Căn nguyên ẩn giấu của việc khoan dung với người khác

23/02/2023

Bởi Phương Cương, Hàn Quốc

Cách đây mấy tháng, lãnh đạo chỉ định tôi và người anh em Connor cùng nhau phụ trách công tác chăm tưới. Sau một thời gian ngắn, tôi để ý thấy anh ấy không gánh vác trọng trách trong công tác cho lắm. Anh ấy chẳng nhanh chóng thông công hay giúp đỡ khi anh chị em có vấn đề, cũng không tham gia thảo luận công tác. Lãnh đạo bảo tôi là anh Connor đang cẩu thả, tắc trách, và tôi phải thông công với anh ấy. Tôi nghĩ bụng rằng có khi anh ấy bận rộn quá, nên phải gạt bớt đi vài việc, đâu phải anh ấy chẳng hề làm việc gì, tôi không nên đặt kỳ vọng quá cao với anh ấy, hơn nữa, tôi có thể tự tay xử lý những vấn đề anh ấy chưa thông công mà. Suy nghĩ như vậy, nên tôi không tìm hiểu về các vấn đề trong công tác của anh ấy. Một thời gian sau, trước một buổi hội họp với các anh chị em, tôi nhắc nhở anh Connor phải tìm hiểu về các vấn đề và khó khăn của họ trước để tìm ra các lời của Đức Chúa Trời phù hợp mà thông công, như thể buổi hội họp sẽ hiệu quả hơn. Sau đó, tôi hỏi các anh chị em xem anh Connor có hỏi han về tình trạng và khó khăn của họ không, họ đều nói là không. Tôi cảm thấy anh ấy quá sức tắc trách. Anh chị em đang có nhiều khó khăn và thiếu sót trong bổn phận, họ cần được giúp đỡ và thông công thêm, thế mà anh ấy chẳng xem trọng chuyện này. Anh ấy quá bất cẩn tùy tiện rồi! Tôi nghĩ lần này phải chỉ ra vấn đề cho anh ấy thôi. Nhưng rồi tôi nghĩ, nếu anh ấy không chịu tiếp thu, rồi bảo tôi nói quá nhiều và nảy sinh thành kiến với tôi, thế chẳng phải khiến tôi là kẻ quá khắt khe, vô cảm với người khác sao? Hơn nữa, anh Connor còn trẻ, anh ấy dễ chiều theo an hưởng xác thịt hơn. Ngay cả bản thân tôi thỉnh thoảng cũng cẩu thả và chiều theo xác thịt, do đó, tôi không nên đòi hỏi quá. Tự tôi xử lý cũng được mà. Nghiêm khắc với mình, khoan dung với người. Thế là tôi tận dụng thời gian nghỉ của mình để làm thay anh ấy, chẳng thông công và chỉ ra vấn đề cho anh Connor thấy. Với công tác khác, tôi cũng làm như vậy. Khi thấy có ai đó làm việc không ổn, tôi không tìm hiểu xem nguyên do là gì, nên xử lý thế nào, mà cứ nhẫn nại và khoan dung. Nhiều lúc, tôi rất bực mình, thậm chí giận dữ về hành vi của người khác, nhưng tôi cứ kìm nén lại. Tôi nghĩ bụng: “Thôi, bỏ đi… họ làm được gì thì làm, phần còn lại mình sẽ làm thay họ”. Sau một thời gian, các anh chị em cứ muốn nhờ tôi giúp các vấn đề của họ. Tôi chẳng khó chịu hay buồn lòng gì vì thấy họ đều đề cao tôi. Tôi cảm giác rằng trong đối nhân xử thế mà biết nghiêm khắc với mình, khoan dung với người thì chính là người tốt, có nhân tính tốt, chẳng giống như kẻ luôn bới lông tìm vết, không thể làm việc cùng ai.

Nhưng đến một ngày, tôi đọc được lời Đức Chúa Trời nói về “nghiêm khắc với mình, khoan dung với người”, và tôi đã có cái nhìn khác về bản thân. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “‘Nghiêm khắc với mình và khoan dung với người’ – câu này nghĩa là gì? Nghĩa là ngươi nên đưa ra những yêu cầu nghiêm khắc với bản thân và khoan dung với người khác, để họ có thể thấy ngươi rộng lượng và cao thượng như thế nào. Vậy thì tại sao người ta nên làm điều này? Mục đích là gì? Nó có khả thi không? Nó có thực sự là một biểu hiện tự nhiên của nhân tính con người không? Ngươi phải thỏa hiệp bản thân đến mức nào để làm được điều này? Ngươi phải thoát khỏi những ham muốn và đòi hỏi, yêu cầu bản thân cảm nhận ít niềm vui hơn, chịu khổ hơn một chút, trả giá nhiều hơn và làm việc nhiều hơn để những người khác không phải vắt kiệt sức họ. Và nếu những người khác than vãn, phàn nàn hoặc làm kém, ngươi không được đòi hỏi ở họ quá nhiều – ít nhiều gì cũng đủ. Người ta tin rằng đây là dấu hiệu của đức hạnh cao quý – nhưng tại sao đối với Ta, điều này lại có vẻ sai? Chẳng phải nó sai sao? (Phải.) Trong những hoàn cảnh bình thường, biểu hiện tự nhiên của nhân tính một người bình thường là khoan dung với bản thân và nghiêm khắc với người khác. Đó là thực tế. Người ta có thể nhận thức được vấn đề của mọi người khác – ai đó sẽ nói: ‘Người này kiêu ngạo! Người kia xấu xa! Người này ích kỷ! Người kia bất cẩn và chiếu lệ trong khi thực hiện bổn phận! Người này quá lười biếng!’. – trong khi với bản thân mình, họ lại nghĩ: ‘Lười biếng một chút cũng được. Mình có tố chất tốt. Mặc dù lười biếng, nhưng mình làm việc tốt hơn người khác’. Họ hay bắt lỗi người khác và thích xoi mói, nhưng với bản thân, họ lại khoan dung và độ lượng bất cứ khi nào có thể. Chẳng phải đây là một biểu hiện tự nhiên của nhân tính họ sao? (Phải.) Nếu kỳ vọng con người phải sống theo lý tưởng ‘nghiêm khắc với mình và khoan dung với người’, thì con người phải buộc mình trải qua những khổ sở nào? Họ có thể thực sự chịu đựng được không? Có bao nhiêu người sẽ làm được như vậy? (Không ai cả.) Tại sao lại như thế? (Bản tính con người là ích kỷ. Họ hành động theo nguyên tắc ‘Người không vì mình, trời tru đất diệt’.) Thật vậy, con người sinh ra đã ích kỷ, con người là một sinh vật ích kỷ và một lòng đi theo triết lý ấy của Sa-tan: ‘Người không vì mình, trời tru đất diệt’. Người ta nghĩ rằng nếu không ích kỷ và quan tâm đến bản thân khi mọi thứ xảy đến sẽ là thảm họa đối với họ và là điều trái tự nhiên. Đây là những gì người ta tin và cách họ hành động. Nếu kỳ vọng con người không được ích kỷ, phải đưa ra những đòi hỏi nghiêm khắc với bản thân, và sẵn lòng chịu thua thiệt thay vì lợi dụng người khác, thì đó có phải là một kỳ vọng thực tế không? Nếu kỳ vọng con người, khi bị lợi dụng, phải vui vẻ nói rằng: ‘Anh đang lợi dụng tôi đấy, nhưng tôi không làm ầm lên đâu. Tôi là người khoan dung mà, tôi sẽ không nói xấu anh hay cố trả thù anh làm gì, nếu anh chưa lợi dụng đủ, thì cứ thoải mái tiếp tục đi’ – đó có phải là một kỳ vọng thực tế không? Bao nhiêu người có thể làm được điều này? Đây có phải là cách nhân loại bại hoại thường hành xử không? (Không.) Rõ ràng chuyện này mà xảy ra là bất bình thường. Tại sao như vậy? Bởi vì những người có tâm tính bại hoại, đặc biệt là những người ích kỷ, hèn hạ, thì đấu tranh cho tư lợi và họ tuyệt đối không thấy hài lòng khi đấu tranh vì lợi ích của người khác. Vì vậy, hiện tượng này mà xảy ra là điều bất thường. ‘Nghiêm khắc với mình và khoan dung với người’ – câu nói về đức hạnh này phản ánh sự thiếu hiểu biết của một nhà đạo đức xã hội về bản tính con người, đưa ra một yêu cầu đối với con người mà rõ ràng là không phù hợp với thực tế hoặc bản tính con người. Điều đó giống như bảo chuột đừng đào hang hay mèo đừng bắt chuột. Đưa ra yêu cầu như vậy có đúng không? (Không. Nó đi ngược lại quy luật về bản tính con người.) Đó là một yêu cầu rỗng tuếch và rõ ràng không phù hợp với thực tế(Mưu cầu lẽ thật là gì (6), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). Lần đầu mới đọc, tôi hoàn toàn không hiểu những lời này của Đức Chúa Trời, vì tôi cứ luôn nghĩ rằng “nghiêm khắc với mình, khoan dung với người” là điều tốt. Tôi luôn ngưỡng mộ những người như thế, và mong muốn được nên như thế. Nhưng khi suy ngẫm cẩn thận lời Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy những lời đó tuyệt đối chính xác, khiến tôi tâm phục khẩu phục. Nhất là khi đọc đoạn: “Những người có tâm tính bại hoại, đặc biệt là những người ích kỷ, hèn hạ, thì đấu tranh cho tư lợi và họ tuyệt đối không thấy hài lòng khi đấu tranh vì lợi ích của người khác. Vì vậy, hiện tượng này mà xảy ra là điều bất thường. ‘Nghiêm khắc với mình và khoan dung với người’ – câu nói về đức hạnh này phản ánh sự thiếu hiểu biết của một nhà đạo đức xã hội về bản tính con người, đưa ra một yêu cầu đối với con người mà rõ ràng là không phù hợp với thực tế hoặc bản tính con người. Điều đó giống như bảo chuột đừng đào hang hay mèo đừng bắt chuột”, lòng tôi quá đỗi bàng hoàng. Hóa ra quan niệm “nghiêm khắc với mình, khoan dung với người” là phi thực tế, đi ngược lại nhân tính, và là điều người ta không thể nào đạt được. Nó không thể trở thành tiêu chuẩn để noi theo. Nhìn lại hành vi của mình, tôi thấy mọi chuyện đúng như lời Đức Chúa Trời phơi bày. Khi tôi “nghiêm khắc với mình, khoan dung với người”, tôi cảm thấy bất công, buồn bực, thậm chí khi vậy, tôi vẫn không thực sự muốn thế, không vui vẻ gì khi làm thế. Như chuyện với Connor, tôi ý thức rõ rằng anh ấy làm việc chiếu lệ trong bổn phận, lười biếng và vô trách nhiệm. Tôi giận và muốn phơi bày vấn đề của anh ấy, để anh ấy nhanh chóng hồi tâm chuyển ý và thành cộng sự tốt của tôi. Nhưng rồi tôi nghĩ mình không nên quá nghiêm khắc, phải “nghiêm khắc với mình, khoan dung với người” mới đúng, thế là tôi gạt đi ý nghĩ chỉ ra vấn đề cho anh ấy. Tôi cảm thấy mình có thể chịu khổ thêm chút, trả giá thêm chút, chứ đừng đòi hỏi quá nhiều nơi anh ấy, để tôi khỏi có vẻ quá vô tâm, quá bới lông tìm vết. Tôi chịu trách nhiệm cho công tác của vài nhóm, nên khối lượng công việc vốn đã nhiều, giờ tôi lại giúp giải quyết các vấn đề trong công tác của anh ấy, nên tôi thấy bị xử tệ, lòng đầy oán thán, nhưng vì triết lý “nghiêm khắc với mình, khoan dung với người” và vì muốn người khác nghĩ tốt về tôi, nên tôi cứ lặng thinh và chịu đựng. Đấy mới là tình trạng thật của tôi, suy nghĩ thật của tôi. Đúng như lời Đức Chúa Trời phán: “Con người sinh ra đã ích kỷ, con người là một sinh vật ích kỷ và một lòng đi theo triết lý ấy của Sa-tan: ‘Người không vì mình, trời tru đất diệt’. Người ta nghĩ rằng nếu không ích kỷ và quan tâm đến bản thân khi mọi thứ xảy đến sẽ là thảm họa đối với họ và là điều trái tự nhiên. Đây là những gì người ta tin và cách họ hành động”. Chúng ta đều có bản tính ích kỷ, tôi cũng không ngoại lệ. Khi làm thêm việc, tôi oán thán công việc vất vả mệt nhọc. Tôi thấy bị xử tệ, chẳng vui vẻ gì về chuyện đó. Nhưng tôi vẫn bất chấp lòng mình, cứ nghiêm khắc với mình, khoan dung với người, Thật ra, tâm tính bại hoại nào ẩn sau thái độ “nghiêm khắc với mình, khoan dung với người” này? Và kiểu đó sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Tôi đã tìm đến trước Đức Chúa Trời trong lời cầu nguyện và tìm kiếm lời giải cho câu hỏi đó, rồi tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “‘Nghiêm khắc với mình và khoan dung với người’, cũng như câu nói nhặt được tiền phải trả lại và giúp đỡ người khác là niềm vui, là một trong những yêu cầu mà văn hóa truyền thống đặt ra cho con người để hành động có đạo đức. Tương tự như vậy, bất kể ai đó có thể đạt được hoặc rèn luyện đức hạnh đó hay không, thì đó vẫn không phải là tiêu chuẩn hay chuẩn mực để đo lường nhân tính của họ. Có thể là ngươi thực sự có khả năng nghiêm khắc với bản thân và ngươi đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt cao cho mình. Ngươi có thể hoàn toàn trong sạch và luôn nghĩ cho người khác, không ích kỷ và tìm kiếm tư lợi. Ngươi có thể có vẻ đặc biệt cao thượng, vị tha, và có ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm xã hội cũng như đạo đức xã hội. Nhân cách và những phẩm chất cao quý của ngươi có thể biểu lộ với những người thân thiết và với những người ngươi gặp gỡ, tiếp xúc. Hành vi của ngươi có thể không bao giờ có điểm nào để bị chê trách hay phê phán, thay vào đó nhận được vô số lời khen ngợi và thậm chí cả sự ngưỡng mộ. Người ta có thể coi ngươi là người thực sự nghiêm khắc với mình và khoan dung với người. Tuy nhiên, những điều này không gì khác hơn là hành vi bên ngoài. Những suy nghĩ và mong muốn trong sâu thẳm lòng ngươi có nhất quán với những hành vi bên ngoài này, với những hành động ngươi thể hiện ra bên ngoài không? Câu trả lời là không, chúng không nhất quán. Lý do ngươi có thể hành động theo cách này chính là có một động cơ đằng sau. Chính xác thì đó là động cơ gì? Ít nhất có thể nói một điều về nó: đó là điều không thể đề cập, điều đen tối và xấu xa. … Có thể nói chắc chắn rằng hầu hết những ai đòi hỏi bản thân phải sống thể hiện ra đức hạnh ‘nghiêm khắc với mình và khoan dung với người’ đều bị ám ảnh bởi địa vị. Bị thúc đẩy bởi những tâm tính bại hoại, họ không thể không mưu cầu thanh thế, sự nổi bật trong xã hội và địa vị trong mắt người khác. Tất cả những điều này đều liên quan đến ham muốn địa vị của họ, và được theo đuổi dưới vỏ bọc hành vi tốt, hành vi đạo đức. Và những điều họ mưu cầu này xuất phát từ đâu? Chúng hoàn toàn xuất phát và bị thúc đẩy bởi những tâm tính bại hoại. Cho nên, dù thế nào đi nữa, dù một người có sống thể hiện ra đức hạnh ‘nghiêm khắc với mình và khoan dung với người’ hay không, và họ có làm như thế đến mức hoàn hảo hay không, thì cũng không thể thay đổi được thực chất nhân tính của họ. Ý là nó không thể nào thay đổi quan điểm hoặc các giá trị của họ, hay định hướng cho thái độ và quan điểm của họ đối với mọi kiểu người, sự việc và sự vật. Không phải vậy sao? (Đúng là vậy.) Ai càng có khả năng nghiêm khắc với mình và khoan dung với người, thì càng giỏi diễn, giỏi lừa phỉnh người khác bằng hành vi tốt cùng những lời dễ chịu, và càng là người giả dối, xấu xa. Họ càng là kiểu người này, thì tình yêu, sự theo đuổi địa vị và quyền lực của họ càng sâu. Dù sự thể hiện đức hạnh của họ có ấn tượng đến đâu và nhìn vừa mắt đến đâu, thì sự mưu cầu không nói ra trong sâu thẳm lòng họ, bản tính và thực chất của họ, thậm chí cả những tham vọng của họ cũng có thể bộc phát bất cứ lúc nào. Do đó, dù hành vi của họ có đạo đức đến đâu, nó cũng không thể che giấu nhân tính nội tại, hay những tham vọng và ham muốn của họ. Nó không thể che giấu được bản tính và thực chất ghê tởm của họ là không yêu điều tích cực, chán ghét và khinh miệt lẽ thật. Những thực tế này cho thấy, câu nói ‘Nghiêm khắc với mình và khoan dung với người’ không chỉ vô lý – mà còn cho thấy những hạng người tham vọng, sử dụng lời nói và hành vi như vậy để che đậy những tham vọng và ham muốn không thể nói ra(Mưu cầu lẽ thật là gì (6), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). Từ sự mặc khải trong lời Đức Chúa Trời, tôi thấy ra rằng “nghiêm khắc với mình, khoan dung với người” có vẻ là thông hiểu và hào hiệp với người khác, có tư tưởng phóng khoáng và cao thượng, nhưng sâu trong lòng, là động cơ tà ác, tối tăm, không nói ra được, chính là phô trương bằng việc tốt bề ngoài chỉ để có được sự ngưỡng mộ, có địa vị và danh tiếng cao trong lòng mọi người. Loại người như thế nhìn bề ngoài có vẻ đáng khen, nhưng thật ra, họ giả hình, vờ là người tốt. Tôi nghĩ về hành động và biểu hiện của mình khi đối xử với Connor. Dù anh ấy có cẩu thả và tắc trách đến đâu trong công tác, tôi cũng không chỉ ra, thông công hay xử lý anh ấy, mà cứ làm kiểu thông hiểu và dung túng. Dù tôi bận rộn thế nào, thiếu thời gian đến đâu, tôi cũng đi làm việc Connor không làm. Dù có khó khăn, mệt mỏi, tôi cũng gắng mà làm. Kỳ thực, làm thế đâu phải là do tôi hào hiệp, mà là do tôi có động cơ thầm kín. Tôi sợ nếu chỉ thẳng ra thì sẽ làm tổn thương lòng kiêu hãnh và mạo phạm anh ấy, rồi anh ấy sẽ nghĩ sao về tôi đây? Tôi muốn thiết lập vị trí của mình, muốn tạo ấn tượng tốt trong lòng người khác. Tôi đâu có hoàn toàn tình nguyện… Lần nào tôi cũng chỉ ép mình làm thế, để thể hiện cho người khác thấy tôi quảng đại thế nào, để khiến họ ngưỡng mộ tôi. Kết quả là, tôi ngày càng gian manh và xảo quyệt. Tôi có vẻ là một người thông hiểu, nhưng ẩn sau đó là động cơ sai lầm của tôi. Tôi cho người ta ấn tượng sai lầm, mê hoặc, lừa dối họ. Như thế mà là nhân tính bình thường sao? Lúc đó, tôi mới phân định được về thực chất của câu “nghiêm khắc với mình, khoan dung với người”. Tôi cảm thấy buồn nôn với động cơ đáng khinh trong lòng tôi. Tôi cũng vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời. Không có Ngài phơi bày chân tướng của văn hóa truyền thống này, thì tôi vẫn cứ mãi ngu muội, nghĩ rằng “nghiêm khắc với mình, khoan dung với người” là có nhân tính tốt. Cuối cùng, tôi đã nhận ra đây chính là ngụy lý mà Sa-tan dùng để mê hoặc và làm bại hoại con người. Nó hoàn toàn không phải là lẽ thật, cũng không phải tiêu chuẩn để đánh giá nhân tính con người. Về sau, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời khác. “Cho dù những yêu cầu và châm ngôn về tư cách đạo đức của nhân loại có được chuẩn hóa đến mức nào, hoặc phù hợp với thị hiếu, cách nhìn, mong muốn và thậm chí là lợi ích của số đông đến mức nào, chúng cũng không phải là lẽ thật. Đây là điều ngươi phải hiểu. Bởi vì chúng không phải là lẽ thật, ngươi phải nhanh chóng phủ nhận và từ bỏ chúng. Ngươi cũng phải mổ xẻ thực chất của chúng, cũng như những kết quả khi sống theo chúng. Chúng có thể mang lại sự ăn năn thực sự trong ngươi không? Chúng có thể thực sự giúp ngươi biết chính mình không? Chúng có thể thực sự khiến ngươi sống thể hiện ra hình tượng giống con người không? Chúng không thể làm được điều nào trong số này. Chúng sẽ chỉ khiến ngươi giả hình và tự nên công chính. Chúng sẽ khiến ngươi láu cá và xấu xa hơn. Có những người nói: ‘Trong quá khứ, khi chúng ta gìn giữ những phần văn hóa truyền thống này, chúng ta cảm thấy mình là người tốt. Khi người khác thấy cách chúng ta cư xử, họ cũng nghĩ chúng ta là người tốt. Nhưng thật ra, trong thâm tâm chúng ta biết mình có khả năng làm loại điều ác nào. Làm một vài việc tốt chỉ ngụy trang điều đó. Nhưng nếu chúng ta từ bỏ hành vi tốt mà văn hóa truyền thống đòi hỏi, thì thay vào đó chúng ta sẽ làm gì? Những hành vi và hành động nào sẽ tôn vinh Đức Chúa Trời?’. Các ngươi nghĩ gì về câu hỏi này? Họ vẫn chưa biết những lẽ thật mà các những tín hữu của Đức Chúa Trời phải thực hành đúng không? Đức Chúa Trời đã phán rất nhiều lẽ thật, và có rất nhiều lẽ thật mà người ta phải thực hành. Vậy tại sao ngươi lại không chịu thực hành lẽ thật, mà cứ nhất quyết giả làm một người hành thiện và một kẻ giả hình? Tại sao ngươi lại giả vờ? … Nói ngắn gọn, mục đích của việc đưa ra những châm ngôn đạo đức này không phải chỉ để cho các ngươi biết rằng chúng là những quan niệm và tưởng tượng của con người, rằng chúng đến từ Sa-tan. Đó là để cho các ngươi hiểu rằng thực chất của những điều này là giả, trá hình và lừa dối. Ngay cả khi người ta cư xử tốt, điều đó cũng không khi nào có nghĩa là họ đang sống thể hiện ra nhân tính bình thường. Thay vào đó, họ đang sử dụng hành vi giả dối để che đậy những ý định và mục đích của mình, và để ngụy trang cho những tâm tính bại hoại, bản tính và thực chất của mình. Kết quả là nhân loại ngày càng giỏi giả vờ và đánh lừa người khác, khiến họ càng bại hoại và xấu xa hơn. Các tiêu chuẩn đạo đức của văn hóa truyền thống mà nhân loại bại hoại gìn giữ hoàn toàn không tương hợp với lẽ thật Đức Chúa Trời phán dạy, cũng không phù hợp với bất cứ điều gì Đức Chúa Trời dạy con người. Cả hai không hề liên quan. Nếu ngươi vẫn đang gìn giữ văn hóa truyền thống, thì ngươi đã hoàn toàn bị lừa dối và đầu độc. Nếu ngươi gìn giữ văn hóa truyền thống và tuân theo các nguyên tắc cũng như quan điểm của nó trong bất kỳ vấn đề nào, thì ngươi đang vi phạm lẽ thật, phản nghịch và chống lại Đức Chúa Trời trong vấn đề đó. Nếu ngươi gìn giữ và trung thành với bất kỳ châm ngôn đạo đức nào trong số này, coi chúng như một tiêu chí hoặc một điểm tham chiếu để nhìn nhận con người hoặc hoàn cảnh, thì ngươi đã sai lầm. Nếu ngươi dùng nó để xét đoán hoặc làm hại người ta ở một mức độ nào đó, thì ngươi đã phạm tội. Nếu ngươi luôn bám vào việc đánh giá mọi người bằng các tiêu chuẩn đạo đức của văn hóa truyền thống, thì số người ngươi đã lên án và bạc đãi sẽ không ngừng tăng lên và ngươi chắc chắn sẽ lên án và chống đối Đức Chúa Trời. Khi đó, ngươi sẽ là một kẻ phạm tội tày trời(Mưu cầu lẽ thật là gì (5), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời giúp tôi nhận thức rõ ràng hơn. Khi thấy ai đó tùy tiện, gian xảo, tắc trách trong công tác, thì chúng ta phải chỉ ra cho họ, tỉa sửa và xử lý họ, để họ có thể thấy được tính chất và hậu quả của sự tùy tiện, và xoay chuyển kịp thời. Người có nhân tính tốt thì phải làm như thế. Nhưng để duy trì hình tượng và địa vị bản thân, tôi đã khoan dung, nhân hậu, thấy vấn đề mà chẳng nói gì. Kết quả là Connor chẳng ý thức được tâm tính bại hoại của mình, cứ tiếp tục cẩu thả và tắc trách trong bổn phận. Việc đó đã gây hại đến lối vào sự sống của anh chị em, đấy là sự vi phạm. Tôi đã chẳng hề quan tâm hay hiểu cho anh ấy, tôi chỉ hại anh ấy mà thôi. Tôi thấy mình hoàn toàn chẳng phải là người tốt. Tôi không chỉ làm hại anh chị em, mà còn gây trì hoãn và tác hại đến công tác của hội thánh. Đích thân tôi đã trải nghiệm “nghiêm khắc với mình, khoan dung với người” không phải là lẽ thật, không phải là triết lý tốt đẹp để sống theo, nó chỉ là ngụy lý mà Sa-tan dùng để mê hoặc và làm bại hoại con người. Tôi không được để Sa-tan tiếp tục đùa giỡn với mình, tôi phải làm những gì Đức Chúa Trời yêu cầu, dùng lời Đức Chúa Trời làm căn cứ và dùng lẽ thật làm tiêu chuẩn khi nhìn nhận con người, sự vật sự việc. Sau đó, khi thấy Connor có vấn đề, tôi không dung túng cho anh ấy nữa. Tôi chỉ ra cho anh ấy thấy và thay đổi.

Chẳng bao lâu sau, tôi được giao một công tác mới. Khi kiểm tra công tác, tôi để ý thấy có một anh không nghiêm túc trong bổn, làm gì cũng tùy tiện cẩu thả. Tôi muốn tự tay xử lý cho xong cho rồi, để khỏi phải chỉ ra và làm anh ấy mất mặt. Nhưng rồi tôi bỗng nhớ ra tôi lại đang nghĩ như vậy để bảo vệ lợi ích cá nhân, để tạo hình tượng tốt trong lòng người khác. Tôi không muốn chỉ ra vấn đề của anh ấy, sợ làm mếch lòng anh ấy. Đấy chính là động cơ đáng khinh! Tôi nhớ lại một lời của Đức Chúa Trời: “Cùng với việc thực hiện bổn phận của mình một cách đúng đắn, ngươi cũng phải đảm bảo rằng mình không làm gì không có lợi cho lối vào sự sống của những người được Đức Chúa Trời chọn, và không nói điều gì không giúp ích cho các anh chị em. Chí ít, ngươi không được làm điều gì trái với lương tâm của mình và tuyệt đối không được làm bất cứ điều gì đáng hổ thẹn. Đặc biệt, với những điều phản nghịch hoặc chống đối Đức Chúa Trời, ngươi tuyệt đối không được làm, và ngươi không được làm bất cứ điều gì gây nhiễu loạn công tác hoặc đời sống hội thánh. Hãy công bằng và chính trực trong mọi việc ngươi làm và đảm bảo rằng mọi hành động của ngươi đều có thể trình lên trước Đức Chúa Trời(Quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời như thế nào? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời chỉ cho tôi nguyên tắc thực hành. Dù tôi làm gì cũng phải đem lại lợi ích cho lối vào sự sống và sự khai trí cho anh chị em. Tôi cũng phải hoàn toàn mở lòng tiếp nhận sự soi xét của Đức Chúa Trời. Khi thấy anh ấy cẩu thả trong bổn phận thì tôi phải chỉ ra để anh ấy có thể thấy vấn đề và nhanh chóng thay đổi. Làm thế là sinh ích lợi cho lối vào sự sống của anh ấy và cho công tác của hội thánh. Nếu tôi không nói gì mà cứ im lặng làm thay cho anh ấy, thì anh ấy đâu thấy được vấn đề của mình, sẽ không tiến bộ trong bổn phận. Nghĩ như vậy, tôi nói ra vấn đề tôi thấy trong công tác của anh. Nghe tôi nói xong, anh ấy muốn thay đổi. Sau khi thực hành như thế, tôi cảm thấy thanh thản và bình an lắm, chẳng mấy chốc chúng tôi cũng có kết quả khả quan hơn trong bổn phận. Tạ ơn Đức Chúa Trời Toàn Năng!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Bài học rút ra từ việc khoe khoang

Vào tháng 5 năm 2021, các hội thánh tôi phụ trách đều tổ chức bầu cử. Trong các cuộc họp, các anh chị em nêu ra rất nhiều vấn đề xoay quanh...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger