Cuối cùng tôi đã học được cách làm tròn bổn phận của mình
Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Chính qua quá trình thực hiện bổn phận của mình mà con người dần dần được thay đổi, và chính qua quá trình này mà con người chứng minh được lòng trung thành của họ. Như vậy, ngươi càng có thể thực hiện bổn phận của mình, thì ngươi sẽ càng nhận được nhiều lẽ thật, và sự bày tỏ của ngươi sẽ càng trở nên thật hơn. Những kẻ chỉ đơn thuần làm bổn phận của mình một cách qua loa lấy lệ và không tìm kiếm lẽ thật cuối cùng sẽ bị loại bỏ, vì những kẻ như thế không thực hiện bổn phận của họ trong khi thực hành lẽ thật, và không thực hành lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận của mình. Những kẻ như thế là những kẻ vẫn không thay đổi và sẽ bị rủa sả. Không chỉ những biểu hiện của họ không thanh sạch, mà mọi thứ họ biểu hiện ra đều xấu xa” (Sự khác nhau giữa chức vụ của Đức Chúa Trời nhập thể và bổn phận của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Việc dốc lòng vào bổn phận của mình và có thể chịu trách nhiệm đòi hỏi các ngươi phải chịu đựng và phải trả một cái giá – chỉ nói về điều đó thôi thì chưa đủ. Nếu các ngươi không dốc lòng vào bổn phận của mình, thay vào đó luôn muốn ráng sức chân tay, thì bổn phận của các ngươi chắc chắn sẽ không được thực hiện tốt. Các ngươi sẽ chỉ đơn giản làm lấy lệ không hơn, và các ngươi sẽ không biết mình đã thực hiện bổn phận tốt đến đâu. Nếu ngươi dốc lòng mình vào đó, ngươi sẽ dần đi đến hiểu lẽ thật; nếu ngươi không dốc lòng mình vào đó, thì ngươi sẽ không hiểu lẽ thật. Khi ngươi dốc lòng mình vào việc thực hiện bổn phận và theo đuổi lẽ thật, thì ngươi sẽ dần dần trở nên có thể hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, phát hiện ra sự bại hoại cũng như những thiếu sót của chính mình, và làm chủ tất cả các trạng thái khác nhau của mình. Nếu ngươi không sử dụng lòng mình để xem xét bản thân, và chỉ tập trung vào những nỗ lực bên ngoài, thì ngươi sẽ không thể khám phá ra các trạng thái khác nhau nảy sinh trong lòng mình và tất thảy các phản ứng mà ngươi có đối với các môi trường bên ngoài khác nhau; nếu ngươi không sử dụng lòng mình để xem xét bản thân, thì ngươi sẽ khó giải quyết các vấn đề trong lòng mình” (“Chỉ có trung thực mới sống thể hiện ra được hình tượng giống con người thật sự” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời của Đức Chúa Trời cho thấy rằng chúng ta phải tập trung, có trách nhiệm và mưu cầu lẽ thật để làm tròn bổn phận của mình. Tôi từng là người bất cẩn. Làm gì cũng nửa vời. Trong nhà của Đức Chúa Trời cũng vậy. Tôi không cố gắng đạt kết quả tốt nhất trong bổn phận của mình. Mỗi khi gặp vấn đề phức tạp đòi hỏi sự chăm chỉ, tôi đều qua loa và vô trách nhiệm. Vì vậy, tôi luôn mắc lỗi khi thực hiện bổn phận. Sau đó, nhờ lời của Đức Chúa Trời, tôi mới hiểu được đôi chút về tâm tính bại hoại của mình và cách làm tròn bổn phận để đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời. Như thế tôi mới có thể thực hiện bổn phận thật có tâm và ổn định.
Khi đó, tôi có nhiệm vụ kiểm tra các bản dịch sang tiếng Ý. Mới đầu, tôi rất mẫn cán và sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề khó khăn phát sinh. Nhưng rồi dần dần, tôi phải đối mặt với một đống tài liệu và bắt đầu thấy hơi khó chịu. Đặc biệt là khi tôi nhìn thấy những tài liệu với các lưu ý tô đủ các màu cùng cả đống dấu chấm, phẩy và các loại dấu câu khác. Cái gì cũng phải kiểm tra về định dạng và cách sắp xếp. Tôi bồn chồn không yên. Tôi nghĩ: “Mình còn phải bỏ bao nhiêu tâm sức vào chuyện này nữa? Vất vả quá”. Sau đó, tôi không muốn kiểm tra kỹ các bản dịch nữa, mà chỉ xem qua để đảm bảo đại khái đúng là được. Đôi lúc, tôi cần bình tâm lại và tập trung suy nghĩ xem bản dịch có chính xác hay không, nhưng khi gặp cấu trúc câu phức tạp, tôi lại suy tính một cách ích kỷ rằng: “Cân nhắc và tra cứu từng từ thì mất thời gian lắm. Nếu tra cứu không ra thì chẳng phải tốn công phí sức hay sao? Thôi kệ đi, việc đó cứ để cho người khác lo”. Và cứ như vậy, tôi làm việc gì cũng qua loa, đại khái.
Dần dần, các vấn đề bắt đầu liên tục phát sinh. Mọi người phát hiện một số lỗi về viết hoa và dấu câu trong các tài liệu do tôi kiểm tra. Thậm chí một số tài liệu còn dịch thiếu vài từ. Khi biết chuyện, tôi buồn lắm. Có người nhìn ra những lỗi nhỏ đó ngay lập tức. Còn tôi thì không, dù chúng ở ngay trước mắt. Tại sao tôi có thể bỏ sót lỗi sai rành rành như vậy? Càng nghĩ tới chuyện đó, tôi càng thấy tệ. Một hôm, sau bữa trưa, tôi nhận được một lời nhắn rằng trong tài liệu do tôi kiểm tra có một lỗi sai cơ bản về số ít và số nhiều. Cảm giác như thể bị dao đâm xuyên tim vậy. Sao tôi có thể bất cẩn như vậy chứ? Sao tôi có thể bỏ qua một lỗi cơ bản như vậy? Tôi không dám chắc liệu các tài liệu khác do tôi kiểm tra có những lỗi tương tự hay không. Công việc của tôi có rất nhiều sai sót. Phải làm sao bây giờ? Trong lúc đau khổ, tôi vội vàng đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện. Tôi tự kiểm điểm lại tình trạng và thái độ gần đây của mình khi thực hiện bổn phận.
Tôi đã đọc một đoạn trong lời của Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi không để tâm vào bổn phận của mình và bất cẩn, chỉ làm mọi việc theo cách dễ dàng nhất có thể, thì đây là loại tâm thái gì vậy? Đó là dạng chỉ làm mọi việc một cách chiếu lệ, không có lòng trung thành với bổn phận của mình, không có ý thức trách nhiệm và không có ý thức về sứ mạng. Mỗi khi làm bổn phận, ngươi chỉ dùng một nửa sức lực của mình; ngươi làm điều đó một cách nửa vời, không để tâm của ngươi vào đó, và chỉ cố gắng hoàn thành nó và làm cho xong, mà không có chút tận tâm dù là nhỏ nhất. Ngươi làm điều đó một cách thoải mái như thể ngươi chỉ đang đùa giỡn. Chẳng phải điều này sẽ dẫn đến phiền phức sao? Cuối cùng, mọi người sẽ nói rằng ngươi là người thực hiện bổn phận của mình một cách kém cỏi, và ngươi chỉ đơn giản là làm cho có lệ. Và Đức Chúa Trời sẽ nói gì về điều này? Ngài sẽ nói rằng ngươi không đáng tin cậy. Nếu ngươi được giao phó một công việc và cho dù đó là công việc có trách nhiệm chính hay có một trách nhiệm bình thường, nếu ngươi không để tâm của mình vào đó hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình, và nếu ngươi không xem đó là một sứ mạng mà Đức Chúa Trời đã giao cho ngươi hoặc một chuyện mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho ngươi, hoặc xem nó như là bổn phận và nghĩa vụ của bản thân ngươi, thì điều này sẽ là một vấn đề. ‘Không đáng tin cậy’ – những từ này sẽ định nghĩa việc ngươi thực hiện bổn phận của mình như thế nào, và Đức Chúa Trời sẽ nói rằng khí chất của ngươi không đạt chuẩn. Nếu một việc được giao phó cho ngươi, nhưng đây là thái độ của ngươi đối với nó và đây là cách ngươi xử lý nó, thì liệu trong tương lai ngươi sẽ được ủy thác thêm bất kỳ bổn phận nào nữa không? Liệu ngươi có thể được giao phó bất kỳ điều gì quan trọng không? Có lẽ ngươi có thể được giao cho, nhưng điều đó sẽ phụ thuộc vào việc ngươi đã cư xử như thế nào. Tuy nhiên, trong thâm tâm, Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn ẩn chứa sự không tin cậy nào đó đối với ngươi, cũng như sự không hài lòng nào đó. Đây sẽ là một vấn đề, không phải vậy sao?” (“Con đường đến từ việc thường xuyên suy ngẫm lẽ thật” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đức Chúa Trời hiểu thấu tâm tư con người. Từng lời của Ngài đều đánh trúng sai lầm tai hại của tôi. Sau đó, tôi nhận ra thực hiện bổn phận của mình một cách dễ dãi chính là thể hiện thái độ hời hợt. Khi làm việc không hề chú tâm; chỉ làm chiếu lệ và không chịu trách nhiệm gì cả. Nghĩ lại biểu hiện trước kia, mỗi khi có việc gì đó cần đầu tư thời gian công sức, tôi đều tìm cách nhanh nhất, không phải tốn nhiều tâm sức nhất để làm cho xong. Cách nào dễ dàng nhất, ít rắc rối nhất hoặc đỡ mệt mỏi nhất thì tôi làm. Khi có nhiều từ mới hoặc cấu trúc câu hay vấn đề ngữ pháp khó, tôi không cố gắng tra cứu cho bằng được. Mà đánh dấu lại và đi nhờ người khác cho nhanh. Khi nhìn thấy ghi chú hoặc yêu cầu kiểm tra kĩ dấu câu, tôi chỉ liếc qua và bỏ sót nhiều vấn đề. Tôi bất cẩn và trốn tránh trách nhiệm đối với bổn phận của mình và sự ủy thác của Đức Chúa Trời. Tôi chỉ tìm cách tránh phải chịu đựng về xác thịt. Trong thâm tâm tôi làm gì có chỗ cho Đức Chúa Trời?
Sau đó, tôi đọc được lời của Đức Chúa Trời như sau: “Đối với những người có nhân tính, việc thực hiện bổn phận của mình khi không có ai quan sát cũng tốt như thường là chuyện dễ dàng; điều này được tính vào phần trách nhiệm của họ. Đối với những người không có nhân tính và không đáng tin cậy, thì việc thực hiện bổn phận của họ là một quá trình cam go thử thách. Những người khác luôn luôn phải lo lắng cho họ, giám sát họ và hỏi han về sự tiến bộ của họ; nếu không, họ sẽ gây thiệt hại mỗi khi ngươi giao cho họ một công việc để thực hiện. Tóm lại, mọi người luôn luôn cần tự nhìn lại bản thân khi thực hiện bổn phận của mình: ‘Mình đã thực hiện đầy đủ bổn phận này chưa? Mình đã để tâm vào đó chưa? Hay là mình chỉ làm cho qua chuyện?’ Nếu bất kỳ điều nào trong số đó xảy ra, thì đó là điều không tốt; thật nguy hiểm. Theo nghĩa hẹp, điều đó có nghĩa là một người như vậy không có uy tín, và mọi người không thể tin tưởng họ. Theo nghĩa rộng, nếu một người như thế chỉ luôn làm một cách đối phó khi thực hiện bổn phận của mình, và nếu họ liên tục đối phó đối với Đức Chúa Trời, thì họ đang gặp nguy hiểm lớn! Hậu quả của việc cố ý lừa dối là gì? Trước mắt, ngươi sẽ có tâm tính bại hoại, thường xuyên vấp phải vi phạm mà không hề ăn năn hối cải, không học cách thực hành lẽ thật, cũng như không đưa nó vào thực hành. Về lâu về dài, khi ngươi liên tục làm những việc đó, thì kết cục của ngươi sẽ biến mất; điều đó sẽ khiến ngươi gặp rắc rối. Điều này được gọi là không phạm bất kỳ sai lầm lớn nào nhưng liên tục phạm những sai lầm nhỏ. Cuối cùng, điều này sẽ dẫn đến những hậu quả không thể khắc phục được. Điều đó sẽ rất nghiêm trọng!” (“Lối vào sự sống phải bắt đầu bằng sự trải nghiệm việc thực hiện bổn phận của con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Thấy Đức Chúa Trời phơi bày bản tính và hậu quả của tính bất cẩn, tôi không tránh khỏi thấy sợ hãi. Thực hiện bổn phận của mình một cách qua loa, đại khái là lừa dối cả những người khác lẫn Đức Chúa Trời. Thái độ này sẽ bị Ngài xử phạt. Nếu không hối cải, thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ vi phạm nghiêm trọng và bị Đức Chúa Trời loại bỏ. Khi hội thánh sắp xếp bổn phận cho tôi, tôi đã nghiêm túc thề thốt rằng sẽ thực hiện đúng bổn phận. Thế nhưng khi cần phải nỗ lực, tôi lại chỉ nghĩ tới xác thịt, lo sợ rắc rối và phải chịu khổ. Tôi vội vàng và bất cẩn khi kiểm tra các tài liệu nên đã bỏ qua cả những lỗi sai rành rành. Thế chẳng phải là lừa dối hay sao? Nghĩ vậy, tôi vô cùng hối hận và tự trách mình. Vì vậy tôi đã cầu nguyện Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời Toàn Năng! Con đã vô trách nhiệm với bổn phận của mình, lại còn tìm cách lừa dối Ngài. Đây là hành động đáng ghê tởm. Con thật vô lương tâm. Thưa Đức Chúa Trời, con muốn hối cải. Xin Ngài hãy chỉ đường dẫn lối, tiếp thêm cho con ý chí để chịu đựng gian khó và có thể phản bội xác thịt và làm tròn bổn phận của mình”.
Sau đó, gặp tài liệu nào tôi cũng kiểm tra từng từ mà tôi thấy chưa đúng trong nhiều từ điển khác nhau. Nếu cảm thấy không chắc chắn, tôi sẽ đi hỏi các anh chị em hoặc dịch giả chuyên nghiệp cho tới khi rõ mới thôi. Với những tài liệu dài và khó, tôi không dám kiểm tra qua loa, đại khái, mà sẽ cẩn thận xem xét kỹ nhiều lần từng câu thật chi tiết, cố gắng hết sức tăng độ chính xác của bản dịch. Khi hiệu đính tài liệu, tôi sẽ liệt kê mọi chi tiết mình cần kiểm tra và liên tục nhắc nhở bản thân cần cân nhắc thấu đáo tất cả các bước. Tôi kiểm tra mọi chi tiết khi hiệu đính và cố gắng hết sức giảm bớt số lỗi sai trong bước cuối. Sau một thời gian, kết quả công việc của tôi khá lên thấy rõ và tỉ lệ sai sót cũng giảm xuống.
Sau đó, một nguời chị em gia nhập nhóm giúp chúng tôi quy chuẩn hóa định dạng các bản dịch đã được hiệu đính. Thỉnh thoảng, chị ấy hỏi tôi: “Dấu câu này có đúng không? Dấu đó là sao vậy?” Chị ấy hỏi nhiều đến mức tôi thấy hơi khó chịu và nghĩ: “Giải thích hết mọi thứ rắc rối lắm. Cứ làm theo tài liệu đã hiệu đính là được”. Thế là tôi liền thuyết phục chị ấy: “Tài liệu này được hiệu đính rồi. Không có vấn đề gì với dấu câu đâu. Về cơ bản dấu câu trong tiếng Anh và tiếng Ý giống nhau. Phần lớn đều có thể xử lý như tiếng Anh, nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ. Chị phải cân nhắc ngữ nghĩa”. Chị ấy lại hỏi: “Các cuốn sách tham khảo hiện nay của chúng ta đều dành cho dân chuyên nghiệp. Có một số phần tôi không hiểu. Chúng ta có tài liệu nào cung cấp hướng dẫn chung về dấu câu trong tiếng Ý không?” Tôi bảo chưa có. Sau đó tôi nhận thấy mình nên soạn một tài liệu mà các thành viên mới có thể tham khảo. Nhưng có quá nhiều dấu câu, làm vậy thì sẽ phải đọc các sách tham khảo và sẽ rắc rối lắm. Hiện giờ tôi không làm được. Tôi cứ nghĩ mọi chuyện sẽ kết thúc ở đó. Nhưng khi chị ấy nghe lời tôi dùng dấu câu trong tiếng Ý như trong tiếng Anh để định dạng văn bản, chị ấy lại xóa hết dấu cách ở trước và sau dấu gạch ngang trong một tài liệu dài hơn 150.000 từ. Tôi sững sờ khi phát hiện ra điều đó. Trong tiếng Ý, phải có dấu cách trước và sau dấu gạch ngang để tránh nhầm lẫn dấu gạch ngang với dấu gạch nối Tiếng Anh thì không như vậy. Nhưng tôi không cho chị ấy biết điều đó. Không còn cách nào khác. Chị ấy buộc phải xem lại toàn bộ và sửa từng dấu một. Tôi rất buồn và hối hận. Tôi hận bản thân và nghĩ: “Sao ngay từ đầu mình không cố gắng soạn tài liệu tham khảo? Sao mình chỉ nghĩ tới xác thịt và sợ phiền phức vậy? Chị ấy đã phải kiểm tra toàn bộ tài liệu chỉ vì sự bất cẩn của mình. Còn phải xác nhận lại tài liệu nữa. Việc đó rất mất công. Mà cái chính là điều đó gây trì hoãn tiến độ công việc. Thế chẳng phải làm gián đoạn công việc của nhà Đức Chúa Trời hay sao?” Cảm giác có lỗi với người khác, tự trách bản thân và hối hận lại trỗi dậy. Tôi chỉ muốn tự vả vào mặt mình. Tôi nghĩ: “Tại sao tôi lại làm như vậy? Tôi bị làm sao vậy?”
Trong một lần cầu nguyện, tôi đọc được đoạn này trong lời của Đức Chúa Trời: “Xử lý mọi thứ một cách quá khiếm nhã và vô trách nhiệm, đó chẳng phải là một điều gì đó trong tâm tính bại hoại sao? Đó là điều gì? Đó là tính đáng khinh bỉ; trong mọi vấn đề, họ đều nói ‘có vẻ đúng vậy’ và ‘gần như vậy’; đó là một thái độ ‘có thể’, ‘có lẽ’ và ‘chín phần mười’; họ làm mọi việc một cách chiếu lệ, hài lòng với việc làm ở mức tối thiểu, và hài lòng với việc làm qua quít hết mức có thể; họ thấy không có lý gì phải xem xét mọi việc một cách nghiêm túc hoặc phấn đấu để được chuẩn xác, và họ càng thấy không lý gì phải theo đuổi các nguyên tắc. Đây chẳng phải là điều gì đó trong một tâm tính bại hoại sao? Đó có phải là biểu hiện của một nhân tính bình thường không? Gọi nó là kiêu ngạo cũng đúng, và gọi nó là phóng đãng cũng hoàn toàn phù hợp – nhưng để lột tả nó một cách trọn vẹn, thì cụm từ thích hợp duy nhất sẽ là ‘tính đáng khinh bỉ’. Thứ tính đáng khinh bỉ như thế hiện hữu trong nhân tính của đa số mọi người; trong mọi chuyện, họ muốn làm ít nhất có thể, nhìn xem họ có thể trốn tránh được việc gì, và luôn luôn có hơi hám của sự giả dối trong mọi việc họ làm. Họ lừa dối người khác khi họ có thể, làm cẩu thả khi họ có thể, và ghét dành nhiều thời gian hoặc suy nghĩ để xem xét một vấn đề. Miễn là họ có thể tránh bị vạch trần, họ không gây rắc rối gì, và họ không bị yêu cầu giải trình, thì họ nghĩ rằng mọi việc đều ổn, và như thế họ lừa dối qua được. Đối với họ, việc hoàn thành tốt một công việc là điều phiền toái hơn là điều đáng làm. Những người như thế không học điều gì đến nơi đến chốn, và họ không chuyên tâm trong việc học tập của mình. Họ chỉ muốn nắm khái quát của một chủ đề rồi tự cho mình là thành thạo về chủ đề đó, và sau đó dựa vào điều này để làm cho qua chuyện. Đây chẳng phải là một thái độ của mọi người đối với mọi việc sao? Nó có phải là một thái độ tốt không? Kiểu thái độ mà những người như thế áp dụng đối với mọi người, sự vật và sự việc, gói trong vài từ là ‘làm cho qua chuyện’, và tính đáng khinh bỉ như thế tồn tại trong hết thảy loài người bại hoại” (“Đối với những người dẫn dắt và những người làm công, việc chọn một con đường là điều vô cùng quan trọng (9)” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời của Đức Chúa Trời đã chỉ ra rất rõ căn nguyên của việc tôi thiếu cố gắng khi thực hiện bổn phận: Tính đáng khinh bỉ của tôi trầm trọng quá rồi, và tôi đã làm mọi việc với thái độ qua loa, dối trá. Khi chị ấy hỏi tôi cách dùng dấu câu cho đúng, vì không muốn phiền phức và bị hỏi quá nhiều, tôi coi thường việc đó và đã thuyết phục chị ấy cứ làm theo quy tắc đơn giản. Khi chị ấy hỏi tôi có tài liệu tham khảo không, tôi đã có thể làm giúp chị một bản, nhưng khi nghĩ tới việc bản thân phải vất vả, tôi quyết định mặc kệ. Tôi lo lắng về những sai lầm phát sinh, nhưng vẫn quyết định nhắm mắt cho qua. Nếu tôi đỡ tốn công sức và mọi việc đều ổn thì thật tuyệt. Mỗi khi làm việc qua loa, tôi chỉ mong mình sẽ may mắn thoát được. Tôi luôn tìm cách ít tốn công sức nhất để làm xong chuyện. Tôi không thực sự nỗ lực làm tròn bổn phận của mình bằng cách cân nhắc từng chi tiết và làm hết sức mình để đảm bảo không có lỗi gì. Dù bề ngoài trông như thể tôi đang làm việc và trả lời các câu hỏi. Nhưng thực chất, tôi chỉ đang lừa dối chị ấy và tỏ ra lươn lẹo. Kết quả là chị ấy tin lời tôi và đã gây ra những sai sót nghiêm trọng. Bản thân chị vất vả vì một việc không đem lại thành quả gì. Thậm chí chị ấy còn phải làm lại rất nhiều việc, làm chậm tiến độ công việc chung và gây ra tổn thất cho công tác của hội thánh. Nguyên tắc hành động của tôi là làm việc gì dễ nhất, ít rắc rối nhất, chỉ gây tổn hại cho người khác. Tôi dùng mưu mẹo để tiết kiệm công sức trong thời gian ngắn. Tuy thể xác không phải vất vả, nhưng tôi liên tục vi phạm khi thực hiện bổn phận và làm gián đoạn công việc của nhà Đức Chúa Trời. Tôi làm hại cả bản thân và người khác! Tôi được giao nhiệm vụ quan trọng như vậy, nhưng lại xem nhẹ nó, làm việc qua loa, vô trách nhiệm, lừa dối, bất cẩn và bất chấp hậu quả. Tôi không có chút lương tâm nào. Mãi sau này tôi mới thấy tính đáng khinh bỉ của mình nghiêm trọng thế nào, tính chính trực thấp ra sao và bản thân vô giá trị tới mức nào.
Sau đó, tôi xem một đoạn phim đọc về lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Nếu mọi người không thể thể hiện điều họ cần thể hiện trong khi phục vụ hay đạt được những gì vốn khả thi đối với họ, thay vì làm những chuyện ngớ ngẩn và làm qua loa chiếu lệ, thì họ đã đánh mất chức năng mà một loài thọ tạo nên có. Kiểu người này gọi là ‘những kẻ tầm thường’; họ là thứ rác rưởi vô dụng. Làm sao những kẻ như thế có thể xứng đáng được gọi là một loài thọ tạo? Chẳng phải họ là những hữu thể bại hoại, tỏa sáng bên ngoài nhưng lại thối rữa bên trong sao? … Lời nói và hành động của các ngươi có thể xứng đáng với ai? Có thể nào một sự hy sinh nhỏ nhoi như thế của các ngươi lại xứng đáng với tất cả những gì Ta đã ban cho các ngươi không? Ta không có sự lựa chọn nào khác và Ta đã hết lòng vì các ngươi, nhưng các ngươi chất chứa những ý định tà ác và nửa vời với Ta. Đó là phạm vi bổn phận của các ngươi, chức năng duy nhất của các ngươi. Chẳng phải vậy sao? Chẳng lẽ các ngươi không biết rằng các ngươi đã hoàn toàn không thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo? Làm sao các ngươi có thể được xem là một loài thọ tạo? Chẳng lẽ các ngươi không rõ các ngươi đang bày tỏ và sống thể hiện ra điều gì sao? Các ngươi đã không thực hiện bổn phận của mình, nhưng các ngươi cố gắng để có được sự khoan dung và ân điển dư dật của Đức Chúa Trời. Ân điển như thế đã không sắp sẵn cho những kẻ vô giá trị và đê hèn như các ngươi, mà cho những người không đòi hỏi điều gì và vui vẻ hy sinh. Những kẻ như các ngươi, những kẻ tầm thường, thì hoàn toàn không xứng đáng vui hưởng ân điển của thiên đàng. Chỉ có khó khăn gian khổ và sự trừng phạt vô tận sẽ đồng hành với những tháng ngày của các ngươi! Nếu các ngươi không thể trung tín với Ta, thì số phận của các ngươi sẽ là một số phận đầy đau khổ. Nếu các ngươi không thể chịu trách nhiệm với những lời và công tác của Ta, thì kết cục của các ngươi sẽ là kết cục của sự trừng phạt. Hết thảy những ân điển, phước lành, và cuộc sống tuyệt vời của vương quốc sẽ không liên quan gì đến các ngươi. Đây là cái kết các ngươi đáng gặp phải và là một hậu quả từ chính việc làm của các ngươi!” (Sự khác nhau giữa chức vụ của Đức Chúa Trời nhập thể và bổn phận của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời của Đức Chúa Trời phán: “Ta không có sự lựa chọn nào khác và Ta đã hết lòng vì các ngươi, nhưng các ngươi chất chứa những ý định tà ác và nửa vời với Ta. Đó là phạm vi bổn phận của các ngươi”. Những lời này như xuyên thủng trái tim tôi. Đức Chúa Trời đã cho tôi cơ hội thực hiện bổn phận của mình, để thông qua đó tôi có thể mưu cầu và rút ra lẽ thật, vứt bỏ tâm tính bại hoại và được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Nhưng thay vì mưu cầu lẽ thật, tôi lại chỉ quan tâm tới thể xác, đối phó và lừa dối Đức Chúa Trời, tôi nghĩ đến việc Đức Chúa Trời nhập thể để cứu nhân loại, chịu đựng biết bao đau đớn, tủi nhục bị chính quyền truy đuổi và bách hại, bị người dân chỉ trích và chối bỏ, nhưng Ngài luôn bày tỏ lẽ thật và thực hiện công tác để cứu rỗi mọi người. Chúng ta thiếu tố chất nên chậm hiểu lẽ thật. Đức Chúa Trời không những không phản bội, mà Ngài còn nghiêm túc thông công mọi góc độ cho chúng ta. Ngài giải thích cặn kẽ mọi lẽ thật. Ngài kể chuyện, lấy ví dụ và dùng các phép ẩn dụ giúp chúng ta hiểu. Một số lẽ thật rất phức tạp và đề cập tới nhiều vấn đề, nhưng Đức Chúa Trời phân tích và vạch ra những điểm chính. Ngài kiên trì hướng dẫn chúng ta một cách có hệ thống để hiểu được lẽ thật từng chút một qua sự thông công. Có thể thấy Đức Chúa Trời rất có trách nhiệm với cuộc sống của chúng ta. Nhưng tôi đã đối xử thế nào với bổn phận của mình? Tôi cứ nghĩ đầu tư công sức và suy nghĩ thật không đáng. Tôi không nghiêm túc hay có trách nhiệm khi xem xét các tài liệu. Tôi chọn con đường ít đớn đau nhất mà không thèm để ý tới kết quả hay hậu quả. Tôi luôn coi nhẹ sự ủy thác của Đức Chúa Trời, chỉ làm việc hời hợt. Lương tâm của tôi ở đâu? Tôi đáng phải chịu sự trừng phạt của Đức Chúa Trời. Nhưng Ngài không bao giờ từ bỏ việc cứu rỗi tôi. Đức Chúa Trời dùng lời của Ngài để khai sáng và dẫn dắt tôi, giúp tôi hiểu được bản thân và ý muốn của Ngài. Nếu tôi cứ tiếp tục lười biếng và thực hiện bổn phận qua loa, hời hợt, tôi sẽ không đáng được sống hay được gọi là con người. Vì vậy tôi đã cầu nguyện Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời Toàn Năng! Tính đáng khinh bỉ của con quá nghiêm trọng rồi. Con không muốn tiếp tục sống một cách đáng hổ thẹn và mất nhân cách thế này nữa. Xin hãy tiếp sức cho con để thực hành lẽ thật, để con có thể sống trọn như một con người thực thụ và làm tròn bổn phận của một thụ tạo”.
Sau đó, tôi đọc được lời của Đức Chúa Trời: “Là con người, để chấp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời, người ta phải tận tụy. Người ta phải hoàn toàn tận tụy với Đức Chúa Trời, và không thể nửa vời, không có trách nhiệm, hay hành động dựa trên những sở thích và tâm trạng của riêng mình; đây không phải là tận tụy. Sự tận tụy ám chỉ điều gì? Nó có nghĩa là trong khi thực hiện bổn phận của mình, ngươi không bị ảnh hưởng hay bó buộc bởi tâm trạng, môi trường, con người, sự vật hay sự việc. ‘Tôi đã nhận sự ủy thác này từ Đức Chúa Trời; Ngài đã ban nó cho tôi. Đây là điều tôi phải làm. Do đó tôi sẽ làm và xem nó như việc của riêng mình, theo bất cứ cách nào mang lại những kết quả tốt, với tầm quan trọng đặt vào việc đáp ứng Đức Chúa Trời’. Khi ngươi có trạng thái này, ngươi không chỉ bị kiểm soát bởi lương tâm mình, mà sự tận tụy cũng có liên đới. Nếu ngươi chỉ thỏa mãn với việc làm cho xong, không khao khát có hiệu quả và đạt được những kết quả, và cảm thấy rằng chỉ đơn thuần đưa ra một số nỗ lực là đủ, vậy thì đây chỉ đơn thuần là tiêu chuẩn của lương tâm, và không thể được tính là sự tận tụy. Khi ngươi tận tụy với Đức Chúa Trời, tiêu chuẩn này cao hơn một chút so với tiêu chuẩn của lương tâm. Như vậy thì, điều này không còn chỉ là chuyện bỏ ra một chút nỗ lực; ngươi cũng phải dành trọn lòng mình vào đó. Ngươi phải luôn xem bổn phận của ngươi là công việc của riêng ngươi làm, nhận những trọng trách cho nhiệm vụ này, chịu sự quở trách nếu ngươi phạm chút sai lầm hay nếu ngươi cẩu thả một chút, cảm thấy rằng ngươi không thể là dạng người này, bởi vì nó khiến ngươi quá mắc nợ Đức Chúa Trời. Những người thật sự có ý thức sẽ hoàn thành những bổn phận của họ như thể chúng là công việc của riêng họ, bất kể có bất kỳ ai giám sát hay không. Dù Đức Chúa Trời có hài lòng với họ hay không và cho dù Ngài đối đãi với họ thế nào, thì họ luôn có những yêu cầu nghiêm ngặt về bản thân mình để thực hiện những bổn phận của họ và hoàn thành sự ủy thác mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho họ. Đây được gọi là sự tận tụy” (“Chỉ khi là người trung thực, người ta mới có thể thật sự hạnh phúc” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời của Đức Chúa Trời đã chỉ cho tôi một con đường để thực hành. Khi thực hiện bổn phận, ta không thể làm theo tâm trạng, muốn gì làm nấy. Ta không thể qua loa khi cần phải chăm chỉ, mà phải coi bổn phận của mình là sự ủy thác của Đức Chúa Trời, là trách nhiệm của bản thân. Ta nên đầu tư công sức và tâm trí để có được kết quả tốt nhất. Dù công việc khó đến đâu, bất kể có bị giám sát hay không, ta cũng phải luôn dốc hết tâm trí và sức lực để thực hiện bổn phận của mình. Khi nhận ra điều này, tôi đã cầu nguyện Đức Chúa Trời, sẵn sàng hối cải và thực hành theo lời của Ngài. Sau đó, tôi dành thời gian soạn một tài liệu về cách dùng dấu câu trong tiếng Ý để các thành viên mới tham khảo. Rồi tôi tóm tắt các vấn đề thường gặp trong các bản dịch và liệt kê mọi chi tiết cần phải chú ý. Tôi sẽ xem lại trong lúc kiểm tra tài liệu để không bỏ sót điều gì. Khi anh chị em nào đó hỏi tôi về bổn phận của họ, tôi sẽ không xem qua loa và trả lời một cách mơ hồ, mà cân nhắc cẩn thận câu hỏi của họ, áp dụng các nguyên tắc và tìm kiếm kiến thức chuyên môn mà mình vận dụng để trả lời họ. Khi không hiểu điều gì đó, nhờ nỗ lực thực sự cùng với sự khai sáng và chỉ dẫn từ Đức Chúa Trời, tôi đã dần dần hiểu ra. Tôi cũng thường xuyên suy ngẫm về những động cơ sai trái trong bổn phận của mình. Mỗi khi gặp khó khăn và chỉ muốn lướt qua cho nhanh, tôi sẽ cầu nguyện Đức Chúa Trời để phản bội xác thịt để tôi có thể giải quyết những vấn đề đó bằng nỗ lực cần thiết. Dần dần, thái độ của tôi đối với bổn thận đã thay đổi đáng kể và tôi không còn làm việc qua loa như trước nữa. Tôi có thể thực hiện bổn phận của mình một cách ổn định. Tôi thay đổi được là nhờ sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời. Tạ ơn Đức Chúa Trời!
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?