Tôi đạt được gì nhờ làm người trung thực

16/09/2022

Bởi Thành Ngôn, Hàn Quốc

Ở một buổi hội họp, một lãnh đạo hỏi tôi về tình hình công tác chăm tưới người mới do tôi phụ trách ở một hội thánh như thế nào. Tôi chẳng biết gì để nói. Mấy ngày qua, tôi chẳng theo dõi chuyện đó và chẳng nắm chi tiết cụ thể. Làm sao tôi trả lời lãnh đạo được? Nếu tôi nói mình không biết thì chắc chắn lãnh đạo và các đồng sự khác sẽ nói tôi không làm công tác thực tế, như thế thì mất mặt lắm. Tôi nghĩ mình có thể nói ra những gì tôi biết trước đây rồi cứ thế mà tính tiếp. Vậy là tôi trả lời: “Đã sắp xếp cho mọi công việc của công tác đó, và đã bổ sung một vài thành viên trong nhóm”. Lãnh đạo liền nói ngay: “Anh không trả lời câu tôi hỏi, anh đang vòng vo. Như thế là xảo quyệt. Nếu anh không biết, thì cứ nói là không biết rồi nhanh chóng theo sát tình hình. Tại sao anh lại vòng vo như vậy? Như thế không tốt đâu. Sai lầm là sai lầm, và anh nên có can đảm để thừa nhận nó”. Tôi thấy bứt rứt, khó chịu, mặt đỏ bừng lên. Điều tôi lo sợ đã xảy ra. Tôi cảm thấy hoàn toàn mất hết thể diện, thấy ai cũng nhìn thấu tôi rồi. Tôi biết lời lãnh đạo nói là đúng, nhưng trong lòng tôi chẳng quy phục nổi. Tôi cảm thấy chị ấy đâu cần phải nói nhiều về nó đến thế. Tôi xử lý việc đó nhanh hết sức có thể chẳng phải là được rồi sao? Tại sao chị ấy phải xử lý và tỉa sửa tôi trước mặt biết bao nhiêu người như thế? Tôi thấy buồn vô cùng, nên đã thầm cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con thật sự thấy mình có sự chống đối với chuyện hôm nay và con không thể quy phục. Xin soi sáng và dẫn dắt con để con biết mình và rút ra bài học”. Sau đó, tôi đã đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Trước tiên hãy nhìn vào kiểu câu hỏi Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã hỏi Sa-tan. ‘Ngươi ở đâu đến?’ Chẳng phải đây là câu hỏi thẳng nó sao? Có ẩn ý nào không? Không có; nó chỉ là một câu hỏi thẳng thắn. Nếu Ta hỏi các ngươi: ‘Ngươi ở đâu đến?’ thì các ngươi sẽ trả lời như thế nào? Nó có phải là câu hỏi khó trả lời không? Liệu các ngươi sẽ đáp: ‘Tôi trải qua đây đó và dạo chơi tại nơi nó’? (Không.) Các ngươi sẽ không trả lời như thế. Thế thì các ngươi cảm thấy thế nào khi các ngươi thấy Sa-tan trả lời theo cách này? (Chúng con cảm thấy Sa-tan đang vô lý, mà cũng gian dối.) Các ngươi có thể nói Ta đang cảm thấy gì không? Mỗi khi Ta thấy những lời này của Sa-tan, Ta cảm thấy ghê tởm, vì Sa-tan nói, nhưng lời nó chẳng có chút thực chất gì. Sa-tan đã trả lời câu hỏi của Đức Chúa Trời chưa? Không, những lời Sa-tan nói không phải là một câu trả lời, chúng chẳng đem lại điều gì. Chúng không phải là một câu trả lời cho câu hỏi của Đức Chúa Trời. ‘Tôi trải qua đây đó trên đất và dạo chơi tại nơi nó’. Hiểu biết của ngươi về những lời này là gì? Thế Sa-tan đến từ đâu? Các ngươi đã nhận được câu trả lời nào cho câu hỏi này chưa? (Chưa.) Đây là ‘thiên tài’ của các âm mưu quỷ quyệt của Sa-tan – không để bất cứ ai phát hiện được nó thật sự đang nói gì. Nghe những lời này ngươi vẫn không thể phân định được nó nói gì, ngay cả khi nó đã trả lời xong. Vậy mà Sa-tan tin rằng nó đã trả lời hoàn hảo. Thế ngươi cảm thấy như thế nào? Ghê tởm? (Vâng.) Giờ ngươi bắt đầu cảm thấy ghê tởm đối với những lời này. Những lời của Sa-tan có một đặc điểm nhất định: Những gì Sa-tan nói khiến ngươi vò đầu bứt tóc, không thể hiểu được nguồn gốc những lời của nó. Đôi khi Sa-tan có những động cơ và nói theo cách cố ý, và đôi khi bị chi phối bởi bản tính của nó, những lời như vậy phát ra một cách tự phát, và vọt ra thẳng từ miệng Sa-tan. Sa-tan không dành nhiều thời gian để cân nhắc những lời như vậy; thay vì thế, chúng được bày tỏ mà không suy nghĩ. Khi Đức Chúa Trời hỏi hắn đến từ đâu, Sa-tan trả lời bằng một vài từ nhập nhằng. Ngươi cảm thấy rất rối, không bao giờ biết được chính xác Sa-tan ở đâu đến. Có ai trong số các ngươi nói như thế này không? Kiểu nói này là gì? (Nó mập mờ và không đưa ra một câu trả lời chắc chắn.) Chúng ta nên dùng loại từ ngữ gì để miêu tả kiểu nói này? Là dương đông kích tây, làm cho lẫn lộn, phải chứ? Giả sử một ai đó không muốn cho người khác biết họ đã làm gì ngày hôm qua. Ngươi hỏi họ: ‘Hôm qua tôi thấy anh. Anh đã đi đâu vậy?’ Họ không nói trực tiếp cho ngươi họ đã đi đâu. Thay vào đó, họ nói: ‘Ngày hôm qua thật là một ngày dài. Thật là mệt mỏi!’ Họ đã trả lời câu hỏi của ngươi chưa? Họ đã trả lời, nhưng họ đã không đưa ra câu trả lời mà ngươi muốn. Đây chính là ‘thiên tài’ trong kỹ xảo ăn nói của con người. Ngươi không bao giờ có thể nhận ra được điều họ muốn nói, hay nắm bắt được nguồn gốc hoặc ý đồ của lời họ. Ngươi không biết được họ đang cố né tránh điều gì vì trong lòng họ có câu chuyện của riêng mình – điều này thật nham hiểm(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất IV, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Tôi thấy lời Đức Chúa Trời bày tỏ rằng lời lẽ và việc làm của Sa-tan đều có động cơ và chiêu trò. Để che đậy những ý định đáng hổ thẹn của mình, nó nói kiểu vòng vo để người ta không thể hiểu nổi. Nó thật sự quỷ quyệt và gian trá. Sa-tan trả lời những câu hỏi của Đức Chúa Trời bằng những lời mơ hồ, lừa dối. Đây là điều mà Đức Chúa Trời ghê tởm. Còn tôi, rõ ràng không nắm được tình hình chăm tưới người mới, nhưng tôi chẳng thành thật. Tôi trả lời như không trả lời, để khiến lãnh đạo nhầm lẫn. Tôi đã trả lời câu hỏi đó mà không cho lãnh đạo thấy được sự thật. Để bảo vệ thể diện và địa vị bản thân, và để lãnh đạo không biết là tôi không làm công tác thực tế, để các anh chị em ở đó không xem thường tôi, tôi đã cả gan nói những lời che mờ sự thật, để lừa dối và mê hoặc họ. Tôi đã thể hiện tâm tính Sa-tan. Nghĩ về chuyện này, tôi thường dùng cách đó với các anh chị em. Như trong một buổi họp công tác, có người hỏi tôi một câu liên quan đến kỹ năng, nhưng tôi không hiểu rõ lắm về vấn đề này, nhưng lại sợ nếu nói thật thì sẽ khiến họ xem thường tôi, nên tôi nói đại khái thế này: “Nếu vấn đề này không được giải quyết, thì nó không chỉ là vấn đề về trình độ kỹ năng, phải chứ? Chẳng phải vấn đề là anh đã làm việc chiếu lệ trong bổn phận sao? Hoặc anh đã không học hỏi và tương giao?”. Nhìn bên ngoài, có vẻ như tôi đang trả lời câu đó, nhưng trong lòng tôi biết rằng trả lời kiểu đó chẳng giải quyết được vấn đề. Tôi nghĩ nếu tôi đặt ngược lại những câu hỏi như thế, người kia hẳn sẽ phản tỉnh và không chất vấn tôi nữa. Làm như thế, những thiếu sót của tôi sẽ không lộ ra. Tôi đã luôn xảo trá và lừa lọc để bảo vệ danh tiếng và địa vị bản thân. Tôi thà xúc phạm Đức Chúa Trời còn hơn bị mất mặt. Điều này đã vạch trần hoàn toàn bản tính xảo trá, lươn lẹo của tôi, phơi bày tôi chán ghét lẽ thật. Tôi cứ tưởng nói dối và lừa phỉnh là rất khôn, nhưng thật ra là ngu dại. Kể cả khi tôi lừa phỉnh được mọi người, khiến họ ngưỡng mộ và nghĩ tôi làm được việc, làm tròn bổn phận đi nữa, thì Đức Chúa Trời cũng không chấp thuận, Ngài sẽ ghê tởm tôi. Vậy thì được mọi người khác tán thành cũng có ích gì chứ? Lúc đó, tôi thấy mình trắng tay và thảm hại. Tôi bận rộn từ sáng đến tối mà chẳng thể nói ra được một lời trung thực. Tâm tính Sa-tan xảo quyệt của tôi chẳng hề thay đổi chút nào và tôi chẳng có chút thực tế của lẽ thật nào. Hôm đó, tôi bị lãnh đạo phơi bày và phê bình gay gắt như thế chính là lời cảnh báo của Đức Chúa Trời dành cho tôi. Tôi biết mình không thể tiếp tục như thế nữa, mà phải ăn năn với Đức Chúa Trời, mưu cầu làm người trung thực, và sống trọn thực tế đó.

Sau đó, tôi tự hỏi mình vẫn còn những hành vi thiếu trung thực nào nữa. Tôi biết mình phải soi lại nội tâm và thay đổi chúng. Qua phản tỉnh, tôi nhận ra rằng trong những báo cáo công tác gần đây của tôi cũng có những phần mang tính xảo quyệt. Những công tác đã hoàn thành một cách thấu đáo và trọn vẹn hơn thì tôi trình bày thật chi tiết. Còn công tác mới làm sơ sài và thiếu hiệu quả thì tôi viết đại khái, hoặc chẳng nêu ra chút nào luôn. Tôi nhớ có một công tác không có kết quả tốt, đến lúc phải báo cáo, tôi đã cân nhắc xem mọi người sẽ nghĩ gì về tôi nếu tôi viết ra sự thật. Liệu họ có nói tôi còn chẳng làm tốt nổi một công tác nhỏ như thế, nói tôi bất tài không? Tôi cân nhắc thiệt hơn rồi quyết định không viết về tiến độ của công tác đó để không ai biết về nó, và có lẽ họ sẽ nghĩ chỉ do tôi bận quá và quên mất nó mà thôi. Khi viết báo cáo, tôi đã âm mưu, gian xảo và lừa phỉnh hết lần này đến lần khác. Tôi thật quá gian trá. Qua nhiều năm tin Đức Chúa Trời, dù tôi đã làm nhiều bổn phận, chịu đựng vài gian khổ, nhưng tôi không dốc sức mưu cầu lẽ thật. Tôi chỉ nghĩ cách để bảo vệ danh tiếng và địa vị bản thân, nen tôi vẫn không có chút gì là nói năng và hành động như người trung thực. Tôi chẳng có can đảm để đơn sơ và cởi mở, thật thảm hại! Đôi lúc, tôi tự hỏi mình: Đức Chúa Trời đã phán quá nhiều với chúng ta, bản thân tôi đã đọc nhiều lời của NGài, nhưng tôi có sống trọn thực tế lẽ thật nào không? Tôi còn không thể viết ra báo cáo đúng sự thật về công tác của mình. Làm như thế, cuối cùng tôi sẽ đạt được gì chứ? Lúc đó, tôi cảm thấy mình đang ở bên bờ vực hiểm nguy. Nếu không ăn năn và mưu cầu sự thay đổi trong tâm tính, tôi sẽ bị Đức Chúa Trời loại bỏ bất kỳ lúc nào. Tôi liền cầu nguyện thầm trong lòng: “Lạy Đức Chúa Trời, con bị bại hoại quá sâu sắc. Con không ngừng nói dối và lừa phỉnh để bảo vệ thể diện và địa vị bản thân. Xin hãy soi sáng con và hướng dẫn con để con có thể thật sự biết mình”.

Sau đó, tôi đọc thêm được một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Nếu các ngươi là lãnh đạo, người làm công hoặc người phụ trách các cấp, các ngươi có sợ nhà Đức Chúa Trời chất vấn công việc của mình không? Các ngươi có sợ nhà Đức Chúa Trời sẽ phát hiện ra những thiếu sót và sai lầm trong công việc của các ngươi và xử lý các ngươi không? Các ngươi có sợ sau khi Bên trên biết tố chất và vóc giạc thực sự của các ngươi, họ sẽ nhìn các ngươi bằng con mắt khác và không cân nhắc đề bạt các ngươi không? … Nỗi sợ đó trong lòng ngươi ít nhất chứng tỏ rằng ngươi có tâm tính của một kẻ địch lại Đấng Christ, và khi nỗi sợ ập đến, ngươi muốn che đậy mọi thứ và lừa dối người khác. Đó có phải là trạng thái hiện tại không? (Phải.) Ngươi đang sợ điều gì? Tại sao ngươi không thể xem xét vấn đề một cách trung thực, thẳng thắn và nói: ‘Nếu cuối cùng mình không có địa vị gì, thì nó tất yếu phải thế. Ngay cả khi vấn đề này bị vạch trần và Bên trên phát hiện ra, sau đó không sử dụng mình nữa, mình vẫn phải giải thích rõ tình hình’? Nỗi sợ của ngươi chứng tỏ ngươi yêu địa vị của mình hơn lẽ thật. Chẳng phải đây là tâm tính của một kẻ địch lại Đấng Christ sao? (Phải.) Coi trọng địa vị hơn tất cả là tâm tính của một kẻ địch lại Đấng Christ. Tại sao ngươi lại quý trọng địa vị đến vậy? Những lợi ích của địa vị là gì? Nếu địa vị mang lại cho ngươi tai họa, khó khăn, xấu hổ và đau đớn, ngươi có còn quý trọng nó không? (Không.) Có rất nhiều lợi ích khi có địa vị, những thứ như sự ghen tị, tôn trọng, đánh giá cao và tâng bốc từ người khác, cũng như sự ngưỡng mộ và tôn kính của họ. Còn có cả cảm giác vượt trội và đặc quyền, mang lại cho ngươi phẩm giá và cảm giác về giá trị bản thân. Ngoài ra, ngươi cũng có thể tận hưởng những thứ mà người khác không có được, chẳng hạn như những hào nhoáng của địa vị và sự biệt đãi. Đây là tất cả những điều ngươi hằng mơ ước, nhưng không dám nghĩ đến. Ngươi có coi trọng những điều này không? Nếu địa vị đơn thuần là trống rỗng, không có ý nghĩa thực sự, và việc bảo vệ nó không có mục đích thực sự, thì chẳng phải thật dại khi coi trọng nó sao? Nếu ngươi có thể buông bỏ những thứ như sở thích và thú vui xác thịt, thì danh tiếng và địa vị sẽ không còn trói buộc ngươi được nữa. Vậy trước khi giải quyết những vấn đề liên quan đến việc coi trọng và chạy theo địa vị thì phải giải quyết điều gì? Đầu tiên, ngươi phải nhìn thấy thực chất của những thứ mà địa vị mang lại cho ngươi, những thứ ngươi thấy rất say mê và coi trọng. Nếu ngươi có thể nhìn thấu và buông bỏ những thứ này, thì sức hấp dẫn của danh vọng và địa vị sẽ giảm đi, và những vấn đề nảy sinh khi ngươi hành động để hưởng danh vọng và địa vị – những điều ác ngươi có thể làm; sự lừa dối, che giấu và đậy điệm của ngươi; và việc ngươi từ chối sự giám sát, thẩm vấn hoặc điều tra của người khác – tất cả sẽ được giải quyết. Nếu không có khả năng nhìn thấu thực chất của việc thèm muốn những hào nhoáng của địa vị, thì những vấn đề này sẽ không bao giờ được giải quyết(“Họ sẽ khiến người khác chỉ vâng phục mình chứ không phải lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 2)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Những lời đó giúp tôi nhận ra rằng tôi không thể kìm nỗi việc nói dối và lừa phỉnh là vì tôi quá trân quý danh tiếng và địa vị của mình. Để bảo vệ thể diện và địa vị bản thân, và để lãnh đạo không thể thấy được chân tướng việc tôi không theo sát công tác, tôi đã cố bày mưu tính kế, giở trờ, lừa dối lãnh đạo bằng lời lẽ của mình. Trong báo cáo công tác, tôi che đậy những thiếu sót của mình, chỉ nêu ra những điểm tốt, không nhắc đến điểm xấu, để người khác nghĩ tôi là lãnh đạo có làm công tác thực tế. Tôi sợ họ sẽ thấy được chân tướng của tôi và không còn ngưỡng mộ tôi, rồi tôi sẽ không còn được hưởng cảm giác ưu việt từ địa vị đó. Khi thấy câu này trong lời Đức Chúa Trời: “Coi trọng địa vị hơn tất cả là tâm tính của một kẻ địch lại Đấng Christ”. Cuối cùng, tôi đã nhận ra nó là vấn đề nghiêm trọng đến thế nào. Tôi nghĩ đến những kẻ địch lại Đấng Christ đã bị khai trừ. Họ luôn luôn mưu cầu danh vị trong bổn phận, giở trò và gian dối sau lưng mọi người. Họ gây nhiễu loạn nghiêm trọng công tác nhà Đức Chúa Trời, nên họ bị vạch trần và bị đuổi đi. Họ còn là những lãnh đạo giả tham hưởng lợi ích của địa vị. Họ luôn xảo trá trong bổn phận, khi không làm công tác thực thế thì lại che đậy sự thật, gây trì hoãn công tác của nhà Đức Chúa Trời. Điều này cũng như chuyện của chị Trần đảm trách công tác phúc âm. Đồng thời, chị còn lo một công tác khác nữa, và trong cả hai cương vị này, chị đều cẩu thả và lừa dối. Trong công tác phúc âm, chị nói mình bận lo công tác kia, còn trong công tác kia, chị lại bảo mình bận lo công tác phúc âm. Thật ra, chị chẳng làm việc của mình trong cả hai công tác, cuối cùng đã bị vạch trần và loại bỏ. Bài học từ thất bại của những người khác chính là lời cảnh báo cho tôi. Giở trò và lừa lọc vì danh tiếng và địa vị bản thân chỉ là tự lừa mình và lừa người, là ngu muội. Đức Chúa Trời nhìn thấy tất cả và Ngài thích những người trung thực, Chỉ có người trung thực mới có chỗ đứng vững trong nhà Đức Chúa Trời, còn người xảo trá trước sau gì sẽ bị vạch trần và loại bỏ. Trong đức tin, tôi chẳng mưu cầu làm người trung thực mà lại giả vờ, tạo ấn tượng sai lầm, tưởng mình đã lừa được vài người, nhưng tôi làm sao thoát được sự soi xét của Đức Chúa Trời. Đến cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ phơi bày và loại bỏ tôi. Rồi tôi nhận ra tầm quan trọng của việc sống trung thực, biết rằng sống trung thực như Đức Chúa Trời yêu cầu và tiếp nhận sự soi xét của Ngài trong mọi sự chính là cách duy nhất để được Ngài chấp thuận. Tôi nghĩ đến những lời Đức Chúa Trời: “Nếu ai đó luôn nói ra những điều có thật trong lòng họ, nếu họ không bao giờ nói dối hay cường điệu, nếu họ chân thành và không hề cẩu thả hay chiếu lệ trong khi thực hiện bổn phận, nếu họ có thể thực hành lẽ thật mà họ hiểu, thì người này có hy vọng đạt được lẽ thật. Nếu một người luôn che đậy bản thân và che giấu lòng mình để không ai có thể thấy rõ họ, nếu họ tạo ấn tượng sai để đánh lừa người khác, thì họ gặp nguy hiểm vô cùng, họ gặp rắc rối to, sẽ rất khó để họ đạt được lẽ thật. Từ đời sống hàng ngày của ai đó, và từ lời nói và hành động của họ, mà ngươi có thể thấy được triển vọng của họ là như thế nào. Nếu người này luôn giả vờ, luôn ra oai, thì người này không phải là người tiếp nhận lẽ thật, và sớm muộn gì họ cũng bị phơi bày và bỏ ra. … Những người không bao giờ cởi mở, những người luôn che giấu mọi thứ, những người luôn giả vờ là ngay thẳng, những người luôn cố gắng làm cho người khác đánh giá cao về họ, những người không cho phép người khác có cảm nhận đầy đủ về họ và khiến người khác ngưỡng mộ họ – chẳng phải những người này ngu ngốc sao? Những người như vậy cực kỳ ngu ngốc! Đó là bởi vì sự thật về một người sớm hay muộn gì cũng sẽ được đưa ra ánh sáng. Họ đi trên con đường nào trong cách cư xử của mình? Con đường của người Pha-ri-si. Những kẻ giả hình có gặp nguy hiểm hay không? Họ là những người mà Đức Chúa Trời ghét nhất, vậy ngươi có tưởng rằng họ không gặp nguy hiểm không? Tất cả những ai là người Pha-ri-si đều bước đi trên con đường đến sự hư mất!(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Luôn giấu giếm, che đậy, giả vờ, chính là con đường sai trái, và nếu không quay đầu, cuối cùng sẽ bị hủy diệt. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời và hạ quyết tâm, sẵn sàng bắt đầu mưu cầu sự thay đổi tâm tính và làm người trung thực.

Sau đó, tôi đọc thêm một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Hết thảy những gì ngươi làm, mọi hành động, mọi ý định, và mọi phản ứng nên được mang ra trước Đức Chúa Trời. Ngay cả đời sống thuộc linh hàng ngày của ngươi – những lời cầu nguyện của ngươi, sự mật thiết của ngươi với Đức Chúa Trời, cách ngươi ăn và uống lời Đức Chúa Trời, sự thông công của ngươi với các anh chị em, và đời sống của ngươi trong hội thánh – và sự phục vụ liên kết của ngươi – cũng có thể được mang ra trước Đức Chúa Trời để Ngài dò xét. Chính việc đó sẽ giúp ngươi trưởng thành trong cuộc sống. Quá trình đón nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời là quá trình thanh tẩy. Ngươi càng có thể đón nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời, thì ngươi càng được làm cho tinh sạch và ngươi càng hợp theo ý muốn của Đức Chúa Trời, để ngươi sẽ không bị cuốn vào sự phóng đãng, và lòng ngươi sẽ sống trong sự hiện diện của Ngài. Ngươi càng đón nhận sự dò xét của Ngài, Sa-tan càng hổ nhục và ngươi càng có thể từ bỏ xác thịt. Như vậy, việc đón nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời là con đường thực hành mà mọi người nên đi theo(Đức Chúa Trời hoàn thiện những ai hợp lòng Ngài, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Nhờ suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng chỉ những ai tiếp nhận sự soi xét của Đức Chúa Trời mới có lòng tôn kính Ngài, có thể tĩnh tâm trước Ngài để tìm kiếm lẽ thật, đánh giá đúng về suy nghĩ của mình và biết được điều đúng đắn phải làm, biết cách được Đức Chúa Trời chấp thuận. Khi khiến chúng ta tiếp nhận sự soi xét của Ngài, Đức Chúa Trời cho phép chúng ta luôn sống trước Ngài và không bị Sa-tan mê hoặc, hầu cho lời Ngài có thể trở thành tiêu chuẩn và căn cứ cho lời nói và việc làm của chúng ta. Đấy là cách duy nhất để bước lên con đường mưu cầu lẽ thật và được cứu rỗi. Sau khi hiểu ra ý muốn của Đức Chúa Trời, tôi bắt đầu thực hành mở lòng với Đức Chúa Trời, không còn giả vờ hay che đậy bản thân, tiếp nhận sự soi xét của Ngài trong mọi sự. Sau đó, khi viết báo cáo, tôi tự cảnh tỉnh mình phải thành thật và tiếp nhận sự soi xét của Đức Chúa Trời, mô tả chính xác công tác mà tôi chưa làm tốt. Khi lãnh đạo hỏi về công tác của tôi, tôi chắc chắn sẽ nói thật. Khi người khác hỏi tôi gì đó, tôi nói thật về những gì tôi biết. Tôi biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Thực hành như thế đúng là thoải mái hơn nhiều. Tôi đã cảm nghiệm rằng tiếp nhận sự soi xét của Đức Chúa Trời là con đường đi vào thực tế của lẽ thật và loại bỏ sự bại hoại. Tôi cũng cảm nghiệm được rằng không có sự tỉa sửa và xử lý, tôi sẽ không nghiêm túc xem xét sự bại hoại của mình, và sẽ không mưu cầu lẽ thật để bước vào thực tế của lẽ thật. Nếu không như thế, dù tôi tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm, đã làm bao nhiêu bổn phận, chịu bao nhiêu đau khổ, tâm tính bại hoại của tôi sẽ không hề thay đổi chút nào. Tôi sẽ không thể được cứu rỗi và số phận sẽ là bị Đức Chúa Trời loại bỏ. Lần được tỉa sửa và xử lý đó đã cho tôi thấy tầm quan trọng của việc sống trung thực, và tôi đã hiểu được đôi chút về sự lươn lẹo và tâm tính Sa-tan xảo quyệt của mình. Đây chính là tình thương và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Thử luyện của vật làm nền

Bởi Xingdao, Hàn Quốc “Lạy Đức Chúa Trời! Dù con có địa vị hay không, giờ đây con hiểu bản thân mình. Nếu địa vị của con cao thì đó là...

Bệnh tật mang tới phước lành

Bởi Tiếu Lan, Trung Quốc Năm 2014, Đảng Cộng sản bắt đầu bôi nhọ Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng bằng vụ án Chiêu Viễn ngày 28 tháng 5 và...

Không còn phô trương nữa

Bởi Mộ Văn, Tây Ban Nha Tôi nhớ vào năm 2018, mình đang thực hiện bổn phận rao giảng phúc âm trong hội thánh, sau đó tôi phụ trách công...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger