Con đường khó khăn để đạt được sự cộng tác hòa hợp

01/12/2022

Bởi Tâm Thành, Trung Quốc

Tháng 7 năm 2020, tôi được bầu làm lãnh đạo hội thánh và được giao phụ trách công tác của hội thánh cùng chị Trần. Khi mới bắt đầu làm bổn phận đó, tôi chưa nắm rõ nhiều nguyên tắc và mỗi khi có thắc mắc đều thảo luận với chị Trần. Tôi sẵn sàng tiếp nhận bất kỳ lời khuyên nào của chị. Sau một thời gian, tôi bắt đầu có thành quả trong bổn phận, và cảm thấy mình đủ năng lực để hoạt động độc lập trong công tác. Sau đó, khi phân công công tác, tôi sẽ tự mình làm mà chẳng thảo luận gì với chị Trần. Kể cả trong một số trường hợp mà chúng tôi phải cùng đưa ra quyết định, tôi cũng tự mình quyết hết. Thấy tôi không hành động theo nguyên tắc, chị Trần thường nhắc nhở tôi đừng ra quyết định tùy ý như vậy. Đôi lúc, chị ấy còn nói chuyện này trước mặt các chấp sự. Tôi cảm thấy chị ấy có vấn đề với tôi, chẳng chừa mặt mũi cho tôi và cố ý châm chích tôi, nên tôi có hơi chống đối chị ấy. Thường khi thảo luận công tác, chị ấy bác bỏ hầu hết ý tưởng của tôi, tôi thấy không phục, nghĩ rằng: “Chị và tôi đều đảm trách công tác của hội thánh, tại sao chị lại là người có tiếng nói quyết định chứ không phải tôi? Chị luôn bác bỏ ý kiến của tôi, thế chẳng giống như chị giỏi hơn tôi sao? Các anh chị em chẳng nghĩ tôi là lãnh đạo tồi à? Tôi biết đối diện với họ kiểu gì đây?”. Tôi đã nảy sinh thành kiến với chị Trần. Sau đó, khi thảo luận công tác, hễ ý kiến của tôi bị bác bỏ là tôi im lặng liền. Dù nhiều lần tôi nghĩ chị ấy nói đúng, nhưng tôi thấy khó chịu khi dịu lại với chị ấy. Qua thời gian, thành kiến của tôi với chị Trần ngày một nặng hơn. Tôi chẳng muốn nói chuyện với chị ấy, càng không muốn thảo luận công tác với chị ấy. Tôi đã thật sự khiến chị ấy bị kìm hãm, và bản thân tôi cũng thấy bị kìm hãm, ức chế.

Vào tháng Một năm 2021, vì vấn đề sức khỏe, sự thiếu cộng tác lâu dài giữa chúng tôi và sự kìm hãm do tôi gây ra, chị Trần rơi vào tiêu cực trầm trọng, không thể gượng dậy được và cuối cùng đã từ bỏ. Đến tháng 10, hội thánh tổ chức bầu người để lấp vào vị trí lãnh đạo đang trống. Một lãnh đạo cấp trên nhắc đến chị Trần, hỏi về tình trạng của chị ấy. Đồng sự Vương nói rằng: “Tình trạng của chị ấy gần đây đã cải thiện nhiều và chị ấy có tinh thần mang gánh trọng trách hơn nữa trong bổn phận”. Chuyện này khiến tôi hơi lo, nghĩ bụng: “Có vẻ chị ấy đề cao chị Trần. Nghe câu đó, chắc chắn lãnh đạo sẽ nghĩ chị Trần thích hợp đảm nhận vị trí này. Nếu chị ấy được bầu thật, chẳng phải mình sẽ lại làm với chị ấy sao?”. Nghĩ về thời gian cộng tác với nhau lúc trước, tôi thấy hơi sợ. Tôi nghĩ: “Trước đây, khi có bất đồng ý kiến về cách tiến hành công tác, hầu hết đồng sự đều ủng hộ chị Trần, chẳng ai thèm nghe mình. Chị Trần là người rất công minh. Nếu để ý thấy mình không làm theo nguyên tắc thì sẽ trách mình ngay, thường xuyên khiến mình bẽ mặt. Làm việc với chị ấy thật kinh khủng. Từ khi chị ấy nghỉ, các đồng sự đều nghe theo ý của mình. Nếu chị ấy quay lại, liệu các đồng sự có nhất nhất nghe theo chị ấy như trước kia không? Nếu chị ấy phê bình mình suốt, hình tượng mà mình gầy dựng bấy lâu với các anh chị em chẳng bị hủy hoại sao?”. Nhận ra thế, tôi thật sự chẳng muốn làm việc cùng chị Trần. Tôi nghĩ: “Thế này không ổn. Mình phải nói với mọi người về sự bại hoại của chị ấy, chứ để chị ấy được bầu thì phiền cho mình lắm”. Nghĩ thế, tôi bèn mô tả mọi hành vi không hay của chị ấy, kể cả nói rằng chị ấy bận tâm đến địa vị và không mang gánh trọng trách nhiệm trong bổn phận. Lo rằng tôi nói không đủ cụ thể, tôi còn đưa ra vài ví dụ để chứng minh cho ý mình. Lãnh đạo thấy tôi không công tâm với chị Trần, nên đã thông công với tôi về nguyên tắc đối xử công bằng với người khác. Nhưng tôi chẳng chịu nghe. Vài ngày sau, chính thức bắt đầu bầu cử, chị Lý hỏi tôi về tình trạng của chị Trần. Tôi mới tự nhủ: “Chị ấy không thân với chị Trần, không biết rõ chị Trần, mình phải cho chị ấy biết là chị Trần không phù hợp làm lãnh đạo, như thế chị ấy sẽ không bầu cho chị Trần”. Vậy nên tôi kể cho chị Lý về những hành vi xấu của chị Trần, bao gồm cả chuyện không mang gánh trọng trách trong bổn phận. Nhưng vừa lúc đó, một chị phản đối: “Chị Trần không mang gánh trọng trách vì chị ấy rơi vào tình trạng xấu. Gần đây, chị ấy đã biến chuyển và đang mang nặng gánh trọng trách trong bổn phận. Còn nữa, chị ấy kiên nhẫn thông công và giúp chúng tôi về nhiều vấn đề mà chúng tôi không hiểu trong bổn phận”. Nghe chị ấy nói thế, tôi liền lo lắng: “Sao chị cứ khen chị Trần vậy? Chị đã bỏ phiếu cho chị ấy rồi áo? Nghe chị nói xong, liệu chị Lý có bỏ phiếu cho chị Trần luôn không? Nếu chị ấy được bầu, thì mình sẽ lại làm việc với chị ấy. Như thế, không những mình không thể nổi bật mà còn bị chị ấy chỉnh đốn suốt. Nếu người khác được bầu làm lãnh đạo thì tốt hơn. Như thế, vì mình làm lãnh đạo được một thời gian rồi và hiểu nhiều nguyên tắc, họ sẽ gần như luôn đồng ý với ý kiến của mình và dù mình làm sai, họ sẽ không nhận ra và không phê bình mình, nên địa vị của mình sẽ không gặp thách thức gfi”. Càng nghĩ về chuyện đó, tôi càng cảm thấy không thể để cho chị Trần được bầu lên. Vậy là tôi liền nói chị Trần chưa có nhiều kinh nghiệm sống và chỉ chia sẻ hiểu biết giáo điều. Khi nói thế, tôi thấy chị Lý gật đầu, tôi liền nhẹ nhõm đi đôi chút, nghĩ rằng có lẽ chị Lý sẽ không bầu cho chị Trần đâu. Chị Trần và một chị nữa cùng có số phiếu cao nhất. Tôi càng lo sợ chị Trần sẽ được bầu và lại cộng tác cùng tôi.

Một hồi sau, lãnh đạo hỏi tôi: “Về tố chất, chị Trần đủ sức để làm lãnh đạo. Chị thấy sao nếu chị ấy được bầu?”. Câu hỏi này khiến tôi lo ngại họ sẽ bầu chị Trần thật, nên liền đáp: “Chị Trần không có nhiều kinh nghiệm sống và có tâm tính bại hoại nặng nề…”. Lãnh đạo có thể thấy tôi chống đối chị Trần đến thế nào và đã một lần nữa vạch trần tôi: “Chị chỉ để ý đến khuyết điểm của người khác, chẳng hề thấy điểm mạnh của họ, nên chị không thể cộng tác tốt với bất kỳ ai. Chị kiêu ngạo quá đáng rồi…”. Câu “Chị không thể cộng tác tốt với bất kỳ ai” khiến tôi bàng hoàng. Tôi cảm thấy lãnh đạo đã vạch trần mọi ý định của tôi và chắc chắn sẽ không nghĩ tốt về tôi. Các anh chị em và lãnh đạo đều thích chị Trần, vậy làm sao tôi tiếp tục làm bổn phận của mình được đây? Tôi thấy đau lòng quá và không muốn làm lãnh đạo nữa. Tôi nghĩ: “Nếu chị Trần giỏi đến thế, thì cứ bầu chị ấy luôn cho rồi”. Vậy nên tôi nói với lãnh đạo: “Tôi không có nhân tính tốt và không thể cộng tác với ai. Tôi cảm thấy mình không thể làm bổn phận này nữa. Tôi nghĩ anh nên chọn một lãnh đạo khác để thay thế tôi”. Lãnh đạo mới thông công với tôi rằng: “Tôi không nói chị kiêu ngạo quá đáng để kìm hãm chị, mà là để thúc ép chị tìm kiếm lẽ thật và giải quyết tâm tính bại hoại…”. Nghe thế, tôi nhận ra mình đang trút giận vào bổn phận và hành động chống đối Đức Chúa Trời. Tôi cảm thấy hơi hổ thẹn và bứt rứt. Nhưng mỗi khi nghĩ đến chuyện làm việc cùng chị Trần, là tôi lại khó chịu vô cùng. Tôi chẳng muốn phải đương đầu chuyện này, nên đã nói là tôi có việc khác cần làm rồi xin phép đi. Trong lòng tôi thật sự u ám… Tôi nhận ra mình đang phản nghịch chống lại Đức Chúa Trời và Ngài đang tránh mặt tôi. Tôi đã trốn tránh hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho tôi. Nếu tôi không hồi tâm chuyển ý, chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ khinh bỉ tôi và tôi sẽ mất công tác của Đức Thánh Linh. Tôi thấy hơi hoảng sợ nên đã đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, trong hoàn cảnh Ngài sắp đặt cho con hôm nay có bài học con cần rút ta. Con tránh né và cự lại nó là con sai rồi, nhưng con không chắc làm sao để phản tỉnh và biết mình. Xin Ngài dẫn dắt con hiểu được ý Ngài và rút ra bài học từ đó”. Cầu nguyện xong, tôi cảm thấy bình an hơn một chút.

Ngày hôm sau, kết quả bầu cử được công bố: Chị Trần được bầu làm lãnh đạo, nhưng tin này không ảnh hưởng đến tôi nhiều như trước. Tôi đã phản tỉnh: Mình luôn chỉ trích sự bại hoại và yếu kém của chị Trần, nhưng chưa hề nói đến điểm mạnh và tài năng của chị ấy. Như thế có phải là bài xích chị ấy không? Vậy là tôi tìm kiếm những đoạn lời Đức Chúa Trời nói đến những kẻ địch lại Đấng Christ chèn ép và bài xích những ai bất đồng quan điểm. Có một đoạn đặc biệt xuyên thấu tâm can tôi. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Những kẻ địch lại Đấng Christ loại trừ và tấn công những người theo đuổi lẽ thật như thế nào? Họ thường dùng những phương pháp mà người khác thấy hợp lý và đúng đắn, thậm chí còn dùng đến những cuộc tranh luận về lẽ thật để tạo sức ảnh hưởng, hòng công kích, lên án và lừa dối người khác. Chẳng hạn, nếu một kẻ địch lại Đấng Christ nghĩ rằng cộng sự của họ mưu cầu lẽ thật và có thể đe dọa đến địa vị của họ, họ sẽ nói về những giáo lý cao quý cùng các lý thuyết thuộc linh để lừa dối mọi người và khiến mọi người đánh giá cao về họ. Bằng cách đó, họ có thể hạ thấp, trấn áp cộng sự cùng đồng sự, và khiến mọi người cảm thấy rằng ‘Dù cộng sự của lãnh đạo chúng ta là người mưu cầu lẽ thật, nhưng tố chất và năng lực của họ không bằng lãnh đạo chúng ta. Các bài giảng của lãnh đạo chúng ta thật cao đẹp, không ai sánh bằng’. Đối với kẻ địch lại Đấng Christ, nghe được kiểu nhận xét này mãn nguyện vô cùng. Họ nhìn vào cộng sự và nghĩ: ‘Chẳng phải anh là người mưu cầu lẽ thật sao? Anh không có một số thực tế của lẽ thật sao? Tại sao không thể giải thích rõ ràng đi? Nếu có năng lực, hãy lên sân khấu mà nói đi. Giờ anh hoàn toàn bị bẽ mặt rồi nhé. Anh thiếu năng lực mà dám ganh với tôi sao?’. Đó là điều kẻ địch lại Đấng Christ đang nghĩ. Mục đích của kẻ địch lại Đấng Christ là gì? Họ muốn tìm cách trấn áp, hạ thấp người khác và nâng mình cao hơn người khác. Đây là cách một kẻ địch lại Đấng Christ đối xử với tất cả những ai mưu cầu lẽ thật hay làm việc cùng họ. … Ngoài những việc làm tà ác này, những kẻ địch lại Đấng Christ còn làm điều đáng khinh hơn, đó là họ luôn cố gắng tìm cách thao túng những người mưu cầu lẽ thật. Ví dụ, nếu một số người đã thông dâm hoặc phạm phải sự vi phạm khác, những kẻ địch lại Đấng Christ lấy những điều này làm đòn bẩy để tấn công họ, tìm cơ hội xúc phạm, vạch trần và vu khống họ, gắn mác cho họ để làm mất hết nhiệt huyết thực hiện bổn phận của họ, hầu cho họ cảm thấy tiêu cực. Những kẻ địch lại Đấng Christ cũng khiến dân sự được Đức Chúa Trời chọn phân biệt đối xử với họ, xa lánh họ và loại bỏ họ, để những người mưu cầu lẽ thật bị cô lập. Cuối cùng, khi tất cả những người mưu cầu lẽ thật cảm thấy tiêu cực và yếu đuối, không còn tích cực thực hiện bổn phận của mình và không sẵn lòng tham gia các cuộc nhóm họp, thì mục tiêu của những kẻ địch lại Đấng Christ đã đạt được. Một khi những người mưu cầu lẽ thật không còn đe dọa đến địa vị và quyền lực của họ, và không ai dám báo cáo hay vạch trần họ nữa, thì những kẻ địch lại Đấng Christ có thể cảm thấy thoải mái. … Tóm lại, dựa trên các biểu hiện này của những kẻ địch lại Đấng Christ, chúng ta có thể xác định rằng họ không đang thực hiện bổn phận lãnh đạo, bởi vì họ không dẫn dắt mọi người ăn uống lời Đức Chúa Trời và thông công về lẽ thật, cũng không cung cấp sự sống cho họ, cho phép họ đạt được lẽ thật. Thay vào đó, họ phá vỡ và làm nhiễu loạn đời sống hội thánh, phá hủy và hủy hoại công tác của hội thánh, cũng như cản trở mọi người trên con đường mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi. Họ muốn dẫn dân sự được Đức Chúa Trời chọn đi lạc lối và khiến người ta đánh mất cơ hội được ban sự cứu rỗi. Đây là mục tiêu tội lỗi cuối cùng mà những kẻ địch lại Đấng Christ muốn đạt được bằng cách phá vỡ và làm nhiễu loạn công tác của nhà Đức Chúa Trời(Mục 3. Họ loại trừ và tấn công những ai theo đuổi lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Đoạn lời Đức Chúa Trời này thật sự xuyên thấu tâm can toi. Đức Chúa Trời phơi bày cách những kẻ địch lại Đấng Christ chèn ép và bài xích người khác, bới lông tìm vết và gièm pha những ai tìm kiếm lẽ thật, để hòng củng cố địa vị của chúng. Cách tôi đối xử với chị Trần chẳng phải cũng như vậy sao? Trong cuộc bầu cử, khi thấy ai cũng nghĩ tốt về chị Trần, tôi nghĩ về lúc chúng tôi cộng tác với nhau, về chuyện ai cũng nghe theo lời chị ấy khuyên, ai cũng chú ý đến chị ấy. Chị ấy lại thường chỉ ra sai sót của tôi, khiến tôi mất mặt. Tôi lo là nếu chị ấy được bầu, các anh chị em sẽ chỉ nghe theo và ngưỡng mộ chị ấy, và chẳng ai thèm nghe lời tôi khuyên cả. Vậy là tôi hoảng lên và hăng hái phủ nhận năng lực của chị ấy, phóng đại những ví dụ về sự bại hoại của chị ấy trước đây. Tôi nói chị ấy không có nhiều trải nghiệm sống và không tìm kiếm lẽ thật, cố lừa mọi người nảy sinh thành kiến với chị ấy rồi không bầu cho chị ấy. Khi lãnh đạo để ý thấy vấn đề của tôi và phê bình tôi vì đối xử bất công với người khác, tôi thấy mình không được như ý và bắt đầu trở nên vô lý, muốn từ bỏ bổn phận. Mọi lời tôi nói đều chứa đầy động cơ ngầm xảo quyệt. Tất cả là để bảo vệ danh tiếng và địa vị bản thân. Như thế có khác gì những kẻ địch lại Đấng Christ công kích những ai tìm kiếm lẽ thật hòng củng cố địa vị của chúng? Công tác của hội thánh đang cần gấp người tài, và dù chị Trần có những biểu hiện bại hoại và có những thiếu sót, nhưng chị ấy có ý thức công chính và mang gánh trọng trách trong bổn phận. Chị ấy tìm kiếm lẽ thật khi gặp vấn đề và là người mưu cầu lẽ thật, nên chị ấy đủ tư cách làm lãnh đạo. Nhưng tôi lại lo chị ấy sẽ đe dọa địa vị của tôi trong mắt người khác, nên tôi cố gièm pha và bài xích chị ấy mà chẳng hề quan tâm gì đến công tác của hội thánh. Tôi chẳng hề nghĩ đến những ý định của Đức Chúa Trời, chẳng làm tròn bổn phận của mình. Tôi gây nhiễu loạn và xáo trộn công tác của hội thánh, tôi đang hành ác! Nhận ra chuyện này, đột nhiên, tôi thấy hành động của mình thật sự kinh khủng. Trước đây, tôi cứ tưởng bài xích và trừng phạt người khác là hành động của kẻ địch lại Đấng Christ, nhưng giờ tôi nhận ra rằng, tôi cũng có tâm tính địch lại Đấng Christ và tôi đang đi theo con đường của kẻ địch lại Đấng Christ. Nếu không ăn năn, đến một ngày tôi sẽ bị Đức Chúa Trời vạch trần và loại bỏ. Nhận ra chuyện này, tôi thấy hơi kinh hãi, nhưng cũng hiểu rằng Đức Chúa Trời mong rằng khi bị xử lý và phơi bày, tôi sẽ phản tỉnh và ăn năn, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại của mình. Tôi phải thật sự cộng tác với chị Trần để làm tốt công tác của hội thánh. Sau đó, tôi mở thổ lộ với các anh chị em về sự bại hoại của mình để họ có phân định về những lời tôi nói trước đây và đối xử đúng đắn với chị Trần. Khi gặp chị Trần, tôi không còn bài xích và chống đối chị ấy nữa, mà chủ động quan tâm chị ấy, thảo luận công việc và cộng tác với chị ấy. Dần dà, chúng tôi bắt đầu hòa hợp với nhau hơn nhiều và tôi cũng thấy thanh thản hơn nhiều. Nhất là trong một buổi hội họp, nghe chị Trần nói rất thực tế về trải nghiệm gần đây của chị ấy, và nghĩ về việc mình đã ngăn cản chị ấy làm lãnh đạo, suýt thì hành ác, tôi cảm thấy có lỗi và ăn năn hơn nữa.

Sau đó, tôi tiếp tục tìm kiếm lẽ thật và suy ngẫm về căn nguyên của vấn đề này. Tôi đã đọc được đoạn lời Đức Chúa Trời này: “Sự trân quý địa vị và danh vọng của những kẻ địch lại Đấng Christ vượt xa những người bình thường, và là điều trong tâm tính và bản chất của họ; đó không phải là một sự quan tâm nhất thời, hay tác động thoáng qua của môi trường xung quanh họ – đó là thứ bên trong cuộc sống, xương tủy của họ, và do đó là bản chất của họ. Nói như vậy nghĩa là trong mọi việc kẻ địch lại Đấng Christ làm, điều đầu tiên họ cân nhắc là địa vị và danh vọng của riêng họ, không gì khác. Đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, địa vị và thanh thế là sự sống của họ, và là mục tiêu cả đời của họ. Trong tất cả những việc họ làm, điều đầu tiên họ cân nhắc là: ‘Điều gì sẽ xảy ra với địa vị của tôi? Và với thanh thế của tôi? Làm điều này sẽ mang lại thanh thế cho tôi không? Điều này sẽ nâng cao vị thế của tôi trong tâm trí mọi người chứ?’. Đó là điều đầu tiên họ nghĩ đến, là bằng chứng hùng hồn cho thấy họ có tâm tính và bản chất của những kẻ địch lại Đấng Christ; nếu không thì họ sẽ không cân nhắc những vấn đề này. … Dù những kẻ địch lại đấng Christ cũng tin vào Đức Chúa Trời, nhưng họ thấy việc theo đuổi địa vị và danh tiếng có giá trị ngang với đức tin nơi Đức Chúa Trời nên đặt cho nó tầm quan trọng tương đương. Có nghĩa là, khi họ bước đi trên con đường tin Đức Chúa Trời, họ cũng theo đuổi địa vị và danh tiếng của chính mình. Có thể nói, trong thâm tâm của những kẻ địch lại đấng Christ, họ tin rằng đức tin nơi Đức Chúa Trời và sự theo đuổi lẽ thật là sự theo đuổi địa vị và danh tiếng; theo đuổi địa vị và danh tiếng cũng là theo đuổi lẽ thật, và đạt được địa vị và danh tiếng là đạt được lẽ thật và sự sống. Nếu họ cảm thấy rằng họ không có được uy tín hay địa vị, rằng không ai ngưỡng mộ họ, tôn kính họ, hoặc theo họ, thì họ rất bực bội, họ cho rằng tin vào Đức Chúa Trời chẳng để làm gì, không có giá trị gì, và họ nhủ thầm: ‘Đức tin vào Đức Chúa Trời như vậy có phải là một sự thất bại không? Nó có phải là vô vọng không?’. Họ thường cân nhắc những điều như thế trong lòng, họ cân nhắc làm sao có thể tạo một chỗ đứng cho chính mình trong nhà Đức Chúa Trời, làm sao họ có thể có danh tiếng cao trọng trong hội thánh, để mọi người lắng nghe khi họ nói, và ủng hộ khi họ hành động, và theo họ đến bất cứ nơi nào họ đi; để họ có tiếng nói trong hội thánh, có danh tiếng, để họ được hưởng lợi ích và có địa vị – họ thường suy ngẫm về những điều như vậy. Đây là những gì mà những người như vậy theo đuổi(Mục 9. Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nối bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 3), Lời, Quyển 3 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Đức Chúa Trời vạch trần những kẻ địch lại Đấng Christ thèm thuồng danh tiếng và địa vị thế nào, mọi việc chúng làm đề là để mưu cầu quyền lực. Chúng muốn tất cả mọi người vâng phục chúng và chiếm địa vị trong lòng họ. Trong thực tế, chúng làm mọi việc này để thiết lập vương quốc riêng, giành giật tín hữu với Đức Chúa Trời và muốn mọi người sùng bái mình. Tôi đã thấy những biểu hiện của mình hệt như những gì Đức Chúa Trời vạch trần: Tôi luôn cố vun đắp hình tượng của mình trong mắt người khác, tìm kiếm địa vị, muốn được ra quyết định cuối cùng và là tâm điểm chú ý của mọi người. Khi có ai tài năng hơn tôi xuất hiện, tôi xem họ là mối đe dọa với địa vị của mình, công kích và bài xích họ. Tôi đã đối xử với chị Trần như thế. Lo rằng nếu chị ấy được làm lãnh đạo thì tôi sẽ không thể xuất chúng, nên tôi đã phóng đại sự bại hoại trước đây của chị ấy để lừa người khác không bầu cho chị ấy. Tôi còn mong họ sẽ bầu lên một cộng sự mới, như thế, vì tôi làm lãnh đạo lâu hơn, nên dù tôi nói gì hay làm gì, kể cả có không phù hợp với nguyên tắc đi nữa, cộng sự mới sẽ không để ý thấy, không phơi bày hay khiển trách tôi. Tôi có thể là trùm sò trong hội thánh, tôi nói gì cũng đúng và tôi làm gì cũng được. Tham vọng và dục vọng của tôi hoàn toàn vượt tầm kiểm soát. Tôi đã tranh đoạt môn đồ với Đức Chúa Trời, tạo lập vương quốc riêng của mình! Để bảo vệ địa vị của mình, tôi còn chèn ép và bài xích người khác. Như thế có khác gì Trung Cộng công kích và bài xích người bất đồng chính kiến? Để duy trì sự cai trị chuyên chế, khiến mọi người sùng bái và đi theo mình, Trung Cộng dùng quyền hành để đàn áp và diệt tận gốc bất kỳ ai đe dọa địa vị và lợi ích của họ. Tôi đã đối xử với chị Trần hệ như cách Trung Cộng làm với nạn nhân của họ. Tôi không thể tin mình đã nên tồi tệ đến thế nào vì địa vị. Là lãnh đạo hội thánh, tôi phải cộng tác với những ai mưu cầu lẽ thật để hoàn thành công tác của hội thánh và đưa anh chị em đến trước Đức Chúa Trời. Nhưng tôi chỉ toàn nghĩ đến danh tiếng và địa vị… Trong lòng tôi chẳng có chỗ cho sự ủy thác của Đức Chúa Trời, chẳng hề kính sợ Đức Chúa Trời. Tôi tin Đức Chúa Trời nhiều năm rồi mà vẫn chèn ép người khác vì thành kiến, vì địa vị, và tôi đã phản nghịch chống Đức Chúa Trời. Tôi đã thật sự phụ lòng Ngài và khiến Ngài ghê tởm!

Sau đó, tôi nhận ra mình chèn ép và bài xích chị Trần còn vì một lý do nữa: Chị ấy cứ phơi bày tôi và khiến tôi mất mặt. Tôi đã tìm được một đoạn lời Đức Chúa Trời nói về tình trạng này: “Nếu ngươi mong muốn lánh xa con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ thì ngươi nên làm gì? Ngươi nên chủ động đến gần những người ngay thẳng yêu lẽ thật. Ngươi nên đến gần những người có thể cho ngươi lời khuyên, những người có thể nói thật và chỉ trích ngươi khi họ phát hiện ra vấn đề, và đặc biệt là những người có thể tỉa sửa, xử lý ngươi khi họ phát hiện ra vấn đề. Đây là người có thể mang lại lợi ích lớn nhất cho ngươi, và ngươi nên trân trọng họ. Nếu ngươi chối bỏ kiểu người lành này và loại họ ra khỏi tầm nhìn, ngươi sẽ đánh mất sự bảo vệ của Đức Chúa Trời, và bất hạnh sẽ từ từ kéo đến. Nếu ngươi đến gần người lành và những người hiểu lẽ thật, ngươi sẽ có sự bình an, hạnh phúc, và tránh được điều bất hạnh. Nếu ngươi đến gần những người kém cỏi, gần những kẻ vô liêm sỉ và những kẻ xu nịnh, thì ngươi đang gặp nguy hiểm. Không những ngươi dễ bị lừa dối, phỉnh gạt, mà tai họa còn có thể giáng xuống ngươi bất cứ lúc nào. Ngươi phải biết ai là người có lợi nhất cho ngươi. Người chỉ ra khi ngươi làm gì sai, khi ngươi tự đề cao và làm chứng cho bản thân mình cũng như cố lừa dối người khác, là kiểu người có lợi nhất cho ngươi, và đến gần họ là con đường đúng đắn. Các ngươi có thể làm điều đó không? Nếu một người nói điều gì đó làm bẽ mặt ngươi, ngươi hận họ cả đời và nói: ‘Tại sao lại vạch trần tôi? Tôi đâu đối xử tệ với anh; tại sao anh luôn gây khó dễ cho tôi chứ?’. Ngươi nuôi lòng oán giận, điều này tạo ra sự chia rẽ, và ngươi luôn cảm thấy ‘Là lãnh đạo, tôi có vị thế và địa vị để cấm anh nói chuyện đó’. Đó là biểu hiện của điều gì? Đó là biểu hiện của việc không tiếp nhận lẽ thật, mà lại tranh đua với người khác, và có chút vô lý. Đây chẳng phải là mối lo ngại về địa vị đang gây phiền toái sao? Điều đó cho thấy một tâm tính cực kỳ bại hoại. Những người luôn quan tâm quá mức đến địa vị là những người mà tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ trong họ quá nghiêm trọng, và hơn nữa, nếu họ có thể hành ác, họ sẽ bị lộ ngay lập tức. Những người chối bỏ lẽ thật và không thể tiếp nhật lẽ thật đang gặp nguy hiểm lớn. Luôn tranh giành địa vị và khao khát lợi ích của địa vị là dấu hiệu của nguy hiểm cận kề. Nếu lòng người ta luôn bị địa vị chi phối, liệu họ có thể thực hành lẽ thật và hành động theo nguyên tắc không? Nếu người ta không thể thực hành lẽ thật, luôn làm mọi việc hòng đạt được danh tiếng và địa vị, cũng như luôn hành xử bằng cách lợi dụng quyền lực, thì chẳng phải đây rõ ràng là một kẻ địch lại Đấng Christ đang thể hiện bộ mặt thật sao?(Mục 4. Họ tán dương và chứng thực về chính mình, Lời, Quyển 3 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Đọc đoạn này xong, tôi nhận ra các anh chị em đâu có phơi bày và chỉnh đốn tôi để trêu chọc, gièm pha hay làm tôi mất mặt, mà là để giúp tôi hiểu mình. Điều này có lợi cho sự sống của tôi và bảo đảm tôi không đi vào con đường sai trái. Tôi nghĩ về năm ngoái, khi tôi làm việc cùng chị Trần, thấy tôi kiêu ngạo quá đáng và hành động tùy ý, chị ấy đã phơi bày tôi trực tiếp là chị ấy hỗ trợ tôi với lòng yêu thương. Có người như thế bên cạnh để giám sát tôi là điều có ích cho lối vào sự sống của tôi. Nhưng vào lúc đó, tôi chẳng xem đó là điều đến từ Đức Chúa Trời, lại diễn giải sai ý tốt của chị Trần. Tôi chỉ thấy chị ấy đang khiến tôi mất mặt khi trực tiếp phơi bày và chỉnh đốn tôi, nên tôi nảy sinh thành kiến với chị ấy, bài xích chị ấy. Đây đều là những biểu hiện của tâm tính địch lại Đấng Christ. Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi con đường thực hành. Tôi phải dành thêm thời gian bên những người trung thực, thẳng thắn, biết mưu cầu lẽ thật, và khi tôi làm gì sai, đi ngược nguyên tắc, tôi phải từ bỏ địa vị và danh tiếng mà lắng nghe suy nghĩ của họ. Làm như thế bảo đảm tôi không hành ác. Tôi nghĩ về chuyện dù tôi là lãnh đạo mà vẫn còn nhiều vấn đề chưa nắm bắt được. Vì chúng ta đều bị tâm tính bại hoại kiểm soát, nên chắc chắn sẽ gây một vài nhiễu loạn và gián đoạn trong bổn phận. Vậy nên chỉ bằng cách làm việc hòa hợp với người khác, giúp đỡ và hỗ trợ nhau, chúng ta mới có thể thực hiện bổn phận và làm công tác của hội thánh một cách tốt đẹp. Khi hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, tôi mở lòng với chị Trần và xin lỗi chị ấy, kể cho chị ấy toàn bộ chuyện tôi đã công kích và chèn ép chị ấy thế nào. Nghe thế, chị Trần không xem thường tôi hay ghét tôi như tôi tưởng, mà chỉ thông công về trải nghiệm riêng của mình để giúp tôi. Khi mở lòng thông công, chúng ta có thể gạt đi thành kiến của mình.

Sau đó, có lần tôi bỏ bê một vài sự vụ chung vì bận rộn lo các dự án khác, phải hai tháng sau, lúc hội họp với những người lo sự vụ chung, tôi mới nhớ ra công việc đó. Chị Dương, người đảm trách sự vụ chung, chẳng hề nói giảm nói tránh khi phê bình tôi: “Chị không tổ chức hội họp với chúng tôi suốt hai tháng, chị không giải quyết những vấn đề chúng tôi gặp trong bổn phận, và sự sống của chúng tôi bị ảnh hưởng tiêu cực. Lời Đức Chúa Trời phán rằng lãnh đạo và người làm công phân công công tác rồi không quản lý thì là lãnh đạo giả”. Nghe chị ấy nói thế, trong lòng tôi có nhiều cảm xúc lẫn lộn: “Trong hai tháng qua, tôi có hỏi han về tình trạng của chị mà, chỉ là không thường xuyên. Còn nữa, vì tôi bận lo công tác khác nên mới vậy. Chị đâu thể gọi tôi là lãnh đạo giả vì chuyện này! Chị nói những lời như thế mà mong tôi tiếp tục quan tâm đến công tác của chị sao? Nếu chị phát hiện tôi lại làm gì sai, rồi phản ánh lên lãnh đạo cấp trên rằng tôi là lãnh đạo giả, thì tôi chẳng mất mặt sao? Thế này không được, sau này tôi không để chị giám sát công tác nữa”. Nhưng rồi tôi nghĩ đến chuyện tháng trước mình đã công kích và bài xích chị Trần, giờ tôi lại không muốn để chị Dương giám sát công tác sau khi chị ấy nói lên ý kiến. Thế chẳng phải tôi đang công kích và bài xích những ai bất đồng quan điểm sao? Rồi sau đó tôi đọc được đoạn lời Đức Chúa Trời này. “Ngươi phải đến gần với những người có thể nói thật với ngươi. Có kiểu người này bên cạnh ngươi rất ích lợi, đặc biệt là những người, khi phát hiện ra ngươi có vấn đề, dám chỉ trích và vạch trần ngươi. Có kiểu người lành đó bên cạnh có thể giữ cho ngươi khỏi đi chệch lối. Nếu họ phát hiện ra ngươi làm điều gì vi phạm các nguyên tắc của lẽ thật, họ sẽ chỉ trích ngươi nếu cần và vạch trần ngươi nếu cần, bất kể địa vị của ngươi. Đó là người ngay thẳng có ý thức công chính. Dù họ vạch trần và chỉ trích ngươi thế nào đi nữa, tất cả đều có thể giúp ích cho ngươi; tất cả đều là sự giám sát và khích lệ ngươi. Ngươi phải đến gần kiểu người đó. Có người như thế ở bên cạnh giúp đỡ, ngươi sẽ được an toàn hơn nhiều. Đó là sự bảo vệ của Đức Chúa Trời(Mục 4. Họ tán dương và chứng thực về chính mình, Lời, Quyển 3 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Nhớ lại lời Đức Chúa Trời, tôi dần bình tâm lại. Chị Dương có hơi gay gắt, nhưng chị ấy có gì nói nấy. Trong thời gian đó, tôi thật sự không hiểu được tình trạng của chị ấy, không giải quyết vấn đề của chị ấy, và sự sống của chị ấy đã bị tác hại nghiêm trọng. Là lãnh đạo hội thánh, tôi có trách nhiệm theo sát tình trạng của mọi người và giải quyết vấn đề của họ, tôi không thể trốn tránh trách nhiệm đó dù có bận rộn đến đâu đi nữa. Thế mà tôi đã không quan tâm gì đến chị Dương, khi chị ấy nêu ý kiến, tôi lại muốn ra tay trả thù chị ấy vì nghĩ chị ấy làm tôi mất mặt. Tôi thật là ác độc mà! Khi xử lý tôi là chị Dương đang giám sát công tác của tôi và thực hành lẽ thật. Nếu tôi công kích và tìm cách báo thù chị ấy là tôi đi ngược với lẽ thật và hành ác! Nhận ra thế, tôi đã đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con nhận ra mình có bản tính tà ác. Để giữ thể diện và danh tiếng, con muốn công kích và báo thù chị Dương. Làm thế là trừng phạt người khác. Lạy Đức Chúa Trời, con không muốn hành động theo tâm tính bại hoại nữa. Con sẵn sàng thực hành lẽ thật và tiếp nhận ý kiến của chị Dương”. Sau khi cầu nguyện, tôi thấy có lỗi về cách đối xử với chị Dương và muốn xin lỗi chị ấy, nhưng không ngờ, chị Dương lại xin lỗi tôi trước, nói rằng chị ấy hơi quá đáng và đã nói năng theo tâm tính bại hoại. Tôi cũng xin lỗi chị Dương, nói rằng: “Chị nói đúng mà. Tôi thật sự đã không làm công tác thực tế và tôi phải phản tỉnh về chuyện này”. Tôi cảm thấy tình huống này là cách Đức Chúa Trời bảo vệ tôi. Khi tôi không làm công tác thực tế, Đức Chúa Trời vạch trần và giúp đỡ tôi thông qua các anh chị em. Đức Chúa Trời công tác một cách thực tế, tạ ơn Đức Chúa Trời!

Qua trải nghiệm này, tôi nhận ra rằng mình đã bị Sa-tan làm cho bại hoại nặng nề và quá thèm thuồng danh tiếng, địa vị. Để giữ thể diện và địa vị, tôi còn chèn ép và bài xích người khác. Việc này đáng khinh và tà ác đến không thể tin nổi. Tôi còn nhận ra rằng dù gặp phải hoàn cảnh gì, ta phải tập trung phản tỉnh và biết mình, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại của mình. Chỉ như thế, ta mới tránh được việc hành ác và chống đối Đức Chúa Trời. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Gông cùm của danh lợi

Bởi Kiệt Lực, Tây Ban Nha Năm 2015, tôi được chọn làm lãnh đạo hội thánh trong cuộc bầu cử thường niên. Tôi vô cùng phấn khởi, nghĩ rằng...

Sự ăn năn của một kẻ giả hình

Bởi Tâm Duệ, Hàn QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Phụng sự Đức Chúa Trời không phải là nhiệm vụ đơn giản. Những người có tâm tính bại...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger