Thực tế ẩn sau kẻ chiều lòng người

30/01/2022

Bởi Tô Khiết, Trung Quốc

Tháng 10 năm ngoái, hội thánh bổ nhiệm tôi giám sát nhóm thiết kế đồ họa cùng với chị Vương Lỵ, người trước đây từng làm chung với tôi rồi. Chị ấy khá bận tâm về hình ảnh của mình, và gây chuyện với bất cứ ai làm phật lòng chị ấy. Nhưng chúng tôi đã cộng tác rất hòa thuận, không có mâu thuẫn gì lớn cả, tình cảm của hai chị em rất tốt. Giờ chúng tôi lại thực hiện bổn phận cùng nhau, tôi muốn chúng tôi sẽ cộng tác thực hiện bổn phận một cách suôn sẻ. Sau đó chị ấy giới thiệu vắn tắt cho tôi về các thành viên trong nhóm. Khi nói đến chị Tân, chị ấy chuyển giọng tức giận cay cú, “Chị ta không có nhân tính tốt và vô cùng kiêu ngạo. Chị ta không những không chịu tiếp thu ý kiến, mà còn hay nói về vấn đề của tôi. Chị ta không đóng vai trò tích cực trong nhóm. Tôi đã viết thư gửi lên lãnh đạo phảnh ánh về chị ta và đã thu thập đánh giá của những người khác. Chị ta sẽ bị tước bổn phận”. Tôi đã đọc các bản đánh giá, và đa số đều nói chị Tân có năng lực trong bổn phận và tố chất tốt, nhưng tính tình chị ấy hơi kiêu ngạo, và khi thảo luận công tác thì đôi lúc rất bảo thủ. Nhưng chị ấy đã có thể tiếp thu những chuyện được thông công tốt. Nói chung, chị ấy xứng đáng được hội thánh bồi dưỡng. Tôi nghĩ rằng đánh giá của Vương Lỵ về chị ấy không khách quan hay công bằng, rằng chị ấy không nên bị tước bổn phận tùy tiện như vậy. Có phải chị Tân phản hồi không tốt về Vương Lỵ, làm chị ấy mất mặt, nên chị ấy đã có định kiến và muốn tước bổn phận bổn phận của chị Tân? Nếu là như vậy thì Vương Lỵ nên kiểm điểm lại bản thân mới phải. Nghĩ như thế, tôi đã muốn chỉ ra vấn đề này với chị ấy, nhưng rồi tôi lại nghĩ chị ấy rất chú trọng đến việc giữ thể diện – liệu sau đó chị ấy có ghét tôi không? Nếu hai người khó xử với nhau, làm sao mà cộng tác hòa hợp đây? Vậy nên, tôi nhã nhặn nói với chị ấy, “Chị Tân tin Đức Chúa Trời chưa lâu, lại hơi ngoan cố. Vấn đề của chị ấy cũng không nghiêm trọng đến mức bị tước bổn phận. Hãy thông công để giúp chị ấy thôi”. Thái độ của chị ấy thay đổi hoàn toàn, và chị ấy khó chịu nói, “Không phải chị ta cứng đầu đâu, mà là có tâm tính xấu. Tôi cũng từng nghĩ như chị, nhưng giờ tôi đã có sự phân định rõ ràng rồi. Dựa trên những lời của Đức Chúa Trời, chị ta nên bị loại bỏ. Cứ giúp chị ta nếu chị muốn. Chị có thể phụ trách công tác của chị ta”. Tôi thực sự không biết phải làm gì. Tôi vừa mới vào nhóm và không quen với nhiều việc. Nhưng chị ấy đã đùn đẩy trách nhiệm cho tôi, như thế có thể làm chậm trễ công tác của chúng tôi. Làm vậy khá là vô trách nhiệm. Tôi muốn chia sẻ thêm suy nghĩ với chị ấy, nhưng thấy chị ấy lạnh lùng như vậy, tôi sợ mâu thuẫn sẽ phá hỏng tình chị em của chúng tôi, nên tôi im lặng không nói gì.

Vài ngày sau, vì nhu cầu công tác của hội thánh, chúng tôi phải chuẩn bị đổi địa điểm làm bổn phận. Chị Vương Lỵ bỗng dưng nói với tôi, “Chị đừng đưa chị Tân đi cùng. Chị ấy nên ở lại đây và kiểm điểm”. Tôi thấy rất nghi ngại về chuyện này. Chẳng phải bảo chị ấy ở lại đây là một cách để cô lập chị ấy sao? Thế thì có khác gì tước bổn phận chị ấy đâu? Chị Tân vốn là chủ lực trong nhóm lần này, làm như thế sẽ gây chậm trễ công tác của chúng tôi và bất công với chị ấy. Trong lòng tôi thấy rất lo lắng, tôi thấy chị Vương Lỵ có hành động bại hoại, và tôi muốn phơi bày chuyện chị ấy lạm dụng quyền lực và tẩy chay chị Tân. Nhưng vài ngày trước khi chúng tôi bàn bạc về chị Tân, chị ấy kịch liệt phản đối và có thái độ không tốt với tôi, nên nếu tôi phân tích vấn đề theo một cách thẳng thắn hơn, chị ấy có thể nói tôi chiều lòng chị Tân và gây khó dễ với chị ấy, và có định kiến với tôi thì sao. Nếu nó làm chúng tôi xa cách, làm chị ấy oán giận và tẩy chay tôi, làm sao chúng tôi có thể làm việc cùng nhau đây? Tôi đã lưỡng lự, kìm lại những lời định nói. Tôi cho rằng nên bỏ qua. Sự thật mất lòng, tôi không nên quá thẳng thắn. Tôi nên lấp liếm đi. Nghĩ vậy, tôi ấp a ấp úng nói rằng, “Lãnh đạo chưa xác nhận bất cứ thay đổi nào với bổn phận của chị ấy. Ta để chị ấy ở lại đây liệu có hợp tình hợp lý không? Chẳng phải chúng ta nên đợi lãnh đạo duyệt rồi mới tước bổn phận chị ấy sao? Cứ để chị ấy đi cùng trong chuyến này. Như thế cũng để chúng ta có thể theo sát công tác”. Nghe tôi nói thế rồi, Vương Lỵ không phản đối mạnh nữa. Kỳ thực trong lòng tôi biết tôi vẫn chưa chỉ rõ vấn đề của chị ấy, và tôi lo chị ấy sẽ tiếp tục nhắm vào chị Tân. Tôi thấy rất tội lỗi, nhưng rồi tôi nghĩ vì chúng tôi là cộng sự, tôi sẽ tiếp tục theo dõi và ngăn chị ấy mắc phải sai lầm lớn. Chị ấy cứ cố ý loại trừ chị Tân. Lần nọ, hội thánh tìm người để đào luyện. Chị Tân là một người học hỏi rất nhanh, nên khả dĩ nhất là cử chị ấy đi đào luyện, rồi cho chị ấy về dạy lại những người khác. Nhưng Vương Lỵ cứ một mực cử chị Lưu đi, người không hiểu rõ công tác của chúng tôi. Theo lời các anh chị em, tôi cũng biết được rằng trước đây, chị Tân đã bày tỏ quan điểm trái chiều với Vương Lỵ vài lần, và mọi người cảm thấy ý kiến của chị Tân hay hơn, nhưng Vương Lỵ lại không chịu tiếp thu, và cứ một mực bắt chị Tân phải nghe mình. Sau khi chị Tân nêu ra vấn đề của Vương Lỵ trong một buổi hội họp, chị ấy tức giận và phớt lờ chị Tân. Khi chị Tân gặp vấn đề trong bổn phận, Vương Lỵ không chịu ra tay hỗ trợ, mà bỏ mặc chị ấy bế tắc trong công tác, gây khó dễ cho chị ấy. Tôi rất khó chịu khi nghe biết những chuyện như vậy. Vương Lỵ đã luôn có định kiến và bài xích chị Tân, vấn đề này ngày càng nghiêm trọng hơn. Việc đó đã quấy phá và làm tổn hại đến công tác của hội thánh. Tôi biết mình phải nói chuyện với Vương Lỵ. Hôm đó, tôi lấy hết can đảm và nói, “Chị vẫn chưa xóa bỏ định kiến với chị Tân phải không? Chị Tân tiếp thu những cái mới rất nhanh. Chị không cho chị ấy đi, hẳn là do định kiến của chị với chị ấy”. Nghe tôi nói thế, mặt chị Vương Lỵ tối sầm lại và tức giận nói, “Tôi đã xóa bỏ định kiến với chị ta, nhưng giờ tôi lại có định kiến với chị. Nhóm của chị Tân không đạt được điều gì trong công tác, đó là vấn đề của chị ta. Tôi đã bảo với chị từ lâu chúng ta nên tước bổn phận chị ta, nhưng chị không đồng ý”. Chị ấy đúng là không biết tự nhận thức. Là một trưởng nhóm, chị ấy không nhìn lại mình khi nhóm làm việc không tốt, mà chỉ đùn đẩy. Tôi cũng rất tức giận, và tôi muốn nói toạc ra về bản chất hành động của chị ấy. Nhưng khi thấy chị ấy phản đối dữ dội thì tôi lại chùn bước. Tôi nghĩ tôi mới nêu ra vài điểm mấu chốt trong sự thật, mà chị ấy đã chẳng chịu tiếp thu. Nếu tôi thực sự đưa hết mọi vấn đề của chị ấy ra ánh sáng, chị ấy chắc chắn sẽ nổi cơn tam bành, như thế chắc chắn sẽ phá hỏng mối quan hệ của chúng tôi. Tốt hơn là không nói thêm gì nữa, vả lại tôi cũng đã khuyên chị ấy rồi. Vì chị ấy không chịu tiếp nhận, nên tôi quyết định từ bỏ. Sau đó sự bố trí có chút thay đổi, tôi chủ yếu phụ trách công tác khác. Thật bất ngờ, một tháng sau, công tác của Vương Lỵ vẫn bế tắc, các thành viên trong nhóm cảm thấy yếu đuối và chán nản. Họ nói khi chị ấy thấy họ không thực hiện tốt bổn phận, chị ấy chỉ xử lý họ, mà không hướng dẫn họ. Họ đều cảm thấy bị chị ấy kìm hãm, và tiêu cực đến nỗi khó có thể thực hiện bổn phận. Họ còn nói suốt mấy tháng trời, chị ấy không hề hướng dẫn công tác của chị Tân. Họ kể cho tôi những chuyện đó mà nước mắt lưng tròng. Tôi không thể bình tĩnh nổi nữa. Tôi đã thấy vấn đề của Vương Lỵ từ rất lâu rồi, nhưng tôi đã không chỉ ra bản chất của những vấn đề này với chị ấy. Chị ấy không hiểu tâm tính bại hoại của mình, mà cứ tẩy chay mọi người vì định kiến, tới mức công tác của nhóm gần như bế tắc. Tôi cảm thấy rất tội lỗi. Khi về nhà, tôi đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời phơi bày những kẻ địch lại Đấng Christ: “Bề ngoài, lời nói của những kẻ địch lại Đấng Christ có vẻ đặc biệt tử tế, có văn hóa và xuất sắc. Bất kỳ ai vi phạm nguyên tắc, nhiễu sự và xâm phạm, đều không bị xử lý, tỉa sửa, hay vạch trần, bất kể họ là ai; những kẻ địch lại Đấng Christ làm ngơ, để mọi người nghĩ rằng họ cao thượng trong mọi vấn đề. Mọi sự bại hoại và việc làm xấu xa của mọi người đều gặp được sự độ lượng và khoan dung; kẻ địch lại Đấng Christ không nổi giận, không làm tổn thương mọi người do giận dữ, thịnh nộ, hay vì người đó đã phạm sai lầm. Họ muốn thể hiện rằng họ nhẫn nhục và kiên nhẫn, rằng họ sẽ không làm tổn thương hoặc đe dọa bất kỳ ai. Nhưng động cơ thầm kín của họ là để bản thân họ được yêu mến, khiến mọi người cảm thấy ngưỡng mộ và tán thành đối với những hành động của họ, đối với hành vi của họ, đối với tính cách của họ(“Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nổi bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 10)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Đoạn này rất sâu sắc đối với tôi. Những kẻ địch lại Đấng Christ sẽ không can thiệp khi thấy người ta quấy phá công tác nhà Đức Chúa Trời, để họ có thể giữ hình ảnh tốt đẹp – họ rất ích kỷ và hèn hạ. Tôi nhận ra tôi đã hành xử như một kẻ địch lại Đấng Christ. Nhà Đức Chúa Trời đã an bài cho tôi công tác với Vương Lỵ, để chúng tôi có thể bù đắp cho những điểm yếu của mỗi người, giám sát nhau, cùng nhau Bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Nhưng để bảo vệ mối quan hệ “hòa thuận” của tôi với chị ấy, để giữ hình ảnh “người tốt” với chị ấy, tôi không dám phơi bày cách đối xử tẩy chay, chèn ép của chị ấy với chị Tân. Tôi đã thấy cách chị ấy đối xử với người khác đã bị sự bại hoại kiểm soát và đang ảnh hưởng đến công tác, nhưng tôi không tuân thủ nguyên tắc lẽ thật và can thiệp hay báo cáo nó với lãnh đạo. Tôi sợ chị ấy sẽ phật ý với tôi và sẽ tạo khoảng cách giữa chúng tôi. Khi tôi đủ can đảm để nói gì đó, tôi vẫn cứ chần chừ, không thẳng thắn chỉ rõ ra bản chất hành vi của chị ấy. Tôi luôn cho chị ấy lối thoát. Tôi đã thấy rõ mồn một những gì chị ấy làm với các anh chị em, cản trở nghiêm trọng công tác của nhà Đức Chúa Trời và lối vào sự sống của các anh chị em. Cuối cùng tôi cũng thực sự thấy rằng việc cư xử như một người tử tế, không làm phật lòng ai thực ra đến từ động cơ láu cá, xảo quyệt. Mọi việc tôi làm là để bảo vệ bản thân, đều là để duy trì danh tiếng và địa vị. Để lấy lòng, lừa gạt người khác bằng sự tử tế bề ngoài. Tôi đã lộ rõ tâm tính tà ác của một kẻ địch lại Đấng Christ! Kiểm điểm hành động của mình, tôi cảm thấy rất tội lỗi, và căm ghét bản thân vì đã quá láu cá, xảo quyệt. Tôi đã được Đức Chúa Trời tiến cử để thực hiện bổn phận quan trọng như thế, nhưng tôi lại vô trách nhiệm và không tuân thủ nguyên tắc khi thấy vấn đề. Tôi đã phá hoại công tác của nhà Đức Chúa Trời và cản trở sự sống của người khác. Tôi đúng là kẻ ăn cháo đá bát. Tôi đã phụ sự ủy thác của Đức Chúa Trời dành cho tôi. Thật táng tận lương tâm! Tôi cầu nguyện trước Đức Chúa Trời và ăn năn, sẵn sàng thôi phản nghịch và làm tổn thương Đức Chúa Trời. Tôi sẽ thực hành lẽ thật và bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời.

Hôm sau, ngay khi tôi trình bày hoàn cảnh trong nhóm của chị Tân, thái độ của Vương Lỵ thay đổi và bắt đầu phàn nàn về việc chị Tân khiến những người khác chán nản. Tôi thấy chị ấy không hề biết tự nhận thức và không chịu tiếp thu phản hồi. Mọi chuyện trở nên khó xử. Tôi nghĩ tôi còn chưa kịp bắt đầu mà chị ấy đã có vẻ cáu gắt rồi. Nếu tôi nói ra vấn đề của chị ấy, chắc chắn chị ấy sẽ bực mình với tôi lắm. Có nên nói ra không đây? Tôi cứ lưỡng lự và cảm thấy mình đang bị kìm hãm, nên tôi thầm cầu nguyện và nghĩ tới việc Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta phải trung thực và bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Nghĩ như thế rồi, tôi có thêm can đảm để nói ra. Dù chị ấy có nghĩ gì, tôi biết mình phải chia sẻ ý kiến trung thực của mình. Nên tôi đã nghiêm khắc và thẳng thắn trình bày việc chị ấy chèn ép chị Tân, và thông công về bản chất và hậu quả của việc đó. Nhưng chị ấy không chịu tiếp thu. Chị ấy cứ tranh cãi về tiểu tiết. Chị ấy không chịu tiếp nhận lẽ thật hay hiểu bản thân. Tôi đã thấy vấn đề của chị ấy nghiêm trọng thế nào, và chị ấy không thể tiếp tục thực hiện bổn phận đó được, nên tôi đã kể chuyện này với lãnh đạo. Chị ấy nói đã thông công với Vương Lỵ về việc này nhiều lần trước đây, nhưng chị ấy vẫn không thay đổi. Hành vi của chị ấy cho thấy chị ấy không phù hợp để công tác. Chị ấy không có nhân tính tốt và không chịu tiếp nhận lẽ thật, nên phải bị tước bổn phận. Lãnh đạo muốn đích thân tôi làm việc đó. Kỳ thực, tôi thấy hơi bối rối, và nghĩ rằng thái độ của chị ấy với tôi rất khác kể từ khi tôi phơi bày vấn đề của chị ấy. Nếu tôi đích thân sa thải chị ấy, sẽ là đắc tội nặng nề với chị ấy. Liệu sau đó chị ấy có ghét tôi không? Nếu chị ấy nghĩ tôi đã báo cáo với lãnh đạo, liệu có nghĩ tôi cố hạ bệ chị ấy không? Tôi thấy mâu thuẫn và không biết phải đối diện với chị ấy thế nào. Khi tôi đang buồn phiền vì chuyện này, thì đọc được đoạn lời Đức Chúa Trời này: “Hầu hết mọi người đều muốn mưu cầu và thực hành lẽ thật, nhưng phần lớn thời gian họ chỉ dừng ở một quyết tâm và khao khát làm như vậy; lẽ thật chưa trở thành sự sống của họ. Kết quả là, khi họ gặp phải các thế lực tà ác hay đối mặt với những người ác và người xấu làm những việc tà ác, hay những kẻ dẫn dắt giả mạo và những kẻ địch lại Đấng Christ làm việc theo cách vi phạm các nguyên tắc – do đó khiến công tác của nhà Đức Chúa Trời chịu tổn thất, và gây hại cho dân sự được Đức Chúa Trời chọn – họ mất dũng khí để đứng ra và lên tiếng. Khi ngươi không có dũng khí có nghĩa là gì? Có phải nó có nghĩa là ngươi nhút nhát hay không thể nói nên lời không? Hay có phải là ngươi không hiểu thấu đáo, và do đó không tự tin lên tiếng? Không phải điều nào trong số này cả, mà đó là do ngươi bị kiểm soát bởi một vài loại tâm tính bại hoại. Một trong những tâm tính này là sự xảo quyệt. Ngươi nghĩ cho mình trước tiên, nghĩ rằng ‘Nếu mình lên tiếng thì sẽ có lợi gì cho mình? Nếu mình lên tiếng và làm ai đó phật lòng thì làm sao có quan hệ tốt với họ trong tương lai được?’ Đây là một tâm thái xảo quyệt, đúng không? Chẳng phải đây là kết quả của tâm tính xảo quyệt sao? Một tâm tính khác là sự ích kỷ và bần tiện. Ngươi nghĩ: ‘Thiệt hại về lợi ích của nhà Đức Chúa Trời có ảnh hưởng gì tới tôi? Tại sao tôi phải quan tâm? Điều đó không liên quan gì đến tôi cả. Ngay cả khi tôi nhìn thấy và nghe thấy điều đó xảy ra, tôi không cần phải làm gì cả. Đó không phải là trách nhiệm của tôi – tôi không phải là lãnh đạo’. Những điều như vậy nằm ở bên trong ngươi, như thể chúng xuất phát từ tâm trí vô thức của ngươi, và như thể chúng chiếm vị trí vĩnh viễn trong lòng ngươi – chúng là những tâm tính bại hoại, xấu xa của con người. … Ngươi không bao giờ nói những gì mình thực sự nghĩ. Tất cả đều phải được bộ não ngươi chỉnh sửa trước trong tâm trí ngươi. Mọi điều ngươi nói đều là dối trá, trái ngược với sự thật, tất cả đều là để ngụy biện phòng thủ cho riêng ngươi, vì lợi ích của chính ngươi. Một số người bị thu hút và điều đó đủ tốt cho ngươi: lời nói và hành động của ngươi đã đạt được những mục tiêu của ngươi. Đây là những gì trong lòng ngươi, đây là những tâm tính của ngươi. Ngươi hoàn toàn bị kiểm soát bởi các tâm tính Sa-tan của chính mình. Ngươi bất lực đối với những gì ngươi nói và làm. Ngay cả khi ngươi muốn, ngươi cũng không thể nói sự thật hoặc nói những gì ngươi thực sự nghĩ; ngay cả khi ngươi muốn, ngươi cũng không thể thực hành lẽ thật; ngay cả khi ngươi muốn, ngươi cũng không thể hoàn thành trách nhiệm của mình. Mọi điều ngươi nói, làm và thực hành đều là dối trá, và ngươi chỉ cẩu thả, chiếu lệ. Rõ ràng là ngươi hoàn toàn bị gông cùm và kiểm soát bởi tâm tính Sa-tan của mình. Ngươi có thể muốn chấp nhận và phấn đấu vì lẽ thật, nhưng điều đó không phải tùy ý ngươi: ngươi chẳng là gì khác ngoài con rối của xác thịt bại hoại, ngươi đã trở thành một công cụ của Sa-tan, ngươi nói và làm bất cứ điều gì tâm tính Sa-tan của ngươi bảo ngươi làm. … Ngươi không bao giờ tìm kiếm lẽ thật, càng không thực hành lẽ thật. Ngươi chỉ tiếp tục cầu nguyện, xây dựng tính cương quyết của mình, đưa ra những sự quyết tâm, và thề thốt. Và kết quả đạt được từ toàn bộ việc này là gì? Ngươi vẫn là một kẻ ba phải; ngươi không chọc giận bất kỳ ai, cũng không xúc phạm bất kỳ ai. Nếu một vấn đề không liên quan gì đến ngươi thì ngươi sẽ lánh xa nó, và nghĩ: ‘Tôi sẽ không nói bất kỳ điều gì về những việc không liên quan gì đến tôi, và điều này không có ngoại lệ. Nếu bất cứ điều gì có thể gây hại cho lợi ích của riêng tôi, lòng kiêu hãnh của tôi, lòng tự trọng của tôi, tôi sẽ không chú ý gì đến nó, và sẽ tiếp cận tất cả một cách cẩn trọng; tôi không được hành động liều lĩnh. Cây đinh nhô lên là cây định bị đóng xuống trước, và tôi không ngu như vậy!’ Ngươi hoàn toàn dưới sự kiểm soát của tâm tính bại hoại của ngươi, tâm tính gian ác, xảo quyệt, cứng rắn, và khinh ghét lẽ thật. Chúng khiến ngươi sa lầy, và đã trở nên khó chịu đựng với ngươi, thậm chí còn hơn cả Vòng Kim Cô mà Hầu Vương mang. Sống dưới sự kiểm soát của một tâm tính bại hoại là điều rất mệt mỏi và vô cùng đau khổ!(“Chỉ những ai thực hành lẽ thật mới là người kính sợ Đức Chúa Trời” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từng lời của Đức Chúa Trời đều nói trúng tim đen. Nghĩ lại thì, đối với Vương Lỵ, tôi luôn sợ làm phật lòng chị ấy và không dám thực hành lẽ thật và phơi bày sự thật. Tôi bị kiểm soát bởi tâm tính Sa-tan tà ác, xảo quyệt và căm ghét lẽ thật. “Dĩ hòa vi quý”, “Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu”, “Thấy người sai chớ dại nói”, “Lời thuận tình tạo hữu ảo, lời bộc trực gây hiềm thù”. Những triết lý Sa-tan trần tục này đã trở thành quy tắc sống của tôi. Tôi không dám lên tiếng về những vấn đề mình thấy, hay tuân thủ nguyên tắc để bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi thật hèn nhát. Khi lãnh đạo muốn tôi tước bổn phận Vương Lỵ, tôi đã biết rõ là phải làm ngay để công tác của nhà Đức Chúa Trời không bị ảnh hưởng. Nhưng tôi không thể mở miệng, sợ làm phật lòng chị ấy. Có vẻ như tôi tử tế và không muốn làm ai tổn thương, nhưng thực ra tôi đang bán rẻ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời đổi lấy hình ảnh tích cực trong mắt người khác. Lần nào tôi cũng chiều lòng Vương Lỵ, để chị ấy quấy phá công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi giống như tấm khiên chắn cho Sa-tan hoành hành trong nhà Đức Chúa Trời. Tôi là một kẻ giả nhân giả nghĩa, xảo quyệt vô cùng! Những triết lý Sa-tan đó là những lời ngụy biện mê hoặc và làm tổn thương mọi người! Xã hội này thật tăm tối và tà ác, vì mọi người sống theo những triết lý Sa-tan. Họ trở nên hèn nhát và căm ghét ánh sáng. Không ai dám đứng lên, bảo vệ sự công chính và phơi bày sự thật. Nhưng những ai cố lấy lòng mọi người và gió chiều nào theo chiều ấy lại được hưởng ân huệ và đạt được quyền lực. Không có chút công bằng hay công chính nào. Người trên thế gian ai ai cũng lừa lọc nhau, chẳng hề có chút tình nghĩa chân thành nào, và chuyện này là do sự bại hoại của Sa-tan. Cuối cùng tôi đã thấy những triết lý Sa-tan này phù hợp với quan niệm của con người, nhưng chúng thật ra là những lời dối trá của Sa-tan dùng để mê hoặc và làm bại hoại mọi người. Sống theo chúng khiến chúng ta càng ngày càng ích kỷ, tà ác và xảo quyệt. Thật là một cách sống hèn hạ và vô nhân tính.

Tôi đọc được một đoạn lời của Đức Chúa Trời trong “Chỉ những ai thực hành lẽ thật mới là người kính sợ Đức Chúa Trời”. “Nếu ngươi không kiềm chế, nếu ngươi không tỏ vẻ, không giả vờ, không che đậy, nếu ngươi bộc lộ bản thân mình với các anh chị em, không che giấu những suy nghĩ và sự cân nhắc sâu xa nhất của mình, mà thay vào đó là để cho người khác nhìn thấy thái độ trung thực của ngươi, thì lẽ thật sẽ dần dần bén rễ trong ngươi, nó sẽ đơm hoa kết trái, nó sẽ mang lại kết quả, từng chút một. Nếu lòng ngươi ngày càng trung thực, và ngày càng hướng về Đức Chúa Trời, và nếu ngươi biết bảo vệ quyền lợi của nhà Đức Chúa Trời khi ngươi thực hiện bổn phận của mình, và lương tâm của ngươi cắn rứt khi ngươi không bảo vệ được những lợi ích này, thì đây là bằng chứng cho thấy lẽ thật đã ảnh hưởng đến ngươi, và đã trở thành sự sống của ngươi. Một khi lẽ thật đã trở thành sự sống của ngươi, nếu ai đó phạm thượng chống lại Đức Chúa Trời, không có lòng tôn kính Ngài, cẩu thả khi thực hiện bổn phận của mình, gây gián đoạn hoặc làm nhiễu loạn công tác của hội thánh, và khi thấy điều này xảy ra, ngươi sẽ có thể nhận thức rõ và vạch trần nó khi cần, và tiếp cận nó phù hợp với nguyên tắc của lẽ thật. … Khi lẽ thật ngự trị trong lòng ngươi và đã trở thành cuộc sống của ngươi thì khi ngươi nhìn thấy điều gì đó thụ động, tiêu cực hay tà ác khởi sinh, phản ứng trong lòng ngươi hoàn toàn khác. Đầu tiên, ngươi cảm thấy trách cứ và một cảm giác bất an, ngay sau đó là cảm giác này: ‘Tôi không thể cứ ngồi yên và giả mù. Tôi phải đứng dậy và lên tiếng, tôi phải đứng lên và chịu trách nhiệm’. Khi ấy ngươi có thể đứng lên và kết thúc những việc làm tà ác này, vạch trần chúng, cố gắng bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và ngăn không cho công tác của Đức Chúa Trời bị nhiễu loạn. Ngươi sẽ không chỉ có dũng khí, quyết tâm này và sẽ không chỉ có khả năng hiểu vấn đề hoàn toàn, mà ngươi còn thực hiện trách nhiệm mình nên gánh vác vì công tác của Đức Chúa Trời và vì lợi ích của nhà Ngài, và bổn phận của ngươi bởi đó sẽ được thực hiện(“Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt”). Đọc đoạn này khiến tôi cảm thấy vừa tội lỗi vừa có động lực. Sau bao năm tin Đức Chúa Trời, tận hưởng lẽ thật qua sự bồi dưỡng của Đức Chúa Trời, tôi vẫn không thể bảo vệ nguyên tắc hay lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Thật vô lương tâm. Tôi phải gỡ bỏ mặt nạ của một kẻ chiều lòng người. Tôi không thể cứ sống theo tâm tính bại hoại tà ác, xảo quyệt được, tôi phải thực hành lẽ thật và bảo vệ lợi ích của hội thánh. Sau đó, tôi tới nói chuyện với Vương Lỵ và tước bổn phận chị ấy. Tôi cũng thông công một cách thẳng thắn, cởi mở, liệt kê từng biểu hiện không chịu tiếp nhận lẽ thật, chèn ép mọi người, và làm tổn hại công tác của hội thánh. Tôi không còn lồng vào những lời dễ nghe cho êm tai chị ấy nữa. Tôi thực sự muốn giúp chị ấy, phơi bày những vấn đề của chị ấy, để chị ấy có thể hiểu tâm tính bại hoại của mình và chân thành ăn năn. Nghe xong, chị ấy buồn đến phát khóc và nói rằng đã sẵn sàng tiếp nhận những gì nhà Đức Chúa Trời an bài, nghiêm túc kiểm điểm và rút ra bài học. Sau đó, tình trạng của các anh chị em dần dần được khôi phục, công tác của nhóm bắt đầu đạt kết quả. Tôi thực sự cảm thấy yên tâm và thoải mái nhờ thực hành lẽ thật. Đó là cách duy nhất để sống quang minh lỗi lạc.

Sau đó có một vài sự thuyên chuyển, nên tôi bắt đầu chăm tưới những người mới cùng vài chị khác. Tôi thấy chị Nghiêm không mang gánh trọng trách trong bổn phận, mà lại cẩu thả và vô trách nhiệm, ảnh hưởng đến công tác của chúng tôi. Tôi lo lắng về chuyện đó và muốn chỉ ra để chị ấy có thể thay đổi, nhưng vì chúng tôi chỉ mới gặp nhau và chưa hòa đồng lắm, nếu tôi nói thẳng về sự vô trách nhiệm trong bổn phận của chị ấy, liệu chị ấy có bực mình với tôi không? Tôi nhận ra tôi lại suy nghĩ như một kẻ chiều lòng người, nên vội cầu nguyện. Rồi tôi xem một đoạn phim đọc lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “‘Rồi, Giê-hô-va Ðức Chúa Trời phán dạy rằng; Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn: nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết’. … Trong những lời ngắn gọn này mà Đức Chúa Trời phán dạy, ngươi có thể thấy điều gì về tâm tính của Đức Chúa Trời không? Những lời này của Đức Chúa Trời có đúng không? Có sự lừa dối nào không? Có bất kỳ giả dối nào không? Có sự đe dọa nào không? (Không có.) Đức Chúa Trời phán dạy con người một cách trung thực, thành thật và chân thành về những gì họ có thể ăn và những gì họ không thể ăn. Đức Chúa Trời phán rõ ràng và thẳng thắn. Có bất kỳ ẩn ý nào trong những lời này không? Những lời không thẳng thắn sao? Có cần phải phỏng đoán không? (Không.) Không cần phỏng đoán. Ý nghĩa của chúng là rõ ràng trong nháy mắt. Khi đọc chúng, người ta cảm thấy hoàn toàn rõ ràng về ý nghĩa của chúng. Đó là, những gì Đức Chúa Trời muốn nói và những gì Ngài muốn bày tỏ xuất phát từ trái tim Ngài. Những điều Đức Chúa Trời bày tỏ là tinh sạch, thẳng thắn và rõ ràng. Không có động cơ bí mật, cũng không có bất kỳ ẩn ý nào. Ngài trực tiếp phán dạy con người, bảo họ những gì có thể ăn và những gì không thể ăn. Điều đó có nghĩa là, qua những lời này của Đức Chúa Trời, con người có thể thấy rằng tấm lòng của Đức Chúa Trời là minh bạch và chân thực. Không có dấu vết của sự giả dối ở đây; không phải kiểu nói với ngươi rằng ngươi không được ăn những gì có thể ăn được, hoặc nói với ngươi ‘Hãy làm điều đó và xem điều gì sẽ xảy ra’ với những thứ mà ngươi không thể ăn được. Đây không phải là những gì Đức Chúa Trời muốn nói. Bất cứ điều gì Đức Chúa Trời nghĩ trong lòng, thì đó là những gì Ngài phán dạy(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất IV, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Những gì Đức Chúa Trời nói với Adam và Eve rất rõ ràng. Ngài rất chân thành, không có gì giấu diếm. Thực chất của Đức Chúa Trời rất thánh khiết. Vào thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật để phán xét và hành phạt con người. Lời Ngài thẳng thắn phơi bày và phân tích bản tính của sự bại hoại do tay Sa-tan nơi chúng ta, vạch trần sự xấu xa và bất chính bên trong chúng ta. Chúng rất rõ ràng, không có gì giấu diếm. Những lời của Ngài có thể gay gắt, nhưng đầy tình yêu, và đều là để làm tinh sạch và thay đổi chúng ta, để chúng ta có thể hiểu bản thân, từ bỏ Sa-tan, và sống trọn một hình tượng giống con người. Sa-tan thì hoàn toàn ngược lại. Vòng vo, tăm tối, và tà ác, không bao giờ nói thẳng ra những gì mình muốn. Bắt đầu nói những điều hay ho, những điều giả tạo nghe có vẻ hợp lý để mê hoặc Adam và Eve nên họ phạm tội và phản bội Đức Chúa Trời. Tôi đã sống theo triết lý Sa-tan, bộc lộ tâm tính tà ác và xảo quyệt như Sa-tan. Để bảo vệ mối quan hệ của tôi với người khác và cách họ nhìn tôi, tôi nghĩ một đằng nói một nẻo, quanh co như rắn, ấp a ấp úng. Chẳng ai hiểu được những gì tôi định nói. Tôi thật là kẻ lươn lẹo. Tôi giống Sa-tan hơn là con người! Tôi ghê tởm bản thân khi nhận ra điều này và tôi không muốn làm một kẻ chiều lòng người, một con cáo nữa. Tôi muốn thực hành lẽ thật và làm một người trung thực bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Trong buổi hội họp hôm sau, tôi thẳng thắn nói ra những vấn đề tôi thấy ở chị Nghiêm, rồi sau đó chúng tôi cùng thông công. Chị ấy đã có thể nhận ra vấn đề của mình. Tôi thấy tình trạng của chị ấy dần thay đổi, và tôi cảm thấy thoải mái hơn.

Trải nghiệm này cho tôi thấy rằng chúng ta không nên sống theo triết lý Sa-tan và lừa gạt nhau, mà chúng ta nên cởi mở và trung thực. Vậy mới là tình yêu chân thành và hoàn toàn có lợi cho mọi người. Tôi đã đích thân trải nghiệm rằng chỉ sống trung thực theo lời của Đức Chúa Trời và tuân thủ nguyên tắc thì mới có nhân tính, và là cách để được phước lành, bình an và vui sướng, cũng như làm một người tốt. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Bài học từ hoạn nạn

Bởi Lý Dương, Trung Quốc Tôi bị bắt vì tin Đức Chúa Trời, ngay sau Tết Âm lịch năm 2020. Lúc đưa tôi vào trại giam, họ kiểm tra sức khỏe...

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger