Khi tôi gặp khó khăn trong việc rao truyền phúc âm

02/12/2022

Bởi An Phân, Myanmar

Năm 2020, tôi đã tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Thật là phúc lớn cho tôi khi có thể được nghinh tiếp Chúa tái lâm. Để loan truyền tin mừng vô cùng quan trọng này, tôi bắt đầu rao giảng phúc âm, hy vọng sẽ có thêm nhiều người trở lại với Đức Chúa Trời sau khi nghe tiếng Ngài. Tuy nhiên, vào tháng 02 năm 2022, do chính quyền Myanmar đàn áp tôn giáo tín ngưỡng, nên hội thánh của tôi bị bách hại và công tác phúc âm bị cản trở nghiêm trọng. Một vài anh chị em không tham gia hội họp vì hèn nhát và yếu đuối, một số thì thụ động trong bổn phận, và công tác phúc âm bị chững lại. Lúc đó, tôi cũng thụ động trong bổn phận, lãnh đạo giao việc gì thì tôi làm việc nấy thôi. Tôi cảm thấy mình đang làm việc chăm tưới bình thường, chính những người kia mới đi họp không đều và thụ động trong bổn phận, nên tôi đâu thể làm gì được. Thỉnh thoảng, chỗ tôi ở lại mất mạng, nên tôi không thể lên mạng để tìm hiểu công tác với anh chị em, nghĩa là tôi phải ra ngoài tìm chỗ có mạng. Nhiều lúc, tôi tìm một hồi lâu mà chẳng nơi nào có đường truyền đủ tốt, rồi sau một thời gian, tôi chẳng muốn lên mạng tìm hiểu về công tác nữa. Lúc đó, tôi rao truyền phúc âm cho bà con của một người chị em. Ba người nhà họ đều tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời, nên tôi đến sống ở đó và chăm tưới cho họ trong mười ngày. Tôi khá thích chăm tưới ba người mới này và chẳng muốn đi rao truyền nữa. Tôi nghĩ: “Ở làng kế cận, họ đang lan truyền nhiều tin đồn, khó mà rao truyền phúc âm lắm. Nếu mình chăm tưới tốt gia đình ba người này, họ sẽ dẫn mình đi rao truyền cho bà con và bạn bè họ. Rao truyền phúc âm như thế chẳng tốt hay sao?”. Vậy là khi các anh chị em nêu ra những đối tượng phúc âm tiềm năng ở các làng phụ cận, tôi hiếm khi thảo luận cách rao truyền phúc âm cho họ. Chuyện này đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phúc âm.

Sau đó, lúc bàn chuyện công tác, lãnh đạo bảo công tác phúc âm của hội thánh chúng tôi đã dậm chân tại chỗ trong tháng đó. và còn nêu ra vài vấn đề khác nữa. Chuyện này khiến tôi thấy buồn lắm. Sau đó, một người chị em đã nhắc nhở tôi rằng tôi đã thỏa mãn với hiện trạng và không tìm cách tiến bộ trong bổn phận. Đây là lời cảnh tỉnh bất ngờ đối với tôi. Tôi mới nhận ra mình đã không mang gánh trọng trách trong bổn phận. Là lãnh đạo, mà tôi chẳng làm việc lãnh đạo phải làm, chẳng đương đầu hay giải quyết khó khăn, do đó gây ảnh hưởng đến công tác phúc âm. Càng nghĩ về chuyện đó tôi càng thấy buồn phiền. Rồi khi phản tỉnh, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời, “Trong hiện tại, có một số người không mang trọng trách cho hội thánh. Những người này bê trễ và luộm thuộm, và chỉ quan tâm đến xác thịt của họ. Những người như thế cực kỳ ích kỷ, và họ cũng mù quáng. Nếu ngươi không thể thấy rõ vấn đề này, ngươi sẽ không mang bất kỳ trọng trách nào. Ngươi càng lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, trọng trách mà Ngài giao phó cho ngươi sẽ càng lớn. Kẻ ích kỷ không sẵn lòng chịu đựng những điều như thế; họ không sẵn lòng trả giá, và kết quả là họ sẽ lỡ mất những cơ hội được Đức Chúa Trời làm cho hoàn thiện. Chẳng phải họ đang làm hại chính mình sao? Nếu ngươi là người lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, vậy thì ngươi sẽ phát triển một trọng trách thật sự cho hội thánh. Trên thực tế, thay vì gọi đây là trọng trách ngươi mang cho hội thánh, sẽ tốt hơn khi gọi nó là trọng trách ngươi mang vì lợi ích sự sống của chính mình, bởi vì mục đích của trọng trách mà ngươi phát triển cho hội thánh là để ngươi dùng những kinh nghiệm ấy mà được hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời. Vì lẽ ấy, bất cứ ai mang trọng trách vĩ đại nhất cho hội thánh, bất cứ ai mang trọng trách cho việc bước vào sự sống – họ sẽ là những người được Đức Chúa Trời làm cho hoàn thiện. Ngươi đã thấy rõ điều này chưa? Nếu hội thánh mà ngươi ở cùng bị phân tán như cát, nhưng ngươi lại không lo lắng cũng không bồn chồn, và ngươi thậm chí giả mù khi anh chị em ngươi không ăn uống lời Đức Chúa Trời một cách bình thường, vậy thì ngươi không mang bất kỳ trọng trách nào. Những người như thế không phải là dạng người mà Đức Chúa Trời vui thích. Dạng người mà Đức Chúa Trời vui thích thì đói khát sự công chính và lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời(Hãy lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời để đạt được sự hoàn thiện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đọc lời Đức Chúa Trời xong, tôi thấy có lỗi vô cùng. Thân là lãnh đạo hội thánh, mà lúc công tác phúc âm đình trệ, tôi lại chẳng có ý thức cấp bách, cứ tìm những cớ khách quan, và nghĩ vì mình không có đường truyền tốt nên không tìm hiểu được về công tác cũng là chuyện chấp nhận được. Về các đối tượng phúc âm tiềm năng mà các anh chị em khác nêu lên, tôi hiếm khi thông công với mọi người cách rao truyền phúc âm cho họ, và khi các chị em muốn thảo luận công tác thì chẳng tìm gặp được tôi. Khi hội thánh bị bách hại, các anh chị em của tôi đều rụt rè và yếu đuối, không thể hội họp hay làm bổn phận bình thường, vậy mà tôi chẳng tìm kiếm lẽ thật hay giải pháp gì. Cuối cùng, tôi đã nhận ra sự đình trệ trong công tác phúc âm có liên quan trực tiếp đến tôi. Lời Đức Chúa Trời phán: “Trong hiện tại, có một số người không mang trọng trách cho hội thánh. Những người này bê trễ và luộm thuộm, và chỉ quan tâm đến xác thịt của họ. Những người như thế cực kỳ ích kỷ, và họ cũng mù quáng”. Tôi nhận ra mình chính là kẻ ích kỷ mà lời Đức Chúa Trời nhắc đến. Tôi chẳng mang gánh trọng trách trong công tác hội thánh, luôn thỏa mãn với hiện trạng, chỉ quan tâm đến sự an nhàn của mình, không chịu khổ hay trả giá. Khi thấy công tác phúc âm của hội thánh bị tổn hại, tôi chẳng lo lắng hay thấy cấp bách gì, lại còn yếu đuối và thụ động khi gặp khó khăn. Tôi nhận ra mình quá ích kỷ. Tôi nghĩ đến những hội thánh ở các nơi khác cũng đang bị chính quyền bách hại, nhưng các anh chị em đó vẫn rao truyền phúc âm và tạo lập hội thánh mới, còn công tác phúc âm của hội thánh chúng tôi thì đình trệ. Chuyện này hoàn toàn là do tôi ích kỷ và đáng khinh, không mang gánh trọng trách, không có trách nhiệm. Tôi thấy mình mang nợ Đức Chúa Trời quá nhiều. Trước đây, khi tôi biết mang gánh trọng trách, nếu có ai tìm hiểu con đường thật là tôi liền sắp xếp người rao truyền phúc âm cho họ, và khi các anh chị em có vấn đề, tôi thông công lẽ thật để giải quyết cho họ. Tôi càng dốc sức cộng tác thì càng có công tác của Đức Thánh Linh và công tác phúc âm có hiệu quả, lòng tôi được thanh thản và vui mừng. Nhưng gần đây, vì tôi không mang gánh trọng trách trong bổn phận, nên công tác phúc âm bị ảnh hưởng. Hiện giờ, nhờ những lời của Đức Chúa Trời, “Bất cứ ai mang trọng trách vĩ đại nhất cho hội thánh, bất cứ ai mang trọng trách cho việc bước vào sự sống – họ sẽ là những người được Đức Chúa Trời làm cho hoàn thiện”, cuối cùng, tôi đã có được chút nhận thức. Chỉ những ai quan tâm ý muốn của Đức Chúa Trời và mang gánh trọng trách trong công tác hội thánh, mới được Ngài làm cho hoàn thiện. Tôi còn nhận ra rằng nếu tôi không xoay chuyển tình trạng tiêu cực của mình, thì nó không chỉ tác hại công tác của hội thánh, mà tôi còn bị phơi bày và loại bỏ. Nghĩ như thế, tôi thấy có chút sợ hãi. Tôi không thể tiêu cực và bỏ bê công tác thêm nữa. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài giúp tôi biết mang gánh trọng trách, và dẫn dắt tôi biết quan tâm ý muốn của Ngài và làm tròn bổn phận.

Sau đó, tôi đã thảo luận với người giám sát và các trưởng nhóm xem còn ai để chúng tôi có thể rao truyền phúc âm nữa hay không. Chúng tôi tìm được một ngôi làng, ở đó ai cũng tin Chúa, nhưng lúc đó lại không có ai thích hợp để đến đó. Tôi nghĩ: “Lần này, mình không được như trước nữa, phải quan tâm ý muốn của Đức Chúa Trời và mang gánh trọng trách. Mình phải chủ động nhận lấy trách nhiệm này”. Vậy là tôi tình nguyện đến làng đó để rao truyền phúc âm. Nhưng tôi thấy hơi lo, vì trước đây, tôi chưa từng một mình lên đường làm chứng cho công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời, nên tôi lo mình sẽ không thể nói năng rõ ràng. Tôi nghĩ: “Chẳng biết ở đó có mạng internet hay không. Liệu có thể để các anh chị em rao truyền phúc âm bằng cách thông công trực tuyến được không nhỉ?”. Tôi bỗng nhận ra tình trạng của mình không ổn, thấy tôi đã cậy dựa vào con người, vậy là tôi cầu nguyện thầm trong lòng, xin Đức Chúa Trời ban cho tôi sự khôn ngoan và đức tin khi rao truyền phúc âm ở đó. Khi tôi đến làng, một chị dẫn tôi đến thẳng nhà trưởng làng để rao giảng. Thật không ngờ, trưởng làng muốn đưa tôi đến chỗ mục sư. Nghe thấy thế, tôi rất phấn khích nhưng cũng có lo ngại. “Mình chưa hề rao truyền phúc âm một mình. Nếu mục sư có những quan niệm, làm sao mình thông công với ông ấy được đây? Lỡ như ông ấy không tiếp nhận mà lại phản đối mình thì sao? Liệu mình còn có thể rao truyền phúc âm ở làng này được không?”. Tôi thấy rất e sợ. Khi đến nhà mục sư, tôi muốn gọi cho các anh chị em để nhờ giúp đỡ, nhưng điện thoại tôi chẳng có mạng. Tôi chẳng biết mở đầu thế nào, nên cứ cầu nguyện với Đức Chúa Trời hết lần này đến lần khác, xin Ngài ở bên tôi và cho tôi đức tin để tôi có thể làm chứng cho công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời. Sau khi cầu nguyện, tôi nghĩ đến một đoạn lời Đức Chúa Trời, “Tấm lòng và linh hồn của con người được nắm giữ trong bàn tay Đức Chúa Trời, mọi điều trong cuộc đời họ đều nằm trong tầm mắt Đức Chúa Trời. Bất kể các ngươi có tin điều này hay không, thì tất cả mọi loài, dù sống hay chết, đều sẽ chuyển động, biến hóa, canh tân và biến mất theo ý nghĩ của Đức Chúa Trời. Đó là cách mà Đức Chúa Trời tể trị muôn vật(Đức Chúa Trời là nguồn sự sống của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đúng là vậy. Đức Chúa Trời toàn năng, mọi con người, sự việc, sự vật đều trong tay Ngài, cả tâm linh con người cũng thế, nên tôi phải học cách cậy dựa vào Ngài. Tôi thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, nếu mục sư này là chiên của Ngài, con chắc chắn ông ấy sẽ hiểu tiếng Ngài và tiếp nhận công tác của Ngài”. Cầu nguyện xong, tôi cảm thấy lòng mình vững mạnh, như thế có Đức Chúa Trời ở bên chuyện gì cũng có thể. Thế là tôi dùng những thảm họa hiện thời và tình hình thế giới để nói về những lời tiên tri việc Chúa đến. Sau khi nghe xong, mục sư đồng ý và cảm thấy có thể Chúa đã tái lâm. Ông còn cử người đi gọi hai mục sư khác đến nghe. Tôi sợ mình sẽ không thể nói cho rõ ràng và giải quyết được các khúc mắc của họ, nên tôi thầm kêu cầu Đức Chúa Trời liên tục và xin Ngài dẫn dắt tôi. Tôi nghĩ đến chuyện Đức Chúa Trời bảo Môi-sê dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập. Môi-sê biết rằng tìm gặp Pha-ra-ôn của Ai Cập là việc khó khăn và nguy hiểm, nhưng ông vẫn có thái độ vâng phục và quy phục. Đức Chúa Trời đã ở bên ông, nâng đỡ ông, và với sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, Môi-sê đã đưa được dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập. Rồi tôi nghĩ đến chuyện Đavid đánh bại Gô-li-át. Khi dân Y-sơ-ra-ên thấy Gô-li-át, ai cũng sợ hãi. Chỉ có Đavid dám bước ra chiến đấu. Đavid đã bảo Gô-li-át rằng: “Ngươi cầm gươm, giáo, lao mà đến cùng ta; còn ta, ta nhơn danh Ðức Giê-hô-va vạn binh mà đến” (1 Sa-mu-ên 17:45). Kết quả là Đavid chỉ dùng hòn đá mà đã giết được Gô-li-át. Từ hai câu chuyện này, tôi thấy rằng lúc đối diện khó khăn, chỉ khi có đức tin chân thật, chúng ta mới thấy được việc Đức Chúa Trời làm, và khi con người dừng lại là Đức Chúa Trời bắt đầu ra tay. Nghĩ như thế, tôi đã tìm được can đảm.

Rồi hai mục sư khác cũng đến. Tôi dùng các lời tiên tri trong Kinh Thánh để thông công với họ về cách Đức Chúa Trời xuất hiện và công tác trong xác thịt nhập thể vào thời kỳ sau rốt, ý nghĩa sự nhập thể của Đức Chúa Trời và nhập thể là gì. Tôi còn làm chứng rằng Đức Chúa Trời đến để thực hiện công tác phán xét và làm tinh sạch, rằng danh Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt là Đức Chúa Trời Toàn Năng và Ngài chính là Đức Chúa Jêsus tái lâm. Khi tôi dứt lời, vị mục sư thứ nhất phấn khích đến nỗi chảy nước mắt. Ông vừa gạt nước mắt vừa nói: “Tôi đã rao giảng cho Chúa hơn 40 năm trời và đã chờ đợi Ngài tái lâm cả đời tôi. Giờ Chúa thật sự đã tái lâm rồi! Tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời vì tôi có thể nghênh tiếp Chúa hôm nay!”. Nghe mục sư nói thế, tôi cũng quá xúc động, khóc cùng với ông ấy, và lòng tôi cũng vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời. Thật ra, tôi thông công không thấu đáo lắm, nên việc mục sư đó có thể tiếp nhận phúc âm và hiểu lời Đức Chúa Trời, hoàn toàn là nhờ Đức Chúa Trời dẫn dắt.

Mục sư đó đã tiếp nhận và nói ông sẽ cho cả làng nghe tôi giảng ngay tối đó. Tôi quá phấn khích, thầm tạ ơn Đức Chúa Trời liên tục. Tối đó, mục sư và trưởng làng mời dân của hai làng quy tụ lại, nói với họ về tin mừng Chúa đến. Tối đó đã có hơn 30 người tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời. Có mấy người nói rằng: “Đã bốn năm kể từ khi chính quyền cấm chúng ta tin Chúa. Chúng ta đều sống trong đau khổ và rất nhớ những buổi hội họp. Tạ ơn Đức Chúa Trời!”. Một người khác thì xúc động bảo rằng: “Nhiều năm rồi, chúng tôi chẳng được hội họp. Chị đã đến rao giảng phúc âm cho chúng tôi, nên chúng tôi được nghe tiếng Đức Chúa Trời, tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời”. Trong một đêm, phúc âm đã lan khắp cả làng. Tôi chưa bao giờ nghĩ ngay lần đầu tôi rao giảng phúc âm mà mục sư đã tiếp nhận ngay, lại còn giúp nhiều người khác tiếp nhận. Chuyện này thật quá đỗi phi thường! Tôi biết đây là kết quả từ công tác của Đức Thánh Linh, nhưng tôi vẫn nghĩ mình có kỹ năng và đã làm rất tốt bổn phận. Chẳng mấy chốc, tôi lại bắt đầu thấy tự mãn và hài lòng với hiện trạng, nên tôi chỉ muốn chăm tưới những người mới này cũng chị chủ trì công tác chăm tưới và chẳng muốn đi rao truyền phúc âm nữa. Trong thời gian đó, tôi hiếm khi hỏi về công tác hội thánh và cũng ít cầu nguyện với Đức Chúa Trời hơn trước.

Một hôm nọ, tôi đang sạc điện thoại thì bị chập mạch, tôi phải gắn thẻ SIM vào điện thoại khác để dùng, nhưng không ngờ điện thoại đó cũng hỏng nốt. Lúc đó, tôi nhận ra mình đang rơi vào ngõ cụt, và đây có lẽ là sửa dạy của Đức Chúa Trời, nên tôi bắt đầu phản tỉnh các vấn đề của mình. Tôi đọc được lời Đức Chúa Trời rằng: “Nói chung, hết thảy các ngươi đều tồn tại trong một tình trạng lười biếng, không có động lực, không sẵn lòng thực hiện bất kỳ sự hy sinh cá nhân nào; hoặc các ngươi chờ đợi một cách thụ động, và một số thậm chí còn phàn nàn; họ không hiểu mục đích và ý nghĩa trong công tác của Đức Chúa Trời, và họ khó mà theo đuổi lẽ thật. Những người như thế khinh ghét lẽ thật và cuối cùng sẽ bị loại bỏ. Không ai trong số họ có thể được trở nên hoàn thiện, và không ai có thể sống sót. Nếu con người không có một chút quyết tâm để chống lại các thế lực của Sa-tan, thì họ hết hy vọng!(Sự thực hành (7), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Đừng là một môn đồ thụ động của Đức Chúa Trời, và đừng theo đuổi điều gây tò mò. Nếu cứ lấp lửng, ngươi sẽ hủy hoại bản thân và trì hoãn sự sống của mình. Ngươi phải giải thoát mình khỏi sự thụ động và ù lì như thế, và trở nên thạo giỏi trong việc theo đuổi những điều tích cực và vượt qua những yếu điểm của bản thân, để ngươi có được lẽ thật và sống thể hiện ra lẽ thật đó. Chẳng có gì phải sợ về những yếu điểm của bản thân, và những thiếu sót không phải là vấn đề lớn nhất của ngươi. Vấn đề lớn nhất, thiếu sót lớn nhất của ngươi chính là sự lấp lửng và sự thiếu khát khao tìm kiếm lẽ thật. Vấn đề lớn nhất với tất cả các ngươi là tâm lý đớn hèn khi các ngươi hài lòng với các sự việc như chúng đang là, và chỉ chờ đợi một cách thụ động. Đây chính là trở ngại lớn nhất của các ngươi, và là kẻ thù lớn nhất cho việc theo đuổi lẽ thật của các ngươi(Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc đoạn lời Đức Chúa Trời, tôi bắt đầu phản tỉnh bản thân. Lúc tôi thấy phúc âm đã được loan truyền khắp làng, tôi cảm thấy Đức Chúa Trời hài lòng với việc thực hiện bổn phận của tôi, nên tôi tự mãn và hài lòng với hiện trạng, và không muốn tiếp tục loan truyền rao truyền phúc âm nữa. Khi đã có kết quả là tôi chẳng tìm cách tiến bộ thêm. Mong muốn hài lòng với hiện trạng của tôi quá mạnh. Trước đây, tôi đã trì hoãn công tác phúc âm vì hài lòng với hiện trạng, giờ tôi lại làm thế lần nữa. Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta dốc hết lòng, hết trí vào bổn phận. Tôi làm bổn phận kiểu đó, sao Ngài hài lòng được? Đến lúc đó, tôi mới nhận ra rằng trong bổn phận, không tiến tức là lùi, và về lối vào sự sống cũng như thành quả rao truyền phúc âm, tôi đã bị tụt lại. Tôi luôn hài lòng với hiện trạng, chẳng mưu cầu lẽ thật, và tôi ngày càng xa lánh Đức Chúa Trời. Làm như thế, về lâu dài, tôi chỉ có thể hại mình thôi. Hài lòng với hiện trạng là chướng ngại lớn nhất của tôi trong việc mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận, và tôi sẽ chỉ tự hại và hủy hoại mình. Đúng như lời Đức Chúa Trời phán: “Nếu cứ lấp lửng, ngươi sẽ hủy hoại bản thân và trì hoãn sự sống của mình”. Như sách Khải Huyền có viết: “Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta(Khải Huyền 3:16). Tôi chính là thứ nước hâm hẩm theo lời Đức Chúa Trời, tôi chẳng nóng cũng chẳng lạnh và hài lòng với hiện trạng. Nếu tôi cứ tiếp tục thế này, thì chẳng còn hy vọng gì nữa, và tôi thật sự sẽ bị loại bỏ. Nghĩ như thế, tôi thấy có chút sợ hãi, nên tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời để ăn năn, thưa rằng dù sau này có gặp phải khó khăn gì, tôi cũng sẽ nỗ lực, không lùi bước, không bao giờ thỏa mãn với hiện trạng.

Nhưng ngay khi tôi vừa bắt đầu tích cực trong việc rao giảng thì lại gặp phải một khó khăn lớn. Chúng tôi bị trình báo, nên chính quyền xã biết có người đến rao truyền phúc âm. Nếu bị phát hiện, khả năng cao họ sẽ bắt chúng tôi, cả trưởng làng và dân làng nữa. Trưởng làng và dân làng rất sợ bị liên lụy, nên họ bảo chúng tôi đi đi, khi nào chuyện lắng xuống hẵng quay lại. Tôi nghĩ: “Nếu chúng ta mà đi, những người mới này sẽ thế nào? Họ vừa mới tiếp nhận phúc âm và không có nền tảng gì. Nhưng nếu cả hai ở lại, thì sẽ dễ thu hút sự chú ý”. Cuối cùng, chúng tôi quyết định để người chị em chăm tưới đi, còn tôi thì ở lại làng một mình để hỗ trợ những người mới. Dù tôi biết sự sắp xếp này là hợp lý nhất, nhưng tôi cũng hơi buồn. Tôi cảm thấy như mình hoàn toàn cô độc ở nơi xa lạ. Mục sư vẫn còn nhiều quan niệm và chưa hoàn toàn chắc chắn về con đường thật, ông lại sợ bị bắt nên cứ nhất quyết muốn tôi đi luôn. Tôi cảm thấy buồn vô cùng. Mục sư và trưởng làng đang xua đuổi tôi, cảm giác như thể tôi chẳng có nhà vậy. Sống trong tình trạng này, tôi chẳng có động lực để cầu nguyện và cảm thấy hơi nhớ nhà. Khi thông công với mục sư, tôi thấy ông vẫn còn nhiều quan niệm. Nên tôi tin rằng mục sư sẽ không có nhận thức tốt. Khi thấy chỉ có vài người mới đến hội họp, vì số khác sợ bị bắt, tôi chẳng có ưu tư trọng trách mà nâng đỡ họ. Lúc đó, tôi nghĩ rằng, “Có vài người đến là tốt rồi. Mình đã gọi, nhưng số còn lại không đến, mình đâu làm được gì nữa”. Dần dần, số người mới đến hội họp đều đặn ngày càng ít đi, và tôi sa lầy trong khó khăn, ngày càng chán nản. Sau đó, tôi gọi điện kể cho một người chị em về tình trạng của mình, và chị ấy gửi cho tôi đoạn lời Đức Chúa Trời. “Người ta là như vậy khi chưa đạt được lẽ thật, tất cả họ đều sống bằng đam mê – một niềm đam mê cực kỳ khó duy trì: họ phải có ai đó thuyết giảng và thông công cho họ mỗi ngày; khi không có ai chăm tưới và chu cấp cho họ, và không ai hỗ trợ họ, lòng họ lại nguội lạnh đi, họ lại chùng xuống một lần nữa. Và khi lòng họ chùng xuống, họ trở nên kém hiệu quả trong bổn phận của mình; nếu họ làm việc chăm chỉ hơn, hiệu quả sẽ tăng lên, việc thực hiện bổn phận của họ trở nên hiệu quả hơn, và họ thu nhặt được nhiều hơn. Đây có phải là trải nghiệm của các ngươi không? … Con người phải có ý chí; chỉ những người có ý chí mới có thể thực sự phấn đấu cho lẽ thật, và chỉ khi họ đã hiểu lẽ thật, họ mới có thể thực hiện đúng đắn bổn phận của mình, đáp ứng Đức Chúa Trời, và khiến Sa-tan hổ thẹn. Nếu ngươi có dạng chân thành như vậy, và không mưu đồ vì lợi ích của riêng mình, mà chỉ để đạt được lẽ thật và thực hiện bổn phận của mình một cách đúng đắn, thì việc thực hiện bổn phận của ngươi sẽ trở nên bình thường, và sẽ luôn bất biến; dù gặp phải hoàn cảnh nào, ngươi vẫn sẽ có thể kiên trì thực hiện bổn phận của mình. Bất kể ai hoặc điều gì có thể làm ngươi lạc lối hoặc quấy rầy ngươi, dù tâm trạng tốt hay xấu, thì ngươi vẫn sẽ có thể thực hiện bổn phận một cách bình thường. Bằng cách này, Đức Chúa Trời có thể an tâm về ngươi, và Đức Thánh Linh sẽ có thể khai sáng ngươi trong việc hiểu các nguyên tắc của lẽ thật, và hướng dẫn ngươi bước vào thực tế của lẽ thật, và kết quả là, việc thực hiện bổn phận của ngươi chắc chắn sẽ đạt tiêu chuẩn. … Ngươi phải có đức tin rằng mọi sự đều trong tay Đức Chúa Trời, và rằng con người đơn thuần hợp tác với Ngài. Nếu lòng ngươi chân thành, Đức Chúa Trời sẽ thấy, và Ngài sẽ mở ra mọi con đường cho ngươi, khiến những nỗi khó khăn không còn khó khăn. Đây là đức tin mà ngươi phải có. Do vậy, ngươi không cần lo lắng về bất kỳ điều gì trong khi thực hiện bổn phận của mình, miễn sao ngươi dùng toàn bộ sức mạnh của mình và để tâm mình vào đó. Đức Chúa Trời sẽ không làm khó ngươi hay buộc ngươi làm những điều ngươi không có khả năng(Khi tin Đức Chúa Trời, điều quan trọng nhất là thực hành và trải nghiệm lời Ngài, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Khi áp dụng lời Đức Chúa Trời, tôi thấy rằng mình làm bổn phận chỉ bằng nhiệt tâm, và đã không trung thành với Đức Chúa Trời. Sau khi bị chính quyền bách hại, trưởng làng thì bảo tôi đi đi, những người mới lại không dự hội họp vì sợ bị bắt. Đối mặt với những khó khăn này tôi chẳng có thái độ tích cực, chẳng tìm kiếm sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, cũng không cố hết sức để chăm tưới người mới hòng giúp họ đặt nền tảng trong đức tin. Thay vào đó, tôi trở nên tiêu cực và hài lòng khi có chỉ vài người mới thế này. Chính vì tôi làm bổn phận mà không mang gánh trọng trách, không cố tiến bộ, mà những người mới tham gia hội họp ngày càng thất thường. Đúng như lời Đức Chúa Trời phán: “Khi lòng họ chùng xuống, họ trở nên kém hiệu quả trong bổn phận của mình; nếu họ làm việc chăm chỉ hơn, hiệu quả sẽ tăng lên, việc thực hiện bổn phận của họ trở nên hiệu quả hơn, và họ thu nhặt được nhiều hơn”. Đúng thật là thế. Khi tôi mang gánh trọng trách và sẵn sàng trả giá, tôi có thể thấy sự dẫn dắt và phước lành của Đức Chúa Trời, việc rao truyền phúc âm của tôi hiệu quả hơn. Nhưng khi gặp khó khăn, tôi chẳng mang gánh trọng trách trong bổn phận, vô trách nhiệm, yếu đuối, và tiêu cực, nên tôi chẳng đem lại hiệu quả trong bổn phận. Chính nhờ ân điển của Đức Chúa Trời mà tôi có thể làm bổn phận, nhưng tôi lại chẳng thể làm tốt để làm thỏa lòng Ngài. Tôi thật quá phản nghịch!

Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời khác, “‘Giữ vững bổn phận’ nghĩa là gì? Có nghĩa là dù gặp khó khăn gì cũng không đầu hàng, không trở thành kẻ đào ngũ, không trốn tránh trách nhiệm. Nghĩa là làm tất cả những gì có thể. Giữ vững bổn phận là như vậy. Ví dụ, giả sử ngươi được sắp xếp làm một việc gì đó. Không ai theo dõi ngươi cả, cũng không có bất kỳ ai giám sát và thúc giục ngươi. Ngươi sẽ làm thế nào để giữ vững bổn phận của mình? (Tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời và sống trước Ngài). Tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời là bước đầu tiên; đó là một phần. Một phần nữa là làm bằng cả con tim và khối óc. Ngươi phải làm gì để có thể hành động bằng cả con tim và khối óc? Ngươi phải tiếp nhận và đưa lẽ thật vào thực hành; ngươi phải tiếp nhận và vâng phục bất cứ điều gì Đức Chúa Trời yêu cầu; ngươi phải coi bổn phận như việc riêng, việc cá nhân của mình, không cần ai khác quan tâm, không cần ai phải theo dõi, kiểm tra và đốc thúc liên tục, cũng không cần ai giám sát – thậm chí xử lý, tỉa sửa. Ngươi phải tự nhủ: ‘Thực hiện bồn phận này là trách nhiệm của mình. Đó là phần việc của mình, và vì mình đã được giao thực hiện, cũng đã được chỉ bảo và nắm bắt các nguyên tắc, nên mình sẽ cương quyết toàn tâm toàn ý thực hiện. Mình sẽ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo hoàn thành tốt việc này. Mình sẽ chỉ dừng lại khi có người nói “dừng lại”; bằng không, mình sẽ tiếp tục toàn tâm toàn ý với nó’. Đây là ý nghĩa của việc giữ vững bổn phận bằng cả con tim và khối óc. Đây là cách mọi người phải cư xử. Vậy một người phải được trang bị những gì để giữ vững bổn phận bằng cả con tim và khối óc? Trước hết, họ phải có lương tâm mà loài thọ tạo phải có. Đó là điều tối thiểu. Ngoài ra, họ cũng phải tận tụy. Là con người, để chấp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời, người ta phải tận tụy. Người ta phải hoàn toàn tận tụy với Đức Chúa Trời, và không thể nửa vời, hoặc không có trách nhiệm; hành động dựa trên những sở thích và tâm trạng của riêng mình là sai; đó không phải là tận tụy. Sự tận tụy ám chỉ điều gì? Nó có nghĩa là trong khi thực hiện bổn phận của mình, ngươi không bị ảnh hưởng hay bó buộc bởi tâm trạng, môi trường, con người, sự vật hay sự việc. Ngươi nên thầm nghĩ: ‘Tôi đã nhận sự ủy thác này từ Đức Chúa Trời; Ngài đã ban nó cho tôi. Đây là điều tôi phải làm. Do đó tôi sẽ làm và xem nó như việc của riêng mình, theo bất cứ cách nào mang lại những kết quả tốt, với tầm quan trọng đặt vào việc đáp ứng Đức Chúa Trời’. Khi ngươi có trạng thái này, ngươi không chỉ bị kiểm soát bởi lương tâm mình, mà sự tận tụy cũng có liên đới. Nếu ngươi chỉ thỏa mãn với việc làm cho xong, không khao khát có hiệu quả và đạt được những kết quả, và cảm thấy rằng chỉ đơn thuần đưa ra một số nỗ lực là đủ, vậy thì đây chỉ đơn thuần là tiêu chuẩn của lương tâm, và không thể được tính là sự tận tụy(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu ra cách để làm đúng bổn phận. Bổn phận này được giao phó cho tôi, nên tôi phải cố hết sức để làm tròn mà không cần có ai giám sát. Dù gặp phải khó khăn gì, dù có ảnh hưởng tư lợi của tôi hay không, dù có phải chịu khổ, tôi đều phải tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời và làm tròn bổn phận. Bao lâu công tác phúc âm còn tiếp diễn, thì tôi phải làm hết sức mình và xem bổn phận là sứ mạng, không được từ bỏ, không được trốn tránh trách nhiệm, không được làm việc tùy theo tâm trạng. Như thế tôi mới làm đúng bổn phận.

Sau đó, tôi đi thông công với những người mới không đến dự hội họp. Tôi bảo họ: “Nếu anh chị không thể dự hội họp ban tối, thì ban ngày, nếu anh chị rảnh rỗi, tôi sẽ đến nhà thông công với anh chị”. Những lời này đã khiến vài người mới xúc động và họ sẵn lòng đến dự hội họp. Một tối nọ, tôi tổ chức buổi hội họp cùng với mục sư và dân làng. Tôi nói: “Giờ công tác của Đức Chúa Trời sắp kết thúc, nên chúng ta không được vì sợ chính quyền bách hại mà không hội họp đọc lời Đức Chúa Trời. Nếu làm như thế, chúng ta sẽ đánh mất ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Giờ các thảm họa ngày càng lớn hơn, và chỉ có Đức Chúa Trời Toàn Năng mới có thể cứu chúng ta. Chúng ta phải tin rằng Đức Chúa Trời tể trị mọi sự, phải tin vào Ngài, và không lùi bước khi gặp bách hại. Tôi rao truyền phúc âm trong làng anh chị em, và nếu họ tìm thấy tôi, họ sẽ bắt tôi. Tôi chỉ là một cô gái trẻ, tôi sợ bị bắt, vậy tại sao tôi không rời đi? Bởi vì đây là trách nhiệm của tôi. Anh chị em vừa tiếp nhận phúc âm vương quốc của Đức Chúa Trời, và cuối cùng đã được nghe tiếng Ngài. Xảy ra sự bách hại nhỏ này và anh chị em bảo tôi rời đi, nhưng nếu tôi đi để bảo toàn bản thân và bỏ rơi anh chị em, thì chính là bỏ bê bổn phận của mình”. Sau khi nghe lời chân tình của tôi, mục sư bảo dân làng: “Từ giờ chúng ta phải bảo vệ chị ấy. Đừng cho ai biết chị ấy đang rao truyền phúc âm trong làng này. Nếu có ai hỏi thì nói mình không biết”. Nghe mục sư nói thế, tôi rất xúc động. Dù vẫn có nhiều quan niệm tôn giáo, nhưng ông sẵn sàng tìm kiếm, nên tôi đã thông công để hóa giải các quan niệm của ông, và các anh chị em đã gửi vài lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng cho mục sư. Mục sư lắng nghe một cách chăm chú, và một số quan niệm của ông đã được giải quyết. Về sau, mục sư tích cực đến dự các buổi hội họp, và ông bảo với dân làng: “Tôi muốn tất cả mọi người đến dự hội họp. Chúng ta cần tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời, theo kịp và không tụt lại phía sau. Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là Đức Chúa Jêsus tái lâm!”. Tạ ơn Đức Chúa Trời! Sau trải nghiệm này, tôi thật sự thấy rằng mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Trước đây, tôi hiếm khi nói rằng mọi chuyện đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, nhưng giờ tôi thật sự trải nghiệm rằng mọi chuyện thật sự nằm trong tay Đức Chúa Trời, và miễn người ta thật tâm cộng tác với Đức Chúa Trời, Ngài sẽ dẫn dắt họ. Với Đức Chúa Trời, không có gì là không thể.

Một thời gian sau, các viên chức xã lại đến làng, đưa tôi và mục sư lên ủy ban xã. Tôi rất lo lắng và sợ hãi, nhưng tôi nhớ ra mọi chuyện đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, và vì Đức Chúa Trời đã cho tôi gặp hoàn cảnh này, tôi nên vâng phục. Khi đi trên đường đến đó, tôi thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài ở cùng tôi. Tôi nghĩ đến những lời Đức Chúa Trời: “Bất kể Sa-tan ‘hùng mạnh’ đến đâu, bất kể nó trơ tráo và tham vọng như thế nào, bất kể khả năng gây hại của nó lớn cỡ nào, bất kể những chiêu trò nó dùng để làm hư hoại và dụ dỗ con người có đa dạng ra sao, bất kể những trò bịp bợm và mưu đồ nó dùng để dọa dẫm con người có tinh ranh cỡ nào, bất kể hình thức tồn tại của nó có thể thay đổi như thế nào, thì nó cũng chưa bao giờ có thể tạo ra một sinh vật sống nào, chưa bao giờ có thể đặt ra các luật lệ và quy tắc cho sự tồn tại của muôn vật, và chưa bao giờ có thể cai trị và kiểm soát bất kỳ vật gì, dù có tri giác hay vô tri. Trong khắp vũ trụ bao la rộng lớn, không có một người nào hay vật gì được sinh ra từ nó, hoặc tồn tại vì nó; không có một người nào hay vật gì bị nó cai trị hoặc bị nó kiểm soát. Ngược lại, nó không những phải sống dưới sự thống trị của Đức Chúa Trời, mà hơn thế nữa, còn phải tuân theo tất cả những lệnh truyền và mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, thì Sa-tan khó mà đụng đến thậm chí một giọt nước hay một hạt cát trên đất; không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, Sa-tan thậm chí không được tự ý di chuyển những con kiến trên đất, chứ đừng nói đến loài người, những người đã được Đức Chúa Trời tạo ra(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Khi nghĩ đến những lời Đức Chúa Trời, tôi thấy bình tâm, không còn sợ hãi, và tôi tin rằng mọi sự nằm trong tay Ngài.

Ở ủy ban xã, tôi và mục sư bị giam trong một phòng để thẩm vấn. Lúc đó, mục sư bị tái phát chứng đau nửa đầu. Ông mất hết sức lực, tay chân run rẩy, ông đau đớn và lo mình sắp chết ở đó. Tôi đã thông công với ông, nói rằng: “Hoàn cảnh này là thử thách cho chúng ta, để xem chúng ta có thật tâm theo Đức Chúa Trời không. Mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, và Sa-tan sẽ không thể làm gì chúng ta nếu Ngài không cho phép, nên chúng ta phải có đức tin”. Sau khi nghe tôi thông công, mục sư xúc động đến phát khóc. Ông nói: “Tạ ơn Đức Chúa Trời! Mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta, nên chúng ta không được sợ chết!”. Rồi ông bảo tôi: “Nếu họ thẩm vấn, tôi sẽ nói chị là con gái tôi, và chị đang giúp tôi làm việc của hội thánh”. Thế là tôi và mục sư đã có tự tin để trải nghiệm hoàn cảnh này. Cuối cùng, xã trưởng phát tôi và mục sư 300 nhân dân tệ rồi thả về.

Sau khi trải qua chuyện bị bắt lần này, tôi đã thấy quyền tối thượng toàn năng của Đức Chúa Trời, thấy rằng tâm linh của con người đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Dù con đường rao truyền phúc âm khó khăn và nguy hiểm, nhưng trong thời gian qua, tôi đã trưởng thành lên một chút. Trước đây, khi bị bách hại, thì tôi tiêu cực, nhưng giờ tôi có thể chủ động nhận trách nhiệm khi gặp nguy hiểm. Sự thay đổi này và thu hoạch quý báu này là những điều không thể đạt được theo cách nào khác. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Không còn đấu đá vì danh lợ

Bởi Tư Phàm, Hàn Quốc Cách đây vài năm, tôi đã đảm nhận bổn phận chăm tưới cho các tín hữu mới. Tôi cảm thấy đó là một vinh dự từ Đức Chúa...

Giải quyết sự xảo trá của tôi

Bởi Lý Tường, Philippine Bao lâu nay, tôi luôn tưởng bản thâm mình là một người trung thực, dù là trong lời nói, việc làm, cư xử đều rất...

Thu hoạch từ việc viết lời chứng

Bởi Thành Tâm, Hàn Quốc Gần đây, tôi để ý thấy nhiều anh chị em đang viết lời chứng về trải nghiệm của mình và tôi cũng muốn viết một bài....

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger