Chỉ người tinh sạch mới được vào thiên quốc

24/10/2020

Bởi Sara, Hoa Kỳ

Khi tin vào Chúa, tôi thường nghe người ta nói rằng Chúa dạy chúng ta thương người như thể thương thân, rằng tình yêu của chúng ta phát xuất từ Đức Chúa Trời, và chúng ta phải yêu thương người khác, yêu thương kẻ thù, vì Đức Chúa Trời đã yêu thương chúng ta trước. Trong Hê-bơ-rơ 12:14 có nói, “Hãy cầu sự bình an với mọi người, cùng tìm theo sự nên thánh, vì nếu không nên thánh thì chẳng ai được thấy Ðức Chúa Trời”. Điều này làm tôi nhớ đến khoảng thời gian khi tôi và mẹ bất hòa và tranh cãi rất gay gắt. Tôi biết điều này không hợp ý Chúa, và tôi phải đưa những lời của Chúa vào thực hành. Sau đó, cứ mỗi khi có bất hòa với mẹ, tôi sẽ cố gắng tự kiềm chế, và lắng nghe ý kiến của bà ấy. Tôi đã bình tĩnh và kiên nhẫn. Nhưng sau một thời gian, tôi không thể giữ bình tĩnh được nữa. Nếu không đồng ý với những gì bà nói, tôi sẽ tranh cãi với bà. Ngoài chuyện này ra, tôi còn chạy theo xu thế trần tục, bị nghiện xem TV và phim ảnh. Đôi lúc, tôi nói dối để khỏi mất mặt hay vì tư lợi. Tôi bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn phạm tội và thú tội, tôi luôn cảm thấy đầy tội lỗi. Nhưng tôi không thể kìm nén hay thoát khỏi sự bốc đồng, và điều này khiến tôi dằn vặt. Đôi lúc tôi nghĩ: “Mình có được vào thiên quốc khi sống trong tội lỗi thế này không?” Một lần, mẹ nói với tôi: “Đối với một Cơ Đốc nhân, tính khí của con rất xấu!” Nghe bà ấy nói vậy, tôi càng cảm thấy tệ hơn. Tôi thực sự cố gắng tỏ ra kiềm chế, nhưng không thể tuân giữ nổi lời dạy của Chúa. Việc này có làm Chúa hài lòng không? Liệu tôi có thể thay đổi được không? Khi tôi hỏi các anh chị em về vấn đề này, một số người nói: “Chúng ta phải học cách kiểm soát bản thân. Khi gần gũi hơn với Đức Chúa Trời, chúng ta trở nên khoan dung hơn”. Người khác lại nói: “Có những thăng trầm như vậy là chuyện bình thường, sự thay đổi sẽ đi theo chiều xoắn ốc, càng thay đổi chúng ta, càng trở nên tốt hơn. Đừng nghi ngờ chuyện đó. Sự cứu rỗi của Chúa sẽ hoàn thành. Ân điển của Ngài sẽ đưa chúng ta vào thiên quốc”. Kể cả nghe họ nói vậy rồi, tôi vẫn không tìm ra con đường rõ ràng. Tôi chỉ có thể cầu nguyện Chúa xin giúp đỡ.

Rồi tình cờ tôi gặp một số anh chị em qua mạng. Chúng tôi thường xuyên gặp để nghiên cứu Kinh Thánh. Nội dung thông công của họ rất thú vị và sâu sắc. Tôi đã đạt được nhiều điều khi gặp họ. Một ngày nọ vào một buổi họp, anh Lâm nói về sự tái lâm của Chúa. Anh ấy nói Chúa sẽ thực hiện công tác mới khi Ngài tái lâm, rồi anh ấy gửi cho chúng tôi một vài câu trong Kinh Thánh. Hê-bơ-rơ 9:28 có nói, “Cũng vậy, Ðấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội lỗi đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài”. 1 Phi-e-rơ 1:5 nói rằng, “Là kẻ bởi đức tin nhờ quyền phép của Ðức Chúa Trời giữ cho, để được sự cứu rỗi gần hiện ra trong kỳ sau rốt!” Và “Vì thời kỳ đã đến, là khi sự phán xét sẽ khởi từ nhà Ðức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 4:17). “Người nào bỏ ta ra và không nhận lãnh lời ta, đã có kẻ xét đoán rồi; lời ta đã rao giảng, chính lời đó sẽ xét đoán họ nơi ngày sau cùng(Giăng 12:48). Anh Lâm nói: “Những câu này nhắc tới cách mà Chúa sẽ xuất hiện lần thứ hai, và cách chúng ta phải đạt được sự cứu rỗi của Ngài vào thời kỳ sau rốt, và cả sự phán xét sẽ khởi từ nhà Đức Chúa Trời như thế nào – sự phán xét thời kỳ sau rốt. Chúng giải thích cách mà Chúa sẽ thực hiện công tác phán xét khi Ngài tái lâm, giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, làm tinh sạch và cứu rỗi chúng ta”. Lời anh Lâm nói phù hợp với Kinh Thánh, nhưng tôi vẫn mơ hồ. Chúa đã cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi khi Ngài bị đóng đinh vào thập giá. Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đã hoàn thành. Tại sao Chúa phải tái lâm để thực hiện công tác phán xét và làm tinh sạch chứ? Tôi nói cho họ nghe khúc mắc của mình.

Anh Lâm đã cho tôi xem hai đoạn văn. “Những tội lỗi của con người đã được tha thứ thông qua Đức Chúa Trời nhập thể, nhưng điều này không có nghĩa là con người không còn tội lỗi trong mình nữa. Những tội lỗi của con người có thể được tha thứ thông qua của lễ chuộc tội, nhưng về việc làm sao con người có thể được làm cho không còn phạm tội nữa, và làm sao bản tính tội lỗi của họ có thể bị tiệt trừ hoàn toàn và được chuyển hóa, thì họ không có cách nào giải quyết được vấn đề này. Những tội lỗi của con người đã được tha thứ, và điều này là nhờ công tác chịu đóng đinh của Đức Chúa Trời, nhưng con người vẫn tiếp tục sống trong tâm tính Sa-tan bại hoại như cũ. Như vậy, con người phải được cứu rỗi hoàn toàn khỏi tâm tính Sa-tan bại hoại của mình, hầu cho bản tính tội lỗi của họ có thể bị tiệt trừ hoàn toàn, không bao giờ phát triển trở lại, theo đó cho phép tâm tính của con người được chuyển hóa. Điều này sẽ đòi hỏi con người phải nắm bắt được con đường phát triển trong sự sống, nắm bắt được con đường sự sống, và nắm bắt được cách thay đổi tâm tính của mình. Hơn nữa, nó sẽ đòi hỏi con người phải hành động theo con đường này, hầu cho tâm tính của họ có thể dần dần được thay đổi và họ có thể sống dưới sự chiếu soi của sự sáng, hầu cho mọi điều họ làm đều có thể phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, hầu cho họ có thể vứt bỏ tâm tính Sa-tan bại hoại của mình, và hầu cho họ có thể thoát khỏi ảnh hưởng bóng tối của Sa-tan, từ đó hoàn toàn thoát khỏi tội lỗi. Chỉ khi đó con người mới nhận lãnh được sự cứu rỗi hoàn toàn. … Do đó, sau khi giai đoạn công tác đó đã kết thúc, vẫn còn công tác phán xét và hành phạt. Giai đoạn này là để làm cho con người tinh sạch thông qua lời, và từ đó cho họ một con đường để đi theo. Giai đoạn này sẽ không có kết quả hoặc ý nghĩa nếu nó tiếp tục với việc đuổi quỷ, vì nó sẽ không tiệt trừ được bản tính tội lỗi của con người, và con người sẽ đi vào bế tắc trước sự tha thứ cho tội lỗi của họ. Nhờ của lễ chuộc tội, con người đã được tha tội, vì công tác chịu đóng đinh đã kết thúc và Đức Chúa Trời đã đánh bại Sa-tan. Nhưng tâm tính bại hoại của con người vẫn còn trong họ, con người vẫn có thể phạm tội và chống lại Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời vẫn chưa thu phục được loài người. Đó là lý do tại sao trong giai đoạn công tác này, Đức Chúa Trời dùng lời để phơi bày tâm tính bại hoại của con người, khiến họ phải thực hành theo con đường đúng đắn(Lẽ mầu nhiệm của sự nhập thể (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Ngươi chỉ biết rằng Jêsus sẽ ngự xuống trong thời kỳ sau rốt, nhưng chính xác Ngài sẽ ngự xuống như thế nào? Một tội nhân như các ngươi, người vừa mới được cứu chuộc, và chưa được thay đổi hoặc được Đức Chúa Trời hoàn thiện, ngươi có thể hợp lòng Đức Chúa Trời sao? Đối với ngươi, ngươi vẫn còn bản ngã cũ của mình, đúng là ngươi đã được Jêsus cứu rỗi, và ngươi không bị xem là một tội nhân nhờ sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, nhưng điều này không chứng minh rằng ngươi vô tội và không ô uế. Làm sao ngươi có thể nên thánh nếu ngươi chưa được thay đổi? Bên trong, ngươi bị bủa vây bởi sự bất khiết, ích kỷ và hèn hạ, nhưng ngươi vẫn muốn được ngự xuống với Jêsus – ngươi chẳng thể may mắn vậy được! Ngươi đã bỏ qua một bước trong niềm tin của mình vào Đức Chúa Trời: Ngươi chỉ đơn thuần đã được cứu chuộc, nhưng ngươi vẫn chưa được thay đổi. Để ngươi hợp lòng Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời phải đích thân thực hiện công tác thay đổi và làm cho ngươi thanh sạch; nếu không thì ngươi, kẻ chỉ được cứu chuộc, sẽ không có khả năng đạt được sự nên thánh. Theo cách này, ngươi sẽ không đủ tư cách để dự phần trong những phước lành của Đức Chúa Trời, vì ngươi đã bỏ qua một bước trong công tác quản lý con người của Đức Chúa Trời, là bước then chốt để thay đổi và hoàn thiện. Và vì vậy, ngươi, một tội nhân vừa được cứu chuộc, không có khả năng trực tiếp thừa hưởng cơ nghiệp của Đức Chúa Trời(Xét về danh xưng và thân phận, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).

Rồi anh Lâm thông công: “Đức Chúa Jêsus đã cứu chuộc chúng ta khỏi sự ảnh hưởng của Sa-tan. Chúng ta được tha thứ tội lỗi, nhưng không có nghĩa chúng ta không còn tội lỗi, hay chúng ta không còn phạm tội hoặc chống đối Đức Chúa Trời. Trong Thời đại Ân điển, Đức Chúa Jêsus đã thực hiện công tác cứu chuộc và tha thứ, chứ không phải công tác làm tinh sạch và thay đổi con người, mà Đức Chúa Trời thực hiện vào thời kỳ sau rốt. Dù tội lỗi của chúng ta được tha thứ nhờ đức tin vào Chúa, nhưng bản tính tội lỗi và tâm tính Sa-tan của chúng ta vẫn thâm căn cố đế. Chúng ta kiêu ngạo, lươn lẹo, xảo quyệt, tà ác và thù ghét lẽ thật, chúng ta không thể tránh khỏi phạm tội, bất tuân và chống đối Chúa. Chúng ta nói dối và giả tạo để bảo vệ lợi ích riêng. Khi bất đồng với nhau, chúng ta trở nên tức giận rồi tranh cãi. Chúng ta chạy theo những xu thế trần tục, thèm muốn những thú vui tội lỗi. Gặp phải khó khăn, chúng ta trách móc Đức Chúa Trời, lạc xa Ngài, phản bội Ngài. Đức Chúa Trời phán, ‘Các ngươi phải nên thánh, vì ta là thánh(Lê-vi 11:45). Nếu không thánh khiết và tinh sạch, chúng ta không thể diện kiến Đức Chúa Trời. Làm sao chúng ta, những người thường phạm tội và chống đối Đức Chúa Trời, đủ tư cách bước vào vương quốc của Ngài chứ? Thế nên Chúa đã hứa sẽ tái lâm, để bày tỏ lẽ thật, thực hiện công tác phán xét và làm tinh sạch, để ban cho chúng ta thêm nhiều lẽ thật, cứu rỗi chúng ta một lần và mãi mãi, giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, và đưa ta vào vương quốc của Đức Chúa Trời”.

Tôi bảo: “Những điều anh nói rất đúng. Chúng ta luôn phạm tội, thú tội, và vẫn chưa thoát khỏi tội lỗi dù đã có đức tin vào Chúa. Nhưng vấn đề là, tôi có một số người bạn Cơ Đốc nhân sống rất ngoan đạo. Họ không bao giờ tranh cãi, và yêu thương kẻ thù. Một số người từng có vấn đề về hôn nhân, nhưng mối quan hệ của họ đã cải thiện khi bắt đầu có đức tin. Một số người đã từng rất nóng nảy, nhưng niềm tin vào Chúa đã giúp họ trở nên bao dung và nhẫn nại… Những ai chân thành tin vào Chúa đều trải qua sự thay đổi. Nếu tiếp tục thay đổi như vậy, chẳng phải họ cũng sẽ thoát khỏi tội lỗi và được làm tinh sạch sao?”

Khi tôi hỏi điều này, anh Lâm kiên nhẫn trả lời: “Nhiều người thay đổi khi họ bắt đầu tin vào Chúa. Họ thôi đánh đập và chửi rủa người khác, họ tử tế, khoan dung nhẫn nại hơn, họ vác thập giá, làm từ thiện và hy sinh bản thân. Có thể điều này chứng tỏ họ chân thành tin vào Chúa, nhưng liệu có phải như thế là hợp tâm ý của Chúa không? Liệu có phải như thế là thoát khỏi tội lỗi và được làm tinh sạch không? Sau đó, anh Lâm đọc hai đoạn này cho tôi nghe. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Chỉ có những thay đổi về hành vi không thôi thì không bền vững; nếu không có sự thay đổi trong tâm tính sống của mọi người, thì sớm muộn gì những mặt xấu xa của họ cũng sẽ tự lộ ra. Bởi vì nguồn gốc của những thay đổi trong hành vi của họ là lòng nhiệt thành, cùng với một số công tác của Đức Thánh Linh vào thời điểm đó, nên họ cực kỳ dễ trở nên sốt sắng hoặc thể hiện lòng tốt nhất thời. Như những người ngoại đạo có nói: ‘Làm một việc lành thì dễ; suốt đời làm việc lành mới khó.’ Mọi người không có khả năng làm việc lành trong suốt cuộc đời mình. Hành vi của một người chịu sự chi phối của đời sống; bất kể đời sống của một người thế nào, thì hành vi của người đó thế ấy, và chỉ những gì được bộc lộ tự nhiên mới thể hiện đời sống cũng như bản tính của một người. Những thứ giả tạo không thể tồn tại lâu. Khi Đức Chúa Trời làm việc để cứu rỗi con người, điều đó không phải là để tô điểm cho con người với hành vi tốt – mục đích công tác của Đức Chúa Trời là để chuyển hóa tâm tính của mọi người, để khiến họ tái sinh thành con người mới. Do đó, sự phán xét, hình phạt, những sự thử luyện và tinh luyện của Đức Chúa Trời đối với con người đều nhằm thay đổi tâm tính họ để họ có thể đạt được sự đầu phục và dâng mình tuyệt đối cho Đức Chúa Trời, cũng như đi đến thờ phụng Ngài một cách bình thường. Đây là mục đích công tác của Đức Chúa Trời. Hành xử tốt không giống như đầu phục Đức Chúa Trời, chưa nói đến việc tương hợp với Đấng Christ. Những thay đổi trong hành vi dựa trên giáo lý và sinh ra từ lòng nhiệt thành; chúng không dựa trên sự hiểu biết thực sự về Đức Chúa Trời hoặc dựa trên lẽ thật, chúng càng không dựa vào sự chỉ dẫn từ Đức Thánh Linh. Mặc dù đôi khi một số điều người ta làm là do Đức Thánh Linh chỉ dẫn, nhưng đây không phải là một biểu hiện của sự sống, càng không giống như việc biết Đức Chúa Trời; cho dù hành vi của một người có tốt đến mấy, nó cũng không chứng tỏ họ đã đầu phục Đức Chúa Trời hoặc họ đã đưa lẽ thật vào thực hành(“Sự khác biệt giữa những thay đổi bên ngoài và những thay đổi trong tâm tính” trong Những ghi chép về những cuộc trò chuyện của Đấng Christ). “Sự chuyển hóa trong tâm tính chủ yếu nói đến sự chuyển hóa bản tính của một người. Những điều thuộc về bản tính của một người không thể được nhìn từ những hành vi bên ngoài; chúng liên hệ trực tiếp với giá trị và tầm quan trọng của sự hiện hữu của họ. Nghĩa là, chúng trực tiếp liên quan đến cách nhìn của một người về sự sống và những giá trị của họ, những thứ trong sâu thẳm tâm hồn họ và thực chất của họ. Nếu một người không thể chấp nhận lẽ thật, họ sẽ không trải qua sự chuyển hóa ở những phương diện này. Chỉ bằng cách trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, hoàn toàn bước vào lẽ thật, thay đổi những giá trị và cách nhìn của mình về sự tồn tại và sự sống, làm cho những quan điểm của mình phù hợp với quan điểm của Đức Chúa Trời, và trở nên có khả năng hoàn toàn quy phục và hiến dâng cho Đức Chúa Trời, thì tâm tính của họ mới có thể nói là đã chuyển hóa(“Những điều cần biết về việc chuyển hóa tâm tính” trong Những ghi chép về những cuộc trò chuyện của Đấng Christ).

Anh Lâm nói: “Chỉ một sự thay đổi trong cách hành xử không có nghĩa tâm tính sống của người ta đã thay đổi, hay người đó vâng phục và trung thành với Đức Chúa Trời. Nhiều người tin vào Chúa và làm việc tốt. Họ làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo khổ, hy sinh bản thân. Nhưng khi gặp nghịch cảnh, họ oán trách Đức Chúa Trời. Họ chối bỏ và phản bội Ngài. Vậy có phải là thực sự vâng phục Đức Chúa Trời không? Có những mục sư và trưởng lão nói rất nhiều về tình yêu, nhưng chỉ cầu phúc và cầu nguyện cho những ai đóng góp cho hội thánh. Đó có phải tình yêu thực sự không? Một số người có vẻ khiêm nhường và kiên nhẫn, nhưng bản tính của họ kiêu ngạo và tự phụ. Họ giảng giải Kinh Thánh chỉ để tự đề cao bản thân và làm mọi người mơ hồ. Họ tranh đoạt quyền lực trong hội thánh và thậm chí biển thủ tiền của hội thánh. Một số mục sư còn giả vờ giúp đỡ và hỗ trợ các tín hữu, và tỏ vẻ yêu thương, nhưng khi linh hồn của các tín hữu khô héo và đức tin của họ nguội lạnh vì sự tiêu điều trong hội thánh, họ không thể giải quyết vấn đề. Họ còn ngăn các tín hữu lắng nghe người khác hay tìm một hội thánh khác có công tác của Đức Thánh Linh. Họ không nghĩ về đời sống của các tín hữu. Vậy chẳng phải là đạo đức giả sao? Những người Pha-ri-si cũng đã tỏ ra yêu thương người khác, và ngoài mặt có vẻ sùng đạo. Nhưng khi Đức Chúa Jêsus đến, họ đã không tìm hiểu công tác của Ngài. Họ chống đối, lên án, và vu oan cho Ngài. Họ còn cấu kết với người La Mã để đóng đinh Ngài vào thập giá. Điều này cho thấy rằng hành xử tốt đẹp ngoài mặt không đồng nghĩa với việc thực hành lẽ thật, hiểu Đức Chúa Trời hay quy phục Ngài. Nếu bản tính tội lỗi chưa được giải quyết, ta vẫn có thể chống đối và phản bội Đức Chúa Trời. Nhưng những người thay đổi tâm tính của họ thì không như vậy. Vì bản tính tội lỗi và tâm tính Sa-tan của họ đã được giải quyết. Dù ở trong hoàn cảnh nào, hay gặp phải những sự thử luyện gì, họ sẽ không phản nghịch hay chống đối Đức Chúa Trời. Họ có thể quy phục Ngài và chứng tỏ lòng trung thành. Họ thực hành sự khiêm nhường, nhẫn nại, và thể hiện tình yêu thương có nguyên tắc, chứ không chỉ là tình yêu bề ngoài hay mù quáng. Những hành động của họ dựa vào những lời của Đức Chúa Trời. Điều này chứng tỏ họ đã thay đổi tâm tính của mình”. “. Ở thời điểm này, chúng ta nên hiểu rõ rằng để tự giải thoát khỏi tội lỗi và nhận lãnh sự cứu rỗi, làm việc tốt không thôi là chưa đủ. Chúng ta phải làm tinh sạch và thay đổi tâm tính bại hoại của mình. Nếu chúng ta muốn hoàn toàn thoát khỏi bản tính tội lỗi, và hiểu Đức Chúa Trời, quy phục Ngài, yêu thương Ngài, chúng ta phải tiếp nhận công tác phán xét khi Ngài tái lâm. Chỉ khi tâm tính bại hoại được làm tinh sạch, ta mới có thể bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời”.

Tôi hoàn toàn đồng ý với những gì anh Lâm nói. Tôi nói với anh ấy: “Hai đoạn anh vừa đọc rất hay. Một người hành xử tốt không có nghĩa họ không thể phạm tội hay chống đối Đức Chúa Trời, và không có nghĩa họ tinh sạch, hay đủ tư cách bước vào vương quốc. Nếu Chúa không tái lâm để cứu rỗi chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ có thể tự giải thoát khỏi tội lỗi. Vậy Chúa sẽ thực hiện công tác phán xét để làm tinh sạch con người như thế nào khi Ngài tái lâm?”

Anh Lâm cười và nói: “Kinh Thánh có nhiều lời tiên tri về chuyện này, chẳng hạn như ‘Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa; nhưng bây giờ những điều đó cao quá sức các ngươi. Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến(Giăng 16:12-13). ‘Lại nếu kẻ nào nghe lời ta mà không vâng giữ ấy chẳng phải ta xét đoán kẻ đó; vì ta đến chẳng để xét đoán thế gian, nhưng để cứu chuộc. Người nào bỏ ta ra và không nhận lãnh lời ta, đã có kẻ xét đoán rồi; lời ta đã rao giảng, chính lời đó sẽ xét đoán họ nơi ngày sau cùng(Giăng 12:47-48). Những đoạn này ý nói rằng Chúa sẽ tái lâm để bày tỏ lẽ thật và phán xét nhân loại bại hoại”. Về cách Ngài sẽ thực hiện điều này, anh Lâm cho tôi xem một đoạn khác. “Trong thời kỳ sau rốt, Đấng Christ dùng nhiều lẽ thật khác nhau để dạy dỗ con người, để phơi bày bản chất của con người, và để mổ xẻ những lời nói và hành động của con người. Những lời này bao gồm nhiều lẽ thật khác nhau, chẳng hạn như bổn phận của con người, con người nên vâng lời Đức Chúa Trời như thế nào, con người nên trung thành với Đức Chúa Trời ra sao, con người phải sống trọn nhân tính bình thường, cũng như sự khôn ngoan và tâm tính của Đức Chúa Trời như thế nào, v.v. Tất cả những lời này đều nhắm vào bản chất của con người và tâm tính bại hoại của họ. Cụ thể, những lời vạch trần cách con người hắt hủi Đức Chúa Trời, được phán ra liên quan đến việc con người là hiện thân của Sa-tan và là một thế lực thù địch chống lại Đức Chúa Trời như thế nào. Trong quá trình thực hiện công tác phán xét của mình, Đức Chúa Trời không chỉ đơn giản làm rõ bản tính của con người bằng một vài lời; Ngài phơi bày, xử lý và tỉa sửa qua thời gian dài. Những phương pháp phơi bày, xử lý và tỉa sửa này không thể được thay thế bằng những lời thông thường, mà phải bằng lẽ thật con người tuyệt đối không bao giờ có. Chỉ có những phương pháp như thế này mới có thể được gọi là sự phán xét; chỉ thông qua kiểu phán xét này thì con người mới có thể bị khuất phục và hoàn toàn bị thuyết phục để quy phục Đức Chúa Trời, và hơn nữa mới có được kiến thức thực sự về Đức Chúa Trời. Điều mà công tác phán xét mang lại là sự hiểu biết của con người về diện mạo thật của Đức Chúa Trời và sự thật về sự phản nghịch của chính mình. Công tác phán xét cho phép con người đạt được nhiều hiểu biết về ý muốn của Đức Chúa Trời, về mục đích công tác của Đức Chúa Trời, và về những lẽ mầu nhiệm mà họ không thể hiểu được. Nó cũng cho phép con người nhận ra và biết được thực chất bại hoại và nguồn gốc sự bại hoại của mình, cũng như khám phá ra sự xấu xa của con người. Những tác dụng này đều do công tác phán xét mang lại, vì thực chất của công tác này thực ra là công tác mở ra lẽ thật, đường đi và sự sống của Đức Chúa Trời cho tất cả những ai có đức tin vào Ngài. Công tác này là công tác phán xét được thực hiện bởi Đức Chúa Trời(Đấng Christ thực hiện công tác phán xét bằng lẽ thật, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).

Anh Lâm nói: “Vào thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Jêsus sẽ bày tỏ lẽ thật, phán xét và làm tinh sạch nhân loại. Những lẽ thật này không liên quan đến hành vi bề ngoài của chúng ta, như hút thuốc, uống rượu, chửi người đánh người, thiếu lòng khoan dung nhẫn nại, vân vân. Chúng là để vạch trần tâm tính Sa-tan và thực chất bản tính của chúng ta, để mổ xẻ những suy nghĩ và ý định sai lầm của chúng ta. Qua những gì mà lời của Đức Chúa Trời phơi bày, chúng ta có thể thấy mình đã bị Sa-tan làm bại hoại nghiêm trọng thế nào, đầy rẫy tâm tính Sa-tan như kiêu ngạo, dối trá, xấu xa và độc ác. Bị bản tính kiêu ngạo chi phối, chúng ta luôn muốn là người đứng đầu và được coi trọng, muốn kiểm soát mọi thứ. Chúng ta nỗ lực vì Đức Chúa Trời, hy sinh bản thân, nhưng chỉ để đổi lại ân điển và phước lành của Ngài. Khi gặp phải khó khăn, chúng ta trách móc và chống đối Ngài. Những lời của Đức Chúa Trời phán xét chúng ta để ta thấy rằng mình thiếu lương tâm và lý trí của một người bình thường. Chúng ta thấy lẽ thật về sự bại hoại của mình do Sa-tan gây ra, và chúng ta bắt đầu căm ghét, nguyền rủa bản thân, để có lòng ăn năn thực sự. Trong lúc đó, sự phán xét và mặc khải của lời Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời thích loại người nào, ai sẽ được Ngài ban phước, cũng như Ngài căm ghét, và rủa sả ai. Ta sẽ hiểu tâm tính công chính của Đức Chúa Trời là không thể xúc phạm như thế nào, và nảy sinh lòng tôn kính Đức Chúa Trời. Một khi quan điểm của chúng ta bắt đầu thay đổi, khi có chuyện xảy ra, chúng ta có thể cố gắng hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, và thực hành lời Ngài. Dần dần, chúng ta sẽ bắt đầu thoát khỏi tâm tính Sa-tan bại hoại, và có thể thực sự tôn kính và quy phục Đức Chúa Trời. Như vậy, vấn đề về bản tính tội lỗi của chúng ta sẽ được giải quyết tận gốc”.

Tôi thấy những gì anh Lâm đã đọc không phải là những điều mà người thường có thể nói được. Nên tôi hỏi anh ấy ai đã nói những lời đó. Anh ấy nói: “Đây là lời phán của Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ vào thời kỳ sau rốt. Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là Đức Chúa Jêsus đã tái lâm. Đức Chúa Trời Toàn Năng đã bày tỏ hàng triệu lời, được tổng hợp lại trong Lời xuất hiện trong xác thịt. Những người yêu lẽ thật và chân thành tin vào Đức Chúa Trời từ mọi tôn giáo đã trở về trước Đức Chúa Trời Toàn Năng sau khi nghe tiếng Ngài. Họ đang trải nghiệm sự phán xét trong lời Ngài và tâm tính sống của họ đang thay đổi. Trang web của Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng chứa đựng những chứng ngôn của nhiều anh chị em”. Tôi mừng rơn khi nghe vậy. Tôi nói: “Những lời này rất khác biệt vì chúng là những lời của Đức Chúa Trời! Tôi chưa từng mơ mình sẽ được nghênh tiếp sự tái lâm của Chúa. Tôi thực sự có phúc!” Sau đó, tôi lại lên mạng, và thấy nhiều chứng ngôn của những người đã được phán xét nhờ lời của Đức Chúa Trời và tâm tính bại hoại của họ đã thay đổi, chẳng hạn “Cuối cùng tôi đã có thể sống trọn hình tượng con người”, “Sự phán xét là ánh sáng”, “Cách tôi nhận lãnh sự phán xét của Đấng Christ vào thời kỳ sau rốt”, “Sự phán xét của Đức Chúa Trời đã làm tinh sạch tôi”. Tôi đã thấy công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng có thể làm tinh sạch và thay đổi mọi người như thế nào, và biết rằng Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là sự tái lâm của Đức Chúa Jêsus! Tôi hồ hởi tiếp nhận công tác mới của Đức Chúa Trời. Lòng tôi tràn ngập lòng biết ơn Đức Chúa Trời. Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì đã dùng các anh chị em để rao giảng phúc âm cho tôi, vì vinh dự được nghe tiếng Ngài, và vì đã ban cho tôi con đường để làm tinh sạch tội lỗi của mình!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Tôi được tái hợp với Chúa

Bởi Li Lan, Hàn Quốc Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mang đến sự sống, và mang đến con đường lẽ thật bền...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger