Chỉ biết nói lý thuyết vạch trần sự xấu xí của tôi

16/09/2022

Bởi Aubin, Bở Biển Ngà

Tháng Bảy năm 2019, tôi đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt. Trong các cuộc họp nhóm, lãnh đạo đã thông công rất tốt về lời Đức Chúa Trời, sau đó các anh chị em nói “Amen” và gật đầu đồng tình. Tôi thấy ghen tị và nghĩ việc thông công tốt lời Đức Chúa Trời nghĩa là có thực tế của lẽ thật. Vì vậy, tôi thường đọc lời Đức Chúa Trời, và bắt chước bất cứ ai mà tôi thấy là thông công tốt. Sau đó, một số anh chị em đã khen ngợi mối thông công của tôi. Tôi đã rất hạnh phúc, nghĩ rằng mình giỏi việc hiểu lời Đức Chúa Trời và lẽ thật. Nhưng tôi đã dần trở nên ngạo mạn và tự phụ. Sau đó, chỉ nhờ có sự dẫn dắt của lời Đức Chúa Trời tôi mới đạt được chút hiểu biết về mình.

Tôi và chị Deryles cùng làm chung một nhóm. Để ý thấy thỉnh thoảng chị ấy mới chia sẻ chút thông công về lời Đức Chúa Trời, tôi nghĩ chị ấy có tố chất kém và hiểu biết ít về lời Đức Chúa Trời. Mối thông công của chị không bằng của tôi được. Tuy nhiên, khi chúng tôi làm bổn phận cùng nhau, chị ấy lại làm rất hiệu quả, và trong mọi cuộc họp bàn công việc, lãnh đạo đều nhắc tên chị ấy. Lúc đó tôi nghĩ: Chị ấy không thông công nhiều tại các cuộc họp, vậy tại sao chị ấy lại làm việc hiệu quả như thế, tôi không giỏi bằng chị ấy sao? Tôi không thể hiểu nổi. Trong các cuộc họp, lãnh đạo đã yêu cầu chị ấy thông công, và tôi nghĩ: Chị ấy có tố chất kém thì có thể thông công về cái gì chứ? Tôi không muốn nghe. Tôi tưởng mình hiểu lẽ thật hơn chị ấy, rằng tố chất của mình tốt và có thể thông công nhiều hơn về lời Đức Chúa Trời. Vì vậy cuộc họp nào tôi cũng cố làm cho tốt. Nhưng điều tôi không ngờ là chẳng bao lâu sau, chị ấy đã được chọn làm trưởng nhóm. Tôi thấy khó mà chấp nhận được. Tại sao chị ấy lại được chọn mà không phải tôi? Tôi cảm thấy mình thích hợp làm trưởng nhóm hơn.

Rồi vào tháng Năm năm 2020, tôi được chọn làm chấp sự Phúc Âm. Lúc đó, tôi thầm nhủ mình có những phẩm chất cần thiết cho bổn phận này. Khi các anh chị em có vấn đề, tôi đã gửi cho họ một số lời Đức Chúa Trời. Sau khi đọc xong, họ nói: “Những lời anh chọn hay lắm, chúng thực sự đã giải quyết được tình trạng của tôi”. Tôi cảm thấy mình hiểu lẽ thật và có thể dùng nó để giải quyết vấn đề, và tôi là người thích hợp cho vị trí này. Nhiều lần khác, sau khi tôi thông công xong, một số người nói: “Mối thông công của anh rất hữu ích cho chúng tôi”. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc, rằng mối thông công của tôi có sự soi sáng của Đức Thánh Linh và có thể giúp đỡ cho các anh chị em. Sau một thời gian, tôi không còn tập trung suy ngẫm lời Đức Chúa Trời mà mình thông công nữa vì cảm thấy mình đã đọc và hiểu nó rồi, nhưng khi gặp những vấn đề phức tạp, tôi lại không biết cách xử lý. Giống như khi một số anh chị em không thể tiếp tục thực hiện bổn phận một cách bình thường vì công việc hay phải đi học, dù tôi có thông công thế nào thì cũng không giải quyết được vấn đề của họ. Một số người rất nhiệt tình trong các cuộc họp, nhưng sự nhiệt tình của họ sẽ mất dần sau một, hai ngày, và tôi không biết mình nên thông công thế nào để giúp họ nữa. Trong thời gian đó, tôi thường nghĩ: mình có thể thông công về lời Đức Chúa Trời, nhưng sao mình lại không thể giải quyết được vấn đề của các anh chị em?

Tôi đã thường xuyên tiềm kiếm Đức Chúa Trời thông qua cầu nguyện, và một ngày nọ, tôi đã đọc được hai đoạn lời này của Ngài: Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Giữ vững lời Đức Chúa Trời và có thể giải thích lời Ngài một cách không lúng túng không có nghĩa là ngươi sở hữu hiện thực; mọi thứ không đơn giản như ngươi tưởng tượng. Việc ngươi có sở hữu hiện thực hay không không căn cứ vào những gì ngươi nói, mà căn cứ vào những gì ngươi sống thể hiện ra. Chỉ khi lời Đức Chúa Trời trở thành sự sống của ngươi và sự thể hiện tự nhiên của ngươi, thì mới có thể nói rằng ngươi sở hữu hiện thực, và chỉ khi đó ngươi mới được tính là đã đạt được hiểu biết thực sự và vóc giạc thực tế(Chỉ có đưa lẽ thật vào thực hành mới là sở hữu hiện thực, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Đức Chúa Trời không đòi hỏi ở con người chỉ mỗi khả năng nói về hiện thực; như vậy dễ dàng quá, phải không? Vậy thì tại sao Đức Chúa Trời nói về lối vào sự sống? Tại sao Ngài nói về sự cải hóa? Nếu con người chỉ có khả năng nói suông về hiện thực, vậy thì họ có thể đạt được sự chuyển hóa trong tâm tính hay không? Những chiến binh tinh nhuệ của vương quốc không phải được rèn luyện để trở thành một nhóm những kẻ chỉ có khả năng nói về hiện thực hoặc khoác lác; mà thay vào đó, họ được rèn luyện để sống thể hiện ra lời Đức Chúa Trời mọi lúc, để không khuất phục cho dù họ phải đối mặt với trở ngại nào, và để luôn luôn sống phù hợp với lời Đức Chúa Trời và không quay lại với thế giới. Đây chính là hiện thực mà Đức Chúa Trời nói tới; đó là đòi hỏi của Đức Chúa Trời đối với con người. Vì vậy, đừng coi hiện thực được Đức Chúa Trời nói đến là quá đơn giản. Chỉ mỗi sự khai sáng của Đức Thánh Linh thì không tương đương với việc sở hữu hiện thực. Đó không phải là vóc giạc của con người – mà đó là ân điển của Đức Chúa Trời, mà con người không có đóng góp gì vào đó. Mỗi người phải chịu đựng sự đau khổ của Phi-e-rơ, và thậm chí hơn thế, phải sở hữu vinh quang của Phi-e-rơ, những điều mà họ sống thể hiện ra sau khi nhận lãnh công tác của Đức Chúa Trời. Chỉ điều này mới có thể được gọi là hiện thực(Chỉ có đưa lẽ thật vào thực hành mới là sở hữu hiện thực, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Ngươi nghĩ rằng sở hữu kiến thức có nghĩa là sở hữu lẽ thật sao? Chẳng phải đó là một quan điểm nhầm lẫn sao? Ngươi có thể nói về số lượng kiến thức nhiều như số lượng những hạt cát trên bãi biển, nhưng không kiến thức nào trong số đó có bất kỳ con đường thực sự nào. Chẳng phải ngươi đang tìm cách đánh lừa mọi người bằng cách này sao? Chẳng phải ngươi đang dựng nên một vẻ bề ngoài rỗng tuếch, không có thực chất nào hỗ trợ cho nó sao? Tất cả những hành vi như vậy đều có hại cho mọi người! Lý thuyết càng cao và càng không có hiện thực, thì càng không có khả năng đưa con người vào hiện thực. Lý thuyết càng cao, thì càng khiến cho ngươi bất chấp và chống đối Đức Chúa Trời. Đừng nâng niu lý thuyết tâm linh – nó chẳng có ích lợi gì! Một số người đã nói về thuyết tâm linh trong nhiều thập kỷ, và họ đã trở thành những ông trùm về thuyết tâm linh, nhưng cuối cùng, họ vẫn không thể bước vào thực tế của lẽ thật. Bởi vì họ chưa thực hành hoặc trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, nên họ không có nguyên tắc hay con đường để thực hành. Những người như thế này là chính họ mà không có thực tế của lẽ thật, vậy thì làm sao họ có thể đưa những người khác đi đúng hướng của đức tin nơi Đức Chúa Trời? Họ chỉ có thể dẫn mọi người đi lạc lối. Chẳng phải điều này làm hại người khác và hại chính họ sao? Chí ít, ngươi phải có thể giải quyết các vấn đề thực tế đang ở ngay trước mắt ngươi. Có nghĩa là, ngươi phải có thể thực hành và cảm nghiệm những lời của Đức Chúa Trời, và đưa lẽ thật vào thực hành. Chỉ như vậy mới là vâng phục Đức Chúa Trời. Chỉ khi ngươi đã bước vào sự sống, ngươi mới có đủ tư cách để làm việc cho Đức Chúa Trời, và chỉ khi ngươi chân thành dâng mình cho Đức Chúa Trời thì ngươi mới được Đức Chúa Trời chấp thuận. Đừng luôn đưa ra những tuyên bố trọng đại và những bài nói về lý thuyết khoa trương; điều này là không thật. Việc làm ra vẻ biết tuốt về lý thuyết tâm linh để khiến mọi người ngưỡng mộ ngươi không phải là chứng thực cho Đức Chúa Trời, mà đúng hơn là phô trương bản thân ngươi. Điều này tuyệt đối không có lợi gì cho mọi người và không khai trí họ, và có thể dễ dẫn đến việc họ tôn thờ lý thuyết tâm linh và không tập trung vào việc thực hành lẽ thật – và chẳng phải điều này khiến người ta lạc lối sao?(Tập trung hơn vào hiện thực, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời mô tả chính xác tình trạng của tôi. Tôi từng nghĩ nếu thông công nhiều về sự hiểu biết về lời Đức Chúa Trời và lý luận của mình rõ ràng thì tức là tôi đã hiểu lẽ thật và có thực tế. Nhưng giờ cuối cùng tôi mới nhận ra việc có thực tế không phải là việc bạn thông công tốt đến đâu, mà quan trọng là bạn có thể thực hành lời Đức Chúa Trời trong bất kỳ tình huống nào, và liệu bạn có lấy lời Đức Chúa Trời làm tiêu chuẩn để làm việc không. Những gì tôi chia sẻ trong các cuộc họp chỉ là chút nhận thức mà tôi nhận lãnh được từ lời Đức Chúa Trời, chỉ là chút hiểu biết về lời Ngài, chứ không có nghĩa là tôi đã thực hành khía cạnh này của lẽ thật, hay tôi đã thực sự hiểu ý nghĩa của lời Đức Chúa Trời. Nhưng vì không nhận thức được vóc giạc thật của mình, tôi đã đánh giá quá cao bản thân. Vì vậy, khi thấy chị Deryles không thông công nhiều và ít hơn tôi trong các cuộc họp, tôi bắt đầu coi thường chị ấy, nghĩ chị ấy không hiểu lời Đức Chúa Trời, có tố chất kém, và không nên được đào luyện làm trưởng nhóm. Trên thực tế, dù chị Deryles không nói nhiều, nhưng những gì chị ấy nói về lời Đức Chúa Trời không phải là nghĩa đen, và mối thông công của chị được đúc kết từ trải nghiệm thực tế. Trong bổn phận, chị tập trung thực hành lời Đức Chúa Trời, và có được thành quả thực sự. Còn tôi thì sao? Tôi chỉ dùng đầu óc để diễn giải những từ trên giấy, nhưng khi gặp những vấn đề và khó khăn trong cuộc sống thực của người khác, tôi lại không thể giải quyết được bằng lẽ thật. Tôi đã nghĩ đến việc trạng thái của một số người đã bị ảnh hưởng và họ không thể làm tròn bổn phận vì phải đi làm, đi học hay vì những vấn đề cuộc sống khác. Trong các cuộc họp, tôi chỉ có thể chia sẻ chút lời khích lệ, bảo họ hãy coi trọng bổn phận, nhưng khi bản thân tôi gặp các vấn đề tương tự, thì tôi lại không biết cách vượt qua, và đã sống trong tiêu cực mà không chịu nỗ lực chút nào cho bổn phận. Trong những tình huống này, tôi đã không tìm kiếm lẽ thật hay con đường để giải quyết, và đã không có trải nghiệm hay kiến thức thực tế. Vậy thì làm sao tôi có thể giải quyết vấn đề và khó khăn của người khác được? Hơn nữa, tôi nhận ra rằng dù có thể thông công nhanh chóng về lời Đức Chúa Trời, nhưng sau đó tôi lại không thực hành những điều mình đã thông công. Tôi đã hài lòng với việc chỉ nói chuyện với người khác, có được sự ngưỡng mộ và quý trọng của họ. Khi đối mặt với những tình huống thực tế, tôi nhận ra mình không hiểu lẽ thật. Tôi chỉ hiểu lý thuyết, nghĩa đen của lời Đức Chúa Trời.

Sau đó, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời. “Là người được Đức Chúa Trời sử dụng, mọi con người đều xứng đáng làm việc cho Đức Chúa Trời, nghĩa là, mọi người đều có cơ hội được Đức Thánh Linh sử dụng. Tuy nhiên, có một điểm các ngươi phải nhận ra: Khi con người làm công việc được Đức Chúa Trời ủy nhiệm, con người đã được trao cho cơ hội được Đức Chúa Trời sử dụng, nhưng những gì con người nói và biết không hoàn toàn là vóc giạc của con người. Tất cả những gì các ngươi có thể làm là biết rõ hơn về những thiếu sót của mình trong quá trình làm việc, và được Đức Thánh Linh khai sáng hơn. Theo cách này, các ngươi sẽ có thể đạt được sự bước vào tốt hơn trong quá trình làm việc. Nếu con người coi sự dẫn dắt đến từ Đức Chúa Trời là sự bước vào của chính mình và là điều vốn có trong bản thân mình, thì vóc giạc của con người sẽ không có khả năng phát triển. Sự khai sáng mà Đức Thánh Linh thực hiện trong con người xảy ra khi họ ở trong trạng thái bình thường; vào những thời điểm như thế, mọi người thường nhầm lẫn sự khai sáng họ nhận được là vóc giạc thực tế của chính họ, bởi cách Đức Thánh Linh khai sáng thì đặc biệt bình thường, và Ngài tận dụng những gì vốn có trong con người. Khi mọi người làm việc và nói chuyện, hay khi họ đang cầu nguyện và thực hiện những tận hiến tâm linh, thì một lẽ thật sẽ đột nhiên trở nên rõ ràng đối với họ. Tuy nhiên, trên thực tế, những gì con người nhìn thấy chỉ là sự khai sáng bởi Đức Thánh Linh (đương nhiên, sự khai sáng này liên quan đến sự hợp tác của con người) và không đại diện cho vóc giạc thật của con người. Sau một thời gian trải nghiệm mà con người gặp phải một số khó khăn và thử luyện, vóc giạc thật của con người trở nên rõ ràng trong những hoàn cảnh ấy. Chỉ khi đó, con người mới phát hiện ra vóc giạc của họ không quá lớn, và sự ích kỷ, những suy tính cá nhân, và lòng tham của con người đều nổi lên. Chỉ sau vài vòng trải nghiệm như thế này, nhiều người trong số những người được thức tỉnh trong tâm linh mới nhận ra rằng những gì họ đã trải nghiệm trong quá khứ không phải là hiện thực của cá nhân họ, mà là một sự soi sáng chốc lát từ Đức Thánh Linh, và rằng con người chỉ nhận lãnh sự sáng này. Khi Đức Thánh Linh khai sáng cho con người hiểu lẽ thật, thì thường theo cách rõ ràng và dễ thấy, mà không giải thích mọi việc xảy ra như thế nào hay chúng sẽ đi về đâu. Nghĩa là, thay vì kết hợp những khó khăn của con người vào sự mặc khải này, Ngài trực tiếp mặc khải lẽ thật. Khi con người gặp khó khăn trong quá trình bước vào, và sau đó kết hợp với sự khai sáng của Đức Thánh Linh, thì điều này trở thành kinh nghiệm thực tế của con người(Công tác và sự bước vào (2), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi suy ngẫm về những lời này, tôi hiểu ra rằng việc có thể tìm được những lời thích hợp của Đức Chúa Trời cho người khác, hay có được sự khai sáng trong mối thông công không có nghĩa là tôi có tố chất hay vóc giạc, mà đó chính là sự khai sáng và dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Nhưng vì không nhận thức được đúng đắn tố chất và vóc giạc của mình, tôi đã nhầm công tác của Đức Thánh Linh là vóc giạc thực tế của tôi, nghĩ rằng tôi đã đạt được lẽ thật, vì vậy tôi đã không cố gắng tiến bộ và không tập trung nỗ lực tìm kiếm lẽ thật. Tôi đã quá ngạo mạn và thiếu hiểu biết về bản thân. Tôi cũng nghĩ đến việc khi trở thành chấp sự Phúc Âm, tôi thường thông công về lời Đức Chúa Trời, nhưng sau đó lại hiếm khi suy nghĩ nghiêm túc về lời Ngài bởi tôi nghĩ, vì mình đã đọc những lời này của Đức Chúa Trời rồi, nên tôi biết ý nghĩa của chúng và không cần suy ngẫm về chúng. Và khi thấy người khác không thông công nhiều, tôi đã coi thường họ và không cẩn thận lắng nghe điều họ nói. Nhưng thực ra, nếu không có công tác và sự khai sáng của Đức Thánh Linh, tôi đã không thể hiểu được lời Đức Chúa Trời hay thông công được hiểu biết của mình về lời Ngài. Tôi đã không hề nhận ra công tác của Đức Thánh Linh! Cũng giống như Phao-lô, ông ta đã đạt được nhiều nhờ chia sẻ Phúc Âm, và làm việc rất hiệu quả, nhưng đó đều là công tác và sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Phao-lô không nhận ra công tác của Đức Thánh Linh, nghĩ rằng đó là vì tố chất và ân tứ của riêng ông ta. Ông ta tự cho rằng thành công của mình là do chính mình. Kết quả là, ông ta đã ngày càng kiêu ngạo và tự phụ, nói rằng mình không ở dưới bất kỳ sứ đồ nào cả, và thậm chí cuối cùng còn làm chứng rằng ông ta chính là Đấng Christ sống. Cuối cùng, ông ta đã bị Đức Chúa Trời trừng phạt vì xúc phạm tâm tính Ngài. Thật nguy hiểm khi không nhận ra công tác của Đức Thánh Linh! Khi đã hiểu điều này, tôi đã đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con đã nhầm sự khai sáng của Ngài là vóc giạc thực sự của con, dùng nó để tự hào về bản thân và có được địa vị trong lòng người khác. Hôm nay, cuối cùng con cũng nhận ra đây là điều Ngài ghét. Đức Chúa Trời ơi, con muốn ăn năn. Xin hãy giúp con”. Sau khi cầu nguyện, tôi đã bật khóc. Tôi nhận ra sự ngạo mạn và thiếu lý trí của mình, và nó đã khiến Đức Chúa Trời khinh miệt tôi như thế nào. Tôi căm ghét bản thân. Tôi không có trải nghiệm và nhận thức thực tế, và không thể giải quyết các vấn đề thực tế. Làm sao tôi có thể cho rằng mình có thực tế của lẽ thật được chứ? Tôi thấy xấu hổ về sự ngạo mạn và ngu dốt của mình.

Sau đó, tôi đã bị cách chức vì thực hiện bổn phận không hiệu quả. Tôi cảm thấy hơi tiêu cực và phiền não, nhưng tôi biết đằng sau việc tôi bị điều chỉnh bổn phận là ý muốn của Đức Chúa Trời, và tôi nên vâng phục Ngài. Sau đó, tôi bắt đầu rao giảng Phúc Âm, Tôi phát hiện chị Deryles đã trở thành người giám sát, và chịu trách nhiệm cho công tác Phúc Âm của hội thánh. Tôi đã sốc – sao chị ấy có thể trở thành người giám sát được chứ? Chẳng phải vậy là quá nhanh sao? Tố chất của chị ấy đâu có đặc biệt nổi bật. Một giám sát viên phải là người có tài hùng biện và giỏi tổ chức. Nhưng chị ấy đâu có thông công nhiều trong các cuộc họp, vậy sao chị ấy dẫn dắt chúng tôi được? Tôi không chấp nhận được chuyện này. Sau đó, chị ấy đã gửi cho tôi một tin nhắn để theo dõi công việc của tôi, nhưng tôi đã lờ đi. Tôi cũng chờ cơ hội để tìm ra lỗ hổng trong mối thông công của chị ấy, để có thể chất vấn chị ấy và khiến chị ấy mất mặt.

Có lần trong một cuộc họp, chị ấy đã mở lòng về tình trạng của mình, nói một số người đã không trả lời tin nhắn của chị ấy, kể cả tôi. Chị ấy cảm thấy hơi tổn thương và khá thất vọng. Nghe chị ấy nói vậy, tôi cảm thấy rất tồi tệ. Tôi nhận ra đây không phải là cách đúng đắn để đối xử với chị ấy. Sau đó, tôi đã đọc được hai đoạn lời này của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời phán: “Đừng tự nên công chính; tận dụng những điểm mạnh của người khác để bù vào những khiếm khuyết bản thân, quan sát cách người khác sống theo lời Đức Chúa Trời và nhìn xem liệu cuộc sống, hành động và lời nói của họ có đáng noi theo không. Nếu xem người khác thấp kém hơn mình thì ngươi đang tự nên công chính, tự phụ, và không ích lợi gì cho bất kỳ ai(“Chương 22” của Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu trong Lời xuất hiện trong xác thịt). “Sự kiêu ngạo là gốc rễ của tâm tính bại hoại ở con người. Con người càng kiêu ngạo thì họ càng vô lý, và họ càng vô lý thì càng có khả năng chống đối Đức Chúa Trời. Vấn đề này nghiêm trọng đến mức nào? Không chỉ những người có tâm tính kiêu ngạo coi người khác bên dưới họ, mà, tệ nhất là họ thậm chí còn ra vẻ kẻ cả với Đức Chúa Trời, và trong lòng không kính sợ Đức Chúa Trời. Mặc dù người ta có thể có vẻ tin Đức Chúa Trời và theo Ngài, nhưng họ không hề coi Ngài là Đức Chúa Trời. Họ luôn cảm thấy rằng họ sở hữu lẽ thật và tự cao tự đại. Đây là thực chất và gốc rễ của tâm tính kiêu ngạo, và nó đến từ Sa-tan. Do đó, vấn đề kiêu ngạo phải được giải quyết. Cảm thấy mình tốt hơn những người khác – là chuyện nhỏ. Vấn đề quan trọng là tâm tính kiêu ngạo của một người ngăn họ vâng phục Đức Chúa Trời, sự trị vì của Ngài và sự sắp đặt của Ngài; người như vậy luôn muốn cạnh tranh với Đức Chúa Trời để giành quyền cai trị những người khác. Loại người này không tôn kính Đức Chúa Trời dù chỉ một chút, nói chi đến việc yêu Đức Chúa Trời hay vâng phục Ngài. Những người kiêu ngạo và tự phụ, đặc biệt là những ai kiêu ngạo đến mức mất hết cả ý thức, không thể vâng phục Đức Chúa Trời trong niềm tin của họ vào Ngài, và thậm chí còn đề cao và làm chứng cho chính mình. Những người như vậy chống đối Đức Chúa Trời nhiều nhất và tuyệt đối không kính sợ Đức Chúa Trời. Nếu mọi người muốn đi đến chỗ họ tôn kính Đức Chúa Trời, thì trước tiên họ phải giải quyết tâm tính kiêu ngạo của mình. Ngươi càng giải quyết triệt để tâm tính kiêu ngạo của ngươi, thì ngươi sẽ càng tôn kính Đức Chúa Trời hơn, và chỉ khi đó ngươi mới có thể vâng phục Ngài và có được lẽ thật và biết Ngài. Chỉ những người đạt được lẽ thật mới là con người đích thực(Phần 3, Lời xuất hiện trong xác thịt – Quyển 2). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra lý do mình chống đối chị Deryles làm giám sát viên là vì tôi có bản tính ngạo mạn, và luôn cho rằng mình giỏi hơn hay có năng lực hơn chị ấy. Khi thấy chị Deryles thông công ít hơn người khác, tôi đã xem thường chị ấy. Tôi nghĩ chị ấy không bằng tôi, vóc giạc kém hơn tôi, và không thông công tốt như tôi, nên tôi không hài lòng về sự lãnh đạo của chị ấy. Khi chị ấy gửi tin nhắn để theo dõi công việc, tôi đã không thèm quan tâm và phớt lờ chị ấy. Tôi thậm chí còn cố tìm lỗ hổng trong mối thông công của chị ấy để bới lông tìm vết, để chứng tỏ chị ấy không bằng tôi và không nên là một giám sát viên. Việc này khiến chị ấy trở nên tiêu cực và cảm thấy bị kìm hãm. Tâm tính của tôi quá ngạo mạn – tôi không đánh giá cao người khác. Tôi không có chút nhân tính bình thường nào. Thực ra, trong nhà Đức Chúa Trời, việc lựa chọn hay đề bạt một người không phụ thuộc vào việc bề ngoài họ thông công tốt như thế nào, mà là liệu họ có thực hành lẽ thật, tìm kiếm lẽ thật và có nhân tính tốt hay không. Còn tôi thì sao? Tôi chỉ thấy người chị em này thông công ít, rồi xem thường chị ấy. Nhìn lại bản thân, dù bề ngoài giỏi ăn nói, nhưng tôi hiếm khi thực hành lời Đức Chúa Trời. Tôi hài lòng với việc chỉ hiểu lời Ngài về mặt lý thuyết, nghĩ mình có đầu óc, tố chất và năng lực hơn người khác. Sao tôi lại có thể khinh người và quá tự tin như vậy chứ? Tôi chẳng có chút tự biết mình nào cả! Lúc này, tôi nhận ra ý muốn của Đức Chúa Trời hẳn phải nằm sau việc chị Deryles trở thành một giám sát viên, và tôi nên cố nhìn vào những điểm tốt của chị ấy, học hỏi từ chị ấy và cải thiện điểm yếu của mình. Sau đó, qua tương tác với chị ấy, tôi nhận ra chị ấy coi trọng bổn phận và có trách nhiệm. Khi gặp khó khăn trong bổn phận, chị ấy tìm kiếm lẽ thật, cầu nguyện và cậy dựa vào Đức Chúa Trời để vượt qua, không như tôi, người sẽ rơi vào tiêu cực khi gặp các tính huống khó khăn, không tìm kiếm lẽ thật và cẩu thả trong bổn phận. Điều khiến tôi sốc nhất là chị ấy còn từng là một thợ điện. Công việc này thực sự đã gây trở ngại cho bổn phận của chị ấy, nên để bổn phận không bị ảnh hưởng, chị đã chọn từ bỏ công việc và đặt mọi thứ vào tay Đức Chúa Trời. Đây là điều tôi không làm được. Tôi cũng nhận ra chị ấy rất chi tiết trong bổn phận. Chị ấy hiểu được chi tiết hoàn cảnh của những người tiếp nhận Phúc Âm tiềm năng của mình, và sắp xếp theo kế hoạch công việc cần làm mỗi ngày. Đó là lý do chị ấy thực hiện bổn phận hiệu quả. Còn tôi, tôi chỉ tập trung vào khả năng thông công bề ngoài và hiếm khi thực hành lẽ thật. Và tôi cũng hiếm khi tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật trong bổn phận, điều này khiến tôi thực hiện bổn phận không hiệu quả. Khi đối mặt với thực tế, tôi không hề giỏi hơn chị ấy. Tôi thậm chí còn không nhận thức được vóc giạc thực sự của mình hay mình có cái gì, vậy mà lại luôn nghĩ rằng mình giỏi. Tôi thật quá thiếu lý trí! Từ đó trở đi, gặp phải bất cứ vấn đề gì trong bổn phận, tôi cũng sẽ nhờ chị Deryles giúp đỡ, và chia sẻ tình trạng thực sự của mình với chị ấy. Chị ấy luôn kiên nhẫn thông công với tôi và cho tôi lời khuyên. Những lời khuyên của chị ấy rất hữu ích cho tôi. Tôi có thể cảm nhận được đây chính là tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho tôi!

Một ngày nọ, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Vấn đề mà nhân loại bại hoại khó sửa chữa được nhất chính là vấn đề phạm phải những lỗi lầm cũ. Để ngăn chặn điều này, trước tiên người ta phải nhận thức được rằng họ vẫn chưa đạt được lẽ thật, rằng chưa có sự thay đổi trong tâm tính sống của họ, và rằng mặc dù họ tin Đức Chúa Trời, họ vẫn sống dưới sự thống trị của Sa-tan, và chưa được cứu rỗi; họ có khả năng phản bội Đức Chúa Trời và chệch khỏi Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào. Nếu trong lòng họ có được ý thức về biến động này – nếu, như người ta thường nói, họ được chuẩn bị cho chiến tranh vào những lúc hòa bình – thì họ sẽ có thể tự kiểm soát được phần nào, và khi điều gì đó thật sự xảy ra với họ, họ sẽ cầu nguyện với Đức Chúa Trời và trông cậy vào Đức Chúa Trời, và sẽ có thể tránh mắc phải những lỗi lầm cũ. Ngươi phải thấy rõ rằng tâm tính của ngươi chưa thay đổi, rằng bản tính phản bội Đức Chúa Trời vẫn còn bám rễ sâu trong ngươi và chưa được loại bỏ, rằng ngươi vẫn có nguy cơ phản bội Đức Chúa Trời, và phải đối mặt với khả năng chịu sự hư mất và bị diệt vong bất cứ lúc nào. Điều này là thật, do đó các ngươi phải cẩn thận. Có ba điểm quan trọng nhất cần ghi nhớ: thứ nhất, ngươi vẫn chưa biết Đức Chúa Trời; thứ hai, chưa có bất kỳ sự thay đổi nào trong tâm tính của ngươi; và thứ ba, ngươi vẫn chưa sống thể hiện ra hình tượng giống con người thật. Ba điều này phù hợp với các thực tế, chúng có thật, và ngươi phải rõ ràng về chúng, ngươi phải tự nhận thức được. Nếu ngươi có ý chí muốn khắc phục vấn đề này, thì ngươi nên chọn phương châm cho riêng mình: ví dụ như ‘Tôi là đống phân trên đất’, hay ‘Tôi là ác quỷ’ hoặc ‘Tôi thường ngựa quen đường cũ’ hoặc ‘Tôi luôn gặp nguy hiểm’. Bất kỳ câu nào trong số này cũng đều phù hợp để làm phương châm cá nhân của ngươi, và sẽ hữu ích nếu ngươi luôn nhắc nhở bản thân về điều đó. Hãy liên tục lặp lại điều đó cho chính mình, phản tỉnh về điều đó, và ngươi rất có thể sẽ ít phạm lỗi hơn hoặc thôi phạm lỗi – nhưng điều quan trọng nhất là dành nhiều thời gian hơn để đọc lời Đức Chúa Trời và hiểu lẽ thật, biết bản tính của chính mình và thoát khỏi tâm tính bại hoại của mình; chỉ khi đó ngươi mới được an toàn(“Chỉ có theo đuổi lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời khiến tôi hiểu ra rằng tôi đã bị Sa-tan làm cho bại hoại, có bản tính ngạo mạn, đầy sự nhơ nhuốc và bại hoại. Tôi không có hình tượng giống con người thực sự. Từ trải nghiệm này, tôi đã nhận thức được vóc giạc thật sự của mình. Tôi không còn đánh giá quá cao bản thân và quá tin tưởng vào bản thân nữa. Đồng thời, tôi cũng nhận ra dù tố chất hay kỹ năng của mình có tốt thế nào thì cũng không có nghĩa là tôi hiểu lẽ thật và có lối vào lẽ thật. Mặc dù tôi có thể thông công một số lời Đức Chúa Trời, nhưng hầu hết đều là lý thuyết. Tôi thiếu trải nghiệm thực tế và có nhiều thiếu sót. Tôi nên luôn ghi nhớ mình vẫn còn rất nhiều khuyết điểm, và có thái độ khiêm nhường tìm kiếm khi đối mặt với sự thật. Tôi nên phản tỉnh và tìm hiểu thêm về bản thân. Đó là cách duy nhất để tránh ngạo mạn, tự phụ và đánh giá cao bản thân. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Truyền bá phúc âm cho ba tôi

Bởi Mikha, Ấn Độ Từ bé tôi đã là tín đồ, và từ đó quyết tâm phụng sự Chúa cả đời. Khi lớn lên, tôi đã theo học trường dòng ba năm. Ở đó,...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger