Hậu quả của việc né tránh trách nhiệm

31/01/2022

Bởi Tiểu Mạch, Tây Ban Nha

Một ngày tháng 2 năm 2021, một lãnh đạo bảo tôi rằng tôi sắp phụ trách các hội thánh người mới tin ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha. Tôi đã rất ngạc nhiên. Tôi luôn làm công tác Phúc Âm và chưa bao giờ phụ trách hội thánh của các tân tín hữu cả. Tôi không có kinh nghiệm chăm tưới người mới và cũng không thể nói được tiếng Tây Ban Nha nữa. Tôi chắc rằng mình sẽ gặp phải nhiều rắc rối và khó khăn. Tôi sẽ không biết cách để giải quyết. Tân tín hữu giống như trẻ sơ sinh vậy đó. Nếu không được chăm tưới kịp thời, họ sẽ không hiểu được lẽ thật và không bén rễ vào con đường thật. Nếu họ bỏ đức tin, chẳng phải là tôi hành ác sao? Tôi có thể bị thay thế hoặc thậm chí bị loại bỏ. Người làm vị trí này trước đây đã bị thay thế vì làm kém hiệu quả. Công tác trong hội thánh của tân tín hữu chỉ mới bắt đầu, và nhiều việc đang ở giai đoạn dò dẫm, không dễ chút nào. Tôi không nghĩ mình có thể làm được. Nhưng tôi biết mình được giao bổn phận đó và không thể từ chối. Dù vậy, trong lòng tôi không thể nào an tĩnh được. Trước đây công tác Phúc Âm của tôi diễn ra rất tốt. Hàng tháng tôi cải đạo được rất nhiều người. Nhưng công tác của hội thánh người mới sẽ rất khó khăn, và tôi có thể bị loại bỏ nếu làm kém. Tôi có nhiều ưu tư và không tự tin mình có thể làm tốt được việc này. Tôi nhớ lại khoảng thời gian mình chia sẻ Phúc Âm. Tôi thấy có rất nhiều vấn đề trong hội thánh của người mới, một số vấn đề tôi không biết cách giải quyết. Tôi cảm thấy bất lực và cảm thấy bổn phận đó quá khó. Nếu tôi không nhanh chóng giải quyết được những việc đó, nó có thể ảnh hưởng đến công tác của hội thánh. Không biết phải làm sao, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời xin Ngài hướng dẫn để tôi hiểu ý muốn của Ngài và vâng theo.

Ngày hôm sau, một anh nói với tôi về một số vấn đề ở các hội thánh đó. Anh ấy bảo: “Ngày càng nhiều người đang tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời. Khi chia tách các hội thánh, một số lãnh đạo hội thánh vô trách nhiệm và bỏ mặc các thành viên. Họ không có các buổi họp nhóm và không thể đọc lời Đức Chúa Trời. Chị đọc tin nhắn của vài người mới đi này”. Khi tôi mở tin nhắn anh chuyển tiếp, tôi đọc được một tin: “Anh à, có phải anh đến từ Hội thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng không? Tôi không ở trong nhóm họp của hội thánh. Tôi muốn thông công về lời Đức Chúa Trời Toàn Năng trực tuyến. Anh giúp tôi được không? Tôi buồn lắm vì giờ không thể ăn uống lời Đức Chúa Trời Toàn Năng”. Một người mới khác thì nhắn: “Anh à, tôi không thể ăn uống lời Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi đang ở ngoài nhà Đức Chúa Trời và tôi rất đau khổ. Anh giúp tôi tìm các buổi nhóm họp được không?”. Còn một số người tha thiết mong nhóm họp mỗi ngày nhưng lãnh đạo không lên lịch cho họ. Người anh em này rất buồn và bảo: “Tôi không biết chị đang chăm tưới họ thế nào, nhưng dù chị bận rộn thế nào hay công tác khó khăn ra sao, khi thấy những người đã tiếp nhận Phúc Âm mà không thể nhóm họp hay đọc lời Đức Chúa Trời, chị không thấy khó chịu vì chuyện này sao? Nếu chúng ta để ý họ một chút, họ sẽ không bị bỏ mặc ngoài nhà Đức Chúa Trời”. Nghe anh ấy nói chuyện này và đọc tin nhắn của họ làm tôi thấy đau lòng mà không kìm được nước mắt. Vì sự thiếu sót của chúng tôi mà tân tín hữu bị bỏ mặc ngoài nhà Đức Chúa Trời. Họ không thể sống đời sống hội thánh hay đọc lời Ngài, làm tổn hại đời sống của họ. Thế mà tôi, thấy tất cả những vấn đề đó trong hội thánh nhưng lại vô trách nhiệm. Tôi không mang gánh trọng trách về đời sống của họ. Tôi không nghĩ cách mau chóng dàn xếp lại đời sống hội thánh của họ, mà chỉ muốn trốn tránh. Tôi thật quá ích kỷ! Tôi nghĩ đến lời Đức Chúa Trời: “Ai cũng nói rằng họ quan tâm đến gánh nặng của Đức Chúa Trời, bảo vệ chứng ngôn của Hội thánh, ai đã quan tâm? Hãy tự hỏi bản thân: ngươi có phải là người quan tâm đến gánh nặng của Đức Chúa Trời không? … Ngươi có thể để tâm ý của Ta được trọn trong ngươi không? Trong thời khắc then chốt lòng ngươi đã dâng lên chưa? Ngươi có phải là người làm theo ý chỉ của Ta không? Hãy thường xuyên tự hỏi bản thân, thường xuyên suy nghĩ(“Chương 13” của Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu trong Lời xuất hiện trong xác thịt). Từng lời của Đức Chúa Trời như nhắm thẳng vào tôi. Tôi rất đau lòng và thấy mình thật tội lỗi. Nhà Đức Chúa Trời giao tôi phụ trách công tác hội thánh người mới, muốn tôi lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi cần đồng tâm đồng lòng với các anh chị em để chăm tưới họ, để họ có thể hội họp, đọc lời Đức Chúa Trời và bén rễ vào con đường thật. Hội thánh của tân tín hữu đang được thành lập ở một vài quốc gia và vẫn còn nhiều vướng mắc cần được chú trọng cấp thiết, nhưng tôi lại không lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Kể từ khi tiếp nhận sự ủy thác này, tôi chỉ nghĩ đến tương lai của chính mình, lo rằng mình sẽ bị vạch trần và nếu làm không tốt sẽ không có kết cục. Tôi không gánh vác gánh nặng hay có ý thức trách nhiệm trong bổn phận. Tôi thật đáng khinh và thiếu nhân tính! Đằng sau việc người anh kia chuyển tiếp cho tôi tin nhắn của người mới chính là ý muốn của Đức Chúa Trời. Đấy là để đánh thức trái tim tê liệt của tôi để tôi thấy được trách nhiệm mình phải đảm nhận và có thể gánh vác một gánh nặng thực sự trong bổn phận của mình. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, không còn muốn nghĩ về tiền đồ của mình nữa, mà muốn nương cậy vào Ngài, nhận lấy sự ủy thác, chăm chỉ làm bổn phận, tìm kiếm lẽ thật với mọi người, giải quyết vấn đề của hội thánh ngay khi có thể.

Rồi tôi sắp xếp một vài người giúp thu xếp cho những người mới không được nhóm họp. Tôi cũng cố tìm hiểu thực tế về toàn bộ công tác của hội thánh. Trong nhiều hội thánh của tân tín hữu, một số người phụ trách cũng mới làm công tác, không biết phải làm thế nào, và một số người chỉ làm qua loa đối phó, không kịp thời quan tâm đến vấn đề của người mới. Họ cần được giúp đỡ hoặc phải bị thay thế. Đặc biệt là, một số tân tín hữu thôi không tham dự họp vì bị các mục sư trưởng lão lừa gạt họ, và ngày càng nhiều người như vậy. Tôi không thể không bắt đầu lo lắng khi thấy những vấn đề này. Nếu đã phụ trách một thời gian, mà mọi chuyện không cải thiện trong công tác, thì tôi phải chịu trách nhiệm không thể chối cãi và theo thời gian chắc chắn tôi sẽ bị vạch trần. Tôi càng cảm thấy nặng nề hơn. Bề ngoài tôi trông luôn bận rộn nhưng trong lòng tôi thấy rất áp lực. Cuối tháng đó, khi thấy số lượng tân tính hữu không tham dự họp tăng lên, tôi tê cứng người. Tôi nghĩ mình chỉ mới đảm nhận bổn phận đó, nên nếu từ chức sớm thì tôi sẽ bớt hành ác hơn. Còn nếu cứ tiếp tục làm và vấn đề của tân tín hữu không được giải quyết và họ rời khỏi hội thánh, tôi sẽ phạm phải việc ác tày đình. Rồi tôi có thể bị cách chức hoặc thậm chí đích đến và kết cục của tôi sẽ bị hủy hoại. Ý nghĩ từ bỏ cứ lớn dần lên trong tôi, và cuối cùng tôi quyết định phải làm vậy. Nghĩ vậy, tôi đứng dậy và bỗng nhiên thấy chóng mặt vô cùng. Mọi thứ cứ như đang chuyển động và tôi suýt ngất. Tôi chưa bao giờ cảm thấy như vậy, và tự nhủ liệu có phải vì căng thẳng hay không. Tôi kể với một chị và chị ấy thông công với tôi những việc đột ngột xảy ra cũng có ý muốn của Đức Chúa Trời, và phải rút ra được một bài học từ đó. Sau khi nghe vậy, tôi bình tĩnh lại, tìm kiếm và phản tỉnh, cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài khai sáng để tôi hiểu được sự bại hoại của mình.

Tôi đọc được một đoạn trong lời Đức Chúa Trời, đoạn thứ hai ở trang 672. “Ăn uống lời Đức Chúa Trời, thực hành cầu nguyện, chấp nhận trọng trách của Đức Chúa Trời, và chấp nhận những nhiệm vụ mà Ngài giao phó cho ngươi – toàn bộ điều này là để có thể có được một con đường phía trước ngươi. Trọng trách từ sự giao phó của Đức Chúa Trời đặt trên ngươi càng nhiều, ngươi sẽ càng dễ được Ngài làm cho hoàn thiện. Một số người không sẵn lòng phối hợp với những người khác trong việc phục vụ Đức Chúa Trời, ngay cả khi họ đã được kêu gọi; đây là những người lười biếng chỉ ước được chè chén thoải mái. Ngươi càng được bảo phục vụ trong sự phối hợp với những người khác, ngươi sẽ càng đạt được nhiều kinh nghiệm. Bởi có nhiều trọng trách và kinh nghiệm hơn, ngươi sẽ đạt được nhiều cơ hội được làm cho hoàn thiện hơn. Vì lẽ ấy, nếu ngươi có thể phục vụ Đức Chúa Trời với sự chân thành, thì ngươi sẽ lưu tâm đến trọng trách của Đức Chúa Trời; như thế, ngươi sẽ có thêm nhiều cơ hội hơn để được làm cho hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời. Chỉ nhóm người như thế mới hiện đang được làm cho hoàn thiện. Đức Thánh Linh càng cảm hóa ngươi, ngươi sẽ càng dành nhiều thời gian lưu tâm đến trọng trách của Đức Chúa Trời, ngươi sẽ càng được làm cho hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời, và ngươi sẽ càng được Ngài thu phục – cho đến khi ngươi cuối cùng trở thành một người mà Đức Chúa Trời sử dụng. Trong hiện tại, có một số người không mang trọng trách cho hội thánh. Những người này bê trễ và luộm thuộm, và chỉ quan tâm đến xác thịt của họ. Những người như thế cực kỳ ích kỷ, và họ cũng mù quáng. Nếu ngươi không thể thấy rõ vấn đề này, ngươi sẽ không mang bất kỳ trọng trách nào. Ngươi càng lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, trọng trách mà Ngài giao phó cho ngươi sẽ càng lớn. Kẻ ích kỷ không sẵn lòng chịu đựng những điều như thế; họ không sẵn lòng trả giá, và kết quả là họ sẽ lỡ mất những cơ hội được Đức Chúa Trời làm cho hoàn thiện. Chẳng phải họ đang làm hại chính mình sao? Nếu ngươi là người lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, vậy thì ngươi sẽ phát triển một trọng trách thật sự cho hội thánh. Trên thực tế, thay vì gọi đây là trọng trách ngươi mang cho hội thánh, sẽ tốt hơn khi gọi nó là trọng trách ngươi mang vì lợi ích sự sống của chính mình, bởi vì mục đích của trọng trách mà ngươi phát triển cho hội thánh là để ngươi dùng những kinh nghiệm ấy mà được hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời. Vì lẽ ấy, bất cứ ai mang trọng trách vĩ đại nhất cho hội thánh, bất cứ ai mang trọng trách cho việc bước vào sự sống – họ sẽ là những người được Đức Chúa Trời làm cho hoàn thiện. Ngươi đã thấy rõ điều này chưa? Nếu hội thánh mà ngươi ở cùng bị phân tán như cát, nhưng ngươi lại không lo lắng cũng không bồn chồn, và ngươi thậm chí giả mù khi anh chị em ngươi không ăn uống lời Đức Chúa Trời một cách bình thường, vậy thì ngươi không mang bất kỳ trọng trách nào. Những người như thế không phải là dạng người mà Đức Chúa Trời vui thích. Dạng người mà Đức Chúa Trời vui thích thì đói khát sự công chính và lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Như thế, các ngươi phải trở nên lưu tâm đến trọng trách của Đức Chúa Trời, tại đây và ngay lúc này; ngươi không nên đợi Đức Chúa Trời mặc khải tâm tính công chính của Ngài cho toàn thể nhân loại rồi mới lưu tâm hơn đến trọng trách của Đức Chúa Trời. Chẳng phải khi ấy sẽ là quá trễ sao? Bây giờ là cơ hội tốt để được làm cho hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời. Nếu ngươi để cho cơ hội này vụt khỏi tầm tay, ngươi sẽ hối hận cả phần đời còn lại, cũng như Môi-se đã không thể bước vào xứ Ca-na-an tốt lành và đã hối hận cả đời mình, chết trong sự ăn năn. Một khi Đức Chúa Trời đã mặc khải tâm tính công chính của Ngài cho hết thảy mọi người, ngươi sẽ đầy hối hận. Ngay cả khi Đức Chúa Trời không hành phạt ngươi, ngươi sẽ hành phạt bản thân bởi sự ăn năn của chính mình(Hãy lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời để đạt được sự hoàn thiện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ đoạn lời Đức Chúa Trời đó, tôi thấy việc mang gánh trọng trách về sự ủy thác của Đức Chúa Trời liên quan đến việc một người có thể được hoàn thiện không. Càng mang nhiều gánh trọng trách người ta càng lưu tâm đến gánh trọng trách của Đức Chúa Trời, càng được Đức Chúa Trời ban phước. Tuy vậy, những người hoàn toàn thiếu trách nhiệm với công tác hội thánh và bổn phận của họ, những người chỉ biết bảo vệ bản thân mà không bảo vệ lợi ích hội thánh đều là những kẻ ích kỷ và đáng khinh không thể được Đức Chúa Trời hoàn thiện. Tôi tự ngẫm về việc mình đã ích kỷ ra sao, không sẵn lòng thật sự mang gánh trọng trách hay quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, chỉ biết nghĩ cho tương lai của chính mình. Khi ngày càng có thêm người mới không thường xuyên nhóm họp, tôi đã không khẩn trương tìm giải pháp để hỗ trợ họ, mà chỉ lo lắng về việc bị vạch trần và loại bỏ nếu mình tiếp tục bổn phận này. Tôi không kham nổitrách nhiệm đối với những linh hồn đó. Thế là để tự bảo vệ mình, tôi muốn từ chức bổn phận đó. Tôi hoàn toàn không hết lòng vì Đức Chúa Trời. Tôi chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của mình trong bổn phận. Khi không có lợi, cộng thêm việc tôi phải chịu khổ và chịu trách nhiệm, tôi muốn chạy trốn, chừa cho mình một đường lui. Tôi cực kỳ vui vẻ làm công tác khi mọi chuyện ổn thỏa suôn sẻ, nhưng khi nảy sinh vấn đề và tương lai của chính mình bị đe dọa, tôi lại muốn bỏ cuộc. Tôi không thành thật với Đức Chúa Trời và thật sự không có tấm lòng trung thực. Tôi là kẻ tiểu nhân xảo quyệt gian trá, tư lợi và đê hèn không đáng tin cậy chút nào. Đức Chúa Trời sẽ không hoàn thiện kẻ ích kỷ và xảo quyệt như tôi. Càng nghĩ tôi càng căm ghét bản thân mình vì không có lương tâm. Tôi không xứng đáng sống trước Đức Chúa Trời. Tôi thấy vô cùng tội lỗi và hối hận.

Tại sao chúng ta luôn cân nhắc lợi ích và tiền đồ của chính mình khi làm bổn phận? Tại sao chúng ta lại ích kỷ như vậy? Tôi thực sự cũng tự hỏi điều đó. Khi đọc lời Đức Chúa Trời mổ xẻ những kẻ địch lại Đấng Christ khi tĩnh nguyện, tôi hiểu rõ việc này hơn chút. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Trong những trường hợp bình thường, một người nên chấp nhận và quy phục những thay đổi trong bổn phận của họ. Nhưng họ nên phản tỉnh về bản thân mình, nhận ra thực chất của vấn đề, và nhận ra những khuyết điểm của riêng mình. Đây là một điều rất tốt và không có trở ngại nào là không thể vượt qua. Điều này không phức tạp; nó rất đơn giản và bất kỳ ai cũng có thể suy nghĩ thấu đáo rõ ràng về nó. Khi sự việc như thế này xảy ra với một người bình thường thì chí ít họ cũng sẽ học được điều gì đó, có được sự hiểu biết và đánh giá chính xác hơn về bản thân. Nhưng đối với những kẻ địch lại Đấng Christ thì không phải như vậy – họ khác với những người bình thường cho dù điều gì xảy ra với họ. Sự khác biệt này nằm ở đâu? Họ không quy phục; họ không chủ động và sẵn lòng hợp tác, càng không thực sự chấp nhận nó. Thay vào đó, họ cảm thấy khiếp sợ nó, và họ chống lại nó, phân tích nó, chiêm nghiệm nó và vắt óc suy đoán: ‘Tại sao mình lại bị chuyển đi làm việc ở nơi khác? Tại sao mình không thể tiếp tục làm bổn phận hiện tại? Mình thực sự không phải là một người phù hợp sao? Họ có định sa thải mình, hay loại bỏ mình không?’ Họ tiếp tục suy đi nghĩ lại về những gì đã xảy ra trong tâm trí mình, không ngừng phân tích và suy ngẫm về nó. … Một vấn đề đơn giản như vậy – ấy thế mà kẻ địch lại Đấng Christ lại làm rối tung lên, và cứ suy đi nghĩ lại, đến mức họ không thể chợp mắt ngủ. Tại sao đây lại là cách nghĩ của họ? Tại sao họ nghĩ về một chuyện đơn giản theo cách phức tạp như vậy? Chỉ có một lý do duy nhất: Bất kỳ sự sắp đặt nào của nhà Đức Chúa Trời có liên quan đến họ, họ sẽ liên hệ mật thiết việc đó với hy vọng của mình về việc được phước lành và đích đến trong tương lai. Đây là lý do tại sao họ nghĩ: ‘Mình phải cẩn thận; sai một li đi một dặm, và mình có thể sẽ phải từ giã ước muốn được phước lành – và đó sẽ là dấu chấm hết cho mình. Mình không thể bất cẩn được! Nhà Đức Chúa Trời, các anh chị em, lãnh đạo cấp trên, thậm chí cả Đức Chúa Trời – họ đều không đáng tin cậy. Mình không đặt niềm tin vào bất kỳ ai trong số họ. Người đáng cậy dựa nhất và đáng tin tưởng nhất chính là bản thân mình; nếu bạn không lên kế hoạch cho bản thân thì ai sẽ lo cho bạn chứ? Ai sẽ xem xét những triển vọng cho bạn và liệu bạn có được phước lành hay không chứ? Do đó, mình phải chuẩn bị tỉ mỉ và làm việc cật lực để lên kế hoạch cho bản thân; mình không được cẩu thả một chút nào – nếu không, người ta sẽ dễ lừa dối mình và lợi dụng mình’. Một kẻ địch lại Đấng Christ coi việc được ban phước còn lớn lao hơn cả các từng trời, lớn lao hơn sự sống, quan trọng hơn cả sự thay đổi tâm tính hay sự cứu rỗi cá nhân, và quan trọng hơn là trở thành một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn. Họ nghĩ rằng việc trở thành một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, làm tròn bổn phận của mình và được cứu rỗi đều là những điều nhỏ nhặt không đáng đề cập đến, trong khi việc nhận được phước lành là điều duy nhất trong cả cuộc đời họ mà họ không bao giờ có thể quên được. Vì vậy, trong bất cứ việc gì họ gặp phải, dù lớn hay nhỏ, họ đều vô cùng thận trọng và chú ý, và họ luôn chừa cho mình một lối thoát(“Họ muốn rút lui khi không có được vị trí và hết hy vọng đạt được phước lành” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Khi suy ngẫm những lời này, tôi thấy việc mình bảo vệ bản thân trong bổn phận và nghĩ đến lợi ích của mình là tôi đang bộc lộ tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ mà Đức Chúa Trời vạch trần, thật sự rất ích kỷ, chỉ nghĩ về phước lành và tư lợi. Tôi tin Đức Chúa Trời với động cơ là được Ngài ban phước. Mỗi khi có chuyện gì xảy ra, trước tiên tôi nghĩ đến kết cuộc và đích đến của chính mình, coi phước lành như sự sống. Tôi cân nhắc mọi góc độ, đề phòng Đức Chúa Trời, chừa cho mình một lối thoát, sợ bị vạch trần và loại bỏ nếu mình không cẩn thận. Tôi đã không có đức tin chân thành nơi Đức Chúa Trời. Kể từ khi phụ trách hội thánh của tân tín hữu, lúc tôi thấy quá nhiều khó khăn, tôi đã muốn quay lại truyền giáo. Tôi cảm thấy mình làm tốt bổn phận đó, rằng mình đang đạt được nhiều điều, nên tôi sẽ nhận được lời hứa của Đức Chúa Trời và có đích đến tốt đẹp. Khi thấy mọi vấn đề trong hội thánh của tân tín hữu, tôi lo sợ mọi người bỏ ngang nếu công tác chăm tưới không ổn thỏa, lo mình phải chịu trách nhiệm và bị loại bỏ. Tôi cảm thấy địa vị và tương lai của mình bị ảnh hưởng và mình sẽ không được phước, nên muốn quay đầu bỏ chạy, và hoàn toàn không muốn làm bổn phận đó. Tôi chỉ làm bổn phận của mình để được phước lành, cố thỏa thuận với Đức Chúa Trời. Đó không phải là vâng phục Đức Chúa Trời và làm bổn phận của một loài thọ tạo. Tôi nghĩ đến Phao-lô đi khắp nơi ở châu Âu để rao giảng Phúc Âm, chịu khổ rất nhiều và thành lập nhiều hội thánh, nhưng tất cả công việc khó nhọc đó chỉ là để được phước. Ông muốn dùng việc mình làm để thương lượng với Đức Chúa Trời. Cũng chính vì thế mà Phao-lô nói: “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin: Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta” (2 Ti-mô-thê 4:7-8). Tôi đã cư xử hệt như Phao-lô, không chân thành trong bổn phận. Tôi muốn được Đức Chúa Trời đền bù và ban phước cho nỗ lực bề ngoài của mình, hoàn toàn sống theo độc tố của “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Đó không phải là làm bổn phận. Tôi chỉ là kẻ cơ hội, một kẻ chẳng tin vào được nhà Đức Chúa Trời. Tôi thực sự là một kẻ vô lại. Có rất nhiều vấn đề thực tế cần giải quyết trong hội thánh mà tôi đã không chú tâm đến. Tôi chỉ nghĩ đến kết cuộc và đích đến của mình, liệu mình có được phước hay không. Tôi không còn là con người nữa. Hiểu được vậy khiến tôi cảm thấy rất tội lỗi nên tôi cầu nguyện, không muốn cân nhắc đến kết cuộc của mình nữa, mà chỉ muốn lắng lòng và làm tròn bổn phận.

Sau đó tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời khác khai sáng cho tôi rất nhiều, ở đoạn thứ hai trang 1167. “Trong thực tế, việc thực hiện bổn phận của con người là thành quả của tất cả những gì vốn có trong con người, tức là, điều khả thi đối với con người. Chỉ sau đó thì bổn phận của họ mới được thực hiện. Những thiếu sót của con người trong quá trình phục vụ của họ giảm dần đi thông qua việc trải nghiệm không ngừng và quá trình trải qua sự phán xét của họ; chúng không cản trở hay ảnh hưởng đến bổn phận của con người. Những người thôi không hầu việc hoặc lùi bước và rút lui vì họ sợ rằng có thể có những bất lợi khi hầu việc là những kẻ hèn nhát nhất trong tất cả. Nếu mọi người không thể thể hiện điều họ cần thể hiện trong khi phục vụ hay đạt được những gì vốn khả thi đối với họ, thay vì làm những chuyện ngớ ngẩn và làm qua loa chiếu lệ, thì họ đã đánh mất chức năng mà một loài thọ tạo nên có. Kiểu người này gọi là ‘những kẻ tầm thường’; họ là thứ rác rưởi vô dụng. Làm sao những kẻ như thế có thể xứng đáng được gọi là một loài thọ tạo? Chẳng phải họ là những hữu thể bại hoại, tỏa sáng bên ngoài nhưng lại thối rữa bên trong sao? … Không có mối tương quan giữa bổn phận của con người và việc liệu họ được ban phước hay bị rủa sả. Bổn phận là việc con người phải thực hiện; đó là thiên hướng của họ và không nên lệ thuộc vào sự tưởng thưởng, điều kiện hay lý do. Chỉ khi đó mới là thực hiện bổn phận của mình. Được ban phước là khi ai đó được làm cho hoàn thiện và vui hưởng các phước lành của Đức Chúa Trời sau khi trải qua sự phán xét. Bị rủa sả là khi tâm tính của ai đó không thay đổi sau khi họ đã trải qua hình phạt và sự phán xét, đó là khi họ không trải nghiệm việc được làm cho hoàn thiện, mà bị trừng phạt. Nhưng bất kể họ được ban phước hay bị rủa sả, những loài thọ tạo cũng phải thực hiện bổn phận của mình, làm những điều họ cần phải làm, và làm những điều họ có thể làm; thực hành được như vậy chính là điều tối thiểu mà người mưu cầu Đức Chúa Trời nên làm. Ngươi không nên thực hiện bổn phận của mình chỉ để được ban phước, và ngươi không nên từ chối hành động vì sợ bị rủa sả. Để Ta bảo các ngươi điều này: Việc thực hiện bổn phận của con người là những gì họ cần phải làm, và nếu họ không thể thực hiện bổn phận của mình, thì đây là sự phản nghịch của họ. Chính qua quá trình thực hiện bổn phận của mình mà con người dần dần được thay đổi, và chính qua quá trình này mà con người chứng minh được lòng trung thành của họ. Như vậy, ngươi càng có thể thực hiện bổn phận của mình, thì ngươi sẽ càng nhận được nhiều lẽ thật, và sự bày tỏ của ngươi sẽ càng trở nên thật hơn(Sự khác nhau giữa chức vụ của Đức Chúa Trời nhập thể và bổn phận của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đoạn này giúp tôi hiểu ra bổn phận không liên quan gì đến được phước lành hay bị rủa xả. Là loài thọ tạo, nghĩa vụ của chúng ta là thực hiện bổn phận mà không gắn việc đó với phước lành. Dù có khó khăn gì trong bổn phận, tôi cũng nên hết lòng đảm nhận trách nhiệm đó. Ngay cả nếu có phải bị điều chuyển hoặc cách chức vì không làm tốt, tôi cũng sẽ học được điều gì đó. Tôi không nên từ bỏ vì sợ bị vạch trần hay loại bỏ. Nhà Đức Chúa Trời có nguyên tắc về sa thải và loại bỏ người. Khi có người bị đào thải nhà Đức Chúa Trời, đó không phải là vì bổn phận cụ thể họ làm, hay chỉ vì họ phạm một lỗi trong bổn phận. Chưa bao giờ là như vậy cả. Mà luôn là vì họ không mưu cầu lẽ thật, họ không đi trên con đường đúng, và họ mãi không ăn năn hối cải. Các anh chị em mưu cầu lẽ thật sẽ vẫn được cho cơ hội ngay cả sau khi vi phạm. Với sự giúp đỡ và xử lý, nếu người ta biết được bản thân mình, ăn năn và thay đổi, họ có thể ở lại nhà Đức Chúa Trời. Tôi cũng biết được rằng khi Đức Chúa Trời xem xét ai đó có đang làm bổn phận tốt không, không phải là bề ngoài họ dâng mình được bao nhiêu hay đạt được bao nhiêu thành tích, mà là xem liệu họ có tập trung vào tìm kiếm lẽ thật và làm theo nguyên tắc hay không, liệu họ có hết lòng hết sức làm bổn phận hay không. Và dù có gặp bao nhiêu khó khăn đi nữa, miễn họ cân nhắc ý muốn của Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật, Ngài sẽ khai sáng họ, rồi chuyện gì cũng có thể giải quyết được. Nếu không mưu cầu lẽ thật mà chỉ nghĩ cho được mất của mình, tắc trách trong bổn phận và không bao giờ ăn năn, họ chắc chắn sẽ bị vạch trần và loại bỏ. Khi hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, tôi lại cầu nguyện, muốn thôi không nghĩ đến được mất của bản thân, mà chỉ muốn hết mình trong bổn phận.

Sau đó, tôi thực sự hết lòng thực hiện bổn phận và cẩn thận rà soát mọi chi tiết trong công tác ở hội thánh, liệt kê mọi vấn đề thực tế đang hiện hữu. Tôi tham vấn với lãnh đạo về những vấn đề không giải quyết được, và tìm kiếm thông công từ lãnh đạo của các hội thánh khác. Khi đã hiểu ra nguyên tắc và cách thực hành tôi có thể xử lý được nhiều vấn đề. Khi tôi thay đổi thái độ và thôi không nghĩ đến tiền đồ của mình, mà chỉ nghĩ đến cách làm việc cùng các anh chị em để giải quyết vấn đề của các tín hữu mới, sau một thời gian đời sống hội thánh từng bước đi đúng hướng. Những người mới không tham gia nhóm họp cũng dần quay lại đời sống hội thánh và có thể ăn uống lời Đức Chúa Trời. Khá nhiều tân tín hữu cũng bắt đầu đảm nhận bổn phận truyền giáo. Tôi đã thấy được sự dẫn dắt và phước lành của Đức Chúa Trời. Lời Ngài “Cố gắng tích cực thực hiện bổn phận của mình như một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời là con đường dẫn đến thành công” là những gì tôi đã tự mình trải nghiệm. Nghĩ lại toàn bộ chuyện này, từ lúc hội thánh của tân tín hữu có rất nhiều vấn đề đến lúc mọi thứ dần trở lại đúng hướng và các tân tín hữu sống đời sống hội thánh bình thường, tất cả đều là thành quả của công tác của Đức Chúa Trời. Tôi thấy công tác của Đức Chúa Trời thực sự được chính Đức Chúa Trời thực hiện, và chúng ta chỉ đóng vai trò nào đó mà thôi. Dù bổn phận hay khó khăn nào, chúng ta cũng phải vâng phục, không nghĩ đến được mất của mình. Chúng ta cần tìm kiếm lẽ thật, quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời và dốc hết sức làm bổn phận, rồi ta sẽ thấy được phước lành của Ngài.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Sau những lời nói dối

Bởi Trần Thực, Trung Quốc Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Các ngươi nên biết rằng Đức Chúa Trời thích những người trung thực. Về thực...

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger