Chỉ có nhìn nhận con người bằng lời Đức Chúa Trời mới chính xác

01/12/2022

Bởi Thiện Tâm, Hàn Quốc

Một ngày nọ, vào tháng Ba năm nay, tôi đột nhiên nghe tin chị tôi đã bị cách ly để kiểm điểm bản thân. Tôi đã rất ngạc nhiên và không thể tin vào tai mình. Kể từ khi tin vào Đức Chúa Trời, chị tôi đã là hình mẫu lý tưởng của tôi, và tôi đã ngưỡng mộ, nể trọng chị ấy. Tôi cảm thấy chị ấy thực sự tin vào Đức Chúa Trời, mưu cầu lẽ thật, và chắc chắn sẽ được cứu rỗi. Việc chị ấy bị cách ly để kiểm điểm khiến tôi vô cùng bất ngờ. Sao có thể như thế được? Chị ấy giỏi rao giảng Phúc Âm. Từ khi theo đạo, chị đã cải đạo được cho rất nhiều người, và có thể chịu khổ cũng như trả giá. Nếu cần ai đó thực hiện công tác của hội thánh, chị ấy sẽ chủ động làm và không bao giờ từ chối. Chị ấy thực hiện bổn phận từ sáng đến tối, và rất tích cực. Chị ấy cũng thường bảo tôi cầu nguyện nhiều hơn và đến gần Đức Chúa Trời hơn, và tôi thấy đây là cách chị ấy thực hành. Điều đầu tiên chị ấy làm vào buổi sáng là cầu nguyện với Đức Chúa Trời, hễ có thời gian là chị ấy nghe các bài thánh ca, thậm chí trước khi đi ngủ, chị ấy cũng nghe đọc lời Đức Chúa Trời. Chị ấy thực sự mưu cầu lẽ thật, nên sao chị ấy có thể bị cách ly để kiểm điểm được? Liệu lãnh đạo có phạm sai lầm không? Tôi cứ nghĩ rằng: “Nếu ai đó mưu cầu lẽ thật nhiệt tình như thế mà không đủ tư cách trong mắt Đức Chúa Trời, thì mình chẳng có hy vọng gì được Đức Chúa Trời cứu rỗi cả. Đức Chúa Trời đòi hỏi con người thực hiện bổn phận bằng cả tâm, trí và sức lực, mà mình lại không như vậy. Liệu mình cũng sẽ bị cách ly để tự kiểm điểm không? Nếu điều đó xảy ra, mình nên xử lý chuyện này như thế nào? Liệu mình có thể tiếp tục tin vào Đức Chúa Trời không?”. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy bất an, như thể bị một cảm giác khủng hoảng bao trùm. Tôi luôn cảm thấy một ngày nào đó, mình sẽ bị loại bỏ. Lúc đó, tôi cũng rất buồn. Tôi bắt đầu đề phòng Đức Chúa Trời, chán ngán bổn phận và không sẵn lòng thông công trong các cuộc họp. Chị ấy đã rao giảng Phúc Âm không theo nguyên tắc và hành động tùy tiện. Một số người chị ấy rao giảng có nhân tính xấu, và một số cũng không chân thành tin vào Đức Chúa Trời, mà chỉ là những kẻ ăn bám. Điều chị ấy làm không hề phù hợp với nguyên tắc. Các anh chị em đã nhắc nhở và giúp đỡ chị ấy nhiều lần, nhưng chị ấy lại không chịu chấp nhận. Chị ấy cũng cãi lại rằng: “Người ta đã đến rồi, vậy tại sao tôi lại không rao giảng cho họ chứ?”. Đôi khi chị ấy tỏ ra chấp nhận mọi việc, nhưng lại vẫn không tuân theo nguyên tắc và tiếp tục làm theo ý mình, kết quả là làm gián đoạn công tác Phúc Âm. Khi có chuyện xảy ra, chị ấy đã không rút ra bài học và luôn cãi lý, gieo rắc sự tiêu cực và các quan niệm. Có lần, trong một cuộc họp dành cho người mới, chị ấy nói: “Để thực hiện bổn phận, tôi đã bỏ lại gia đình, công việc kinh doanh, chịu đau khổ và trả giá, nhưng vẫn có rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tại sao Đức Chúa Trời lại không cho tôi thấy ân điển và ban phước cho tôi?”. Sau khi nghe thấy vậy, một số người mới cũng đã có các quan niệm và bắt chước chị ấy phàn nàn về Đức Chúa Trời. Vì chị ấy luôn rao giảng vô kỷ luật và thiếu thận trọng, gieo rắc tiêu cực và các quan niệm để lừa gạt mọi người, làm gián đoạn công tác của hội thánh, và vì không chịu ăn năn, chị đã bị cách ly để kiểm điểm bản thân.

Tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe được về hành vi của chị ấy. Tôi không tin đó là sự thật. Chẳng lẽ tất cả những hành vi tốt mà tôi thấy được từ chị ấy trước kia chỉ là giả dối thôi sao? Sau đó, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời. “Một số người nói: ‘Liệu đó có phải là sự minh chứng cho việc mưu cầu lẽ thật không nếu một người ăn uống lời Đức Chúa Trời và thông công về lẽ thật hàng ngày, và có thể thực hiện bổn phận của mình một cách bình thường; nếu một người làm bất cứ việc gì nhà Đức Chúa Trời sắp xếp và không bao giờ gây ra sự nhiễu loạn hay phá vỡ, và mặc dù đôi khi họ có thể vi phạm các nguyên tắc của lẽ thật, nhưng họ không làm như vậy một cách chủ ý hay có chủ đích?’ Đây là một câu hỏi hay. Hầu hết mọi người đều có suy nghĩ như vậy. Trước hết, ngươi phải hiểu liệu ai đó có thể đạt được sự hiểu biết về lẽ thật và đạt được lẽ thật bằng cách kiên định tuân thủ sự thực hành như vậy hay không. Họ có làm vậy không? Các ngươi nói xem? (Sự thực hành ấy là hoàn toàn đúng, nhưng nó có vẻ giống với các nghi lễ tôn giáo hơn. Đó là tuân theo quy tắc. Nó không thể dẫn đến sự hiểu biết về lẽ thật hoặc đạt được lẽ thật.) Vậy, những loại hành vi này thật sự là gì? (Chúng là một loại hành vi tốt bề ngoài.) Ta thích câu trả lời đó. Chúng chỉ đơn thuần là những hành vi tốt xuất phát từ nền tảng lương tâm và lý trí của một người, là kết quả của việc họ đã được giáo dục tích cực. Nhưng chúng không gì hơn là những hành vi tốt, và còn lâu mới là sự mưu cầu lẽ thật. Vậy thì, đâu là nguyên nhân cội rễ bên dưới những hành vi này? Điều gì khiến chúng phát sinh? Chúng phát sinh từ lương tâm và lý trí của con người, quan điểm đạo đức của họ, những cảm xúc thiện chí của họ đối với đức tin nơi Đức Chúa Trời, và sự tự kiềm chế của họ. Những hành vi tốt vốn dĩ không liên quan đến lẽ thật; chúng hoàn toàn không phải là cùng một thứ. Hành vi tốt không giống như thực hành lẽ thật, và người cư xử tốt không nhất thiết được Đức Chúa Trời chấp thuận. Hành vi tốt và thực hành lẽ thật là hai việc khác nhau, và chúng không liên quan gì đến nhau. Thực hành lẽ thật là yêu cầu của Đức Chúa Trời và hoàn toàn phù hợp với ý muốn của Ngài; hành vi tốt xuất phát từ ý muốn của con người và mang ý định, động cơ của con người. Đó là điều mà con người xem là tốt. Mặc dù hành vi tốt không phải là một việc ác, nhưng nó trái với các nguyên tắc của lẽ thật và không liên quan gì đến lẽ thật. Hành vi tốt không liên quan đến lẽ thật, cho dù nó tốt theo cách nào, cũng như nó phù hợp với những quan niệm và sự tưởng tượng của con người như thế nào, vì vậy dù có bao nhiêu hành vi tốt thì cũng sẽ không được Đức Chúa Trời chấp thuận. Vì hành vi tốt được định nghĩa như vậy, nên rõ ràng, nó không liên quan đến việc thực hành lẽ thật. … Những hành vi này bắt nguồn từ những nỗ lực chủ quan của con người, những quan niệm của họ, những sở thích của họ, và ý nguyện của họ; chúng không phải là những biểu hiện của sự ăn năn theo sau sự tự biết mình thực sự của con người từ việc đã chấp nhận lẽ thật cùng sự phán xét và hình phạt của lời Đức Chúa Trời, chúng cũng không phải là những hành vi hoặc hành động của việc thực hành lẽ thật nảy sinh khi cố gắng quy phục Đức Chúa Trời. Ngươi có hiểu điều đó không? Nói thế nghĩa là những hành vi này hoàn toàn không liên quan gì đến sự thay đổi trong tâm tính của một người, hay những gì xảy ra khi trải qua sự phán xét và hình phạt của lời Đức Chúa Trời, hay sự ăn năn thực sự nảy sinh từ việc ai đó đã nhận biết được tâm tính bại hoại của chính họ. Nó chắc chắn không liên quan đến sự quy phục thực sự của con người đối với Đức Chúa Trời và lẽ thật, càng không phải là lòng tôn kính và tình yêu dành cho Đức Chúa Trời. Hành vi tốt không hề liên quan gì đến những điều này; nó đơn thuần là thứ xuất phát từ con người, và là điều mà con người coi là tốt. Tuy nhiên, có nhiều người coi những hành vi tốt này là một dấu hiệu của việc thực hành lẽ thật. Đây là một sai lầm nghiêm trọng, một cách nhìn và cách hiểu vô lý và ảo tưởng. Những hành vi tốt này chỉ là một sự thực hiện nghi lễ tôn giáo, một cách làm cho có lệ. Chúng không có chút quan hệ nào với việc thực hành lẽ thật. Đức Chúa Trời có thể không thẳng thừng lên án chúng, nhưng Ngài không chấp thuận chúng – về điều này, ngươi có thể chắc chắn(Mưu cầu lẽ thật là gì (1), Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng chỉ vì một người có thể từ bỏ, dâng mình, chịu khổ, trả giá và làm một số việc tốt, thì không có nghĩa là họ đang mưu cầu và thực hành lẽ thật. Những biều hiện này chẳng liên quan gì đến việc thay đổi tâm tính. Đó chỉ là thực hành dựa trên nỗ lực cá nhân, quan niệm và sở thích của con người. Tôi chỉ thấy chị tôi ngày nào cũng đọc lời Đức Chúa Trời, thường xuyên cầu nguyện, chịu khổ và trả giá trong bổn phận, nhưng tôi không xem xét các động cơ chịu khổ, dâng mình của chị ấy hay liệu chị ấy đã thay đổi chưa, hoặc liệu chị ấy có đạt được kết quả tốt qua bổn phận không. Dựa trên sự tưởng tượng của mình, tôi đã nghĩ chị ấy chân thành tin vào Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật. Tôi thật quá ngu ngốc! Bề ngoài thì có vẻ ngày nào chị ấy cũng bận rộn với công việc, và đã làm bất cứ gì hội thánh sắp xếp, nhưng chị ấy lại thực hiện bổn phận mà không có nguyên tắc, ngạo mạn và hành động tùy tiện. Các anh chị em đã nhiều lần nhắc nhở và giúp đỡ chị ấy, nhưng chị ấy không hề chấp nhận, hoặc cũng không kiểm điểm bản thân, và chị ấy đã gieo rắc các quan niệm trong hội thánh, làm gián đoạn đời sống hội thánh. Vậy mà là thực hiện bổn phận sao? Đây rõ ràng là hành ác. Trước kia, vì không hiểu lẽ thật và không có khả năng nhận định, nên tôi đã xem chị ấy là hình mẫu lý tưởng. Giờ đây, nhờ có lời Đức Chúa Trời, tôi đã nhận ra sự chăm chỉ, từ bỏ và dâng mình của chỉ ấy chỉ là hành vi tốt bề ngoài. Chuyện đó chẳng liên quan gì đến việc thực hành lẽ thật cả. Chị ấy đã tin vào Đức Chúa Trời nhiều năm, nhưng lại không hề thực hành lẽ thật, và chị ấy có thể gieo rắc những ý kiến tiêu cực, làm xáo trộn công tác của hội thánh. Chị ấy không có chút xíu nào là người tìm kiếm hay tiếp nhận lẽ thật cả.

Sau đó, tôi đã đọc được một đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời và đã đạt được chút khả năng nhận định về tâm tính và thực chất chán ngán lẽ thật của chị ấy. Lời Đức Chúa Trời phán: “Những cách chủ yếu mà qua đó biểu thị sự chán ghét lẽ thật không chỉ là những cảm giác ác cảm với lẽ thật khi nghe nhắc đến; chúng còn bao gồm việc không sẵn lòng thực hành lẽ thật. Khi đến lúc đưa lẽ thật vào thực hành, một người như vậy sẽ thoái lui, và lẽ thật không liên quan gì đến họ. Một số người khi thông công trong các buổi nhóm họp, họ có vẻ rất hoạt ngôn, họ thích lặp lại những lời lẽ học thuyết và đưa ra những tuyên bố cao siêu để lừa dối người khác và thu phục những người đó; điều đó làm cho họ trông hay ho, và cảm thấy tốt, và họ cứ thao thao bất tuyệt. Và rồi có những người bận rộn cả ngày với những vấn đề về đức tin: đọc lời Đức Chúa Trời, cầu nguyện, nghe thánh ca, ghi chép, như thể họ không thể xa Đức Chúa Trời dù chỉ trong chốc lát. Từ tờ mờ sáng cho đến khi tối mịt, họ bận rộn thực hiện bổn phận của mình. Vậy thì những người này có thực sự yêu lẽ thật không? Họ không có tâm tính gì để chán ngán lẽ thật sao? Khi nào thì người ta có thể nhìn thấy trạng thái thực sự của họ? (Khi đến lúc thực hành lẽ thật, họ né tránh nó, và khi họ gặp phải việc bị xử lý và tỉa sửa, họ không sẵn lòng chấp nhận.) Có thể nào điều này là bởi họ không hiểu những gì họ nghe, hay là vì họ không hiểu lẽ thật, mà họ không muốn chấp nhận không? Cả hai đều không phải – họ bị chi phối bởi bản tính của họ, và vấn đề thuộc về tâm tính. Trong thâm tâm, họ biết khá rõ rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và những điều tích cực, rằng việc thực hành lẽ thật có thể mang lại sự thay đổi trong tâm tính của một người và khiến một người đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời, nhưng họ đơn thuần không chấp nhận hoặc thực hành chúng. Chán ghét lẽ thật là như vậy(Chỉ khi biết sáu loại tâm tính bại hoại thì mới thật sự tự biết mình, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi luôn cảm thấy nếu người nào đó có thể từ bỏ, dâng mình và thực hiện bổn phận, thì chính là họ đang mưu cầu lẽ thật. Giờ thì tôi đã hiểu quan điểm này không phù hợp với lẽ thật. Dù một người có vẻ chịu khổ và dâng mình nhiều đến mấy, nhưng nếu không bao giờ tiếp nhận hay thực hành lẽ thật khi có chuyện xảy ra, ngoan cố dựa vào ý chí của mình và không thực hiện bổn phận theo nguyên tắc, thì họ là những người chán ngán lẽ thật, và họ sẽ không thay đổi, dù có tin vào Đức Chúa Trời bao lâu đi nữa. So sánh điều này với hành vi của chị tôi, dù bề ngoài chị ấy có vẻ sùng kính, thường đọc lời Đức Chúa Trời, nghe thánh ca, cầu nguyện, chịu khổ và trả giá trong bổn phận, và dường như là người tin vào Đức Chúa Trời chân thành, mưu cầu lẽ thật, nhưng thực ra, chị ấy lại không tiếp nhận lẽ thật. Chị ấy cứ làm việc qua loa và hành động tùy tiện trong bổn phận. Khi các anh chị em chỉ ra vấn đề của chị ấy, chị ấy luôn cãi lại và biện luận, không bao giờ kiểm điểm bản thân, tâm tính chị ấy chưa từng thay đổi sau bao năm tin vào Đức Chúa Trời. Chị ấy là một trong những người không tin chán ngán lẽ thật mà Đức Chúa Trời mô tả. Chị ấy có thể từ bỏ, dâng mình, chịu khổ và trả giá, nhưng chị ấy làm những việc này để đổi lại ân điển và phước lành của Đức Chúa Trời. Khi những hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt không như ý muốn, chị ấy đã càu nhàu và phàn nàn, gieo rắc tiêu cực và làm phiền các anh chị em. Rõ ràng là chị ấy không hề có chút kính sợ Đức Chúa Trời nào. Khi dâng mình cho Đức Chúa Trời, chị ấy đang đổi chác và lừa gạt Đức Chúa Trời. Con người thường nhìn vào vẻ bề ngoài của người khác. Khi thấy người khác có thể chịu khổ và làm việc tốt, chúng ta cho rằng họ là người tốt. Nhưng Đức Chúa Trời nhìn vào thực chất và tấm lòng con người, cũng như thái độ của họ đối với lẽ thật. Nếu một người có thể tiếp nhận lẽ thật, thì khi đối mặt với việc bị tỉa sửa, xử lý, nếu họ có thể tìm kiếm lẽ thật, kiểm điểm bản thân, đạt được hiểu biết thực sự, căm ghét bản thân, và thực sự ăn năn, thì đó mới là người mưu cầu và yêu lẽ thật, và là người Đức Chúa Trời sẽ cứu rỗi. Nếu bản tính của một người là ngoan cố, chán ngán lẽ thật, và tâm tính của họ không thay đổi chút nào sau nhiều năm tin vào Đức Chúa Trời, kể cả nếu bề ngoài họ có làm nhiều việc tốt đi nữa, thì những việc này chỉ là giả hình và ngụy tạo. Những người Pha-ri-si tỏ ra ngoan đạo và làm nhiều việc tốt, nhưng bản tính họ chán ngán và khinh miệt lẽ thật. Khi Đức Chúa Jêsus bày tỏ lẽ thật và công tác để cứu rỗi con người, họ đã điên cuồng chống đối và lên án Ngài, cuối cùng, họ đã đóng đinh Ngài lên thập giá, vì vậy mà họ bị Đức Chúa Trời rủa sả và trừng phạt. Chỉ khi đó tôi mới hiểu nếu không có lẽ thật, chúng ta sẽ ngu dốt, không thể thấy rõ thực chất của con người, và không hiểu được Đức Chúa Trời thích loại người nào hay cứu rỗi loại người nào. Lúc đầu, khi biết chị tôi bị cách ly để tự kiểm điểm, tôi đã không hiểu. Tôi tưởng đó là vì lãnh đạo đã không điều tra và đó là một sai lầm. Chỉ khi áp vào lời Đức Chúa Trời, tôi mới có thể thấy rõ chị tôi bị cách ly là vì hành động của chị ấy không theo nguyên tắc, và lãnh đạo đã không mắc sai lầm. Lúc này tôi mới cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm.

Sau đó, tôi bắt đầu tự hỏi: Khi biết chị tôi bị cách ly để tự kiểm điểm, dù biết mình nên chấp nhận từ Đức Chúa Trời, và rằng Đức Chúa Trời rất công chính, nhưng tôi vẫn vô thức có nhiều mối băn khoăn và lo lắng. Tôi lo mình mới tin vào Đức Chúa Trời được một thời gian ngắn và đã không làm tròn bổn phận, nên không biết một ngày nào đó tôi có bị thanh trừ và loại bỏ không? Vì vậy tôi bắt đầu hiểu nhầm và đề phòng Đức Chúa Trời. Nhưng tôi cũng biết ở đây có bài học mình cần phải rút ra, nên đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi hiểu ý muốn của Ngài. Có lần trong một cuộc họp, tôi đã đọc được hai đoạn lời này của Đức Chúa Trời. “Nếu muốn được Đức Chúa Trời hoàn thiện, các ngươi phải học cách trải nghiệm trong mọi vấn đề, và có thể có được sự khai sáng trong mọi chuyện xảy đến với mình. Dù là điều tốt hay xấu, nó hẳn sẽ mang lại cho ngươi lợi ích và không khiến ngươi tiêu cực. Dù sao đi nữa, ngươi nên có khả năng xem xét mọi việc đứng từ phía Đức Chúa Trời và không phân tích hoặc nghiên cứu chúng từ góc độ con người (đây sẽ là một sự lệch lạc trong trải nghiệm của ngươi). Nếu trải nghiệm như vậy thì lòng ngươi sẽ đầy những gánh nặng cuộc sống; ngươi sẽ luôn sống trong ánh sáng sắc diện của Đức Chúa Trời và không dễ dàng đi chệch hướng trong việc thực hành của ngươi. Những người như vậy sẽ có một tương lai tươi sáng phía trước(Lời hứa với những ai đã được hoàn thiện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Ta quyết định đích đến của từng người không dựa trên cơ sở tuổi tác, thâm niên, bao nhiêu gian khổ, và đặc biệt là không phải mức độ họ mời gọi lòng trắc ẩn, mà tùy vào việc họ có sở hữu lẽ thật hay không. Không có lựa chọn nào khác ngoài điều này. Các ngươi phải nhận ra rằng tất cả những kẻ không tuân theo ý muốn của Đức Chúa Trời đều sẽ bị trừng phạt. Đây là một sự thật bất biến. Vì vậy, tất cả những kẻ bị trừng phạt đều bị trừng phạt như thế vì sự công chính của Đức Chúa Trời và là quả báo cho vô số những hành động xấu xa của họ(Hãy chuẩn bị đầy đủ những việc lành cho đích đến của mình, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng, đối mặt với việc chị tôi bị cách ly, ý của Đức Chúa Trời là muốn tôi nên rút ra bài học và học được cách nhận định, học cách đánh giá con người và vấn đề theo lời Đức Chúa Trời, hiểu được Đức Chúa Trời thích ai và ghét ai. Nhưng khi biết chị gái tôi bị cách ly để tự kiểm điểm, tôi đã hiểu lầm và nghi ngờ, sống trong tiêu cực và yếu đuối. Tôi sợ rằng vì mình mới tin vào Đức Chúa Trời được một thời gian ngắn và chưa chịu khổ hay trả giá nhiều như chị ấy, nên tôi cũng có thể bị loại bỏ. Giờ thì tôi hiểu rằng Đức Chúa Trời không xác định kết cục của một người dựa vào việc họ đã tin được bao lâu hay đã chịu bao đau khổ. Ngài dựa vào việc liệu qua đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời, cuối cùng họ có thể đạt được lẽ thật hay không và học được cách thực sự vâng phục, thờ phượng Ngài hay không. Thực ra, dù một người có làm việc được bao nhiêu năm, hay từ bỏ, dâng mình, trả giá nhiều như thế nào, nếu không đạt được lẽ thật và tâm tính không thay đổi, thì cuối cùng, họ sẽ không được cứu rỗi. Nếu họ làm nhiều việc ác và không bao giờ ăn năn, thì họ sẽ bị Đức Chúa Trời trừng phạt. Đây là sự công chính của Đức Chúa Trời. Phao-lô đã công tác nhiều năm và chịu rất nhiều khổ đau, thu phục được nhiều người bằng cách rao giảng Phúc Âm, lập nên nhiều hội thánh, nhưng tâm tính sống của ông ta không có chút thay đổi nào, mà ông lại ngày càng ngạo mạn, cuối cùng còn công khai tuyên bố mình đã sống như Đấng Christ, và đã bị Đức Chúa Trời lên án, trừng phạt. Phao-lô là một ví dụ kinh điển cho chúng ta thấy rằng trong đức tin nơi Đức Chúa Trời, chỉ nhiệt tình, từ bỏ và dâng mình là không đủ. Điều quan trọng là phải mưu cầu lẽ thật và đạt được sự thay đổi tâm tính. Đây là tiêu chuẩn để xác định liệu một người có được cứu rỗi hay không. Nhà Đức Chúa Trời thực hiện công tác làm tinh sạch và cách ly người nào đó để họ tự kiểm điểm là để ngăn họ hành ác và quấy nhiễu. Đó là để bảo vệ họ, và điều đó cũng có lợi cho công tác của hội thánh. Nhưng kết cục cuối cùng của họ hoàn được xác định bởi bản tính và thực chất của họ, con đường họ đi và liệu họ có mưu cầu lẽ thật hay không. Khi người ta thất bại và gục ngã, nếu họ có thể tự kiểm điểm và thực sự ăn năn, thì họ vẫn còn cơ hội được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Nếu họ vẫn không ăn năn, tiếp tục sống bằng tâm tính bại hoại, gây xáo trộn và hành ác, hoặc nếu họ từ bỏ chính mình hay trở nên tiêu cực và chống đối, thì họ là những kẻ không tin và bất lương đích thực, họ sẽ bị phơi bày, loại bỏ, và không được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Tôi đã đề phòng và hiểu nhầm Đức Chúa Trời vì tôi không biết nguyên tắc đánh giá con người của Đức Chúa Trời, không biết tâm tính công chính của Ngài, và tôi đã quá tập trung vào tương lai, số phận của mình. Qua việc chị tôi bị cách ly, tôi đã đạt được chút hiểu biết về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, và thấy được rằng mặc dù bề ngoài người ta có vẻ chịu khổ và dâng mình trong đức tin, nhưng nếu không bao giờ tiếp nhận lẽ thật, không thực hành lẽ thật, và không thực hiện bổn phận theo nguyên tắc, thì cuối cùng, họ sẽ không được cứu rỗi và sẽ bị Đức Chúa Trời phơi bày, loại bỏ. Việc làm tinh sạch hội thánh cũng là một dấu hiệu cảnh báo để tôi kiểm điểm bản thân và ăn năn kịp thời, tránh đi con đường thất bại, tập trung tìm kiếm lẽ thật, và làm tròn bổn phận theo nguyên tắc để đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Tai hại của đố kỵ

Bởi Y Ninh, Trung Quốc Trước đây không lâu em được bầu làm lãnh đạo hội thánh, phụ trách một số công tác của hội thánh. Không lâu sau em...

Câu chuyện của Angel

Bởi An Kỳ, Myanmar Vào tháng 8 năm 2020, tôi gặp được chị Diệp Hương trên Facebook. Chị ấy bảo tôi rằng Đức Chúa Jêsus đã tái lâm, Ngài...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger