Xóa bỏ sự đề phòng

30/03/2023

Bởi Chuyên Nhất, Hàn Quốc

Cách đây không lâu, chúng tôi phải vẽ một số bức ảnh cho công tác làm phim của hội thánh. Cộng sự của tôi là anh Simon, đã thiết kế một bức ảnh và gửi lên để duyệt. Lãnh đạo xem xong thì nói bức ảnh đó quá thô và bố cục chưa hoàn hảo, còn nói đây rõ ràng là vì Simon làm việc chiếu lệ và cẩu thả. Sau đó, tôi mới hỏi Simon về chuyện này. Anh ấy giải thích rằng vì thời hạn hơi gấp nên không có thời gian làm tỉ mỉ. Nghe anh ấy nói xong, tôi không nói gì nhiều, chỉ nhắc anh ấy sau này phải cẩn thận hơn, vì công tác làm phim rất quan trọng, chúng ta không thể cẩu thả và lãng phí thời gian sửa lại. Không lâu sau, trong một bức ảnh khác của Simon lại xuất hiện những vấn đề rõ ràng về nguyên tắc. Lãnh đạo xử lý anh ấy vì mắc lỗi cơ bản dù đã được đào tạo rất lâu, còn thêm chuyện tùy tiện trong bổn phận, do đó đã cách chức của anh ấy. Thấy chuyện đó khiến tôi hoang mang. Tôi thấy rất e sợ, và không thể hiểu thông chuyện này. Anh Simon chỉ mắc hai lỗi thôi mà lãnh đạo đã cách chức anh ấy, như vậy chẳng phải hơi nghiêm khắc hay sao? Ngay lập tức lòng tôi xuất hiện sự hiểu nhầm và đề phòng. Tôi thấy rằng mình không được mắc sai lầm lớn trong bổn phận, sợ tôi sẽ bị xử lý vì những lỗi nhỏ và có lẽ bị cách chức vì những lỗi nặng, sợ tôi sẽ mất hy vọng được cứu rỗi nếu không thể thực hiện bổn phận. Từ nay về sau, tôi cần phải cẩn thận hơn.

Một thời gian sau đó, mỗi khi gửi hình ảnh lên cho lãnh đạo duyệt, trong lòng tôi thấy rất lo lắng. Tôi nhớ chuyện anh Simon bị cách chức chỉ vì mắc hai lỗi, và nếu trong ảnh của tôi cũng xuất hiện những lỗi về nguyên tắc, lãnh đạo sẽ nói vì tôi không thực hiện tốt công tác, nên tôi không được làm trưởng nhóm nữa. Liệu sau đó, tôi có bị cách chức như Simon không? Càng nghĩ tôi càng thấy lo lắng. Tôi thấy bất an khi thực hiện bổn phận và không còn tâm trạng thực hiện công tác mình phụ trách. Tôi nhận ra tình trạng của mình không ổn, vội cầu nguyện Đức Chúa Trời và xin Ngài dẫn dắt tôi giải quyết vấn đề. Sau đó tôi xem được một đoạn phim đọc lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đôi khi, Đức Chúa Trời dùng một vấn đề nhất định để bóc trần ngươi hay sửa dạy ngươi. Vậy thì có phải điều này nghĩa là ngươi đã bị bỏ ra không? Có phải điều này có nghĩa là hồi kết của ngươi đã đến? Không. Điều này giống như khi một đứa con không vâng lời và phạm lỗi; cha mẹ nó có thể khiển trách và trừng phạt nó, nhưng nếu nó không thể hiểu được ý định của cha mẹ mình hoặc hiểu tại sao họ lại làm như vậy, thì nó sẽ hiểu lầm ý định của họ. Ví dụ, cha mẹ có thể nói với con mình: ‘Đừng ra khỏi nhà một mình, và đừng đi ra ngoài một mình’ nhưng điều này đi vào tai này và lọt ra tai kia, và đứa con vẫn lẻn ra ngoài một mình. Khi cha mẹ phát hiện ra, họ mắng con và như một hình phạt, họ bắt con đứng trong góc để suy nghĩ về hành vi của mình. Đứa con không hiểu ý cha mẹ và bắt đầu nghi ngờ: ‘Cha mẹ không muốn mình nữa sao? Mình có thực sự là con của cha mẹ không? Có phải mình là con nuôi không?’ Đây là những điều đứa con ngẫm nghĩ. Ý định thực sự của cha mẹ là gì? Cha mẹ nói rằng làm như thế là quá nguy hiểm và bảo con họ đừng làm. Nhưng đứa con không nghe, lời nói đi vào tai này và lọt ra tai kia. Vì vậy, cha mẹ cần sử dụng một dạng trừng phạt nào đó để giáo dục con đúng cách và khiến con rút ra bài học từ đây. Cha mẹ muốn đạt được gì khi làm điều này? Có phải chỉ là để làm cho đứa con học hỏi không? Học hỏi không phải là hiệu quả tối cùng mà họ mong muốn đạt được. Mục đích của cha mẹ khi làm điều này là khiến đứa con làm theo những gì được bảo, cư xử phù hợp với lời khuyên của họ và không làm bất cứ điều gì không vâng lời họ hoặc khiến họ lo lắng, đó là hiệu quả mong muốn mà họ muốn đạt được. Nếu đứa con nghe lời cha mẹ, điều đó cho thấy nó hiểu chuyện, và cha mẹ có thể yên tâm. Chẳng phải khi đó cha mẹ sẽ hài lòng với đứa con sao? Họ có còn cần phải trừng phạt nó như thế không? Họ sẽ không cần phải làm thế. Tin Đức Chúa Trời cũng giống như vậy. Người ta phải học cách chú ý đến lời Đức Chúa Trời và hiểu được lòng Ngài. Họ không được hiểu lầm Đức Chúa Trời. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, sự quan ngại của con người phát xuất từ những lợi ích riêng của họ. Nói chung, đó là nỗi sợ rằng họ sẽ không có kết cục. Họ luôn thầm nghĩ: ‘Sẽ thế nào nếu Đức Chúa Trời bóc trần mình, vứt bỏ mình và loại bỏ mình?’. Đây là sự hiểu sai của ngươi về Đức Chúa Trời; đây chỉ là những suy nghĩ của ngươi. Ngươi phải tìm ra ý định của Đức Chúa Trời là gì. Việc Ngài bóc trần con người không phải là để bỏ họ ra. Con người bị bóc trần để phơi bày những thiếu sót, sai lầm và thực chất của bản tính họ, để họ nhận biết mình, và có khả năng ăn năn thật sự; như vậy, việc bóc trần người ta là để giúp sự sống của họ phát triển. Nếu không có sự hiểu biết thuần túy, con người có khả năng hiểu sai về Đức Chúa Trời, trở nên tiêu cực và yếu đuối. Họ thậm chí có thể trở nên tuyệt vọng. Trên thực tế, bị Đức Chúa Trời bóc trần không nhất thiết có nghĩa là con người sẽ bị bỏ ra. Đó là để giúp ngươi biết sự bại hoại của chính mình, và để khiến ngươi ăn năn. Thông thường, bởi vì con người phản nghịch và không tìm kiếm lẽ thật để tìm giải pháp khi họ có những bộc phát của sự bại hoại nên Đức Chúa Trời phải thực hiện việc sửa dạy. Và vì vậy, đôi khi Ngài bóc trần con người, vạch trần sự xấu xa và đáng thương hại của họ, giúp họ biết bản thân mình, và điều này giúp sự sống của họ phát triển. Việc bóc trần con người có hai ý nghĩa khác nhau: đối với kẻ đồi bại, bóc trần có nghĩa là họ bị bỏ ra. Đối với những người có thể tiếp nhận lẽ thật, đó là một lời nhắc nhở và cảnh báo; họ buộc phải phản tỉnh về bản thân, nhìn ra được trạng thái thực sự của mình, không còn ương ngạnh và khinh suất, bởi vì nếu cứ tiếp tục như vậy thì sẽ rất nguy hiểm. Việc bóc trần con người theo cách này là để nhắc nhở họ, để khi họ thực hiện bổn phận của mình, họ không u mê, cẩu thả, không thờ ơ, không bằng lòng với chỉ một chút hiệu quả, nghĩ rằng mình đã thực hiện bổn phận theo tiêu chuẩn có thể chấp nhận – trong khi trên thực tế, khi đo lường theo những gì Đức Chúa Trời yêu cầu thì họ kém rất xa, ấy thế mà họ vẫn tự mãn, nghĩ rằng họ đang ổn. Trong những trường hợp như vậy, Đức Chúa Trời sẽ sửa dạy, cảnh cáo và nhắc nhở con người. Đôi khi, Đức Chúa Trời bóc trần sự xấu xa của họ – điều này rõ ràng chỉ là một lời nhắc nhở. Những lúc như vậy, ngươi nên phản tỉnh về bản thân mình: thực hiện bổn phận của mình như vậy là chưa đủ, là có liên quan đến sự phản nghịch, chứa đựng quá nhiều thứ tiêu cực, hoàn toàn chiếu lệ, và nếu không hối cải thì ngươi sẽ bị trừng phạt. Khi Đức Chúa Trời sửa dạy ngươi và bóc trần ngươi, điều này không nhất thiết có nghĩa là ngươi sẽ bị bỏ ra. Vấn đề này cần được tiếp cận một cách đúng đắn. Ngay cả khi ngươi bị loại bỏ, ngươi cũng nên chấp nhận và quy phục, nhanh chóng phản tỉnh và ăn năn(Chỉ bằng cách thực hành lẽ thật và vâng phục Đức Chúa Trời thì mới có thể đạt được sự thay đổi trong tâm tính, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc lời Đức Chúa Trời xong, tôi đã hiểu việc bị phơi bày không có nghĩa là bị đào thải. Cũng như khi trẻ con phạm lỗi, bố mẹ giáo huấn chúng để chúng biết nghe lời, rút ra bài học, và không còn ngỗ nghịch nữa. Nếu đứa trẻ vâng lời, thì bố mẹ cũng thoải mái đầu óc, và tự nhiên họ sẽ không phạt nó nữa. Chúng ta không hiểu lẽ thật và cư xử vô nguyên tắc, lại còn mang trong mình tâm tính bại hoại, nên việc mắc lỗi trong bổn phận là không thể tránh khỏi. Đôi khi chúng ta không thể thấy rõ mọi việc vì thiếu tố chất và không hiểu lẽ thật; đôi khi chúng ta tùy tiện và độc đoán, vi phạm nguyên tắc vì cư xử theo tâm tính kiêu ngạo, và gây nhiễu loạn công tác của hội thánh; đôi khi công tác không được thực hiện chuẩn vì chúng ta chiếu lệ và bất cẩn, vân vân. Chỉ khi bị phơi bày chúng ta mới thấy được sự bại hoại và khuyết điểm của mình, tìm kiếm lẽ thật, bổ túc cho bản thân và xử lý mọi việc theo nguyên tắc. Ý tốt của Đức Chúa Trời ẩn sau việc này. Tôi đã không hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời. Khi thấy Simon bị cách chức, tôi lo lắng và sợ hãi. Tôi sợ mình cũng sẽ bị cách chức vì một lỗi nhất thời nào đó, và nếu là lỗi nghiêm trọng, tôi sẽ bị loại bỏ và không được cứu rỗi. Tôi đã đề phòng và hiểu nhầm Đức Chúa Trời. Tôi cảm thấy hết sức tội lỗi. Tôi bắt đầu xem xét về lý do anh Simon bị cách chức. Tôi nhớ rằng lãnh đạo đã hai lần chỉ ra sai sót của anh ấy. Lần đầu, lãnh đạo nói ý tưởng của anh ấy lỗi thời và thiết kế quá thô, rằng mấy vấn đề chuyên môn cơ bản mà cũng không xử lý chu toàn được, và đây rõ ràng là vì Simon đã chiếu lệ trong công việc. Lãnh đạo nói vậy để mong Simon sẽ cẩn thận và kỹ lưỡng hơn trong nghiệp vụ, và đạt kết quả tốt trong bổn phận. Nhưng anh Simon không coi trọng, lại còn viện cớ, nói rằng là do thời gian có hạn, rồi sau đó anh ấy cũng không phản tỉnh hay xem xét vấn đề này. Lần thứ hai cũng là vì anh ấy vô trách nhiệm và cẩu thả trong thiết kế. Anh ấy không kiểm tra tác phẩm cho chu đáo, cũng không cho chúng tôi xem qua, mà lại gửi thẳng cho lãnh đạo duyệt. Kết quả là một số vi phạm nguyên tắc rõ ràng chưa được chỉnh và phải đưa về sửa lại, gây trì hoãn tiến độ công tác quan trọng này. Những thất bại này xảy ra đều là do ạm Simon có thái độ không coi trọng bổn phận và hời hợt. Lãnh đạo đã xử lý Simon rất nghiêm khắc và cách chức anh ấy để anh ấy có thể phản tỉnh về thái độ đối với bổn phận, nhanh chóng thay đổi cung cách, thực hiện bổn phận cẩn thận và kỹ lưỡng, và cư xử phù hợp với nguyên tắc lẽ thật. Nếu việc bị xử lý và cách chức giúp anh ấy phản tỉnh và rút ra bài học, thì sẽ rất có ích cho bổn phận và lối vào sự sống của anh ấy! Hiểu ra khiến tôi cảm thấy an tâm hơn nhiều.

Lúc đó, trong lòng tôi còn chút khúc mắc. Tôi cảm thấy việc cách chức Simon chỉ vì mắc hai lỗi trong thiết kế chẳng phải là cách xử lý quá nghiêm khắc từ phía lãnh đạo sao? Tôi tự hỏi không biết mình có bị cách chức nếu chẳng may mắc lỗi tương tự không. Tôi biết tôi còn hiểu lầm và đề phòng về chuyện này, nên đã tìm những lời Đức Chúa Trời có liên quan để đọc. Lời Đức Chúa Trời phán: “Bề ngoài, một số người dường như không có bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng suốt thời gian họ thực hiện bổn phận. Họ không làm việc gì rành rành là tà ác; họ không gây những sự phá vỡ hay nhiễu loạn, hoặc bước đi con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ. Trong khi thực hiện bổn phận của mình, họ không có bất kỳ sai sót hay vấn đề nghiêm trọng nào về nguyên tắc, ấy thế mà, bất tri bất giác, trong vài năm ngắn ngủi, họ bị phơi bày là kẻ không hề chấp nhận lẽ thật và là một người không tin. Tại sao lại như vậy? Những người khác không thể nhìn thấy một vấn đề, nhưng Đức Chúa Trời khảo xét kỹ nội tâm sâu thẳm của những người này, và Ngài nhìn thấy vấn đề. Họ luôn chiếu lệ và không ăn năn khi thực hiện bổn phận của mình. Khi thời gian trôi qua, họ tự nhiên bị phơi bày. Vẫn không ăn năn nghĩa là gì? Nó có nghĩa là mặc dù thực hiện bổn phận xuyên suốt nhưng họ đã luôn có thái độ sai lạc với việc đó, thái độ bất cẩn và chiếu lệ, thái độ thiếu nghiêm túc, và họ không bao giờ chu đáo, càng không tận tâm. Họ có thể bỏ ra một chút nỗ lực, nhưng họ chỉ đang làm chiếu lệ. Họ không cống hiến hết mình, và những vi phạm của họ không có hồi kết. Từ sự cao trọng của Đức Chúa Trời, họ chưa bao giờ ăn năn; họ luôn chiếu lệ, và chưa bao giờ có bất kỳ sự thay đổi nào nơi họ – nghĩa là, họ không buông bỏ cái ác và ăn năn với Ngài. Đức Chúa Trời không thấy ở họ một thái độ ăn năn, và Ngài không thấy một sự hoán cải trong thái độ của họ. Họ cố chấp khi đối xử với bổn phận của mình và sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời với một thái độ và phương pháp như vậy. Xuyên suốt, không có gì thay đổi trong tâm tính ngoan cố, ương ngạnh này, và hơn thế nữa, họ chưa bao giờ cảm thấy mắc nợ Đức Chúa Trời, chưa bao giờ cảm thấy rằng sự bất cẩn và chiếu lệ của họ là một sự vi phạm, là hành ác. Trong lòng họ, không cảm thấy mắc nợ, không cảm thấy tội lỗi, không cảm thấy tự trách, càng không tự lên án mình. Và khi thời gian trôi qua đã lâu, Đức Chúa Trời thấy rằng người này là vô phương cứu chữa(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời tôi thấy rằng một người trước sau luôn coi nhẹ bổn phận của họ, không bao giờ tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật trong mọi việc họ làm, làm việc gì cũng không để tâm, không tận tâm, mà cứ thực hiện bổn phận qua loa chiếu lệ, thì đó chính là sự chiếu lệ nghiêm trọng. Kể cả khi họ không có vẻ phá hoại hay quấy nhiễu rõ ràng, cũng không đi theo con đường địch lại Đấng Christ, nhưng nếu họ không ăn năn vì thái độ hời hợt, nếu cứ luôn có sai lệch trong bổn phận, thì cuối cùng họ sẽ bị Đức Chúa Trời phơi bày và đào thải. Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi bắt đầu nhớ lại biểu hiện của Simon trong bổn phận vào thời gian đó. Kỳ thực, anh ấy làm việc trong nhóm đã lâu và nắm vững chuyên môn, nhưng lại thường hay mắc những lỗi cơ bản. Đôi lúc những thiết kế đơn giản của anh ấy cũng phải sửa lại nhiều lần. Anh ấy còn hay mắc lỗi kể cả khi sao lưu và gắn nhãn tệp. Tôi đã chỉ cho anh ấy nhiều lần, và các anh chị em cũng hay cảnh báo anh ấy, nhưng anh ấy không bao giờ coi trọng hoặc phản tỉnh về vấn đề và thái độ của mình đối với bổn phận. Khi lãnh đạo lần đầu xử lý anh ấy, anh ấy không phản tỉnh về vấn đề của mình mà cứ biện hộ, đổ lỗi cho việc thời gian có hạn, thế nên anh ấy không thay đổi được gì và vẫn cứ tiếp tục mắc lỗi. Tôi đã thấy rõ anh Simon ương ngạnh như thế nào. Dù đã hiểu đôi chút về hành vi của anh Simon trước kia, nhưng tôi không để tâm lắm vì nó chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới công tác. Nhưng lần này anh ấy đã chiếu lệ và gây trì hoãn công tác quan trọng; việc lãnh đạo cách chức anh ấy là phù hợp với nguyên tắc và không hề quá đáng. Từ lời Đức Chúa Trời, tôi thấy rằng tính làm việc chiếu lệ không phải là vấn đề nhỏ. Nếu một người hay có thái độ cẩu thả với bổn phận, thì sớm muộn họ cũng sẽ quấy nhiễu công tác của hội thánh và bị phơi bày. Nghĩ về Simon, nhìn bên ngoài, có vẻ anh ấy chỉ mắc hai lỗi, nhưng nếu xem xét kĩ hơn, anh ấy bị cách chức chủ yếu là vì thái độ cẩu thả đối với bổn phận. Anh ấy hời hợt trong một bổn phận quan trọng như thế và gây trì hoãn công tác – việc cách chức anh ấy cho thấy tâm tính công chính của Đức Chúa Trời!

Sau đó, tôi tự hỏi điều gì đã khiến tôi không tìm kiếm lẽ thật, trở nên đề phòng và hiểu lầm Đức Chúa Trời khi người khác bị cách chức. Trong lúc tĩnh nguyện, tôi đọc được lời Đức Chúa Trời. “Nói cho Ta nghe, nếu một người mắc lỗi có khả năng thực sự hiểu và sẵn lòng ăn năn, lẽ nào nhà Đức Chúa Trời lại không cho họ cơ hội? Vì kế hoạch quản lý sáu nghìn năm của Đức Chúa Trời sắp kết thúc, có rất nhiều bổn phận cần được thực hiện. Nhưng nếu người ta không có lương tâm hay lý trí, và chểnh mảng trong công việc, nếu họ có được cơ hội thực hiện bổn phận nhưng không biết quý trọng, hoàn toàn không mưu cầu lẽ thật gì cả, để lỡ mất thời điểm tốt nhất thì họ sẽ bị phơi bày. Nếu ngươi liên tục bất cẩn và làm cho có lệ khi thực hiện bổn phận, và ngươi không hề vâng phục khi đối mặt với sự tỉa sửa và xử lý, liệu nhà Đức Chúa Trời có còn đưa ngươi vào thực hiện bổn phận không? Trong nhà Đức Chúa Trời, lẽ thật ngự trị, chứ không phải Sa-tan. Đức Chúa Trời có tiếng nói cuối cùng trong mọi sự. Chính Ngài đang làm công tác cứu rỗi nhân loại, chính Ngài đang cai trị mọi sự. Không cần ngươi phải phân tích đúng sai; ngươi chỉ cần nghe lời và vâng phục. Khi đối mặt với sự tỉa sửa và xử lý, ngươi phải tiếp nhận lẽ thật và có thể sửa chữa lỗi lầm. Nếu ngươi làm vậy, nhà Đức Chúa Trời sẽ không tước mất chức vụ thực hiện bổn phận của ngươi. Nếu ngươi luôn sợ bị loại bỏ, luôn viện cớ, luôn bao biện cho bản thân, thì đó là vấn đề. Nếu ngươi để người khác thấy mình hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật, và rằng ngươi cứ trơ ra, thì ngươi đang gặp rắc rối. Hội thánh buộc phải giải quyết ngươi. Nếu ngươi hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật khi thực hiện bổn phận và luôn sợ bị vạch trần, vứt bỏ, thì nỗi sợ này của ngươi đã bị nhiễm ý định của con người và tâm tính Sa-tan bại hoại, cùng sự nghi ngờ, đề phòng và hiểu lầm. Một người không được có bất kỳ thái độ nào như thế. Ngươi phải bắt đầu từ việc giải quyết nỗi sợ của mình cũng như những hiểu lầm của ngươi về Đức Chúa Trời. Sự hiểu lầm của một người về Đức Chúa Trời nảy sinh thế nào? Khi người ta được bình an vô sự, họ nhất định không hiểu lầm Ngài. Họ tin rằng Đức Chúa Trời là tốt lành, rằng Đức Chúa Trời đáng kính, rằng Đức Chúa Trời công chính, rằng Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót và yêu thương, rằng Đức Chúa Trời đúng đắn trong mọi việc Ngài làm. Tuy nhiên, khi họ đối mặt với điều gì đó không phù hợp với quan niệm của mình, họ nghĩ: ‘Có vẻ như Đức Chúa Trời không công chính cho lắm, ít nhất là không phải trong vấn đề này’. Đây có phải là một sự hiểu lầm không? Làm thế nào mà Đức Chúa Trời lại không công chính nữa? Điều gì đã làm nảy sinh sự hiểu lầm này của ngươi? Điều gì đã hình thành quan điểm và nhận thức trong ngươi rằng Đức Chúa Trời không công chính? Ngươi có thể nói chắc chắn đó là gì không? Đó là câu nào? Vấn đề nào? Tình huống nào? Hãy nói ra đi, để mọi người có thể suy xét và xem lý lẽ của ngươi có vững hay không. Và khi một người hiểu sai Đức Chúa Trời hoặc đối mặt với điều gì đó không phù hợp với quan niệm của họ, thì họ nên có thái độ gì? (Thái độ tìm kiếm lẽ thật và tuân phục.) Họ cần phải vâng lời trước và cân nhắc: ‘Mình không hiểu, nhưng mình sẽ tuân phục vì đây là điều Đức Chúa Trời đã làm và không phải là điều con người nên phân tích. Hơn nữa, mình không thể nghi ngờ lời Đức Chúa Trời hay công tác của Ngài vì lời Đức Chúa Trời là lẽ thật’. Chẳng phải đây là thái độ mà một người nên có sao? Với thái độ này, sự hiểu lầm của ngươi có còn gây ra vấn đề không? (Sẽ không.) Nó sẽ không làm tổn hại hoặc phá hoại việc thực hiện bổn phận của ngươi. Các ngươi nói xem, một người nuôi sự hiểu lầm trong khi thực hiện bổn phận của họ có thể trung thành không? Hay là một người không có hiểu lầm mới có thể trung thành? (Một người không nuôi sự hiểu lầm khi thực hiện bổn phận của mình có thể trung thành.) Điều này có nghĩa là trước tiên, ngươi phải có thái độ tuân phục. Hơn nữa, ngươi ít nhất phải tin rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật, rằng Đức Chúa Trời công chính và mọi việc Đức Chúa Trời làm đều đúng. Đây là điều kiện tiên quyết quyết định liệu ngươi có thể trung thành trong việc thực hiện bổn phận của mình hay không(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã làm sáng tỏ mọi việc. Tôi đã hiểu nhầm và đề phòng Đức Chúa Trời vì tôi thiếu đức tin chân thật nơi Ngài và chưa hiểu tâm tính công chính của Ngài. Thấy Simon bị cách chức vì mắc lỗi, khiến tôi nghi ngờ và đề phòng Đức Chúa Trời. Tôi cứ nghĩ nếu mình mắc lỗi thì chắc chắn sẽ bị cách chức, thậm chí là bị đào thải. Tôi nghĩ nhà Đức Chúa Trời cũng như trong thế gian, rằng những ai mắc sai lầm sẽ bị cách chức và đào thải, như thể Đức Chúa Trời phơi bày mọi người chỉ để đào thải họ. Việc cách chức hay đào thải nhân sự trong hội thánh đều có nguyên tắc cả. Mọi người đều được đánh giá toàn diện dựa vào thái độ của họ đối với bổn phận, nhân tính, tố chất của họ, họ có thể tiếp nhận lẽ thật hay không, vân vân. Họ không bị cách chức hay sa thải chỉ vì những vi phạm nhất thời hay những biểu hiện bại hoại ngẫu nhiên. Nghĩ về những lãnh đạo và người làm công xung quanh tôi, một số bị cách chức vì họ có tố chất kém và không thực hiện công tác thực tế, một số thì vì thiếu chuyên môn và không phù hợp với bổn phận của họ, và một số thì vì có tâm tính bại hoại nặng nề và không tìm kiếm lẽ thật để hóa giải chúng. Nhưng chỉ cần họ không phải là kẻ hành ác và không gây nhiễu loạn, nhà Đức Chúa Trời sẽ không đào thải hay khai trừ họ. Thay vào đó, họ sẽ được giao những bổn phận phù hợp với tố chất và thế mạnh của họ, được cho cơ hội để phản tỉnh và ăn năn. Nếu thông qua việc cách chức mà họ có thể tiếp nhận lẽ thật, phản tỉnh bản thân, thực sự ăn năn và thay đổi, hội thánh sẽ đề bạt và sẽ lại tin dùng họ. Chỉ những kẻ địch lại Đấng Christ và những kẻ hành ác không tiếp nhận lẽ thật, không phản tỉnh khi bị cách chức hay phơi bày, không ngừng hành ác và gây nhiễu loạn, mới bị khai trừ hoàn toàn khỏi hội thánh. Tôi đã thấy rằng nhà Đức Chúa Trời đối xử công bằng và công chính với mọi người và lẽ thật quả nhiên ngự trị ở đó. Ví dụ, Simon bị cách chức vì anh ấy có thái độ quá cẩu thả đối với bổn phận, làm việc chiếu lệ gây trì hoãn tiến độ công tác. Đó là sự công chính của Đức Chúa Trời dành cho anh ấy. Nếu anh ấy biết tiếp cận đúng đắn, tìm kiếm lẽ thật và phản tỉnh, thì sẽ là cơ hội tốt để hiểu bản thân, ăn năn và thay đổi. Việc Simon bị cách chức là hồi chuông cảnh tỉnh cho tôi. Tôi đã có vấn đề tương tự anh ấy. Tôi hay làm việc chiếu lệ và cẩu thả trong bổn phận. Đôi lúc tôi biết rõ thiết kế của mình có vấn đề, nhưng mà tôi nghĩ sẽ mất công mất sức mất thời gian để sửa lại nên tô icws gửi cho lãnh đạo duyệt, nghĩ rằng vấn đề không lớn lắm, nếu lãnh đạo phát hiện thêm vấn đề, tôi có thể sửa một lần cho tiện. Kết quả là việc chỉ cần làm xong trong một lần lại phải trả về sửa lại, gây trì hoãn tiến độ công tác. Đôi lúc tôi biết ý tưởng thiết kế của mình lỗi thời, nhưng để cải tiến thì cần rất nhiều tư liệu, suy nghĩ và nghiên cứu. Tôi nghĩ như thế quá phiền hà và tác phẩm tàm tạm như thế là ổn, nên mấy năm trời thiết kế của tôi không có gì tiến bộ. Thất bại của Simon dạy cho tôi một bài học lớn. Tôi đã không tìm kiếm lẽ thật hay rút ra bài học từ chuyện này, tôi đã không hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời, lại còn hiểu lầm và đề phòng Ngài. Tôi thật quá xảo trá. Nghĩ vậy lòng tôi đầy hối hận và tội lỗi. Tôi phải tìm kiếm lẽ thật, tìm con đường thực hành đúng đắn, ngừng hiểu lầm và đề phòng Đức Chúa Trời.

Sau đó, tôi đọc được đoạn lời Đức Chúa Trời. “Nếu ai đó mở lòng thì họ là một người trung thực. Điều này có nghĩa là họ đã hoàn toàn cởi mở tấm lòng và tâm hồn mình với Đức Chúa Trời, không giấu giếm điều gì và không trốn tránh điều gì. Họ đã dâng và bày tỏ lòng mình trọn vẹn với Đức Chúa Trời, nghĩa là họ đã dâng trọn bản thân mình cho Ngài. Liệu họ có còn bị Đức Chúa Trời ghẻ lạnh không? Không, họ sẽ không bị. Bằng cách này, họ dễ dàng quy phục Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời nói rằng họ giả dối, họ sẽ thừa nhận vậy. Nếu Đức Chúa Trời nói rằng họ kiêu ngạo và tự nên công chính thì họ cũng sẽ thừa nhận điều đó. Và họ sẽ không chỉ thừa nhận những điều này và coi như xong – họ có thể ăn năn, phấn đấu vì các nguyên tắc của lẽ thật, nhận ra lỗi lầm của mình và sửa sai. Tự lúc nào không hay, họ sẽ khắc phục nhiều cách làm sai trái của mình, và họ sẽ trở nên ngày càng bớt giả dối, thủ đoạn, bất cẩn và chiếu lệ. Sống theo cách này càng lâu, họ sẽ càng trở nên quang minh chính đại, và họ sẽ càng tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một người trung thực. Sống trong sự sáng nghĩa là như thế. Mọi vinh quang này đều thuộc về Đức Chúa Trời! Khi con người sống trong sự sáng thì đó là do Đức Chúa Trời đang thực hiện – đó không phải là điều để họ khoe khoang. Khi họ sống trong sự sáng, họ hiểu nhiều lẽ thật khác nhau, họ có tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời, họ biết tìm kiếm lẽ thật trong mọi vấn đề mình gặp phải và thực hành lẽ thật, và họ sống có lương tâm và lý trí. Mặc dù họ không thể được gọi là những người công chính nhưng trong mắt Đức Chúa Trời, họ có chút hình tượng giống con người, và chí ít, họ không chống đối Đức Chúa Trời trong lời nói hay việc làm của mình, họ có thể tìm kiếm lẽ thật khi có chuyện xảy đến với họ, và họ có thể quy phục Đức Chúa Trời. Bằng cách này, họ tương đối an toàn và chắc chắn, và không thể nào phản bội Đức Chúa Trời. Mặc dù họ có thể không có sự hiểu biết sâu cho lắm về lẽ thật, nhưng họ có thể vâng lời và quy phục, kính sợ Đức Chúa Trời trong lòng, và tránh xa điều ác. Khi được giao một bổn phận hay một nhiệm vụ nào đó, họ đều dốc hết tâm trí, và thực hiện hết khả năng của mình. Loại người này đáng tin cậy và Đức Chúa Trời tin tưởng họ – những người như thế này sống trong sự sáng. Những người sống trong sự sáng có thể tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời không? Liệu họ vẫn có thể che giấu lòng mình với Đức Chúa Trời không? Họ vẫn còn những bí mật mà họ không thể nói với Đức Chúa Trời không? Liệu họ vẫn có bất kỳ mánh khóe mờ ám, vụn vặt lận lưng nào không? Họ không có. Họ đã hoàn toàn mở lòng với Đức Chúa Trời, và không che giấu bất cứ điều gì. Họ có thể tâm sự với Đức Chúa Trời, thông công với Ngài về bất cứ điều gì, và để Ngài biết mọi việc. Không có gì mà họ không nói với Đức Chúa Trời và không có gì mà họ không cho Ngài thấy. Khi người ta có thể đạt được mức độ cởi mở này, cuộc sống của họ trở nên dễ dàng, tự do và được giải thoát(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lòng tôi sáng tỏ sau khi đọc lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời mong rằng chúng ta có thể làm người trung thực và mở lòng với Ngài. Bất kể chúng ta bị Đức Chúa Trời phơi bày, tỉa sửa, xử lý và cách chức hay không chúng ta phải tuân phục trước đã, không được chống đối Đức Chúa Trời, và phải tin rằng những gì Ngài làm đều tốt, rồi phản tỉnh và tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật. Khi chúng ta mở lòng với Đức Chúa Trời, yêu lẽ thật, nguyện ý tuân phục Đức Chúa Trời, sẽ rất dễ đạt được sự khai sáng và soi rọi của Đức Thánh Linh, đạt được hiểu biết chân thật về lẽ thật, hiểu vấn đề của mình, sửa lỗi, ăn năn, thay đổi, thực hiện bổn phận phù hợp với lời và yêu cầu của Đức Chúa Trời. Còn nữa, chúng ta phải tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không phán xét mọi người qua biểu hiện bên ngoài, Ngài sẽ xem mục đích của họ có phải để làm thỏa lòng Ngài và tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật không. Nếu chúng ta sửa đổi thái độ, làm hết sức mình, thì dù quá trình có thiếu sót, chúng ta vẫn có thể tiếp cận đúng đắn, rút ra bài học từ thất bại và xem xét lại những sai lệch. Khi tôi sửa đổi thái độ, những lo ngại của tôi tự nhiên biến mất.

Sau đó, khi gửi ảnh cho lãnh đạo duyệt, tôi không còn cảm thấy lo sợ hay đề phòng. Tôi nguyện ý sửa đổi mục đích, tìm kiếm lẽ thật, và tận tâm tận lực thực hiện bổn phận. Từ đó trở đi, đối với những vấn đề mà lãnh đạo nêu ra lúc duyệt ảnh, tôi nỗ lực nghiên cứu nghiệp vụ và tìm những tài liệu tham khảo hay để học hỏi. Tôi cũng công tác theo nguyên tắc mà nhà Đức Chúa Trời yêu cầu và không ngừng thử nghiệm. Sau một thời gian, kĩ năng chuyên môn của tôi cải thiện và chất lượng tác phẩm tăng lên rất nhiều. Tôi cảm thấy rất thoải mái. Mấy hôm sau, khi gửi ảnh cho lãnh đạo duyệt, tôi rất bất ngờ khi anh ấy nói: “Thiết kế này tốt lắm, có thể dùng được ngay!”. Nghe nói vậy trong lòng tôi cảm thấy rất vui mừng và xúc động không nói nên lời. Sau đó, anh Simon đã hiểu ra tâm tính bại hoại của mình, muốn ăn năn và thay đổi, nên hội thánh tiếp tục bố trí một bổn phận cho anh ấy. Việc anh Simon bị cách chức cũng đã giúp tôi thay đổi thái độ làm việc chiếu lệ đối với bổn phận. Giờ mỗi khi thực hiện bổn phận, tôi rất kỹ lưỡng và ít chiếu lệ hơn trước đây nhiều. Từ trải nghiệm này, tôi đã biết rằng Đức Chúa Trời không tỉa sửa, xử lý, hay cách chức mọi người chỉ để đào thải họ. Nếu chúng ta có thể tuân phục và tìm kiếm lẽ thật, thì thông qua trải nghiệm này chúng ta có thể hiểu hơn về tâm tính bại hoại của mình, phát hiện ra những vấn đề và sai lệch trong cách thực hiện bổn phận của mình, từ đó nhanh chóng thay đổi và giải quyết chúng, tiến bộ trong lối vào sự sống và bổn phận. Đây quả là chuyện rất tốt! Nhờ gạt bỏ những hiểu lầm và đề phòng với Đức Chúa Trời, cẩn thận, kỹ lưỡng hơn trong bổn phận và hoàn thành trách nhiệm trong mọi việc, tôi cảm thấy an tâm và thoải mái hơn.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Một quyết định khắc cốt ghi tâm

Bởi Bạch Dương, Trung Quốc Ba tôi đã chết vì bị bệnh khi tôi 15 tuổi và gia đình tôi đã mất đi người trụ cột. Tôi không thể chấp nhận nổi...

Quá khứ ô nhục của tôi

Bởi Lý Nghị, Trung Quốc Tháng 8 năm 2015, tôi cùng gia đình chuyển đến Tân Cương. Tôi nghe nói Trung Cộng áp dụng những biện pháp giám sát...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger