Tôi không còn oán trách tố chất yếu kém của mình nữa
Ngày xưa khi còn học tiểu học, những lúc bị điểm kém, vì còn nhỏ tuổi nên tôi không thấy xấu hổ lắm. Nhưng khi lên cấp hai, thấy thầy cô cùng bạn bè trong lớp đều xem trọng và khen ngợi những bạn được điểm cao, tôi lại cảm thấy ghen tị. Tôi cũng muốn học giỏi hơn để được mọi người khen ngợi, nhưng tôi có cố gắng đến mấy cũng không thể đạt điểm cao hơn. Tôi đổ lỗi cho chính mình: “Sao mình lại ngu ngốc như vậy? Thật bẽ mặt!” Vậy nên tôi đã bỏ cuộc. Khi bắt đầu tìm việc, tôi chỉ làm được những việc chân tay do học vấn và kỹ năng còn kém, lại không mấy sáng dạ. Khi thấy những người thông minh và có học vấn kiếm được nhiều tiền hơn mà không phải lao động chân tay, tôi lại đổ lỗi cho bản thân vì ngu dốt và cảm thấy rất chán nản.
Sau khi chấp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn Năng, tôi thấy các lãnh đạo hội thánh có thể vứt bỏ mọi thứ, dâng mình, chịu đựng và trả giá, cũng như giải quyết khó khăn của anh chị em bằng việc thông công lời Đức Chúa Trời. Ai cũng ngưỡng mộ và xem trọng họ nên tôi cảm thấy rất ghen tị. Tôi mong chờ đến ngày mà mình cũng có thể trở thành lãnh đạo hội thánh. Nhưng không ngờ, chỉ hai năm sau, tôi đã được chọn làm lãnh đạo hội thánh. Tôi đã nhiệt thành vứt bỏ mọi thứ và dâng mình, tích cực tìm kiếm các gia đình tiếp đãi và nhân sự thực hiện bổn phận khi cần, dù khó khăn, vất vả đến mấy cũng không oán trách. Ai gặp vấn đề gì thì tôi cũng cố gắng hết sức để giúp đỡ, anh chị em đều khen ngợi khả năng chịu đựng khổ cực và tấm lòng yêu thương của tôi. Nhưng công tác hội thánh lại không có dấu hiệu cải thiện, vì tôi chỉ làm theo sách vở và lặp lại lời người khác, chứ không thể dùng lẽ thật để giải quyết các vấn đề thực tế. Rốt cục, tôi không đủ sức thực hiện công tác này và đã bị thuyên chuyển, điều đó khiến tôi cảm thấy rất buồn và tiêu cực. Tôi cảm thấy nếu anh chị em biết tố chất của tôi còn kém, họ sẽ coi thường tôi và tôi sẽ càng ít có cơ hội được chú ý. Tôi không khỏi đổ lỗi cho Đức Chúa Trời: Tại sao tố chất của con lại kém như vậy trong khi người khác lại có tố chất tốt? Sau này, lãnh đạo hội thánh giao cho tôi bổn phận sự vụ. Mỗi khi nghĩ về việc mình chỉ làm được những việc chân tay vì tố chất còn kém và không được mọi người xem trọng, tôi lại cảm thấy tiêu cực và không có động lực thực hiện bổn phận. Rồi sau đó, lãnh đạo giao tôi trông coi tài sản của hội thánh. Vì vấn đề an toàn nên tôi chỉ có thể tương tác với một người anh em khác. Tôi nghĩ bụng: “Vì tố chất yếu kém nên mình chỉ có thể làm những việc ở hậu trường.” Suy nghĩ ấy làm tôi mất đi động lực thực hiện bổn phận. Tôi đã không tổng kết những sai lệch hay vấn đề phát sinh, cũng chẳng tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng.
Sau đó, khi đọc được một đoạn lời của Đức Chúa Trời, tôi đã phần nào tỉnh ngộ. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Hầu hết đối tượng cứu rỗi của Đức Chúa Trời không phải là những người có địa vị cao trong thế giới hay xã hội. Bởi vì tố chất và năng lực của họ bình thường, thậm chí còn kém, họ không được ưa chuộng hay thuận lợi trong thế giới, luôn cảm thấy thế gian thê lương và bất công. Điều này dẫn đến nhu cầu tín ngưỡng, cuối cùng họ đến trước Đức Chúa Trời và vào nhà Đức Chúa Trời. Đây là một điều kiện cơ bản mà Đức Chúa Trời trao cho con người khi chọn họ. Ngươi có nhu cầu này thì mới có thể nảy sinh mong muốn tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Nếu điều kiện mọi mặt của ngươi đều quá tốt, thích hợp để vùng vẫy trong thế giới, luôn muốn tạo danh tiếng cho mình, thì ngươi sẽ không có mong muốn tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, thậm chí cũng không có cơ hội tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Mặc dù tố chất của ngươi bình thường hoặc kém cỏi, nhưng ngươi vẫn có phúc hơn nhiều so với những người ngoại đạo, vì ngươi có cơ hội được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Do đó, có tố chất kém không phải là khuyết điểm, cũng không phải là chướng ngại trong việc loại bỏ tâm tính bại hoại và đạt được sự cứu rỗi. Xét cho cùng, chính Đức Chúa Trời ban cho ngươi tố chất này. Đức Chúa Trời ban bao nhiêu thì ngươi có bấy nhiêu. Đức Chúa Trời ban cho ngươi tố chất tốt thì ngươi có tố chất tốt. Đức Chúa Trời ban cho ngươi tố chất bình thường thì tố chất của ngươi bình thường. Đức Chúa Trời ban cho ngươi tố chất kém thì tố chất của ngươi kém. Một khi hiểu được điều này thì ngươi phải đón nhận nó từ Đức Chúa Trời, có thể thuận phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời. Lẽ thật nào là cơ sở cho việc thuận phục? Chính là lẽ thật rằng những sự an bài này của Đức Chúa Trời chứa đựng ý tốt của Ngài, Đức Chúa Trời đã lao tâm khổ tứ, con người không được có lòng oán trách hay hiểu lầm Ngài. Đức Chúa Trời sẽ không xem trọng ngươi vì ngươi có tố chất tốt, cũng không ruồng rẫy hay ghê tởm ngươi vì ngươi có tố chất kém. Đức Chúa Trời ghê tởm điều gì? Ngài ghê tởm việc con người không yêu thích và cũng không tiếp nhận lẽ thật. Ngài ghê tởm việc con người hiểu lẽ thật mà không thực hành, có thể làm được mà lại không làm, không thể dốc hết sức lực mà thực hiện bổn phận, nhưng lại luôn có những dục vọng xa xỉ, luôn muốn có danh phận, luôn muốn tranh giành địa vị, luôn muốn đòi hỏi Đức Chúa Trời. Đây là những điều mà Đức Chúa Trời kinh tởm và ghê tởm” (Cách mưu cầu lẽ thật (7), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật II). Khi suy ngẫm về những lời của Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy rất xúc động. Tôi nhận ra Đức Chúa Trời đã định sẵn tôi có tố chất kém, điều này chứa đựng ý tốt của Ngài. Tôi khao khát danh dự và địa vị, từ nhỏ đã muốn nổi bật hơn người. Nếu có tố chất và năng lực tốt, đạt được địa vị cao trong thế gian và được xem trọng, ngưỡng mộ, thì tôi sẽ không bao giờ đến trước Đức Chúa Trời mà sẽ sống dưới sự tàn phá của Sa-tan và hưởng thụ những thú vui tội lỗi. Tôi nhận ra chính tố chất yếu kém của mình đã giúp tôi được Đức Chúa Trời bảo vệ và đưa tôi đến trước Ngài. Đây chính là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Vì tố chất còn yếu kém nên hội thánh đã giao cho tôi công tác sự vụ và bổn phận này khá phù hợp với tôi. Nếu bỏ ra một chút nỗ lực, tôi đã có thể làm tốt hơn, thế nhưng tôi lại oán trách vì bổn phận ấy không cho phép tôi nổi bật và được chú ý. Tôi thậm chí còn qua loa chiếu lệ và chỉ làm cho xong bổn phận. Tôi nhận ra mình đã không làm tốt chức trách của bản thân, thật quá ngạo mạn và thiếu lý trí!
Sau đó tôi lại đọc được một đoạn lời khác của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Biểu hiện cụ thể của những người có tố chất kém về phương diện sức sáng tạo chính là không biết vận dụng nguyên lý và nguyên tắc để làm công tác thực tế, cụ thể. Họ chỉ có thể học vẹt câu chữ, học đạo lý và ghi nhớ quy định. Ngươi chỉ ghi nhớ đạo lý và quy định thì vô dụng thôi, việc đó không chứng tỏ rằng ngươi có sức sáng tạo. Để biết ngươi có sức sáng tạo hay không thì hãy nhìn vào việc ngươi có biết áp dụng nguyên lý, nguyên tắc và quy tắc vào đời sống hiện thực hay không. Nếu ngươi làm tốt công tác có liên quan đến những nguyên lý và nguyên tắc này thì những nguyên lý và nguyên tắc đó không còn chỉ là câu chữ và đạo lý, công thức và quy định, mà chúng đã được hiện thực hóa vào trong cuộc sống của con người và được áp dụng trên con người, để con người đạt được lợi ích và sự hỗ trợ từ chúng, để chúng trở thành con đường thực hành trong cuộc sống, hoặc trở thành kim chỉ nam, phương hướng và mục tiêu sinh tồn của con người. Nếu con người không có sức sáng tạo, chỉ biết nói câu chữ và đạo lý, hô khẩu hiệu, đến lúc làm bổn phận thì lại không thể sử dụng được những nguyên lý và nguyên tắc này, thì những ai đi theo một lãnh đạo hoặc người phụ trách như vậy sẽ không đạt được nguyên tắc thực hành về phương diện lẽ thật này. Những lãnh đạo hoặc người phụ trách như vậy chính là người có tố chất kém, không thể đảm đương công tác, nếu phát hiện có người như vậy thì nên tố cáo và bãi nhiệm… Vì vậy, có sức sáng tạo là một năng lực then chốt đối với một lãnh đạo, người làm công hoặc người phụ trách. Nếu ngươi không có tố chất và năng lực tối thiểu để làm công tác, thì ngươi tuyệt đối phải cẩn thận, đừng chỉ lao về phía trước bằng lòng nhiệt tình, đừng lúc nào cũng muốn được nổi bật, muốn làm lãnh đạo hay người phụ trách. Khi làm như thế, ngươi không chỉ cản trở bản thân, mà còn làm chậm trễ việc được cứu rỗi của người khác. Ngươi cản trở bản thân thì chỉ có ngươi chết, nhưng ngươi mà cản trở anh chị em thì chẳng phải là ngươi đang làm hại rất nhiều người hay sao? Ngươi không quan tâm đến sự sống của mình, nhưng người khác lại quan tâm đến sự sống của họ. Hơn nữa, ngươi làm chậm trễ cuộc sống thường nhật hay việc phát tài của mình là một chuyện, nhưng ngươi làm chậm trễ công tác của hội thánh thì không phải là chuyện nhỏ. Ngươi có thể gánh nổi trách nhiệm này không? Nếu ngươi là người thực sự có lương tâm, cảm thấy trách nhiệm này quá lớn lao, thấy rằng ngươi không gánh nổi trách nhiệm cho việc làm chậm trễ công tác của hội thánh, vậy thì ngươi tuyệt đối đừng dùng đủ mọi cách để thể hiện bản thân và tranh làm lãnh đạo. Ngươi không có tố chất và vóc giạc thì đừng lúc nào cũng muốn nổi bật, đừng vì thỏa mãn ham mê quyền chức mà làm chậm trễ công tác của hội thánh, làm chậm trễ việc bước vào lẽ thật và đạt được đích đến tốt đẹp của dân được Đức Chúa Trời chọn, đó là tội chướng! Ngươi nên tự mình biết mình một chút, có thể làm gì thì làm nấy, đừng lúc nào cũng muốn làm lãnh đạo. Ngoài làm lãnh đạo thì còn có rất nhiều bổn phận mà ngươi có thể làm. Làm lãnh đạo không phải là quyền lợi độc quyền của ngươi, cũng không phải là việc ngươi nên mưu cầu. Nếu ngươi có tố chất và vóc giạc để có thể làm lãnh đạo, cũng có cả ý thức gánh vác, thì tốt nhất nên để những người khác bầu ngươi lên. Thực hành như thế là có lợi cho công tác của hội thánh và mọi người. Nếu không có tố chất làm lãnh đạo, thì ngươi nên có chút lòng tốt, có trách nhiệm đối với tiền đồ của người khác. Đừng có lúc nào cũng tranh làm lãnh đạo, đừng cản trở người khác. Có tố chất kém mà muốn làm lãnh đạo và phụ trách công tác của hội thánh thì chính là có chút thiếu lý trí. Nếu không có tố chất và vóc giạc đó thì ngươi cứ làm tốt bổn phận của mình là được rồi. Thực sự có thể làm tốt bổn phận thì được xem là có lý trí. Có bản lĩnh lớn bao nhiêu thì làm công tác lớn bấy nhiêu, đừng nuôi dã tâm và dục vọng. Đừng chỉ tìm cách thỏa mãn ham muốn riêng mà không suy xét đến công tác của hội thánh, làm như vậy thì không chỉ hại bản thân ngươi mà còn hại cả hội thánh. Đây là biểu hiện của người có tố chất kém về phương diện sức sáng tạo” (Cách mưu cầu lẽ thật (7), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật II). Đức Chúa Trời đã vạch rõ chính xác biểu hiện của tôi. Tôi có tố chất yếu kém và thiếu sáng tạo, chỉ hiểu được chút kiến thức đạo lý và tuân theo những quy tắc trong bổn phận, nhưng không thể giải quyết vấn đề thực tế, nên không phù hợp để làm lãnh đạo. Sau khi được chọn làm lãnh đạo, tôi nhiệt tình phụng sự, dâng mình, tràn đầy động lực và có thể thực hiện một số công tác sự vụ, nhưng vì tố chất kém nên tôi chỉ có thể tuân thủ quy tắc và làm mọi việc theo sách vở. Tôi không nắm bắt được và không thể giải quyết những vấn đề thực tế trong công tác, nên cuối cùng đã bị thuyên chuyển vì không làm được công tác thực tế. Có một số nguyên tắc để xác định xem một người có phù hợp làm lãnh đạo hay không. Ít nhất thì họ cần có nhân tính tốt và tố chất bình thường, có thể giải quyết những vấn đề thực tế. Tôi thì không có tố chất lãnh đạo, và nếu tiếp tục phụng sự trong vai trò đó, tôi sẽ chỉ cản trở công tác của hội thánh và trì hoãn lối vào sự sống của anh chị em. Đó là một sự vi phạm nghiêm trọng! Lãnh đạo thuyên chuyển tôi là đúng, vì tôi có tố chất kém và không có năng lực thực hiện công tác hội thánh. Làm vậy không chỉ là bảo vệ tôi mà còn là có trách nhiệm với công tác của hội thánh. Nhưng tôi lại thiếu khả năng tự nhận thức. Tố chất của tôi đã kém mà lại khao khát địa vị và danh dự, lúc nào cũng muốn làm lãnh đạo hay người làm công để bản thân nổi bật. Tôi thật thiếu lý trí! Tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con cảm tạ Ngài. Ngài đã thuyên chuyển con và kịp thời ngăn con đi vào con đường tà ác. Nhờ những lời của Ngài vạch rõ mà con đã hiểu được tình trạng của mình. Giờ con đã chấp nhận rằng mình bị thuyên chuyển vì có tố chất kém. Lạy Đức Chúa Trời, con sẵn lòng ăn năn và không đổ lỗi cho tố chất yếu kém của mình nữa. Con muốn tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại và có thái độ đúng đắn đối với tố chất của mình.”
Tôi đã tiếp tục phản tỉnh và tìm hiểu tại sao mình luôn phàn nàn về tố chất yếu kém. Sau đó, khi đọc một đoạn lời của Đức Chúa Trời, tôi mới nhận ra tình trạng của mình có vấn đề. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Sự trân quý danh tiếng và địa vị của những kẻ địch lại Đấng Christ vượt xa những người bình thường, và là điều trong thực chất tâm tính của họ; đó không phải là một sự quan tâm nhất thời, hay tác động thoáng qua của môi trường xung quanh họ – đó là thứ bên trong sự sống, xương tủy của họ, và do đó là thực chất của họ. Nói như vậy nghĩa là trong mọi việc kẻ địch lại Đấng Christ làm, điều đầu tiên họ cân nhắc là danh tiếng và địa vị của riêng họ, không gì khác. Đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị là sự sống của họ, và là mục tiêu cả đời của họ. Trong tất cả những việc họ làm, điều đầu tiên họ cân nhắc là: ‘Điều gì sẽ xảy ra với địa vị của tôi? Và với danh tiếng của tôi? Làm điều này sẽ mang lại thanh thế cho tôi không? Điều này sẽ nâng cao vị thế của tôi trong tâm trí mọi người chứ?’. Đó là điều đầu tiên họ nghĩ đến, là bằng chứng hùng hồn cho thấy họ có tâm tính và thực chất của những kẻ địch lại Đấng Christ; nếu không thì họ sẽ không cân nhắc những vấn đề này. Có thể nói rằng đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị không phải là yêu cầu bổ sung nào đó, càng không phải là điều gì đó không liên quan mà họ có thể không có. Chúng là một phần của bản tính những kẻ địch lại Đấng Christ, chúng nằm trong xương tủy họ, trong máu họ, chúng là những gì bẩm sinh của họ. Những kẻ địch lại Đấng Christ không thờ ơ với việc họ có danh tiếng và địa vị hay không; đây không phải là thái độ của họ. Vậy thì, thái độ của họ là gì? Danh tiếng và địa vị được kết nối mật thiết với cuộc sống hàng ngày của họ, trạng thái hàng ngày của họ, với những gì họ mưu cầu hàng ngày. Và như vậy đối với những kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị là sự sống của họ. Dù họ sống như thế nào, sống trong môi trường nào, làm công việc gì, mưu cầu vì điều gì, mục tiêu của họ là gì, hướng đi của cuộc đời họ là gì, tất cả đều xoay quanh việc có một danh tiếng tốt và một địa vị cao. Và mục tiêu này không thay đổi; họ không bao giờ có thể gạt những điều như thế sang một bên” (Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 3)). Đức Chúa Trời phơi bày rằng dù những kẻ địch lại Đấng Christ có làm gì đi nữa, trước hết họ luôn để ý đến danh dự và địa vị. Trong mọi việc, họ cố gắng thỏa mãn dã tâm và dục vọng của mình. Tuy rằng tôi có tố chất kém, nhưng tâm tính mà tôi tỏ lộ giống hệt như kẻ địch lại Đấng Christ. Khi thực hiện bổn phận, tôi muốn được mọi người xem trọng và chú ý. Khi đối diện với việc bị thuyên chuyển, tôi đã không phản tỉnh những thiếu sót của mình; mà lại hành xử một cách vô lý, oán trách Đức Chúa Trời vì đã cho tôi tố chất yếu kém, rồi trở nên tiêu cực và lười biếng. Mặc dù đã nhiều năm tin Đức Chúa Trời, hưởng thụ sự chăm tưới và cung ứng từ lời Ngài, nhưng tâm tính sự sống của tôi không hề thay đổi, tôi vẫn coi trọng danh dự và địa vị như sự sống của mình. Điều ấy thực sự rất nguy hiểm! Tôi chợt nghĩ đến người cộng sự trước đây tên là Dương Tĩnh. Chị ấy có tố chất và khả năng công tác, nhưng lại ngạo mạn, độc đoán và ám ảnh với địa vị. Khi thực hiện bổn phận, chị ấy luôn khoe khoang để được mọi người xem trọng và làm những chuyện gây gián đoạn, nhiễu loạn đến công tác của hội thánh. Dù đã được lãnh đạo phơi bày và tỉa sửa nhiều lần, nhưng chị ấy không hề ăn năn. Rốt cục, chị ấy bị tỏ lộ là kẻ địch lại Đấng Christ và bị khai trừ. Lúc nào tôi cũng mưu cầu danh lợi, địa vị, nên nếu tôi có tố chất tốt, thì ngay khi đạt được địa vị và được mọi người xem trọng, tôi sẽ đi vào vết xe đổ của Dương Tĩnh. Tôi thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con đã bị Sa-tan làm cho bại hoại sâu sắc và quá ám ảnh với danh lợi, địa vị. Nếu không nhờ sự phán xét và vạch rõ từ lời của Đức Chúa Trời, thì con đã không nhận thức được tâm tính địch lại Đấng Christ mà mình tỏ lộ. Con đã quá tê liệt và ngu dốt! Lạy Đức Chúa Trời, con cảm tạ Ngài vì đã khai sáng và dẫn dắt con bằng lời Ngài. Con sẵn sàng ăn năn và mưu cầu lẽ thật, cố hết sức hoàn thành bổn phận theo đúng tố chất của mình.”
Khi tĩnh nguyện, tôi đọc được thêm vài đoạn lời Đức Chúa Trời, qua đó học được cách nhìn nhận tố chất của bản thân. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Dựa vào tố chất của mình, ngươi chỉ có thể làm một vài công việc chân tay, công việc không lộ mặt, công việc bị người khác xem thường và không được ghi nhớ – nếu trường hợp của ngươi là như vậy thì ngươi nên đón nhận nó từ Đức Chúa Trời, không nên nảy sinh lòng oán trách, càng không nên theo ý của mình mà kén chọn bổn phận. Nhà Đức Chúa Trời sắp xếp cho ngươi làm gì thì ngươi nên làm nấy, chỉ cần tố chất của ngươi đạt đến được thì ngươi nên làm cho tốt. … Cho dù ngươi không thể làm công tác gì khác, cho dù ngươi không đóng vai trò then chốt và mang tính quyết định trong công tác của hội thánh, không có đóng góp lớn lao nào, nhưng nếu ngươi có thể dốc hết toàn bộ sức lực và lòng trung thành của mình để làm một vài công tác không nổi bật, chỉ mong làm hài lòng Đức Chúa Trời, thì như vậy là được rồi. Như vậy là không phụ sự đề cao của Đức Chúa Trời rồi. Đừng kén chọn việc bằng cách xem nó có bẩn thỉu không, có mệt mỏi không, làm thì có ai thấy không, mọi người có tán thưởng không, có xem thường mình không. Đừng nghĩ đến những chuyện này, mà chỉ mong đón nhận từ Đức Chúa Trời, thuận phục và làm tốt bổn phận mình nên làm” (Cách mưu cầu lẽ thật (7), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật II). “Phân định các loại biểu hiện của những người với các loại tố chất khác nhau và nói những ví dụ cụ thể này, chính là để cho các ngươi đối chiếu với bản thân, tìm đúng vị trí của mình, tiếp cận tố chất và những điều kiện khác nhau của mình một cách lý tính, tiếp cận sự vạch rõ, phán xét, tỉa sửa hoặc sự sắp xếp công tác từ Đức Chúa Trời một cách có lý tính, có thể thuận phục, ghi ơn từ sâu thẳm nội tâm mình, chứ không chống đối và có ác cảm. Khi người ta có thể tiếp cận tố chất của mình một cách lý tính, sau đó tìm đúng vị trí của mình, vững vàng làm một loài thọ tạo mà Đức Chúa Trời yêu cầu, làm tốt những việc mình nên làm dựa trên cơ sở tố chất vốn có của mình, cống hiến hết lòng trung thành và sức lực của mình, như thế là họ đạt đến việc làm Đức Chúa Trời hài lòng rồi” (Cách mưu cầu lẽ thật (7), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật II). Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi một con đường để thực hành. Dù tố chất tôi còn kém, nhưng Đức Chúa Trời không đối xử tệ bạc với tôi. Việc trông coi tài sản của hội thánh đòi hỏi trách nhiệm và sự chú ý đến tiểu tiết. Tôi phải thường xuyên kiểm tra và bảo quản tài sản. Nếu tận tâm công tác, tôi sẽ làm được những công việc này, bổn phận này rất phù hợp với tôi. Tôi nên biết vị trí của mình và kiên định thực hiện bổn phận một cách thực tế. Tôi nghĩ đến lời của Đức Chúa Trời: “Các chức năng không như nhau. Có một cơ thể. Mỗi người thực hiện bổn phận của mình, mỗi người ở vị trí của mình và làm hết sức mình – vì mỗi đốm lửa có một tia sáng – và tìm kiếm sự trưởng thành trong đời sống. Như vậy Ta sẽ hài lòng” (Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu – Chương 21, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời đã động viên tôi rất nhiều, và từ tận đáy lòng, tôi muốn trân trọng bổn phận này. Sau đó, khi thực hiện bổn phận trông coi tài sản, tôi đã liên tục tổng kết những sai lầm và thiếu sót của mình, xác định xem mình đã vi phạm các nguyên tắc nào, sau đó nhanh chóng chỉnh sửa các vấn đề đó. Nếu không thể tự xác định các vấn đề, tôi sẽ cầu nguyện với Đức Chúa Trời và xin Ngài tỏ lộ. Tôi sẽ cố gắng hết sức để làm bất cứ việc gì có lợi cho công tác. Tôi đạt được sự nhận thức và biến đổi như thế là nhờ sự dẫn dắt từ lời của Đức Chúa Trời. Tạ ơn Đức Chúa Trời!
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?