Gạt bỏ thói kiêu căng mới có được hình tượng giống con người

07/10/2020

Bởi Chân Tâm, Hoa Kỳ

Tháng 3 năm 2017, tôi bắt đầu thiết kế đồ họa cho hội thánh, chủ yếu làm áp phích và hình thu nhỏ cho phim ảnh. Mới đầu, tôi không biết nhiều về kĩ thuật, nên không ngừng học hỏi các nguyên tắc và kĩ năng chuyên môn. Tôi khiêm tốn nhờ các anh chị em giúp đỡ và cẩn thận lắng nghe nhận xét về thiết kế của mình. Sau một thời gian, tôi bắt đầu nắm vững những kĩ năng chuyên môn cần thiết cho bổn phận. Các hình thu nhỏ tôi thiết kế được đăng lên mạng và tỉ lệ người nhấp chuột vào đó rất cao. Có một tấm áp phích phim tài liệu được rất nhiều anh chị em khen ngợi. Những người khác thường xuyên hỏi ý kiến tôi về các vấn đề kĩ thuật, vì vậy tôi nghĩ mình có tài năng thực sự trong lĩnh vực đồ họa. Tôi trở nên kiêu căng mà không hề nhận ra.

Gạt bỏ thói kiêu căng mới có được hình tượng giống con người

Sau đó, khi thiết kế các hình thu nhỏ dễ hơn áp phích quảng cáo phim, tôi thấy mình đủ thành thạo đến mức tôi có thể hoàn thành rất nhanh. Vì vậy, tôi thực hiện dựa trên các kĩ năng chuyên môn sẵn có mà không để tâm nhiều hay tìm kiếm nguyên tắc. Kết quả là tôi bị các anh chị em góp ý về cả độ sáng lẫn màu sắc đều sai chủ đề. Tôi không cân nhắc hay chấp nhận lời nhận xét đó, mà lại nghĩ: “Mọi người không có chút thẩm mỹ nào à? Đó là sáng tạo táo bạo. Mình đã cân nhắc hết rồi và làm vậy chẳng sao cả. Mọi người chẳng biết gì mà cũng gợi ý”. Tôi khăng khăng là mình đúng, thậm chí còn nổi nóng. Tôi không chịu chỉnh sửa. Kết quả là một số hình ảnh nhỏ của tôi bị từ chối vì có vấn đề về hình ảnh. Sau đó, tôi nghe đâu có chị nói tôi khiến chị ấy cảm thấy ngột ngạt và ngại không muốn góp ý cho tôi nữa. Tôi rất buồn khi biết chuyện này nhưng tôi không chịu tự nhìn nhận lại.

Không lâu sau, tôi lại phụ trách thiết kế một áp phích phim khác. Bộ phim này nói về một tín hữu lầm lạc bị các mục sư, trưởng lão khống chế và bị giới hạn bởi các quan niệm tôn giáo, nên người này không tiếp nhận công tác mới của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, sau khi mưu cầm lẽ thật, cô ấy đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng ở thời kỳ sau rốt và sống dưới ánh sáng của Ngài. Tôi cân nhắc chủ đề này và nghĩ: “Chắc chắn áp phích phải phai dần từ tối sang sáng. Ý tưởng đó là hay nhất rồi”. Tôi dành rất nhiều thời gian tìm kiếm áp phích phim tương tự để tham khảo. Khi nhìn ngắm bức ảnh cuối cùng, tôi thấy nó thật đẹp, chẳng khác nào áp phích phim bom tấn. Tôi thực sự thấy phục chính mình. Sau đó, một người chị em đã xem tấm áp phích của tôi và góp ý thế này: “Bên này tối quá. Không có chi tiết gì và quá buồn tẻ”. Một người khác lại nói: “Tổng thể trông rất tối, không rõ ràng. Trông u ám quá. Bộ phim này làm chứng cho Đức Chúa Trời. Vì vậy, hình ảnh không nên tối quá”. Tôi thấy rất miễn cưỡng trước lời nhận xét của họ. Tôi nghĩ: “Tôi thấy tấm áp phích rất đẹp. Mọi người không biết cách tạo khối, vậy mà còn đi dạy đời tôi. Thế chẳng phải là soi mói hay sao?” Tôi bảo họ: “Chẳng phải tạo khối là như thế này sao? Phải có sự phân biệt rõ ràng giữa mảng sáng và mảng tối. Hơn nữa, đây là ảnh cho áp phích phim, nên phải chú trọng vào tạo khối. Các phim khác cũng làm áp phích như vậy. Làm thế này chẳng có gì sai cả”. Sau đó, tôi gửi cho họ bản sao tấm áp phích phim tôi đã tham khảo. Thật không ngờ, họ nói tấm áp phích của tôi có quá nhiều mảng tối và trông không đẹp như bức kia. Tôi rất tức giận khi nghe họ nói vậy, và thầm nghĩ: “Mấy người đừng quên vẫn luôn nhờ tôi tư vấn về cách tạo khối đấy nhé. Mọi người thậm chí không nắm được căn bản, nhưng lại cứ đi dạy đời tôi. Chẳng phải mấy người đang dạy cá tập bơi à?” Để chứng tỏ là mình đúng, tôi đã gửi hình ảnh tôi thiết kế cho các anh chị em khác, nhưng họ cũng nhận xét là ảnh tối quá. Tôi phải cắn răng chấp nhận và chỉnh lại. Nhưng tôi vẫn nghĩ là mình đúng, và điều đó tuân đúng theo các nguyên tắc tạo khối. Vì vậy tôi chỉ thay đổi một chút, nhưng nó vẫn không được chấp nhận. Kết quả là tôi chỉnh sửa bức ảnh đó mất gần một tháng, trong khi lẽ ra chỉ mất một tuần. Cuối cùng tác phẩm của tôi bị loại bỏ vì vấn đề về ý tưởng thiết kế. Nó như một cái tát vào mặt tôi vậy. Tinh thần tôi suy sụp và chán nản, không muốn mở lòng khi thông công với những người khác. Tâm trạng tôi đầy tăm tối, đau khổ. Sau đó, một trưởng nhóm nhắc nhở tôi rằng những mẫu thiết kế gần đây của tôi không có cái nào đạt cả, và tôi cần phản tỉnh trước Đức Chúa Trời ngay lập tức. Chỉ khi đó tôi mới đến trước Đức Chúa Trời để phản tỉnh. Tôi tìm thấy vài lời Ngài phán có liên quan đến việc này.

Tôi đọc được đoạn này trong một buổi cầu nguyện: “Khi vấn đề xảy đến với ngươi, ngươi không được tự cho mình là đúng và nghĩ rằng: ‘Tôi hiểu các nguyên tắc và tôi có quyền quyết định cuối cùng. Các bạn không đủ tư cách để lên tiếng. Các bạn biết được những gì? Các bạn không hiểu; nhưng tôi hiểu!’ Đây là sự tự nên công chính. Tự nên công chính là một tâm tính bại hoại, xấu xa; nó không phải là thứ gì đó trong nhân tính bình thường”. “Nếu ngươi luôn tự nên công chính và khăng khăng theo cách của riêng mình, nói rằng: ‘Tôi sẽ không nghe bất kỳ ai. Ngay cả khi tôi nghe thì đó cũng chỉ là để tỏ ra bề ngoài – tôi sẽ không thay đổi. Tôi sẽ làm việc theo cách của tôi; tôi cảm thấy mình đúng và hoàn toàn chính đáng’, thì điều gì sẽ xảy ra? Ngươi có thể có lý và có thể không có sai phạm nào trong những gì ngươi làm; ngươi có thể đã không phạm bất kỳ sai lầm nào và ngươi có thể hiểu nhiều khía cạnh kỹ thuật của một vấn đề hơn những người khác, tuy nhiên, một khi ngươi cư xử và thực hành theo cách này, thì những người khác sẽ thấy và họ sẽ nói rằng: ‘Tâm tính của người này không tốt! Khi vấn đề xảy đến với họ, họ không chấp nhận bất kỳ điều gì mà người khác nói, dù đúng hay sai. Đó hoàn toàn là sự chống đối. Người này không chấp nhận lẽ thật’. Và nếu mọi người nói ngươi không chấp nhận lẽ thật, thì Đức Chúa Trời sẽ nghĩ gì? Đức Chúa Trời có thể nhìn thấy những sự thể hiện này của ngươi không? Đức Chúa Trời có thể nhìn thấy hết thảy những điều đó quá rõ ràng. Đức Chúa Trời không những dò xét tận đáy lòng của con người, mà còn theo dõi mọi điều ngươi nói và làm ở mọi lúc, mọi nơi. Và khi Ngài nhìn thấy những điều này thì Ngài làm gì? Ngài phán: ‘Ngươi thật cứng lòng. Trong trường hợp ngươi đúng thì ngươi như thế, và trong trường hợp ngươi sai thì ngươi cũng vẫn như thế. Trong mọi trường hợp, hết thảy những sự tỏ lộ và sự thể hiện của ngươi đều là chống đối và đối nghịch. Ngươi chẳng chấp nhận ý kiến hoặc đề xuất nào của những người khác. Mọi thứ trong lòng ngươi đều là sự chống đối, khép kín và cự tuyệt. Ngươi thật khó tính!’(“Nếu ngươi không thể luôn sống trước Đức Chúa Trời thì ngươi là kẻ chẳng tin” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đức Chúa Trời thực sự nhìn thấu tâm can và suy nghĩ của chúng ta. Lời này đã phơi bày hết tình trạng của tôi. Tôi đã tỏ lộ tâm tính Sa-tan kiêu căng ngạo mạn. Khi những tấm áp phích của tôi được các anh chị em chấp nhận và khen ngợi, tôi nghĩ đó là nhờ kĩ năng của bản thân, và không ai có thể sánh được với thiết kế và kiến thức chuyên môn của mình. Khi mọi người góp ý, tôi không chấp nhận và cho rằng họ không hiểu gì. Ngay cả khi rất nhiều người góp ý giống nhau, tôi vẫn cố chấp. Tôi giả vờ chấp nhận lời nhận xét của họ nhưng thực tâm vẫn bảo thủ. Tôi chỉ thay đổi những gì mình thấy hợp và không chịu thay đổi những thứ mình bất đồng. Tôi viện đủ lí do để tranh luận với mọi người, thậm chí còn nổi nóng. Cuối cùng, tôi đã khiến một người chị em cảm thấy ngột ngạt. Tôi nhận ra mình kiêu căng đến mức mất hết lý trí. Tôi thật vô lý! Tôi kiêu căng và tự cho là mình đúng đến mức không muốn tiếp nhận ý kiến của ai cả. Không những ảnh của tôi phải chỉnh sửa nhiều lần, khiến công việc bị trì trệ, mà tình trạng của tôi cũng ngày càng tồi tệ. Nếu không đối mặt với thất bại và sự thụt lùi đó, tôi sẽ không bao giờ đứng trước Đức Chúa Trời để phản tỉnh và hiểu được chính mình. Nếu tôi không quay đầu và cứ sống theo tâm tính kiêu căng của mình, tôi sẽ bị mọi người chối bỏ và Đức Chúa Trời ghê tởm. Tôi vô cùng hối hận và hơi e sợ trước suy nghĩ đó. Tôi lập tức đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện, sẵn sàng hối cải.

Sau đó, tôi tâm sự với các chị em trong nhóm về sự bại hoại mình đã bộc lộ và bảo họ rằng tôi sẵn sàng chấp nhận những lời góp ý và chấp nhận bị xử lý. Từ đó trở đi, khi tôi thực hiện bổn phận, các anh chị em góp ý rất nhiều. Ban đầu, tôi thấy hơi khó chấp nhận. Nhưng khi nhớ lại những thất bại gần đây của mình, tôi lại cầu nguyện và từ bỏ bản thân. Tôi nghĩ về lí do mọi người góp ý như vậy. Làm theo liệu sẽ được gì và vấn đề nằm ở đâu. Sau đó, tôi cân nhắc về lời góp ý dựa trên nguyên tắc. Khi làm như vậy, tôi thấy dễ hiểu và dễ chấp nhận lời góp ý của người khác hơn, và các bản chỉnh sửa của tôi cũng được đón nhận tốt hơn. Tôi cũng nhận ra rằng thực hành lẽ thật tuyệt vời biết bao. Nhưng tôi đã đắm chìm trong tâm tính kiêu căng, đến mức không thể thoát ra được chỉ sau một lần thất bại.

Không lâu sau đó, tính kiêu căng của tôi lại nổi lên. Có một lần, tôi thiết kế hình thu nhỏ cho bài thánh ca của hội thánh. Tôi nghĩ vì họ là các anh chị em ca ngợi Đức Chúa Trời sau khi trải nghiệm công tác của Ngài, nên hình ảnh phải tạo cảm giác ấm áp, lãng mạn, tươi đẹp. Tôi nghĩ về các lý thuyết màu sắc đã học rằng màu tím tượng trương cho cảm xúc đó, và nó mang ý nghĩ trang nghiêm, tao nhã. Tôi nghĩ dùng màu tím làm màu chủ đạo không thể sai được. Sau khi hoàn thành, một số anh chị em nói họ thích cách nghĩ của tôi và màu sắc rất đẹp. Tôi rất đắc ý và nghĩ thì ra mình cũng có khả năng thiết kế và có tố chất đấy chứ. Nhưng không ngờ một chị vừa mới vào nghề thiết kế đã gửi cho tôi lời góp ý như thế này: “Thánh ca của hội thánh là những trải nghiệm và sự hiểu biết thực sự của các anh chị em. Việc dùng màu tím quá mơ mộng và không phù hợp với tâm trạng của bài thánh ca. Màu đó cũng hơi nhức mắt nữa. Tôi nghĩ nên thay đổi”. Tôi đọc lời góp ý của chị ấy nhưng trong thâm tâm không chấp nhận. Tôi nghĩ: “Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu đào tạo nói màu tím tạo cảm giác ấm áp. Hơn nữa, rất nhiều thiết kế trên mạng cũng dùng màu tím như thế này. Sao chị lại nói nó nhức mắt chứ? Hơn nữa, chị quên mất là mình mới chân ướt chân ráo bước vào nghề và hầu như chưa thiết kế được cái gì, thế mà chị còn góp ý cho tôi. Thật không biết điều”. Nhưng tôi vẫn ngại không muốn từ chối thẳng thừng, vì vậy tôi bảo sẽ đi hỏi ý kiến của các anh chị em khác. Nhưng tôi chẳng đi hỏi ai nữa mà cứ cho qua chuyện đó.

Vài ngày sau, một chị khác cũng góp ý tương tự, và nói màu sắc tôi sử dụng buồn quá. Chị ấy khuyên tôi đổi màu khác. Nhóm trưởng nhắc nhở tôi đừng cứng đầu nữa và khuyên tôi sửa lại cho lần phê duyệt sau. Lúc đó, tôi không dám tranh cãi, nên tôi đã cố gắng thay đổi vài chỗ. Nhưng tôi không muốn từ bỏ thiết kế màu tím đó. Tôi nghĩ: “Thiết kế màu tím này không tệ đến mức đó. Vẫn có người thích nó, sao mình phải thay đổi chứ?” Suy nghĩ như vậy khiến tôi chật vật chỉnh sửa. Tôi cố sửa vài lần mà vẫn thấy không ổn. Rồi trong một lần chỉnh sửa, bức ảnh bị lỗi. Tôi tốn mấy tiếng mà không sao sửa được. Tôi vô cùng chán nản và hoang mang, thậm chí muốn bỏ cuộc. Tôi nghĩ mình đã mất một tháng cho tấm áp phích đó, chỉnh sửa đến sáu lần, mọi người cũng đóng góp rất nhiều ý kiến. Nhưng tôi vẫn không làm xong và công việc bị trì trệ. Tôi rất buồn. Tôi nhớ lại trước kia mình cũng cản trở công việc vì quá kiêu ngạo và không chấp nhận ý kiến phản hồi. Giờ tôi lại kiêu căng và từ chối những đóng góp của người khác. Chẳng phải tật xấu lại tái phát ư? Tôi nhanh chóng đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Thưa Đức Chúa Trời, tâm tính kiêu căng của con trầm trọng đến mức lần này con không thể vâng phục. Xin Ngài khai sáng và chỉ dẫn để con hiểu được ý muốn của Ngài, thực sự biết rõ bản thân và thoát khỏi tình trạng này”.

Sau đó, tôi đọc được đoạn này trong lời của Đức Chúa Trời: “Sự kiêu ngạo là gốc rễ của tâm tính bại hoại ở con người. Con người càng kiêu ngạo thì họ càng có khả năng chống đối lại Đức Chúa Trời. Vấn đề này nghiêm trọng đến mức nào? Không chỉ những người có tâm tính kiêu ngạo coi người khác bên dưới họ, mà, tệ nhất là họ thậm chí còn ra vẻ bề trên với Đức Chúa Trời. Mặc dù, bên ngoài, một số người có vẻ tin vào Đức Chúa Trời và theo Ngài, nhưng họ không hề coi Ngài là Đức Chúa Trời. Họ luôn cảm thấy rằng họ sở hữu lẽ thật và tự cao tự đại. Đây là thực chất và gốc rễ của tâm tính kiêu ngạo, và nó đến từ Sa-tan. Do đó, vấn đề kiêu ngạo phải được giải quyết. Cảm thấy rằng một người tốt hơn những người khác – đó là vấn đề bình thường. Vấn đề quan trọng là tâm tính kiêu ngạo của một người ngăn họ vâng phục Đức Chúa Trời, sự trị vì của Ngài và sự sắp đặt của Ngài; người như vậy luôn muốn cạnh tranh với Đức Chúa Trời để giành quyền cai trị những người khác. Loại người này không tôn kính Đức Chúa Trời dù chỉ một chút, nói chi đến việc yêu Đức Chúa Trời hay vâng phục Ngài. Những người kiêu ngạo và tự phụ, đặc biệt là những ai kiêu ngạo đến mức mất hết cả ý thức, không thể vâng phục Đức Chúa Trời trong niềm tin của họ vào Ngài, và thậm chí còn đề cao và làm chứng cho chính mình. Những người như vậy chống đối lại Đức Chúa Trời nhiều nhất. Nếu mọi người muốn đi đến chỗ họ tôn kính Đức Chúa Trời, thì trước tiên họ phải giải quyết tâm tính kiêu ngạo của mình. Ngươi càng giải quyết triệt để tâm tính kiêu ngạo của ngươi, thì ngươi sẽ càng tôn kính Đức Chúa Trời hơn, và chỉ khi đó ngươi mới có thể vâng phục Ngài và có thể có được lẽ thật và biết Ngài(Thông công của Đức Chúa Trời). Điều này giúp tôi hiểu sự kiêu căng là gốc rễ của việc chống đối Đức Chúa Trời. Tôi bị thao túng bởi tâm tính kiêu căng và luôn cho mình đúng, như thể quan điểm của tôi là lẽ thật và đáng tin cậy lắm vậy. Tôi không có khao khát mưu cầu lẽ thật và quy phục Đức Chúa Trời. Tôi không nghe lời góp ý của ai cả. Nhất là khi người đó không giỏi về kĩ thuật hoặc không hiểu khía cạnh chuyên môn mà lại góp ý cho tôi. Tôi miễn cưỡng vô cùng. Tôi làm ra vẻ chấp nhận, nhưng thực tế lại không đề cao những lời góp ý đó. Đức Chúa Trời đã rất nhiều lần nhắc nhở tôi thông qua người khác rằng hãy bỏ qua ý muốn của bản thân và tập trung vào những việc có ích cho nhà Đức Chúa Trời, tìm kiếm, thử luyện và tạo ra phiên bản tốt nhất. Nhưng tôi cực kỳ cố chấp và tự phụ. Tôi lấy suy nghĩ và kinh nghiệm cá nhân làm lẽ thật, cố chấp khi những góp ý của người khác không vừa lòng mình. Điều này đã làm gián đoạn công tác của nhà Đức Chúa Trời. Cuối cùng, tôi dần hiểu ra những lời này của Ngài: “Không chỉ những người có tâm tính kiêu ngạo coi người khác bên dưới họ, mà, tệ nhất là họ thậm chí còn ra vẻ bề trên với Đức Chúa Trời”. “Con người càng kiêu ngạo thì họ càng có khả năng chống đối lại Đức Chúa Trời”. Những lời đó đã thuyết phục tôi hoàn toàn và cũng khiến tôi thấy hơi sợ. Nó khiến tôi nhớ tới kẻ địch lại Đấng Christ trong hội thánh. Họ rất ngạo mạn và độc đoán, không bao giờ lắng nghe góp ý của người khác. Thậm chí họ còn nổi nóng và xua đuổi những người góp ý. Điều đó đã cản trở công tác của nhà Đức Chúa Trời và xúc phạm tâm tính của Ngài. Họ đều bị Đức Chúa Trời gạt bỏ. Tôi chưa làm chuyện xấu xa như những kẻ địch lại Đấng Christ, nhưng tâm tính mà tôi bộc lộ có khác gì so với họ? Khi đó, tôi nhận ra nếu không sửa đổi tính kiêu căng thì hậu quả sẽ nghiêm trọng tới mức nào. Tôi vội đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện, sẵn sàng hối lỗi.

Sau đó, tôi đọc được đoạn này trong lời của Ngài: “Bây giờ khi nhìn lại, để thực hiện đầy đủ bổn phận của một người có khó khăn không? Thực ra, điều đó không khó; mọi người chỉ cần có thể có một thái độ khiêm nhường, sở hữu một chút ý thức và chọn một vị trí thích hợp. Cho dù ngươi nghĩ mình có trình độ học vấn như thế nào, ngươi đã giành được những giải thưởng gì, hoặc ngươi đã thành tựu được bao nhiêu, và cho dù ngươi có tin rằng tố chất và thứ hạng của mình có thể cao đến đâu, thì ngươi phải bắt đầu bằng cách buông bỏ hết thảy những điều này, bởi vì chúng không có giá trị gì cả. Trong nhà Đức Chúa Trời, dù những điều đó có tuyệt vời và tốt đẹp đến cỡ nào, thì chúng cũng không thể cao hơn lẽ thật; chúng không phải là lẽ thật và không thể thay thế lẽ thật. Đây là lý do tại sao Ta phán ngươi phải có thứ gọi là ý thức này. Nếu ngươi nói rằng: ‘Tôi rất có tài, tôi có đầu óc rất nhạy bén, tôi có phản xạ nhanh, tôi là người học hỏi nhanh và tôi có một trí nhớ cực kỳ tốt’, và ngươi luôn sử dụng những thứ này như vốn liếng, thì điều này sẽ gây rắc rối. Nếu ngươi xem những điều này là lẽ thật, hoặc cao hơn lẽ thật, thì ngươi sẽ khó chấp nhận lẽ thật và đưa lẽ thật vào thực hành. Những người tự mãn, kiêu căng luôn hành động trịch thượng thì gặp khó khăn nhất trong việc chấp nhận lẽ thật và có xu hướng thất bại nhất. Nếu con người có thể giải quyết vấn đề kiêu ngạo của mình, thì việc đưa lẽ thật vào thực hành trở nên dễ dàng. Do đó, trước tiên ngươi phải buông bỏ và chối bỏ những thứ nhìn bề ngoài có vẻ tốt đẹp, cao cả đó và những thứ kích thích lòng ghen tị của người khác. Những thứ đó không phải là lẽ thật; thay vào đó, chúng có thể ngăn ngươi bước vào lẽ thật(“Thực hiện đầy đủ bổn phận là gì?” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau đó, tôi hiểu ra mình phải gạt bỏ cái tôi, từ chối bản thân để xóa bỏ tâm tính kiêu căng. Các kĩ năng, khả năng, kinh nghiệm và năng khiếu của con người không phải lẽ thật, dù cho chúng tuyệt vời đến mức nào. Chúng chỉ là công cụ giúp chúng ta thực hiện bổn phận. Không nên tìm cách lợi dụng chúng. Mưu cầu lẽ thật, làm việc theo nguyên tắc, hòa thuận và học hỏi người khác chính mới là mấu chốt. Đó là cách duy nhất để làm tốt bổn phận của mình. Sau đó, tôi xem qua một số áp phích khác đẹp hơn mà chính mình thiết kế và phát hiện ra rất nhiều vấn đề rõ ràng về ý tưởng, tạo khối, màu sắc và bố cục trong những bức ảnh ban đầu của mình. Nhưng sau khi chỉnh sửa theo góp ý của các anh chị em, chúng đã cải thiện hơn nhiều. Một số bức còn thay đổi hoàn toàn. Tôi rất xấu hổ khi nhìn ra điều này. Tôi nghĩ mình có vài thành tựu trong công việc và được mọi người khen ngợi vì tôi có kĩ năng chuyên môn tốt hơn và nhiều kinh nghiệm hơn họ. Tôi lợi dụng điều này, không chịu lắng nghe ai cả. Nhưng sự thật là các thiết kế của tôi thành công là vì tôi thực hiện theo các nguyên tắc lẽ thật và lắng nghe những lời góp ý của người khác. Chúng được thực hiện theo sự chỉ dẫn và khai sáng của Đức Chúa Trời, và nhờ làm việc hòa thuận với các anh chị em. Khi chỉ dựa vào các kĩ năng chuyên môn mà không tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật hay lắng nghe góp ý của người khác, ảnh tôi làm liền không ổn, và điều này thực sự cản trở công việc của hội thánh. Tôi vô cùng xấu hổ khi nghĩ mình đã kiêu căng và luôn tự cho là mình đúng thế nào. Rõ ràng tôi chẳng có gì đặc biệt cả. Tôi chỉ nắm được bề nổi trong thiết kế và còn lâu mới trở thành chuyên gia thực thụ. Nhưng tôi vẫn tự phụ và kiêu căng. Thật xấc xược. Khi nhận ra điều này, tôi cầu nguyện và từ bỏ các quan điểm của mình. Tôi nghe theo góp ý của người khác và thực sự suy ngẫm về cách chỉnh sửa để thành phẩm đẹp hơn. Tôi không chỉ giải quyết được vấn đề chính mà còn tìm được màu sắc đẹp hơn. Tôi chỉnh sửa ảnh rất nhanh, và các anh chị em nhận xét rằng sau khi sửa đổi, nó đẹp hơn nhiều. Tôi rất xấu hổ khi thấy vậy. Chúng tôi đã phải sửa bức ảnh đó rất nhiều lần chỉ vì tính kiêu ngạo của tôi. Đã thế còn lãng phí rất nhiều thời gian quý giá cũng như gây phiền phức cho người khác. Điều này làm gián đoạn nghiêm trọng công việc của nhà Đức Chúa Trời. Kĩ năng của tôi không những không khá lên, mà lối vào sự sống cũng bị cản trở. Tôi thấy sống với tâm tính kiêu căng chẳng được lợi mà chỉ có hại. Tôi vô cùng hối hận và âm thầm hạ quyết tâm: “Dù cho được góp ý như thế nào, mình cũng sẽ cố gắng gạt bỏ bản thân, mưu cầu lẽ thật, và đặt lợi ích của nhà Đức Chúa Trời lên hàng đầu. Mình không thể tiếp tục sống kiêu ngạo như vậy”.

Gần đây, tôi thiết kế hình thu nhỏ cho một đoạn video về lời của Đức Chúa Trời. Khi tôi cho các anh chị em xem bản nháp đầu tiên, họ nói hình địa cầu to quá và có vẻ bị dồn vào trung tâm, nên kích thước ảnh trường chưa đủ rộng. Họ gửi mấy bức ảnh tham khảo để tôi thay đổi. Tôi nghĩ “Quả địa cầu phải to như vậy mới tạo được hiệu ứng. Mọi người không có kinh nghiệm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp hay được đào tạo thực hành. Tôi thông thạo lĩnh vực này hơn. Ý kiến của mọi người chẳng giúp ích được gì cho tôi cả”. Thế là tôi xem qua loa những ý kiến của họ và chỉ muốn sửa ảnh theo suy nghĩ của mình. Tôi nhận ra mình lại tỏ ra kiêu căng rồi. Tôi không bình tĩnh cân nhắc các góp ý hay kết quả cuối cùng mà cứ phán xét mù quáng và điều đó đi ngược lại ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi lập tức cầu nguyện và xin Đức Chúa Trời giúp mình tĩnh tâm lại để có thể thực hành lẽ thật và phản bội xác thịt. Sau đó, tôi đọc được đoạn này trong lời của Ngài: “Ngươi trước hết phải có một thái độ khiêm nhường, gạt sang một bên những gì mình tin là đúng, và để mọi người thông công. Ngay cả khi ngươi tin cách của mình là đúng, thì ngươi cũng không nên cứ khăng khăng với nó. Trước tiên, đó là một dạng tiến bộ; nó cho thấy một thái độ tìm kiếm lẽ thật, phủ nhận bản thân mình, và đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời. Một khi ngươi có thái độ này, đồng thời ngươi không bám lấy quan niệm của mình, ngươi cầu nguyện. Bởi ngươi không biết đúng sai, ngươi cho phép Đức Chúa Trời mặc khải và bảo ngươi điều gì là tốt nhất, thích hợp nhất để làm. Khi mọi người cùng tham gia thông công, Đức Thánh Linh mang đến sự khai sáng cho tất cả các ngươi. Đức Chúa Trời khai sáng con người theo một quá trình, đôi khi chỉ đơn giản là nhìn xem thái độ của ngươi. Nếu thái độ của ngươi là một thái độ tự khẳng định mình một cách cứng nhắc, thì Đức Chúa Trời sẽ giấu mặt Ngài khỏi ngươi và Ngài cách ly với ngươi; Ngài sẽ sẽ vạch trần ngươi và đảm bảo ngươi sẽ gặp trở ngại. Nhưng trái lại, nếu ngươi có thái độ đúng đắn, không khăng khăng theo cách của mình, cũng không tự cho mình là đúng, cũng không tùy tiện và hấp tấp, mà có thái độ tìm kiếm và chấp nhận lẽ thật, thì khi ngươi thông công với nhóm và Đức Thánh Linh bắt đầu làm việc giữa các ngươi, có lẽ Ngài sẽ dẫn dắt ngươi để ngươi hiểu qua lời nói của người nào đó(Trích dẫn từ thông công của Đức Chúa Trời). Sau đó, tôi hiểu rằng nếu gặp ý kiến trái chiều từ người khác trong khi thực hiện bổn phận thì điều đó đã được Đức Chúa Trời cho phép. Ngài theo dõi mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta, vì vậy tôi nên thực hành lẽ thật và tiếp nhận sự giám sát của Đức Chúa Trời. Không nên đánh giá mọi việc qua bề ngoài và đánh giá chuyên môn của người khác. Ngay cả khi tôi hiểu biết hơn, hay có nghĩ rằng ý tưởng của mình hợp lý hơn, thì tôi vẫn nên tỏ ra khiêm tốn, gạt bỏ những ảo tưởng của bản thân, tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật và làm việc một cách hiệu quả nhất. Dù cho cuối cùng tôi đúng thì ít ra tôi cũng đã tìm kiếm và thực hành lẽ thật. Đó mới là điều quý giá. Đức Chúa Trời khinh ghét tâm tính Sa-tan đối địch với Ngài. Vì vậy tỏ ra kiêu căng còn tệ hơn là phạm lỗi. Tôi nghĩ đến việc thói kiêu ngạo của mình đã làm gián đoạn công việc của nhà Đức Chúa Trời như thế nào và thực sự cảm thấy mình không thể cứng đầu nữa. Tôi phải lắng nghe góp ý để bình tĩnh chỉnh sửa và cố gắng thiết kế đẹp hơn. Sau đó, tôi nghiêm túc lắng nghe góp ý của mọi người và thấy một trong những bức ảnh tham khảo thật ra rất có gu và đáng để học hỏi. Tôi thảo luận về bức ảnh đó với những người khác trong hội, và ai cũng đồng ý nên chỉnh sửa theo gợi ý. Tôi sửa lại bố cục và vài điểm khác, và công việc xong nhanh không ngờ. Toàn bộ việc này là nhờ sự khai sáng và chỉ dẫn của Đức Chúa Trời. Dù mọi người cũng góp ý thêm một chút, nhưng tôi đã xử lý thích đáng và không thấy miễn cưỡng. Tôi sẵn sàng thay đổi bao nhiêu lần cũng được để làm chứng cho Đức Chúa Trời. Sau vài lần chỉnh sửa, ai cũng nói ảnh rất đẹp và họ không có góp ý gì nữa. Tôi rất vui khi thực hiện bổn phận của mình theo cách đó.

Sau khi được sửa dạy và vạch trần, cũng như đọc lời của Đức Chúa Trời, cuối cùng tôi cũng hiểu ra và căm ghét tâm tính kiêu căng xấu xa của mình. Và tôi đã thấy việc mưu cầu và tiếp nhận lẽ thật ở vạn vật quan trọng đến mức nào. Tôi không kiêu căng như trước nữa và có thể chấp nhận ý kiến đóng góp của người khác. Tôi thay đổi như vậy là nhờ sự phán xét, hình phạt và sửa dạy của Đức Chúa Trời.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger