Ẩn sau “Tình yêu thương”

30/01/2022

Bởi Trần Dương, Trung Quốc

Trước khi trở thành một tín hữu, tôi cứ nghĩ “Thấy lỗi của bạn chớ nói gì thì tình bạn trường tồn tốt đẹp”, “Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu”, và “Lời tử tế làm mùa đông ấm áp, lời ác ý khiến mùa hè lạnh căm” đều là những châm ngôn xử thế để sống theo. Tôi chưa từng chỉ ra những thiếu sót của mọi người, và trong lời nói và việc làm, tôi luôn để ý đến cảm giác của người khác và đồng cảm với những khó khăn của họ. Bạn bè và bạn học ai nấy cũng đều thích tôi và tôi rất hài lòng với bản thân vì đã rất hòa đồng với mọi người. Tôi vẫn duy trì cách hành xử này kể cả sau khi có đức tin, chưa bao giờ chỉ ra bất cứ vấn đề nào tôi thấy ở các anh chị em. Kể cả khi tôi thấy ai đó gây tổn hại cho hội thánh vì sống trong sự bại hoại của họ, tôi vẫn không nói gì. Tôi cảm thấy nhờ việc bao dung, tha thứ, và yêu thương người khác mà tôi trở thành một người tốt. Đến khi bị Đức Chúa Trời phán xét và hành phạt, tôi mới thấy rằng ẩn sau “tình yêu thương” của tôi là những ý định tà ác. Tôi đã thấy mình hoàn toàn chẳng phải người tốt thật sự, mà là một người ích kỉ, hèn hạ, và xảo quyệt, giả làm người tốt. Nhờ sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, và sự dẫn dắt trong lời Ngài mà tôi đã biết được những nguyên tắc để làm một người tốt.

Chuyện bắt đầu vào tháng 7 năm 2018, khi tôi đang phục vụ với vị trí lãnh đạo hội thánh. Tôi phát hiện chị Lưu, người đang làm công tác sản xuất phim, rất lơ là trong bổn phận và luôn chậm trễ, cũng chẳng mang lấy gánh ưu tư. Trong một buổi họp, tôi tìm thấy những lời phù hợp của Đức Chúa Trời và chia sẻ một mối thông công đơn giản, và chị ấy thừa nhận rằng mình lơ là trong bổn phận và nói mình muốn thay đổi, nhưng sau đó chị ấy vẫn cứ tùy tiện như trước. Lúc đó tôi nghĩ nếu chị ấy không thay đổi thái độ với bổn phận của mình, chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả công tác và cũng sẽ không giúp ích cho lối vào sự sống của chị ấy. Tôi cảm thấy mình nên vạch trần và thông công rõ ràng về tình trạng và cách cư xử của chị ấy, bản chất và hậu quả của kiểu thực hiện bổn phận đó, để chị ấy có thể thấy sự nghiêm trọng của vấn đề và thay đổi kịp thời. Nhưng rồi tôi nghĩ: “Nếu mình nói ra vấn đề của chị ấy, liệu chị ấy có tiếp thu không? Liệu chị ấy có nói mình vô tình và nghĩ mình chỉ đang gây khó dễ cho chị ấy không? Nếu rốt cuộc chị ấy oán giận mình và có thành kiến với mình, sau này sẽ rất khó hòa đồng với chị ấy. Thôi bỏ đi. Mình không nên quá thẳng thắn về chuyện đó. Mình sẽ chỉ nói ra một chút thôi, và thế là đủ để chị ấy thấy tình trạng của mình rồi. Như vậy thì chị ấy sẽ không quá bẽ mặt, và mọi chuyện giữa mình và chị ấy sẽ không quá khó xử”. Nên tôi chỉ nói bóng gió, bảo rằng: “Nếu chúng ta không giải quyết tình trạng lơ là này, thì sẽ không thể nào thực hiện tốt bổn phận. Cơ hội để được thực hiện bổn phận rất quý giá, nên chúng ta thực sự cần phải trân trọng nó”. Chị ấy cứ tiếp tục thực hiện bổn phận một cách lơ đãng, việc này không chỉ làm chậm trễ việc sản xuất phim, mà còn ảnh hưởng tiêu cực lên các anh chị em khác. Những người khác bắt đầu làm việc chậm chạp trong bổn phận mà không có tinh thần gấp rút, và họ không muốn nỗ lực để giải quyết khó khăn mà họ gặp phải. Và sau đó, khi một người chị em tỉa sửa và xử lý chị, chị không hề ăn năn hay thay đổi gì cả. Điều này khiến tôi hơi lo lắng, và tôi nghĩ: “Chị Lưu thường hay lơ là và không chịu thay đổi. Chị ấy chẳng hoàn thành được gì trong bổn phận. Theo nguyên tắc, chị ấy nên bị cách chức, nhưng nếu mình cách chức chị ấy như thế, chị ấy có thể nói mình vô tình hoặc thiếu kiên nhẫn, rằng mình thật vô nhân tính”. Sau khi suy đi nghĩ lại, tôi quyết định không cách chức chị Lưu, mà cố hết sức để chuyển chị ấy sang bổn phận khác. Như thế chị ấy sẽ không có ý kiến tiêu cực về tôi và vẫn sẽ nghĩ tôi là một người có tình nghĩa. Vì vậy, với cái cớ là cách chức chị Lưu sẽ làm chị ấy tiêu cực và chán nản, tôi đã sắp xếp cho chị ấy làm công tác sắp xếp các đoạn phim cần thiết cho sản xuất phim. Nhưng vì không có hiểu biết thực sự về bản thân, chị ấy càng vô kỉ luật và tùy tiện hơn trong bổn phận mới. Chị ấy còn bắt đầu chểnh mảng trong thờ phượng và cầu nguyện. Vì chị ấy không có trách nhiệm trong bổn phận, nên các đoạn phim chị ấy chỉnh sửa khá lộn xộn và người khác phải sửa lại sau khi chị ấy chuẩn bị xong. Một lần chị ấy còn vô tình xóa mất một số đoạn phim quan trọng.

Khi lãnh đạo của tôi phát hiện ra, chị ấy xử lý tôi vì không thực hiện bổn phận theo nguyên tắc cũng không thực hành lẽ thật, mà lại bảo vệ thể diện và địa vị của riêng mình, rốt cuộc làm ảnh hưởng đến công tác của hội thánh. Tôi cảm thấy rụng rời khi nghe chị ấy nói vậy. Thực sự rất buồn. Sau đó, tôi đọc được một đoạn trong lời của Đức Chúa Trời. Nó đã cho tôi chút hiểu biết về bản chất của cách làm việc như vậy. Lời Đức Chúa Trời phán: “Hầu hết mọi người đều muốn mưu cầu và thực hành lẽ thật, nhưng phần lớn thời gian họ chỉ dừng ở một quyết tâm và khao khát làm như vậy; lẽ thật chưa trở thành sự sống của họ. Kết quả là, khi họ gặp phải các thế lực tà ác hay đối mặt với những người ác và người xấu làm những việc tà ác, hay những kẻ dẫn dắt giả mạo và những kẻ địch lại Đấng Christ làm việc theo cách vi phạm các nguyên tắc – do đó khiến công tác của nhà Đức Chúa Trời chịu tổn thất, và gây hại cho dân sự được Đức Chúa Trời chọn – họ mất dũng khí để đứng ra và lên tiếng. Khi ngươi không có dũng khí có nghĩa là gì? Có phải nó có nghĩa là ngươi nhút nhát hay không thể nói nên lời không? Hay có phải là ngươi không hiểu thấu đáo, và do đó không tự tin lên tiếng? Không phải điều nào trong số này cả, mà đó là do ngươi bị kiểm soát bởi một vài loại tâm tính bại hoại. Một trong những tâm tính này là sự xảo quyệt. Ngươi nghĩ cho mình trước tiên, nghĩ rằng ‘Nếu mình lên tiếng thì sẽ có lợi gì cho mình? Nếu mình lên tiếng và làm ai đó phật lòng thì làm sao có quan hệ tốt với họ trong tương lai được?’ Đây là một tâm thái xảo quyệt, đúng không? Chẳng phải đây là kết quả của tâm tính xảo quyệt sao? Một tâm tính khác là sự ích kỷ và bần tiện. Ngươi nghĩ: ‘Thiệt hại về lợi ích của nhà Đức Chúa Trời có ảnh hưởng gì tới tôi? Tại sao tôi phải quan tâm? Điều đó không liên quan gì đến tôi cả. Ngay cả khi tôi nhìn thấy và nghe thấy điều đó xảy ra, tôi không cần phải làm gì cả. Đó không phải là trách nhiệm của tôi – tôi không phải là lãnh đạo’. Những điều như vậy nằm ở bên trong ngươi, như thể chúng xuất phát từ tâm trí vô thức của ngươi, và như thể chúng chiếm vị trí vĩnh viễn trong lòng ngươi – chúng là những tâm tính bại hoại, xấu xa của con người. Những tâm tính bại hoại này kiểm soát tư tưởng của ngươi và trói buộc tay chân của ngươi, và chúng kiểm soát miệng lưỡi của ngươi. Khi ngươi muốn nói ra điều gì đó trong lòng mình, những lời nói đó chạm đến môi ngươi nhưng ngươi không nói ra, hoặc nếu ngươi nói ra, lời nói của ngươi vòng vo, khiến ngươi có cơ hội để thay đổi tình thế – ngươi hoàn toàn không nói rõ ràng. Những người khác không cảm thấy gì sau khi nghe ngươi nói, và những gì ngươi đã nói vẫn chưa giải quyết được vấn đề. Ngươi tự nhủ: ‘Chà, mình đã nói ra. Lương tâm của mình thanh thản. Mình đã hoàn thành trách nhiệm của mình’. Thật ra, ngươi biết trong lòng rằng ngươi vẫn chưa nói tất cả những gì mình nên nói, rằng những gì ngươi đã nói không có tác dụng gì, và rằng sự phương hại cho công tác của nhà Đức Chúa Trời vẫn còn đó. Ngươi chưa hoàn thành trách nhiệm của mình, nhưng ngươi nói một cách công khai rằng ngươi đã hoàn thành trách nhiệm của mình, hoặc rằng những gì đang xảy ra là không rõ ràng với ngươi. Có đúng vậy không? Và đây có phải là những gì ngươi thực sự nghĩ không? Chẳng phải như vậy là ngươi hoàn toàn chịu sự kiểm soát của tâm tính Sa-tan của mình sao?(“Chỉ những ai thực hành lẽ thật mới là người kính sợ Đức Chúa Trời” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi rất xấu hổ khi thấy những lời của Đức Chúa Trời đã vạch trần tâm tính ích kỉ và xảo quyệt của mình. Tôi đã thấy sự thật là chị Lưu lơ là trong bổn phận và không chịu thay đổi sau khi bị phê bình nhiều lần, nhưng tôi lại sợ chị ấy nói tôi không có tình nghĩa, nên tôi chỉ nhẹ nhàng chỉ ra vấn đề của chị ấy để bảo vệ hình ảnh và vị trí của tôi trong lòng chị ấy, kết quả là, vừa chẳng giúp được chút gì cho chị Lưu, mà việc sản xuất phim còn bị chậm trễ. Theo nguyên tắc, tôi phải tước bổn phận của chị ấy, nhưng tôi lại muốn mình được coi là một người có tình nghĩa, tốt bụng, nên đã không làm thế. Thay vào đó, tôi cho chị ấy phụ trách bổn phận chỉnh sửa phim, gây tổn hại nặng nề đến công tác của hội thánh. Tôi nhận ra mình đã vui mừng khi đặt các anh chị em vào tình cảnh tồi tệ và gây tổn hại đến lợi ích của hội thánh chỉ để đổi lấy vị trí của mình trong lòng người khác. Sao như thế lại là người tốt được? Như thế là ích kỉ, hèn hạ, xảo quyệt và xấu xa. Làm sao như thế mà Đức Chúa Trời lại không khinh ghét được chứ? Sau đó, chúng tôi liền tước bổn phận của chị Lưu, và tôi đã thông công với chị ấy về những lời của Đức Chúa Trời, vạch trần hành vi nhất quán của chị ấy trong bổn phận. Sau một thời gian, chị ấy đã đạt được chút hiểu biết về bản thân qua việc tìm kiếm lẽ thật, và đã có thể thay đổi tình trạng của mình. Chị ấy đã trở lại thực hiện bổn phận và được chọn phụ trách một nhóm. Khi nghe được tin đó, tôi thật lòng vui mừng cho chị ấy, nhưng tôi cũng cảm thấy xấu hổ và ân hận. Trước kia, tôi chỉ quan tâm đến việc giữ thể diện và địa vị, mà không thực hành lẽ thật, làm cản trở sự tiến bộ của chị ấy và gây thiệt hại cho công tác của nhà Đức Chúa Trời. Làm vậy là tà ác! Tôi biết rằng từ đó, mình không thể chiều lòng mọi người để rồi gây tổn hại cho các anh chị em và công tác của nhà Đức Chúa Trời. Nhưng đến lúc đưa lẽ thật vào thực hành, tôi vẫn thấy mình bị kìm hãm bởi sự bại hoại của mình.

Tháng Mười năm 2020, tôi nhận ra chị Lâm, người phụ trách bổn phận chăm tưới, đã không đạt được kết quả gì vì chị ấy thiếu tố chất, nên tôi chuẩn bị đổi chị ấy sang bổn phận khác. Rồi tôi phát hiện ra chị ấy rất kiêu ngạo, và khi có bất đồng với người khác, thay vì tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, chị ấy muốn mọi người phải nghe mình. Tôi nghĩ: “Nếu tâm tính kiêu ngạo của chị ấy không được hóa giải, chị ấy sẽ không bao giờ có thể công tác tốt với người khác, và dù có thực hiện bổn phận nào, chị ấy cũng sẽ không làm tốt được. Như thế sẽ không tốt cho chị ấy hay công tác của nhà Đức Chúa Trời. Mình nên nói chuyện với chị ấy về vấn đề này và chia sẻ mối thông công tốt nhất có thể”. Nhưng sau đó khi thông công với chị ấy, tôi nói: “Từ khi biết chị, tôi đã thấy chị có vấn đề với tính kiêu ngạo. Chị không tiếp thu ý kiến của người khác hay cộng tác tốt với họ, Điều này ảnh hưởng đến kết quả trong bổn phận của chị. Chị nghĩ sao về điều này?” Ngay khi tôi vừa nói xong, chị Lâm nói một cách chán nản, “Không cộng tác tốt với những người khác tức là tôi sẽ không phù hợp với bất kì bổn phận nào. Tôi muốn tạm ngưng bổn phận này và kiểm điểm bản thân một thời gian”. Nghe chị ấy nói vậy, tôi nghĩ: “Chị ấy đang trong tình trạng không được tốt để mở lời. Nếu mình vạch trần và phân tích vấn đề của chị ấy, liệu chị ấy có nghĩ mình quá khắt khe và cố ý nhắm vào chị ấy không? Chị ấy có thể nói mình nhẫn tâm và vô tình. Như thế có thể khiến chị ấy có ấn tượng xấu về mình trước khi chị ấy đi. Mình sẽ không thẳng thắn quá, mà sẽ chỉ động viên chị ấy một chút. Mình sẽ nói ngắn gọn về vấn đề của chị ấy, như thế là đủ. Có thể khi phản tỉnh chị ấy sẽ hiểu ra gì đó và có thể thay đổi. Như thế sẽ không quá khó chịu, và chị ấy sẽ coi mình là một lãnh đạo hội thánh có tình cảm và biết bao dung”. Vậy là tôi đổi giọng và xoa dịu chị ấy, nói rằng: “Thực ra việc thay đổi bổn phận này cũng là tình yêu của Đức Chúa Trời. Chị có thể tiếp tục suy xét bản thân, và nếu chị thay đổi tính kiêu ngạo của mình sau một thời gian, chị có thể trở lại thực hiện bổn phận chăm tưới. Chúng ta phải có giải pháp thích hợp cho chuyện này”. Rồi tôi tìm thấy một số lời của Đức Chúa Trời cổ vũ và an ủi mọi người để thông công, và khi nghe xong, sự lo lắng trên mặt chị ấy biến mất. Chị ấy nói rằng từ nay trở đi, chị ấy muốn thực hiện tốt bổn phận và cố gắng làm tốt hơn nữa.

Tôi cũng suy nghĩ chuyện đó sau khi về nhà. Tôi nghĩ: “An ủi chị ấy như thế, chị ấy sẽ không tiêu cực ngay lúc đó, nhưng chị ấy có đạt được chút hiểu biết thực sự nào về tâm tính bại hoại của mình không? Sự thay đổi bổn phận có đủ để thúc đẩy, thay đổi chị ấy không? Chị ấy sẽ đổi sang bổn phận khác vài ngày tới. Nếu vấn đề tương tự lại xảy ra, liệu có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công tác của chị ấy không?” Tôi cảm thấy không được thoải mái, nên tôi hỏi chị Phương, người tôi làm việc chung, xem chị ấy nghĩ thế nào. Chị Phương mới nói: “Tôi đồng ý với chị rằng chị Lâm không có hiểu biết thực sự về tâm tính bại hoại của mình. Chị ấy không thấy ân hận và mắc nợ mấy vì tổn hại đã gây ra cho công tác của hội thánh. Lúc chị ấy nói chị ấy không muốn thực hiện bổn phận nữa, chị đã an ủi chị ấy nhưng chị không thông công rõ ràng về sự kiêu ngạo của chị ấy và căn nguyên của việc chị ấy không thể cộng tác tốt với người khác. Như thế sẽ không giúp ích cho chị ấy về chuyện phản tỉnh thêm và lối vào của chị ấy”. Rồi chị Phương nói tiếp: “Qua khoảng thời gian quen biết chị, tôi cảm giác chị như ‘bảo mẫu’ vậy”. Nghe chị ấy gọi tôi như vậy, tôi thực sự không biết nên cười hay nên khóc nữa. Tôi tự hỏi sao chị ấy có thể mô tả tôi như thế. Thấy tôi ngại ngùng, chị ấy vội giải thích: “Bất cứ khi nào các anh chị em làm ảnh hưởng tới bổn phận bởi vì sự bại hoại, chị đều dỗ dành họ, không dám nói ra sự thật để vạch trần họ. Chị để họ thoát tội, và như thế chẳng có lợi cho sự sống của họ chút nào. Tôi đã làm việc với rất nhiều lãnh đạo hội thánh, nhưng chưa từng gặp ai như chị…” Nhưng những gì chị ấy nói đã chỉ ra chính xác một vấn đề cố hữu của tôi, và nhắc tôi nhớ một số chuyện đã xảy ra trước đây. Trước kia một người chị em khác đã chỉ ra điều này về tôi, nói rằng: “Tôi đã làm việc với chị một thời gian, nhưng chị chưa từng nói đến bất cứ vấn đề hay thiếu sót nào của tôi. Về mặt đó chị chưa thực sự giúp tôi”. Những đánh giá của hai người chị em này về tôi thực sự rất sâu sắc, và tôi cảm thấy rất tội lỗi. Tôi đã làm việc với những người khác một thời gian nhưng chưa từng đem lại cho họ thứ gì thực sự hữu ích cả. Tại sao tôi luôn quá e sợ phải chỉ ra thiếu sót của các anh chị em chứ? Tôi bèn cầu nguyện với Đức Chúa Trời để tìm kiếm: “Đức Chúa Trời ơi, hầu như lúc nào con cũng không dám chỉ ra vấn đề của người khác, sợ xúc phạm họ. Làm vậy, mọi người đâu học hỏi được gì. Đức Chúa Trời ơi, con không muốn làm người như thế này, nhưng con không hiểu căn nguyên vấn đề. Xin hãy dẫn dắt con hiểu bản thân và học được bài học này”.

Sau đó đã tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời vạch trần những kẻ địch lại Đấng Christ, những kẻ làm lung lạc nhân tâm. Nó rất có ích với tôi. Lời Đức Chúa Trời phán: “Một số lãnh đạo hội thánh, khi thấy những anh chị em thực hiện bổn phận một cách cẩu thả và chiếu lệ, thì không quở trách, mặc dù họ nên làm như vậy. Khi thấy điều gì đó rõ ràng là phương hại đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, họ nhắm mắt làm ngơ và không chất vấn gì để không gây xúc phạm gì cho người khác. Mục đích và mục tiêu thực sự của họ không phải là để thể hiện sự cân nhắc đối với điểm yếu của người khác – họ biết rất rõ ý định của mình: ‘Nếu tôi tiếp tục duy trì điều này và không gây xúc phạm cho bất kỳ ai, họ sẽ nghĩ tôi là một lãnh đạo tốt. Họ sẽ có ý kiến tốt và đánh giá cao về tôi. Họ sẽ công nhận tôi và thích tôi’. Bất kể lợi ích của nhà Đức Chúa Trời bị thiệt hại đến mức nào, và cho dù dân sự được Đức Chúa Trời chọn có bị cản trở đến mức nào trong việc bước vào sự sống của họ, hoặc đời sống hội thánh của họ có bị quấy rầy đến mức nào, những người như vậy vẫn kiên trì theo đuổi triết lý sa-tan của mình và không gây xúc phạm bất kỳ ai. Trong lòng họ không bao giờ có ý thức tự khiển trách mình; cùng lắm, họ có thể đề cập một cách qua loa về một vấn đề nào đó nếu tiện, và vậy là xong việc đó. Họ không thông công lẽ thật, cũng không chỉ ra bản chất vấn đề của người khác, và lại càng không mổ xẻ tình trạng của mọi người. Họ không dẫn mọi người bước vào thực tế của lẽ thật, và họ không bao giờ truyền đạt ý muốn của Đức Chúa Trời là gì, hoặc những điều sai trái mà con người thường phạm phải, hoặc những kiểu tâm tính bại hoại mà con người phơi bày. Họ không giải quyết những vấn đề thực tế chẳng hạn như những vấn đề này; thay vào đó, họ luôn dung túng những điểm yếu và sự tiêu cực của người khác, và thậm chí cả sự bất cẩn và chiếu lệ của họ. Họ luôn để những hành động và hành vi của những người này diễn ra mà không bị điểm mặt đặt tên và chính vì họ làm như vậy nên hầu hết mọi người đều nghĩ rằng: ‘Lãnh đạo của chúng ta giống như một người mẹ đối với chúng ta. Ông ấy thậm chí còn hiểu những điểm yếu của chúng ta hơn cả Đức Chúa Trời. Vóc giạc của chúng ta có thể quá nhỏ để đáp ứng yêu cầu của Đức Chúa Trời, nhưng đủ để chúng ta có thể đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo. Ông ấy là một lãnh đạo tốt đối với chúng ta. Nếu một ngày nào đó mà Bề trên thay thế lãnh đạo của chúng ta, thì khi ấy chúng ta nên lên tiếng và đưa ra những ý kiến và mong muốn khác nhau của chúng ta. Chúng ta nên cố gắng thương lượng với Bề trên’. … Khi họ đã làm điều này giữa mọi người một thời gian, mọi người phát triển một ấn tượng tốt về họ, trở nên trông cậy vào họ và có sự tin tưởng vào họ – nhưng ngươi có thể chắc chắn một điều: những người mà họ chinh phục được theo cách này và những người mà họ chế ngự bằng những kỹ thuật và phương pháp này của họ thì không thể hiểu được lẽ thật và không có được bất kỳ sự tiến bộ nào trong lối vào sự sống của mình, mà thay vào đó, mọi người trở nên xem họ như nguồn lực của sinh kế của mình, như một sự thay thế cho Đức Chúa Trời. Họ chiếm đoạt vị trí của Đức Chúa Trời trong lòng mọi người(“Họ cố gắng thu phục mọi người” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Từ những gì lời Đức Chúa Trời đã vạch trần, tôi đã hiểu ra rằng những kẻ địch lại Đấng Christ không xúc phạm mọi người hay vạch trần sự bại hoại của người khác để có thể nịnh nọt họ và củng cố địa vị trong lòng người khác. Chẳng phải tôi chính là thế sao? Thường thì, khi tôi thấy các anh chị em làm điều gì đó không phù hợp với lẽ thật, có thể gây tổn hại đến công tác của nhà Đức Chúa Trời, tôi không dám chỉ ra thực chất của vấn đề, sợ hủy hoại hình ảnh là một người chu đáo và biết điều của tôi trong mắt họ. Thế nên tôi luôn tránh né mấu chốt của vấn đề và dung túng cho sự bại hoại và điểm yếu của người khác. Tôi đã mê hoặc và làm lung lạc nhân tâm bằng sự tử tế hời hợt bề ngoài để giữ địa vị trong lòng người khác. Nó gây tổn hại đến lối vào sự sống của các anh chị em và công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi không giúp đỡ người khác nhưng họ vẫn nói tốt về tôi. Chẳng phải đó là đưa các anh chị em đến trước tôi hay sao? Thực chất hành động của tôi có khác gì một kẻ địch lại Đấng Christ đâu? Tôi không khỏi cảm thấy hoảng sợ khi nhận ra điều này. Đức Chúa Trời đã đưa tôi lên làm vị trí lãnh đạo để tôi có thể thực hành thông công về lẽ thật để giải quyết những vấn đề và khó khăn của người khác trong lối vào sự sống của họ, tìm kiếm lẽ thật và biết mình khi gặp phải vấn đề, rồi ăn năn với Đức Chúa Trời, thực hành lẽ thật, và quy phục Đức Chúa Trời. Nhưng thay vào đó, tôi như một kẻ cường đạo, dùng những cách hèn hạ để nịnh nọt và củng cố địa vị trong lòng người khác. Chẳng phải đó là những gì một kẻ địch lại Đấng Christ sẽ làm sao? Tôi tranh đoạt người của Đức Chúa Trời, điều này xúc phạm nghiêm trọng tâm tính của Ngài! Tôi đã thấy thực chất và hậu quả đáng sợ khi trở thành một người thích chiều lòng người khác, và nếu tôi không thay đổi, tôi có thể bị loại bỏ. Khi hiểu ra điều này, tôi đã cầu nguyện trước Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, giờ con đã thấy rằng mình không phải là người tốt, mà chỉ là một người muốn ai cũng thích mình. Con luôn cố bảo vệ hình ảnh trong mắt người khác, lừa gạt và mê hoặc các anh chị em. Việc này khiến Ngài khinh ghét. Đức Chúa Trời, con muốn ăn năn với Ngài, từ bỏ bản thân, thôi làm một người thích chiều lòng người khác”.

Sau đó, chị Phương và tôi đã nói chuyện thêm về vấn đề của chị Lâm, rồi tiếp tục thông công với chị ấy và giúp chị ấy. Chúng tôi nói về biểu hiện kiêu ngạo của chị ấy và việc chị ấy giữ khư khư quan điểm của mình. Chúng tôi còn tìm thấy những lời của Đức Chúa Trời để xử lý những hậu quả nguy hiểm của việc sống kiêu ngạo cũng như tìm được một con đường tới lối vào và thực hành. Chị ấy không khó chịu với chúng tôi sau khi nghe thông công, và cũng không yếu đuối như tôi đã hình dung. Chị ấy nói một cách chân thành: “Hai chị nói hoàn toàn đúng về vấn đề của tôi. Sau này tôi sẽ tập trung giải quyết tâm tính kiêu ngạo của mình…” Tôi rất vui khi nghe chị ấy nói vậy. Tôi đã thấy đối xử với mọi người theo nguyên tắc lẽ thật, và đưa họ tới trước Đức Chúa Trời chính là tình yêu và lòng tốt đích thực. Tôi thường hay nghĩ rằng giúp đỡ các anh chị em bằng tình yêu là nhắc nhở và cổ vũ, ủng hộ và nâng đỡ họ, chứ không phải quá thẳng thừng về sự bại hoại của họ. Tôi tưởng họ sẽ rất khó chấp nhận nó và có thể trở nên tiêu cực. Giờ tôi mới nhận ra yêu thương thật sự chính là giúp hóa giải sự bại hoại, vấn đề, và khó khăn của người khác theo lẽ thật và những lời của Đức Chúa Trời. Ủng hộ và nâng đỡ là một cách, nhưng tỉa sửa và xử lý họ lại là một cách khác. Ví dụ, đôi lúc khi ai đó có sự bại hoại rất nghiêm trọng ở một khía cạnh nào đó và họ không thay đổi sau rất nhiều mối thông công, thực chất, căn nguyên và tính nghiêm trọng của hậu quả cần được phân tích kĩ theo lời của Đức Chúa Trời để họ có thể kiểm điểm trước Đức Chúa Trời và biết mình. Cuối cùng họ có thể thực sự ăn năn. Đó là cách duy nhất để đạt kết quả. Cái gọi là tình yêu thương của tôi với người khác chỉ dựa trên triết lí trần tục và nó chứa động cơ hèn hạ của tôi. Tôi chỉ muốn bảo vệ hình ảnh trong mắt người khác. Tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào cho sự sống của các anh chị em – đó không thể nào là tình yêu thương chân thật được. Tôi rất xấu hổ khi nhận ra điều này và tôi đã sẵn sàng để sửa đổi việc thực hành sai lầm của mình.

Rồi tôi bắt đầu nghĩ về việc tại sao tôi lại quá khó nói ra một lời thành thật khi phát hiện khuyết điểm và sự bại hoại của người khác, và tôi cần thực hành lẽ thật để vạch trần họ. Cứ như thể miệng tôi bị dán chặt, và không có cách nào mở ra. Đôi lúc có chuyện tôi sắp sửa nói ra, thì lại kìm nén, và chỉ nói những lời dễ nghe. Mỗi lần nói chuyện gì đó không phù hợp với thực tế tôi lại cảm thấy ghê tởm, rằng những gì tôi cảm thấy và những gì tôi nói hoàn toàn khác nhau. Tôi giả vờ tử tế với các anh chị em, nhưng không thể thực hành lẽ thật. Sau đó tôi đọc một vài đoạn trong lời của Đức Chúa Trời cho tôi thấy căn nguyên của vấn đề. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Các ngươi đều được giáo dục tốt. Các ngươi đều chú ý đến sự tao nhã và nhẹ nhàng trong lời nói của mình, cũng như chú ý đến cách nói của mình: Các ngươi khéo léo và đã học cách không làm tổn hại đến lòng tự trọng và nhân phẩm của người khác. Trong lời nói và hành động của các ngươi, các ngươi cho mọi người có cơ hội thay đổi. Các ngươi làm mọi thứ có thể để mọi người thoải mái. Các ngươi không phơi bày vết thương lòng hoặc khuyết điểm của họ, và các ngươi cố không làm tổn thương họ hoặc làm họ xấu hổ. Đó là nguyên tắc mà hầu hết mọi người hành động. Và đây là loại nguyên tắc gì vậy? Đó là sự quỷ quyệt, láu cá, xảo trá và ngấm ngầm. Ẩn sau những khuôn mặt tươi cười của con người là rất nhiều thứ hiểm độc, quỷ quyệt và hèn hạ. … Và như vậy, lời nói của con người có tin tưởng được không? Họ có đáng tin cậy không? Con người quá là không thể cậy dựa và không đáng tin cậy, và đó là bởi vì cuộc sống, hành động, và lời nói, mọi việc làm và suy nghĩ thâm sâu nhất của họ, đều dựa trên bản tính sa-tan, bản chất sa-tan và tâm tính sa-tan bại hoại của họ(“Sáu dấu chỉ của sự phát triển trong đời sống” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Vẫn có nhiều độc tố sa-tan khác trong đời sống con người, trong hành động và hành vi của họ; họ hầu như không sở hữu chút lẽ thật nào. Ví dụ, những triết lý sống của họ, cách làm việc của họ, và những câu cách ngôn của họ đều đầy những độc tố của con rồng lớn sắc đỏ, và tất cả chúng đều đến từ Sa-tan. Do đó, mọi thứ chảy trong xương và máu con người đều là mọi thứ của Sa-tan. Tất cả những quan chức ấy, những kẻ nắm quyền lực, và những kẻ thành đạt đều có con đường và những bí mật thành công của riêng họ. Chẳng phải những bí mật ấy đại diện cho bản tính họ một cách hoàn hảo sao? Họ đã làm những điều to tát như thế trên thế gian, và không ai có thể nhìn thấu những âm mưu và mưu đồ đằng sau chúng. Điều này cho thấy bản tính của họ xảo quyệt và hiểm độc như thế nào. Nhân loại đã bị Sa-tan làm cho bại hoại sâu sắc. Nọc độc của Sa-tan chảy trong máu của mỗi người, và có thể thấy rằng bản tính con người là bại hoại, tà ác, và phản động, đầy dẫy và chìm ngập trong những triết lý của Sa-tan – về tổng thể, đó là bản tính phản bội Đức Chúa Trời. Đây là lý do tại sao con người chống đối Đức Chúa Trời và đứng lên chống đối lại Đức Chúa Trời(“Làm thế nào để biết bản tính con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ những gì lời Đức Chúa Trời mặc khải, tôi biết được rằng việc không dám vạch trần sự bại hoại của các anh chị em chính là vì sự kiểm soát và hãm hại của chất độc Sa-tan. Tôi nghĩ tới những câu như “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, “Thấy lỗi của bạn chớ nói gì thì tình bạn trường tồn tốt đẹp”, “Đánh người đừng đánh vào mặt, chửi người đừng nhằm điểm yếu”, “Lời tử tế làm mùa đông ấm áp, lời ác ý khiến mùa hè lạnh căm” và “Nghĩ rồi mới nói, nói phải dè dặt”, thấy tôi đã sống theo những triết lý Sa-tan này. Tôi luôn duy trì thể diện và địa vị của mình. Sau khi đạt được đức tin, tôi cứ sống theo những quy luật này của Sa-tan, xử lý các mối quan hệ một cách nhẹ nhàng, không xúc phạm ai, nghĩ rằng tôi có thể củng cố bản thân theo cách này và chiếm một chỗ cho mình trong lòng người khác. Tôi bị kiểm soát bởi những chất độc này của Sa-tan, và khi gặp phải vấn đề tôi luôn luôn cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích, để ý đến danh tiếng và địa vị của mình. Nếu tôi nhận ra có nguy cơ tổn hại đến hình ảnh của mình, tôi sẽ gạt lợi ích của nhà Đức Chúa Trời sang một bên và bảo vệ lợi ích của riêng mình. Tôi còn tự cho là đang cố ngăn người khác khỏi trở nên tiêu cực, mê hoặc mọi người khiến họ nghĩ tôi có lòng yêu thương và có trách nhiệm. Tôi đã thấy mình ích kỉ và xảo quyệt như thế nào khi sống theo những triết lí Sa-tan này. Trước mặt một đằng, sau lưng một nẻo. Tôi không hướng về Đức Chúa Trời bằng tấm lòng trung thực, và tôi thậm chí chẳng có chút chân thành nào với các anh chị em. Tôi thật hiểm độc. Tôi đã gây tổn hại cho người khác và công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi đã là một tín hữu nhiều năm và đã đọc lời Đức Chúa Trời, nhưng tôi không thực hành nguyên tắc lẽ thật khi tương tác với người khác, và đã không bảo vệ công tác của hội thánh. Tôi đã đưa những ngụy biện và dối trá của Sa-tan vào thực hành, tôi là kẻ phản phúc, cùng một giuộc với Sa-tan. Chẳng phải tôi là một người tin vào Đức Chúa Trời nhưng lại chống đối Ngài hay sao? Nếu tôi không thay đổi, tôi biết Đức Chúa Trời sẽ khinh ghét tôi và Ngài sẽ trừng phạt tôi. Hiểu ra điều này, tôi đã quyết tâm sẽ không sống theo những triết lí của Sa-tan nữa, mà khi gặp vấn đề tôi sẽ ý thức thực hành lẽ thật.

Vài tháng sau, tôi biết được rằng chị Triệu, người đang thực hiện bổn phận tiếp đãi, đã tạo khoảng cách với một số người khác vì một vài chuyện lặt vặt. Khi có người làm việc chị ấy không thích, chị ấy sẽ tỏ thái độ với họ, khiến người khác cảm thấy ức chế. Điều đó đã ảnh hưởng đến một số người trong bổn phận của họ, và chị ấy cần được thông công ngay. Chị Phương hỏi tôi có muốn xử lý chuyện này không, và tôi nghĩ: “Mình đã biết chị Triệu năm năm rồi. Chị ấy có ấn tượng tốt về mình, nếu mình vạch trần chị ấy kiêu ngạo và nhân tính kém, liệu chị ấy có giận mình không? Như thế có phá hỏng mối quan hệ này không? Có lẽ chị Phương nên đi một mình thì hơn”. Nhưng tôi lại nhớ đến một đoạn trong lời của Đức Chúa Trời: “Phải có một tiêu chuẩn để có nhân tính tốt. Nó không liên quan đến việc đi theo con đường tiết độ, không tuân thủ các nguyên tắc, cố gắng không xúc phạm ai, nịnh hót ở mọi nơi ngươi đến, ngọt ngào và khéo léo với mọi người ngươi gặp, và làm cho mọi người cảm thấy dễ chịu. Đây không phải là tiêu chuẩn. Vậy tiêu chuẩn là gì? Nó bao gồm việc đối xử với Đức Chúa Trời, với những người khác, và các sự việc bằng một tấm lòng chân thật, và có thể chịu trách nhiệm. Điều này ai cũng thấy được; mọi người biết rõ điều này trong lòng họ. Hơn nữa, Đức Chúa Trời dò xét tấm lòng của con người và biết chúng, mỗi một tấm lòng(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Có nhân tính tốt không có nghĩa là luôn dễ tính và hòa đồng với mọi người, mà có nghĩa là có thể tiếp nhận sự soi xét của Đức Chúa Trời trong lời nói và hành động, có thể thực hành lẽ thật và làm một người trung thực. Phải đối đãi với cả Đức Chúa Trời và các anh chị em bằng một tấm lòng chân thật. Chỉ như vậy mới là nhân tính tốt thực sự. Tôi đã tự kiểm điểm: Tôi đã đối xử với các anh chị em bằng tình yêu chưa? Tôi đã thực hành lẽ thật chưa? Tôi biết chị Triệu chưa thấy vấn đề của mình, và việc nảy sinh rào cản và ác cảm với người khác là rất đau khổ, nếu tôi giả vờ không thấy mà cư xử tử tế và làm hài lòng chị, chẳng phải như thế là đang sống theo tâm tính Sa-tan láu cá, xảo quyệt hay sao? Nghĩ vậy, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con là người thích chiều lòng người khác và thật sự thiếu nhân tính. Con thấy một người chị em sống trong sự bại hoại và bị Sa-tan đùa giỡn, nhưng con lại ngoảnh mặt làm ngơ. Đó không phải là yêu thương thực sự. Đức Chúa Trời ơi, con muốn từ bỏ bản thân và không còn sống theo tâm tính xảo quyệt nữa, mà phải cởi mở trong thông công để giúp chị Triệu về vấn đề mà con nhìn thấy. Xin hãy dẫn dắt con”. Trong khi thông công, tôi đã đưa ra một vài lời của Đức Chúa Trời để cho thấy chị ấy đã tỏ ra kiêu ngạo như thế nào và thiếu nhân tính ra sao. Và tôi đã thông công về hậu quả nguy hiểm của việc tiếp tục như thế. Chị ấy đã có thể thấy mình kiêu ngạo và luôn muốn làm việc theo cách của mình, khiến cho các anh chị em bị ức chế. Chị ấy còn nói rằng mối thông công đó rất có ích cho chị ấy. Tôi rất biết ơn Đức Chúa Trời vì đã dẫn dắt để tôi không còn bị sự bại hoại trói buộc, và vì trải nghiệm rằng việc thực hành lẽ thật và sống theo những lời của Đức Chúa Trời là cách duy nhất để thực sự thể hiện tình yêu với các anh chị em. Đây là cách sống thẳng thắn, dễ chịu duy nhất.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Giải phóng khỏi danh lợi

Bởi Tiếu Mẫn, Trung Quốc Trước khi trở thành một tín hữu, tôi luôn theo đuổi công danh và địa vị, tôi sẽ đố kị và khó chịu nếu ai đó vượt...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger