Phản tỉnh về việc báo đáp ân tình

23/02/2023

Bởi Lý Phàm, Hàn Quốc

Mấy tháng trước, tôi cũng trải qua chuyện tương tự. Lúc đó, tôi nhận được thư từ hội thánh quê nhà yêu cầu tôi đánh giá một chị tên là Trương Hoa. Trong thư nói chị ấy quấy phá đời sống hội thánh, khiến các anh chị em xa cách nhau và kéo bè kết phái. Các lãnh đạo cố gắng thông công mấy lần nhưng vô ích, và chị ấy chống lại bằng cách chỉ trích sai sót của lãnh đạo. Hội thánh đang chuẩn bị thông tin cần thiết để khai trừ Trương Hoa và bảo tôi viết đánh giá về chị ấy. Đọc bức thư đó, tôi biết chắc chắn lần này Trương Hoa khả năng cao sẽ bị khai trừ vì từ xưa đến giờ chị ấy luôn có biểu hiện như thế, đến giờ vẫn không chịu thay đổi. Đây là tình trạng rất nghiêm trọng. Hình dung việc Trương Hoa bị khai trừ, trong lòng tôi cảm thấy không vui chút nào. Trước kia chị ấy đã đề bạt tôi, và luôn cố gắng chiếu cố cho tôi. Nếu biết tôi phơi bày những việc ác của chị ấy, chị ấy sẽ nghĩ gì về tôi? Liệu chị ấy có nói tôi không có lương tâm, không có tình nghĩa? Nghĩ như vậy, tôi chỉ muốn trốn tránh chuyện này. Tình cờ tôi cũng có việc khác phải làm nên tạm hoãn chuyện này lại vài ngày.

Nhưng vấn đề đó cứ lởn vởn trong đầu tôi – Tôi nhớ lại một chuyện 10 năm trước. Hồi đó, Trương Hoa là lãnh đạo hội thánh và đã đề bạt tôi làm công tác xử lý văn bản, để tôi có thể thực hành nhiều hơn. Tôi được đề bạt nhiều lần, còn đi thực hiện bổn phận ngoại tỉnh. Tôi nghĩ việc được tiếp tục làm công tác xử lý văn bản có chút liên quan đến việc chị ấy đề bạt tôi những năm trước. Tôi nhớ tới những thông công, giúp đỡ và ủng hộ dành cho tôi suốt những năm chị ấy làm lãnh đạo – chúng tôi rất hòa đồng và chị ấy chăm sóc tốt cho chúng tôi trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ bố trí những nhà đàng hoàng hơn để tiếp đãi chúng tôi, mà nếu thiếu quần áo hay đồ dùng sinh hoạt chị ấy cũng sẽ bảo họ mang đến cho chúng tôi ngay. Tôi nhớ có lần chị ấy tổ chức một buổi hội họp cho chúng tôi. Chị ấy nghe nói tôi bị bệnh gan, liền liên hệ với một người anh em hành nghề y, lấy cho tôi cả chục hộp thuốc gan miễn phí. Việc đó làm tôi rất cảm động. Ngoại trừ gia đình, chưa từng có ai quan tâm bệnh tình của tôi như thế. Trong lòng tôi luôn cảm thấy chị ấy đánh giá cao và coi trọng tôi và tôi mãi mãi biết ơn vì điều đó. Nên khi được yêu cầu viết bài đánh giá Trương Hoa, trong lòng tôi cảm thấy khó xử, không nỡ lòng làm nào thế, vì tôi biết chị ấy đã làm nhiều việc ác – nếu bị phơi bày, chị ấy sẽ bị khai trừ. Trong bổn phận làm lãnh đạo, chị ấy cẩu thả và bất cẩn, phá hoại nghiêm trọng công tác của hội thánh. Sau khi bị tước bổn phận lãnh đạo, chị ấy đi rao giảng phúc âm nhưng rồi đi theo những kẻ địch lại Đấng Christ, lên án các lãnh đạo là lãnh đạo giả để tranh giành vị trí lãnh đạo. Khiến các lãnh đạo và người làm công không thể thực hiện bổn phận, và công tác của hội thánh bị quấy phá nghiêm trọng. Em của chị ấy là người tà ác. Khi cô ta bị khai trừ, Trương Hoa bất mãn và lên tiếng bất bình thay cho cô ta, lan truyền quan niệm và quấy phá công tác của hội thánh. Tôi thắc mắc sao Trương Hoa luôn ủng hộ những người sai trái như vậy. Rồi tôi nhớ tới lời Đức Chúa Trời: “Nhiều người trong hội thánh không có khả năng phân định. Khi có điều gì đó giả dối xảy ra, thật không ngờ, họ lại về phe Sa-tan; thậm chí họ còn thấy bị xúc phạm khi bị gọi là tay sai của Sa-tan. Dù mọi người có thể nói họ không có khả năng phân định, nhưng họ luôn đứng về phía không có lẽ thật, họ không bao giờ đứng về phía lẽ thật vào thời điểm quan trọng, họ không bao giờ đứng lên và biện luận cho lẽ thật. Có phải họ thực sự thiếu sự phân định không? Tại sao họ lại đột ngột đứng về phía Sa-tan? Tại sao họ không bao giờ nói một lời công bằng và phải lẽ để ủng hộ lẽ thật? Có phải tình huống này đích thực nảy sinh như một kết quả của sự mơ hồ nhất thời của họ không? Con người càng có ít phân định, thì họ càng ít khả năng đứng về phía lẽ thật. Điều này cho thấy những gì? Chẳng phải nó cho thấy rằng con người không có sự khả năng phân định thì yêu sự xấu xa sao? Chẳng phải nó cho thấy rằng họ là dòng giống trung thành của Sa-tan sao? Tại sao họ lại luôn luôn có thể đứng về phía Sa-tan và nói ngôn ngữ của nó? Mỗi lời nói và việc làm của họ, những biểu cảm trên gương mặt họ, hết thảy đều đủ để chứng minh rằng họ không thuộc loại nào trong những người yêu mến lẽ thật cả; đúng hơn, họ là những kẻ khinh ghét lẽ thật. Việc họ có thể đứng về phía Sa-tan đủ để chứng minh rằng Sa-tan thực sự yêu những con quỷ nhỏ này, những kẻ dành trọn đời mình tranh đấu vì Sa-tan. Chẳng phải những sự thật này đều rất rõ ràng sao?(Lời cảnh báo cho những ai không thực hành lẽ thật, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Qua sự tỏ lộ của lời Đức Chúa Trời, đối chiếu với việc ác trước kia của Trương Hoa và biểu hiện hiện tại của chị ấy, tôi thấy chị ấy luôn về phe Sa-tan, quấy phá công tác của hội thánh. Tôi hiểu ra chị ấy đích thực là tay sai của Sa-tan – một kẻ hành ác quấy phá công tác của hội thánh. Nếu tôi phơi bày tất cả việc ác của Trương Hoa, thì theo nguyên tắc thanh trừ của hội thánh, chị ấy chắc chắn sẽ bị thanh trừ. Vậy thì chị ấy sẽ không có vai trò trong nhà của Đức Chúa Trời và mất cơ hội được cứu rỗi. Chị ấy đã ở tuổi trung niên, và chưa lập gia đình. Nếu bị khai trừ, chị ấy còn chỗ nào để đi đây? Nhớ đến sự chiếu cố và đề bạt chị ấy dành cho tôi khiến tôi rất khó xử. Viết đánh giá, thì chị ấy chắc chắn sẽ bị khai trừ vì biểu hiện xấu nhất quán. Còn nếu không viết, thì tôi sẽ không bảo vệ công tác của hội thánh, bất trung với Đức Chúa Trời. Nghĩ vậy, tôi nghĩ ra một cách vẹn cả đôi đường. Nhiều năm trôi qua, trí nhớ của tôi không còn tốt nữa. Tôi đã quên nhiều chi tiết cụ thể, nên dù đã rất cố gắng để nhớ lại nhưng vô ích. Tôi chỉ viết ra vài chuyện rõ ràng và thế là xong. Khi nảy ra suy nghĩ này, tôi thầm tự trách mình. Đây chẳng phải là gian xảo và lừa dối sao? Hiện tại là giai đoạn phơi bày cuối cùng trong công tác của Đức Chúa Trời, lúc mọi người được phân loại theo bản tính. Khi những kẻ hành ác, những kẻ địch lại Đấng Christ, những kẻ không tin và tà linh bị thanh trừ thì hội thánh mới được tinh sạch và công tác của hội thánh mới được triển khai thuận lợi. Tôi biết rõ Trương Hoa tà ác, nhưng không muốn phơi bày chị ấy – tôi muốn bảo vệ, bao che cho chị ấy. Như vậy chính là về phe Sa-tan và chống đối Đức Chúa Trời. Nhận ra điều này, tôi thấy rất sợ hãi. Tôi cố gắng nhớ hết những việc làm của chị ấy và viết ra cho lãnh đạo.

Gửi thư đi rồi, trong lòng tôi thấy thoải mái hơn, nhưng vẫn còn cảm giác buồn. Tôi nghĩ đến nếu một ngày nào đó tôi về quê và Trương Hoa biết tôi đã vạch trần những việc ác của chị ấy, Liệu chị ấy có nói tôi không có tình nghĩa và vong ân phụ nghĩa không? Nhiều ngày sau, cứ nghĩ về việc này là tôi lại thấy như mình đã làm sai. Tôi cứ suy nghĩ: Tôi hiểu phơi bày và báo cáo kẻ hành ác là hợp ý muốn của Đức Chúa Trời và là bổn phận của mọi người được Đức Chúa Trời chọn, vậy tại sao tôi lại buồn, và không sẵn lòng phơi bày chị ấy? Sao tôi lại cảm thấy tôi nợ chị ấy điều gì đó? Trong lúc phản tỉnh tôi nhớ khi Đức Chúa Trời phân tích về đạo đức của nhân loại Ngài có nhắc đến chủ đề báo đáp ân tình, nên tôi đã đọc lời Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời phán: “Ý tưởng rằng ‘nhận điều tử tế phải biết đền ơn đáp nghĩa’ là một trong những tiêu chí kinh điển để đánh giá một người là có đạo đức hay vô đạo đức trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Khi đánh giá xem một người nào đó có nhân tính tốt hay xấu và họ có đức hạnh như thế nào, một trong những điểm chuẩn là liệu họ có đền đáp lại ân huệ hoặc sự giúp đỡ mà họ nhận được hay không – liệu họ có phải là người thực hành ‘nhận điều tử tế phải biết đền ơn đáp nghĩa’ hay không. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, mà thực ra là trong toàn bộ văn hóa truyền thống nhân loại, người ta coi đây là thước đo đạo đức quan trọng. Nếu ai đó không thực hành ‘nhận điều tử tế phải biết đền ơn đáp nghĩa’ thì họ vô ơn và bị coi là không có lương tâm, không đáng kết giao. Họ bị tất cả mọi người khinh miệt, hắt hủi hoặc loại bỏ. Mặt khác, nếu ai đó thực hành ‘nhận điều tử tế phải biết đền ơn đáp nghĩa’ – nếu họ biết ơn và đền đáp những ân huệ và sự giúp đỡ mà họ nhận được bằng mọi cách họ có thể, thì họ được coi là người có lương tâm và nhân tính. Nếu ai đó nhận được lợi ích hoặc sự giúp đỡ từ người khác nhưng không đền đáp họ, hoặc chỉ bày tỏ chút lòng biết ơn với họ bằng một câu ‘cảm ơn’ đơn thuần và không gì hơn thế, thì người kia sẽ nghĩ gì? Có lẽ họ sẽ phiền lòng chăng? Liệu họ có thể nghĩ: ‘Gã đó không đáng được giúp đỡ, anh ta không phải là người tốt. Nếu đó là cách anh ta đáp lại khi mình đã giúp anh ta nhiều như vậy thì anh ta không có lương tâm hay nhân tính gì cả, và không đáng kết giao’ không? Nếu gặp lại loại người này lần nữa, liệu họ có còn giúp đỡ người ấy không? Họ sẽ không muốn, ít nhất là như vậy. Chẳng phải các ngươi, trong hoàn cảnh tương tự, sẽ tự hỏi liệu mình có thực sự nên giúp đỡ hay không sao? Bài học mà ngươi rút ra được từ kinh nghiệm trước đây của mình sẽ là: ‘Mình không thể cứ ai cũng giúp đỡ – họ phải hiểu “nhận điều tử tế phải biết đền ơn đáp nghĩa”. Nếu họ là loại người vô ơn, người sẽ không đền đáp mình vì sự giúp đỡ mà mình đã dành cho họ, thì tốt hơn là mình không nên giúp’. Chẳng phải đó sẽ là quan điểm của các ngươi về vấn đề này sao? (Phải, sẽ là như thế.)” (Mưu cầu lẽ thật là gì (7), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, tôi đã tìm ra lý do mình cảm thấy buồn và thấy như mắc nợ chị ấy. Tôi đã bị mê hoặc và đầu độc bởi đạo lý báo đáp ân tình. Nhớ lại khi tôi còn nhỏ, dù là bố mẹ, ông bà hay người trong thôn nói chuyện, cụm từ “báo đáp ân tình” thường xuất hiện trong những cuộc nói chuyện. Khi nghe nói một người được giúp đỡ rồi sau đó báo đáp, họ sẽ khen ngợi người đó và khen đó là người rất tốt, có lương tâm, và đáng kết giao. Họ bội phục và tôn trọng những người như thế, khi gặp thì sẽ nhiệt tình chào hỏi. Nhưng đối với người không biết báo đáp ân tình, họ không muốn kết giao. Họ ngầm cho rằng người như thế là vong ân phụ nghĩa, vô lương tâm và vô nhân tính, và không thèm chào hỏi. Thấm nhuần những kiểu tư tưởng này từ môi trường thời thơ ấu, tôi luôn cố gắng thực hành theo tư tưởng báo đáp ân tình. Ai đã giúp đỡ gia đình tôi, ai đã nâng đỡ tôi, tôi phải ghi nhớ trong lòng và báo đáp họ càng sớm càng tốt. Nếu tạm thời không thể làm ngay được, tôi phải chờ cơ hội để báo đáp họ sau khi tôi có điều kiện. Đây có vẻ là cách một người cao thượng, có lương tâm, có nhân cách nên cư xử, và nó khiến người xung quanh quý mến tôi. Nhưng với Trương Hoa, tôi thấy mình chưa báo đáp hết mọi sự đề bạt, quan tâm và giúp đỡ của chị ấy, mà lại còn vạch trần việc ác của chị ấy. Thấy thấy lương tâm cắn rứt, thấy mình đã vong ân phụ nghĩa. Những tư tưởng và quan điểm này đã chi phối tôi đến mức dù biết người tà ác và người không tin chỉ có thể quấy phá công tác của hội thánh và bổn phận của các anh chị em, nhưng tôi vẫn không sẵn lòng phơi bày những việc ác của chị ấy. Tôi đã bị mê hoặc và kìm hãm ghê gớm bởi quan niệm báo đáp ân tình.

Sau đó tôi đọc thêm lời Đức Chúa Trời. “Những lời tuyên bố về hành vi đạo đức như ‘nhận điều tử tế phải biết đền ơn đáp nghĩa’ không nói cho người ta biết chính xác trách nhiệm của mình là gì với tư cách là một thành viên của xã hội và một phần của nhân loại. Thay vào đó, chúng là một cách ràng buộc hoặc ép buộc người ta phải hành động và suy nghĩ theo một cách nhất định, bất kể họ có muốn hay không, và bất kể hoàn cảnh hay bối cảnh. Có rất nhiều ví dụ về điều này từ thời Trung Quốc cổ đại. Ví dụ, một cậu bé ăn xin đói khát được một gia đình cho ăn, cho mặc, dạy võ, và dạy cho đủ mọi kiến thức. Họ đợi cho đến khi cậu trưởng thành, rồi bắt đầu sử dụng cậu như một nguồn thu nhập, sai cậu đi làm điều ác, giết người, làm những điều mà cậu không muốn làm. Nếu ta xem xét câu chuyện của cậu ấy theo tất cả những ân huệ mà cậu đã nhận được, thì việc cậu được cứu là một điều tốt. Nhưng nếu xem xét những gì cậu bị ép buộc phải làm sau đó, thì điều ấy thực sự là tốt hay xấu? (Là xấu.) Nhưng dưới sự gò rèn của văn hóa truyền thống, giống như ‘nhận điều tử tế phải biết đền ơn đáp nghĩa’, người ta không thể có được sự phân định này. Nhìn bề ngoài, có vẻ như cậu bé không có lựa chọn nào khác ngoài việc làm những điều ác và làm tổn thương người ta, trở thành một kẻ giết người – những điều mà hầu hết mọi người đều sẽ không muốn làm. Nhưng chẳng phải việc cậu sẵn lòng làm điều xấu và giết người theo lệnh của chủ nhân là xuất phát từ mong muốn thâm sâu được đền đáp điều tử tế của chủ nhân sao? Đặc biệt là do sự gò rèn của văn hóa truyền thống Trung Quốc, giống như ‘nhận điều tử tế phải biết đền ơn đáp nghĩa’, người ta không thể không bị ảnh hưởng và kiểm soát bởi những tư tưởng này. Cách họ hành động, những ý định và động cơ đằng sau những hành động này cũng bị chúng hạn chế. Khi cậu bé bị đặt vào tình huống đó, suy nghĩ đầu tiên của cậu sẽ là gì? ‘Mình đã được gia đình này cứu, và họ đã rất tốt với mình. Mình không thể vô ơn, mình phải báo đáp điều tử tế của họ. Mình nợ họ cuộc sống của mình, vì vậy mình phải cống hiến nó cho họ. Mình phải làm bất cứ điều gì họ bảo mình, ngay cả khi điều đó có nghĩa là hành ác và giết người. Mình không thể suy xét liệu điều đó đúng hay sai, mình chỉ cần báo đáp điều tử tế của họ. Mình sẽ là hạng người gì nếu không làm thế chứ?’. Kết quả là, bất cứ khi nào gia đình ấy muốn cậu ta giết ai đó hoặc làm điều gì sai trái, cậu đều làm như vậy mà không hề do dự hay e dè. Chẳng phải ứng xử và hành động của cậu ấy, sự vâng phục mù quáng của cậu ấy, tất cả đều được quy định bởi ý tưởng ‘nhận điều tử tế phải biết đền ơn đáp nghĩa’ sao? Chẳng phải cậu ta đang thực hiện châm ngôn đạo đức đó sao? (Phải.) Các ngươi rút ra được gì từ ví dụ này? ‘Nhận điều tử tế phải biết đền ơn đáp nghĩa’ có phải là điều tốt hay không? (Không phải, không có nguyên tắc nào cho điều này.) Thực ra, một người đền đáp điều tử tế quả thực có một nguyên tắc. Đó là ‘nhận điều tử tế phải biết đền ơn đáp nghĩa’. Nếu ai đó đối xử tử tế với ngươi, ngươi phải tử tế để đáp lại. Nếu ngươi không làm như vậy thì ngươi không phải là con người và ngươi chẳng thể nói gì nếu bị lên án vì điều đó. Có câu: ‘Một giọt nước nên được đền đáp bằng một dòng suối tuôn trào’, nhưng trong trường hợp này, cậu bé đã nhận ơn cứu mạng và cậu phải đền đáp bằng mạng sống để đổi lại. Cậu đã không biết giới hạn hay nguyên tắc của việc đền đáp điều tử tế là gì. Cậu đã tin rằng mạng sống của mình là do gia đình đó ban cho, vì vậy cậu phải cống hiến nó cho họ, và làm bất cứ điều gì họ yêu cầu cậu làm, kể cả giết người hoặc các hành vi tà ác khác. Cách báo đáp điều tử tế này không có nguyên tắc hay giới hạn gì cả. Cậu ta đã tiếp tay cho cầm thú và hủy hoại chính mình trong quá trình này. Có đúng không khi cậu ta đền đáp điều tử tế theo cách này? Dĩ nhiên là không. Điều này thật ngu ngốc(Mưu cầu lẽ thật là gì (7), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). Qua ví dụ về người ăn mày báo ân của Đức Chúa Trời, tôi thấy việc báo đáp ân tình chính là ngụy lý Sa-tan dùng để đầu độc chúng ta. Quan điểm báo đáp ân tình không chỉ kìm hãm tâm linh, mà còn làm lệch lạc tư tưởng và quan điểm của chúng ta, biến sự giúp đỡ bình thường giữa người với người thành món nợ ân tình phải ghi nhớ trong đầu và nghĩ cách báo đáp, người không báo đáp thì bị coi là vô lương tâm, vô nhân tính. Biết bao nhiêu người đã quên mất cách cư xử đúng đắn vì đạo lý mê hoặc và độc hại này? Dù ai là người giúp đỡ, kể cả một kẻ hành ác hay người có động cơ thầm kín, thì người được trợ giúp phải dùng hết thâm mình mà báo đáp, thậm chí là giết người hay những việc ác khác. Tôi nhận ra đạo lý báo đáp ân tình quả thực là thứ thuốc độc với mọi người. Nhớ tới việc Trương Hoa công kích các lãnh đạo và quấy phá công tác của hội thánh, tôi biết mục đích của lãnh đạo khi yêu cầu đánh giá là để hiểu rõ biểu hiện nhất quán của Trương Hoa mà xem xét có nên khai trừ chị ấy không. Nhưng dưới sự mê hoặc và ảnh hưởng của việc “báo đáp ân tình”, suy nghĩ đơn thuần về việc Trương Hoa đề bạt và chiếu cố cho tôi – ân huệ của chị ấy – khiến tôi muốn bao che cho những việc ác của chị ấy. Tôi quá hồ đồ nên không phân biệt được thiện ác, trắng đen! Lúc này, tôi đã có thể phân định đôi chút về quan điểm báo đáp ân tình. Tôi thấy nó không phải là điều tích cực, mà là ngụy lý Sa-tan dùng để mê hoặc và làm bại hoại mọi người. Tôi hiểu mình không nên sống theo nó, không nên coi đó là nguyên tắc hành xử.

Sau đó, tôi đọc thêm lời Đức Chúa Trời. “Khái niệm văn hóa truyền thống ‘nhận điều tử tế phải biết đền ơn đáp nghĩa’ cần phải được phân định rõ ràng. Phần quan trọng nhất là ‘điều tử tế’ – ta nên nhìn nhận điều tử tế này như thế nào? Điều này đang đề cập đến khía cạnh và bản chất nào của ‘điều tử tế’? Ý nghĩa của việc ‘nhận điều tử tế phải biết đền ơn đáp nghĩa’ là gì? Bất cứ ai mưu cầu lẽ thật đều cần phải tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này. ‘Điều tử tế’ theo quan niệm của con người là gì? Ở một mức độ nhỏ hơn, điều tử tế là việc ai đó giúp đỡ ngươi khi ngươi gặp khó khăn. Ví dụ, ai đó cho ngươi bát cơm khi ngươi đang đói, hoặc một chai nước khi ngươi sắp chết khát, hoặc giúp ngươi đứng dậy khi ngươi ngã và không thể đứng dậy. Đây tất cả là những hành động tử tế. Một hành động tử tế vĩ đại là ai đó đã cứu ngươi khi ngươi đang ở trong tình cảnh tuyệt vọng – đó là điều tử tế cứu mạng, hoặc ai đó giúp ngươi tránh khỏi cái chết khi ngươi gặp nguy hiểm chết người, về cơ bản là cứu mạng ngươi. Đây là một vài trong số những thứ mà người ta cho là ‘điều tử tế’. Loại tử tế đó vượt xa bất kỳ ân huệ nhỏ nhoi, vật chất nào – đó là điều tử tế vĩ đại không thể đo lường bằng tiền bạc hay vật chất. Những người nhận được nó cảm nhận một dạng biết ơn không thể diễn tả chỉ bằng một vài từ cảm ơn. Tuy nhiên, liệu có đúng đắn không khi người ta đo lường sự tử tế theo cách này? (Không.) Tại sao lại như vậy? (Bởi vì cách đo lường này dựa trên những chuẩn mực của văn hóa truyền thống.) Đây là một câu trả lời dựa trên lý thuyết và học thuyết, và mặc dù có vẻ đúng nhưng nó không đi vào thực chất của vấn đề. Vậy, có thể giải thích điều này về mặt thực tế như thế nào? Hãy suy nghĩ kỹ về điều này. Cách đây một thời gian, Ta có nghe về một video trực tuyến, trong đó một người đàn ông đánh rơi chiếc ví mà không biết. Chiếc ví được một con chó nhỏ nhặt lên và nó đuổi theo anh ta, và khi người đàn ông nhìn thấy vậy, anh ta đã đánh con chó vì lấy trộm ví của mình. Vô lý, phải không? Người đàn ông đó có đạo đức kém hơn một con chó! Hành động của con chó hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực đạo đức của con người. Một con người sẽ gọi to: ‘Anh đánh rơi ví kìa!’, nhưng do không nói được nên con chó chỉ im lặng nhặt chiếc ví và lon ton chạy theo người đàn ông. Như thế thì, nếu một con chó có thể thực hiện một số hành vi tốt được cổ súy bởi văn hóa truyền thống, thì điều đó nói lên những gì về con người? Con người sinh ra với lương tâm và lý trí, nên họ càng có khả năng làm những việc này. Miễn là ai đó có lương tâm, thì họ có thể thực hiện những loại trách nhiệm và nghĩa vụ này. Chúng không cần ngươi làm việc cật lực hay trả giá, chúng đòi hỏi ít nỗ lực và chỉ đơn giản là chuyện làm gì đó hữu ích, điều gì đó có lợi cho người khác. Nhưng bản chất của hành động này có thực sự đủ tiêu chuẩn là một ‘điều tử tế’ không? Nó có đạt đến tầm của một hành động tử tế không? (Không.) Vì nó không như thế, nên người ta có cần nói về việc đền đáp không? Điều đó sẽ là không cần thiết(Mưu cầu lẽ thật là gì (7), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, lòng tôi bỗng sáng tỏ. Đức Chúa Trời phán: “Phần quan trọng nhất là ‘điều tử tế’ – ta nên nhìn nhận điều tử tế này như thế nào?”. Ngay khi hiểu ra được cách nhìn nhận đúng đắn về chữ “ân”, tôi đã thấy được lẽ thật và không còn bị nó mê hoặc hay khống chế. Tôi đã suy nghĩ rất kĩ. Tôi tin rằng Trương Hoa đã đối tốt với tôi theo hai phương diện chính. Đầu tiên, chị ấy đề bạt tôi. Thứ hai, chị ấy bảo một người anh em cho tôi thuốc bổ gan khi chị ấy còn làm lãnh đạo. Đây có thực sự là ân không? Thực ra, khi một người bị ốm hay gặp khó khăn, việc ra tay giúp đỡ, cứu tế, là một hành vi bình thường – là lẽ thường tình của con người. Nhưng chưa thể gọi là đặc ân cần phải báo đáp. Khi Trương Hoa biết tôi bị bệnh gan và bảo người anh em đó cho tôi thuốc, đây thực ra có thể coi là trách nhiệm của chị ấy, là việc phải làm của một người có lương tâm và lý trí. Nhưng tôi ghi lòng tạc dạ sự giúp đỡ của chị ấy và coi là đặc ân phải báo đáp, còn cố giữ chị ấy ở lại hội thánh bằng cách bao che những việc ác của chị ấy. Nếu như tôi báo ân bằng cách này, chẳng phải tôi đang hy sinh lợi ích của hội thánh vì bản thân sao? Tôi đã quá hồ đồ rồi.

Tôi còn thắc mắc việc Trương Hoa đề bạt tôi có được coi là đặc ân không. Tôi nhớ đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Các ngươi phải nhìn thấu vấn đề này. Bất kể công tác được thực hiện ở thời kỳ nào hay giai đoạn nào, Đức Chúa Trời cũng luôn cần một số người hợp tác. Đức Chúa Trời đã định trước rằng những người này sẽ hợp tác với công tác của Đức Chúa Trời hoặc tham gia vào việc rao truyền Phúc Âm. … Trong số các ngươi, những người đang thực hiện bổn phận của mình trong nhà Đức Chúa Trời ngay hiện tại, thì ai là người chỉ ở đây một cách tình cờ? Bất kể xuất thân từ hoàn cảnh nào, không phải tình cờ mà ngươi đang thực hiện bổn phận của mình. Những bổn phận này không thể được thực hiện bởi vài tín hữu được chọn ngẫu nhiên; những điều này đã được Đức Chúa Trời định trước từ trước các thời đại. Điều gì đó được định trước nghĩa là gì? Cụ thể như thế nào? Có nghĩa là trong toàn bộ kế hoạch quản lý của Ngài, Đức Chúa Trời từ lâu đã lên kế hoạch ngươi sẽ đến giữa thế giới con người bao nhiêu lần, ngươi sẽ được sinh ra trong dòng dõi nào và gia đình nào trong thời kỳ sau rốt, những hoàn cảnh của gia đình này sẽ là gì, ngươi sẽ là nam hay nữ, những điểm mạnh của ngươi sẽ là gì, trình độ học vấn mà ngươi sẽ có, ngươi sẽ ăn nói như thế nào, tố chất ngươi sẽ như thế nào, ngươi sẽ trông ra sao, ngươi sẽ đến nhà Đức Chúa Trời và bắt đầu thực hiện bổn phận của mình ở tuổi nào, và ngươi sẽ thực hiện bổn phận nào vào lúc nào – Đức Chúa Trời đã định trước từng bước cho ngươi từ lâu. Trước khi ngươi được sinh ra, khi ngươi đến giữa con người trong một vài kiếp sau cùng của mình, Đức Chúa Trời đã sắp đặt bổn phận mà ngươi sẽ thực hiện trong lúc này, giai đoạn sau cùng của công tác(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Càng suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, mọi chuyện càng sáng tỏ. Công việc xử lý văn bản của tôi có vẻ như do Trương Hoa đề bạt, nhưng Đức Chúa Trời mới là Đấng an bài mọi sự. Chính Ngài đã từ từ dẫn dắt tôi vào vai trò này. Nếu nhà Đức Chúa Trời không có công tác này, thì tôi đâu thể thực hiện bổn phận. Vậy nên mọi chuyện xảy ra chẳng phải là thành quả công tác của Đức Chúa Trời sao? Tôi nên cảm tạ và tri ân Đức Chúa Trời, thế nhưng tôi lại coi Trương Hoa là nguồn gốc của ân huệ này, và muốn báo đáp chị ấy. Tôi không thấy ân điển của Đức Chúa Trời, mà chỉ thấy ơn của con người. Tôi thật mù quáng vô tri, vô lý và ngu muội. Bổn phận lãnh đạo hội thánh của Trương Hoa là bồi dưỡng và đề bạt mọi người theo yêu cầu công tác của nhà Đức Chúa Trời – tôi nên cảm tạ Đức Chúa Trời, thay vì coi ân tình này là của người khác. Hiểu ra, tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm. Sự biết ơn đối với chị ấy hơn 10 năm qua, lòng cảm kích sự đánh giá cao của chị ấy về tôi, và ý muốn báo đáp chị ấy của tôi đã biến mất. Tôi không còn cảm thấy mắc nợ hay có lỗi vì vạch trần những việc ác của chị ấy. Mặc cảm tội lỗi vì vong vân phụ nghĩa cũng biến mất và không còn bất cứ vấn đề nào về ân huệ giữa chúng tôi nữa. Như Đức Chúa Trời phán, “Đối với Ta, loại ‘tử tế’ này đơn giản là không tồn tại, và Ta hy vọng đối với các ngươi cũng vậy. Vậy thì ngươi nên nghĩ về việc này thế nào? Đơn giản là coi đó như một nghĩa vụ, một trách nhiệm, và một bản năng tự nhiên của con người. Ngươi nên coi đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với tư cách là một con người, và thực hiện bằng hết khả năng của mình. Thế thôi(Mưu cầu lẽ thật là gì (7), Lời, Quyển 6 – Về việc theo đuổi lẽ thật). Lời Đức Chúa Trời đã giải phóng tôi khỏi sự trói buộc của nhu cầu báo ân và thay đổi quan điểm của tôi về chuyện này. Tôi rất biết ơn Ngài.

Tôi tưởng chuyện đã kết thúc. Nhưng mấy hôm sau, hội thánh ở quê nhà lại viết thư cho tôi, yêu cầu tôi viết rõ biểu hiện của Trương Hoa, cũng như thời gian và nơi xảy ra, khi chị ấy bảo vệ những kẻ địch lại Đấng Christ và những kẻ tà ác, nghe theo những kẻ địch lại Đấng Christ làm việc ác. Không có chứng cứ như thế, sẽ không thể khai trừ chị ấy. Nhận thư xong tôi vẫn thấy có chút khó chịu. Nếu tôi viết ra, Trương Hoa chắc chắn sẽ bị khai trừ. Chị ấy đã rất tốt với tôi. Nếu làm vậy, chẳng phải tôi… Nhưng tôi liền nhận ra tư tưởng báo đáp ân tình của Sa-tan lại ảnh hưởng trên tôi. Tôi phải gạt ý nghĩ này qua một bên và thực hành theo lời Đức Chúa Trời. Tôi nhớ lời Đức Chúa Trời phán: “Lời Đức Chúa Trời yêu cầu người ta đối xử với người khác theo nguyên tắc nào? Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét: Đây là nguyên tắc cần được tuân thủ. Đức Chúa Trời yêu những ai theo đuổi lẽ thật và có thể làm theo ý muốn của Ngài. Đây cũng là những người mà chúng ta nên yêu. Những người không thể làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, những người ghét Đức Chúa Trời và phản nghịch Đức Chúa Trời – những người này bị Đức Chúa Trời khinh miệt, và chúng ta cũng nên khinh miệt họ. Đây là điều mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người. … Trong Thời đại Ân điển, Đức Chúa Jêsus đã nói: ‘Ai là mẹ ta, ai là anh em ta?’ (Ma-thi-ơ 12:48), và ‘Vì hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy’ (Ma-thi-ơ 12:50). Những lời này đã tồn tại từ Thời đại Ân điển, và bây giờ lời Đức Chúa Trời thậm chí còn rõ ràng hơn: ‘Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét’. Những lời này đi thẳng vào vấn đề…(Chỉ bằng cách nhận ra quan điểm sai lầm của mình thì mới có thể thật sự biến cải, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời làm sáng tỏ chuyện này: Chúng ta nên đối đãi với mọi người theo nguyên tắc, yêu và ghét cùng Đức Chúa Trời. Những ai mưu cầu và thực hành lẽ thật là anh chị em của chúng ta và nên đối đãi bằng tình yêu thương. Những ai không mưu cầu lẽ thật hay thực hành nó, hay thậm chí phạm tội quấy phá công tác của hội thánh không phải là anh chị em mà là tay sai của Sa-tan, những kẻ tà ác. Họ phải bị phơi bày, phân định và khai trừ khỏi hội thánh. Như vậy mới phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Hiểu ra như thế, tôi không còn do dự nữa. Với tài liệu tôi đã cung cấp trước đó cùng hồi ức được ghi lại kỹ lưỡng, tôi đã liệt kê những việc ác của chị ấy. Sau khi gửi thư phản hồi, tôi cảm thấy bình an và thoải mái. Cuối cùng tôi đã thoát khỏi sự kìm hãm của quan điểm báo đáp ân tình và lòng tôi cảm thấy nhẹ nhõm.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Thảm họa bởi kiêu ngạo mà ra

Bởi Hạ Tâm, Tây Ban Nha Vào tháng 8 năm 2018, tôi phụ trách một hội thánh của những người mới. Hội thánh đó mới thành lập nên chưa đủ người...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger