Thái độ đối với bổn phận

16/10/2020

Bởi Trung Thành, Trung Quốc

Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Yêu cầu cơ bản nhất cho niềm tin của con người vào Đức Chúa Trời là họ phải có một tấm lòng trung thực, họ phải dâng trọn bản thân và thực sự vâng lời. Điều khó nhất đối với con người là đánh đổi cả cuộc đời mình để lấy niềm tin thực sự, mà qua đó, họ có thể đạt được toàn bộ lẽ thật và thực hiện bổn phận của mình như một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời(Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Bổn phận là nhiệm vụ được Đức Chúa Trời giao phó; chúng là những sứ mạng để mọi người hoàn thành. Tuy nhiên, một bổn phận chắc chắn không phải là việc do cá nhân chính ngươi quản lý, hay nó cũng không phải là đối trọng để ngươi nổi bật giữa đám đông. Một số người sử dụng bổn phận của mình như là cơ hội để thực hiện việc quản lý riêng của họ và kết bè kết phái; một số để thỏa mãn tham muốn của họ; một số để lấp đầy khoảng trống mà họ cảm thấy bên trong mình; và một số để thỏa mãn tâm lý tin vào may mắn của họ, nghĩ rằng miễn là họ thực hiện bổn phận, thì họ sẽ có một phần trong nhà Đức Chúa Trời và trong đích đến tuyệt vời mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho con người. Những thái độ như vậy về bổn phận là không đúng; chúng làm Đức Chúa Trời căm ghét và phải được giải quyết khẩn cấp(“Thực hiện đầy đủ bổn phận là gì?” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời nói với chúng ta rằng những bổn phận là sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời cho nhân loại, và rằng chúng ta phải tiếp cận bổn phận của mình với lòng trung thực. Điều cần thiết là chúng ta phải gạt lợi ích của bản thân sang một bên và làm hết sức để thực hiện trách nhiệm của mình. Đây là thái độ mà chúng ta nên có đối với bổn phận của mình. Nhưng trong quá khứ, tôi đã luôn xem bổn phận như thể công việc của chính mình, lợi dụng nó để giúp bản thân nổi bật và để được ngưỡng mộ. Tôi đã không tập trung đưa lẽ thật vào thực hành, mà thay vào đó lại nghĩ về những thiệt hơn đối với mình. Điều này làm cản trở công tác của hội thánh. Việc trải qua sự phán xét và hình phạt của lời Đức Chúa Trời đã cho tôi chút hiểu biết về bản chất và hậu quả của việc thực hiện bổn phận mình theo cách đó, và giờ đây tôi đã thay đổi cách nhìn của mình về điều đó.

Thái độ đối với bổn phận

Năm 2017, tôi giữ bổn phận viết lách trong hội thánh, về sau lãnh đạo hội thánh bố trí anh Lâm cùng làm với tôi, đồng thời có dặn phải quan tâm giúp đỡ anh Lâm. Tôi vui vẻ nhận lời, thầm nghĩ: Tôi nghe nói anh Lâm rất có tài, nếu anh ấy có thể nắm được nguyên tắc một cách nhanh chóng, thì công việc của tổ chúng tôi sẽ càng ngày càng tốt. Lãnh đạo hội thánh sẽ thấy tôi là người có năng lực làm việc, và càng coi trọng tôi hơn, tôi phải giúp đỡ anh Lâm thật nhiều mới được. Để anh Lâm nhanh chóng nắm được nguyên tắc, tôi liền đưa cho anh ấy toàn bộ những nguyên tắc liên quan do mình chỉnh lý để anh ấy học. Nếu anh Lâm gặp khó khăn trong quá trình chỉnh lý tài liệu, tôi sẽ kiên nhẫn thông công với anh và giúp anh giải quyết vấn đề. Một thời gian, anh Lâm đã nắm được một số nguyên tắc, và đạt được một số kết quả trong bổn phận. Thấy anh ấy tiến bộ nhanh như vậy, thực lòng tôi rất vui, nắm vững nguyên tắc chỉ trong thời gian ngắn, thật đúng là một nhân tài có thể đào tạo! Hiện giờ hiệu quả công việc của tổ tôi được nâng cao không ít, giảm bớt gánh nặng trong lòng. Nếu anh Lâm được rèn luyện thêm một thời gian nữa, hiệu quả công việc của anh ấy sẽ còn tốt hơn.

Một hôm, lãnh đạo nói có một hội thánh cần gấp người lo việc viết lách, nói anh Lâm có tài, lại trách nhiệm với công việc, muốn điều anh Lâm tới hội thánh đó để thực hiện bổn phận. Tôi nghe thấy thế, lòng thất kinh: Gì cơ? Muốn điều anh ấy đi? Thế thì không được. Vì muốn anh Lâm nhanh chóng làm quen với nghiệp vụ và nắm vững nguyên tắc, tôi đã bỏ ra không ít công sức, giờ công việc trong tổ cũng mới có chút khởi sắc, nếu điều anh ấy đi rồi, hiệu quả công việc chắc chắn sẽ giảm sút, vậy người khác sẽ đánh giá tôi thế nào, không thể để họ nói tôi không có năng lực làm việc. Càng nghĩ tôi càng buồn. Lãnh đạo bảo sau khi điều anh Lâm đi rồi thì sẽ đào tạo người khác. Ngoài mặt tôi không nói gì, nhưng lòng rất phản đối. “Anh nói nghe nhẹ nhàng quá, đào tạo một người đâu dễ dàng như thế? Phải mất bao nhiêu thời gian, bao nhiêu công sức chứ! Hơn nữa, chuyển anh Lâm đi rồi, tất cả mọi trách nhiệm lại đổ lên vai tôi, công việc bây giờ bận như thế, thiếu người làm được việc, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả”. Tôi càng nghĩ lòng càng có ý chống đối. Hai hôm sau, lãnh đạo bảo tôi làm phiếu đánh giá anh Lâm. Tôi thầm nghĩ: Tôi phải liệt kê ra nhiều khuyết điểm cũng như thiếu sót của anh ấy, còn ưu điểm viết ít thôi, nói không chừng làm vậy lãnh đạo sẽ không điều anh ấy đi nữa. Viết xong bản đánh giá, lòng tôi có chút áy náy, cảm thấy làm vậy chẳng phải là lừa gạt hay sao? Nhưng rồi lại nghĩ, tôi làm vậy là vì công việc của tổ, rồi chuyển bản đánh giá cho lãnh đạo. Hai ngày trôi qua, lãnh đạo vẫn không trả lời email, tôi bắt đầu thấy lo lắng, lẽ nào lãnh đạo không đọc bản đánh giá tôi gửi, vẫn muốn điều anh Lâm đi ư? Không được, tôi không thể quá bị động, tôi phải giữ anh Lâm lại. Tôi liền thăm dò anh Lâm: “Nếu điều anh sang hội thánh khác phụ trách công việc viết lách ở đó, anh nghĩ thế nào?” Anh ấy thẳng thắn đáp: “Nghe theo sự sắp xếp của hội thánh, sẵn sàng đi”. Tôi vội vàng nói: “Phụ trách công việc viết lách phải nắm vững mọi nguyên tắc một cách chính xác, còn phải có năng lực làm việc, nếu không sẽ ảnh hưởng tới tiến độ công việc. Tôi thấy anh vẫn nên ở lại đây thực hiện bổn phận của mình thì hay hơn”. Không ngờ anh Lâm nghe xong chẳng hề dao động, vẫn rất tự tin nói: nếu có cơ hội ấy, sẵn lòng đi và đáp lại Đức Chúa Trời. Tôi không đạt được mục đích của mình, có hơi thất vọng, và cũng rất bất mãn với anh Lâm. Một lần, tôi thấy có chút vấn đề trong bổn phận của anh, tôi không kìm chế được mà nổi giận mắng anh ấy. Thời gian đó, hễ nghĩ tới việc anh Lâm bị điều đi, lòng tôi bức bối hoang mang, tôi không thể tìm được chút cảm giác bình yên nào, và không nắm được những vấn đề trong công việc, cả ngày cứ ủ rũ buồn bã, lòng bứt rứt khó chịu. Tôi liền thổ lộ với Đức Chúa Trời, mong Ngài hãy chỉ dẫn để tôi có thể nhìn thấu bản thân mình.

Tôi đọc được những lời của Đức Chúa Trời: “Mọi người hiếm khi thực hành lẽ thật, họ thường quay lưng với lẽ thật, và sống trong những tâm tính sa-tan bại hoại đầy ích kỷ và hèn hạ. Họ tìm kiếm uy tín, danh tiếng, địa vị, và lợi ích của riêng mình, và họ không có lẽ thật. Do đó họ rất khốn khổ, nhiều lo lắng, và mang nhiều xiềng xích(“Lối vào sự sống phải bắt đầu bằng sự trải nghiệm việc thực hiện bổn phận của con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Tiêu chuẩn đánh giá những việc làm của một người là tốt hay xấu là gì? Nó phụ thuộc vào việc liệu ngươi, trong những suy nghĩ, bày tỏ và hành động của mình, có chứng ngôn về việc đưa lẽ thật vào thực hành và về việc sống thể hiện ra thực tế lẽ thật hay không. Nếu ngươi không có hiện thực này hoặc không sống thể hiện ra điều này, thì ngươi không còn nghi ngờ gì nữa là một kẻ hành ác. Làm thế nào để Đức Chúa Trời nhìn thấy những kẻ hành ác? Những suy nghĩ và hành động bên ngoài của ngươi không làm chứng cho Đức Chúa Trời, hay chúng cũng không khiến Sa-tan phải xấu hổ hoặc đánh bại Sa-tan; thay vào đó, chúng làm Đức Chúa Trời xấu hổ, và chứa đầy tỳ vết khiến Đức Chúa Trời phải xấu hổ. Ngươi đang không làm chứng cho Đức Chúa Trời, không dâng mình cho Đức Chúa Trời, ngươi cũng đang không làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với Đức Chúa Trời; thay vào đó, ngươi đang hành động vì lợi ích của chính mình. Ẩn ý của câu ‘vì lợi ích của chính mình’ là gì? Vì Sa-tan. Do đó, cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ phán: ‘Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!’ Trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi chưa làm được những việc tốt lành, mà thay vào đó, hành vi của ngươi đã trở nên xấu xa. Ngươi sẽ không được khen thưởng và Đức Chúa Trời sẽ không nhớ đến ngươi. Điều này chẳng phải hoàn toàn vô ích sao?(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Suy ngẫm về lời của Đức Chúa Trời tôi đã hiểu ra, Đức Chúa Trời xem con người hành thiện hay làm điều ác, chứ không nhìn bề ngoài, con người tiêu phí thời gian thế nào, chịu khổ bao nhiêu, trả giá bao nhiêu, chủ yếu là xem động cơ và những việc con người làm, là vì Đức Chúa Trời hay vì chính họ, có đang thực hiện lẽ thật không. Tôi nhìn lại quãng thời gian qua và thấy: Tôi bỏ thời gian ra giúp anh Lâm, để anh ấy nhanh chóng nắm được nguyên tắc, không phải vì công việc của hội thánh, mà là muốn dùng anh ấy để nâng cao hiệu suất công việc, mang lại vinh quang cho bản thân; Thấy anh Lâm sắp bị điều đi, tôi sợ rằng sau khi anh ấy đi rồi, hiệu quả công việc của tổ sẽ sa sút, danh dự địa vị của tôi bị tổn hại, lúc viết bản đánh giá tôi đã liệt kê ra nhiều khuyết điểm của anh ấy hòng khiến lãnh đạo hiểu nhầm, thậm chí còn nói những lời tiêu cực để giảm bớt sự nhiệt tình của anh ấy với việc thực hiện bổn phận. Như vậy tôi đâu có đang thực hiện lẽ thật, thực hiện bổn phận của mình? Tôi thực hiện bổn phận với sự ích kỷ, không nghĩ đến công việc chung của hội thánh, chỉ nghĩ đến công việc mình phụ trách phải có hiệu quả, danh dự địa vị của mình không bị tổn hại, còn lừa dối ngăn cản việc hội thánh bố trí công việc, tôi làm vậy là phá rối công việc của Đức Chúa Trời, làm điều ác chống đối Đức Chúa Trời! Tôi thấy tình hình của mình nghiêm trọng quá, liền cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con thật quá ích kỷ tội lỗi, vì lợi ích của mình, phá rối quấy nhiễu công việc của Ngài. Lạy Đức Chúa Trời, con xin sám hối trước Ngài”.

Tôi đọc được những lời của Đức Chúa Trời: “Đừng có lúc nào cũng làm mọi việc vì cớ ngươi, và đừng có lúc nào cũng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình; đừng nghĩ đến địa vị, thanh thế hoặc danh tiếng của bản thân. Cũng đừng đoái hoài đến lợi ích của con người. Trước hết, ngươi phải nghĩ đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, và đặt chúng lên hàng đầu. Ngươi phải quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời và bắt đầu bằng việc suy ngẫm xem liệu ngươi có bất khiết trong việc thực hiện bổn phận của mình hay không, liệu ngươi đã làm hết sức mình để trung thành, làm hết sức mình để thực hiện trách nhiệm của mình, và cống hiến hết mình hay chưa, cũng như liệu ngươi đã hết lòng nghĩ về bổn phận của ngươi và công tác của nhà Đức Chúa Trời hay chưa. Ngươi cần phải cân nhắc những điều này. Hãy nghĩ về chúng thường xuyên, và ngươi sẽ dễ dàng thi hành bổn phận của mình hơn(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Qua những lời của Đức Chúa Trời tôi tìm thấy con đường thực hành, thực hiện bổn phận một cách đúng đắn, chấp nhận sự giám sát của Đức Chúa Trời, từ bỏ lợi ích của bản thân, duy trì công tác của Đức Chúa Trời. Anh Lâm có tố chất tốt, có thể tìm kiếm lẽ thật khi gặp rắc rối, nếu được đến phụ trách công việc ở một hội thánh khác, sẽ có lợi cho công tác của Đức Chúa Trời, bản thân anh ấy cũng sẽ được rèn luyện nhiều hơn, tôi nên ủng hộ anh ấy. Sau đó tôi tìm gặp lãnh đạo, mở lòng nói về sự ích kỷ của mình, và cả động cơ xảo quyệt kia, đưa ra lời đánh giá khách quan công bằng nhất với anh Lâm, cuối cùng anh Lâm được điều đến hội thánh khác thực hiện bổn phận, lúc đó lòng tôi mới thấy bình an một chút.

Khi đó tôi còn tưởng bản thân mình đã có thay đổi, không ngờ khi gặp tình huống tương tự khác, bản tính Sa-tan của tôi lại trỗi dậy.

Mùa đông năm 2018, tôi và anh Trần phối hợp cùng làm tổ trưởng, khi ấy chúng tôi cùng bù đắp cho nhau, cùng hỗ trợ nhau, dưới sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, hiệu quả công việc trong tổ ngày một tốt lên. Tôi thấy cùng hợp tác với anh Trần để làm việc thật tốt. Một lần họp xong, lãnh đạo bàn với tôi, nói tổ khác đang thiếu người, muốn điều anh Trần qua đó. Tôi nghĩ anh Trần có tố chất tốt, lĩnh hội lẽ thật nhanh, lại có trách nhiệm với công việc, anh ấy đóng vai trò nhất định trong việc phát triển công việc của cả tổ, nếu giờ điều đi, hiệu quả công việc bị ảnh hưởng, lãnh đạo sẽ đánh giá tôi thế nào? Liệu có cho rằng tôi thiếu năng lực làm việc hay không? Tôi rất không muốn để anh ấy đi, nhưng nghĩ công việc của hội thánh cần, nên tôi đành đồng ý. Không ngờ lãnh đạo nói tiếp, có nhiệm vụ này đang cần người gấp, muốn điều em Lục của tổ tôi đi. Nghe thấy vậy, tôi giật mình: Muốn điều em Lục đi? Giờ anh Trần đi rồi, lại điều nốt em Lục, hai người chủ lực của tổ tôi đều bị điều đi, vậy hiệu quả công việc của tổ càng bị ảnh hưởng trầm trọng. Không được! Không thể để lãnh đạo điều nốt em Lục đi. Nhưng rồi ngay sau đó tôi lại nghĩ: Nếu tôi trực tiếp từ chối, lãnh đạo hẳn sẽ bảo tôi ích kỷ? Tôi liền tiến cử một người khác có tố chất kém hơn một chút. Sau khi tìm hiểu, lãnh đạo thấy em Lục vẫn phù hợp hơn, đồng thời yêu cầu tôi thông báo với em Lục về việc điều chuyển. Tôi ngoài mặt đồng ý, nhưng trong lòng lại nhất mực phản đối. Sau đó, tôi có than thở với một người anh em, trách lãnh đạo không hiểu cho khó khăn của chúng tôi, một lúc điều hai chủ lực đi, vậy công việc trong tổ phải làm thế nào? Nói mãi nói mãi, tôi bỗng nhận thấy mình nói như vậy không đúng. Thế này chẳng phải tôi đang kéo bè kéo phái, trút xả bất mãn ư? Làm thế là có tội với Đức Chúa Trời. Càng nghĩ tôi càng thấy buồn và tự trách, liền vội tới trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện và phản tỉnh bản thân. Cầu nguyện xong tôi liền băn khoăn, tại sao lần nào cũng muốn điều người do tôi lãnh đạo đi, tôi đều không muốn, còn tìm đủ mọi cách để ngăn cản? Vậy bản chất thực sự đằng sau việc làm của tôi là gì?

Tôi đọc những lời của Đức Chúa Trời: “Bổn phận là nhiệm vụ được Đức Chúa Trời giao phó; chúng là những sứ mạng để mọi người hoàn thành. Tuy nhiên, một bổn phận chắc chắn không phải là việc do cá nhân chính ngươi quản lý, hay nó cũng không phải là đối trọng để ngươi nổi bật giữa đám đông. Một số người sử dụng bổn phận của mình như là cơ hội để thực hiện việc quản lý riêng của họ và kết bè kết phái; một số để thỏa mãn tham muốn của họ. … Những thái độ như vậy về bổn phận là không đúng; chúng làm Đức Chúa Trời căm ghét và phải được giải quyết khẩn cấp(“Thực hiện đầy đủ bổn phận là gì?” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Trong bối cảnh của công việc ngày nay, mọi người vẫn sẽ làm những việc tương tự như được thể hiện trong câu ‘đền thờ lớn hơn Đức Chúa Trời’. Chẳng hạn, mọi người coi việc thực hiện bổn phận là công việc của họ; họ xem việc làm chứng cho Đức Chúa Trời và chiến đấu với con rồng lớn sắc đỏ là những phong trào chính trị để bảo vệ nhân quyền, dân chủ và tự do; họ biến nhiệm vụ phát huy các kỹ năng của mình thành sự nghiệp, nhưng họ coi việc kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác chẳng là gì ngoài một phần của giáo lý tôn giáo phải tuân theo; v.v. Chẳng phải những hành vi này về cơ bản cũng giống như ‘đền thờ lớn hơn Đức Chúa Trời’ sao? Sự khác biệt là, hai ngàn năm trước, mọi người đang thực hiện việc riêng của họ trong một đền thờ vật chất, còn ngày nay, mọi người thực hiện việc riêng của họ trong các đền thờ vô hình. Những người coi trọng các quy tắc coi các quy tắc lớn hơn Đức Chúa Trời, những người yêu thích địa vị xem địa vị lớn hơn Đức Chúa Trời, những người yêu thích sự nghiệp của họ coi sự nghiệp lớn hơn Đức Chúa Trời, v.v. – tất cả sự thể hiện của họ khiến Ta phải phán rằng: ‘Con người ca ngợi Đức Chúa Trời là vĩ đại nhất qua lời nói của họ, nhưng trong mắt họ mọi thứ đều vĩ đại hơn Đức Chúa Trời’. Điều này là bởi vì ngay khi mọi người tìm thấy được cơ hội trên con đường theo Đức Chúa Trời để thể hiện tài năng của bản thân, hoặc để thực hiện việc làm ăn hoặc sự nghiệp của riêng họ, họ liền xa cách Đức Chúa Trời và lăn xả vào sự nghiệp thân yêu của họ. Đối với những gì Đức Chúa Trời đã giao phó cho họ cùng ý muốn của Ngài, những thứ đó từ lâu đã bị vứt bỏ. Vậy có gì khác biệt giữa tình trạng của những người này và những người làm việc riêng trong đền thờ hai ngàn năm trước?(Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời III, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời).

Nghiền ngẫm những lời của Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu rõ hơn một chút về thực chất việc mà mình làm. Nghĩ mà xem, mỗi lần lãnh đạo muốn điều động người trong tổ, tôi đều chống đối, ngăn cản, chủ yếu là vì tôi coi việc thực hiện bổn phận là vinh quang của bản thân mình. Tôi luôn nghĩ, những anh chị em trong tổ đều do tôi đào tạo, thì phải thực hiện bổn phận trong phạm vi mà tôi phụ trách, đóng góp công sức cho công việc của tổ, không ai được quyền tùy tiện điều động. Quan điểm suy nghĩ đó của tôi thật quá vô lý, quá hoang đường. Anh chị em trong tổ có những tố chất, sở trường ở mặt nào, đều là do Đức Chúa Trời chuẩn bị cho công việc của Ngài. Công tác của Đức Chúa Trời chỗ nào cần tới thì điều động đến chỗ đó, đấy là điều đương nhiên. Vậy mà tôi lại khống chế anh chị em trong tay mình, coi họ là công cụ phục vụ, làm việc cho mình, ai muốn điều động họ, tôi liền chống đối người đó, lại còn phán xét và kéo bè kéo cánh sau lưng. Tôi có khác gì những người Pha-ri-si chống đối Đức Chúa Jêsus kia chứ? Người Pha-ri-si coi đền thờ là phạm vi thế lực của họ, không cho phép con chiên rời khỏi đền thờ đi theo Đức Chúa Jêsus. Để bảo vệ bát cơm, địa vị của mình, dùng mọi thủ đoạn để khống chế con chiên. Còn không biết xấu hổ khi nói rằng các con chiên là của họ. Còn tôi thì sao, tôi khống chế các anh chị em trong tay mình, không để Đức Chúa Trời điều động, làm vậy chẳng phải là đang xây dựng thế lực của riêng mình để chống đối Đức Chúa Trời hay sao? Tôi đã đi theo con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ chống đối Đức Chúa Trời, đã xúc phạm đến tâm tính của Đức Chúa Trời! Nghĩ tới đây, tôi thấy rất sợ, cảm thấy chán ghét sự ích kỷ và xấu tính của mình, vì vậy tôi đã lập tức sám hối trước Đức Chúa Trời. Sau đó, tôi họp anh chị em để nói về việc điều chỉnh bổn phận, rồi lại họp với những anh chị em bị tôi giấu diếm, kể và phân tích tính chất lẫn hậu quả của những lời mình nói, để họ tự đánh giá, lúc ấy tôi mới thấy lòng thanh thản hơn.

Sau khi em Lục và anh Trần bị điều đi, em Lý của hội thánh đến tổ nhận việc. Em ấy có tố chất tốt, nắm bắt công việc nhanh, nên công việc trong tổ không bị ảnh hưởng gì. Tôi đã thực sự hiểu được rằng thực hiện bổn phận không phải là để mưu cầu cho bản thân, mà phải coi việc của Đức Chúa Trời làm trọng, thì sẽ nhận được sự chúc phúc của Ngài. Đức Chúa Trời sẽ chuẩn bị người phù hợp, sẽ bảo vệ công việc của người đó. Ba tháng sau, khi em Lâm trở về từ một cuộc họp, nói với tôi rằng công việc Phúc Âm của hội thánh gần đó rất tốt, đang cần chăm tưới. Lãnh đạo bàn với chúng tôi xem có thể để em Lý qua đó làm công việc chăm tưới không. Lúc này trong lòng tôi lại thấy có chút bất mãn, nhưng tôi cũng nhận thấy ngay sự bất ổn của mình, nghĩ đến những lần vì lợi ích địa vị cá nhân mà không màng tới lợi ích của Đức Chúa Trời, tôi lại thấy rất tự trách, hối lỗi, lại nghĩ đến những lời của Đức Chúa Trời: Tôi đã thực sự hiểu được rằng làm tròn bổn phận không phải là để mưu cầu cho bản thân, mà phải coi việc của Đức Chúa Trời làm trọng, thì sẽ nhận được sự chúc phúc của Ngài. Đức Chúa Trời sẽ chuẩn bị người phù hợp, sẽ bảo vệ công việc của người đó. Ba tháng sau, khi em Lâm trở về từ một cuộc họp, nói với tôi rằng công việc Phúc Âm của hội thánh gần đó rất tốt, đang cần chăm lo, Lãnh đạo bàn với chúng tôi xem có thể để em Lý qua đó làm công việc đó không. Lúc này trong lòng tôi lại thấy có chút bất mãn, nhưng tôi cũng nhận thấy ngay sự bất ổn của mình, nghĩ đến những lần vì lợi ích địa vị cá nhân mà không màng tới lợi ích của Đức Chúa Trời, tôi lại thấy rất tự trách, hối lỗi, lại nghĩ đến những lời của Đức Chúa Trời: “Bổn phận không phải là chuyện riêng của ngươi, và bằng việc thực hiện bổn phận, ngươi không phải là đang làm điều gì đó cho bản thân ngươi hoặc quản lý công việc cá nhân của riêng ngươi. Trong nhà Đức Chúa Trời, bất kể ngươi làm gì, ngươi không phải làm việc riêng của ngươi; đó là công việc của nhà Đức Chúa Trời, đó là công việc của Đức Chúa Trời. Ngươi phải luôn luôn ghi nhớ kiến thức này và nói: ‘Đây không phải là chuyện riêng của tôi; Tôi đang thực hiện bổn phận của mình và làm tròn trách nhiệm của mình. Tôi đang thực hiện công việc của nhà Đức Chúa Trời. Đây là một nhiệm vụ mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho tôi và tôi đang thực hiện nó cho Ngài. Đây không phải chuyện riêng tư của tôi’. Nếu ngươi nghĩ rằng đó là chuyện riêng tư của mình và ngươi thực hiện nó theo những ý định, nguyên tắc và động cơ của riêng mình, thì ngươi sẽ gặp rắc rối(“Thực hiện đầy đủ bổn phận là gì?” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời của Đức Chúa Trời khiến tôi càng thêm sáng tỏ, bổn phận là sự ủy thác của Đức Chúa Trời, không phải việc riêng của cá nhân tôi, không thể vì thỏa mãn lợi ích cá nhân mà muốn làm thế nào thì làm. Phải nghĩ đến lợi ích của Đức Chúa Trời, tìm kiếm lẽ thật, làm theo yêu cầu của Đức Chúa Trời, đó mới là thái độ và ý thức nên có đối với bổn phận của một tạo vật. Trước kia, tôi luôn nghĩ đến lợi ích của mình, làm không ít việc tổn hại lợi ích, chống đối Đức Chúa Trời. Giờ tôi phải thay đổi cách sống, tôi phải phản bội lại ham muốn ích kỷ của bản thân, thực hành lẽ thật. Nghĩ tới đây, lòng tôi như được giải phóng. Tôi nói với em Lâm: Lãnh đạo bố trí như thế là thuận lợi cho công việc của Đức Chúa Trời, chúng ta phải nhanh chóng nói chuyện điều chỉnh bổn phận với em Lý, không thể để công việc của Đức Chúa Trời bị trì hoãn.

Trong khi thực hiện bổn phận, tôi đã học được cách buông bỏ lợi ích của bản thân, nghĩ đến công việc của Đức Chúa Trời, biết mình đang đứng ở đâu, có lương tâm và lý trí đây là kết quả đạt được sau khi chịu hình phạt nhờ lời của Đức Chúa Trời.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Suy ngẫm sau khi lạc lối

Bởi Tâm Chí, Trung Quốc Một ngày tháng Tám năm 2019, lãnh đạo đã gửi thư yêu cầu tôi đón một người chị em ở ngoài thị trấn. Tôi thấy địa...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger