Điều tôi rút ra được từ thất bại

02/12/2022

Bởi Thích Phóng, Hàn Quốc

Năm 2014, tôi rèn luyện làm người sản xuất video cho hội thánh. Lúc đó, bắt đầu tiến hành sản xuất một video mới. Trong quá trình chuẩn bị, có vài việc và kỹ thuật mà tôi chưa nắm vững cho lắm. Khi gặp khó khăn, tôi thông công với người khác về nguyên tắc và tìm giải pháp. Sau một thời gian, tôi dần quen thuộc và thành thạo các kỹ thuật này. Lúc người khác gặp khó khăn, họ đều tìm tôi để thảo luận. Sau đó, tôi được bầu làm trưởng nhóm. Tôi có thể giải quyết một vài vấn đề trong nhóm, và nghĩ mình làm rất giỏi, nếu không sao lại được bầu làm trưởng nhóm chứ? Khi thảo luận công tác trong nhóm, tôi luôn chiếm vai trò trung tâm. Khi thảo luận mà có bất đồng ý kiến, thì tôi chia sẻ kinh nghiệm làm việc trước đây của mình để ai cũng biết quan điểm của tôi có căn cứ, và cuối cùng, nhóm luôn làm theo cách của tôi.

Sau đó, hội thánh bầu lên hai người giám sát mới. Khi thấy họ là cộng sự cũ của tôi, chị Trương và chị Lý. Tôi thấy quá sốc. “Cả hai người họ đều có kỹ năng bình thường, không nhiều kinh nghiệm, liệu họ có làm nổi việc của người giám sát không? Kỹ năng của mình tốt hơn họ. Giờ ai chỉ đạo ai làm việc đây?”. Sau đó, tôi cảm thấy khinh thị khi những người giám sát đôn đốc công việc. Có lần nọ, chị Trương tìm gặp tôi, nói rằng một video do nhóm tôi phụ trách có vài vấn đề, và chị ấy đề xuất vài chỉnh sửa. Nghe thế, tôi thấy hơi mất mặt, nóng nảy nói ngay: “Những thay đổi chị đề xuất không ổn đâu. Nếu làm theo ý chị, thì đoạn mở đầu và đoạn kết không khớp. Trước khi nêu ý kiến, chị phải xem tổng thể ý tưởng, chứ đừng chỉ xem phần này. Chị phải tìm hiểu thêm về công việc này, thường xuyên học hỏi mới được”. Nghe thế, chị ấy đỏ bừng mặt, xấu hổ không nói nên lời. Hai người anh em thâm niên cũng góp lời ủng hộ tôi. Thấy ai cũng đồng ý với mình, tôi có phần tự mãn. “Thấy chưa, suy nghĩ của chúng tôi trước đó tốt hơn của chị. Về chuyện sản xuất video, kỹ năng của tôi chắc chắn tốt hơn cả hai chị!”. Sau đó, khi họ nêu đề xuất về các video tôi sản xuất, tôi càng không tiếp thu, thậm chí còn xem thường họ, nghĩ bụng rằng: “Kỹ năng của các chị kém hơn tôi. Các chị đừng đề xuất phá tôi nữa”. Cuối cùng, hai người giám sát bị tôi kìm hãm. Có lần, người giám sát đến nói chuyện với tôi rằng: “Khi cộng tác với anh, chúng tôi bị anh kìm hãm quá. Chúng tôi biết mình thiếu kỹ năng chuyên môn, nên khi anh thấy chúng tôi có thiếu sót gì, nhờ anh chỉ ra cho. Như thế, chúng ta có thể làm việc hòa hợp với nhau. Còn nữa, tôi mong anh đừng lúc nào cũng giữ quan điểm của mình. Những lúc gặp ý kiến bất đồng, nếu anh chịu tìm kiếm thêm, chúng ta có thể cùng thông công về nguyên tắc, bổ sung cho điểm yếu của nhau và làm tốt công việc sản xuất video”. Nghe thế, bên ngoài tôi thừa nhận mình có biểu hiện tâm tính kiêu ngạo, nhưng trong lòng, tôi chẳng tiếp nhận. Tôi nghĩ: “Tôi hiểu nguyên tắc hơn các chị, nên khi các chị sai, tôi phải chỉnh đốn chứ. Đúng là tôi có biểu hiện đôi chút tâm tính kiêu ngạo, nhưng đó là vì công tác mà thôi. Các chị thấy bị kìm hãm vì các chị quá coi trọng hư vinh và thể diện”. Về chuyện này, tôi chẳng phản tỉnh bản thân mà lại còn hành động tệ hại hơn.

Một tối nọ, nhóm tôi thảo luận ý tưởng sản xuất cho một video. Vì ý tưởng video khá là phức tạp và khó, nên bàn thảo vài tiếng mà chưa quyết được gì. Tôi bắt đầu mất kiên nhẫn, trong bụng nghĩ thầm “Giám sát các người nghĩ gì vậy? Không chỉ đạo được công việc chuyên môn đã đành, lại còn không quyết được kế hoạch dựa theo nguyên tắc sao?” Vậy là tôi nói với hai chị giám sát: “Các chị bị gì vậy? Các chị cứ lần lữa mấy tiếng rồi, sao các chị không thể tập trung vào một ý tưởng nào? Giám sát các chị thật vô dụng!”. Nghe tôi phàn nàn, vài người khác cũng hùa theo: “Phải đấy, chúng tôi đều đang chờ. Đừng cứ ngồi đó phí phạm thời gian”. Người khác lại bảo: “Nhanh ra quyết định đi. Cũng đã muộn rồi”. Chúng tôi phàn nàn khiến các giám sát càng bồn chồn và phải giảm bớt lời thông công.

Sau đó, khi biết về hành vi của tôi, lãnh đạo hội thánh đã xử lý tôi rằng: “Tâm tính anh quá kiêu ngạo, thích kìm hãm người khác. Anh không thể cộng tác bình thường với người khác. Anh là trưởng nhóm mà không bảo vệ công tác của hội thánh. Thay vào đó, anh dẫn đầu trong việc phàn nàn và chỉ trích người khác, gieo chia rẽ trong nhóm và cản trở người giám sát làm việc của họ, dẫn đến trì hoãn công tác sản xuất video. Hành động của anh là gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh”. Sau khi bị lãnh đạo xử lý, tôi chấn động lắm. “Gì cơ?”. Tôi nghĩ. “Mình gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác sao? Rõ ràng những người giám sát không đủ kỹ năng, không thể làm công tác thực tế. Năng lực làm việc của mình tốt hơn họ, nắm vững nguyên tắc hơn họ. Mình để ý thấy họ làm sai, nên mới chỉnh đốn họ. Thế mà là gây nhiễu loạn và gián đoạn sao?”. Lãnh đạo thấy tôi ngoan cố và chống đối, nên anh ấy đọc cho tôi vài đoạn lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán: “Nếu trong lòng ngươi, ngươi thực sự hiểu được lẽ thật, thì ngươi sẽ biết cách thực hành lẽ thật và vâng phục Đức Chúa Trời, và đương nhiên sẽ dấn bước trên con đường theo đuổi lẽ thật. Nếu con đường ngươi bước đi là con đường đúng và phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, thì công tác của Đức Thánh Linh sẽ không rời khỏi ngươi – như thế sẽ có ngày càng ít nguy cơ ngươi phản bội Đức Chúa Trời. Không có lẽ thật, rất dễ làm điều ác, và ngươi sẽ làm điều đó dù bản thân không muốn vậy. Chẳng hạn, nếu ngươi có một tâm tính kiêu ngạo và tự phụ, thì việc bảo ngươi đừng đối nghịch với Đức Chúa Trời sẽ chẳng kết quả gì, ngươi không thể cưỡng lại, nó nằm ngoài tầm kiểm soát của ngươi. Ngươi sẽ không chủ tâm làm điều đó; ngươi sẽ làm điều đó dưới sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của mình. Sự kiêu ngạo và tự phụ của ngươi sẽ khiến ngươi coi thường Đức Chúa Trời và xem Ngài là tầm thường; chúng sẽ khiến ngươi tự đề cao bản thân, không ngừng khoe khoang về bản thân; chúng sẽ khiến ngươi coi khinh những người khác, sẽ khiến ngươi không có ai trong lòng ngoài bản thân mình; chúng sẽ cướp vị trí của Đức Chúa Trời trong lòng ngươi, và cuối cùng sẽ khiến ngươi ngồi vào chỗ của Đức Chúa Trời và đòi hỏi mọi người phải quy phục mình, khiến ngươi sùng bái suy nghĩ, ý tưởng và quan niệm của mình như là lẽ thật. Bao nhiêu sự ác được thực hiện bởi những người chịu sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của họ!(Chỉ có theo đuổi lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt).

Có nhiều loại tâm tính bại hoại có trong tâm tính Sa-tan, nhưng rõ ràng nhất và nổi bật nhất là tâm tính kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo là gốc rễ của tâm tính bại hoại ở con người. Con người càng kiêu ngạo thì họ càng vô lý, và họ càng vô lý thì càng có khả năng chống đối Đức Chúa Trời. Vấn đề này nghiêm trọng đến mức nào? Không chỉ những người có tâm tính kiêu ngạo coi người khác bên dưới họ, mà, tệ nhất là họ thậm chí còn ra vẻ kẻ cả với Đức Chúa Trời, và trong lòng không kính sợ Đức Chúa Trời. Mặc dù người ta có thể có vẻ tin Đức Chúa Trời và theo Ngài, nhưng họ không hề coi Ngài là Đức Chúa Trời. Họ luôn cảm thấy rằng họ sở hữu lẽ thật và tự cao tự đại. Đây là thực chất và gốc rễ của tâm tính kiêu ngạo, và nó đến từ Sa-tan. Do đó, vấn đề kiêu ngạo phải được giải quyết(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Những lời của Đức Chúa Trời đã khuấy động lòng tôi. Tôi nhận ra người có bản tính Sa-tan sẽ bất tri bất giác hành động theo tâm tính bại hoại, thậm chí có thể gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác hội thánh. Tâm tính kiêu ngạo của tôi quá mạnh. Tôi tưởng mình có kinh nghiệm sản xuất video và am hiểu nguyên tắc, nên tôi quá tự tin vào bản thân. Tôi cảm thấy mình phải là người quyết định mọi chuyện, người khác phải nghe theo. Khi cộng tác với những người giám sát, tôi còn chẳng hề cho họ chút thời gian, nghĩ rằng mình giỏi hơn họ mọi mặt. Hễ có ý kiến bất đồng, phản ứng đầu tiên của tôi là suy nghĩ rằng: “Chị chẳng hiểu rồi. Tôi mới hiểu”, hoặc “Chị chẳng đủ trình độ”, rồi gạt phát đề xuất của họ đi. Nhiều lúc tôi gạt đi mà chẳng cần nghĩ gì, chẳng có chút thái độ tìm kiếm và tiếp thu nào cả, khiến cho các chị giám sát thấy bị tôi kìm hãm, sợ không dám đề xuất với tôi. Những người khác cũng hùa theo tôi mà có cái nhìn tiêu cực về họ, khiến họ khó mà đôn đốc công tác của nhóm. Như thế mà không phải gây nhiễu loạn công tác hội thánh à? Khi cộng tác với các chị giám sát, dù họ có đề xuất gì, tôi cũng không hề tìm cách thực hiện nó sao cho phù hợp nguyên tắc. Tôi cứ bám vào quan điểm của mình. Quan điểm của tôi làm sao luôn luôn đúng được chứ? Chẳng lẽ suy nghĩ của tôi luôn đúng và phù hợp với nguyên tắc của lẽ thật sao? Thật ra, tôi chỉ nhìn mọi sự với căn cứ là ân tứ và kinh nghiệm của mình. Hầu hết quan điểm của tôi chẳng phù hợp với nguyên tắc. Và tôi càng sống theo những thứ này, thì càng nghĩ mình có giá trị và đúng đắn. Khi cộng tác với người khác, tôi liên tục đánh giá thấp họ và phô trương bản thân. Tôi kiêu ngạo đến mức đánh mất hết lý trí! Khi thực hiện bổn phận, tôi luôn làm theo cách của mình. Tôi bám vào quan niệm của mình như thế chúng là lẽ thật, chẳng tiếp nhận đề xuất của người khác, không cho ý tưởng của họ vượt ý tưởng của tôi, như thể tôi là chủ nhân của lẽ thật. Như thế mà là tin Đức Chúa Trời sao? Rõ ràng tôi đang tin vào bản thân mình. Nhận ra điều này, tôi thấy kinh sợ và đầy hối hận. Vì bản tính của tôi quá kiêu ngạo, nên tôi bất tri bất giác làm việc ác chống đối Đức Chúa Trời. Tôi thấy nếu cứ làm bổn phận với tâm tính kiêu ngạo thì cực kỳ nguy hiểm cho tôi.

Một thời gian sau, việc sản xuất video đã hoàn tất, nhưng vì tôi không cộng tác tốt với người khác, kìm hãm người khác và gây nhiễu loạn công tác sản xuất video, nên tôi đã bị cách chức. Sau đó, có một dự án sản xuất video, nhưng tôi chẳng được tham gia. Tôi lại bắt đầu thấy chống đối, nghĩ bụng rằng: “Từ chuyện lần trước, mình đã nhận thức về bản tính kiêu ngạo của mình rồi. Sao họ không cho mình tham gia?”. Càng bất ngờ hơn, đến dự án video sau đó, tôi cũng không được tham gia nốt. Chuyện này thật quá khó chấp nhận đối với tôi. Nếu mọi chuyện cứ như thế này, chẳng phải tôi sẽ thành vô dụng với hội thánh sao? Đột nhiên, tôi nghĩ đến một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Nếu ngươi có tố chất tốt nhưng luôn kiêu ngạo và tự phụ, lúc nào cũng nghĩ rằng bất cứ điều gì mình nói đều đúng, và bất cứ điều gì người khác nói đều sai, từ chối bất cứ đề xuất nào người khác nêu ra, và thậm chí còn không tiếp nhận lẽ thật dù nó có được thông công như thế nào, mà luôn chống đối nó, thế thì liệu một người như ngươi có được Đức Chúa Trời chấp thuận không? Liệu Đức Thánh Linh có làm công tác nơi một người như ngươi không? Ngài sẽ không làm. Đức Chúa Trời sẽ phán rằng ngươi có tâm tính xấu và không xứng đáng nhận sự khai sáng của Ngài, và nếu ngươi không ăn năn, Ngài thậm chí sẽ lấy đi những gì ngươi đã từng có. Bị vạch trần là như thế này(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi bỗng giật mình. Lời Đức Chúa Trời nói trực tiếp về tình trạng của tôi. Suốt bao nhiêu năm tin Đức Chúa Trời, tôi luôn thực hiện bổn phận với tâm tính kiêu ngạo. Lúc đó, tôi đã bị tỉa sửa và xử lý khá nhiều lần rồi. Nhưng tôi chưa hề tìm kiếm lẽ thật, tâm tính chẳng hề thay đổi. Tôi đã gây nhiễu loạn công tác của hội thánh và vi phạm nghiêm trọng. Tôi phải bị Đức Chúa Trời vạch trần và loại bỏ sao? Khi nghĩ về hành vi của mình, tôi thấy dù đi đâu, tôi cũng luôn muốn nổi bật. Nếu tôi có tài hơn người khác thì sẽ thấy tự mãn, xem thường anh chị em. Khi người khác giỏi hơn tôi, thì tôi luôn nghĩ cách đánh bại họ. Khi đề xuất của tôi không được sử dụng, thì tôi không chấp nhận được, và vắt óc nghĩ cách phản bác để mọi người phải dùng gợi ý của tôi. Khi người khác chỉ ra thiếu sót của tôi, ngoài miệng tôi chẳng nói gì, nhưng trong lòng thì phản đối. Tôi nghĩ họ chẳng là gì, họ chẳng có tư cách, như thể tôi là nhân vật nào đó. Càng nghĩ về chuyện đó, tôi càng thấy sợ hãi. Suốt bao năm qua, tôi đã thực hiện bổn phận với tâm tính kiêu ngạo. Tôi không tiếp nhận lẽ thật, không phản tỉnh hay biết mình, khiến cho tâm tính kiêu ngạo của tôi ngày càng tệ hơn. Việc tôi bị cách chức chính là bày tỏ sự công chính của Đức Chúa Trời! Lòng đầy đau đớn, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời rằng: “Lạy Đức Chúa Trời! Con biết suốt bao nhiêu năm tin Ngài, con chẳng mưu cầu lẽ thật. Khi bị tỉa sửa và xử lý, con không phản tỉnh cũng không hiểu mình. Kết quả là con đã làm việc ác gây nhiễu loạn công tác của hội thánh. Lạy Đức Chúa Trời, xin dẫn dắt con hiểu được sự bại hoại của mình, bước đi trên con đường tìm kiếm lẽ thật, và đền bù những vi phạm và món nợ của con”.

Trong lúc tĩnh nguyện, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Nếu kiến thức của con người về bản thân họ quá nông cạn, thì họ sẽ thấy không thể giải quyết các vấn đề, và tâm tính sống của họ đơn thuần là sẽ không thay đổi. Điều cần thiết là nhận biết sâu sắc về chính mình, nghĩa là biết bản tính của riêng mình: những yếu tố nào được bao gồm trong bản tính đó, những thứ này phát xuất như thế nào, và chúng đến từ đâu. Hơn nữa, ngươi có thật sự có thể ghét những điều này không? Ngươi đã thấy tâm hồn xấu xa và bản tính tà ác của mình chưa? Nếu ngươi thật sự có thể nhìn thấy lẽ thật về bản thân mình, vậy thì ngươi sẽ ghê tởm bản thân mình. Khi ngươi ghê tởm bản thân mình và rồi thực hành lời Đức Chúa Trời, ngươi sẽ có thể phản bội xác thịt và có sức mạnh để thực hiện lẽ thật mà không tin rằng điều này thật vất vả. Tại sao nhiều người lại đi theo những sở thích của xác thịt? Bởi vì họ cho rằng bản thân mình khá tốt, cảm thấy rằng những hành động của họ là đúng và xác đáng, rằng họ không có lỗi, và thậm chí họ hoàn toàn đúng, bởi thế họ có khả năng hành động với giả định rằng công lý là ở phía họ. Khi một người nhận ra bản tính thật của họ là gì – xấu xa, hèn hạ, đáng khinh như thế nào – khi ấy người ta không quá kiêu hãnh về bản thân nữa, không quá kiêu ngạo một cách ngông cuồng nữa, và không quá hài lòng với bản thân như trước nữa. Người như thế cảm thấy rằng: ‘Mình phải nghiêm chỉnh và thực tế trong việc thực hành một số lời Đức Chúa Trời. Nếu không, mình sẽ không đạt tiêu chuẩn làm người, và sẽ hổ thẹn khi sống trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời’. Sau đó người ta thật sự thấy mình tầm thường, thật sự không đáng kể. Vào lúc này, người ta trở nên thực hiện lẽ thật một cách dễ dàng, và người ta sẽ trông có phần giống như những gì một con người nên giống. Chỉ khi con người thật sự ghê tởm chính mình, họ mới có thể từ bỏ xác thịt. Nếu họ không ghê tởm bản thân mình, họ sẽ không thể từ bỏ xác thịt. Việc thật sự ghê tởm bản thân mình không phải là một vấn đề đơn giản. Có vài điều phải được tìm thấy nơi họ: Thứ nhất, nhận biết bản tính của riêng mình; và thứ hai, thấy mình như kẻ nghèo túng và đáng khinh, thấy mình cực kỳ nhỏ bé và tầm thường, và thấy được tâm hồn đáng khinh và dơ bẩn của chính mình. Khi người ta hoàn toàn thấy mình thật sự là gì, và đạt được kết quả này, khi ấy người ta thật sự đạt được kiến thức về bản thân mình, và có thể nói rằng người ta đã nhận biết bản thân mình một cách đầy đủ. Chỉ khi đó người ta mới thật sự ghét bản thân mình, thậm chí đến mức nguyền rủa bản thân mình, và thật sự cảm thấy rằng mình đã bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc đến nỗi thậm chí không còn giống một con người nữa(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi vô cùng hổ thẹn. Đức Chúa Trời nói rõ rằng chỉ khi nhận ra bản tính của mình, thấy rõ mình chẳng là gì, tầm thường và đáng thương, thì chúng ta có thể ghê tởm bản thân, hận mình và ăn năn với Đức Chúa Trời. Vậy nên, tôi bắt đầu phản tỉnh về lý do tại sao tôi quá kiêu ngạo. Tôi nghĩ về lúc mới gia nhập nhóm làm video, sản xuất được vài video quan trọng và được mọi người tôn trọng, khen ngợi. Tôi nghĩ mình có kinh nghiệm và nắm vững nhiều nguyên tắc. Tôi còn nghĩ mình có vóc giạc tốt, học hỏi nhanh, là tài năng hiếm có trong hội thánh. Chuyện này khiến cho tâm tính kiêu ngạo của tôi càng tồi tệ hơn. Tôi nghĩ về lúc mới bắt đầu sản xuất video, tôi chỉ biết rất ít, và các anh chị em đã chỉ dẫn cho tôi rất tận tình. Nhiều lúc họ giải thích rất cụ thể rồi mà tôi vẫn không thể làm đúng, và cứ phải hỏi họ nhiều lần rồi mới có thể làm chuẩn được. Qua chuyện này, tôi thấy tôi đâu có thông minh hay có tố chất tốt, chỉ là tôi đã có nhiều cơ hội thực hành và tích lũy một số kinh nghiệm. Nhưng tôi lại xem đó là vốn liếng của mình, chẳng biết khiêm nhượng và thực tế khi làm bổn phận. Nhất là khi có chút hiệu quả trong bổn phận, tôi lại nghĩ mình thật sự rành rõi lắm, nên kiêu ngạo xem thường người khác và không sẵn lòng cộng tác với họ. Nhân tính và lý trí của tôi đâu mất rồi? Tôi đã luôn xem thường hai người giám sát cộng tác với mình. Thật ra, khi tiếp xúc với họ, tôi thấy họ có nhiều điểm mạnh. Dù họ khá kém về kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất video, nhưng họ đặt lòng đúng chỗ, tích cực khắc phục các khó khăn. Họ còn có trí tuệ sắc sảo và không bám chặt vào quy tắc. Họ dám đổi mới và sẵn sàng học hỏi điều mới. Khi gặp khó khăn hay vấn đề, họ có thể gạt bỏ bản thân và nhờ cậy người khác cho lời khuyên. Nhưng tâm tính của tôi quá kiêu ngạo, nghĩ không ai sánh nổi mình. Tôi bịt mắt trước những điểm mạnh của họ. Tôi nghĩ về chuyện Phao-lô đã đặc biệt kiêu ngạo. Ông nghĩ mình có tố chất, ân tứ, và ông không chịu cúi mình trước ai. Ông luôn làm chứng rằng mình vượt trên các sứ đồ khác, thậm chí nói những lời đáng ghê tởm rằng với ông, sống là Đấng Christ. Ông kiêu ngạo đến mức mất hết lý trí. Tôi suy ngẫm thấy rằng bản tính cuỷa tôi giống của Phao-lô. Tôi luôn xem thường những người giám sát, và luôn khiến người khác làm mọi việc theo lời tôi bảo. Tôi đã theo con đường của Phao-lô. Khi nhận ra chuyện này, tôi cảm thấy hối hận vô cùng. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Giờ con mới hiểu ra được đôi điều về bản tính và thực chất của mình. Suốt nhiều năm con tin Đức Chúa Trời, nhà Đức Chúa Trời đã luôn chăm tưới và cung dưỡng lẽ thật cho con. Thế mà con chẳng tìm kiếm lẽ thật, lại đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, chẳng để tâm đến tâm tư khắc khoải của Ngài. Ngài đã sắp đặt quá nhiều người, sự vật, sự việc, để nhắc nhở con, vậy mà con cứ cứng đầu, không biết ăn năn. Con đã theo bản tính kiêu ngạo mà đi vào con đường sai trái, khiến Ngài khinh ghét con. Lạy Đức Chúa Trời, con nguyện ý ăn năn. Dù sau chuyện này, hội thánh có sắp đặt thế nào, con cũng sẽ vâng phục”.

Khi tôi đã nhận ra được như thế, thật không ngờ, qua hôm sau, một người chị em báo cho tôi rằng có vài tác phẩm của các thành viên mới trong nhóm không đạt tiêu chuẩn và chị ấy mong tôi phụ trách đào tạo họ. Chị ấy tôi có sẵn lòng đảm nhận không. Tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời vì chuyện này. Ngay khi tôi muốn ăn năn, hội thánh liền cho tôi cơ hội thực hiện bổn phận. Lần này, tôi phải trân quý nó, nên tôi liền vui vẻ nhận lời. Một chuyện càng không ngờ nữa là vài ngày sau, lãnh đạo sắp xếp cho tôi tham gia sản xuất video mới. Tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời!

Nghĩ về việc mình sắp cộng tác với những người khác, tôi đã tìm kiếm con đường để cộng tác hòa hợp. Và tôi thấy đoạn lời Đức Chúa Trời này: “Khi đang hợp tác với người khác để thực hiện bổn phận của mình, các ngươi có thể cởi mở với những ý kiến khác không? Các ngươi có thể để cho người khác nói không? (Con có, một chút. Trước đây, rất nhiều lần con không lắng nghe các góp ý của anh chị em và cứ nhất quyết làm mọi việc theo ý mình. Chỉ sau này, khi sự thật chứng minh là con đã sai thì con mới thấy rằng hầu hết các góp ý của họ đều đúng, rằng kết quả mà mọi người thảo luận thực sự phù hợp, rằng quan điểm riêng của mình là sai và còn thiếu sót. Sau khi trải nghiệm điều này, con đã nhận ra sự phối hợp nhịp nhàng quan trọng thế nào.) Và chúng ta có thể thấy được gì từ điều này? Sau khi trải nghiệm điều này, ngươi có thu được chút lợi ích và hiểu ra được lẽ thật không? Các ngươi nghĩ rằng có ai là hoàn hảo không? Cho dù mọi người có mạnh đến đâu, hoặc có khả năng và tài năng đến đâu, thì họ vẫn không hoàn hảo. Mọi người phải nhận ra điều này, đó là sự thật. Đó cũng là thái độ mà mọi người phải có đối với công trạng và ưu điểm hoặc khuyết điểm của họ; đây là sự hợp lý mà mọi người nên có. Với sự hợp lý như thế, ngươi có thể ứng phó phù hợp với các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân cũng như của người khác, và điều này sẽ khiến ngươi có thể làm việc với họ một cách hòa hợp. Nếu ngươi đã hiểu được khía cạnh này của lẽ thật và có thể bước vào phương diện này của hiện thực của lẽ thật, thì ngươi có thể sống hòa hợp với anh chị em mình, học hỏi những điểm mạnh của nhau để bù đắp bất kỳ điểm yếu nào các ngươi có. Theo cách này, dù cho ngươi đang thực hiện bổn phận gì hay ngươi đang làm gì, thì ngươi cũng sẽ luôn luôn làm tốt hơn và được phước của Đức Chúa Trời(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Những lời của Đức Chúa Trời khiến tôi hiểu ra rằng ở đời không ai hoàn hảo. Ai cũng có khuyết điểm và bất toàn. Dù người ta có ân tứ hay kinh nghiệm thế nào, vẫn không có nghĩa là họ có lẽ thật, hay là hành động của họ luôn phù hợp với lẽ thật. Ai cũng cần cộng tác hòa hợp và bổ khuyết cho nhau. Nhất là khi có bất đồng ý kiến, thì ta phải gạt đi cái tôi mà cùng nhau thông công và tìm hiểu vấn đề với thái độ tìm kiếm. Chỉ như thế mới có nhân tính và lý trí, mới nhận được công tác của Đức Thánh Linh, giảm đi sai sót trong bổn phận và cuối cùng làm tròn được bổn phận của mình. Chúng ta đâu có hiểu lẽ thật, nên cần phải cộng tác với nhau và bổ khuyết cho nhau. Chỉ có như thế mới có thể hành xử có lý trí. Đã hiểu ra chuyện này, tôi sẽ tiếp tục thực hành con đường này. Nếu lại có bất đồng ý kiến khi cùng tìm hiểu với người khác, tôi sẽ ý thức từ bỏ quan điểm của mình để lắng nghe ý kiến của người khác. Nếu có bất đồng, tôi sẽ thông công về các nguyên tắc thích hợp với mọi người, và cuối cùng thực hành theo cách phù hợp với nguyên tắc. Sau một thời gian, mối quan hệ của tôi với người khác được cải thiện đáng kể, và tôi đã hiểu ra rằng chỉ khi gạt bỏ cái tôi và cộng tác hòa hợp, thì tôi mới dễ dàng đạt được sự dẫn dắt và công tác của Đức Thánh Linh, rồi có thể thực hiện bổn phận hiệu quả.

Nhờ trải qua những hoàn cảnh này, mà tôi đã có được nhận thức về tâm tính kiêu ngạo của mình và có vài thay đổi. Điều này hoàn toàn là nhờ ăn và uống lời Đức Chúa Trời! Tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Đằng sau chiến tranh trong gia đình

Bởi Vương Chí, Trung Quốc Đầu năm 2010, vợ tôi thấy một số tin đồn và tuyên truyền tiêu cực do Trung Cộng phát tán trên TV về Hội Thánh Đức...

Tháo cởi nút thắt trong lòng

Bởi Xuân Vũ, Trung Quốc Chuyện xảy ra vào mùa xuân năm ngoái khi tôi đang thực hiện bổn phận truyền bá phúc âm. Lúc đó, chị Vương đã được...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger