Trải nghiệm được làm người trung thực

18/01/2021

Bởi Vĩnh Tùy, Hàn Quốc

Một ngày nọ, trong một cuộc họp vào cuối tháng Ba, một lãnh đạo đã kể về một người anh em bị bắt và tra tấn dã man. Trong khoảnh khắc quá yếu đuối, anh đã bán đứng hai thành viên khác của hội thánh. Anh đã phản bội Đức Chúa Trời. Anh đã vô cùng hối hận, và nhờ đọc lời của Đức Chúa Trời về sự trừng phạt và mặc khải, anh đã nhận ra nguyên nhân mình thất bại và thật lòng ăn năn. Lãnh đạo đã hỏi chúng tôi: “Mọi người nghĩ sao về trải nghiệm này và liệu nó có được tính là lời chứng thật hay không?” Anh ấy cũng yêu cầu tất cả chúng tôi chia sẻ suy nghĩ của mình. Điều này khiến tôi rất bối rối và bắt đầu suy đoán: Tại sao anh ấy lại muốn chúng tôi thảo luận về việc này? Hay anh muốn thử xem chúng tôi có nhìn đúng vấn đề không? Tôi nghĩ: “Người anh em đó đã bán đứng người khác chỉ vì một khoảnh khắc yếu đuối. Đó là sự vi phạm. Nhưng anh đã tìm hiểu về bản thân và thực sự ăn năn, vì vậy trải nghiệm của anh nên được tính là lời chứng”. Nhưng sau đó tôi lại không dám chắc và nghĩ: “Để xem người khác nói gì trước đã, chứ lỡ mình nói gì đó bậy bạ hoặc mơ hồ không rõ ràng thì sẽ mất mặt lắm”. Từng người bắt đầu nói ra suy nghĩ của mình. Đầu tiên, một người chị đã chia sẻ một ý khá giống với suy nghĩ của tôi, nên tôi cho là mình đúng. Nhưng sau đó, một chị khác lại nói anh ta là một Giu-đa, phản bội Đức Chúa Trời, nên đó không phải là một kiểu lời chứng có thể làm chứng cho Đức Chúa Trời. Sau đó một số người, đã nói với vẻ rất tự tin rằng trải nghiệm của anh ta không được tính là lời chứng. Thấy quá nhiều người lặp lại quan điểm đó và chứng minh nó là đúng, khiến tôi bị dao động và không biết phải nghĩ sao nữa. Ngay lúc đó, người lãnh đạo nói: “Nếu ai nghĩ đó không phải là lời chứng thì giơ tay lên”. Có khá nhiều người giơ tay, mà tôi lại không chắc, nên tôi không giơ tay. Tôi đã nghĩ: “Mình không thể giơ tay sai được. Chẳng phải điều đó cho thấy tôi thiếu tố chất và thiếu hiểu biết sao?” Lúc tôi đang nghĩ như vậy, thì lãnh đạo hỏi tôi: “Tại sao anh lại không giơ tay?” Tôi thầm nghĩ: “Ôi không, sao anh ấy lại hỏi mình chứ? Lẽ ra mình nên giơ tay hay sao?” Tôi nhanh chóng giơ tay lên. Tim tôi bắt đầu đập loạn xạ. Tôi bắt đầu cảm thấy không thoải mái. Liệu giơ tay có đúng hay không? Lòng tôi cảm nhận được đó có thể là một lời chứng, nhưng tôi đã giơ tay mà không chịu nghĩ cho kỹ. Tôi nghĩ mình đã giơ tay rồi, nên bắt đầu lắng nghe ý kiến của người khác một cách kỳ vọng. Họ đều đang chia sẻ suy nghĩ của mình, vì vậy tôi bắt đầu bình tĩnh cân nhắc. Người anh em đó đã thực sự ăn năn, nên chắc đó là lời chứng vững vàng. Tôi cảm thấy có lẽ mình không nên giơ tay. Lúc đó tôi thực sự muốn chia sẻ suy nghĩ của mình, nhưng rồi tôi nghĩ: “Vì mình không hiểu biết nhiều, nên nếu mình đúng thì không sao. Nhưng nếu lỡ mình sai, thì lãnh đạo sẽ nghĩ sao về mình đây? Liệu anh có nói mình không có tố chất hay chút chiều sâu nào trong trải nghiệm không? Nếu lãnh đạo nhận ra điều này ở mình, anh ấy sẽ nghĩ mình không đáng để đào luyện, và mình sẽ không còn tương lai trong nhà Đức Chúa Trời. Hơn nữa, ở đây còn có rất nhiều anh chị em, nên nếu nói sai thì sẽ mất mặt lắm”. Tôi nghĩ tới nghĩ lui và nhiều lần muốn nói gì đó, nhưng cuối cùng lại im lặng.

Sau đó, lãnh đạo đã thông công rằng nó hoàn toàn có giá trị làm chứng. Anh ấy nói rằng việc phản bội Đức Chúa Trời trong khoảnh khắc yếu đuối, sau đó trải nghiệm sự phán xét và hình phạt, rồi thực sự ăn năn là một lời chứng tuyệt vời. Việc này sẽ tạo động lực cho nhiều người khác và cho thấy Đức Chúa Trời ban lòng thương xót lớn lao cho những người có đức tin. Đức Chúa Trời biết chúng ta bại hoại như thế nào, nên miễn là chúng ta cảm thấy thực sự ăn năn và quay về với Ngài, Ngài sẽ cho chúng ta cơ hội ăn năn, và kiểu lời chứng đó tôn vinh Đức Chúa Trời và làm xấu mặt Sa-tan hơn tất thảy. Lãnh đạo đã giải thích rằng hiểu biết của chúng tôi không thuẩn khiết và nói rằng chúng tôi gian dối và không trung thực, rằng chúng tôi không xây dựng quan điểm của mình dựa theo lời Đức Chúa Trời. Anh nhận ra chúng tôi đã thảo luận vấn đề theo kiểu giả định, chúng tôi đoán có gì đó không đúng với trải nghiệm của người anh em đó. Chúng tôi đã cố đoán suy nghĩ của lãnh đạo và không dám nói một lời trung thực nào. Sau đó, anh lãnh đạo đã kiên nhẫn thông công với chúng tôi rằng chúng tôi phải tự suy nghĩ, có quan điểm của riêng mình về mọi sự, và nên nói sự thật dù là sai hay đúng. Đó mới là điểm mấu chốt trong cách hành xử của chúng ta. Nghe thấy mấy từ “điểm mấu chốt” thật sự khiến tôi không thoải mái. Tôi nghĩ: “Anh ấy nói đúng. Chia sẻ suy nghĩ thật, thậm chí mình có sai đi nữa thì vẫn tốt hơn hùa theo đám đông. Ít ra đó cũng là quan điểm riêng của mình và mình là người trung thực”. Tôi ghét bản thân vì đã không nói ra suy nghĩ thật. Chỉ trong mười phút ngắn ngủi, thay vì chia sẻ quan điểm của mình, thì tôi lại dối trá và không thực hành lẽ thật, thậm chí không đáp ứng được điểm mấu chốt trong cách hành xử của con người. Tôi không chỉ nói và làm sai, mà còn hành xử không đúng mực.

Trong lúc thực hành thờ phượng sau buổi họp, tôi đã đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Trong đức tin nơi Đức Chúa Trời và cách hành xử, mọi người phải đi đúng đường; đừng dùng những cách thức và phương tiện lươn lẹo, tà ác. Những cách thức và phương tiện lươn lẹo, tà ác là gì? Chúng là đức tin nơi Đức Chúa Trời mà luôn dựa trên sự khôn lỏi, tung hỏa mù, và những mánh khóe rẻ tiền; chúng là việc cố gắng che đậy sự bại hoại của ngươi, và che đậy những vấn đề như thiếu sót, lỗi lầm, và tố chất kém cỏi của ngươi. Chúng là luôn xử lý sự việc bằng cách dùng những triết lý của Sa-tan, cố lấy lòng Đức Chúa Trời và các lãnh đạo hội thánh trong những vấn đề công khai, nhưng không thực hành lẽ thật, không xử lý sự việc theo nguyên tắc, và luôn để ý kỹ mọi người nhằm lấy lòng họ; chúng là việc hỏi: ‘Gần đây tôi đã làm việc thế nào? Tất cả các anh chị em có ủng hộ tôi không? Đức Chúa Trời có biết về những việc tốt tôi đã làm không? Và nếu Ngài biết được, liệu Ngài có khen tôi không? Vị trí của tôi trong lòng Đức Chúa Trời là gì? Tôi có trọng lượng gì với Đức Chúa Trời không?’ Điều mà họ thật sự đang hỏi là liệu họ có thể được ban phước khi tin Đức Chúa Trời không. Chẳng phải việc liên tục ngẫm nghĩ về những điều như thế là những cách thức và phương tiện lươn lẹo, tà ác sao? Đây không phải là con đường đúng. Vậy thì, con đường đúng là gì? Con đường đúng là khi mọi người theo đuổi lẽ thật trong đức tin của mình, khi họ có thể đạt được lẽ thật, và đạt được những thay đổi trong tâm tính họ(“Sáu dấu chỉ của sự tiến bộ trong đời sống” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đây chính là Đức Chúa Trời đang nhắc nhở và cảnh báo chúng ta hãy chọn con đường đúng đắn khi hành xử và khi tin vào Đức Chúa Trời. Chúng ta phải theo đuổi và thực hành lẽ thật. Nếu chúng ta không nỗ lực làm những việc tích cực này, nếu chúng ta cứ mãi nghĩ đến việc che đậy khuyết điểm, phô trương, hòa thuận với các lãnh đạo, có địa vị trong hội thánh, quá bận tâm đến cách mà Đức Chúa Trời và các lãnh đạo nghĩ về chúng ta, thì chúng ta đang đi trên con đường của cái ác. Tôi nhận ra điều mình đang làm chính là điều mà Đức Chúa Trời đã vạch trần. Tôi không chắc liệu trải nghiệm của người anh em đó có đúng là lời chứng hay không, nhưng tôi đã không nói thật lòng. Thay vào đó, tôi quan sát mọi người, tính toán và phán đoán xem người khác đang nghĩ gì. Khi lãnh đạo hỏi tại sao tôi không giơ tay, tôi lại nghĩ không giơ tay là sai, và khi hầu hết mọi người đều nghĩ rằng trải nghiệm của người anh em đó không phải là lời chứng, tôi đã vội vã chạy theo đám đông. Tôi là kẻ tiểu nhân, gió thổi chiều nào ngả theo chiều đó. Tôi chẳng thể hiện được gì ngoài tâm tính Sa-tan dối trá. Tôi tự hỏi tại sao nói ra một lời chân thật lại khó như vậy. Đó là vì tôi sợ bị bẽ mặt nếu nói sai, sợ lãnh đạo sẽ nghĩ tôi kém cỏi, không có giá trị hay không đào luyện tôi, và sợ rằng tôi có thể bị tước bỏ bổn phận nếu những chuyện như vậy cứ tiếp tục xảy ra. Tôi chỉ muốn bảo vệ thanh thế và giữ được địa vị, để che giấu tố chất kém cỏi của mình và cố hết sức để thể hiện thật tốt. Tôi muốn hành động như người có tố chất tốt, hiểu lẽ thật và có cái nhìn sâu sắc về mọi thứ. Tôi luôn muốn có câu trả lời khớp với suy nghĩ của lãnh đạo trong bất kỳ câu hỏi nào, để anh nghĩ tốt hơn về tôi, để tạo được ấn tượng tốt. Sau đó các anh chị em cũng sẽ tán thành với tôi và tôn trọng tôi. Tôi nhận ra sự gian dối và mưu mô trong cách tiếp cận của mình. Ngay cả một điều đơn giản như thế tôi cũng không dám nói thẳng ra. Tôi hầu như không nói được lời nào trung thực tự đáy lòng. Tôi luôn đọc vị mọi người một cách gian xảo để giữ địa vị của mình trong nhà Đức Chúa Trời. Tôi đã đi trên con đường của cái ác, chứ không phải cái thiện. Tôi đã nhận ra tất cả những điều này nhưng lại không chịu tự suy ngẫm sâu hơn.

Rồi ba tháng sau, tôi đã nghe được mối thông công này từ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán: “Những kẻ địch lại Đấng Christ tiếp xúc với Đấng Christ theo cùng một cách chúng đối đãi với mọi người, nhìn vào Đấng Christ trong mọi điều chúng nói và làm, lắng nghe giọng điệu của Ngài, và lắng nghe ý nghĩa trong lời Ngài. Khi chúng nói, không một lời nào trong số đó là thật hay chân thành; chúng chỉ biết nói những lời lẽ và học thuyết sáo rỗng. Chúng cố lừa dối và lừa gạt con người này, người mà trong mắt chúng chỉ là một người bình thường. Chúng nói giống như một con rắn đang trườn, quanh co và không ngay thẳng. Kiểu cách và phương hướng của lời chúng giống như dây leo quấn quanh cột. Khi ngươi nói ai đó có tố chất tốt và có thể được đề bạt, chúng lập tức nói về việc người đó tốt như thế nào, và người đó thể hiện, tỏ lộ những gì; và nếu ngươi nói ai đó xấu xa, chúng nhanh chóng nói về việc người đó xấu xa và tà ác như thế nào, về việc họ gây nhiễu loạn và gián đoạn trong hội thánh ra sao. Khi ngươi muốn tìm hiểu sự thật về điều gì đó, chúng không có gì để nói; chúng quanh co, đợi ngươi đưa ra quyết định, chú ý nghe ý nghĩa trong lời ngươi, cố tìm ra ý định của ngươi. Mọi điều chúng nói đều là xu nịnh, bợ đỡ, và xun xoe; không một lời thật nào phát ra từ miệng chúng(“Đối với những người dẫn dắt và những người làm công, việc chọn một con đường là điều vô cùng quan trọng (20)” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Những lời này của Đức Chúa Trời khiến tôi rất đau khổ. Tôi nghĩ đến bao lần mình đã không trung thực và cố tình thay đổi hành động của mình theo ý muốn của người khác. Mặc dù không tiếp xúc trực tiếp với Đấng Christ, nhưng tôi không tiếp nhận sự giám sát trong môi trường mà Ngài sắp đặt. Tôi chỉ muốn khoe khoang và làm cho lãnh đạo thích tôi, nên đã lựa lời và nói những điều anh ấy muốn nghe mà không có chút trung thực nào. Tất cả chỉ là để ngụy trang. Cách tôi nói và làm giống hệt một con rắn, và Đức Chúa Trời kinh tởm điều đó. Tôi tưởng việc tùy cơ ứng biến như vậy có thể lừa được lãnh đạo, và nghĩ trả lời tốt câu hỏi sẽ để lại ấn tượng tốt cho anh, bảo đảm được vị trí và tiền đồ của tôi trong nhà Đức Chúa Trời. Tôi thật là quá ngu ngốc, và thực tế là tôi đang cố lừa gạt Đức Chúa Trời. Tôi đã không thực sự tin rằng Đức Chúa Trời xem xét kỹ lưỡng mọi sự. Tố chất, vóc giạc, suy nghĩ thái độ và quan điểm của tôi trong mọi tình huống, Ngài đều thấu tường tất cả. Kể cả khi có thể lừa phỉnh những người xung quanh, tôi cũng không bao giờ có thể lừa phỉnh Đức Chúa Trời. Thực ra, Đức Chúa Trời không để ý điều tôi nói hay làm trước mặt mọi người, mà là cách tôi tiếp cận lẽ thật. Ngài xem xét điều tôi thực hành và sống trọn mỗi ngày, và cách tôi hành xử trong bổn phận. Đức Chúa Trời đặc biệt xem xét kỹ những thứ nhỏ nhặt như thế. Ngài xem liệu tôi có yêu và thực hành lẽ thật hay không, và rằng bộ mặt giả tạo của tôi không thể lừa dối Ngài. Sau đó, cuối cùng tôi nhận ra rằng mình đã không chỉ chơi chiêu, mà còn phủ nhận sự công chính của Đức Chúa Trời và sự thật rằng Ngài quan sát mọi sự. Tôi đã hành động như một kẻ ngoại đạo. Trước đó, khi nghe lời phân tích của Đức Chúa Trời về những kẻ địch khinh miệt Đấng Christ và xu nịnh Ngài, tôi không nghĩ chuyện đó có liên quan gì đến tôi. Tôi chưa từng trực tiếp gặp Đấng Christ, nên tôi nghĩ mình sẽ không thể hiện loại tâm tính Sa-tan đó. Sau đó cuối cùng tôi nhận ra mình đã sai, rằng không phải cứ tiếp xúc với Đấng Christ thì mới tỏ lộ tâm tính Sa-tan đó. Tôi đã cố để lãnh đạo thích tôi và ghi điểm với anh ấy, và tôi sẵn sàng làm những việc như vậy để giữ địa vị của mình trong nhà Đức Chúa Trời. Tôi đang tỏ lộ chính xác tâm tính Sa-tan đó. Nếu tôi có bao giờ được gặp trực tiếp Đấng Christ, tâm tính đó chắc chắn còn thể hiện rõ ràng hơn. Tôi sẽ không thể ngăn bản thân lừa gạt và chống đối Đức Chúa Trời.

Vài ngày sau, tôi cứ mãi nghĩ về việc tại sao dù chúng tôi đã đưa ra câu trả lời sai, nhưng lãnh đạo đã không tỉa sửa và xử lý chúng tôi như tôi tưởng, và anh cũng không nói chúng tôi thiếu tố chất, tước bỏ bổn phận hay từ chối đào luyện chúng tôi. Anh chỉ yêu cầu chúng tôi chia sẻ suy nghĩ của mình để anh hiểu được thiếu sót của chúng tôi trước khi thông công về lẽ thật và đưa ra hướng dẫn về các nguyên tắc. Anh cũng vạch trần các tâm tính bại hoại của chúng tôi và bảo chúng tôi tự phản tỉnh. Anh làm mọi việc chỉ để giúp đỡ và hỗ trợ chúng tôi. Không cần phải suy đoán trong nhà Đức Chúa Trời và với các anh chị em. Điều đó khiến tôi nghĩ về những lời này của Đức Chúa Trời: “Về thực chất, Đức Chúa Trời là thành tín, và vì thế lời Ngài luôn có thể tin cậy được; hơn nữa, hành động của Ngài là không có sai sót và không thể nghi ngờ, đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời thích những người tuyệt đối trung thực với Ngài(Ba điều răn, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Phán ngôn và việc làm của Đức Chúa Trời là đáng tin nhất, và Ngài đối xử với chúng ta rất chân thành. Khi Đức Chúa Trời tạo dựng con người, Ngài bảo họ loại trái cây nào được ăn hay không được ăn trong vườn. Ngài nói đơn giản và thẳng thắn – không cần phỏng đoán. Trong Thời đại Ân điển, lúc nào Đức Chúa Jêsus cũng phán: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi”. Và trong giai đoạn công tác này của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể cảm thấy Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng trung thực và thật như thế nào. Phần lớn đó là những lời chân thành, ấm áp và tử tế. Và mặc dù những phần lời vạch trần các tâm tính bại hoại của chúng ta có vẻ khắt khe, nhưng đó đều là dựa trên thực tế, để làm tinh sạch và cứu rỗi chúng ta. Đức Chúa Trời chân thành và minh bạch với chúng ta, không có bất kỳ sự giả tạo nào. Nhưng tôi đã mưu tính trong tình huống đó mà không có chút trung thực nào. Tôi cảm thấy mình thực sự đã quá xảo trá và đáng khinh.

Sau đó tôi đã nhớ ra một vài lời này của Đức Chúa Trời. “Ta vui với những ai không hoài nghi người khác, và Ta thích những ai sẵn lòng chấp nhận lẽ thật; với hai dạng người này, Ta thể hiện sự quan tâm rất lớn, bởi trong mắt Ta, họ là những người trung thực. Nếu ngươi giả dối, khi ấy ngươi sẽ phòng thủ và hoài nghi mọi người và mọi sự, và do đó, đức tin của ngươi ở Ta sẽ được xây dựng trên nền tảng của sự hoài nghi. Ta không bao giờ có thể công nhận đức tin ấy(Làm thế nào để biết Đức Chúa Trời trên trần gian, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Trước kia tôi đã không hiểu tại sao Đức Chúa Trời lại nói rằng người mà không nghi ngờ người khác và sẵn sàng tiếp nhận lẽ thật là người trung thực trong mắt Đức Chúa Trời. Nhưng giờ khi suy nghĩ về lời Ngài, tôi bắt đầu hiểu ra. Những người trung thực không có lòng nghi ngờ Đức Chúa Trời hay con người, họ rất thật thà. Họ không cố suy đoán mọi chuyện bằng đầu óc con người của mình, mà thay vào đó, họ đến trước Đức Chúa Trời để tìm kiếm lẽ thật. Họ tiếp nhận và thực hành điều họ hiểu được, cũng như làm theo lời Đức Chúa Trời. Họ tiếp cận lẽ thật bằng lòng trung thực và lòng trung thực đó rất quý giá. “Như một đứa trẻ” nghĩa là như vậy. Đức Chúa Trời ban phước cho họ, Đức Thánh Linh công tác trong họ, dẫn dắt và khai sáng họ. Sau đó họ sẽ hiểu và đạt được lẽ thật dễ dàng hơn. Nhưng ngay cả khi ai đó có thể nói một vài điều chân thật và thực hiện chút bổn phận, mà trong thâm tâm họ lại phức tạp, luôn nghi ngờ và cảnh giác người khác, thậm chí nghi ngờ cả Đức Chúa Trời tử tế, đáng yêu, vậy thì họ là kiểu người không thật thà, dối trá nhất. Đến lúc này tôi bắt đầu hiểu tại sao Đức Chúa Trời lại nói những kẻ dối trá không thể được cứu rỗi. Một phần là vì Đức Chúa Trời quá chân thật. Ngài ghét những kẻ gian dối và không cứu rỗi họ. Một phần khác liên quan đến việc theo đuổi chủ quan của chúng ta. Những kẻ gian dối quá phức tạp. Họ luôn phán đoán, phân tích, cảnh giác mọi người, mọi việc và cả Đức Chúa Trời. Họ cũng rất biết cách đọc vị người khác. Đầu họ toàn nghĩ đến những thứ này nên không hề tìm kiếm lẽ thật. Đức Thánh Linh không thể làm bất cứ công tác nào trong họ. Đó là lý do họ sẽ không bao giờ hiểu được lẽ thật. Đúng như Đức Chúa Trời phán: “Đức Chúa Trời không hoàn thiện những ai giả dối. Nếu lòng ngươi không trung thực – nếu ngươi không phải là một người trung thực – thì ngươi sẽ không bao giờ được Đức Chúa Trời thu phục. Tương tự, ngươi sẽ không bao giờ đạt được lẽ thật, và cũng sẽ không có khả năng có được Đức Chúa Trời(“Sáu dấu chỉ của sự tiến bộ trong đời sống” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Vì vậy, lúc này tôi đã nhìn lại bản thân một cách khắt khe hơn. Khi đối mặt với một vấn đề, tôi đã không đến trước Đức Chúa Trời để tìm kiếm lẽ thật bằng lòng trung thực, mà lại bị ám ảnh bởi việc đánh giá lời của người khác. Tôi đã như vậy rất nhiều lần ngay cả trong các cuộc thảo luận bình thường với các anh chị em. Đôi khi tôi hoàn toàn không hiểu điều gì đó, nhưng thấy hầu hết mọi người hiểu sao thì tôi cũng hùa theo họ. Thỉnh thoảng tôi cũng có ý kiến riêng, nhưng sợ nói ra lại sai, nên không dám nói mà ngồi nghe mọi người nói trước và chỉ nói nếu biết chắc là mình đúng. Nếu không, tôi nghĩ mình không cần nói gì cả để khỏi bị mất mặt. Tôi nhận ra mình quá xảo trá và bất chính. Tôi chỉ hùa theo đám đông khi không hiểu chuyện gì, và ngồi quan sát cũng như làm theo người ta. Điều đó khiến tôi không thể hiểu được lẽ thật. Nhưng chẳng có gì phải sợ nếu thiếu tố chất hay không hiểu lẽ thật. Điều đáng sợ là người ta luôn giấu dốt. Nếu vậy thì họ sẽ không bao giờ có thể hiểu được lẽ thật. Tôi cảm thấy nếu cứ như vậy thì thật nguy hiểm và trung thực là điều cực kỳ quan trọng.

Tôi bắt đầu tìm kiếm cách để trung thực khi đối mặt với những sự việc trong tương lai, và tôi nên tuân theo các nguyên tắc nào. Tôi đã đọc được vài đoạn lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Để mở lòng với Đức Chúa Trời, trước hết ngươi phải gạt những ham muốn cá nhân của mình sang một bên. Thay vì tập trung vào cách Đức Chúa Trời đối đãi với ngươi, hãy nói những gì trong lòng ngươi, và đừng ngẫm nghĩ hay suy xét xem những lời của ngươi sẽ có những hậu quả gì; hãy nói bất cứ điều gì ngươi nghĩ, gạt bỏ những động cơ của ngươi, và đừng cố gắng sử dụng lời nói để đạt được mục tiêu nào đó. ‘Tôi nên nói điều này, không nên nói điều kia, tôi phải cẩn thận với những gì mình nói, tôi phải đạt được mục tiêu của mình’ – có động cơ cá nhân nào trong đây không? Trong tâm trí của mình, những người này đã đi vòng vòng cả trước khi thốt nên lời, họ đã xử lý những gì họ sắp sửa nói nhiều lần, và sàng lọc chúng nhiều lần trong đầu họ. Ngay khi phát ra khỏi miệng họ, những lời này mang những mưu đồ giả dối của Sa-tan; đây không phải là một cách hành động mở lòng với Đức Chúa Trời(“Đối với những người dẫn dắt và những người làm công, việc chọn một con đường là điều vô cùng quan trọng (20)” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Trong mọi vấn đề, ngươi nên cởi mở với Đức Chúa Trời và ngươi nên mở lòng – đây là điều kiện và trạng thái duy nhất nên duy trì trước Đức Chúa Trời. Ngay cả khi ngươi không cởi mở, ngươi cũng cởi mở trước Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời biết hết, cho dù ngươi có cởi mở hay không. Chẳng phải ngươi ngu ngốc nếu không thể thấy được điều đó sao? Vậy thì làm sao để có thể khôn ngoan? Ngươi biết rằng Đức Chúa Trời dò xét và biết mọi thứ, do đó đừng nghĩ Ngài có thể không biết; bởi vì chắc chắn rằng Đức Chúa Trời bí mật nhìn thấy tâm trí con người, sẽ là khôn ngoan nếu con người mở lòng hơn chút nữa, tinh sạch hơn chút nữa, và trung thực – đó là điều thông minh nên làm. … Khi mọi người bắt đầu chú ý đến hình thức, khi nó được đưa qua trí óc họ, khi họ nghĩ về nó đôi chút, điều này trở thành một vấn đề rắc rối. Trong đầu họ luôn nghĩ: ‘Tôi có thể nói gì để làm cho Đức Chúa Trời coi trọng tôi, và để Ngài không biết tôi đang nghĩ gì bên trong. Nói điều gì cho đúng? Tôi phải kín đáo hơn, tôi phải khéo léo hơn một chút, tôi phải có phương pháp; có lẽ khi ấy Đức Chúa Trời sẽ coi trọng tôi.’ Ngươi có nghĩ Đức Chúa Trời sẽ không biết ngươi có luôn nghĩ như thế hay không không? Đức Chúa Trời biết bất cứ điều gì ngươi nghĩ. Thật mệt mỏi khi suy nghĩ như thế. Sẽ đơn giản hơn nhiều khi nói thật và trung thực, và điều này khiến cuộc sống của ngươi dễ dàng hơn. Đức Chúa Trời sẽ nói rằng ngươi trung thực và tinh sạch, rằng ngươi mở lòng – và điều đó vô cùng đáng quý. Nếu ngươi có một tấm lòng cởi mở và một thái độ trung thực, thì dù có những lúc ngươi đi quá xa, và hành động ngu ngốc, thì với Đức Chúa Trời, đây cũng không phải là một sự vi phạm; điều này tốt hơn những mẹo vặt của ngươi, và tốt hơn việc không ngừng ngẫm nghĩ và xử lý của ngươi(“Đối với những người dẫn dắt và những người làm công, việc chọn một con đường là điều vô cùng quan trọng (9)” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời cho thấy rằng điều quan trọng và cơ bản nhất trong cách ta tiếp cận Đức Chúa Trời và các tình huống Ngài sắp đặt là sự cởi mở. Chúng ta phải mở lòng với Đức Chúa Trời, không che giấu hay ngụy trang, không cố nghiên cứu hay xử lý mọi thứ. Chúng ta không nên nuôi dưỡng các động cơ đằng sau lời nói hay dùng chiêu trò gì, mà chỉ chia sẻ suy nghĩ với tinh thần trung thực. Chúng ta cần phải thừa nhận mình không hiểu những điều mà mình không thể hiểu được, và sau đó đến trước Đức Chúa Trời để tìm kiếm lẽ thật bằng tấm lòng trong sáng, lương thiện. Đó mới là khôn ngoan. Đức Chúa Trời thấy mọi sự và biết rõ chúng ta như lòng bàn tay. Tố chất, bề dày trải nghiệm của tôi, tôi hiểu được bao nhiêu lẽ thật, và liệu tôi có hiểu được chuyện gì hay không, Ngài đều biết rõ hết. Đức Chúa Trời thấu tường con người tôi. Cần gì phải che đậy đỗi lầm và giả vờ hiểu mọi chuyện chứ? Thật ra, việc luôn toan tính, quan sát người khác, đoán xem họ nghĩ gì và luôn vắt óc nghĩ xem mình cần nói gì khiến tôi mệt mỏi cả về mặt tinh thần lẫn cảm xúc, và Đức Chúa Trời ghét điều đó. Cuối cùng tôi đã nhận ra có lòng lương thiện và thật thà quan trọng như thế nào. Đức Chúa Trời trân trọng điều đó, đó cũng là cách để sống tự do và thoải mái hơn. Tôi cũng nhận ra rằng Đức Chúa Trời không chỉ xem xét tố chất của mọi người hay liệu ý kiến của họ có đúng hay không. Ngài xem xét lòng chúng ta, thái độ của chúng ta đối với lẽ thật, và chúng ta bày tỏ những tâm tính gì. Ngay cả đôi lúc chúng ta sai, nếu ta cởi mở và trung thực, Đức Chúa Trời sẽ không quan tâm chúng ta có ngốc nghếch hay thiếu tố chất, và Ngài không vì thế mà sẽ lên án chúng ta. Trái lại, việc luôn dối trá là điều khiến Đức Chúa Trời ghê tởm và căm ghét. Vào lúc đó, tôi đã quyết tâm sẽ thực hành lẽ thật và làm người trung thực. Bằng cách cởi mở với Đức Chúa Trời trong môi trường Ngài tạo dựng, thẳng thắn trong việc xử lý người khác, nói thật lòng và cởi mở về những điều mình hiểu được, dần dần tôi có thể giải quyết tâm tính bại hoại dối trá, giả hình của mình.

Tôi nhớ có lần chúng tôi gặp lãnh đạo để hỏi về một bài thánh ca của hội thánh. Trong bài có hai câu mà chúng tôi nghĩ là khá hời hợt. Anh không nói gì về những câu đó, nhưng anh nói bài hát không có giá trị, rằng nó không hay. Miệng tôi bất chợt thốt ra từ “phải”. Tôi ngay lập tức nhận ra mình lại dối trá. Tôi đã không thấy được vấn đề mà anh nhận ra ở bài hát. Tôi đã trở thành người ba phải, giả vờ là mình đã hiểu. Tôi rất ghét cái kiểu hễ cứ mở miệng ra là nói dối của mình và tôi không muốn gian dối tỏ vẻ là đã hiểu. Nếu tôi không hiểu, thì là tôi không hiểu. Tôi đã nghĩ về những lời này của Đức Chúa Trời: “Được nên trung thực là được nên thanh sạch trong hành động và lời nói của ngươi…(“Sự thực hành cơ bản nhất của việc được nên một người trung thực” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi biết mình phải sửa đổi lời nói dối mà mình vừa mới nói, và phải trung thực. Tôi đã nói với lãnh đạo: “Tôi nghĩ là có vấn đề với hai câu trong bài. Nhưng tôi không nhận ra là cả bài hát không có giá trị”. Anh đã kiên nhẫn thông công với chúng tôi về vấn đề trong bài hát và việc này giúp tôi hiểu hơn một chút về nó. Thế là tôi cảm thấy rất bình an. Sự thật là không cần phải thận trọng gói ghém lời nói, hành động, hay quan điểm của chúng ta, mà ta chỉ cần là người trung thực, thực tế. Tôi cũng bắt đầu thực hành tính trung thực khi các anh chị em trong nhóm thảo luận vấn đề. Dù đúng hay sai, tôi cứ chia sẻ quan điểm thật của mình. Không hiểu gì thì tôi cứ nói thẳng ra, và nếu điều tôi nói là sai thì tôi tự sửa lỗi của mình. Điều đó khiến tôi có cảm giác rất bình an. Tuy tôi vẫn chưa thể nào đạt đến tiêu chuẩn của một người trung thực thật sự, nhưng tôi đã thực sự cảm thấy tầm quan trọng của việc trung thực, và tôi biết đó là cách duy nhất để được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Tôi thật sự khao khát được trở thành người trung thực và muốn tiếp tục phấn đấu vì điều đó, theo đuổi điều đó. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Thay đổi tâm tính kiêu ngạo

Bởi Tiểu Phàm, Trung Quốc Tháng 8 năm 2019, em nhận bổn phận sản xuất video và được bố trí phụ trách công tác. Trong nhóm, em là người có...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger