Bạn tốt có ngoảnh mặt làm ngơ trước cái xấu của bạn bè?

23/02/2023

Bởi Đinh Lệ, Hoa Kỳ

Chị Barbara và tôi đã quen biết nhau được hai năm, và chúng tôi đã xây dựng được một mối quan hệ khá tốt. Mỗi lần tán gẫu với nhau, cảm giác như chúng tôi có thể nói mãi không thôi. Chúng tôi thường nói về trải nghiệm của mình và những gì mình đã đạt được từ những trải nghiệm đó. Hễ có chuyện gì xảy ra với chị ấy là chị ấy lại tìm đến tôi, và mỗi khi có vấn đề là tôi lại muốn thông công với chị ấy. Chị ấy luôn kiên nhẫn thông công với tôi và tôi trân quý mối quan hệ mật thiết này. Tôi cảm thấy thật tuyệt vời khi có một người chị em bên cạnh có thể giúp đỡ và hỗ trợ cho mình.

Năm ngoái, tôi vô tình nghe thấy Barbara trò chuyện với một số chị em về những kết quả tuyệt vời mà chị ấy đã đạt được trong công tác Phúc Âm gần đây, Nhiều người trong số những người mà chị ấy rao giảng có đầy rẫy các quan niệm tôn giáo, và rồi thông qua cầu nguyện, cậy dựa vào Đức Chúa Trời, kiên nhẫn thông công với họ, đọc cho họ nghe lời Đức Chúa Trời, họ đã bắt đầu nhanh chóng tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt. Tôi thấy các chị em đã nhìn chị ấy bằng ánh mắt ngưỡng mộ sau khi nghe chuyện đó, vây quanh chị ấy với đủ loại câu hỏi, tìm kiếm những con đường thực hành tốt. Tôi cảm thấy hơi lo và nghĩ: “Việc công tác Phúc Âm của chị ấy diễn tiến tốt như vậy thì hay quá, nhưng chị ấy chỉ nói về kết quả của chị ấy tuyệt vời như thế nào chứ không nói đến con đường cụ thể mà chị ấy đi, hay không làm chứng về cái cách mà Đức Chúa Trời đã dẫn dắt chị ấy trong thời điểm này. Chẳng phải chị ấy nói vậy là đang phô trương sao?”. Vài ngày sau, chị Faye nói với tôi: “Barbara quá giỏi và đã đạt được kết quả rất tuyệt vời trong công tác Phúc Âm của chị ấy. Chị ấy nói một lãnh đạo thậm chí còn gọi chị ấy đến một cuộc họp để thông công trải nghiệm của chị ấy”. Nghe thấy vậy, tôi cảm thấy choáng váng: Tại sao Barbara lại nói những điều này? Giờ Faye rất ngưỡng mộ chị ấy, nhưng điều này không có lợi cho chị ấy. Tôi nhận ra Barbara luôn khoe khoang những kết quả tốt mà chị ấy đã đạt được khi thực hiện bổn phận và tôi cảm thấy không thoải mái lắm. Đức Chúa Trời đã thông công rằng việc phô trương và tự tôn cao bản thân là sự tỏ lộ tâm tính Sa-tan, nên nếu cứ như thế thì sẽ rất nguy hiểm. Tôi không thể bỏ qua chuyện này được. Tôi phải tìm cơ hội để chỉ ra cho Barbara thấy vấn đề này. Nhưng hễ cứ nghĩ về việc chỉ ra vấn đề này cho chị ấy là tôi lại do dự. Tôi nhớ lại một số trải nghiệm vài năm trước. Janie, cộng sự của tôi, thường nói chuyện giáo điều, cậy quyền cậy thế la mắng người khác, nhưng chị ấy chưa từng phân tích hay biết mình. Tôi đã chỉ ra vấn đề này cho chị ấy thấy, và chị ấy không những không chấp nhận, mà còn trả treo bằng cách khơi lại những thất bại và vi phạm trước kia của tôi. Sau đó, chị ấy đã miễn cưỡng chấp nhập. Điều này thực sự khiến tôi thấy buồn phiền và khó xử. Vào một dịp khác, chị Roxanna đã lạc đề khi thông công trong một cuộc họp và tôi đã chỉ ra cho chị ấy thấy. Sau đó, chị ấy đã cởi mở với tôi, nói mình cảm thấy rất xấu hổ và khó chịu khi tôi chỉ ra vấn đề của chị ấy, rằng chị ấy cảm thấy tôi đã cố tình làm khó chị ấy, đến mức chị ấy thậm chí không muốn thông công trong các cuộc họp sau đó nữa. Dù chị ấy đã tiếp tục tìm kiếm, sy ngẫm và nhận ra vấn đề của mình, nhưng nghe chị ấy nói vậy tôi thực sự cảm thấy rất buồn. Sau chuyện này, tôi cảm thấy rất thận trọng về việc chỉ ra vấn đề của người khác. Tôi nghĩ về việc mối quan hệ của tôi với Barbara luôn tuyệt vời như thế nào, và tự hỏi nếu mình chỉ ra vấn đề của chị ấy cho chị ấy thấy, thì chị ấy có cảm thấy khó chịu không? Tôi phải làm gì nếu chị ấy không lắng nghe mà lại có thành kiến với tôi, nếu chị ấy cảm thấy tôi đang vạch trần thiếu sót của chị ấy và cố làm khó chị ấy, rồi không chịu thừa nhận thì sao? Ngày nào chúng tôi cũng đụng mặt nhau nhiều lần, nên như vậy sẽ rất không thoải mái. Đâu phải lúc nào chị ấy cũng luôn phô trương như vậy. Có lẽ bằng cách đọc lời Đức Chúa Trời, chị ấy có thể phản tỉnh và hiểu được về mình. Vậy thôi bỏ đi, tôi sẽ im lặng.

Một ngày nọ, Barbara bảo tôi rằng một số anh chị em đã cho chị ấy một vài góp ý. Họ nói rằng chị ấy có phần phô trương và khiến người khác ngưỡng mộ mình trong khi thông công. Điều này khiến chị ấy không thoải mái lắm Nghe vậy, trong lòng tôi thấy rất bối rối. Thật ra, tôi cũng thấy dạo gần đây chị ấy hay phô trương, nhưng vì sợ làm tổn hại mối quan hệ của chúng tôi, nên tôi đã nhắm mắt làm ngơ và không nói gì với chị ấy. Chẳng phải đây là cơ hội hoàn hảo sao? Chẳng phải tôi cũng nên nói về những vấn đề mình đã thấy sao? Nhưng rồi tôi nghĩ đến việc mọi chuyện đã đủ khó khăn với chị ấy rồi. Tôi tự hỏi nếu mình cũng nói ra thì có thể nào chị ấy sẽ không tiếp nhận và trở nên tiêu cực không. Tôi cũng nhận ra rằng mình phải chỉ ra những vấn đề mình đã thấy cho chị ấy, nhưng tôi lại lo chị ấy sẽ nghĩ tôi quá khắt khe và sẽ xa cách tôi, nên tôi đã nghĩ cẩn thận về việc dùng giọng điệu nào và cách thể hiện sao cho khôn khéo hơn và không làm chị ấy cảm thấy xấu hổ. Vì vậy, tôi chỉ nêu ra những ví dụ về việc trước kia mình đã tôn cao bản thân và phô trương như thế nào, rồi cách tôi đã suy ngẫm về chuyện đó và bắt đầu hiểu ra, chỉ đến cuối cùng tôi mới nói ngắn gọn đến vấn đề của chị ấy. Tôi sợ làm chị ấy xấu hổ, nên đã an ủi chị ấy vài lời: “Mọi người đều có những tâm tính bại hoại và việc thể hiện nó là điều hoàn toàn bình thường. Tôi cũng vậy. Tôi luôn rất kiêu ngạo, tự phụ và thường phô trương. Đừng để điều đó kìm hãm chị, chị phải có thái độ đúng đắn với bản thân”. Chị ấy không đáp lại gì cả. Nhưng rồi có chuyện xảy ra lại một lần nữa khiến tôi bất an.

Trong một cuộc họp, Barbara đang thông công về hiểu biết của chị ấy về lời Đức Chúa Trời, và tiếp tục nói về trải nghiệm gần đây của chị ấy trong việc rao truyền Phúc Âm. Chị ấy nói về việc mình đã rao giảng cho một mục sư đã tin vào Chúa mấy chục năm rồi. Ông ấy có đầy những quan niệm tôn giáo và đã nghe rất nhiều tin đồn. Ông ấy vẫn không tiếp nhận Phúc Âm kể cả sau khi liên tục được nghe giảng. Nhưng rồi chị ấy đã đi thông công và tranh luận với ông ấy, và bằng cách tìm những đoạn lời liên quan của Đức Chúa Trời, chị ấy ấy đã bác bỏ được từng quan niệm một của ông, và cuối cùng, ông ấy dần buông bỏ được các quan niệm của mình và tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt. Khi chị ấy nói xong, mọi người đều chú ý đến trải nghiệm rao giảng Phúc Âm của chị ấy và rời xa lời Đức Chúa Trời. Lúc đó, tôi thấy hình như: Chẳng phải vậy là đang đi lạc đề sao? Dù thông công về trải nghiệm Phúc Âm của mình, nhưng khi chị ấy nói xong, mọi người đều bắt đầu ngưỡng mộ và nể trọng chị ấy. Chẳng phải là chị ấy đang phô trương sao? Tôi muốn chỉ ra vấn đề này với chị ấy và khiến chị ấy thôi nói về chủ đề này, nhưng tôi lại không nói ra được: Nếu ngắt lời chị ấy trước mặt nhiều người như vậy, chẳng phải chị ấy sẽ rất xấu hổ sao? Đúng là Barbara đã có được chút thành quả trong công tác Phúc Âm của chị ấy, nên nếu tôi nói chuyện này với chị ấy, mọi người có nghĩ là vì tôi đang ganh tị và cố tình làm khó chị ấy không? Có thể nào ý định của chị ấy là tốt và chị ấy không có cố phô trương không? Vì vậy, tôi đã không lên tiếng, nhưng tôi không thể đủ bình tĩnh để suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, và mối thông công của tôi không khai sáng vì tôi chỉ nói được vài từ thiếu cảm hứng, và rồi cuộc họp kết thúc.

Tối đó, tôi trằn trọc trên giường không ngủ được. Tôi cứ mải nghĩ về những điều Barbara đã nói để phô trương trong cuộc họp, và về vẻ mặt ngưỡng mộ của mọi người. Điều chị ấy đã thông công không giúp người khác hiểu rõ hơn chút nào về lời Đức Chúa Trời, mà còn khiến mọi người chú ý đến công tác Phúc Âm của chị ấy, và vì vậy cuộc họp chẳng đạt được gì tốt đẹp cả. Sợ làm chị ấy mất mặt, tôi đã không nói gì và không bảo vệ đời sống hội thánh. Chẳng phải tôi chỉ là kẻ thích chiều lòng người khác mà không có chút ý thức công lý nào sao? Tôi nhớ lại đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Hãy xem xét cẩn thận xem bản thân có phải là một người đúng đắn hay không. Mục đích và ý định của ngươi có phải đều là vì Ta không? Những lời nói việc làm của ngươi đều sống trước mặt Ta ư? Tâm tư ý niệm của ngươi, Ta đều dò xét. Bên trong ngươi không có quở trách ư? … Lần này Sa-tan đã cướp đi ăn uống, ngươi cho rằng lần sau ngươi có thể bù đắp ư? Ngươi cũng đã nhìn thấy rõ, điều này có thể bù đắp ư? Thời gian này ngươi có thể bù đắp lại ư? Các ngươi phải siêng năng xem xét bản thân, vài cuộc nhóm họp không có ăn uống nguyên nhân nằm ở đâu, rắc rối do ai, phải thông công lần lượt cho rõ ràng, nếu người như vậy không bị ngăn chặn nghiêm túc, anh chị em không biết, sự việc như vậy vẫn sẽ xảy ra. Quả thật là đôi mắt tâm linh chưa mở, kẻ mù quá nhiều! Những người có thể nhìn thấy cũng không quan tâm, không đứng lên lên tiếng, vẫn là những kẻ mù, những người nhìn thấy nhưng không lên tiếng là kẻ câm, người tàn tật quá nhiều rồi(Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu – Chương 13, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời khiến tôi vô cùng đau khổ. Tôi nghĩ về cái cách mà Barbara đã đi lạc đề trong mối thông công của chị ấy, làm lãng phí thời gian của mọi người, ảnh hưởng đến năng xuất của cuộc họp, vậy mà tôi chỉ lặng lẽ đứng nhìn. Tôi cứ nghĩ mãi: “Mình biết rõ Barbara đã đi lạc đề, vậy tại sao mình lại không bảo vệ đời sống hội thánh? Tại sao mình lại chọn giữ im lặng và là một kẻ thích chiều lòng người khác?”. Thứ nhất, tôi không chắc liệu hành động của Barbara là liệu chị ấy đang tự tôn cao bản thân và phô trương hay không. Đúng là chị ấy có chút kinh nghiệm trong việc rao giảng Phúc Âm, và việc thông công những trải nghiệm này có thể có lợi cho người khác. Vậy, mối thông công của chị ấy như thế có thể xem là đang phô trương không? Thứ hai, tôi lo rằng mình không nhìn thấu mọi chuyện, rằng việc tôi nói ra sẽ kìm kẹp chị ấy, và người khác sẽ nghĩ tôi nói vậy là vì ganh tị.

Trong cuộc họp ngày hôm sau, tôi đã nói ra sự lo lắng của mình và tìm kiếm sự giúp đỡ của một số chị em. Chúng tôi đã cùng đọc đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Tâng bốc và chứng thực cho chính mình, khoe khoang bản thân, cố khiến người khác đề cao mình – loài người bại hoại hoàn toàn có thể làm những việc đó. Đây là cách con người phản ứng theo bản năng khi họ bị thao túng bởi bản tính Sa-tan của mình, và điều này rất phổ biến trong toàn nhân loại bại hoại. Con người thường tâng bốc và chứng thực cho bản thân mình như thế nào? Làm thế nào để họ đạt được mục đích đó? Họ chứng thực cho việc họ đã làm nhiều việc đến mức nào, họ đã chịu khổ đến mức nào, đã dâng mình đến mức nào, và họ đã trả cái giá gì. Họ dùng những thứ đó như vốn liếng để tâng bốc bản thân, giúp họ có được vị trí cao hơn, vững chắc hơn, an toàn hơn trong tâm trí mọi người; để nhiều người quý mến họ, ngưỡng mộ họ, tôn trọng họ, thậm chí là sùng kính họ, thần tượng họ, và đi theo họ. Để đạt được mục đích này, người ta làm nhiều điều để chứng thực cho Đức Chúa Trời ở bề ngoài, nhưng thực chất lại là tôn cao và chứng thực cho chính họ. Hành động như vậy có hợp lý không? Chúng đã vượt quá phạm vi của sự hợp lý. Những người này chẳng biết hổ thẹn: Họ vô liêm sỉ làm chứng thực về công việc mình đã làm cho Đức Chúa Trời và về việc họ đã chịu đựng nhiều khổ sở vì Ngài đến mức nào. Họ thậm chí còn khoe khoang ân tứ, tài năng, kinh nghiệm, các kỹ năng đặc biệt, những kỹ xảo khéo léo trong xử thế, những phương tiện mà họ dùng để bỡn cợt mọi người, v.v. Phương pháp họ dùng để tâng bốc và chứng thực cho bản thân là khoe khoang mình và hạ thấp người khác. Họ cũng che đậy và ngụy trang bản thân, ẩn giấu các điểm yếu, thiếu sót và sự kém cỏi của mình trước mọi người để mọi người chỉ có thể nhìn thấy sự tài giỏi của họ. Họ thậm chí chẳng dám nói với mọi người khi họ cảm thấy tiêu cực; họ thiếu dũng khí để cởi mở và thông công với mọi người, và khi họ làm sai điều gì thì họ sẽ cố hết sức để giấu giếm và che đậy điều đó. Họ chẳng bao giờ nhắc đến những tổn hại họ đã gây ra cho công tác của hội thánh trong quá trình họ thực hiện bổn phận của mình. Thế nhưng khi thực hiện được vài đóng góp chẳng đáng kể hoặc đạt được một chút thành công nhỏ nhoi thì họ lại khoe khoang rất nhanh. Họ không thể chờ để cho cả thế giới biết mình tài giỏi thế nào, tố chất cao đến đâu, xuất chúng đến mấy, và họ vượt trội hơn người thường nhiều như thế nào. Đó chẳng phải là một cách tâng bốc và chứng thực cho bản thân ư?(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 4). Qua sự mặc khải của lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng dấu hiệu của những kẻ địch lại Đấng Christ đang tôn cao bản thân là họ phô trương ân tứ, thế mạnh, những đóng góp và thành tựu của mình trước người khác để khiến mọi người nghĩ họ có tài và có năng lực, để có được sự tôn trọng và ngưỡng mộ của mọi người. Việc rao giảng Phúc Âm và làm chứng cho Đức Chúa Trời cơ bản là điều tích cực. Với những thế mạnh của chị ấy khi làm công tác Phúc Âm, nếu Barbara có thể thông công về những khó khăn mà chị ấy gặp phải, cách chị ấy cậy dựa vào Đức Chúa Trời và trải nghiệm công tác của Ngài, điều chị ấy đạt được và học được từ chuyện này, những con đường thực hành mà chị ấy đúc kết được, thì mối thông công đó sẽ rất khai trí. Nhưng Barbara chỉ nói về việc chị ấy đã cải đạo được cho bao nhiêu người, đã chịu khổ nhiều thế nào, trả giá nhiều ra sao, nên khi nghe trải nghiệm của chị ấy, chẳng ai có được hiểu biết sâu sắc hơn về Đức Chúa Trời hay hiểu rõ hơn chút nào về cách thực hành hoặc tiếp cận các vấn đề khác nhau. Thay vào đó, họ chỉ hiểu rõ hơn về chị ấy, biết chị ấy có ân tứ, tố chất trong việc rao giảng Phúc Âm, và hăng hái hơn người khác. Mọi người đều khen ngợi và ganh tị với chị ấy, cảm thấy thua xa chị ấy. Tôi nhận ra kết quả của việc phô trương khác với việc tôn cao, làm chứng cho Đức Chúa Trời. Qua thông công, tôi đã chứng thực được những quan điểm trước đây của mình, và xác nhận được rằng hầu hết những gì Barbara nói không phải là đang làm chứng cho Đức Chúa Trời, mà là để đề cao bản thân và phô trương. Chị ấy đã tỏ lộ một tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, khiến Đức Chúa Trời ghê tởm và căm ghét. Các chị em cũng nhắc tôi rằng Barbara có thể chưa nhận ra tâm tính bại hoại mà chị ấy đang tỏ lộ, và khi đã thấy được chuyện này, chúng tôi nên chỉ ra cho chị ấy bằng tình yêu thương. Chúng ta không thể làm kẻ thích chiều lòng người khác chỉ để bảo vệ mối quan hệ của mình. Lời của các chị em khiến tôi vô cùng xấu hổ, và tôi quyết định thông công với Barbara càng sớm càng tốt.

Sau khi cuộc họp kết thúc, tôi không thể bình tĩnh được. Tôi đã thấy được vấn đề của Barbara trước đó nhưng lại không dám chỉ ra cho chị ấy, và ngay cả khi đã nói gì đó, tôi cũng chỉ lướt qua vấn đề mà không thực sự đạt được gì cả, nghĩa là Barbara chưa từng thực sự suy ngẫm hay nhận thức được về vấn đề của mình. Nghĩ vậy, tôi cảm thấy rất bất an và tội lỗi không khỏi tự hỏi: “Bình thường mình rất vui vẻ và hoạt bát khi ở bên Barbara và kể cho chị ấy nghe mọi thứ, vậy tại sao mình lại thấy khó chỉ ra vấn đề của chị ấy như vậy? Tại sao mình lại không thể nói ra?”. Khi tìm kiếm và suy ngẫm, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Các ngươi đều được giáo dục tốt. Các ngươi đều chú ý đến sự tao nhã và nhẹ nhàng trong lời nói của mình, cũng như chú ý đến cách nói của mình: Các ngươi khéo léo và đã học cách không làm tổn hại đến nhân phẩm và niềm kiêu hãnh của người khác. Trong lời nói và hành động của các ngươi, các ngươi cho mọi người có cơ hội thay đổi. Các ngươi làm mọi thứ có thể để mọi người thoải mái. Các ngươi không phơi bày vết thương lòng hoặc khuyết điểm của họ, và các ngươi cố không làm tổn thương họ hoặc làm họ xấu hổ. Đó là nguyên tắc giữa các cá nhân mà hầu hết mọi người hành động theo. Và đây là loại nguyên tắc gì vậy? (Đó là làm kẻ chiều lòng người; đó là giả dối và láu cá.) Đó là sự quỷ quyệt, láu cá, xảo trá và ngấm ngầm. Ẩn sau những khuôn mặt tươi cười của con người là rất nhiều thứ hiểm độc, quỷ quyệt và hèn hạ(Sáu dấu chỉ của sự phát triển trong đời sống, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Tất cả những ai giữ thái độ trung dung là những kẻ nham hiểm nhất. Họ cố không xúc phạm bất cứ ai, họ là những người muốn làm vừa lòng mọi người, họ đồng ý với mọi thứ, và không ai có thể nhìn thấu họ. Một người như thế là một Sa-tan sống!(Chỉ bằng cách thực hành lẽ thật thì mới có thể loại bỏ sự trói buộc của tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Có một nguyên lý trong các triết lý sống rằng: ‘Thấy lỗi của bạn chớ nói gì thì tình bạn trường tồn tốt đẹp’. Điều này có nghĩa rằng để duy trì một mối quan hệ thân thiện, người ta phải giữ im lặng về các vấn đề của bạn mình, ngay cả khi họ nhìn thấy rõ ràng – rằng họ nên tuân thủ các nguyên tắc không tấn công nhân phẩm của người khác hoặc vạch trần những thiếu sót của họ. Họ phải lừa mị nhau, che giấu nhau, mưu mô với nhau; và mặc dù họ biết rất rõ người kia là loại người gì, họ cũng không nói thẳng ra điều đó, mà sử dụng các mưu chước để giữ gìn mối quan hệ thân thiện của họ. Tại sao người ta muốn giữ gìn những mối quan hệ như vậy? Điều này liên quan đến việc không muốn gây thù chuốc oán trong xã hội này, trong nhóm này, là điều có nghĩa rằng thường xuyên để cho bản thân gặp những tình huống nguy hiểm. Vì ngươi không biết ai đó sẽ làm hại ngươi theo cách nào sau khi ngươi vạch trần lỗi lầm của họ hoặc làm tổn thương họ và họ trở thành kẻ thù của ngươi, và không muốn đặt mình vào vị trí như vậy, ngươi áp dụng nguyên lý của các triết lý sống rằng ‘Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu’. Xét về điều này, nếu hai người đang ở trong một mối quan hệ như vậy, liệu họ có được coi là bạn bè thực sự không? (Không.) Họ không phải là những người bạn thật sự, càng không phải là bạn tâm giao của nhau. Vậy, chính xác thì đây là mối quan hệ gì? Chẳng phải là một mối quan hệ xã hội cơ bản sao? (Đúng là như vậy.) Trong các mối quan hệ xã hội như vậy, con người sống trên đời không thể tâm sự với nhau, không thể giao tình sâu sắc, cũng không thể muốn nói gì thì nói, cũng không nói ra được những gì trong lòng, hay những vấn đề họ nhìn thấy ở người kia, hay những lời lẽ mang lại lợi ích cho người kia. Thay vào đó, họ chọn những lời dễ nghe để không làm tổn thương đối phương. Họ không muốn gây thù chuốc oán. Mục tiêu của việc này là giữ cho những người xung quanh mình không đặt ra mối đe dọa. Khi không có ai đe dọa họ, chẳng phải họ sống tương đối thoải mái và yên bình sao? Chẳng phải đây là mục tiêu của mọi người trong việc quảng bá câu khẩu hiệu: ‘Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu’ sao? (Đúng là như vậy.) Rõ ràng, đây là một cách tồn tại xảo quyệt, lọc lừa, có yếu tố phòng thủ, và có mục tiêu là tự vệ. Những người sống như thế này không có bạn tâm giao, không có bạn thân mà họ có thể nói bất cứ điều gì. Họ phòng thủ với nhau, và tính toán, mưu lược, mỗi người đều lấy những gì họ cần từ mối quan hệ. Không phải như vậy sao? Về cơ bản, mục tiêu của ‘Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu’ là tránh xúc phạm người khác và tránh gây thù chuốc oán, bảo vệ bản thân bằng cách không làm tổn thương bất kỳ ai. Đó là một kỹ thuật và phương pháp được áp dụng để giữ cho bản thân khỏi bị tổn thương. Nhìn vào một số khía cạnh thực chất này, liệu yêu cầu về đức hạnh của con người là ‘Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu’ có phải là một nguyên lý cao quý không? Nó có tích cực không? (Không.) Vậy thì nó dạy người ta điều gì? Rằng ta không nên làm ai buồn hay tổn thương, nếu không, ta rốt cuộc sẽ là người bị tổn thương; và ngoài ra, ta không nên tin tưởng bất cứ ai. Nếu ta làm tổn thương bất kỳ người bạn tốt nào của mình, tình bạn sẽ âm thầm bắt đầu thay đổi; họ sẽ từ một người bạn tốt, thân thiết của ngươi, thành một người lạ đi ngang qua trên đường, hoặc kẻ thù của ngươi. … Vậy, kết quả cuối cùng mà cụm từ này dạy mọi người là gì? Nó khiến người ta trung thực hơn, hay giả dối hơn? Nó dẫn đến việc người ta trở nên giả dối hơn; lòng người ngày càng xa cách, khoảng cách giữa người với người rộng ra, và những mối quan hệ giữa người với người trở nên phức tạp; điều này tương đương với việc các mối quan hệ xã hội của con người trở nên phức tạp. Cuộc đối thoại của người ta bắt đầu trở nên tiêu biến và điều này gây ra tư duy đề phòng lẫn nhau. Những mối quan hệ của mọi người có thể bình thường theo cách này không? Môi trường xã hội có được cải thiện không? (Không.) Vì vậy, đó là lý do tại sao cụm từ ‘đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu’ rõ ràng là sai. Việc dạy người ta như vậy không thể khiến họ sống thể hiện ra nhân tính bình thường; hơn nữa, điều này không thể làm cho người ta trở nên trung thực, ngay thẳng, hay bộc trực; điều này tuyệt đối không thể đạt được hiệu quả tích cực(Mưu cầu lẽ thật là gì (8), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). Bằng cách đọc lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra mình đang dựa vào những triết lý sống của Sa-tan trong khi tương tác với Barbara, chẳng hạn như: “Thấy lỗi của bạn chớ nói gì thì tình bạn trường tồn tốt đẹp”, “Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu” và “Thêm một người bạn thêm một đường đi”. Trước giờ, tôi đã coi những triết lý này là nguyên tắc để tương tác với mọi người. Tôi tưởng hành xử như vậy là cách duy nhất để duy trì mối quan hệ cá nhân, không xúc phạm người khác và không gây rắc rối cho bản thân. Qua sự mặc khải của lời Đức Chúa Trời, cuối cùng tôi đã nhận ra những triết lý này là lối sống ranh mãnh, dối trá và bất chính, rằng chúng đã khiến người ta đề phòng lẫn nhau và ngăn cản sự tương tác chân thành, càng không để con người ta yêu thương nhau. Mặc dù tương tác theo cách này sẽ tránh được việc xúc phạm hoặc chuốc lấy rắc rối cho bản thân, nhưng nó sẽ không để bạn có được những người bạn thực sự, và chỉ khiến con người ngày càng giả tạo và dối trá hơn. Tôi cũng hiểu ra rằng một người nên thẳng thắn khi tương tác với những người khác, và khi thấy ai đó có vấn đề, bạn nên lấy lòng trắc ẩn để giúp họ hết sức có thể. Kể cả lúc đó, họ có thể không chấp nhận và hiểu lầm bạn, thì bạn vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc đó và đặt ra những ý định đúng đắn khi tiếp cận họ. Đối với những người thực sự tiếp nhận lẽ thật, khi bị xử lý, dù có thể nhất thời họ cảm thấy xấu hổ và không chấp nhận, nhưng sau đó họ sẽ có thể tìm kiếm lẽ thật và tự kiểm điểm bản thân. Họ không những sẽ không oán trách người khác mà còn biết ơn người đã sửa họ. Tôi đã nghĩ lại sự tương tác của mình với Barbara. Nhiều lần rõ ràng là tôi đã thấy chị ấy phô trương trước mặt người khác, và họ đã đánh giá chị ấy rất cao, nhưng tôi lại sợ sẽ làm tổn thương cái tôi của chị ấy nếu chỉ ra vấn đề của chị ấy, và rồi sau này chị ấy sẽ phớt lờ tôi. Vì vậy, để duy trì mối quan hệ tốt với chị ấy, tôi chỉ đứng nhìn mà không nói gì hay giúp đỡ chị ấy khi chị ấy tỏ lộ sự bại hoại, nghĩa là chị ấy đã không phản tỉnh và không biết được vấn đề của mình, và sau đó lại ngựa quen đường cũ. Tôi nhận ra khi sống theo những triết lý Sa-tan này, tôi chỉ muốn bảo vệ mối quan hệ của chúng tôi, để Barbara nghĩ tôi là một người biết cảm thông và thấu hiểu. Tôi đã không nghĩ cho lối vào sự sống của chị ấy. Giá như tôi chỉ ra vấn đề mà mình đã thấy cho chị ấy sớm hơn, thì có lẽ chị ấy đã có được chút hiểu biết về tâm tính bại hoại của mình và sẽ không nói những điều vô lý như thế trong các cuộc họp. Tôi đã trở thành một kẻ thích chiều lòng người khác để bảo vệ mối quan hệ của chúng tôi! Đây là hành vi thực sự có hại! Rồi tôi lại nghĩ đến một người chị em mà mình từng tương tác. Tôi thấy chị ấy thường làm việc chiếu lệ trong bổn phận, và khi người khác chỉ ra vấn đề của chị ấy, chị ấy đã cãi lại và không chịu chấp nhận. Tôi đã muốn thông công với chị ấy để giúp chị ấy nghiệm lại bản thân, nhưng lại cảm thấy chị ấy đã khá lớn tuổi, nên nếu chỉ ra vấn đề của chị ấy, tôi sẽ làm tổn thương cái tôi của chị ấy và khiến chị ấy nghĩ tôi đã quá khắt khe. Vì vậy, tôi đã làm ngơ trước vấn đề của chị ấy và bề ngoài vẫn cứ vui vẻ, trò chuyện, thân thiện với chị ấy. Chỉ sau khi chị ấy bị cách chức vì làm việc chiếu lệ trong bổn phận tôi mới hối tiếc vì đã không giúp đỡ chị ấy sớm hơn. Chỉ sau khi chị ấy đi tôi mới thông công vấn đề mà mình đã thấy với chị ấy. Dù chị ấy đã nhận ra vấn đề của mình, nhưng chị ấy đã trách tôi vì đã không chỉ ra cho chị ấy sớm hơn và nói rằng nếu có thể sửa đổi sớm hơn thì có lẽ chị ấy đã không bị cách chức. Nghĩ vậy, cuối cùng tôi đã nhận ra việc sống bằng những triết lý Sa-tan này và làm kẻ thích chiều lòng người khác không hề giống với việc là một người tốt thực sự. Nó không hề thể hiện sự chân thành hay lòng trắc ẩn với người khác, mà thay vào đó là sự ích kỷ và dối trá. Tôi đã sống thể hiện ra tâm tính Sa-tan và ghê tởm Đức Chúa Trời. Barbara đã luôn chân thành với tôi, vậy mà tôi chỉ dựa vào những triết lý này trong khi tương tác với chị ấy và không thực hành lẽ thật. Tôi chỉ nghĩ đến việc làm sao để không xúc phạm chị ấy và cách để giữ hình ảnh tốt đẹp của mình trong lòng chị ấy, và khi thấy chị ấy tỏ lộ sự bại hoại, tôi chỉ lờ đi. Bạn tốt mà lại hành động như thế được sao? Tôi nhận ra “Thấy lỗi của bạn chớ nói gì thì tình bạn trường tồn tốt đẹp” thực sự là lời dối trá của Sa-tan, và tôi không muốn sống như vậy nữa.

Khi kiểm điểm, Tôi thấy còn một lý do khác khiến mình đã không dám chỉ ra vấn đề của Barbara: Tôi đã có một quan điểm sai lầm. Tôi luôn nghĩ việc chỉ ra vấn đề của người khác là vạch trần thiếu sót của họ, điều đó sẽ làm tổn thương cái tôi của họ, kiểu như xúc phạm họ, và đó là một hành động vô ơn. Nên với Barbara, tôi luôn sợ chị ấy sẽ bị xúc phạm nếu tôi chỉ ra vấn đề của chị ấy và điều đó sẽ hủy hoại mối quan hệ của chúng tôi, việc này khiến tôi rất khó thực hành lẽ thật. Vì vậy, tôi đã tìm kiếm Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi giải quyết vấn đề này của mình.

Trong khi tìm kiếm, tôi đã đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời yêu cầu người ta phải nói sự thật, nói những gì họ nghĩ và không mưu mẹo, chế giễu, lừa dối, châm biếm, xúc phạm, cưỡng ép, làm tổn thương, vạch trần những điểm yếu của người ta hoặc móc mỉa người ta. Chẳng phải đây là những nguyên tắc ăn nói sao? Nói người ta không nên vạch trần điểm yếu của người khác có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là không bôi nhọ người khác. Không bám vào những sai lầm hoặc khuyết điểm trong quá khứ của họ để phán xét hoặc lên án họ. Đây là điều chí ít ngươi nên làm. Về mặt chủ động, lời nói mang tính xây dựng được thể hiện như thế nào? Nó chủ yếu là động viên, định hướng, hướng dẫn, khuyên nhủ, thấu hiểu và an ủi. Ngoài ra, đôi khi, cần trực tiếp chỉ ra và phê bình những thiếu sót, khuyết điểm, lỗi lầm của người khác. Điều này cực kỳ ích lợi cho người ta. Đó chính là thực sự giúp đỡ họ và xây dựng cho họ, phải không? … Tóm lại, nguyên tắc nói chuyện là gì? Đó là: nói những gì trong lòng ngươi, và nói về những trải nghiệm thực sự của ngươi cũng như những gì ngươi thực sự nghĩ. Những lời này có lợi nhất cho mọi người, chúng cung cấp cho mọi người, chúng giúp đỡ họ, chúng tích cực. Hãy từ chối nói những lời giả tạo, những lời không mang lại lợi ích hoặc khai trí cho mọi người; như vậy sẽ tránh làm hại họ hoặc khiến họ vấp ngã, tránh để họ rơi vào tình trạng tiêu cực và có tác động tiêu cực. Ngươi phải nói những điều tích cực. Ngươi phải nỗ lực giúp đỡ mọi người nhiều nhất có thể, nỗ lực mang lại lợi ích cho họ, cung cấp cho họ, giúp họ có được đức tin chân chính nơi Đức Chúa Trời; và ngươi phải cho phép mọi người được giúp đỡ và thu hoạch được nhiều từ những kinh nghiệm của ngươi về lời Đức Chúa Trời và cách ngươi giải quyết vấn đề, cho phép họ có thể hiểu được con đường trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời và bước vào thực tế của lẽ thật, cho phép họ bước vào sự sống và giúp sự sống của họ phát triển – đây là tất cả hiệu quả của việc lời nói có nguyên tắc và khai trí cho mọi người(Mưu cầu lẽ thật là gì (3), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). “Nếu ngươi có mối quan hệ tốt với một anh hay chị em và họ bảo ngươi chỉ ra điều gì sai ở họ, ngươi nên làm điều đó như thế nào? Điều này liên quan đến cách ngươi tiếp cận vấn đề. … Vậy thì theo nguyên tắc của lẽ thật, ngươi nên tiếp cận vấn đề này như thế nào? Hành động nào phù hợp với lẽ thật? Có bao nhiêu nguyên tắc có liên quan? Trước tiên, chí ít, đừng khiến người khác va vấp. Ngươi trước hết phải cân nhắc những điểm yếu của người khác và cách nói sẽ không khiến họ va vấp. Đây là điều chí ít phải được cân nhắc. Tiếp theo, nếu ngươi biết họ là người thực sự tin Đức Chúa Trời và có thể tiếp nhận lẽ thật, thì khi nhận thấy họ có vấn đề, ngươi nên chủ động giúp đỡ họ. Nếu ngươi không làm gì và cười nhạo họ, điều này cấu thành sự tổn thương và làm hại họ. Một người làm như vậy là không có lương tâm hay ý thức, và họ không có tình yêu đối với những người khác. Những người có một chút lương tâm và ý thức không thể chỉ xem các anh chị em mình như một trò đùa. Họ nên nghĩ ra những cách khác nhau để giúp những người đó giải quyết vấn đề của mình. Họ nên để người ta hiểu chuyện gì đã xảy ra và lỗi của họ ở đâu. Họ có thể hối cải hay không là vấn đề của chính họ; chúng ta sẽ sống theo trách nhiệm của chúng ta. Cho dù bây giờ họ không ăn năn hối cải, thì sớm muộn gì cũng có ngày họ tỉnh ngộ, và họ sẽ không oán trách hay buộc tội ngươi. Ít nhất, cách ngươi đối xử với các anh chị em của mình không thể dưới chuẩn mực của lương tâm và ý thức. Đừng mắc nợ người khác; hãy giúp đỡ họ trong phạm vi ngươi có thể. Đây là những gì người ta nên làm. Những người có thể đối xử với các anh chị em của mình bằng tình yêu thương và phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật là loại người tốt nhất. Họ cũng là những người tốt bụng nhất. Tất nhiên, các anh chị em đích thực là những người có thể tiếp nhận và thực hành lẽ thật. Nếu một người chỉ tin Đức Chúa Trời để được ăn bánh no nê hoặc để nhận được phước lành, mà không tiếp nhận lẽ thật, thì họ không phải là anh chị em. Ngươi phải đối xử với các anh chị em đích thực phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật. Bất kể họ tin Đức Chúa Trời như thế nào hay họ đang trên con đường nào, ngươi cũng nên giúp đỡ họ trên tinh thần yêu thương. Hiệu quả tối thiểu một người nên đạt được là gì? Thứ nhất, không khiến họ vấp ngã, và không để họ trở nên tiêu cực; thứ hai, đó là giúp đỡ họ, khiến họ quay trở lại từ con đường lầm lạc; và thứ ba, đó là làm cho họ hiểu lẽ thật và chọn con đường đúng đắn. Ba loại hiệu quả này chỉ có thể đạt được bằng cách giúp đỡ họ trong tinh thần yêu thương. Nếu ngươi không có tình yêu đích thực, ngươi không thể đạt được ba loại hiệu quả này, và ngươi chỉ có thể đạt được một hoặc hai loại là cùng. Ba loại hiệu quả này cũng là ba nguyên tắc giúp đỡ người khác. Ngươi biết ba nguyên tắc này và có khả năng xử lý chúng, nhưng chúng thực sự được ban hành như thế nào? Ngươi có thực sự hiểu khó khăn của người khác không? Chẳng phải đây là một vấn đề khác sao? Ngươi cũng phải nghĩ: ‘Khó khăn của họ là do đâu? Mình có khả năng giúp đỡ họ không? Nếu vóc giạc của mình quá nhỏ và mình không thể giải quyết vấn đề của họ, và mình nói năng bất cẩn, thì mình có thể chỉ họ đi sai đường. Hơn thế, người này có khả năng hiểu lẽ thật như thế nào, và tố chất của họ là gì? Họ có cố chất không? Họ có hiểu những vấn đề thuộc linh không? Họ có thể chấp nhận lẽ thật không? Họ có theo đuổi lẽ thật không? Nếu họ thấy rằng mình có năng lực hơn họ và mình thông công với họ, liệu sự đố kỵ hay tiêu cực có nảy sinh trong họ không?’. Những câu hỏi này đều phải được suy xét. Sau khi ngươi đã cân nhắc và rõ ràng về những câu hỏi này, hãy thông công với người đó, đọc vài đoạn lời Đức Chúa Trời áp dụng cho vấn đề của họ, và làm cho họ có thể hiểu lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời và tìm con đường để thực hành. Khi đó, vấn đề sẽ được giải quyết, và họ sẽ thoát khỏi khó khăn. Đây có phải là một vấn đề đơn giản không? Đây không phải là vấn đề đơn giản. Nếu ngươi không hiểu lẽ thật, thì dù ngươi có nói nhiều bao nhiêu cũng vô ích. Nếu ngươi hiểu lẽ thật, họ có thể được khai sáng và được lợi bằng một vài câu(Chỉ bằng cách theo đuổi lẽ thật thì một người mới có thể giải quyết được các quan niệm và sự hiểu lầm của họ về Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu được rằng nếu bạn vạch trần thiếu sót của một người để lợi dụng điểm yếu của họ hòng phán xét, lên án họ, và nếu ý định của bạn là giễu cợt, chế nhạo, tố cáo họ, thì điều này làm Đức Chúa Trời ghê tởm. Nhưng nếu bạn chỉ ra vấn đề và thiếu sót của một người với ý định giúp đỡ họ, thì điều này là khai trí, là thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác và có ý thức trách nhiệm với đời sống của họ. Nếu người đó mưu cầu lẽ thật, thì với sự giúp đỡ của người khác, họ sẽ có thể tự kiểm điểm bản thân và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề của mình, và họ sẽ có được tiến bộ trong lối vào sự sống. Tuy nhiên, một số người lại phản đối, không thích bị xử lý và bị chỉ ra vấn đề. Điều này chứng tỏ họ không tiếp nhận lẽ thật và tâm tính của họ là chán ngấy lẽ thật. Tôi nhận ra, trước kia tôi tin rằng việc chỉ ra vấn đề của người khác cũng giống với việc vạch trần những thiếu sót của họ và rằng đó là một việc làm vô ơn. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Tôi cũng hiểu ra rằng có các nguyên tắc trong việc chỉ ra vấn đề của người khác. Đó là không phải cứ có ý định tốt và lòng nhiệt thành, hoặc cứ trực tiếp chỉ ra vấn đề của người khác với họ, dù họ có là ai đi nữa, mà đôi khi bạn cần phải dùng sự khôn ngoan và làm theo nguyên tắc của lẽ thật. Điều quan trọng nhất là bạn phải biết xem xét các lẽ thật liên quan, rằng bạn giúp người khác hiểu lẽ thật và ý muốn của Đức Chúa Trời bằng cách chỉ ra vấn đề cho họ, và bạn cho họ con đường thực hành. Chỉ có làm như vậy mới là đang thực sự giúp đỡ người khác. Lúc này, cuối cùng tôi đã nhận ra trước kia tôi không có được kết quả tốt khi chỉ ra vấn đề của người khác là vì tôi đã không tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật. Giống như với Roxanna, một người phù phiếm, lo lắng cho danh tiếng của mình và trước đó chưa bị xử lý. Khi thấy chị ấy thông công lạc đề, tôi không những nên chỉ ra cho chị ấy thấy vấn đề của mình, mà lẽ ra còn nên chia sẻ với chị ấy các nguyên tắc về việc thông công lời Đức Chúa Trời để giúp chị ấy tìm ra một con đường thực hành. Điều này sẽ tránh kìm kẹp chị ấy và cho phép chị ấy thông công theo nguyên tắc trong các cuộc họp sau. Khi đã hiểu được nguyên tắc này, tôi không còn sợ chỉ ra vấn đề của Barbara nữa, và tôi biết mình nên giúp chị ấy theo nguyên tắc và với lòng trắc ẩn để ngăn chị ấy đi sai đường. Tôi đã thầm tìm kiếm và cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Con phải làm sao để có thể thông công hiệu quả với Barbara, mà không kìm kẹp chị ấy, và cũng để chị ấy hiểu được khía cạnh này của lẽ thật, cũng như nhận ra vấn đề của chị ấy đây?”.

Hễ có thời gian là tôi lại suy ngẫm về vấn đề này, tìm kiếm và nghĩ đến những lời của Đức Chúa Trời về việc vạch trần kẻ thích thể hiện và tự tôn cao bản thân. Tôi đã tìm thời điểm thích hợp để thông công cởi mở với Barbara và nói với chị ấy về vấn đề mà tôi nhận thấy ở chị ấy trong thời gian này, cũng như thông công với chị ấy về bản chất và hậu quả của việc phô trương, và về thái độ của Đức Chúa Trời đối với loại hành vi này. Sau khi thông công với chị ấy, cuối cùng Barbara đã nhận ra vấn đề của mình nghiêm trọng như thế nào, thấy được bản thân đã bị sự ám ảnh với địa vị kiểm soát, rằng chị ấy thích có chỗ trong lòng người khác và được họ ngưỡng mộ, và rằng Đức Chúa Trời ghê tởm kiểu mưu cầu này. Sau đó chị ấy tiếp tục phân tích và cởi mở về hành vi này của mình trong một cuộc họp, việc này đã giúp mọi người nhận ra vấn đề. Khi thấy Barbara đã có thể phản tỉnh và nhận ra vấn đề của mình, căm ghét bản thân, tôi cảm thấy rất vui, nhưng đồng thời cũng thấy tội lỗi. Tôi hối hận rằng mãi đến bây giờ mình mới thông công và chỉ ra vấn đề này cho chị ấy. Chị ấy đã không có thành kiến với tôi vì tôi đã chỉ ra và vạch trần vấn đề của chị ấy, mối quan hệ của chúng tôi cũng không bị hủy hoại, mà còn trở nên thân thiết hơn trước. Tôi đã hiểu ra rằng chỉ có sống theo lời Đức Chúa Trời và tương tác với mọi người theo nguyên tắc thì một người mới có thể có cảm giác thanh thản.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Ra khỏi nhà thương điên

Bởi Tiểu Thảo, Trung Quốc Đó là vào tháng Một năm 2012. Một người hàng xóm đã chia sẻ phúc âm trong thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn...

Bị chính bố mình “giam cầm”

Bởi Keanna, Ukraine Mùa hè năm 2020. Lúc đó, em gái tôi Albina và tôi tình cờ xem một đoạn phim của Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng có...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger