Một bổn phận bắt buộc

01/12/2022

Bởi Glydle, Philippines

Tháng Chín năm 2020, tôi đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt. Sau đó, tôi thường tham dự các cuộc họp và sẽ hỏi các anh chị em về bất cứ gì mình không hiểu. Tôi cũng chủ động thông công hiểu biết của mình về lời Đức Chúa Trời và cũng khích lệ người khác thông công. Có lần, trưởng nhóm bảo tôi: “Trong các cuộc họp, chị thông công rất tốt và cũng có hiểu biết tốt, chị có sẵn lòng chủ trì các cuộc họp không?”. Tôi không thể tin được: Chị ấy muốn tôi chủ trì các cuộc họp sao? Tôi đã mong chờ điều này lâu lắm rồi. Khi tin vào Chúa, tôi luôn ghen tị với những người được đi rao giảng khắp nơi. Tôi thậm chí còn muốn trở thành một mục sư để một ngày nào đó có thể đứng trên bục giảng và giảng bài như họ, giành được sự ngưỡng mộ và khen ngợi của người khác. Tôi không thể tin được giấc mơ của mình cuối cùng đã thành hiện thực. Tôi là người duy nhất trong số những người họp chung với tôi được chọn làm người chủ trì và tôi cảm thấy điều đó nghĩa là mình giỏi hơn người khác. Tôi cảm thấy thật may mắn và đã chấp nhận lời đề nghị đó mà không chút đắn đo. Tôi quyết tâm chuẩn bị trước cho các cuộc họp, ngay khi các anh chị em có vấn đề là tôi giải quyết liền, và nếu không giải quyết được, tôi sẽ nhờ trưởng nhóm giúp đỡ. Một thời gian sau, trưởng nhóm bảo tôi rằng tôi đang làm rất tốt việc chủ trì và chị ấy đã có lòng tin ở tôi hơn. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào. Sau đó, do nhu cầu công việc nhất định, lãnh đạo hội thánh, chị Ivy, đã giao cho tôi thực hành rao giảng Phúc Âm. Trách nhiệm chính của tôi là mời mọi người đến nghe giảng. Tôi không thể chấp nhận được chuyện này vì cảm thấy địa vị của người rao giảng Phúc Âm thấp hơn một người chủ trì cuộc họp. Người ta tưởng những người chủ trì cuộc họp là lãnh đạo – vị trí cho phép tôi dẫn dắt người khác và làm mình nổi bật, trong khi mời người khác đến nghe giảng chỉ là công việc chẳng ai biết đến và sẽ không được ai chú ý cả. Tôi đã thầm phàn nàn: “Tại sao mình lại được giao làm công việc này? Mình không đủ giỏi sao?”. Tôi thật không hiểu nổi. Tôi thậm chí còn có thành kiến với lãnh đạo, cho rằng chị ấy coi thường tôi. Chị ấy đã thông công với tôi về việc rao giảng Phúc Âm là sự ủy thác của Đức Chúa Trời và là bổn phận mà mọi người phải thực hiện. Chỉ khi đó tôi mới miễn cưỡng vâng phục. Nhưng tôi chẳng có hứng thú với chuyện rao giảng Phúc Âm và luôn muốn trở lại với công việc chủ trì các cuộc họp. Tôi thậm chí còn nghĩ việc rao giảng Phúc Âm không phải là công việc phù hợp với tôi, và khi là người chủ trì cuộc họp, tôi có thể làm tốt hơn nhiều.

Nhưng thật ngạc nhiên là, một ngày nọ, lãnh đạo cấp trên bảo tôi: “Tôi có tin vui đây, chị được chọn làm lãnh đạo hội thánh”. Tôi đã sốc. Tôi chưa hiểu lẽ thật, sao có thể đảm nhận vai trò quan trọng như thế được? Nhưng tôi biết đây là sự nâng đỡ của Đức Chúa Trời, nên tôi đã chấp nhận. Sau đó, lãnh đạo bảo tôi rằng tôi sẽ chịu trách nhiệm chính cho công tác Phúc Âm. Ngay khi nghe chữ “công tác Phúc Âm”, suy nghĩ đầu tiên của tôi vẫn là bổn phận ít quan trọng hơn. Nó chỉ liên quan đến việc thông công với những người tìm kiếm lẽ thật, nó sẽ không giúp tôi trở nên nổi tiếng. Tôi lại bắt đầu thầm phàn nàn và cảm thấy phản đối. Tôi không muốn phụ trách công tác Phúc Âm. Sau đó, trong khi thực hiện bổn phận, tôi chỉ tập trung vào việc chủ trì các cuộc họp và ít chú ý đến công tác Phúc Âm. Khi lãnh đạo cấp trên hỏi về công tác Phúc Âm, tôi đã không nắm rõ và chẳng có gì để nói. Tôi biết lý do hội thánh không có kết quả tốt trong công tác Phúc Âm và các anh chị em không biết cách rao giảng Phúc Âm đều là vì sự cẩu thả của tôi. Tôi cảm thấy rất tồi tệ. Sau đó, tôi đã cởi mở với các lãnh đạo về tình trạng của mình và họ đã thông công, thảo luận với tôi cách để giải quyết tình huống này. Họ cũng yêu cầu tôi sau này phải tập trung nhiều hơn vào công tác Phúc Âm. Tôi cảm thấy rất tội lỗi. Là lãnh đạo, tôi nên mang gánh nặng trong công tác Phúc Âm, vậy mà tôi lại vô trách nhiệm trong bổn phận, và kết quả là chúng tôi có thành tích kém trong công tác Phúc Âm. Khi nhận ra điều này, tôi cảm thấy rất tồi tệ.

Trong cuộc họp nọ, tôi đã đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời mà nó đã giúp tôi có được chút hiểu biết về mình. Lời Đức Chúa Trời phán: “Thái độ mà ngươi nên có đối với bổn phận của ngươi, thái độ có thể được gọi là đúng đắn và phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, là gì? Thứ nhất, ngươi không thể dò xét nó được sắp đặt bởi ai, nó được chỉ định bởi cấp lãnh đạo nào – ngươi phải tiếp nhận nó từ Đức Chúa Trời. Ngươi không thể phân tích điều này, ngươi phải tiếp nhận nó từ Đức Chúa Trời. Đây là một điều kiện. Hơn nữa, dù bổn phận của ngươi là gì, đừng phân biệt cao thấp. Giả sử ngươi nói: ‘Tuy nhiệm vụ này là sự ủy thác từ Đức Chúa Trời và công tác của nhà Đức Chúa Trời, nhưng nếu tôi làm điều đó, mọi người có thể coi thường tôi. Những người khác làm công việc mà khiến họ nổi bật. Tôi đã được giao nhiệm vụ này, là nhiệm vụ không giúp tôi nổi bật mà khiến tôi phải ráng sức âm thầm ở đằng sau, thật bất công! Tôi sẽ không làm bổn phận này đâu. Bổn phận của tôi phải là một bổn phận khiến tôi nổi bật trước người khác và giúp tôi thành danh – và ngay cả khi tôi không thành danh hoặc nổi bật, tôi vẫn phải được hưởng lợi từ điều đó và cảm thấy thoải mái về thể xác’. Đây có phải là một thái độ chấp nhận được không? Kén chọn là không chấp nhận những gì đến từ Đức Chúa Trời; đó là lựa chọn theo sở thích của riêng ngươi. Điều này không phải là chấp nhận bổn phận của ngươi; đó là một sự từ chối bổn phận của ngươi, một biểu hiện cho sự phản nghịch của ngươi. Sự kén chọn như vậy được pha trộn với sở thích và tham muốn cá nhân của ngươi; khi ngươi tính đến lợi ích của riêng mình, danh tiếng của ngươi, v.v., thái độ của ngươi đối với bổn phận của ngươi là không quy phục. Thái độ mà ngươi nên có đối với bổn phận là gì? Trước tiên, ngươi không được phân tích nó, cũng không được nghĩ về việc ai đã giao nó cho ngươi; thay vào đó, ngươi phải tiếp nhận nó từ Đức Chúa Trời, như một bổn phận được Đức Chúa Trời ủy thác cho ngươi, và ngươi nên vâng phục những sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, và tiếp nhận bổn phận của mình từ Đức Chúa Trời. Thứ hai, đừng phân biệt cao thấp, và đừng quan tâm gì đến bản chất của nó, liệu nó có giúp ngươi nổi bật hay không, liệu nó được thực hiện trước mặt mọi người hay khuất mắt họ. Đừng xem xét những điều này. Cũng có một thái độ khác: vâng phục và chủ động hợp tác(Thực hiện đầy đủ bổn phận là gì? Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra không có bổn phận nào quan trọng hơn bổn phận nào. Trong mắt Đức Chúa Trời, dù làm gì trong nhà Đức Chúa Trời, chúng ta cũng đều đang thực hiện bổn phận như một loài thọ tạo. Chúng ta không nên phân biệt bổn phận nào quan trọng hơn và xem chúng đến từ một người nào đó. Vì mọi bổn phận đều đến từ quyền tối thượng của Đức Chúa Trời và là trách nhiệm mà chúng ta nên làm tròn. Khi kiểm điểm bản thân, tôi nhận thấy mình luôn ưu tiên làm những gì mình thích, chỉ lựa chọn những công việc khiến tôi nổi trội và không quy phục sự sắp đặt của hội thánh. Mỗi lần việc được giao không hợp ý tôi và không giúp tôi nổi bật, là tôi đều không chấp nhận và thầm chống đối, phàn nàn. Khi lãnh đạo giao cho tôi chủ trì các cuộc họp, vì tôi thích công việc đó, nó thỏa mãn ham muốn của tôi và cho phép tôi làm mình nổi bật, nên tôi thấy vui và thực hiện bổn phận chăm chỉ. Nhưng khi lãnh đạo giao cho tôi rao giảng Phúc Âm, tôi bực chị ấy vì bổn phận này không giúp tôi nổi bật, và tôi cho rằng chị ấy coi thường mình, nên tôi đã thất vọng, buồn bã và thậm chí còn có thành kiến với chị ấy. Tôi đã kén chọn bổn phận mình đảm trách, không chấp nhận chúng là đến từ Đức Chúa Trời và không thực sự vâng phục. Vì có quan niệm sai lầm về bổn phận của mình, nên tôi đã làm cho có trong công tác Phúc Âm và chẳng để ý mấy đến nó. Kết quả là, chúng tôi có kết quả kém và công tác Phúc Âm đã trực tiếp bị đình trệ. Tôi nhận ra cách làm của mình là sai. Dù tôi được giao bổn phận gì và có thích nó hay không, miễn là nó cần cho công tác của hội thánh, thì tôi nên quy phục và làm tốt nhất có thể. Lẽ ra đây mới là điều tôi nên cân nhắc trước tiên, nhưng tôi lại luôn nghĩ đến bổn phận theo ý thích của mình. Tôi thực sự bất tuân và không trung thành. Tạ ơn Đức Chúa Trời! Tôi đã rất hạnh phúc vì nhận ra được sự bại hoại của mình nhờ đọc đoạn lời này của Đức Chúa Trời. Tôi đã hạ quyết tâm: Dù được giao bổn phận gì, tôi cũng sẽ vâng phục.

Tôi đã tĩnh tâm suy nghĩ và tự hỏi: Tại sao nếu có một bổn phận thỏa mãn ý thích và ham muốn của tôi, cho phép tôi nổi bật, thì tôi lại cảm tạ Đức Chúa Trời, nhưng nếu không thích bổn phận đó, thì tôi lại không sẵn lòng thực hiện nó, thậm chí còn phàn nàn và không quy phục? Tôi đã tìm được câu trả lời trong lời Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời phán: “Sự trân quý địa vị và danh vọng của những kẻ địch lại Đấng Christ vượt xa những người bình thường, và là điều trong tâm tính và bản chất của họ; đó không phải là một sự quan tâm nhất thời, hay tác động thoáng qua của môi trường xung quanh họ – đó là thứ bên trong cuộc sống, xương tủy của họ, và do đó là bản chất của họ. Nói như vậy nghĩa là trong mọi việc kẻ địch lại Đấng Christ làm, điều đầu tiên họ cân nhắc là địa vị và danh vọng của riêng họ, không gì khác. Đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, địa vị và thanh thế là sự sống của họ, và là mục tiêu cả đời của họ. Trong tất cả những việc họ làm, điều đầu tiên họ cân nhắc là: ‘Điều gì sẽ xảy ra với địa vị của tôi? Và với thanh thế của tôi? Làm điều này sẽ mang lại thanh thế cho tôi không? Điều này sẽ nâng cao vị thế của tôi trong tâm trí mọi người chứ?’. Đó là điều đầu tiên họ nghĩ đến, là bằng chứng hùng hồn cho thấy họ có tâm tính và bản chất của những kẻ địch lại Đấng Christ; nếu không thì họ sẽ không cân nhắc những vấn đề này. Có thể nói rằng đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, địa vị và thanh thế không phải là yêu cầu bổ sung nào đó, càng không phải là điều gì đó không liên quan mà họ có thể không có. Chúng là một phần của bản tính những kẻ địch lại Đấng Christ, chúng nằm trong xương tủy họ, trong máu họ, chúng là những gì bẩm sinh của họ. Những kẻ địch lại Đấng Christ không thờ ơ với việc họ có địa vị và thanh thế hay không; đây không phải là thái độ của họ. Vậy thì, thái độ của họ là gì? Địa vị và danh tiếng được kết nối mật thiết với cuộc sống hàng ngày của họ, trạng thái hàng ngày của họ, với những gì họ phấn đấu hàng ngày. Và như vậy đối với những kẻ địch lại Đấng Christ, địa vị và danh tiếng là sự sống của họ. Dù họ sống như thế nào, sống trong môi trường nào, làm công việc gì, phấn đấu vì điều gì, mục tiêu của họ là gì, hướng đi của cuộc đời họ là gì, tất cả đều xoay quanh việc có một danh tiếng tốt và một vị trí cao. Và mục tiêu này không thay đổi; họ không bao giờ có thể gạt nó sang một bên. Đây là bộ mặt thật của những kẻ địch lại Đấng Christ, và là bản chất của họ(Mục 9. Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nối bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 3), Lời, Quyển 3 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra những kẻ địch lại Đấng Christ cực kỳ thèm muốn danh tiếng và địa vị. Họ luôn muốn là người đứng đầu và có chỗ trong lòng mọi người. Dù ở trong hoàn cảnh nào, suy nghĩ đầu tiên của họ luôn là liệu họ có thể giành được sự ngưỡng mộ và khen ngợi của người khác hay không. Những người bình thường có thể hơi thất vọng nếu họ không có được danh tiếng và địa vị, nhưng đối với những kẻ địch lại Đấng Christ, họ không hoạt động được đúng nghĩa đen, và thấy cực kỳ đau khổ, đến mức hầu như không thể sống tiếp. Đối với những kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị là dây cứu sinh của họ. Tôi cũng có tâm tính y như thế: luôn muốn đạt được danh tiếng, địa vị và lời khen ngợi của người khác. Trong số các anh chị em, tôi luôn muốn là người được ba mẹ cưng nhất. Trong số bạn bè, tôi muốn là người nổi tiếng nhất. Ở trường, tôi muốn đạt được sự ưng thuận của giáo viên và là một người tin vào Chúa, tôi muốn được như những người rao giảng, rao giảng trước đám đông và giành được sự ngưỡng mộ của mọi người. Sau khi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, tôi vẫn mưu cầu cùng một thứ: Tôi nghĩ rằng thông qua chủ trì các cuộc họp, tôi có thể chứng tỏ bản thân, giành được sự khen ngợi của người khác và được các lãnh đạo đánh giá cao. Vì vậy, khi được giao chủ trì các cuộc họp, tôi cảm thấy rất hạnh phúc và tôi thích cái cảm giác được mọi người tôn trọng và ngợi khen. Nhưng việc rao giảng Phúc Âm là một bổn phận đằng sau hậu trường mà không ai chú ý. Kể cả khi được phong cho cái danh “lãnh đạo”, tôi vẫn không chịu chấp nhận, nghĩ đó không phải là công việc quan trọng, và tôi cứ thắc mắc khi nào thì mình có thể quay lại chủ trì các cuộc họp. Khi ham muốn của tôi không được thỏa mãn, tôi bắt đầu làm việc cho có lệ, dẫn đến kết quả kém trong công tác Phúc Âm. Trước kia, mọi lời cầu nguyện của tôi về việc muốn nỗ lực hết mình trong bổn phận không phải là những lời trung thực và thật lòng – Tôi đã lừa dối Đức Chúa Trời! Tôi chỉ thực hiện bổn phận để duy trì địa vị và danh tiếng, đạt được sự ngưỡng mộ của các anh chị em, chứ không phải để làm Đức Chúa Trời hài lòng. Tôi đã bộc lộ tâm tính địch lại Đấng Christ và đi con đường chống đối Đức Chúa Trời. Nhận ra tất cả điều này, tôi cảm thấy khá sợ hãi. Nếu cứ hành động với một tâm tính địch lại Đấng Christ nghiêm trọng như thế, tôi sẽ gặp kết cục giống một kẻ địch lại Đấng Christ và chắc chắn sẽ bị Đức Chúa Trời rủa sả và trừng phạt! Thật là nguy hiểm! Tôi đã thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con đang ở vị trí rất nguy hiểm – con đã mưu cầu danh tiếng, địa vị và đã đi sai đường. Con sẵn sàng ăn năn và nguyện xin sự cứu rỗi của Ngài”.

Tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời trong một cuộc họp và nó đã giúp tôi sửa chữa quan niệm sai lầm của mình về công tác Phúc Âm. Lời Đức Chúa Trời phán: “Ta cảnh báo tất thảy mọi người và cho tất thảy họ biết rằng truyền bá Phúc Âm không phải là chức phận đặc biệt của một loại hoặc một nhóm người nào; đó là chức phận của mọi người theo Đức Chúa Trời. Tại sao Ta phải làm cho mọi người hiểu phương diện này của lẽ thật? Và tại sao họ cần biết điều này? Bởi vì việc rao truyền Phúc Âm là sứ mạng và chức phận mà mọi loài thọ tạo và mọi tín đồ của Đức Chúa Trời, dù già hay trẻ, nam hay nữ, đều phải chấp nhận. Nếu sứ mạng này đến với ngươi và yêu cầu ngươi phải dâng mình, phải trả một cái giá, và thậm chí dâng cuộc đời mình, thì ngươi nên làm gì? Ngươi nên chấp nhận việc đó, bởi vì ngươi có bổn phận thực hiện. Đây là lẽ thật, và nó là những gì ngươi nên hiểu. Đây không phải là chút học thuyết đơn giản; nó là lẽ thật. Và điều gì khiến nó trở thành lẽ thật? Đó là bởi vì, bất kể thời gian trôi qua, hay thời đại thay đổi như thế nào, hoặc địa lý và không gian thay đổi như thế nào, thì việc rao truyền Phúc Âm và làm chứng cho Đức Chúa Trời vĩnh viễn là một điều tích cực; ý nghĩa của nó và giá trị của nó không thay đổi. Nó không thay đổi theo thời gian hoặc theo vị trí địa lý. Nó tồn tại vĩnh cửu, và đó là điều mà mọi loài thọ tạo phải chấp nhận và đưa vào thực hành. Đây là lẽ thật đời đời. Một số người nói: ‘Tôi không đang thực hiện bổn phận rao truyền Phúc Âm’. Mặc dù vậy, lẽ thật của việc rao truyền Phúc Âm là điều mà mọi người nên hiểu. Vì nó là lẽ thật trong cõi khải tượng, nên tất cả những người tin Đức Chúa Trời phải hiểu nó; đây là thứ bắt nguồn cho đức tin nơi Đức Chúa Trời của một người, và nó có ích lợi cho lối vào sự sống của một người. Hơn nữa, ngươi sẽ có những sự giao thiệp với những người ngoại đạo, bất kể bổn phận của ngươi là gì, vì vậy ngươi có trách nhiệm rao truyền Phúc Âm. Một khi đã hiểu lẽ thật về việc rao truyền Phúc Âm, ngươi sẽ biết trong lòng mình: ‘Truyền giảng công tác mới của Đức Chúa Trời và truyền giảng Phúc Âm về công tác cứu rỗi loài người của Ngài là chức phận của tôi; bất kể địa điểm hay thời gian, bất kể thân phận của tôi hoặc vai trò của tôi hay bổn phận tôi hiện đang thi hành, tôi có nghĩa vụ phải đi và truyền bá tin mừng về công tác mớ của Đức Chúa Trời. Bổn phận chịu ơn của tôi là phải truyền bá nó bất cứ khi nào tôi có cơ hội hoặc thời gian rảnh rỗi’. Đây có phải là những suy nghĩ hiện tại của hầu hết mọi người không? (Không.) Hầu hết mọi người nghĩ gì? ‘Tôi hiện có một bổn phận cố định; tôi tham gia vào việc nghiên cứu và đào sâu một nghề nghiệp và chuyên môn cố định, vì vậy việc truyền bá Phúc Âm không liên quan tí gì đến tôi cả’. Đây là loại thái độ gì? Đây là một thái độ trốn tránh trách nhiệm và sứ mạng của một người, một thái độ tiêu cực, và một người như vậy không quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời và không vâng lời Ngài. Nếu ngươi, cho dù ngươi là ai, không mang trọng trách rao truyền Phúc Âm, thì chẳng phải ngươi đang thể hiện sự thiếu lương tâm và lý trí sao? Nếu ngươi không mạnh mẽ và chủ động trong việc hợp tác, chịu trách nhiệm, và quy phục, thì ngươi chỉ đang phản ứng một cách tiêu cực và thụ động. Đây là một thái độ mà ngươi không được có. Bất kể ngươi đang tham gia bổn phận gì, và bất kể bổn phận của ngươi liên quan đến nghề nghiệp hay chuyên môn gì, thì một trong những khía cạnh quan trọng nhất của tất cả các thành quả trong công việc của ngươi là có thể truyền bá và làm chứng cho Phúc Âm về công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời. Đây là điều tối thiểu mà một vật thọ tạo nên làm(Mục 1. Họ cố gắng thu phục mọi người, Lời, Quyển 3 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi bắt đầu khóc – tôi cảm thấy rất tội lỗi. Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi thấy rõ ràng việc rao giảng Phúc Âm là sự ủy thác của Đức Chúa Trời và là nhiệm vụ và bổn phận không thể trốn tránh. Trong hội thánh, dù bổn phận chúng ta thực hiện là gì, thì mục tiêu cuối cùng của chúng ta cũng giống như nhau: để rao giảng Phúc Âm. Vậy mà, tôi lại không thích rao giảng Phúc Âm và thậm chí còn nhầm tưởng mình chẳng liên quan gì đến công tác Phúc Âm. Tôi tưởng chỉ cần mình chủ trì các cuộc họp và chăm tưới cho các anh chị em, là tôi đang thực hiện bổn phận và làm Đức Chúa Trời hài lòng. Tôi đã không hiểu được công tác Phúc Âm quan trọng như thế nào. Chỉ khi đó tôi mới nhận ra việc rao truyền Phúc Âm là ý định cấp thiết của Đức Chúa Trời. Công tác Phúc Âm là công tác cứu rỗi nhân loại, mang lời chứng trực tiếp cho Đức Chúa Trời, cho phép con người hiểu công tác của Đức Chúa Trời và quay về trước Ngài để được cứu rỗi. Đây thực sự là một công tác ý nghĩa. Nhưng tôi không có tâm trí để làm chứng cho Đức Chúa Trời và không hề mang chút gánh nặng nào trong bổn phận. Khi lãnh đạo giao cho tôi rao giảng Phúc Âm, tôi thậm chí còn chống đối, chối bỏ và trốn tránh trách nhiệm. Tôi thật quá thiếu lương tâm và lý trí! Nếu không có ai mời tôi nghe giảng, rao giảng Phúc Âm cho tôi và làm chứng cho Đức Chúa Trời, chắc tôi đã không được nghe tiếng Đức Chúa Trời và có cơ hội tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt rồi. Nếu tôi không thể thực hiện vai trò rao giảng Phúc Âm và chỉ làm việc chống chế, thì Đức Chúa Trời sẽ không xem tôi là người tin và đi theo Ngài, mà nghĩ tôi thiếu lương tâm và nhân tính. Tôi đã trốn tránh và chối bỏ trách nhiệm rao giảng Phúc Âm của mình và thậm chí còn muốn bỏ công tác Phúc Âm để tập trung chủ trì các cuộc họp. Nghĩ lại, đó là một sai lầm to lớn. Tôi nhớ đến câu chuyện của Nô-ê: Nô-ê không hề nghi ngờ khi ông nghe tiếng Đức Chúa Trời và đã không nghĩ đến lợi ích của mình. Ông chỉ muốn làm Đức Chúa Trời hài lòng, chú ý đến ý muốn của Ngài và đóng con tàu theo lệnh của Ngài. Ông cũng cố hết sức rao giảng Phúc Âm. Tôi được truyền cảm hứng mạnh mẽ bởi trải nghiệm của Nô-ê. Tôi muốn vâng phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời và làm tròn bổn phận giống như Nô-ê. Tôi đã tạ ơn Đức Chúa Trời Toàn Năng vì đã giúp tôi hiểu được khía cạnh lẽ thật này và nhận ra sự bại hoại của mình. Tôi đã sẵn sàng ăn năn và dù có được giao cho công việc gì thì tôi cũng sẽ rao giảng Phúc Âm!

Sau đó, tôi bắt đầu tập trung rao giảng Phúc Âm. Tôi không có nhiều kinh nghiệm, và đối với tôi, việc thông công với nhiều kiểu người khác nhau là một thách thức. Họ có thể từ chối tôi hoặc tôi có thể gặp thời tiết xấu và trải nghiệm đủ loại khó khăn, nhưng tôi không thể bỏ cuộc. Tôi đã nhớ đến những lời này của Đức Chúa Trời: “Bất kể ngươi đang tham gia bổn phận gì, và bất kể bổn phận của ngươi liên quan đến nghề nghiệp hay chuyên môn gì, thì một trong những khía cạnh quan trọng nhất của tất cả các thành quả trong công việc của ngươi là có thể truyền bá và làm chứng cho Phúc Âm về công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời. Đây là điều tối thiểu mà một vật thọ tạo nên làm(Mục 1. Họ cố gắng thu phục mọi người, Lời, Quyển 3 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Đoạn lời này làm tôi rất xúc động. Bổn phận tôi được giao là trách nhiệm mà Đức Chúa Trời giao cho tôi. Tôi đã sẵn sàng vâng phục. Có thể có những khó khăn, nhưng tôi biết chỉ cần mình chân thành cầu nguyện với Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ dẫn dắt tôi. Tạ ơn Đức Chúa Trời Toàn Năng!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Không dễ thoát khỏi hư vinh

Bởi Hoài Ái, Nhật Bản Tháng 7 năm 2020, do nhu cầu công tác sản xuất video, cấp trên cắt cử tôi sang làm video. Vào lúc đó, tôi rất mừng,...

Tình cảm che mờ lòng tôi

Vào tháng 5 năm 2017, tôi đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt. Khi chồng tôi thấy tôi được khỏi bệnh và...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger