Bài học rút ra từ việc phân chia hội Thánh

12/04/2022

Bởi Y Tâm, Hoa Kỳ

Đầu năm ngoái, các hội thánh của tín hữu mới tăng trưởng quá mạnh, lãnh đạo quyết định phân chia lại phạm vi phụ trách của tôi và các đồng sự. Ban đầu tôi không nghĩ quá nhiều về chuyện đó, nhưng khi đã nắm rõ tình hình hơn, tôi thấy rằng những hội thánh tôi phụ trách có nhiều vấn đề hơn. Hầu hết thành viên chưa có nền tảng vững chắc trong đức tin, và chưa bầu chọn đủ các lãnh đạo và chấp sự. Nhưng các hội thánh mà chị Lưu phụ trách có vẻ khá hơn của tôi nhiều. Các tín hữu mới ở đó có nền tảng khá vững và có tố chất tốt, các lãnh đạo và chấp sự của họ rất có trách nhiệm. Tôi không khỏi cảm thấy đố kỵ với chị ấy. Tôi thắc mắc tại sao chị ấy lại được nhận những hội thánh tốt hơn, trong khi của tôi thì có quá nhiều vấn đề. Tôi sẽ phải tốn rất nhiều công sức! Nếu công tác của tôi không hiệu quả, lãnh đạo sẽ nghĩ gì về tôi? Liệu chị ấy có nói tôi không đủ năng lực và không thể hoàn thành công tác không? Rồi chị ấy sẽ không còn coi trọng tôi nữa. Nghĩ như thế khiến tôi cảm thấy rất bất mãn. Sau đó khi tới hội họp ở những hội thánh đó, luôn có rất nhiều vấn đề cần rất nhiều thời gian để giải quyết. Hội thánh nào cũng có đủ mọi vấn đề. Tôi ngủ không đủ giấc và rất khổ sở. Tôi nghĩ những việc mà chị Lưu chỉ mất có một giờ để làm xong thì tôi phải mất hai đến ba giờ. Tố chất và khả năng của tôi thì có hạn, mà những hội thánh đó thì có quá nhiều vấn đề. Mất bao thời gian và công sức nhưng tôi vẫn không có chút tiến triển đáng kể nào, nên khi lãnh đạo so sánh kết quả của tôi với chị Lưu, chắc chắc chị ấy sẽ cảm thấy tôi kém cỏi, tôi làm việc không tốt và không sánh kịp chị Lưu. Thời gian đó tôi rơi vào tình trạng rất tồi tệ, cứ mỗi khi gặp vấn đề là tôi lại thấy rất buồn bực và bất công. Tôi mệt mỏi về cả thể chất lẫn tinh thần. Nên tôi đã cầu nguyện trước Đức Chúa Trời và tìm kiếm, “Lạy Đức Chúa Trời, con biết Ngài đã cho phép sự phân công này và con nên quy phục sự an bài của Ngài, nhưng con vẫn rất miễn cưỡng. Xin hãy khai sáng con để hiểu được ý muốn của Ngài và sự bại hoại của con”.

Rồi tôi đọc một số đoạn lời Đức Chúa Trời, và có một đoạn nói rất chính xác về tình trạng của tôi lúc đó. Đức Chúa Trời phán: “Gia tăng trọng trách không phải là làm cho sự việc khó khăn đối với ngươi, mà đây chính là điều cần thiết: đây là bổn phận của ngươi, vì vậy đừng cố kén cá chọn canh, hay nói không, hay tránh xa nó. Tại sao ngươi nghĩ rằng nó khó khăn? Thực ra, nếu ngươi cố gắng cật lực hơn một chút, ngươi sẽ hoàn toàn có khả năng đạt được điều này. Việc ngươi cảm thấy khó khăn, và như thể ngươi đang bị đối xử bất công, như thể ngươi đang cố tình bị làm khó, là sự bộc lộ của một tâm tính bại hoại, đây là từ chối thực hiện bổn phận của ngươi, và không lãnh nhận từ Đức Chúa Trời; đây là không thực hành lẽ thật. Khi ngươi kén cá chọn canh trong bổn phận của mình, làm công việc nhẹ nhàng và dễ dàng, việc khiến ngươi trông hay ho, thì đây chính là tâm tính bại hoại của Sa-tan. Nếu ngươi không có khả năng chấp nhận và vâng phục, điều này chứng tỏ rằng ngươi vẫn còn phản nghịch đối với Đức Chúa Trời, rằng ngươi đang chống trả, loại bỏ, né tránh – đây là một tâm tính bại hoại. Vậy ngươi nên làm gì khi biết đây là một tâm tính bại hoại? Khi ngươi cảm thấy rằng nhiệm vụ được giao cho người khác chỉ mất vài buổi tối để họ hoàn thành, trong khi nhiệm vụ được giao cho ngươi có thể mất ba ngày đêm, và sẽ đòi hỏi nhiều suy nghĩ, nỗ lực, và ngươi sẽ phải thực hiện rất nhiều nghiên cứu, điều này làm cho ngươi không vui. Việc ngươi cảm thấy không vui có phải là điều đúng đắn không? (Không). Chắc chắn là không. Vậy ngươi nên làm gì khi ngươi cảm thấy rằng điều này là sai? Nếu ngươi chống đối trong lòng và nghĩ: ‘Đây là do mình tốt bụng và dễ bị lợi dụng. Những nhiệm vụ dễ dàng, những nhiệm vụ làm cho người ta trông hay ho, luôn được giao cho những người khác. Mình là người duy nhất nhận những việc khó, mệt mỏi và dơ bẩn. Mình không làm không được sao? Chẳng phải là đến lượt ai khác sao? Điều này không công bằng! Chẳng phải Đức Chúa Trời là công chính sao? Tại sao Ngài không công chính trong những chuyện như vậy? Tại sao mình luôn là người bị chọn? Chẳng phải đây là ép người tử tế sao?’. Nếu đây là những gì ngươi nghĩ, thì ngươi không có ý định thực hiện bổn phận này, ngươi đang cố thoát khỏi nó, vì vậy ngươi sẽ không tìm thấy cảm hứng trong cách phải thực hiện nó, và sẽ không có khả năng thực hiện nó. Vấn đề nằm ở đâu? Trước hết, thái độ của ngươi là sai. Thái độ sai này ám chỉ điều gì? Ám chỉ ngươi có thái độ sai đối với bổn phận của mình; đây không phải là thái độ mà ngươi nên có đối với bổn phận của mình. Ngươi đang kén chọn gì chứ? Ngươi nên vâng phục và chấp nhận những điều mà ngươi phải làm mà không phàn nàn hay lựa chọn(“Cách trải nghiệm lời Đức Chúa Trời trong bổn phận của con người” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc xong đoạn này, tôi phản tỉnh về biểu hiện của mình những ngày qua. Thấy thành viên các hội thánh mình đảm nhận không có nền tảng tốt, và không nhiều người có thể đảm nhận bổn phận, tôi cảm thấy rất miễn cưỡng. Các lãnh đạo và chấp sự thì chưa được bầu chọn đầy đủ và nhiều dự án rất khó quản lý, nên tôi không những phải dành thời gian và sức lực để giải quyết, mà lại chưa chắc đạt kết quả tốt, rồi tôi lại thành kém cỏi. Tôi chỉ muốn quản lý những hội thánh đã ổn định, để không phải lo lắng mọi việc và có thể dễ dàng đạt thành quả hơn, và người khác sẽ nghĩ tốt hơn về tôi. Tôi cứ nghĩ sự phân công như thế không công bằng với tôi, chị Lưu nhận được công tác dễ sẽ khiến chị ấy trông giỏi giang hơn, còn tôi thì nhận việc khó, vất vả. Tôi chẳng thể nổi trội được. Nên tôi hết sức phản đối và không muốn tiếp nhận. Nhưng qua lời Đức Chúa Trời, tôi thấy cách nghĩ của mình là bác bỏ bổn phận đó, kén chọn và không muốn làm việc gì không đem lại vinh quang. Tôi không hề vâng phục chút nào. Tôi luôn nghĩ mình rất tận tâm và có trách nhiệm trong bổn phận, mà không ngờ mình bị vạch trần theo cách đó. Tôi thấy động cơ và quan điểm của mình trong bổn phận là sai. Thay vì cố gắng làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, tôi lại muốn được người khác ngưỡng mộ và khen ngợi. Sao tôi được Đức Chúa Trời chấp thuận khi làm bổn phận với những ý định đó chứ?

Tôi đã tìm được một đoạn lời Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời phán, “Nếu ngươi muốn tận tụy trong mọi việc ngươi làm để thỏa mãn ý muốn của Đức Chúa Trời, thì ngươi không thể chỉ thi hành một bổn phận; ngươi phải chấp nhận mọi sự ủy thác Đức Chúa Trời giao cho ngươi. Cho dù nó có phù hợp với sở thích của ngươi và nằm trong lợi ích của ngươi, hay là điều gì đó ngươi không thích hoặc chưa từng làm trước đó, hay là điều gì đó khó khăn hay không, ngươi vẫn nên chấp nhận nó và vâng phục. Ngươi không chỉ phải chấp nhận nó, mà ngươi còn phải chủ động hợp tác, tìm hiểu về nó và đạt được lối vào. Ngay cả khi ngươi chịu khổ, bị sỉ nhục và không bao giờ nổi bật được, ngươi vẫn phải cam kết tận tụy. Ngươi phải coi đó là bổn phận mình phải làm tròn; không phải là công việc cá nhân, mà là bổn phận của ngươi. Mọi người nên hiểu bổn phận của mình như thế nào? Đó là khi Đấng Tạo Hóa – Đức Chúa Trời – giao cho ai đó một nhiệm vụ phải làm, và tại thời điểm đó, bổn phận của người đó phát sinh. Những nhiệm vụ mà Đức Chúa Trời giao cho ngươi, những sự ủy thác Đức Chúa Trời giao cho ngươi – đây là những bổn phận của ngươi. Khi ngươi theo đuổi chúng như những mục tiêu của mình, và ngươi thực sự có lòng yêu Đức Chúa Trời, thì ngươi vẫn có thể từ chối được sao? (Không). Đây không phải là việc ngươi có thể hay không – mà ngươi không nên từ chối chúng. Ngươi nên chấp nhận chúng. Đây chính là con đường thực hành. Con đường thực hành là gì? (Hoàn toàn tận tụy trong mọi thứ). Tận tụy trong mọi thứ để đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời. Trọng điểm ở đây nằm ở đâu? Nằm ở ‘trong mọi thứ’. ‘Mọi thứ’ không nhất thiết có nghĩa là những thứ ngươi thích hay giỏi, càng không phải là những thứ ngươi quen thuộc. Đôi lúc, ngươi không giỏi việc gì đó, đôi lúc ngươi cần phải học hỏi; đôi khi ngươi sẽ đối mặt với những khó khăn, và đôi khi ngươi phải chịu khổ. Tuy nhiên, bất kể nhiệm vụ là gì, miễn sao nó được Đức Chúa Trời ủy nhiệm, ngươi phải chấp nhận nó từ Ngài, xem nó là bổn phận của ngươi, tận tụy thực hiện nó, và đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời: Đây là con đường thực hành. Bất kể điều gì xảy ra với ngươi, ngươi cũng phải luôn tìm kiếm lẽ thật và một khi ngươi chắc chắn loại thực hành nào phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời thì ngươi nên thực hành nó. Chỉ hành động theo cách này mới là thực hành lẽ thật, và chỉ khi đó ngươi mới có thể bước vào hiện thực của lẽ thật(“Con người chỉ có thể thực sự hạnh phúc khi là người trung thực” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc xong đoạn lời Đức Chúa Trời này, tôi biết nó rất đúng. Bổn phận đến từ Đức Chúa Trời, được Ngài ủy thác cho chúng ta, và là trách nhiệm của chúng ta. Dù nó có khó khăn hay mang lại ít vinh quang như thế nào, nghĩa vụ của chúng ta là phải tiếp nhận. Đó là thái độ chúng ta phải có, và đó là lý trí mà một tạo vật nên có trước Đức Chúa Trời. Những hội thánh mà tôi quản lý đó không phải là thứ tôi muốn và tôi không đạt được ham muốn địa vị của mình, nhưng đó là việc Đức Chúa Trời ủy thác cho tôi. Tôi cần phải tiếp nhận, và ngừng tiếp cận bổn phận bằng quan điểm sai lầm. Tôi cầu nguyện trước Đức Chúa Trời, muốn quy phục sự an bài của Ngài, để làm tất cả có thể trong bổn phận, chăm tưới các tín hữu mới một cách đúng đắn, giúp họ sớm vững bước trên con đường thật. Cầu nguyện xong, thái độ của tôi với bổn phận có chút cải thiện và tôi không còn cảm thấy buồn nữa.

Sau một thời gian, càng nhiều hội thánh được thành lập, nên lãnh đạo lại phân chia phạm vi phụ trách. Trong những hội thánh mà tôi quản lý, hội thánh duy nhất tốt hơn một chút và một chị thực hiện tốt bổn phận chăm tưới lại được giao cho người khác quản lý. Tôi rất buồn và khó chịu về chuyện này. Tôi cảm thấy họ hiểu rõ hoàn cảnh của tôi, biết tôi phụ trách những hội thánh có nhiều vấn đề nhất và tôi đã làm việc rất chăm chỉ. Không dễ tìm được chị làm tốt bổn phận chăm tưới đó, vậy mà lại bị chuyển đi, làm sao tôi hoàn thành được việc gì trong công tác chứ? Nếu tôi không đạt được thành quả, người khác còn coi tôi ra gì đây? Họ sẽ nghĩ tôi không đủ khả năng và không làm được việc. Như thế thì thật bẽ mặt! Sau này sao tôi dám xuất hiện ở những buổi họp đồng sự chứ? Tôi không cầm được nước mắt khi nghĩ về chuyện đó. Tôi cũng nhận ra mình lại trở nên bất mãn và bất tuân. Tôi liền quỳ xuống và cầu nguyện, bắt đầu tự phản tỉnh. Sau đó tôi đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Bất kể họ làm công việc gì, loại người là kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ nghĩ đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Họ chỉ cân nhắc xem lợi ích của bản thân có bị ảnh hưởng hay không, chỉ nghĩ đến những nhiệm vụ trước mắt. Công việc của nhà Đức Chúa Trời và hội thánh chỉ là điều họ làm khi rảnh rỗi, và phải nhắc thì họ mới làm mọi việc. Bảo vệ lợi ích riêng của họ là thiên chức thực sự của họ, những điều họ thích làm thực sự. Trong mắt họ, bất cứ thứ gì do nhà Đức Chúa Trời sắp đặt hay liên quan đến lối vào sự sống của những người được Đức Chúa Trời chọn đều không quan trọng. … Bất kể họ đang thực hiện bổn phận gì thì tất cả những gì họ nghĩ đến là liệu điều đó có nâng cao lý lịch của họ hay không; miễn sao nó nâng cao danh tiếng của họ thì họ sẽ vắt óc tìm cách làm và thực hiện; tất cả những gì họ quan tâm là liệu nó có làm họ khác biệt hay không. Bất kể họ làm gì hay nghĩ gì, họ chỉ nghĩ cho bản thân họ. Trong một nhóm, không cần biết họ đang thực hiện bổn phận gì, họ chỉ cạnh tranh xem ai cao hơn hay thấp hơn, ai thắng ai thua, ai có danh tiếng nhiều hơn. Họ chỉ quan tâm đến việc có bao nhiêu người ngưỡng mộ họ, bao nhiêu người vâng phục họ, và có bao nhiêu nhiêu người theo họ. Họ không bao giờ thông công lẽ thật hay giải quyết các vấn đề thực sự, họ không bao giờ nói về cách làm việc phù hợp với nguyên tắc khi thực hiện bổn phận của một người, liệu họ có trung thành, có hoàn thành trách nhiệm của mình, có bị lệch lạc hay không. Họ không để ý một chút nào đến những gì nhà Đức Chúa Trời yêu cầu, và ý muốn của Đức Chúa Trời là gì. Họ chỉ cặm cụi và làm việc vì địa vị và uy tín, để thỏa mãn những tham vọng và mong muốn của chính họ. Chẳng phải đây là biểu hiện của sự ích kỷ và đê hèn sao? Điều này vạch trần rằng lòng họ đầy những tham vọng, mong muốn và những đòi hỏi vô nghĩa của riêng họ như thế nào; mọi thứ họ làm đều bị chi phối bởi những tham vọng và mong muốn trong lòng họ. Bất kể họ làm gì thì động lực và xuất phát điểm cũng là những tham vọng, mong muốn và những đòi hỏi vô nghĩa của chính họ. Đây là biểu hiện nguyên hình của sự ích kỷ và đê hèn(“Bài bàn thêm 4: Tóm tắt về tính cách của kẻ địch lại Đấng Christ và thực chất tâm tính họ (Phần 1)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời nói về sự ích kỷ và hèn hạ của những kẻ địch lại Đấng Christ, rằng họ có dã tâm và dục vọng trong bổn phận và luôn bảo vệ tư lợi trong cách tiếp cận mọi việc. Dù có thực hiện bổn phận gì, họ không bao giờ nghĩ về ý muốn của Đức Chúa Trời, cách để thực hiện tốt bổn phận, hay đảm bảo công tác của nhà Đức Chúa Trời không bị tổn hại. Họ chỉ nghĩ về danh vị, không đếm xỉa gì đến hội thánh. Như với hành vi của tôi, thấy các hội thánh mà mình coi sóc gặp nhiều vấn đề, suy nghĩ đầu tiên của tôi không phải là dựa cậy vào Đức Chúa Trời để hỗ trợ họ hết sức, mà là sợ mình không làm tốt và bị người khác coi thường, như thế sẽ rất bẽ mặt. Tôi miễn cưỡng và không vui với sự phân công đó, và thậm chí còn lơ là trong bổn phận. Khi tôi biết một chị có năng lực đang làm việc cho tôi sẽ bị thuyên chuyển đi, phản ứng đầu tiên của tôi là tôi sẽ mất một nhân viên giỏi, vậy thì thành quả công tác của tôi sẽ thành công cốc. Như vậy lãnh đạo sẽ nghĩ tôi không có khả năng và không thể nắm bắt được công tác hội thánh. Tôi nhận ra khi làm bổn phận, tôi chỉ toàn nghĩ về danh lợi cho bản thân, làm sao để lướt qua được mà không tốn nhiều công sức, mà vẫn thể hiện tốt và được người khác ngưỡng mộ. Tôi không nhìn vào đại cục của công tác hội thánh. Tôi đã quá ích kỷ, và đó là tâm tính của một kẻ địch lại Đấng Christ. Suy nghĩ kĩ việc này, tôi biết việc giao cho tôi phụ trách nhiều hội thánh khó khăn là ý muốn của Đức Chúa Trời. Những hội thánh với nhiều người mới chưa vững chắc đó cần tôi phải dựa cậy vào Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật nhiều hơn nữa để giải quyết tất cả khó khăn đó. Tôi phải trả giá nhiều hơn nữa để hỗ trợ họ, để họ biết được lẽ thật về công tác của Đức Chúa Trời và đạt được nền móng trên con đường thật. Đó là sự rèn luyện tốt cho tôi. Việc càng khó, nó càng buộc tôi phải đến trước Đức Chúa Trời để tìm kiếm lẽ thật và tìm ra giải pháp, để cuối cùng tôi có thể biết được nhiều lẽ thật theo cách đó. Làm thế rất tốt cho lối vào sự sống của tôi. Rồi tôi nhận ra rằng bổn phận đó chẳng phải là ai đang cố gây khó dễ cho tôi, mà chính là tình yêu và phước lành của Đức Chúa Trời. Tôi phải tiếp nhận và quy phục, và chú tâm vào nó. Sự tỉnh ngộ này giúp tôi thay đổi thái độ, và tôi không còn cảm thấy tồi tệ nữa.

Sau đó tôi đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời nữa đã giúp tôi hiểu rõ vấn đề của mình hơn. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Nếu ai đó nói rằng họ yêu lẽ thật và rằng họ theo đuổi lẽ thật, nhưng về bản chất, mục tiêu mà họ theo đuổi là để bản thân khác biệt, để thể hiện, để khiến mọi người đánh giá cao về họ, để đạt được lợi ích riêng của họ, và việc thực hiện bổn phận của họ không phải để vâng lời hoặc làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, mà thay vào đó là để đạt được danh tiếng, lợi ích và địa vị, thì việc theo đuổi của họ là không chính đáng. Nếu vậy, khi nói đến công tác của Đức Chúa Trời, công tác của hội thánh và công tác của nhà Đức Chúa Trời, thì họ là một trở ngại, hay họ giúp thúc đẩy những điều này tiến tới? Họ rõ ràng là một trở ngại; họ không thúc đẩy những điều này tiến tới. Tất cả những ai hô hào thực hiện công tác của hội thánh nhưng vẫn theo đuổi của cải, danh tiếng và địa vị cá nhân của riêng mình, lo việc riêng của mình, tạo ra nhóm nhỏ riêng của mình, vương quốc nhỏ riêng của mình – loại lãnh đạo hay người làm công này có đang thực hiện bổn phận của họ không? Tất cả công việc họ làm về cơ bản đều làm gián đoạn, phá vỡ, và làm suy yếu công tác của nhà Đức Chúa Trời. Và như vậy, hậu quả của việc người ta theo đuổi địa vị và thanh thế, xét theo bản chất của nó, là gì? Thứ nhất, điều này ảnh hưởng đến lối vào sự sống của những người được chọn, nó ảnh hưởng đến cách những người được chọn ăn uống lời Đức Chúa Trời, cách họ hiểu lẽ thật, và rũ bỏ những tâm tính bại hoại của họ, nó ngăn họ bước vào đúng hướng của đức tin nơi Đức Chúa Trời, và dẫn họ vào con đường sai lạc – điều này gây hại cho những người được chọn, và đưa họ đến chỗ hư hoại. Và rốt cuộc điều này gây ra những gì đối với công tác của nhà Đức Chúa Trời? Đó là phá hủy, làm gián đoạn và làm suy yếu. Khi họ thực hiện bổn phận của họ theo cách này, có thể không định nghĩa điều này là bước đi con đường của một kẻ địch lại Đấng Christ không? Khi Đức Chúa Trời yêu cầu con người gác địa vị và uy tín sang một bên, thì không phải là Ngài đang tước đoạt quyền chọn lựa của họ; đúng hơn, đó là bởi vì, trong khi theo đuổi địa vị và uy tín, con người làm tổn hại đến công việc của nhà Đức Chúa Trời, họ làm gián đoạn lối vào sự sống của các anh chị em, và thậm chí làm ảnh hưởng đến việc những người khác ăn uống lời Đức Chúa Trời một cách bình thường và hiểu được lẽ thật, và bởi đó đạt được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Điều nghiêm trọng hơn nữa là, khi con người theo đuổi thanh thế và địa vị của riêng mình, hành vi và những hành động như thế có thể bị coi là hợp tác với Sa-tan trong việc làm hại và cản trở, ở mức độ cao nhất, tiến trình bình thường của công tác của Đức Chúa Trời, và ngăn cản việc ý muốn của Đức Chúa Trời được thực hiện bình thường giữa mọi người. Họ đang cố tình chống đối và xung đột ý kiến với Đức Chúa Trời. Đây là bản chất của việc các lãnh đạo và người làm công theo đuổi địa vị và thanh thế. Vấn đề với những người theo đuổi lợi ích riêng của họ là những mục tiêu mà họ theo đuổi là những mục tiêu của Sa-tan – chúng là những mục tiêu tà ác và bất chính. Khi con người theo đuổi những lợi ích này, họ đã vô tình trở thành công cụ của Sa-tan, họ trở thành kênh dẫn cho Sa-tan, và hơn thế nữa, họ trở thành hiện thân của Sa-tan. Trong nhà Đức Chúa Trời, và trong hội thánh, họ đóng một vai trò tiêu cực; đối với công tác của nhà Đức Chúa Trời, và đối với đời sống hội thánh bình thường cũng như sự theo đuổi bình thường của các anh chị em trong hội thánh, ảnh hưởng của họ là làm nhiễu loạn và làm suy yếu; họ có một tác động tiêu cực. Khi ai đó theo đuổi lẽ thật, họ có thể quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, và lưu tâm đến trọng trách của Đức Chúa Trời. Khi họ thực hiện bổn phận của mình, họ đều giữ vững công việc của nhà Đức Chúa Trời về mọi mặt. Họ có thể tôn cao Đức Chúa Trời và chứng thực cho Đức Chúa Trời, họ đem lại lợi ích cho các anh chị em, và hỗ trợ, chu cấp cho các anh chị em, và Đức Chúa Trời được sự vinh hiển và chứng ngôn, là điều mang đến sự hổ thẹn cho Sa-tan. Kết quả của sự theo đuổi của họ là, Đức Chúa Trời có được một tạo vật thực sự có khả năng kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, có thể thờ phượng Đức Chúa Trời. Kết quả của sự theo đuổi của họ còn là, con đường vì ý muốn của Đức Chúa Trời được thực hiện, và công tác của Đức Chúa Trời có thể tiến triển. Trong mắt Đức Chúa Trời, việc theo đuổi như vậy là tích cực, là ngay thẳng, và có lợi ích lớn nhất cho công tác của nhà Đức Chúa Trời và cho dân sự được Đức Chúa Trời chọn trong hội thánh(“Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nổi bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 1)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Đoạn này đã cho tôi hiểu thêm về sự mưu cầu tư lợi của mình. Tôi nhận ra khi mọi người làm thế, họ hành động thay Sa-tan, trở thành công cụ để nó quấy phá công tác của nhà Đức Chúa Trời. Trước kia tôi nghĩ rằng chỉ phạm những tội ác rõ rành rành, cản trở công tác của nhà Đức Chúa Trời và đời sống hội thánh mới là cư xử như tay sai của Sa-tan. Nhưng rồi tôi hiểu được nếu chúng ta chỉ mưu cầu tư lợi trong bổn phận, không màng đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ chỉ mang ảnh hưởng tiêu cực đến công tác của hội thánh và thành kẻ quấy phá. Tôi nghĩ về những gì tôi thể hiện trong bổn phận, dù trông có vẻ tôi không phải là kẻ ăn không ngồi rồi, có thể giải quyết một số việc khó và làm việc đêm hôm, không bao giờ làm việc gì quấy phá rõ rệt, nhưng tôi không có động cơ đúng đắn trong bổn phận. Không phải để thỏa lòng Đức Chúa Trời, mà là nỗ lực để nổi trội và được người khác ngưỡng mộ. Khi không thích cách phân công, tôi rất bất mãn và không muốn làm. Tôi không chịu quy phục và nghĩ cách để thực hiện tốt bổn phận đó, hay cách để hỗ trợ các anh chị em ngay lập tức. Tôi đã cản trở công tác chăm tưới mà không hề nhận ra. Sự thật là tôi có nhiều kinh nghiệm hơn các đồng sự. Một số chị em khác mới làm công tác và bỡ ngỡ với công tác của hội thánh, nên việc giao hội thánh và người chăm tưới tốt hơn cho họ là để tốt cho công tác chung. Nhưng tôi quá ích kỷ, muốn giữ những hội thánh và người chăm tưới tốt hơn dưới sự phụ trách của mình. Nhưng nếu mọi việc theo như ý tôi muốn và những đồng sự mới hơn đảm nhận các hội thánh gặp nhiều vấn đề, công tác sẽ bị tổn hại và sẽ không có hiệu quả cao, như thế sẽ không tốt cho nhà Đức Chúa Trời. Các hội thánh tôi phụ trách có nhiều vấn đề hơn, nhưng đó thực ra là sự rèn luyện tốt cho tôi. Tôi chỉ cần bỏ thêm chút công sức và làm xong một số việc, thì hiệu quả công tác chung sẽ được cải thiện. Chẳng phải đó là sự sắp xếp tốt nhất sao? Rồi tôi nhận ra bổn phận này đã vạch trần suy nghĩ ích kỷ, xấu xa, và vô lý của tôi như thế nào. Tôi cũng thấy được rằng nếu tôi có tư lợi trong bổn phận, thì chỉ có thể gây tổn hại đến công tác của nhà Đức Chúa Trời. Trước kia, tôi đã theo đuổi danh tiếng và địa vị, và tư lợi trong bổn phận, và đã vi phạm. Nếu lần này tôi không thay đổi, mà cứ cố chấp bảo vệ tư lợi, tôi biết tôi sẽ lại gây tổn hại đến công tác của nhà Đức Chúa Trời, xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời, và bị loại bỏ. Suy nghĩ này khiến tôi sợ hãi. Tôi cầu nguyện trước Đức Chúa Trời và ăn năn. Tôi nói, “Lạy Đức Chúa Trời, trong bổn phận con không làm được gì mà chỉ biết bảo vệ tư lợi, không hề nghĩ đến công tác của hội thánh và ý muốn của Ngài. Với nhân tính của mình, con không xứng đáng đảm nhận bổn phận. Lạy Đức Chúa Trời, con thực sự muốn ăn năn”.

Sau đó tôi đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời đã cho tôi con đường tiến nhập. “Đối với tất cả những ai thực hiện bổn phận của mình, cho dù họ hiểu lẽ thật sâu sắc hay nông cạn như thế nào, thì cách thực hành đơn giản nhất để bước vào thực tế của lẽ thật cũng là nghĩ đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời trong mọi việc, và buông bỏ những ham muốn ích kỷ, các ý định cá nhân, động cơ, danh tiếng và địa vị. Hãy đặt những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời lên trước tiên – đây là điều chí ít người ta nên làm. Nếu một người thực hiện bổn phận của mình mà thậm chí không thể làm được nhiều như thế này, vậy thì làm sao họ có thể được nói là thực hiện bổn phận của mình? Đây không phải là việc thực hiện bổn phận của một người. Trước tiên, ngươi nên xem xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, xem xét lợi ích riêng của riêng Đức Chúa Trời, xem xét công tác của Ngài, và đặt những cân nhắc này trước hết và trên hết; chỉ sau đó ngươi mới có thể nghĩ về sự ổn định về tình trạng của ngươi hoặc cách người khác nhìn nhận ngươi. Các ngươi chẳng cảm thấy rằng sẽ dễ dàng hơn một chút khi ngươi chia nó thành các bước này và thực hiện một số thỏa hiệp sao? Nếu ngươi làm điều này trong một thời gian, ngươi sẽ cảm thấy rằng việc làm hài lòng Đức Chúa Trời là không khó. Thêm nữa, ngươi phải có thể làm tròn trách nhiệm của mình, thi hành nghĩa vụ và bổn phận của mình, gạt bỏ những tham muốn ích kỷ của mình, gạt bỏ những ý định và động cơ của riêng mình, cân nhắc đến ý muốn của Đức Chúa Trời, và đặt lợi ích của Đức Chúa Trời cũng như nhà Ngài lên trên hết. Sau khi trải nghiệm những điều này một thời gian, ngươi sẽ cảm thấy đây là một cách sống tốt, là sống cho quang minh chính đại, đừng có bỉ ổi tiểu nhân và sống một cách công bằng và đáng tôn trọng hơn là hẹp hòi hoặc đê tiện. Ngươi sẽ cảm thấy rằng đây là cách một người nên sống và hành động. Dần dần, ham muốn trong lòng để thỏa mãn lợi ích của bản thân ngươi sẽ giảm đi(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã dạy cho tôi rằng nhà Đức Chúa Trời phải được ưu tiên trong mọi chuyện, chứ không phải tư lợi. Danh vị chỉ là nhất thời, mưu cầu những thứ đó là vô nghĩa. Không sống trong sự bại hoại, thực hành lẽ thật, và thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời là cách duy nhất để được Đức Chúa Trời chấp thuận. Tôi đã được khai sáng khi hiểu ra điều này. Dù sự phân công có như thế nào, tôi cũng không được một mực bảo vệ tư lợi, thể diện và địa vị, mà phải vâng thuận và thực hiện tốt bổn phận. Cho dù không đạt kết quả tốt, tôi cũng phải chú tâm sống trước Đức Chúa Trời và tiếp nhận sự giám sát của Ngài. Dù người khác có nghĩ gì về tôi, chuyên tâm vào thực hiện bổn phận và có trách nhiệm là cách duy nhất để thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời.

Mấy hôm sau, tôi đã hết mình vì bổn phận, không còn nghĩ đến tư lợi nữa. Làm như thế, tôi cảm thấy mình không còn bị sự bại hoại khống chế nữa. Mấy hôm sau khi tôi bàn bạc công tác với một chị, chị ấy nói tiếng Anh của mình không được tốt và chị ấy cần người phiên dịch khi kiểm tra một hội thánh của những người mới. Chị ấy gặp khó khăn và không đạt nhiều thành tựu trong bổn phận. Khi chị ấy nói thế, tôi nghĩ tiếng Anh của mình cũng ổn, nên tôi có thể đổi với chị ấy, tôi có thể theo dõi công tác của hội thánh đó. Nhưng rồi tôi chợt nghĩ hội thánh đó có nhiều vấn đề, nên đảm nhận hội thánh đó sẽ cần rất nhiều công sức và có thể sẽ không có nhiều tiến triển. Tôi lo nó sẽ ảnh hưởng đến ý kiến của người khác về tôi, nên tôi lại không muốn đổi. Nhưng khi nghĩ thế, tôi nhận ra mình lại đang chỉ quan tâm đến tư lợi, bảo vệ thể diện và địa vị, nên tôi liền cầu nguyện trước Đức Chúa Trời, xin Ngài hướng dẫn tôi để từ bỏ bản thân. Cầu nguyện xong, tôi nhận ra hoàn cảnh đó chính là Đức Chúa Trời đang thử luyện tôi và cho tôi cơ hội để thực hành lẽ thật. Tôi không thể cứ mãi sống trong bại hoại, bảo vệ tư lợi như trước kia. Nếu sự thay đổi này sẽ có lợi cho công tác của nhà Đức Chúa Trời, tôi phải thực hiện nó. Nên tôi đã nghĩ đến phạm vi phụ trách của các đồng sự khác và cảm thấy tốt nhất là tôi đổi với chị đó. Tôi đã chia sẻ ý kiến với lãnh đạo, chị ấy và các đồng sự khác đều đồng ý. Tôi cảm thấy rất thoải mái sau khi thay đổi, và tôi cảm kích khôn tả. Tôi cảm thấy cuối cùng tôi cũng thực hành lẽ thật và trở thành một con người thực sự Như lời Đức Chúa Trời phán, “Ngươi phải có thể làm tròn trách nhiệm của mình, thi hành nghĩa vụ và bổn phận của mình, gạt bỏ những tham muốn ích kỷ của mình, gạt bỏ những ý định và động cơ của riêng mình, cân nhắc đến ý muốn của Đức Chúa Trời, và đặt lợi ích của Đức Chúa Trời cũng như nhà Ngài lên trên hết. Sau khi trải nghiệm những điều này một thời gian, ngươi sẽ cảm thấy đây là một cách sống tốt, là sống cho quang minh chính đại, đừng có bỉ ổi tiểu nhân và sống một cách công bằng và đáng tôn trọng hơn là hẹp hòi hoặc đê tiện. Ngươi sẽ cảm thấy rằng đây là cách một người nên sống và hành động. Dần dần, ham muốn trong lòng để thỏa mãn lợi ích của bản thân ngươi sẽ giảm đi(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt).

Sau đó, tôi không còn tiêu cực về các hội thánh do mình phụ trách nữa, mà tôi làm hết sức mình để coi sóc công tác của từng hội thánh. Khi có người trong nhóm chăm tưới than phiền về những khó khăn trong công tác, tôi thông công về lời Đức Chúa Trời để sửa đổi quan điểm sai lầm của họ, dựa cậy vào Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật với họ để giải quyết vấn đề. Khi thấy một số người mới gặp nhiều vấn đề và không tham gia hội họp, tôi không trách họ vì khó khăn, mà trò chuyện thực tế với các anh chị em để hiểu những khó khăn của họ, và thông công về lời Đức Chúa Trời với họ. Vì chưa bố trí đủ lãnh đạo và chấp sự, tôi nỗ lực hơn để đào tạo nhân tài. Tôi thông công với các anh chị em có tố chất tốt, những người phù hợp hơn với các vai trò đó, về tầm quan trọng và những nguyên tắc khi làm bổn phận, và dành thêm thời gian làm việc bên cạnh họ. Khi phát hiện một số công tác khá phức tạp trong các hội thánh mà không có ai kiểm tra, tôi cố gắng đảm nhận. Ban đầu tôi không biết liệu mình có làm tốt không, nhưng tôi biết rõ rằng tôi không được trốn tránh những vấn đề đó, không được chỉ biết ích kỷ quan tâm đến phạm vi công tác của mình, mà phải quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời và bảo vệ công tác chung của hội thánh. Sau một thời gian công tác của tôi có chút tiến triển, đã bầu chọn đủ lãnh đạo và chấp sự trong những hội thánh tôi quản lý. Trong một số hội thánh, số người có thể đảm nhận bổn phận nhiều gấp đôi, và một số người mới có thể tự làm việc. Trong những hội thánh mà trước kia không làm tốt, công tác về mọi mặt cũng có cải thiện. Có thể thấy rõ những việc làm của Đức Chúa Trời trong đó. Tôi cũng thực sự cảm nghiệm được điều Đức Chúa Trời muốn là tấm lòng và sự vâng phục của con người, nên nếu chúng ta quan tâm tới ý muốn của Ngài và chỉ nghĩ tới công tác của nhà Đức Chúa Trời, chứ không phải tư lợi, chúng ta có thể đạt được sự hướng dẫn và phước lành của Đức Chúa Trời. Đức tin của tôi vào Đức Chúa Trời được củng cố khi hiểu ra điều này. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Khi tham vọng địa vị trỗi dậy

Bởi Tâm Y, Trung Quốc Tháng bảy năm 2020, tôi phụ trách công tác chăm tưới cùng anh Triệu Chí Kiên và chị Lý Mộc Hân. Họ chỉ vừa mới được...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger