Biến đổi qua bổn phận

12/04/2022

Bởi Giang Linh, Tây Ban Nha

Năm ngoái, tôi đảm nhận bổn phận thiết kế đồ họa, kiêm phụ trách công tác của một số anh chị em. Thời gian đầu, vì không nắm rõ các phương diện của nguyên tắc và chi tiết về mọi mặt, tôi đã dốc tâm học hỏi chăm chỉ, có gì không hiểu thì nhờ các anh chị em giúp đỡ. Sau một thời gian, tôi đã nắm được một số nguyên tắc và đạt thành quả trong bổn phận. Thế là tôi bắt đầu thỏa mãn với hiện trạng, và nghĩ rằng làm việc theo cách đó là chấp nhận được rồi. Từ đó trở đi, tôi ít khi chủ động học hỏi để nâng cao kĩ thuật nghiệp vụ của mình. Lúc đó, để tạo được các hình ảnh đẹp hơn hơn, lãnh đạo hội thánh đề nghị chúng tôi học hỏi và đổi mới hơn nữa. Ngoài miệng thì đồng ý, nhưng trong đầu tôi lại nghĩ, “Đổi mới là việc rất mệt mỏi và khó nhọc, những hình ảnh chúng tôi tạo bây giờ cũng đã hiệu quả rồi. Hà tất phải tốn nhiều công sức để đổi mới làm gì?” Sau đó, tôi không màng đến nữa.

Một hôm, cộng sự của tôi nói chị ấy vừa phát hiện ra một phương thức mới để tạo hình ảnh có thể đem lại hiệu quả tốt hơn, và chị ấy kiến nghị tôi học nó. Tôi nghĩ, “Hiệu quả dĩ nhiên là tốt hơn rồi, nhưng tôi không biết kỹ thuật này, mà nếu tôi có học về nó, thì cũng sẽ tốn nhiều thời gian lại còn rất vất vả. Nếu như cứ làm việc bằng các kỹ thuật hiện giờ, thì không những tiết kiệm thời gian và công sức, mà vẫn đạt hiệu quả như thường, sao phải học cách mới cho phiền hà? Chỉ cần làm đủ tốt là được”. Vậy nên tôi vẫn tạo hình ảnh từng bước theo phương pháp cũ. Khi theo dõi công tác nhóm, tôi cũng bắt đầu nghĩ cách để đỡ phải vất vả. Lúc đầu, tôi là người duy nhất phụ trách nhóm, nên chịu nhiều áp lực. Sau đó, có thêm chị Hàn làm cộng sự với tôi nên tôi rất vui. Tôi nghĩ, “Chị Hàn rất chu đáo trong bổn phận, chị ấy sẵn sàng trả giá. Sau này có thể để chị ấy phụ trách nhiều công tác hơn. Như thế, áp lực lên mình sẽ giảm bớt và mình khỏi phải lo lắng nhiều”. Sau đó, vì chị Hàn có quá nhiều việc phải làm, chị ấy nói phải chịu nhiều áp lực và cảm thấy không đủ thời gian. Tôi đã không phản tỉnh bản thân, mà còn tự biện minh, nói đây là cơ hội để chị ấy thực hành và tiếp tục giao cho chị ấy nhiều việc hơn. Lúc đó, tôi thấy có chút tội lỗi. Tôi thấy chị ấy chịu quá nhiều áp lực, và tôi giao chị ấy quá nhiều việc, thật không tốt chút nào. Nhưng để cho bản thân đỡ mệt mỏi, tôi vẫn tiếp tục làm thế.

Vậy nên, tôi không học hỏi, không đổi mới, và đẩy việc sang cho chị Hàn, tự cho mình nhiều thời gian rảnh rỗi. Trong thời gian rảnh, tôi làm những việc mà mình thích. Trong thời gian đó, tôi xem những bộ phim ngắn thế tục với danh nghĩa nâng cao khiếu thẩm mỹ. Tôi xem hết phim này tới phim khác. Kể cả khi đọc lời Đức Chúa Trời hay lúc hội họp cùng anh chị em, những đoạn phim ngắn không ngừng hiện lên trong đầu tôi, nên tôi không thể bình tâm và suy ngẫm lời Đức Chúa Trời. Ngày qua ngày, tôi bắt đầu tập trung vào thú vui xác thịt, cách để nấu ăn ngon, và thường lướt xem những video tin tức trên mạng. Có lúc tôi xem nhiều quá, sợ người khác nói tôi bỏ bê bổn phận, nên khi có chị em nào đi ngang qua chỗ tôi, là tôi hoảng lên, vội vàng tắt cửa sổ video, và mở giao diện làm việc, giả vờ như đang làm việc. Cứ như vậy, tôi ngày càng ít gánh vác trong bổn phận. Khi theo dõi bổn phận của các anh chị em, tôi chỉ làm qua loa cho có lệ. Nếu họ nói không có khó khăn, hay không vấn đề thì càng tốt, nếu có nảy sinh vấn đề gì, tôi cũng không muốn vất vả tìm giải pháp. Tôi nghĩ, “Nếu mình mất công giải quyết vấn đề mọi người gặp trong bổn phận, thì phải tốn bao nhiêu thời gian và công sức? Chi bằng mình để họ tự tìm cách giải quyết. Mình sẽ chỉ nhắc nhở họ tìm kiếm với các anh chị em am hiểu vềcông nghệ”. Vậy nên tần suất tôi theo dõi công tác dần giảm xuống từ hỏi thăm mỗi tuần một lần xuống nửa tháng một lần. Thật ra đôi lúc trong lòng tôi thấy tội lỗi. Tôi biết Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta thực hiện bổn phận tận tâm, tận ý, tận lực, nhưng tôi luôn trốn tránh bổn phận để tiết kiệm thời gian và thỏa mãn ham muốn xác thịt, chẳng phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Nhưng từ góc độ khác, tôi chưa trì hoãn việc sản xuất hình ảnh, không có vấn đề rõ ràng với bổn phận, và mọi việc vẫn tiến hành bình thường, nên tôi nghĩ đây không phải vấn đề lớn. Dần dần tôi không còn cảm thấy sự hiện diện của Đức Chúa Trời, tôi không xúc động khi cầu nguyện, không thấy sáng tỏ khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi không có cảm hứng để tạo hình ảnh. Hiệu quả bổn phận của tôi ngày càng kém. Thêm vào đó, vì tôi không theo dõi sát sao công tác của các anh chị em, khi họ gặp khó khăn, tôi không quan tâm hay tìm kiếm lẽ thật, nên các anh chị em bắt đầu lười nhác trong bổn phận, không tìm kiếm để nâng cao, mà cứ thỏa mãn với hiện trạng, không có tiến bộ trong bổn phận và không đạt hiệu quả cao trong công tác. Lúc đó, tôi chỉ cảm thấy có gì đó không ổn, và có chút hoang mang bối rối. Dù có người nhắc nhở, tôi cũng không quan tâm.

Một hôm nọ, một lãnh đạo hội thánh bỗng đến tìm tôi, chị ấy hỏi tôi, “Chị làm việc tạo hình ảnh cũng lâu rồi, sao công tác lại ngày càng ít đi và kém hiệu quả như vậy? Tôi thật không thể tin nổi công tác của chị lại tệ đến như vậy!” Chị ấy còn phơi bày tôi vì không thực hiện công tác thực tế, là một “cán bộ” vô dụng, lại còn khiến các anh chị em tùy tiện, kém hiệu quả, không có chất lượng trong bổn phận. Chị ấy nói thực hiện bổn phận như vậy là tắc trách, lừa gạt Đức Chúa Trời, gây hại cho nhà Ngài, nếu không phản tỉnh và ăn năn, thì sẽ quá muộn để cứu vãn khi tôi mất bổn phận. Lúc đó, tôi rất đau khổ khi nghe những lời mà lãnh đạo nói, nhưng tôi không nghĩ nó nghiêm trọng như thế, nên tôi không thực sự phản tỉnh bản thân cho lắm. Sau đó, tôi chỉ theo dõi công tác của anh chị em một cách chiếu lệ và tự kiềm chế không xem video không liên quan đến bổn phận.

Một tháng sau, vì tôi đã tắc trách, chểnh mảng, và làm qua loa đại khái trong một thời gian quá dài, nên bị tước bổn phận, thêm hai chị em khác cũng bị tước bổn phận vì không thực hiện công tác thực tế. Lãnh đạo đã phơi bày tôi là sao lãng bổn phận, trì hoãn công việc, chểnh mảng và có ý định che giấu, lừa gạt Đức Chúa Trời, còn nói rằng tôi không theo dõi công tác hay giải quyết vấn đề của các anh chị em, nên thực chất, tôi bao che và dung túng cho hành vi của họ, gây hại cho nhà Đức Chúa Trời. Nghe lãnh đạo phơi bày hành vi của mình mà tôi bất ngờ đến kinh hãi. Thời gian qua, tôi thực hiện bổn phận tệ đến nỗi người khác thấy mà không chịu nổi, thế mà tôi không hề nhận ra. Tôi cứ cảm thấy mình không hề cản trở công tác. Sao tôi lại vô cảm như vậy? Những ngày đó, tôi cứ nghĩ đi nghĩ lại, “Mình đã làm những việc này và biết rõ mình đang làm gì. Mình biết mình phải trung thành trong bổn phận, nhưng tại sao vẫn cứ tắc trách và cư xử xảo quyệt như vậy? Như thế, mình là loại người gì đây?” Trong đau khổ và mơ hồ, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Đức Chúa Trời dẫn dắt tôi hiểu bản thân.

Rồi một hôm, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Nô-ê đã không nghe sự rao giảng cao siêu nào đó. Ông đã không hiểu rất nhiều lẽ thật, ông cũng không phải là một học giả uyên bác. Ông đã không am tường khoa học hiện đại hay kiến thức tân tiến. Ông là một người quá đỗi bình thường, một thành viên không nổi bật của loài người. Ấy thế mà, ở một khía cạnh, ông không giống bất kỳ ai khác: ông biết lắng nghe lời Đức Chúa Trời, ông biết cách làm theo và tuân theo lời Đức Chúa Trời, ông biết vị trí của con người là gì, và ông có thể thực sự tin và vâng phục lời Đức Chúa Trời – không gì hơn. Một vài nguyên lý đơn giản này đủ cho phép Nô-ê hoàn thành tất cả những gì Đức Chúa Trời đã giao phó cho ông, và ông kiên trì với điều này không chỉ vài tháng, cũng không phải vài năm, cũng không phải vài thập kỷ, mà là hơn một thế kỷ. Chẳng phải con số này đáng kinh ngạc sao? (Phải). Ai có thể làm điều này ngoài Nô-ê? (Không ai cả). Và tại sao không? Một số người nói rằng đó là do không hiểu lẽ thật – nhưng điều đó không phù hợp với thực tế! Những người khác nói rằng đó là do những tâm tính bại hoại của mọi người – nhưng Nô-ê không có tâm tính bại hoại sao? Tại sao Nô-ê lại có thể đạt được điều này còn con người ngày nay thì không? (Tại vì con người ngày nay không tin lời Đức Chúa Trời, họ không coi cũng như không tuân theo chúng như lẽ thật). Và tại sao họ không có khả năng tuân theo lời Đức Chúa Trời? Tại sao họ không thể đối đãi với những lời của Đức Chúa Trời như lẽ thật? (Họ không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời). Đúng. Vậy khi con người không có sự hiểu biết về lẽ thật, và không nghe nhiều lẽ thật, thì làm sao lòng kính sợ Đức Chúa Trời dấy lên được? Trong nhân tính của con người, hai trong số những thứ quý giá nhất phải hiện hữu là: thứ nhất là lương tâm, và thứ hai là ý thức nhân tính bình thường. Việc sở hữu lương tâm và ý thức nhân tính bình thường là tiêu chuẩn tối thiểu để là một con người; nó là tiêu chuẩn tối thiểu, cơ bản nhất để đo lường một người. Điều này không có trong con người ngày nay, và vì vậy dù họ có nghe và hiểu bao nhiêu lẽ thật, thì sự kính sợ Đức Chúa Trời vẫn ngoài tầm tay họ. Vậy sự khác biệt về bản chất của con người ngày nay so với Nô-ê là gì? (Họ không có nhân tính). Và bản chất của sự thiếu nhân tính này là gì? (Dã thú và ma quỷ). ‘Dã thú và ma quỷ’ nghe có vẻ không hay lắm, nhưng điều này phù hợp với các thực tế; nói một cách lịch sự hơn là họ không có nhân tính. Người không có ý thức không phải là người, họ thậm chí còn thua dã thú. Nô-ê có thể làm được điều này bởi vì ông là một con người thật, một con người sở hữu ý thức cao nhất; những người có nhiều ý thức như Nô-ê là rất hiếm, sẽ rất khó để tìm được một người khác(“Bài bàn thêm 2: Nô-ê và Áp-ra-ham đã lắng nghe lời Đức Chúa Trời và vâng phục Ngài như thế nào (Phần 1)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời thật thấm thía và khiến tôi đau khổ. Như thể Đức Chúa Trời đang trực tiếp quở trách tôi vì không trung thành trong bổn phận. Tôi thấy mình thực hiện bổn phận kém hiệu quả không phải vì tố chất kém cỏi và hiểu biết lẽ thật nông cạn, và không phải vì tôi không biết cách xử lý bổn phận, mà vì tôi không có lương tâm, lý trí hay nhân tính, và lòng tôi không kính sợ Đức Chúa Trời trong nhiệm vụ Ngài giao phó. Với ông Nô-ê, dù ông chỉ nghe ít lời Đức Chúa Trời và hiểu ít lẽ thật, nhưng ông rất sốt sắng và siêng năng khi giải quyết nhiệm vụ Đức Chúa Trời giao phó. Ông nhớ mọi chi tiết và cố gắng đạt hiệu quả cao. Nô-ê quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Ông đã dành 120 năm để chứng minh lòng trung thành và vâng phục Đức Chúa Trời. Còn tôi thì sao? Tôi đọc nhiều lời Đức Chúa Trời, thấy được nhiều lẽ thật và lẽ nhiệm mầu, và đạt được nhiều hơn trước kia, nhưng vẫn xảo quyệt và chểnh mảng trong việc thực hiện bổn phận. Tôi biết cách để đạt hiệu quả cao và làm chứng cho Đức Chúa Trời tốt hơn, nhưng tôi thấy phiền hà, nên cứ trốn tránh và lợi dụng cộng sự bằng cách giao thêm việc cho chị ấy. Khi các anh chị em gặp khó khăn, thì tôi cố làm mọi việc dễ dàng cho mình và không muốn nỗ lực để tìm giải pháp. Tôi chỉ làm cho có lệ khi theo dõi công tác của các anh chị em. Tôi không để tâm vào bổn phận. Kết quả là các anh chị em thực hiện bổn phận mà không có ý thức cấp bách hay bận tâm. Tôi còn xem những video thế tục dưới danh nghĩa thực hiện bổn phận, sao lãng công việc chính, chỉ chú tâm vào việc ăn ngon và tìm kiếm thú vui xác thịt, rồi vì sợ anh chị em phát hiện, tôi đã cố giấu diếm và cư xử xảo trá. Thực ra, khi tôi làm những việc này, dù lương tâm cắn rứt, và lý trí tôi biết làm vậy là không đúng ý muốn của Đức Chúa Trời, tôi vẫn cố chấp nhất định làm vậy. Tôi đã thấy lương tâm và lý trí của mình kém thế nào. Tôi không thể sánh với Nô-ê, hay với các anh chị em trung thành thực hiện bổn phận. Thực hiện bổn phận như thế này là đang cố dối trá và lừa gạt Đức Chúa Trời. Tôi không có nhân tính và không có lòng trung thành với Đức Chúa Trời. Tôi hoàn toàn không xứng với nhiệm vụ Đức Chúa Trời giao phó. Bị tước bổn phận là tâm tính công chính của Đức Chúa Trời trừng phạt tôi. Tôi thực sự rất quá đáng.

Thời gian đó, tôi cứ nghĩ về vấn đề này. Tôi thắc mắc sao mình lại không có lương tâm và lý trí như vậy. Rồi một hôm, tôi nghe một bài thánh ca lời Đức Chúa Trời, “Lẽ thật về hậu quả của việc con người bại hoại bởi Sa-tan”. “Trong nhiều năm, những suy nghĩ mà con người dựa vào vì sự sống còn của họ đang ăn mòn tâm hồn họ đến mức họ đã trở nên gian dối, hèn nhát và đáng khinh. Họ không những thiếu ý chí và quyết tâm, mà còn trở nên tham lam, kiêu ngạo và ngoan cố. Họ hoàn toàn không có bất kỳ quyết tâm nào để vượt qua bản ngã, và hơn thế nữa, họ không có một chút can đảm nào để rũ bỏ sự chỉ trích của những thế lực tối tăm. Những tư tưởng và đời sống của con người mục nát đến nỗi những quan điểm của họ về việc tin vào Đức Chúa Trời vẫn còn đáng ghê tởm không thể chịu được, và ngay cả khi con người nói đến quan điểm của họ về niềm tin nơi Đức Chúa Trời thì hoàn toàn không thể nghe được. Hết thảy mọi người đều hèn nhát, bất tài, ti tiện và yếu đuối. Họ không cảm thấy kinh tởm các thế lực của bóng tối, và họ không cảm thấy yêu sự sáng và lẽ thật; thay vào đó, họ làm hết sức mình để trục xuất chúng(“Theo Chiên Con và hát những bài ca mới”). Sau khi suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu ra. Tôi hay chểnh mảng và cố lừa gạt Đức Chúa Trời trong bổn phận là vì tôi sống theo triết lý Sa-tan, như “Có rượu nên hát, đời người bao lâu”, “Hôm nay có rượu, hôm nay say”, và “Đời người ngắn lắm, cứ vui hưởng đi”. Mấy lời vô lý này làm tư tưởng tôi bại hoại và méo mó. Tôi cảm thấy đây là lựa chọn khôn ngoan để sống cuộc sống thong dong và thoải mái. Đời người sống được bao lăm, hà cớ gì phải thúc ép bản thân lao khổ cho mệt? Lao khổ là ngu ngốc. Nên đối xử tốt với bản thân, chăm sóc bản thân, hưởng thụ càng nhiều càng tốt. Bị suy nghĩ này khống chế, tôi trở nên xảo trá và đốt cháy giai đoạn trong mọi việc. Tôi ngày càng trở nên xảo quyệt. Nhớ lại hồi còn đi học, tôi có một công việc làm thêm. Công việc này rất dễ. Trong thời gian người giám sát đi khỏi, tôi hay lén về phòng ngủ để nghỉ ngơi, và nghĩ nhiều cách để làm việc ít hơn mà không bị phát hiện. Có lần tôi bị bạn cùng phòng phát hiện, cô ấy nói tôi lười nhác. Cô ấy nói, sau này nếu tôi có công việc thật sự, chắc chắn tôi sẽ không chịu khó. Nghe cô ấy nói vậy, trong lòng tôi thấy rất xấu hổ. Nhưng rồi tôi nghĩ, “Tốt thôi, cậu thích nói gì cũng được. Chẳng phải làm việc vất vả mới là ngu dốt sao? Có câu ‘Người không vì mình, trời tru đất diệt’. Sao không cố gắng sống vì bản thân mình? Không nghĩ cho mình chẳng phải là ngu ngốc sao”? Sau khi tin Đức Chúa Trời, tôi không chú tâm tìm kiếm lẽ thật và hóa giải tâm tính bại hoại của mình. Tôi vẫn sống theo những triết lý sống của Sa-tan, và chỉ nghĩ cách để đạt được sự an nhàn và thú vui xác thịt, nên trong bổn phận, tôi làm đủ cách để khỏi phải vất vả, và làm hết sức để tránh đau khổ xác thịt. Tôi đã sống theo những triết lý của Sa-tan, nên luôn trì trệ trong bổn phận, không bao giờ làm hết sức mình, không chân thành trả giá. Tôi sống nhờ thủ đoạn, xảo quyệt và dối trá. Kể cả khi lãnh đạo phơi bày và xử lý tôi, tôi vẫn không tỉnh ngộ. Tôi thấy ở một mức độ nào đó, tôi rất vô cảm và hoàn toàn bị những triết lý Sa-tan này khống chế. Tôi thực hiện bổn phận mà không nghĩ đến tiến bộ, cũng không theo dõi sát sao công tác, khiến các anh chị em cũng tắc trách trong bổn phận và không có tiến bộ, lại còn khiến hai chị khác bị tước bổn phận cùng với tôi. Tôi đã hại người khác vì thực hiện bổn phận như vậy. Tôi đã thấy mình bị bại hoại bởi những triết lý Sa-tan và đánh mất điều cốt lõi của một con người. Tôi đã trở thành người lười nhác, ích kỷ, xảo quyệt và dối trá. Tôi sống trong tình trạng đáng thương và hổ thẹn. Nhận ra điều này, tôi âm thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Tôi nói, “Lạy Đức Chúa Trời! Con không muốn sống như thế này nữa. Xin hãy cứu rỗi con khỏi sự trói buộc của tâm tính Sa-tan”.

Sau đó, nhờ đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã tìm ra con đường thực hành. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Tất cả những gì bắt nguồn từ Đức Chúa Trời, và là điều Đức Chúa Trời yêu cầu, và liên quan đến các khía cạnh khác nhau của sự lao động và công việc mà Đức Chúa Trời yêu cầu – tất cả những điều này đều đòi hỏi sự hợp tác của con người, đó là tất cả bổn phận của con người. Phạm vi bổn phận rất rộng. Bổn phận là trách nhiệm của ngươi, chúng là những gì ngươi phải làm, và nếu ngươi luôn lảng tránh chúng thì đó là một vấn đề. Nói một cách nhẹ nhàng, ngươi quá lười biếng, quá giả dối, ngươi chây ì, ngươi yêu thích sự nhàn hạ và ghê tởm lao động; nói một cách nghiêm túc hơn, ngươi không sẵn lòng thực hiện bổn phận của mình, ngươi không có sự cam kết, không có sự vâng phục. Nếu ngươi thậm chí không thể nỗ lực cho nhiệm vụ nhỏ này thì ngươi có thể làm gì? Ngươi có khả năng làm đúng những gì? Nếu một người thật sự tận tâm và có ý thức trách nhiệm đối với bổn phận của mình, thì miễn sao Đức Chúa Trời yêu cầu, và miễn sao nhà Đức Chúa Trời cần, thì họ sẽ làm bất cứ điều gì được yêu cầu mà không kén chọn; họ sẽ đảm nhận và hoàn thành bất cứ điều gì họ có thể làm và phải làm. Đây có phải là một trong những nguyên tắc thực hiện bổn phận của một người không? (Phải). Một số người làm công việc lao động chân tay không đồng ý và nói: ‘Các người dành cả ngày thực hiện bổn phận trong phòng, được che nắng che gió. Việc này không hề có khó khăn gì cả. Bổn phận của các người nhẹ nhàng hơn nhiều so với của chúng tôi. Hãy đặt mình vào vị trí của chúng tôi, hãy xem anh sẽ như thế nào sau vài giờ làm việc bên ngoài’. Trên thực tế, mọi bổn phận đều liên quan đến sự gian khó nào đó. Lao động thể chất liên quan đến gian khó về thể chất, và lao động trí óc liên quan đến gian khó về trí óc; mỗi loại đều có những khó khăn của nó. Chuyện gì cũng vậy, nói dễ hơn làm. Khi người ta thật sự hành động, một mặt, ngươi phải nhìn vào tính cách của họ, và ở mặt khác, ngươi phải nhìn vào việc liệu họ có yêu lẽ thật không. Trước tiên, chúng ta nói về tính cách của con người. Nếu một người có tính cách tốt, họ nhìn thấy mặt tích cực của mọi thứ, họ đón nhận các sự việc, có thể chấp nhận và thấu hiểu những điều này từ góc độ tích cực và trên cơ sở của lẽ thật; nghĩa là, tấm lòng, tính cách và tính khí của họ là công chính – đây là từ góc độ tính cách. Khía cạnh kia là họ yêu lẽ thật nhiều đến mức nào. Điều này liên quan đến gì? Bất kể họ có thấu hiểu lời Đức Chúa Trời hay không, và có hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời hay không, nếu họ vẫn có thể chấp nhận bổn phận từ Đức Chúa Trời, vâng phục và chân thành, thì như vậy là đủ, điều này cho họ đủ tư cách để thực hiện bổn phận của họ, đó là yêu cầu tối thiểu. Nếu ngươi vâng phục và chân thành, thì khi thực hiện một nhiệm vụ, ngươi không cẩu thả và chiếu lệ, không tìm cách để chây ì, mà dồn hết tâm sức mình vào đó. Việc có trạng thái sai trái bên trong sẽ tạo ra sự tiêu cực, khiến mọi người mất động lực, và vì vậy họ trở nên bất cẩn, cẩu thả. Những người mà trong lòng họ biết rất rõ rằng trạng thái của họ là không đúng, và ấy thế mà vẫn không cố gắng sửa chữa điều này bằng cách tìm kiếm lẽ thật: những người như thế không có tình yêu đối với lẽ thật, và chỉ hơi sẵn lòng thực hiện bổn phận của mình; họ không muốn thực hiện bất kỳ nỗ lực nào hoặc chịu đựng gian khổ, và luôn luôn tìm cách để chây ì. Thật ra, Đức Chúa Trời đã nhìn thấy hết tất cả những điều này, và chỉ đang chờ con người thức tỉnh, để họ vạch trần và loại bỏ chúng. Tuy nhiên, người này nghĩ: ‘Hãy nhìn xem tôi mới thông minh làm sao. Chúng tôi ăn cùng một loại thức ăn, nhưng sau khi làm việc thì họ hoàn toàn kiệt sức – trong khi nhìn tôi xem, tôi biết cách tự mình hưởng thụ. Tôi là người thông minh; bất cứ ai làm công việc thực sự đều là kẻ ngốc’. Họ có đúng khi nhìn những người trung thực theo cách này không? Không. Trên thực tế, những người làm công việc thực sự là những người thông minh. Điều gì làm cho họ thông minh? Họ nói: ‘Tôi không làm bất cứ điều gì Đức Chúa Trời không bảo tôi làm, và tôi làm tất cả những gì Ngài bảo tôi. Tôi làm bất cứ điều gì Ngài yêu cầu, và tôi đặt tâm huyết của mình vào đó, tôi dành mọi thứ có thể cho nó, tôi không hề chơi chiêu trò gì cả. Tôi không làm điều này cho bất kỳ người nào, tôi đang làm điều này cho Đức Chúa Trời’. Đây là tâm thái đúng đắn, và kết quả là khi đến thời điểm hội thánh được làm tinh sạch, những người láu cá khi thực hiện bổn phận của mình sẽ đều bị loại bỏ, trong khi những người trung thực và chấp nhận sự khảo sát của Đức Chúa Trời thì sẽ được giữ lại. Trạng thái của những người trung thực này càng ngày càng tốt hơn, và họ được Đức Chúa Trời bảo vệ trong tất cả những gì xảy đến với họ. Và điều gì giúp họ có được sự bảo vệ này? Bởi vì trong lòng mình, họ trung thực. Họ không sợ gian nan hay kiệt sức khi thực hiện bổn phận của mình, và không kén chọn bất cứ điều gì họ được giao phó; họ không hỏi tại sao, họ chỉ làm theo những gì họ được bảo, họ vâng phục mà không cần xem xét hay phân tích, hay cân nhắc bất cứ điều gì khác; họ không có động cơ ngầm nào, mà lại có khả năng vâng phục trong mọi việc. Trạng thái nội tâm của họ luôn rất bình thường; khi đối mặt với nguy hiểm, Đức Chúa Trời bảo vệ họ; khi bệnh tật hoặc dịch bệnh xảy đến với họ, Đức Chúa Trời cũng bảo vệ họ – họ được ban phước dồi dào(“Họ khinh miệt lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời (Phần 4)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Sau khi suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu ra. Chúng ta nên thực hiện bổn phận bằng lòng trung thực và thái độ khiêm nhường, chứ đừng nghĩ về tư lợi và thua thiệt, đừng giở thủ đoạn, khi xảy ra vấn đề, thì nên giải quyết ngay và nỗ lực hết mình trong bổn phận. Chỉ cách này mới có thể làm người trung thực trước Đức Chúa Trời, được Ngài bảo vệ và ban phước lành. Tôi nghĩ về việc mình đã ích kỷ, hèn hạ, quan tâm xác thịt, không muốn tốn công sức trong bổn phận, không đem lại hiệu quả cao bằng hình ảnh của mình, và tôi cảm thấy rất tội lỗi. Sau đó, tôi vẫn thực hiện bổn phận thiết kế đồ họa khi rảnh rỗi, và có ý thức cố gắng thay đổi. Tôi bắt đầu học kỹ thuật mới, học hỏi mọi người, và cố gắng tìm cách mới để làm. Khi gặp khó khăn, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, và chỉnh sửa ảnh nhiều lần theo ý kiến của người khác. Mỗi lần nghĩ đến một hình ảnh mới, tôi lại cân nhắc từ mọi góc độ xem có cách nào khác để cách tân đột phá không. Cứ như vậy, sau khi dụng tâm thực hiện bổn phận một thời gian, tôi đã thấy phước lành của Đức Chúa Trời. Tôi đã có những đột phá trong sự kết hợp ý tưởng và kỹ thuật, và các anh chị em nói hình ảnh tôi tạo ra đẹp hơn trước rất nhiều. Tôi đã tìm được động lực để thực hiện bổn phận và tạo cảm hứng cho anh chị em trong bổn phận của họ. Ai cũng muốn đổi mới, đột phá và làm tốt hơn.

Khi tôi thực sự nỗ lực trong bổn phận, đặt hết tâm huyết vào nó, tôi cảm thấy an tâm khi thực hiện bổn phận. Tôi có nhiều điều để nói khi cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Tôi cũng đạt được hiểu biết về một số vấn đề, cũng có thêm tiến bộ trong nghiệp vụ của mình. Tôi thấy Đức Chúa Trời quả thật rất thánh khiết. Đức Chúa Trời xuất hiện ở những nơi thánh khiết, nhưng ẩn mìn hở những nơi ô uế. Trong lòng tôi không khỏi cảm thấy tôn kính Đức Chúa Trời. Khi dồn hết tâm sức vào bổn phận, tôi không còn cảm thấy mệt mỏi. Dù có lúc phải suy nghĩ nhiều hơn, nhưng tôi cảm thấy mãn nguyện và vui sướng. Tôi thấy Đức Chúa Trời không bao giờ yêu cầu ai làm việc bất khả thi, chỉ cần chúng ta bỏ chút công sức thì việc gì cũng làm được, lòng tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời. Sau một thời gian, tôi được chuyển về lại bổn phận cũ cùng các anh chị em. Lúc đó, tôi rất biết ơn, nhưng cũng thấy mình không xứng đáng, nên đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Tôi nói, “Lạy Đức Chúa Trời! Với nhân tính của con, con không xứng đáng thực hiện bổn phận, không xứng đáng với sự cất nhắc này. Con nguyện ý làm hết sức mình trong bổn phận này, và nếu con còn đối xử với nhiệm vụ Ngài giao phó như trước đây, xin Ngài hãy trừng phạt và sửa dạy con để con thực sự ăn năn và trung thành thực hiện bổn phận để đền đáp tình yêu của Ngài!”

Lúc đó, lãnh đạo đã bố trí tôi và ba anh chị em khác cùng tạo một số hiệu ứng mới. Tiến trình sản xuất này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, và còn có nhu cầu cao cho những hình ảnh đó, nên bổn phận của tôi thực sự khá là vất vả. Nhất là khi có nhiều công chuyện chồng chất và cần được xử lý, đầu tôi như sắp nổ tung. Có lần vì tôi không hoàn thành hình ảnh kịp thời, cộng sự hỏi tôi sao tôi lại làm việc chậm chạp như vậy. Lúc đó tôi rất buồn lòng và nghĩ thầm, “Chị thấy mọi người chỉ tập trung vào tạo hình ảnh, còn tôi thì khác, tôi phải học các kỹ thuật và hiệu ứng mới kèm thêm việc tạo hình ảnh. Tôi tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Và nếu tôi tạo ít hình ảnh hơn, các anh chị em sẽ nghĩ gì về tôi chứ? Có lẽ tôi nên nói với lãnh đạo rằng tôi không thể xử lý hết những hiệu ứng mới này, để họ tìm người khác mà làm”. Khi suy nghĩ trong đầu như vậy, tôi biết mình lại quan tâm đến xác thịt, nên tôi chủ ý ăn uống những lời Đức Chúa Trời có liên quan. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đức Chúa Trời thích những người trung thực; Ngài không thích những kẻ lén lút. Không có gì phải sợ khi hơi thiếu hiểu biết một chút, nhưng chắc chắn người ta phải trung thực. Người trung thực thì có trách nhiệm; họ không nghĩ về bản thân mình; họ tinh sạch về tư tưởng; và có sự trung thực, nhân từ trong lòng họ, giống như chén nước trong, nhìn thoáng qua là có thể thấy đáy. Mặc dù ngươi luôn làm điệu bộ, lấp liếm và che đậy bản thân, bao bọc mình kỹ đến mức người khác không thể nhìn thấy điều gì trong lòng ngươi, nhưng Đức Chúa Trời vẫn có thể dò xét những điều sâu thẳm nhất trong lòng ngươi. Nếu Đức Chúa Trời thấy rằng ngươi không phải là người trung thực, mà là một kẻ ranh mãnh, không bao giờ hết lòng vì Ngài, luôn cố bỡn cợt với Ngài, thì Ngài sẽ không thích ngươi và sẽ không muốn ngươi. Tất cả những người phất lên trong số những người ngoại đạo – những người nói năng lưu loát và ứng đối nhanh – những người này là loại người gì? Điều này có rõ ràng với các ngươi không? Bản chất của họ là gì? Có thể nói, tất cả họ đều là những cá nhân cực kỳ láu cá và quỷ quyệt, tất cả bọn họ đều hiểm ác cực kỳ, bọn họ mưu chước, bọn họ là quỷ Satan đích thực. Đức Chúa Trời có thể nào thích những người như vậy không? (Không). Đức Chúa Trời ghét ma quỷ hơn hết – bất kể làm gì, các ngươi cũng không được là loại người này. Những kẻ luôn cảnh giác và cân nhắc mọi góc độ trong lời nói của mình, những kẻ gió chiều nào theo chiều đó và lắm mưu mẹo trong việc xử lý các sự vụ của mình – Ta bảo ngươi rằng, Đức Chúa Trời ghê tởm những người như vậy nhất. Vậy, liệu Đức Chúa Trời vẫn ban phước hay khai sáng cho một người như vậy không? Không – Ngài sẽ không làm vậy. Đức Chúa Trời coi những người như vậy là đồng loại của súc vật. Họ đội lốt người, nhưng bản chất của họ là bản chất của quỷ Sa-tan. Họ là những xác chết biết đi mà Đức Chúa Trời tuyệt đối sẽ không cứu rỗi. Các ngươi sẽ nói rằng loại người này thực sự thông minh, hay họ ngu ngốc? Họ là những kẻ ngu ngốc nhất. Họ lén lút. Đức Chúa Trời không muốn loại người này. Ngài lên án họ. Với một người như vậy thì còn hy vọng gì họ tin Đức Chúa Trời chứ? Niềm tin của họ không có ý nghĩa gì, và họ được định đoạt là không đạt được gì cả. Nếu, xuyên suốt đức tin của mình nơi Đức Chúa Trời, người ta không theo đuổi lẽ thật, thì dù họ đã là tín đồ được bao nhiêu năm cũng không quan trọng; cuối cùng, họ sẽ chẳng đạt được gì. Nếu họ muốn đạt được Đức Chúa Trời, họ phải đạt được lẽ thật. Chỉ khi họ hiểu lẽ thật, thực hành lẽ thật, và bước vào thực tế của lẽ thật, thì họ mới đạt được lẽ thật, và được Đức Chúa Trời cứu rỗi; và chỉ khi đó, họ mới nhận được sự chấp thuận và phước lành của Đức Chúa Trời; và chỉ đây mới là đạt được Đức Chúa Trời(“Nhận diện các lãnh đạo giả (8)” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra mình vẫn có những quan điểm sai lầm. Trước kia, tôi cứ thấy khâm phục những con người xảo quyệt. Tôi nghĩ họ chỉ làm những việc giúp họ trông giỏi giang, họ đi tắt đón đầu. Tôi nghĩ những người như thế là khôn khéo, thông minh, tôi khát khao trở thành người như thế. Chỉ khi đọc lời Đức Chúa Trời tôi mới hiểu rằng với Đức Chúa Trời, đấy là xảo quyệt, không phải thông minh. Để đạt được mục đích của bản thân, họ dùng đủ mọi cách hèn hạ. Những người như thế rất thâm hiểm và có bản tính ma quỷ. Đức Chúa Trời thích người đơn giản và trung thực, không có ngụy kế trong lòng, người không có nhiều động cơ ranh mãnh có thể đảm nhận sự ủy thác Đức Chúa Trời giao phó, làm việc tận tâm tận lực và có thái độ khiêm nhường. Đức Chúa Trời giám sát tâm trí chúng ta và đối đãi với chúng ta khác nhau dựa theo thực chất. Đức Chúa Trời ghê tởm những con người dối trá. Ngài không khai sáng họ bằng sự hiểu biết lẽ thật, và cuối cùng sẽ loại bỏ họ, còn với người trung thực, Ngài khai sáng và ban phước lành cho họ. Rồi tôi nghĩ về bản thân. Trong bổn phận, khi tôi phải trả giá và chịu đau khổ xác thịt, tôi muốn trốn tránh bổn phận để không quá mệt mỏi. Đây là ích kỷ và dối trá, một biểu hiện của xảo quyệt. Nếu tôi làm vậy, Đức Chúa Trời sẽ căm ghét tôi và tôi sẽ không nhận được công tác của Đức Thánh Linh, trong một môi trường như thế, tôi chắc chắn sẽ không bao giờ đạt được lẽ thật. Lúc này, tôi bỗng nhận ra bổn phận này là thử luyện Đức Chúa Trời dành cho tôi để xem tôi có tiến bộ, có tinh thần trách nhiệm với bổn phận không, và xem tôi có chọn lựa đúng giữa bổn phận và sự an nhàn xác thịt không. Nếu tôi trốn tránh bổn phận để bảo vệ tư lợi, tôi sẽ đánh mất chứng ngôn trong thử luyện này. Tôi nghĩ lại thời gian vừa qua. Dù xác thịt của tôi phải chịu đau khổ, nhưng lòng tôi no đủ. Tôi có thêm nhiều nỗi lo và khó khăn trong bổn phận, nhưng tôi cũng tới gần Đức Chúa Trời để tìm kiếm thêm lẽ thật và nguyên tắc. Mỗi ngày trong bổn phận tôi lại đạt thêm nhiều điều, và cảm thấy rất ý nghĩa. Trước kia, tôi ham muốn sự an nhàn xác thịt, và dù không mệt mỏi, nhưng tôi không có niềm vui, và Đức Thánh Linh đã bỏ rơi tôi. Nỗi đau đó còn nặng nề hơn cả nỗi đau thể xác. Tôi không thể dựa vào thủ đoạn và sự dối trá nữa. Sau đó, tôi đánh giá lại công tác mình đang đảm nhận, khi thực sự có khó khăn thực tế, tôi nhờ chị phụ trách giúp đỡ, dành hết công sức và làm những gì được yêu cầu một cách tốt nhất. Thực hành như vậy khiến lòng tôi thấy thoải mái hơn.

Nghĩ lại thái độ trước đây của tôi với bổn phận, tôi cảm thấy rất hối hận và xấu hổ. Chính Đức Chúa Trời đã an bài những hoàn cảnh để làm tinh sạch và thay đổi tôi, giải thoát tôi khỏi sự ham muốn an nhàn xác thịt và sống như súc sinh, dạy tôi biết liêm sỉ, giúp tôi thực hiện bổn phận theo cách khiêm nhường và sống trọn hình tượng con người. Đây là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho tôi! Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Đức Chúa Trời rất công chính

Bởi Trương Lâm, Nhật Bản Tháng Chín năm 2012, tôi đang phụ trách công tác của hội thánh thì gặp lãnh đạo của mình là Nghiêm Trác. Tôi phát...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger