Phản tỉnh về việc không tiếp thu khi bị xử lý

23/02/2023

Bởi Tiểu Quang, Trung Quốc

Năm 2021, em được chỉ định làm công tác chăm tưới người mới cùng chị Lý Chiêu. Thời gian đầu, em không nắm rõ công tác này lắm, nên chị Chiêu đã kiên nhẫn giúp đỡ em, chỉ cho em các nguyên tắc và yêu cầu của bổn phận. Sau một thời gian, em dần nắm bắt được mọi chuyện, nên khi chị ấy nhắc nhở em về một vài vấn đề nhất định, em cho rằng mình đã biết cả rồi, và chẳng thèm nghe. Nào ngờ sau đó, chuyện này lại gây ra rắc rối trong công tác của em. Khi biết chuyện, chị Chiêu đã chỉ thẳng ra cho em, nhắc nhở em phải biết dụng tâm trong bổn phận. Ban đầu, em đồng ý đúng là mình đã thiếu dụng tâm thật, và lời khiển trách của chị ấy là sự cảnh tỉnh cho em. Nhưng qua thời gian, em tiếp tục mắc phải nhiều vấn đề quá rõ ràng trong công tác, nào là không làm nhiệm vụ được giao, gây ảnh hưởng đến tiến độ công tác. Khi thấy em cứ mắc đi mắc lại những lỗi đó, chị ấy đã phê bình bằng giọng điệu gay gắt hơn nữa, thậm chí còn quở trách em rằng: “Tại sao em không nhớ vậy? Tại sao em không làm việc của mình?”. Em biết rằng chị ấy chỉ muốn em nhanh chóng chỉnh đốn những vấn đề và sai lệch và có kết quả tốt hơn trong bổn phận, nhưng khi nghe chị ấy dùng giọng gay gắt đó, em thấy hơi bực mình. Em nghĩ: “Chị ấy nói như thể mình bất cẩn kinh khủng khi làm bổn phận, chẳng làm được gì ra hồn, dù đã làm việc này quá lâu. Các anh chị em mà nghe vậy sẽ nghĩ sao về mình chứ? Dù cho có vấn đề, không thể bình tĩnh trao đổi sao? Đâu phải mình không sẵn lòng cải thiện. Thôi bỏ đi, từ giờ mình cứ tránh mặt chị ấy, như thế chị ấy khỏi phải quát mắng mình”. Sau đó, em chẳng thèm tiếp chuyện chị ấy, thỉnh thoảng lại còn liếc xéo chị ấy để dùng cử chỉ đó cho chị ấy biết em bất mãn với chị ấy. Nhiều lúc cần phải thảo luận công tác với chị ấy, nhưng em lại lo nếu mình chủ động tìm chị ấy rồi chị ấy phát hiện vấn đề trong công tác của em thì lại khiển trách và xử lý em. Thế chẳng khiến em càng thêm mất mặt sao? Sau đó, khi phải thảo luận công tác với chị ấy, em cứ chờ đến phút cuối hoặc để chị ấy phải chủ động tìm đến em trước. Sau một thời gian, chị Chiêu dần bị kìm hãm do em. Có lần nọ, em tình cờ nghe chị ấy nói rằng mình có thể thoải mái góp ý với người khác, nhưng lại thấy bị kìm hãm khi nói chuyện với em. Nhiều lúc chị ấy để ý thấy một số vấn đề và sai lệch trong công tác của em, chị ấy không chắc phải nói gì với em, và sợ em có thể nổi giận nếu chị ấy nói có phần gay gắt. Nghe chuyện đó, trong lòng em thấy hơi có lỗi. Nhưng rồi em lại nghĩ: “Nếu chị nói chuyện nhẹ nhàng hơn thì em đâu có thế này. Do chị kiêu ngạo quá thôi”. Nghĩ thế, em vẫn không phản tỉnh bản thân.

Sau đó, người phụ trách biết chuyện và đã thông công với em mấy lần, bảo em trước hết phải phản tỉnh bản thân, đừng chĩa mũi dùi vào người khác. Bề ngoài, em có thể thảo luận chuyện phản tỉnh với chị phụ trách, nhưng trong lòng em thấy bất bình, nghĩ rằng vấn đề nằm ở chị Chiêu mới đúng. Vậy nên mỗi lần nói về tình trạng của mình, em lại nhấn mạnh rằng chị Chiêu đã dùng lời gay gắt mà nói chuyện với em mục đích của em là cho chị phụ trách thấy em bộc lộ tâm tính bại hoại đều là do sự kiêu ngạo của chị Chiêu. Em mong sau đó chị phụ trách sẽ thông công với chị Chiêu để khiến chị ấy phải dịu giọng lại. Lúc đó, một chị phụ trách khác thấy em chưa nhận ra vấn đề của mình nên đã dùng kinh nghiệm của chị để thông công với em. Chị ấy còn đọc cho em đoạn lời Đức Chúa Trời này: “Trong hội thánh, có những người bị tỉa sửa và xử lý vì họ chưa làm tròn bổn phận của mình, và trong những lời tỉa sửa và xử lý đó, có thể có giọng điệu quở trách, thậm chí còn có giọng điệu chỉ trích. Người nhận chắc chắn không vui về điều này và muốn bác bỏ những lời nói ra. Họ nói: ‘Những lời xử lý tôi có thể đúng, nhưng một vài lời trong đó quá gay gắt – chúng làm bẽ mặt và gây khó chịu. Tôi đã tin Đức Chúa Trời rất nhiều năm, và ngay cả khi chưa có đóng góp lớn lao, tôi cũng đã làm việc chăm chỉ. Làm thế nào mà tôi lại có thể bị đối xử như thế này? Tại sao ai khác không bị xử lý? Tôi sẽ không chấp nhận. Tôi không chịu được!’. Đây có phải là một loại tâm tính bại hoại không? (Phải.) Tâm tính bại hoại này chỉ thể hiện dưới dạng bất bình, bất chấp và chống đối; nó vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm hoặc chạm đến thái cực, nhưng các dấu hiệu đã có và điểm khủng hoảng đã cận kề. Liền sau đó họ có thái độ gì? Họ sẽ không thể quy phục, và khi cảm thấy khổ sở và hồ nghi, họ sẽ bắt đầu trút sự phẫn nộ của mình. Họ sẽ hợp lý hóa và đưa ra những lời biện minh: ‘Các lãnh đạo và người làm công không nhất thiết cái gì cũng đúng khi họ xử lý ai đó. Hết thảy các người có thể chấp nhận điều này, còn tôi thì không. Các người chỉ chấp nhận bởi vì các người ngu ngốc và hèn nhát. Tôi sẽ không chấp nhận! Nếu không tin tôi thì chúng ta tranh luận đi – để xem ai đúng’. Những người khác thông công với họ, nói rằng: ‘Bất kể ai đúng đi nữa, anh cũng cần phải quy phục trước. Việc thực hiện bổn phận của anh có thể hoàn toàn không bị ô uế gì không? Có phải mọi thứ anh làm đều đúng không? Và ngay cả khi như vậy, thì việc bị xử lý cũng sẽ giúp ích cho anh! Chúng tôi đã thông công về các nguyên tắc với anh nhiều lần, và anh đã không lắng nghe; anh chỉ hành động một cách mù quáng và ngoan cố, phá vỡ công tác của hội thánh và gây ra những tổn thất nghiêm trọng. Làm sao anh có thể không bị xử lý và tỉa sửa chứ? Những gì người ta nói với anh là nghiêm khắc, gay gắt – nhưng chẳng phải điều đó bình thường sao? Anh có thể có cớ gì chứ? Anh sẽ không để những người khác xử lý anh khi anh làm điều gì đó tệ hại ư?’. Nghe vậy, người nhận những lời đó có tiếp nhận không? Không – họ cứ đưa ra những cái cớ và chống đối. Vậy thì, tâm tính mà họ đang phơi bày là gì? Đó là tâm tính ma quỷ, một tâm tính xấu xa. Và ý họ muốn nói điều gì vậy? ‘Tôi không phải kẻ ngốc, và không ai có thể động đến tôi. Tôi sẽ cho anh thấy đừng có mà kiếm chuyện với tôi. Anh sẽ phải suy đi nghĩ lại trước khi xử lý tôi trong tương lai, và khi đó thì tôi đã thắng rồi, phải không?’. Hừm, tâm tính của họ bị bóc trần, không phải sao? Đó là một tâm tính xấu xa. Những người có tâm tính xấu xa không chỉ đơn giản là chán ghét lẽ thật – họ căm ghét lẽ thật! Đối mặt với việc bị tỉa sửa và xử lý, họ hoặc trốn tránh hoặc phớt lờ. Sự căm ghét lẽ thật của họ rất sâu, chắc chắn là sâu hơn so với những gì một vài lời lý sự có thể gợi lên. Đó không phải là cách họ thực sự cảm nhận. Họ bất chấp và chống đối, và họ sẽ thách thức ngươi như một mụ già cay nghiệt, trong khi đó nghĩ rằng: ‘Anh đang làm nhục tôi, cố tình đặt tôi vào thế khó. Tôi thấy được chuyện gì đang xảy ra ở đây. Tôi sẽ không cự cãi trực tiếp với anh, mà tôi sẽ tìm cơ hội để trả thù! Anh đang xử lý tôi và bắt nạt tôi, phải không? Tôi sẽ lôi kéo hết mọi người về phía mình và để anh bị cô lập – tôi sẽ cho anh nếm mùi bị nhắm mục tiêu như thế này!’. Đây là những lời trong lòng họ, và tâm tính xấu xa của họ cuối cùng đã tự phơi bày. Để đạt được mục tiêu, để trút sự phẫn nộ, họ cố gắng hết sức để hợp lý hóa và đưa ra những cái cớ, cố gắng kéo mọi người về phía mình. Khi đó, họ vui mừng và trạng thái cân bằng của họ được khôi phục. Chẳng phải điều này là hiểm độc sao? Tâm tính xấu xa chính là như vậy(Chỉ khi biết sáu loại tâm tính bại hoại thì mới thật sự tự biết mình, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời của Đức Chúa Trời đã phơi bày chính xác tình trạng của em. Em đã chiếu lệ và không dụng tâm trong bổn phận, đã mấy lần không làm việc mà chị Chiêu giao cho em, gây trì hoãn công tác. Đấy là lỗi lầm của em. Chị ấy chỉ ra vấn đề của em là đúng. Dù giọng chị ấy hơi gay gắt, nhưng đấy là vì lợi ích của em và công tác của hội thánh. Thế mà em chẳng hề phản tỉnh bản thân… Em còn nghĩ chị ấy không tôn trọng em, đang gây khó dễ cho em. Em liếc xéo chị ấy vì cảm thấy chị ấy làm em mất mặt khi chỉ ra vấn đề của em. Em đã khiến chị ấy cảm thấy bị kìm hãm. Em nhận ra mình thật không có lý trí. Khi bị tỉa sửa và xử lý, em không những không phản tỉnh mà còn đổi trắng thay đen, bảo chị Chiêu kiêu ngạo. Em còn lợi dụng việc biết mình để nhân cơ hội mà phàn nàn về chị ấy, với hy vọng chị phụ trách sẽ xử lý chị ấy. Em thật sự có tâm tính hung ác. Nhận ra mọi chuyện này, em cảm thấy hơi hổ thẹn.

Sau đó, em đọc được đoạn lời Đức Chúa Trời này: “Khi hầu hết mọi người bị tỉa sửa và xử lý, đó có thể là vì họ đã phơi bày những tâm tính bại hoại. Cũng có thể là vì họ đã làm sai điều gì đó do thiếu hiểu biết và phản bội lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Cũng có thể là vì họ toan làm qua loa bổn phận của mình gây tổn hại cho công tác của nhà Đức Chúa Trời. Lý do nghiêm trọng nhất là khi người ta ngang nhiên làm theo ý mình mà không kiềm chế, vi phạm các nguyên tắc, làm phá vỡ và nhiễu loạn công tác của nhà Đức Chúa Trời. Đây là những lý do chính khiến người ta bị tỉa sửa và xử lý. Bất kể hoàn cảnh nào khiến một người bị xử lý hoặc tỉa sửa, thái độ quan trọng nhất cần có đối với điều này là gì? Đầu tiên, ngươi phải tiếp nhận, bất kể ai đang xử lý ngươi, vì lý do gì, có gay gắt không, hay giọng điệu và lời lẽ như thế nào, ngươi cũng nên tiếp nhận. Sau đó, ngươi nên nhận ra mình đã làm sai điều gì, ngươi đã phơi bày tâm tính bại hoại gì, và liệu ngươi có hành động theo các nguyên tắc của lẽ thật hay không. Khi ngươi bị tỉa sửa và xử lý, trước hết và trên hết, đây là thái độ mà ngươi nên có(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 8)). Qua lời Đức Chúa Trời, em nghiệm ra được rằng chúng ta bị xử lý là có nguyên do cả: chủ yếu là vì chúng ta không tìm kiếm nguyên tắc trong bổn phận của mình, mà cứ làm theo tâm tính bại hoại. Vì gây hại cho công tác của hội thánh nên chúng ta mới bị xử lý, tỉa sửa. Việc xử lý này là để chúng ta có ý thức trách nhiệm với công tác, và để bảo vệ lợi ích của hội thánh, nên đó là chuyện tích cực. Sau khi bị xử lý, bất kể chúng ta có thể nhận ra vấn đề của mình hay không, thì cũng phải tiếp thu, phản tỉnh bản thân và tìm kiếm nguyên tắc hành động. Như thế mới biểu hiện của tiếp nhận lẽ thật, mới là thái độ nên có khi bị xử lý và tỉa sửa. Nghĩ lại thời gian làm việc với chị Chiêu, lúc em chưa nắm rõ công tác, chị ấy đã kiên nhẫn chỉ cho em từng bước một, thế mà em thường xuyên làm qua loa cho có… Em chẳng chuyên tâm, chẳng làm công tác được giao. Kết quả là công tác của chúng em liên tục bị chậm tiến độ. Chỉ đến lúc đó, chị ấy mới khiển trách và xử lý em. Chị ấy cố khiến em phản tỉnh và chỉnh đốn hành động của mình, chứ đâu phải là nổi nóng quát mắng em một cách vô nguyên tắc. Thế mà em chẳng tiếp nhận lẽ thật, cũng chẳng phản tỉnh khi chị ấy khiển trách và góp ý cho em. Thay vào đó, em lại chĩa mũi dùi vào chị Chiêu và hành động của chị. Khi chị ấy nói bằng giọng hơi gay gắt, em nghĩ là chị ấy bới lông tìm vết với em, làm em mất mặt và gây khó dễ cho em. Em đã chống đối, không chịu tiếp thu. Kết quả là, em bỏ lỡ nhiều cơ hội để rút ra bài học, lối vào sự sống của em bị tổn hại, công tác của hội thánh bị đình trệ. Em thật là không có lý trí! Sau đó, em phản tỉnh về lý do tại sao, dù rõ ràng là lời phê bình của chị ấy thực sự là giúp đỡ cho em và cũng có lợi cho công tác của hội thánh, mà em vẫn không đón nhận cho đúng đắn, thậm chí còn nảy sinh thành kiến với chị. Khi tìm kiếm, em đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Với những kẻ địch lại Đấng Christ, khi nói đến vấn đề bị xử lý và tỉa sửa, họ không thể chấp nhận. Và có những lý do khiến họ không thể chấp nhận, lý do chính là khi bị xử lý và tỉa sửa, họ cảm thấy mất mặt, rằng họ bị mất địa vị và nhân phẩm, rằng họ không thể ngẩng đầu lên trong nhóm. Những điều này tạo một hiệu ứng trong lòng họ: họ không sẵn lòng chấp nhận bị tỉa sửa và xử lý, và họ cảm thấy rằng bất cứ ai tỉa sửa và xử lý họ đều là kiếm chuyện với họ và là kẻ thù của họ. Đây là thái độ của những kẻ địch lại Đấng Christ khi họ bị tỉa sửa và xử lý. Về điều này, ngươi có thể chắc chắn. Trên thực tế, chính trong sự tỉa sửa và xử lý, việc liệu ai đó có thể tiếp nhận lẽ thật và liệu ai đó có thực sự vâng lời hay không mới được phơi bày rõ nhất. Việc những kẻ địch lại Đấng Christ quá chống đối việc tỉa sửa và xử lý đủ để cho thấy rằng họ chán ghét lẽ thật và không hề tiếp nhận chút nào. Vậy thì, đây là mấu chốt của vấn đề. Sự kiêu hãnh của họ không phải là mấu chốt của vấn đề; không tiếp nhận lẽ thật mới là thực chất của vấn đề. Khi bị tỉa sửa và xử lý, những kẻ địch lại Đấng Christ đòi hỏi phải được xử lý và tỉa sữa bằng giọng điệu và thái độ tử tế. Nếu giọng điệu của người xử lý và tỉa sửa là nghiêm túc và thái độ của họ nghiêm khắc, thì kẻ địch lại Đấng Christ sẽ chống đối, bất chấp và trở nên tức giận. Họ không quan tâm liệu những gì vạch trần nơi họ có đúng hay không hay liệu nó có là sự thật không, và họ không phản tỉnh về việc mình đã sai ở đâu hay liệu họ có nên tiếp nhận lẽ thật hay không. Họ chỉ nghĩ đến việc liệu hư danh và niềm kiêu hãnh của họ có bị tổn hại hay không. Những kẻ địch lại Đấng Christ hoàn toàn không thể nhận ra rằng việc tỉa sửa và xử lý là hữu ích cho con người, là yêu thương và cứu rỗi, rằng chúng có ích cho con người. Họ thậm chí không thể nhìn thấy điều này. Chẳng phải như vậy là họ hơi không biết phân biệt và vô lý sao? Vậy, khi đối mặt với việc bị tỉa sửa và xử lý, một kẻ địch lại Đấng Christ bộc lộ tâm tính gì? Không còn nghi ngờ gì nữa, tâm tính đó là tâm tính chán ghét lẽ thật, cũng như tâm tính kiêu ngạo và không khoan nhượng. Điều này tỏ lộ rằng bản tính và thực chất của những kẻ địch lại Đấng Christ là chán ghét lẽ thật và căm ghét nó(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 8)). Qua lời Đức Chúa Trời, em nghiệm ra rằng những kẻ địch lại Đấng Christ có bản tính chán ghét lẽ thật và ham thích địa vị. Khi bị tỉa sửa và xử lý, mặc dù họ biết lời phê bình đó đúng, nhưng vì nó khiến họ mất mặt, phơi bày chân tướng của họ trước mặt mọi người, nên họ không sẵn lòng thừa nhận và tiếp thu. Họ còn xem người xử lý họ là kẻ thù, bài xích người đó. Em cũng có tâm tính như của kẻ địch lại Đấng Christ. Khi chị Chiêu trực tiếp chỉ ra vấn đề của em, trong lòng em biết lời của chị ấy đúng, nhưng em chẳng tìm kiếm lẽ thật hay phản tỉnh bản thân. Vì chị ấy đã thẳng thắng phơi bày những khiếm khuyết của em, khiến em mất mặt, nên không tiếp thu lời sự góp ý, giúp đỡ của chị ấy, còn nghĩ rằng chị ấy đang cố gây khó dễ cho em. Để bảo vệ thể diện của bản thana mình, em không những liếc xéo chị ấy, khiến chị ấy bị kìm hãm, mà em còn phàn nàn với chị phụ trách về chị ấy với hy vọng chị phụ trách xử lý chị ấy, ngăn chị ấy khỏi chỉ ra vấn đề của em. Em nhận ra mình có tâm tính chán ghét lẽ thật hệt như kẻ địch lại Đấng Christ. Người nào có thể tiếp nhận lẽ thật thì thấy việc cộng sự chỉ ra thiếu sót của mình là điều đem lại ích lợi… như thế họ có thể tránh được việc làm bổn phận theo tâm tính bại hoại, tránh gây nhiễu loạn công tác của hội thánh. Như vậy sẽ có ích cho cả họ và công tác của hội thánh. Và như thế, họ có thể tiếp nhận sự tỉa sửa và xử lý, phê bình và giúp đỡ của người khác. Nhưng rõ ràng, em đầy tâm tính bại hoại và thiếu sót, có nhiều vấn đề trong bổn phận, nhưng em chẳng muốn ai chỉ ra vấn đề của em cả. Em muốn rằng, nếu có chỉ ra, thì họ cũng phải làm sao cho khéo, để em khỏi bị mất mặt. Khi những gì họ nói đe dọa thể diện và địa vị của em thì em xem họ là kẻ thù và tìm cách bài xích họ mà chẳng hề nghĩ đến cảm giác của họ, công tác của hội thánh, càng không hề có lòng tôn kính Đức Chúa Trời. Em đang đi theo con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, và nếu không ăn năn, Đức Chúa Trời sẽ chán ghét và đào thải em.

Sau đó, em đọc được đoạn lời Đức Chúa Trời này: “Lời nói mang tính xây dựng được thể hiện như thế nào? Nó chủ yếu là động viên, định hướng, hướng dẫn, khuyên nhủ, thấu hiểu và an ủi. Ngoài ra, đôi khi, cần trực tiếp chỉ ra và phê bình những thiếu sót, khuyết điểm, lỗi lầm của người khác. Điều này cực kỳ ích lợi cho người ta. Đó chính là thực sự giúp đỡ họ và xây dựng cho họ, phải không? Ví dụ như ngươi đặc biệt ngang ngạnh và kiêu ngạo. Ngươi chưa bao giờ nhận ra điều này, nhưng một người hiểu rõ ngươi sẽ thẳng thắn nói cho ngươi biết vấn đề. Ngươi thầm nghĩ: ‘Mình ngang ngạnh hả? Mình kiêu ngạo hả? Không ai khác dám nói với mình cả, nhưng người ấy hiểu mình. Việc họ có thể nói một điều như vậy cho thấy thực sự đúng là thế. Mình phải dành chút thời gian phản tỉnh về điều này’. Rồi ngươi nói với người đó: ‘Những người khác chỉ toàn nói điều tốt đẹp với tôi, ca ngợi tôi, chưa ai từng thẳng thắn góp ý cho tôi, chưa ai từng chỉ ra những thiếu sót và vấn đề này ở tôi. Chỉ anh mới có thể nói cho tôi biết, thẳng thắn góp ý cho tôi. Thật tuyệt vời, cực ích lợi cho tôi’. Đây là nói chân tình, phải không? Từng chút một, người kia đã trao đổi với ngươi những gì trong tâm trí họ, suy nghĩ của họ về ngươi, và kinh nghiệm của họ về việc họ đã từng có những quan niệm, sự tưởng tượng, tiêu cực và yếu đuối trong vấn đề này, và có thể thoát khỏi nó bằng cách tìm kiếm lẽ thật. Đây là có sự trao đổi chân tình, là sự tương giao giữa hai tâm hồn(Mưu cầu lẽ thật là gì (3), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). Qua lời Đức Chúa Trời, em biết được rằng ngoài những lời nói khích lệ và an ủi, thì những lời nói đối chất về vấn đề và chỉ ra những thiếu sót, cũng thật sự đem lại ích lợi cho người ta. Nhiều lúc chúng ta bị tâm tính bại hoại chi phối và không thấy được vấn đề của mình, lúc đó, những lời xử lý và phơi bày vấn đề lại càng hữu ích hơn. Chúng ta có thể nhất thời mất mặt, nhưng sự phê bình và hỗ trợ thế này có thể đẩy chúng ta đến trước Đức Chúa Trời để tìm kiếm lẽ thật và phản tỉnh bản thân. Như thế thật sự có ích cho lối vào sự sống của chúng ta. Em đã không xem trọng lối vào sự sống, không chủ động phản tỉnh và biết mình. Chị Chiêu là người tiếp xúc gần gũi với em, nên chị ấy nhận thức được rõ những vấn đề của em trong công tác. Chị ấy có ý thức công chính, làm việc có trách nhiệm, và có thể trực tiếp chỉ ra những vấn đề và sai phạm của em. Có thể chị ấy nói không khéo, giọng điệu có hơi gay gắt, nhưng chị ấy thật lòng cố giúp em. Thậm chí khi bị tâm tính bại hoại của em gây kìm hãm, chị ấy cũng không giận em mà vẫn tiếp tục cộng tác với em như thường. Chỉ sau khi được chị Chiêu xử lý và phơi bày, em mới thấy đau lòng, biết đến trước Đức Chúa Trời để phản tỉnh về vấn đề của mình. Dần dà, em bắt đầu chỉnh đốn thái độ của mình trong bổn phận. Những tiến bộ đó đều là nhờ chị Chiêu khiển trách và xử lý em. Thế mà em chẳng biết điều gì tốt cho mình… Em cứ nghĩ là khi chị ấy nói kiểu gay gắt, là chị ấy làm khó em, bới móc lỗi lầm của em. Nên em cứ tránh né, chống đối, không chịu tiếp thu, không tập trung phản tỉnh bản thân. Cuối cùng, em chẳng thay đổi được gì, bỏ lỡ cơ hội đạt được lẽ thật. Em đúng là quá ngu xuẩn! Nếu em làm việc chung với những người dễ dãi, không chỉ ra vấn đề cho em, bề ngoài thì họ không làm em mất mặt, nhưng thực ra, làm vậy chẳng đâu phải là thực sự giúp em, sẽ chẳng có ích lợi gì cho lối vào sự sống của em và công tác của hội thánh. Khi nhận ra những điều đó, em đã có được con đường thực hành. Em biết rằng sau này khi bị tỉa sửa và xử lý, thì em không nên chỉ muốn được phê bình nhẹ nhàng dễ nghe, hoặc chỉ quan tâm đến danh tiếng và địa vị của mình. Em phải tiếp nhận chuyện bị xử lý, tìm kiếm lẽ thật liên quan đến những lời phê bình đó, phản tỉnh bản thân và nhanh chóng ăn năn, chỉnh đốn hành động của mình. Chỉ có cộng tác với những người như thế, em mới có thể làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình.

Sau đó, khi thông công, em đã mở lòng chia sẻ với chị Chiêu những gì em nghiệm ra được. Nói chuyện xong, cả hai chúng em đều cảm thấy rất thoải mái, cuối cùng em lại có thể cộng tác làm bổn phận bình thường với chị ấy. Một lần nọ, một người mới gặp vài vấn đề, nên em đã dùng hiểu biết của mình để thông công với anh ấy, nhưng lúc chị Chiêu nghe thấy, chị đã nói thẳng với em rằng mối thông công của em chỉ khích lệ người mới ấy đôi chút mà chẳng giải quyết được vấn đề của anh ấy. Nghe chị ấy nói vậy, em cảm thấy hơi mất mặt. Ngoài mặt, em tỏ vẻ tiếp thu lời phê bình của chị ấy, nhưng trong lòng em hơi bực mình với chị ấy. Nhưng rồi em nhận ra tình trạng của mình không ổn, nên em vội cầu nguyện với Đức Chúa Trời và từ bỏ bản thân. Em nghĩ đến những lời của Đức Chúa Trời: “Để có thể thực hiện bổn phận của các ngươi trong hiện tại, điều quan trọng nhất là học cách quy phục, là học cách quy phục lẽ thật và những gì đến từ Đức Chúa Trời. Bằng cách này, các ngươi có thể học được một bài học trong việc đi theo Đức Chúa Trời, và có thể dần bước vào thực tế của lẽ thật(Để đạt được lẽ thật, ta phải học hỏi từ con người, sự vật, sự việc xung quanh, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Thật vậy, khi đối diện với vấn đề của mình, ta phải học cách tiếp nhận những lời nói tương hợp với lẽ thật và có ích cho bổn phận của ta. Đây là điều Đức Chúa Trời yêu cầu, là việc ta phải làm. Vì chị Chiêu đã chỉ ra vấn đề của em, em nên tiếp thu lời phê bình của chị ấy, tìm kiếm và phản tỉnh. Qua cầu nguyện và suy ngẫm, em thấy ra mình đã không nắm bắt được vấn đề của người mới, đã không thông công vào đúng trọng tâm vấn đề. Nhờ đọc lời của Đức Chúa Trời, em đã nhận ra được đôi điều về sự sai lệch và thiếu sót của mình, hiểu biết thêm về khía cạnh này của lẽ thật. Em thật sự thấy rằng khi có một cộng sự như thế thì vô cùng có ích cho lối vào sự sống và việc thực hiện bổn phận của em. Em cũng cảm nhận được lợi ích khi tiếp thu lời phê bình và xử lý của người khác. Từ giờ trở đi, em sẽ tiếp thu lời phê bình xử lý của các anh chị em và làm tròn bổn phận của mình.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger