang làm những gì họ phải làm. Nếu ngươi làm điều đó trước Đức Chúa Trời, nếu ngươi thực hiện bổn phận của mình và quy phục Đức Chúa Trời với thái độ trung thực và với tấm lòng, thì chẳng phải thái độ này sẽ càng đúng đắn hơn nhiều sao? Vậy thì ngươi nên áp dụng thái độ này vào cuộc sống hàng ngày của mình như thế nào? Ngươi phải biến việc ‘thờ phụng Đức Chúa Trời bằng tấm lòng và sự trung thực’ thành thực tế của mình. Bất cứ khi nào ngươi muốn bê trễ và chỉ làm lấy lệ, bất cứ khi nào ngươi muốn hành động mưu mẹo và lười biếng, cũng như bất cứ khi nào ngươi xao nhãng hay muốn bản thân hưởng thụ, thì ngươi nên suy nghĩ kỹ về điều đó: ‘Khi cư xử như vậy, tôi có phải là người không đáng tin cậy không? Đây có phải là dốc lòng thực hiện bổn phận của mình không? Tôi có đang bất trung khi làm điều này không? Khi làm điều này, có phải tôi đang không hoàn thành sự ủy thác mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho tôi không?’ Đây là cách ngươi nên tự nhìn lại mình. Nếu ngươi có thể đi đến chỗ nhận biết rằng mình luôn bất cẩn và chiếu lệ trong bổn phận, bất trung, và đã làm tổn thương Đức Chúa Trời, thì ngươi nên làm gì? Ngươi nên nói rằng: ‘Lúc đó mình đã cảm thấy có điều gì đó không ổn ở đây, nhưng mình không coi đó là vấn đề; mà cứ hồn nhiên khỏa lấp nó. Đến bây giờ mình mới nhận ra rằng mình thực sự đã bất cẩn và chiếu lệ, rằng mình chưa làm tròn trách nhiệm. Mình thật sự thiếu lương tâm và lý trí!’. Ngươi đã tìm ra vấn đề và bắt đầu tự biết mình một chút – vì vậy bây giờ ngươi phải xoay chuyển bản thân! Thái độ của ngươi đối với việc thực hiện bổn phận là sai. Ngươi đã bất cẩn như thể đó là công việc phụ, và ngươi đã không hết lòng. Nếu ngươi bất cẩn và chiếu lệ như thế này lần nữa, ngươi phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài sửa dạy và sửa phạt ngươi. Người ta phải có một ý chí như vậy khi thực hiện bổn phận. Chỉ khi đó, họ mới có thể thực sự ăn năn. Người ta chỉ xoay chuyển chính mình khi lương tâm họ trong sạch và thái độ của họ đối với việc thực hiện bổn phận được biến cải(Chỉ khi thường xuyên đọc lời Đức Chúa Trời và suy ngẫm về lẽ thật thì mới có con đường phía trước, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi thấy ra rằng làm tròn bổn phận đâu phải việc khó khăn gì, và chúng ta phải thật tâm, tiếp nhận sự soi xét của Đức Chúa Trời, làm hết sức để thực hiện những gì chúng ta biết và có thể, chứ đừng dùng chiêu trò hoặc làm chiếu lệ. Có thái độ như thế thì chúng ta mới làm tròn bổn phận được. Vậy là tôi quyết tâm lần này tôi không được phụ lòng Đức Chúa Trời nữa. Tôi phải thể hiện lòng ăn năn với Ngài, phải thật sự dốc sức và thành tâm, dù cho sau khi được tôi hỗ trợ và giúp đỡ mà những người mới này vẫn không tham dự hội họp, thì tôi vẫn phải làm tròn bổn phận, đừng để phải thấy có lỗi.

Tôi đã nói chuyện với một người chị em khác đang tìm kiếm con đường thực hành, đồng thời cũng liên lạc để thông công với một người mới đang có quan niệm tôn giáo. Tôi mở lòng với chị ấy về con đường đức tin của mình. Ngạc nhiên thay, chị ấy đã trả lời tin nhắn của tôi. Chị ấy thật sự thích các buổi hội họp, nhưng đang còn vài quan niệm và mơ hồ chưa được giải quyết. Tôi thật sự cảm động trước những lời từ đáy lòng của chị ấy, và đã thông công về các quan niệm của chị. Cuối cùng, chị đồng ý tham dự hội họp, và chẳng bao lâu sau đã đảm nhận bổn phận. Thấy mọi chuyện xoay chuyển như thế, lòng tôi dâng lên một cảm giác khó tả. Tôi vừa mừng vừa hối hận. Nếu không có sự khai sáng của lời Đức Chúa Trời cho phép tôi hiểu mình và sửa đổi thái độ đối với bổn phận, thì tôi đã mắc thêm vi phạm khác rồi. Sau đó, tôi cố liên lạc một người mới đang bận rộn công việc. Trước đây, tôi luôn thúc chị ấy tham dự hội họp mà chẳng nghĩ đến những khó khăn của chị. Lần này, tôi dựa trên hoàn cảnh của chị mà thông công về lời Đức Chúa Trời, đồng thời điều chỉnh thời gian hội họp cho phù hợp. Khi chị ấy quá bận không thể hội họp, thì tôi đọc lời Đức Chúa Trời cùng chị khi chị có thời gian rảnh, kiên nhẫn thông công với chị. Rồi chị ấy bắt đầu sẵn sàng mở lòng với tôi và nói về lời Đức Chúa Trời mà chị đã đọc. Chị ấy còn vui mừng bảo tôi rằng dù có thế nào đi nữa, chị sẽ không từ bỏ việc hội họp và ăn uống lời Đức Chúa Trời. Sau đó, chị ấy không bỏ buổi hội họp nào nữa, dù công việc có bận rộn thế nào, chị cũng dành thời gian để suy ngẫm lời Đức Chúa Trời,. Sau đó, tôi nâng đỡ thêm nhiều người mới, đưa họ về lại với hội thánh. Khi đã chỉnh đốn thái độ, cậy dựa Đức Chúa Trời và thật sự dốc sức, tôi đã có kết quả tốt hơn trong bổn phận.

Trước đây, tôi đã gian xảo và chiếu lệ trong bổn phận. Dù tôi không chịu khổ phần xác, nhưng lại luôn sống trong khổ sở, chẳng cảm nhận được sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, ngày càng thiếu hiệu quả trong bổn phận, hoàn toàn không có sự khai sáng, luôn lo rằng Đức Chúa Trời sẽ bỏ rơi và đào thải tôi. Tôi cũng đau lòng và khổ sở vô cùng. Khi đã dốc lòng vào bổn phận, tôi có thể cảm nhận sự hiện diện và hướng dẫn của Đức Chúa Trời. Tôi cũng tiến bộ trong bổn phận, cảm thấy bình an và thanh thản. Tôi đã thật sự cảm nghiệm được tầm quan trọng của thái độ đối với bổn phận. Khi gặp khó khăn, chỉ có thật sự trả giá và làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì chúng ta mới đạt được sự khai sáng của Đức Thánh Linh và có được thành quả trong bổn phận.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Tánh tự cao đi trước sự sa ngã

Bởi Tâm Khiết, Trung Quốc Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Sự kiêu ngạo là gốc rễ của tâm tính bại hoại ở con người. Con người càng kiêu ngạo...

Câu chuyện của Angel

Bởi An Kỳ, Myanmar Vào tháng 8 năm 2020, tôi gặp được chị Diệp Hương trên Facebook. Chị ấy bảo tôi rằng Đức Chúa Jêsus đã tái lâm, Ngài...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger