Thật thoải mái khi không còn là “Chuyên gia” nữa

30/01/2022

Bởi Trương Vi, Trung Quốc

Tôi từng làm phó trưởng khoa chỉnh hình ở bệnh viện. Tôi đã dốc hết tâm sức vào công việc đó 40 năm trời và tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm lâm sàng. Bệnh nhân và đồng nghiệp đều tôn trọng tôi vì chuyên môn y học, và đi đâu tôi cũng được ngưỡng mộ và tôn trọng. Tôi cảm thấy như thể mình là người rất đặc biệt, xuất chúng vượt trội. Sau khi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, tôi thấy một số anh chị em làm lãnh đạo và chấp sự trong hội thánh sẽ thông công và giúp giải quyết vấn đề trong các buổi họp, một số anh chị em khác thì làm nhiệm vụ viết bài hay sản xuất video trong hội thánh. Tôi thực sự ganh tỵ với họ và cảm thấy rằng họ hẳn phải được ngưỡng mộ vì bổn phận của mình. Còn những bổn phận như tiếp đãi hay lo sự vụ chung chung, thì tôi xem thường, nghĩ rằng đó chỉ là những việc lặt vặt và không tên. Tôi nghĩ: “Mình không đời nào làm kiểu bổn phận đó. Mình có chỗ đứng trong xã hội, có học thức tốt, nếu mình làm bổn phận gì, thì nó phải phù hợp với địa vị của mình”.

Sau Tết Nguyên Đán năm 2020, một lãnh đạo hội thánh đã tìm gặp tôi và nói: “Có vài chị em thực hiện bổn phận viết lách hiện nay không có nơi an toàn để ở. Không mấy người biết chị là tín hữu, nên nhà chị chắc là khá an toàn. Chị có thể tiếp đãi các chị em đó không?” Tôi bèn nghĩ: “Mình rất vui khi được thực hiện bổn phận, nhưng một bác sĩ phó khoa cao cấp như tôi, một chuyên gia, mà lại làm người tiếp đãi, lúc nào cũng phải lo nấu nướng, chạy đi chạy lại quanh bàn – thì chẳng phải tôi chỉ như một người bảo mẫu thôi sao?” Tôi cảm thấy như mình bị gạt ra rìa. Chẳng có bổn phận nào có phẩm giá hơn bổn phận tiếp đãi sao? Kiểu gì thì kiểu, tôi nghĩ mình nên có một bổn phận có địa vị hơn một chút hoặc cần đến chút kỹ năng. Nếu không, tôi cảm thấy mình bị hạ thấp! Chẳng phải làm bổn phận tiếp đãi là lãng phí tài năng của tôi sao? Nếu bạn bè và gia đình của tôi biết rằng tôi từ bỏ vị trí một chuyên gia tuyệt vời chỉ để ở nhà nấu nướng cho người khác, chẳng phải họ sẽ cười sặc sụa sao? Càng nghĩ tôi cảm thấy đau khổ hơn. Lúc đó tôi nghĩ đó là nhu cầu cấp thiết của hội thánh, nên dù cho trong lòng không thật sự muốn, tôi cũng không thể từ chối vào thời điểm quan trọng như thế được – như thế là thiếu nhân tính. Sau đó tôi nghĩ rằng mình vẫn còn thiếu vóc giạc và không hiểu nhiều lẽ thật, nên khi tương tác nhiều với các anh chị em làm bổn phận viết lách, tôi có thể học được nhiều điều từ họ, và có thể được chuyển đổi bổn phận để làm cùng với họ. Tôi cho rằng bổn phận tiếp đãi chỉ là tạm thời. Hơn nữa, đang trong cơn đại dịch, làm việc ở bệnh viện là tệ nhất, và tôi không muốn làm ở đó nữa. Thế là tôi xin từ chức và sẵn sàng đảm nhận bổn phận tiếp đãi.

Trước kia tôi luôn bận rộn với công việc nên không có nấu ăn nhiều. Vì vậy tôi đã phải cố học cách nấu nướng để các chị em có thể được ăn ngon. Nhưng khi nấu ăn xong rồi, tôi không hề muốn mang đồ ăn ra bàn. Tôi cảm thấy như thể đó là nhiệm vụ của một người phục vụ. Khi tôi dùng bữa ở bệnh viện, luôn có người mang đồ ăn sẵn đến cho tôi, và dù gặp ở khu nào trong bệnh viện, các đồng nghiệp đều phải đứng lên nói chuyện với tôi. Đi đến đâu tôi cũng được trọng vọng. Nhưng hiện tại, tôi phải đeo tạp dề và mặc đồ dính dầu mỡ hết ngày này sang ngày khác cũng như dành thời gian để cọ rửa xoong chảo dính dầu mỡ trong khi những chị em khác lại được mặc đồ sạch đẹp và ngồi yên làm việc trước máy tính. Tôi cảm thấy rất đau lòng và khổ não. Điều đó khiến tôi nghĩ: “Lao tâm thì trị người, lao lực thì bị người trị”, và “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Nấu nướng và tiếp đãi là công việc lao động chân tay, đó là là việc ở đẳng cấp khác với người khác. Càng nghĩ tôi càng thấy buồn bực và cảm thấy nặng nề, như thể bị một thứ gì đó rất nặng đè lên người. Tôi không muốn thực hiện bổn phận đó lâu dài. Tôi đã nghĩ: “Mình đã là tác giả của nhiều bài báo y khoa và đã được ca ngợi trong lĩnh vực này. Kỹ năng viết lách của mình chắc chắn là không thiếu. Nếu mình có thể viết ra một số bài lời chứng hay, có lẽ lãnh đạo sẽ thấy được tài năng của mình và cho mình thực hiện bổn phận đó. Rồi có lẽ mình sẽ không phải làm bổn phận tiếp đãi này nữa”. Tôi bắt đầu dậy sớm và thức khuya, viết các bài trải nghiệm của mình. Các chị em đọc xong và nói chúng không tệ. Tôi rất phấn khích, nên đã gửi chúng cho lãnh đạo, nhưng tôi cứ chờ mãi, mà vẫn chẳng được giao làm bổn phận viết lách. Tôi đã rất thất vọng và dần dần nhiệt huyết viết bài trong tôi cũng mất đi. Rồi vài ngày sau, tôi nghe nói hội thánh đang cần thêm người để sản xuất video, nên tôi nghĩ: “Sản xuất video là bổn phận đòi hỏi một số kỹ năng. Giờ thì mình có cơ hội rồi – Nếu có thể sử dụng máy tính tốt hơn, mình sẽ trở thành một nhân tài, một người có kỹ năng hữu dụng”. Một lần nữa, tôi lại bắt đầu thức khuya dậy sớm để học các kỹ năng sản xuất video. Nhưng vì đã có tuổi, tôi không thể làm việc nhanh bằng những người trẻ được. Tôi không thể theo kịp họ. Hy vọng đó lại vụt tắt. Tôi cảm thấy vô cùng chán nản, như thể chẳng còn bổn phận “cao cấp” nào cho tôi làm cả, và tôi đã bị mắc kẹt với công việc lao động chân tay này. Tôi cảm thấy như thể mình bị hắt hủi. Vài ngày liền tôi không ăn ngủ gì được, và khi nấu ăn đầu óc cứ quên trước quên sau. Tôi không thể tập trung được gì cả. Đôi lúc thái rau tôi còn làm đứt tay, hay là làm mình bị bỏng tay. Tôi cứ làm rơi chén đĩa và dụng cụ hoài, gây ra tiếng động lớn đến nỗi bản thân còn giật mình. Hễ các chị em nghe thấy tiếng ồn là lại phải bỏ dở công việc và chạy ra giúp tôi dọn dẹp. Tôi cảm thấy rất tồi tệ, thấy rằng họ đang thực hiện bổn phận mà cứ bị mình làm phân tâm. Tôi đau khổ, nên đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con đang phải thực hiện bổn phận tiếp đãi. Có vẻ nó quá thấp kém với con. Con cảm thấy bất bình và không thể tuân phục. Con không biết làm sao để xử lý chuyện này. Xin Ngài hãy dẫn dắt con”.

Sau đó, tôi đã đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Dù bổn phận của ngươi là gì, đừng phân biệt cao thấp. Giả sử ngươi nói: ‘Tuy nhiệm vụ này là sự ủy thác từ Đức Chúa Trời và công tác của nhà Đức Chúa Trời, nhưng nếu tôi làm điều đó, mọi người có thể coi thường tôi. Những người khác làm công việc mà khiến họ nổi bật. Làm sao nhiệm vụ này tôi được giao, không giúp tôi nổi bật mà khiến tôi phải ráng sức âm thầm ở đằng sau, lại có thể gọi là bổn phận được? Đây là một bổn phận tôi không thể chấp nhận; đây không phải là bổn phận của tôi. Bổn phận của tôi phải là một bổn phận khiến tôi nổi bật trước người khác và giúp tôi thành danh – và ngay cả khi tôi không thành danh hoặc nổi bật, tôi vẫn phải được hưởng lợi từ điều đó và cảm thấy thoải mái về thể xác’. Đây có phải là một thái độ chấp nhận được không? Kén chọn là không chấp nhận những gì đến từ Đức Chúa Trời; đó là lựa chọn theo sở thích của riêng ngươi. Điều này không phải là chấp nhận bổn phận của ngươi; đó là một sự từ chối bổn phận của ngươi, một biểu hiện cho sự phản nghịch của ngươi. Sự kén chọn như vậy được pha trộn với sở thích và tham muốn cá nhân của ngươi; khi ngươi tính đến lợi ích của riêng mình, danh tiếng của ngươi, v.v., thái độ của ngươi đối với bổn phận của ngươi là không quy phục(“Thực hiện đầy đủ bổn phận là gì?” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đoạn lời này thực sự xuyên thấu tâm can tôi. Lời Đức Chúa Trời đã phơi bày chính xác tình trạng của tôi. Tôi nghĩ mình là một chuyên gia xuất sắc có địa vị hẳn hoi, vì vậy đi đến đâu tôi cũng nên được ưu tiên và tôn trọng. Tôi muốn tận dụng điều đó và nổi bật giữa đám đông. Khi tôi được giao thực hiện bổn phận tiếp đãi, tôi cảm thấy địa vị của mình đang bị hạ thấp, như thể đó là một sự bất công. Nhưng sự phán xét và mặc khải trong lời Đức Chúa Trời đã cho tôi thấy rằng lý do tôi quá coi thường bổn phận tiếp đãi là vì tôi đang nhìn bổn phận của mình trong nhà Đức Chúa Trời từ góc độ của một người ngoại đạo. Tôi đã xem xét các bổn phận theo cấp độ cao hay thấp, xếp hạng chúng. Tôi vui vẻ làm việc gì có thể tạo dựng tên tuổi cho mình, nhưng lại coi thường mọi công việc hậu trường. Chính cách nhìn đó đã kìm hãm tôi thực hiện chu toàn bổn phận, và tôi thậm chí còn muốn buông xuôi. Tôi đã không hề nghĩ gì đến ý muốn của Đức Chúa Trời trong bổn phận của mình, mà rõ ràng chỉ toàn là để khoe mẽ, mưu cầu danh vọng và địa vị. Đức Chúa Trời đã cất nhắc tôi bằng cách cho phép tôi thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, và đó là sứ mệnh Ngài giao cho tôi, nhưng tôi lại đang kén cá chọn canh dựa trên sở thích cá nhân. Làm thế thật chẳng có chút lý trí nào. Khi nhận ra điều này, tôi cảm thấy mình nặng nợ Đức Chúa Trời, và thầm quyết tâm dốc tâm sức vào thực hiện thật tốt bổn phận.

Sau đó, tôi chủ động và ý thức ăn và uống lời Đức Chúa Trời, cầu nguyện về tình trạng của mình, và đã có thể làm bổn phận tiếp đãi mà không phàn nàn gì. Nhưng rồi sau đó lại xảy ra một chuyện khiến tôi phải lo lắng. Một chị mà tôi đang tiếp đãi đã được bầu làm lãnh đạo hội thánh, và tôi cảm thấy rất ganh tỵ với chị. Tôi nghĩ: “Có thể thấy những người làm bổn phận viết lách rất có giá trị. Họ thực sự có thể tạo dựng tên tuổi cho bản thân, và thậm chí còn có thể là một lãnh đạo nếu làm tốt. Nhưng một người làm bổn phận tiếp đãi thì có tương lai gì chứ? Mình luôn đeo tạp dề, thường xuyên dính dầu mỡ và có mùi khói bếp, rồi mỗi khi ra ngoài mua thức ăn là mình lại sợ gặp người quen và bị hỏi tại sao lại không dùng đến kỹ năng y học của mình nữa. Mình chỉ biết cúi đầu và cố nói cho qua chuyện, đi nép vào tường, đến khi về tới nhà mới có thể thở phào nhẹ nhõm. Mình từng đi đến đâu cũng hiên ngang đi đầu, và thường lên bục sân khấu, giảng bài, ai ai cũng cố tìm dịp để bắt tay mình. Nhưng giờ mình lại không muốn ai nhìn thấy. Đi mua chút rau thôi mà mình cũng phải lẩn tránh”. Tôi càng lúc càng khó chịu và không thể nào gạt bỏ đi suy nghĩ mình là người nổi trội ra khỏi đầu. Tôi thực sự cảm thấy luyến tiếc những lúc được gọi là “chuyên gia”, “giám đốc” và “giáo sư”. Tôi không khỏi bồi hồi nhớ về những lúc tôi được lãnh đạo ngưỡng mộ, đồng nghiệp tán dương, bệnh nhân bám theo khắp nơi. Tôi từng cảm thấy đó mới là cách sống ưu việt. Tôi như một con phượng hoàng đã biến thành một con gà và thắc mắc khi nào mình mới hết phải làm bổn phận đó. Tôi không khỏi cảm thấy ganh tỵ, và dù thấy các chị em được ăn uống ngon miệng, tôi cũng không thể nào nuốt nổi thứ gì cả. Tôi đã sụt đi nhiều ký. Và rồi giám đốc bệnh viện đột nhiên gọi cho tôi, nói rằng đại dịch đã được kiểm soát, và hỏi liệu tôi có muốn quay trở lại làm việc không. Tôi lại cảm thấy rất phấn khích, nghĩ rằng sẽ rất tuyệt nếu được đi làm lại, để một lần nữa sống cuộc đời được trọng vọng đó và khoác lên chiếc áo của một “chuyên gia”. Nhưng tôi biết rằng tiếp đãi là một bổn phận quan trọng, và tôi cần phải trông chừng cho sự an nguy của các chị em. Nếu đi làm lại, tôi sẽ không thể tiếp đãi họ nữa. Tôi nhanh chóng cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Con chưa từng có thể thật sự vâng phục bổn phận tiếp đãi này. Đơn giản là vì con không thể buông bỏ quá khứ. Xin hãy dẫn dắt con biết mình và giúp con tuân phục”.

Trong khi tìm kiếm, tôi tình cờ thấy đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Hãy xem xét việc các ngươi nên nhìn nhận như thế nào về giá trị cá nhân, địa vị xã hội, hay nền tảng gia đình của một người. Thái độ phù hợp nhất nên có là gì? Để bắt đầu, người ta phải nhìn vào những lời của Đức Chúa Trời để xem Ngài nhìn nhận chúng như thế nào. Chỉ bằng cách này mà một người mới có thể đạt đến sự hiểu biết về lẽ thật, và chỉ khi đó một người mới có thể tránh được việc làm những điều trái với lẽ thật. Vậy thì, Đức Chúa Trời nhìn nhận thế nào về nền tảng gia đình, địa vị xã hội của một người, trình độ học vấn của họ, và của cải mà họ kiếm được trong xã hội? Nếu ngươi không dùng lời Đức Chúa Trời làm cơ sở cho mọi thứ, và không thể đứng về phía Ngài để nhận bất cứ điều gì từ Ngài, thì hầu như chắc chắn sẽ có một sự khác biệt giữa quan điểm của ngươi về mọi sự với các ý định của Đức Chúa Trời. Nếu khoảng cách không lớn, chỉ là một sự sai lệch nhỏ, thì sẽ không thành vấn đề, nhưng nếu các quan điểm của ngươi hoàn toàn trái ngược với các ý định của Đức Chúa Trời, thì chúng không phù hợp với lẽ thật. Từ góc độ của Đức Chúa Trời, Ngài có quyền quyết định về việc Ngài ban cho một người bao nhiêu, và vị trí của ngươi trong xã hội là do Ngài định, hoàn toàn không phải do một người nào cả. Nếu Đức Chúa Trời đã đặt một người vào trong nghèo khó, có phải điều đó có nghĩa rằng người đó không có cơ hội được cứu rỗi không? Nếu họ có địa vị và giá trị xã hội thấp, Đức Chúa Trời sẽ không cứu rỗi họ sao? Nếu họ có địa vị xã hội thấp, có thể nào họ ít được Đức Chúa Trời quý trọng sao? Không nhất thiết. Vậy thì điều gì mới thực sự quan trọng? Điều quan trọng là con đường mà người đó đi theo, sự theo đuổi của họ, và thái độ của họ đối với lẽ thật và Đức Chúa Trời. Nếu một người có địa vị xã hội rất thấp, nghèo và ít học, nhưng lại thực tế và không viển vông trong đức tin nơi Đức Chúa Trời, yêu lẽ thật, thích những điều tích cực, thì một người như thế là có giá trị thấp hay cao đối với Đức Đức Trời? Họ cao quý hay thấp hèn? Một người như thế là đáng quý. Bởi vậy, nhìn từ góc độ này, điều gì mới quyết định giá trị hay sự cao quý của một người? Điều đó phụ thuộc vào cách Đức Chúa Trời nhìn nhận ngươi. Nếu Ngài thấy ngươi là có giá trị và đáng quý, thì ngươi sẽ là một cái bình dùng vào việc sang, và sẽ là vàng là bạc. Tuy nhiên, nếu Ngài thấy ngươi không đáng giá và thấp hèn, thì cho dù trình độ học vấn, địa vị xã hội hay vị thế sắc tộc của ngươi có cao đến thế nào, thì ngươi vẫn sẽ không có một địa vị cao. Ngay cả khi nhiều người ủng hộ, ca ngợi và ngưỡng mộ ngươi, ngươi cũng sẽ không có địa vị cao, ngươi vẫn sẽ chỉ là một người thấp hèn. Vậy thì, sẽ thế nào khi một người ‘sang’ có địa vị xã hội cao – người được nhiều người ca ngợi và kính trọng, và hưởng một uy thế cao vời – lại bị Đức Chúa Trời coi là thấp hèn? Có phải rằng Đức Chúa Trời chỉ đơn giản là trái nghịch với con người? Không hề. Đức Chúa Trời có những tiêu chuẩn đánh giá của riêng Ngài, và những tiêu chuẩn đánh giá của Ngài là lẽ thật(“Họ tà ác, quỷ quyệt và giả dối (Phần 1)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời đã khai sáng cho tôi. Căn nguyên sự đau khổ của tôi là đã không nhìn sự việc theo góc nhìn của lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời, mà vẫn nghe theo quan điểm của Sa-tan về thứ hạng, địa vị thấp hay cao để phán xét bổn phận của mình. Tôi đã luôn dùng địa vị xã hội, tên tuổi, học vấn và thành tích nghề nghiệp làm thước đo cho sự thành công của mình. Bị kiểm soát bởi những quan điểm này, tôi thấy mình thực sự rất cao sang và đáng kính, nghĩ rằng tôi là một người có chuyên môn, có chỗ đứng và địa vị tốt, một người đặc biệt và ở một nấc thang cao hơn. Có được đức tin rồi, tôi vẫn giữ vững quan điểm này, chỉ quan tâm đến những bổn phận như lãnh đạo, người làm nào đó đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn, trong khi coi thường các bổn phận không cần kỹ năng như tiếp đãi và xử lý sự vụ chung. Tôi nghĩ đó những việc thấp kém và không xứng với một người như tôi. Tôi muốn tận hưởng kiểu danh vọng mà mình đã được hưởng trước đó. Chính vì cách nhìn của tôi đối với thứ hạng mà tôi đã bị nó lừa gạt, khiến tôi mất ăn mất ngủ và sụt cân trong tình trạng khổ sở. Tôi cảm thấy rất đau đớn. Nhưng nhờ lời Đức Chúa Trời vạch trần và phán xét, tôi đã thấy được tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Ngài không quan tâm địa vị của một người cao hay thấp, lợi thế hay bằng cấp của họ ra sao. Ngài chỉ quan tâm liệu họ có theo đuổi lẽ thật, hay họ đi con đường nào. Dù địa vị của một người có cao thế nào, bằng cấp hay danh tiếng của họ ra sao, nếu không có lẽ thật, trong mắt Đức Chúa Trời họ chỉ là hạng thấp kém. Bất cứ ai mưu cầu và đạt được lẽ thật đều được Đức Chúa Trời coi trọng và ban phước, bất kể địa vị của họ là gì. Tôi đã hiểu ra rằng dù có bao nhiêu người tôn thờ tôi và địa vị của tôi có cao đến đâu, nếu tôi không tuân phục Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, thì tôi chỉ là một kẻ hoàn toàn vô giá trị.

Sau đó tôi đã nghĩ kỹ hơn. Tại sao tôi đã biết quan điểm của mình là sai, nhưng vẫn cứ chạy theo một bổn phận đem lại thanh danh cao hơn? Vừa lúc đó, tôi thấy một đoạn lời của Đức Chúa Trời. “Sa-tan sử dụng danh vọng và lợi lộc để khống chế suy nghĩ của con người, cho đến khi tất cả những gì con người có thể nghĩ đến chỉ là danh và lợi. Họ đấu tranh vì danh lợi, chịu đựng khó khăn gian khổ vì danh lợi, chịu đựng sự sỉ nhục vì danh lợi, hy sinh mọi thứ họ có vì danh lợi, và họ sẽ đưa ra bất kỳ phán xét hoặc quyết định nào cũng vì danh lợi. Bằng cách này, Sa-tan đã trói con người bằng những xiềng xích vô hình, và họ không có sức mạnh cũng như không có can đảm để vứt bỏ chúng. Họ vô tình mang những xiềng xích này và nặng nhọc lê bước về phía trước với rất nhiều khó khăn. Vì danh lợi, nhân loại tránh xa Đức Chúa Trời và phản bội Đức Chúa Trời và ngày càng trở nên gian ác. Do đó, bằng cách này, hết thế hệ này đến thế hệ khác bị hủy diệt giữa vòng danh lợi của Sa-tan(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất VI, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Điều mà lời Đức Chúa Trời mặc khải đã cho tôi thấy rằng Sa-tan đang hãm hại và kìm kẹp tôi bằng danh lợi, hoàn toàn giam cầm tôi trong tay nó. Ngay từ khi còn nhỏ tôi đã bị ảnh hưởng bởi xã hội, bị cha mẹ, và giáo dục trường học nhồi sọ. Các triết lý và ngụy biện của Sa-tan đã ngấm sâu vào xương tủy của tôi. Những thứ như “Người vươn đến tầm cao, nước chảy về chốn thấp”, “Chim đi để tiếng, người đi để danh”, “Lao tâm thì trị người, lao lực thì bị người trị”, các chất độc này từ lâu đã ăn sâu vào lòng tôi. Tại sao tôi lại luôn hồi tưởng về vinh dự được gọi là “chuyên gia”, “bác sĩ nổi tiếng”, và “giám đốc”, luôn muốn tận dụng điều này, nghĩ rằng mình sẽ nổi bật và vượt trội so với những người còn lại? Vì tôi đã xem danh vọng và địa vị là những điều đúng đắn để mưu cầu trong cuộc sống và cảm thấy rằng bằng cách đạt được những điều đó, tôi có thể có được sự ủng hộ và ngưỡng mộ của người khác. Nên dù là ở trường, ngoài xã hội hay trong nhà Đức Chúa Trời, tôi cũng ưu tiên thứ hạng và địa vị, đồng thời làm việc chăm chỉ để phát triển chuyên môn, hy vọng rằng mình sẽ vươn lên đứng đầu dù ở trong bất cứ nhóm nào. Tôi cảm thấy chỉ có sống như thế mới thể hiện được giá trị thực của bản thân. Khi không được như thế, đối với tôi tương lai sẽ thật ảm đạm và tôi cảm thấy cực kỳ đau khổ. Những xiềng xích danh vọng và địa vị đã hoàn toàn kiểm soát tôi, khiến tôi lạc lối và phản bội Đức Chúa Trời dù không muốn. Tôi còn hiểu ra rằng bổn phận tiếp đãi trông không cao sang, nhưng chính những điều kiện đó đã cho phép tôi nhận ra quan điểm sai lầm của mình trong việc mưu cầu, bắt đầu mưu cầu lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận, và thoát khỏi sự ràng buộc của danh lợi. Khi đã hiểu được ý định tốt của Đức Chúa Trời, tôi đã vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời, cảm thấy rất ân hận và tội lỗi. Tôi đã quỳ xuống trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con tạ ơn Ngài vì đã sắp đặt các tình huống để vạch trần tâm tính bại hoại của con và cứu rỗi con khỏi mưu cầu sai lầm của mình. Con muốn ăn năn và không mưu cầu danh vọng, địa vị nữa. Con muốn tuân phục và thực hiện bổn phận tiếp đãi thật tốt để làm Ngài hài lòng”. Tôi đã từ chối lời đề nghị từ bệnh viện.

Sau đó, tôi đã đọc thêm vài đoạn lời của Đức Chúa Trời. “Đức Chúa Trời muốn dạng người gì? Ngài có muốn một người vĩ đại, một người nổi tiếng, một người quý phái, hay một người làm chấn động thế giới không? (Không.) Như vậy thì Đức Chúa Trời muốn dạng người gì? Ngài muốn một người với đôi chân đứng vững trên mặt đất, người cố gắng là một tạo vật đủ tư cách của Đức Chúa Trời, người có thể thực hiện bổn phận của một tạo vật, và người có thể giữ vị trí của con người” (“Tâm tính bại hoại chỉ có thể được giải quyết bằng cách tìm kiếm lẽ thật và dựa vào Đức Chúa Trời” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Cuối cùng, việc liệu con người có thể đạt được sự cứu rỗi hay không không phụ thuộc vào bổn phận nào họ làm tròn, mà phụ thuộc vào việc liệu họ đã hiểu và đạt được lẽ thật hay chưa, và phụ thuộc vào việc liệu họ có thể quy phục sự dàn xếp của Đức Chúa Trời và là một tạo vật đích thực hay không. Đức Chúa Trời là Đấng công chính, và đây là tiêu chuẩn mà Ngài dùng để đo lường cả nhân loại. Tiêu chuẩn này là bất biến, và ngươi phải nhớ điều này. Do đó, đừng nghĩ về việc tìm kiếm con đường nào khác, hay theo đuổi điều viển vông nào đó. Các tiêu chuẩn Đức Chúa Trời đòi hỏi ở tất cả những ai đạt được sự cứu rỗi vĩnh viễn không thay đổi; chúng vẫn như thế cho dù ngươi là ai(“Thái độ mà con người nên có với Đức Chúa Trời” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi nhận ra rằng Đức Chúa Trời không muốn những người cao sang, mà Ngài muốn những người vững vàng có thể thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo. Tôi đã có địa vị ở thế giới ngoài kia, nhưng hiểu biết của tôi về lẽ thật còn nông cạn. Những bổn phận như lãnh đạo và viết lách đều liên quan đến lẽ thật, nên đâu thể giao cho ai đó chỉ vì họ có địa vị và kiến thức. Tôi cần phải hiểu chuyện và làm những gì trong khả năng của mình. Tôi tình cờ có một căn nhà phù hợp cho việc tiếp đãi, nên tôi chỉ cần cứ thế phục vụ bổn phận tiếp đãi và mưu cầu lẽ thật. Đó là điều hợp lý duy nhất. Các bổn phận khác nhau, thực sự chỉ khác nhau ở tên gọi và chức năng. Thân phận và thực chất của một người như một loài thọ tạo không thay đổi. Tôi đã nghĩ quá nhiều về bản thân, cho rằng mình quá cao quý. Tôi luôn nghĩ mình là một chuyên gia, bác sĩ nổi tiếng, một người ở đẳng cấp vượt trội. Tôi tưởng rằng làm một người tiếp đãi là một bổn phận thấp kém và muốn có một bổn phận nổi bật hơn. Cỏ luôn xanh hơn ở bờ bên kia – tôi không thể cứ cúi đầu thực hiện bổn phận được. Tôi thậm chí còn thầm chống đối Đức Chúa Trời, thiếu lý trí một cách ngạo mạn. Tôi cũng nhớ đến Gióp. Ông cũng có địa vị rất cao trong số những người ở Phương Đông, nhưng ông không bao giờ nghĩ gì đến địa vị của mình hay quan tâm đến vinh quang mà nó đã mang đến cho ông. Dù có hay không có địa vị, ông cũng tôn cao Đức Chúa Trời. Gióp đã rất sáng suốt. Đó là lý do Đức Chúa Trời khen ngợi Gióp là một loài thọ tạo đáp ứng được tiêu chuẩn của Ngài. Tôi chẳng thể nào sánh được với Gióp, nhưng tôi muốn noi gương ông, buông bỏ những thứ đó và cố đáp ứng tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Khi không còn chạy theo điều đó nữa, tâm trí tôi cũng đã thay đổi. Tôi nhận ra mọi bổn phận đều quan trọng và thiết yếu. Nếu không có người làm bổn phận tiếp đãi, các anh chị em sẽ không có nơi ở tốt để thực hiện bổn phận an toàn. Từ đó trở đi, tôi đã bắt đầu có ý thức nỗ lực từ bỏ bản thân, thực sự cố gắng để nấu được những bữa ăn ngon và quan tâm đến sự an nguy của các chị em để họ có thể thực hiện bổn phận trong yên bình. Thời gian trôi qua, tôi không còn cảm thấy có sự khác biệt gì về địa vị giữa chúng tôi nữa, và thường ngân nga các bài thánh ca trong khi nấu ăn, cũng như ngày càng đến gần hơn với Đức Chúa Trời. Sau khi hoàn thành mọi việc, tôi sẽ đọc lời Đức Chúa Trời, tĩnh tâm và xem xét toàn bộ công tác mà Đức Chúa Trời đã thực hiện trong tôi, và điều tôi đã đạt được, rồi viết một số bài chứng ngôn. Ngày nào tôi cũng cảm thấy rất thỏa nguyện. Tôi cảm thấy đó là một cách sống bình yên, và rất thoải mái.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Giải thoát khỏi nỗi lo bệnh tật

Bởi Kim Hân, Trung Quốc Mẹ em bị ung thư và qua đời trước khi em kết hôn, còn bố em thì mắc bệnh cao huyết áp ở tuổi 57, gây vỡ mạch máu,...

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger